Đàm phán Tô Lâm - Trump: đạt được thỏa thuận...
Đã gửi: Thứ 4 Tháng 7 02, 2025 6:00 pm
Tổng thống Trump: 'Tôi vừa chốt thỏa thuận thương mại với Việt Nam'
BBC 7/2/225

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa thông báo trên mạng xã hội Truth Social rằng ông đã thực hiện được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam.
Cụ thể như sau:
"Tôi vô cùng vinh dự được thông báo tôi vừa chốt một Thỏa thuận Thương mại với nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sau khi trao đổi với ông Tô Lâm, Tổng Bí thư khả kính của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây sẽ là một Thỏa Thuận Hợp Tác To Lớn giữa hai Quốc gia chúng ta.
Các thỏa thuận là Việt Nam sẽ trả cho Hoa Kỳ mức thuế 20% đối với mọi hàng hóa được đưa vào Lãnh thổ của chúng tôi, và 40% đối với mọi hàng hóa trung chuyển. Đáp lại, Việt Nam sẽ thực hiện một điều mà họ chưa từng làm trước đây: trao cho Hoa Kỳ TOÀN QUYỀN TIẾP CẬN đối với thị trường thương mại.
Nói cách khác, họ sẽ 'MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG CHO HOA KỲ', nghĩa là chúng tôi sẽ có thể bán sản phẩm vào thị trường Việt Nam với mức thuế BẰNG KHÔNG. Theo quan điểm của tôi, dòng xe SUV, hay còn gọi là phương tiện động cơ lớn, vốn rất thành công tại Hoa Kỳ, sẽ là một sự bổ sung tuyệt vời cho các dòng sản phẩm tại Việt Nam. Làm việc với Tổng Bí thư Tô Lâm, điều mà tôi đích thân thực hiện, là một niềm vui tuyệt đối. Cảm ơn các bạn đã quan tâm tới vấn đề này!"
Thông báo này được đưa ra sau một tuyên bố ngắn gọn, cũng đăng trên mạng xã hội Truth Social của ông Trump, với nội dung:
"Tôi vừa chốt một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Chi tiết sẽ được thông báo sau."
Phía Việt Nam cũng nhanh chóng thông tin.
Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, khoảng 20h ngày 2/7, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump về quan hệ Việt Nam - Mỹ và đàm phán về thuế đối ứng giữa hai nước.
Báo chí Việt Nam đưa tin, bên cạnh vấn đề về thuế, Tổng Bí thư Tô Lâm còn đề nghị phía Mỹ sớm công nhận Việt Nam là kinh tế thị trường và bỏ hạn chế xuất khẩu đối với một số mặt hàng công nghệ cao.
Hồi tháng 8/2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ban hành kết luận chưa công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường.
Dù ông Trump đã công khai con số thuế là 20% đối với hàng Việt Nam, và 40% hàng trung chuyển, trang Thông tin Chính phủ chỉ đưa tin chung chung rằng ông Trump khẳng định sẽ "cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương, nhất là trong các lĩnh vực mà hai bên ưu tiên."
Việc hai bên tuyên bố đạt được một thỏa thuận được đánh giá là bước đi tích cực.
Giáo sư khoa học chính trị Edmund Malesky tại Đại học Duke (Mỹ) nói với BBC News Tiếng Việt rằng mặc dù các chi tiết vẫn còn cần được hoàn thiện, thỏa thuận thương mại này "là một bước tiến tích cực khi mức thuế áp lên hàng hóa Việt Nam được giảm từ mức khủng khiếp 46% xuống còn 20%".
Theo ông, trong khi Trung Quốc đang đối mặt với mức thuế 30% đối với hầu hết các mặt hàng, Việt Nam nhiều khả năng vẫn sẽ hưởng lợi từ việc một phần sản xuất được dịch chuyển khỏi nước láng giềng phía Bắc.
"Cam kết của Việt Nam trong việc giải quyết tình trạng lách xuất xứ cũng mang lại lợi ích cho Mỹ. Tuy nhiên, mức thuế 20% vẫn là rất cao và sẽ tiếp tục gây ra những thách thức lớn đối với các nhà sản xuất Việt Nam cũng như làm tăng giá cho người tiêu dùng Mỹ," ông nói.
Doanh nhân Trần Song Hải - Giám Đốc Công ty Tàu cao tốc Greenlines DP - nói với BBC News Tiếng Việt rằng "đây là tin tốt".
Ông Hải nói rằng khi nhìn thấy câu chuyện mà một người lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm, đứng ra đàm phán thuế thì "tôi thấy thực sự chẳng ai năng động được như ông Tô Lâm và cũng không ai độc lạ như Tổng thống Donald Trump".
