Đăng trả lời 344 bài viết
VN:Thêm 88.378 ca, Quảng Ninh và Bình Định bổ sung 23.262 F0
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49320
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 12.900 ca; Ban hành ch/s hỗ trợ doanh nghiệp

    by music123 » Thứ 6 Tháng 8 27, 2021 3:25 pm

    Tối 27/8:Thêm hơn 12.900 ca COVID-19; Chính phủ sẽ ban hành loạt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua dịch bệnh

    Hiểu Minh

    Hình ảnh

    Ảnh tổng hợp.


    Thêm hơn 12.900 người mắc COVID-19

    TP.HCM là địa phương có số lượng ca mới trong ngày cao nhất cả nước (5.383), Bình Dương đứng thứ 2 (4.187).

    Theo thông tin tối 27/8 của Bộ Y tế, trong 24 giờ qua, số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 1.332 ca. Tại TP.HCM tăng 1.449 ca, Bình Dương giảm 681 ca, Đồng Nai tăng 253 ca, Long An tăng 5 ca, Tiền Giang giảm 42 ca.

    Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 công bố thêm 356 ca tử vong. Họ được ghi nhận tại tại TP.HCM (287), Bình Dương (34), Đồng Nai (13), Khánh Hòa (10), Long An (7), Đà Nẵng (2), Bến Tre (1), Sóc Trăng (1), Thanh Hóa (1).



    Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 10.053 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,3% so với tỷ lệ tử vong trên thế giới (2,1%).

    Trong ngày, 10.126 người mắc COVID-19 khỏi bệnh. Tổng số ca được điều trị khỏi: 198.614 người. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.146 ca

    Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 410.366 ca nhiễm, đứng thứ 63/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân. Nước ta đứng thứ 166/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 4.174 ca nhiễm).

    Thanh Hóa: Ca COVID-19 đầu tiên tử vong

    Chiều 27/8, thông tin từ Sở Y tế Thanh Hóa cho biết, tỉnh này vừa ghi nhận 1 bệnh nhân mắc COVID-19 tử vong. Bệnh nhân là nữ, (53 tuổi, ngụ xã Quảng Thái, H.Quảng Xương, Thanh Hóa).

    Trước đó, bệnh nhân từ TP.HCM về Thanh Hóa vào ngày 19/8 và được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm theo quy định. Đến ngày 20/8, kết quả xét dương tính COVID-19. Được đưa đến Bệnh viện Phổi Thanh Hóa để điều trị.



    Tuy nhiên, đến 15 giờ ngày 26/8, bệnh nhân diễn biến nặng và tử vong lúc 19 giờ 30 cùng ngày. Như vậy, kể từ khi xuất hiện dịch COVID-19, đây là ca bệnh đầu tiên ở tỉnh Thanh Hóa tử vong có nhiễm COVID-19.

    Tính từ đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4) cho đến 12 giờ ngày 27/8, toàn tỉnh Thanh Hóa đã ghi nhận 253 ca mắc COVID-19, trong đó đã điều trị khỏi và ra viện 99 người. Tổng số F1 liên quan đến các ổ dịch, các bệnh nhân là 1.595 người và 9.957 người là F2.

    TP.HCM: Sản phụ định đi bộ tới bệnh viện sinh con vì không có tiền

    Sáng 25/8, ông Nguyễn Phương Thanh, Trưởng Ban Chỉ huy quân sự xã Trung Chánh, huyện Hóc Môn, TP.HCM cho biết khuya cùng ngày, tổ tuần tra quân sự của xã phát hiện một sản phụ cùng chồng ở góc đường Nguyễn Ảnh Thủ và Song Hành (Hóc Môn).

    Theo ông Thanh, chồng sản phụ cho biết hiện đang ở trọ trên địa bàn ấp Trung Chánh 2, xã Trung Chánh. Do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên người chồng mất việc. “Chồng sản phụ còn cho biết do không có tiền nên không dám gọi xe và cũng không biết gọi xe nào. Chồng sản phụ định dẫn vợ đi bộ tới bệnh viện để sinh” – ông Thanh nói.

    Ngay sau đó, tổ tuần tra quân sự xã Trung Chánh đã đưa sản phụ cùng chồng tới Bệnh viện Xuyên Á (huyện Củ Chi, TP.HCM).



    Trao đổi qua điện thoại với phóng viên, chồng sản phụ cho biết bé trai nặng 2.600 g vừa ra đời. Hiện sức khỏe cả mẹ lẫn con đều ổn định. “Rất mừng vì Bệnh viện Xuyên Á đang xem xét hỗ trợ viện phí cho vợ tôi” – chồng sản phụ nói thêm.

    Chính phủ sẽ ban hành loạt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua dịch bệnh

    Bộ Kế hoạch và đầu tư vừa trình Chính phủ ban hành nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19, theo đó sẽ có khoảng 1 triệu lượt doanh nghiệp được hỗ trợ tín dụng, 160.000 doanh nghiệp được gia hạn, miễn, giảm thuế, phí.

    Mục tiêu của nghị quyết là tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giảm thiểu số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản, sớm kiểm soát được dịch bệnh, khôi phục sản xuất kinh doanh.

    Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, việc Chính phủ ban hành nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19 thời gian tới sẽ có khoảng 1 triệu lượt doanh nghiệp, khách hàng được hưởng hỗ trợ tín dụng, 160.000 doanh nghiệp được hưởng chính sách gia hạn, miễn, giảm thuế, phí, tiền thuê đất; khoảng 50.000 doanh nghiệp sẽ quay trở lại hoạt động trong năm 2021.

    Bên cạnh đó, có hàng trăm ngàn doanh nghiệp được hưởng hỗ trợ tiền điện, tiền nước, cước viễn thông, chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động, đào tạo lao động.

    TP.HCM: Xét nghiệm hơn 800 người vô gia cư, phát hiện 69 ca dương tính

    Hình ảnh

    Lực lượng chức năng điều tra truy vết các trường hợp liên quan ca nhiễm COVID-10 tại TP. HCM. (Ảnh: HCMC/ medinet.hochiminhcity.gov.vn)

    Lực lượng Công an tại TP. HCM đã tiến hành xét nghiệm sàng lọc cho hơn 800 người vô gia cư sống lang thang tại thành phố và phát hiện có 69 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

    Tối 26/8, Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an tại buổi làm việc giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố đã cho biết, từ ngày 23/8 đến ngày 26/8, lực lượng công an đã phát hiện hơn 800 người sống lang thang và đã tiến hành xét nghiệm sàng lọc. Kết quả là phát hiện có 69 trường hợp dương tính.



    Các F0 đã được đưa đi cách ly, điều trị. Những trường hợp còn lại được đưa vào các cơ sở bảo trợ xã hội để chăm sóc.

