Đăng trả lời 344 bài viết
VN:Thêm 88.378 ca, Quảng Ninh và Bình Định bổ sung 23.262 F0
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 50038
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm108.979 ca,ba tỉnh bổ sung thêm hơn 50.000 F0

    by music123 » Thứ 6 Tháng 3 25, 2022 6:12 pm

    Ngày 25/3 Việt Nam ghi nhận 108.979 ca COVID-19, ba tỉnh bổ sung thêm hơn 50.000 F0

    TH

    Ngày 25/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 108.979 ca nhiễm mới với 22 ca nhập cảnh và 108.957 trường hợp trong nước (giảm 11.035 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố, có 83.428 ca cộng đồng. Trong ngày 3 tỉnh bổ sung thêm hơn 50.000 F0.


    Số ca mắc cụ thể tại các địa phương: Hà Nội (10.803), Phú Thọ (4.555), Nghệ An (4.023), Yên Bái (3.997), Đắk Lắk (3.925), Bắc Giang (3.720), Lào Cai (3.690), Vĩnh Phúc (3.136), Thái Bình (2.915), Thái Nguyên (2.910), Quảng Bình (2.877), Bắc Ninh (2.806), Lạng Sơn (2.802), Hà Giang (2.795), Hải Dương (2.773), Quảng Ninh (2.654), Sơn La (2.642), Cà Mau (2.394), Bắc Kạn (2.314), Tuyên Quang (2.280), Bình Định (2.237), Bình Dương (1.999), Cao Bằng (1.971), Hòa Bình (1.970), Lâm Đồng (1.920), Hưng Yên (1.900), Vĩnh Long (1.726), Điện Biên (1.648), Lai Châu (1.615), Quảng Trị (1.604), Hà Nam (1.557), Tây Ninh (1.507), Bến Tre (1.433), Ninh Bình (1.314), Bình Phước (1.144), TP. Hồ Chí Minh (1.139), Đắk Nông (1.128), Nam Định (1.040), Kon Tum (970), Phú Yên (884), Hà Tĩnh (849), Thanh Hóa (803), Trà Vinh (733), Bà Rịa - Vũng Tàu (698), Đà Nẵng (671), Thừa Thiên Huế (668), Quảng Ngãi (668), Khánh Hòa (657), Hải Phòng (612), Bình Thuận (464), Quảng Nam (341), Bạc Liêu (192), Kiên Giang (167), Long An (147), An Giang (132), Cần Thơ (117), Đồng Nai (99), Đồng Tháp (70), Sóc Trăng (54), Ninh Thuận (35), Tiền Giang (32), Hậu Giang (31).

    Ngày 25/3, Sở Y tế Hòa Bình đăng ký bổ sung 22.392 ca, Sở Y tế Bắc Giang đăng ký bổ sung 20.005 ca và Sở Y tế Vĩnh Phúc đăng ký bổ sung 10.125 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (-1.682), Bắc Ninh (-1.486), Lạng Sơn (-936).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Kạn (+695), Phú Thọ (+278), Đắk Nông (+255).

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 130.146 ca/ngày.

    Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 8.761.252 ca nhiễm, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 88.634 ca nhiễm).

    Số bệnh nhân tử vong:

    Từ 17h30 ngày 24/3 đến 17h30 ngày 25/3 ghi nhận 51 ca tử vong tại: Cà Mau (5), An Giang (4), Bạc Liêu (3), Hà Nội (3), Kiên Giang (3), Lâm Đồng (3), Nghệ An (3), Quảng Ninh (3), Vĩnh Long (3), Bến Tre (2), Bình Thuận (2), Đà Nẵng (2), Bắc Kạn (1), Bình Định (1), Bình Dương (1), Cần Thơ (1), Cao Bằng (1), Hà Giang (1), Hà Nam (1), Hậu Giang (1), Nam Định (1), Ninh Bình (1), Quảng Nam (1), Tây Ninh (1), Thanh Hóa (1), TP. Hồ Chí Minh (1), Yên Bái (1).

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 65 ca/ngày. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.196 ca, chiếm tỷ lệ 0,5% so với tổng số ca nhiễm.

    Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).



    TP HCM: F0 vẫn phải thực hiện cách ly


    TP HCM hiện vẫn chưa cho phép F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ được đi học, đi làm như một số địa phương như Long An, Cà Mau.
    Sau khi đánh giá tình hình thực tế, Sở Y tế TP HCM đã tham mưu cho UBND TP cho phép F1 được đi học, đi làm khi đáp ứng điều kiện an toàn và có sự kiểm soát nhất định. Tuy nhiên, F0 vẫn phải được cách ly tại nhà.

    Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP HCM cho biết thông tin trên tại cuộc họp báo định kỳ về công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP HCM vào chiều 24-3.

    https://nld.mediacdn.vn/thumb_w/684/291 ... 568604.jpg


    Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP HCM, thông tin tại buổi họp báo

    Bà Mai cho biết theo quy định của Bộ Y tế, F0 vẫn phải cách ly, điều trị tại nhà hoặc bệnh viện và hiện vẫn chưa có cập nhật mới.

    Theo bà Mai, các nội dung tham mưu của Sở Y tế với Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP nhằm kiểm soát dịch thật tốt, đảm bảo an ninh trật tự xã hội, phát triển kinh tế.

    Bà Mai cũng cho biết qua theo dõi từng ca bệnh vào bệnh viện cũng như ca chuyển biến nặng thì TP HCM dù có số trường hợp tử vong đang giảm nhưng ca nặng thực sự chưa giảm bền vững. Cụ thể, hôm nay TP có 84 bệnh nhân Covid-19 nặng đang điều trị.

    "Chắc chắn 1 điều, số ca nhiễm còn tăng sẽ kéo theo số ca nặng và tử vong tăng lên. Đó là kinh nghiệm rất rõ ràng qua các đợt dịch. Do đó, tất cả đề xuất của Sở Y tế đều phải xuất phát từ điều kiện thực tiễn của TP" – bà Mai nói.

    Về tình hình điều trị Covid-19 trên địa bàn, bà Mai cho hay Bệnh viện Hồi sức Covid-19 tại cơ sở 2 Bệnh viện Ung bướu (TP Thủ Đức) đã chính thức ngưng hoạt động 10 ngày qua. Công tác bàn giao đang được thực hiện và hoàn thành vào ngày 30-4.

    Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2 vẫn duy trì hoạt động khám chữa bệnh và chưa bao giờ ngưng tiếp nhận bệnh nhân. Mỗi ngày có khoảng 1.200 đến 1.300 bệnh nhân ngoại trú đến khám, tầm soát bệnh tại đây.

    Trả lời phóng viên tại cuộc họp báo về việc đã tới lúc coi Covid-19 như bệnh lưu hành chưa, bà Mai cho biết theo đánh giá của Bộ Y tế và Cục Y tế dự phòng dịch Covid-19 tại Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn chuyển tiếp từ đại dịch sang bệnh lưu hành.

    Cụ thể, Bộ Y tế đã thảo luận với các chuyên gia trong nước, Trung tâm dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), và Tổ chức Y tế thế giới (WHO).



    Bộ Y tế đánh giá tỷ lệ mắc Covid-19 tại Việt Nam chưa ổn định, có sự khác biệt rất lớn giữa các địa phương. Bên cạnh đó, tỷ lệ mắc vẫn cao và nhiều tỉnh, thành có số ca nhiễm tăng mạnh. Tỷ lệ tử vong trong ngày vẫn cao so với các dịch bệnh truyền nhiễm khác.

    Ngoài ra, virus SARS-CoV-2 liên tục xuất hiện biến thể mới và các biến thể phụ. Ví dụ, biến thể Omicron có các biến thế phụ BA.1, BA.2, BA.3 có khả năng né miễn dịch, gây tái nhiễm nên rất khó xác định tỷ lệ mắc.

    Do đó, trong thời gian này, Việt Nam chưa nên coi Covid-19 là bệnh lưu hành và tiếp tục phối hợp với WHO và các quốc gia khác để theo dõi thêm.

    Cũng tại buổi họp báo, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc điều hành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), cho biết TP đã cho phép người tiếp xúc gần (F1) được đi học, đi làm.

    Các F1 này phải tiêm đủ mũi vắc-xin hoặc từng mắc Covid-19 trong vòng 3 tháng. Song song đó, theo dõi sức khỏe ít nhất 10 ngày, xét nghiệm vào ngày thứ 5 hoặc khi có triệu chứng. F1 di chuyển từ nơi lưu trú đến nơi học tập, làm việc bằng phương tiện cá nhân, tránh tiếp xúc gần với những người thuộc nhóm nguy cơ, đeo khẩu trang, khử khuẩn.

    Hình ảnh

    Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc điều hành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), chia sẻ thông tin tại buổi họp báo

    Tuy nhiên, TP HCM hiện vẫn chưa cho phép F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ được đi học, đi làm như một số địa phương như Long An, Cà Mau.

    Ông Tâm thông tin thêm, Bộ Y tế có đề xuất cho F0 đi làm nhưng chỉ trong 2 tình huống và kèm theo một số điều kiện đặc biệt. Cụ thể, trên tinh thần tự nguyện, F0 có thể làm việc trực tuyến hoặc làm việc ở khu điều trị F0, thực hiện chặt chẽ các biện pháp phòng chống lây nhiễm.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 50038
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 103.126 ca, Nam Định bổ sung hơn 55.000 F0

    by music123 » Thứ 7 Tháng 3 26, 2022 8:02 pm

    Ngày 26/3, Việt Nam ghi nhận 103.126 ca COVID-19, Nam Định bổ sung hơn 55.000 F0

    TH


    Ngày 26/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 103.126 ca nhiễm mới với 2 ca nhập cảnh và 103.124 ca ghi nhận trong nước (giảm 5.833 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố, có 70.760 ca cộng đồng). Cùng ngày Sở Y tế Nam Định đăng ký bổ sung 55.179 ca.


    Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (9.623), Phú Thọ (4.679), Nghệ An (4.362), Bắc Giang (4.000), Yên Bái (3.995), Lào Cai (3.557), Đắk Lắk (3.443), Lạng Sơn (3.010), Thái Bình (2.865), Hà Giang (2.659), Quảng Ninh (2.640), Quảng Bình (2.626), Bắc Ninh (2.590), Vĩnh Phúc (2.582), Thái Nguyên (2.500), Sơn La (2.384), Tuyên Quang (2.180), Bắc Kạn (2.159), Hải Dương (1.952), Cao Bằng (1.949), Gia Lai (1.945), Cà Mau (1.840), Hưng Yên (1.830), Hòa Bình (1.815), Lâm Đồng (1.786), Bình Định (1.775), Lai Châu (1.671), Vĩnh Long (1.601), Điện Biên (1.542), Quảng Trị (1.537), Ninh Bình (1.521), Hà Nam (1.507), Tây Ninh (1.338), Bình Dương (1.229), TP. Hồ Chí Minh (1.059), Bình Phước (1.045), Phú Yên (938), Trà Vinh (933), Kon Tum (927), Hà Tĩnh (926), Đắk Nông (826), Nam Định (817), Bến Tre (808), Thanh Hóa (766), Thừa Thiên Huế (668), Đà Nẵng (655), Quảng Ngãi (651), Bà Rịa - Vũng Tàu (629), Khánh Hòa (534), Hải Phòng (483), Bình Thuận (375), Quảng Nam (315), Bạc Liêu (227), An Giang (170), Long An (152), Kiên Giang (142), Đồng Nai (105), Cần Thơ (83), Sóc Trăng (78), Ninh Thuận (43), Hậu Giang (39), Đồng Tháp (27), Tiền Giang (11).

    Ngày 26/3, Sở Y tế Nam Định đăng ký bổ sung 55.179 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (-1.180), Hải Dương (-821), Bình Dương (-770).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Gia Lai (+1.945), Nghệ An (+339), Bắc Giang (+280).

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 123.363 ca/ngày.

    Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 8.919.557 ca nhiễm, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 90.294 ca nhiễm).

    Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

    Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 8.911.846 ca, trong đó có 5.163.300 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

    Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.250.016), TP. Hồ Chí Minh (590.349), Nghệ An (373.065), Bình Dương (371.063), Hải Dương (334.282).

    Số bệnh nhân tử vong:

    Từ 17h30 ngày 25/3 đến 17h30 ngày 26/3 ghi nhận 62 ca tử vong tại: Cà Mau (11), Bình Định (7 ca trong 2 ngày), Bình Dương (4), Đà Nẵng (4 ca trong 2 ngày), Trà Vinh (4 ca trong 2 ngày), Phú Yên (3 ca trong 2 ngày), Bắc Giang (2), Bạc Liêu (2), Cao Bằng (2), Gia Lai (2), Hải Dương (2), Khánh Hòa (2), Lạng Sơn (2), Quảng Ninh (2), Tây Ninh (2), An Giang (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bến Tre (1), Hà Nội (1), Hà Tĩnh (1), Quảng Bình (1), Quảng Nam (1), Sóc Trăng (1), Thái Bình (1), TP. Hồ Chí Minh (1), Vĩnh Long (1).

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 63 ca/ngày. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.258 ca, chiếm tỷ lệ 0,5% so với tổng số ca nhiễm.

    Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

    Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 37.866.272 mẫu tương đương 83.048.614 lượt người, tăng 128.026 mẫu so với ngày trước đó.





    Số mắc Covid-19 ở Hà Nội lần đầu xuống dưới mốc 10.000 ca trong 1 tháng qua

    Số ca bệnh ở Hà Nội trong 2 tuần qua liên tục giảm sâu, TP ghi nhận 9.623 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 3.369 ca cộng đồng trong ngày 26-3.
    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội cho biết từ 18 giờ ngày 25-3 đến 18 giờ ngày 26-3, TP Hà Nội ghi nhận 9.623 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 3.369 ca cộng đồng, 6.254 ca đã cách ly.

    Như vậy, đây là lần đầu tiên trong hơn 1 tháng qua, số mắc Covid-19 ở Hà Nội xuống dưới ngưỡng 10.00 ca/ngày; số F0 ngày 26-3 giảm hơn 3 lần so với ngày ghi nhận số ca mắc kỷ lục 32.650 trường hợp vào ngày 8-3-2022.

