Đăng trả lời 344 bài viết
VN:Thêm 88.378 ca, Quảng Ninh và Bình Định bổ sung 23.262 F0
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Thêm 5.376 ca,114 ca tử vong

    by music123 » Chủ nhật Tháng 10 03, 2021 7:34 pm

    Tối 3/10: Thêm 5.376 ca;Thêm 114 ca tử vong



    Hình ảnh

    Người dân chờ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 trên một con phố ở Hà Nội, ngày 18/8/2021, khi thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. (Ảnh: NHAC NGUYEN/AFP qua Getty Images)



    Trong 5.376 ca nhiễm Bộ Y tế công bố tối 3/10 có 5.367 ca tại 39 tỉnh thành, giảm 110 ca so với hôm qua; 28.859 người khỏi bệnh; 114 ca tử vong.

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP HCM (262), Bình Dương (234), Đăk Lăk (42).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đồng Nai (315), Tây Ninh (34), Đồng Tháp (29).



    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 7.401 ca/ngày.

    Trong ngày ghi nhận 114 ca tử vong tại: TP.HCM (79), Bình Dương (20), Đồng Nai (4), Tiền Giang (4), Kiên Giang (2), Tây Ninh (1), Đồng Tháp (1), Cần Thơ (1), Bình Thuận (1), Bạc Liêu (1).

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 155 ca. Tổng số ca tử vong tại Việt Nam tính đến nay là 19.715 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca nhiễm.

    Các ca nhiễm mới tại: TP.HCM (2.461), Bình Dương (1.283), Đồng Nai (824), An Giang (147), Long An (85), Kiên Giang (75), Bình Thuận (73), Tây Ninh (54), Khánh Hòa (50), Hà Nam (39), Đồng Tháp (35), Cần Thơ (33), Cà Mau (24), Hậu Giang (20), Quảng Bình (19), Đắk Lắk (17), Quảng Trị (15), Tiền Giang (13), Bà Rịa – Vũng Tàu (13), Ninh Thuận (12), Bình Phước (12), Nghệ An (11), Bình Định (8 ), Đắk Nông (6), Phú Yên (5), Bến Tre (5), Vĩnh Long (4), Bạc Liêu (4), Hà Nội (4), Quảng Ngãi (3), Hà Tĩnh (3), Lâm Đồng (2), Trà Vinh (2), Bắc Giang (1), Gia Lai (1), Kon Tum (1), Đà Nẵng (1), Thừa Thiên Huế (1), Phú Thọ (1). Trong đó, có 2.674 ca trong cộng đồng.

    Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 808.578 ca nhiễm COVID-19.





    Hậu Giang ghi nhận 18 ca mắc COVID-19 về từ TPHCM

    Hình ảnh

    Hậu Giang thực hiện Chỉ thị 19 từ 12 giờ ngày 2/10. Ảnh: Cảnh Kỳ

    ỉnh Hậu Giang vừa ghi nhận 18 ca mắc COVID-19 mới. Số người từ ngoài tỉnh về Hậu Giang tăng cao, địa phương đang tái kích hoạt các khu cách ly tập trung.

    Sáng 3/10, Sở Y tế Hậu Giang cho hay, từ 18 giờ ngày 2/10 đến 6 giờ ngày 3/10, tỉnh Hậu Giang ghi nhận 18 ca mắc mới, tất cả các trường hợp đều mới về từ TP Hồ Chí Minh, đã được cách ly tập trung.

    Số người từ ngoài tỉnh về địa phương ghi nhận được trong ngày hôm qua (2/10) là 663 người (tăng 505 người so với ngày 1/10). Đã cách ly tập trung 591 người; cách ly tại nhà 44 người; tự theo dõi sức khỏe 28 người.

    Tính từ đầu đợt dịch (ngày 8/7/2021) đến nay tỉnh Hậu Giang đã ghi nhận tổng số 561 ca mắc. Trong đó, 192 ca là người về từ ngoài tỉnh, 264 ca mắc là F1 đã được cách ly tập trung, 95 ca mắc cộng đồng, 10 ca mắc trong khu vực phong tỏa do có ổ dịch cộng đồng.

    Tổng số ca được điều trị khỏi đến nay là 482 ca; tử vong tại tỉnh 2 ca; số ca chuyển tuyến điều trị là 3 ca (đã tử vong 1 ca; 1 ca đã điều trị khỏi, được xuất viện trở về địa phương).

    Toàn tỉnh hiện còn 1.791 người đang được cách ly tập trung; cách ly tại nhà và nơi cư trú 1.143 người; tự theo dõi sức khỏe tại nhà 2.187 người.

