Đăng trả lời 344 bài viết
VN:Thêm 88.378 ca, Quảng Ninh và Bình Định bổ sung 23.262 F0
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49313
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:hêm 4.806 ca; 114 ca tử vong tại 11 tỉnh, thành

    by music123 » Thứ 6 Tháng 10 08, 2021 8:31 pm

    Tối 8/10: Thêm 4.806 ca mắc COVID-19 ; 114 ca tử vong tại 11 tỉnh, thành

    TỔNG HỢP

    Hình ảnh

    Việt Nam đã có tổng số 831.643 ca nhiễm COVID-19. (Ảnh: NHAC NGUYEN/AFP qua Getty Images)

    Ngày 8/10, Bộ Y tế cho biết có thêm 4.806 ca mắc COVID-19 tại 42 tỉnh, thành phố; trong đó TP. HCM có 2.215 ca. Trong ngày có 994 bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh.

    Bộ Y tế cho hay, tính từ 17h ngày 07/10 đến 17h ngày 08/10, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.806 ca nhiễm mới.

    Trong đó có:

    - 11 ca nhập cảnh;

    - 4.795 ca ghi nhận trong nước (tăng 648 ca so với ngày trước đó) tại 42 tỉnh, thành phố (có 2.451 ca trong cộng đồng).

    TP. HCM (2.215),
    Bình Dương (828),
    Đồng Nai (612),
    An Giang (182),
    Tây Ninh (92),
    ...

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày hôm qua là: Đắk Lắk (giảm 36 ca), Bình Thuận (giảm 32 ca), Long An (giảm 18 ca).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày hôm qua là: TP. HCM (tăng 485 ca), Ninh Thuận (53), Sơn La (29).

    Thêm 114 ca tử vong tại 11 tỉnh, thành:
    TP. HCM (78 ca),
    Bình Dương (17),
    An Giang (7),
    Đồng Nai (3),
    Long An (3),
    Đồng Tháp (1),
    Ninh Thuận (1),
    Kiên Giang (1),
    Bạc Liêu (1),
    Tây Ninh (1),
    Cần Thơ (1).
    Số ca tử vong trung bình ghi nhận trong 07 ngày qua là: 128 ca.

    Tính đến ngày 8/10, Việt Nam đã có tổng số 20.337 ca tử vong liên quan đến COVID-19, chiếm 2,4% tổng số ca nhiễm.



    TP.HCM: Địa phương kêu gọi người dân tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ đợt 3

    Hình ảnh

    Đường Thống Nhất, phường 13, quận Gò Vấp, TP. HCM những ngày tháng 6/2021 giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. (Ảnh: Bạch Lâm)


    Ngày 6/10, nhiều người dân ở phường 12 (quận Gò Vấp, TP. HCM) đã phản ánh về việc chính quyền địa phương yêu cầu họ ký vào “Phiếu đồng thuận” tự nguyện không nhận gói hỗ trợ đợt 3 của chính quyền thành phố. Nhiều người dân đã không đồng tình với yêu cầu này vì cuộc sống thực tế vẫn còn khó khăn.

    Cụ thể, trong “Thư kêu gọi” của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) phường 12 (quận Gò Vấp) gửi đến người dân có ghi nội dung:



    “TP. HCM đang triển khai thực hiện gói hỗ trợ an sinh đợt 3 nhằm tiếp tục giúp người dân vượt qua khó khăn, phần nào ổn định cuộc sống. Nhưng hiện nay, do nguồn ngân sách thành phố có giới hạn nên không thể chi cho tất cả cho người dân mà chỉ tập trung cho những trường hợp thật sự khó khăn theo đúng tinh thần Nghị quyết 97 ngày 22/9/2021 của HĐND TP. HCM về chính sách hỗ trợ người gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 trên địa bàn (đợt 3)...

    Ủy ban MTTQVN phường 12, quận Gò Vấp kêu gọi người dân trên địa bàn không phân biệt thường trú, tạm trú, nhà có điều kiện hoặc có nguồn thu nhập khác chưa đến mức thật sự khó khăn, gia đình cơ bản đã vượt qua đợt giãn cách dài, tự nguyện không nhận gói hỗ trợ nhằm chia sẻ khó khăn chung với thành phố…”

    Sau khi có “Thư kêu gọi” này, nhiều người dân nhận được “Phiếu đồng thuận” có dấu mộc của UBND phường 12 (quận Gò Vấp). Trên phiếu có sẵn nội dung ghi chủ hộ "tự nguyện không nhận gói hỗ trợ đợt 3 trong giai đoạn chống dịch", chủ hộ đồng ý sẽ ký vào phiếu và ghi rõ họ tên.

    Trả lời phóng viên báo Phụ Nữ TP. HCM, ông Nguyễn Hồng Lâm - Phó chủ tịch UBND phường 12 (quận Gò Vấp) - xác nhận nội dung “Thư kêu gọi” trên là có thật.

    Tuy nhiên, ông Lâm cho rằng, người dân tại phường đã và đang hiểu sai ý của chính quyền phường. “Chúng tôi kêu gọi người dân dư dả, có điều kiện kinh tế, như người dân ở nhà cao tầng hay nhà thuê mà có của ăn của để thì không nhận gói hỗ trợ đợt 3, vì như thế là sai tinh thần của Nghị quyết 97. Còn các trường hợp người dân khó khăn thì phường vẫn xét và trao hỗ trợ” - ông Lâm nói.

    Khi được hỏi: “Nếu người dân vẫn không đồng ý ký thì sao?", ông Lâm trả lời: "Do tính chất là vận động nên trường hợp người dân không ký, chính quyền sẽ vận động, phân tích cho người dân hiểu chủ trương và sẽ có tham mưu để giải quyết cho các trường hợp nếu thực sự khó khăn".

    Đây là lần thứ 3 TP. HCM đưa ra gói hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Trong hai đợt trước đó, nhiều người dân phản ánh không nhận được gói hỗ trợ nào từ chính quyền địa phương.

    Theo báo Tin Tức đưa tin, ông L.V.T. (ngụ ở phường Phước Long B, TP. Thủ Đức) vẫn chưa nhận được khoản hỗ trợ nào.

    Ông Tịnh cho biết, hai lần hỗ trợ trước, vợ chồng ông không nhận được gói hỗ trợ nào vì gia đình ông không phải ở trọ, lại có nhà 2 lầu. Mặc dù vậy, hai vợ chồng ông đều thất nghiệp. Vì vậy, ông đã hy vọng trong đợt hỗ trợ lần 3 này, hai vợ chồng ông sẽ nhận được vì theo lời lãnh đạo thành phố, người dân nhận trợ cấp đợt 3 có hoàn cảnh mất việc, không có thu nhập, dù ở tạm trú hay thường trú đều sẽ được hỗ trợ. Tuy nhiên, đến nay, hai vợ chồng ông vẫn chưa được phường thông báo nhận tiền hỗ trợ.

