Rò rỉ tin.. chấn động nước Mỹ
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 58820
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Rò rỉ tin.. chấn động nước Mỹ

    by music123 » Thứ 3 Tháng 3 25, 2025 4:37 am

    Hậu quả của vụ rò rỉ tin nhắn tuyệt mật chấn động nước Mỹ


    Phương Linh Thứ ba, 25/3/2025

    Thái độ với châu Âu, kế hoạch quân sự đã bị rò rỉ sau sự cố của Nhà Trắng, khiến nhiều chính trị gia đảng Dân chủ kêu gọi điều tra việc tiết lộ thông tin tuyệt mật cho nhà báo.

    Ngày 24/3, Tổng biên tập tờ The Atlantic, Jeffrey Goldberg tiết lộ rằng ông vô tình được thêm vào một nhóm chat bí mật trên ứng dụng Signal mang tên "Houthi PC small group" vào ngày 13/3. Nhóm này bao gồm nhiều quan chức cấp cao Mỹ, thảo luận về kế hoạch tấn công lực lượng Houthi ở Yemen, diễn ra 2 ngày sau đó.

    Trong nhóm chat, Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Mike Waltz đã giao nhiệm vụ cho cấp phó Alex Wong thành lập một "đội mãnh hổ" nhằm điều phối chiến dịch. Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth thậm chí còn chia sẻ các thông tin quan trọng về cuộc không kích, bao gồm mục tiêu, loại vũ khí Mỹ sử dụng và trình tự tấn công.

    Goldberg không công bố nội dung chi tiết của các tin nhắn nhưng nhấn mạnh rằng việc Nhà Trắng sử dụng Signal để thảo luận kế hoạch quân sự là hành động "liều lĩnh đến kinh ngạc".

    Hình ảnh

    Nhóm chat mật có nhiều quan chức cao cấp như Phó tổng thống JD Vance, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Pete Hegseth và Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Waltz. Ảnh: Reuters.



    “Chán ghét Châu Âu”

    Theo các ảnh chụp màn hình tin nhắn do The Atlantic công bố, các quan chức trong nhóm trò chuyện đã tranh luận gay gắt về việc Mỹ có nên tiến hành cuộc không kích vào lực lượng Houthi ở Yemen hay không.

    Theo Goldberg, nhóm trò chuyện còn có Phó tổng thống JD Vance và tài khoản "S M", có thể là cố vấn Stephen Miller của Tổng thống Trump.

    Tại một thời điểm, Phó tổng thống JD Vance tỏ ra hoài nghi về việc Mỹ phải hỗ trợ các đồng minh châu Âu - những nước chịu ảnh hưởng nặng nề hơn từ cuộc khủng hoảng vận tải biển trong khu vực.

    "@PeteHegseth, nếu anh nghĩ chúng ta nên làm thì cứ làm đi", một tài khoản được cho là của Vance viết. "Nhưng tôi ghét việc phải tiếp tục giải cứu châu Âu lần nữa".

    Sau đó, Vance nhấn mạnh: "Hãy chắc chắn rằng thông điệp của chúng ta phải thật chặt chẽ".

    Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth được cho là đã đáp lại: "Phó tổng thống, tôi hoàn toàn đồng tình với sự chán ghét của anh đối với lối sống ăn bám của châu Âu. Thật ĐÁNG XẤU HỔ"

    Ông Waltz và ông Hegseth đều gửi tin nhắn cho rằng chỉ có Washington đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ. Tài khoản "S M" cho biết "nếu Mỹ khôi phục thành công tự do đi lại với chi phí lớn thì cần phải thu được thêm lợi ích kinh tế để đổi lại", theo AFP.

    Bên cạnh đó, Vance cũng bày tỏ lo ngại về thời điểm diễn ra cuộc không kích, cho rằng có lý do chính đáng để trì hoãn kế hoạch thêm một tháng.

