Mỹ:Cảnh ế ẩm trong siêu thị của ngViệt
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49880
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Mỹ:Ngành nail gốc Việt điêu đứng vì covid

    by music123 » Thứ 2 Tháng 12 28, 2020 5:05 pm

    CẢ GIA ĐÌNH GỐC VIỆT Ở MỸ MẮC COVID-19 SAU MỘT BỮA TỐI

    12/29/20

    Dù đã đề phòng đủ cách để tránh dịch nhưng gia đình tôi cuối cùng cũng dính con virus quái ác này theo cách khó ngờ nhất.

    Ông Nguyễn Hai - cựu doanh nhân, 62 tuổi - từ California, Mỹ chia sẻ với Zing bài viết về trải nghiệm vượt qua bệnh Covid-19 của các thành viên trong gia đình, cũng như những biến chuyển trong lòng nước Mỹ vì dịch bệnh.

    Ông bà sui gia với gia đình - cha mẹ của con rể tôi - đều trên 70 tuổi nên từ khi dịch Covid-19 xảy ra, hai cụ đều "cố thủ" trong nhà, thậm chí không cho con cháu đến thăm. Tính người Việt mình hay lo xa, chứ không như nhiều người Mỹ khác ở đây.

    Sau gần 9 tháng phòng tránh cẩn thận, thấy tình hình cũng đã ổn hơn, sự cảnh giác ban đầu bắt đầu giảm dần. Hơn nữa, ông bà sui gia cũng nhớ con cháu vì lâu ngày không được gặp.

    Vậy nên, trong dịp Lễ Tạ ơn (ngày 26/11), ông bà tổ chức bữa cơm tối và mời toàn bộ 3 gia đình con trai cùng các con dâu - trong đó có con gái tôi - về sum họp. Ai ngờ sau bữa tối đó, tất cả, từ ông bà đến các con trai, con dâu và vài đứa cháu (tổng cộng 11 người) đều mắc Covid-19.

    Hình ảnh

    Người dân được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 ở California, Mỹ. Ảnh: Reuters.

    California trở thành tâm dịch của nước Mỹ

    Từ khi tới Mỹ, tôi và bà xã sống với gia đình con gái ở San Rose, bang California. Khi hai vợ chồng con gái tôi có triệu chứng nhiễm bệnh và có kết quả xét nghiệm dương tính, nguy cơ lây nhiễm cho người trong nhà rất cao, vì thế tôi và bà xã ra ngoài thuê nhà Airbnb để ở.

    Sau hơn 10 ngày, bà xã tôi ngã bệnh và dương tính với virus. Vợ chồng tôi quay về nhà vì vợ chồng con gái đã khỏi bệnh.

    Ban đầu, khi các thành viên trong gia đình bị lây nhiễm, điều lo lắng và hoang mang nhất hướng về cháu trai gần 5 tuổi - con của vợ chồng con gái tôi. Tuy nhiên, cháu tôi may mắn không bị lây nhiễm. Về phần mình, tôi cố gắng chú ý việc sát trùng tay, đeo khẩu trang trong nhà thường xuyên. Đến nay, sau gần một tháng, cả gia đình đã bình phục và tôi chưa một lần xét nghiệm dương tính. Tôi cũng không hiểu vì sao tôi không bị lây bệnh.

    Triệu chứng tiêu biểu của những người mắc bệnh Covid-19 trong gia đình tôi là sốt, ho, đắng miệng, mệt mỏi, biếng ăn. Cách điều trị bao gồm uống thuốc hạ sốt, thêm các thuốc bổ để tăng đề kháng, uống thêm C và nước cam tươi.

    Con gái tôi mua lều, ấm xông hơi bằng điện và gói lá xông ở ngoài tiệm thuốc bắc để xông hàng ngày.

    Tất cả thức ăn đều đặt qua mạng và được giao tận nhà nên cũng đỡ phải ra ngoài. Sau chừng 3-5 ngày thì cơn bệnh lui dần và chừng 10 ngày sau là khỏe hẳn. Ở Mỹ, mỗi ngày có trên 200.000 ca nhiễm, ca tử vong lên tới 2.000 đến 3.000. Gia đình tôi nhiễm bệnh nhưng đều bình phục tốt cũng có thể gọi là điều may mắn.

    Hiện nay, cộng đồng người Việt ở California đã có rất nhiều người nhiễm bệnh và nhiều người chết vì Covid-19. California đã trở thành tiểu bang có số người nhiễm trên 2 triệu, cao nhất nước Mỹ và lệnh "Ở nhà" lần 2 đã được ban hành.

    Mong sớm được tiêm chủng để về thăm mẹ ở Việt Nam

    Trận đại dịch đã tàn phá nước Mỹ, bộc lộ nhiều điểm yếu của hệ thống an sinh xã hội, nhất là vấn đề chăm sóc y tế. Nền kinh tế đi xuống, người thất nghiệp gia tăng, sự điều hành của chính quyền thiếu hiệu quả càng làm trầm trọng thêm những vết thương do dịch bệnh gây ra.

    Đến nay, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ cho phép tiêm chủng 2 loại vaccine chống Covid-19. Những lô vaccine đầu tiên đã được tiêm nhưng số lượng còn hạn chế, còn phải nhiều tháng nữa mới có đủ vaccine cho những người muốn tiêm phòng.

    Tôi chỉ mong sớm được tiêm chủng và các chuyến bay thương mại có thể bắt đầu trở lại để có tôi dịp về quê ở với mẹ ở Đà Nẵng. Điều mong ước nhỏ nhoi đó chắc sớm thành rồi, và đó là điều vui nhất mà đứa con đi xa mong đợi bấy lâu nay.