    Tương tự, chị M.T.T (ngụ ở phường 10, quận Gò Vấp) cũng không nhận được một khoản tiền nào trong hai đợt hỗ trợ đầu tiên của thành phố dù chị đã đăng kí nhận hỗ trợ liên tục với cán bộ địa phương.



    Vợ chồng chị thất nghiệp hơn 4 tháng, trong khi chị lại đang có bầu gần 7 tháng. Thời gian qua, hai vợ chồng chị phải sống bằng tiền hỗ trợ từ gia đình ở quê gửi lên. Thỉnh thoảng, chị cũng nhận được rau, gạo từ chủ nhà trọ, chính quyền phường đến chăm lo. Chị đang rất hy vọng sẽ nhận được gói hỗ trợ đợt 3 này.

    Theo Nghị quyết 97 của HĐNT TP. HCM, gói hỗ trợ đợt 3 của thành phố sẽ không hỗ trợ cho:

    Người đang hưởng lương hưu;
    Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động;
    Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội;
    Người lao động được doanh nghiệp trả lương của tháng 8/2021.


    5 nhóm được hưởng gói hỗ trợ đợt 3 gồm:

    Nhóm 1: Thành viên trong hộ nghèo, hộ cận nghèo; người thuộc diện hưởng chế độ trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng đang gặp khó khăn.
    Nhóm 2: Người lao động có hoàn cảnh thật sự khó khăn bị mất việc làm, không có thu nhập trong thời gian giãn cách xã hội đang thực tế có mặt tại xã, phường, thị trấn (bao gồm người đang cách ly tập trung, đang trị bệnh…).

    Nhóm 3: Người phụ thuộc của nhóm 2. Cụ thể là: cha, mẹ, vợ hoặc chồng và các con ở nhà nội trợ hoặc không có khả năng làm việc, sống phụ thuộc trong cùng một hộ đang có mặt tại xã, phường, thị trấn (bao gồm người đang cách ly tập trung, đang trị bệnh...).

    Nhóm 4: Cha, mẹ, vợ/chồng, con của những người đang hưởng lương hưu, người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động, đang tham gia BHXH và được doanh nghiệp trả lương tháng 8/2021 mà có hoàn cảnh khó khăn (ở nhà làm nội trợ, hoặc không có khả năng làm việc, sống phụ thuộc, bao gồm người đang cách ly tập trung, đang trị bệnh…) sống cùng một hộ và đang có mặt ở TP. HCM.

    Nhóm 5: Người lưu trú tạm thời trong các khu nhà trọ, khu lưu trú, khu lao động nghèo, xóm nghèo, có hoàn cảnh thật sự khó khăn trong thời gian TP. HCM thực hiện giãn cách và đang có mặt tại xã, phường, thị trấn.

    Mức hỗ trợ là 1 triệu đồng/người từ ngân sách thành phố, thực hiện chi trả 1 lần



    Doanh nghiệp tìm mọi cách giữ chân người lao động

    Tổng liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam nhận định, do ảnh hưởng của dịch bệnh, một bộ phận công nhân và người lao động đã rời TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và các khu công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để về quê.

    Thiếu hụt lao động trở nên “nóng hơn” khi dịch COVID-19 dần được khống chế, các địa phương đang khẩn trương thực hiện lộ trình phục hồi sản xuất, kinh doanh.

    Do vậy, Công đoàn Việt Nam yêu cầu LĐLĐ các tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương kêu gọi, thuyết phục người lao động hiện ở khu trọ, nơi cư trú, nơi đang làm việc hoặc qua ứng dụng công nghệ thông tin không về quê, rời nơi cư trú.

    Theo Tổng liên đoàn Việt Nam, công đoàn cơ sở cần bàn bạc, thương lượng với doanh nghiệp trong ban hành các chế độ, chính sách giữ chân người lao động như trả lương tạm nghỉ việc, hỗ trợ tài chính, tăng lương, thưởng, phúc lợi khi doanh nghiệp đi vào sản xuất có hiệu quả.

    Bên cạnh đó, công đoàn địa phương nên viết thư, nhắn tin mời người lao động đã về quê trở lại doanh nghiệp; bố trí phương tiện đón người lao động từ các địa phương hoặc chi trả, hỗ trợ tiền đi đường, các chi phí khác khi trở lại doanh nghiệp…




    Thêm hơn 600.000 liều vaccine Pfizer do Mỹ tài trợ về đến TP.HCM

    Tối 8/10, TP.HCM tiếp tục nhận thêm hơn 603.380 liều vaccine Pfizer do Mỹ tài trợ. Đây là lô vaccine thứ 3 Việt Nam nhận từ Mỹ trong hai ngày vừa qua.

    “Đến nay, Mỹ đã trao tặng Việt Nam tổng cộng hơn 9,1 triệu liều vaccine Covid-19”, Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM tối 8/10 viết trên Facebook. “Cùng nhau, chúng ta sẽ đánh bại đại dịch này”.

    Trước đó, lần lượt vào tối 7/10 và sáng 8/10, Việt Nam cũng nhận hai lô vaccine Pfizer do Mỹ tài trợ. Như vậy, tổng cộng trong hai ngày qua, Mỹ đã tặng Việt Nam 1.609.580 liều vaccine Pfizer.

    Mỹ cũng từng cam kết các khoản hỗ trợ trị giá 26,7 triệu USD nhằm giúp Việt Nam ứng phó với đại dịch.

    Bên cạnh số vaccine mà Mỹ trao tặng thông qua cơ chế COVAX, Việt Nam đến nay đã nhận 4.176.000 liều vaccine AstraZeneca từ COVAX.

    Cơ chế COVAX do Liên minh Đổi mới Sáng tạo Sẵn sàng cho Dịch bệnh (CEPI), Liên minh Toàn cầu về Vaccine và Tiêm chủng (GAVI), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) điều hành, và UNICEF đóng vai trò đối tác phân phối chủ chốt.

    Mỹ là quốc gia có đóng góp lớn nhất cho cơ chế COVAX. Thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID), chính phủ Mỹ đã đóng góp 4 tỷ USD để hỗ trợ COVAX mua và phân phối vaccine Covid-19 tới 92 nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình thấp.

    Hồi tháng 6, Tổng thống Joe Biden công bố Mỹ sẽ mua và trao tặng 500 triệu liều vaccine Pfizer cho 92 nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình thấp, và cho Liên minh châu Phi.

    Gần 400.000 liều vaccine Pfizer do Mỹ viện trợ về đến Hà Nội


    Sáng ngày 8/10, Việt Nam tiếp tục nhận thêm gần 400.000 liều vaccine Pfizer do Mỹ tài trợ, nâng tổng số liều vaccine mà Mỹ tặng Việt Nam lên gần 8,5 triệu.

    "397.800 liều vaccine Pfizer/BioNTech đã về đến Hà Nội an toàn vào sáng nay", Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM thông báo trên mạng xã hội vào sáng ngày 8/10.

