Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang
Cảnh ai thi cũng có giải ở Liên hoan kịch toàn quốc
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49319
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Cảnh ai thi cũng có giải ở Liên hoan kịch toàn quốc

    by music123 » Thứ 5 Tháng 1 20, 2022 5:11 pm

    Cảnh ai thi cũng có giải ở Liên hoan kịch toàn quốc


    Tâm An Thứ năm, 20/1/2022

    Giới mộ điệu chứng kiến cảnh "cơn mưa" giải thưởng tại Liên hoan kịch nói toàn quốc 2021. Hàng loạt huy chương vàng, bạc, đồng được trao cho các nghệ sĩ, vở diễn.



    Liên hoan kịch nói toàn quốc 2021 vốn được tổ chức tại TP Hải Phòng vào giữa tháng 11/2021. Song do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các sân khấu kịch miền Nam không thể góp mặt. Vì thế, Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) tổ chức thêm đợt hai dành cho các đơn vị phía Nam.

    Sau hai tuần tranh tài, đêm bế mạc Liên hoan kịch nói toàn quốc đợt hai khép lại vào tối 17/1 tại TP.HCM. Hàng loạt giải thưởng gồm huy chương vàng, bạc, đồng đã được trao cho các nghệ sĩ, tác phẩm. Ngay cả Minh Béo - người từng phạm tội ấu dâm cũng giành huy chương bạc với vai diễn không nhiều dấu ấn. Điều này khiến cho giới làm nghề, khán giả lo ngại rằng, các giải thưởng tại liên hoan giảm giá trị, chỉ mang tính chất động viên, khích lệ.

    105 huy chương được trao cho các nghệ sĩ

    40 huy chương vàng, 46 huy chương bạc và 19 huy chương đồng được trao cho các nghệ sĩ tại Liên hoan kịch nói toàn quốc (khu vực phía Nam). Ngoài ra, hội đồng nghệ thuật còn trao 6 huy chương vàng cho các vở gồm Bao giờ mẹ lấy chồng (Sân khấu Thế giới Trẻ), Câu hò đất mẹ (Công ty TNHH Phiêu Linh), Thành phố tình yêu (Nhà hát Kịch TP.HCM), Khóc giữa trời xanh (Công ty cổ phần Sử Việt), Mưa bóng mây (Công ty TNHH giải trí Hero Film), Thành Thăng Long thuở ấy (Nhà hát Thế giới Trẻ).

    Vở Nắng chiều (Sân khấu Quốc Thảo), Tình lá diêu bông (Sân khấu kịch 5B), Ngôi nhà trên thuyền (Sân khấu Hồng Vân), Bạch Hải Đường (Sân khấu Hoàng Thái Thanh), Mảnh vỡ (Sân khấu Sen Việt) là 5 tác phẩm giành huy chương bạc.

    Hình ảnh

    Hình ảnh

    Hình ảnh


    Loạt giải thưởng được trao cho các nghệ sĩ tại Liên hoan kịch nói toàn quốc đợt hai. Ảnh: Lý Võ Phú Hưng.


    8 huy chương đồng được trao cho vở Khúc nguyệt cầm (Công ty Godi), Ngã rẽ (Sân khấu Hồng Vân), Chuyện làng, Lạc giữa biển người (Hội Sân khấu TP.HCM), Blouse trắng (Sân khấu kịch Trịnh Kim Chi), Bến 13 (Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TP.HCM), Sự sống (HN Media).

    Đó là tổng thể giải thưởng được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch trao tặng cho các nghệ sĩ, vở diễn có mặt tại Liên hoan kịch nói toàn quốc đợt hai trong lễ bế mạc. Không khó để nhận thấy năm nay, số lượng huy chương vàng, bạc được trao cao vượt trội so với các kỳ liên hoan trước đó. Ngoài huy chương vàng, bạc, hội đồng nghệ thuật còn bổ sung thêm huy chương đồng.

