Đăng trả lời 344 bài viết
VN:Thêm 88.378 ca, Quảng Ninh và Bình Định bổ sung 23.262 F0
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Số ca mắc Covid thấp kỉ lục tại 43 tỉnh, thành

    by music123 » Thứ 3 Tháng 10 12, 2021 8:11 pm

    Tôi 12/10: Ngày 12/10, ghi nhận số ca mắc COVID-19 thấp kỉ lục tại 43 tỉnh, thành



    Chỉ có 2.949 ca mắc COVID-19 ngày 12/10, thấp nhất trong 2,5 tháng qua

    Ngày 12/10, Bộ Y tế cho biết có thêm 2.949 ca mắc COVID-19 tại 43 tỉnh, thành phố, giảm 678 ca so với hôm qua. Đây cũng là ngày có số ca mắc mới thấp nhất trong 2,5 tháng qua. Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 1.347 ca. Thêm 93 ca tử vong tại 11 tỉnh, thành.

    Bộ Y tế cho hay, tính từ 17h ngày 11/10 đến 17h ngày 12/10, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 2.949 ca nhiễm mới.

    Trong đó có:

    - 10 ca nhập cảnh;

    - 2.939 ca
    ghi nhận trong nước (giảm 678 ca so với ngày trước đó) tại 43 tỉnh, thành phố (có 1.183 ca trong cộng đồng).

    TP. HCM (1.018),
    Đồng Nai (501),
    Bình Dương (447),
    Tây Ninh (112),
    An Giang (111),

    ....

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày hôm qua là: TP. HCM (giảm 509 ca), Đắk Lắk (giảm 119 ca), Tiền Giang (giảm 47 ca).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày hôm qua là: Tây Ninh (tăng 57 ca), Bạc Liêu (37), Gia Lai (35).

    Số ca nhiễm mới trung bình trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua là: 3.980 ca/ngày.


    Thêm 93 ca tử vong tại 11 tỉnh, thành:

    TP. HCM (64),
    Bình Dương (13),
    An Giang (4),
    Kiên Giang (3),
    Long An (2),
    Bình Định (2),
    Ninh Thuận (1),
    Bình Phước (1),
    Đắk Nông (1),
    Hà Nội (1),
    Gia Lai (1).


    Số ca tử vong trung bình ghi nhận trong 07 ngày qua là: 111 ca.

    Tính đến nay, Việt Nam đã có tổng số 20.763 ca tử vong liên quan đến COVID-19, chiếm 2,4% tổng số ca nhiễm.




    Bộ Y tế: Sẽ phân bổ thêm 35 triệu liều vaccine COVID-19 trong tháng 10


    Bộ Y tế Việt Nam vừa ban hành công điện gửi các địa phương về việc tiếp tục thúc đẩy tiến độ tiêm vaccine COVID-19.

    Theo công điện Bộ Y tế, sẽ có thêm 35 triệu liều vaccine COVID-19 được phân bổ cho các địa phương từ nay đến cuối tháng 10/2021, đồng thời đề nghị các tỉnh, thành đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng.



    Theo Bộ Y tế, từ tuần cuối tháng 9 đến tuần đầu tháng 10/2021, Bộ Y tế đã tiếp nhận và phân bổ khoảng 25 triệu liều vaccine tới các đơn vị, địa phương.

    Dự kiến từ nay đến hết tháng 10/2021, Bộ sẽ tiếp tục tiếp nhận và phân bổ cho các đơn vị, địa phương khoảng hơn 35 triệu liều. Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh, thành phố coi công tác tiêm chủng vaccine COVID-19 là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn hiện nay.

    Bộ đề nghị các đơn vị liên quan khẩn trương tiếp nhận vaccine ngay sau khi được phân bổ và đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm chủng cho người từ 18 tuổi trở lên (ưu tiên người trên 50 tuổi). Tăng nhanh độ bao phủ mũi 1 và triển khai tiêm mũi 2 khi đã tiêm mũi 1 đủ thời gian.

    Bộ Y tế cũng nêu rõ, nếu địa phương nào chậm tiêm, Bộ Y tế sẽ chủ động điều chuyển vaccine cho địa phương khác có tiến độ tiêm chủng nhanh hơn và khi đó lãnh đạo tỉnh, thành phố phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

    Đến nay Việt Nam đã tiêm khoảng 55 triệu liều vaccine COVID-19, gần 39 triệu người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi 1 (chiếm 54,3% dân số từ 18 tuổi trở lên), 16 triệu người đã tiêm mũi 2 (chiếm 22,1%).

    Hình ảnh

    Người dân ngồi chờ tiêm vaccine COVID-19 tại Hà Nội vào ngày 10 tháng 9 năm 2021. (Ảnh Linh Phạm / Getty Images)




    TP.HCM: Vì sao shipper đã tiêm đủ 2 mũi vaccine vẫn phải xét nghiệm 3 ngày/lần

    “Về nguyên lý y khoa, tiêm vaccine ngừa COVID-19 đủ 2 mũi theo phác đồ cũng chỉ giúp người được tiêm giảm triệu chứng và nguy cơ tử vong khi mắc bệnh, chứ không bảo vệ hoàn toàn khỏi nhiễm bệnh"- đại diện HCDC cho biết.

    Bộ Y tế Việt Nam đã cho phép người lao động của doanh nghiệp sản xuất đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin thì không phải xét nghiệm, nhưng vẫn yêu cầu đi lại giữa các vùng (trong đó có TP. HCM) phải có giấy xét nghiệm và cách ly khiến nhiều doanh nghiệp kêu khó.



    Liên quan đến chiến lược xét nghiệm COVID-19 tại TP. HCM hiện nay, trong buổi họp báo thông tin tình hình dịch bệnh TP. HCM chiều 11/10, BS Nguyễn Hồng Tâm - Phó giám đốc HCDC cho rằng, TP. HCM đang áp dụng theo chiến lược xét nghiệm COVID-19 của Sở Y tế thành phố; trong đó quy định cụ thể từng đối tượng ở trường học, sân bay, doanh trại, shipper...