    "Lô vaccine này là minh chứng cho cam kết của chúng tôi đối với Việt Nam nhằm chống lại đại dịch Covid-19", theo thông báo của Tổng lãnh sự quán Mỹ. Thông báo cho biết sẽ có thêm nhiều lô vaccine nữa được chuyển tới trong vài ngày tới.



    Trước đó, tối 7/10, 608.400 liều vaccine Pfizer do Mỹ viện trợ đã được chuyển đến Việt Nam tại sân bay Tân Sơn Nhất.

    Mỹ cũng từng cam kết các khoản hỗ trợ trị giá 26,7 triệu USD nhằm giúp Việt Nam ứng phó với đại dịch.

    Bên cạnh số vaccine mà Mỹ trao tặng thông qua cơ chế COVAX, Việt Nam đến nay đã nhận 4.176.000 liều vaccine AstraZeneca từ COVAX.

    Cơ chế COVAX do Liên minh Đổi mới Sáng tạo Sẵn sàng cho Dịch bệnh (CEPI), Liên minh Toàn cầu về Vaccine và Tiêm chủng (GAVI), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) điều hành, và UNICEF đóng vai trò đối tác phân phối chủ chốt.

    Mỹ là quốc gia có đóng góp lớn nhất cho cơ chế COVAX. Thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID), chính phủ Mỹ đã đóng góp 4 tỷ USD để hỗ trợ COVAX mua và phân phối vaccine Covid-19 tới 92 nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình thấp.

    Hồi tháng 6, Tổng thống Joe Biden công bố Mỹ sẽ mua và trao tặng 500 triệu liều vaccine Pfizer cho 92 nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình thấp, và cho Liên minh châu Phi.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49313
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:hêm4.513 ca; 105 ca tử vong tại 7 tỉnh, thàn

    by music123 » Thứ 7 Tháng 10 09, 2021 1:20 pm

    Tối 9/10:gày 9/10: Thêm 4.513 ca mắc COVID-19 tại 40 tỉnh, thành phố

    Hình ảnh

    Tính đến ngày 8/10, tổng số liều vaccine COVID-19 đã được tiêm tại Việt Nam là 51.968.108 liều (Ảnh: Linh Pham/Getty Images)


    Ngày 9/10, Bộ Y tế cho biết có thêm 4.513 ca mắc COVID-19 tại TP. HCM và 39 tỉnh, thành phố, giảm 261 ca so với hôm qua. Trong ngày có 1.319 bệnh nhân khỏi bệnh. Thêm 105 ca tử vong tại 7 tỉnh, thành.

    Bộ Y tế cho hay, tính từ 17h ngày 08/10 đến 17h ngày 09/10, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.513 ca nhiễm mới.


    Trong đó có:

    - 01 ca nhập cảnh;

    - 4.512
    ca ghi nhận trong nước (giảm 261 ca so với ngày trước đó) tại 40 tỉnh, thành phố (có 2.173 ca trong cộng đồng).

    TP. HCM (1.662),
    Bình Dương (820),
    Đồng Nai (575),
    An Giang (308),
    Sóc Trăng (192),
    Bình Thuận (122),
    Kiên Giang (113),

    ...


    Thêm 105 ca tử vong tại 7 tỉnh, thành:


    TP. HCM (74 ca),
    Bình Dương (18),
    An Giang (5),
    Đồng Nai (3),
    Tiền Giang (2),
    Tây Ninh (2),
    Hà Nội (1).

    Số ca tử vong ghi nhận trung bình trong 07 ngày qua là: 119 ca.

    Tính đến ngày 9/10, Việt Nam có tổng số 20.442 ca tử vong liên quan đến COVID-19, chiếm 2,4% tổng số ca nhiễm.




    Việt Nam chính thức mở lại 38 chuyến bay nội địa từ ngày 10/10

    Bộ GTVT Việt Nam vừa ban hành quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở khách thường lệ. Theo đó, sẽ có 19 chuyến khứ hồi (38 chuyến/ngày).

    Quy định mới này được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Việt Nam ban hành vào tối 8/10, sẽ áp dụng đối với hoạt động vận tải hành khách nội địa bằng đường hàng không trên phạm vi toàn quốc và thực hiện thí điểm từ ngày 10 đến 20-10. Trong thời gian thực hiện thí điểm, Bộ GTVT sẽ đánh giá và điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế giai đoạn tiếp theo.



    Theo Bộ GTVT, mục đích của quyết định tạm thời này nhằm từng bước khôi phục lại hoạt động vận tải hành khách nội địa bằng đường hàng không phù hợp với từng cấp độ phòng, chống dịch COVID-19; đáp ứng nhu cầu cấp thiết đi lại của nhân dân, hành khách, bảo đảm an toàn, góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế.

    19 đường bay nội địa sẽ khai thác 38 chuyến/ngày kể từ 10/10 gồm:

    TP. HCM - Bình Định, Đà Nẵng, Huế, Khánh Hòa, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Thanh Hóa, Hải Phòng, Phú Quốc, Gia Lai, Rạch Giá.
    Đà Nẵng - Cần Thơ, Đắk Lắk.
    Thanh Hóa - Lâm Đồng.
    Hà Nội - TP. HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ.

    Riêng đường bay Hà Nội - Cần Thơ được khai thác linh hoạt khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.


    Quyết định của Bộ GTVT nêu rõ, các hãng hàng không chỉ tiếp nhận vận chuyển hành khách có nhu cầu đi lại phục vụ quá trình phục hồi kinh tế theo thứ tự ưu tiên: Hoạt động công vụ, lực lượng phòng chống dịch COVID-19, các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nhân và các đối tượng khác.

    Đối với hành khách, yêu cầu phải tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 (thẻ xanh trên Sổ Sức khỏe điện tử/PC-COVID hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vaccine của cơ quan có thẩm quyền cấp, liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày) hoặc F0 đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương.

    Đồng thời, hành khách phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên máy bay. Thực hiện khai báo y tế theo quy định, luôn thực hiện 5K… Trường hợp có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác... thì thông báo ngay cho cơ quan y tế để theo dõi và triển khai quy trình xử lý dịch bệnh theo quy định.

    Bộ GTVT đề nghị địa phương nơi hành khách cư trú, lưu trú quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát những người về địa phương theo quy định cụ thể của địa phương, đảm bảo an toàn, không để lây nhiễm dịch bệnh ra cộng đồng, xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ hai kể từ khi khách về nơi cư trú, lưu trú (đối với hành khách về từ vùng dịch).

    Các sân bay bố trí điểm khai báo y tế, quét mã QR; tổ chức điểm xét nghiệm SARS-CoV-2 kháng nguyên nhanh, bố trí phòng hoặc khu vực cách ly tạm thời đảm bảo thông thoáng...

