Bạn đang xem trang 1 / 3 trang

Mỹ:Cảnh ế ẩm trong siêu thị của ngViệt

Đã gửi: Thứ 3 Tháng 12 22, 2020 2:26 pm
by music123
Cộng đồng gốc Việt ở San Jose chật vật vì Covid-19

12/22/20

MỸ Người gốc Việt dường như chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong cộng đồng gốc Á ở San Jose vì Covid-19, dù dữ liệu chính thức không công bố.

Vào một ngày đẹp trời tháng 12, mặt trời rọi vào những gương mặt đang đi bộ vào Trung tâm Thương mại Grand Century Mall ở thành phố San Jose, hạt Santa Clara, bang California. Trong một trung tâm từng tấp nập người mua sắm, đặc biệt là người gốc Việt, hầu hết các chủ cửa hàng và nhân viên đều cùng làm một việc: dọn dẹp, chuẩn bị các đơn gửi đi cho khách hàng.

San Jose là nơi sinh sống của hơn 100.000 người gốc Việt, tính đến năm 2010, đông nhất trong số các thành phố tại Mỹ. Toàn hạt Santa Clara có khoảng 140.000 người gốc Việt nhưng ảnh hưởng của Covid-19 với cộng đồng tại đây không rõ ràng.

Trang thông tin dữ liệu của hạt chỉ cung cấp về số ca nhiễm và tỷ lệ tử vong ở các nhóm sắc tộc khác mà không bao gồm các nhóm thiểu số thuộc cộng đồng gốc Á, bao gồm cả gốc Hoa, gốc Ấn, gốc Phi. Dưới áp lực của công chúng tại cuộc họp Ban Giám sát ngày 8/12, giới chức Santa Clara dự kiến công bố thông tin vào ngày 15/12.

Hình ảnh

Linh Nguyen, chủ quán Paloma Cafe, đứng trong nhà hàng vắng tanh của mình tại trung tâm thương mại San Jose. Ảnh: San Jose Spotlight.

Huy Tran, thành viên nhóm Bàn tròn Người Mỹ gốc Việt ở San Jose, cho hay việc thiếu dữ liệu về các nhóm gốc Á cụ thể khiến cộng đồng của anh khó hiểu hết ảnh hưởng của Covid-19.

"Chúng ta đang nói về một hạt rất đa dạng. Trải nghiệm của người tị nạn Đông Nam Á rất khác với người nhập cư Nam Á gần đây", anh nói.

Anh cho biết nhiều thông tin sai lệch về Covid-19 đang xâm chiếm truyền thông Việt ngữ tại Mỹ. Anh nhắc tới câu chuyện trên đài truyền hình địa phương về một đôi vợ chồng già gốc Việt ở San Jose sống sót sau khi mắc Covid-19. Phóng viên hỏi họ đã áp dụng những biện pháp phòng dịch nào và họ trả lời rằng đơn giản chỉ súc miệng bằng nước muối, một phương pháp không được xem là có khả năng ngăn ngừa Covid-19.

"Tôi có gia đình ở Omaha đã nghe tin về đôi vợ chồng tại San Jose và họ nghĩ 'đơn giản nhỉ' ", Huy kể. "Thông tin này lan rộng và được nhiều người tin là thật".

Cộng đồng gốc Việt có một số đặc điểm riêng khiến họ đặc biệt nhạy cảm với nCoV. Theo báo cáo từ hạt năm ngoái, lượng người lớn gốc Việt mắc bệnh tiểu đường cao hơn tất cả các nhóm gốc Á, Thái Bình Dương và Kavkaz tại hạt này. Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Bệnh tật (CDC) xác định tiểu đường tuýp I và II là điều kiện làm gia tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng khi mắc Covid-19.

Linda Do, chủ tiệm Blossom Nail Spa ở San Jose, nói rằng phụ nữ gốc Việt chịu ảnh hưởng nặng nề do lệnh đóng cửa, do có nhiều người làm việc ở các tiệm làm móng và tóc. Họ còn phải theo dõi việc học hành của con cái trong khi không thông thạo ngôn ngữ và công nghệ mới.

"Chúng tôi không được hỗ trợ tài chính, không ai giúp chúng tôi", Linda nói. "Họ sẽ không để chúng tôi đi làm nuôi sống gia đình. Tôi có 50 nhân viên cần phải chịu trách nhiệm".

Linh Nguyen, chủ quán Paloma Cafe, đồng tình rằng thay đổi cách thức hoạt động khiến các hộ kinh doanh gặp khó khăn. Bên trong nhà hàng này là một loạt máy sưởi chưa dùng tới và những chiếc ghế gấp xếp xó.

Hoang Truong, người sinh ra và lớn lên ở San Jose, cho biết anh may mắn vẫn duy trì được công việc toàn thời gian, vừa làm việc từ xa vừa giúp vợ trông con nhỏ 1 tuổi. Nhiều người trong cộng đồng từng làm thu ngân hay bồi bàn ở các nhà hàng đã mất việc.