    “Trong đó, lực lượng shipper được quy định có phần yêu cầu xét nghiệm nghiêm ngặt hơn. Do đây là đối tượng thường xuyên tiếp xúc nhiều người trong cộng đồng, nên nguy cơ lây nhiễm rất cao” - ông Tâm nói.

    “Về nguyên tắc y khoa, tiêm vaccine ngừa COVID-19 đủ 2 mũi theo phác đồ cũng chỉ giúp người được tiêm giảm triệu chứng và nguy cơ tử vong khi mắc bệnh, chứ không bảo vệ hoàn toàn khỏi nhiễm bệnh. Do đó, chiến lược xét nghiệm này có thể xem là phù hợp với tình hình hiện nay của Thành phố” - ông Nguyễn Hồng Tâm nói.

    TP. HCM nhận thêm gần 850.000 liều vaccine COVID-19

    Trong số gần 850.000 liều vaccine phòng COVID-19 được Bộ Y tế phân bổ cho TP. HCM, có 209.500 liều vaccine AstraZeneca, 109.980 liều vaccine Pfizer-BioNTech và 529.650 liều vaccine Comimnaty.

    Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương (Bộ Y tế) vừa có quyết định phân bổ 1.349.900 liều vaccine COVID-19 cho trung tâm kiểm soát bệnh tật của 10 tỉnh, thành phố.

    Ngày 11/10, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương phân bổ 1.999.530 liều vaccine Pfizer-BioNTech do COVAX Facility tài trợ (đợt 58) và 1.887.210 liều vaccine Comimnaty (đợt 59) cho trung tâm kiểm soát bệnh tật của 20 tỉnh, thành phố.

    Theo đợt phân bổ vaccine mới nhất của Bộ Y tế (đợt 60), TP. HCM được thêm 209.500 liều vaccine AstraZeneca, Bà Rịa - Vũng Tàu được 100.000 liều, Đồng Nai được 200.000 liều, Bình Dương được 100.000 liều...

    Còn theo đợt 58 và 59, TP.HCM được phân bổ 109.980 liều vaccine Pfizer-BioNTech và 529.650 liều vaccine Comimnaty.

    Như vậy, trong 3 đợt phân bổ trên, TP. HCM có thêm 849.130 liều vaccine COVID-19.

    Trước đó, Bộ Y tế ban hành công điện gửi thành ủy, tỉnh ủy, UBND các tỉnh, thành về tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine COVID-19. Theo Bộ Y tế, tính đến hết ngày 9/10, cả nước đã tiêm được hơn 53,7 triệu liều. Trong tuần đầu tháng 10/2021, mỗi ngày cả nước tiêm hơn 1 triệu liều.



    Bộ Y tế cũng cho biết, sẽ tiếp tục tiếp nhận và phân bổ cho các đơn vị, địa phương khoảng hơn 35 triệu liều vaccine trong tháng 10.




    Khoảng 1,3 triệu người đã rời thành phố về quê

    Tổng cục Thống kê cho biết khoảng 1,3 triệu lao động đã về quê tránh dịch, tính từ tháng 7 đến 15/9.



    Số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 12/10 cho thấy trong số 1,3 triệu lao động nêu trên, khoảng 324.000 người trở về từ Hà Nội, 292.000 người về từ TP HCM và 450.000 người trở về từ các tỉnh, thành khác phía Nam. Lao động rời thành phố lớn, trung tâm công nghiệp về các vùng quê diễn ra liên tục từ tháng 7 đến nay. Tuy nhiên, số liệu thống kê lần này chưa tính đến dòng người về quê từ đầu tháng 10, khi TP HCM và các tỉnh phía Nam nới lỏng giãn cách.

    Thống kê 930.000 người từ 15 tuổi trở lên đã trở về địa phương, khoảng 34% đang có việc làm; 38% mất việc, không tìm được việc làm do cách ly, giãn cách và số còn lại không có nhu cầu làm việc do e ngại dịch bệnh.

    Ông Phạm Hoài Nam, Vụ trưởng Thống kê Dân số và Lao động, nhận định “khá nan giải khi thu hút ngược lao động về lại trung tâm công nghiệp, thành phố lớn”, bởi tâm lý lưỡng lự, e ngại của người dân. Chính sách phòng chống dịch của nhiều tỉnh, thành đang rất khác nhau và người lao động không thể lường được mức độ ổn định của các biện pháp này. Tương tự, doanh nghiệp cũng mong chờ chính quyền có chính sách nhất quán, không thể liên tục nối dài Chỉ thị 16.

    “Chúng tôi mạnh dạn khuyến nghị các cấp có giải pháp chống dịch đồng bộ giữa các địa phương, thống nhất từ trên xuống, sớm khôi phục sản xuất thì người lao động mới nhanh quay lại thành phố làm việc”, ông Nam nói.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 3.461 ca ; 106 ca tử vong tại 9 tỉnh, thành

    by music123 » Thứ 4 Tháng 10 13, 2021 4:33 pm

    Tối 13/10: Thêm 3.461 ca mắc COVID-19; 106 ca tử vong tại 9 tỉnh, thành

    TỔNG HỢP

    Hình ảnh

    Nhân viên y tế tiêm vaccine AstraZeneca tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) ngày 17/5/2021. (Ảnh: NHAC NGUYEN/AFP qua Getty Images)

    Ngày 13/10, Bộ Y tế cho biết có 3.461 ca mắc COVID-19 tại TP. HCM, Hà Nội và 45 địa phương khác. Trong ngày có 1.191 bệnh nhân khỏi bệnh.

    Bộ Y tế cho hay, tính từ 17h ngày 12/10 đến 17h ngày 13/10, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.461 ca nhiễm mới.


    Trong đó có:

    - 03 ca nhập cảnh;

    - 3.458 ca
    ghi nhận trong nước (tăng 519 ca so với ngày trước đó) tại 47 tỉnh, thành phố (có 1.432 ca trong cộng đồng).


    TP. HCM (1.162),
    Bình Dương (501),
    Đồng Nai (486),
    Hà Giang (152),
    An Giang (121),
    Đắk Lắk (113),
    Đồng Tháp (87),

    ...


