Vụ Pelosi-ĐL:đẩy Mỹ vào thế khó
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Vụ Pelosi-ĐL:đẩy Mỹ vào thế khó

    by music123 » Thứ 5 Tháng 8 04, 2022 12:57 pm

    China launches missiles around Taiwan in largest live-fire military drills ever




    The Chinese army launched multiple ballistic missiles into waters around Taiwan on Thursday as China's largest ever military drills encircling the island began.

    "The Ministry of National Defence stated that the Chinese Communist Party fired multiple Dongfeng series ballistic missiles into the surrounding waters of northeastern and southwestern Taiwan from approximately 13:56 this afternoon," the Taiwanese defence ministry said in a brief statement.

    China's military has kicked off unprecedented war games as Beijing ramps up its intimidation campaign against the self-ruled island following Speaker of the United States House of Representatives Nancy Pelosi’s visit.







    Trung Quốc tập trận 'lớn chưa từng có' sau chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi

    8/4/22


    Hình ảnh

    Một máy bay trực thăng quân sự của Trung Quốc bay qua eo biển Đài Loan hôm 5/8/2022

    Năm cuộc tập trận quân sự quy mô chưa từng có của Trung Quốc bắt đầu lúc 12:00 giờ địa phương (04:00 GMT), ở một số vùng biển quanh Đài Loan.

    Tổng thống Thái Anh Văn cho biết Đài Loan đã phải đối mặt với "các mối đe dọa quân sự tăng cường có chủ ý".

    Đài Loan nói Trung Quốc đang cố gắng thay đổi hiện trạng khu vực, và rằng các cuộc tập trận của Trung Quốc đang phong tỏa không phận và hải phận hòn đảo này.

    Nhà phân tích Bonnie Lin nói với BBC rằng quân đội Đài Loan sẽ phản ứng thận trọng nhưng vẫn có nguy cơ đối đầu.

    "Ví dụ, nếu Trung Quốc quyết định điều máy bay qua không phận của Đài Loan, có khả năng Đài Loan sẽ cố gắng đánh chặn chúng. Và chúng ta có thể thấy một vụ va chạm trên không, chúng ta có thể thấy nhiều kịch bản khác nhau đang diễn ra," bà nói.

    Chuyên gia quân sự Đài Loan Lu Li-shi dự đoán rằng Trung Quốc có thể bắn tên lửa qua Đài Bắc, Đài Trung và Cao Hùng khi họ tiến về một trong sáu khu vực mà Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) đã chỉ định cho các cuộc tập trận bắn đạn thật trong trong tuần này, theo Taiwannews.

    Bà Pelosi đã có chuyến thăm ngắn ngủi nhưng gây tranh cãi tới Đài Loan, nơi mà Trung Quốc coi là một tỉnh ly khai.


    Các cuộc tập trận - lớn nhất từ trước đến nay của Trung Quốc xung quanh Đài Loan - là phản ứng chính của Bắc Kinh đối với chuyến thăm, mặc dù nước này cũng đã ngăn chặn một số hoạt động thương mại với hòn đảo này.

    Các cuộc tập trận sẽ diễn ra ở các tuyến đường thủy đông đúc và sẽ bao gồm bắn đạn thật tầm xa, Bắc Kinh cho biết.

    Hình ảnh

    Đài Loan cho biết họ đã điều động máy bay phản lực để cảnh báo máy bay chiến đấu của Trung Quốc vào thứ Tư, 3/8.

    Quân đội Đài Loan cũng đã bắn pháo sáng để xua đuổi máy bay không xác định, có thể là drone, khi chúng bay qua các đảo Kim Môn, nằm gần đất liền,

    Bộ Quốc phòng Đài Loan cũng cho biết họ đã hứng chịu các cuộc tấn công mạng, sau các cuộc tấn công tương tự vào các trang web khác của chính phủ hồi đầu tuần.

    Hình ảnh

    Các khu vực gần sát Đài Loan mà Trung Quốc tuyên bố tập trận

    Đài Loan đã yêu cầu các tàu tìm các tuyến đường thay thế để tránh cuộc tập trận và đang đàm phán với các nước láng giềng Nhật Bản và Philippines để tìm các tuyến hàng không thay thế.

    Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết các cuộc tập trận là vô trách nhiệm và cảnh báo chúng có thể vượt khỏi tầm kiểm soát.

    Mỹ hy vọng Bắc Kinh tránh "leo thang có thể dẫn đến sai lầm hoặc tính toán sai lầm" trên không hoặc trên biển, ông nói trong một cuộc phỏng vấn với National Public Radio hôm thứ Tư.

    Nhật Bản cũng bày tỏ quan ngại đối với Trung Quốc liên quan đến các khu vực nơi Bắc Kinh tiến hành tập trận quân sự. Nhật Bản nói rằng các khu vực này chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình.

    Tokyo hy vọng các vấn đề xung quanh Đài Loan sẽ được "giải quyết một cách hòa bình thông qua đối thoại", Chánh văn phòng Nội các Hirokazu Matsuno cho biết hôm thứ Tư.

    Các ranh giới EEZ của Nhật Bản vốn gây tranh cãi giữa các nước láng giềng. Chúng bao gồm một số đảo nhỏ cũng được Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.

    Đáp lại, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh nói rằng vùng biển ở khu vực này chưa được phân định và Bắc Kinh không chấp nhận "cái gọi là" đặc khu kinh tế của Nhật Bản.
    Sửa lần cuối bởi 3 vào ngày music123 với 0 lần sửa trong tổng số.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Vụ Pelosi-Đài Loan:TQ tập trận 'lớn chưa từng có'

    by music123 » Thứ 5 Tháng 8 04, 2022 1:02 pm

    Căng thẳng Mỹ-Trung: Phản ứng của VN và các nước cùng câu hỏi TQ có gây chiến

    8/4/22

    Hình ảnh

    Việt Nam và nhiều nước đã ngay lập tức có phản ứng sau chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, và trước các cuộc tập trận trả đũa quy mô lớn của Trung Quốc.

    Trong khi đó, bàn về khả năng Trung Quốc tấn công Đài Loan, ông Sean King, chuyên gia của công ty tư vấn Park Strategies ở New York, Hoa Kỳ, nói với BBC News Tiếng Việt:

    "Miễn là Đài Bắc không gây ra bất kỳ xung đột nào với đại lục, tôi tin tưởng rằng Washington sẽ bảo vệ Đài Loan trong trường hợp bị tấn công ở đại lục."

    Sau chuyến thăm của Chủ tịch Hạ Viện Mỹ, Trung Quốc tiếp tục mở các cuộc tập trận - lớn nhất từ trước đến nay xung quanh Đài Loan.

    Năm cuộc tập trận lớn 'chưa từng có' mà Trung Quốc đang tiến hành tại các vùng biển quanh Đài Loan được cho là phản ứng chính của Bắc Kinh đối với chuyến thăm, mặc dù nước này cũng đã ngăn chặn một số hoạt động thương mại với hòn đảo này.

    Các cuộc tập trận sẽ diễn ra ở các tuyến đường thủy đông đúc và sẽ bao gồm bắn đạn thật tầm xa, Bắc Kinh cho biết.

    Phản ứng của Việt Nam

    Cục Hàng không Việt Nam đã lập tức yêu cầu các hãng hàng không trong nước điều chỉnh hướng bay của các đường bay qua khu vực không phận Đài Loan.

    Lãnh đạo Cục Hàng không cho biết, trước thông tin Trung Quốc thông báo tập trận ở các khu vực gần Đài Loan từ ngày 4 đến 7/8, Cục đã họp khẩn với các hãng hàng không triển khai thác chuyến bay quốc tế gồm Vietnam Airlines, Bamboo Airways và Vietjet để triển khai phương án bay đảm bảo an toàn.