    Theo Trung tướng Ngọc, đáng lo ngại là TP. HCM có khoảng 100 người nước ngoài đang sống lang thang nhưng việc tập trung để xét nghiệm, chăm sóc còn gặp nhiều khó khăn.

    Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ về phòng chống dịch tại TP. HCM đề nghị lãnh đạo TP. HCM chỉ đạo lực lượng công an các quận huyện và TP. Thủ Đức phải tập trung toàn bộ số người lang thang cơ nhỡ trên địa bàn và đưa đi xét nghiệm tầm soát.



    Hà Nội: Thiết lập vùng cách ly y tế với 1.900 dân phường Giáp Bát

    Chiều 27/8, chủ tịch quận Hoàng Mai (Hà Nội) Nguyễn Minh Tâm đã ký quyết định thiết lập vùng cách ly y tế đối với khu vực có bệnh nhân COVID-19 tại phường Giáp Bát.

    Quyết định nêu, thiết lập vùng cách ly y tế từ 12h trưa 25/8 đến 12h trưa 8/9 (14 ngày) gồm 492 hộ, 1.903 nhân khẩu tại các khu vực thuộc phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, cụ thể như sau:

    Toàn bộ ngõ 24 Kim Đồng (203 hộ); toàn bộ ngõ 897 đường Giải Phóng (17 hộ); toàn bộ ngõ 6 Kim Đồng (41 hộ). Ngách 1 ngõ 4 Kim Đồng (từ số 2 đến số 88 gồm 33 hộ).

    Tại đường Giáp Bát (dãy lẻ từ số 231 đến 315; dãy chẵn từ số 194 đến 286, gồm 184 hộ).

    Đường dọc Sông Sét từ đầu cầu Kim Đồng đến đầu Cầu Sét, đường Trương Định (từ số 2 đến số 12 gồm 14 hộ).

    Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh ổ dịch phường Giáp Bát xuất hiện nhiều F0, riêng trưa 27-8 ghi nhận thêm 7 ca mắc mới.

    Ổ dịch trên có nguồn lây từ 4 lái xe luồng xanh Công ty Hiền Phước từ TP.HCM ra Hà Nội cách đây 4 ngày. Sau đó, các tài xế trên xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, đau đầu nên đã đến Bệnh viện Nông nghiệp xét nghiệm, kết quả PCR của CDC Hà Nội khẳng định dương tính ngày 23/8.

    Cô giáo nhiễm COVID-19, 23 học sinh lớp 1 trở thành F1 khi tựu trường

    Hình ảnh

    Trường tiểu học Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, H.Như Thanh, Thanh Hóa) (ảnh: CTTĐT Thanh Hoá).

    Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 xã Phú Nhuận và H.Như Thanh (Thanh Hóa) ngày 26/8 cách ly tại nhà đối với 30 người là F1 của một giáo viên. Các F1, gồm có 23 học sinh lớp 1, 4 giáo viên và 3 phụ huynh. Sáng 27/8, cơ quan chức năng Thanh Hoá cho biết trong 23 học sinh lớp 1 đã có 2 em dương tính COVID-19.

    Thanh Niên đưa tin, sáng 27/8, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa (CDC Thanh Hóa) cho biết, vừa ghi nhận 2 ca nhiễm COVID-19 là các học sinh lớp 1E Trường tiểu học Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, H.Như Thanh, Thanh Hóa).

    Các học sinh này đã được cách ly sau khi ngành y tế phát hiện cô giáo chủ nhiệm lớp (ngụ H.Nông Cống, Thanh Hóa) mắc COVID-19 vào sáng 26/8.


    Nguồn tin trên cho hay, trước đó, ngày 23/8, Trường tiểu học Phú Nhuận tổ chức cho học sinh tựu trường theo kế hoạch năm học 2021 – 2022.

    Tại điểm trường khu B (thôn Phú Sơn, xã Phú Nhuận) của Trường tiểu học Phú Nhuận, nữ giáo viên đã tiếp xúc với 23 học sinh lớp 1E do cô giáo này làm chủ nhiệm. Ngoài ra, nữ giáo viên còn tiếp xúc với 4 giáo viên và 3 phụ huynh.

    Hình ảnh

    Nhân viên văn thư trường học mắc COVID-19, 58 người phải cách ly


    Báo Zing đăng tin, ngày 26/8, ông Tô Trọng Nguyệt, Hiệu trưởng THPT Nông Cống 1 (huyện Nông Cống, Thanh Hóa), có báo cáo gửi Sở GD&ĐT về việc nhà trường có nữ nhân viên văn thư tên N.T.T. dương tính COVID-19.

    Qua truy vết, 58 cán bộ, giáo viên, nhân viên của ngôi trường này trở thành F1 và phải thực hiện cách ly tập trung.

    “Vì số lượng F1 đông, nhà trường đã đề nghị với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 huyện cho các F1 được cách ly ngay tại trường để thuận tiện điều hành và tránh lây nhiễm chéo”, báo cáo nêu rõ.


    Về kế hoạch khai giảng năm học 2021-2022, dự kiến nhà trường vẫn tổ chức vào ngày 5/9, song sẽ thực hiện dưới hình thức trực tuyến.

    Hình ảnh

    Thanh Hóa ghi nhận thêm 14 trường hợp mắc COVID-19 ngoài cộng đồng

    Ngày 26/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Thanh Hóa cho biết, tại huyện Nông Cống đã ghi nhận thêm 14 trường hợp dương tính COVID-19.

    Trong số 14 trường hợp mắc COVID-19 mới phát hiện, có 13 ca địa chỉ tại tiểu khu Nam Tiến, thị trấn Nông Cống và 1 trường hợp ở xã Tế Nông. Đây là những trường hợp đã được lấy mẫu test nhanh cho kết quả dương tính trong ngày.

    Theo CDC tỉnh Thanh Hóa đang còn 444 mẫu sàng lọc chờ xét nghiệm.

    Như vậy trong 3 ngày qua, tại huyện Nông Cống đã ghi nhận 22 trường hợp mắc COVID-19, trong đó tại huyện Nông Cống có 20 trường hợp tại thị trấn Nông Cống, 2 trường hợp tại xã Tế Nông.

    Tất cả đều ngoài cộng đồng và chưa rõ nguồn lây nhiễm.

    Ghi nhận nhiều ca nhiễm cộng đồng, chiều ngày 26/8, Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa ban hành công văn khẩn số 359 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.
    Sửa lần cuối bởi 3 vào ngày music123 với 0 lần sửa trong tổng số.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49320
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 12.103 ca; Miền Trung báo động Covid

    by music123 » Thứ 7 Tháng 8 28, 2021 5:14 pm

    Tối 28/8: Thêm 12.103 ca COVID-19; Miền Trung báo động bùng COVID-19 từ người hoàn thành cách ly


    Hiểu Minh

    Hình ảnh

    Ảnh tổng hợp.


