Ngân hàng Mỹ sập liên tiếp:First Citizens mua SVB
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Ngân hàng Mỹ vỡ nợ: Hàng dài người gửi chờ rút tiền ở SVB

    by music123 » Thứ 6 Tháng 3 17, 2023 5:01 pm

    Ngân hàng lớn của Phố Wall bơm 30 tỷ USD giải cứu thanh khoản cho First Republic Bank

    Quang Nhật • 17/03/23


    Hình ảnh

    Một người đi bộ đi ngang qua trụ sở Ngân hàng First Republic vào ngày 13/03/2023 tại San Francisco, California, Mỹ. (Ảnh: Justin Sullivan/Getty Images)

    Trong khi nhà đầu tư bán tống bán tháo cổ phiếu và người gửi tiền tháo chạy khỏi First Republic Bank, một ngân hàng thương mại nhỏ của Mỹ, các ngân hàng lớn Phố Wall đã chủ động bơm 30 tỷ USD cho ngân hàng nhỏ này để ngăn cơn hoảng loạn của thị trường.

    Theo tin từ Wall Street Journal, hôm nay (theo giờ Việt Nam), các siêu ngân hàng Phố Wall đã bơm cho Ngân hàng First Republic Bank 30 tỷ USD; một khoản tiền rất quan trọng với NHTM nhỏ này để chống đỡ với tình trạng rút vốn ồ ạt.



    Một số tên ngân hàng lớn nhất của Hoa Kỳ bao gồm JPMorgan Chase & Co (JPM.N), Citigroup Inc (C.N), Bank of America Corp (BAC.N), Wells Fargo & Co (WFC.N), Goldman Sachs (GS.N) ) và Morgan Stanley (MS.N) đã tham gia vào cuộc giải cứu, theo Reuters, tổng hợp từ thông báo của các ngân hàng này.

    Ngân hàng First Republic Bank của Hoa Kỳ bị cuốn vào tình trạng căng thẳng thanh khoản sau vụ sụp đổ của ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB), ngân hàng lớn thứ 17 của Mỹ, và hai ngân hàng nhỏ khác ưa thích tiền ảo là Silvergate và Sinature.

    Ngay sau tin tức các ngân hàng lớn Phố Wall cứu trợ cho First Republic Bank, cổ phiếu của ngân hàng này lập tức tăng 50% so với phiên giao dịch trước, tăng 4,44 điểm. So vơi cùng kỳ năm ngoái, cổ phiếu ngân hàng này mất 23% giá trị.

    Không chỉ cổ phiếu của các ngân hàng Hoa Kỳ, cổ phiếu ngân hàng trên khắp toàn cầu hoàn toàn bị vùi dập kể từ sau vụ sụp đổ của SVB. Các khoản lỗ liên quan tới trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ, các khoản huy động đột ngột bị thiếu hụt do vỡ nợ trên thị trường tiền ảo,... Nhà đầu tư đặt ra câu hỏi, còn rủi ro thực sự nào ẩn giấu trong các ngân hàng thương mại lớn hơn.

    Trong tuần này, tình trạng ngấp nghé phá sản của Credit Suisse Bank (Thuỵ Sỹ) khiến niềm tin trên thị trường tài chính xói mòn trầm trọng. Đây là định chế có tổng quy mô tài sản gấp 3 lần SVB, tương đương với Lehman Brothers khi ngân hàng này sụp đổ tháng 10/2008. Để cứu trợ thanh khoản cho Credit Suisse, Ngân hàng Trung ương Thuỵ Sỹ đã phải bơm 54 tỷ USD để cứu trợ thanh khoản cho Credit Suisse ngày 16/3/2023 vừa qua.

    Trước đó, vào ngày Chủ nhật (12/3/2023), JP Morgan, một định chế tài chính lớn nhất của Hoa Kỳ đã tuyên bố sẽ cho phép ngân hàng đang có vấn đề là First Republic Bank tiếp cận khoản vay lên tới 70 tỷ USD. Nhưng thông tin này không giúp xoa dịu lo lắng của người gửi tiền và đầu tư trước bảng cân đối tiêu cực của First Republic Bank.