"Sau tất cả, hai người đưa ra kết quả như vậy với tôi là một niềm vui quá lớn cho doanh nghiệp. Chưa bao giờ tôi thấy vui như vậy, hợp lòng dân, giúp cho mọi người bớt đi những cái lo lắng và tập trung vào làm ăn, tập trung làm đồ chất lượng tốt hơn để xuất khẩu. Cũng như là người dân Việt Nam chuẩn bị được mua đồ Mỹ rẻ, thậm chí còn rẻ hơn đồ Trung Quốc nữa."
Nói về mức 20% hàng Việt chịu thuế vào Mỹ, ông Hải nói rằng đó là con số "có thể chấp nhận được".
Lý do, theo ông, với thực trạng nước Mỹ thì "hàng Việt Nam mình vẫn cạnh tranh tốt với lại các cái mặt hàng khác".
"Bởi vì hiện người dân của mình có nhiều cái sáng tạo, đổi mới công nghệ, thành ra mình không có ngại vấn đề cạnh tranh đâu," ông Hải nói.
Theo Bloomberg, Việt Nam là một thách thức đặc biệt đối với chính quyền ông Trump, khi một số cố vấn hàng đầu của tổng thống Mỹ coi Việt Nam là đối tác chiến lược trong nỗ lực kiềm chế Trung Quốc tại châu Á.
Đồng thời, hàng xuất khẩu của Việt Nam lại trở thành những mặt hàng thiết yếu đối với người tiêu dùng Mỹ.
Việt Nam đã chứng kiến kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng vọt trong những năm gần đây, một phần do các nhà sản xuất chuyển dây chuyền từ Trung Quốc sang.
Việt Nam là nhà cung cấp lớn các mặt hàng dệt may và đồ thể thao, với các nhà máy của những công ty như Nike Inc., Gap Inc. và Lululemon Athletica Inc.
Theo số liệu của Cục Thống kê Dân số Mỹ, Việt Nam là nhà cung cấp hàng hóa lớn thứ sáu cho Mỹ trong năm ngoái, với tổng kim ngạch gần 137 tỷ USD.
Trong 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu sang Hoa Kỳ lượng hàng trị giá 57,1 tỷ USD, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm 2024.
Cổ phiếu của các công ty trong ngành nội thất và may mặc đã tăng sau bài đăng của ông Trump, với cổ phiếu của ON Holding, Nike và Lululemon lần lượt đạt mức cao trong phiên, tăng tới 7,2%, 3,9% và 2,9%.
Cũng trong cuộc điện đàm ngày hôm nay, ông Tô Lâm nhắc lại lời mời Tổng thống Donald Trump và Phu nhân thăm Việt Nam và bày tỏ mong muốn sớm gặp lại ông Trump trong thời gian tới.
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay Tổng thống Trump trân trọng cảm ơn lời mời của vị tổng bí thư và bày tỏ mong muốn sớm được gặp lại tổng bí thư.
Trước đó, Reuters đưa tin ông Tô Lâm sẽ có chuyến đi Mỹ, thời gian vào khoảng cuối tháng Sáu.
Tuy nhiên, chuyến đi đã không thể thực hiện, thay vào đó là cuộc điện đàm giữa hai lãnh đạo Việt Nam và Mỹ.
Đây là cuộc điện đàm lần thứ hai của ông Trump và ông Tô Lâm liên quan đến vấn đề thuế quan vào thời điểm cận kề ngày áp thuế.
Lần trước, sau khi chính quyền Mỹ tuyên bố áp thuế 46% đối với hàng Việt Nam vào ngày 2/4, chỉ hai ngày sau, ngày 4/4, ông Tô Lâm đã có một cuộc điện đàm với ông Donald Trump, điều mà ông Trump nhận xét rằng đó là một "cuộc gọi hiệu quả".
Trong thời gian qua, Việt Nam đã có ba vòng đàm phán về thỏa thuận thương mại song phương với phía Mỹ, nhưng các chi tiết cụ thể vẫn chưa được tiết lộ.
Giới chuyên gia và doanh nghiệp tỏ ra lo âu trước viễn cảnh ngày áp thuế 9/7 đang cận kề, trong khi chưa có thông tin nào về thuế.
Sự lo âu càng nhiều hơn khi mới đây, ông Trump tuyên bố sẽ không gia hạn thêm thời gian hoãn thuế.
"Chúng tôi sẽ xem mỗi quốc gia đối xử với chúng tôi như thế nào, họ có tốt hay không, một số quốc gia chúng tôi không quan tâm, chúng tôi sẽ đưa mức thuế thật cao", ông Trump nói trong chương trình Sunday Morning Futures của đài Fox News phát sóng hôm 29/6 (giờ Mỹ) .
