Vụ chuyến bay ‘giải cứu’: Bắt tổng lãnh sự VN ở Nhật Bản
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49860
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Vụ chuyến bay ‘giải cứu’: Bắt tổng lãnh sự VN ở Nhật Bản

    by music123 » Thứ 3 Tháng 2 01, 2022 2:55 pm

    Bê bối ‘chuyến bay giải cứu’: 4 quan chức Bộ Ngoại giao bị bắt, dân ‘hả hê’

    1/31/22

    Hình ảnh


    Bốn quan chức Bộ Ngoại giao VN bị bắt về tội nhận hối lộ liên quan đến "chuyến bay giải cứu", 27/1/2022.

    Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính hôm 31/1 (tức 29 Tết) biểu dương lực lượng công an về việc “phát hiện, khởi tố, điều tra” vụ án trong đó 4 quan chức Bộ Ngoại giao bị cáo buộc “nhận hối lộ” liên quan đến các chuyến bay đưa người Việt về nước trong đại dịch, thường được gọi là “chuyến bay giải cứu”.

    Trên mạng xã hội, nhiều người dân lên án các quan chức lợi dụng dịch bệnh để “móc túi”, “hút máu” dân, đồng thời bày tỏ rằng họ thấy “hả hê” khi các quan chức bị bắt.

    Trang Facebook chính thức của chính phủ Việt Nam hôm 31/1 viết rằng bên cạnh lời biểu dương công an, Thủ tướng Chính cũng yêu cầu “khẩn trương điều tra để đưa ra xét xử vụ án này bảo đảm nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật”.

    Những phát biểu kể trên do thủ tướng Việt Nam đưa ra khi ông thăm, chúc Tết công an Hà Nội, theo trang Thông tin Chính phủ.

    Trước đó, vụ bê bối nhận hối lộ liên quan đến “chuyến bay giải cứu” được khui ra hôm 27/1 khi cổng thông tin của chính phủ và báo chí nhà nước Việt Nam loan tin Bộ Ngoại giao đình chỉ công tác 4 cán bộ và Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam 4 người đó.

    Họ gồm nữ Cục trưởng Cục Lãnh sự của Bộ Ngoại giao, Nguyễn Thị Hương Lan, 48 tuổi; ngoài ra là một cục phó, một chánh văn phòng và một phó phòng của cục này.

    Bốn người này bị nhà chức trách cáo buộc “nhận hối lộ” và trục lợi cá nhân trong quá trình xét duyệt cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước.

    Các bài tường thuật dẫn lời Bộ Ngoại giao nói rằng bộ và các nhà chức trách liên quan đang xử lý vụ bê bối này “với tinh thần vi phạm đến đâu sẽ đâu xử lý đến đó, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không bao che, không dung túng, bất kể người đó là ai”.

    Kể từ khi tình hình đại dịch COVID-19 trở nên căng thẳng ở Việt Nam và trên thế giới, dẫn đến các nước đóng cửa biên giới với nhau từ đầu năm 2020, VOA đã nhiều lần đưa tin về tình trạng các công dân Việt Nam phải bỏ ra chi phí cao gấp 5 đến 8 lần so với trước đại dịch để có thể bay về nước trên các chuyến bay do nhà nước Việt Nam đứng sau.

    Một số nhân chứng hiện chưa sẵn sàng công bố đầy đủ danh tính - gồm chị Nguyễn H. cư trú ở bang Virginia, anh Nguyễn M. và chị Trần L. ở bang Maryland, chị Trần H. ở bang California, và hai cháu du học sinh ở Hà Nội - mới đây xác nhận với VOA họ phải “cầu cạnh”, “xin xỏ” và bỏ ra số tiền từ 82 triệu đồng đến gần 120 triệu đồng mới có thể bay từ Mỹ về Việt Nam hồi cuối năm 2020 và trong năm 2021.

    Theo thống kê được Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố hồi tháng 12/2021, bộ này và các cơ quan liên quan đã thực hiện “800 chuyến bay, đưa gần 200.000 công dân Việt Nam từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước”.

