Đăng trả lời 32 bài viết
Vợ ns Thanh Bùi bị 17 năm tù ;TML tử hình
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 50038
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Vợ ns Thanh Bùi bị 17 năm tù ;TML tử hình

    by music123 » Thứ 7 Tháng 11 18, 2023 5:25 pm

    Vụ Vạn Thịnh Phát, 5 triệu USD xếp đầy 3 thùng xốp hối lộ cục trưởng Ngân hàng Nhà nước


    THÂN HOÀNG
    11/17/23

    Từ chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan, tổng giám đốc Ngân hàng SCB ba lần đến nhà riêng của nữ cựu cục trưởng, mang theo những chiếc thùng xốp đựng cả triệu USD để hối lộ, tổng 5 triệu USD. Một lần khác, nữ cục trưởng nhận túi đựng 200.000 USD.

    Hình ảnh

    Bà Trương Mỹ Lan và cháu gái Trương Huệ Vân cùng bị khởi tố, bắt tạm giam trong vụ án liên quan Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB - Ảnh: Bộ Công an

    Theo kết luận điều tra vụ Vạn Thịnh Phát vừa được cơ quan điều tra Bộ Công an ban hành, trong quá trình thanh tra tại Ngân hàng SCB, cựu nữ cục trưởng Đỗ Thị Nhàn (trưởng đoàn thanh tra) đã nhiều lần gặp gỡ bà Trương Mỹ Lan "hướng dẫn" cách xóa dấu vết các sai phạm trong cho vay và hứa hẹn bỏ qua nhiều sai phạm của ngân hàng này.

    Thời điểm đó, bà Nhàn giữ chức vụ cục trưởng Cục Thanh tra, Giám sát ngân hàng II - Ngân hàng Nhà nước.

    Nữ cục trưởng nhận hối lộ để bưng bít sai phạm của SCB

    Theo kết luận điều tra, trong quá trình dự thảo và ban hành kết luận thanh tra, nữ cựu cục trưởng đã nhận hối lộ số tiền đặc biệt lớn lên đến 5,2 triệu USD thông qua lãnh đạo SCB là chủ tịch hội đồng quản trị Đinh Văn Thành và tổng giám đốc Võ Tấn Hoàng Văn.

    Sau khi nhận tiền hối lộ, cựu cục trưởng đã bao che, bưng bít, báo cáo không trung thực, không đầy đủ kết quả thanh tra cho Ngân hàng Nhà nước để không có đủ thông tin, tài liệu phục vụ tham mưu, chỉ đạo xử lý các sai phạm của SCB.

    Hình ảnh

    Bị can Đỗ Thị Nhàn

    Từ đó các cơ quan chức năng cũng không kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội của Trương Mỹ Lan và đồng phạm xảy ra tại Ngân hàng SCB, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, kết luận nêu.

    Tháng 7-2017, Đinh Văn Thành và Võ Tấn Hoàng Văn báo cáo Trương Mỹ Lan về việc đoàn thanh tra liên ngành sẽ tiến hành thanh tra tại SCB, việc này sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng và các dự án bất động sản đang dư nợ.

    Sau khi đoàn thanh tra vào làm việc, Trương Mỹ Lan giao cho Đinh Văn Thành và Võ Tấn Hoàng Văn thực hiện điều hành và phối hợp với đoàn.

    Quá trình thanh tra, thông qua Võ Tấn Hoàng Văn và Đinh Văn Thành, Trương Mỹ Lan có hai lần gặp riêng bà Đỗ Thị Nhàn, một lần tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước và một lần tại khách sạn Daewoo (Hà Nội).

    Hình ảnh

    Lãnh đạo cơ quan điều tra thông tin về việc khởi tố một số nguyên cán bộ của Ngân hàng Nhà nước liên quan vụ Vạn Thịnh Phát tại buổi họp báo của Bộ Công an hồi cuối tháng 3 - Ảnh: DANH TRỌNG

    Tại các cuộc gặp, bà Nhàn nêu thực trạng SCB sai phạm trong hồ sơ tín dụng đối với các dự án, phương án tái cơ cấu qua thanh tra là rất nghiêm trọng, đề nghị Trương Mỹ Lan phải bán bớt tài sản để khắc phục, tất toán, thu hồi nợ tại các khoản vay sai phạm lớn.

    Bà Lan nhờ bà Nhàn cố gắng sớm kết luận thanh tra để các đối tác nước ngoài vào đầu tư và nữ cục trưởng đồng ý. Tuy nhiên, bà Lan khai việc chi tiền cho trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra do Võ Tấn Hoàng Văn, Đinh Văn Thành thực hiện, quyết định, còn chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát "không biết" việc đưa hối lộ.

    Xếp cả triệu USD trong thùng xốp mang đi hối lộ

    Trong thời gian thanh tra tại Ngân hàng SCB, bà Nhàn khai nhận đã 4 lần nhận tiền từ SCB thông qua Đinh Văn Thành, Võ Tấn Hoàng Văn và Nguyễn Nam Tuấn (lái xe của Võ Tấn Hoàng Văn), với tổng số tiền là 5,2 triệu USD.

    Lần đầu tiên, giữa tháng 3-2018, Đinh Văn Thành và Võ Tấn Hoàng Văn ra Hà Nội và lên phòng làm việc của nữ cục trưởng tại trụ sở cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng. Tại phòng làm việc, lãnh đạo SCB đưa cho bà Nhàn một túi quả Cherry và một túi đựng 200.000 USD.

