Đăng trả lời 32 bài viết
Vợ ns Thanh Bùi bị 17 năm tù ;TML tử hình
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 50038
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Xử vụ Vạn Thịnh Phát:TML ngất xỉu khi bị đề nghị án tử hình

    by music123 » Thứ 3 Tháng 3 19, 2024 5:21 pm

    Bà Trương Mỹ Lan ngất xỉu khi bị đề nghị án tử hình

    3/19/24


    Hình ảnh
    © Ảnh : ThuongGiaOnline

    Viện Kiểm sát đề nghị toà tuyên phạt bà Trương Mỹ Lan mức án tổng hợp là tử hình với các tội danh Tham ô tài sản, Đưa hối lộ và Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

    Nghe mức án mà cơ quan công tố đề nghị, bị cáo Trương Mỹ Lan ngất xỉu, ngã quỵ. Sau đó, bà Lan được phép ngồi thay vì phải đứng nghe VKS nêu quan điểm giải quyết vụ án.

    Viện Kiểm sát cho rằng, bà Trương Mỹ Lan phạm tội trong thời gian dài, thủ đoạn tinh vi, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, không có khả năng thu hồi... nên đề nghị tòa tuyên phạt "mức án nghiêm khắc nhất".

    Biện minh rất nhiều nhưng vẫn bị đề nghị án tử, bà Trương Mỹ Lan ngất xỉu

    Sau phiên nêu quan điểm luận tội vào buổi sáng (như Sputnik cập nhật trước đó), đến chiều 19/3, Viện Kiểm sát đề nghị mức án đối với bà Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 85 bị cáo liên quan vụ án Vạn Thịnh Phát.
    Dù VKS ghi nhận bà Trương Mỹ Lan có nhiều tình tiết giảm nhẹ như phạm tội lần đầu, có nhiều đóng góp cho cộng đồng, nhân thân tốt, tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, phòng chống dịch.
    Tuy nhiên, Trương Mỹ Lan phạm tội nhiều lần trong thời gian dài, với thủ đoạn tinh vi, phạm tội có tổ chức. Bị cáo cũng không thành khẩn, khai báo quanh co, đổ lỗi cho cấp dưới. Hành vi phạm tội của bị cáo đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, không có khả năng thu hồi.

    Hình ảnh

    VKS cho rằng loại trừ bà Trương Mỹ Lan vĩnh viễn khỏi đời sống xã hội

    Từ đó, VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt Trương Mỹ Lan mức án 20 năm tù về tội Đưa hối lộ; 19-20 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; tử hình về tội Tham ô tài sản. Tổng hợp hình phạt, bị cáo bị đề nghị mức án tử hình.

    Nghe mức án mà cơ quan công tố đề nghị, bà Trương Mỹ Lan ngất xỉu, ngã quỵ. Sau đó, bà Lan được phép ngồi thay vì phải đứng nghe VKS nêu quan điểm giải quyết vụ án. Suốt thời gian sau đó, bà Lan ngồi cúi đầu, vẻ mệt mỏi

    Nhiều cựu lãnh đạo SCB bị đề nghị án chung thân

    Với nhóm cựu cán bộ chủ chốt tại SCB, VKS xác định các bị cáo đã giúp sức tích cực cho Trương Mỹ Lan chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn.

    Quá trình điều tra cũng như làm việc tại tòa, các bị cáo thành khẩn khai báo, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra giải quyết vụ án, có nhiều thành tích trong công tác, gia đình có công với cách mạng, khắc phục một phần hậu quả...
    Tuy nhiên, hành vi phạm tội của các bị cáo cũng có nhiều tình tiết tăng nặng như: có tổ chức, phạm tội nhiều lần trong thời gian dài, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng... nên cần có mức án tương xứng.

    Từ đó, VKS đề nghị HĐXX tuyên Đinh Văn Thành (cựu Chủ tịch SCB, đang trốn truy nã), Bùi Anh Dũng (cựu Chủ tịch SCB giai đoạn sau), Võ Tấn Hoàng Văn (cựu Tổng giám đốc SCB) mức án chung thân về các tội Tham ô tài sản; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng hoặc Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng.

    Hình ảnh



    VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Trương Khánh Hoàng (cựu quyền Tổng giám đốc SCB), Trần Thị Mỹ Dung (phó Tổng giám đốc SCB) mức án 19-20 năm tù về tội Tham ô tài sản.