    Hãng hàng không xây dựng quy trình phục vụ hành khách theo quy định của Bộ GTVT, bảo đảm phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, công bố trên trang thông tin điện tử của hãng và các đại lý bán vé chính thức của hãng về các điều kiện vận chuyển đối với hành khách.



    Quyết định của Bộ GTVT nêu rõ, các hãng hàng không chỉ tiếp nhận vận chuyển hành khách có nhu cầu đi lại phục vụ quá trình phục hồi kinh tế theo thứ tự ưu tiên: Hoạt động công vụ, lực lượng phòng chống dịch COVID-19, các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nhân và các đối tượng khác.

    Đối với hành khách, yêu cầu phải tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 (thẻ xanh trên Sổ Sức khỏe điện tử/PC-COVID hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vaccine của cơ quan có thẩm quyền cấp, liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày) hoặc F0 đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương.

    Đồng thời, hành khách phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên máy bay. Thực hiện khai báo y tế theo quy định, luôn thực hiện 5K… Trường hợp có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác... thì thông báo ngay cho cơ quan y tế để theo dõi và triển khai quy trình xử lý dịch bệnh theo quy định.

    Bộ GTVT đề nghị địa phương nơi hành khách cư trú, lưu trú quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát những người về địa phương theo quy định cụ thể của địa phương, đảm bảo an toàn, không để lây nhiễm dịch bệnh ra cộng đồng, xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ hai kể từ khi khách về nơi cư trú, lưu trú (đối với hành khách về từ vùng dịch).

    Các sân bay bố trí điểm khai báo y tế, quét mã QR; tổ chức điểm xét nghiệm SARS-CoV-2 kháng nguyên nhanh, bố trí phòng hoặc khu vực cách ly tạm thời đảm bảo thông thoáng...

    Hãng hàng không xây dựng quy trình phục vụ hành khách theo quy định của Bộ GTVT, bảo đảm phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, công bố trên trang thông tin điện tử của hãng và các đại lý bán vé chính thức của hãng về các điều kiện vận chuyển đối với hành khách.





    2 thanh niên bị tai nạn trên đường về quê tránh dịch, 1 người tử vong


    Hình ảnh

    Hiện trường vụ tai nạn. (Ảnh: Facebook)


    Trên đường từ miền Nam về quê tránh dịch, 2 thanh niên quê Nghệ An đi xe máy tông vào xe tải đang dừng bên đường khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

    Chiều 8/10, Đại tá Trần Văn Xuân - Trưởng Công an huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) - cho biết, tại địa phương vừa xảy ra vụ tai nạn khiến 2 người thương vong.



    Theo thông tin ban đầu, khoảng 16h cùng ngày, anh T.V.H. (41 tuổi, ngụ tại xã Đồng Văn, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An) điều khiển xe máy BKS 37B2-72374 chở anh N.S.Th. (44 tuổi, ngụ cùng địa chỉ) lưu thông trên Quốc lộ 1 theo hướng Nam – Bắc.

    Khi đến địa phận huyện Thăng Bình (gần đến ngã tư Hà Lam), xe máy bất ngờ tông vào xe tải gặp sự cố đang dừng bên đường. Vụ tai nạn khiến anh H. tử vong tại chỗ, anh Th. bị thương được đưa đi cấp cứu.

    Đại tá Trần Văn Xuân cho biết, hai người là lao động từ miền Nam về quê, đi cùng bạn bè cùng quê Nghệ An. Vào thời điểm gặp nạn, thời tiết tại khu vực này có mưa, tầm nhìn hạn chế.

    Theo Đại tá Xuân, sau khi hoàn thành các thủ tục pháp lý, cơ quan chức năng sẽ phối hợp với gia đình thuê xe đưa thi thể hai người về quê Nghệ An lo hậu sự. Trước mắt, cơ quan chức năng huyện Thăng Bình sẽ thăm hỏi, chia sẻ và hỗ trợ hai người gặp nạn 10 triệu đồng.

    Trước đó, cũng tại địa phận tỉnh Quảng Nam xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng khiến 2 mẹ con tử vong.

    Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 13h30 ngày 4/10. Hai mẹ con là bà H.T.V. (43 tuổi, trú tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá) và con trai là N.V.Th. (16 tuổi). Hai mẹ con đi xe máy BKS 61E1-08462 từ miền Nam về quê tránh dịch.

    Khi đi đến đoạn Km 1407+300 đường Hồ Chí Minh (đoạn qua khu vực đèo Lò Xò, thuộc địa phận xã Phước Mỹ, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam), xe máy của hai mẹ con va chạm với xe tải BKS 81C-13835 lưu thông theo hướng ngược lại.

    Vụ tai nạn khiến người con trai tử vong tại chỗ. Bà V. bị thương nặng được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) nhưng không qua khỏi.

    Theo Công an huyện Phước Sơn, nguyên nhân của vụ tai nạn là do ô tô tải đi không đúng phần đường.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49313
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 3.528 ca; 113 ca tử vong tại 11 tỉnh, thành

    by music123 » Chủ nhật Tháng 10 10, 2021 4:10 pm

    Tối 10/10;Thêm 3.528 ca nhiễm COVID-19; 113 ca tử vong tại 11 tỉnh, thành

    TỔNG HỢP

    Hình ảnh

    Người dân tiêm vaccine AstraZeneca tại trường THCS Trưng Vương, Hà Nội, ngày 30/7/2021. (Ảnh: MANAN VATSYAYANA/AFP qua Getty Images)


    Tối 10/10, Bộ Y tế cho biết có thêm 3.528 ca nhiễm mới COVID-19 tại 41 tỉnh, thành phố, trong đó có 1.211 ca cộng đồng.

    Bộ Y tế cho hay, tính từ 17h ngày 9/10 đến 17h ngày 10/10, Việt Nam ghi nhận 3.528 ca nhiễm mới.

    Trong đó có:

    - 15 ca nhập cảnh;

    - 3.513
    ca trong nước (giảm 999 ca so với ngày trước đó) tại 41 tỉnh, thành phố (có 1.211 ca cộng đồng).

    TP. HCM (1.067),
    Bình Dương (782),
    Đồng Nai (662),
    An Giang (128),
    Bình Thuận (109),
    Kiên Giang (94),

    ...


    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày hôm qua là: TP. HCM (giảm 595 ca), Sóc Trăng (giảm 192 ca), An Giang (giảm 180 ca).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày hôm qua là: Đồng Nai (tăng 87 ca), Cần Thơ (23), Trà Vinh (21).

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua là: 4.435 ca/ngày.


    Thêm 113 ca tử vong tại 11 tỉnh, thành:

    TP. HCM (82),
    Bình Dương (12),
    Ninh Thuận (6),
    Long An (4),
    Đồng Nai (3),
    Tây Ninh (1),
    Bình Phước (1),
    Đắk Nông (1),
    Đắk Lắk (1),
    Cà Mau (1),
    Bà Rịa - Vũng Tàu (1).