"Có nhiều khó khăn về tài chính. Đời sống ngày càng đắt đỏ hơn", anh nói.

Hoang cho hay người già đặc biệt bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Họ từng đến các trung tâm cộng đồng tham gia hoạt động xã hội nhưng nay những nơi này đều đóng cửa.

"Điều đó thực sự ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của họ. Họ cảm thấy chán nản, cô đơn, không thể trò chuyện với ai", anh nói.

Cộng đồng gốc Việt cũng chia rẽ sâu sắc về việc có nên tái mở cửa doanh nghiệp hay không.

"Tất nhiên, giới trẻ thực sự muốn mở cửa, họ cần đi làm, cần nuôi sống gia đình. Khi tôi nói chuyện với người già trong cộng đồng mình, hầu hết họ vẫn lo sợ Covid-19", anh nói.


Hình ảnh

Các học sinh trung học Nathan Le, Andrew Le và Jonathan Nguyen đứng trước trung tâm thương mại San Jose. Nathan Le đang làm thêm để giúp bố mẹ do họ bị mất việc. Ảnh: San Jose Spotlight.

Bác sĩ Daljeet Rai, một bác sĩ gia đình tại Bệnh viện O’Connor ở San Jose, cho biết dựa trên quan sát của ông và dữ liệu công khai, người gốc Latinh là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi Covid-19. Tuy nhiên, người gốc Việt và gốc Philippines dường như bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong số người gốc Á dù không có dữ liệu cứng.

"Dường như người gốc Việt và người gốc Ấn đang đề phòng nhiều hơn", ông Rai nói. "Đó là một cuộc đấu tranh với chúng tôi và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tôi chắc chắn rằng đó còn là một cuộc đấu tranh lớn hơn cho các nhà dịch tễ học đang cố gắng cung cấp những dữ liệu này cho chúng tôi".

Rai cho biết các nhóm sắc tộc, đặc biệt là người Mỹ gốc Mexico và gốc Việt, phải dung hòa giữa thực tế của đại dịch với các truyền thống trong nền văn hóa riêng của họ.

"Người phương Tây thường không gắn bó với đại gia đình. Còn người gốc Á rất khó để bảo với các thành viên gia đình rằng 'đừng đến'. Bạn phải lịch thiệp".

Ông thêm rằng nhiều người trong các nhóm sắc tộc này cần làm các công việc thiết yếu để chu cấp cho gia đình, làm tăng nguy cơ phơi nhiễm virus.

"Họ buộc phải đi làm khi người khác không phải làm việc", Rai nói. "Họ phải trả các hóa đơn và nhiều khi họ không đủ hiểu về hệ thống để xem những dịch vụ nào có sẵn".

Linh Nguyen, chủ quán Paloma Cafe, cho hay những hạn chế phòng dịch khiến anh chỉ còn duy trì 80% nhân viên do doanh thu giảm mạnh. Anh đã bù đắp lượng nhân công thiếu hụt bằng sự hỗ trợ của vợ và hai con gái lớn mỗi khi rảnh. Tuy nhiên, Linh ủng hộ biện pháp của chính quyền.

"Tôi ưu tiên sức khỏe trên hết. Đóng cửa là quyết định đúng đắn", anh nói.

Anh Ngọc (Theo San Jose Spotlight)

Re: SJ:Cộng đồng gốc Việt chật vật vì Corona

Đã gửi: Thứ 3 Tháng 12 22, 2020 8:38 pm
by music123
Cộng đồng gốc Việt ở California chật vật vì Covid-19

12/23/20

Số người Mỹ gốc Việt được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường nhiều hơn các nhóm gốc Á khác nên họ đặc biệt nhạy cảm với dịch bệnh.
TS trích dịch bài đăng từ San Jose Spotlight, đề cập đến cuộc sống khó khăn trong mùa dịch mà cộng đồng người Mỹ gốc Việt phải đối mặt.
Vào một ngày đẹp trời tháng 12, ánh nắng rọi vào những gương mặt đang đi vào trung tâm thương mại Grand Century ở thành phố San Jose (hạt Santa Clara, bang California). Nơi đây từng tấp nập người mua sắm trước khi đại dịch ập đến.

Hầu hết chủ cửa hàng và nhân viên ở các gian hàng đều làm cùng một việc: dọn dẹp và chuẩn bị các đơn gửi đi cho khách hàng.

San Jose là nơi sinh sống của hàng trăm nghìn cư dân Mỹ gốc Việt, đông nhất trong số các thành phố tại xứ cờ hoa. Toàn hạt Santa Clara có hơn 180.000 cư dân gốc Việt, theo Eater. Thế nhưng, ít ai biết rằng đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng thế nào đến cộng đồng này.