    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày hôm qua là: Tây Ninh (giảm 61 ca), Bình Thuận (giảm 17 ca), Đồng Nai (giảm 15 ca).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày hôm qua là: Hà Giang (tăng 152 ca), TP. HCM (144), Đắk Lắk (113).

    Số ca nhiễm mới trong nước trung bình ghi nhận trong 07 ngày qua là: 3.851 ca/ngày


    Thêm 106 ca tử vong tại 9 tỉnh, thành:

    TP. HCM (73 ca),
    Bình Dương (18),
    Long An (4),
    Đồng Nai (4),
    Tiền Giang (3),
    Cần Thơ (1),
    An Giang (1),
    Đồng Tháp (1),
    Quảng Trị (1).


    Số ca tử vong trung bình ghi nhận trong 07 ngày qua là: 109 ca.

    Tính đến nay, Việt Nam đã có tổng số 20.869 ca tử vong liên quan đến COVID-19, chiếm 2,4% tổng số ca nhiễm.




    Hà Nội: Nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được bán tại chỗ từ ngày 14/10

    Ngày 13/10, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.

    Theo đó, từ 6h ngày 14/10, UBND thành phố điều chỉnh một số hoạt động trên địa bàn thành phố, cụ thể như sau:

    Các cơ quan, công sở, tổ chức, doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường; thường xuyên tự đánh giá nguy cơ và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; khuyến khích làm việc trực tuyến.
    Xe buýt, xe taxi được hoạt động theo công suất và hướng tuyến do Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn, đảm bảo các quy định của Bộ GTVT , Bộ Y tế và các quy định phòng, chống dịch.
    Các bảo tàng, công viên được mở cửa đón khách trở lại với số lượng không quá 10 người/đoàn, đảm bảo khoảng cách, thực hiện đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch.

    Khách sạn, cơ sở kinh doanh lưu trú được hoạt động trở lại không quá 50% công suất, đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh lưu trú và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định và hướng dẫn của ngành Du lịch.
    Nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (trừ các cơ sở kinh doanh rượu, bia, bia hơi) được phép kinh doanh, phục vụ tại chỗ, không quá 50% chỗ ngồi và phải đảm bảo khoảng cách hoặc có vách ngăn/tấm chắn, chủ cơ sở và nhân viên phải được tiêm 2 mũi vaccine phòng COVID-19; yêu cầu khách hàng thực hiện quét mã QR.

    Các hoạt động và cơ sở kinh doanh phải đảm bảo biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, thực hiện nghiêm 5K, cài đặt và quét mã QR theo quy định của Bộ Y tế và thành phố gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, chủ các cơ sở kinh doanh, dịch vụ và các cá nhân tham gia.





    Gần 1.700 hồ sơ hướng dẫn viên du lịch gặp khó bởi dịch COVID-19

    Sở Du lịch Hà Nội cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, đơn vị đã tiếp nhận được gần 1.700 hồ sơ của các hướng dẫn viên gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đề nghị được hưởng hỗ trợ.

    Theo Sở Du lịch, trong tổng số hồ sơ đã tiếp nhận, có 961 hồ sơ đủ điều kiện, hơn 460 hồ sơ không đủ điều kiện, còn lại đang chờ giải quyết. Đến nay, Sở đã thực hiện chi trả cho 742 hướng dẫn viên với mức hỗ trợ đúng quy định là 3.710.000 đồng/1 người, được chi trả 1 lần.

    Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu cho biết, ngay khi thành phố nới lỏng giãn cách, số lượng hồ sơ đăng ký của các hướng dẫn viên được gửi về Sở nhiều hơn. Các chuyên viên của Sở đã gấp rút tiếp nhận, xử lý hồ sơ và nhanh chóng giải quyết các thủ tục để các hướng dẫn viên đủ điều kiện nhận được gói hỗ trợ một cách sớm nhất.

    Sở Du lịch Hà Nội đã có hướng dẫn rất chi tiết trên website của Sở để các hướng dẫn viên có thể tìm hiểu khi làm thủ tục. Theo đó, hồ sơ đủ điều kiện gồm: Đơn đề nghị cùng thẻ hội viên của tổ chức nghề nghiệp bản công chứng; hoặc hợp đồng lao động với công ty du lịch có công chứng. Hồ sơ sau khi gửi về Sở Du lịch sẽ có kết quả sau 4 ngày (trừ ngày lễ). Hạn nộp hồ sơ đến hết ngày 31/1/2022.

    Sở Du lịch lưu ý, các hợp đồng có giá trị là phải có hiệu lực trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2020 đến nay.

    Ông Trần Trung Hiếu thông tin thêm, tới đây, Sở Du lịch tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ, thủ tục nhận hỗ trợ. Hiện nay, Hà Nội đang là một trong những tỉnh, thành phố làm tốt việc giải quyết thủ tục cho các hướng dẫn viên nhận gói hỗ trợ của Chính phủ đúng quy định và quy trình.




    Việt Nam: Quân đội tham gia phòng, chống dịch bắt đầu rút quân khỏi TP. HCM


    Từ nay đến ngày 15/10, các đơn vị do Bộ Quốc phòng cử đến TP. HCM hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 sẽ rút quân. Riêng quân y dự kiến hoàn tất ngày 30/11.

    Bộ Tư lệnh TP. HCM cho biết, các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 ở TP. HCM bắt đầu rút quân khỏi các quận, huyện.



    Theo kế hoạch, lực lượng của Bộ Quốc phòng rút trước, sau đó là lực lượng của Quân Khu 7 và hoàn tất vào ngày 15/10. Việc rút quân chi viện khỏi TP. HCM sẽ được thực hiện từng bước, theo đoàn, không triển khai ồ ạt. Riêng lực lượng Quân y tiếp tục hỗ trợ TP. HCM đến hết tháng 11.