    Sau cuộc gặp, bà Nhàn đã mang 200.000 USD về cất ở nhà riêng.

    Từ tháng 10-2018 đến tháng 12-2018 là giai đoạn dự thảo kết luận thanh tra, xin ý kiến các bộ ngành liên quan và sau đó ban hành kết luận thanh tra tại Ngân hàng SCB. Tổng giám đốc SCB Võ Tấn Hoàng Văn và lái xe đã mang các thùng xốp đựng tiền USD đến hối lộ cựu cục trưởng của Ngân hàng Nhà nước.

    Cụ thể, một lần tổng giám đốc SCB xếp 1 triệu USD mang đến hối lộ bà Nhàn. Tiếp đó, hai lần sau Võ Tấn Hoàng Văn xếp đầy thùng xốp tiền đô, mỗi lần 2 triệu USD đến hối lộ nữ cục trưởng.

    Sau mỗi lần đưa tiền tại nhà riêng, Nhàn hỏi Võ Tấn Hoàng Văn là tiền gì, vị tổng giám đốc ngân hàng đều nói là tiền của bà Trương Mỹ Lan cảm ơn cục trưởng vì "đã giúp và hỗ trợ cho SCB trong quá trình thanh tra", kết luận nêu.

    Sau mỗi lần nhận thùng xốp xếp đầy USD, bà Nhàn lấy tiền cho vào thùng khác, cất giấu trong phòng ngủ riêng chưa sử dụng vào việc gì.

    Đến khoảng tháng 12-2022, nữ cục trưởng đã chia số tiền này, mang 2,6 triệu USD gửi nhờ tại nhà một người họ hàng bên chồng ở thành phố Nam Định.

    Số tiền còn lại bà Nhàn cho vào thùng sắt, khóa lại, mang sang nhà ông Đỗ Xuân Lộc (em trai cùng cha khác mẹ với Nhàn) cất vào trong tủ phòng. Bà Nhàn khóa tủ và cầm chìa khóa.

    Theo kết luận, nữ cựu cục trưởng khẳng định những người nhận tiền của mình nhờ gửi hoàn toàn không biết gì về nguồn gốc số tiền do "họ không hỏi và Nhàn tuyệt đối không nói gì".

    Làm việc với cơ quan điều tra, ông Đỗ Xuân Lộc đã xác nhận việc bà Nhàn gửi nhờ cất thùng sắt trong tủ và tự nguyện giao nộp thùng sắt đựng tiền do Nhàn gửi, số tiền thu được là 3 triệu USD.

    Còn gia đình họ hàng bên chồng bà Đỗ Thị Nhàn thừa nhận hai lần nữ cục trường mang tiền đến nhờ gửi, một lần 1,4 triệu USD và một lần 1,2 triệu USD. Những người này khẳng định hoàn toàn không biết về nguồn gốc số tiền do Nhàn nhận từ SCB.

    Gia đình người thân này đã mượn Nhàn 1,4 triệu USD để mua 1 mảnh đất tại Nam Định và sử dụng mở 10 sổ tiết kiệm. Những người này đã tự nguyện giao nộp toàn bộ số tiền 1,2 triệu USD, 10 sổ tiết kiệm và 1 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên. Họ sau đó đã nộp thêm 600.000 USD vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra để khắc phục hậu quả cho Đỗ Thị Nhàn.

    Tại cơ quan điều tra, bà Nhàn khai có nhiều lần liên lạc với Võ Tấn Hoàng Văn để trả lại tiền hối lộ nhưng Văn không đến nhận.

    Còn ông Văn khai ba lần mang ba thùng xốp xếp 5 triệu USD để hối lộ nữ cục trưởng của Ngân hàng Nhà nước là thực hiện theo chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan. Sau mỗi lần đưa tiền cho Nhàn, Văn đều thông báo cho Trương Mỹ Lan biết.

    Về nguồn tiền đưa hối lộ, ông Văn khẳng định nguồn tiền do Trương Mỹ Lan chỉ đạo Nguyễn Phương Hồng lấy từ nguồn riêng, được chuyển từ SCB Sài Gòn ra SCB Cầu Giấy (hợp thức bằng các bút toán rút, nộp tiền, chuyển tiền) để rút ra, đổi thành USD. Văn đã có đơn tố giác tội phạm về hành vi nhận tiền của Đỗ Thị Nhàn.

    Theo kết luận, lời khai của ông Văn về việc đưa tiền phù hợp với lời khai của Đỗ Thị Nhàn, Nguyễn Nam Tuấn, lái xe và những người liên quan, tài liệu, dữ liệu thu thập được.
    Sửa lần cuối bởi 19 vào ngày music123 với 0 lần sửa trong tổng số.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 50038
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Vụ Vạn Thịnh Phát, 5 triệu USD xếp đầy 3 thùng xốp hối lộ ...

    by music123 » Thứ 7 Tháng 11 18, 2023 5:30 pm

    Vụ Vạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan chiếm đoạt 304.000 tỉ của Ngân hàng SCB thế nào?


    THÂN HOÀNG
    11/17/23

    Bà Trương Mỹ Lan dù không giữ chức vụ tại Ngân hàng SCB nhưng bị cáo buộc là người chi phối, lũng đoạn, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của ngân hàng này. Từ đó bà Lan chỉ đạo lập cả ngàn hồ sơ khống vay tiền nhằm “rút ruột” và chiếm đoạt hơn 304.000 tỉ.