    Với các bị cáo còn lại tại SCB, VKS nêu quan điểm cho rằng họ chỉ là những người làm công ăn lương, đồng phạm giúp sức bà Lan, không được hưởng lợi trong số tiền bà Lan chiếm đoạt, đề nghị tòa xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt.
    Chồng và cháu gái bị cáo Trương Mỹ Lan có nhiều tình tiết giảm nhẹ

    Chồng và cháu gái bị cáo Trương Mỹ Lan có nhiều tình tiết giảm nhẹ

    Với bà Trương Huệ Vân, VKS xác định bị cáo đã thực hiện chỉ đạo của bà Lan, đồng thời lợi dụng chức vụ Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Tập đoàn Vạn Thịnh Phát chỉ đạo cấp dưới thành lập, sử dụng 52 công ty "ma" và 4 công ty có hoạt động thật, tạo lập 155 khoản vay tại SCB, từ đó giúp bà Lan chiếm đoạt hơn 1.088 tỷ đồng và gây thiệt hại 25 tỷ.
    Tuy nhiên, Trương Huệ Vân có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (theo điểm G, khoản 1, Điều 52 Bộ luật Hình sự) như phạm tội lần đầu, tích cực phối hợp với cơ quan điều tra làm rõ bản chất vụ việc, ăn năn hối lỗi, khắc phục hậu quả trong lúc điều tra, tự nguyện nộp thêm tài sản cá nhân để khắc phục hậu quả, có nhiều hoạt động hỗ trợ chống dịch.
    Từ đó, VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt Trương Huệ Vân mức án 19-20 năm tù về tội Tham ô tài sản.
    Về phần ông Chu Lập Cơ (Chủ tịch HĐQT Công ty Times Square, chồng bà Lan), VKS nêu rõ bị cáo đã có hành vi giúp sức cho vợ 2 lần ký biên bản HĐQT, đồng ý thế chấp tài sản của Công ty Times S



    Tuy nhiên, ông Chu Lập Cơ có tình tiết giảm nhẹ là đã tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, ăn năn hối cải, được Nhà nước tặng huân chương lao động, UBND TP.HCM tặng nhiều bằng khen trong hoạt động chống dịch và từ thiện.
    Từ đó, VKS đề nghị tuyên phạt bị cáo Chu Lập Cơ mức án 11-12 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

    Đề nghị tuyên chung thân cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn

    Với các bị cáo là cựu cán bộ thanh tra Ngân hàng Nhà nước, VKS xác định các bị cáo đã nhận tiền, các lợi ích vật chất từ SCB, sửa kết quả thanh tra nhằm che giấu sai phạm của ngân hàng này, tạo điều kiện cho SCB tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu nhằm rút tiền ngân hàng.


    Trong đó, bà Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Thanh tra, giám sát ngân hàng II - cục II, thuộc Ngân hàng Nhà nước, trưởng đoàn thanh tra) đã 4 lần nhận của SCB 5,2 triệu USD thông qua Võ Tấn Hoàng Văn.
    Từ đó, VKS đề nghị tuyên phạt bị cáo Đỗ Thị Nhàn mức án chung thân về tội Nhận hối lộ.

    Hình ảnh



    Ông Nguyễn Văn Hưng, cựu phó chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN), là người ký quyết định thực hiện thanh tra SCB. Vì động cơ cá nhân, bị cáo đã nhận tiền từ SCB, chỉ đạo đoàn thanh tra che giấu, bưng bít sai phạm của SCB, báo cáo không trung thực, đầy đủ lên lãnh đạo NHNN và Chính phủ về thực trạng của SCB, tạo điều kiện cho ngân hàng này tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu.

    Quá trình điều tra, ông Hưng đã nộp lại số tiền vụ lợi 390.000 USD. Bị cáo lần đầu phạm tội nhưng gây hậu quả lớn, nên cần bản án nghiêm khắc. Từ đó, VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt Nguyễn Văn Hưng mức án 14-15 năm tù.