    "Tôi không chắc Tổng thống có nhận thức được rằng điều này hoàn toàn mâu thuẫn với thông điệp của ông ấy về châu Âu lúc này hay không", Vance viết, đồng thời cảnh báo nguy cơ giá dầu có thể tăng vọt từ mức trung bình đến nghiêm trọng. Tuy nhiên, cuối cùng, ông tuyên bố sẽ tuân theo quyết định chung của nhóm.

    Hình ảnh

    Đống đổ nát của một ngôi nhà bị trúng không kích của Mỹ tại Saada, Yemen, ngày 16/3. Ảnh: Reuters.

    Hiện tại, các bên liên quan như Chính phủ Yemen, Iran (đồng minh của Houthi) và Liên minh châu Âu vẫn chưa đưa ra bình luận về vụ rò rỉ này.

    “Kênh mật” của Washington

    Ứng dụng Signal, do Moxie Marlinspike sáng lập, từng là công cụ liên lạc bí mật của các nhà hoạt động quan tâm đến quyền riêng tư. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nó đã trở thành mạng lưới trao đổi "thầm lặng" giữa các quan chức Washington.

    Signal không sử dụng mã hóa của chính phủ Mỹ và không được lưu trữ trên các máy chủ chính phủ, làm dấy lên những lo ngại về bảo mật và tuân thủ pháp lý.

    Theo luật pháp Mỹ, việc làm rò rỉ, sử dụng sai hoặc lạm dụng thông tin mật có thể cấu thành tội phạm, mặc dù vẫn chưa rõ liệu các quy định này có bị vi phạm trong vụ việc lần này hay không. Một vấn đề khác cũng được đặt ra là việc các tin nhắn bị cài đặt tự động biến mất trên ứng dụng Signal - động thái có thể vi phạm luật lưu trữ hồ sơ liên bang.

    Khi chính quyền Trump đang ráo riết truy lùng các vụ rò rỉ thông tin, Giám đốc Tình báo Quốc gia Tulsi Gabbard đã đăng trên nền tảng X (trước đây là Twitter) vào ngày 14/3 rằng bất kỳ hành vi rò rỉ thông tin mật nào cũng là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm minh.

    Vào ngày 26/3, Gabbard sẽ phải ra điều trần trước Ủy ban Tình báo Thượng viện về các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ.

    Làn sóng chỉ trích

    Các nghị sĩ Đảng Dân chủ đã gọi việc sử dụng Signal để thảo luận về các vấn đề an ninh quốc gia là trái pháp luật và yêu cầu mở cuộc điều tra toàn diện.

    "Đây là một trong những vụ rò rỉ tình báo quân sự gây sốc nhất mà tôi từng biết trong một thời gian rất dài", Lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer tuyên bố.

    “Tôi kêu gọi đảng Cộng hòa thực hiện cuộc điều tra đầy đủ về cách thức vụ việc xảy ra, những thiệt hại cũng như biện pháp để tránh các sự vụ tương tự tái diễn trong tương lai”, ông Schumer nói. Ông cũng cho biết sẽ đề nghị Lãnh đạo phe đa số John Thune mở cuộc điều tra.


    Hình ảnh

    Lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer sẽ đề nghị mở cuộc điều tra về vụ việc. Ảnh: Reuters.

    Thune – một nghị sĩ Cộng hòa từ bang South Dakota – cũng bày tỏ lo ngại: "Chúng tôi mới phát hiện ra vụ việc này, nhưng rõ ràng là chúng tôi phải điều tra kỹ lưỡng để tìm ra chuyện gì đã xảy ra. Chúng tôi sẽ có kế hoạch xử lý".

    Dù vậy, Nhà Trắng chưa có dấu hiệu sẽ thay đổi nhân sự sau vụ rò rỉ. "Tổng thống Trump vẫn hoàn toàn tin tưởng vào đội ngũ an ninh quốc gia của mình, bao gồm cả Cố vấn an ninh quốc gia Mike Waltz", Người phát ngôn Nhà Trắng Karoline Leavitt khẳng định với Reuters.

    Thượng nghị sĩ Dân chủ Elizabeth Warren lên án mạnh mẽ việc các quan chức Nhà Trắng thảo luận về các vấn đề an ninh quốc gia tuyệt mật trên ứng dụng Signal, gọi đây là "hành động trắng trợn vi phạm pháp luật và nguy hiểm đến mức khó tin".

