Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang
Ấn Độ không còn là đồng minh chiến lược của Mỹ?
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49108
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Ấn Độ không còn là đồng minh chiến lược của Mỹ?

    by music123 » Thứ 6 Tháng 12 02, 2022 6:42 pm

    Ấn Độ không còn là đồng minh chiến lược của Mỹ?

    Lam Giang • 02/12/22

    Hình ảnh

    Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải)gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bên lề hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Samarkand, Uzbekistan, hôm 16/9/2022. (Ảnh: Alexandr Demyanchuk/Sputnik/AFP/Getty Images)



    Một chuyên gia nhận định, Ấn Độ và Hoa Kỳ, vốn được coi là những đối tác thân thiết, lại có thế giới quan hoàn toàn trái ngược nhau. Việc Ấn Độ ngầm ủng hộ Nga không có nghĩa nước này sẽ là đối thủ của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chừng nào New Delhi còn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Moscow, nước này không thể được coi là một đồng minh thực sự của Washington.

    Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, “ Mối quan hệ đối tác chiến lược Hoa Kỳ - Ấn Độ được thành lập dựa trên các giá trị chung bao gồm cam kết về dân chủ và duy trì hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ. Chúng tôi tin rằng hai nước “có chung lợi ích trong việc thúc đẩy an ninh và duy trì ổn định kinh tế toàn cầu thông qua thương mại, đầu tư và kết nối”.

    Đáng buồn thay, thực tế vẽ ra một bức tranh rất khác. Ấn Độ không phải là đồng minh của Mỹ. Điều này đã diễn ra trong nhiều năm. Khi tôi viết bài này, Hoa Kỳ đang tìm cách thắt chặt mối bang giao với Ấn Độ trong bối cảnh căng thẳng với Nga và Trung Quốc đang leo thang. Tuy nhiên, vì những lý do được mô tả dưới đây, Hoa Kỳ không nên ngạc nhiên nếu những nỗ lực của họ không mang lại kết quả như mong muốn.

    Trước khi tiếp tục, cùng xem lại các định nghĩa của chúng ta. Trong chính trị, các liên minh được hình thành khi các cá nhân, đảng phái hoặc quốc gia hợp lực để theo đuổi các mục tiêu và chí hướng chung. Tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau là nền tảng của sự hợp tác thành công.

    Ấn Độ và Hoa Kỳ, vốn được coi là những đối tác thân thiết, lại có thế giới quan hoàn toàn trái ngược nhau. Ấn Độ tốt nhất nên được coi là một "đồng minh thời tiết". Nếu quý vị vẫn còn hoài nghi về lập luận này, hãy dành thời gian đọc một bài báo gần đây của tờ Asia Times. Tác giả của bài báo này, ông Peter Layton, chỉ ra một số cách mà Ấn Độ lựa chọn khi nào thì đứng về phía Mỹ (và các quốc gia có cùng chí hướng) và khi nào thì không.

    Có thể thấy một ví dụ gần đây về tính chọn lọc này là vào tháng 10, khi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (UNGA) thông qua nghị quyết chỉ trích Nga sáp nhập một số vùng lãnh thổ Ukraine. Trong khi 143 thành viên bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết, 5 thành viên bỏ phiếu chống, trong khi hàng chục quốc gia khác, bao gồm cả Ấn Độ, bỏ phiếu trắng. Như tác giả Layton đã nhanh chóng chỉ ra, sự ủng hộ ngầm của Ấn Độ đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin đã vi phạm trực tiếp tư cách thành viên của Ấn Độ trong Đối thoại An ninh Tứ giác, thường được gọi là Quad.

    Đối thoại an ninh Tứ giác (Quad) là một diễn đàn chiến lược không chính thức giữa Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc, được duy trì bằng các hội nghị thượng đỉnh bán thường xuyên, trao đổi thông tin và diễn tập quân sự giữa các quốc gia thành viên. Quad được thành lập để đối phó với các quốc gia như Trung Quốc và Nga.

    Điều thú vị là Úc, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết của UNGA. Quad dường như bị chia rẽ nội bộ mỗi khi đề cập đến Nga.

    Tại sao Ấn Độ lại âm thầm ủng hộ Nga?

    Rất đơn giản: các mục tiêu địa chiến lược của Ấn Độ rất phức tạp và luôn thay đổi. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi mong muốn biến Ấn Độ thành một siêu cường có khả năng khôi phục lại trật tự quốc tế. Tác giả Layton nói: “Để đạt được mục tiêu này”, Ấn Độ phải “biến atma-nirbhar (quyền tự chủ chiến lược) trở thành trụ cột quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của nước này".

