Ngân hàng Mỹ sập liên tiếp:First Citizens mua SVB
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49108
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Ngân hàng Mỹ sập liên tiếp:First Citizens mua SVB

    by music123 » Thứ 7 Tháng 3 11, 2023 3:38 pm

    Đóng cửa Silicon Valley Bank: Vụ sụp đổ lớn thứ hai trong lịch sử ngân hàng Mỹ

    Natalie Sherman & James Clayton
    BBC News
    11 tháng 3 2023


    Hình ảnh



    Các nhà quản lý Hoa Kỳ đã đóng cửa Silicon Valley Bank (SVB) và kiểm soát tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng này hôm 10/3. Đây là vụ sụp đổ ngân hàng lớn nhất tại Mỹ kể từ sau khủng hoảng tài chính năm 2008.

    Các động thái này được đưa ra khi SVB, một ngân hàng chuyên cho các công ty khởi nghiệp - đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ vay vốn, đang cố gắng huy động tiền để khắc phục khoản lỗ do bán trái phiếu bị ảnh hưởng bởi lãi suất cao hơn.


    Thông tin này đã khiến khách hàng của họ rút tiền ồ ạt và làm dấy lên lo ngại về tình trạng của ngành ngân hàng.

    Các quan chức cho biết họ hành động để "bảo vệ người gửi tiền được bảo hiểm".

    Silicon Valley Bank phải đối mặt với tình trạng "không đủ thanh khoản và mất khả năng thanh toán", các nhà quản lý ngân hàng ở California, nơi SVB đặt trụ sở chính, cho biết khi họ tuyên bố tiếp quản.

    Công ty Bảo hiểm Tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC), chuyên bảo vệ các khoản tiền gửi lên tới 250.000 USD, cho biết họ đã chịu trách nhiệm về khoảng 175 tỷ USD đang được gửi tại ngân hàng lớn thứ 16 ở Mỹ.

    Các chi nhánh của ngân hàng sẽ mở cửa trở lại và khách hàng có tiền gửi được bảo hiểm sẽ có quyền tiếp cận tiền của họ “không trễ hơn sáng 13/3”, đồng thời cho biết thêm rằng số tiền thu được từ việc bán trái phiếu của ngân hàng sẽ được chuyển đến những người gửi tiền không được bảo hiểm.

    Các nhà đầu tư lo lắng


    Tình hình này đã khiến nhiều công ty có tiền bị ràng buộc tại SVB lo lắng về tương lai của họ.

    "Tôi đang trên đường đến chi nhánh để lấy tiền của mình. Tôi đã cố gắng chuyển số tiền đó ra ngoài ngày hôm qua nhưng không thành công. Bạn biết có những lúc mà bạn có thể thực sự gặp rắc rối nhưng bạn không biết chắc? Đây là một trong những lúc đó," một người sáng lập công ty khởi nghiệp (start-up) nói với BBC.

    Hình ảnh

    Các chi nhánh của Silicon Valley Bnk đã đóng cửa khi khách hàng muốn rút tiền của họ

    Một nhà sáng lập start-up về chăm sóc sức khỏe khác cho biết: "Đúng ba ngày trước, chúng tôi vừa đạt được một triệu USD trong tài khoản ngân hàng của mình... Và rồi vụ này xảy ra."

    Anh ta đã xoay sở để chuyển tiền vào một tài khoản khác 40 phút trước thời hạn. "Giao dịch đang chờ xử lý. Và rồi sáng nay, tiền vẫn ở đó. Nhưng tôi biết những người khác đã làm điều tương tự sau tôi vài phút, và tiền không được chuyển đi."

    "Đó là một tình huống điên rồ," anh nói.

    Phản ứng của cơ quan quản lý

    Sự sụp đổ xảy ra sau khi SVB cho biết họ đang cố gắng huy động 2,25 tỷ USD để bù lỗ do bán tài sản, chủ yếu là trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ, vốn bị ảnh hưởng bởi lãi suất cao hơn.

    Tin tức khiến các nhà đầu tư và khách hàng tháo chạy khỏi ngân hàng. Giá cổ phiếu đã chạm mốc giảm kỷ lục trong một ngày lớn nhất vào hôm 9/3, giảm hơn 60% và hơn nữa trong doanh số bán hàng sau giờ làm việc trước khi giao dịch bị tạm dừng.

    Lo ngại rằng các ngân hàng khác có thể gặp phải vấn đề tương tự đã dẫn đến việc bán cổ phiếu ngân hàng trên diện rộng trên toàn cầu vào hôm 9/3 và sáng 10/3.

