TQ: Biểu tình phản đối Covid lan rộng
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49314
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: TQ:B/T phản đối chính sách COVID lan rộng khắp Trung Quốc

    by music123 » Chủ nhật Tháng 11 27, 2022 6:40 pm

    Người biểu tình Trung Quốc công khai đòi ông Tập Cận Bình từ chức do cách chống Covid

    11/27/22 BBC

    Hình ảnh

    Cảnh biểu tình tại Thượng Hải trong ngày phản đối thứ nhì, Chủ Nhật 27/11

    Các cuộc biểu tình chống những lệnh hạn chế vì Covid tại Trung Quốc ngày càng căng thẳng và lan rộng sau một trận hỏa hoạn khiến 10 người thiệt mạng tại một khu căn hộ ở thành phố Urumqi.

    Tại thành phố Thượng Hải, video trên mạng xã hội của các nhà báo nước ngoài cho thấy hàng ngàn người đã đổ ra đường để tưởng nhớ các nạn nhân trong vụ hỏa hoạn và phản đối chống các lệnh hạn chế vì Covid.

    Giới sinh viên cũng biểu tình tại các trường đại học ở Bắc Kinh và Nam Kinh.

    Nhiều người đã lên án việc phong tỏa tòa nhà chung cư là nguyên nhân xảy ra hỏa hoạn ở Urumqi.


    Tuy giới chức bác bỏ việc các hạn chế phong tỏa nhằm phòng chống Covid là nguyên nhân dẫn tới những cái chết, nhưng các quan chức Urumqi, khá là bất thường, đã ra lời xin lỗi vào cuối ngày hôm thứ Sáu, và cam kết sẽ "vãn hồi trật tự" bằng việc nới dần các lệnh cấm.

    Hình ảnh

    Cảnh biểu tình tại Thượng Hải

    'Tập Cận Bình, hãy từ chức đi'

    Tại cuộc biểu tình ở Thượng Hải tối hôm thứ Bảy, người ta nghe thấy những tiếng hô vang "Tập Cận Bình, hãy từ chức đi", và "Đảng Cộng sản, hãy từ chức đi". Một số người cầm những tấm biển trắng. Một số người đốt nến, đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân.

    Đây là một khung cảnh hiếm khi xảy ra tại Trung Quốc, vì chỉ trích trực tiếp chính phủ và chủ tịch nước có thể bị trừng phạt nặng nề.

    Các nhà phân tích nói chính phủ có vẻ như đã quá coi nhẹ sự bất mãn dâng cao đối với 'Không Covid', chính sách đối phó với đại dịch của ông Tập Cận Bình, người gần đây cương quyết nói không thể đi chệch ra ngoài cách tiếp cận này.

    Một số người biểu tình còn la hét nhằm vào cảnh sát, khi đó đang xếp hàng ngoài đường.

    Một người biểu tình nói với hãng tin Associated Press (AP) là một trong số những người bạn của mình đã bị cảnh sát đánh tại hiện trường trong khi hai người khác thì bị xịt hơi cay. Video các phần khác của cuộc biểu tình cho thấy cảnh sát đứng nhìn người dân phản đối.

    Hình ảnh

    Trung Quốc hôm nay vẫn tăng cường an ninh tại các khu vực đã xảy ra biểu tình, với hàng chục cảnh sát, cảnh vệ riêng, các cảnh sát mặc thường phục trên đường

    Mặc dù tình hình tại khu vực đã được ổn định trước buổi sáng ngày hôm nay Chủ nhật 27/11, thế nhưng BBC thấy cảnh sát vẫn tăng cường sự hiện diện trong các khu vực biểu tình, với hàng chục cảnh sát, cảnh vệ riêng, các cảnh sát mặc thường phục trên đường.

    Ở nơi khác, tại một vài trường đại học của Trung Quốc, thì hình ảnh và video đã xuất hiện trên mạng ghi lại cảnh sinh viên biểu tình hôm tối ngày thứ Bảy 26/11. Cuộc tập hợp lớn nhất dường như tại Đại học Bưu chính Viễn thông Nam Kinh (Nanjing Communications University).