    Bộ Tư lệnh TP. HCM lý giải, lực lượng quân y có thời gian rút quân chậm hơn vì cần phải xem xét, lên kế hoạch phù hợp với tình hình dịch COVID-19 của địa phương. Cụ thể, những nơi có tình hình dịch bệnh đang phức tạp, các đơn vị sẽ tiếp tục điều chuyển lực lượng Quân y từ nơi khác về hỗ trợ cho đến khi dịch bệnh được kiểm soát.

    Theo báo cáo của Sở Y tế TP. HCM, trong những ngày căng thẳng của đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4, thành phố đã nhận được sự chi viện của các lực lượng đến từ 132 đơn vị gồm các bệnh viện bộ, ngành, Trung ương, các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các trường Đại học, Cao đẳng Trung ương, tỉnh, thành phố và Học Viện Quân y, các lực lượng cán bộ thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các lực lượng khác cùng tham gia các hoạt động phòng, chống dịch.

    Cụ thể, nhân lực tham gia phòng, chống dịch của TP. HCM là hơn 158.000 người; nhân lực chi viện khác là gần 28.000 người (trong đó, gần 17.000 người tăng cường từ Bộ Quốc phòng và Bộ Công an hơn 1.700 người). Các lực lượng cũng phối hợp với thành phố triển khai 236 chốt kiểm soát liên ngành cùng 452 tổ tuần tra, kiểm soát trên toàn thành phố.








    Hà Nội: Bỏ treo biển trước nhà người về từ TP.HCM, xe khách liên tỉnh hoạt động trở lại từ hôm nay

    Hình ảnh

    Hà Nội bỏ đề xuất treo biển trước nhà người từ TP. HCM về. (Ảnh minh họa: hanoimoi.com.vn).



    Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, ngành y tế thành phố sẽ không yêu cầu treo biển trước nhà người về từ TP. HCM.

    Theo ông Tuấn, Sở Y tế Hà Nội từng ra văn bản đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các xã, phường, thị trấn và các lực lượng liên quan tiếp nhận thông tin người trở về địa bàn và quản lý chặt chẽ, có thể treo biển tại cửa nhà với nội dung: “Gia đình có người theo dõi sức khỏe phòng chống COVID-19”.



    Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng, việc treo biển là không bắt buộc, ngành y tế thành phố sẽ không yêu cầu phải treo biển trước nhà người về từ TP. HCM. Việc treo biển xuất phát từ “ý kiến tham mưu” với mục đích tăng cường giám sát cộng đồng. Sau khi xem xét, ngành y tế thấy nội dung không phù hợp nên kịp thời điều chỉnh.

    Trong thông báo ban hành trước đó của Sở Y tế Hà Nội, thành phố yêu cầu người đi máy bay về từ TP. HCM phải tự theo dõi sức khoẻ tại nhà, nơi lưu trú trong vòng 7 ngày kể từ ngày về Hà Nội, luôn thực hiện thông điệp 5K; thực hiện xét nghiệm vật chất di truyền (ARN) hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên mẫu đơn 2 lần vào ngày đầu tiên và ngày thứ 7.

    Ngoài ra, khi đi về, người dân phải ký cam kết tuân thủ nghiêm theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi lưu trú, khai báo y tế, chủ động thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú, lưu trú để được xét nghiệm và hướng dẫn công tác phòng, chống dịch theo quy định.

    Trong trường hợp có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác... người dân cần thông báo ngay cho cơ quan y tế để theo dõi và triển khai quy trình xử lý dịch bệnh theo quy định.





    Thực hư clip ‘cả nhà tổ trưởng đánh dân liên quan tiền trợ cấp’

    Thanhnien – người xông vào tấn công với nội dung ‘cả gia đình tổ trưởng tổ dân phố đánh người vì tiền trợ cấp’ gây xôn xao dư luận.

    Theo clip ghi lại hình ảnh trong lúc hai người phụ nữ lớn tuổi đứng bán trái cây trong nhà thì xuất hiện hai người nam đến bất ngờ xông vào nhà, dùng tay đánh tới tấp, dùng chân đá vào hai người phụ nữ này khiến nạn nhân ngã lăn ra sàn nhà.

    Bà K.H. (45 tuổi, ngụ quận Tân Phú) xác nhận mình và chị ruột là bà N.T.V (53 tuổi) là 2 nạn nhân bị đánh trong clip xuất hiện trên mạng.

    Theo đó, hơn 9 giờ ngày 10/10, bà H. cùng chị gái đứng bán trái cây bên trong nhà trên đường Tân Kỳ Tân Quý (phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú) thì có 3 người đàn ông xông vào nhà chị từ cửa trước và cửa sau, trong đó hai người nam lao đến tấn công chị và chị gái.

    3 người đàn ông xông vào nhà đánh người cũng là người thân, họ hàng trong gia đình bà và nguyên nhân xuất phát từ việc cạnh tranh mua bán trái cây, chỗ để xe.

    Như vậy, thông tin ‘cả gia đình tổ trưởng tổ dân phố đánh người vì tiền trợ cấp’ lan truyền trên mạng xã hội là không chính xác.




    Báo Hàn Quốc thừa nhận HLV Park Hang Seo có nguy cơ mất việc

    Đội tuyển Việt Nam đã toàn thua cả 4 trận đấu ở vòng loại cuối cùng World Cup 2022. Điều đó khiến cho đội bóng của HLV Park Hang Seo vẫn xếp cuối cùng ở bảng B khi chưa có được điểm nào.

    Trong thời gian qua, HLV người Hàn Quốc đã hứng chịu không ít sự chỉ trích. Chính vì vậy, tờ Sport Chosun thừa nhận nguy cơ ông có thể mất việc ở đội tuyển Việt Nam sau chuỗi trận không thành công.

    Một tờ báo khác của Hàn Quốc là MK Sport đã dẫn lời HLV Park Hang Seo khi cho rằng ông vẫn cần thêm thời gian để cải thiện đội bóng, khi đây mới là lần đầu tiên đội tuyển Việt Nam tham dự vòng loại cuối cùng World Cup.