    Thêm 12.103 ca COVID-19

    Trong 12.103 ca nhiễm Bộ Y tế công bố tối 28/8 có 12.097 ca ở 39 tỉnh thành, giảm 804 ca so với hôm qua; 12.375 người khỏi bệnh; 352 ca tử vong.

    Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 10.405 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc. Tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới là 2,1%.

    12.097 ca ghi nhận tại: TP.HCM 5.481 ca, Bình Dương 4.049, Đồng Nai 797, Long An 451, Tiền Giang 241, Đồng Tháp 143, Đà Nẵng 109, Khánh Hòa 92, Quảng Bình 90, Kiên Giang 77, Nghệ An 70, Hà Nội 61, Đăk Lăk 60, Bình Thuận 49, Cần Thơ 37, Bà Rịa – Vũng Tàu 35, Bến Tre 25, Thừa Thiên Huế 24, Thanh Hóa 22, An Giang 20, Phú Yên và Sóc Trăng 16, Quảng Ngãi 15, Bạc Liêu, Quảng Nam, Trà Vinh, Bình Phước đều 13, Hậu Giang và Bình Định đều 11, Đăk Nông 8, Vĩnh Long, Ninh Thuận và Hà Tĩnh 6, Cà Mau 5, Lâm Đồng 4, Lạng Sơn 3, Gia Lai và Bắc Ninh đều 2, Bắc Giang một. Trong đó, 6.468 ca trong cộng đồng.



    Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam ghi nhận 422.469 ca nhiễm, đứng thứ 60/222 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tính tỷ lệ số ca nhiễm trên 1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 166 (bình quân cứ 1 triệu người có 4.297 ca nhiễm).

    Lấy 1,4 triệu test nhanh, TP.HCM phát hiện hơn 54.000 mẫu dương tính
    Zing – Ông Phạm Đức Hải, người phát ngôn của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM cho biết, tính đến 6h ngày 28/8, thành phố có 194.596 trường hợp mắc Covid-19.

    Hiện, thành phố điều trị 38.559 bệnh nhân, 2.739 bệnh nhân nặng đang thở máy và 20 bệnh nhân can thiệp ECMO.

    Ngày 27/8 có 2.236 bệnh nhân xuất viện (tổng số xuất viện cộng dồn từ 1/1/2021 đến nay là 99.955), 287 trường hợp tử vong trong ngày. Tổng số tử vong cộng dồn đến nay là 8.097 ca.

    Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hữu Hưng cho biết từ 23/8 đến nay, thành phố đã lấy 1.436.922 mẫu test nhanh và phát hiện 54.498 ca dương tính, tỷ lệ dao động trên dưới 3,5%.



    Miền Trung báo động bùng phát dịch COVID-19 từ người hoàn thành cách ly về nhà

    Chỉ trong một thời gian ngắn, các tỉnh Thừa Thiên – Huế, Quảng Trị và Quảng Nam đã rơi vào tình trạng báo động nguy cơ dịch bùng phát trong cộng đồng, khi ghi nhận hàng chục ca bệnh từ những người hoàn thành cách ly tập trung trở về theo dõi y tế tại nhà. Số ca nhiễm tăng đột biến tại các địa phương vốn trước đây còn khá an toàn.

    Trong ngày 27/8, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã ghi nhận 24 ca mới, trong đó bao gồm 18 ca được phát hiện tại cộng đồng, sau khi hoàn thành cách ly tập trung.

    Trước đó, ngày 26/8, địa phương này cũng ghi nhận 70 ca bệnh mới, trong đó có 5 ca ghi nhận ngoài cộng đồng từ những người hoàn thành cách ly về nhà. Tình trạng này cũng diễn ra tương tự tại Quảng Nam.

    Khoe giấy đi đường được ‘chạy vòng vòng’ lên Facebook, tình nguyện viên bị thu hồi giấy

    Trưa 28/8, trao đổi với báo trong nước, ông Phạm Thanh Phương – chủ tịch phường An Phú, TP. Thủ Đức (TP.HCM) cho biết, ngày 27/8, đã mời chị V.N.T.M. (tình nguyện viên) – người đã đăng tải hình ảnh giấy đi đường lên mạng xã hội – lên làm việc và tịch thu giấy đi đường của chị này trong đêm.

    Theo ông Phương, tối 27/8, phường An Phú nhận được thông tin phản ảnh chị M. đã đăng tải hình ảnh giấy đi đường mẫu mới của phường An Phú cấp cho chị, giấy do thẩm quyền trưởng Công an phường An Phú ký và đóng dấu, số thứ tự 077.



    Sau khi được cấp giấy, chị M. dùng tài khoản mạng xã hội Facebook cá nhân tên “T.M.” đăng tải hình ảnh giấy đi đường kèm nội dung: “cuối cùng e cũng được ra đường, được chạy vòng vòng… Cảm ơn ông anh trai của em…”.

    Trong giấy đi đường nêu nơi làm việc “UBND phường An Phú, TP. Thủ Đức”, vị trí công tác “tình nguyện viên”, mục đích tham gia giao thông “phòng chống dịch COVID-19”.

    Ông Phương cho biết đợt vừa rồi phường tăng cường lấy mẫu xét nghiệm cho người dân ở các chung cư nên thiếu lực lượng lấy mẫu xét nghiệm, phường đã vận động, tuyển tình nguyện viên tham gia chống dịch. Chị M. đã đăng ký tham gia nhóm tình nguyện viên của phường An Phú đến nay.

    Khi TP chỉ đạo các lực lượng tham gia phòng chống dịch cũng phải có giấy đi đường nên phường đã cấp cho chị M. với mục đích tham gia chống dịch.

    “Tuy nhiên, trong một chút quá hưng phấn, chị này không kiềm chế được nên đăng lên mạng, không biết như vậy là nhạy cảm. Phía phường đã nhanh chóng chỉ đạo thu hồi lại giấy trong đêm 27/8 và tạm thời không để chị M. tham gia nhóm tình nguyện viên tại phường” – chủ tịch phường An Phú nói.



    Thêm 63 người nghi nhiễm, Hà Nội tìm người đến chợ Ngọc Hà

    Sở Y tế Hà Nội ghi nhận 21 ca dương tính COVID-19 từ 12h đến 18h ngày 28/8, nâng tổng số ca mắc trong ngày lên 63.

    Tổng số ca nhiễm tại Hà Nội trong đợt dịch thứ 4, từ 27/4 đến nay là 2.958 ca, trong đó số ca cộng đồng là 1.530 ca, số ca sau khi đã cách ly là 1.428 ca.

    Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 quận Ba Đình thông báo khẩn tìm tất cả người có mặt tại chợ Ngọc Hà, phường Đội Cấn, quận Ba Đình trong thời gian từ 3h ngày 21/8 đến 17h ngày 27/8 nhanh chóng liên hệ với Trạm Y tế gần nhất.

    Khu chợ Ngọc Hà liên quan đến ca COVID-19 thuộc chùm ho sốt cộng đồng, được Sở Y tế Hà Nội công bố sáng 28/8.

    Người phụ nữ 52 tuổi, ở thôn 1, Trung Châu, Đan Phượng; bán hàng tại chợ Ngọc Hà. Ngày 26/8, người này sốt, mệt mỏi, ngày 27/8 test nhanh dương tính COVID-19. Mẫu bệnh phẩm CDC Hà Nội xét nghiệm khẳng định, cho kết quả tương tự.

    Sản phụ mang thai con đầu lòng ở Đắk Lắk tử vong vì COVID-19

    Sau khi xác định mắc COVID-19, sản phụ mang thai con đầu lòng đã được chuyển qua nhiều bệnh viện khác nhau để điều trị song do bệnh tình diễn biến quá nặng nên không qua khỏi.
    Tối 28/8, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk thông tin trên địa bàn vừa ghi nhận thêm 1 trường hợp tử vong do mắc COVID-19. Đó là bệnh nhân D.H.H.G (33 tuổi, trú tại phường Tự An, TP. Buôn Ma Thuột).

    Bệnh nhân G. tử vong lúc 16 giờ 50 phút ngày 28/8; chẩn đoán do sốc nhiễm trùng biến chứng suy đa tạng (tổn thương thận cấp, rối loạn toan-kiềm, rối loạn đông máu, suy gan...)/ARDS nặng/Viêm phổi nặng/Nhiễm SARS-CoV-2 ngày thứ 19/tăng natri máu, thiếu máu mức độ nặng, hạ albumin máu thai. Bệnh nhân tử vong khi đang mang thai con đầu lòng khoảng 24-25 tuần.

    Trước đó, ngày 11/8, G. được xác định dương tính với SARS-CoV-2, có yếu tố dịch tễ liên quan đến trường hợp bệnh nhân P.L.T.U (29 tuổi, thôn 20, xã Cư Bông, huyện Ea Kar). Sau đó, G. được đưa vào điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 1, hai ngày sau, được chuyển qua Bệnh viện Lao và Bệnh phổi điều trị. Đến ngày 16/8, bệnh nhân diễn tiến nặng, được chuyển vào khu điều trị COVID-19 của Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên trong tình trạng tỉnh táo, tiếp xúc được, mệt nhiều.


    Sau 18 ngày theo dõi, điều trị tích cực, thở máy, lọc máu liên tục tại các bệnh viện nhưng do tình trạng bệnh nặng, suy hô hấp, viêm phổi nặng do SARS- CoV-2, sốc nhiễm trùng biến chứng suy đa tạng, rối loạn đông máu và toan chuyển hóa dẫn đến tử vong. Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đã tiến hành các thủ tục cần thiết để xử lý thi hài người bệnh theo đúng quy định.

    Đây là ca tử vong thứ 6 vì COVID-19 của tỉnh Đắk Lắk, là bệnh nhân đầu tiên tử vong khi mang thai.

    Đến nay, Đắk Lắk có 970 ca mắc COVID-19. Trong đó, có 693 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, 272 bệnh nhân đã khỏi bệnh và 6 bệnh nhân tử vong. Hiện, TP Buôn Ma Thuột và huyện Krông Búk đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng.

    Hoả tốc: Quảng Ngãi áp dụng chỉ thị 16/CT-TTg với 9/13 huyện, thành phố

    Hình ảnh

    Người dân không được ra khỏi nhà từ 20 giờ ngày hôm trước đến 4 giờ sáng ngày hôm sau, trừ các trường hợp cấp thiết.

    TPO - Liên tục phát hiện nhiều ca dương tính với SARS-CoV-2 trong cộng đồng, khu công nghiệp, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg đối với 9/13 huyện, thành phố kể từ 12 giờ ngày 28/8.
    Trưa 28/8, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh đã ký Quyết định hỏa tốc về việc áp dụng Chỉ thị 16 CT-TTg tương ứng với mức "nguy cơ rất cao" trong thời gian 14 ngày, kể từ 12 giờ ngày 28/8 đối với các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Trà Bồng, Sơn Hà, thị xã Đức Phổ và TP Quảng Ngãi.

    Theo đó, cấm hoạt động các chợ tự phát, mua, bán trên vỉa hè, lòng, lề đường, không tập trung trên 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện, giữ khoảng cách tối thiểu 2m. Tạm dừng hoạt động vận tải hành khách đối với 9 địa phương này. Phương tiện giao thông đường bộ được đi qua nhưng không được dừng đỗ, đón trả khách và giao nhận hàng hóa (trừ trường hợp hàng hóa thiết yếu).

    Người dân không được ra khỏi nhà từ 20 giờ ngày hôm trước đến 4 giờ sáng ngày hôm sau, trừ các trường hợp cấp thiết như mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác hoặc các trường hợp khẩn cấp như cấp cứu, khám chữa bệnh, thiên tai, hỏa hoạn… hoặc làm việc tại các cơ quan, đơn vị Nhà nước, lực lượng vũ trang, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình, dịch vụ thiết yếu.

    Các hoạt động lễ hội, văn hóa, thể dục, thể thao, tôn giáo, tín ngưỡng, đám cưới, mừng nhà mới, thôi nôi, sinh nhật… cũng tạm dừng. Đám tang được tổ chức nhưng không quá 10 người tham dự, phải được cơ quan y tế địa phương tổ chức giám sát nghiêm ngặt.

    Như vậy, chỉ trong hai ngày 26 và 27/8, cơ quan chức năng đã ghi nhận 18 ca mắc COVID-19 liên quan đến chùm ca bệnh tại Công ty TNHH Hoya Lens Việt Nam, chi nhánh Quảng Ngãi. Trong đó, có 14 công nhân, người lao động Công ty TNHH Hoya Lens Việt Nam, chi nhánh Quảng Ngãi.