Hình ảnh

Khu ăn uống toàn quán ăn Việt Nam tại trung tâm thương mại Grand Century. Ảnh: Hiếu Trung.Thông tin thất thiệt lan truyền

Thông tin thất thiệt lan truyền

Cổng thông tin hạt Santa Clara không cung cấp dữ liệu về các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và tỷ lệ tử vong cho các nhóm thiểu số gốc Á, bao gồm cả gốc Hoa, gốc Philippines và gốc Ấn Độ. Sau áp lực của người dân tại cuộc họp Hội đồng giám sát ngày 8/12, chính quyền hạt cam kết sẽ cung cấp thông tin đó.

Cổng thông tin hạt Santa Clara không cung cấp dữ liệu về các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và tỷ lệ tử vong cho các nhóm thiểu số gốc Á, bao gồm cả gốc Hoa, gốc Philippines và gốc Ấn Độ. Sau áp lực của người dân tại cuộc họp Hội đồng giám sát ngày 8/12, chính quyền hạt cam kết sẽ cung cấp thông tin đó

Huy Tran, thành viên hội đồng quản trị tại Hội Bàn tròn người Mỹ gốc Việt ở San Jose, cho biết việc thiếu dữ liệu phân tách cụ thể các nhóm gốc Á khiến cộng đồng của anh khó nắm bắt được tác động của Covid-19.

"Chúng ta đang nói về một hạt rất đa dạng. Trải nghiệm của người tị nạn Đông Nam Á rất khác với người nhập cư Nam Á gần đây", anh nói.

Huy cho biết thông tin sai lệch về dịch bệnh xuất hiện tràn lan trên các phương tiện truyền thông bằng tiếng Việt ở nơi đây.

Anh nhắc lại chuyện một đài truyền hình địa phương đã phỏng vấn một cặp vợ chồng già gốc Việt sống sót sau khi mắc Covid-19.

Hình ảnh

Khi phóng viên hỏi họ đã thực hiện các biện pháp nào để bảo vệ sức khỏe, hai ông bà trả lời rằng họ chỉ đơn giản súc miệng bằng nước muối - một phương pháp không hề có khả năng ngăn ngừa Covid-19 trên thực tế.

“Một gia đình ở thành phố Omaha (bang Nebraska) mà tôi biết cũng đã nghe chuyện đó, dẫn đến việc họ coi nhẹ dịch bệnh và cho rằng ‘Ồ Covid-19 chẳng có gì phải đáng lo’. Có thể thấy, thông tin giả mạo này đang lan truyền nhanh chóng”, anh nói.

Cộng đồng gốc Việt nơi đây có lý do riêng để họ đặc biệt nhạy cảm với virus corona.

“Số người Mỹ gốc Việt được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường nhiều hơn các nhóm gốc Á khác, cũng như người da trắng trong hạt”, theo một báo cáo từ hạt Santa Clara vào năm 2019.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng xác định tiểu đường loại I và II là một trong những bệnh lý làm tăng trầm trọng các triệu chứng Covid-19.


Khó khăn tài chính


Linda Do, chủ tiệm làm móng Blossom Nail Spa ở thành phố San Jose, cho biết phụ nữ Việt Nam sinh sống nơi đây gặp nhiều khó khăn vì đại dịch Covid-19.

Nhiều người trong số họ làm việc trong lĩnh vực bị hạn chế bởi lệnh đóng cửa của chính quyền hạt, như tiệm làm móng, làm tóc. Họ cũng phải giám sát việc học online của con cái, mặc dù không thạo tiếng Anh và các thiết bị công nghệ.

Hình ảnh

Anh Linh bên cạnh những chiếc máy sưởi xếp xó trong quán. Ảnh: Sonya Herrera.

“Chúng tôi không được hỗ trợ tài chính, nhưng đồng thời chính quyền không cho phép chúng tôi đi làm để chu cấp gia đình. Bản thân tôi cần phải chịu trách nhiệm với 50 nhân viên của mình”, Linda nói.

Linh Nguyen, chủ quán cà phê Paloma Cafe, đồng ý rằng sự thay đổi cách thức hoạt động khiến các cơ sở kinh doanh gặp khó khăn. Bên trong quán của anh là loạt đèn sưởi chưa dùng tới và những chiếc ghế xếp xó.

Hoang Truong, người đàn ông sinh ra và lớn lên ở San Jose, cho biết anh cảm thấy may mắn khi được giữ lại công việc toàn thời gian. Nhờ đó, anh có thể vừa làm việc tại nhà, vừa hỗ trợ vợ và đứa con mới một tuổi.

Nhiều người trong cộng đồng của anh từng làm thu ngân hoặc bồi bàn trong nhà hàng đã mất việc vì Covid-19. “Cuộc sống ngày càng đắt đỏ, trong khi chúng tôi gặp nhiều khó khăn về tài chính”, anh nói.

Hoang cho biết người già cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Trước đây, nhóm cư dân này có thể đến các trung tâm cộng đồng để cùng nhau hoạt động xã hội. Nhưng giờ đây, những địa điểm đó đều đóng cửa.

