Ngân hàng Mỹ sập liên tiếp:First Citizens mua SVB
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Ngân hàng Mỹ vỡ nợ: Vụ sụp đổ lớn thứ hai trong lịch sử ngân hàng Mỹ

    by music123 » Thứ 2 Tháng 3 13, 2023 6:35 pm

    Cổ đông kiện công ty mẹ của ngân hàng Silicon Valley

    Trần Hoàng Thứ ba, 14/3/2023

    Các cổ đông đã kiện tập đoàn tài chính SVB và 2 giám đốc, với cáo buộc che giấu đánh giá việc tăng lãi suất có thể khiến ngân hàng SVB nhạy cảm trước đợt rút tiền hàng loạt.


    Hình ảnh

    Nhân viên an ninh đứng ngoài trụ sở SVB ở California ngày 13/3. Ảnh: Reuters.


    Vụ kiện tập thể đã được đệ trình lên tòa án liên bang ở San Jose, California, nhắm vào SVB, Giám đốc điều hành Greg Becker và Giám đốc tài chính Daniel Beck, Reuters đưa tin ngày 13/3.

    Nhóm cổ đông, dẫn đầu bởi Chandra Vanipenta, cáo buộc SVB đã không báo trước về nguy cơ mức lãi suất tăng có thể khiến mô hình kinh doanh của ngân hàng suy yếu, và chịu nhiều rủi ro hơn so với những ngân hàng có đối tượng khách hàng khác.

    Các cổ đông kiện SVB nói rằng việc tăng lãi suất đã khiến ngân hàng "đặc biệt nhạy cảm" trước nguy cơ rút tiền hàng loạt.

    Hình ảnh

    Cựu CEO của SVB Greg Becker. Ảnh: Reuters.


    SVB nhiều lần ra báo cáo khẳng định việc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) liên tục tăng lãi suất trong năm 2022 không gây lo ngại. Đơn kiện cáo buộc công ty và các giám đốc đã thổi phồng giá cổ phiếu qua những báo cáo, theo Forbes.

    Ngay sau khi SVB sụp đổ, Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Mỹ (FDIC), cơ quan quản lý của ngân hàng, đã sa thải CEO Becker và CFO Beck.

    Tập đoàn tài chính SVB ngày 13/3 cho biết họ sẽ tìm giải pháp thay thế chiến lược từ những nguồn lực còn lại của công ty để giải quyết khủng hoảng.

    Động thái kiện tập thể xuất hiện sau khi FDIC, Bộ Tài chính Mỹ và Fed ngày 13/3 ra tuyên bố chung khẳng định những người gửi tiền có thể tiếp cận số tiền gửi, và sẽ không có gói cứu trợ, do đó không ảnh hưởng đến những người dân đóng thuế.

    Song, tuyên bố chung cũng nói rằng các cổ đông và một số chủ nợ sẽ không được bảo vệ theo phương án của chính phủ, FOX cho hay.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Ngân hàng Mỹ vỡ nợ: thêm một ngân hàng phá sản

    by music123 » Thứ 3 Tháng 3 14, 2023 3:51 pm

    Vì sao Mỹ để thêm một ngân hàng phá sản


    Thanh Vũ Thứ ba, 14/3/2023

    Một số ý kiến cho rằng giới chức Mỹ để Signature Bank phá sản nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của tiền mã hóa đối với ngành ngân hàng tại nước này.


    Hình ảnh

    Cái kết của Signature Bank đã được dự đoán từ trước. Ảnh: Reuters.


    Theo CNBC, vào ngày 10/3, những khách hàng của Signature Bank đã rút hơn 10 tỷ USD tiền gửi do những lo ngại từ vụ sụp đổ của Ngân hàng SVB.

    Việc khách hàng ồ ạt rút tiền khiến Signature Bank nhanh chóng dẫn đến kết cục phá sản. Sự kiện đánh dấu vụ nhà băng sụp đổ lớn thứ 3 trong lịch sử Mỹ. Một số ý kiến cho rằng vụ việc lần này thể hiện thái độ quay lưng của giới chức xứ cờ hoa trước các ngân hàng có liên quan mật thiết đến tiền mã hóa.