    Cùng quan điểm, Thượng nghị sĩ Chris Coons cho rằng: "Tất cả quan chức chính phủ có mặt trong nhóm trò chuyện này – dù vô tình hay cố ý – đều đã phạm tội. Trong hoàn cảnh bình thường, việc này có thể dẫn đến án tù”.

    Trong khi đó, hạ nghị sĩ Dân chủ Pat Ryan cảnh báo nếu phe Cộng hòa ở Hạ viện Mỹ không đưa ra hành động về vụ việc trên, bản thân ông sẽ tự làm điều này ngay lập tức.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 58820
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Rò rỉ tin.. chấn động nước Mỹ

    by music123 » Thứ 4 Tháng 3 26, 2025 4:30 am

    Nhà Trắng thêm nhầm nhà báo vào nhóm chat mật

    Phương Linh Thứ ba, 25/3/2025

    Một sự cố gây chấn động vừa xảy ra tại Nhà Trắng khi các quan chức cấp cao để lộ kế hoạch tấn công lực lượng Houthi trong nhóm chat có sự hiện diện của một nhà báo từ The Atlantic.

    Hình ảnh

    Quan chức chính quyền Trump vô tình tiết lộ kế hoạch tấn công Yemen trong nhóm chat có nhà báo The Atlantic. Ảnh: Reuters.


    Theo tiết lộ từ chính Nhà Trắng vào ngày 25/3, vụ rò rỉ này diễn ra ngay trước thời điểm Mỹ mở đợt tấn công vào lực lượng Houthi do Iran hậu thuẫn, Reuters cho biết.

    Vụ việc nhanh chóng dấy lên làn sóng chỉ trích từ các nghị sĩ Đảng Dân chủ, cho rằng đây là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia và cần được Quốc hội điều tra kỹ lưỡng.

    Sai lầm tai hại

    Trong bài viết đăng ngày 25/3, Tổng biên tập Jeffrey Goldberg của The Atlantic tiết lộ rằng ông đã bất ngờ được thêm vào một nhóm trò chuyện mã hóa trên ứng dụng Signal vào ngày 13/3, với tên gọi "Houthi PC small group".

    Trong nhóm này, Cố vấn an ninh quốc gia Mike Waltz đã giao nhiệm vụ cho phó cố vấn Alex Wong thành lập một nhóm đặc nhiệm (tiger team) để điều phối kế hoạch hành động của Mỹ chống lại lực lượng Houthi. Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) Brian Hughes sau đó xác nhận nhóm trò chuyện này dường như là thật.

    Chỉ 2 ngày sau, vào 15/3, Tổng thống Donald Trump phát động chiến dịch quân sự quy mô lớn nhằm vào lực lượng Houthi tại Yemen, với lý do nhóm này đe dọa an toàn hàng hải trên Biển Đỏ. Ông Trump cũng gửi lời cảnh báo mạnh mẽ đến Iran, yêu cầu nước này ngừng ngay lập tức việc hỗ trợ Houthi.

    Theo Goldberg, vài giờ trước khi cuộc tấn công diễn ra, Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth đã vô tình đăng tải chi tiết kế hoạch tác chiến, bao gồm danh sách mục tiêu, loại vũ khí Mỹ sẽ triển khai, và trình tự tấn công.

    Dù The Atlantic không công bố cụ thể các thông tin này, Goldberg gọi đây là một "hành động liều lĩnh đến mức khó tin" khi một kế hoạch quân sự tối mật lại được thảo luận qua một nhóm chat trên Signal.

    Ngoài Hegseth, nhóm trò chuyện này còn có sự tham gia của hàng loạt quan chức cấp cao như: Phó tổng thống JD Vance, Ngoại trưởng Marco Rubio, Giám đốc CIA John Ratcliffe, Giám đốc Tình báo Quốc gia Tulsi Gabbard, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent, Chánh văn phòng Nhà Trắng Susie Wiles, Các quan chức cấp cao của Hội đồng An ninh Quốc gia.

