Cập nhật Chiến sự Ukraine:Các diễn biến mới nhất
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49818
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Cập nhật Chiến sự Ukraine:Các diễn biến mới nhất

    by music123 » Thứ 6 Tháng 8 12, 2022 8:06 pm

    Ukraine: Vụ nổ ở Crimea giáng đòn mạnh vào hải quân Nga


    12 tháng 8 2022
    George Wright

    BBC News


    Vụ nổ ở một sân bay ở Crimea do Nga vận hành trong tuần này đã “làm suy yếu đáng kể” hạm đội Biển Đen của hải quân nước này, theo thông tin của Bộ Quốc phòng Anh.

    Căn cứ Saky ở phía tây bán đảo Crimea do Nga cai trị đã bị rung chuyển bởi một loạt vụ nổ hôm thứ Ba, khiến một người thiệt mạng

    Bộ Quốc phòng Anh cho biết trong cập nhật tình báo hàng ngày, các vụ nổ làm phía Nga mất tám máy bay chiến đấu.

    Ukraine chưa nhận trách nhiệm nhưng hình ảnh vệ tinh cho thấy khả năng đây là một cuộc tấn công có chủ đích.

    Thông cáo củ Bộ Quốc phòng Anh cho hay, nguyên nhân các vụ nổ vẫn chưa rõ ràng, nhưng ít nhất năm máy bay ném bom và ba máy bay phản lực đa năng đã “gần như chắc chắn bị phá hủy hoặc hư hại trầm trọng”.

    Chuyện mất tám máy bay chiến đấu sẽ chỉ tạo ra sụt giảm nhỏ cho toàn đội máy bay của Moscow nói chung, nhưng sẽ là bước thụt lùi đáng kể cho hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga.

    “Năng lực hàng không hải quân của hạm đội đã suy giảm đáng kể”, Bộ Quốc phòng Anh nói thêm.

    Các máy bay đóng ở căn cứ Saky được dùng để giao chiến với máy bay chiến đấu của Ukraine ở miền nam Ukraine và có lẽ dùng để đánh thêm về phía đông..

    Một số máy bay ném bom bay từ căn cứ tới Mariupol, thành phố cảng bị pháo kích Nga phá hủy phần lớn, trước khi rơi vào tay Moscow vào tháng Năm.

    Nga phủ nhận chuyện máy bay thiệt hại trong vụ nổ, nhưng hình ảnh vệ tinh cho thấy ngược lại.

    Hình ảnh

    Căn cứ Saky ngày 9/8, trước vụ nổ

    Hình ảnh

    Căn cứ không quân Saky ngày 10/8, sau vụ nổ; có thể thấy một số máy bay thiệt hại

    Đây là đòn giáng mạnh thứ hai với hạm đội Biển Đen của Nga. Trong tháng Tư, tàu tuần dương Moskva mang tên lửa bị chìm sau “hư hại nghiêm trọng”.

    Ukraine nói họ đánh tàu Moskva bằng tên lửa Neptune, trong khi Moscow nói đạn dược trên tàu phát nổ do cháy không rõ nguyên nhân.

    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã yêu cầu các quan chức ngừng nói chuyện với báo chí về chiến lược quân sự của Ukraine sau các vụ nổ ở Crimea.

    Hai tờ New York Times và Washington Post dẫn lời các quan chức giấu tên rằng các lực lượng Ukraine đứng phía sau các vụ nổ, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng nước này nói lỗi có thể do binh sĩ Nga bất cẩn.

    “Chiến tranh không phải là lúc tuyên bố viển vông. Mọi người tiết lộ càng ít về kế hoạch phòng thủ của chúng ta, sẽ càng tốt để thực hiện các kế hoạch đó”, ông Zelensky nói trong bài phát biểu buổi tối.

    Bất kỳ cuộc tấn công nào của Ukraine ở Crimea đều sẽ được xem là leo thang chiến tranh. Tháng trước cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đe dọa về “Ngày Phán xét” nếu Ukraine nhắm vào Crimea.