    Rất khó để xác minh các video biểu tình, thế nhưng nhiều video cho thấy sự chỉ trích công khai và thẳng thắn bất thường về chính phủ và người đứng đầu.

    BBC




    Chỉ trích Tập Cận Bình là bất thường

    Tessa Wong, Phóng viên số châu Á
    BBC


    Trận hỏa hoạn tại Urumqi là một kịch bản ác mộng đối với nhiều người Trung Quốc đã phải chịu các lệnh hạn chế ngày càng lan rộng trong những tháng gần đây - bị nhốt trong căn hộ, không đường thoát, theo một số thông tin. Chính quyền đã bác bỏ điều này, tuy nhiên động thái này không giúp chấm dứt sự giận dữ của người dân và ngăn sự bất an lan rộng.[/b]

    Điều này đã trở thành một điểm tới hạn khiến sự bất mãn dâng cao. Hàng triệu người mệt mỏi sau ba năm chịu các lệnh hạn chế đi lại vì Covid và xét nghiệm Covid hàng ngày. Sự tức giận cũng lan đến mọi ngóc ngách ở Trung Quốc, từ các thành phố lớn đến những vùng xa xôi như Tân Cương và Tây Tạng, tác động tiêu cực đến mọi thành phần của xã hội, từ các sinh viên đại học trẻ tuổi, công nhân nhà máy đến dân thường.

    Khi sự giận dữ gia tăng, các cuộc biểu tình chống những biện pháp Covid ngày càng trở thành cảnh tượng thường thấy. Thế nhưng các cuộc biểu tình cuối tuần qua bất thường trong bình thường mới, cả về số liệu, và sự thẳng thắn chỉ trích chính phủ và Chủ tịch Tập Cận Bình.


    Hàng trăm người đồng loạt đổ ra đường kêu gọi Chủ tịch Tập Cận Bình từ chức được cho là điều không thể tưởng tượng nổi chỉ không lâu trước đó. Nhưng sau một vụ biểu tình nghiêm trọng gần đây tại một cây cầu ở Bắc Kinh, khiến nhiều người ngỡ ngàng, thì một rào chắn dường như đã được xác lập trong việc được bày tỏ công khai hơn, và sự bất đồng sâu sắc hơn.

    Một số người khác cũng đã chọn vẫy cờ của Trung Quốc và hát quốc ca - giai điệu ca ngợi lý tưởng cách mạng và kêu gọi người dân "đứng lên, đứng lên". Đây là một biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước, có thể diễn giải là một biểu hiện đoàn kết nhắm đến sự chịu đựng của người dân Trung Quốc từ chính sách 'Zero-Covid' của Tập Cận Bình và lời kêu gọi hành động.

    Hình ảnh

    Người dân ở Thượng Hải làm lễ tưởng niệm cho những nạn nhân vụ cháy tại thành phố Urumqi hôm 26/11

    Những cuộc biểu tình mới nhất liên quan đến làn sóng biểu tình ngày càng gia tăng chống lại các biện pháp zero-Covid, ngày càng cho thấy sự chỉ trích mạnh mẽ hơn nhằm vào chính phủ và Chủ tịch Tập.

    Chiến lược zero-Covid là chính sách mới nhất tại một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới, một phần vì tỷ lệ tiêm vaccine tương đối thấp tại Trung Quốc và nỗ lực bảo vệ người lớn tuổi.

    Các đợt phong tỏa bất thình lình đã gây giận dữ trên khắp Trung Quốc - và các lệnh hạn chế vì Covid nhìn chung đã kích hoạt các cuộc biểu tình bạo lực hơn gần đây từ thành phố Trịnh Châu đến Quảng Châu.

    Mặc cho các biện pháp nghiêm ngặt, số ca nhiễm Covid tại Trung Quốc đã tăng lên mức kỷ lục chưa từng có kể từ khi đại dịch bùng phát.