    TH
    Sửa lần cuối bởi 2 vào ngày music123 với 0 lần sửa trong tổng số.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49320
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN: Thêm 12.619 ca; 2.800 F0 nặng ca

    by music123 » Chủ nhật Tháng 8 29, 2021 7:41 pm

    Tối 29/8: Thêm 12.619 ca COVID-19, gần 2.800 F0 nặng; Thủ tướng đã yêu cầu bỏ ‘giấy phép con’, nhiều tỉnh vẫn làm khó doanh nghiệp

    Hiểu Minh (TH)

    Hình ảnh

    Ảnh tổng hợp


    Thêm 12.619 ca COVID-19, Gần 2.800 F0 nặng, 344 ca tử vong

    Trong 12.663 ca nhiễm Bộ Y tế công bố tối 29/8 có 12.619 ca 38 tỉnh thành, tăng 522 ca so với hôm qua; 8.813 người khỏi bệnh; 344 ca tử vong.

    12.619 ca ghi nhận tại: Bình Dương 5.414 ca, TP.HCM 4.957, Long An 533, Đồng Nai 377, Tây Ninh 234, Tiền Giang 155, Đà Nẵng 106, An Giang 103, Đồng Tháp 93, Khánh Hòa 92, Bình Thuận 78, Quảng Bình 58, Bà Rịa – Vũng Tàu 55, Đăk Lăk 52, Nghệ An 50, Cần Thơ 37, Kiên Giang 29, Bến Tre 22, Phú Yên 21, Trà Vinh 20, Bình Phước 18, Quảng Ngãi 14, Bình Định 13, Bạc Liêu 12, Sơn La 11, Hậu Giang 11, Thanh Hóa 11, Thừa Thiên Huế 7, Ninh Thuận 6, Lâm Đồng 6, Cà Mau 5, Vĩnh Long 5, Gia Lai 3, Quảng Nam 3, Đăk Nông 2, Hà Tĩnh 2, Ninh Bình 2, Lào Cai 2. Trong đó có 5.712 ca trong cộng đồng.

    Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam ghi nhận 435.132 ca nhiễm, đứng thứ 59/222 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tính tỷ lệ số ca nhiễm trên 1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 164 (bình quân cứ 1 triệu người có 4.426 ca nhiễm).



    5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang.

    Trong ngày 28-29/8, ghi nhận 344 ca tử vong tại: TP.HCM 256, Bình Dương 31, Tiền Giang ngày 28-29/8 là 18 ca, Long An ngày 28-29/8 là 13 ca, Đồng Nai 5, Kiên Giang 4, Vĩnh Long 4, Đà Nẵng 3, Đồng Tháp 3, Tây Ninh ngày 28-29/8 là 3 ca, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc đều một.

    Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay lên 10.749 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc. Tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên thế giới là 2,1%.

    TP.HCM đang có 2.758 F0 nặng đang thở máy, 18 trường hợp can thiệp ECMO, trong tổng số 39.611 bệnh nhân đang điều trị ngày 29/8, theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC).

    Thời quan qua, số F0 nặng và nguy kịch đều tăng thêm mỗi ngày. Chính quyền thành phố đang nỗ lực huy động nhiều biện pháp để giảm F0 nặng, tử vong.



    Sở Y tế Hà Nội ghi nhận 49 ca dương tính COVID-19 từ 12h-18h ngày 28/8, liên quan hai chùm ca nhiễm hiện hành, nâng tổng số ca ghi nhận trong ngày lên 133.

    Tính từ đầu đợt dịch thứ tư, Hà Nội ghi nhận 3.091 ca nhiễm (không tính số ca tại bệnh viện tuyến trung ương) trong đó có 1.534 ca nhiễm cộng đồng, 1.557 ca ghi nhận tại khu cách ly. Ổ dịch tại Thanh Xuân Trung ghi nhận 256 ca nhiễm từ 23/8 và có xu hướng tiếp tục tăng.

    TP.HCM chia sẻ với Đồng Nai 500.000 liều vắc xin Vero Cell của Trung Quốc

    Ngày 29/8, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho biết, đang tổ chức tiếp nhận 500.000 liều vắc xin Vero Cell từ TP.HCM, để tiêm phòng COVID-19 cho người dân Đồng Nai.

    Ông Nguyễn Hữu Tài – phó giám đốc Sở Y tế tỉnh cho hay, việc TP.HCM chia sẻ 500.000 liều vắc xin Vero Cell của Sinopharm do Trung Quốc sản xuất đã được Bộ Y tế đồng ý.

    Đến nay vắc xin này cũng đã được tiêm tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Tại Đồng Nai đã tiêm 3.000 liều vắc xin Vero Cell cho công dân Trung Quốc và người lao động trên địa bàn đang làm việc ở các doanh nghiệp Trung Quốc.



    Lãnh đạo Sở Y tế cho hay dịch bệnh ở địa bàn còn phức tạp, có nhiều “vùng đỏ” và đang thiếu vắc xin nên Bộ Y tế đã phân bổ thêm vắc xin Vero Cell để tiêm phòng cho người dân.

    Thủ tướng đã yêu cầu bỏ ‘giấy phép con’, nhiều tỉnh vẫn làm khó doanh nghiệp

    Ngày 29/8, Tổng cục Đường bộ (Bộ GTVT) cho biết, đã tiếp nhận thông tin về việc doanh nghiệp vận tải muốn vận chuyển hàng hóa vào tỉnh Cà Mau phải xét nghiệm nhanh và sau khi giao hàng xong lại phải tiếp tục xét nghiệm (mặc dù giấy xét nghiệm vẫn còn hiệu lực trong 72 giờ).
    Quy định này khiến nhiều tài xế không muốn vận chuyển hàng hóa đi Cà Mau.

    Để thuận lợi cho hoạt động vận tải hàng hóa được lưu thông kịp thời, thông suốt trong thời gian này, Tổng cục Đường bộ đề nghị UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo các cơ quan tại các chốt kiểm soát COVID-19 thực hiện nghiêm các Công điện số 1102/CĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ và Công điện số 12/CĐ-BGTVT của Bộ trưởng GTVT.

    Theo đó, Chính phủ và Bộ GTVT đề nghị các tỉnh, thành rà soát, bãi bỏ các văn bản do địa phương đã ban hành còn có nội dung chưa thống nhất với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị vận tải, vừa đảm bảo tính thống nhất với các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GTVT.

    Trước đó, theo báo cáo nhanh của Cục Quản lý đường bộ 3 (Tổng cục Đường bộ), chốt cầu 110 Km 1667+630 đường Hồ Chí Minh thuộc địa bàn tỉnh Gia Lai quy định: với những địa phương không áp dụng Chỉ thị 16 thì xe “luồng xanh” và lái xe có đủ điều kiện theo quy định lưu thông bình thường. Các xe và lái xe từ những địa phương đang áp dụng Chỉ thị 16 phải có giấy phép, đồng thời phải đổi lái xe, sử dụng lái xe của Gia Lai hoặc sang hàng thì mới cho chạy vào tỉnh.



