Đăng trả lời 344 bài viết
VN:Thêm 88.378 ca, Quảng Ninh và Bình Định bổ sung 23.262 F0
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49818
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:SG họp khẩn;Thêm 2BN tử vong

    by music123 » Thứ 7 Tháng 6 19, 2021 2:42 pm

    Tin COVID-19 tối 19/6: F0 Bình Dương tăng nhanh; TP.HCM họp khẩn sau nhiều ngày ghi nhận số ca nhiễm cao kỷ lục


    Hiểu Minh (TH)

    Hình ảnh

    Ảnh tổng hợp



    Thêm 4 người nghi Covid-19, Nghệ An dự báo ‘dịch rất phức tạp’

    Sáng 19/6, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Nghệ An ghi nhận thêm 4 ca nghi COVID-19 trong đó có 3 người cùng gia đình, đưa tổng số ca nhiễm và nghi nhiễm của tỉnh lên 24.

    Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh, 3 người trong một gia đình gồm bố chồng, mẹ chồng và người con 8 tuổi, trú ở phường Hà Huy Tập là F1 của một ca ngày 18/6 có kết quả xét nghiệm dương tính nCoV.

    Người còn lại là nam thanh niên 30 tuổi, trú xã Minh Châu, huyện Diễn Châu. Người này cũng là F1 của một ca được phát hiện hai ngày trước.



    Cả 4 trường hợp nghi nhiễm hôm nay đều được cơ quan y tế đưa vào diện cách ly trước khi có kết quả xét nghiệm. Các trường hợp này Bộ chưa ghi nhận, xem như nghi nhiễm.

    Tại hội nghị trực tuyến với 49 điểm cầu của các đơn vị trong y tế trong và ngoài công lập ở địa bàn, ông Dương Đình Chỉnh, Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cho hay tình hình dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp và rất khó lường, nguy cơ bùng phát dịch rất cao.

    Tới nay, toàn tỉnh Nghệ An ghi nhận 20 ca nhiễm và nghi nhiễm, trong đó thành phố Vinh 14 ca, huyện Diễn Châu 8, Tân Kỳ và Quỳ Hợp mỗi huyện một trường hợp.

    Test nhanh COVID-19 cho toàn dân thành phố Vinh

    Sáng 19/6, theo ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch TP. Vinh, đơn vị sẽ thông báo về việc đăng ký test nhanh Covid-19 toàn dân.

    “Khoảng 500.000 người dân sinh sống trên địa bàn thành phố Vinh sẽ được test nhanh, tuy nhiên sẽ không thể làm hết được trong thời gian sớm nhất. Việc test nhanh toàn bộ người dân thành phố dự kiến bắt đầu từ tối 19/6”, ông Tú cho biết.



    Kinh phí để test nhanh là 135.000 đồng/người, những trường hợp được test miễn phí gồm gia đình chính sách, người có công với cách mạng; hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, nhóm yếu thế trong xã hội; những trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khác.

    Hà Nội cân nhắc nới lỏng biện pháp phòng, chống dịch COVID-19


    Trao đổi với PV Dân trí sáng 19/6, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết, dự kiến sang tuần sau, UBND TP. Hà Nội sẽ cân nhắc để nới lỏng một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên cơ sở đánh giá lại nguy cơ lây nhiễm dịch trong cộng đồng.

    Theo ông Hạnh, thời gian vừa qua, trên địa bàn Thủ đô xuất hiện thêm F0 ở huyện Đông Anh, Sóc Sơn, quận Long Biên; đồng thời tình hình dịch bệnh ở TP.HCM vẫn diễn biến phức tạp; công nhân làm việc ở Bắc Ninh, Bắc Giang đang được đưa về Hà Nội…

    “Thường trực Thành ủy Hà Nội đồng ý sẽ nới lỏng các biện pháp phòng dịch, tuy nhiên phải cân nhắc kỹ lưỡng thời điểm. Theo quyết định của Bộ Y tế về đánh giá nguy cơ thì Hà Nội sẽ phải đánh giá lại một cách cẩn thận để có thể nới lỏng, trên nguyên tắc cái gì (dịch vụ kinh doanh – PV) đóng cửa trước thì mở cửa sau. Việc này phải sang tuần sau, khi ấy UBND TP Hà Nội mới có quyết định cụ thể về việc nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch” – ông Hạnh nói.


    3 tài xế giao hàng cùng một công ty trong khu công nghiệp Long An dương tính

    Tối 18/6, thông tin từ Ban chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh Long An cho biết, 3 tài xế thuộc Công ty TM DV XNK Lâm Minh Trí (lô Q7A, Q8 đường số 7, KCN Hải Sơn, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, Long An) đã có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 sau khi xét nghiệm PCR.

    Trước đó, 3 tài xế này thường xuyên đi lại giữa Long An và TP.HCM để giao hàng. Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch theo quy định mà tỉnh Long An đưa ra là phải có giấy xét nghiệm COVID-19, 3 tài xế này đã đi thực hiện test nhanh kháng nguyên và ra kết quả dương tính.

    Tiếp tục lấy mẫu gửi về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Long An để xét nghiệm PCR trong ngày 18/6, xác định cả 3 tài xế đều dương tính với SARS-CoV-2.

    Long An đã xác định được 16 người tại công ty này là F1, tiếp xúc trực tiếp với 3 tài xế trên.

    Thanh Hóa: Ghi nhận ca Covid-19 sau 40 ngày cách ly tập trung

    Sáng 19/6, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa (CDC Thanh Hóa) cho biết, vừa ghi nhận ca nhiễm Covid-19 (chưa có mã số bệnh nhân), nữ, 29 tuổi, ngụ thôn Lùm Nưa, xã Vạn Xuân, H.Thường Xuân, Thanh Hóa.

    CDC Thanh Hóa cùng với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 H.Thường Xuân đã truy vết, phát hiện bệnh nhân có 9 F1 và 138 F2. Các F1 đã được đưa đi cách ly tập trung, F2 cách ly tại nhà.

    Trước đó, ngày 6/5, bệnh nhân nhập cảnh từ Malaysia về Việt Nam và được cách ly tập trung tại Tiền Giang. Thời gian cách ly kéo dài 40 ngày liên tục, do đã ghi nhận ca nhiễm Covid-19 ở cùng khi cách ly với bệnh nhân.

    Đến ngày 14/6, khi đã đủ các điều kiện theo quy định, bệnh nhân được xe chuyên dụng chở từ Tiền Giang đến nghỉ tại khách sạn Hoàng Kim Long (Q.Tân Bình, TP.HCM) chờ đi máy bay về quê. Trên xe từ Tiền Giang đến TP.HCM, ngoài bệnh nhân còn có 2 người ở Hòa Bình và Thái Nguyên đi cùng (2 người này phát hiện nhiễm Covid-19 vào ngày 16/6).

    Khi đến khách sạn Hoàng Kim Long, bệnh nhân nghỉ cùng phòng với 2 người ở Đắk Lắk và Gia Lai (2 người này nhiễm Covid-19 phát hiện ngày 18/6).

    Đến sáng 15/6, bệnh nhân bắt taxi đi từ khách sạn ra sân bay Tân Sân Nhất (TP.HCM) và đi trên chuyến bay VN1274 của hãng hàng không Vietnam Airlies, về đến sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa) lúc 13 giờ cùng ngày.

    Bệnh nhân được người lái xe dịch vụ ở cùng thôn Lùm Nưa (xã Vạn Xuân) đón về nhà, và có đến Trạm Y tế xã Vạn Xuân khai báo y tế.

    Đến ngày 16/6, bệnh nhân có biểu hiện sốt, ho, mệt mỏi. Ngày 18.6, bệnh nhân vẫn còn sốt, ho, mệt mỏi nên đến Trạm Y tế xã Vạn Xuân khai báo và được chuyển đến Bệnh viện đa khoa H.Thường Xuân điều trị, lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm ngày 18.6 xác định bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.

    CDC Thanh Hoá thông báo và liên hệ với Cảng Hàng không Thọ Xuân thông tin cho hành khách đi trên chuyến bay VN1274 trưa 15/6 cùng với bệnh nhân thì đến ngay trung tâm y tế gần nhất khai báo y tế và được hướng dẫn phòng, chống dịch.


    Hình ảnh

    Ảnh tổng hợp.