    Hình ảnh

    Người dân về quê chờ qua chốt kiểm soát ở cửa ngõ vào Hậu Giang.



    Trong ngày hôm qua, UBND tỉnh Hậu Giang quyết định áp dụng thực hiện Chỉ thị 19 trên địa bàn toàn tỉnh (trừ khu vực phong tỏa). Đồng thời, kết thúc thiết lập vùng cách ly y tế tại ấp 6 (xã Long Trị A, thị xã Long Mỹ) và tại ấp 10 (xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy). Hai khu vực này sau 14 ngày không phát hiện thêm trường hợp mắc COVID-19 mới.

    Như vậy, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang còn một khu vực phong tỏa là toàn xã Long Phú, thị xã Long Mỹ (phong tỏa từ ngày 24/9). Công tác tầm soát, xét nghiệm diện rộng tại địa bàn xã này đang được thực hiện khẩn trương suốt nhiều ngày qua.

    Trong bối cảnh người dân bắt đầu trở về quê ngày càng nhiều, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang thống nhất trưng dụng một số cơ sở cách ly trước đây để làm khu cách ly tập trung.

    Các cơ sở gồm: Trường Đại học Võ Trường Toản; Khoa Nông nghiệp Trường Đại học Cần Thơ (Khu Hòa An); Trường Quân sự địa phương (xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp); Khu ký túc xá Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang; Công ty Cổ phần Bông Sen Hậu Giang; Trường Cao đẳng Luật miền Nam.

    Chủ tịch UBND tỉnh giao Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tiếp nhận, quản lý. Đồng thời, liên hệ các đơn vị trên để triển khai ngay việc tiếp nhận, bàn giao cơ sở vật chất, trang thiết bị…




    Xuyên đêm đưa hơn 100 trường hợp F1 ở bệnh viện Việt Đức đến nơi cách ly


    Hình ảnh


    Đêm qua (2/10), cơ quan chức năng Hà Nội đã điều động nhiều ô tô để đưa 145 trường hợp F1 tại bệnh viện Việt Đức đến nơi cách ly tập trung.


    Từ 21h ngày 2/10, bệnh viện Việt Đức bắt đầu giảm mật độ bệnh nhân điều trị tại viện. Một số bệnh nhân chạy thận, ghép thận được cho về nhà.

    21h ngày 2/10, tại ngã tư Phủ Doãn – Tràng Thi (Hà Nội), khoảng 30 bệnh nhân chạy thận, ghép thận được lực lượng chức năng chia thành 2 nhóm rời bệnh viện. Trước đó, những bệnh nhân này đều được bệnh viện xét nghiệm 2 lần/ngày trong liên tiếp 2 ngày.

    Trước khi rời bệnh viện, những người này đều phải khai báo thông tin cá nhân và có kết quả xét nghiệm âm tính. Những bệnh nhân đang chạy thận tại bệnh viện Việt Đức phần lớn là người cao tuổi, phải ngồi xe lăn có người nhà giúp đỡ di chuyển.

    Lực lượng chức năng đã huy động nhiều xe buýt để vận chuyển 145 trường hợp F1 ở bệnh viện đến khu cách ly tập trung tại trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội (huyện Chương Mỹ).

    Việc giảm bớt bệnh nhân và đưa các trường hợp F1 đi cách ly tập trung nhằm giảm bớt mật độ trong bệnh viện, giúp các cơ quan chức năng nhanh chóng sàng lọc, khoanh vùng, dập dịch .

    Hình ảnh

    Đến 0h10 ngày 3/10, các chuyến xe bắt đầu di chuyển từ bệnh viện đến khu cách ly tập trung.

    Trong hai ngày vừa qua, các đơn vị chức năng đã lấy được 7.260 mẫu những người liên quan đến bệnh viện Việt Đức. Trong đó, 4.384 mẫu là nhân viên y tế, người bệnh, người chăm sóc; 1.385 mẫu tại khu dân cư xung quanh bệnh viện; 1.491 mẫu là những người về từ bệnh viện. Hiện còn 200 mẫu đang chờ kết quả từ CDC Hà Nội.

    Ngày 3/10, các đơn vị sẽ lấy mẫu xét nghiệm lần 2 với nhân viên y tế, người nhà bệnh nhân, các hộ dân xung quanh để có hướng xử lý ổ dịch tiếp theo.