    Các bệnh nhân phân bố tại 411 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.

    Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hà Đông (984); Đông Anh (931); Hoàng Mai (533); Sóc Sơn (450); Long Biên (442).

    Cộng dồn số mắc Covid-19 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29-4-2021) là 1.251.190 ca.

    Đến hết ngày 25-3, Hà Nội chỉ còn hơn 1.742 bệnh nhân Covid-19 điều trị tại các bệnh viện - giảm 260 ca so với ngày 24-3. Hầu hết số ca bệnh đang điều trị, theo dõi tại nhà.






    Bị nhồi máu cơ tim, nam phi công được cứu sống kịp thời

    Sau gần 1 giờ thủ thuật, nhánh động mạch vành bị tắc của nam phi công đã được tái thông. Triệu chứng đau ngực của bệnh nhân giảm hẳn, tình trạng rối loạn nhịp và sốc tim cũng dần hồi phục.
    Ngày 24-3, Bệnh viện Quân y 175 (TP HCM) cho biết đơn vị vừa kịp thời cứu sống bệnh nhân là nam phi công (quốc tịch Úc, 61 tuổi) bị nhồi máu cơ tim cấp.

    Hình ảnh

    Bệnh nhân đã hồi phục và chụp hình cùng ê kíp bác sĩ đã cứu sống mình

    Theo đó, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau ngực giờ thứ 3, vật vã, khó thở. Tại bệnh viện, qua thăm khám, đo điện tim, hội chẩn khẩn cấp, các bác sĩ nhận định bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp kèm biến chứng rối loạn nhịp tim và sốc tim tiến triển, tiên lượng rất nặng nề và nguy cơ tử vong cao.

    Nhanh chóng, bệnh nhân được xử trí chống sốc, đặt máy tạo nhịp tim hỗ trợ, và được chuyển thẳng vào phòng thông tim để thực hiện thủ thuật can thiệp mạch cấp cứu.

    Kết quả chụp chiếu mạch cho thấy bệnh nhân bị tắc hoàn toàn động mạch vành bên phải đoạn gần, mạch máu tổn thương xoắn vặn...



    Sau gần một giờ thủ thuật, nhánh động mạch vành bị tắc đã được tái thông. Triệu chứng đau ngực của người bệnh đã giảm hẳn, tình trạng rối loạn nhịp và sốc tim cũng dần hồi phục.

    Trung tá, Bác sĩ CKII Lê Thanh Liêm, Phó chủ nhiệm phụ trách Khoa Can thiệp tim mạch, Bệnh viện Quân y 175 cho biết bệnh nhân được chuyển vào bệnh viện kịp thời nên cơ hội can thiệp, cứu sống.

    Cụ thể, người bệnh đã được tái tưới máu trong "khung giờ vàng", tức trong khoảng 6 giờ kể từ lúc đau ngực. Điều này giúp người bệnh sớm hồi phục sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống và khả năng tái hòa nhập với công việc của mình trước đó.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 50038
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 91.916 ca COVID-19

    by music123 » Chủ nhật Tháng 3 27, 2022 7:12 pm

    Ca mới cả nước xuống dưới 100.000, TP.HCM dưới 1.000 ca

    TH

    Tính từ 16h ngày 26-3 đến 16h ngày 27-3, Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 91.916 ca nhiễm mới ghi nhận trong nước (giảm 11.208 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 62.043 ca trong cộng đồng).

    Ngày 27/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 91.916 ca nhiễm mới ghi nhận trong nước (giảm 11.208 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố, có 62.043 ca cộng đồng.


    Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (10.252), Bắc Giang (3.997), Yên Bái (3.977), Nghệ An (3.976), Đắk Lắk (3.909), Phú Thọ (3.638), Lào Cai (3.430), Lạng Sơn (3.121), Thái Bình (2.798), Vĩnh Phúc (2.768), Quảng Ninh (2.553), Hà Giang (2.518), Quảng Bình (2.501), Thái Nguyên (2.435), Sơn La (2.206), Tuyên Quang (2.092), Cao Bằng (1.829), Bắc Kạn (1.786), Hải Dương (1.778), Bình Định (1.705), Cà Mau (1.660), Hưng Yên (1.493), Bình Dương (1.486), Quảng Trị (1.478), Hà Nam (1.432), Bắc Ninh (1.416), Lâm Đồng (1.370), Điện Biên (1.248), Lai Châu (1.231), Hòa Bình (1.197), Vĩnh Long (1.177), Bến Tre (972), Bình Phước (959), Ninh Bình (917), Tây Ninh (872), TP. Hồ Chí Minh (849), Phú Yên (761), Đắk Nông (754), Kon Tum (750), Đà Nẵng (743), Thừa Thiên Huế (681), Nam Định (655), Trà Vinh (626), Thanh Hóa (618), Quảng Ngãi (591), Bà Rịa - Vũng Tàu (583), Khánh Hòa (403), Hải Phòng (339), Quảng Nam (320), Bình Thuận (205), Bạc Liêu (173), Kiên Giang (148), Long An (146), An Giang (116), Cần Thơ (90), Đồng Nai (81), Ninh Thuận (31), Hậu Giang (27), Đồng Tháp (20), Sóc Trăng (15), Tiền Giang (14).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Gia Lai (-1.945), Bắc Ninh (-1.174), Phú Thọ (-1.041).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (+629), Đắk Lắk (+466), Bình Dương (+257).