    TP.HCM phong toả 3 khu phố 60.000 dân

    3 khu phố 2, 3, 4 thuộc phường An Lạc, quận Bình Tân, với khoảng 60.000 người, bị phong toả 14 ngày, từ 0h ngày 20/6 để phòng COVID-19.

    Quyết định được UBND TP.HCM Dương Anh Đức ký chiều 19/6, trong bối cảnh ba khu phố này đã ghi nhận 127 ca COVID-19. Trong đó, ổ dịch lớn nhất quận tại chung cư Ehome 3, đường Hồ Học Lãm và khu tái định cư gần đó, phường 16, quận 8 với tổng cộng 93 ca.

    Ba khu phố cũng là nơi hơn 300 doanh nghiệp hoạt động và bốn cơ quan hành chính đặt trụ sở, gồm: Văn phòng tiếp công dân của Trung ương Đảng, Tòa án, Viện kiểm sát quận, Chi cục Thi hành án dân sự quận.



    Về phương án tổ chức để kiểm soát, quận Bình Tân sẽ triển khai 22 chốt chặn tại các đường, hẻm ra vào khu vực bị phong toả, với tổng lực lượng tham gia dự kiến gần 200 người/ngày.

    Cụ thể, đường Hồ Học Lãm đoạn từ Kinh Dương Vương đến Võ Văn Kiệt sẽ chốt chặn, cách ly. Riêng đường Kinh Dương Vương, Võ Văn Kiệt vẫn cho xe chạy nhưng không dừng, đỗ.

    Các cửa hàng tiện ích trong khu phong toả vẫn được hoạt động cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân. Xe ra vào nơi bị phong toả chỉ được chở hàng hóa, không chở người, phải khử trùng, sát khuẩn.

    Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng tiếp tục chốt giữ vòng trong tại các hẻm, khu vực có nguy cơ cao, đang bị cách ly, như: chung cư Ehome, các hẻm đường Hồ Học Lãm, khu dân cư Nam Long.

    Theo UBND quận Bình Tân, tính đến ngày 18/6, địa phương là nơi ghi nhận số người bệnh Covid-19 nhiều nhất thành phố với 193 ca, tại 9/10 phường; 784 ca F1 và 3.287 trường hợp F2. Dịch đã xuất xâm nhập một số công ty, doanh nghiệp nhiều công nhân đóng trên địa bàn.



    TP.HCM họp khẩn sau nhiều ngày ghi nhận số ca nhiễm cao kỷ lục

    TP.HCM đang là địa phương có số ca nhiễm cao thứ 3 cả nước với 1.346 ca. Đỉnh điểm hôm 18/6, thành phố ghi nhận 149 ca nhiễm chỉ trong 24 giờ.

    Chiều 19/6, Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh thành phố có nhiều ngày liên tiếp ghi nhận số lượng lớn ca mắc Covid-19.

    Theo Bộ Y tế, sáng cùng ngày, TP.HCM là địa phương ghi nhận số bệnh nhân mới cao nhất cả nước với 40 ca. Những người này đều được phát hiện trong khu vực phong tỏa, vùng cách ly.

    Trong đó, 38 ca là các trường hợp F1 đã được cách ly, 1 ca liên quan điểm nhóm truyền giáo Phục Hưng, 1 ca liên quan đến trụ sở UBND quận 7.

    Các cụm lây nhiễm vừa bùng phát gồm chuỗi Hnam Mobile (11); Công ty Minh Thông ở Hóc Môn (8), Công ty Kim Minh – quận 5 (17), chuỗi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM (2).



    Sáng nay, ngành y tế TP.HCM đã khởi động chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 lớn nhất lịch sử.

    Ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM nói sẽ tổ chức các điểm tiêm trong cộng đồng với số lượng 650 điểm/ngày tại các trung tâm y tế, trạm y tế và các điểm lưu động.

    Để đảm bảo việc giãn cách trong quá trình tiêm chủng, mỗi điểm tiêm chỉ thực hiện cho 200 người/ngày. Nếu thực hiện đúng tiến độ, trong một ngày, khoảng 200.000 người sẽ được tiêm chủng. Dự kiến, chiến dịch hoàn thành trước ngày 27/6.

    Ngành y tế huy động hơn 5.000 nhân viên y tế thuộc 1.032 đội tiêm, từ 547 đơn vị tham gia chiến dịch tiêm chủng này.

    Tính từ ngày 27/4 đến sáng 19/6, TP.HCM ghi nhận tổng cộng 1.386 bệnh nhân Covid-19, xếp thứ 3 cả nước sau Bắc Giang, Bắc Ninh.



    Thêm 2 bệnh nhân Covid-19 tử vong

    Bộ Y tế chiều 19/6 công bố “bệnh nhân 12151” và “bệnh nhân 3866” tử vong vì viêm phổi do nCoV, nhiều bệnh nền nặng.

    Theo Tiểu ban Điều trị, đây là hai ca tử vong thứ 63 và 64, kể từ khi Covid-19 xuất hiện đầu năm 2020.

    Ca tử vong thứ 63 là “bệnh nhân 12151”, nữ, 90 tuổi, địa chỉ tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

    Bệnh nhân tử vong lúc ngày 18/6 với chẩn đoán viêm phổi nặng do nCoV biến chứng suy hô hấp tiến triển, sốc nhiễm khuẩn, suy đa cơ quan trên bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, hoại tử cẳng tay trái, lão suy.

    Ca tử vong thứ 64 là “bệnh nhân 3866”, nam, 67 tuổi, địa chỉ tại Hà Trung, Thanh Hóa. Bệnh nhân điều trị ung thư phổi tại khoa Nội 2, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, ngày 15/5 kết quả xét nghiệm dương tính và được chuyển tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

    Bệnh nhân tử vong ngày 19/6 với chẩn đoán viêm phổi do nCoV, sốc nhiễm khuẩn, nhiễm nấm candida xâm lấn, trên bệnh nhân ung thư phế quản trái giai đoạn 4, di căn màng phổi và xương.

    Bình Dương: F0 tăng nhanh, nâng cảnh báo dịch mức cao nhất

    Ngày 19/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Bình Dương ghi nhận thêm 19 ca dương tính với Covid-19, chủ yếu là chuỗi lây nhiễm trong công nhân, nâng tổng số ca lây nhiễm trong cộng đồng ở địa phương lên 74 ca.

    Theo CDC Bình Dương, trong số 19 ca mới được phát hiện có 17 ca mắc Covid-19 là F1 đã được cách ly tập trung trước đó xuất phát từ ổ dịch P.Tân Phước Khánh (TX.Tân Uyên), chuỗi lây nhiễm là công nhân xí nghiệp xử lý chất thải Bình Dương, công ty TNHH House Wares (KCN Đồng An, P.Bình Hòa, TP. Thuận An, Bình Dương, công ty gốm sứ Hiền Hòa Anh (P.Tân Vĩnh Hiệp, TX.Tân Uyên)…

    Đối với ổ dịch tại P.Tân Phước Khánh, ngành y tế Bình Dương nhận định hiện đang có tốc độ lây lan rất nhanh với 55 ca nhiễm. Các ca bệnh đã xâm nhập vào nhiều công ty, lây lan ra các khu phòng trọ công nhân rất khó kiểm soát và các F0 sẽ tiếp tục xuất hiện trong thời gian tới.
    CDC Bình Dương đã nâng mức cảnh báo dịch Covid-19 lên mức độ cao nhất tại các khu công nghiệp, bệnh viện…

    Đồng Nai: Vợ ca nghi nhiễm làm việc tại Công ty Pousung, hơn 18.400 công nhân được cho nghỉ
    Tuổi Trẻ – Ngày 19/6, bác sĩ Nguyễn Đức Phước – giám đốc Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom – xác nhận một trường hợp F1 làm việc tại Công ty TNHH Pousung VN (KCN Bàu Xéo) liên quan trường hợp nghi nhiễm ở TP. Long Khánh.

    Trường hợp F1 là bà T.T.M.D. (46 tuổi, ngụ phường Bảo Vinh, TP. Long Khánh), làm việc tại xưởng A7 chuyền may, Công ty Pousung. Bà D. là vợ của ông N.D.T. (47 tuổi), có kết quả xét nghiệm dương tính lần 1 với SARS-CoV-2 vào tối 18-6.