    Hình ảnh

    Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc thao túng Ngân hàng SCB, chiếm đoạt hơn 304.000 tỉ - Ảnh: VTP

    Ngày 18-11, bà Trương Mỹ Lan - chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát - bị cơ quan điều tra Bộ Công an (C03) đề nghị truy tố 3 tội danh: Đưa hối lộ, vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và tham ô tài sản.

    C03 cáo buộc hành vi của nhóm Trương Mỹ Lan được thực hiện như "một tổ chức tội phạm với quy mô rất lớn". Toàn bộ hoạt động của Ngân hàng SCB bị bà Lan thao túng, lũng đoạn để huy động tiền gửi của người dân rồi cho "hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát" vay, sau đó chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn, lên đến hơn 304.000 tỉ.

    Xây dựng "hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát" cả ngàn doanh nghiệp

    Theo kết luận, quá trình hoạt động, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã xây dựng "hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát" với hơn 1.000 doanh nghiệp gồm các công ty con, công ty thành viên trong và ngoài nước, được chia thành nhiều tầng lớp, với hàng trăm cá nhân được thuê đứng tên đại diện pháp luật. Những người được thuê này đều có quan hệ họ hàng hoặc là cán bộ, công nhân viên Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

    "Hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát" được chia làm 4 nhóm chính có quan hệ chặt chẽ với nhau.

    Cụ thể, nhóm định chế tài chính Việt Nam gồm SCB, Công ty Chứng khoán Tân Việt, Công ty CP đầu tư tài chính Việt Vĩnh Phú. Trong đó SCB có vai trò "đặc biệt quan trọng", được sử dụng như một công cụ tài chính để cấp vốn cho các công ty trong "hệ sinh thái".

    Nhóm công ty có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam phần lớn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, nhà hàng, khách sạn… đều là công ty có vốn điều lệ lớn, nắm cổ phần chi phối các công ty con, công ty thành viên…

    Nhóm các công ty được gọi là "công ty ma" tại Việt Nam, được thành lập để lấy pháp nhân góp vốn đầu tư vào các dự án, vay vốn ngân hàng, thực hiện việc đảo nợ hoặc ký hợp đồng hớp tác, thi công…


    Mạng lưới công ty tại nước ngoài: Trương Mỹ Lan xây dựng mạng lưới nhiều công ty vỏ bọc, tại các vùng lãnh thổ, quốc gia "thiên đường thuế" phục vụ hoạt động đầu tư, kinh doanh tại nước ngoài hoặc sử dụng danh nghĩa "nhà đầu tư nước ngoài" đầu tư vào Việt Nam có nhiệm vụ quản lý vốn, tài sản của gia đình Trương Mỹ Lan tại nước ngoài.

    Bà Trương Mỹ Lan lũng đoạn biến SCB thành công cụ tài chính để huy động tiền gửi

    Theo kết luận, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (Ngân hàng SCB) đi vào hoạt động từ 1-1-2012, vốn điều lệ khi thành lập là hơn 10.000 tỉ. Đến nay nhà băng này có vốn điều lệ là hơn 15.000 tỉ.

    Bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, mặc dù không trực tiếp giữ chức vụ tại ban quản trị, ban điều hành SCB nhưng lại nắm giữ số lượng rất lớn, chiếm gần tuyệt đối cổ phần nhà băng này (trên 90% cổ phần).

    Nữ doanh nhân này cũng bố trí người thân tín của mình giữ các chức vụ chủ chốt của ngân hàng.

    Hình ảnh

    Nhóm cựu lãnh đạo, nhân viên Ngân hàng SCB bỏ trốn trước khi bị khởi tố và bị Bộ Công an phát lệnh truy nã - Ảnh: Bộ CA

    "Bà Trương Mỹ Lan đã nắm quyền điều hành, chi phối, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của ngân hàng, biến SCB trở thành công cụ tài chính để tổ chức huy động tiền gửi, chỉ đạo toàn bộ lãnh đạo chủ chốt nhà băng này", kết luận nêu.

    Từ đó bà Lan chỉ đạo thuộc cấp tại SCB và hệ sinh thái Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, sử dụng hàng nghìn cá nhân, pháp nhân để lập cả nghìn bộ hồ sơ "khống" đứng tên vay vốn của ngân hàng. Bà Trương Mỹ Lan sử dụng tiền trái mục đích, chiếm đoạt tiền sử dụng cá nhân, đối phó che giấu hành vi phạm tội của mình và đồng bọn.

    C03 cáo buộc hành vi phạm tội của Trương Mỹ Lan và đồng phạm là "nguyên nhân căn bản, cốt yếu dẫn đến Ngân hàng SCB đã hoàn toàn mất thanh khoản, dư nợ tín dụng rất lớn không có khả năng thu hồi, vốn chủ sở hữu âm 443.769 tỉ đồng", kết luận nêu.

    Thủ đoạn "rút ruột" SCB chiếm đoạt hơn 304.000 tỉ
    Với chủ trương lợi dụng hoạt động của ngân hàng trong việc huy động nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu kinh doanh của "hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát", bà Trương Mỹ Lan đã thâu tóm 3 ngân hàng tư nhân bằng việc mua, sở hữu phần lớn số lượng cổ phần rồi thao túng.

    Từ tháng 12-2011, bằng hình thức nhờ người đứng tên sở hữu cổ phần, bà Lan nắm giữ hơn 81% cổ phần của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (cũ), hơn 98% cổ phần của Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và hơn 80% cổ phần của Ngân hàng TMCP Đệ Nhất.