    Hình ảnh

    rung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ cho phép tiêm chủng 2 loại vaccine chống Covid-19. Ảnh: New York Times.

    Tôi đã lưu lại nước Mỹ gần tròn một năm, bằng thời gian khởi phát dịch Covid-19 từ Vũ Hán và lan đi khắp thế giới.

    Những ngày đầu tiên, chính xác là những tháng đầu tiên, cho đến tận tháng 3/2020, nước Mỹ vẫn còn bình thản trước những biến động của đại dịch, chính quyền vẫn chưa thực sự có những cảnh báo cho dân chúng. Còn người dân Mỹ, vốn tính ưa đi lại và tụ tập, cũng chẳng để ý gì những hiểm nguy đang rình rập. Họ vẫn vô tư đi ra ngoài cà phê, ăn uống, đi làm, đi chơi... mà chẳng bao giờ đeo khẩu trang.

    Chỉ đến khi dịch bùng phát dữ dội, số lượng người nhiễm và người chết tăng chóng mặt thì chính quyền cấp tiểu bang mới bắt đầu có những biện pháp hướng dẫn phòng tránh dịch như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách xã hội khoảng 1,8 m.

    Thế nhưng, hầu như chẳng mấy ai thực hiện, trừ người dân từ các nước châu Á như Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Tuy vậy, ngay cả một số người đến từ châu Á như Ấn Độ cũng ít khi đeo khẩu trang.

    Hình ảnh

    Hiện số ca tử vong vì Covid-19 ở California đã lên tới hơn 24.000. Ảnh: Getty.

    Cảnh tượng giống như ngày tận thế

    Đến gần cuối tháng 3, tình hình trở nên tồi tệ quá mức, thống đốc tiểu bang California ban bố lệnh "Shelter at home" - mọi người dân phải ở nhà, chỉ đi ra ngoài cho những nhu cầu thiết yếu như đi chợ hay đến bệnh viện - nhằm làm chậm sự lây lan của virus corona.

    Nước Mỹ hùng mạnh nhất thế giới đã bị tổn thương trước đòn tấn công của virus "nhỏ xíu", khiến nhiều người không khỏi liên tưởng tới cuộc đọ sức Goliath và David trong Thần thoại Hy Lạp.

    Chuyện tưởng như khó tin nhưng đã thực sự xảy ra ngay trên đất nước cờ hoa! Vào buổi chiều trước khi lệnh "Ở nhà" có hiệu lực, dân chúng đổ xô đi mua thực phẩm và hai nhu yếu phẩm chống dịch là giấy vệ sinh và khẩu trang.

    Hàng hóa trong các cửa hàng thực phẩm bị vét sạch, từ thịt cá rau quả tươi đến đồ hộp, đồ khô. Gạo cũng cạn sạch! Các kệ hàng trống trơn, ngay cả những nhân viên đứng quầy bán thịt cá cũng sửng sốt, họ không hiểu chuyện gì đang xảy ra, cảnh tượng giống ngày tận thế vậy.

    Hình ảnh

    Từ chỗ không coi trọng việc đeo khẩu trang ở thời kỳ đầu dịch bệnh, nhiều nơi ở Mỹ đã chuyển sang bắt buộc đeo khẩu trang ở các địa điểm công cộng. Ảnh: Bloomberg.

    Những cửa hàng bán sỉ như Cotsco hạn chế số lượng lương thực và thực phẩm được mua, giấy vệ sinh luôn trong tình trạng cháy hàng dù mỗi người chỉ được mua một lốc.

    Khẩu trang khan hiếm tới mức gần như không thể mua được, mãi sau đó vài tuần mới thấy khẩu trang được rao bán với giá cao gấp hàng chục lần.

    Dân Mỹ thay đổi cách sống

    Số người mắc bệnh ở Mỹ quá nhiều nên không phải ai nhiễm virus đều được nhập viện điều trị. Nhiều bệnh viện quá tải, chỉ còn chỗ cho những ca bệnh nặng. Những ca bệnh nhẹ phải tự điều trị ở nhà.

    Dụng cụ xét nghiệm virus hạn chế nên không phải ai cũng được xét nghiệm khi có triệu chứng, điều đó làm gia tăng sự lây nhiễm trong cộng đồng.

    Các cơ sở giáo dục từ nhà trẻ đến đại học đều đóng cửa. Cháu ngoại tôi gần 5 tuổi cũng phải nghỉ học ở nhà trẻ, con rể tôi nghỉ việc, ở nhà và nhận trợ cấp thất nghiệp, để trông con. Những đứa trẻ lẽ ra cần được gặp gỡ bạn bè đồng trang lứa và thầy cô, nay phải quẩn quanh ở nhà vì đại dịch, quả là một thiệt thòi không nhỏ.

    Tuy vậy, nhờ có chương trình học online mà bọn trẻ có dịp gặp lại thầy cô và bạn bè, dù chỉ là qua chiếc iPad. Có điều, học online có những hạn chế khiến việc giao tiếp của cô giáo và học trò gặp trở ngại. Không theo kịp với quá trình học, đôi lúc bọn trẻ cảm thấy bị bỏ rơi.

    Hình ảnh

    Các nhân viên y tế trong phòng bệnh điều trị Covid-19 ở Apple Valley, California. Ảnh: New York Times.

    Trong điều kiện dịch bệnh, việc tổ chức học online kịp thời là điều tốt nhất có được với trẻ nhỏ, còn mong gì hơn được.