    Protestors urge China's President Xi to resign over Covid restrictions - BBC News




    Protesters in China demand Xi Jinping step down | DW News


    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49314
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: TQ: Biểu tình phản đối Covid lan rộng

    by music123 » Thứ 2 Tháng 11 28, 2022 7:12 pm

    Trung Quốc: Biểu tình phản đối Covid lan rộng, Tập Cận Bình đối mặt thách thức chưa từng có

    28 tháng 11 2022 BBC

    Hình ảnh

    Người biểu tình tại Bắc Kinh cầm những tờ giấy trắng phản đối lệnh hạn chế vì Covid vào ngày 27/11


    Ngày 27/11, các cuộc biểu tình chống các lệnh hạn chế Covid ở Trung Quốc đã bước sang đêm thứ hai và lan sang các thành phố lớn như Bắc Kinh.

    Người biểu tình đã tập hợp ở thủ đô Bắc Kinh và trung tâm tài chính Thượng Hải, một số hô vang thông điệp yêu cầu Chủ tịch Tập Cận Bình, Đảng Cộng sản Trung Quốc phải từ chức. Hàng ngàn người đã tập hợp tại Thượng Hải vào cuối tuần qua.

    Một người dân địa phương tên Frank Tsai nói với BBC, "Tôi chưa từng thấy các cuộc biểu tình có quy mô thế này tại Thượng Hải trong 15 năm qua tôi sống ở đây". Frank Tsai nói có "rất rất ít" cuộc biểu tình nhằm vào chính phủ.

    Tại Bắc Kinh tối hôm qua 27/11, người biểu tình đã có cách đáp trả mỉa mai nhằm vào cảnh sát. Khi bị cảnh sát yêu cầu không được hô vang "Hãy chấm dứt phong toả" thì người biểu tình đáp lại "Muốn có thêm phong toả", "Muốn được test Covid thêm nữa".

    Hiện theo chính sách 'zero-Covid' của Trung Quốc thì vẫn tiến hành xét nghiệm hàng loạt, người bị nhiễm Covid phải cách ly ở nhà hoặc cơ sở cách ly do chính phủ giám sát. Các trường học và doanh nghiệp phải đóng cửa nếu có ca nhiễm, tất cả cửa hàng cũng phải đóng cửa ngoại trừ cửa hàng bán thực phẩm.

    Theo một chuyên gia nói với BBC, thì không thấy điểm kết thúc cho các lệnh hạn chế.

    Giáo sư Rana Mitter, Giám đốc Trung tâm Trung Quốc tại Đại học Oxford nói rằng các lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc có thể chưa nhận ra được mức độ bất mãn của người dân liên quan đến các lệnh hạn chế Covid vì truyền thông và tự do ngôn luận bị hạn chế nghiêm ngặt.

    Giáo sư Rana Mitter cho rằng "có thể có một lập luận là hoặc những người ở cấp độ đó không nhận ra được người dân bất mãn đến thế nào hoặc không thể tìm ra được cách giải quyết tốt nhất, xét về việc mở cửa hoặc sử dụng một chiến dịch vaccine khác".

    Ông nói thêm là vấn đề khác mà Trung Quốc đối mặt là không có "một điểm kết thúc rõ ràng" về khi nào các lệnh hạn chế sẽ được dỡ bỏ và trở lại trạng thái bình thường - với một lý do là không nhập hoặc phê chuẩn vaccine mRNA, vốn được hầu hết các quốc gia Phương Tây sử dụng.

    Theo Giáo sư Ranna Mitter thì loại vaccine mà Trung Quốc sử dụng ổn nhưng không hoạt động rất tốt, điều này có nghĩa lối thoát cho chính sách Covid không được xác định rõ ràng."

    Thách thức rất lớn đối với giới lãnh đạo

    Hình ảnh

    Người dân biểu tình tại Thượng Hải, sau trận hoả hoạn khiến 10 người thiệt mạng thành phố Urumqi

    Phân tích của Stephen McDonell

    Phóng viên BBC tại Bắc Kinh, Trung Quốc


    Hành động phản kháng không phải bất thường tại Trung Quốc.