    Ở hai trận đấu tiếp theo, đội tuyển Việt Nam sẽ trở về sân nhà để đối đầu với Nhật Bản (11/11) và Saudi Arabia (16/11). Với việc được trở về sân nhà thi đấu, đoàn quân của HLV Park Hang Seo được kỳ vọng sẽ giành điểm số đầu tiên.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 3.461 ca ; 106 ca tử vong tại 9 tỉnh, thành

    by music123 » Thứ 4 Tháng 10 13, 2021 7:38 pm

    Tối 13/10: Thêm 3.461 ca mắc COVID-19; 106 ca tử vong tại 9 tỉnh, thành

    TỔNG HỢP

    Hình ảnh

    Nhân viên y tế tiêm vaccine AstraZeneca tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) ngày 17/5/2021. (Ảnh: NHAC NGUYEN/AFP qua Getty Images)

    Ngày 13/10, Bộ Y tế cho biết có 3.461 ca mắc COVID-19 tại TP. HCM, Hà Nội và 45 địa phương khác. Trong ngày có 1.191 bệnh nhân khỏi bệnh.

    Bộ Y tế cho hay, tính từ 17h ngày 12/10 đến 17h ngày 13/10, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.461 ca nhiễm mới.


    Trong đó có:

    - 03 ca nhập cảnh;

    - 3.458 ca
    ghi nhận trong nước (tăng 519 ca so với ngày trước đó) tại 47 tỉnh, thành phố (có 1.432 ca trong cộng đồng).


    TP. HCM (1.162),
    Bình Dương (501),
    Đồng Nai (486),
    Hà Giang (152),
    An Giang (121),
    Đắk Lắk (113),
    Đồng Tháp (87),

    ...


    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày hôm qua là: Tây Ninh (giảm 61 ca), Bình Thuận (giảm 17 ca), Đồng Nai (giảm 15 ca).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày hôm qua là: Hà Giang (tăng 152 ca), TP. HCM (144), Đắk Lắk (113).

    Số ca nhiễm mới trong nước trung bình ghi nhận trong 07 ngày qua là: 3.851 ca/ngày


    Thêm 106 ca tử vong tại 9 tỉnh, thành:

    TP. HCM (73 ca),
    Bình Dương (18),
    Long An (4),
    Đồng Nai (4),
    Tiền Giang (3),
    Cần Thơ (1),
    An Giang (1),
    Đồng Tháp (1),
    Quảng Trị (1).


    Số ca tử vong trung bình ghi nhận trong 07 ngày qua là: 109 ca.

    Tính đến nay, Việt Nam đã có tổng số 20.869 ca tử vong liên quan đến COVID-19, chiếm 2,4% tổng số ca nhiễm.




    Hà Nội: Nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được bán tại chỗ từ ngày 14/10

    Ngày 13/10, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.

    Theo đó, từ 6h ngày 14/10, UBND thành phố điều chỉnh một số hoạt động trên địa bàn thành phố, cụ thể như sau:

    Các cơ quan, công sở, tổ chức, doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường; thường xuyên tự đánh giá nguy cơ và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; khuyến khích làm việc trực tuyến.
    Xe buýt, xe taxi được hoạt động theo công suất và hướng tuyến do Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn, đảm bảo các quy định của Bộ GTVT , Bộ Y tế và các quy định phòng, chống dịch.
    Các bảo tàng, công viên được mở cửa đón khách trở lại với số lượng không quá 10 người/đoàn, đảm bảo khoảng cách, thực hiện đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch.

    Khách sạn, cơ sở kinh doanh lưu trú được hoạt động trở lại không quá 50% công suất, đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh lưu trú và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định và hướng dẫn của ngành Du lịch.
    Nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (trừ các cơ sở kinh doanh rượu, bia, bia hơi) được phép kinh doanh, phục vụ tại chỗ, không quá 50% chỗ ngồi và phải đảm bảo khoảng cách hoặc có vách ngăn/tấm chắn, chủ cơ sở và nhân viên phải được tiêm 2 mũi vaccine phòng COVID-19; yêu cầu khách hàng thực hiện quét mã QR.

    Các hoạt động và cơ sở kinh doanh phải đảm bảo biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, thực hiện nghiêm 5K, cài đặt và quét mã QR theo quy định của Bộ Y tế và thành phố gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, chủ các cơ sở kinh doanh, dịch vụ và các cá nhân tham gia.





    Gần 1.700 hồ sơ hướng dẫn viên du lịch gặp khó bởi dịch COVID-19

    Sở Du lịch Hà Nội cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, đơn vị đã tiếp nhận được gần 1.700 hồ sơ của các hướng dẫn viên gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đề nghị được hưởng hỗ trợ.

    Theo Sở Du lịch, trong tổng số hồ sơ đã tiếp nhận, có 961 hồ sơ đủ điều kiện, hơn 460 hồ sơ không đủ điều kiện, còn lại đang chờ giải quyết. Đến nay, Sở đã thực hiện chi trả cho 742 hướng dẫn viên với mức hỗ trợ đúng quy định là 3.710.000 đồng/1 người, được chi trả 1 lần.

    Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu cho biết, ngay khi thành phố nới lỏng giãn cách, số lượng hồ sơ đăng ký của các hướng dẫn viên được gửi về Sở nhiều hơn. Các chuyên viên của Sở đã gấp rút tiếp nhận, xử lý hồ sơ và nhanh chóng giải quyết các thủ tục để các hướng dẫn viên đủ điều kiện nhận được gói hỗ trợ một cách sớm nhất.

    Sở Du lịch Hà Nội đã có hướng dẫn rất chi tiết trên website của Sở để các hướng dẫn viên có thể tìm hiểu khi làm thủ tục. Theo đó, hồ sơ đủ điều kiện gồm: Đơn đề nghị cùng thẻ hội viên của tổ chức nghề nghiệp bản công chứng; hoặc hợp đồng lao động với công ty du lịch có công chứng. Hồ sơ sau khi gửi về Sở Du lịch sẽ có kết quả sau 4 ngày (trừ ngày lễ). Hạn nộp hồ sơ đến hết ngày 31/1/2022.

    Sở Du lịch lưu ý, các hợp đồng có giá trị là phải có hiệu lực trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2020 đến nay.