    Về mặt tiêu dùng, tôi nhận thấy dịch bệnh đang tạo nên những thay đổi lớn trong cách sống của người Mỹ. Việc hạn chế ra ngoài đang thúc đẩy mua hàng qua mạng tăng mạnh hơn, khi ngay cả những người lớn tuổi cũng chuyển qua mua hàng trực tuyến, chứ không còn chỉ có những người trẻ tuổi như trước đây.

    Người Mỹ trước đây ít nấu ăn ở nhà vì quá bận rộn với công việc, một người đôi khi làm nhiều công việc mới đủ trang trải cho những nhu cầu trong cuộc sống, họ thường ăn nhà hàng nhưng nay lại chuyển sang nấu nướng ở nhà nhiều hơn.

    Xu hướng này còn kéo dài và có thể sẽ thay đổi cách sống của người Mỹ sau dịch. Các nhà hàng, công ty du lịch, hãng máy bay… sẽ ít khách hơn và có nguy cơ giảm doanh thu rất cao.

    Nguyễn Hai
    từ Mỹ
    Sửa lần cuối bởi 1 vào ngày music123 với 0 lần sửa trong tổng số.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49880
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    VK Mỹ nhận 600 USD/người: Bớt chút khổ, thêm chút vui năm mới

    by music123 » Thứ 7 Tháng 1 02, 2021 11:39 am

    Việt kiều Mỹ nhận thêm 600 USD/người vì Covid-19: Bớt chút khổ, thêm chút vui năm mới

    1/2/21

    Tối chủ nhật (27.12) tổng thống Trump ký thành luật gói cứu trợ thứ 2 (trị giá 900 tỉ USD) giúp cho người Mỹ vơi bớt gánh nặng của cơn đại dịch COVID 19.

    Hình ảnh

    Chợ VIệt Nam ở Houston Mỹ

    Tức là mỗi người Mỹ (thu nhập dưới 75.000 USD/cá nhân hoặc 150.000 USD/cặp vợ chồng) sẽ nhận 600 USD/người hỗ trợ dưới hình thức chuyển khoản thẳng vào các tài khoản ngân hàng cá nhân đã dùng để đóng thuế hằng năm cho IRS.
    Ngoài ra, nếu gia đình kiếm được tới 150.000 nhưng có vợ hay chồng qua đời trong năm 2020 sẽ nhận đủ 1.200 USD. Các con phụ thuộc cũng nhận được 600 USD/người.

    Hình ảnh

    Chợ Việt Nam ở Houston đông đảo kiều bào sắm sửa

    Đợt cứu trợ thứ 2 này, tuy chỉ nhận được một nửa so với đợt trước (1.200/người hồi tháng 3) nhưng đã giúp cho người không có khả năng trả tiền thuê nhà đang phải đối mặt với nguy cơ bị chủ nhà dùng lệnh cưỡng chế để đòi lại nhà (eviction) giải quyết được một phần nỗi lo này. Điều khác nữa là những người nhập cư không giấy tờ cũng được đăng ký xin khoản tiền này.

    Cộng động Việt Kiều ở Mỹ cũng vui mừng vì nhiều lý do.

    Ông bà Hải-Thê (73 & 61 tuổi, Houston, đã về hưu) hồ hởi phấn khởi: “Ông Trump cho thêm 600/người nữa đó. May quá! Có tiền để mua sắm Tết Tây rồi.” Rồi ông bà lại băn khoăn: “Ông muốn cho 2.000 luôn mà không biết có được không. Mong là sẽ được!”

    Nhà hàng Việt Nam liên tục nhận được order đồ ăn to-go

    Ba đứa con ông bà là Hoa, Khánh và Mai (26, 24, 22) đều có thu nhập dưới 75.000 USD thì vô cùng vui mừng vì thu nhập các em bị cắt giảm đáng kể trong đợt COVID 19. Như em Mai là trợ lý nha sĩ bị cắt nhiều giờ làm vì “COVID 19 khách ngại đi làm răng sợ nguy hiểm.”
    Anh Harry Trần (38 tuổi, Houston, chủ vài căn nhà cho thuê) hào hứng: “Mấy nay khó khăn nên giảm bớt tiền thuê phòng xuống cho những người thuê lâu và đáng tin cậy. Cũng tội cho người ta… Bị cắt lương mất việc đợt COVID chứ có ai muốn đâu… Chứ trước đây không trả thiếu một đồng nào… Giờ được chính phủ giúp lại có tiền trả cho mình rồi”
    Đây cũng là tâm lý của nhiều người Việt có nhà cho thuê. Người Việt mình có chí làm ăn, lại chịu thương chịu khó dành dụm nên thường có nhà cho thuê sau vài năm sống ở đất nước cờ hoa này.

    Vợ chồng anh Nam, thợ làm tóc (42 tuổi, Houston) khoe: “Ngày 1 tết Tây này đang định mở cửa để kiếm thêm tiền bù lỗ cho cả năm 2020 thất bát. Nhờ có tiền ông Trump nên vợ chồng tôi tính ở nhà một ngày chơi với 2 đứa con. Cả năm hai vợ chồng đi làm từ sáng đến tối nên hôm nay ở nhà con nó mừng lắm.” Anh chị có hai cháu nhỏ, cũng như những người Việt làm nghề làm đẹp ở đất Mỹ, anh chị làm nguyên cả tuần từ 8 giờ sáng đến tối mới về, nhiều ngày khách yêu cầu làm thêm hay khách đến trễ thì phải ở lại đến hơn 10 giờ. Con gửi cho ông bà hay hàng xóm là người già Việt Nam nhận giữ thêm trẻ. Thế mới biết vì tương lai con em để thành đạt trên đất Mỹ là sự hi sinh to lớn của các cha mẹ Việt.