    Trách nhiệm dân sự của các bị cáo

    Về trách nhiệm dân sự, VKS đề nghị HĐXX tuyên bị cáo Trương Mỹ Lan phải bồi thường cho SCB 677.000 tỷ đồng thiệt hại và lãi phát sinh.
    Số tiền bị cáo Dương Tấn Trước, Cao Việt Dũng (cựu tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT Công ty Tường Việt); Nguyễn Thanh Tùng (cựu tổng giám đốc Công ty dầu khí Đông Phương)... nhận của bà Lan phải hoàn lại để khắc phục hậu quả.
    Đồng thời, đề nghị tiếp tục kê biên tài sản của Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án. Với các mã tài sản đang thế chấp tại SCB, VKS đề nghị giao lại cho SCB xử lý thu hồi nợ.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 50038
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Xử vụ Vạn Thịnh Phát: TML sở hữung hàng nghìn bất động sản

    by music123 » Thứ 7 Tháng 3 23, 2024 4:33 pm

    Loạt bất động sản hạng sang ở Sài Gòn của bà Trương Mỹ Lan

    3/23/24

    Bà Trương Mỹ Lan sở hữu hàng nghìn bất động sản, trong đó có rất nhiều dự án, cao ốc, khách sạn 5 sao... ở vị trí đắc địa bậc nhất; tất cả đang bị kê biên, phong tỏa để khắc phục hậu quả vụ án ở SCB.

    Hình ảnh

    Trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, khu lõi trung tâm đô thị với bán kính vàng, gần tòa nhà UBND TP HCM và chợ Bến Thành), Tập đoàn Vạn Thịnh Phát sở hữu nhiều tòa nhà. Trong đó, nổi bật là cao ốc Times Square của Công ty Times Square, do tỷ phú Chu Lập Cơ (chồng bà Trương Mỹ Lan) làm Chủ tịch HĐQT.

    Toà nhà cao 39 tầng là khu liên hợp văn phòng, khách sạn, căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại. Năm 2012 và 2017, ông Cơ 2 lần ký biên bản HĐQT, đồng ý thế chấp cao ốc này để bảo lãnh cho 73 khoản vay của bà Trương Mỹ Lan, gây thiệt hại cho SCB 9.116 tỷ đồng.

    Hình ảnh

    Cách đó khoảng 50 m là tòa nhà VTP Office Service Center, do Tập đoàn Vạn Thịnh Phát xây năm 1993, gồm 15 tầng để làm văn phòng cho thuê.

    Hình ảnh

    Đối diện bên kia đường là toà nhà số 19-25 Nguyễn Huệ, cho SCB thuê làm trụ sở chính trong nhiều năm qua.

    Tại toà, bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) đề nghị HĐXX cho giải tỏa kê biên tòa nhà này vì đây là tài sản "mẹ bị cáo mua cho con gái bị cáo". Hơn một năm nay SCB không trả tiền thuê nhà, cũng không trả lại nhà nên con gái bà đang "bế tắc".


    Hình ảnh

    Cách đó không xa, ở góc mặt tiền đường Nguyễn Huệ - Lê Lợi - Đồng Khởi - Lê Thánh Tôn là toà nhà Union Square. Vị trí này được giới kinh doanh bất động sản gọi là "đất kim cương".

    Đây là khu phức hợp trung tâm mua sắm - khách sạn được Tập đoàn Vạn Thịnh Phát xây năm 2014, diện tích gần 9.000 m2, quy mô 6 tầng hầm và 9 tầng nổi, trong đó có 5 tầng nổi là khách sạn 5 sao.

    Hình ảnh

    Nằm bên bờ sông Sài Gòn, dự án Saigon One Tower sau nhiều lần đổi chủ hiện thuộc sở hữu của Công ty Viva Land - thành viên Tập đoàn Vạn Thịnh Phát,

    Công trình khởi công năm 2009, nằm trên khu đất vàng rộng hơn 6.600 m2 tại góc đường Hàm Nghi - Tôn Đức Thắng - Võ Văn Kiệt (quận 1). Dự án có tổng vốn hơn 5.000 tỷ đồng, cao thứ 3 TP HCM với trên 185 m gồm 42 tầng cao và 5 tầng hầm, được quy hoạch là tòa nhà thương mại cao tầng có cả văn phòng, căn hộ chung cư, căn hộ dịch vụ và trung tâm thương mại.