    Cụ thể, ngày 27/8, xe mang biển số 51D-627.06 và trường hợp xe mang biển số 51C-279.62 đã có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ và giấy bảo lãnh của Công ty Đông Hưng (Gia Lai) để giao hàng, nhưng các chốt kiểm soát không cho vào.

    Chiều qua, 28/8, Tổng cục Đường bộ cũng đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm Công điện số 1102/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Công điện số 12/CĐ-BGTVT của Bộ trưởng GTVT.

    Trước đó, Bộ GTVT đã nêu đích danh 8 địa phương đưa ra các quy định khác nhau, gây ách tắc trong kiểm soát, lưu thông hàng hoá

    Đồng Nai: Kiểm tra cơ sở hỏa táng, việc cấp nước, thi công xây dựng tại nhiều tỉnh phía Nam

    Trong 2 ngày qua, tổ công tác đặc biệt của Bộ Xây dựng do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng làm tổ trưởng đã kiểm tra tại TP.HCM, tỉnh Đồng Nai. Trong hôm nay và ngày mai, tổ công tác sẽ tiếp tục kiểm tra tại hai tỉnh Bình Dương, Long An.

    Bên cạnh việc kiểm tra bảo đảm các cơ sở hỏa táng, dịch vụ hạ tầng kỹ thuật đô thị như cấp nước sạch, thu gom xử lý rác thải, việc vận hành hệ thống cơ điện trong các khu nhà ở, chung cư cao tầng, Tổ công tác đặc biệt của Bộ Xây dựng sẽ kiểm tra việc xây dựng các công trình bệnh viện dã chiến, công trình phục vụ phòng chống dịch khẩn cấp và việc thi công công trình xây dựng trong vùng dịch.

    Kiểm tra việc triển khai xây dựng, cải tạo bệnh viện dã chiến và tình hình hoạt động của các cơ sở hỏa táng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Tổ công tác của Bộ Xây dựng lưu ý dù các ca nhiễm tại Đồng Nai chưa cao nhưng tỉnh phải đề phòng tình huống các ca nhiễm tăng nhanh trong thời gian tới, gây áp lực cho các bệnh viện thu dung, bệnh viện dã chiến, các khu cách ly tập trung, cơ sở hỏa táng và hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn.

    Shipper phải xét nghiệm COVID-19 mỗi ngày: Lo tài xế đồng loạt nghỉ chạy

    Chiều 28/8, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cùng Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ về phòng, chống dịch đã làm việc với lãnh đạo TP.HCM về việc bảo đảm cung ứng lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu cho người dân.

    Theo phương án dự kiến, số lượng shipper được phép hoạt động sẽ tăng lên với yêu cầu phải xét nghiệm COVID-19 mỗi ngày ở những vùng vùng cam, vùng đỏ, và từ 2-3 lần/ngày đối với vùng xanh. Trước đó, Sở Công thương TP cũng đề xuất huy động 25.000 shipper vận chuyển hàng hóa an toàn, và chỉ cho phép shipper đã được tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin phòng COVID-19 từ ngày 13/8 trở về trước được tham gia lưu thông, cung ứng hàng hóa.

    Về phía tài xế, việc yêu cầu xét nghiệm mỗi ngày gây nhiều bất tiện. “Những tài xế phải hoạt động thời điểm này, vì kinh tế quá khó khăn mới phải chấp nhận ra đường. Rủi ro cao, giá cước không được tăng, lại còn thêm bao nhiêu thủ tục, quy định bất tiện thì chúng tôi lo họ thà ở nhà còn hơn” – ông Linh nói.

    Bắt 2 cán bộ y tế nhận tiền để cho hàng trăm công nhân qua chốt

    Hình ảnh

    Hai cán bộ y tế tại cơ quan điều tra (ảnh: Thanh Niên).

    2 cán bộ y tế tại chốt kiểm dịch của Thái Bình đã nhận hối lộ của doanh nghiệp rồi nhắm mắt để lượng lớn công nhân qua chốt khi chưa xét nghiệm COVID-19.

    Báo Zing đưa tin, hôm qua (28/8), Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Việt Cường (29 tuổi, cán bộ Trung tâm Y tế huyện Hưng Hà) và Vũ Thị Lan (37 tuổi, cán bộ Trạm Y tế xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà) về tội Nhận hối lộ.

    Liên quan vụ việc, Nguyễn Trọng Đạt (37 tuổi, cán bộ Công ty Cổ phần Tiên Hưng) và Nguyễn Duy Việt (38 tuổi, Trưởng phòng hành chính nhân sự Công ty TNHH Thiên Sơn, địa chỉ cùng tỉnh Hưng Yên) cũng bị khởi tố, bắt tạm giam về tội Đưa hối lộ.

    Các quyết định và lệnh nêu trên đã được Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn.

    Hình ảnh

    Ảnh chụp màn hình Người lao Động.

    Theo tài liệu điều tra ban đầu, với vai trò là cán bộ y tế thuộc tổ liên ngành tại chốt kiểm dịch COVID-19 ở cầu Triều Dương (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, giáp ranh tỉnh Hưng Yên) và có nhiệm vụ kiểm tra giấy xét nghiệm COVID-19 đối với người ra, vào tỉnh Thái Bình, Phạm Việt Cường đã nhận số tiền 3,5 triệu đồng từ Nguyễn Trọng Đạt để tạo điều kiện cho các công nhân của các công ty Tiên Hưng chưa xét nghiệm COVID-19 được qua chốt.

    Tương tự, cán bộ y tế xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà là Vũ Thị Lan cũng nhận số tiền 5 triệu đồng của Nguyễn Duy Việt để cho các công nhân của các Công ty Tiên Sơn được qua chốt cầu Triều Dương khi chưa có giấy xét nghiệm COVID-19.

    Sau khi cầm tiền, Phạm Việt Cường và Vũ Thị Lan đã “nhắm mắt” để công nhân của 2 doanh nghiệp trên đã thoải mái ra vào tỉnh Thái Bình, qua chốt kiểm soát dịch COVID-19 Triều Dương mà không cần thực hiện thủ tục phòng dịch, gây ảnh hưởng lớn đến công tác phòng, chống dịch.

    Theo Thanh Niên, trước đó, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh Thái Bình yêu cầu, từ 12 giờ ngày 19/7, người về Thái Bình, người Thái Bình khi ra tỉnh ngoài quay về tỉnh phải có kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19. Cụ thể, đối với xét nghiệm bằng phương pháp Realtime PCR thì có kết quả âm tính trong vòng 72 giờ, đối với xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên thì có kết quả âm tính trong vòng 48 giờ.