    Số ca tử vong ghi nhận trung bình trong 07 ngày qua là: 119 ca.


    Tính đến nay, Việt Nam đã có tổng số 20.555 ca tử vong do COVID-19, chiếm 2,4% tổng số ca nhiễm.





    Bộ Y tế: Phát hiện 1.031 người dương tính khi về quê, dự kiến tiêm vaccine cho trẻ từ 12-17 tuổi

    Bộ Y tế Việt Nam cho biết, tính từ ngày 1/10 đến nay, tại 43 tỉnh, thành phố đã ghi nhận khoảng 180.000 người trở về địa phương, trong đó có 1.031 người xét nghiệm dương tính.

    Ngày 9/10, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính - trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã chủ trì họp trực tuyến toàn quốc Ban Chỉ đạo với 63 tỉnh, thành phố để đánh giá công tác phòng, chống dịch COVID-19 thời gian qua.



    Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo đã đánh giá lại tình hình và công tác phòng, chống dịch; đưa ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, thực hiện thống nhất toàn quốc nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu của dịch bệnh để vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội.

    Báo cáo tại cuộc họp, Bộ Y tế Việt Nam cho biết, từ ngày 25/9 đến 8/10, số ca mắc trong cộng đồng giảm 44,7% so với 2 tuần trước, giảm 47,3% so với 1 tuần trước đó.

    Đến nay, tình hình dịch cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Các địa phương thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội đã kiểm soát được tình hình. Tại TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, số ca nhiễm mới và tử vong đã giảm rõ rệt.

    Tuy nhiên, Bộ Y tế đánh giá tình hình dịch bệnh trong nước vẫn diễn biến khó lường; nguy cơ dịch bệnh gia tăng và bùng phát trở lại có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất kỳ khi nào, nhất là thời gian qua đã có số lượng lớn người dân di chuyển về quê từ các địa phương nới lỏng giãn cách xã hội, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra đợt dịch tiếp theo.

    Theo báo cáo sơ bộ, từ ngày 1/10 đến nay, tại 43 tỉnh, thành phố đã ghi nhận khoảng 180.000 người trở về địa phương, trong đó có 1.031 người xét nghiệm dương tính.

    Tính đến 8/10, cả nước đã tiêm được khoảng 51,4 triệu liều vaccine, trong đó khoảng 23,8 triệu người đã tiêm mũi 1 và 13,8 triệu người tiêm mũi 2. Có 8/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ tiêm ít nhất 1 mũi vaccine trên 70% dân số từ 18 tuổi trở lên gồm: Hà Nội, Quảng Ninh, Khánh Hòa, TP. HCM, Đồng Nai, Long An, Bình Dương, Đà Nẵng.

    Về các biện pháp trong thời gian tới, Bộ Y tế cho rằng, cần tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả việc khoanh vùng, cách ly, xét nghiệm và điều trị phù hợp với diễn biến dịch bệnh tại từng địa bàn trên phạm vi hẹp nhất có thể.

    Về vấn đề tổ chức cho người dân về quê theo nguyện vọng, Bộ Y tế đề nghị các địa phương liên quan trao đổi, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả để tổ chức, hỗ trợ, đưa đón người dân có nhu cầu về quê bảo đảm an ninh, an toàn. Các tỉnh, thành phố tiếp nhận người về tổ chức thực hiện việc cách ly và xét nghiệm cho người dân theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

    Các địa phương căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn để xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, từng bước nới lỏng, mở cửa đối với các hoạt động đi lại, giao thông, sản xuất, giáo dục, du lịch, dịch vụ… với lộ trình cụ thể, khả thi.

    Dự kiến tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi

    Ngày 9/10, trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, Bộ đang xây dựng hướng dẫn, dự kiến tháng 10 bắt đầu triển khai tiêm vaccine cho trẻ em từ 12-17 tuổi. Sau đó, sẽ mở rộng ra các nhóm tuổi thấp hơn.



    Theo ông Thuấn, cùng với lượng vaccine Pfizer về Việt Nam trong thời gian tới, và Việt Nam đã có đề nghị Cuba sớm gửi hồ sơ về vaccine tiêm cho trẻ em để xem xét.

    Cũng tại cuộc họp đánh giá về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong ngày 9/10, Bộ Y tế cho biết, theo báo cáo của 47 địa phương, có 1.607 trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa do ảnh hưởng của dịch COVID-19, trong đó có 133 trẻ em dưới 5 tuổi; riêng TP. HCM có 940 trẻ em mồ côi.

    Bộ Y tế yêu cầu tiếp tục thúc đẩy việc giao vaccine đúng tiến độ và đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vaccine COVID-19 toàn quốc. Bên cạnh việc xem xét tiêm chủng cho trẻ em nhóm tuổi trên, cũng ưu tiên tiêm cho nhóm trên 65 tuổi; chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết để bảo đảm việc tiêm chủng khi số lượng vaccine về nhiều.




    Hơn 97% người trên 18 tuổi tại TP.HCM đã được tiêm vaccine Covid-19

    Quốc Toàn Chủ nhật, 10/10/2021 11:32 (GMT+7)Tỷ lệ bao phủ vaccine Covid-19 cho người trên 65 tuổi tại thành phố cũng đã đạt trên 75%.

    Sáng 10/10, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) thông tin trong ngày 9/10, thành phố đã tổ chức tiêm vaccine Covid-19 được cho 112.432 người. Các điểm tiêm chủng đều trật tự và ổn định.

    Như vậy, từ khi TP.HCM bắt đầu tổ chức tiêm chủng đợt một đến hết ngày 9/10, tổng cộng 12.230.606 mũi vaccine Covid-19 đã được thực hiện. Trong đó, 5.069.498 người đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine.

    Theo thống kê của HCDC, 97,9% người trên 18 tuổi đã được tiêm một mũi vaccine. Tỷ lệ này với số người đã tiêm đủ 2 mũi là 71,9%.

    Bên cạnh đó, TP.HCM đã có 75,45% người trên 65 tuổi được tiêm đủ 2 mũi vaccine. Với nhóm trên 50 tuổi, tỷ lệ này là 66,74%.

    Thành phố cũng đã tiêm vaccine Vero Cell cho 3.036.935 người trên địa bàn.

    Hai địa phương thuộc TP.HCM đã hoàn thành 100% 2 mũi vaccine Covid-19 cho người dân là quận 5 và quận 11. Các địa phương có tỷ lệ tiêm mũi 2 thấp nhất của thành phố là huyện Bình Chánh (62%), quận Bình Thạnh (65%) và quận Bình Tân (67%).

    Tại Hà Nội, Sở Y tế thành phố cũng thông tin trong ngày 9/10 đã tiêm được 167.181 mũi vaccine Covid-19 cho người dân. Trong đó, số lượng mũi một là 3.829, mũi 2 là 163.352.