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua:
    116.330 ca/ngày.

    Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 9.011.473 ca nhiễm, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 91.225 ca nhiễm).

    Số bệnh nhân tử vong:

    Từ 17h30 ngày 26/3 đến 17h30 ngày 27/3 ghi nhận 48 ca tử vong tại: Đồng Nai (6), Đắk Lắk (5), Quảng Ninh (4), An Giang (3), Hà Tĩnh (3), Kiên Giang (3), Bạc Liêu (2), Bến Tre (2), Bình Dương (2), Cà Mau (2), Quảng Bình (2), Thái Nguyên (2 ca trong 2 ngày), Bắc Giang (1), Bình Phước (1), Điện Biên (1), Gia Lai (1), Hà Nội (1), Hải Dương (1), Lâm Đồng (1), Lạng Sơn (1), Ninh Bình (1), Phú Yên (1), Sóc Trăng (1), TP. Hồ Chí Minh (1).

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 61 ca.BTổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.306 ca, chiếm tỷ lệ 0,5% so với tổng số ca nhiễm.

    Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).





    Tuần tới vắc xin cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi về Việt Nam, Úc tài trợ

    Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, trong đầu tháng 4, vắc xin cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi do Chính phủ Úc tài trợ sẽ về Việt Nam. Khi về nước, vắc xin sẽ được kiểm định chất lượng an toàn, sau đó chuyển tới các địa phương và tổ chức tiêm chủng.

    Hình ảnh

    Bộ Y tế cho biết sẽ tiêm vắc xin Pfizer cho trẻ từ 5-11 tuổi với liều 0,2ml. Trong ảnh: Học sinh lớp 1 Trường tiểu học Lương Định Của, Q.3, TP.HCM được cô giáo hướng dẫn cách rửa tay đúng cách trong ngày đầu tiên đi học trực tiếp - Ảnh: NHƯ HÙNG


    Sáng nay 27-3, Bộ Y tế cho biết đã làm việc với Đại sứ quán Úc tại Việt Nam về việc hỗ trợ vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Theo đó, Chính phủ Úc đã chính thức cam kết viện trợ cho Việt Nam khoảng 13,7 triệu liều vắc xin Pfizer và Moderna để tiêm ngay trong tuần đầu tháng 4.

    "Hiện nay, Chương trình tiêm chủng mở rộng đang tích cực phối hợp với Đại sứ quán Úc để đưa vắc xin về Việt Nam trong tuần tới" - Bộ Y tế thông báo.

    Những ngày cuối tháng 3, Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia sẽ tiến hành tập huấn chuyên môn triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi cho các địa phương trên toàn quốc. Đồng thời hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức các điểm tiêm chủng.

    Ngay sau khi vắc xin về tới Việt Nam và được kiểm định chất lượng an toàn, vắc xin sẽ được chuyển tới các địa phương và tổ chức tiêm chủng vào đầu tháng 4.

    Bên cạnh nguồn vắc xin hỗ trợ của Chính phủ Úc, Bộ Y tế và Chương trình tiêm chủng mở rộng cũng đã và đang chủ động, tích cực tìm kiếm các nguồn hỗ trợ vắc xin khác từ các tổ chức quốc tế như USAID, COVAX Facility và chính phủ các nước…

    Mục tiêu để sớm có cam kết tài trợ thêm khoảng 8-10 triệu liều vắc xin phòng COVID-19, đáp ứng đủ nhu cầu tiêm chủng đủ 2 liều cơ bản cho tất cả trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi của Việt Nam.

    Trước đó, Chính phủ đã có nghị quyết cho phép mua 21,9 triệu liều vắc xin COVID-19 cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi của Hãng Pfizer, tuy nhiên hiện đã có Úc tài trợ hơn 1/2 số vắc xin này.






    Bệnh nhân từ TP.HCM ra Hà Nội tìm lại bác sĩ từng giúp thoát cửa tử COVID-19


    Vượt đường xa từ TP.HCM ra Hà Nội, bệnh nhân xúc động tìm ra ân nhân cứu mình thoát cửa tử COVID-19 trong “dàn bác sĩ” mặc đồ bảo hộ.