    Theo bác sĩ Phước, sau khi có thông tin một công nhân là F1 làm việc tại Công ty Pousung, lúc 1h30 sáng, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 huyện Trảng Bom đã triệu tập họp khẩn với ban lãnh đạo công ty này.

    Sau khi họp, các bên thống nhất công ty sẽ cho công nhân nghỉ ngày hôm nay (19-6) để trung tâm y tế phun khử khuẩn toàn bộ nhà xưởng, nhà ăn, môi trường xung quanh Công ty Pousung. Đồng thời, tiếp tục điều tra, truy vết các trường hợp F2, F3 có liên quan.

    “Mặc dù trường hợp này là F1 nhưng nguy cơ rất cao. Do đó, lực lượng chức năng đang tích cực điều tra, truy vết các F2, F3 liên quan để chủ động phương án xử lý sau khi có kết quả xét nghiệm của F1” – bác sĩ Phước cho biết.

    Cũng theo bác sĩ Phước, trường hợp F1 là vợ của ca nghi nhiễm tại TP. Long Khánh. Trường hợp này rất phức tạp bởi F1 đi làm bằng xe đưa rước. Khi đi thì đi bằng xe 16 chỗ, lúc về đi xe 52 chỗ.

    Những người ngồi chung xe đưa rước không chỉ làm ở một phân xưởng mà rải rác toàn bộ công ty. Bởi vậy, công ty tự đề xuất cho toàn bộ công nhân tạm nghỉ ở nhà.

    Nghỉ nhưng khuyến cáo công nhân “án binh bất động”, ai ở đâu ở yên đó, hạn chế tiếp xúc, khai báo y tế và thực hiện nghiêm thông điệp 5K…

    Ông Lê Nhật Trường – chủ tịch công đoàn Công ty Pousung – cho biết có tổng cộng 18.403 công nhân ở một số khu xưởng được cho nghỉ để thực hiện một số biện pháp phòng chống dịch.

    Bệnh viện Y dược TP.HCM, Bệnh viện Đức Giang Hà Nội hoạt động lại

    Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM ngưng tiếp nhận bệnh nhân từ hôm 16/6, sau khi phát hiện 2 ca Covid-19 gồm một nhân viên y tế và một bệnh nhân ngoại trú (là vợ chồn). Bệnh viện đã truy vết thần tốc, lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR toàn bộ nhân viên y tế, nhân viên dịch vụ, học viên, người bệnh, người chăm sóc, tất cả kết quả đều âm tính sau 2 lần xét nghiệm.

    Bệnh viện đã tiến hành khử khuẩn, siết chặt các biện pháp phòng dịch. 3.080 nhân viên bệnh viện được tiêm vaccine Covid-19 trong hai ngày 19/6 và 20/6. Trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận 5.000- 6.000 người đến khám, chữa bệnh, là một trong những cơ sở y tế có số bệnh nhân khám đông nhất cả nước.

    Tại Hà Nội, Sau 5 ngày tạm dừng hoạt động để tiến hành khử khuẩn, 0h ngày 20/6 Bệnh viện Đa khoa Đức Giang gỡ phong tỏa, hoạt động khám chữa bệnh trở lại.

    Ông Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho biết hôm qua bệnh viện đã tiến hành xét nghiệm 1.558 trường hợp. Trong đó, xét nghiệm lần 2 cho toàn bộ nhân viên y tế, bảo vệ, vệ sĩ, tạp vụ, lái xe, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân hiện có mặt tại bệnh viện; xét nghiệm lần 3 cho khoảng 70 trường hợp F1, F2, những người liên quan đến 2 ca dương tính. Kết quả, tất cả đều âm tính.

    Trước đó, sau khi phát hiện 2 trường hợp dương tính nCoV là “bệnh nhân 10672” – đội trưởng đội vệ sĩ và “bệnh nhân 10959” – nhân viên kế toán, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang dừng tiếp nhận bệnh nhân khám, chữa bệnh thông thường từ 0h ngày 15/6.

    “Hiện chưa phát hiện được nguồn lây, nhưng những trường hợp F1 và F2 của 2 ca dương tính trên có 3 lần xét nghiệm âm tính nên chúng tôi đã yên tâm. Bệnh viện cũng tiến hành phun khử khuẩn lần hai toàn bộ bệnh viện”, ông Thường nói.

    Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đang điều trị cho 130 bệnh nhân Covid-19.






    Phát hiện F1, 18.000 công nhân Pousung nghỉ việc do liên quan


    Công nhân Công ty TNHH Pousung Việt Nam (phải) vận động cơ thể giữa giờ làm (ảnh: Thanh Niên/VnExpress).
    Công ty TNHH Pousung Việt Nam có khoảng 27.000 công nhân, nhưng đã cho tạm dừng làm việc 18.000 công nhân do liên quan đến một F1 nguy cơ cao.

    Thanhnien – Sáng 19/6, Công ty TNHH Pousung Việt Nam (Khu công nghiệp Bàu Xéo, H.Trảng Bom, Đồng Nai) cho biết, đã cho hơn 18.000 công nhân (tại khu vực có F1 nguy cơ cao xuất hiện) tạm dừng làm việc để phòng chống Covid-19.

    Công ty yêu cầu số công nhân này tự cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà cho đến khi có kết quả xét nghiệm của F1. Cũng trong sáng 19/6, công ty phối hợp với ngành y tế tiến hành khử khuẩn công ty, điều tra truy vết các trường hợp F1, F2.



    Trước đó, tối 18/6, Đồng Nai phát hiện 2 ca nghi nhiễm Covid-19. Trong đó, ca nghi nhiễm ở TP. Long Khánh khá phức tạp, dự đoán nhiều F1 sẽ thành F0.

    Trong số các ca F1 nguy cơ cao có vợ của ca nghi nhiễm này, làm việc tại Công ty TNHH Pousung Việt Nam. Vì vậy, trong ngày 19/6, công ty đã phải cho hơn 18.000 công nhân ở những xưởng liên quan đến ca F1 nguy cơ cao tạm dừng làm việc.

    Theo VnExpress, Công ty Pousung có khoảng 27.000 lao động, là một trong 8 công ty con thuộc Tập đoàn Quốc tế Pouchen Đài Loan. 8 nhà máy của Pouchen với trên 130.000 lao động, đặt tại 5 tỉnh thành của Việt Nam là Pouyuen (56.000 công nhân) ở TP.HCM; Pouchen, Pousung, Pou Phong tại Đồng Nai; Dụ Đức tại Tiền Giang; Pou Hung, Pou Li tại Tây Ninh và Prime Asia ở Bà Rịa-Vũng Tàu.

    Đồng Nai có hơn 1,2 triệu lao động, trong đó 31 khu công nghiệp và một khu công nghệ cao Long Thành, với hơn 620.000 công nhân, làm việc ở 1.400 doanh nghiệp. Trước đó, ngày 15/6, Công ty TNHH Map Pacific Singapore (Khu công nghiệp Amata, TP Biên Hòa) bị phong tỏa tạm thời sau khi trưởng bộ phận bán hàng của công ty nghi mắc Covid-19.

    Trong đợt dịch thứ tư, Đồng Nai ghi nhận ca Covid-19 là nữ quản lý quán bar từ Đà Nẵng về ngày 4/5.
    Sửa lần cuối bởi 1 vào ngày music123 với 0 lần sửa trong tổng số.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49818
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:SG họp khẩn;Thêm 2BN tử vong

    by music123 » Thứ 7 Tháng 6 19, 2021 3:35 pm

    308 ca Covid-19 trong ngày 19/6, TP.HCM có 135 bệnh nhân

    6/19/21

    TP.HCM là địa phương có số lượng bệnh nhân mới trong ngày cao nhất cả nước, xếp thứ 2 là Bắc Giang.

    Theo bản tin tối 19/6, Bộ Y tế công bố Việt Nam có thêm 90 bệnh nhân trong nước và 12 người cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

    Các tỉnh, thành phố có thêm bệnh nhân là TP.HCM (31), Bắc Giang (18), Bình Dương (18), Bắc Ninh (7), Đà Nẵng (5), Long An (3), Lạng Sơn (2), Đồng Nai (2), Hà Tĩnh (2), Nghệ An (1), Nam Định (1). Trong đó, 81 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc vùng phong tỏa.