    Số phận của các ngân hàng liên quan tới tiền mã hóa

    Điểm chung của các ngân hàng phá sản trong khoảng thời gian gần đây là đều có hoạt động giao dịch liên quan đến tiền mã hóa.

    Signature Bank là một trong những ngân hàng lớn của ngành công nghiệp tiền mã hóa. Đơn vị có 40 chi nhánh với khối tài sản lên tới 110,36 tỷ USD. Trong đó, số tiền gửi trong năm 2022 là 88,59 tỷ USD.

    Ngân hàng này đã có những động thái mở cửa đối với hoạt động giao dịch tiền mã hóa vào năm 2018. Điều này đã giúp Signature Bank thúc đẩy tăng trưởng tiền gửi trong những năm gần đây.

    Hình ảnh

    Sự sụp đổ của SVB đã làm lung lay niềm tin của công chúng đối với ngành ngân hàng tại Mỹ. Ảnh: Bloomberg.


    Ông Barney Frank, cựu chính khách tại Hạ viện Mỹ kiêm thành viên HĐQT của Signature Bank, cho rằng tình hình ngân hàng vẫn ổn định tại thời điểm các cơ quan quản lý can thiệp.

    “Chúng tôi không ghi nhận dấu hiệu bất thường nào cho đến ngày 10/3. Đó hoàn toàn là ảnh hưởng đến từ SVB”, ông Barney Frank chia sẻ.

    Việc một số ngân hàng Mỹ có sự gắn bó mật thiết tới tài sản của những công ty khởi nghiệp về tiền mã hóa và công nghệ đã trở thành trung tâm của sự chú ý.

    Chuỗi sự việc này bắt đầu được “châm ngòi” vào tuần trước khi Ngân hàng Silvergate, đơn vị cung cấp các dịch vụ tài chính về tiền mã hóa, tuyên bố phá sản.

    Sự sụp đổ của đơn vị trên đã được dự đoán từ lâu. Tuy nhiên, điều này vẫn khiến công chúng trở nên hoang mang đối với các ngân hàng có mức bảo hiểm tiền gửi không cao.

    Nhiều nhà đầu tư mạo hiểm và các startup đã rút hết tiền gửi tại SVB vào ngày 9/3. Ngân hàng này là nhà cung cấp vốn vay cho khoảng một nửa số công ty công nghệ và chăm sóc y tế có vốn đầu tư mạo hiểm ở Mỹ. Việc lượng tiền rút ra quá lớn đã dẫn đến sự phá sản của SVB vào ngày 10/3.

    Sự sụp đổ của SVB đã tạo áp lực đến Signature, First Republic cùng nhiều ngân hàng khác. Nhiều người lo ngại rằng tiền gửi của họ có thể bị khóa hoặc xóa sổ, một trong hai điều có thể đặt dấu chấm hết cho các công ty khởi nghiệp.

    Trong thông báo chung về việc đóng cửa Signature, Bộ Tài chính Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) cho biết quyết định này nhằm ngăn chặn khả năng lan rộng của cuộc khủng hoảng sau vụ sụp đổ của SVB.

    Thông điệp của giới chức Mỹ

    Theo ông Frank, khi làn sóng lo ngại lan rộng vào cuối tuần trước, các khách hàng của Signature Bank đã chuyển tiền gửi sang những ngân hàng lớn hơn, bao gồm JPMorgan Chase và Citigroup.

    Vị này cũng cho biết các giám đốc điều hành của Signature đã tìm kiếm “đủ mọi cách” để củng cố tình hình của ngân hàng, bao gồm cả việc tìm thêm vốn và những đơn vị mua lại tiềm năng.

    Ông Frank chia sẻ thêm rằng việc rút tiền gửi từng có thời điểm diễn ra chậm lại và các giám đốc điều hành tin rằng họ đã ổn định được tình hình.

    Tuy nhiên, các lãnh đạo hàng đầu của Signature đã nhanh chóng bị sa thải và ngân hàng chính thức sụp đổ vào ngày 12/3.