    Có sự tháo chạy dòng tiền gửi từ ngân hàng thương mại nhỏ sang các các ngân hàng thương mại lớn đã xảy ra ở Hoa Kỳ.

    Tin tức về cuộc giải cứu cũng giúp thúc đẩy các chỉ số của Phố Wall, với JP Morgan, Morgan Stanley và Bank of America đều tăng hơn 1%, trong khi chỉ số chuẩn S&P 500 Banks Index (.SPXBK) phục hồi 2,2%.

    Các ngân hàng nhỏ hơn cũng phục hồi sau đợt bán tháo gần đây, với Fifth Third Bancorp (FITB.O), PNC Financial Services Group (PNC.N) và KeyCorp (KEY.N), mỗi ngân hàng tăng hơn 4%.

    Quang Nhật tổng hợp
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Ngân hàng Mỹ vỡ nợ: Hàng dài người gửi chờ rút tiền ở SVB

    by music123 » Thứ 4 Tháng 3 22, 2023 2:49 am

    Vụ sụp đổ ngân hàng ở Mỹ: tại sao và cú sốc đối với nền kinh tế

    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Ngân hàng Mỹ sập liên tiếp: tại sao và ảnh hưởng thế nào?

    by music123 » Thứ 4 Tháng 3 22, 2023 6:45 pm

    Ngân hàng Mỹ sập liên tiếp: tại sao và ảnh hưởng thế nào?

    23/03/2023
    VOA Tiếng Việt

    Hình ảnh

    Cú sập Silicon Valley Bank là vụ sụp đổ ngân hàng lớn thứ hai trong lịch sử nước Mỹ


    Cuộc khủng hoảng các ngân hàng cỡ trung và cỡ nhỏ ở Mỹ hiện đã được kiểm soát sau khi có sự can thiệp của chính quyền nhưng tình hình vẫn còn nhiều rủi ro, nhất là Fed tiếp tục tăng lãi suất như dự định, một chuyên gia kinh tế nói với VOA.

    Khủng hoảng bắt đầu khi ngân hàng Silicon Valley, hay SVB, tọa lạc tại Thung lũng Silicon và chuyên đầu tư vào các công ty công nghệ, hôm 8/3 tuyên bố họ gánh chịu khoản lỗ sau thuế lên đến 1,8 tỷ đô la và cần huy động vốn khẩn cấp để giải tỏa lo ngại của khách hàng gửi tiền.

    Sau nỗ lực bán SVB cho các ngân hàng có tình trạng tốt hơn gặp thất bại, cuối cùng Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) đã quyết định đóng cửa và tiếp quản ngân hàng này.

    Vài ngày sau đó, đến lượt Signature Bank, một định chế tài chính ở New York chuyên cho vay trong lĩnh vực đầu tư tiền số, được FDIC yêu cầu phải đóng cửa. Cho đến ngày 19/3, FDIC loan báo Signature Bank đã được New York Community Bancorp tiếp quản.

    SVB là ngân hàng lớn thứ 16 của Mỹ với tài sản 209 tỷ đô la, còn với tài sản 110 tỷ đô la, SB xếp thứ 29 trong hệ thống ngân hàng Mỹ. Cú sập của SVB và Signature Bank lần lượt là hai vụ sụp đổ ngân hàng lớn thứ hai và thứ ba trong lịch sử nước Mỹ, sau vụ sập ngân hàng Washington Mutual hồi năm 2008.

    Dư chấn từ cú sập SVB và Signature Bank còn chưa tan thì đã đến lượt First Republic Bank cũng chao đảo. Tuy nhiên, sau đó vào ngày 17/3, 11 ngân hàng dẫn đầu là các ngân hàng lớn nhất của Mỹ như JPMorgan Chase, Bank of America, Wells Fargo, Citigroup đã đồng ý góp 30 tỷ đô la để cứu cho First Republic Bank khỏi sập như hai ngân hàng trước đó.