    Trong trường hợp chưa làm xét nghiệm hoặc xét nghiệm quá thời hạn nêu trên thì không được vào tỉnh Thái Bình, nếu vào tỉnh phải thực hiện cách ly y tế tạm thời tại khu cách ly tập trung của huyện, thành phố để thực hiện xét nghiệm và phải trả kinh phí theo quy định.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49320
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 14.224 ca;315 ca tử vong tại 16 tỉnh, thành

    by music123 » Thứ 2 Tháng 8 30, 2021 5:28 pm


    Tối 30/8: Thêm 14.224 ca; 315 ca tử vong tại 16 tỉnh, thành


    Hiểu Minh/Đức Lâm

    Hình ảnh

    Chốt kiểm soát tại một con phố ở Hà Nội ngày 9/8/2021 khi thành phố thực hiện giãn cách xã hội nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan. (Ảnh: NHAC NGUYEN/AFP qua Getty Images)

    Thêm 14.224 ca COVID-19

    14.219 ca ghi nhận tại: Bình Dương (6.050), TP.HCM (5.889), Long An (524), Đồng Nai (491), Tiền Giang (221), Khánh Hòa (126), Hà Nội (110), An Giang (90), Kiên Giang (73), Nghệ An (68), Tây Ninh (56), Đà Nẵng (54), Bình Thuận (46), Thừa Thiên Huế (40), Đồng Tháp (37), Cần Thơ (36), Trà Vinh (36), Bà Rịa – Vũng Tàu (33), Quảng Bình (30), Quảng Ngãi (30), Đăk Lăk (24), Bình Định (20), Sóc Trăng (19), Thanh Hóa (18), Bình Phước (15), Phú Yên (14), Bến Tre (11), Quảng Nam (10), Vĩnh Long (7), Ninh Thuận (7), Quảng Trị (6), Đăk Nông (5), Hà Tĩnh (4), Hậu Giang (4), Lâm Đồng (3), Bạc Liêu (3), Sơn La (2), Kon Tum (2), Hưng Yên (2), Bắc Ninh (2), Cà Mau (1). Trong đó có 7.504 ca trong cộng đồng.

    Trong ngày ghi nhận 315 ca tử vong tại: TP.HCM (245), Bình Dương (39), Tiền Giang (7), Long An (6), Đồng Nai (4), Đồng Tháp (3), Khánh Hòa (2), Đà Nẵng (1), Hà Nội (1), An Giang (1), Bến Tre (1), Bình Định (1), Bình Thuận (1), Sóc Trăng (1), Thừa Thiên Huế (1), Vĩnh Long (1).

    Tổng số ca tử vong tại Việt Nam tính đến nay là 11.064 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong trên thế giới (2,1%).



    Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam ghi nhận 449.489 ca nhiễm, đứng thứ 59/222 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tính tỷ lệ số ca nhiễm trên 1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 163 (bình quân cứ 1 triệu người có 4.572 ca nhiễm).

    Bộ Y tế cảnh báo ‘COVID-19 có thể lây sang vật nuôi’

    Bộ Y tế khuyến cáo người mắc COVID-19 không nên tiếp xúc với vật nuôi vì đã có bằng chứng cho thấy virus có thể lây sang động vật.

    Theo Hướng dẫn chăm sóc người mắc COVID-19 tại nhà, Bộ Y tế ban hành ngày 28/8, cả người nhiễm lẫn người cùng nhà đều không nên tiếp xúc với vật nuôi. Cũng không để vật nuôi tiếp xúc với người và các động vật khác ngoài gia đình.

    Thế giới cũng đã ghi nhận các báo cáo về vật nuôi hoặc động vật nói chung mắc COVID-19. Hầu hết các con vật nhiễm bệnh sau khi ở gần chủ, người chăm sóc nhiễm COVID-19.

    Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, đến nay, nguy cơ lây nhiễm nCoV từ động vật là thấp. Tuy nhiên, con người thể truyền COVID-19 sang động vật, đặc biệt là khi tiếp xúc gần.



    Các động vật từng được ghi nhận mắc COVID-19 bao gồm chó, mèo, chồn hương, một số loại thú trong khu bảo tồn như rái cá, linh trưởng. Nhiều bang tại Mỹ cũng phát hiện hươu đuôi trắng nhiễm COVID-19.

    Các nhà khoa học đã tiến hành nhiều nghiên cứu để tìm hiểu cách virus ảnh hưởng đến các loài động vật khác nhau. Những nghiên cứu này thường có quy mô nhỏ, không cho thấy liệu động vật có nguy cơ truyền bệnh ngược lại cho con người hay không. Nghiên cứu cho thấy nhiều loại động vật có vú, bao gồm chó, mèo, chuột đồng, dơi ăn quả… có thể nhiễm virus.

    Một số công trình khác lấy các loài linh trưởng là mô hình lây nhiễm. Cũng có một số bằng chứng cho thấy chuột lang không thể nhiễm các chủng nCoV ban đầu, song nhiễm biến thể mới. Gà và vịt dường như không dễ mắc COVID-19.

    Bí thư Đồng Nai: ‘Trong tuần này tiêm dứt điểm 500.000 liều vắc-xin Vero Cell’

    Tại buổi họp Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 vào ngày 30/8, ông Nguyễn Hồng Lĩnh cho biết, Đồng Nai hiện mới tiêm khoảng 800.000 liều vắc xin phòng COVID-19 trên tổng số nhu cầu 4,5 triệu liều, con số này còn quá thấp và phải đẩy mạnh trong thời gian tới. Cố gắng từ nay đến cuối năm tăng tỉ lệ tiêm vắc xin cho người dân trên địa bàn.

    Ông nói: “Trong tuần này chúng ta có thêm 500.000 liều vắc xin Sinopharm (Vero Cell), tôi đề nghị triển khai ngay, tiêm dứt điểm trong tuần này tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp “3 tại chỗ”, các “vùng đỏ” để giúp cho người dân có thêm áo giáp chống dịch bệnh”.


    Bình Dương sẽ tiêm 1 triệu liều vaccine Sinopharm

    Sau khi tiếp nhận 1 triệu liều vaccine Sinopharm từ TP.HCM, các đơn vị ở Bình Dương sẽ tiêm cho người dân.
    Ngày 30/8, Bộ Y tế ghi nhận Bình Dương có tổng cộng 6.050 ca mắc Covid-19. Đây là ngày Bình Dương tiếp tục ghi nhận số ca mắc Covid-19 cao nhất cả nước, vượt qua cả TP.HCM (5.889 ca).

    Trao đổi với Zing về con số trên, Giám đốc Sở Y tế Bình Dương Nguyễn Hồng Chương cho biết số ca F0 trên địa bàn tăng nhanh là do tỉnh đang thực hiện chiến lược xét nghiệm diện rộng.