    Ngoài Crimea, ông Zelensky cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động ngay lập tức để “đuổi” quân đội Nga khỏi nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia đang bị chiếm đóng, vốn là nhà máy lớn nhất ở Châu Âu.

    “Chỉ khi Nga hoàn toàn rút lui mới bảo đảm an toàn hạt nhân cho toàn bộ Châu Âu”, ông nói thêm, lên án Nga “tống tiền hạt nhân”.

    Các nhân viên ở nhà máy bị chiếm đóng mô tả với BBC quá trình bị giam giữ dưới họng súng khi quân đội Nga biến nó thành căn cứ quân sự.

    Trong một diễn biến khác, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết chuyến tàu chở lúa mì đầu tiên rời Ukraine từ khi Nga xâm lược đã lên đường tới Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là một trong hai con tàu rời cảng Biển Đen của Ukraine hôm thứ Sáu.

    Tổng cộng 14 tàu đã đi qua vòng phong tỏa của hải quân Nga, theo thỏa thuận với Moscow do LHQ làm trung gian.


    Hình ảnh
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49818
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Cập nhật Chiến sự Ukraine:Các diễn biến mới nhất

    by music123 » Thứ 6 Tháng 8 12, 2022 8:14 pm

    Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia bị pháo kích: LHQ cảnh báo khả năng thảm họa

    12 tháng 8 2022

    Hình ảnh

    Nga chiếm nhà máy hạt nhân của Ukraine vào tháng 3/2022, nhưng giữ các nhân viên nhà máy cho tới nay

    Nhiều vụ pháo kích vào nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia của Ukraine đã được báo cáo, trong đó Ukraine và Nga một lần nữa đổ lỗi cho nhau về vụ tấn công.

    Mỗi bên cho biết đã có 10 vụ tấn công vào văn phòng và trạm cứu hỏa của nhà máy điện lớn nhất châu Âu hôm thứ Năm.

    Tại một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để thảo luận về tình hình, người đứng đầu cơ quan giám sát hạt nhân của tổ chức này, Rafael Grossi, cảnh báo đây là một "giờ nghiêm trọng".

    Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres cũng cho biết nó có thể "dẫn đến thảm họa".

    Trung Quốc và Mỹ đều kêu gọi cho phép các chuyên gia Liên Hiệp Quốc khẩn cấp đến nhà máy, nhưng những yêu cầu tương tự trong quá khứ cho đến nay vẫn chưa được thực hiện.

    Trước đó, Mỹ cũng kêu gọi thiết lập khu phi quân sự xung quanh nhà máy: "Giao chiến gần nhà máy hạt nhân là nguy hiểm và vô trách nhiệm," người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ nói.

    Tuy nhiên, đại diện Nga tại Liên Hiệp Quốc nói rằng việc phi quân sự hóa không phải là một lựa chọn, cho rằng việc sẽ khiến nhà máy dễ bị tổn thương hơn trước các "hành động khiêu khích" và "tấn công khủng bố".

    Cơ sở và khu vực xung quanh nhà máy hạt nhân này ở miền trung-đông Ukraine đã bị pháo kích vào tuần trước. Nga và Ukraine cũng cáo buộc lẫn nhau về cuộc tấn công này.

    Ukraine nói rằng Nga đã biến địa điểm này thành một căn cứ quân sự, từ đó phát động các cuộc tấn công khi biết rằng quân đội Ukraine khó có thể chống trả.

    Matxcơva phủ nhận cáo buộc.

    Trong một tuyên bố hôm thứ Năm, cơ quan hạt nhân của Ukraine, Enerhoatom, nói rằng "những kẻ xâm lược Nga lại nã pháo vào nhà máy Zaporizhzhia và các vùng lãnh thổ gần cơ sở hạt nhân này".

    Cơ quan này cho biết một văn phòng hành chính gần khu vực hàn đã bị trúng pháo và một số cảm biến bức xạ bị hư hỏng. Có một đám cháy nhỏ trên một số bãi cỏ gần đó, nhưng không có thương vong.

    Enerhoatom nói thêm rằng trạm cứu hỏa nằm gần nhà máy cũng đã bị tấn công.