    Bình Dương: Đây là các trường hợp liên quan đến BN11132, BN11668, BN12461, BN12462, đã được cách ly.

    Đồng Nai: Một ca liên quan Công ty House Ware - Bình Dương, một ca đang điều tra dịch tễ. Những người này được điều trị tại Bệnh viện Phổi Đồng Nai.

    Lạng Sơn: Bệnh nhân liên quan khu công nghiệp Quang Châu (Bắc Giang), đã được cách ly. Họ được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Văn Quan.

    Bắc Giang: Các bệnh nhân được phát hiện trong khu cách ly và vùng phong tỏa, liên quan công nhân làm tại khu công nghiệp.

    Nghệ An: Bệnh nhân nam, 30 tuổi, địa chỉ tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, là F1 của BN12415, đã được cách ly.

    Long An: Những người này là F1 của BN12511, đã được cách ly. Hiện họ được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An.

    Hà Tĩnh: Đây là F1 của BN11356, BN8425, đã được cách ly. Họ có kết quả xét nghiệm ngày 17/6 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện họ được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (tỉnh Hà Tĩnh) và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.

    Bắc Ninh: Các ổ dịch có thêm bệnh nhân là khu công nghiệp Quế Võ (3), khu công nghiệp Khắc Niệm (2), Đại Phúc (1), người còn lại đang được điều tra dịch tễ.

    Nam Định: Bệnh nhân nữ, 27 tuổi, địa chỉ tại huyện Xuân Trường, liên quan khu công nghiệp Đình Trám - Bắc Giang, đã được cách ly. Người này có kết quả xét nghiệm ngày 18/6 dương tính với SARS-CoV-2.

    Đà Nẵng: Các bệnh nhân là F1 của BN12437, đã được cách ly. Họ có kết quả xét nghiệm ngày 19/6 dương tính với SARS-CoV-2.

    TP.HCM: 16 ca là các trường hợp F1 đã được cách ly, 7 ca liên quan điểm nhóm truyền giáo Phục hưng, một ca liên quan Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, 7 ca đang điều tra dịch tễ.

    12 bệnh nhân nhập cảnh được cách ly tại Ninh Bình (8), Đà Nẵng (2), An Giang (1), Quảng Nam (1).

    Thống kê sau 3 bản tin trong ngày 19/6 của Bộ Y tế, Việt Nam ghi nhận thêm 308 bệnh nhân mới gồm 15 ca nhập cảnh, 293 ca trong nước.

    Tổng số bệnh nhân mới tại từng tỉnh, thành phố là TP.HCM (135), Bắc Giang (49), Bắc Ninh (36), Bình Dương (30), Nghệ An (16), Đà Nẵng (6), Long An (6), Tiền Giang (3), Hà Tĩnh (3), Hoà Bình (2), Lạng Sơn (2), Đồng Nai (2), Lào Cai (1), Hà Nội (1), Nam Định (1). Trong đó, 258 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc vùng phong tỏa.



    Ngoài ra, chiều 19/6, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Bắc Giang đăng ký bổ sung trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 danh sách 178 bệnh nhân (BN12676-BN12853). Những người này đã được phát hiện trước đó tại các khu vực phong tỏa, nay rà soát hoàn thành thông tin xét nghiệm.

    Như vậy, kể từ khi dịch bùng phát đến nay, Việt Nam có tổng cộng 11.213 ca trong nước và 1.687 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay là 9.936 ca, trong đó có 2.280 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

    Từ ngày 19/6, TP.HCM bước vào đợt tiêm chủng vaccine lớn nhất từ trước tới nay. Trong chiến dịch này, gần một triệu người thuộc nhóm ưu tiên tại TP.HCM được tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca.

    Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Trưởng bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ chống dịch Covid-19 tại TP.HCM, cho biết chiến dịch dự kiến thực hiện trong 5-7 ngày với số lượng vaccine là 786.000 liều cho các nhóm ưu tiên theo Nghị quyết 21 của Thủ tướng Chính phủ. Khoảng 50.000 liều được ưu tiên cho lực lượng bộ đội, công an trên địa bàn thành phố.





    TP.HCM thêm 135 bệnh nhân Covid-19, 20 ca qua sàng lọc


    Đây là ngày thứ 3 liên tiếp TP.HCM ghi nhận số lượng ca mắc Covid-19 trong ngày cao trên 100 bệnh nhân.
    Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính từ 18h ngày 18/6 đến 18h ngày 19/6, thành phố ghi nhận tổng cộng 135 ca mắc Covid-19 (đã được Bộ Y tế công bố) có mã số BN12469-BN12508, BN12557-BN12620 và BN12868-BN12898.

    Trong số 135 ca nhiễm mới, 12 người liên quan điểm nhóm truyền giáo Phục Hưng, được phát hiện trong khu cách ly hoặc vùng phong tỏa, 35 người liên quan chợ khu phố 2, phường An Lạc, quận Bình Tân (ca chỉ điểm là BN11993).

    Ngoài các cụm lây nhiễm theo địa bàn cư trú, 68 trường hợp nhiễm mới là các F1, F2 của bệnh nhân mắc Covid-19 trước đó. 20 trường hợp phát hiện qua khám và xét nghiệm sàng lọc, đang điều tra dịch tễ, nguồn lây chưa rõ.


    Từ ngày 27/4 đến nay, TP.HCM ghi nhận tổng cộng 1.481 ca mắc mới, trở thành "điểm nóng Covid-19" cao thứ 3 cả nước, sau Bắc Giang và Bắc Ninh. 19/6 là ngày thứ 3 liên tiếp TP.HCM ghi nhận số ca mắc trên 100 người.

    Sau khi kiểm soát được ổ dịch liên quan điểm nhóm truyền giáo Phục Hưng, gần đây, các ca mắc mới đều là người tiếp xúc của những chùm ca bệnh chưa rõ nguồn lây.

    HCDC cảnh báo mầm bệnh âm thầm lây lan trong cộng đồng, người dân cần tuân thủ các quy định khi thực hiện giãn cách xã hội, hạn chế các tiếp xúc không cần thiết. Nếu biết mình có các yếu tố nguy cơ, cần liên hệ với các cơ sở y tế gần nhất để được trợ giúp.

    Sáng 19/6, TP.HCM bước vào đợt tiêm chủng vaccine Covid-19 lớn nhất lịch sử. Hơn 5.000 nhân viên y tế được huy động để đảm bảo trong vòng 5-7 ngày tiêm vaccine AstraZeneca cho gần 1 triệu người thuộc nhóm ưu tiên.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49818
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 311 ca;Thêm 2BN tử vong

    by music123 » Chủ nhật Tháng 6 20, 2021 8:37 pm

    Tin COVID-19 tối 20/6: Thêm 311 ca, Việt Nam vượt 13.000 ca nhiễm COVID-19; Nhiều chợ tự phát TP.HCM vẫn đông đúc dù có lệnh cấm

    Hiểu Minh | 6/20/21

    Hình ảnh

    Ảnh tổng hợp.

    Thêm 2 bệnh nhân Covid-19 tử vong

    Bộ Y tế chiều 20/6 công bố "bệnh nhân 4391" và "bệnh nhân 6043" tử vong có bệnh lý nền nặng, liên quan Covid-19.

    Theo Tiểu ban điều trị, đây là 2 ca tử vong thứ 65 và 66 kể từ đầu dịch.

    Ca thứ 65 là "bệnh nhân 4391", nam, 53 tuổi, địa chỉ Yên Lạc, Vĩnh Phúc. Ông có tiền sử u lympho không Hodgkin từ tháng 9/2020, đã điều trị hóa chất 9 đợt, cao huyết áp.

    Bệnh nhân được chẩn đoán mắc Covid-19 khi đang đang điều trị tại khoa Nội tạo huyết Bệnh viện K cơ sở Tân Triều và được chuyển tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

    Bệnh nhân được điều trị chống viêm, điều chỉnh rối loạn đông máu và kháng sinh, dinh dưỡng hỗ trợ. Tuy nhiên, tình trạng tổn thương phổi tiến triển tăng dần, bệnh nhân suy hô hấp phải tiến hành đặt ống nội khí quản thở máy ngày 31/5.