    Ông Trần Trung Hiếu thông tin thêm, tới đây, Sở Du lịch tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ, thủ tục nhận hỗ trợ. Hiện nay, Hà Nội đang là một trong những tỉnh, thành phố làm tốt việc giải quyết thủ tục cho các hướng dẫn viên nhận gói hỗ trợ của Chính phủ đúng quy định và quy trình.




    Việt Nam: Quân đội tham gia phòng, chống dịch bắt đầu rút quân khỏi TP. HCM


    Từ nay đến ngày 15/10, các đơn vị do Bộ Quốc phòng cử đến TP. HCM hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 sẽ rút quân. Riêng quân y dự kiến hoàn tất ngày 30/11.

    Bộ Tư lệnh TP. HCM cho biết, các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 ở TP. HCM bắt đầu rút quân khỏi các quận, huyện.



    Theo kế hoạch, lực lượng của Bộ Quốc phòng rút trước, sau đó là lực lượng của Quân Khu 7 và hoàn tất vào ngày 15/10. Việc rút quân chi viện khỏi TP. HCM sẽ được thực hiện từng bước, theo đoàn, không triển khai ồ ạt. Riêng lực lượng Quân y tiếp tục hỗ trợ TP. HCM đến hết tháng 11.

    Bộ Tư lệnh TP. HCM lý giải, lực lượng quân y có thời gian rút quân chậm hơn vì cần phải xem xét, lên kế hoạch phù hợp với tình hình dịch COVID-19 của địa phương. Cụ thể, những nơi có tình hình dịch bệnh đang phức tạp, các đơn vị sẽ tiếp tục điều chuyển lực lượng Quân y từ nơi khác về hỗ trợ cho đến khi dịch bệnh được kiểm soát.

    Theo báo cáo của Sở Y tế TP. HCM, trong những ngày căng thẳng của đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4, thành phố đã nhận được sự chi viện của các lực lượng đến từ 132 đơn vị gồm các bệnh viện bộ, ngành, Trung ương, các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các trường Đại học, Cao đẳng Trung ương, tỉnh, thành phố và Học Viện Quân y, các lực lượng cán bộ thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các lực lượng khác cùng tham gia các hoạt động phòng, chống dịch.

    Cụ thể, nhân lực tham gia phòng, chống dịch của TP. HCM là hơn 158.000 người; nhân lực chi viện khác là gần 28.000 người (trong đó, gần 17.000 người tăng cường từ Bộ Quốc phòng và Bộ Công an hơn 1.700 người). Các lực lượng cũng phối hợp với thành phố triển khai 236 chốt kiểm soát liên ngành cùng 452 tổ tuần tra, kiểm soát trên toàn thành phố.








    Hà Nội: Bỏ treo biển trước nhà người về từ TP.HCM, xe khách liên tỉnh hoạt động trở lại từ hôm nay

    Hình ảnh

    Hà Nội bỏ đề xuất treo biển trước nhà người từ TP. HCM về. (Ảnh minh họa: hanoimoi.com.vn).



    Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, ngành y tế thành phố sẽ không yêu cầu treo biển trước nhà người về từ TP. HCM.

    Theo ông Tuấn, Sở Y tế Hà Nội từng ra văn bản đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các xã, phường, thị trấn và các lực lượng liên quan tiếp nhận thông tin người trở về địa bàn và quản lý chặt chẽ, có thể treo biển tại cửa nhà với nội dung: “Gia đình có người theo dõi sức khỏe phòng chống COVID-19”.



    Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng, việc treo biển là không bắt buộc, ngành y tế thành phố sẽ không yêu cầu phải treo biển trước nhà người về từ TP. HCM. Việc treo biển xuất phát từ “ý kiến tham mưu” với mục đích tăng cường giám sát cộng đồng. Sau khi xem xét, ngành y tế thấy nội dung không phù hợp nên kịp thời điều chỉnh.

    Trong thông báo ban hành trước đó của Sở Y tế Hà Nội, thành phố yêu cầu người đi máy bay về từ TP. HCM phải tự theo dõi sức khoẻ tại nhà, nơi lưu trú trong vòng 7 ngày kể từ ngày về Hà Nội, luôn thực hiện thông điệp 5K; thực hiện xét nghiệm vật chất di truyền (ARN) hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên mẫu đơn 2 lần vào ngày đầu tiên và ngày thứ 7.

    Ngoài ra, khi đi về, người dân phải ký cam kết tuân thủ nghiêm theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi lưu trú, khai báo y tế, chủ động thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú, lưu trú để được xét nghiệm và hướng dẫn công tác phòng, chống dịch theo quy định.

    Trong trường hợp có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác... người dân cần thông báo ngay cho cơ quan y tế để theo dõi và triển khai quy trình xử lý dịch bệnh theo quy định.





    Thực hư clip ‘cả nhà tổ trưởng đánh dân liên quan tiền trợ cấp’

    người xông vào tấn công với nội dung ‘cả gia đình tổ trưởng tổ dân phố đánh người vì tiền trợ cấp’ gây xôn xao dư luận.

    Theo clip ghi lại hình ảnh trong lúc hai người phụ nữ lớn tuổi đứng bán trái cây trong nhà thì xuất hiện hai người nam đến bất ngờ xông vào nhà, dùng tay đánh tới tấp, dùng chân đá vào hai người phụ nữ này khiến nạn nhân ngã lăn ra sàn nhà.

    Bà K.H. (45 tuổi, ngụ quận Tân Phú) xác nhận mình và chị ruột là bà N.T.V (53 tuổi) là 2 nạn nhân bị đánh trong clip xuất hiện trên mạng.

    Theo đó, hơn 9 giờ ngày 10/10, bà H. cùng chị gái đứng bán trái cây bên trong nhà trên đường Tân Kỳ Tân Quý (phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú) thì có 3 người đàn ông xông vào nhà chị từ cửa trước và cửa sau, trong đó hai người nam lao đến tấn công chị và chị gái.