    Cô My (62 tuổi, Houston, thợ nail) nói: “Hổm rày nhiều khách đi làm móng ngày lễ tui mừng quá trời. Lại thêm 600$ ông Trump cho, chút về gởi cho đứa con gái đang học đại học để nó mua thêm sách hay đi mua thêm cái áo. Biết hoàn cảnh gia đình nên nó tiết kiệm lắm.

    Cô Ánh (49 tuổi, Brooklyn, thợ nail) lại có ý định dùng số tiền cứu trợ này cho mục đích khác: “Năm nay tui không làm được nhiều nên gửi về giúp bà con ở Việt Nam ít quá. May mắn ngày cuối năm có khách lại có thêm 600$ tiền trợ cấp, tui gửi 1 lần về Việt Nam để mẹ tui chia cho con cháu ăn tết ta.

    Gia đình nhà cô Yến gồm 4 người đều làm thợ nail ở New York rất biết ơn sự trợ giúp kịp thời này, vì họ mới từ Việt Nam sang vào tháng 10 năm ngoái (2019) đã gặp 1 năm liêu xiêu vì dịch bệnh. Số tiền cứu trợ này sẽ giúp họ bớt khó khăn những ngày đầu ở xứ người.

    Hình ảnh

    Tuy nhiên, đối với những Việt kiều có thu nhập cao thì hơi buồn vì cứu trợ kiểu này ngân sách lại thâm hụt nữa, tiền đóng thuế với tiền hưu của họ lại chịu ảnh hưởng… Nghĩ đến mấy chục năm đi làm đóng thuế mà về già chính phủ không còn tiền để hỗ trợ thì thật buồn và lo lắng.

    Nhưng lo thì lo vậy thôi chứ họ vẫn mừng vì cùng được chia sẻ với người nghèo qua cơn bĩ cực năm 2020, mùa đông năm nay người nghèo sẽ có thêm cái chăn, cái áo ấm mặc cho đỡ rét.

    Chiều thứ 3(29.12) Thượng viện Mỹ đã chặn dự luật đề xuất tăng chi phiếu kích thích cho mỗi người dân từ 600 lên 2000 như yêu cầu của tổng thống Trump và đã được thông qua Hạ viện hôm trước.

    Thôi thì có còn hơn không, dân Mỹ và Việt Kiều vẫn vui vẻ chấp nhận để tiếp tục chờ đợi vào tương lai…

    PGS-TS Phạm Bích Ngọc
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49880
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Năm mới bàn chuyện Việt kiều, người Việt mua nhà ở Mỹ: 'Giấc mơ an cư'

    by music123 » Thứ 4 Tháng 1 13, 2021 9:42 am

    Năm mới bàn chuyện Việt kiều, người Việt mua nhà ở Mỹ: 'Giấc mơ an cư'

    1/13/21




    Tâm lý người Việt dù định cư ở đâu và thời gian ngắn hạn hay dài hạn cũng đều mong muốn mua được một căn nhà để có chổ ở ổn định.

    Hình ảnh

    Căn nhà vợ chồng anh chị Nam -Thu vừa mua được tháng 12.2020

    Truyền thống “an cư lạc nghiệp” từ bao đời nay của ông cha đã trở thành một suy nghĩ khó thay đổi. Chính vì thế, bất động sản (BĐS) luôn là điều quan tâm của Việt kiều và người Việt ở xứ Cờ hoa.

    Thị trường BĐS Mỹ càng nóng lên sau khi TT. Trump quyết định giảm lãi suất ngân hàng xuống thấp nhất trong lịch sử nước Mỹ để kích cầu kinh tế trong năm 2020, thêm vào đó những tập đoàn công nghệ cho phép nhân viên được làm việc qua mạng vì tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp ở nhiều bang. Nhu cầu có chổ ở ổn định đã được đặt ra và đã làm cho thị trường BĐS tại Mỹ thêm nhộn nhịp.

    Hình ảnh

    Tâm lý người Việt dù định cư ở đâu và thời gian ngắn hạn hay dài hạn cũng đều mong muốn mua được một căn nhà để có chổ ở ổn định

    Tại Houston

    Đại lý BĐS đã rất tất bật trong thời gian này! Chị Trân Đỗ, có công ty BDS là TD Realty/ Walzel Properties từ nhiều năm nay) vui vẻ chia sẻ: “Đầu năm đến giờ đã bán được rất nhiều nhà. Người Việt Nam từ những tiểu bang khác qua, đặc biệt là Cali và những vùng phía bắc, chọn Houston nhiều vô kể. Phần lớn chọn thành phố này vì khí hậu khá ổn định và jobs (công việc) còn nhiều lắm.”

    Hình ảnh

    Người Việt và Việt Kiều Mỹ kiếm được thu nhập cao nhờ sửa nhà và flip nhà (mua nhà cũ, sửa rồi bán lại giá cao hơn hoặc cho thuê)

    Chị nói thêm: “Thật ra nhà Houston có tăng thêm nhiều thì vẫn rẻ hơn nhà Cali và New York. Nên dân ngoài bang vẫn dư sức mua được.”