    Trong những năm qua, sự bất mãn đã bùng phát liên quan đến các vấn đề, từ ô nhiễm độc hại đến chiếm đất trái phép, hay một người dân trong cộng đồng bị cảnh sát đối xử thậm tệ.

    Nhưng lúc này thì có sự khác biệt.

    Có một chủ đề thường trực trong tâm trí người dân Trung Quốc, và khi nhiều người ngày càng chán nản với điều này đã dẫn đến các cuộc phản đối chống những lệnh hạn chế liên quan đến chính sách 'zero-Covid' của chính phủ.



    Sự phản đối xuất hiện dưới dạng người dân đạp đổ các rào chắn được dựng lên để tiến hành giãn cách xã hội, và hiện tại, các cuộc biểu tình lớn đã xảy ra trên đường phố tại những thành phố và tại các khuôn viên trường đại học trên khắp đất nước.

    Nhìn theo một khía cạnh, thì thật khó khăn để lý giải sốc như thế nào khi nghe một đám đông tại Thượng Hải kêu gọi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phải từ chức.

    Cực kỳ nguy hiểm khi công khai chỉ trích Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bạn có nguy cơ bị bỏ tù.

    Và họ xuất hiện trên một con đường ở thành phố Thượng Hải (Wulumuqi Lu), mang theo tên của thành phố tại Tân Cương, nơi xảy ra vụ hỏa hoạn khiến 10 cư dân thiệt mạng, và các lệnh hạn chế vì zero-Covid bị cho đã cản trở các nỗ lực cứu hộ.

    Một người biểu tình hô vang: "Tập Cận Bình!"

    Và hàng trăm người đáp tiếp: "Hãy từ chức đi!"


    Tiếp tục lặp lại: "Tập Cận Bình! Hãy từ chức đi! Tập Cận Bình! Hãy từ chức đi!" Tiếng hô vang tiếp tục: "Đảng Cộng sản Trung Quốc! Hãy từ chức! Đảng Cộng sản Trung Quốc! Hãy từ chức!"


    Đối với một tổ chức chính trị không có sự ưu tiên nào lớn hơn là vẫn tiếp tục nắm quyền, thì đây là một thách thức lớn.

    Chính phủ Trung Quốc dường như đã đánh giá quá thấp sự bất mãn gia tăng đối với cách tiếp cận zero-Covid, một chính sách có liên quan đến Tập Cận Bình, người gần đây cam kết sẽ không thay đổi chính sách.

    Và thêm nữa, không có lối ra dễ dàng cho Đảng Cộng sản Trung Quốc vốn dường như đã tự khiến mình rơi vào tình huống xấu.

    Có ba năm để chuẩn bị việc mở cửa trở lại, nhưng thay vì xây dựng thêm các đơn vị chăm sóc tích cực ICU ở các bệnh viện, và nhấn mạnh đến nhu cầu tiêm vaccine, thì Trung Quốc lại đổ một nguồn lực khổng lồ vào công tác xét nghiệm hàng loạt, phong tỏa, và các cơ sở cách ly để thiết kế để chiến thắng một con virus sẽ không bao giờ biến mất.


    Hình ảnh

    Người dân biểu tình tại Thượng Hải ngày 27/11

    Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho đến nay không đề cập đến các cuộc biểu tình.

    Tuy nhiên trang Hoàn cầu Thời báo (Global Times) đã đăng một bài viết nhắm đến truyền thông Phương Tây, với cáo buộc cho rằng đã châm ngòi thêm cho sự bất mãn liên quan đến chính sách zero-Covid của Trung Quốc.

    Cụ thể, trích dẫn ý kiến của một chuyên gia từ Đại học Phúc Đán, bài viết nêu: “Dựa trên các sự khác biệt về hệ tư tưởng, hầu như đã trở thành bản chất của các quốc gia và truyền thông Phương Tây trong việc chỉ trích những chính phủ cộng sản với mục tiêu lật đổ [các chính phủ này] bằng những cuộc cách mạng màu”.