    Sau khi ba ngân hàng trên hợp nhất thành SCB, bà Lan tiếp tục nhờ người đứng tên hơn 85% cổ phần của nhà băng này. Chủ tịch Vạn Thịnh Phát tiếp tục mua và nhờ người đứng tên để tăng tỉ lệ sở hữu cổ phần tại SCB lên hơn 91% vào ngày 1-1-2018.

    Với việc sở hữu, nằm quyền chi phối số cổ phần của SCB, bà Trương Mỹ Lan đã đưa người của mình hoặc sử dụng các cá nhân tin tưởng, thân tín đều là những người có trình độ, hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng vào các vị trí chủ chốt của nhà băng này. Họ đều nghe theo chỉ đạo của bà Lan và được trả mức lương cao từ 200-500 triệu đồng/tháng.


    Bằng cách thâu tóm, nắm giữ cổ phần chi phối, điều hành hoạt động ngân hàng thông qua nhóm lãnh đạo chủ chốt tại SCB, bà Trương Mỹ Lan sử dụng nhà băng này như "một công cụ tài chính để huy động tiền gửi của người dân và các tổ chức…".

    Tuy nhiên trong hoạt động cho vay, SCB lại chủ yếu phục vụ mục đích cá nhân của Trương Mỹ Lan, kết luận nêu.

    Kết quả điều tra xác định từ ngày 1-1-2012 đến ngày 7-10-2022, SCB đã cho vay, giải ngân cho 1.366 khách hàng, trong đó liên quan trách nhiệm của Trương Mỹ Lan và đồng phạm vay 2.500 khoản với tổng số tiền 1.066.608 tỉ đồng.

    Đến ngày 17-10-2022, các khoản vay tại SCB còn dư nợ hơn 677 ngàn tỉ đều thuộc nhóm không có khả năng thu hồi. Trong đó dư nợ gốc các khoản vay của bà Trương Mỹ Lan chiếm 93% tổng dư nợ gốc của hơn 23.000 khoản vay còn dư nợ tại SCB.

    Theo kết luận, sau khi thâu tóm SCB, bà Trương Mỹ Lan đã thông qua các cá nhân thân tín, giữ vai trò chủ chốt tại đây và các cán bộ chủ chốt tại Vạn Thịnh Phát triển khai các hoạt động rút tiền của ngân hàng dưới hình thức giải ngân cho các hồ sơ vay được lập khống. Thậm chí có nhiều khoản vay rút tiền trước hoàn thiện hồ sơ sau.

    Mỗi khoản cần rút ra, trong các giai đoạn đều có cách làm khác nhau và được giao cho từng nhóm của Vạn Thịnh Phát để dựng công ty "ma", "vẽ" ra phương án đầu tư tại các dự án, giao cho các bộ phận tính toán tài sản đảm bảo cho phù hợp….

    Theo kết luận, Ngân hàng SCB đã huy động tiền gửi từ 50 chi nhánh nhưng chỉ tập trung giải ngân đối với nhóm Trương Mỹ Lan - Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tại 3 đơn vị hội sở, 3 chi nhánh lớn, nhỏ lẻ ở 6 chi nhánh.

    Các hồ sơ cho vay, giải ngân của nhóm Trương Mỹ Lan tại các đơn vị, chi nhánh trên đều có ký hiệu theo dõi riêng như "HSTT", "phương án, dự án" để các nhân viên ngân hàng nhìn vào đều hiểu là cho vay các công ty trong "hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát".

    Thực hiện hoạt động này, Trương Mỹ Lan đã giao cho các thân tín tại SCB phối hợp cùng các thuộc cấp tại Vạn Thịnh Phát sử dụng các phương án vay vốn khống đã tạo lập để thực hiện giải ngân, chuyển tiền vào các tài khoản của cá nhân, pháp nhân "ma" để thực hiện chuyển tiền ra khỏi hệ thống ngân hàng hoặc cho các cá nhân, pháp nhân rút tiền mặt nhằm cắt đứt dòng tiền.

    Theo kết luận, thủ đoạn của nhóm Trương Mỹ Lan sử dụng để vay tiền SCB gồm: Tạo lập khách hàng vay vốn khống, thuê hoặc nhờ người đứng tên tài sản; Tạo lập hồ sơ vay khống; Đưa tài sản đảm bảo được định giá trị, để tạo ra một bộ hồ sơ đúng như quy định nhằm che giấu, đối phó với các cơ quan thanh tra, kiểm tra, thực chất là để "rút ruột" ngân hàng.

    Hầu hết các khoản vay của Trương Mỹ Lan - Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được giải ngân trước và thực hiện hợp thức sau, C03 cáo buộc.

    Theo quy trình thông thường, ngân hàng chỉ giải ngân khi đã hoàn thiện các thủ tục pháp lý về thế chấp tài sản đảm bảo, nhưng thực tế đối với 1.284 khoản vay của bà Lan còn dư nợ, chưa có thủ tục thế chấp khi giải ngân, số còn lại tài sản bảo đảm chủ yếu là cổ phần, quyền tài sản.

    Kết quả xác minh hồ sơ vay vốn 1.284 khoản vay của nhóm Trương Mỹ Lan còn dư nợ tại SCB thì có 201 khoản vay, hồ sơ vay vốn không có phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Các khoản vay này giải ngân hơn 10.000 tỉ, đến nay tổng dư nợ 11.600 tỉ.