    Hình ảnh

    Nhóm chat có nhiều quan chức cao cấp như Phó Tổng thống JD Vance, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Pete Hegseth và Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Waltz. Ảnh: Reuters.



    Đáng chú ý, Joe Kent, người được ông Trump đề cử vào vị trí Giám đốc Trung tâm Chống khủng bố Quốc gia (NCTC), cũng có mặt trong nhóm, mặc dù ông chưa được Thượng viện phê chuẩn chính thức.

    Phản ứng từ Nhà Trắng


    Khi được hỏi về vụ rò rỉ, ban đầu Tổng thống Trump đã phủ nhận hoàn toàn: "Tôi không biết gì về chuyện đó. Tôi cũng không phải fan của The Atlantic", ông nói với báo giới tại Nhà Trắng.

    Tuy nhiên, ngay sau đó, một quan chức Nhà Trắng xác nhận cuộc điều tra nội bộ đã được tiến hành và ông Trump cũng đã được thông báo về sự cố.

    Phát ngôn viên NSC Brian Hughes tuyên bố: "Chúng tôi đang xem xét lý do tại sao một số người ngoài mong muốn lại bị thêm vào nhóm chat này. Nội dung cuộc trò chuyện thể hiện rõ sự phối hợp chính sách sâu sắc giữa các quan chức cấp cao, và chiến dịch tấn công Houthi vẫn diễn ra thành công, không gây nguy hiểm cho lực lượng Mỹ hay an ninh quốc gia".

    Dẫu vậy, Bộ trưởng Quốc phòng Hegseth phủ nhận việc tiết lộ kế hoạch tác chiến trong nhóm chat. "Không ai bàn luận về kế hoạch chiến tranh qua tin nhắn. Tôi không có gì để nói thêm", ông khẳng định với phóng viên trong chuyến công tác tại Hawaii ngày 25/3.


    Song, Jeffrey Goldberg ngay lập tức phản bác tuyên bố này trong một cuộc phỏng vấn trên CNN: "Không, đó là lời nói dối. Ông ấy đã gửi tin nhắn về kế hoạch tác chiến".

    Vụ việc đang trở thành tâm điểm chính trị tại Mỹ, khi các nghị sĩ Đảng Dân chủ yêu cầu điều trần khẩn cấp trước Quốc hội để làm rõ mức độ tổn hại đối với an ninh quốc gia từ sai lầm nghiêm trọng này.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 58820
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Rò rỉ tin.. chấn động nước Mỹ

    by music123 » Thứ 4 Tháng 3 26, 2025 4:30 am

    Nhà Trắng thêm nhầm nhà báo vào nhóm chat mật

    Phương Linh Thứ ba, 25/3/2025

    Một sự cố gây chấn động vừa xảy ra tại Nhà Trắng khi các quan chức cấp cao để lộ kế hoạch tấn công lực lượng Houthi trong nhóm chat có sự hiện diện của một nhà báo từ The Atlantic.

    Hình ảnh

    Quan chức chính quyền Trump vô tình tiết lộ kế hoạch tấn công Yemen trong nhóm chat có nhà báo The Atlantic. Ảnh: Reuters.


    Theo tiết lộ từ chính Nhà Trắng vào ngày 25/3, vụ rò rỉ này diễn ra ngay trước thời điểm Mỹ mở đợt tấn công vào lực lượng Houthi do Iran hậu thuẫn, Reuters cho biết.

    Vụ việc nhanh chóng dấy lên làn sóng chỉ trích từ các nghị sĩ Đảng Dân chủ, cho rằng đây là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia và cần được Quốc hội điều tra kỹ lưỡng.

    Sai lầm tai hại

    Trong bài viết đăng ngày 25/3, Tổng biên tập Jeffrey Goldberg của The Atlantic tiết lộ rằng ông đã bất ngờ được thêm vào một nhóm trò chuyện mã hóa trên ứng dụng Signal vào ngày 13/3, với tên gọi "Houthi PC small group".