    Bệnh nhân được xử trí hồi sức tích cực bằng thở máy, lọc máu, kháng sinh phổ rộng liều cao kết hợp thuốc kháng nấm, chống đông, dinh dưỡng hỗ trợ và chăm sóc toàn diện... Quá trình điều trị tình trạng hô hấp cải thiện chậm, bệnh nhân đã được hội chẩn bởi chuyên gia Bộ Y tế, xác định tình trạng bệnh rất nặng, nguy cơ tử vong cao.

    Bệnh nhân tử vong sáng 19/6 với chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi tiến triển do Covid-19 trên nền u lympho không Hodgkin kháng trị, tăng huyết áp, suy thận.

    Ca thứ 66 là "bệnh nhân 6043", nam, 80 tuổi, địa chỉ Ninh Xá, TP Bắc Ninh. Ông có tiền sử tăng huyết áp nhiều năm, suy thận độ II và hen phế quản điều trị thường xuyên.

    Ngày 21/5, bệnh nhân xuất hiện ho và sốt nhẹ. Ngày 25/4 đượcchẩn đoán mắc Covid -19 và nhập viện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh điều trị một ngày, sau đó được chuyển tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

    Tình trạng tổn thương phổi tiến triển nhanh, bệnh nhân phải can thiệp đặt ống nội khí quản, thở máy ngày 29/5. Bệnh nhân được điều trị hồi sức tích cực, thở máy, can thiệp ECMO, lọc máu, phối hợp kháng sinh phổ rộng, chống viêm, điều chỉnh rối loạn đông máu, dinh dưỡng hỗ trợ và chăm sóc toàn diện...

    Tuy nhiên, do tuổi cao, sức yếu, mắc nhiều bệnh lý nền nặng, bệnh nhân không đáp ứng điều trị, suy đa tạng ngày một nặng. Bệnh nhân tử vong chiều ngày 19/6 với chẩn đoán suy đa tạng - viêm phổi tiến triển do nCoV trên nền suy thận, tăng huyết áp, suy tim, hen phế quản.

    Những biến chủng nCoV mới đã phát tán mầm bệnh nhanh hơn trước. Các y bác sĩ phải chạy đua với tốc độ lây nhiễm hàng trăm ca mỗi ngày.


    Thêm 311 ca, Việt Nam vượt 13.000 ca nhiễm COVID-19

    Bộ Y tế chiều 20/6 cho biết trong 6 giờ qua, nước ta ghi nhận thêm 94 ca mắc Covid–19 (BN13118-13211) đều ở trong nước tại TP.HCM (57), Bắc Giang (23), Đà Nẵng (9), Bắc Ninh (3), Nghệ An (2); trong đó 83 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

    Như vậy, trong ngày 20/6, Việt Nam ghi nhận thêm 311 ca mắc mới gồm 11 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh và 300 ca ghi nhận trong nước tại TP HCM (137), Bắc Giang (96), Đà Nẵng (27), Bắc Ninh (19), Bình Dương (13), Nghệ An (5), Hà Tĩnh (1), Quảng Nam (1), An Giang (1); trong đó 281 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

    Đến nay, Việt Nam ghi nhận 13.211 ca mắc Covid-19 trong đó 11.513 ca ghi nhận trong nước và 1.698 ca nhập cảnh.



    Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27-4 đến nay: 9.943 ca, trong đó có 2.445 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

    Nhiều chợ tự phát ở TP.HCM vẫn đông đúc dù có lệnh cấm

    Dù TP.HCM quy định cấm chợ tự phát để phòng chống dịch COVID-19, nhưng đến trưa 20-6 nhiều điểm bán còn duy trì, thậm chí đông đúc như ngày thường.

    Theo ghi nhận từ báo chí trong nước, khu vực xung quanh chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh người mua người bán vẫn khá tấp nập trên một đoạn đường chỉ khoảng 150m. Trong khi đó, trong nhà lồng chợ Bà Chiểu khá ít khách.

    Trưởng ban quản lý chợ Bà Chiểu thừa nhận chợ tự phát xung quanh khu vực chợ Bà Chiểu trong sáng 20-6 vẫn còn khá đông người bán, thu hút hàng nghìn người dân đi chợ. Theo ban quản lý chợ, do chưa thông báo kịp việc ngưng hoạt động chợ tự phát đến hết tất cả người bán hàng rong và người dân khu vực.

    Tương tự, tại khu vực chợ tự phát xung quanh chợ Phạm Văn Hai (Q.Tân Bình) vẫn có khá đông trong khi việc xử lý của cơ quan chức năng hầu như không có.



    Trưởng ban quản lý chợ Phạm Văn Hai cho biết chợ đã phối hợp với lực lượng phường phát loa, tuyên truyền việc ngưng bán hàng rong và đã dẹp từ sớm. Khi lực lượng chức năng đi thì người bán lại vào bán.

    Gần 11h ngày 20-6, chợ tự phát Cây Quéo (quận Bình Thạnh) vẫn hoạt động, dù số lượng người bán có giảm. Hàng trăm người vẫn mua bán bình thường, trong đó phần lớn các cửa hàng rau củ… còn mở đều đông khách.

    Theo chị Hạnh, một người bán hàng, ngay từ chiều qua nhiều chị em bán hàng đã nắm được thông tin về khả năng tạm ngưng chợ tự phát nhưng vẫn lấy hàng với số lượng ít hơn.

    Tại chợ Gò Vấp, hầu hết khách hàng và tiểu thương đều đeo khẩu trang, mang mặt nạ che giọt bắn. Tuy nhiên, vì nhiều người dân lái xe máy vào chợ, trong khi lối đi chỉ rộng khoảng 1,5-2m, nên nhiều đoạn đường trong chợ bị kẹt cứng, người xe sát rạt, khó thực hiện giãn cách.

    Ngược lại, một số khu vực như chợ tự phát tại quận Phú Nhuận từ sáng 20-6 đã ngưng, đường sá thông thoáng. Còn tại chợ truyền thống Nguyễn Đình Chiểu, lực lượng chức năng phường 4 đã lập chốt kiểm soát để ngăn không cho vào bán hàng khu vực chợ tự phát. Người đi chợ phải khai báo y tế và đo thân nhiệt để vào chợ.



    Hai người trên chuyến bay chở đội tuyển Việt Nam về nước mắc COVID-19

    Trong số những ca COVID-19 mới tại Đà Nẵng có 2 ca nhập cảnh là người đi cùng chuyến bay với đội tuyển bóng đá Việt Nam từ UAE. Trong khi đó, kết quả xét nghiệm lần đầu của toàn bộ thành viên đội tuyển đều âm tính.

    Cụ thể, hai ca bệnh này từ UAE nhập cảnh sân bay Đà Nẵng ngày 17/6 trên chuyến bay QH9305. Đến ngày 19/6 thì có kết quả xét nghiệm dương tính. Hai bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.

    Một nguồn tin của báo Tuổi Trẻ cho biết cả hai bệnh nhân này đều là người Việt Nam. Chuyến bay mang số hiệu QH9305 cũng là chuyến bay chở thầy trò ông Park Hang Seo. Sau khi nhập cảnh tại Đà Nẵng, trả hành khách, máy bay tiếp tục chở đội tuyển bay vào TP.HCM và hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất lúc 10h20 sáng 17/6.

    Tại TP.HCM, đội tuyển Việt Nam thực hiện cách ly 7 ngày thay vì 21 ngày. Đây là kết luận của Bộ Y tế dựa vào đề xuất của UBND TP.HCM và Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), do các thành viên đội tuyển Việt Nam đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng chống COVID-19. Đồng thời quá trình sinh hoạt, tập luyện và thi đấu tại UAE được tổ chức khá khép kín để chống dịch.

    Đội tuyển được bố trí cách ly tập trung tại một khách sạn ở quận 7, TP.HCM và đã lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR đợt đầu tiên.



    Ngày 20/6, VFF cho biết kết quả tất cả các thành viên đội tuyển Việt Nam đều âm tính với COVID-19.

    500.000 liều vắc xin COVID-19 Trung Quốc tặng Việt Nam, về tới sân bay Nội Bài


    Chiều 20/6, 500.000 liều vaccine Vero Cell của Sinopharm và hơn 500.000 chiếc bơm kim tiêm do Chính phủ Trung Quốc tặng Việt Nam, về tới sân bay Nội Bài.