    Tại lễ tuyên dương 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu và 9 gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng 2021, sự xuất hiện của một nhân vật đặc biệt khiến khán phòng lặng đi vì xúc động.

    Từ TP.HCM, chị Lê Phước Hồng Văn ra Hà Nội để tìm gặp lại người bác sĩ từng cứu chữa cho mình hồi tháng 8/2021. Chị Văn từng là bệnh nhân COVID-19 được bác sĩ trẻ Đỗ Doãn Bách (gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2021) cứu sống. Thế nhưng, chị chưa lần nào có dịp nhìn thấy bác sĩ Bách, vì trong quá trình điều trị các bác sĩ đều mặc đồ bảo hộ kín mít.

    Giữa sân khấu lễ vinh danh, bác sĩ Bách mặc lại quần áo bảo hộ hòa vào "dàn bác sĩ", nhưng chị Văn vẫn tìm thấy anh nhờ ánh mắt thân quen. "Cảm ơn bác sĩ cứu sống không chỉ tôi mà còn rất nhiều bệnh nhân khác nữa", chị Văn khóc và ôm chặt lấy bác sĩ Bách.

    Hình ảnh

    Chị Văn xúc động khi gặp lại ân nhân - bác sĩ Đỗ Doãn Bách.

    Bác sĩ Đỗ Doãn Bách kể lại, thời điểm đó, chị Văn vừa sinh con thứ hai, được chuyển đến từ Bệnh viện Hùng Vương khi phổi đã bị tổn thương, phải thở máy. Tình trạng sức khoẻ của chị Văn lúc ấy hôn mê sâu, tỷ lệ sống thấp. Thế nhưng, điều kỳ tích đã xảy ra, cơ thể chị thích ứng nhanh với phác đồ điều trị COVID-19, dần dần sức khỏe tốt lên.

    Khi mới được chỉ định cai máy thở, chị không nói được, có biểu hiện hoảng loạn. "Tôi biết, điều cần nhất cho chị Văn lúc này là liều thuốc tinh thần. Tôi cố gắng trấn an sản phụ và đưa cho chị một tờ giấy để viết thông tin liên lạc của người nhà", bác sĩ Bách nói.

    Lúc ấy chị viết nguệch ngoạc lên tờ giấy số điện thoại của chồng, sau đó bác sĩ Bách cố gắng đưa được điện thoại vào bên trong phòng cách ly để hai vợ chồng gọi điện gặp nhau qua Zalo. Được gặp chồng và con gái đầu lòng, chị như bừng tỉnh, cuộc gọi đó là động lực để chị dũng cảm chiến thắng COVID-19 và ra viện. "Tôi hiểu rằng được gặp người nhà là một trong những nguồn động viên rất lớn với người bệnh", bác sĩ Bách kể.

    Hình ảnh

    Bác sĩ Đỗ Doãn Bách kể lại quá trình điều trị COVID-19 cho chị Văn.

    Tham dự lễ tuyên dương, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận tinh thần cống hiến, sự khiêm tốn, học tập, quyết tâm cao, sự sáng tạo khởi nghiệp, đổi mới, vươn lên làm chủ khoa học công nghệ của các bạn trẻ. Chủ tịch nước tin tưởng, các gương mặt trẻ tiêu biểu sẽ tiếp tục toả sáng, lan toả, không chỉ 19 gương mặt trẻ năm nay mà còn hàng nghìn gương mặt thanh, thiếu niên tiêu biểu khác.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 50038
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 88.378 ca, Quảng Ninh và Bình Định bổ sung 23.262 F0

    by music123 » Thứ 3 Tháng 3 29, 2022 8:04 pm

    Ngày 29/3 : thêm 88.378 ca nhiễm, Quảng Ninh và Bình Định bổ sung 23.262 F0

    TH


    Về dịch Covid-19 hôm nay 29-3, Bộ Y tế cho biết số mắc tăng 5.003 ca so với ngày trước đó. Ngoài ra, sau khi rà soát đã có thêm 1.679.138 người khỏi bệnh nâng tổng số F0 được điều trị khỏi ở nước ta lên hơn 7,1 triệu ca.


    Về tình hình dịch Covid-19 hôm nay 29-3, Bộ Y tế cho biết từ 16 giờ ngày 28-3 đến 16 giờ ngày 29-3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 88.378 ca nhiễm mới. Có 2 ca nhập cảnh và 88.376 ca ghi nhận trong nước (tăng 5.003 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 61.258 ca trong cộng đồng).

    Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (8.993), Phú Thọ (4.302), Bắc Giang (4.047), Nghệ An (3.817), Yên Bái (3.232), Lào Cai (2.958), Đắk Lắk (2.714), Vĩnh Phúc (2.710), Quảng Ninh (2.598), Hà Giang (2.391), Quảng Bình (2.217), Thái Bình (2.176), Sơn La (2.053), Bắc Kạn (2.009), Hải Dương (1.986), Lạng Sơn (1.979), Cà Mau (1.977), Cao Bằng (1.937), Tuyên Quang (1.854), Hưng Yên (1.769), Lâm Đồng (1.614), Tây Ninh (1.572), Thái Nguyên (1.502), Hòa Bình (1.470), Bắc Ninh (1.456), Quảng Trị (1.437), Lai Châu (1.424), Hà Nam (1.312), Bình Định (1.290), Điện Biên (1.240), Vĩnh Long (1.165), Bình Dương (1.021), Đắk Nông (1.019), Quảng Ngãi (901), Bến Tre (899), Hà Tĩnh (826), Ninh Bình (823), Nam Định (812), Bà Rịa - Vũng Tàu (801), Đà Nẵng (752), Trà Vinh (738), TP HCM (734), Thừa Thiên Huế (678), Bình Phước (657), Phú Yên (625), Khánh Hòa (625), Thanh Hóa (561), Hải Phòng (522), Bình Thuận (485), Kon Tum (358), Quảng Nam (284), Bạc Liêu (202), An Giang (174), Kiên Giang (155), Long An (148), Đồng Tháp (90), Tiền Giang (81), Cần Thơ (61), Sóc Trăng (47), Ninh Thuận (45), Đồng Nai (31), Hậu Giang (20).

    Ngày 29-3, Sở Y tế Quảng Ninh đăng ký bổ sung 17.600 ca, Sở Y tế Bình Định đăng ký bổ sung 5.662 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Thái Nguyên (985), Yên Bái (563), Đắk Lắk (491).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Phú Thọ (809), Hải Dương (621), Tây Ninh (603).

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 103.374 ca/ngày.

    Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 9.386.489 ca nhiễm, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 95.021 ca nhiễm).

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 57 ca.

    Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.413 ca, chiếm tỉ lệ 0,5% so với tổng số ca nhiễm.

    Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).





    Hai biểu hiện ở 70% người mắc hội chứng hậu Covid-19


    Danh sách các biểu hiện hậu Covid-19 rất đa dạng, trong đó, suy giảm trí nhớ và mất tập trung phổ biến ở nhiều người.

    Một số người nhiễm Covid-19 không chỉ phải đối mặt với các triệu chứng của virus SARS-CoV-2 trong giai đoạn dương tính mà còn phải trải qua tình trạng mệt mỏi sau khi khỏi bệnh.

    Sau khi nhiễm bất kỳ chủng nào của virus SARS-CoV-2, trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng sẽ giảm sau 15 ngày. Với các ca bệnh nặng, một người có thể gặp các triệu chứng trong vài tuần hoặc cần nhập viện để điều trị. Đó là các bệnh nhân có tải lượng virus cao và mắc bệnh nền.

    Bất kỳ dấu hiệu nào của Covid-19 xuất hiện 90 ngày sau khi bệnh nhân có kết quả âm tính được gọi là hậu Covid-19.

    Hình ảnh

    Covid-19 tác động lên nhiều cơ quan trong cơ thể. Ảnh minh họa

    Rụng tóc, mệt mỏi, đau cơ... nằm trong danh sách các triệu chứng hậu Covid-19. Khi các nhà khoa học tiếp tục mở rộng nghiên cứu về tác động của căn bệnh này đối với cơ thể chúng ta, họ phát hiện có hai biểu hiện ở 70% các ca mắc hội chứng Covid-19 kéo dài.

    Hai triệu chứng phổ biến ở hậu Covid-19

    Theo nghiên cứu mới của Đại học Cambridge, 10% số bệnh nhân Covid-19 gặp một số vấn đề thần kinh sau khi khỏi bệnh. Trong đó, các vấn đề về trí nhớ và thiếu tập trung phổ biến ở khoảng 70% các ca mắc hội chứng Covid-19 kéo dài.

    Những người mắc phải hai triệu chứng trên thường phải vật lộn để hoàn thành các bài kiểm tra nhận thức. 75% những người bị các vấn đề về thần kinh sau khi nhiễm Covid-19 cho biết, họ khó tập trung vào công việc. Những dấu hiệu này kéo dài trong khoảng 6 tháng đến 1 năm sau khi nhiễm bệnh.