    Hình ảnh

    Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tham dự Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì Thịnh vượng (IPEF) tại Phòng trưng bày Vườn Izumi ở Tokyo, Nhật Bản, hôm 23/5/2022. (Ảnh: Saul Loeb/AFP/Getty Images)


    Quyền tự chủ chiến lược có ý nghĩa rất lớn đối với Ấn Độ. Nó cho phép ông Modi, một người theo chủ nghĩa dân tộc cấp tiến, ưu tiên các mục tiêu có lợi trực tiếp cho đất nước.

    Tác giả Layton viết: “Quyền tự trị như vậy dễ dàng đạt được nhất trong một hệ thống quốc tế đa cực, trong đó nhiều cường quốc có thể cạnh tranh với nhau. Điều này giải thích tại sao "nhấn mạnh tính đa cực" là một trong những trụ cột chính của ngoại giao Ấn Độ. Điều này cũng giải thích tại sao Ấn Độ có thể tham gia đối thoại mang tính xây dựng với Mỹ trong tuần này và với Trung Quốc và Nga vào tuần tiếp theo.

    Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar đã có cuộc đối thoại cởi mở về chiến lược dựa trên việc khai thác các cơ hội. Ông Layton lập luận rằng, mục tiêu triển khai "sự linh hoạt chiến lược" của Ấn Độ giải thích việc nước này ưu tiên "mối quan hệ đối tác chiến lược hơn là các liên minh chính thức". Điều này cũng lý giải tại sao Ấn Độ chọn "kết nối với nhiều đối tác hơn là cam kết với một số đối tác nhất định".

    Từ góc độ quan hệ quốc tế, cách tiếp cận của Ấn Độ là rất thực tế. Nó cũng nhấn mạnh sự vắng mặt của chính quyền tập trung. Về lý thuyết, các quốc gia riêng lẻ phải dựa vào chính mình trong một môi trường không chắc chắn. Hệ thống quốc tế được coi là hỗn loạn; tất cả các mối quan tâm chính của chính phủ là quyền lực và tăng cường an ninh. Ông Modi nhận thức rõ điểm này.

    “Đối với những người không quen thuộc với chính trị Nam Á, chính sách đối ngoại của Ấn Độ có vẻ khó hiểu và khó đoán”, ông Layton nói.

    Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Ấn Độ và Nga là đặc biệt thú vị. Từ góc độ của người Mỹ, điều đó còn đáng lo ngại hơn. Moscow và New Delhi có mối quan hệ hữu nghị lâu đời được xây dựng dựa trên cơ sở buôn bán vũ khí. Phần lớn xe tăng và tên lửa của Ấn Độ đều đến từ Nga

    Trong một cuộc phỏng vấn với đài CNBC, ông Samir Lalwani, thành viên cao cấp tại Viện Hòa bình Hoa Kỳ, cho biết trong tương lai gần, Ấn Độ còn phải "phụ thuộc rất nhiều vào Nga để duy trì lực lượng, bao gồm cả phụ tùng thay thế, bảo trì và nâng cấp".


    Ông Harsh Panter, Phó chủ tịch phụ trách nghiên cứu và chính sách đối ngoại của tổ chức Observer Research Foundation, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại New Delhi, đã lặp lại tuyên bố của ông Lalwani. Ấn Độ cũng cần Nga giúp nước này "quản lý Trung Quốc".

    Hai từ mô tả chính xác nhất về quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc là "bất ổn". Chỉ vài năm trước, có tin đồn về việc hai nước bùng nổ chiến tranh. Tuy nhiên, kể từ đó, mọi thứ dường như đã lắng xuống. Nga có thể đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hạ nhiệt này. Có thể thấy rằng, Ấn Độ phụ thuộc rất nhiều vào sự trợ giúp của Nga dưới nhiều hình thức khác nhau.

    Điều này không có nghĩa là Ấn Độ là đối thủ của Hoa Kỳ. Hoàn toàn không. Tuy nhiên, chừng nào Ấn Độ còn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Nga, nước này không thể được coi là một đồng minh thực sự của Hoa Kỳ.

    Quan điểm thể hiện trong bài viết này là của tác giả .

    Lam Giang
    Theo The Epoch Times
    Hình ảnh
Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 42 khách