    Trong nhóm này, Cố vấn an ninh quốc gia Mike Waltz đã giao nhiệm vụ cho phó cố vấn Alex Wong thành lập một nhóm đặc nhiệm (tiger team) để điều phối kế hoạch hành động của Mỹ chống lại lực lượng Houthi. Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) Brian Hughes sau đó xác nhận nhóm trò chuyện này dường như là thật.

    Chỉ 2 ngày sau, vào 15/3, Tổng thống Donald Trump phát động chiến dịch quân sự quy mô lớn nhằm vào lực lượng Houthi tại Yemen, với lý do nhóm này đe dọa an toàn hàng hải trên Biển Đỏ. Ông Trump cũng gửi lời cảnh báo mạnh mẽ đến Iran, yêu cầu nước này ngừng ngay lập tức việc hỗ trợ Houthi.

    Theo Goldberg, vài giờ trước khi cuộc tấn công diễn ra, Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth đã vô tình đăng tải chi tiết kế hoạch tác chiến, bao gồm danh sách mục tiêu, loại vũ khí Mỹ sẽ triển khai, và trình tự tấn công.

    Dù The Atlantic không công bố cụ thể các thông tin này, Goldberg gọi đây là một "hành động liều lĩnh đến mức khó tin" khi một kế hoạch quân sự tối mật lại được thảo luận qua một nhóm chat trên Signal.

    Ngoài Hegseth, nhóm trò chuyện này còn có sự tham gia của hàng loạt quan chức cấp cao như: Phó tổng thống JD Vance, Ngoại trưởng Marco Rubio, Giám đốc CIA John Ratcliffe, Giám đốc Tình báo Quốc gia Tulsi Gabbard, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent, Chánh văn phòng Nhà Trắng Susie Wiles, Các quan chức cấp cao của Hội đồng An ninh Quốc gia.

    Hình ảnh

    Nhóm chat có nhiều quan chức cao cấp như Phó Tổng thống JD Vance, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Pete Hegseth và Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Waltz. Ảnh: Reuters.



    Đáng chú ý, Joe Kent, người được ông Trump đề cử vào vị trí Giám đốc Trung tâm Chống khủng bố Quốc gia (NCTC), cũng có mặt trong nhóm, mặc dù ông chưa được Thượng viện phê chuẩn chính thức.

    Phản ứng từ Nhà Trắng


    Khi được hỏi về vụ rò rỉ, ban đầu Tổng thống Trump đã phủ nhận hoàn toàn: "Tôi không biết gì về chuyện đó. Tôi cũng không phải fan của The Atlantic", ông nói với báo giới tại Nhà Trắng.

    Tuy nhiên, ngay sau đó, một quan chức Nhà Trắng xác nhận cuộc điều tra nội bộ đã được tiến hành và ông Trump cũng đã được thông báo về sự cố.

    Phát ngôn viên NSC Brian Hughes tuyên bố: "Chúng tôi đang xem xét lý do tại sao một số người ngoài mong muốn lại bị thêm vào nhóm chat này. Nội dung cuộc trò chuyện thể hiện rõ sự phối hợp chính sách sâu sắc giữa các quan chức cấp cao, và chiến dịch tấn công Houthi vẫn diễn ra thành công, không gây nguy hiểm cho lực lượng Mỹ hay an ninh quốc gia".

    Dẫu vậy, Bộ trưởng Quốc phòng Hegseth phủ nhận việc tiết lộ kế hoạch tác chiến trong nhóm chat. "Không ai bàn luận về kế hoạch chiến tranh qua tin nhắn. Tôi không có gì để nói thêm", ông khẳng định với phóng viên trong chuyến công tác tại Hawaii ngày 25/3.


    Song, Jeffrey Goldberg ngay lập tức phản bác tuyên bố này trong một cuộc phỏng vấn trên CNN: "Không, đó là lời nói dối. Ông ấy đã gửi tin nhắn về kế hoạch tác chiến".