    Nhóm của Trương Mỹ Lan còn tạo lập, sử dụng khách hàng vay vốn khống, thuê người đứng tên tài sản đảm bảo để vay 1.200 khoản tại SCB.

    Nhóm bà Lan đã thành lập hàng nghìn pháp nhân, thuê hàng nghìn cá nhân làm đại diện pháp luật, đứng tên cổ đông, đứng tên ký hồ sơ vay vốn, đứng tên tài sản bảo đảm để hợp thức rút tiền của Ngân hàng SCB.

    Sở dĩ "kho" pháp nhân này càng ngày càng phình to ra vì phải thành lập nhiều pháp nhân, "dựng" nhiều cá nhân mới để đứng tên khoản vay thì khi kiểm tra tín dụng sẽ không có dư nợ tín dụng lớn, kết luận nêu.

    Để Trương Mỹ Lan và đồng phạm thực hiện được hành vi rút tiền, chiếm đoạt tiền từ SCB thông qua thủ đoạn vay còn có sự tiếp tay của các đối tượng tại các công ty thẩm định giá.

    Lãnh đạo, nhân viên các công ty này không thực hiện công tác thẩm định nhưng đã phát hành các chứng thư thẩm định giá tài sản theo yêu cầu của SCB để thông đồng, hợp thức thủ tục vay vốn, nâng khống giá trị.

    Trong đó, từ ngày 9-2-2018 đến 7-10-2022, bà Lan chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn rút tiền chiếm đoạt của Ngân hàng SCB, qua đó chiếm đoạt số tiền hơn 304.000 tỉ đồng.

    Hành vi trên phạm vào tội tham ô tài sản. Ngoài ra, hành vi này của bà Lan còn gây thiệt hại số tiền lãi phát sinh hơn 129.000 tỉ đồng.


    Hình ảnh

    Theo luật sư, SCB sẽ có nghĩa vụ đảm bảo quyền lợi của khách hàng gửi tiền tại đây

    T.N

    Liệu có khắc phục được 304.000 tỉ đồng?

    Số tiền bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc chiếm đoạt của SCB, chỉ tính riêng với hành vi tham ô tài sản đã lên tới hơn 304.000 tỉ đồng. Nhiều người bày tỏ băn khoăn, rằng bị can có khả năng khắc phục hậu quả số tiền này, trong trường hợp bản án có hiệu lực pháp luật xác định là có tội?

    Luật sư Nguyễn Văn Quynh cho hay, xét riêng ở tội tham ô tài sản mà bà Trương Mỹ Lan bị đề nghị truy tố, bị hại của hành vi này là được xác định là SCB, chứ không phải khách hàng gửi tiền.

    Điều này đồng nghĩa, trong trường hợp bản án có hiệu lực pháp luật xác định bà Lan có tội, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát sẽ có nghĩa vụ phải khắc phục toàn bộ số tiền đã tham ô cho SCB.

    Cũng theo luật sư Quynh, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã tạm giữ 1.266 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; kê biên 1.237 bất động sản tại Đồng Nai, TP.HCM, Long An…; kê biên 857 triệu cổ phần SCB của bà Trương Mỹ Lan và các cá nhân đứng tên hộ.

    Cơ quan công an cũng kê biên 22 tài sản là phương tiện, gồm 1 du thuyền, 2 tàu, 19 ô tô của bà Lan và em gái. Số phương tiện này, bà Lan nhờ nhiều người đứng tên.

    "Đây sẽ là những tài sản đảm bảo cho nghĩa vụ thi hành án, trong trường hợp bị can bị bản án có hiệu lực pháp luật xác định là có tội", luật sư Quynh phân tích.





    Tổ chức tội phạm có quy mô rất lớn

    Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc đã chi phối, lũng đoạn và chỉ đạo hoàn toàn hoạt động của SCB, có vai trò là người tổ chức, chủ mưu, cầm đầu để thực hiện hành vi tham ô tài sản với số tiền đặc biệt lớn.

    Hành vi phạm tội của bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm được thực hiện với lỗi "cố ý trực tiếp", có dự mưu từ trước, được chuẩn bị, tổ chức thực hiện hết sức công phu, tỉ mỉ và có "kịch bản". Các bị can đã thao túng, lũng đoạn, bất chấp các quy định pháp luật để thực hiện phạm tội.

    "Đây là tổ chức tội phạm có quy mô rất lớn, hoạt động hết sức manh động nhưng cũng rất tinh vi, xảo quyệt, hậu quả mà tổ chức tội phạm này gây ra là đặc biệt lớn về kinh tế, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngành ngân hàng, uy tín của Nhà nước trong quản lý kinh tế", kết luận nêu.
    Tuyến Phan
    THÂN HOÀNG
    T.H
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 50038
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Vụ Vạn Thịnh Phát, 5 triệu USD xếp đầy 3 thùng xốp hối lộ ...

    by music123 » Thứ 7 Tháng 11 18, 2023 5:38 pm

    Ông Nguyễn Cao Trí chiếm đoạt 40 triệu USD của bà Trương Mỹ Lan thế nào


    11/18/23

    Chủ tịch tập đoàn Capella Nguyễn Cao Trí bị cáo buộc chiếm đoạt 40 triệu USD (tương đương 1.000 tỷ đồng) của bà Trương Mỹ Lan thông qua 3 dự án đầu tư, mua bán cổ phần.