“Nó thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người cao tuổi. Họ cảm thấy buồn chán, cô đơn khi không thể nói chuyện với bất kỳ ai khác”, anh chia sẻ.

Cộng đồng gốc Việt ở San Jose cũng bị chia rẽ sâu sắc khi tranh luận xem có nên tái mở cửa hay không.

"Tất nhiên, giới trẻ thực sự muốn mở cửa. Họ cần đi làm để nuôi sống gia đình. Trong khi đó, hầu hết người già vẫn lo sợ Covid-19", Hoang nói.

Gia đình chia cắt

Daljeet Rai, bác sĩ tại Bệnh viện O’Connor ở thành phố San Jose, cho biết dựa trên quan sát của ông và dữ liệu công khai, người Latin chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi Covid-19.

Tuy nhiên, người Mỹ gốc Việt và gốc Philippines mới là đối tượng bị tác động nặng nề hơn cả trong số cư dân gốc Á, dù chưa có số liệu cụ thể.

Hình ảnh

Các trung tâm xã hội dành cho người cao tuổi đóng cửa. Ảnh: City of San Jose.


“Đó là một sự khó khăn đối với chúng tôi và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tôi chắc chắn rằng những nhà dịch tễ học đang cố gắng cung cấp những dữ liệu này cho chúng tôi còn gặp khó khăn hơn thế nữa”, Daljeet nói.

Theo bác sĩ, các nhóm sắc tộc, đặc biệt là người Mỹ gốc Việt và gốc Mexico, phải dung hòa giữa thực trạng đại dịch và truyền thống trong nền văn hóa riêng của họ.

“Người phương Tây ít khi gắn bó với đại gia đình. Họ không gặp khó khăn trong việc từ chối người thân, bạn bè ‘qua nhà chơi’ như người gốc Á. Bạn phải lịch thiệp và tỏ lòng hiếu khách”, ông chia sẻ.

Bác sĩ Daljeet cho biết nhiều người gốc Á cũng phải làm việc trong những ngành nghề thiết yếu để chu cấp cho gia đình, gặp nguy cơ bị phơi nhiễm virus cao hơn.

“Họ buộc phải làm việc để thanh toán các hóa đơn. Nhiều khi, họ cũng không hiểu hệ thống chính quyền để xem những dịch vụ hỗ trợ nào có sẵn”, ông nói.

Linh, chủ quán cà phê, cho biết những quy định giãn cách của hạt khiến anh chỉ duy trì 80% nhân viên do doanh thu giảm mạnh. Anh bù đắp lượng nhân công thiếu hụt bằng sự hỗ trợ của vợ và 2 con gái lớn mỗi khi họ rảnh. Tuy nhiên, Linh ủng hộ biện pháp của chính quyền.

“Tôi ưu tiên sức khỏe trên hết. Đóng cửa là quyết định đúng đắn”, anh nói.

Hồng Chang

Những VK Mỹ đầu tiên kể chuyện tiêm và được tiêm vắc xin Covid-19: Mong về ăn Tết

Đã gửi: Thứ 4 Tháng 12 23, 2020 10:35 am
by music123
Những Việt kiều Mỹ đầu tiên kể chuyện tiêm và được tiêm vắc xin Covid-19: Mong về ăn Tết

12/23/20

Lực lượng y tế được tiêm Vắc xin ngừa Covid-19 trước từ 1-2 tuần trước (ngay khi Vaccine Pfizer đến Mỹ). Tiếp đến là những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao như cựu chiến binh, người cao tuổi, đặc biệt những người già những người trong nhà dưỡng lão. Những Việt kiều Mỹ đầu tiên cũng đã được tiêm và họ tin sẽ an toàn.

Hình ảnh

Ban Quản lý vắc xin Covid-19 tại bệnh viện Houston

TP New York


Lực lượng y tế được chích trước từ 1-2 tuần trước (ngay khi Vaccine Pfizer đến Mỹ). Tiếp đến là những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao như cựu chiến binh, người cao tuổi, đặc biệt những người già nhung nguoi gia trong nhà dưỡng lão.
Ông quản lý khu chung cư của tôi ở khu Midwood (khu Do Thái) là cựu chiến binh, năm nay 65 tuổi, có vợ Việt Nam, đã được chích mũi đầu tiên từ 2 tuần. Ông phấn khởi khoe: “Chích nhẹ nhàng, không có dấu hiệu mệt mỏi hay khác thường gì cả. Tôi thấy tự tin an tâm hẳn…” Ông Anthony tiếp: “Chích mũi thứ 2 nữa là xong. Chính phủ tốt với cựu chiến binh lắm. Người ta tự gọi tôi để mời đi chích vaccine đó. Tôi không phải đăng ký hay nộp đơn xếp hàng gì cả…”

Ông Chen, người gốc Hoa, 73 tuổi, bác sĩ ở khu phố Tàu Manhattan, có vợ Việt Nam (Anh Đào, 49 tuổi) cũng được đi chích vaccine Pfizer từ những ngày đầu. Ông Chen nói: “Lúc đầu cũng sợ sợ vì cao tuổi mà vacxin COVID 19 lại được nghiên cứu và phê duyệt trong thời gian ngắn. Nhưng đến nay thì không thấy có biến chứng gì cả. Tôi thấy bệnh nhân và đồng nghiệp đều chia sẻ tương tự như vậy… Vaccine an toàn rồi!”