    Hình ảnh

    Các thành viên của quân đội Ukraine bắn một quả đạn từ lựu pháo FH-70 tại chiến tuyến, khi cuộc tấn công của Nga vào Ukraine tiếp tục ở Vùng Donbas, Ukraine ngày 18 tháng 7 năm 2022

    Vì bị pháo kích, không thể đổi ca trực nên các nhân viên phải làm tăng ca.

    Nhưng tình hình hiện đã được kiểm soát, Enerhoatom nói.


    Zaporizhzhia: Cuộc khủng hoảng diễn ra như thế nào



    Tháng 3/2022: Ngay sau khi bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine, quân đội Nga đã chiếm nhà máy. Ban quản lý của nhà máy được cho biết rằng khu này hiện thuộc về công ty điện hạt nhân nhà nước Nga Rosatom. Nhân viên người Ukraine tiếp tục vận hành nhà máy dưới sự kiểm soát của Nga


    Tháng 7: Quân đội Nga được cho là đã triển khai các bệ phóng tên lửa trong khu phức hợp nhà máy, biến nó thành một căn cứ quân sự

    Ngày 3/8: Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế cho biết nhà máy "hoàn toàn mất kiểm soát" và cần được kiểm tra và sửa chữa

    Ngày 5/8: Cơ quan hạt nhân của Ukraine, Enerhoatom, cho biết hai đợt bắn tên lửa của Nga đã khiến các nhà điều hành phải ngắt kết nối một lò phản ứng khỏi lưới điện

    Ngày 8/8: Ukraine cho biết các cuộc pháo kích mới của Nga đã làm hỏng ba cảm biến bức xạ và làm một công nhân bị thương. Chính quyền địa phương do Nga hậu thuẫn cho biết lực lượng Ukraine tấn công địa điểm này bằng nhiều vụ phóng tên lửa

    Ngày 10/8: Ngoại trưởng các nước G7 tuyên bố Nga phải giao lại quyền kiểm soát nhà máy cho Ukraine ngay lập tức

    Ngày 11/8: Nhiều vụ pháo kích vào nhà máy được báo cáo, Ukraine và Nga lại đổ lỗi cho nhau

    Hình ảnh


    Hình ảnh Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia trong cuộc xung đột Ukraine-Nga bên ngoài thành phố Enerhodar do Nga kiểm soát ở vùng Zaporizhzhia, Ukraine ngày 4 tháng 8 năm 2022


    Các quan chức do Nga cài cắm cáo buộc Ukraine thực hiện vụ pháo kích.

    Họ nói rằng các lực lượng Ukraine đang sử dụng các hệ thống tên lửa phóng nhiều lần và pháo hạng nặng. Các tuyên bố của mỗi bên chưa được xác minh độc lập.

    Phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ở thành phố New York hôm thứ Năm, ông Grossi một lần nữa kêu gọi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) được phép kiểm tra nhà máy.


    Ông nói: "Đây là một giờ nghiêm trọng, một giờ nghiêm trọng và IAEA phải được phép tới Zaporizhzhia càng sớm càng tốt.

    Trong khi đó, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Guterres trước đó cảnh báo: "Cần có thỏa thuận khẩn cấp ở cấp độ kỹ thuật về khu phi quân sự hóa nhằm đảm bảo an toàn cho khu vực này".

    Trong bài phát biểu hàng đêm, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cảnh báo rằng "chỉ khi người Nga rút hoàn toàn khỏi Zaporizhzhia mới đảm bảo khôi phục an toàn hạt nhân cho toàn châu Âu".

    Nhà máy Zaporizhzhia nằm ở thành phố Enerhodar, phía đông nam Ukraine dọc theo tả ngạn sông Dnepr (Dnipro trong tiếng Ukraine).

    Nhà máy bao gồm sáu lò phản ứng nước điều áp và lưu trữ chất thải phóng xạ.

    Sau khi chiếm giữ khu phức hợp nhà máy, Nga đã giữ các nhân viên Ukraine.

    Cho đến nay, các quan chức cơ quan giám sát hạt nhân của LHQ vẫn chưa thể kiểm tra nhà máy này.