    Với hơn 1.000 người nhà bệnh nhân, quận Hoàn Kiếm sẽ căn cứ vào kết quả xét nghiệm sáng nay (3/10) để có phương án triển khai cụ thể trong những ngày tới.

    Phố Phủ Doãn bị cách ly y tế đến 14/10. Các phố Ấu Triệu, Thọ Xương, Chân Cầm và Ngõ Huyện thực hiện phong tỏa tạm thời cho đến khi có thông báo mới.




    Hoa Kỳ tặng thêm cho Việt Nam gần 1,5 triệu liều vaccine Pfizer


    Hoa Kỳ thông báo tặng thêm Việt Nam 1.499.940 liều vaccine Pfizer nhằm ứng phó COVID-19 thông qua cơ chế Covax, được chuyển trực tiếp từ nhà máy của Pfizer về Việt Nam vào tối 2/10.

    Theo thông cáo của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, lô vaccine COVID-19 lần này được chuyển trực tiếp từ nhà máy của Pfizer tại thành phố Kalamazoo, bang Michigan, nâng tổng liều vaccine Hoa Kỳ tặng Việt Nam lên 7,5 triệu.



    Ngoài 7,5 triệu liều vaccine Pfizer được Hoa Kỳ trao tặng thông qua cơ chế Covax, Việt Nam đã nhận 4.176.000 liều vaccine AstraZeneca từ cơ chế này.

    Cơ chế COVAX do Liên minh Đổi mới Sáng tạo Sẵn sàng cho Dịch bệnh (CEPI), Liên minh Toàn cầu về Vaccine và Tiêm chủng (GAVI), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) điều hành và UNICEF đóng vai trò đối tác phân phối chủ chốt. Hoa Kỳ là quốc gia có đóng góp lớn nhất cho cơ chế COVAX.

    Ngoài việc trao tặng hàng triệu liều vaccine, ngay từ khi dịch COVID-19 bùng phát, phía Hoa Kỳ đã cam kết các khoản hỗ trợ trị giá 26,7 triệu USD giúp Việt Nam ứng phó dịch.

    Hồi tháng 6/2021, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã tuyên bố sẽ trao tặng 500 triệu liều vaccine Pfizer cho 92 nền kinh tế. Tại hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về COVID-19 hôm 22/9, ông chủ Nhà Trắng tiếp tục tuyên bố sẽ cung ứng thêm 500 triệu liều vaccine Pfizer, nâng tổng số vaccine Hoa Kỳ cam kết tặng cho thế giới lên hơn một tỷ liều.

    Một nhân viên y tế đang cầm một lọ vaccine Pfizer-BioNTech Covid-19 tại một trung tâm y tế tiêm chủng vào ngày đầu tiên của chương trình tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử Vương quốc Anh vào ngày 8 tháng 12 năm 2020 ở Cardiff, United Vương quốc.

    Một nhân viên y tế đang cầm một lọ vaccine Pfizer-BioNTech Covid-19 tại một trung tâm y tế tiêm chủng vào ngày đầu tiên của chương trình tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử Vương quốc Anh vào ngày 8 tháng 12 năm 2020 ở Cardiff, United Vương quốc. (Ảnh của Justin Tallis - Pool / Getty Images)
    Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Việt Nam đã hợp tác nhằm nâng cao năng lực của Việt Nam trong ứng phó với đại dịch COVID-19, dựa trên nền tảng là mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nước. Theo dữ liệu Nhà Trắng công bố hồi tháng 8, Việt Nam là một trong 10 quốc gia nhận nhiều vaccine nhất từ Mỹ.

    Việt Nam đặt mục tiêu tiếp nhận 150 triệu liều vaccine phòng COVID-19 trong năm 2021 để tiêm chủng khoảng 70% dân số, nhằm đạt miễn dịch cộng đồng. Tính đến ngày 1/10, Việt Nam đã triển khai hơn 42,8 triệu liều vaccine, trong đó hơn 33 triệu người đã tiêm một mũi, 9,8 triệu người tiêm mũi hai.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 5.383 ca ; 130 ca tử vong tại 9 tỉnh, thành

    by music123 » Thứ 2 Tháng 10 04, 2021 3:53 pm

    Tối 4/10:Thêm 5.383 ca mắc mới COVID-19 ; 130 ca tử vong tại 9 tỉnh, thành


    TỔNG HỢP

    Hình ảnh

    Việt Nam đã có tổng số 813.961 ca nhiễm COVID-19. (Ảnh: NHAC NGUYEN/AFP qua Getty Images)


    Ngày 4/10, Bộ Y tế cho biết có thêm 5.383 ca mắc mới COVID-19 tại 37 tỉnh, thành phố; TP. HCM vẫn có nhiều nhất với 2.490 ca. Trong ngày có 27.683 bệnh nhân khỏi bệnh.