    Vụ việc đang trở thành tâm điểm chính trị tại Mỹ, khi các nghị sĩ Đảng Dân chủ yêu cầu điều trần khẩn cấp trước Quốc hội để làm rõ mức độ tổn hại đối với an ninh quốc gia từ sai lầm nghiêm trọng này.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 58820
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Rò rỉ tin.. chấn động nước Mỹ

    by music123 » Thứ 4 Tháng 3 26, 2025 4:31 am

    Các quan chức tình báo Mỹ phải điều trần vụ làm lộ kế hoạch chiến tranh tuyệt mật

    26/03/2025

    Trong tuần này, các quan chức tình báo cấp cao của chính quyền Tổng thống Trump phải tham gia các phiên điều trần trước Quốc hội, để giải thích về những mối đe doạ mà Mỹ phải đối mặt cũng như về vụ vi phạm an ninh sau khi làm lộ kế hoạch chiến tranh với một nhà báo.

    Hình ảnh

    Giám đốc FBI Kash Patel. (Ảnh: Getty)

    Trong cuộc điều trần đầu tiên tại Ủy ban Tình báo Thượng viện, Thượng nghị sĩ Dân chủ Mark Warner chỉ trích điều mà ông gọi là kiểu "hành vi bất cẩn, vô năng" của chính quyền trong xử lý thông tin nhạy cảm.

    "Chưa nói đến việc không bao giờ được thảo luận về thông tin bảo mật trên hệ thống không bảo mật, điều khó hiểu là không ai nghĩ đến việc kiểm tra những người tham gia cuộc trò chuyện nhóm”, nghị sĩ Warner nói.

    Giám đốc FBI Kash Patel, Giám đốc CIA John Ratcliffe và Giám đốc Tình báo quốc gia Tulsi Gabbard là những người phải điều trần trước một ban của Thượng viện trong ngày 25/3, và sẽ phải điều trần một lần nữa trước Ủy ban Tình báo Hạ viện trong ngày 26/3.

    Phiên điều trần ngày 25/3 diễn ra sau khi có thông tin một số quan chức an ninh quốc gia cấp cao trong chính quyền, trong đó có ông Patel, ông Ratcliffe, ông Gabbard và Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth, đã trao đổi tin nhắn trên ứng dụng Signal về kế hoạch cho các cuộc tấn công quân sự nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen. Trong nhóm này có cả tổng biên tập báo The Atlantic.

    Hạ nghị sĩ Jim Himes, thành viên đảng Dân chủ hàng đầu trong Uỷ ban Tình báo Hạ viện, cho rằng đây là vụ rò rỉ thông tin “kinh hoàng”. Ông cho biết sẽ yêu cầu giải thích vụ việc này trong phiên điều trần ngày 26/3.



    Các phiên điều trần thường niên về những mối đe doạ nhằm vào Mỹ sẽ hé lộ định hướng ưu tiên của chính quyền Mỹ. Đối với chính quyền Tổng thống Donald Trump, các mối đe doạ được xác định là cuộc chiến chống nạn fentanyl, chống lại tội phạm bạo lực, chống buôn người và nhập cư bất hợp pháp.

    Cựu giám đốc FBI Christopher Wray nói rằng ông khó có thể nghĩ ra thời điểm nào trong sự nghiệp của mình mà Mỹ phải đối mặt với nhiều mối đe dọa gia tăng cùng một lúc, nhưng ông cũng bày tỏ lo ngại về các hoạt động của Trung Quốc, tấn công mạng và chủ nghĩa khủng bố.

    Các phiên điều trần cũng diễn ra trong bối cảnh Washington thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận với Nga, sau nhiều năm chính quyền cựu Tổng thống Joe Biden áp hàng loạt lệnh trừng phạt Mátxcơva vì chiến dịch quân sự ở Ukraine.

    Tuần trước, trong cuộc điện đàm suốt 2 tiếng rưỡi với Tổng thống Donald Trump, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhất trí tạm dừng cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine. Nhà Trắng gọi đây là bước đi đầu tiên để tiến tới hoà bình.

    Thu Loan
    Theo AP
    Hình ảnh

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 250 khách