    Cụ thể, chiều 3/8, ông Đinh Việt Thắng - cục trưởng Cục Hàng không cho biết việc Trung Quốc tập trận gần Đài Loan ảnh hưởng tới các đường bay từ Việt Nam đi Mỹ (do Vietnam Airlines khai thác thường lệ), đường bay từ Việt Nam đến Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ với khoảng 60 chuyến bay bị ảnh hưởng. Trong đó, Vietnam Airlines bị ảnh hưởng 36 chuyến, Vietjet có 22 chuyến và Bamboo Airways có 12 chuyến.

    Để đảm bảo an toàn, các hãng hàng không sẽ điều chỉnh đường bay, tránh khu vực tập trận theo nguyên tắc: không bay qua, không bay gần, không chọn sân bay dự bị gần khu vực tập trận.


    Việc điều chỉnh các đường bay né vùng tập trận của Trung Quốc sẽ khiến quãng đường bay có thể xa hơn, thời gian bay dài hơn, tốn kém chi phí hơn vì tốn nhiều nhiên liệu trong bối cảnh giá nhiên liệu bay Jet A1 tăng liên tục từ đầu năm 2022, Tuổi Trẻ đưa tin.

    Hình ảnh

    Các khu vực gần sát Đài Loan mà Trung Quốc tuyên bố tập trận

    Ngoài việc điều chỉnh đường bay tránh vùng tập trận của Trung Quốc, Việt Nam còn lên tiếng về tình hình eo biển Đài Loan, điểm nóng leo thang căng thẳng khi bà Nancy Pelosi vẫn nhất quyết đáp xuống Đài Bắc tối 2/8 bất chấp các cảnh báo từ Trung Quốc.

    Hôm 3/8, phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói về tình hình eo biển Đài Loan:

    "Việt Nam kiên trì thực hiện chính sách 'Một Trung Quốc' và mong muốn các bên liên quan kiềm chế, không làm căng thẳng tình hình eo biển Đài Loan, đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới."

    Phản ứng của ASEAN và các nước khác


    Khối ASEAN ra thông cáo ngày 4/8, cảnh báo nguy cơ Đài Loan 'tính toán sai lầm', sẵn sàng giúp đỡ các bên đối thoại một cách hòa bình.

    "ASEAN kêu gọi sự kiềm chế tới đa, kiểm soát các hành động khiêu khích và duy trì các nguyên tắc được ghi trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Hiệp ước thân thiện và hợp tác TAC (Treaty of Amity and Cooperation),"

    Thông cáo còn tái khẳng định sự ủng hộ và tôn trọng của các thành viên của ASEAN đối với chính sách Một Trung Quốc. Đồng thời, khối này sẵn sàng đóng vai trò mang tính xây dựng trong việc tạo điều kiện cho các bên đối thoại hòa bình.

    Riêng Campuchia hôm 3/8 đã lên tiếng nước này "giữ vững một cách nhất quán và kiên quyết chính sách Một Trung Quốc". Nhưng khác với Việt Nam, Campuchia còn nêu rõ họ coi các vấn đề liên quan đến Hong Kong, Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương là chuyện nội bộ và thuộc các quyền chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc."

    Hình ảnh

    Campuchia ra thông báo giữ vững chính sách Một Trung Quốc

    Giám đốc chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell, đang có mặt tại Phnom Penh để đàm phán với ASEAN, đã lên án phản ứng của Trung Quốc, theo The Straits Times.

    "Không có lý do nào để biện minh việc dùng chuyến thăm làm lý do cho hoạt động quân sự gây hấn ở eo biển Đài Loan," ông tweet.

    ASEAN đang bị chia rẽ giữa các quốc gia có quan hệ thân thiết với Trung Quốc, như Myanmar, Campuchia, Lào, và những quốc gia khác cảnh giác hơn với Bắc Kinh và sự lấn lướt ngày càng tăng của nước này.

    Nhưng không quốc gia ASEAN nào chính thức công nhận Đài Loan và không quốc gia nào tỏ ra muốn ủng hộ Đài Bắc chống lại Trung Quốc.

    Cũng trong ngày 3/8, Nhật Bản đã bày tỏ quan ngại với Trung Quốc về các cuộc tập trận quân sự ở vùng biển xung quanh Đài Loan.


    Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản, ông Matsuno Hirokazu, cho biết Tokyo đã bày tỏ quan ngại tới Bắc Kinh về kế hoạch bắt đầu các cuộc tập trận quân sự gần Đài Loan của Trung Quốc, vì khu vực bị ảnh hưởng chồng lấn với Vùng Đặc quyền Kinh tế của Nhật Bản (EEZ).

    Ông Hirokazu cho biết hòa bình và ổn định ở Eo biển Đài Loan không chỉ quan trọng đối với an ninh của Nhật Bản mà còn đối với sự ổn định của cộng đồng quốc tế. Ông nói thêm rằng Chính phủ Nhật Bản nhất quán trong quan điểm rằng vấn đề Đài Loan cần được giải quyết một cách hòa bình thông qua đối thoại.

    Hàn Quốc cũng kêu gọi đối thoại để duy trì hòa bình khu vực. "Lập trường của chính phủ chúng tôi là duy trì đối thoại chặt chẽ với các bên liên quan ... trên cơ sở hòa bình và ổn định trong khu vực thông qua đối thoại và hợp tác là quan trọng," The Guardian dẫn nguồn tin từ văn phòng tổng thống.

    The Washington Post trích lời Thủ tướng Úc, Anthony Albanese, cho biết nước này sẽ "tiếp tục làm việc với các đối tác để thúc đẩy hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan".

    Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu cho biết EU có "Chính sách Một Trung Quốc rõ ràng", công nhận chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc, đồng thời theo đuổi "quan hệ hữu nghị và hợp tác chặt chẽ với Đài Loan".

    EU khẳng định họ quan tâm đến việc giữ gìn hòa bình và hiện trạng ở eo biển Đài Loan và nói "căng thẳng nên được giải quyết thông qua đổi thoại. Cần duy trì các kênh liên lạc phù hợp để giảm rủi ro cho việc tính toán sai lầm."

    Trong khi đó, Nga đã gọi chuyến thăm của bà Pelosi là một "hành động khiêu khích rõ ràng", nói thêm rằng Trung Quốc có quyền hành động để "bảo vệ chủ quyền của mình"

    Còn Bắc Hàn đã chỉ trích cái mà họ gọi là "sự can thiệp không cẩn trọng" của Mỹ vào vấn đề nội bộ của Trung Quốc, theo Reuters.

    Trung Quốc có đánh Đài Loan?

    Trả lời BBC News Tiếng Việt sáng 3/8, ông Sean King, chuyên gia của công ty tư vấn Park Strategies ở New York, Hoa Kỳ, cho rằng khả năng Trung Quốc tấn công Đài Loan sau chuyến thăm của bà Pelosi là không cao.

    Ông King phân tích: "Đối với bất kỳ cơ hội chiến tranh thực sự nào, Bắc Kinh nói rằng lằn ranh đỏ của họ đối với Đài Loan là một tuyên bố chính thức về nền độc lập của Đài Loan."

    Tuy nhiên, hồi tháng 1/2020, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn nói với BBC "rằng Đài Bắc không cần tuyên bố độc lập vì đất nước của bà đã độc lập với tên gọi Cộng hòa Trung Hoa (Đài Loan).

    "Như đã được đề cập trong hội thảo trên web Carnegie Endowment for International Peace gần đây, cuộc đổ bộ thành công cuối cùng trong thời chiến là cuộc đổ bộ của Tướng Mỹ Douglas MacArthur xuống Incheon trong Chiến tranh Triều Tiên năm 1950.

    "Vượt qua eo biển Đài Loan rộng 160 km, thường là eo biển gồ ghề sẽ là một điều khó nhằn đối với các lực lượng Trung Quốc đại lục. Sau đó, sẽ là một sự đòi hỏi khó khăn hơn để họ chiếm và giữ Đài Loan," ông King nhận xét.