    Sau khi tin tức về 4 quan chức Cục Lãnh sự bị bắt được loan ra, theo quan sát của VOA, trên mạng xã hội nhiều người đưa ra ước tính rằng nếu mỗi công dân phải hối lộ cho các quan chức dàn xếp các chuyên bay ít nhất 1.000 đô la, tổng số tiền hối lộ lên đến 200 triệu đô la.

    Số tiền này tương đương với khoảng 4 nghìn 600 tỷ đồng, gấp khoảng 6 lần số tiền hối lộ được chia chác trong vụ bê bối thổi giá các bộ xét nghiệm COVID-19 của công ty Việt Á, một vụ việc cũng gây chấn động và căm phẫn trong dư luận Việt Nam về tình trạng có những kẻ lợi dụng dịch bệnh để trục lợi từ người dân khốn khó.

    Các nhân chứng về việc phải trả tiền với mức “trên trời” để có thể bay từ Mỹ về Việt Nam nói với VOA rằng họ đã phải “xin xỏ rất nhục nhã” qua các mối quan hệ cả ở cơ quan đại diện ngoại giao ở Mỹ lẫn qua một số cơ quan ở Việt Nam, và mỗi khi nghĩ lại họ vẫn “giận sôi người”, “tức phát điên”.

    “Núp bóng hoạt động nhân đạo để trục lợi từ đại dịch là việc làm rất khốn nạn”, anh Nguyễn M. ở Maryland nói với VOA.

    Vẫn các nhân chứng nói họ thấy “hả hê”, “hả dạ” khi đọc tin 4 quan chức Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam, bị bắt và bị điều tra.

    Đây cũng là lời bình luận được hàng nghìn người đưa ra trên mạng xã hội về vụ bê bối này, theo quan sát của VOA.

    Bài đăng về vụ này của các Facebooker có nhiều ảnh hưởng trên mạng xã hội như Phương Ngô, Lê Hoài Anh, Đào Tuấn… nhận được hàng nghìn ý kiến và được hàng trăm người lan truyền tiếp qua chức năng “share”.

    Đa số các ý kiến đều lên án những quan chức liên quan đến “chuyến bay giải cứu” là những kẻ “táng tận lương tâm”, “hút máu đồng bào không biết tanh”, hay “là loài ký sinh trùng đáng ghê tởm hơn cả COVID”, “tham lam”, “độc ác”.

    Trong số hàng nghìn người tham gia bình luận về vụ việc, không ít người đưa ra bằng chứng họ phải trả tiền cao gấp nhiều lần bình thường để được lọt và “chuyến bay giải cứu” đi từ châu Âu, Nhật… để về Việt Nam trong gần 2 năm qua.

    Các nhân chứng và dư luận đưa ra đề nghị rằng nhà chức trách Việt Nam cần xử án nặng đối với các quan chức bị xác định phạm tội ăn hối lộ, đồng thời phải mở rộng điều tra để đưa những kẻ phạm tội khác ra trước pháp luật, vì dư luận cho rằng 4 quan chức vừa bị bắt không phải là những kẻ duy nhất gây ra vụ bê bối vừa bị phanh phui.

    VOA cố gắng liên lạc với một số cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam để nghe ý kiến phản hồi từ phía họ, nhưng không kết nối được.

    VOA
    Sửa lần cuối bởi 5 vào ngày music123 với 0 lần sửa trong tổng số.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49860
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Bê bối ‘chuyến bay giải cứu’: 4 quan chức Bộ Ngoại giao bị bắt

    by music123 » Thứ 3 Tháng 2 01, 2022 2:58 pm

    Bộ Ngoại giao thông tin vụ 4 cán bộ Cục Lãnh sự bị điều tra nhận hối lộ

    LĐO | 29/01/2022

    Hình ảnh

    Bộ Ngoại giao lên tiếng việc cục trưởng Lãnh sự Bộ Ngoại giao và các cán bộ khác bị điều tra nhận hối lộ. Ảnh chụp màn hình

    Bộ Ngoại giao Việt Nam xác định vụ việc liên quan đến 4 cán bộ Cục Lãnh sự bị điều tra nhận hối lộ với tinh thần "vi phạm đến đâu sẽ xử lý đến đó, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không bao che, không dung túng, bất kể người đó là ai".