    Các cơ quan quản lý cho rằng sự sụp đổ của SVB và Signature Bank gây ra rủi ro đối với việc ổn định tình hình tài chính trong nước. Bên cạnh đó, giới chức Mỹ tuyên bố khách hàng vẫn có quyền truy cập vào khoản tiền gửi và các dịch vụ sẽ không bị gián đoạn.

    Theo Fortune, việc các cơ quan quản lý sẵn sàng để Signature Bank phá sản nhằm cảnh báo các ngân hàng tại Mỹ nên tránh xa các hoạt động kinh doanh tiền mã hóa.

    “Các cơ quản lý đang muốn đưa ra thông điệp đối với những ngân hàng tại Mỹ. Họ không muốn các giao dịch tiền mã hóa diễn ra tại nhà băng”, ông Barney Frank trả lời phỏng vấn. Vị này còn cho rằng giới chức Mỹ đã cố gắng lấy Signature Bank làm ví dụ cho thông điệp này.

    Trong quá khứ, ông Frank là một trong những người góp phần tạo nên Đạo luật Dodd-Frank nhằm tăng cường sự giám sát của chính phủ đối với ngân hàng sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Ngân hàng Mỹ vỡ nợ: thêm một ngân hàng phá sản

    by music123 » Thứ 3 Tháng 3 14, 2023 3:59 pm

    Chuyên gia: 'Lòng tham là gốc rễ của thảm họa SVB

    'Thảo My Thứ ba, 14/3/2023

    Giới quan sát cho rằng nguồn cơn của thảm họa SVB là một vấn đề mang tính hệ thống. Huyền thoại đầu tư Michael Burry chỉ trích nhiều người đã chấp nhận "rủi ro một cách ngớ ngẩn".



    Ngành ngân hàng Mỹ vừa chứng kiến vụ phá sản lớn thứ 2 trong lịch sử. Nhưng theo một số nhà phân tích, cuộc khủng hoảng của Silicon Valley Bank (SVB) không phải một sự cố đơn lẻ. Gốc rễ của thảm họa này nằm ở vấn đề mang tính hệ thống hơn.

    "Ai là người chịu trách nhiệm ở đây? Tôi nghĩ đó là lòng tham và sự hám lợi từ lâu đã cắm rễ ở Thung lũng Silicon. Và giờ họ phải trả giá cho điều này", CNBC dẫn lời ông Keith Fitz-Gerald - người đứng đầu Fitz-Gerald Group - nhận định.

    Tính tới đầu tuần trước, SVB là ngân hàng lớn thứ 16 của Mỹ. Với 40 năm hoạt động, nhà băng này được coi là nguồn vốn đáng tin cậy của các startup công nghệ và đầu tư mạo hiểm.

    Số phận đã được định đoạt từ lâu

    Trở lại tháng 3/2021, SVB gặp phải một vấn đề mà những đối thủ khác phải ganh tị. Đó là các khách hàng của ngân hàng này đổ xô gửi tiền.

    Theo dữ liệu được Bloomberg tổng hợp, tổng tiền gửi của SVB đã tăng vọt từ 62 tỷ USD trong 12 tháng trước đó lên 124 tỷ USD. Để so sánh, mức tăng của JPMorgan và First Republic Bank lần lượt là 24% và 36,5%.

    Nhưng bên dưới phần nổi của tảng băng là những cơn sóng ngầm. Trong thời kỳ tiền gửi tăng trưởng nhanh, SVB ồ ạt mua các trái phiếu dài hạn và né được mọi sự kiểm soát nhờ những quy tắc về kế toán.

    Khi lãi suất tăng lên, các khách hàng khát vốn của SVB ồ ạt rút tiền, buộc ngân hàng này phải bán lỗ chứng khoán để gia tăng thanh khoản.


    Hình ảnh

    Tính tới đầu tuần trước, SVB là ngân hàng lớn thứ 16 của Mỹ và đóng vai trò quan trọng trong giới startup công nghệ. Ảnh: Reuters.


    Với sự cố vấn của Goldman Sachs Group, SVB quyết định bán lỗ khoản đầu tư và huy động thêm 2,25 tỷ USD. CEO Greg Becker đã kịp bán 3,6 triệu USD cổ phiếu của ngân hàng chưa đầy 2 tuần trước khi SVB công bố khoản lỗ tỷ USD.