    Hình ảnh

    Theo ông King, lực lượng Trung Quốc phải chiến đấu với các lực lượng quân sự của Đài Loan và có khả năng là sự can thiệp của Hoa Kỳ với sự hỗ "có thể" của Nhật Bản tại các căn cứ của Hoa Kỳ ở Nhật Bản.

    "Do đó, tôi không nghĩ sẽ có một cuộc xâm lược của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) sẽ sớm xảy ra, mặc dù Đài Loan và các nước bạn bè của họ nên luôn cảnh giác," ông King kết luận.

    Theo ông Sean King, thay vào đó, Bắc Kinh sẽ tiếp tục "nắn gân" Đài Loan bằng những màn đe doạ như đã làm trong hơn 70 năm qua.

    "Nhưng cân bằng lại, người Đài Loan nên cảm thấy tự tin hơn sau chuyến đi của mình. Đài Loan là một mắc xích quan trọng trong Chuỗi Đảo Đầu tiên và là một nền dân chủ tự nhiên đại diện cho mọi thứ mà Mỹ nên hỗ trợ. Đây cũng là đối tác thương mại lớn thứ mười của Mỹ.

    "Miễn là Đài Bắc không gây ra bất kỳ xung đột nào với đại lục, tôi tin tưởng rằng Washington sẽ bảo vệ Đài Loan trong trường hợp bị tấn công ở đại lục. Đài Loan đơn giản là quá quan trọng để có kết cục tệ hại nào," ông King nhận định.

    BBC
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Vụ Pelosi-Đài Loan:TQ tập trận 'lớn chưa từng có'

    by music123 » Thứ 5 Tháng 8 04, 2022 1:06 pm

    Ngoại trưởng Blinken: Mỹ phản đối nỗ lực thay đổi hiện trạng ở Đài Loan

    04/08/2022
    Reuters


    Hình ảnh

    Thủ tướng Campuchia Hun Sen tiếp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bên lề hội nghị các ngoại trưởng ASEAN ở Phnom Penh


    Mỹ phản đối bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng Đài Loan, nhất là bằng vũ lực, và chính sách của Washington đối với Đài Loan không thay đổi, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói với những người đồng cấp Đông Nam Á hôm 4/8.

    Sự ổn định giữa hai bờ eo biển là vì lợi ích của toàn bộ khu vực, ông tại một hội nghị ở Campuchia, một ngày sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan. Đây là chuyến thăm cấp cao nhất của Mỹ trong vòng 25 năm, gây phẫn nộ cho Trung Quốc, vốn cho rằng hòn đảo tự trị này là lãnh thổ của họ.

    “Chúng tôi và các nước trên thế giới tin rằng sự leo thang không có ích cho bất kỳ ai và có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn vốn không có lợi cho ai cả, bao gồm các nước ASEAN và cả Trung Quốc”, ông Blinken nói.

    Ông Blinken đang ở Campuchia để tham dự một hội nghị về an ninh của hơn 27 nước vốn dự kiến sẽ thảo luận về cuộc khủng hoảng lương thực do cuộc chiến Nga-Ukraine gây ra, sự ổn định ở eo biển Đài Loan và cuộc khủng hoảng ở Myanmar.

    Tại hội nghị, ông Blinken và ASEAN đã cam kết nâng cấp quan hệ thành đối tác chiến lược toàn diện.

    Trước đó, ông đã gặp Ngoại trưởng Qatar để nói về những diễn biến ở Afghanistan, Iran, và thảo luận về cuộc khủng hoảng kinh tế của Sri Lanka với người đồng cấp Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar.

    Sau đó, ông đã gặp tân ngoại trưởng Sri Lanka, Ali Sabry, và hứa sẽ hỗ trợ cho đất nước đang chao đảo trong khủng hoảng kinh tế và chính trị, mà ông nói là thách thức và cơ hội mới.

    Ông Blinken cho biết Mỹ ủng hộ Sri Lanka và Quỹ Tiền tệ Quốc tế bàn thảo một thỏa thuận dàn xếp công bằng để tái cơ cấu nợ.