    Nhưng một số người cũng diễn giải bài báo là một phản ứng không trực tiếp đến các cuộc biểu tình, và đồng thời bài báo trên Global Times cũng nêu, các chính sách Covid của Trung Quốc “không bao giờ tĩnh tại” mà “luôn luôn được điều chỉnh liên tục”.

    Trang Tân Hoa Xã cũng nhấn mạnh đến nhu cầu ưu tiên phúc lợi cho người dân khi thực hiện các chính sách Covid, trong khi trang Nhân dân Nhật báo (China Daily) thì nói chính quyền địa Phương đang được hối thúc “để chỉnh sửa những sai lầm trong cách kiểm soát Covid”.

    Tấm giấy trắng thành biểu tượng

    Hình ảnh

    Người biểu tình cầm giấy trắng tại Bắc Kinh

    Tấm giấy trắng trở thành biểu tượng cho các cuộc biểu tình chống các lệnh hạn chế Covid tại Trung Quốc.

    Hình ảnh và video trên mạng xã hội cho thấy sinh viên tại các trường đại học ở Nam Kinh và Bắc Kinh đã giơ cao các tấm giấy trắng trong cuộc biểu tình im lặng, một chiến thuật một phần nhằm tránh sự kiểm duyệt hay bị bắt giữ.

    Tại sân trường đại học danh tiếng Thanh Hoa ở Bắc Kinh hôm Chủ nhật 27/11, cũng có cảnh người biểu tình cầm tờ giấy trắng.

    "Tấm giấy trắng đại diện cho tất cả mọi thứ mà chúng tôi muốn nói nhưng không thể nói được", Johnny, 26 tuổi, một người tham gia biểu tình ở Bắc Kinh nói với Reuters.

    Johnny nói, "Tôi đến đây để bày tỏ sự thành kính đối với những nạn nhân trong vụ hỏa hoạn, tôi thật sự hy vọng chúng tôi có thể chứng kiến những biện pháp chống Covid này chấm dứt. Chúng tôi muốn sống trở lại một cuộc sống bình thường. Chúng tôi muốn có danh dự."

    Hôm thứ bảy 26/11, cũng có một video, tuy nhiên không thể kiểm chứng độc lập, được đó là cảnh một phụ nữ đứng trên bậc thềm tại Đại học Bưu chính Viễn thông Nam Kinh giơ cao tấm giấy trắng trước khi một người đàn ông không xác định danh tính bước vào và giật lấy.

    Người đàn ông này sau đó chửi đám đồng biểu tình, "Một ngày kia các người sẽ trả giá tất cả cho những gì đã làm", trong một video mà Reuters xem được.

    Và rồi đám đồng hét lại, "Nhà nước sẽ cũng phải trả giá cho những gì đã làm".

    Vào năm 2020, tại Hong Kong, các nhà hoạt động cũng giơ cao tấm giấy trắng để tránh những slogan bị cấm theo Luật an ninh quốc gia mới. Những người biểu tình tại Moscow cũng đã sử dụng giấy trắng trong năm nay để phản đối cuộc chiến tranh của Nga nhằm vào Ukraine.

    Trong khi đó trên Internet, một số người dùng đã bày tỏ sự đoàn kết bằng cách đăng tải những hình vuông trắng hoặc hình ảnh cầm những tờ giấy trắng trên WeChat hay Weibo.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49314
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: TQ: Biểu tình phản đối Covid lan rộng

    by music123 » Thứ 2 Tháng 11 28, 2022 7:14 pm

    Trung Quốc siết chặt an ninh sau các cuộc biểu tình hiếm hoi phản đối chính sách Zero Covid

    Lam Giang • 28/11/22

    Hình ảnh

    Người dân biểu tình phản đối chính sách phòng dịch Zero Covid của chính quyền Trung Quốc tại đường Wulumuqi, được đặt theo tên Urumqi trong tiếng Quan Thoại, ở Thượng Hải, Trung Quốc, hôm 27/11/2022. (Ảnh: Hector Retamal/AFP/Getty Images)



    Cảnh sát Trung Quốc đã thắt chặt an ninh sau các cuộc biểu tình vào cuối tuần qua. Sau sự cố hỏa hoạn ở Urumqi (Tân Cương) ngày 24/11, sự phẫn nộ của người dân dâng cao và lan rộng khắp cả nước để phản đối các biện pháp phòng chống dịch hà khắc đã hủy hoại sinh kế của người dân Trung Quốc sau ba năm đại dịch.