    Nhiều nhà phân tích cho rằng các cơ quan quản lý đã làm ngơ những vấn đề của SVB. Chiến lược của ngân hàng này dựa vào tiền gửi của doanh nghiệp, thay vì cá nhân, và nắm giữ đa số tài sản dưới dạng các gói vay và chứng khoán. Điều đó khiến rủi ro của SVB lớn hơn nhiều những nhà băng khác.

    Một số người lập luận rằng sự sụp đổ của SVB bắt nguồn từ lòng tham của ban lãnh đạo. Các khoản nắm giữ của nhà băng này rất dễ tổn thương với lãi suất dài hạn, vốn đang ở mức cao nhất trong vòng 15 năm trong nỗ lực hạ nhiệt lạm phát của Fed.

    Lãi suất tăng cao đã ảnh hưởng tới giá chứng khoán, từ đó thiêu rụi niềm tin của người gửi.

    Chấp nhận rủi ro một cách ngớ ngẩn

    Theo ông Michael Cembalest - Chủ tịch chiến lược thị trường và đầu tư của J.P. Morgan, SVB đã "tạo ra một phân khúc riêng biệt và rủi ro hơn các ngân hàng khác", với tỷ lệ khoản vay cộng chứng khoán trên tiền gửi cao, trong khi tỷ lệ tiền gửi cá nhân thấp.

    Ông cho rằng ngân hàng này đã "tự tạo ra những khoản thiếu hụt vốn tiềm tàng lớn nếu lãi suất tăng, tiền gửi bị rút ra và buộc phải bán tài sản".

    Còn ông Fitz-Gerald cho rằng đây là hệ quả của một lỗi sai mang tính hệ thống, thay vì chính ngân hàng. Ông chỉ trích các cơ quan quản lý liên bang và bang "không chỉ đồng lõa mà còn nhúng tay vào việc tạo ra mớ hỗn độn này".

    "SVB đã làm những gì họ cần làm, trong một hệ thống của các quy tắc có vấn đề. Do đó, với tôi, đó là một hệ thống tệ hại và cần được xem xét lại", vị chuyên gia nhấn mạnh.

    Nhà đầu tư huyền thoại Michael Burry cũng chỉ trích lòng tham và “rủi ro ngớ ngẩn” trong lĩnh vực này. "Năm 2000, 2008 hay 2023, mọi thứ vẫn giống nhau", ông Burry bình luận.

    Tên tuổi của ông Burry đã được gây dựng nhờ ván cược ngược vào thị trường cho vay thế chấp dưới chuẩn vào năm 2008.

    "Những kẻ đầy kiêu ngạo và tham lam chấp nhận rủi ro một cách ngớ ngẩn, rồi thảm bại. Tiền sau đó lại được bơm ra. Vì cách làm này rất hiệu quả", ông chỉ trích.

    Trong khi đó, ông Fitz-Gerald không cho rằng sự sụp đổ của SVB, khủng hoảng trên thị trường công nghệ và tiền mã hóa giống hồi năm 2008. Ông cũng nhận thấy rủi ro lây lan thấp hơn nhờ sự can thiệp khẩn cấp của các cơ quan quản lý liên bang.

    "Rủi ro lây lan đã giảm đáng kể khi FDIC, Fed và Bộ Tài chính Mỹ vào cuộc", ông nhận định.

    "Nhưng đến giờ, chúng ta vẫn không biết rủi ro đối tác nằm ở đâu. Họ phải ngăn chặn điều này và hành động ngay lập tức", ông Fitz-Gerald nhận xét.

    "Bản thân tôi rất kinh ngạc khi những điều này vẫn được phép xảy ra trong hệ thống hiện tại. Các cơ quan quản lý đã ở đâu? Các kiểm toán viên đã ở đâu?", ông nhấn mạnh.