    BBC
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49818
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Cập nhật Chiến sự Ukraine:Các diễn biến mới nhất

    by music123 » Thứ 6 Tháng 8 12, 2022 8:19 pm

    Ukraine, Nga đổ lỗi cho nhau về rủi ro thảm họa hạt nhân

    8/13/22

    Hình ảnh

    Một quân nhân Nga tuần tra lãnh thổ của Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở Energodar, hôm 1/5/2022. (Ảnh: Andrey Borodulin/AFP/Getty Images)

    Nga và Ukraine ngày 12/8 tố cáo lẫn nhau về vụ dội pháo vào nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở Châu Âu trong khi lãnh đạo Liên Hợp Quốc đề nghị thiết lập một vùng phi quân sự tại địa điểm này giữa những quan ngại về một thảm hoạ hạt nhân.

    Các quốc gia phương Tây đã kêu gọi Moscow rút quân khỏi nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. Liên Hợp Quốc hôm thứ Năm (11/8) đã kêu gọi công bố nhà máy này là một khu phi quân sự. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu nào về việc Nga đồng ý chuyển quân ra khỏi cơ sở mà họ chiếm giữ hồi tháng Ba.


    Nhà máy chiếm ưu thế ở bờ nam của một hồ chứa rộng lớn trên sông Dnipro cắt ngang miền nam Ukraine. Các lực lượng Ukraine đang kiểm soát các thị trấn và thành phố ở bờ đối diện đã phải hứng chịu sự bắn phá của phe do Nga nắm giữ.

    Ba người bị thương trong cuộc pháo kích đêm qua vào một trong những thị trấn ở đó là Marhanets, ông Valentyn Reznichenko, thống đốc vùng Dnipropetrovsk, cho biết trong một chuỗi các báo cáo tương tự.

    Trong nhiều tuần, Kyiv đã tuyên bố rằng họ đang lên kế hoạch phản công để chiếm lại Zaporizhzhia và các tỉnh Kherson lân cận, phần lãnh thổ lớn nhất mà Nga chiếm giữ sau cuộc xâm lược ngày 24/2 vẫn nằm trong tay Nga.

    Cơ quan quản lý hạt nhân Ukraine Energoatom vẫn đang điều hành nhà máy Zaporizhzhia dưới sự kiểm soát của Nga. Theo Energoatom, nhà máy đã bị pháo kích 5 lần trong ngày 11/8, trong đó có một cuộc tấn công gần nơi chứa vật liệu phóng xạ.

    Cả hai bên đều đổ lỗi cho nhau về các vụ nổ và Reuters không thể xác minh độc lập các tuyên bố này.

    Nga nói rằng Ukraine đang liều lĩnh bắn vào nhà máy. Kyiv cho biết quân đội Nga đã chủ động tấn công và sử dụng nhà máy này như một lá chắn trong khi Moscow liên tục bắn phá các thị trấn và thành phố do Ukraine quản lý.

    Hình ảnh

    Đại diện thường trực của Liên bang Nga tại Liên hợp quốc Vasily Nebenzya tham dự cuộc họp của Hội đồng Bảo an tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, hôm 11/8/2022. (Ảnh: Ed Jones/AFP/Getty Images)


    Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nơi Nga giữ quyền phủ quyết, đã họp vào hôm 11/8 để bàn về tình hình chiến sự. Tổng thư ký Antonio Guterres kêu gọi cả hai bên ngừng mọi giao tranh gần nhà máy.

    “Cơ sở này không thể bị dùng làm một phần trong chiến dịch quân sự. Thay vào đó cấp bách cần một thoả thuận ở mức độ kỹ thuật trong một chu vi phi quận sự hoá an toàn để đảm bảo an toàn cho khu vực", ông Guterres nói.

    Nga chiếm Zaporizhzhia hồi tháng Ba sau khi xâm lược Ukraine hôm 24/2.

    Nhà máy này nằm gần tiền tuyến của cuộc giao tranh. Nhà máy đang nằm dưới sự kiểm soát của lính Nga nhưng được vận hành bởi công nhân Ukraine.

    Tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an, Mỹ ủng hộ lời kêu gọi một vùng phi quân sự và thúc giục Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế IAEA tới thị sát địa điểm này.