    Tờ Reuters đưa tin, các cuộc biểu tình bất tuân dân sự với quy mô chưa từng có kể từ khi nhà lãnh đạo Tập Cận Bình lên nắm quyền cách đây một thập kỷ đã trải dài từ các thành phố lớn của Trung Quốc cho đến những khuôn viên đại học vào cuối tuần qua.


    Sun Jiesen, một sinh viên Đại học ở Thượng Hải, cho biết: “Điều chúng tôi phản đối là việc hạn chế nhân quyền dưới danh nghĩa ngăn chặn đại dịch, cũng như hạn chế quyền tự do cá nhân và sinh kế của người dân”.

    Khi được hỏi về sự bất mãn lan rộng để phản đối chính sách Zero Covid của Trung Quốc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) đã nói với các phóng viên rằng, "những gì bạn mô tả không phản ánh những điều thực sự xảy ra".

    "Chúng tôi tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của người dân Trung Quốc, cuộc chiến chống Covid-19 của chúng tôi sẽ thành công", ông Triệu Lập Kiên nói.

    Giới chức Trung Quốc tuyên bố sẽ tiếp tục duy trì chính sách này, bất chấp sự phản đối ngày càng tăng của công chúng, cũng như những tác động tiêu cực của nó đến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

    Hình ảnh

    Người biểu tình giương cao tờ giấy trắng, một biểu tượng phản đối phản đối chính sách kiểm duyệt và chính sách Zero Covid của chính quyền Trung Quốc vào ngày 27/11/2022 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: Kevin Frayer/Getty Images)
    Các cuộc biểu tình đã khiến cho thị trường toàn cầu trở nên "sôi động" vào hôm 28/11, khiến giá dầu giảm, đồng đô la tăng vọt và đồng nhân dân tệ lao dốc.

    Truyền thông nhà nước Trung Quốc không đề cập đến các cuộc biểu tình mà chỉ kêu gọi công dân nước này tuân theo các hướng dẫn phòng chống dịch Zero Covid. Nhiều nhà quan sát tin rằng, Trung Quốc sẽ không mở cửa trở lại cho đến tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau và sẽ phải trải qua một chương trình tiêm chủng trên diện rộng trước thời điểm đó.

    Vào hôm 28/11, các con phố ở Thượng Hải đã bị phong tỏa bằng hàng rào kim loại để ngăn đám đông tụ tập. Các sĩ quan cảnh sát mặc áo phản quang tuần tra theo cặp khi xe cảnh sát và xe máy đi qua, theo tờ Reuters.

    Ông Martin Page, Phó chủ tịch của Moody's Investor Services, cho biết cơ quan xếp hạng dự kiến ​​các cuộc biểu tình "sẽ tiêu tan tương đối nhanh chóng mà không dẫn đến bạo lực chính trị nghiêm trọng".

    Vụ hỏa hoạn tại Urumqi - nguồn cơn của cuộc biểu tình



    Các cuộc biểu tình nổ ra sau vụ hỏa hoạn tại khu chung cư ở thành phố phía tây Urumqi (Tân Cương) vào hôm 24/11 khiến 10 người thiệt mạng. Nhiều người dùng internet phỏng đoán rằng, cư dân của tòa nhà tại Urumqi không thể kịp thời thoát thân vì tòa nhà đã bị phong tỏa một phần, tuy nhiên các quan chức địa phương phủ nhận cáo buộc này. Ở Urumqi, thành phố 4 triệu dân, một số cư dân đã bị phong tỏa trong 100 ngày.