    ‘Nhẹ hơn năm 2008’

    Trao đổi với VOA từ Forth Worth, Texas, Giáo sư-Tiến sỹ Khương Hữu Lộc, vốn giảng dạy chương trình MBA tại Keller Graduate School of Management, nói rằng với những biện pháp này thì hiện giờ khủng hoảng ‘đã được kiểm soát’ và hậu quả của nó ‘không đến mức nghiêm trọng như hồi năm 2008’.

    Ông nói việc chính phủ Mỹ mà cụ thể là FDIC đã đứng ra đảm bảo cho tất cả các khách hàng gửi tiền ở SVB và Signature Bank, thậm chí cho cả những ai có tài khoản nhiều hơn mức giới hạn mà FDIC chấp nhận 250.000 là đô la, thì tình hình đã ổn định lại, không kích hoạt ‘bank run’, tức tình trạng người dân đổ xô đến các ngân hàng rút tiền ồ ạt.

    Ông cho biết hiện giờ chỉ ở các ngân hàng có nhiều nợ xấu thì các khách hàng gửi số tiền lớn mới cảm thấy bất an mà rút tiền, còn đại đa số người gửi tiền khác ở các ngân hàng đều yên tâm số tiền của họ được chính phủ đảm bảo.

    Bàn về tại sao First Republic Bank được cứu còn SVB và Signature Bank thì không, ông Lộc nói đó là do tình hình ở SVB và Signature Bank ‘diễn ra quá nhanh’ nên FDIC xử lý không kịp đành phải để cho sập và tiếp quản lại.

    “First Republic Bank có quy mô lớn gần gấp đôi, cân đối tài chính (balance sheet) tốt hơn,” Giáo sư Lộc chỉ ra. “Các ngân hàng dồn sức cứu trợ First Republic Bank cũng chính là tự cứu mình vì họ muốn tránh bank run lan đến ngân hàng của họ.”

    Tuy nhiên, ông cho rằng First Republic Bank ‘hiện vẫn chưa ra khỏi vùng nguy hiểm’ và sắp tới ‘chắc chắn sẽ có thêm’ một số ngân hàng cỡ nhỏ và cỡ trung nữa sẽ bị phá sản do ‘không gánh nổi tỷ lệ nợ xấu cùng với tình trạng rút tiền ồ ạt’.

    “Chính phủ không nên cứu tất cả các ngân hàng chỉ trừ những ngân hàng nào có cơ cấu vững chãi, không bị nhiều nợ xấu,” ông khuyến nghị.

    Khi được hỏi tại sao trong cuộc khủng hoảng hồi năm 2008, chính phủ Mỹ đổ tiền ra cứu trợ các ngân hàng trong khi lần này, Tổng thống Joe Biden đã tuyên bố là sẽ ‘không tiêu tiền thuế dân’ để cứu các ngân hàng, vị giáo sư này nói các ngân hàng bị ảnh hưởng hồi năm 2008 ‘là quá lớn nên không thể để cho sập’ và cuộc khủng hoảng 2008 còn lan qua các lĩnh vực khác như bảo hiểm, bất động sản…

    Riêng việc FDIC bỏ tiền ra để đảm bảo tiền gửi của khách hàng ở SVB và Signature Bank, ông nói số tiền này sẽ được thu hồi lại sau khi hai ngân hàng này được FDIC cơ cấu cho đến khi lành mạnh trở lại thì sẽ được bán đấu giá các tài sản cho các ngân hàng khác.

    Về các ngành kinh tế bị ảnh hưởng trong hai vụ sập này, cụ thể là các doanh nghiệp công nghệ hay các nhà đầu tư tiền số, vốn là những đối tượng cho vay chủ yếu của hai ngân hàng, ông Lộc nói trước mắt họ sẽ chới với nhưng rồi họ sẽ tìm được những nhà cho vay khác thay thế nhưng ‘sẽ phải chịu lãi suất cao hơn’.

    Nguyên nhân khách quan?

    Theo phân tích của Giáo sư Khương Hữu Lộc thì các ngân hàng này bị sập một phần do nguyên nhân khách quan khi mà nhu cầu rút tiền trong một lúc quá lớn và Cục dự trữ liên bang (Fed) liên tục tăng lãi suất.