    "Tôi cho rằng cần đặt ra những câu hỏi thực sự nghiêm túc về cách thức hoạt động của hệ thống xếp hạng. Tại sao các nhà băng này vẫn được phép mua tài sản, khi đáng lẽ phải đảm bảo tiền gửi của mình?", ông đặt câu hỏi.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Ngân hàng Mỹ vỡ nợ: Hàng dài người gửi chờ rút tiền ở SVB

    by music123 » Thứ 4 Tháng 3 15, 2023 4:55 pm

    Hàng dài người gửi chờ rút tiền ở SVB


    Hằng Nga Thứ tư, 15/3/2023

    Sau khi mở cửa lại vào hôm thứ hai (13/3), hàng dài người đã chen chúc xếp hàng trước các chi nhánh của Silicon Valley Bank (SVB) để chờ rút tiền.



    Hình ảnh

    Theo trang tin The Boston Globe, sau khi SVB tuyên bố phá sản, các quan chức Mỹ đã thông báo thành lập một quỹ "bảo vệ" tiền gửi tại các ngân hàng đang gặp khó khăn nhằm hỗ trợ người gửi tiền. Ảnh: Wall Street Journal.

    Hình ảnh

    Tuy nhiên, ngay cả khi được đảm bảo, những người gửi tiền tại SVB vẫn nóng lòng chuyển tiền ra khỏi tài khoản của bản thân. Ngay từ khi mở cửa lại vào sáng ngày 13/3, tất cả chi nhánh của SVB đều đã chật kín khách hàng đến rút tiền. Ảnh: ABP News Bureau.

    Hình ảnh

    Tại văn phòng trên đường Sand Hill của SVB, nhiều người gửi xếp hàng dài chờ rút tiền. Ảnh: Liu Guanguan.

    Hình ảnh

    Tương tự, nhiều người đã đến sớm và xếp hàng tại SVB chi nhánh Santa Clara để hi vọng có thể chuyển tiền đi. Ảnh: Liu Guanguan.

    Hình ảnh

    Còn tại chi nhánh Wellesley, nhiều hàng dài người cũng đang chờ đợi để truy cập được vào tài khoản của mình. Ảnh: The Boston Globe.

    Hình ảnh

    Tuy nhiên, mọi việc có vẻ không suôn sẻ như mong đợi. Ông Karthik Ramalingam - một khách hàng đã đứng đợi hơn 2 tiếng tại một chi nhánh của SVB - cho biết: "Những ngày qua thực sự rất căng thẳng. Chúng tôi chỉ hy vọng có thể liên hệ với ngân hàng và nhận lại tiền của mình". Ông cũng chia sẻ rằng mình đã mở tài khoản ở một vài ngân hàng mới và coi như đây là một bài học để biết đa dạng hóa sản phẩm hơn. Ảnh: ABP News Bureau.

    Hình ảnh

    Tương tự, một khách hàng khác cũng tỏ ra thất vọng với SVB khi phàn nàn về việc phải chờ quá lâu: "Tôi đã xếp hàng ở đây cả tiếng đồng hồ, sau đó quá trình làm thủ tục cũng tốn thêm 30 phút nữa". Ảnh: ABP News Bureau.

    Hình ảnh

    Trên thực tế, theo thông báo của Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC), khách hàng của SVB có thể sử dụng tài khoản trực tuyến và truy cập vào sổ tiền gửi của mình. Ảnh: ABP News Bureau.

    Hình ảnh

    Tuy nhiên, đa số người gửi tiền lo lắng rằng các giao dịch trực tuyến sẽ bị chặn và sẽ mất nhiều thời gian để chuyển tiền ra khỏi tài khoản, vì vậy họ đã chọn cách trực tiếp đến văn phòng làm việc để nhận tiền mặt càng sớm càng tốt. Ảnh: ABP News Bureau.

    Hình ảnh

    Khách hàng của SVB chủ yếu là các công ty khởi nghiệp, đặc biệt là trong ngành công nghệ. Theo khảo sát gần đây của một số đơn vị truyền thông, hơn một nửa số công ty mới thành lập ở Mỹ đang sử dụng dịch vụ của SVB. Vì vậy, thất bại của ngân hàng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh khoản của các công ty đó. Ảnh: The Boston Globe.
    Hình ảnh

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 86 khách