    Nhiều thành phố khác cũng chứng kiến ​​​​sự phẫn nộ ​​​​của công chúng. Hôm 26/11, cư dân Lan Châu ở phía tây bắc đất nước đã đập phá các địa điểm xét nghiệm Covid-19, theo các bài đăng trên mạng xã hội. Những người biểu tình cho biết, họ vẫn bị phong tỏa mặc dù không có ai có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19.

    Trung Quốc đang mắc kẹt với chính sách Zero Covid trong khi phần còn lại của thế giới chọn cách sống chung với Covid-19. Theo đó, các ca nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc vẫn đạt mức cao kỷ lục trong nhiều ngày, với gần 40.000 ca nhiễm mới vào hôm 26/11.

    Trung Quốc kiên quyết bảo vệ chính sách Zero Covid vì cho rằng, đó là chiếc "phao cứu sinh" để bảo vệ dân chúng, và là hàng rào cần thiết để ngăn chặn đại dịch bùng phát. Trong khi đó, hệ thống y tế nước này hiện đã quá tải.

    Biểu tình phản đối công khai trên diện rộng là điều cực kỳ hiếm thấy ở Trung Quốc, nơi hầu như không còn chỗ đứng cho những người bất đồng chính kiến ​​dưới thời ông Tập. Chính điều đó đã buộc người dân phải "trút bầu tâm sự" lên các nền tảng mạng xã hội, nơi họ chơi trò "mèo vờn chuột" với các cơ quan kiểm duyệt.

    Sự phẫn nộ của công chúng diễn ra chỉ hơn một tháng sau khi ông Tập tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có tiền lệ.

    Vào lúc 2 giờ sáng thứ 2 (28/11), tổng cộng có khoảng 1.000 người biểu tình đã tập trung theo dọc bờ sông Liangma gần Đường vành đai 3 (Bắc Kinh) và không chịu giải tán.


    Tối thứ 7 (27/11), một số lượng lớn người dân đã tập trung gần đường “Wulumuqi“ (được đặt tên theo “Urumqi”). Họ đối đầu với cảnh sát và hô vang khẩu hiệu "Hãy để mọi người đi", yêu cầu chính quyền thả những người biểu tình.

    Hình ảnh



    Người dân hô khẩu hiệu khi tụ tập trên một con phố ở Thượng Hải vào ngày 27/11/2022. Trong đợt biểu tình lần này, người dân đã hô vang những khẩu hiệu yêu cầu tự do, yêu cầu Tập Cận Bình thoái vị, ĐCSTQ thoái vị. (Ảnh: Hector Retamal/AFP qua Getty Images)
    Cũng trong ngày 27/11, khoảng 1.000 sinh viên Đại học Thanh Hoa đã lên tiếng phản đối và hô vang khẩu hiệu “Dân chủ và pháp quyền! Tự do ngôn luận”. Đêm hôm đó, đám đông và cảnh sát cũng xuất hiện bên bờ sông Liangma, một địa điểm đi dạo ưa thích của người dân Bắc Kinh. Một số người biểu tình cầm tờ giấy trắng để bày tỏ sự phản đối, trong khi những người khác đặt hoa và thắp nến bên dòng sông để tưởng niệm các nạn nhân đã thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn ở Urumqi.

    Trong khi sự tức giận đang bùng lên vì chính sách Zero Covid, một số người đã lên tiếng phản đối việc người dân xuống đường.

    "Những hành vi này đang gây rối trật tự công cộng. Tốt hơn nên tin tưởng vào chính phủ", cư dân Trung Quốc Adam Yan, 26 tuổi, cho biết.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49314
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: TQ: Biểu tình phản đối Covid lan rộng

    by music123 » Thứ 2 Tháng 11 28, 2022 7:16 pm

    Trung Quốc bảo vệ chính sách zero COVID dù biểu tình lan rộng | VOA Tiếng Việt

    Hình ảnh

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot], music123 và 122 khách