Tin vui về vaccine chích diện rộng thành công bước đầu làm mọi người phấn khởi. Mấy tuần vừa rồi khi nào tôi ra đường đều thấy một không khí đã khởi sắc. Các phương tiện đi lại công cộng như xe bus và xe điện ngầm càng ngày càng đông đúc lên.


Người dân vẫn chen chúc ở Đại Lộ số 5 (Fifth Avenue) để mua sắm, xem cây thông Giáng Sinh, và nhạc ánh sáng tại khu mua sắm nổi tiếng Sak Fifth.

Tuy nhiên, đông thì có đông nhưng vẫn không thể như New York của những năm trước. Nhớ năm ngoái ba mẹ đến thăm tôi ở New York: “Ba mẹ không dám nhìn cảnh vật xung quanh mà chỉ nhìn áo đỏ của con đi trước vì sợ bị lạc. Giữa biển người reo hò tưng bừng vậy, lạc mất sao mà tìm… Không thể nghe được tiếng của nhau!”

Hình ảnh

Người dân New York đã đi xe buýt đông hơn

Hình ảnh

TP Houston

Houston là nơi có đông người Việt định cư thứ 3 ở nước Mỹ, chính vì thế có rất nhiều người Việt mình góp công sức vào cuộc chiến lịch sử chống đại dịch COVID 19!

Cô Trang (30 tuổi, dược sĩ) nói: “Từ hôm vaccine Pfizer đến bệnh viện tôi, mỗi ngày chích gần mười mấy tiếng mà không kịp… Tôi trong ban nhận và phát vaccine nên phải ký giấy tờ bảo mật ghê lắm… Lộ thông tin các nhân nào liên quan đến vaccine ra là mất việc như chơi…”

Cô Trang tiếp: “Tính đến thời điểm này (đêm 21.12), vaccine Pfizer của bệnh viện tôi đã hết. Những đợt chích sau phải dung Moderna. Chúng tôi rất lo vì Pfizer đã được dùng trên diện rộng mà không thấy biến chứng gì nên yên tâm hơn! Bây giờ chích Moderna thì khác gì mình là đợt đầu thử nghiệm trên người… Nhưng Pfizer thì là sản phẩm nhập khẩu từ Đức còn Moderna là hàng nội địa, một bên chỉ có chỉ tiêu vài ngăm ngàn liều cả nước, một bên mình lấy được hàng triệu liều ngay trong sân nhà… Chắc là từ đây nơi nào cũng sử dụng Moderna…”

Anh Vinh (29 tuổi, dược sĩ) nói: “Cái khó ở đây nữa là vaccine Pfizer được yêu cầu phải bảo quản trong môi trường cực lạnh… Chỉ có bệnh viện mới có kinh phí bảo quản vaccine trong môi trường đặc biệt này… Thường thì các vaccine như cảm cúm (flu vaccine) người dân Mỹ chích hàng năm đều được lấy từ các hệ thống phân phối của CVS hay Walgreen nên tiện lợi lắm, mỗi con đường hay khu phố đều có các cửa hàng này… Câu hỏi hóc búa bây giờ cho ngành y là làm sao các đại lý phân phối này có thể đảm bảo yêu cầu bảo quản của vaccine Pfizer trong khi Moderna không đòi hỏi các điều khiện bảo quản nghiêm ngặt… Trong tương lai tôi nghĩ chắc chắn Moderna sẽ được đưa ra sử dụng rộng rãi hơn!”
Anh Vinh cũng chia sẻ thêm việc anh đã nhận mũi đầu tiên của vaccine Pfizer và đến thời điểm này thì hoàn toàn yên tâm về độ an toàn.

Hình ảnh

Ban Quản lý vắc xin Covid-19 tại bệnh viện Houston

Cô Mai (28 tuổi, y tá) cũng đã nhận mũi đầu tiên. Cô chia sẻ giấy chứng nhận đã chích đợt 1 và hình ảnh tươi vui của các nhân viên y tế sau khi được tiêm vaccine Pfizer. Cô Mai nói: “2 mũi vaccine có tác dụng bảo vệ có thể đến 8 tháng. Sau đó nếu cơ thể yếu có thể bị nhiễm bệnh lại. Chính vì thế vaccine cho COVID 19 sẽ được khuyến khích chích hằng năm như flu vaccine.”