    Các triệu chứng khác của hậu Covid-19


    Người bệnh có thể gặp tất cả các triệu chứng dưới đây hoặc chỉ phải đối phó với 1-2 biểu hiện: Cảm giác ngứa ran trên da, mệt mỏi, khó thở, ho, đau khớp, tức ngực, mất ngủ, đau cơ hoặc đau đầu, nhịp tim nhanh hoặc đập thình thịch, trầm cảm, lo lắng, sốt, chóng mặt khi đứng lên…

    Bạn nên làm gì

    Virus SARS-CoV-2 và các biến thể tác động tới các cơ quan của chúng ta theo nhiều cách. Virus nhân lên trong hệ hô hấp và ảnh hưởng chủ yếu đến phổi, nhưng cũng có thể di chuyển đến các cơ quan khác và gây tổn thương.

    Do đó, bạn cần theo dõi sát sức khỏe ngay từ khi xuất hiện các triệu chứng ban đầu. Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của Covid-19 kéo dài, bạn nên liên hệ với bác sĩ và có biện pháp điều trị thích hợp. Trong một số trường hợp, Covid-19 kéo dài có nguy cơ dẫn đến đông máu, suy các cơ quan, trầm cảm và mất ngủ.




    Chuyên gia Mỹ: Công bố số ca mắc COVID-19 giúp tránh tâm lý chủ quan

    Đài CNN đăng bài viết của nhà tâm lý học Peggy Drexler, trong đó kêu gọi người dân vẫn nên ý thức phòng dịch COVID-19 thay vì chủ quan khi căn bệnh này dần trở nên phổ biến, hướng đến trở thành bệnh đặc hữu.

    Hình ảnh

    Nhiều địa phương Mỹ hướng đến không sử dụng khẩu trang - Ảnh: REUTERS

    Sau hai năm kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, việc được chẩn đoán mắc căn bệnh này đã trở nên phổ biến. Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ, khoảng 80 triệu trong tổng dân số 329 triệu người Mỹ đã nhiễm virus SARS-CoV-2 ít nhất một lần.

    Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều người chưa mắc bệnh, vì vậy việc công bố kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 vẫn thu hút sự chú ý, đặc biệt là với những người nổi tiếng.

    Chính phủ và giới chức y tế Mỹ đã đề cập đến việc sống chung với COVID-19. Điều này đồng nghĩa rằng người dân sẽ sống chung với virus bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa như tiêm vắc xin, đeo khẩu trang, và áp dụng các biện pháp hạn chế khi cần thiết.

    Khi COVID-19 đã trở thành một phần trong cuộc sống, việc những người nổi tiếng công bố mình mắc bệnh sẽ giống như lời nhắc nhở thường trực, giúp người dân dần chấp nhận thực tế mới.

    Mặc dù những thông báo kiểu này chưa thể biến mất ngay, song những định kiến về việc có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 đã giảm đi nhiều, một phần là do biến thể Omicron có khả năng lây lan nhanh chóng, kể cả trong số những người đã tiêm phòng.

    Hai cuộc khảo sát gần đây do Quỹ Gia đình Kaiser và Hãng Gallup thực hiện cho thấy chênh lệch về tỉ lệ tiêm phòng giữa các nhóm sắc tộc đã gần như biến mất. Tuy nhiên, bài viết nhấn mạnh mỗi người vẫn cần tự nhắc nhở về mối nguy hiểm của COVID-19, không nên tự mặc định rằng tất cả mọi người đều sẽ nhiễm virus và đơn thuần chấp nhận điều này.

    Sống chung với COVID-19 không có nghĩa là coi như căn bệnh này không hề tồn tại, mà điều quan trọng là phải tránh nhiễm virus khi có thể.

    Đối với một số người, COVID-19 có thể để lại những hệ lụy sức khỏe lâu dài, thậm chí là dẫn đến tử vong. Hiện thế giới vẫn còn nhiều điều chưa biết về tác động lâu dài của căn bệnh này.

    Bài viết kết luận rằng sống chung với COVID-19 là thừa nhận sự tồn tại của căn bệnh, cũng như hiểu được tầm quan trọng của các biện pháp phòng ngừa, và nắm được rằng những biện pháp này có thể thay đổi theo thời gian khi biến thể mới xuất hiện hoặc bùng phát làn sóng lây nhiễm mới.

    Do đó, việc biết tin người nổi tiếng mắc COVID-19 sẽ giống như lời nhắc nhở hữu ích đến cộng đồng rằng dịch bệnh vẫn chưa chấm dứt dù chính quyền đã nới lỏng quy định đeo khẩu trang và số ca nhiễm đang giảm tại nhiều địa phương của Mỹ và trên thế giới.

    Tương tự, với mỗi người dân, mặc dù tình trạng sức khỏe là vấn đề cá nhân, song khi điều này có thể ảnh hưởng đến người khác, mỗi người cần tự giác chia sẻ để cảnh báo những người xung quanh, góp phần giảm bớt những định kiến về việc mắc COVID-19.
    Hình ảnh
Đăng trả lời 344 bài viết

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 51 khách