    Chị bật mí: “Môi giới bất động sản là nghề tay trái của tôi (nghề chính là Dược sĩ) mà thu nhập năm nay nghề phụ cao gấp đôi nghề chính… Giờ chỉ sợ không có thời giờ với không có sức làm chứ công việc thì bao la. Nhiều khi phải xin bệnh viện nghỉ vài ngày vì nhiều khách muốn mua nhà quá…”

    Vừa nói chị vừa cầm hộp sữa chạy ra xe để kịp giờ hẹn với khách: “Hôm nay tôi có 4 cái hẹn xem nhà. Không có thời gian ăn luôn. Thường mấy năm trước mua bán nhà từ tháng 4 đến tháng 8 (mùa hè) nhưng năm nay bất kể thời tiết. Có khách từ bang khác gọi qua mua nhà xem qua Facetime rồi đặt cọc chuyển tiền luôn. Thời buổi giờ nghề bất động sản “hot” nhất!”

    Hình ảnh

    Ở Mỹ, việc mua bán nhà cần rất nhiều loại giấy tờ thủ tục pháp lý nên tất cả đều nhờ đến người môi giới nhà đất

    Chị Trân Đỗ cũng thường lên các trang mạng xã hội của người Việt ở Houston để tư vấn miễn phí cho cộng đồng người Việt hải ngoại cũng như những người từ Việt Nam sang mà muốn ổn định lâu dài ở Houston.

    Chị luôn sẵn sàng giúp đỡ những người Việt muốn mua nhà ở tiểu bang Texas, nơi có cộng đồng Việt đông thứ 2.

    Hình ảnh

    Nội thất bên trong một căn nhà Việt Kiều đăng bán ở Houston

    Chị Trân vừa giúp một cặp vợ chồng mua nhà mà người chồng ở Houston, còn người vợ bị kẹt ở Việt Nam vì Covid-19. “Mỗi khi cho xem căn nào với người chồng thì chị lại cùng lúc facetime với người vợ để họ có thể chia sẻ nhận xét về căn nhà. Cảm giác giống như 2 vợ chồng đang cùng ở đây vậy. Vui lắm! Đây không phải là khách đâu tiên mua nhà qua facetime đâu!”

    Người mua nhà là Việt Kiều

    Lúc đầu năm khi mới vào nạn dịch COVID và kinh tế suy thoái, giá nhà có giảm đôi chút. Rất nhiều người Việt có trữ sẵn tiền mặt tung ra đầu tư BĐS. Chị Nguyệt hào hứng kể rằng mới mua được căn nhà rất ưng ý cách trung tâm Houston 10 phút, mà các con có thể đi bộ tới trường được. Cả gia đình chị không bao giờ có thể mơ được căn nhà ưng ý với giá như vậy.

    Vợ chồng anh Hưng nhờ chị Trân Đỗ giúp mua nhà cho ba mẹ từ Cali qua tránh dịch. Theo anh chị, “Căn nhà diện tích không cần lớn nhưng phải tiện nghi và có sân vườn. Đặc biệt là phải nằm trong khu VN để 2 cụ đi bộ ra chợ. Tuy nhiên, vợ chồng anh đã mua hụt mấy căn nhà rồi.” Theo chị Trân, “có nhiều người mua cũng từ bang khác qua và muốn căn nhà giống như vậy. Nên họ sẵn sàng trả hơn giá người bán yêu cầu. Cũng giống như vợ chồng anh Hưng, tất cả đều mua 100% bằng tiền mặt.”

    Bác Minh cũng trong hoàn cảnh tương tự. Bác tâm sự “muốn mua căn nhà ngay đối diện cho vợ chồng đứa con gái trong khu Jersey Village. Tôi đã bảo người bán là sẽ trả tiền mặt và hơn 5.000 USD so với giá họ yêu cầu. Nhưng cả hơn tuần nay họ vẫn chưa đồng ý. Cuối cùng thì họ đã quyết định bán cho người khác có lẽ với giá cao hơn tôi đưa ra nhiều. Cả gia đình tôi rầu rĩ cả mấy ngày nay. Thế là vợ chồng đứa con gái lại tiếp tục phải đi “săn” căn khác rồi…”

    Hình ảnh

    Niềm vui mừng của Việt Kiều Mỹ khi thành công mua được nhà. Phần lớn Việt Kiều và người Việt tại Mỹ tin tưởng người môi giới bất động sản là người Việt

    Cô Lan làm nail mới từ Cali qua thì lại may mắn hơn. Cô quyết định mở tiệm nail ở khu đô thị mới trên The Woodlands, cách trung tâm thành phố 45 phút. Theo cô cho biết: Những căn nhà trong khu của cô vẫn đang xây. Đường xá rất mới. “Khu toàn Mỹ trắng ở nên giá nhà và công việc tiệm nail mới mở rất tốt. Chuyển qua Houston là quyết định rất sáng suốt của gia đình tôi!”
    Cô Nguyệt, giáo viên tiểu học ở khu ngoại ô Cypress thì chia sẻ: “Sau khi cô không đọ giá lại cho những căn nhà gần khu trung tâm thành phố Houston. Gia đình cô quyết định mua một căn nhà vừa túi tiền trong khu đô thị mới phía Bắc Houston.” Cô cũng cho biết thêm: “Tuy là khu vực xa nhưng không lo lụt vì cơ sở hạ tầng thoát nước đã được thiết kế để chống lại những cơn bão lịch sử như Harvey năm 2018.”

