Cập nhật Chiến sự Ukraine:Các diễn biến mới nhất
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49818
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Cập nhật Chiến sự Ukraine:Các diễn biến mới nhất

    by music123 » Thứ 6 Tháng 12 09, 2022 4:09 pm

    Chiến trường Ukraine: 'Bãi thử' công nghệ vũ khí tối tân chưa từng thấy trước đây

    Minh Nhật (theo Codastory

    Giữa cuộc chiến chiến hào lầy lội ở Ukraine, với những trận giao chiến bằng xe tăng thời Liên Xô và pháo kích dữ dội, có một cuộc chiến khác liên quan đến các công nghệ vũ khí tối tân của tương lai cũng đang diễn ra.


    Hình ảnh

    Phương tiện không người lái THeMIS được vũ trang của hãng Milrem Robotics trình diễn trong một triễn lãm ở Pháp năm 2018. Ảnh Getty

    Theo Codastory, kể từ khi Nga đưa quân vào Ukraine hồi tháng 2, cả 2 bên tham chiến đã triển khai máy bay không người lái được trang bị công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trên chiến trường với quy mô chưa từng có.

    Trong khi Nga xâm lượcsử dụng máy bay không người lái Kalashnikov Kub và Lancet Kamikaze với công nghệ AI tối tân nhất thì Ukraine có UAV Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng bay tự động và được trang bị “đạn thông minh dẫn đường bằng laser".



    Tuy nhiên, giờ đây, một thế hệ máy móc tự động mới - thường được gọi chung là "robot sát thủ" - đang ra mắt tại Ukraine. Chúng báo trước một kỷ nguyên quân sự mới, cung cấp những khả năng vượt xa thế hệ vũ khí hiện tại. Chúng đã sẵn sàng để làm thay đổi chiến tranh hiện đại và tạo ra những thách thức, mức độ sát thương và mối lo ngại mới.

    Vào cuối tháng 11, Đức đã bí mật thông báo rằng họ sẽ cung cấp 14 xe bộ binh được điều khiển từ xa cho Kiev trong năm nay. Những phương tiện không người lái này dựa vào công nghệ vượt trội hơn nhiều so với các robot tương tự được sử dụng trong các cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq - vốn chủ yếu để xử lý bom mìn.

    Nhà thầu quân sự Estonia Milrem Robotics, nhà sản xuất các phương tiện mặt đất không người lái dành cho bộ binh được gọi là “THeMIS” cũng sẽ cung cấp cho Ukraine các thiết bị được thiết kế chủ yếu để sơ tán thương vong. Đây là một ví dụ cho thấy chiến trường ở Ukraine được được sử dụng như một bãi thử cho các công nghệ vũ khí tiên tiến chưa từng được thử nghiệm trước đây.

    Giám đốc điều hành Milrem Robotics, ông Kuldar Väärsi, cho biết các phương tiện THeMIS của họ, có thể được trang bị súng máy hạng nhẹ hoặc hạng nặng và tên lửa chống tăng. Chúng “rẻ hơn đáng kể so với xe tăng” và sẽ xuất hiện phổ biến trên chiến trường trong những năm tới, ông Väärsi nói.

    “Đối với tất cả các công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ chưa từng tồn tại trước đây, việc phát triển và thử nghiệm là rất cần thiết để xem nó hiệu quả như thế nào trước khi triển khai số lượng lớn", ông Väärsi nói thêm.

    Hình ảnh

    Cựu Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đứng trước một phương tiện mặt đất không người lái THeMIS tháng 8/2022. Ảnh Getty



    Công ty chế tạo robot Ukraine, Temerland cũng vừa cho ra mắt một nền tảng robot trinh sát được trang bị vũ khí có tên là GNOM. Nó được thiết kế như một phương tiện chống mìn được thiết kế riêng cho các đơn vị tác chiến. Eduard Trotsenko, Giám đốc điều hành của Temerland cho biết: “Trong thập kỷ tới, chúng ta sẽ chứng kiến sự ra đời của các phương tiện chiến đấu không người lái trên mặt đất với các yếu tố tự động hóa và tăng cường hơn nữa khả năng AI để nó tự đưa ra quyết định và phản ứng độc lập”.