    Hầu như nghệ sĩ nào góp mặt tại kỳ liên hoan lần này đều có giải thưởng khi ra về. Giữa “cơn mưa” huy chương vàng, bạc, đồng được trao năm nay, khán giả, giới chuyên môn đặt dấu chấm hỏi về giá trị, độ uy tín của những giải thưởng.

    Ngoài ra, những vở diễn tham gia tranh tài tại liên hoan hầu hết đều cũ, được phục dựng lại. Rất ít vở mới, có tính sáng tạo, bám sát thời sự được tái hiện trên sân khấu.

    NSND Trần Minh Ngọc - Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật - nhận xét nhiều tác phẩm hạn chế về mặt nội dung như thiếu độ chân thực về lời thoại, tình huống, thời lượng quá dài.

    Ồn ào lớn nhất xảy đến sau kỳ Liên hoan kịch nói năm nay là sự việc Minh Béo - người từng phạm tội ấu dâm vào năm 2016 - xuất hiện trở lại trên sân khấu và góp mặt vào vai chính của vở Thi thể thứ tư. Vai diễn Khánh không tạo được dấu ấn, vở diễn được đánh giá ở mức trung bình.

    Thế nhưng, cuối cùng, Minh Béo nhận huy chương bạc chung cuộc. Hình ảnh một tội phạm ấu dâm từng được khuyến cáo không tham gia hoạt động nghệ thuật, nở nụ cười tươi, đứng trên bục lãnh thưởng khiến cho nhiều khán giả phẫn nộ.

    Giải thưởng mang tính chất động viên, khích lệ

    Hình ảnh

    Hoài Linh giành huy chương vàng sau khi trở lại với sân khấu. Ảnh: Lý Võ Phú Hưng.


    Theo Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM, 90% các sân khấu ở TP.HCM là xã hội hóa. Để tham gia liên hoan, các nghệ sĩ phải tự bỏ tiền túi, tập luyện, chuẩn bị mọi thứ trong điều kiện khó khăn để tham gia.

    Lý giải việc nhiều tác phẩm tham gia tại Liên hoan kịch lần này chủ yếu là vở cũ, ông Trần Ngọc Giàu cho biết do thời gian cập rập, các sân khấu khu vực phía Nam chỉ có vài tuần chuẩn bị để tranh tài. Ngoài ra, do điều kiện tài chính hạn hẹp nên các nghệ sĩ không thể chuẩn bị những thứ tốt hơn.

    "Chúng ta phải chấp nhận tình hình thực tế. Các vở diễn không chỉ mang để đi thi mà còn để biểu diễn, bán vé. Mỗi tác phẩm là thế mạnh của các sân khấu kịch", Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM nói.


    Sự cào bằng giải thưởng tại là vấn đề muôn thuở tại các kỳ Liên hoan kịch nói. Từ góc nhìn chuyên môn, ông Trần Ngọc Giàu - Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM - nói với Zing ý nghĩa lớn nhất của Liên hoan kịch nói toàn quốc đợt hai là tạo ra khí thế, tiền để để vực dậy tinh thần của anh chị em nghệ sĩ sau thời gian dài sân khấu đóng cửa vì dịch bệnh.

    Các vở diễn tham dự Liên hoan kịch nói lần này như sự khởi động để chuẩn bị cho sự trở lại vào dịp Tết Nguyên đán 2022.

    "Tôi không theo dõi hết toàn bộ vở diễn tham dự tại Liên hoan kịch nói năm nay ở TP.HCM. Tuy nhiên, chúng ta không nên nhìn vào con số giải thưởng được trao mà đánh giá chất lượng chung. Các giải thưởng là sự động viên, khích lệ tinh thần nghệ sĩ sau chặng đường dài khó khăn", ông Trần Ngọc Giàu cho biết.
    Hình ảnh
Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot], music123 và 126 khách