    Ông Trí, 53 tuổi, là bị can duy nhất trong 86 người bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an, đề nghị truy tố tộiLạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sảntrong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB.

    Ông Trí sở hữu hệ sinh thái Tập đoàn Capella có 28 công ty con hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, kinh doanh nhà hàng, khách sạn và một Tập đoàn giáo dục Văn Lang với 7 đơn vị thành viên. Cả hai hệ sinh thái đều do ông Trí nắm quyền Chủ tịch HĐQT.

    Ngoài ra, ông Trí còn tham gia HĐQT SaigonBank từ tháng 10/2019. Tháng 6/2021, ông mua vào gần 580.000 cổ phiếu SGB - tương đương 0,19% vốn điều lệ ngân hàng. Đến ngày 19/1, SaigonBank thông báo ông Trí "đương nhiên mất tư cách" thành viên HĐQT ngân hàng này.



    Ông Trí quen Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát - Trương Mỹ Lan, từ năm 2017, sau đó hợp tác đầu tư một số dự án bất động sản và mua cổ phần công ty. Theo cơ quan điều tra, ông này đã nhiều lần nhận tiền của bà Lan, tổng cộng 1.000 tỷ đồng, thông qua ba hình thức là chuyển nhượng 65% vốn điều lệ Công ty Cao su Công nghiệp, mua 100% vốn điều lệ Công ty Sài Gòn Đại Ninh và đầu tư dự án tại huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh.


    Hình ảnh

    Ông Nguyễn Cao Trí tại một talkshow trong năm 2020. Ảnh:Hoàng Phong

    Những cuộc mua bán hàng chục triệu USD không có biên nhận


    Công ty Cao su Công nghiệptiền thân là doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước nhưng sau đó cổ phần hóa từ năm 2017-2018. Ông Trí sở hữu hơn 30% vốn điều lệ.

    Theo kết luận điều tra, tháng 12/2017, ông Trí thống nhất chuyển nhượng cho bà Lan 65% vốn điều lệ với giá 45 triệu USD. Bà Lan đã thanh toán 21,25 triệu USD (gần 500 tỷ đồng) để mua toàn bộ 30% vốn điều lệ Trí đang sở hữu. Nhằm hợp thức hóa, Trí chỉ đạo những người đứng tên hộ ký hợp đồng ủy thác đầu tư để chuyển toàn bộ cổ phần cho bà Lan thông qua người đại diện. Không ghi giá chuyển nhượng.

    Nhà chức trách xác định, việc ủy thác đầu tư này thực chất là mua bán cổ phần chưa được chuyển nhượng. Hợp đồng ủy thác là thỏa thuận cá nhân giữa Trí và bà Lan, không báo cáo Công ty Cao su Công nghiệp. Tất cả tiền đều do bà Lan bỏ ra.

    Với Công ty Sài Gòn Đại Ninh, từ khi thành lập đến nay chỉ được cấp giấy chứng nhận đầu tư một dự án là Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Công ty do bà Phan Thị Hoa làm chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, không liên quan đến ông Trí.

    Đến năm 2020, Trí ký hợp đồng với bà Hoa thỏa thuận về việc mua lại 100% vốn điều lệ với giá 5.000 tỷ đồng. Sau nhiều lần mua bán, Trí đã sở hữu thành công 58% vốn điều lệ, trở thành người đại diện theo pháp luật của Sài Gòn Đại Ninh và đã thanh toán cho bà Hoa 2.230 tỷ đồng.

    Chen chân thành công vào công ty sở hữu "siêu dự án" này, ông Trí lập tức thỏa thuận bán lại cho bà Lan 100% vốn đang sở hữu với giá 3.000 tỷ đồng. Bà Lan sau đó 5 lần chuyển tiền đặt cọc cho Trí với tổng cộng 20 triệu USD (khoảng 460 tỷ đồng) và 127 tỷ đồng. Tuy nhiên, bà Lan sau đó đổi ý không mua cổ phần của Sài Gòn Đại Ninh nữa nên chuyển một triệu USD đặt cọc và 127 tỷ đồng thành mua 10% vốn điều lệ Công ty Văn Lang, Trí khai.

    Về hợp tác đầu tư dự án khu công nghiệp tại huyện Hải Hà giữa Trí và bà Lan, cơ quan điều tra xác định, giữa năm 2020 Công ty CP Tập đoàn Bến Thành Holdings group của Trí xin nghiên cứu đầu tư dự án này và được UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận. Trí sau đó đồng ý cho bà Lan cùng tham gia.

    Sau khi đã chuyển 9,5 triệu USD (220 tỷ đồng), bà Lan thay đổi ý định, không tiếp tục tham gia dự án mà đề nghị chuyển số tiền trên cùng một số khoản khác để mua 10% vốn điều lệ Công ty Văn Lang.

    Nhà chức trách cáo buộc, cả ba khoản tiền đầu tư trên đều không có giấy tờ, biên nhận nên tháng 1/2021, Trí gặp bà Lan chốt "đã cầm 1.000 tỷ đồng" (827 tỷ đồng gốc và 173 tỷ tiền lãi) của bà này. Để Chủ tịch Vạn Thịnh Phát tin tưởng, Trí đồng ý chuyển nhượng 10% vốn điều lệ Công ty Văn Lang cho người đại diện của bà Lan đứng tên.