    Đại sứ Nga tại Liên hiệp quốc, Vassily Nebenzia, nói thế giới đang bị đẩy tới ‘bờ vực thảm hoạ hạt nhân’ với quy mô tương đương thảm hoạ Chornobyl năm 1986 ở Ukraine thời thuộc Liên Xô. Ông cho biết các quan chức IAEA có thể tới thị sát nhà máy ngay trong tháng này.

    Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskyy, yêu cầu phía Nga trao trả lại nhà máy điện hạt nhân vừa kể cho phía Ukraine kiểm soát.

    Bộ Tổng tham mưu Ukraine hôm 11/8 báo cáo các cuộc pháo kích và không kích trên diện rộng của lực lượng Nga vào nhiều thị trấn và căn cứ quân sự, đặc biệt là ở phía đông, nơi Nga đang cố gắng mở rộng lãnh thổ nhân danh phe ly khai.

    Ông Pavlo Kyrylenko, thống đốc khu vực miền đông Donetsk, cho biết trên Telegram, 7 người đã thiệt mạng và 14 người bị thương trong 24 giờ qua.


    Cựu Tổng thống Nga: 'Tai nạn cũng có thể xảy ra ở các nhà máy hạt nhân ở châu Âu'


    Cựu tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã đưa ra lời đe dọa giấu mặt vào hôm 11/8 tới các đồng minh phương Tây của Ukraine, những người đã cáo buộc Nga tạo ra nguy cơ thảm họa hạt nhân bằng cách đóng quân xung quanh nhà máy điện Zaporizhzhia của Ukraine.

    Hình ảnh

    Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev phát biểu trong cuộc họp với các thành viên của Hội đồng Bảo an tại Moscow, hôm 21/2/2022. (Ảnh: Allexey Nikolsky/Sputnik/AFP/Getty Images)


    “Kyiv và các đồng minh nói đó là Nga. Điều đó rõ ràng là vô nghĩa 100%, ngay cả đối với những công chúng ngớ ngẩn theo kiểu Russophobic”, ông Medvedev, hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, viết trên kênh Telegram của mình.

    “Họ nói rằng điều đó xảy ra hoàn toàn do tình cờ, như 'Chúng tôi không cố ý'," ông nói thêm. "Tôi có thể nói gì? Đừng quên rằng Liên minh châu Âu cũng có các nhà máy điện hạt nhân. Và tai nạn cũng có thể xảy ra ở đó”.

    Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế của Liên Hợp Quốc cho biết vụ pháo kích vào Zaporizhzhia, nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu, có thể gây ra thảm họa hạt nhân, nhưng đã không thể thu xếp các điều kiện để kiểm tra.

    Kyiv và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã kêu gọi phi quân sự hóa khu vực này, và Nhóm Bảy nền kinh tế lớn đã thúc giục Nga trao trả khu vực này cho Ukraine.

    Tuy nhiên, nhà lập pháp cấp cao của Nga Leonid Slutsky, chủ tịch ủy ban đối ngoại của Hạ viện, nói rằng ý tưởng trả lại nhà máy cho người Ukraine kiểm soát là “một“ sự nhạo báng từ quan điểm đảm bảo an toàn”.

    Ông nói thêm trên kênh Telegram của mình: “Và tất cả các tuyên bố của các ngoại trưởng G7 ủng hộ yêu cầu của họ không gì khác ngoài 'tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố hạt nhân'".

    Huyền Anh

    Theo The Epoch Times
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49818
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Cập nhật Chiến sự Ukraine:Các diễn biến mới nhất

    by music123 » Thứ 7 Tháng 8 13, 2022 3:07 pm

    Ukraine cạn ngân sách, buộc phải in thêm tiền trả lương quân nhân


    Đức Hoàng
    Thứ bảy, 13/08/2022


    Ukraine rơi vào tình trạng cạn tiền để trả lương cho quân nhân, buộc Kiev phải in thêm tiền mặt để đối phó với khó khăn chồng chất do giao tranh kéo dài với quân xâm lược Nga.