    Như vậy, tổng số mũi vaccine đã thực hiện tại Hà Nội là 8.432.979. Trong đó, thành phố tiêm được 5.896.514 mũi một, đạt 97,9% dân cư trên 18 tuổi và 71% tổng dân số. Số mũi 2 là 2.536.465, đạt 42,1% dân cư trên 18 tuổi và 30,6% tổng dân số.





    Lộ trình giải thể 42 bệnh viện Covid-19

    TP HCM42 bệnh viện công lập thời gian qua đã chuyển đổi công năng toàn phần hoặc một phần để điều trị Covid-19, nay được phục hồi công năng để tiếp nhận bệnh nhân thông thường, đến cuối năm.

    Theo Sở Y tế TP HCM, các bệnh viện trở về trạng thái bình thường nhằm đảm bảo hai chức năng là vừa sẵn sàng thu dung điều trị người mắc Covid-19, vừa khám chữa bệnh thông thường và điều trị chuyên khoa cho người dân thành phố cũng như các tỉnh.

    Thời gian qua, 42 bệnh viện công lập chuyển đổi công năng toàn phần hoặc một phần để tiếp nhận và điều trị Covid-19, với hơn 11.500 giường. Hiện, ngành y tế ưu tiên phục hồi bệnh viện quận, huyện trước, đảm bảo mỗi nơi luôn có một bệnh viện thực hiện chức năng khám chữa bệnh thông thường, đồng thời luôn sẵn sàng một bệnh viện dã chiến của quận, huyện để tiếp nhận F0 cần cách ly điều trị.

    Lộ trình các bệnh viện phục hồi công năng như sau:

    Từ nay đến trước ngày 30/10: Các bệnh viện tiếp nhận người bệnh không Covid-19, gồm bệnh viện quận 1, quận 4, quận 6, quận 8, quận 10, quận 11, quận 12, huyện Bình Chánh, quận Bình Tân, quận Bình Thạnh, huyện Gần Giờ, quận Gò Vấp (cơ sở 1), huyện Nhà Bè, quận Phú Nhuận, quận Tân Phú, Bệnh viện Lê Văn Việt, Bệnh viện Lê Văn Thịnh.

    Đến trước ngày 30/11: Các bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, Tai Mũi Họng, Nguyễn Trãi, Nguyễn Tri Phương, Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp, Nhi đồng 1, Đa khoa khu vực Hóc Môn, Đa khoa khu vực Thủ Đức, Nhân dân Gia Định, Đa khoa Sài Gòn, Nhân dân 115.

    Đến trước ngày 31/12: Các bệnh viện huyện Củ Chi, TP Thủ Đức, Từ Dũ, Nhi đồng 2, Bệnh Nhiệt đới, Hùng Vương, An Bình, Phạm Ngọc Thạch, Trưng Vương, Tâm thần (cơ sở Lê Minh Xuân), Nhi đồng Thành phố, Điều trị Phong Bến Sắn, Nhân Ái, Nhân dân 115.

    Hồi cuối tháng 9, Bệnh viện Quận 7 và Bệnh viện Đa khoa Khu vực Củ Chi là hai cơ sở đầu tiên chuyển đổi trở lại thành bệnh viện tiếp nhận người bệnh không mắc Covid-19. Riêng các bệnh viện tư nhân đang tham gia điều trị Covid-19, việc trở lại sẽ căn cứ vào tình hình thực tế từng nơi.

    Hình ảnh

    Bệnh viện Trưng Vương, một trong những cơ sở đa khoa đầu tiên của TP HCM chuyển đổi công năng hoàn toàn sang điều trị Covid-19 hồi giữa tháng 6. Ảnh: Lê Phương.

    Về trạng thái bình thường mới, các bệnh viện sàng lọc, phân luồng và cách ly người nghi ngờ mắc Covid-19, chủ động phối hợp các bệnh viện điều trị Covid-19 để chuyển bệnh an toàn. Các bệnh viện hình thành khoa, đơn vị Covid-19 trên cơ sở chuyển đổi khu cách ly người nhiễm, nghi nhiễm để cách ly, điều trị người bệnh đến khám chữa bệnh có kết quả xét nghiệm dương tính. Các nơi duy trì buồng cấp cứu sàng lọc tại khoa Cấp cứu, buồng cách ly tại mỗi khoa lâm sàng để cách ly người bệnh chưa có kết quả xét nghiệm.

    Khi tình hình dịch bệnh ổn định, số ca mắc Covid-19 giảm rõ, thành phố sẽ lập bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 ba tầng trên cơ sở giữ lại 3 bệnh viện dã chiến có trung tâm hồi sức, thay thế cho các bệnh viện dã chiến của quận, huyện và bệnh viện dã chiến thành phố. 13 bệnh viện dã chiến trị Covid-19 của thành phố lần lượt ngừng hoạt động từ nay đến cuối năm.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49313
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 3.619 ca; 115 ca tử vong tại 11 tỉnh, thành

    by music123 » Thứ 2 Tháng 10 11, 2021 9:09 pm

    Tối 11/10: Thêm 3.619 ca mắc COVID-19; 115 ca tử vong tại 11 tỉnh, thành

    Hình ảnh

    Nhân viên y tế chuẩn bị mũi tiêm vaccine AstraZeneca tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, ngày 17/5/2021. (Ảnh: NHAC NGUYEN/AFP qua Getty Images)

    Ngày 11/10, Bộ Y tế cho biết có thêm 3.619 ca mắc COVID-19 tại 44 tỉnh, thành phố, trong đó TP. HCM có 1.527 ca. Trong ngày có 2.549 bệnh nhân khỏi bệnh.

    Bộ Y tế cho hay, tính từ 17h ngày 10/10 đến 17h ngày 11/10, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.619 ca nhiễm mới.



    Trong đó có:

    - 02 ca nhập cảnh;

    - 3.617 ca
    ghi nhận trong nước (tăng 104 ca so với ngày trước đó) tại 44 tỉnh, thành phố (có 1.726 ca trong cộng đồng).

    TP. HCM (1.527),
    Đồng Nai (499),
    Bình Dương (446),
    An Giang (142),
    Đắk Lắk (119),
    Kiên Giang (91),

    ...

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày hôm qua là: Bình Dương (giảm 336 ca), Đồng Nai (giảm 163 ca), Bình Thuận (giảm 64 ca).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày hôm qua là: TP. HCM (tăng 460 ca), Đắk Lắk (119), Bến Tre (28).

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua là: 4.183 ca/ngày



    Thêm 115 ca tử vong tại 11 tỉnh, thành:

    TP. HCM (75 ca),
    Bình Dương (18),
    Đồng Nai (5),
    An Giang (5),
    Tiền Giang (4),
    Ninh Thuận (2),
    Long An (2),
    Quảng Bình (1),
    Bình Định (1),
    Cần Thơ (1),
    Tây Ninh (1).



    Bộ Y tế phân bổ hơn 5 triệu liều vaccine Pfizer


    Hà Nội nhận thêm 177.720 liều vaccine Covid-19 của Pfizer, số lượng này ở TP.HCM là 639.630 liều.


    Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương vừa ban hành quyết định phân bổ vaccine Covid-19 đợt 57-59 với tổng cộng 5.386.680 liều Pfizer.

    Cụ thể, đợt phân bổ thứ 57 gồm 1.499.940 liều, đợt 58 là 1.999.530 liều, đợt 59 là 1.887.210 liều.

    Trong đó, số lượng vaccine của hai đợt 57 và 58 do COVAX Facility tài trợ. Số vaccine của đợt thứ 59 được mua từ nguồn ngân sách nhà nước.

    Ở đợt thứ 57, CDC Hà Nội được phân bổ nhiều nhất với 177.720 liều. Ngoài ra, 30 tỉnh, thành phố khác ở khu vực phía Bắc cũng được nhận vaccine.

    Trong hai đợt 58-59, TP.HCM nhận số lượng nhiều nhất với 639.630 liều. 19 tỉnh, thành phố khác ở phía Nam cũng được phân bổ vaccine trong hai đợt này.

    Tính đến hết ngày 10/10, nước ta đã tiếp nhận 87,7 triệu liều vaccine phòng Covid-19. Nước ta đã tiêm khoảng 55 triệu liều vaccine Covid-19, gần 39 triệu người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi 1 (chiếm 54,3% dân số từ 18 tuổi trở lên), 16 triệu người đã tiêm mũi 2 (chiếm 22,1%).

    Từ ngày 1-10/10 các địa phương, đơn vị trên cả nước đã tiêm được 11 triệu liều, công suất trung bình khoảng 1,1-1,2 triều liều. Hiện nay, 8/63 tỉnh, thành đã bao phủ vaccine ít nhất mũi 1 cho trên 90% dân số từ 18 tuổi; 2 tỉnh bao phủ từ 70-80%; 4 tỉnh đạt 50-70%; 49 tỉnh mới bao phủ vaccine mũi 1 cho dưới 50% dân số từ 18 tuổi.



    Hà Nội, Hải Phòng, Huế bỏ quy định hành khách phải cách ly tập trung


    Hành khách từ TP. HCM đi chuyến bay nội địa đến Hà Nội, Hải Phòng, Huế sẽ theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc nơi lưu trú, không phải cách ly y tế tập trung.

    TP. Hà Nội, Hải Phòng và tỉnh Thừa Thiên – Huế mới điều chỉnh quy định yêu cầu cách ly tập trung 7 ngày đối với hành khách đi chuyến bay nội địa từ TP. HCM.



    Chiều 11/10, UBND TP. Hà Nội ra văn bản thống nhất với Bộ Giao thông - Vận tải về việc, từ ngày 10 đến 20/10, tổ chức đường bay giữa Hà Nội với TP. HCM, Đà Nẵng tần suất một chuyến mỗi ngày (chở khách hai chiều); ngồi giãn cách 50% công suất.

    Hành khách theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú. Các cơ quan chức năng TP. Hà Nội sẽ kiểm soát dịch tễ hành khách tại Nội Bài để sàng lọc, phân loại và thông báo cho các quận, huyện, xã, phường... để áp dụng biện pháp phòng dịch.

    Sở Y tế Hà Nội tiếp nhận thông tin hành khách nhằm phối hợp quản lý, theo dõi sức khỏe hành khách tại nhà, nơi lưu trú.

    Cùng ngày, UBND TP. Hải Phòng cũng ra “công văn hoả tốc” quy định hành khách đi chuyến bay thương mại nội địa đến sân bay Cát Bi không phải cách ly y tế tập trung.

    Theo quy định mới, Hải Phòng vẫn yêu cầu người đến từ vùng nguy cơ rất cao, nguy cơ cao (vùng màu đỏ, vùng màu cam, vùng màu vàng) được công bố trên trang thông tin điện tử Bộ Y tế cách ly tại nhà 7 ngày, lấy mẫu xét nghiệm PCR ngày thứ 2 và ngày thứ 7.

    Người trở về từ các địa phương nguy cơ hoặc bình thường mới tự theo dõi sức khỏe 14 ngày, lấy mẫu xét nghiệm PCR vào ngày thứ 7; nếu có triệu chứng ho, sốt, đau họng, khó thở... phải thông báo ngay đến cơ quan y tế.

    Toàn bộ chi phí vận chuyển hành khách về các địa phương, xét nghiệm và các chi phí liên quan khác trong quá trình thực hiện do hành khách tự chi trả.

    Tối 11/10, Thừa Thiên - Huế cũng điều chỉnh biện pháp giám sát y tế đối với hành khách từ TP. HCM đi chuyến bay nội địa đến Huế.

    Theo đó, hành khách đủ điều kiện theo quy định của Bộ GTVT đến Thừa Thiên - Huế sẽ thực hiện biện pháp tự theo dõi sức khoẻ hoặc cách ly tại nơi cư trú, lưu trú 7 ngày theo quy định của Bộ Y tế. Nếu nơi cư trú, lưu trú không đảm bảo sẽ cách ly tập trung 7 ngày.

    Những hành khách không đáp ứng các điều kiện của Bộ Y tế quy định sẽ thực hiện cách ly y tế tập trung 7 ngày và theo dõi sức khỏe, giám sát y tế tại nơi cư trú, lưu trú 7 ngày sau khi hoàn thành cách ly tập trung.



    Các xã sẽ thành lập các tổ phòng dịch cộng đồng thực hiện việc kiểm tra, giám sát hành khách thực hiện cách ly y tế tại nhà.

    Theo hướng dẫn của Bộ GTVT, hành khách đi chuyến bay nội địa phải được tiêm đủ 2 liều vaccine hoặc đã khỏi COVID-19 trong 6 tháng; xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên máy bay.

    Sau chuyến bay, khi di chuyển về nơi cư trú, hành khách không tiếp xúc nơi đông người; tự theo dõi sức khỏe hoặc cách ly tại nơi cư trú, lưu trú ít nhất 7 ngày; riêng người từ vùng dịch phải xét nghiệm vào ngày thứ hai kể từ khi về nơi ở.

    Bỏ cách ly tập trung nhưng chưa thống nhất nhiều vấn đề liên quan
    Tối 11/10, tại cuộc họp đánh giá việc thí điểm mở lại đường bay nội địa của Bộ GTVT, Cục trưởng Cục Hàng không Đinh Việt Thắng cho biết, dù một số nơi như Hà Nội, Hải Phòng bỏ quy định cách ly tập trung hành khách đi máy bay nội địa tới nhưng nảy sinh những vấn đề phức tạp như khách không cư trú tại địa phương mà phải lưu trú, đi lại tương đối phức tạp.

    Ông Thắng cho hay, chuyến bay từ TP. HCM về Đà Nẵng trong ngày 10/10, hành khách xuống Đà Nẵng có nhu cầu về Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế nhưng Đà Nẵng không cho đi mà yêu cầu đưa về cách ly tập trung, hành khách phải tự trả chi phí.