    Tuy nhiên, sổ sách kế toán của công ty không ghi nhận việc chuyển nhượng vốn điều lệ trên. Tháng 10/2022, sau khi bà Lan bị bắt giam, Trí chỉ đạo trợ lý soạn thảo các văn bản điều chỉnh giá và thanh lý toàn bộ hợp đồng chuyển nhượng đã ký trước đó. Mục đích làm việc này của Trí nhằm xóa bỏ quyền sở hữu tại Công ty Văn Lang của bà Lan để chiếm đoạt tiền.

    Ban đầu, tại cơ quan điều tra, ông Trí khẳng định không nhận khoản tiền nào và còn có nhiều đơn gửi đi các nơi cho rằng "bị bà Lan bôi nhọ danh dự". Hiện, ông này đã thừa nhận hành vi và nộp 640 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.

    Hình ảnh


    Bà Trương Mỹ Lan lúc chưa bị bắt.

    Trong vụ án này, bà Trương Mỹ Lanbị đề nghị truy tố 3 tội: Đưa hối lộ, Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và Tham ô tài sản.

    41 lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng SCB; 15 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước; 3 cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ; một cựu cán bộ Kiểm toán Nhà nước bị đề nghị truy tố về các tội Tham ô tài sản, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng.

    Nhà chức trách cáo buộc bà Lan đã sử dụng SCB để huy động vốn, sau đó chỉ đạo người tại SCB và Vạn Thịnh Phát lập hồ sơ hợp thức hóa như một khoản vay để rút tiền. Cơ quan điều tra cho hay dù áp dụng "cách tính có lợi cho bị can" nhưng số tiền bà Lan chiếm đoạt đặc biệt lớn - lên đến 304.096 tỷ đồng của SCB. Đây được xác định là tiền người dân, khách hàng gửi.

    Số tiền này đến nay ngân hàng không thể chi trả và còn phát sinh lãi hơn 129.372 tỷ đồng. Như vậy, bà Lan bị cáo buộc gây thiệt hại tổng cộng hơn 415.000 tỷ đồng.

    So với quy mô GDP Việt Nam tới cuối quý III năm nay (4,7 triệu tỷ đồng), số tiền 304.096 tỷ đồng mà bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc chiếm đoạt tương đương 6%; nhiều hơn vốn hóa của 9/10 doanh nghiệp lớn nhất sàn chứng khoán hiện nay, chỉ đứng sau vốn hóa của Vietcombank (mã VCB).

    Còn theo Real Time Billionaires ngày 18/11/2023 của Forbes, Việt Nam có 5 tỷ phú USD: Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng (4,5 tỷ USD); CEO VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo (2,3 tỷ USD); Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long (2,2 tỷ USD); Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh (1,3 tỷ USD) và Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương (1,5 tỷ USD).

    Như vậy, số tiền 12,53 tỷ USD bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc chiếm đoạt của SCB lớn hơn tổng tài sản của cả 5 tỷ phú Việt Nam (hiện ở mức 11,8 tỷ USD) và gấp 3 lần tài sản của người giàu nhất Việt Nam - ông Phạm Nhật Vượng.

    Theo VnExpress
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 50038
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Vụ Vạn Thịnh Phát, 5 triệu USD xếp đầy 3 thùng xốp hối lộ ...

    by music123 » Thứ 7 Tháng 11 18, 2023 5:44 pm

    Vụ Vạn Thịnh Phát: SCB và chiêu bài giấu nợ xấu, danh tính đối tác

    Tuân Nguyễn
    11/19/23

    Dù hầu hết các ngân hàng đều công bố báo cáo tài chính một cách chi tiết, trong đó có nợ xấu, giao dịch với các bên liên quan thì báo cáo tài chính của SCB đều không thể hiện thông tin này. Bên cạnh đó là quyền lực chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
    Theo kết quả điều tra của Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an về vụ án xảy ra tại SCB và tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan (chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) dù không nắm giữ chức vụ nào tại SCB nhưng được xác định là người có quyền lực tại nhà băng này vì từ khi sáp nhập (năm 2012) đến nay bà luôn nắm cổ phần chi phối từ 85% đến 91,5%; số cổ phần còn lại (<10%) do hơn 4.000 cổ đông nhỏ lẻ nắm giữ.

    Tổng tài sản tăng nhanh, huy động tiền rất lớn

    Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) hiện có vốn điều lệ 20.000 tỷ đồng. Vốn điều lệ của ngân hàng tăng từ 14.000 tỷ đồng vào năm 2017 lên 15.000 tỷ đồng vào năm 2018 và 20.000 tỷ đồng trong năm 2019.

    Từ đó đến nay, SCB giữ nguyên mức vốn điều lệ 20.000 tỷ đồng.

    Trong khi các ngân hàng khác đều công bố báo cáo tài chính một cách chi tiết, trong đó có nợ xấu, giao dịch với các bên liên quan thì báo cáo tài chính của SCB qua các năm đều không thể hiện thông tin này.

    Từ 2016 đến 2022, tổng tài sản của SCB tăng lên gấp hơn 2 lần. Cho đến nay, kỳ báo cáo tài chính gần nhất của SCB là quý II/2022. Tại thời điểm cuối quý II/2022 tổng tài sản của ngân hàng đạt 760 nghìn tỷ đồng, tăng 58 nghìn tỷ đồng so với đầu năm 2022. Trong khi năm 2016, tổng tài sản của SCB mới chỉ đạt hơn 360 nghìn tỷ.