    Ngoài ra, để chống lại máy bay không người lái của Nga, quân đội Ukraine đã lần đầu triển khai hệ thống “SkyWipers” mới do Litva thiết kế. Hệ thống có khả năng không chỉ bắn hạ máy bay không người lái của Nga xâm lược mà còn kiểm soát, chiếm quyền điều khiển chúng một cách hiệu quả. Đây là lần đầu tiên việc sử dụng các thiết bị như vậy được phổ biến rộng rãi.

    Trung tá Sjoerd Mevissen, chỉ huy đơn vị Robotics và Các hệ thống tự động của Quân đội Hoàng gia Hà Lan cho biết mỗi cuộc chiến là một cuộc thử nghiệm công nghệ mới.

    “Chúng tôi thấy một lợi thế lớn trong tương lai khi có các loại hệ thống này. Chúng cũng sẽ giảm bớt gánh nặng về thể chất và tinh thần cho binh lính khi được triển khai", ông Mevissen nói.

    Theo ông Mevissen, bất kể khi nào công nghệ quân sự hoàn toàn tự động xuất hiện, thế giới sẽ phải đối mặt với một “cuộc chạy đua vũ trang mới” liên quan đến việc đổi mới phần mềm liên tục, phát triển AI và nâng cấp an ninh mạng.

    Tuy nhiên, một số chuyên gia đã bắt đầu lên tiếng cảnh báo, lo lắng rằng các gói viện trợ quân sự cho Ukraine đang đưa các loại vũ khí tối tân chưa từng được thử nghiệm ra chiến trường thay cho các vũ khí thông thường đã được chứng minh là hiệu quả.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49818
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Cập nhật Chiến sự Ukraine:Các diễn biến mới nhất

    by music123 » Thứ 6 Tháng 12 09, 2022 7:24 pm

    Chiến thuật của Ukraine dùng lá chắn phòng không giả đánh lừa tiêm kích Nga

    Đức Hoàng
    Thứ sáu, 09/12/2022



    Ukraine dường như sử dụng thiết bị do Mỹ viện trợ như lá chắn phòng không giả để làm rối loạn tiêm kích Nga, cũng như bù đắp cho việc Kiev thiếu các tổ hợp phòng thủ và tên lửa.

    Eurasian Times đưa tin, Mỹ dường như đã viện trợ cho Ukraine "thiết bị phát ra mối đe dọa". Thực chất đây là một thiết bị có thể phát ra tín hiệu như radar phòng không nhưng không có đủ chức năng của radar. Mặc dù vậy, nó có thể đánh lừa hiệu quả tiêm kích đối thủ, khiến Nga tin rằng đây là một tổ hợp phòng không của Ukraine.

    Theo giới quan sát, đây được xem là giải pháp tình thế trong bối cảnh Ukraine đang thiếu nhiều hệ thống phòng không để bảo vệ vùng trời trước sự áp đảo của đối thủ về năng lực quân sự.


    Ukraine thiếu lá chắn phòng không


    Hình ảnh

    Xe phóng đạn của hệ thống S-300PS Ukraine (Ảnh: Wiki).

    Gần 10 tháng sau khi cuộc chiến bùng phát, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga (VKS) dù vượt trội về số lượng và công nghệ so với lực lượng Không quân Ukraine, nhưng vẫn chưa giành được quyền kiểm soát hoàn toàn không phận Ukraine.

    Theo Eurasian Times, cuộc chiến trên không không chỉ là cuộc đọ sức của thiết bị và khí tài 2 bên mà còn là chiến thuật để ngăn máy bay Nga bay vào vùng trời, dựa trên hàng loạt hệ thống phòng không.

    Ukraine triển khai các hệ thống phòng không tầm trung và tầm xa, như S-300 và Buk-M1, buộc các máy bay chiến đấu của Nga phải bay ở độ cao dưới 4.500m, ngay trong tầm bắn của các hệ thống phòng không di động vác vai (MANPADS).

    Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, số lượng bệ phóng tên lửa đất đối không (SAM) và các rocket SAM mà Ukraine sở hữu dường như đang giảm sút với tốc độ mà giới quan sát đánh giá là có thể gây ra vấn đề lớn cho Kiev.

    Theo trang quân sự Oryx, hình ảnh từ hiện trường xác nhận Ukraine mất khoảng 36 bệ phóng S-300. Có khả năng, con số thực tế sẽ còn lớn hơn vì có một số vụ phá hủy không được công bố hình ảnh.