    Phát biểu tại Washington hôm 10/3, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết bà đang theo dõi "những diễn biến gần đây" tại Silicon Valley Bank và những ngân hàng khác "rất cẩn thận".

    Sau đó, bà đã gặp các cơ quan quản lý ngân hàng hàng đầu, nơi Bộ Tài chính cho biết bà bày tỏ rằng "hoàn toàn tin tưởng vào các cơ quan quản lý ngân hàng sẽ có những hành động thích hợp để phản ứng và lưu ý rằng hệ thống ngân hàng vẫn có khả năng phục hồi".

    Hình ảnh

    Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen

    SVB đã không trả lời yêu cầu bình luận.

    Được coi là nguồn vốn quan trọng đối với các công ty khởi nghiệp, SVB là ngân hàng đối tác của gần một nửa số công ty công nghệ và chăm sóc sức khỏe đã niêm yết trên thị trường chứng khoán vào năm ngoái, được hỗ trợ bởi liên doanh của Hoa Kỳ.

    Khởi đầu là một ngân hàng ở California vào năm 1983, Silicon Valley Bank đã mở rộng nhanh chóng trong thập kỷ qua. Ngân hàng này hiện có hơn 8.500 nhân viên trên toàn cầu, mặc dù hầu hết các hoạt động của họ là ở Mỹ.

    SVB đã phải chịu áp lực, vì lãi suất cao hơn khiến các công ty mới thành lập khó huy động tiền hơn thông qua gây quỹ tư nhân hoặc bán cổ phần, và nhiều khách hàng đã rút tiền gửi, những động thái đã xảy ra trong tuần này.

    Ở Silicon Valley, dư âm từ sự sụp đổ đã lan rộng khi các công ty phải đối mặt với câu hỏi về ý nghĩa của sự sụp đổ này đối với tài chính của họ.


    Ngay cả những doanh nghiệp không có hoạt động kinh doanh trực tiếp cũng bị ảnh hưởng, chẳng hạn như các khách hàng của Rippling, một công ty xử lý phần mềm tính lương và sử dụng SVB. Họ cảnh báo rằng các khoản thanh toán hiện tại có thể bị chậm trễ và cho biết họ đang chuyển hoạt động kinh doanh sang một ngân hàng khác.

    Công ty con của SVB tại Anh cho biết họ độc lập, với bảng cân đối kế toán riêng "tách biệt với công ty mẹ và các công ty con khác".

    "Chúng tôi nhận thức rằng đây là thời điểm đáng lo ngại đối với khách hàng của chúng tôi, vì vậy chúng tôi đang làm việc không mệt mỏi để hỗ trợ họ và cung cấp thêm thông tin về tình hình", bà Erin Platts, quản lý của SBV tại EMEA (khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi) cho biết.


    Hình ảnh

    Giám đốc điều hành Greg Becker của SVB

    Ngoài việc giáng một đòn mạnh vào ngành công nghệ, sự sụp đổ của SVB đã làm dấy lên lo ngại về những rủi ro lớn hơn mà các ngân hàng phải đối mặt, khi lãi suất tăng nhanh ảnh hưởng đến thị trường trái phiếu.

    Các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới - bao gồm Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và Ngân hàng Trung ương Anh - đã tăng mạnh chi phí cho vay trong năm qua khi họ cố gắng kiềm chế lạm phát.

    Nhưng khi lãi suất tăng, giá trị của danh mục đầu tư trái phiếu hiện tại thường giảm.

    Những sự sụt giảm đó có nghĩa là nhiều ngân hàng đang phải đối mặt với những khoản lỗ tiềm ẩn đáng kể - mặc dù sự thay đổi về giá trị thường không phải là vấn đề trừ khi những áp lực khác buộc các công ty phải bán cổ phần nắm giữ.

    Cổ phiếu của một số ngân hàng lớn của Mỹ đã phục hồi vào ngày 10/3, nhưng việc bán tháo tiếp tục ảnh hưởng tới các ngân hàng nhỏ hơn, buộc Signature Bank và các ngân hàng khác phải tạm dừng giao dịch.


    Nasdaq - sàn giao dịch chứng khoán có nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ niêm yết - giảm 1,7% vào cuối ngày, trong khi các chỉ số chứng khoán như S&P 500 giảm 1,4% và Dow giảm gần 1%.

    Các chỉ số quan trọng của châu Âu và châu Á cũng giảm, với FTSE 100 giảm 1,6%.

    Alexander Yokum, nhà phân tích nghiên cứu vốn chủ sở hữu tại CFRA (công ty nghiên cứu đầu tư độc lập lớn nhất trên thế giới), cho biết các ngân hàng chuyên về các ngành đơn lẻ được coi là dễ rút tiền nhanh chóng, giống như trong trường hợp của SVB.