    Sau khi xây dựng được khoảng 80% phần thô, dự án ngưng thi công năm 2011, từ đó bắt đầu thập niên bị bỏ hoang, bị thu giữ để xử lý nợ... Hiện, toà nhà được ốp tạm kính, lắp đèn để che phần thô, đảm bảo mỹ quan cho khu trung tâm thành phố.

    Hình ảnh

    Toà nhà 193-203 Trần Hưng Đạo, quận 1, được xây dựng trên khu đất có diện tích hơn 2.000 m2, cao 5 tầng, làm văn phòng cho thuê. Trước đây, cao ốc này là trụ sở của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB, hiện đóng cửa.

    Hình ảnh

    Toà nhà Sherwood Residence ở số127 Pasteur, quận 3, do Vạn Thịnh Phát làm chủ đầu tư, từng là nơi ở của bà Trương Mỹ Lan. Cao ốc này có 21 tầng với 3 tầng hầm, tổng diện tích hơn 40.000 m2. Công trình là khách sạn 5 sao và căn hộ cao cấp ở vị trí trung tâm thành phố.

    Tại tòa, bà Trương Mỹ Lan thừa nhận, tài xế riêng đã chở 108.000 tỷ đồng và 14,7 triệu USD tiền mặt rút từ SCB về Hầm B1 của tòa nhà này để bà trả nợ tiền mua các bất động sản; mua cổ phần các dự án và sử dụng vào các mục đích cá nhân khác.

    Hình ảnh

    Trên đường Đồng Khởi, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cũng sở hữu nhiều bất động sản như căn nhà số 143 và 151...

    Tuyến đường này sát với phố đi bộ Nguyễn Huệ, trụ sở UBND, Nhà hát Thành phố... Năm 2023, con đường nằm trong nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới.

    Hình ảnh

    Nằm ở ba góc đường Võ Văn Tần - Bà Huyện Thanh Quan - Nguyễn Thị Diệu (quận 3) là biệt thự cổ rộng gần 3.000 m2, được bà Trương Mỹ Lan mua lại với giá 700 tỷ đồng. Xung quanh căn biệt thự được rào kín để trùng tu, song việc thi công đã bị dừng từ khi bà Lan bị bắt.

    Hôm 15/3, trình bày với tòa, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đồng ý bán nhiều bất động sản của gia đình để khắc phục hậu quả, song đề nghị tòa không kê biên biệt thự cổ để con gái bà và gia đình trùng tu, bảo tồn di tích.

    Hình ảnh

    Vạn Thịnh Phát cũng sở hữu khách sạn Windsor Plaza (Windsor Plaza Hotel) trên đường An Dương Vương, quận 5. Toà nhà cao 25 tầng, là khách sạn tư nhân đầu tiên được xếp hạng 5 sao ở Việt Nam và được chọn làm nơi tổ chức nhiều sự kiện lớn như Hội nghị APEC năm 2006...

    Công trình này nối liền với trung tâm mua sắm An Đông Plaza, cũng thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, gồm 4 tầng với hơn 1.400 cửa hàng bán lẻ.

    Hình ảnh

    Cách đó khoảng 2 km, toà nhà Thuận Kiều Plaza cũng được Vạn Thịnh Phát mua năm 2015 sau nhiều năm hoang phế. Công trình được chủ đầu tư mới cải tạo, sửa chữa lại.

    Hình ảnh

    Siêu dự án Mũi Đèn Đỏ rộng 118 ha có vị trí đắc địa tại ngã ba sông Sài Gòn và sông Nhà Bè, với tổng vốn đầu tư khoảng 6 tỷ USD (tại thời điểm năm 2007). Dự án là khu phức hợp gồm công viên đa chức năng, văn phòng, biệt thự, căn hộ, khách sạn, bến cảng du thuyền lớn nhất Việt Nam và mang tầm quốc tế.

    Dự án được Tập đoàn Vạn Thịnh Phát ký hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài để cùng phát triển. Tuy nhiên, do vướng mắc về pháp lý, đến nay dự án chưa được triển khai; được dùng làm tài sản đảm bảo cho 100 khách hàng thuộc nhóm bà Trương Mỹ Lan vay tiền SCB, hiện dư nợ 133.710 tỷ đồng.

    Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc trong 10 năm liên tiếp (từ 2012 đến 2022) đã sử dụng SCB như công cụ tài chính, đã giải ngân cho nhóm bà Lan hơn 2.500 khoản vay với tổng số tiền hơn 1.066.000 tỷ đồng - chiếm 93% số tiền cho vay của ngân hàng. Đến năm 2022, nhóm bà Lan còn gần 1.300 khoản vay, dư nợ tại SCB hơn 677.000 tỷ đồng nằm trong nhóm không có khả năng thu hồi. Hành vi của bà Lan và đồng phạm gây thiệt hại cho SCB 498.000 tỷ đồng.

    Các cơ quan tố tụng đã kê biện tổng cộng 1.237 bất động sản liên quan bà Lan, bao gồm hàng loạt tòa nhà ở quận 1, 3, 5...; kê biên 857 triệu cổ phần SCB, hơn 137 triệu cổ phần 5 công ty của các pháp nhân, cá nhân đứng tên hộ bà Lan; một du thuyền, 2 tàu, 19 ôtô...


    Theo VnExpress
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 50038
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Xử vụ Vạn Thịnh Phát: Ai chống lưng cho Trương Mỹ Lan?

    by music123 » Thứ 2 Tháng 3 25, 2024 5:10 pm

    Ai chống lưng cho Trương Mỹ Lan?

    March 25, 2024

    Bùi Thanh Hiếu/SGN

    Trong lời khai trong phiên tòa trước đây xét xử em trai là Dương Tự Trọng, ông Dương Chí Dũng có thuật lại lời của một người có tên là Tiệp, người đã đưa $1 triệu của bà Trương Mỹ Lan – Công ty Vạn Thịnh Phát, cho ông Dũng để nhờ chuyển đến tay tướng công an Ngọ.


    “Anh Tiệp có nói là ‘Anh yên tâm đi, tôi đã gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang… để anh Quang có ý kiến với anh Ngọ… để anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho doanh nghiệp nữa,” ông Dũng nói trước Tòa.

    Hình ảnh

    Bà Trương Mỹ Lan tại tòa án. (Hình: Ngọc Dương/Thanh Niên)


    Các cơ quan pháp luật không kịp xem xét đến lời khai này của Dương Chí Dũng vào Tháng Một năm 2014, bởi chỉ một tháng sau đó ông Ngọ chết tại viện quân y 108, Hà Nội.

    Người chú ý đến lời khai này nhất là trưởng ban nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh, nhưng sau đó tự nhiên ông Thanh mắc bệnh lạ và chết vào đầu năm 2015.

    Đinh La Thăng vào làm bí thư Sài Gòn năm 2016. Lúc ấy những cơ sở nhà hàng, khách sạn của Vạn Thịnh Phát đều là đơn vị cung ứng tiệc tùng, nghỉ ngơi của thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh. Các ông như Trương Tấn Sang, Nguyễn Xuân Phúc và Lê Thanh Hải đều có quan hệt chặt chẽ với Vạn Thịnh Phát.

    Đinh La Thăng vốn tính bốc đồng, ra lệnh những hội nghị, tiệc tùng đón khách sẽ không đặt ở những cơ sở của Vạn Thịnh Phát nữa.

    Vạn Thịnh Phát mất đi một khách hàng lớn, nhưng cái quan trọng là dấu hiệu họ sẽ không yên ổn với một người cá tính như Đinh La Thăng.

    Những tin báo về cho ông Trọng, rằng Thăng và Quang hay tụ tập ăn nhâụ với nhau vào những ngày Quang trực chỉ huy ở TPHCM, lúc ăn nhậu chê bai tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và có ý muốn chia nhau người làm tổng bí thư, người làm thủ tướng.

    Đồng thời Trương Hoà Bình liên tục đề nghị xem xét kỷ luật Đinh La Thăng, bên ngoài những đệ tử bồi bút của nhóm này tích cực lên án Đinh La Thăng, song song chúng ca ngợi Nguyễn Xuân Phúc là kỳ tài, là kiến tạo, liêm chính… đứng đầu là Trương Huy San, đệ tử cứng của quan thầy Trương Tấn Sang.


    Kết cục là Thăng đi tù, còn Quang cũng theo gót Bá Thanh với cái chết bí ẩn. Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn chủ tịch AIC lúc đó là người bỏ kinh phí, thiết kế cho Quang đi Nhật chữa bệnh. Khi Quang mất, người ta đồn ông bị mắc bệnh ung thư tuỷ. Thực ra ông chết vì lý do gì, đến các bác sĩ Nhật cũng chưa xác định được.