    Sau đại dịch, các hãng khởi nghiệp công nghệ cần nhiều tiền để đầu tư nên rút tiền từ ngân hàng. Để đáp ứng nhu cầu này, SVB đã phải liên tục bán lỗ các tài sản đầu tư của họ. Cho đến khi mức lỗ này lên quá cao, các khách hàng gửi tiền sợ ngân hàng không còn đủ khả năng thanh toán nên đổ xô đến rút tiền, gây ra bank run.

    Ông Lộc chỉ ra trong thời điểm các ngành công nghệ ở Thung lũng Silicon bùng nổ, SVB đã được hưởng lợi rất nhiều và đã huy động được rất nhiều tiền. Số tiền đó, ngân hàng này đã đầu tư vào trái phiếu chính phủ hay cổ phiếu được bảo đảm bằng tài sản thế chấp (mortage-backed securities) vốn là ‘những khoản đầu tư an toàn’.

    Những khoản đầu tư này có lãi suất cố định trong thời hạn cố định, nếu SVB để đó chờ cho đến khi đáo hạn thì không phải lỗ, nhưng do áp lực rút tiền của khách hàng mà họ phải bán tháo các tài sản đầu tư này khiến họ bị lỗ nặng.

    “Nói ví dụ lúc SVB mua trái phiếu thì lãi suất của Fed chỉ có 1% thôi, các khoản đầu tư này có tiền lời cao hơn, nhưng bây giờ lãi suất Fed đã tăng lên gần 5% rồi thì tiền lời các gói trái phiếu đó không còn hấp dẫn nữa, nên nếu muốn bán được thì phải bán thấp hơn giá trị lúc mua vào,” ông Lộc giải thích.

    “Giá trị đã giảm rồi mà SVB còn phải bán tháo nữa nên giá càng giảm, bán càng lỗ,” ông nói thêm.

    Riêng về các ngân hàng lớn hàng đầu nước Mỹ, ông Lộc nói ‘không phải lo’ vì họ có tài sản rất lớn và danh mục hoạt động của họ đa dạng chứ không phải tập trung vào một vài lĩnh vực như SVB hay Signature Bank.

    Bài học lâu dài

    Vị giáo sư này cũng chỉ ra một sai lầm từ thời chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump là nguyên nhân sâu xa gây ra khủng hoảng lần này. Đó là miễn cho các ngân hàng nhỏ và trung phải tuân thủ điều luật Dodd-Frank vốn được chính quyền Barack Obama ban hành để siết chặt hoạt động của các ngân hàng sau cuộc khủng hoảng năm 2008.

    “Theo điều luật Dodd-Frank thì những ngân hàng có tỷ lệ tập trung vào một lĩnh vực cao như SVB thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc phải cao hơn những ngân hàng khác,” ông Lộc phân tích và cho rằng nếu SVB bị bắt tuân thủ điều luật này thì có thể họ đã không bị sụp đổ như vậy.

    “Những năm sau khủng hoảng 2008, các ngân hàng nhỏ và trung đều chới với cả, nếu bắt họ đi theo điều luật Dodd-Frank thì họ sẽ không chịu nổi sẽ bị khánh tận luôn,” ông giải thích lý do tại sao chính quyền Trump miễn điều luật này.

    “Đáng lẽ là chỉ cho miễn từ 6 tháng đến 1 năm thôi để chờ cho họ ổn định lại. Đằng này chính quyền Trump cho miễn luôn, đến khi chính quyền Biden lên cũng không xem xét lại.”

    Do đó, ông cho rằng về lâu dài, phải đưa các ngân hàng thuộc diện rủi ro như SVB vào diện quản lý của điều luật Dodd-Frank thì mới tránh cho các ngân hàng sụp đổ.

    Ông cũng khuyến nghị là trong tình hình hiện nay, Fed nên cân nhắc chậm lại việc tăng lãi suất một thời gian để chờ cho thị trường ổn định lại. Theo lời ông, nếu lúc này Fed vẫn tăng cao lãi suất thì các khoản đầu tư của các ngân hàng lại càng mất giá hơn nữa, khiến họ có nguy cơ đối mặt khoản lỗ lớn nếu phải bán tháo, làm cuộc khủng hoảng ngân hàng thêm tồi tệ.