    "Bình Dương đang làm xét nghiệm đối với các "vùng đỏ đậm đặc", test nhanh dương tính cách ly tại chỗ, sau đó mới làm xét nghiệm PCR lại. Xét nghiệm diện rộng ở Bình Dương hiện bóc ra rất nhiều F0, tỷ lệ khoảng 3%", ông Chương nói.

    Theo ông Chương, những địa phương có số ca mắc tăng là Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng. Số ca mắc tập trung nhiều nhất trong khu phong tỏa và sàng lọc cộng đồng.

    Về chiến lược vaccine, từ ngày 20/8, tỉnh Bình Dương triển khai tiêm vaccine Covid-19 đợt 21 và 22 được 266.668 liều (trong đó, 251.053 mũi 1 và 15.615 mũi 2). Lũy kế toàn tỉnh ghi nhận đã tiêm 942.111 liều (gồm: 900.133 mũi 1 và 419.78 mũi 2).

    Ông Chương cho biết 2 ngày nữa sau khi nhận được 1 triệu liều vaccine Vero Cell từ TP.HCM, các đơn vị tiêm chủng sẽ bắt đầu tiêm cho người dân.

    Theo ông Chương, với diễn biến dịch bệnh phức tạp như hiện nay thì vaccine tốt nhất là vaccien sớm nhất. Vaccine Sinopharm đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt, nhiều nước đã sử dụng hiệu quả. Bình Dương đang rất cần vaccine để sớm miễn dịch cộng đồng, đưa cuộc sống trở lại trạng thái "bình thường mới".

    Theo ước tính của UBND tỉnh Bình Dương, nếu chỉ tính riêng vaccine cho 1,5 triệu người trên 18 tuổi thì tỉnh này sẽ cần tới 3,2 triệu liều vaccine (mỗi người tiêm tối thiểu 2 liều).

    Tính đến ngày 30/8, địa phương này ghi nhận tổng cộng 110.258, chỉ đứng sau TP.HCM. Dự báo trong hai tuần tới số ca mắc ở Bình Dương có thể lên 150.000 ca.

    Trước đó, ngày 27/8, làm việc với Bình Dương, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bình Dương phải dập được dịch trước 15/9. Trong tháng 9, Bộ Y tế sẽ ưu tiên vaccine cho Bình Dương để tiêm cho các địa phương có số ca nhiễm tăng cao như TP Thuận An, Dĩ An, Thủ Dầu Một và thị xã Tân Uyên.


    Tây Ninh tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội thêm 14 ngày, những ai được phép đi lại?

    Hình ảnh

    Lực lượng Đoàn Thanh niên Tây Ninh tại một chốt kiểm soát phòng chống COVID-19

    Hôm nay (30/8), Tây Ninh bước vào ngày đầu tiên áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh thêm 14 ngày.

    Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thanh Ngọc cho biết, 2 tuần vừa qua, Tây Ninh đã thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16. Trên địa bàn tỉnh, tình hình dịch bệnh cơ bản được kiềm chế, số ca F0 trong cộng đồng đang có xu hướng giảm. Theo ông Ngọc có được kết quả trên là sự nỗ lực lớn, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch đã đề ra.

    Hình ảnh

    Tây Ninh đã đón 1.500 công dân từ TPHCM về quê.

    Tuy nhiên qua kết quả tổng xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 cho thấy, tình hình dịch bệnh, nhất là tại các khu vực có nguy cơ cao vẫn còn diễn biến phức tạp, nhiều ca F0 chưa được phát hiện, tách triệt để ra khỏi cộng đồng.

    Về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 thêm 2 tuần, ông Nguyễn Thanh Ngọc cho biết là để địa phương tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác tổng xét nghiệm sàng lọc, cắt triệt để nguồn lây ra khỏi cộng đồng ở những vùng có nguy cơ dịch bệnh cao, củng cố vững chắc và mở rộng vùng an toàn... sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới.

    Hình ảnh

    Xét nghiệm SARS-CoV-2 cho công dân Tây Ninh.

    Ông Nguyễn Thanh Ngọc cũng cho biết, trong thời gian giãn cách, các lực lượng được đi lại là Ban Chỉ đạo, Sở Chỉ huy, Tổ thư ký phòng, chống dịch các cấp (có thẻ theo quy định); Các lực lượng trực tiếp tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh các cấp.

    Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống chính trị: Các cơ quan đơn vị bố trí 1/3 lực lượng làm việc tại đơn vị, còn lại luân phiên làm việc tại nhà. Riêng lực lượng y tế, lực lượng vũ trang bảo đảm quân số theo chức năng nhiệm vụ được giao. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi đi làm phải mặc trang phục ngành (đối với đơn vị có đồng phục) và đeo thẻ công chức theo quy định để lực lượng chức năng nhân diện.

    Hình ảnh

    CSGT Công an tỉnh Tây Ninh kiểm tra phương tiện phòng chống COVID-19

    Ngoài ra còn có những người tham gia các hoạt động cung cấp, buôn bán hàng hóa thiết yếu, chợ truyền thống, cửa hàng tiện ích được phép hoạt động, do UBND cấp xã nơi có hoạt động kinh doanh dịch vụ thiết yếu xác nhận; đối với nhân viên trong các siêu thị mặc đồng phục và đeo thẻ để nhận diện hoặc giấy xác nhận của lãnh đạo đơn vị; đối với nhân viên giao hàng, người vận chuyển hàng hóa thiết yếu (shipper) do Sở Công thương xác nhận.

    Những người làm việc trong các đơn vị bảo đảm các hoạt động thiết yếu phục vụ xã hội, do thủ trưởng đơn vị xác nhận và khi đi làm việc mặc đồng phục, đeo thẻ theo quy định (nếu có) để lực lượng chức năng nhận diện.

    Hình ảnh

    Chị Hoàng Thị Thanh Thúy - Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh trên công trình Thanh niên Tây Ninh chung tay phòng chống COVID-19

    Người dân đi chợ, siêu thị mua hàng thiết yếu theo phiếu do địa phương ở cơ sở cấp và những người ra đường trong trường hợp cấp cứu, khám điều trị bệnh, mua thuốc men và người đi tiêm chủng theo quy định.

    Các trường hợp cấp thiết, đột xuất phát sinh khác do lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ xem xét, giải quyết cụ thể. Các hoạt động từ thiện, hỗ trợ người dân của tổ chức, cá nhân phải phối hợp với UBND cấp xã để có kế hoạch điều phối cụ thể bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch. Riêng các hoạt động vận chuyển, lưu thông hàng hóa thực hiện theo quy định, hướng dẫn hiện hành.

    TH
    Hình ảnh
Đăng trả lời 344 bài viết

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot], music123 và 118 khách