    Dự kiến, 500.000 liều vaccine Vero Cell tiếp nhận hôm nay sẽ được tiêm cho 3 nhóm đối tượng: Công dân Trung Quốc làm việc tại Việt Nam; người Việt Nam có nhu cầu học tập, làm việc, kinh doanh tại Trung Quốc; người dân có nhu cầu sử dụng vaccine này, đặc biệt ở các địa phương sát biên giới với Trung Quốc.

    Việt Nam phê duyệt có điều kiện vaccine Covid-19 (Vero Cell), Inactivated, của Sinopharm từ ngày 3/6.

    Nội bất xuất, ngoại bất nhập tại 6 điểm phong tỏa ở TP.HCM

    Sáng 20/6, ngày đầu tiên áp dụng phong tỏa tại 6 điểm thuộc hai quận Bình Tân và huyện Hóc Môn, TP.HCM. Cuộc sống người dân tại đây có sự xáo trộn ít nhiều, các địa phương đã chuẩn bị nhiều biện pháp để hỗ trợ người dân trong sinh hoạt.

    Sáng 20/6, theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, tại chốt kiểm soát ở giao lộ Võ Văn Kiệt – Hồ Học Lãm (quận Bình Tân), việc ra khỏi khu vực phong tỏa bị cấm tuyệt đối. Tất cả đồ đạc, vật dụng cũng không được chuyển, mua bán từ bên trong ra ngoài.

    Người dân từ bên trong khi đến chốt đều được yêu cầu không được ra ngoài, người từ bên ngoài vào được thông báo sẽ buộc phải cách ly theo quy định.

    Tại mỗi chốt kiểm soát đều có lực lượng dân quân, tình nguyện viên hỗ trợ tiếp nhận nhu yếu phẩm từ bên ngoài chuyển vào.

    Chị Đào Bích Nguyện, ngụ quận 8, cho biết: “Người thân của tôi hiện sống trong khu vực cách ly y tế này, hôm nay tôi cần một số đồ đạc của người thân bên trong để chuyển ra nhưng không được”.

    Theo lãnh đạo phường An Lạc, quận Bình Tân, phường đã bố trí 37 chốt phòng dịch tại các tuyến đường, tuyến hẻm để kiểm soát xe cộ ra vào các khu vực.

    Tất cả người dân sẽ không được ra vào khu vực đang giãn cách, chỉ trừ các trường hợp đặc biệt như phải cấp cứu, chữa bệnh.

    Tại huyện Hóc Môn, chốt chặn được dựng dọc các đường dẫn vào các ấp Thới Tây 1, Tân Thới 2, Tân Thới 3. Tại các đường dẫn có các chốt nhỏ để hạn chế người dân qua lại. Tại các trục đường chính đặt các chốt lớn, kiểm soát người từ ngoài vào và bên trong ra.

    Người dân đi lại qua các ấp này đều được yêu cầu quay lại tìm hướng đi khác. Người bên trong vẫn sinh hoạt đi lại bình thường nội bộ trong khu vực phong tỏa.

    Riêng một số trường hợp được ra vào là công nhân làm việc tại các công ty, điều kiện được ra vào là có giấy chứng nhận từ các công ty.

    Về mặt hàng hóa, nhu yếu phẩm cho người dân vùng phong tỏa, cơ quan chức năng đang lên phương án để hỗ trợ.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49818
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 135 ca;Thêm 3BN tử vong

    by music123 » Thứ 2 Tháng 6 21, 2021 2:13 pm

    Tin COVID-19 tối 21/6: Thêm 135 ca COVID-19; Lưu ý quan trọng khi tiêm vắc-xin phòng COVID-19


    Hình ảnh

    Ảnh tổng hợp


    Lưu ý quan trọng khi tiêm vắc-xin phòng COVID-19

    Liên quan đến việc tiêm phòng vaccine phòng COVID-19, người muốn tiêm vaccine cần nắm một số thông tin quan trọng để bảo đảm an toàn cho bản thân.

    Báo Pháp Luật TP.HCM ngày 21/6 dẫn lời TS-BS Nguyễn Huy Luân, Trưởng đơn vị tiêm chủng BV ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết “Nhóm đủ điều kiện tiêm chủng vaccine COVID-19 là những người nằm trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, và không quá mẫn cảm với các hoạt chất hoặc bất kỳ tá dược được liệt kê trong thành phần vaccine”.

    Có tiền sử dị ứng thành phần của vắc-xin thì không nên tiêm

    Theo bác sĩ Luân, quy định tiêm chủng vắc-xin COVID-19 còn được phân loại ba nhóm cụ thể: Nhóm trì hoãn tiêm chủng, nhóm thận trọng tiêm chủng và nhóm chống chỉ định tiêm chủng.



    Bác sĩ Luân nói: “Nhóm trì hoãn tiêm chủng gồm những người đang mắc các bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được; bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù. Ngoài ra còn có những người trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao hoặc điều trị hóa trị, xạ trị, đã mắc COVID-19 trong vòng sáu tháng; phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ”.

    Đối với nhóm thận trọng tiêm chủng, bao gồm những người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác; có bệnh nền nặng, bệnh mạn tính được điều trị ổn định; mất tri giác, mất năng lực hành vi; trên 65 tuổi; có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.

    Liên quan tới nhóm chống chỉ định tiêm chủng, tức không nên tiêm, bác sĩ Luân khuyến cáo những người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào, tại lần tiêm trước; có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất; có tiền sử dị ứng bất cứ thành phần nào của vắc-xin”.

    Chuyên gia cũng khuyến cáo người muốn tiêm phòng cần tìm hiểu rõ vaccine trước khi tiêm. Hiện Việt Nam đã phê duyệt vaccine của hãng AstraZeneca, Sputnik V, Pfizer, và Sinopharm của Trung Quốc.

    Vợ sốt, chồng chở tới bệnh viện kiểm tra, kết quả cả hai cùng dương tính COVID-19

    Sáng 21/6, thông tin từ Sở Y tế Nghệ An cho biết, trên địa bàn tỉnh này vừa ghi nhận thêm 4 trường hợp dương tính COVID-19.



    Trường hợp thứ nhất là N.Q.B. (SN 1993, trú tại khối 8, phường Trung Đô) là F1 của ca bệnh đã được công bố trước đó đã được cách ly tại khu cách ly Khách sạn Thái Bình Dương, thị xã Cửa Lò.

    Trường hợp thứ hai là N.T.H. (SN 1977), trú xóm Liên Mậu 1, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An. Ngày 20-6, bà H. có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, đến Trung tâm Y tế huyện Nam Đàn kiểm tra thì có kết quả dương tính COVID-19.

    Hai trường hợp còn lại dương tính COVID-19 là cặp vợ chồng Đ.S.T. (SN 1962) và N.T.L.(SN 1966), trú tại khối Quang Tiến, phường Hưng Bình, TP. Vinh.

    Theo thông tin từ Sở Y tế Nghệ An thì cách đây 4 ngày, bà N.T.L. có biểu hiện sốt 37,6 độ, mệt mỏi, tức ngực nên tự mua thuốc uống. Ngày 20/6, bà được chồng là ông Đ.S.T. chở đến Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông để làm test nhanh cho kết quả 2 lần dương tính. Khi thấy vợ có kết quả test nhanh dương tính COVID-19, ông T. làm test nhanh và cũng có kết quả 2 lần dương tính. Ngay sau đó, hai vợ chồng được chạy RT-PCR tại bệnh viện cho kết quả dương tính COVID-19.
    Tại Nghệ An, tính từ ngày 13/6 cho đến sáng 21/6, đã ghi nhận 31 ca mắc COVID-1



    Đà Nẵng công bố hơn 30 điểm 18 ca COVID-19 từng lui tới, có nhiều hàng ăn, hồ bơi

    Chiều ngày 20/6, Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết, trong ngày Bình Dương ghi nhận thêm 14 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó có 1 chuyên gia người nước ngoài được cách ly ngay khi nhập cảnh. 13 trường hợp liên quan đến ổ dịch phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên đã được cách ly từ trước, cụ thể gồm 8 ca của công ty có địa chỉ tại phường Bình Chuẩn, TP.Thuận An; 1 ca làm việc tại công ty gốm và 4 ca tại chi nhánh Xử lý chất thải.