Vẫn còn cần những thông báo chi tiết hơn để biết rõ các thỏa thuận mà hai bên đã đạt được.
BBC 7/2/225

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa thông báo trên mạng xã hội Truth Social rằng ông đã thực hiện được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam.
Cụ thể như sau:
"Tôi vô cùng vinh dự được thông báo tôi vừa chốt một Thỏa thuận Thương mại với nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sau khi trao đổi với ông Tô Lâm, Tổng Bí thư khả kính của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây sẽ là một Thỏa Thuận Hợp Tác To Lớn giữa hai Quốc gia chúng ta.
Các thỏa thuận là Việt Nam sẽ trả cho Hoa Kỳ mức thuế 20% đối với mọi hàng hóa được đưa vào Lãnh thổ của chúng tôi, và 40% đối với mọi hàng hóa trung chuyển. Đáp lại, Việt Nam sẽ thực hiện một điều mà họ chưa từng làm trước đây: trao cho Hoa Kỳ TOÀN QUYỀN TIẾP CẬN đối với thị trường thương mại.
Nói cách khác, họ sẽ 'MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG CHO HOA KỲ', nghĩa là chúng tôi sẽ có thể bán sản phẩm vào thị trường Việt Nam với mức thuế BẰNG KHÔNG. Theo quan điểm của tôi, dòng xe SUV, hay còn gọi là phương tiện động cơ lớn, vốn rất thành công tại Hoa Kỳ, sẽ là một sự bổ sung tuyệt vời cho các dòng sản phẩm tại Việt Nam. Làm việc với Tổng Bí thư Tô Lâm, điều mà tôi đích thân thực hiện, là một niềm vui tuyệt đối. Cảm ơn các bạn đã quan tâm tới vấn đề này!"
Thông báo này được đưa ra sau một tuyên bố ngắn gọn, cũng đăng trên mạng xã hội Truth Social của ông Trump, với nội dung:
"Tôi vừa chốt một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Chi tiết sẽ được thông báo sau."
Phía Việt Nam cũng nhanh chóng thông tin.
Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, khoảng 20h ngày 2/7, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump về quan hệ Việt Nam - Mỹ và đàm phán về thuế đối ứng giữa hai nước.
Báo chí Việt Nam đưa tin, bên cạnh vấn đề về thuế, Tổng Bí thư Tô Lâm còn đề nghị phía Mỹ sớm công nhận Việt Nam là kinh tế thị trường và bỏ hạn chế xuất khẩu đối với một số mặt hàng công nghệ cao.
Hồi tháng 8/2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ban hành kết luận chưa công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường.
Dù ông Trump đã công khai con số thuế là 20% đối với hàng Việt Nam, và 40% hàng trung chuyển, trang Thông tin Chính phủ chỉ đưa tin chung chung rằng ông Trump khẳng định sẽ "cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương, nhất là trong các lĩnh vực mà hai bên ưu tiên."
Việc hai bên tuyên bố đạt được một thỏa thuận được đánh giá là bước đi tích cực.
Giáo sư khoa học chính trị Edmund Malesky tại Đại học Duke (Mỹ) nói với BBC News Tiếng Việt rằng mặc dù các chi tiết vẫn còn cần được hoàn thiện, thỏa thuận thương mại này "là một bước tiến tích cực khi mức thuế áp lên hàng hóa Việt Nam được giảm từ mức khủng khiếp 46% xuống còn 20%".
Theo ông, trong khi Trung Quốc đang đối mặt với mức thuế 30% đối với hầu hết các mặt hàng, Việt Nam nhiều khả năng vẫn sẽ hưởng lợi từ việc một phần sản xuất được dịch chuyển khỏi nước láng giềng phía Bắc.
"Cam kết của Việt Nam trong việc giải quyết tình trạng lách xuất xứ cũng mang lại lợi ích cho Mỹ. Tuy nhiên, mức thuế 20% vẫn là rất cao và sẽ tiếp tục gây ra những thách thức lớn đối với các nhà sản xuất Việt Nam cũng như làm tăng giá cho người tiêu dùng Mỹ," ông nói.
Doanh nhân Trần Song Hải - Giám Đốc Công ty Tàu cao tốc Greenlines DP - nói với BBC News Tiếng Việt rằng "đây là tin tốt".
Ông Hải nói rằng khi nhìn thấy câu chuyện mà một người lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm, đứng ra đàm phán thuế thì "tôi thấy thực sự chẳng ai năng động được như ông Tô Lâm và cũng không ai độc lạ như Tổng thống Donald Trump".