    3 người đàn ông xông vào nhà đánh người cũng là người thân, họ hàng trong gia đình bà và nguyên nhân xuất phát từ việc cạnh tranh mua bán trái cây, chỗ để xe.

    Như vậy, thông tin ‘cả gia đình tổ trưởng tổ dân phố đánh người vì tiền trợ cấp’ lan truyền trên mạng xã hội là không chính xác.




    Báo Hàn Quốc thừa nhận HLV Park Hang Seo có nguy cơ mất việc

    Đội tuyển Việt Nam đã toàn thua cả 4 trận đấu ở vòng loại cuối cùng World Cup 2022. Điều đó khiến cho đội bóng của HLV Park Hang Seo vẫn xếp cuối cùng ở bảng B khi chưa có được điểm nào.

    Trong thời gian qua, HLV người Hàn Quốc đã hứng chịu không ít sự chỉ trích. Chính vì vậy, tờ Sport Chosun thừa nhận nguy cơ ông có thể mất việc ở đội tuyển Việt Nam sau chuỗi trận không thành công.

    Một tờ báo khác của Hàn Quốc là MK Sport đã dẫn lời HLV Park Hang Seo khi cho rằng ông vẫn cần thêm thời gian để cải thiện đội bóng, khi đây mới là lần đầu tiên đội tuyển Việt Nam tham dự vòng loại cuối cùng World Cup.



    Ở hai trận đấu tiếp theo, đội tuyển Việt Nam sẽ trở về sân nhà để đối đầu với Nhật Bản (11/11) và Saudi Arabia (16/11). Với việc được trở về sân nhà thi đấu, đoàn quân của HLV Park Hang Seo được kỳ vọng sẽ giành điểm số đầu tiên.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 4151 ca ; 81 ca tử vong tại 10 tỉnh, thành

    by music123 » Thứ 5 Tháng 10 14, 2021 5:24 pm

    TỐI 14/10: Thêm 4.151 ca COVID-19, TP.HCM lần đầu dưới 1.000 ca

    TỔNG HỢP

    Hình ảnh

    Trong 4.151 ca nhiễm Bộ Y tế công bố tối 14/10 có 3.092 ca tại 4 tỉnh thành và 1.059 ca Sóc Trăng bổ sung mã bệnh nhân; riêng TP.HCM lần đầu tiên sau 98 ngày số ca dưới 1.000.

    Cụ thể, hôm nay số ca nhiễm cả nước tăng 689 ca so với hôm qua, gồm 2.429 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa (tăng 403 ca), 1.718 ca đang điều tra dịch tễ (tăng 286 ca). Trong đó, TP.HCM giảm 253 ca, ở mức 909 ca – tức lần đầu tiên sau 98 ngày xuống dưới 1.000, Hà Giang giảm 152 ca, Đăk Lăk giảm 69; Tây Ninh tăng 223 ca, Đồng Nai tăng 161 ca, Lâm Đồng tăng 20 ca.

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 3.700 ca/ngày.


    Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM 414.744, Bình Dương 223.959, Đồng Nai 57.122, Long An 33.567, Tiền Giang 14.774.

    Trong ngày ghi nhận 81 ca tử vong tại: TP.HCM 61, Bình Dương 10, Long An 3, Đồng Tháp, An Giang, Khánh Hòa, Đăk Lăk, Bạc Liêu, Kiên Giang và Sóc Trăng đều một.

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 104 ca. Tổng số ca tử vong tại Việt Nam tính đến nay là 20.950 ca. Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 853.842 ca nhiễm.



    Bắt đầu tiêm vắc-xin cho trẻ em từ 12-17 tuổi


    Để từng bước tăng diện bao phủ và đạt hiệu quả sử dụng tối đa vắc-xin Covid-19, theo kinh nghiệm sử dụng của một số quốc gia, ngày 14/10 Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị các tỉnh/thành triển khai tiêm vắc-xin cho trẻ em.

    Cụ thể, mở rộng đối tượng tiêm cho trẻ từ 12 – 17 tuổi theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp (tiêm trước cho lứa tuổi từ 16 – 17 tuổi và hạ dần độ tuổi) theo tiến độ cung ứng vắc-xin và tình hình dịch tại địa phương.



    Về loại vắc-xin sử dụng để tiêm cho trẻ em, Bộ Y tế đề nghị sử dụng vắc-xin đã được Bộ phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này, theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và Bộ Y tế. Vắc-xin được sử dụng 2 liều cơ bản/đối tượng và tiêm cùng loại vắc-xin.

    Các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm mũi 1 từ tháng 10/2021 nếu đã chuẩn bị đủ điều kiện. Cùng đó, Sở Y tế các tỉnh/thành phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát, lập danh sách tiêm cho trẻ đang đi học từ lớp 6 đến hết lớp 12.

    Bộ Y tế đề nghị cha mẹ, người giám hộ thực hiện ký phiếu đồng ý tiêm chủng (nếu đồng ý tiêm chủng cho đối tượng này) theo mẫu ban hành kèm theo công văn này. Thực hiện khám sàng lọc trước tiêm theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế và chỉ định loại vắc-xin sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.




    Chủ tịch Phan Văn Mãi: TP.HCM chưa thể trở lại bình thường mới trong tháng 11

    Hình ảnh

    Chủ tịch TP. HCM Phan Văn Mãi cho biết, thành phố chưa thể quay trở lại trạng thái bình thường mới, phải tiếp tục các biện pháp kiểm soát, phòng dịch COVID-19.

    Chủ tịch TP. HCM Phan Văn Mãi cho biết như trên tại buổi trao đổi với báo chí bên hành lang Hội nghị lần thứ 9 (mở rộng) Ban Chấp hành Đảng bộ TP. HCM khóa XI trưa 14/10.



    Ông Mãi cho biết, quan điểm của lãnh đạo thành phố là không vội vàng mở cửa mà phải thận trọng từng bước, an toàn đến đâu mở đến đấy.