    Hình ảnh


    Tiền gửi của khách hàng đến cuối quý II/2022 đạt 595.447 tỷ đồng, tăng 82 nghìn tỷ đồng so với đầu năm. Tổng nợ phải trả lên đến hơn 737 nghìn tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ đạt gần 23 nghìn tỷ đồng.

    Kết thúc quý II/2022, báo cáo kết quả hoạt động riêng lẻ của SCB thể hiện đạt 128 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm nhẹ so với cùng kỳ. Lũy kế hai quý đầu năm, nhà băng này đạt 583 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 45% so với cùng kỳ năm trước.

    So sánh kết quả kinh doanh của SCB trong 5 năm gần nhất, từ 2017 đến hết năm 2021, lợi nhuận của nhà băng này có sự trồi sụt thất thường.

    Theo đó, năm 2017 lợi nhuận sau thuế của SCB đạt 104 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 2016. Cũng trong năm này, tổng tài sản của ngân hàng đạt 443.226 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2016. Lượng tiền gửi của khách hàng (cá nhân và tổ chức kinh tế) là 346.887 tỷ đồng, tăng 17%.

    Hình ảnh

    Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng tăng đáng kể trong năm 2018, đạt 154 tỷ đồng, tăng 48%. Cũng trong năm này, tổng tài sản của ngân hàng đạt 508.165 tỷ đồng, tăng 15%, tổng lượng vốn huy động từ tiền gửi khách hàng đạt 385.616 tỷ đồng, tăng 11%.

    Năm 2019, lợi nhuận sau thuế của SCB chỉ tăng nhẹ 3%, đạt 159 tỷ đồng. Trong khi đó tổng tài sản đạt 566.807 tỷ đồng, tăng 12%; tiền gửi của khách hàng tăng lên 14%, đạt 439.000 tỷ đồng.

    Năm 2020 là năm kinh doanh bết bát nhất của SCB khi lợi nhuận sau thuế trong báo cáo riêng lẻ chỉ đạt vỏn vẹn 27 tỷ đồng, sụt giảm tới 83% so với năm trước. Nguyên nhân chủ yếu do ngân hàng lỗ hơn 222 tỷ đồng từ các hoạt động khác, trong khi năm 2019 lãi hơn 1.100 tỷ đồng từ hoạt động này.

    Cũng trong năm này, tổng tài sản của SCB là 632.000 tỷ đồng, tăng 12%; lượng tiền gửi của khách hàng đạt hơn 468 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2019.

    Trên nền so sánh thấp của năm 2020, bước sang năm 2021, báo cáo riêng lẻ thể hiện: Lợi nhuận sau thuế của SCB tăng đột biến, đạt 1.105 tỷ đồng, tăng 3.900% so với năm 2020 nhờ thu nhập lãi thuần tăng gần gấp 3 lần so với năm 2020, đạt gần 9.000 tỷ đồng, và lãi từ mua bán chứng khoán tăng gần gấp 4 lần, đạt hơn 1.600 tỷ đồng.

    Tại thời điểm 31/12/2021, SCB có tổng tài sản 702.000 tỷ đồng, tăng 11% so với năm trước; tổng tiền gửi của khách hàng là 513.184 tỷ đồng, tăng 9,5% so với năm liền kề.

    Tuy nhiên, báo cáo tài chính của SCB không thể hiện thông tin ngân hàng đã huy động bao nhiêu trái phiếu của các tổ chức cá nhân.

    Công an kết luận gì?

    Theo kết quả điều tra của Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an về vụ án xảy ra tại SCB và tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan (chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) dù không nắm giữ chức vụ nào tại SCB nhưng được xác định là người có quyền lực tại nhà băng này vì từ khi sáp nhập (năm 2012) đến nay bà luôn nắm cổ phần chi phối từ 85% đến 91,5%; số cổ phần còn lại (<10%) do hơn 4.000 cổ đông nhỏ lẻ nắm giữ.

    Với việc nắm cổ phần chi phối hoạt động, bà Trương Mỹ Lan bố trí người thân tín giữ các chức vụ lãnh đạo chủ chốt tại Ngân hàng SCB (Hội đồng quản trị, Ban điều hành) nên mọi hoạt động của ngân hàng này "đều cơ bản phục vụ hoạt động" của bà Lan.

    Bà Lan bị cáo buộc sử dụng SCB để huy động vốn, sau đó chỉ đạo người tại SCB và Vạn Thịnh Phát lập hồ sơ hợp thức hóa như một khoản vay để rút tiền. Cơ quan điều tra cho hay dù áp dụng "cách tính có lợi cho bị can" nhưng số tiền bà Lan chiếm đoạt đặc biệt lớn, lên đến 304.096 tỷ đồng của SCB. Đây được xác định là tiền người dân, khách hàng gửi.

    Số tiền này đến nay ngân hàng không thể chi trả và còn phát sinh lãi hơn 129.372 tỷ đồng. Như vậy, bà Lan bị cáo buộc gây thiệt hại tổng cộng hơn 415.000 tỷ đồng.

    Theo Bộ Công an, từ năm 2018 đến 2020, các nghi phạm liên quan tại Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông và một số công ty, tổ chức còn có "hành vi gian dối, làm trái quy định pháp luật" để tạo lập 25 gói trái phiếu có tổng giá trị hơn 30.000 tỷ đồng. Họ bán lô trái phiếu này nhằm mục đích huy động tiền rồi chiếm đoạt.
    Hình ảnh
Đăng trả lời 32 bài viết

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 44 khách