"Sau tất cả, hai người đưa ra kết quả như vậy với tôi là một niềm vui quá lớn cho doanh nghiệp. Chưa bao giờ tôi thấy vui như vậy, hợp lòng dân, giúp cho mọi người bớt đi những cái lo lắng và tập trung vào làm ăn, tập trung làm đồ chất lượng tốt hơn để xuất khẩu. Cũng như là người dân Việt Nam chuẩn bị được mua đồ Mỹ rẻ, thậm chí còn rẻ hơn đồ Trung Quốc nữa."
Nói về mức 20% hàng Việt chịu thuế vào Mỹ, ông Hải nói rằng đó là con số "có thể chấp nhận được".
Lý do, theo ông, với thực trạng nước Mỹ thì "hàng Việt Nam mình vẫn cạnh tranh tốt với lại các cái mặt hàng khác".
"Bởi vì hiện người dân của mình có nhiều cái sáng tạo, đổi mới công nghệ, thành ra mình không có ngại vấn đề cạnh tranh đâu," ông Hải nói.
Theo Bloomberg, Việt Nam là một thách thức đặc biệt đối với chính quyền ông Trump, khi một số cố vấn hàng đầu của tổng thống Mỹ coi Việt Nam là đối tác chiến lược trong nỗ lực kiềm chế Trung Quốc tại châu Á.
Đồng thời, hàng xuất khẩu của Việt Nam lại trở thành những mặt hàng thiết yếu đối với người tiêu dùng Mỹ.
Việt Nam đã chứng kiến kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng vọt trong những năm gần đây, một phần do các nhà sản xuất chuyển dây chuyền từ Trung Quốc sang.
Việt Nam là nhà cung cấp lớn các mặt hàng dệt may và đồ thể thao, với các nhà máy của những công ty như Nike Inc., Gap Inc. và Lululemon Athletica Inc.
Theo số liệu của Cục Thống kê Dân số Mỹ, Việt Nam là nhà cung cấp hàng hóa lớn thứ sáu cho Mỹ trong năm ngoái, với tổng kim ngạch gần 137 tỷ USD.
Trong 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu sang Hoa Kỳ lượng hàng trị giá 57,1 tỷ USD, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm 2024.
Cổ phiếu của các công ty trong ngành nội thất và may mặc đã tăng sau bài đăng của ông Trump, với cổ phiếu của ON Holding, Nike và Lululemon lần lượt đạt mức cao trong phiên, tăng tới 7,2%, 3,9% và 2,9%.
Cũng trong cuộc điện đàm ngày hôm nay, ông Tô Lâm nhắc lại lời mời Tổng thống Donald Trump và Phu nhân thăm Việt Nam và bày tỏ mong muốn sớm gặp lại ông Trump trong thời gian tới.
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay Tổng thống Trump trân trọng cảm ơn lời mời của vị tổng bí thư và bày tỏ mong muốn sớm được gặp lại tổng bí thư.
Trước đó, Reuters đưa tin ông Tô Lâm sẽ có chuyến đi Mỹ, thời gian vào khoảng cuối tháng Sáu.
Tuy nhiên, chuyến đi đã không thể thực hiện, thay vào đó là cuộc điện đàm giữa hai lãnh đạo Việt Nam và Mỹ.
Đây là cuộc điện đàm lần thứ hai của ông Trump và ông Tô Lâm liên quan đến vấn đề thuế quan vào thời điểm cận kề ngày áp thuế.
Lần trước, sau khi chính quyền Mỹ tuyên bố áp thuế 46% đối với hàng Việt Nam vào ngày 2/4, chỉ hai ngày sau, ngày 4/4, ông Tô Lâm đã có một cuộc điện đàm với ông Donald Trump, điều mà ông Trump nhận xét rằng đó là một "cuộc gọi hiệu quả".
Trong thời gian qua, Việt Nam đã có ba vòng đàm phán về thỏa thuận thương mại song phương với phía Mỹ, nhưng các chi tiết cụ thể vẫn chưa được tiết lộ.
Giới chuyên gia và doanh nghiệp tỏ ra lo âu trước viễn cảnh ngày áp thuế 9/7 đang cận kề, trong khi chưa có thông tin nào về thuế.
Sự lo âu càng nhiều hơn khi mới đây, ông Trump tuyên bố sẽ không gia hạn thêm thời gian hoãn thuế.
"Chúng tôi sẽ xem mỗi quốc gia đối xử với chúng tôi như thế nào, họ có tốt hay không, một số quốc gia chúng tôi không quan tâm, chúng tôi sẽ đưa mức thuế thật cao", ông Trump nói trong chương trình Sunday Morning Futures của đài Fox News phát sóng hôm 29/6 (giờ Mỹ) .
Vẫn còn cần những thông báo chi tiết hơn để biết rõ các thỏa thuận mà hai bên đã đạt được.