    Theo nhà phân tích: “Silicon Valley Bank sẽ không mất tiền nếu họ không hết tiền mặt để trả lại cho khách hàng của mình. "Vấn đề là mọi người muốn có tiền và họ không có tiền - họ đã đầu tư và những khoản đầu tư đó đã lỗ."

    "Tôi biết có rất nhiều nỗi sợ hãi, nhưng nó chắc chắn là đặc thù của các công ty," ông nói.

    "Các doanh nghiệp bình thường sẽ ổn thôi," nhưng ông Yokum nói thêm rằng các công ty công nghệ có thể sẽ gặp khó khăn hơn trong việc huy động vốn. “Và điều đó không tốt.”
    Sửa lần cuối bởi 7 vào ngày music123 với 0 lần sửa trong tổng số.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49108
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Ngân hàng Silicon Valley vỡ nợ: nhà đầu tư chấn động

    by music123 » Thứ 7 Tháng 3 11, 2023 3:41 pm

    Ngân hàng Silicon Valley sụp đổ, nhà đầu tư chấn động

    Trần Hoàng Thứ bảy, 11/3/2023


    Ngân hàng Silicon Valley (SVB) buộc phải dừng hoạt động vào ngày 10/3, trở thành ngân hàng lớn nhất đóng cửa kể từ sau khủng hoảng tài chính năm 2008.


    Hình ảnh

    Đám đông đứng trước lối vào ngân hàng Silicon Valley. Ảnh: AP.


    Giới chức California đã đóng cửa SVB và giao lại cho Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Mỹ (FDIC) quản lý. FDIC sẽ thanh lý tài sản ngân hàng để trả cho những người gửi tiền và chủ nợ của SVB, CNN đưa tin.

    Sự sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley bắt đầu vào ngày 8/3, khi SVB thông báo sẽ bán tháo một loạt chứng khoán và phải huy động vốn 2,25 tỷ USD để củng cố bảng cân đối kế toán.

    Điều này đã gây sự hoảng loạn ở các công ty đầu tư mạo hiểm. Các công ty này được cho là đã khuyến cáo doanh nghiệp rút tiền khỏi ngân hàng Silicon Valley.

    Đến sáng 10/3, cổ phiếu SVB bị tạm dừng giao dịch, và ngân hàng đã từ bỏ nỗ lực tăng vốn hoặc tìm người mua. Cổ phiếu một số ngân hàng khác như First Republic, PacWest Bancorp và Signature Bank cũng bị tạm dừng giao dịch.

    Việc ngân hàng Silicon Valley đóng cửa biến đây trở thành vụ sụp đổ lớn nhất của một ngân hàng kể từ sau khủng hoảng tài chính 2008, và lớn thứ hai trong lịch sử, theo CNBC.

    FDIC cho biết những người gửi tiền vào ngân hàng mà có bảo hiểm sẽ được truy cập vào khoản tiền của mình trước ngày 13/3, trong khi người gửi không bảo hiểm sẽ nhận cổ tức tạm ứng trong tuần tới.

    Việc FDIC tiếp quản ngân hàng Silicon Valley vào buổi sáng là điều đáng chú ý, khi cơ quan này thường đợi đến khi thị trường đóng cửa để can thiệp.

    Sự suy yếu của SVB được cho là đến từ việc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) liên tục tăng lãi suất trong năm 2022.

    Đại diện ngân hàng Silicon Valley chưa bình luận về vụ việc.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49108
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Ngân hàng Silicon Valley Bank vỡ nợ: nhà đầu tư chấn động

    by music123 » Thứ 7 Tháng 3 11, 2023 3:43 pm

    Cơn ác mộng với giới công nghệ Mỹ


    Anh Tuấn Thứ bảy, 11/3/2023

    Ngân hàng Silicon Valley (SVB), đơn vị cho vay hàng đầu đối với các start-up công nghệ bất ngờ sụp đổ được coi là cú sốc với ngành tài chính.


    Chỉ trong vòng vỏn vẹn 48 giờ, ngân hàng Silicon Valley (SVB) đã bị buộc phải dừng hoạt động và trở thành ngân hàng lớn nhất đóng cửa kể từ sau khủng hoảng tài chính năm 2008.

    Đến sáng 10/3, cổ phiếu SVB bị tạm dừng giao dịch, và ngân hàng đã từ bỏ nỗ lực tăng vốn hoặc tìm người mua. Cổ phiếu một số ngân hàng khác như First Republic, PacWest Bancorp và Signature Bank cũng bị tạm dừng giao dịch.