    Trường hợp vợ chồng ông bà Hải Nguyễn (73 & 61 tuổi) đang sống ở gần Chùa Việt Nam đường Synott cũng vậy. Ông bà mong muốn chuyển đến gần trung tâm Houston một chút cho con cái đi học thuận tiện hơn. Tuy nhiên, giá nhà Houston bây giờ tăng chóng mặt, nhất là khu vừa an toàn vừa thuận tiện.

    Ông Hải buồn rầu nói: “Tui đã dự định chuyển nhà từ cuối năm ngoái. Đi coi với real estate agent (môi giới nhà đất) gần cả mấy chục cái mà chưa đậu được cái nào. Cái mà hợp túi tiền thì khu chưa được an toàn, còn khá phức tạp... Còn cái mình ưng ý thì quá tầm với...”

    Bà Hải tiếp lời: “Thấy mấy đứa nhỏ lái xe đi làm, đi học ở Downtown gần cả tiếng đồng hồ xót ruột quá. Nhưng giờ lực bất tòng tâm…Năm 2020 này giá nhà lên quá chừng mà tưong lai thấy không có dấu hiệu hạ nhiệt …” Ông bà Hải có 3 người con đều đang độ tuổi đi học đi làm (22, 24 và 25 tuổi).

    Tất cả những người được phỏng vấn đều đồng ý rằng thị trường BDS ở Houston tăng nhanh chưa từng thấy trong lịch sử. Đặc biệt là những khu gần downtown Houston. Theo chị Trân Đỗ, “những người mua bằng tiền mặt không còn là vua nữa. Với lại suất vay ngân hàng thấp thế này, ai cũng có thể mượn được nhiều tiền và cuộc chiến tăng giá là điều khó tránh khỏi!”

    Người mua nhà từ Việt Nam sang

    Anh Vinh Bùi (Houston, 31 tuổi, dược sĩ) vừa hùn tiền mua nhà với anh trai đang là nghiên cứu sinh ở Mỹ. Hai anh em mua căn nhà gần 300 ngàn USD tại ngoại ô Houston, thành phố mới Pearland. Thường thường giá cả nhà mới ở đây đều dưới 200 ngàn tính đến thời điểm năm 2019. Tuy nhiên vì giấy tờ trục trặc với bên ngân hàng mà mấy tháng vẫn chưa chốt được.

    Anh hi vọng đến tuần sau (giữa tháng 1/2021) thì cầm được chìa khoá nhà. “May người bán tốt thông cảm cho bên tôi chứ không cũng dễ bị thua kiện lắm! Mất tiền đặt cọc (gần 8000 USD) dễ như chơi. Để người ta kẹt với mình thời gian lâu quá vậy mà.”

    Chị Trân cũng vừa mới giúp được một em du học sinh chuyển từ Miami, Florida qua Houston mua nhà. Mỗi khi đi xem nhà với em, chị Trân đều facetime với cả gia đình của em ở VN. Theo chị cho biết, “chị đã và đang giúp vài em du học sinh trong hoàn cảnh như vậy. Ba mẹ Việt ai cũng muốn cho con cái mình có chổ ở ổn định nên mua nhà ở Houston là điều đầu tiên họ nghĩ đến.

    New York và các tiểu bang khác

    Cô Mai Trịnh (51 tuổi, New York, chủ tiệm nail) – sau gần 30 năm thăng trầm ở đất Mỹ, lấy chồng rồi li dị, làm chủ làm thợ rồi lại lên làm chủ - sở hữu một căn nhà hai tầng (multi-family home) cho thuê hai hộ gia đình lấy tiền để chi trả ngân hàng hàng tháng còn mình thì ở căn hộ ba phòng ngủ gần tiệm chị tiện đi lại. Căn hộ 3 phòng này cũng là chỗ cưu mang cho gia đình anh trai cô Mai gồm 4 người Việt Nam mới sang định cư năm ngoái. Tuy căn hộ 3 phòng hơi chật cho 5 người nhưng người Việt “lá lành đùm lá rách”,“khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” nên cũng ấm êm. Đợt COVID-19, tiệm nail đóng cửa dài hạn nên cô lo lắng vì sợ kéo nhà: “Được tiếng sở hữu nhà thiệt ra là của ngân hàng. Trả tiền trễ mấy tháng là bị “kéo nhà” ngay… Bên này hiếm ai mà trả được hết một lần lắm…”

    Ông bà Dương Nguyễn (79 & 75 tuổi, Atlanta, định cư năm 93) vui vẻ chia sẻ: “Cuối đời tôi cũng trả “off” (trả hết) căn nhà mua từ đầu những năm 2000! Coi như của thừa kế chia cho 4 đứa con sau này”.

    Riêng Cali, ngạc nhiên là mặc dù cháy rừng, giá cả nhà vẫn tăng vùn vụt. Anh Johnny Trần (55 tuổi, San Jose) nói: “Giá nhà ở đây còn cao hơn trước nữa. Giờ nhà có giá lắm.” Vợ chồng anh Toàn – chị Như (36 và 34 tuổi) cũng vừa mới dọn vào căn nhà có vườn ở San Jose với giá trả cao hơn 16.000 USD so với lúc chủ nhà treo bảng. Anh chị hào hứng: “Quá là hên. Khu này vừa an toàn vừa thân thiện. Hai đứa con tôi thích ra chơi với mấy đứa nhóc hàng xóm lắm. Sau mọi chi phí là tụi tôi trả gần 1 triệu rưỡi đô nhưng vẫn còn may so với mấy người bạn. Tôi đi săn nhà từ đầu mùa COVID đến giờ mới được cái ưng ý. Trả cao hơn chứ không người khác mua mất.”