    Như vậy, tính từ đợt dịch thứ 4, Bình Dương ghi nhận 87 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng. Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đang điều trị cho 89 bệnh nhân (87 bệnh nhân lây nhiễm cộng đồng, 1 ca tái dương tính từ Khánh Hòa, 1 chuyên gia nhập cảnh), tình trạng sức khỏe của các bệnh nhân ổn định.

    Ngành Y tế đã truy vết khoảng 2.600 trường hợp F1, gần 6.000 trường hợp F2. Xét nghiệm sàng lọc cộng đồng gần 9.149 người tại phường Tân Phước Khánh, 4.088 người tại công ty ở phường Bình Chuẩn, TP.Thuận An, khu nhà trọ và nhiều khu vực khác liên quan; 2.500 người tại khu vực xung quanh công ty đóng tại phường Bình Hòa, TP.Thuận An. Tích lũy đã có 28.884 trường hợp được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2. Số lượng mẫu xét nghiệm tích lũy là 33.340 mẫu.

    Cũng trong ngày 20/6, UBND thị xã Tân Uyên đã phong toả toàn bộ các cửa ngõ ra/vào phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, không cho người dân ra/vào phường này. Thời gian phong tỏa từ 0 giờ ngày 20/6/2021 cho đến khi có thông báo mới.

    Toàn phường Tân Phước Khánh có gần 50.000 người dân sinh sống; trong đó có rất đông công nhân, người lao động. Sau khi phong tỏa, tất cả các hoạt động không cần thiết, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ không thiết yếu, ngân hàng được yêu cầu tạm dừng hoạt động.

    TP. Thủ Dầu Một bắt đầu giãn cách xã hội

    Sáng 21/6, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương cho biết, TP đã thực hiện Chỉ thị 16 tại một số khu vực trên địa bàn kể từ 0 giờ ngày 21-6 cho đến khi có thông báo mới.

    Theo đó, thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 trên toàn địa bàn 4 phường gồm: Hiệp An, Chánh Mỹ, Phú Hòa, Hiệp Thành.

    Cụ thể, bảo đảm giãn cách xã hội; giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng, thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi giao tiếp, không tụ tập quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.

    Yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài trừ các trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm và các loại nhu yếu phẩm; các trường hợp khẩn cấp như cấp cứu, khám chữa bệnh, thiên tai, hỏa hoạn; làm việc tại các cơ quan, lực lượng vũ trang, nhà xưởng, xí nghiệp. Trong trường hợp ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng, hoặc dung dịch sát khuẩn, tạm dừng hoạt động tất cả các phương tiện vận tải hành khách công cộng…

    Cùng ngày tỉnh Bình Dương cũng đã thực hiện Chỉ thị 16 đối với TP. Thuận An và thị xã Tân Uyên.

    Sở Y tế Bình Dương cho hay số ca mắc trong đợt dịch thứ 4 tại tỉnh này đã là 108 ca trong cộng đồng. Hiện tỉnh Bình Dương đang dồn hết nguồn lực để phòng, chống dịch.

    TP.HCM phong tỏa một khu phố hơn 2.000 dân ở quận 8

    Sáng 21/6, Phó Chủ tịch TP.HCM Dương Anh Đức đã ký công văn khẩn, chỉ đạo thiết lập vùng phong tỏa để phòng, chống dịch Covid-19 đối với khu phố 2, phường 16, quận 8. Thời gian thực hiện trong vòng 14 ngày từ 12 giờ ngày 21-6.

    UBND TP.HCM giao UBND quận 8 phối hợp các đơn vị liên quan đảm bảo công tác chống dịch, an ninh trật tự, tổ chức các chốt chặn ở các tuyến đường, tuyến hẻm ra vào khu vực phong tỏa; đồng thời đảm bảo cung ứng đầy đủ các nguồn nhu yếu phẩm thiết yếu, lương thực, thực phẩm cho người dân trong khu vực bị phong tỏa.

    Trước đó, UBND quận 8 đề xuất UBND TP.HCM cho giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 ở khu phố 2, phường 16 trong 14 ngày từ 12 giờ hôm nay do số ca nhiễm tăng cao. Theo UBND quận 8, tính đến 20-6, trên địa bàn quận này xuất hiện 110 ca bệnh; ca bệnh ngày càng tăng cao, cụ thể ngày 17 là 84 ca, ngày 18 là 90 ca (tăng 6 ca), ngày 19 là 97 ca (tăng 7 ca).

    Đặc biệt, tại phường 16 quận 8, giáp ranh phường An Lạc, quận Bình Tân, số ca nhiễm là 57; 8 khu vực phong tỏa (riêng khu phố 2 ghi nhận 53 ca) là khu vực nguy cơ rất cao, dễ phát sinh dịch.

    Tổng diện tích khu vực áp dụng biện pháp giãn cách là 89 ha (trong đó khu vực Cảng Phú Định là 60 ha) với 2.049 nhân khẩu; 21 doanh nghiệp (gồm 311 lao động) và một Cảng Phú Định (gồm 27 nhân viên).

    Nhiều điểm họp chợ TP.HCM đông đúc như chưa hề dịch

    TP.HCM đã có chỉ thị chính thức dừng hoạt động chợ tự phát từ 0h ngày 20/6. Ghi nhận trong 2 ngày qua, chợ tự phát có nơi tuân thủ nghiêm ngặt, có điểm họp chợ đông như chưa từng xảy ra dịch Covid-19.

    Sáng 20/6, chợ tự phát trên đường Phạm Đăng Giảng, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân ghi nhận hình ảnh rất đông người vào chợ mua sắm hàng hóa.

    Hình ảnh
    Ảnh chụp màn hình Dân Trí.



    Lực lượng chức năng đã dựng biển báo dừng hoạt động nhưng chợ Bình Thành, phường Bình Hưng Hòa B (quận Bình Tân) vẫn còn vài hộ dọn hàng bán bình thường. “Nghỉ một ngày là đói. Tiền ăn, tiền mặt bằng, tiền này kia… chịu thôi. Buôn bán giữ khoảng cách là được rồi”, một tiểu thương giải thích.

    Chợ tự phát nằm trên đường Nguyễn Văn Công, bên cạnh chợ Tân Sơn Nhất vẫn có một vài tiểu thương bán rau củ bán cho khách. Khu chợ tự phát này nằm cách địa chỉ sinh hoạt của nhóm truyền giáo Phục Hưng chưa đầy 100m.

    Khác với hình ảnh những con đường thưa vắng ở trung tâm Thành phố, trên đường Liên ấp 2-6, xã Vĩnh Lộc A có nhiều đoạn chợ tự phát gây ùn tắc giao thông.

    Lối phụ vào chợ Nữ Dân Công bị phong tỏa, người dân vào chợ chỉ đi lối cổng chính để Ban quản lý kiểm soát người ra vào. Một chủ hàng hoa nằm ngoài khuôn viên chợ lập tức “lấn chiếm” cổng vào để bày bán.

    Hình ảnh
    Ảnh chụp màn hình Dân Trí.


    Người dân vẫn buôn bán bình thường ngay trước văn phòng tổ Quản lý Trật tự Đô thị xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh. “Chúng tôi vẫn hết sức cố gắng xử lý tình trạng xử lý nhưng hiện tại không đủ nhân sự, cả tổ Trật tự Đô thị chỉ có 4 người. Các lực lượng mấy ngày nay ngày đêm chốt trực tại các điểm phong tỏa, chúng tôi có đề xuất với thành phố phân bổ thêm nhân sự nhưng chưa được giải quyết. Người dân không biết sợ vẫn buôn bán, thời điểm này rất mong bà con hy sinh một chút, cùng chung tay với chính quyền chống dịch”, ông Trần Vũ Hữu Duy, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lộc A chia sẻ.

    Tại một ngã ba trên đường Quách Điêu, nhiều người dân vẫn thoải mái đi chợ, cách đó khoảng 1 km, có 2 điểm phong tỏa vì có ca nghi nhiễm và tiếp xúc gần trường hợp dương tính.

    Một cán bộ Trật tự Đô thị của xã Vĩnh Lộc A yêu cầu các hộ kinh doanh trả lại vỉa hè, đóng cửa để phòng dịch. Chủ hộ chỉ dẹp cho có lệ, việc buôn bán vẫn diễn ra bình thường ngay sau khi lực lượng chức năng rời đi.