Cô Mai cũng nói thêm “Mũi thứ 2 dự đoán có thể sẽ gây mệt mỏi hơn mũi thứ 1. Ba tuần nữa tôi sẽ chích mũi thứ 2. Cứ chờ xem!”

Cô Trang, dược sĩ ở bệnh viện MD Anderson và là thành viên của đội vaccine, lo ngại khi những vaccine này được chích đại trà cho người dân vì nhiều lí do: “Thứ nhất là trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ vaccine. Để trở thành thuốc chích thì vaccine gốc (nhận trực tiếp từ tập đoàn dược Pfizer) cần phải điều chế thành nhiều liều thuốc chích cho bệnh nhân. Trong suốt quá trình này, vaccine phải được nghiêm ngặt bảo quản. Nếu không thì tác dụng, hiệu quả của vaccine sẽ bị giảm sút đi rất nhiều.”

Hình ảnh

Tiến hành tiêm vắc xin Covid-19 ở Houston

Cô cũng cho biết thêm: “Chỉ có bệnh viện lớn với nguồn nhân lực và kinh phí dồi dào mới đảm bảo được chất lượng của vaccine. Thứ hai là cơ sở vật chất cần để bảo quản vaccine quá mắc và khan hiếm. Tất cả đều được thiết kế và sản xuất bởi Pfizer…”

Theo cô Trang, ngay cả bệnh viện nhỏ ở trung tâm Y tế Houston còn chưa có được cơ sở vật chất như thế thì làm sao những công ty bán thuốc như Walgreen và CVS hay những trung tâm Y tế ở vùng ngoại ô có được…

Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh

Bác sĩ phẫu thuật, Tuệ Đinh, và trợ lý y khoa của ông, Linda, ở bệnh viện Methodist nằm trong nhóm đầu tiên được lấy vaccine. Cả 2 phấn khởi cho biết “Trước sau gì cũng phải lấy, lấy bây giờ thì còn được đội vaccine theo dõi triệu chứng phụ nên thấy an toàn hơn là lấy sau này!” Sau một tuần lấy vaccine, cả hai đều không có biến chứng phụ!

Ngày 22.12, các bệnh viện lớn của Houston sẽ nhận được vaccine của Moderna. Không khí thận trọng lại bao phủ trung tâm Y tế lớn nhất thế giới này như khi họ mới nhận dược vaccine Pfizer những ngày đầu tiên…

Tuy nhiên, anh Trí, bác sĩ nội khoa bệnh việc Methodist, lại thích vaccine mới của Moderna hơn sau khi đọc thông tin so sánh của cả 2 loại vaccine. Lý do chính mà anh cho biết là điều kiện bảo quản của vaccine Moderna không khắc nghiệt như của Pfizer nên chất lượng sẽ được đảm bảo hơn nhiều.

Kết

Khi cựu phó Tổng Thống Mike Pence và Tổng thống mới đắc cử Joe Biden công khai quá trình chích vaccine thì người dân Mỹ, bao gồm cộng đồng Việt xa xứ, ai nấy đều cảm thấy yên tâm hơn vì “các ông ấy già thế, quan trọng thế mà còn dám chích thì chắc là vaccine an toàn rồi. Nếu vaccine có vấn đề gì thì các ông cũng đã nắm được thông tin mật trước rồi đấy chứ!”

Tôi cũng đăng ký chích đợt đầu tại trường Đại Học Brooklyn. Thật sự là nỗi lo dịch bệnh hàng ngày làm tôi và các bạn đồng nghiệp mệt mỏi: “Không thể sống trong lo âu mãi như thế này được. Chẳng lẽ ở trong nhà cả đời?! Phải trở lại cuộc sống bình thường. Trường học cũng nên được sớm mở cửa lại…”

Trong thời gian chờ đợi vaccine đến các nhà giáo và nhân viên trường đại học, chúng tôi vẫn thường xuyên đi kiểm tra COVID 19 hàng tuần tại các trung tâm thử miễn phí gần trường.

Hình ảnh


Năm 2020 thật sự bắt đầu với đại dịch thế kỷ nhưng may mắn kết thúc với tin vui về các vaccine bắt đầu sử dụng rộng rãi trong cộng đồng. Cộng đồng Việt Kiều Mỹ mong rằng năm 2021 mọi hoạt động sẽ trở lại như trước dịch để “còn về Việt Nam ăn Tết và thăm gia đình!”


Phạm Bảo Huân
PGS-TS Phạm Bích Ngọc

Mỹ: Chuyện ng gốc Việ ttiêm vắc xin Corona

Đã gửi: Thứ 7 Tháng 12 26, 2020 8:48 pm
by music123
Chuyện tiêm vắc xin Covid-19 của người gốc Việt ở Mỹ

12/27/20

Đợt tiêm vắc xin Covid-19 đầu tiên khiến cộng đồng người gốc Việt ở Mỹ có thêm hy vọng được về VN thăm gia đình hay được đón tết an lành tại Mỹ.