    Nhiều người trẻ tuổi hoặc thu nhập không quá chắc chắn cũng đã nắm bắt cơ hội này để mua nhà vào năm 2020 dù khi trước đó chưa hề có ý định

    Tuy nhiên, đầu năm 2021, thị trường BĐS Mỹ bắt đầu có dấu hiệu “giảm nhiệt” vì bước vào mùa thuế (thuế thu nhập nhà, thuế đất) và vì mọi người cũng đã tiêu dùng nhiều cho mùa mua sắm lễ hội cuối năm 2020.
    Sở hữu căn nhà ở Mỹ luôn là điều mong mỏi của mọi Việt kiều ở đây!

    PGS-TS Phạm Bích Ngọc
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49880
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Mỹ:Ngành nail gốc Việt điêu đứng vì covid

    by music123 » Thứ 7 Tháng 1 16, 2021 7:36 am

    NGÀNH NAIL CỦA NGƯỜI GỐC VIỆT Ở MỸ ĐIÊU ĐỨNG VÌ COVID-1

    1/16/21

    Mùa lễ hội vốn là thời điểm “vàng” của ngành công nghiệp làm đẹp trị giá gần 50 tỷ USD. Tuy nhiên, mọi chuyện không còn như trước do lệnh giãn cách xã hội.

    Để mừng năm mới, Tina Vo, một nhân viên dịch vụ khách hàng, 25 tuổi, thường đến Las Vegas để ăn uống và thử vận may với trò blackjack.

    Trong hành lý của mình, cô thường mang theo những vật dụng cần thiết như nước hoa, váy kim sa và giày cao gót. Ngoài ra, cô cũng sẽ chăm sóc làn da rám nắng của mình kỹ lưỡng, sơn móng tay màu đỏ thẫm và nhuộm nâu mái tóc.

    Vậy mà năm nay, Tina Vo không còn được “lấp lánh” như vậy. Cô hủy bỏ chuyến du lịch hàng năm và cũng thôi không chăm chút bản thân kỹ lưỡng như trước.

    Mùa lễ hội vốn là thời điểm “vàng” của ngành công nghiệp làm đẹp trị giá gần 50 tỷ USD. Tuy nhiên, mọi chuyện không còn tốt đẹp như trước do dịch Covid-19 và lệnh giãn cách xã hội ở California.

    Tình trạng ghế trống ở các tiệm nail đang bao trùm cả Little Saigon, nơi được biết đến như thủ phủ của nghề làm móng ở quận Cam, Mỹ. Điều này không những khiến vô số thợ làm móng phải nghỉ việc mà còn làm giảm thu nhập của cả bác sĩ thẩm mỹ, nhà trị liệu massage, thợ cắt tóc và bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, khiến nhiều người ngày càng điêu đứng.

    Một số nhân viên nói rằng doanh thu đã giảm tới 70%, những khách hàng thường xuyên đến salon để tẩy tế bào chết hoặc điều trị hầu như không còn nữa. Một số người khác than phiền rằng lệnh đóng cửa để giãn cách xã hội đã gây ra một cơn ác mộng tồi tệ về kinh tế.

    Mùa lễ hội là giọt nước tràn ly

    Chủ tiệm cho biết vấn đề tài chính của họ bắt đầu từ lệnh phong tỏa toàn tiểu bang California lần đầu tiên vào tháng 3, khi Thống đốc Gavin Newsom đổ lỗi cho một tiệm làm móng ở miền Bắc California là nơi lây truyền virus ra cộng đồng

    Những lời cáo buộc của ông sau đó được chứng minh là sai, nhưng đối với nhiều người gốc Việt ở đây, thiệt hại kéo theo vẫn còn dai dẳng.

    Hình ảnh

    Demi Quynh tìm kiếm khách hàng với hy vọng mong manh. Ảnh: Latimes.

    Tháng trước, các quan chức và cơ quan y tế đã gia hạn vô thời hạn các hạn chế Covid-19 ở miền Nam California, bao gồm việc yêu cầu các tiệm làm tóc, tiệm làm móng và những nơi như nhà thờ, trung tâm giải trí, bảo tàng và sở thú phải đóng cửa.

    “Nó giống như một bộ phim kinh dị. Khách hàng biến mất, không có năng lượng, không có sự sống nữa”, Tina Vo chia sẻ

    “Bạn bè của tôi làm việc ở đó nói rằng mọi người chỉ còn biết cầu nguyện”, cô nói thêm.

    Chị họ của Tina, Kim Stevens, 30 tuổi, đã phải dời buổi điều trị chứng sụp mí mắt của mình vì lo lắng sẽ nhiễm virus khi đến các phòng khám y tế. Mặc dù nhận được voucher giảm 20% của một phòng khám ở Westminster, cô vẫn phải cân nhắc rất nhiều trước khi đưa ra quyết định.

    Kim hy vọng việc trì hoãn phẫu thuật có thể cho cô nhiều lựa chọn làm đẹp hơn vào cuối năm 2021, nếu dịch bệnh không kéo dài đến năm 2022.

    Các thợ làm móng nói rằng mùa lễ hội năm nay là giọt nước tràn ly cho thấy tác động của đại dịch đã ảnh hưởng đến lĩnh vực làm đẹp như thế nào.

    Nga Nguyen, 56 tuổi, một nhà tạo mẫu tóc với hơn 20 năm kinh nghiệm, cho biết những ngày tháng của cô bây giờ dành cho việc “dọn dẹp và lại dọn dẹp”.