    Nhắc lại để biết đụng chạm gì tới Vạn Thịnh Phát, không phải bây giờ mới có những người chết vì bệnh lạ. Mà trước kia đã có vài người chết bất ngờ rồi.

    Nói Vạn Thịnh Phát bị oan, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản chân chính, có của bị phe cầm quyền bây giờ cướp đoạt , hay nói phe miền Bắc tiêu diệt doanh nghiệp miền Nam… đều không đúng.

    Bởi nếu một doanh nghiệp chân chính, thì những người liên quan có hại đến doanh nghiệp, không chết bất ngờ nhiều như thế. Chỉ có doanh nghiệp của bọn mafia mới có những nhân chứng, những công tố viên, thanh tra bị chết bất ngờ như vậy thôi.


    Và như nhiều vụ đại án khác, giữa muôn trùng những cái tên quan chức cao cấp, những doanh nhân nổi tiếng lại có những nhân vật mơ hồ như Tiệp xuất hiện làm môi giới hối lộ.

    Tiệp là ai mà có thể cầm triệu USD thay mặt Trương Mỹ Lan đi hối lộ?

    Tiệp ở đây chính là Ngô Xuân Tiệc, chủ công ty Tâm Sinh Nghĩa. Năm 2011 Tiệc được tổng thống cộng hoà Palau bổ nhiệm làm tổng lãnh sự danh dự nước Cộng Hoà Palau ở Việt Nam. Nước cộng hoà Palau nằm ở châu Đại Dương, gồm những hòn đảo nhỏ, tổng diện tính là khoảng 500 km2.

    Hình ảnh

    Bà Trương Mỹ Lan. (Hình: Quỳnh Trần/VNExpress)


    Em ruột của Ngô Xuân Tiệc là Ngô Văn Phưởng, có vay ngân hàng phát triển nông thôn Agibank 62 tỷ rồi chuồn mất. Phưởng bị truy nã toàn quốc vì tội Lạm dụng tiền nhiệm chiếm đoạt tài sản. Nguyên nhân từ việc công ty Phưởng bỗng nhiên được Bình Thuận cấp cho 100 nghìn mét vuông đất rất đẹp ven biển để làm khu sinh thái. Phưởng mang quyền sử dụng đất, tạo hồ sơ khống vay ngân hàng 62 tỷ vào năm 2010. Rồi đem tiền đi vào việc khác. Phưởng bị bắt theo lệnh truy nã khi đang trốn ở Đà Nẵng vào ngày 27 Tháng Sáu năm 2013, y bị di lý về khám Chí Hoà, một tháng sau được tại ngoại và từ đó đến nay. Không có phiên toà nào xét xử Phưởng cả. Tất cả đều do ông anh Ngô Xuân Tiệc đã sắp xếp.

    Nếu Nguyễn Bá Thanh, Phạm Quý Ngọ không chết bất ngờ, và nếu ãnh đạo đảng CSVN làm triệt để, Ngô Xuân Tiệc, Trương Mỹ Lan đã đi tù từ năm 2014, không còn cơ hội để Lan phạm những tội gây hậu quả nghiêm trọng như cáo buộc ngày hôm nay.

    Ai bao che cho Trương Mỹ Lan từ buổi ấy?


    Chánh án Trương Hoà Bình, chủ tịch nước Trương Tấn Sang, phó thủ tướng thường trực Nguyễn Xuân Phúc, bí thư thành uỷ TPHCM Lê Thanh Hải, bộ trưởng công an Trần Đại Quang là những người đã bao che cho Trương Mỹ Lan, và Ngô Xuân Tiệc.

    Ông Trọng từng nói.

    – Bọn chúng khôn lắm, giờ nó không trực tiếp đâu, nó nhờ bạn bè nó, anh em nó, vợ con nhà nó đứng ra nhận. Nhưng hồ sơ có đây, sẽ xử lý.

    Cũng thông cảm cho ông Trọng, 10 thằng đồng chí quanh ông đến tám thằng ăn cắp, tham ô, bè phái nhằng nhịt lợi ích với nhau. Ông phải mưu mẹo chia rẽ chúng và tìm cách diệt từng thằng. Chúng quá đông, từ thằng ngồi trong bộ chính trị cho đến thằng facebooker cũng là người của chúng.

