Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang
NATO chào đón Phần Lan, Thụy Điển; công khai lo ngại cả Nga, Trung Quốc
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49818
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    NATO chào đón Phần Lan, Thụy Điển; công khai lo ngại cả Nga, Trung Quốc

    by music123 » Thứ 4 Tháng 6 29, 2022 12:50 pm

    NATO chào đón Phần Lan, Thụy Điển; công khai lo ngại cả Nga, Trung Quốc

    6/29/22

    Hình ảnh

    Thủ tướng Anh Boris Johnson, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và các nhà lãnh đạo NATO tại bữa tối ở Madrid, Tây Ban Nha, ngày 29/6

    NATO đã xác nhận rằng Thụy Điển và Phần Lan sẽ chính thức được mời tham gia liên minh quân sự và kêu gọi Nga phải "ngay lập tức" rút khỏi Ukraine.

    Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), liên minh quân sự ra đời năm 1949, đang họp thượng đỉnh tại Madrid, Tây Ban Nha.

    Trong một tuyên bố dài, NATO nói: "Hôm nay, chúng tôi đã quyết định mời Phần Lan và Thụy Điển trở thành thành viên của NATO, và đồng ý ký các nghị định thư gia nhập."

    "Chúng tôi hoan nghênh việc ký kết bản ghi nhớ ba bên giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan và Thụy Điển."


    Thổ Nhĩ Kỳ đã rút quyền phủ quyết trong NATO, cho phép Phần Lan và Thụy Điển gia nhập liên minh quân sự hôm 28/6.

    Ba quốc gia nói họ đã nhất trí bảo vệ an ninh của nhau, kết thúc tranh cãi.

    Yêu cầu chính của Thổ Nhĩ Kỳ là yêu cầu các nước Bắc Âu ngừng hỗ trợ các nhóm chiến binh người Kurd và dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ.

    Hình ảnh

    Lính Canada tham gia tập trận NATO tại Latvia

    Tuyên bố của NATO ngày 29/6 nói: "Việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập sẽ khiến họ an toàn hơn, NATO mạnh hơn và khu vực châu Âu-Đại Tây Dương an toàn hơn."

    "An ninh của Phần Lan và Thụy Điển có tầm quan trọng trực tiếp đối với Liên minh, kể cả trong quá trình gia nhập."

    Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu tại một cuộc họp báo: "Cuộc chiến chống Ukraine của Tổng thống Putin đã phá vỡ hòa bình ở châu Âu và tạo ra cuộc khủng hoảng an ninh lớn nhất ở châu Âu kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai".

    Ông nói: "NATO đã đáp trả bằng sức mạnh và sự đoàn kết."

    Nga nói đang theo đuổi một "hoạt động quân sự đặc biệt" ở Ukraine để loại bỏ những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc nguy hiểm. Ukraine và phương Tây cáo buộc Nga đã xâm lược đơn phương.

    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhắc lại với các nhà lãnh đạo NATO rằng Kyiv cần nhiều vũ khí và tiền hơn, và nhanh hơn.

    Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba ca ngợi "lập trường rõ ràng" của NATO đối với Nga và nói kết quả hội nghị thượng đỉnh chứng tỏ "có thể phải đưa ra những quyết định khó khăn nhưng cần thiết".



    Nga là 'đe dọa trực tiếp'



    Một thông cáo của NATO gọi Nga là "mối đe dọa trực tiếp và đáng kể nhất đối với an ninh của các đồng minh".

    NATO đã ban hành tài liệu Khái niệm Chiến lược mới, tài liệu đầu tiên kể từ năm 2010, nói rằng một "Ukraine độc lập mạnh mẽ là điều cần thiết cho sự ổn định của khu vực châu Âu-Đại Tây Dương".

    Zelensky, trong một video phát biểu với hội nghị thượng đỉnh, nói Ukraine cần 5 tỷ USD mỗi tháng cho quốc phòng và tự vệ.

    Trong khi đó, một quan chức tình báo hàng đầu của Mỹ hôm thứ Tư đánh giá Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn nhắm đến việc chiếm phần lớn Ukraine nhưng kịch bản có khả năng xảy ra nhất trong thời gian tới là một cuộc xung đột kéo dài.

    "Nói tóm lại, bức tranh vẫn còn u ám", Avril Haines, Giám đốc Tình báo Quốc gia, nói trong một hội nghị ở Washington.

    NATO lần đầu nêu tên Trung Quốc


    NATO lần đầu tiên đã chỉ ra Trung Quốc là một trong những ưu tiên chiến lược của NATO trong thập niên tới.

    "Về cơ bản, Trung Quốc đang xây dựng lực lượng quân sự, bao gồm vũ khí hạt nhân, bắt nạt các nước láng giềng, đe dọa Đài Loan ... giám sát và kiểm soát công dân của chính họ thông qua công nghệ tiên tiến, đồng thời truyền bá những lời nói dối và thông tin sai lệch của Nga", Tổng thư ký Jens Stoltenberg nói ngày 29/6.


    "Trung Quốc không phải là kẻ thù của chúng tôi," Stoltenberg nói, "nhưng chúng tôi phải nhìn rõ những thách thức nghiêm trọng mà Trung Quốc đặt ra."

    Tại hội nghị thượng đỉnh năm nay ở Madrid, các nhà lãnh đạo thế giới từ các quốc gia hiện không phải là thành viên của Nato - bao gồm Hàn Quốc và Nhật Bản, cùng với Phần Lan và Thụy Điển, những quốc gia đã nộp đơn xin gia nhập liên minh - tham dự với tư cách quan sát viên.
    Hình ảnh
Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 63 khách