Hình ảnh

Bác sĩ gốc Việt tên Duy ở Houston là một trong những người được tiêm vắc xin Moderna đầu tiên sau khi loại này được phân phối ở các bệnh viện lớn tại Mỹ
B.N - B.H

Những nhân viên y tế tại Mỹ, trong đó có người gốc Việt, nằm trong nhóm ưu tiên được tiêm vắc xin ngừa Covid-19 đầu tiên. Trải nghiệm ở mỗi người là khác nhau nhưng về cơ bản, những người làm trong lĩnh vực y tế này đa phần tin tưởng vắc xin và mong muốn được chủng ngừa sớm để tiếp tục công việc trên tuyến đầu chống dịch của mình.

Phản ứng khác nhau

Chị Trang (30 tuổi, dược sĩ Bệnh viện MD Anderson ở Texas) sau khi tiêm xong mũi 1 của vắc xin Pfizer hôm 22.12 có triệu chứng mệt nhẹ, sốt và nhức mỏi toàn thân vài ngày sau đó. Trong khi anh Nam (30 tuổi, dược sĩ Bệnh viện Methodist, Texas) chích cùng ngày lại không thấy cơ thể có gì khác biệt. Anh nói: “Tôi vẫn làm việc đến 20 giờ rồi đi ăn uống với bạn đến 23 giờ đêm, sáng hôm sau đi làm bình thường”.

Anh Duy, bác sĩ nội trú ở Bệnh viện Memorial-Houston, thì được tiêm vắc xin của Moderna. Dù đã được thông báo trước là triệu chứng phụ sẽ nặng hơn Pfizer nhiều nhưng anh vẫn không ngờ sẽ nặng như vậy. Vài tiếng sau khi tiêm vắc xin, anh đã bị sốt, nhức đầu và đau nhức khắp người đến tận bây giờ. Nhưng anh xem đây là dấu hiệu tốt khi cơ thể đã phản ứng với vắc xin và bắt đầu sản xuất bạch cầu chống lại vi rút.



Những người gốc Việt lớn tuổi đều mong muốn được tiêm vắc xin sớm. Ông bà Minh - Nguyệt (75 và 63 tuổi, dược sĩ Bệnh viện MD Anderson) đã đăng ký chích vắc xin vào tuần sau khi có thuốc trở lại. Ông bà chưa đăng ký đợt đầu vì tuổi cao nên muốn xem tình hình, nhưng thấy mọi người chích hai tuần qua đều nói tốt. Ông bà năm nào cũng về Việt Nam nên nóng lòng muốn được chủng ngừa để yên tâm về thăm quê sau cả năm ở Mỹ. Ông bà Hải - Thê (73 và 61 tuổi) phấn khích và hồi hộp chuẩn bị lấy vắc xin. Cả hai chỉ mong muốn quay lại cuộc sống bình thường. Từ khi vắc xin được cấp phép ở Mỹ, công việc kinh doanh của ông bà thuận lợi trở lại. Ông bà Tuấn - Mai (2 dược sĩ của Bệnh viện Texas Women, Texas) cũng sẽ lấy vắc xin Moderna vào cuối tuần này.

Hình ảnh

Tiệm nail người Việt ở Houston đông đúc ngày cuối năm 2020


Bà Nga (61 tuổi, phục vụ nhà hàng), bà Hằng (62 tuổi, kỹ sư tin học đã về hưu), và bà Thanh (61 tuổi) sống ở bang California đều mong ngóng đến lượt đi chích ngừa. Họ đều tin tưởng vào vắc xin vì cho là đã được kiểm chứng thực tế ở các y bác sĩ mấy tuần qua, nhất là sau khi Phó tổng thống Mike Pence và Tổng thống tân cử Joe Biden đều đã tiêm.
Trong khi đó, con cháu họ và những người trẻ lại có suy nghĩ trái ngược với thế hệ lớn tuổi. Giới trẻ chưa có ý định tiêm vắc xin Covid-19 ngay lúc này vì còn rất nhiều nghi ngại về độ an toàn cũng như hiệu quả, thời gian kháng thể, và lo rằng người chích ngừa vẫn có thể bị lây nhiễm, truyền bệnh cho người khác.

Nhiều biến chuyển và hy vọng

Từ khi có những tin tức tích cực về vắc xin, tâm lý của mọi người đã tốt lên, không còn nhiều lo ngại như trước đây. Với tâm trạng phấn khởi, vào những ngày lễ cuối năm, mọi người đã mạnh dạn chi tiền để mua sắm cho gia đình, trang trí, dọn dẹp nhà cửa đón năm mới.