    Ông không thể làm nhát sạch sẽ, trừ khi ông giải tán đảng CS, vì thế nhiều đứa trong bọn chúng vẫn nhởn nhơ, trâng tráo vơ vét.

    Đến bây giờ những kẻ cầm tiền đi hối lộ như Hồ Quốc Minh, Ngô Xuân Tiệc vẫn ung dung ngoài vòng pháp luật, đủ hiểu đàn anh của chúng còn đủ mạnh để can thiệp bẻ lái hướng đi của điều tra, thanh tra để sự việc sang hướng khác.

    Trùm môi giới, thiết kế những phi vụ mờ ám giữa quan chức cấp cao với đại gia, đó là Nguyễn Công Khế cũng đang ung dung hưởng thụ phè phỡn ở biệt thự, khu nghỉ dưỡng và sẵn sàng chỉ đạo đàn em phụ hoạ với các đàn anh, bẻ hướng hay làm rối loạn hướng điều tra.

    Nên nhớ Khế là đồng bọn thân thiết với Phan Quốc Việt (Việt Á) và Nguyễn Cao Trí (Capella Holdings).
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 50038
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Vợ ns Thanh Bùi bị 17 năm tù ;TML tử hình

    by music123 » Thứ 5 Tháng 4 11, 2024 5:27 pm

    Trương Huệ Vân lĩnh án 17 năm tù

    4/11/24

    TP HCM Với nhiều tội danh trong vụ đại án kinh tế, Trương Huệ Vân (cháu ruột bà Trương Mỹ Lan), bị TAND TP HCM tuyên án 17 năm tù.

    Trương Huệ Vân bị cáo buộc đã thực hiện chỉ đạo của bà Lan, đồng thời lợi dụng chức vụ quyền hạn là Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Tập đoàn Vạn Thịnh Phát chỉ đạo cấp dưới thành lập, sử dụng 52 công ty "ma" và 4 công ty có hoạt động thật, tạo lập 155 khoản vay tại SCB, giúp bà Lan chiếm đoạt hơn 1.088 tỷ đồng và gây thiệt hại 25 tỷ đồng.



    Theo HĐXX, bị cáo đã ăn năn hối cải, có nhiều tình tiết giảm nhẹ như: thư tri ân của Đại sứ Cuba; bằng khen, giấy khen của các bộ ngành trung ương về thành tích tham gia phòng chống Covid-19; đã vận động gia đình nộp khắc phục thêm một phần thiệt hại...

    Trong quá trình xét xử và nói lời sau cùng, bị cáo Vân xin tòa xem xét khoan dung, giảm nhẹ hình phạt cho cô ruột Trương Mỹ Lan và các bị cáo khác.

    Hình ảnh

    Trương Huệ Vân tại tòa hôm 11/4. Ảnh: Thanh Tùng

    Trước đó, bà Trương Mỹ Lan bị TAND TP HCM tuyên 20 năm tù về tội Đưa hối lộ; 20 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và tử hình về tội Tham ô tài sản. Bà Lan bị xác định sử dụng SCB như "công cụ tài chính" huy động tiền phục vụ cho hoạt động kinh doanh và mục đích cá nhân. Bị cáo đã trực tiếp và chỉ đạo, điều hành các cán bộ, nhân viên chủ chốt tại SCB và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, móc nối chặt chẽ với nhau thực hiện nhiều hành vi sai phạm rút tiền của ngân hàng.



    Trong 10 năm (từ 2012 đến 2022), SCB giải ngân cho nhóm bà Lan hơn 2.500 khoản vay với tổng số tiền hơn 1.066.000 tỷ đồng - chiếm 93% số tiền cho vay của ngân hàng. Đến năm 2022, nhóm bà Lan còn gần 1.300 khoản vay, dư nợ tại SCB hơn 677.000 tỷ đồng (483.000 tỷ đồng dư nợ gốc, 193.000 tỷ tiền lãi), nằm trong nhóm không có khả năng thu hồi. Hành vi của bà Lan và đồng phạm gây thiệt hại cho SCB 498.000 tỷ đồng.

    Đinh Nam
    Hình ảnh
Đăng trả lời 32 bài viết

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 45 khách