    Một số đoạn đường xung quanh công ty Pouyuen ngày thường là chợ tự phát nay bị phong tỏa vì có ca nghi nhiễm.

    Tuy nhiên, theo ghi nhận, vẫn còn một vài địa điểm người bán hàng rong bất chấp chỉ thị của UBND TP.HCM, ngang nhiên bán hàng dù đã được căng dây phong tỏa.



    Hình ảnh

    Ảnh tổng hợp.



    Thêm 135 ca COVID-19, hơn nửa ở TP.HCM

    Bộ Y tế tối 21/6 ghi nhận 135 ca dương tính, trong đó 133 ca trong nước và 2 ca nhập cảnh được cách ly ngay 1 tại Kiên Giang và 1 tại An Giang.

    Trong ngày 21/6, Việt Nam ghi nhận thêm 272 ca mắc mới gồm 267 ca ghi nhận trong nước. Trong đó 258 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

    Hôm nay, 224 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, 3 ca tử vong, nâng tổng số khỏi lên 5.453 ca, tử vong 69 ca.



    19 tỉnh (Yên Bái, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Hải Phòng, Tây Ninh, Gia Lai, Bạc Liêu, Điện Biên, Đắk Lắk, Đồng Tháp, Thái Bình, Vĩnh Phúc) đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới trong cộng đồng.

    Số lượng xét nghiệm từ 29/4 đến nay đã thực hiện 2.544.659, cho 5.776.150 lượt người.

    135 ca mắc mới từ số 13349-13483. Trong đó, 133 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (70), Bắc Giang (30), Bình Dương (21), Bắc Ninh (6), Đà Nẵng (4), Hưng Yên (2); trong số này có 130 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

    Khởi tố Giám đốc ‘hô hào’ nhân viên bỏ khẩu trang khiến 65 người liên quan nhiễm COVID-19

    Sáng 21/6, Công an TP. Đà Nẵng khởi tố bị can đối với Giám đốc Công ty TNHH quốc tế Amida, liên quan vụ án vi phạm chống dịch COVID-19 xảy ra tại Thẩm mỹ viện quốc tế Amida (TP. Đà Nẵng).

    Theo đó, CQĐT đã khởi tố bị can Nguyễn Quang Trọng (29 tuổi, ngụ đường Lý Thường Kiệt, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng) về hành vi vi phạm quy định an toàn ở nơi đông người, làm bùng phát dịch COVID-19.



    Theo điều tra, trong đợt dịch Covid-19 bùng phát trở lại vào thời điểm tháng 4/2021, TP. Đà Nẵng đã có các chỉ đạo thực hiện nghiêm biện pháp chống dịch.

    Tuy nhiên, Trọng đã có hành vi tụ tập đông người, vi phạm quy định 5K về phòng chống dịch Covid-19 tại Thẩm mỹ viện quốc tế Amida (TP. Đà Nẵng).

    Cụ thể Trọng tổ chức cuộc họp có trên 30 nhân viên công ty tham gia từ 20 giờ 30 phút đến 22 giờ 15 phút ngày 2/5, vi phạm quy định của UBND TP. Đà Nẵng.

    Trước khi vào họp các nhân viên đều mang khẩu trang theo quy định; nhưng đến phần “truyền lửa” do Giám đốc Nguyễn Quang Trọng chủ trì, Trọng đã yêu cầu các nhân viên bỏ khẩu trang.

    Từ lời hô hào của Trọng, các nhân viên đã bỏ khẩu trang và hô to các mục tiêu theo hướng dẫn.



    Sau cuộc họp tại Thẩm mỹ viện quốc tế Amida, đã có 65 người nhiễm Covid-19, dẫn đến các tổn thất chi phí cho điều trị, truy vết, cách ly các trường hợp F1 và chi phí vận chuyển các ca bệnh trên với số tiền hơn 7,1 tỷ đồng.

    CQĐT xác định hành vi của Trọng vi phạm nghiêm trọng về phòng chống dịch Covid-19 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và Sở Y tế TP. Đà Nẵng tại nơi đông người.

    Hiện Trọng đang bị cấm rời khỏi nơi cư trú để tiếp tục mở rộng điều tra hành vi liên quan ổ dịch COVID-19 tại Thẩm mỹ viện quốc tế Amida của những người liên quan.

    F0 trèo tường bệnh viện dã chiến bị phạt 17,5 triệu đồng

    Ngày 21/6, ông Hoàng Công Bộ, Chủ tịch Hiệp Hòa, cho biết huyện ra quyết định xử phạt hành chính theo Nghị định 117 vì xét thấy hành vi nguy hiểm và “để làm gương cho người khác”. Những người tiếp xúc gần với thanh niên này xét nghiệm 3 lần âm tính, F0 cũng đã khỏi bệnh.

    Tối 3/6, thanh niên này đã vượt qua hai vòng giám sát của Bệnh viện dã chiến Hiệp Hòa, trèo tường trốn ra ngoài mua bánh, sữa, nước ngọt tại cửa hàng tạp hóa ở thị trấn Thắng. Anh mua đồ trong 5 phút, đeo khẩu trang, đứng cách người bán hàng một mét, thanh toán bằng chuyển khoản xong rồi trèo tường trở lại bệnh viện.



    Hành động này khiến 3 F1 phải đi cách ly tập trung, 12 F2 cách ly tại nhà, các hàng quán xung quanh bệnh viện dã chiến phải đóng cửa. Chính quyền sau đó lắp thêm camera, dựng hàng rào thép gai quanh bệnh viện dã chiến Hiệp Hòa.

    Từ trưa nay, huyện Hiệp Hòa được nới lỏng xuống giãn cách theo Chỉ thị 15 sau 26 ngày thực hiện cách ly xã hội để chống dịch. Song chính quyền vẫn yêu cầu tạm dừng lễ hội, hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại nơi công cộng, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự, cơ sở kinh doanh dịch vụ, nhà hàng ăn uống, khu vui chơi, giải trí, massage, karaoke, quán bar, quán games, Internet, phòng tập thể thao.

    Truy tìm 23 người đã rời khỏi khu vực phong tỏa ở Đà Nẵng

    Chiều 21/6, phường Thạc Gián, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng đã phát thông báo, truy tìm 23 người có hộ khẩu thường trú tại khu dân cư Tam Giác 2 thuộc khu vực cách ly y tế của phường này, chưa thực hiện lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 đã đi khỏi địa phương. phường này đã thông báo nhưng 23 người này không về khai báo.

    Phường Thạc Gián đã công khai danh sách và yêu cầu những người trên liên hệ ngay với Trạm y tế phường Thạc Gián – 433 đường Lê Duẩn hoặc các cơ sở y tế gần nhất để thực hiện khai báo y tế và được tư vấn hỗ trợ thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

    Phường này cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang cho những người có tên trong danh sách lưu trú hướng dẫn các cá nhân trên khai báo y tế và cách ly theo quy định.

    Cả nước có 44 ca nguy kịch, 3 ca tử vong do COVID-19

    Bộ Y tế chiều 21/6 xác nhận 3 bệnh nhân COVID-19 là “bệnh nhân 11592” “bệnh nhân 6891” và “bệnh nhân 12007” đã tử vong.

    Cũng trong ngày 21/6, theo Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại nước ta thì 44 người đang rất nguy kịch. Đặc biệt, 31 bệnh nhân phải thở oxy xâm nhập, 19 ca còn lại được dùng ECMO.

    Bên cạnh đó, trong 134 bệnh nhân nặng thì 114 người phải sử dụng oxy mask, gọng kính (1,9%), 16 người dùng oxy dòng cao HFNC (0,3%) và 4 người thở máy không xâm nhập (0,1%).

    Đến nay, Việt Nam điều trị khỏi COVID-19 cho 5.848 bệnh nhân. 67 trường hợp tử vong do nhiễm COVID-19, hầu hết đều mắc nhiều bệnh lý nền.

    Tính đến 12h ngày 21/6, Việt Nam có tổng cộng 11.647 ca COVID-19 ghi nhận trong nước và 1.701 ca nhập cảnh.
    Hình ảnh
Đăng trả lời 344 bài viết

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 77 khách