    Hình ảnh


    Ngân hàng Silicon Valley (SVB) đã bị buộc phải dừng hoạt động và trở thành ngân hàng lớn nhất đóng cửa kể từ sau khủng hoảng tài chính năm 2008. Ảnh: AP.


    Sự sụp đổ chớp nhoáng của ngân hàng Silicon Valley được coi là cú sốc với ngành tài chính. Bên cạnh đó, vụ việc đã gây ra làn sóng chấn động khắp lĩnh vực công nghệ nước Mỹ.

    "Nguồn sữa" chính của giới công nghệ

    SVB là ngân hàng giao dịch công khai có trụ sở tại Santa Clara, California - trái tim của thung lũng Silicon.

    Với vị trí đặc biệt này, SVB nhanh chóng trở thành đơn vị cho vay hàng đầu đối với các start-up công nghệ đang phát triển tại đây.

    Vox nhận định SVB là cái tên cực kỳ quen thuộc với những người đã từng làm việc trong lĩnh vực công nghệ ở Mỹ, nhưng lại ít được biết đến với những người không hoạt động trong ngành.


    Hình ảnh

    SVB là cái tên cực kỳ quen thuộc với những người đã từng làm việc trong lĩnh vực công nghệ ở Mỹ. Ảnh: Bloomberg.
    Dù sở hữu hàng tỷ USD tiền gửi, SVB chỉ có chưa tới 20 chi nhánh và thường phục vụ cho một nhóm đặc thù gồm các start-up, những nhà đầu tư mạo hiểm và các công ty công nghệ.

    SVB tự gọi mình là “đối tác tài chính của nền kinh tế đổi mới”, đồng nghĩa rằng ngân hàng này kết hợp chặt chẽ với cơ sở hạ tầng tài chính của ngành công nghệ, đặc biệt là các start-up.

    Điều này rất tuyệt đối với SVB khi ngành công nghệ nước Mỹ phát triển vũ bão. Từ một ngân hàng mới được thành lập, SVB nhanh chóng phát triển thành tổ chức tài chính quan trọng nhất với ngành công nghệ.

    Số liệu từ Bloomberg cho thấy ngân hàng này là đơn vị tài chính của các quỹ đầu tư mạo hiểm đứng sau 44% công ty công nghệ và chăm sóc sức khỏe đã lên sàn chứng khoán vào năm 2022.

    Tuy nhiên, mọi chuyện lại trở thành thảm họa khi mọi thứ đi chệch hướng. Trong một thời gian dài, mọi thứ vẫn diễn ra rất tốt, khi các nhà đầu tư mạo hiểm liên tục rót tiền cho rất nhiều start-up công nghệ thông qua SVB.

    Với số tiền khổng lồ trong tay, SVB lập tức đem đi đầu tư để nắm giữ lượng lớn trái phiếu kho bạc và trái phiếu chính phủ khác, trị giá hơn một nửa tài sản của ngân hàng.

    Mặc dù vậy, động thái này trở thành nguồn cơn cho sự sụp đổ khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) liên tục tăng lãi suất trong năm 2022. Lãi suất tăng, đồng nghĩa giá trị trái phiếu giảm, buộc ngân hàng này phải thu hồi khoản lỗ.

    "Hiệu ứng domino" sau đó xảy ra với tốc độ cực kỳ nhanh, trong bối cảnh lập trường cứng rắn của Fed đã gia tăng lo ngại về suy thoái kinh tế. Chính sự lo ngại này đã khiến định giá của các quỹ đầu tư mạo hiểm và start-up công nghệ tụt dốc không phanh.


    Hình ảnh

    Việc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) liên tục tăng lãi suất trong năm 2022 khiến các khoản đầu tư của SVB lỗ nặng, dẫn đến việc sụp đổ vì mất thanh khoản. Ảnh: Reuters.


    Như một lẽ tất yếu, những khách hàng chính của SVB ồ ạt tìm đến ngân hàng này để rút tiền. Thậm chí nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm còn lấy ví dụ sự sụp đổ của Ngân hàng tiền điện tử Silvergate để cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn và gửi email hướng dẫn các start-up rút gửi khỏi SVB.

    Sự sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley bắt đầu vào ngày 8/3, khi SVB thông báo sẽ bán tháo một loạt chứng khoán và phải huy động vốn 2,25 tỷ USD để củng cố bảng cân đối kế toán.

    Đến ngày 10/3, Cơ quan quản lý Mỹ thu giữ tài sản của SVB, chính thức biến đây thành ngân hàng lớn nhất phải đóng cửa kể từ sau khủng hoảng tài chính 2008.