    “Có cơ hội vào lúc này để tạo ra chính phủ có sự tham gia nhiều hơn, đại diện, dân chủ hơn và đáp ứng người dân hơn”, ông Blinken nói. “Và tận dụng khủng hoảng này để nắm bắt cơ hội, tạo ra kết quả tích cực trong hoàn cảnh rất khó khăn”.

    Ông nói với Thủ tướng Campuchia Hun Sen rằng Mỹ muốn có ‘quan hệ mạnh mẽ, tích cực’ giữa hai nước, trong cuộc gặp hiếm hoi vào thời điểm quan hệ song phương căng thẳng do vị thủ tướng tại vị lâu năm này đã đàn áp phe đối lập và xây dựng quan hệ quân sự chặt chẽ hơn với đồng minh Trung Quốc.

    Mỹ đã kêu gọi Campuchia minh bạch hơn trong việc xây dựng căn cứ hải quân Ream với sự giúp đỡ của Trung Quốc, mà Mỹ coi là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm gầy dựng ảnh hưởng trong khu vực

    .Ông Blinken tuyên bố Mỹ sẽ cấp 25 triệu đô la viện trợ lương thực và hợp tác nông nghiệp cho Campuchia vốn rất quan trọng để giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực do điều mà ông gọi là ‘hành động xâm lược’ của Nga ở Ukraine.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Vụ Pelosi-Đài Loan:TQ tập trận 'lớn chưa từng có'

    by music123 » Thứ 5 Tháng 8 04, 2022 1:22 pm

    Tàu sân bay Mỹ hoạt động gần Đài Loan giữa lúc Trung Quốc tập trận


    Việt Hà Thứ năm, 4/8/2022

    Hải quân Mỹ ngày 4/8 cho biết tàu sân bay USS Ronald Reagan đang hoạt động theo lịch trình đã được lên từ trước ngoài khơi bờ biển Philippines, phía đông nam Đài Loan.



    “Tàu USS Ronald Reagan và nhóm tác chiến đang hoạt động tại khu vực ngoài khơi bờ biển Philippines, thực hiện các hoạt động bình thường, đã được lên lịch trình từ trước - vốn là một phần của việc tuần tra định kỳ nhằm ủng hộ một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, một người phát ngôn của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ cho biết.

    Tàu USS Ronald Reagan vốn đóng tại cảng Yokosuka, Nhật Bản. Đây là tàu sân bay duy nhất của Hải quân Mỹ đóng thường xuyên ở nước ngoài, theo thông tin của Bộ Tư lệnh Hạm đội 7.


    Hình ảnh

    Tàu USS Ronald Reagan thăm Hong Kong (Trung Quốc) năm 2018. Ảnh: Reuters.


    Hoạt động của tàu USS Ronald Reagan được thông báo trong bối cảnh quân đội Trung Quốc đã khởi động các cuộc tập trận bắn đạn thật ở 6 khu vực xung quanh đảo Đài Loan.

    Thông tin về cuộc tập trận này được Bắc Kinh công bố ngay sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đặt chân tới Đài Bắc tối 2/8. Theo hải đồ, sáu khu vực tập trận nằm ở phía bắc, đông bắc, tây bắc, đông, nam và tây nam Đài Loan. Một số điểm chỉ cách bờ biển của Đài Loan 15 km.


    Hình ảnh

    Bản đồ các khu vực mà Trung Quốc tập trận quanh đảo Đài Loan. Ảnh: Xinhua.


    Trước đó, hôm 1/8, trang tin USNI News thông báo tàu sân bay USS Ronald Reagan, tàu tấn công đổ bộ USS Tripoli cùng các máy bay chiến đấu F-35B của Mỹ đang hoạt động ở vùng biển gần Đài Loan trong bối cảnh bà Pelosi đang thăm châu Á.

    Một người phát ngôn của Lầu Năm Góc tuyên bố hai con tàu này hoạt động bình thường trong khu vực. Dù vậy, một quan chức quốc phòng cấp cao nói với USNI News rằng các tàu và máy bay chiến đấu đã sẵn sàng nán lại khu vực như phương án dự phòng.
    Hình ảnh

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 113 khách