    Bộ Ngoại giao Việt Nam ra quyết định đình chỉ công tác 4 cán bộ Cục Lãnh sự vừa bị bắt tạm giam, theo thông báo đăng tải trên website Bộ Ngoại giao ngày 29.1.

    "Ngày 27.1.2022, Bộ Ngoại giao đã ra quyết định đình chỉ công tác đối với 4 cán bộ Cục Lãnh sự để phục vụ công tác điều tra. Cùng ngày, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 4 cá nhân nêu trên về tội “Nhận hối lộ” theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự" - thông báo của Bộ Ngoại giao nêu rõ.

    Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh: "Xác định đây là hành vi trục lợi cá nhân, với tinh thần vi phạm đến đâu sẽ xử lý đến đó, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không bao che, không dung túng, bất kể người đó là ai, Bộ Ngoại giao sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để làm rõ toàn bộ vụ việc, xử lý đúng người, đúng hành vi vi phạm và theo đúng các quy định của pháp luật".

    Trước đó, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an thông báo ngày 28.1 về việc khởi tố vụ án "Nhận hối lộ" xảy ra tại Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao; khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét đối với 4 bị can.

    Cụ thể, ngày 27.1, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án "Nhận hối hộ" để xét duyệt cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước nhằm trục lợi cá nhân xảy ra tại Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao; ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam cùng về tội "Nhận hối lộ" theo quy định tại Điều 354 Bộ Luật Hình sự và lệnh khám xét đối với:

    1. Nguyễn Thị Hương Lan, sinh năm 1974, tại: Hà Nội; nghề nghiệp: Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao;

    2. Đỗ Hoàng Tùng, sinh năm 1980, tại: Hà Nội; nghề nghiệp: Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao;

    3. Lê Tuấn Anh, sinh năm 1982, tại: Hưng Yên; nghề nghiệp: Chánh Văn phòng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.

    4. Lưu Tuấn Dũng, sinh năm 1987, tại: Hà Nội; nghề nghiệp: Phó phòng Bảo hộ công dân Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.


    Sau khi được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã thực hiện tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với 4 bị can theo lý lịch và tội danh đã viện dẫn nêu trên.

    Hiện vụ án đang được tiếp tục điều tra mở rộng để xử lý nghiêm trước pháp luật, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an thông tin.

    THANH HÀ
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49860
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Bê bối ‘chuyến bay giải cứu’: 4 quan chức Bộ Ngoại giao bị bắt

    by music123 » Thứ 3 Tháng 2 01, 2022 3:02 pm

    Chuyến bay đưa người Việt Nam về nước thời gian qua đã được thực hiện thế nào?

    1/29/22

    Ngày 27-1, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án "Nhận hối lộ" để xét duyệt cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước nhằm trục lợi cá nhân xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.

    Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam, khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với 4 bị can để điều tra cùng về tội "Nhận hối lộ": Cục trưởng Cục Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan; Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Đỗ Hoàng Tùng; Chánh Văn phòng Cục Lãnh sự Lê Tuấn Anh; Phó Phòng Bảo hộ công dân (Cục Lãnh sự) Lưu Tuấn Dũng.

    Hiện vụ án đang được tiếp tục điều tra mở rộng.


    Hình ảnh

    Một chuyến bay đưa người Việt về nước do hàng không Việt Nam thực hiện

    Chủ trương đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài có nhu cầu, có hoàn cảnh khó khăn về nước là một chủ trương đúng đắn, nhân đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam.

    Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, trong suốt 2 năm qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và Bộ Ngoại giao đã phối hợp cùng các hãng hàng không trong nước và nước ngoài thực hiện 800 chuyến bay đưa gần 200.000 công dân từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước.