    Một vấn đề khác là thời hạn xét nghiệm COVID-19. Mặc dù Bộ Y tế quy định hành khách xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh nhưng Hải Phòng chỉ công nhận xét nghiệm RT-PCR, Quảng Ninh chỉ công nhận kết quả xét nghiệm trong 48 giờ.

    Ông Thắng kiến nghị phải sớm thống nhất quy định về điều kiện với hành khách đi máy bay trên toàn quốc. Các địa phương có sân bay cần có quy định rõ ràng về phương thức kiểm soát dịch bệnh đối với hành khách đến nhưng không lưu trú, quy định cụ thể về phương tiện cách ly, hình thức di chuyển.

    Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn cho biết, Bộ sẽ có văn bản gửi các địa phương kiến nghị giải quyết các bất cập liên quan đến điều kiện hành khách đi máy bay. Ông Tuấn cho hay, Chính phủ đang dự thảo nghị quyết về thích ứng an toàn, linh hoạt, có kiểm soát với dịch COVID-19, sẽ có những tiêu chí thống nhất giữa các địa phương.





    Bộ Y tế: Người bệnh không phải trả phí xét nghiệm COVID-19 khi đến khám tại bệnh viện công lập


    Bộ Y tế Việt Nam vừa có thông tin chính thức về việc không thu phí xét nghiệm COVID-19 với người khám, chữa bệnh tại các bệnh viện công lập.

    Tối 10/10, Bộ Y tế Việt Nam cho biết, trước đó, ngày 28/9/2021, Bộ đã có văn bản đề nghị Sở Y tế các tỉnh/thành phố; các cơ sở y tế thuộc Bộ Y tế; Y tế các Bộ, ngành; các cơ sở y tế tư nhân nghiêm túc chấn chỉnh việc thực hiện thu dịch vụ xét nghiệm COVID-19.



    Bộ Y tế cho biết, về chi trả xét nghiệm COVID-19, từ đầu tháng 5 vừa qua, khi đợt dịch thứ 4 bùng phát, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch đã quy định: Đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT)khi đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế công lập nếu nghi ngờ mắc COVID-19 và được chỉ định xét nghiệm thì thực hiện theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại Công văn số 1126/BHXH ngày 29/4/2021.

    Các đối tượng còn lại và phần đông chi trả của người có thẻ BHYT chi từ nguồn kinh phí phòng, chống dịch COVID-19 được cấp có thẩm quyền giao và theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

    Như vậy, người bệnh không phải chi trả bất kỳ khoản kinh phí nào khi được chỉ định xét nghiệm COVID-19.

    Bộ Y tế đề nghị sở y tế các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về giá đối với các cơ sở y tế tại địa phương, đặc biệt là việc tuân thủ các quy định về giá dịch vụ xét nghiệm COVID-19 của các cơ sở y tế tư nhân.

    Bộ Y tế cũng đề nghị xử lý nghiêm các vi phạm nếu có, không để tình trạng lợi dụng dịch bệnh để tăng giá dịch vụ y tế nói chung và dịch vụ xét nghiệm COVID-19 của các cơ sở y tế. Trường hợp cần thiết báo cáo UBND cấp tỉnh chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.

    Yêu cầu xử lý việc phí xét nghiệm COVID-19 quá sức chịu đựng của người bệnh


    Trước đó, theo thông báo Văn phòng Chính phủ (ngày 10/10), Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết từ ngày 20/9 đã có chỉ đạo Bộ Y tế thông tin rõ ràng, minh bạch về các quy định của pháp luật, đồng thời chấn chỉnh việc thực hiện xét nghiệm tại các cơ sở y tế.

    "Đến nay Bộ Y tế chưa có báo cáo, tuy nhiên dư luận tiếp tục phản ánh những bất cập trong xét nghiệm COVID-19 tại cơ sở y tế, đặc biệt chi phí xét nghiệm vượt quá sức chịu đựng của người bệnh suy thận mãn, kể cả người có bảo hiểm y tế" - văn bản của Văn phòng Chính phủ nêu.

    Cũng theo văn bản kể trên, có tình trạng phí xét nghiệm đắt hơn tiền chữa bệnh mãn tính định kỳ của bệnh nhân, khiến họ không chịu đựng nổi vì thường xuyên vào viện. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương thực hiện yêu cầu từ ngày 20/9, kịp thời cung cấp thông tin rõ ràng, minh bạch chủ trương, chính sách của Nhà nước.

    Đồng thời phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan liên quan kịp thời tháo gỡ khó khăn, giảm gánh nặng chi phí dịch vụ y tế cho người bệnh, nhất là người bệnh mãn tính phải điều trị lâu dài trong điều kiện dịch COVID-19.





    Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh, cao nhất trong 7 năm qua

    Hình ảnh

    Giá xăng vọt lên hơn 22.000 đồng/lít. (Ảnh: HOANG DINH NAM/AFP/ qua GettyImages)

    Giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh tăng mạnh từ 15h chiều nay (11/10). Theo đó, giá xăng tăng 930-970 đồng/lít, dầu tăng 510-980 đồng/lít.

    Chiều 11/10, liên Bộ Tài chính - Công Thương Việt Nam vừa yêu cầu doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu, bắt đầu từ 15h ngày 11/10. Theo đó, giá xăng dầu tại kỳ này tăng mạnh, dao động đến gần 1.000 đồng mỗi lít.



    Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 trong nước tăng 967 đồng/lít lên 21.683 đồng/lít; giá xăng RON 95 tăng thêm 934 đồng/lít lên 22.879 đồng/lít.

    Tương tự, giá các mặt hàng dầu cũng được điều chỉnh tăng mạnh. Theo đó, sau khi điều chỉnh, giá bán đối với mặt hàng dầu diesel là 17.545 đồng/lít; dầu hỏa là 16.622 đồng/lít và dầu mazut là 17.097 đồng/kg.

    Ở kỳ điều chỉnh lần này, liên Bộ Tài chính - Công Thương không trích lập quỹ bình ổn giá đối với tất cả mặt hàng xăng, tuy nhiên, trích quỹ cho dầu mazut 100 đồng/kg.

    Đồng thời, liên Bộ chi sử dụng quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng xăng E5 RON 92 ở mức 950 đồng/lít, với dầu diesel là 150 đồng/lít, dầu hỏa 100 đồng/lít.

    Như vậy, với lần tăng giá này, mỗi lít xăng RON 95 đã sát ngưỡng 23.000 đồng một lít. Sau 3 lần tăng giá, xăng RON 95 đắt thêm 1.740 đồng mỗi lít, còn xăng E5 RON 92 là 1.790 đồng một lít. Giá xăng trong nước hiện ở mức cao nhất trong vòng 7 năm.
    Hình ảnh
Đăng trả lời 344 bài viết

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: music123 và 116 khách