    Thêm vào đó, Nga trong những tháng gần đây đang sử dụng chiến thuật mưa hỏa lực khi phóng số lượng lớn tên lửa và máy bay không người lái (UAV) tự sát để gây áp đảo hệ thống phòng không Ukraine. Các vụ tấn công dồn dập đã khiến cho kho tên lửa SAM của Ukraine đối mặt với nguy cơ cạn kiệt.

    Gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov, cho biết Kiev đang thảo luận với các nước khác để bổ sung thêm vào kho tên lửa S-300 của Ukraine.

    "S-300 hoạt động rất tốt. Nhưng một thực tế là chúng không được sản xuất tại Ukraine, nghĩa là chúng tôi đang phải lấy hỏa lực từ kho dự trữ. Do đó, chúng tôi đang đàm phán với các bên về việc chuyển tên lửa S-300 từ kho dự trữ của họ sang Ukraine", ông Reznikov nói.

    Chiến thuật lá chắn phòng không giả

    Hình ảnh

    Một thiết bị phát ra mối đe dọa của Mỹ (Ảnh: Quân đội Mỹ).

    Aviation Week cuối tuần qua dẫn nguồn tin cho hay, Mỹ đã viện trợ cho Ukraine các "thiết bị phát ra mối đe dọa" để Kiev đánh lừa Nga cho đến khi Ukraine được cung cấp thêm các hệ thống phòng không.

    "Thiết bị phát ra mối đe dọa" có khả năng phát ra tín hiệu vô tuyến tương tự như radar phòng không, nhưng không có hệ thống xử lý tín hiệu và dữ liệu.

    Các quân đội thường sử dụng nó để huấn luyện phi hành đoàn xác định và phản ứng với các mối đe dọa trong các tình huống chiến đấu mô phỏng thực tế. Các thiết bị này có khả năng phát ra các tín hiệu khác nhau, tương ứng với từng loại radar phòng không khác nhau.

    Trong tác chiến thực tế, các "thiết bị phát ra mối đe dọa" có thể đánh lừa tiêm kích đối thủ bằng cách tạo cho họ ấn tượng rằng họ đang đối phó với hệ thống phòng thủ mạnh hơn thực tế. Trong một số trường hợp, đối thủ quyết định không tấn công vì lo ngại bị bắn rơi.

    Đây không phải là lần đầu Ukraine sử dụng vũ khí giả để đánh lừa Nga. Họ từng triển khai hệ thống S-300 giả hoặc pháo phản lực phóng loạt HIMARS giả để khiến Nga tiêu tốn tên lửa tập kích.

    Với radar phòng không giả, Ukraine được cho đang biến "thiết bị phát ra mối đe dọa" trở thành radar 36D6M1-1. Ukraine bán radar phòng không này cho Mỹ vào năm 2018. Radar này có khả năng tích hợp với S-300 vì vậy phi công Nga có thể tưởng rằng phía dưới là hệ thống phòng không uy lực, nhưng trên thực tế chỉ là một thiết bị không có khả năng tấn công.

    Theo Eurasian Times
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49818
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Cập nhật Chiến sự Ukraine:Các diễn biến mới nhất

    by music123 » Thứ 6 Tháng 12 09, 2022 7:25 pm

    Chiến thuật mồi nhử của Ukraine khiến Nga tiêu hao tên lửa hiện đại

    12/10/22

    Trước đối thủ vượt trội về năng lực quân sự, Ukraine dường như đã áp dụng chiến thuật đánh lạc hướng để khiến Nga bắn tên lửa tối tân vào những mục tiêu không có giá trị.

    Hình ảnh

    Một hệ thống HIMARS do Mỹ sản xuất (Ảnh: Quân đội Mỹ).

    Washington Post dẫn lời các quan chức cấp cao của Mỹ và Ukraine đưa tin, Kiev trong thời gian qua đã sử dụng mồi nhử được ngụy trang như các hệ thống vũ khí của Mỹ. Đây là chiến thuật nhằm khiến Nga phóng các tên lửa hành trình tầm xa tiên tiến vào những mục tiêu giả.

    Ví dụ, Ukraine dựng hệ thống làm bằng gỗ giống hệt bệ phóng rocket mà Washington viện trợ cho Kiev. Khi các máy bay không người lái (UAV) của Nga trinh sát, nó sẽ truyền thông tin về những mục tiêu giả tới các đơn vị ở Biển Đen. Lúc này, các vũ khí mang tên lửa hành trình của Nga sẽ bắn hỏa lực vào các bệ phóng vô giá trị.