    Hình ảnh

    Cuộc chiến Nga - Ukraine vẫn đang diễn ra quyết liệt (Ảnh: Reuters).

    Wall Street Journal đưa tin, các khoản hỗ trợ tài chính từ phương Tây đang được chuyển tới Ukraine với tốc độ rất chậm. Điều này buộc Kiev phải in thêm tiền để trả lương cho các quân nhân chiến đấu trong giao tranh kéo dài gần nửa năm với Nga.

    Trả lời phỏng vấn báo Mỹ, Bộ trưởng Tài chính Ukraine Sergey Marchenko thừa nhận, ông gặp phải cơn "đau đầu liên tục" nhằm đối phó với việc chi phí của cuộc xung đột ngày càng lớn và nguồn thu từ thuế thấp đi trong bối cảnh kinh tế Ukraine đã bị suy thoái nghiêm trọng vì chiến sự.

    Ukraine đang chi 60% ngân sách cho cuộc chiến, khiến cho Bộ trưởng Marchenko phải cắt toàn bộ các khoản chi không cần thiết. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa đủ, vì doanh thu từ thuế chỉ "gánh" được 40% tổng chi tiêu của chính phủ.

    Chính quyền Ukraine nhiều lần tuyên bố họ cần 5 tỷ USD mỗi tháng để vận hành đất nước và sẽ không thể cầm cự nếu thiếu sự trợ giúp của phương Tây. Tuy nhiên, các khoản viện trợ và cho vay mà phương Tây cam kết chuyển cho Ukraine được bàn giao với tốc độ rất chậm.

    Ví dụ, cho đến nay EU mới chỉ chuyển 1 tỷ EUR trong tổng số 9 tỷ EUR mà họ đã hứa sẽ trao cho Kiev. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng Liên minh châu Âu EU đã "sai lầm" khi mới chỉ viện trợ cho Kiev 1/9 số tiền mà khối này đã cam kết.

    "Mỗi ngày và bằng những cách khác nhau, tôi gợi nhắc cho các lãnh đạo EU rằng những người hưu trí, những người phải đi di tản, các giáo viên và những người sống phụ thuộc vào ngân sách ở Ukraine, không nên trở thành con tin cho sự thiếu quyết đoán của EU", Tổng thống Zelensky phát biểu hôm 4/8.

    Theo Bộ trưởng Marchenko, phần lớn thời gian của ông tại nơi làm việc dành để cố gắng thuyết phục chính phủ các nước phương Tây hành động nhanh hơn. Ông giải thích: "Nếu không có khoản tiền hỗ trợ, chiến sự sẽ kéo dài hơn và nó sẽ gây thiệt hại nhiều hơn cho các nền kinh tế phương Tây".

    Ông Rostislav Shurma, cố vấn kinh tế của Tổng thống Zelensky, cho rằng EU đang không cảm nhận được cuộc chiến vì "thứ họ cảm nhận được là giá cả leo thang trong khối".

    Theo Wall Street Journal, vì thiếu ngân sách, Ngân hàng Trung ương Ukraine không còn cách nào khác là phải in thêm tiền để trả lương cho quân nhân và mua vũ khí, đạn dược để tiếp tục chiến đấu với quân xâm lược Nga.

    Cách thức trên đã làm suy yếu đồng tiền quốc gia của Ukraine. Đồng hryvnia của Ukraine đã mất giá 30% kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự, khiến lạm phát tăng đột biến.

    Tuy nhiên, ông Marchenko tuyên bố đây là điều đáng để hy sinh: "Chúng tôi phải quan tâm về việc giành chiến thắng trong cuộc chiến. Thà rủi ro lạm phát cao còn hơn là không có tiền trả lương cho binh lính".

    Ông Marchenko cảnh báo, xung đột có thể sẽ còn kéo dài và điều này cũng phải được tính đến. "Đây là một cuộc chiến tiêu hao. Bạn phải nghĩ về những điều này, nghĩ về việc nó sẽ kéo dài tới năm 2022 và 2023. Đây là một cuộc chạy đua marathon", ông nói.

    Theo Wall Street Journal
    Hình ảnh

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 65 khách