    Giáo sư Lộc đề xuất trong năm nay Fed chỉ nên tăng lãi suất thêm một lần nữa với mức tăng chỉ 0,25%.

    Thậm chí ngay cả khi Fed không tăng lãi suất để chống lạm phát, thì với tình trạng các ngân hàng hiện nay họ sẽ thận trọng hơn trong việc cho vay, làm giảm dòng tiền đưa ra thị trường và nhờ đó lạm phảm cũng sẽ được kiềm hãm, ông cho biết.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Ngân hàng Mỹ sập liên tiếp: First Citizens mua SVB

    by music123 » Thứ 2 Tháng 3 27, 2023 4:14 pm

    Mua SVB với giá 16,5 tỷ USD: Chân dung và lịch sử thâu tóm đáng nể của First Citizens

    Quang Nhật • 27/03/23


    Sau khi loại bỏ các khoản đầu tư thất bại ra khỏi danh mục mua, Ngân hàng First Citizens đồng ý mua lại Ngân hàng Thung lũng Silicon đã đóng cửa với mức giá 16,5 tỷ USD từ Công ty Bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC). SVB trở thành định chế tài chính thứ 38 bị thâu tóm bởi First Citizens kể từ năm 1971 đến nay.

    Hình ảnh

    First Citizens Bank đã mua lại một phần tài sản của Ngân hàng Thung lũng Silicon từ FDIC vào ngày 27/3/2023 (Nguồn ảnh: Wikipedia)


    Sau khi đóng cửa, SVB thuộc quyền thanh lý của Công ty Bảo hiểm Tiền gửi liên bang (FDIC). Theo nguồn tin từ FDIC, ngân hàng First Citzens đã nỗ lực thương thảo và mua lại SVB vào hôm nay 27/3.


    Mua phần tài sản tốt nhất của SVB với chiết khấu 77%

    Sau khi tin tức này được tiết lộ, chỉ số chứng khoán của ngân hàng đang suy yếu First Republic Bank đã phục hồi 24% so với phiên giao dịch thứ Sáu tuần trước.

    Theo thông báo của FDIC, kể từ hôm nay, thứ Hai (27/3/2023), 17 chi nhánh cũ của SVB sẽ mở cửa với tư cách là First Citizens. FDIC đã cố gắng bán đấu giá SVB trong khoảng hai tuần, kể từ khi ngân hàng này trở thành ngân hàng lớn nhất của Hoa Kỳ phá sản kể từ sau Washington Mutual vào năm 2008.

    FDIC cho biết tính đến ngày 10/3, Ngân hàng Cầu Thung lũng Silicon có tổng tài sản khoảng 167 tỷ USD và tổng số tiền gửi khoảng 119 tỷ USD. Thỏa thuận mua lại của First Citizens bao gồm khối tài sản trị giá 72 tỷ USD của SVB; nhưng giá mua cuối cùng là 16,5 tỷ USD, chiết khấu lên tới 77%.

    Khoảng 90 tỷ USD chứng khoán và các tài sản khác sẽ vẫn thuộc quyền tiếp nhận của FDIC.

    Ngay sau khi giao dịch này thành công, cổ phiếu của First Citizens đã tăng 11% trong ngày hôm nay. Trong năm nay, cổ phiếu của ngân hàng này đã giảm 23% trong năm 2023, giảm 15% so cùng kỳ năm ngoái.

    Nhờ thương vụ thâu tóm thành công của First Citizens, cổ phiếu của những ngân hàng cho vay trong khu vực, chẳng hạn như First Republic Bank FRC và Pac West Bancorp lần lượt tăng 24% và 8% trước khi thị trường mở cửa.

    Chia sẻ rủi ro từ khối tài sản của SVB

    FDIC đã thành lập Ngân hàng Cầu Thung lũng Silicon, Hiệp hội Quốc gia, sau khi Bộ Bảo vệ và Đổi mới Tài chính California đóng cửa SVB vào ngày 10/3 vừa qua.