    Cơn cuồng loạn của giới công nghệ


    Vấn đề cấp bách nhất nhất hiện nay đối với các công ty công nghệ có tiền gửi liên quan đến SVB vẫn chưa được giải quyết: Điều gì sẽ xảy ra nếu các công ty này cần trả tiền cho ai đó, chẳng hạn như nhân viên của mình?


    Hình ảnh

    Bảng lương của các công ty công nghệ có tiền gửi liên quan đến SVB sẽ bị ảnh hưởng lớn. Ảnh: Shutterstock.

    Mặc dù Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Mỹ (FDIC) sẽ đảm bảo khoản tiền gửi cho các khách hàng lên tới 250.000 USD tùy thuộc vào quy mô của công ty, số tiền đó này vẫn là không đủ.

    Điều này không chỉ áp dụng cho các công ty gửi tiền mặt thông qua SVB, mà còn là câu hỏi đối với những đối đang sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng này như tín dụng quay vòng hoặc thẻ tín dụng.

    Ngoài ra, cũng có những lo ngại thực sự về hiệu ứng dây chuyền sau cú sụp đổ này. Ngay cả khi start-up không sử dụng SVB, vẫn có khả năng nhà cung cấp của họ là khách hàng ở đây.

    Do đó, việc SVB đóng cửa dẫn đến việc các đối tác này có thể sẽ không thể xoay sở và cung cấp dịch vụ như mong đợi cho công ty.

    Ngay cả trong trường hợp lạc quan nhất, khi SVB bằng cách nào đó được mua lại bởi một ngân hàng khác và dòng tiền bắt đầu chảy trở lại, những trục trặc trong thời gian ngắn vẫn gây khó chịu cho nhiều bên liên quan.


    Hình ảnh

    Thông báo của FDIC đóng cửa SVB được dán trước cửa ngân hàng. Ảnh: AP.



    Ashley Tyrner, CEO của công ty chăm sóc sức khỏe FarmboxRx ở Boston, cho biết cô đã gửi ít nhất 10 triệu USD vào SVB.

    Khi thông tin về ngân hàng này sụp đổ, Tyrner điên cuồng gọi cho nhân viên ngân hàng của mình và gọi đó là "18 giờ tồi tệ nhất trong cuộc đời tôi".

    Tyrner cho biết cô đã nhiều lần cố gắng gọi cho dịch vụ khách hàng và nhân viên ngân hàng cá nhân của mình tại SVB. “Cậu ấy chỉ đơn giản là không trả lời điện thoại và sau đó đã gửi một tin nhắn nói rằng mình rất xin lỗi. Họ đang cố khắc phục sự cố để giúp chúng tôi đăng nhập vào tài khoản', Tyrner nói với New York Post.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49108
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Ngân hàng Silicon Valley Bank vỡ nợ: nhà đầu tư chấn động

    by music123 » Thứ 7 Tháng 3 11, 2023 3:45 pm

    Silicon Valley Bank failure could wipe out 'a whole generation of startups'

    March 11, 2023 2:00 AM ET

    Hình ảnh

    Shelf Engine co-founders Bede Jordan, left, and Stefan Kalb


    Stefan Kalb was in the middle of a meeting around 1 p.m. on Thursday when a fellow company executive sent him a panicked Slack message: "Do you know what's happening at SVB?"

    Kalb, the CEO and co-founder of Seattle-based food management startup Shelf Engine, had been following news of a bank run at Silicon Valley Bank, with droves attempting to pull out $42 billion from the bank on Thursday alone on fears that it was teetering on the brink.

    The bank was on firm financial footing on Wednesday. The following day, it was under water.

    For Shelf Engine, a 40-person startup founded in 2015 that uses artificial intelligence to help grocery stores reduce food waste, this was a major problem.

    Not only did Silicon Valley Bank help the company process checks and payments, but all of the startup's cash was locked up in the bank.

    Kalb sprung into action. He and his team quickly opened an account at JPMorgan Chase and attempted to wire transfer every last penny out of Silicon Valley Bank.

    "Unfortunately, our wire was not honored and our money is still at Silicon Valley Bank," Kalb, 37, said in an interview on Friday. "We woke up this morning hoping the money would be in that JPMorgan bank account, and it was not."

    While he declined to provide the exact amount, he noted that Shelf Engine has raised more than $60 million from investors. "It was a very large sum of money," he said of the transfer.

    Source:
    https://www.npr.org/2023/03/11/11628057 ... e-startups
    Hình ảnh

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 67 khách