    Theo một quan chức Ukraine, Nga xâm lược dường như đã dùng ít nhất 10 tên lửa hành trình Kalibr để phóng vào các mục tiêu giả trong những tuần đầu tiên mà Ukraine áp dụng chiến thuật nói trên.

    Washington Post cho biết, Ukraine hiện đang chế tạo thêm nhiều bệ phóng mồi nhử tương tự.

    Trong thời gian qua, Nga đã liên tục nhằm mục tiêu vào các hệ thống hỏa lực phương Tây gửi cho Ukraine, bao gồm hệ thống hỏa lực phóng loạt HIMARS.

    Với HIMARS, Ukraine đã nhằm vào các mục tiêu quan trọng của Nga như kho đạn, kho vũ khí, tuyến tiếp tế hậu cần, gây ra không ít thiệt hại cho phía Moscow.

    Động thái của Ukraine cho thấy, họ đang nỗ lực trong việc bảo vệ HIMARS vì số lượng viện trợ từ Mỹ có hạn. Mặt khác, Kiev cũng xem HIMARS là vũ khí làm thay đổi cuộc chơi, khiến Nga xâm lược bị chậm đà tiến công ở các mặt trận.



    Việc Ukraine sử dụng mồi nhử khiến Nga xâm lược bị giảm bớt đi năng lực quân sự trong một cuộc chiến tiêu hao kéo dài khi Kiev rõ ràng lép vế hơn Moscow nếu so sánh về tiềm lực vũ khí.

    Tuần trước, quan chức cơ quan tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine Vadym Skibitskyi cho rằng, Nga đang dần cạn các tên lửa sau nửa năm mở chiến dịch quân sự.

    Ông Skibitskyi cho hay, Nga đang "đối mặt tình huống khó khăn" với số lượng tên lửa hành trình tấn công mặt đất 3M14 Kalibr không còn nhiều, trong khi tên lửa hành trình tầm ngắn 9K720 Iskander-M chỉ còn khoảng 20%. Báo cáo của tình báo Ukraine cho biết, kho tên lửa chiến thuật của Nga hiện còn gần 45%.

    Theo The Drive, một số thông tin cho thấy Nga xâm lược có thể đang thiếu tên lửa tấn công mặt đất. Ví dụ, có nguồn tin nói rằng, Nga dường như đã sử dụng tên lửa chuyên dùng tấn công máy bay như S-300 hay các tên lửa chống hạm từ thời Chiến tranh Lạnh để thực hiện nhiệm vụ phá hủy các mục tiêu đất liền của Ukraine.

    Mặt khác, theo chuyên trang quân sự 19fortyfive, tin tức về chiến thuật mồi nhử được công bố vào thời điểm này có thể gây bất lợi cho Ukraine. Nếu đây là sự thật, Nga xâm lược có thể sẽ cảnh giác hơn với thông tin trinh sát họ nhận được từ các UAV. Nga có thể đưa UAV tiến gần hơn mục tiêu khả nghi để xem xét cẩn thận trước khi phóng tên lửa giá trị về phía Ukraine. Điều này có thể ảnh hưởng tới chiến dịch phản công mà Ukraine đang tiến hành ở khu vực miền Nam.

    Theo Washington Post
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49818
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Cập nhật Chiến sự Ukraine:Các diễn biến mới nhất

    by music123 » Thứ 7 Tháng 12 10, 2022 3:43 pm

    Đòn tấn công ‘gây chấn động’ của Ukraina đã khiến thế giới đặt ra câu hỏi: Ukraina làm điều đó như thế nào?


    Liên Thành 12/10/22


    Hình ảnh

    Bộ Quốc phòng Nga thừa nhận Ukraine đã sử dụng máy bay không người lái phản lực do Liên Xô sản xuất để tiến hành các cuộc tấn công vào sân bay quân sự của Không quân Nga ở Diaghilevo vùng Ryazan và sân bay quân sự Engels ở vùng Saratov của Không quân Nga, dẫn đến thương vong và thiệt hại 2 máy bay ném bom chiến lược của quân đội.

    Việc Ukraina sử dụng thiết bị không người lái một cách sáng tạo trong cuộc xung đột Nga – Ukraina đã liên tục gây ấn tượng với thế giới – và sự việc cũng khiến quân đội Nga hết lần này đến lần khác cảm thấy bối rối.