Vắc xin không chỉ là tin vui cho những kiều bào ở quận Cam, San Jose (bang California), Atlanta (bang Georgia), Houston (bang Texas)... muốn về Việt Nam đón tết. Họ đang hy vọng một cái tết Tân Sửu với những hoạt động văn hóa đậm chất Việt như múa lân, đi chùa, hội chợ... cho vơi nỗi nhớ nhà và cho con em sinh tại Mỹ biết thêm về truyền thống nơi quê cha đất tổ. Cô Quỳnh (38 tuổi) mong ngóng được đi lễ chùa, mua sắm ở khu Phước Lộc Thọ như mấy năm trước. Những đứa trẻ cũng háo hức muốn được mặc áo dài đi chơi xuân.

Hình ảnh

Chợ Việt Hoa đông người mua sắm dịp cuối năm, bãi đậu xe chật kín

Những ngày cuối năm, không khí ăn lễ ở Houston đã sống động hẳn lên, đường phố đông đúc trở lại. Khu người Việt ở Houston những ngày qua sáng đèn mừng Giáng sinh. Các cửa hàng làm tóc và nail tấp nập ngày đêm. Chợ Việt Hoa chen chúc người mua đồ về nấu tiệc cho gia đình. Các tiệm ăn thì không có nhiều thực khách vì phần lớn đều gọi đồ mang về nhưng tình hình kinh doanh cũng tấp nập. Theo ông Hào, chủ nhà hàng Hảo Hảo ở Houston, thời gian chờ đợi để lấy đồ ăn mang về là một giờ. Vừa nói chuyện, ông vừa trả lời điện thoại không ngừng của khách hàng.
90% dân số tiêm vắc xin Covid-19, nước Mỹ mới có miễn dịch cộng đồng

Anh Tú, chủ một tiệm nail ở phía bắc Houston, cho biết những ngày gần đây, khách hàng phải xếp hàng mấy tiếng mới được phục vụ. Doanh thu của tiệm gần bằng những năm trước đây, thậm chí có ngày còn nhiều hơn vì khách hàng đi bù sau thời gian dài bị cách ly.

Tại New York, không khí Giáng sinh và chờ đón năm mới cũng trở nên tưng bừng. Dù chưa thể quay lại bình thường như trước do vẫn còn những quy định giới hạn nhưng các cửa hàng đã đông người mua sắm, tàu điện ngầm cũng đông đúc trở lại, ai ai cũng túi to túi nhỏ sau một ngày “đại mua sắm” dịp lễ cuối năm.

Các cô thợ nail Brooklyn những ngày qua tất bật khi người Mỹ yên tâm đi làm đẹp vì có vắc xin. Đi qua mấy tiệm nail người Việt ở Brooklyn thấy chỗ nào cũng đông vui tấp nập, cả khách lẫn thợ đều đeo khẩu trang kín mít. Mấy cô thợ trung niên còn cẩn thận đeo thêm tấm chắn nhựa để đề phòng vi rút. Cô Jolie Phan (49 tuổi) vui vẻ kể: “4 ngày nay (21 - 24.12), khách đến xếp hàng dài lắm, làm không kịp nghỉ! Làm đẹp cho người ta ăn Giáng sinh và tết Tây.” Cô nói tiếp: “Ở đây ai cũng theo dõi tin tức vắc xin hằng ngày. Làm nghề nail ngồi sát khách hàng, cầm tay cầm chân nên chúng tôi cũng sợ lây bệnh. Nhưng mà vì “miếng cơm manh áo”, ai cũng phải cố gắng. Đợt tết Tây này tôi kiếm được kha khá, gửi về giúp gia đình và bà con chòm xóm. Covid-19 có chỗ nào mà không khó khăn”.

Mặc dù mọi chuyện đang tốt lên nhưng những bà con người Việt ở Mỹ vẫn bảo nhau cẩn thận hết sức. Kể cả sau khi có vắc xin, việc đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và những thói quen phòng chống dịch vẫn sẽ được duy trì để tất cả cùng an toàn.
Khi hỏi những người quen biết đủ các sắc tộc về việc có định đi chích vắc xin sớm mới biết người Việt mình “gan” nhất. Mọi người đều tuyên bố chắc nịch: “Có chứ!”. Cô Dung, 65 tuổi, thợ nail ở Brooklyn, không ngần ngại đáp lời: “Khi nào người ta cho là tôi đi liền! Chích cho yên tâm rồi còn sớm về VN thăm mẹ”. Ông Bái (gần 80 tuổi, bị bệnh Parkinson nhiều năm nay) cũng tương tự như vậy. Ông không được gặp người thân nhiều tháng nay vì sợ bị lây Covid-19. Ông cũng nằm trong diện ưu tiên 1B để được lấy vắc xin vào tháng 1.2021. Ông phấn khởi chia sẻ rằng những triệu chứng phụ cũng không làm ông nản lòng vì chỉ cần gặp được con cháu là rất vui rồi. Ông cũng nói thêm đã sống gần hết đời người nên chỉ muốn có vắc xin để không ai phải lo dịch bệnh nữa, còn ông sẽ đi du lịch trong những ngày còn lại.
PGS-TS Phạm Bích Ngọc - Phạm Bảo Huân