    Cơ quan bảo hiểm tiền gửi ước tính Quỹ bảo hiểm tiền gửi phải chi ra 20 tỷ USD để bảo hiểm cho người gửi tiền ở SVB. Phần còn lại 90% tiền gửi, khoảng 150 tỷ USD, sẽ do Ngân hàng Trung ương Mỹ chi trả (một cách giải cứu khá bất thường). Theo FDIC, chi phí chính xác bảo hiểm tiền gửi sẽ được xác nhận sau khi tiếp nhận toàn bộ SVB.

    Theo FDIC, ngân hàng First Citizens đã tham gia vào một giao dịch chia sẻ tổn thất với các khoản vay thương mại mà họ đã mua của Ngân hàng Cầu thung lũng Silicon. FDIC cho biết họ sẽ chia sẻ thiệt hại và khả năng thu hồi đối với các khoản vay theo thỏa thuận đó. Điều này “dự kiến sẽ tối đa hóa khả năng thu hồi tài sản bằng cách giữ chúng trong khu vực tư nhân” và giảm thiểu sự gián đoạn đối với khách hàng vay vốn. First Citizens cũng sẽ xử lý tất cả các hợp đồng tài chính đủ điều kiện liên quan đến khoản vay.

    First Citizens là ai?

    Thâu tóm SVB lần này là một tập đoàn tài chính có ngân hàng là hoạt động kinh doanh chính. Theo Macro Trend, tổng tài sản của tập đoàn tài chính ngân hàng này ở mức 109,3 tỷ USD; quy mô bằng một nửa SVB trước khi SVB phá sản.

    Ngân hàng First Citizens thành lập năm 1898, hiện đã có 125 năm kinh nghiệm trên thị trường tài chính. Ban đầu, nó được thành lập với tên gọi Ngân hàng Smithfield. Trải qua nhiều thay đổi do mua bán, sáp nhập, hiện tại nó có tên là First Citizens Bancshares, Inc., có trụ sở tại Raleigh, North Carolina.

    Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2019, công ty đã điều hành 574 chi nhánh tại 19 tiểu bang; tuy nhiên, 72% tiền gửi của ngân hàng là ở Bắc Carolina và Nam Carolina.

    Trong ba thế hệ, ngân hàng đã được lãnh đạo bởi gia đình Robert Powell Holding, người đã gia nhập ngân hàng vào năm 1918 và trở thành chủ tịch vào năm 1935.

    Bé nhưng có võ: thâu tóm và mở rộng nhờ khủng hoảng

    First Citizens chưa phải ngân hàng lớn của Mỹ, nó thậm chỉ bằng một nửa quy mô của Tập đoàn tài chính SVB. Tuy. nhiên lịch sử thâu tóm các định chế tài chính của First Citizens rất đáng hâm mộ.

    Không chỉ sống sót một cách đầy mạnh mẽ qua các cuộc khủng hoảng, kể từ năm 1971 đến nay, First Citizens đã thâu tóm tổng cộng 38 ngân hàng thương mại, định chế tài chính bị đổ vỡ, theo thống kê từ Wikipedia.


    Thời điểm First Citizens bắt đầu thâu tóm các ngân hàng, định chế tài chính (1971) cũng chính là thời điểm mà Đạo Luật Glass-Steagall bắt đầu bị nới lỏng và sau đó bị vô hiệu (vào năm 1999). Sự thay đổi này dẫn tới sự suy yếu của nhiều ngân hàng thương mại tham lam; rủi ro đổ vỡ trên thị trường tài chính gia tăng. Đây là cơ hội tuyệt vời cho những kẻ hiểu biết và giữ được tiền mặt trong khủng hoảng.

    Chỉ tính từ 2009 đến nay, ngân hàng nhỏ bé này đã thâu tóm 20 ngân hàng thất bại trên thị trường tài chính Mỹ. Theo truyền thông, First Citizens đã theo đuổi mục tiêu thâu tóm SVB từ tuần trước.
    Hình ảnh

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 121 khách