    Bộ Quốc phòng Nga ngày 5/12 thừa nhận rằng, Ukraina đã sử dụng máy bay không người lái (UAV) phản lực thời Liên Xô để tiến hành các cuộc tấn công vào sân bay quân sự Diaghilevo ở vùng Ryazan và sân bay quân sự Engels ở vùng Saratov của Không quân Nga, dẫn đến thương vong và thiệt hại 2 máy bay ném bom chiến lược của quân đội Nga.

    Đây là lần đầu tiên kể từ khi Nga xâm lăng Ukraina nổ ra, các cơ sở quân sự địa phương của Nga bị tấn công trên quy mô lớn, trong đó có sân bay Diagilevo chỉ cách Matxcova 160 km. Do đó, Ukraina vẫn có khả năng tấn công vào thủ đô của Nga.

    Sau cú đánh gây chấn động thế giới này, các nhà quan sát quân sự từ khắp nơi trên thế giới đang đặt câu hỏi: Ukraina đã làm điều đó như thế nào?

    Trước tiên, Ukraina đã sử dụng vũ khí gì?

    Trang web “Power” của Mỹ ngày 6/12 tuyên bố rằng, trước đây, dựa vào máy bay không người lái hoặc tên lửa đạn đạo tầm ngắn, Ukraina chỉ có thể tiến hành các cuộc tấn công vào Crimea hoặc các căn cứ quân sự của Nga gần biên giới Nga – Ukraina. Nếu các cuộc tấn công được thực hiện vào các căn cứ không quân của Nga ở xa hơn, thì phải dựa vào các lực lượng xâm nhập nhỏ. Ukraina cách căn cứ Diagilevo bị tấn công hơn 500km và cách căn cứ Engel 750km, khoảng cách này nằm ngoài phạm vi tấn công của vũ khí thông thường của quân đội Ukraina.

    Đã có suy đoán rằng Ukraina có thể đã đầu tư vào máy bay không người lái mới nhất. Ngày 5/12, phía Ukraina vừa thông báo đã hoàn thành thử nghiệm thành công loại UAV cảm tử mới phát triển, có tầm hoạt động lên tới 1000km. Trang web “Truyền thông tự do” (Free media) của Nga cũng mạnh dạn suy đoán rằng, đó là UAV được sử dụng công nghệ của Israel.

    Tuy nhiên, theo Bộ Quốc phòng Nga, thứ Ukraina đầu tư không phải là mẫu máy bay tiên tiến mà là máy bay không người lái phản lực Tu-141 thế hệ cũ. Máy bay không người lái, được đưa vào sử dụng từ những năm 1980, ban đầu được thiết kế để trinh sát trên không và đã được nâng cấp để mang vũ khí như bom. Tầm bắn tối đa của nó có thể đạt tới 1000km, do đó, về lý thuyết, nó có thể thực hiện các nhiệm vụ đột kích vào các sân bay quân sự của Nga.


    Thứ hai, làm thế nào mà chiếc máy bay không người lái thế hệ cũ này lại vượt qua được hàng rào đánh chặn dày đặc của quân đội Nga?

    Theo các chuyên gia quân sự Nga, trong những năm gần đây, Ukraina đã hiện đại hóa UAV Tu-141. Sau khi Liên Xô tan rã, những thông tin liên quan đến UAV Tu-141 vẫn nằm trong tay Ukraina. Từ năm 2014, Ukraina đã cải tiến UAV này, lắp đặt hệ thống điều khiển và dẫn đường kỹ thuật số hiện đại, cho phép nó có thể bay chính xác theo đường bay đã thiết lập sẵn. Đồng thời, “nó có khả năng bay tầm thấp và có thể tránh các hệ thống phòng không của Nga”.

    Các chuyên gia Nga xâm lược nhấn mạnh, độ chính xác của đường bay này phụ thuộc vào tọa độ do các nước phương Tây cung cấp. Chuyên gia Nga bức xúc thừa nhận rằng: “Phương Tây đã số hóa bản đồ nước Nga từ lâu rồi.” Họ đã tiến hành các hoạt động đo đạc, lập bản đồ trái phép. Nga đã đưa ra câu trả lời bằng những bài học thấm thía.
    Hình ảnh

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 83 khách