    “Đâu còn gì khác để làm. Người ta không ăn diện nữa bởi cũng không có nơi để đi chơi. Không cần mua đồ mới, không cần làm tóc hoặc trang điểm. Tôi thật sự lo lắng cho tương lai của ngành này”, Santa Ana, người làm việc tại salon My Ngoc ở Westminster, buồn rầu.

    Ngoài ra còn có Demi Quynh, một bác sĩ massage 30 tuổi, người đang quản lý salon Revive Health Spa ở thành phố Huntington Beach, quận Cam, cho biết: “Chúng tôi đã bán ra rất nhiều thẻ quà tặng nhưng không ai mua. Một số nhân viên đang nghĩ đến chuyện tìm việc trong nhà máy trong khi số khác vay tiền từ người thân (để trang trải cuộc sống) hoặc nhờ vả họ thanh toán các khoản chi phí. Tâm trí chúng tôi lúc này lúc nào cũng nghĩ tới việc mưu sinh”.

    Demi Quynh cho biết thêm các tiệm salon và spa luôn cố gắng đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu. Họ trang bị cho nhân viên và cả khách hàng những biện pháp an toàn nhất để sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, họ vẫn không thể đón khách nếu lệnh đóng cửa vẫn còn hiệu lực.

    Quynh và những người khác chỉ còn biết hy vọng vào vaccine. Nhưng cô không biết khi nào vaccine mới được sử dụng rộng rãi.

    Hai Thanh La, phó chủ tịch điều hành của Merchant Service Group, cho biết: “Ban đầu, các chủ tiệm rất vui mừng khi có thể xây dựng các trạm làm tóc hoặc làm móng ngoài trời, vì ngoài trời sẽ ít rủi ro hơn. Họ đã đầu tư vào một phương thức kinh doanh mới. Nhưng sau khi đổ tiền vào đó, họ phải đóng cửa nhiều lần”. Merchant Service Group là một công ty về thanh toán, quản lý hơn 5.000 tài khoản thẩm mỹ viện, bao gồm hàng trăm tài khoản do người Mỹ gốc Việt sở hữu.

    “Ngành làm đẹp khác với ngành nhà hàng. Một nhà hàng không cần phải đẹp để thành công nhưng một thẩm mỹ viện phải đẹp vì mọi người đến đó để trở nên xinh đẹp. Do đó, áp lực về chi phí là rất lớn”, anh Hai Thanh La nói thêm.

    Hình ảnh

    Những chiếc giường đã sẵn sàng nhưng không có khách. Ảnh: Latimes

    Chuyện học tập cũng bị ảnh hưởng

    Không chỉ ảnh hưởng đến kinh doanh, đại dịch còn tác động mạnh đến việc học tập của sinh viên ngành này.

    Điển hình là trường hợp của sinh viên của Cao đẳng Làm đẹp Nâng cao, Darren Luu, người đang sắp hoàn thành 1.600 giờ học bắt buộc để đủ điều kiện thi tốt nghiệp, đã phải trì hoãn việc thi cử của mình vì đại dịch.

    Darren Luu từng thắng giải ba của một cuộc thi trực tuyến về làm đẹp năm 2020, do tổ chức Supercuts tổ chức. Tuy nhiên, sự nghiệp tiềm năng của anh sẽ phải chờ thêm vài tháng.

    “Tình hình thực sự tồi tệ. Mọi người không đi chơi, họ không chụp ảnh để khoe với mọi người. Người muốn làm đẹp thì không thể và người muốn giúp họ đẹp cũng không có cơ hội”, anh nói.

    Điểm sáng duy nhất trong hoàn cảnh này là việc Hội đồng Ngành tóc và Thẩm mỹ đã cho phép sinh viên học trực tuyến với tỷ lệ 25% học tại trường và 75% trực tuyến.

    Linh Nguyen, Phó hiệu trưởng của Cao đẳng Làm đẹp Nâng cao, cho biết. “Cách học này cũng không phải lý tưởng vì khi ở nhà, bạn phải thực hành trên ma-nơ-canh thay vì có người thật. Nhưng ít nhất, việc học của bạn không bị đình trệ”.

    Đối diện nguy cơ mất khách hàng sau lệnh phong toả

    Điều làm các chủ tiệm đau lòng nhất là chứng kiến khách hàng của họ rơi vào tay của những dịch vụ “ngầm”, những nơi vẫn mở cửa dù cho lệnh đóng cửa đã được ban hành.

    “Họ xem mạng xã hội và thấy khách hàng của mình đăng bài về việc họ vừa cắt tóc. Lúc đó họ biết rằng mình đang mất khách hàng. Đôi khi, bạn không thể đổ lỗi cho khách hàng vì họ vẫn cần phải làm đẹp. Tuy nhiên, vẫn rất đau lòng”, Linh chia sẻ thêm.


    Hình ảnh

    Demi Quynh dọn dẹp cơ sở của mình để đón khách sau khi lệnh phong toả hết hiệu lực. Ảnh: Latimes.

    Tết Nguyên Đán và ngày lễ tình nhân đang đến gần nên dù tình hình có khó khăn thế nào, những người làm việc trong ngành làm đẹp vẫn phải luôn chuẩn bị sẵn sàng để đón tiếp những vị khách của mình, dù với hy vọng nhỏ nhất.

    Và với Tina Vo, cô cũng có nhu cầu được làm đẹp. “Hy vọng là tôi có thể thử một màu tóc mới. Tôi muốn thợ làm tóc có việc để làm và được trả công”, cô nói.

    Sang Trần
    Hình ảnh

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 133 khách