    Năm 2021, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan tổ chức gần 600 chuyến bay đưa hơn 130.000 công dân từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước, cách ly tại các cơ sở quân đội hoặc tại cơ sở dân sự của các địa phương.

    Để tránh tình trạng công dân bị lừa đảo, lợi dụng, chiếm đoạt tài sản… Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài khuyến cáo công dân không liên hệ với các cá nhân, tổ chức, các trang thông tin không rõ danh tính, không chính thống; không làm việc qua bất cứ hình thức môi giới, trung gian nào.

    Hình ảnh

    Một chuyến bay đưa người Việt về nước do hàng không Việt Nam thực hiện

    Thời gian gần đây, nhiều người phản ánh rằng các chuyến bay về nước có chi phí rất cao và thủ tục giấy tờ phức tạp, đặt vấn đề có hay không sự trục lợi trên các chuyến bay giải cứu.



    Bộ Ngoại giao khẳng định quan điểm tất cả các hành vi trục lợi, tiêu cực, làm thay đổi tính chất nhân đạo của các chuyến bay phải bị lên án và trừng trị nghiêm khắc theo đúng quy định của pháp luật.

    Thông tin từ Bộ Giao thông vận tải cho biết từ cuối tháng 3-2020 đến cuối năm 2021, do tác động của dịch Covid-19 và nhằm kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh Việt Nam đảm bảo an toàn phòng chống dịch, toàn bộ các chuyến bay quốc tế đi/đến Việt Nam đều được cấp phép bay theo hình thức chiều từ Việt Nam đi được phép chở khách và hàng hóa, chiều vào Việt Nam chỉ được chở hàng và việc chở khách phải được cấp có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận.

    Hành khách là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài nhập cảnh trên các chuyến bay quốc tế đều phải có văn bản đồng ý của các cấp có thẩm quyền và phải thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch Covid-19.


    Hình ảnh

    Trong giai đoạn từ tháng 4-2020 đến tháng 9-2021, đã có hơn 274.200 người nhập cảnh qua đường hàng không. Các hãng hàng không Việt Nam đã tổ chức hơn 400 chuyến bay "giải cứu" vận chuyển hơn 110.000 công dân về nước cách ly tại các cơ sở quân đội và gần 150 chuyến bay theo hình thức công dân tự chi trả toàn bộ chi phí cách ly (combo) tại khách sạn, xe đón, xét nghiệm... với hơn 30.000 công dân.

    Theo Bộ GTVT, các điều kiện như trên không đủ để các hãng hàng không Việt Nam khôi phục lại hoạt động chở khách quốc tế thường lệ và không đủ cạnh tranh với chính sách của các nước khác trong khu vực như Thái Lan, Singapore. Tuy nhiên, do diễn biến dịch Covid-19 phức tạp, kế hoạch mở lại các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách đến Việt Nam bắt đầu từ tháng 7-2020 cho đến cuối 2021 vẫn chưa thành hiện thực.

    Tại tọa đàm "Mở cửa du lịch phục hồi kinh tế" tổ chức tháng 12-2021, các chuyên gia cho rằng cần sớm mở lại các đường bay thương mại thường lệ quốc tế, càng sớm càng tốt. TS Lương Hoài Nam, chuyên gia về du lịch và hàng không, nêu vấn đề có đơn vị nhân danh chống dịch mà trục lợi trên nỗi khốn khó của đồng bào. Ông Nam dẫn chứng trường hợp người bạn vừa về từ Mỹ với giá 170 triệu, trước đó lên đến 240 triệu đồng. Trong khi thời điểm tháng 3, 4-2020, chuyến bay Vietnam Airlines giải cứu từ châu Âu về chỉ mất 1.200 USD; từ Mỹ, Canada là 1.600 USD và sau đó đưa về cách ly tại các cơ sở quân đội.