    Theo đánh giá của ông Mãi, tình hình dịch bệnh hiện nay tại thành phố đã cơ bản được cải thiện nhiều nhưng chưa bền vững. Các cơ quan quản lý nhà nước tại đây vẫn chưa thể hoạt động bình thường. Trường học chưa thể dạy và học trực tiếp. Các cơ sở y tế chưa hoạt động hết công suất. Nhiều hoạt động của nền kinh tế chưa thể khôi phục hết.

    "Nếu hỏi tình hình kiểm soát dịch bệnh đã bền vững chưa và bao giờ TP. HCM trở lại trạng thái bình thường mới thì tôi khẳng định là phải tiếp tục các biện pháp kiểm soát phòng dịch. Tới lúc này, chưa thể nói TP. HCM quay trở lại trạng thái bình thường mới", ông Mãi nói.

    Ông Mãi cho hay, với cách tiếp cận dịch bệnh theo từng cấp độ như Bộ Y tế đã hướng dẫn thì thành phố chưa xác định được thời điểm trở lại trạng thái bình thường mới. Kể cả trường hợp kiểm soát dịch bệnh tiếp tục diễn tiến thuận lợi thì đến tháng 11 tới, thành phố cũng chưa thể trở lại bình thường mới hoàn toàn.

    Theo ông Mãi, điều kiện của mỗi địa phương khác nhau nên không thể so sánh mức độ mở cửa.

    Căn cứ vào Nghị quyết 128 của Chính phủ và hướng dẫn phân loại cấp độ dịch của Bộ Y tế, thành phố sẽ rà soát, đánh giá lại cấp độ dịch bệnh của từng xã, phường để áp dụng các khuyến cáo phù hợp. Tuy nhiên, các biện pháp áp dụng cần được tính toán kỹ để tránh việc mỗi địa phương áp dụng một phương án.

    Người đứng đầu chính quyền TP. HCM cho biết, thành phố đang xem xét đề xuất thí điểm cho phép ăn uống tại chỗ của quận 7 và cho phép học sinh xã đảo Thạnh An (huyện Cần Giờ) học trực tiếp và vẫn chưa chốt thời điểm cho hai phương án thí điểm trên.

    Thành phố yêu cầu các địa phương phải đánh giá kỹ tình hình, chuẩn bị chặt chẽ các phương án, đặc biệt là phải đảm bảo an toàn.

    Ông Mãi cho rằng, thành phố phải chuẩn bị thật kỹ, nôn nóng một chút hoặc sai một chút có thể gây ra ảnh hưởng rất lớn.


    Hà Nội có thêm 252.558 liều vaccine Pfizer được phân bổ


    Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn về việc tiếp tục triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 đợt 24 gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, các bệnh viện trong và ngoài công lập; Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã. Theo nội dung công văn, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đã có các quyết định cấp cho Hà Nội 267.180 liều vaccine Pfizer.

    Theo đề xuất của CDC Hà Nội, Sở Y tế phân bổ số lượng 252.558 liều vaccine Pfizer cho 30 quận, huyện, thị xã.

    Sở Y tế Hà Nội yêu cầu, đối với 14.628 liều vaccine Pfizer thực hiện tiêm trả mũi 2 cho các đối tượng đã tiêm mũi 1 cùng loại với khoảng cách ít nhất là 3 tuần và có thể tiêm mũi 1 cho các đối tượng ưu tiên nếu chưa được tiêm.

    Đối với 237.930 liều vaccine Pfizer chỉ tiêm mũi 1 và trả mũi 2 trước cho các đối tượng: Người trên 50 tuổi, phụ nữ có thai từ 13 tuần... (có thể tiêm mũi 2 cho các đối tượng đã tiêm mũi 1 vaccine của AstraZeneca nếu người tiêm chủng đồng ý).

    Theo Sở Y tế Hà Nội, đến nay, tổng số tiêm được 8.841.145 mũi, trong đó tiêm được 5.906.389 mũi 1 (đạt 97,95% dân số trên 18 tuổi và 71,16% tổng dân số), tiêm được 2.934.756 mũi 2 (đạt 48,7% dân số trên 18 tuổi và 35,4% tổng dân số).






    Được đi làm, phụ huynh nháo nhác tìm người ‘canh’ con học online


    Sau khi nhận được email từ công ty thông báo đi làm trở lại, ngay trong tối hôm qua, chị Phương Anh (quận Ba Đình, Hà Nội) tức tốc di chuyển cả nhà về nhà bà ngoại.

    Chồng là bộ đội thường xuyên xa nhà, công ty chị cách nhà gần 10km, nên nếu đi làm chị chỉ còn cách nhờ bà trông con.

    “Nhà có bé 4 tuổi và hai bé đang học lớp 5 và lớp 7, ngoài việc lo ăn uống thì quan trọng nhất là mình muốn nhờ bà trông con học online.

    Không phải là nhờ bà hướng dẫn các bé mà canh giờ… tắt Internet. Nếu để hai chị em tự học thì không đời nào tự giác rời máy tính. Vì vậy, mình nhờ bà xem thời khóa biểu, hết giờ học là rút dây mạng luôn, đến buổi chiều nếu có học mới cho vào lại”.

    Anh Thành Nam (quận Đống Đa, Hà Nội) cũng bày tỏ sự lo lắng khi quay lại chế độ làm việc bình thường, nhưng không phải vì công việc.

    “Thật mừng là lại được đi làm, nhưng cũng thật lo vì hai đứa con tôi ở nhà không có người canh chừng việc học. Cả hai lớn rồi, việc ăn uống chúng nó tự túc được nhưng như hiện nay đến bữa phải gọi mới rời máy tính, cứ lấy lý do học với làm bài tập mới kịp để ngồi lỳ ở đấy.

    Nếu chúng tôi đi làm cả ngày, e rằng bọn trẻ còn ngồi máy thông buổi trưa, ăn uống ngủ nghỉ không theo nếp, sẽ rất hại sức khoẻ”.

    Hai vợ chồng anh dự định đến cuối tuần sẽ về Bắc Ninh đưa ông nội lên nhờ trông nom bọn trẻ trong lúc vẫn chưa đến trường được.
    Hình ảnh
Đăng trả lời 344 bài viết

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 111 khách