    Thậm chí, trên nhiều diễn đàn, bà con Việt Kiều chia sẻ kinh nghiệm về nước bằng cách "lách" sang Campuchia. Hành khách bay từ châu Âu về Phnom Penh chỉ với giá 630 Euro, đi ôtô mất 100 Euro lên cửa khẩu Mộc Bài, trình hộ chiếu Việt Nam ra chắc chắn sẽ được vào Việt Nam và sau đó, cách ly 1 tuần ở Tây Ninh.

    Diệp Châu
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49860
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Bê bối ‘chuyến bay giải cứu’: 4 quan chức Bộ Ngoại giao bị bắt

    by music123 » Thứ 3 Tháng 2 01, 2022 3:05 pm

    Vụ 4 quan chức Cục Lãnh sự bị bắt giữ: Sao nỡ “móc túi” người hoạn nạn!

    1/29/22

    Một “combo” từ Mỹ về Việt Nam có giá 150 triệu đồng, thậm chí... 240 triệu. Tại sao lại là 150 triệu, tại sao lại là 240 triệu? Vụ bắt giữ 4 quan chức cao cấp Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao tối qua có vẻ là một câu trả lời.



    Con số 150 triệu, 240 triệu đồng được Tiến sĩ Lương Hoài Nam, thành viên Tổ tư vấn Du lịch của Thủ tướng chia sẻ lại Toạ đàm “mở cửa du lịch, phục hồi kinh tế” tháng 12.2021.

    Để so sánh, TS Nam mở ngoặc rằng chi phí các chuyến bay giải cứu từ Mỹ và từ Canada về Việt Nam tháng 3 và 4.2020 chỉ là 1.600 USD (tức là chưa đến 40 triệu đồng).

    Từ 40 triệu đồng tới “ít nhất” 80 triệu để được “giải cứu” là gấp đôi. So với 150 triệu gấp gần 4 lần. Và nếu so với chi phí 240 triệu để được về quê hương thì nó gấp đến 6 lần.

    Gấp đến 6 lần. Và không hiểu vì sao lại đắt đỏ đến phi lý, đến mức “chặt chém”, bóp hầu bóp họng dân đến thế.

    Trong Toạ đàm có mặt cả các hãng bay giải cứu, cả đại diện Bộ Ngoại giao hôm đó, ông Nam hàm ý: “Khi chúng ta so sánh sự chênh lệch với giá bay giải cứu của Vietnam Airlines thì thừa hiểu câu chuyện...

    “Câu chuyện”, và hai chữ “chặt chém” ấy hôm qua đã phần nào có câu trả lời khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án, bắt tạm giam 4 lãnh đạo Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao. Hành vi của họ là “Nhận hối lộ” trong việc duyệt cấp phép cho các công ty tổ chức các chuyến bay đưa công dân về nước. Và trong hoàn cảnh dịch bệnh khiến vô số công dân Việt Nam bị kẹt tại nước ngoài trong hoàn cảnh không bảo hiểm y tế, không việc làm, không thu nhập.

    Tại cuộc họp báo Bộ Ngoại giao ngày 20.1, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: ...Với phương châm lấy người dân làm trung tâm, không ai bị bỏ lại phía sau... đã có 800 chuyến bay, đưa gần 200.000 công dân về nước.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng khẳng định: “Tất các hành vi trục lợi, tiêu cực, làm thay đổi tính chất nhân đạo của các chuyến bay đưa công dân về nước phải bị lên án, trừng trị nghiêm khắc theo đúng quy định của pháp luật”.

    Bộ Ngoại giao sáng nay cho biết từ ngày 27.1 đã đình chỉ công tác của 4 quan chức Cục Lãnh sự để phục vụ công tác điều tra. Bộ cũng khẳng định tinh thần là “vi phạm đến đâu xử lý đến đó, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không bao che, dung túng, bất kể người đó là ai”.

    Có người nhận hối lộ, chắc chắn rồi, không thể thiếu người đưa, thậm chí, như TS Lương Hoài Nam từng nhắc đến mấy chữ “đường dây chặt chém”. Và cũng chắc luôn là không chỉ có những “con sâu” ở Bộ Ngoại giao.

    ANH ĐÀO
    Hình ảnh

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 110 khách