    Bộ Y tế cho hay, tính từ 17h ngày 03/10 đến 17h ngày 04/10, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 5.383 ca nhiễm mới.


    Trong đó có:

    - 01 ca nhập cảnh;

    - 5.382 ca
    ghi nhận trong nước (tăng 15 ca so với ngày hôm qua) tại 37 tỉnh, thành phố (có 2.690 ca trong cộng đồng).


    TP. HCM (2.490),
    Bình Dương (1.210),
    Đồng Nai (701),
    An Giang (222),
    Sóc Trăng (118),
    Long An (90),

    ...


    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày hôm qua là: Đồng Nai (giảm 123 ca), Bình Dương (giảm 73 ca), Tây Ninh (giảm 34 ca).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày hôm qua là: Sóc Trăng (tăng 118 ca), An Giang (75), Tiền Giang (39).

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 6.835 ca/ngày.


    Thêm 130 ca tử vong tại 9 tỉnh, thành:

    TP. HCM (93 ca),
    Bình Dương (20),
    Long An (5),
    Đồng Nai (5),
    An Giang (3),
    Cà Mau (1),
    Vĩnh Long (1),
    Đà Nẵng (1),
    Tiền Giang (1).



    Trung bình số ca tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua là: 149 ca.

    Tính đến ngày 4/10, Việt Nam có tổng số 19.845 ca tử vong liên quan đến COVID-19, chiếm 2,4% tổng số ca nhiễm.

    hổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 30/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.









    Hà Tĩnh cho phép đón công dân tại các tỉnh phía nam về quê có thu phí

    Ngày 4/10, thông tin từ Văn phòng uỷ ban tỉnh Hà Tĩnh cho biết, tỉnh này vừa có văn bản đồng ý chủ trương cho Công ty cổ phần Du lịch Hà Tĩnh triển khai dịch vụ đón công dân từ TP.HCM và các tỉnh phía nam về quê bằng máy bay.

    Theo đó, người được đón về quê phải tiêm đủ liều vắc-xin phòng COVID-19 (liều cuối tiêm trong ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm về quê), hoặc từng nhiễm COVID-19 (có giấy chứng nhận dương tính bằng phương pháp xét nghiệm RT-PCR không quá 6 tháng) và học sinh mắc kẹt tại các tỉnh thành phía nam.

    Trước khi lên máy bay phải xuất trình giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính với COVID-19 trong 48 tiếng.



    Công dân muốn về quê thì đăng ký trực tuyến qua các kênh của công ty và phải chi trả kinh phí 6,5 triệu đồng/người (bao gồm tiền vé máy bay, phí xét nghiệm COVID-19, phí cách ly 14 ngày tại khách sạn công ty bố trí). Dự kiến chuyến bay đầu tiên khởi hành ngày 15/10. Sau chuyến này, ngành chức năng tỉnh Hà Tĩnh sẽ đánh giá mức độ an toàn rồi mới quyết định cho doanh nghiệp tiếp tục tổ chức lượt đón tiếp theo.





    TP.HCM đồng ý khôi phục đường bay nội địa

    UBND TP.HCM vừa có công văn khẩn phản hồi về kế hoạch khôi phục đường bay nội địa của Cục Hàng không Việt Nam.

    Cục lên kế hoạch khôi phục 18 chặng bay đến sân bay Tân Sơn Nhất với tổng số 132 chuyến bay khứ hồi mỗi ngày. Chặng TP.HCM – Hà Nội sẽ có 28 chuyến mỗi ngày, chặng TP.HCM – Đà Nẵng có 14 chuyến mỗi ngày. Thời gian triển khai bắt đầu từ 5/10.

    UBND TP.HCM cũng cho biết tần suất khai thác các chuyến bay đi/đến TP.HCM sẽ được triển khai theo lộ trình 4 giai đoạn mà Bộ GTVT đã nêu tại Quyết định 1740 ban hành ngày 30/9. Giai đoạn 1 (tối đa 10 ngày đầu), tần suất trên từng đường bay của các hãng không vượt quá 50% so với trung bình 10 ngày đầu của tháng 4/2021. Hành khách phải ngồi giãn cách trên máy bay.

    Lên phương án chạy tàu khách Hà Nội – TP.HCM từ 7/10

    Trước đó, do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 nên từ ngày 25/8 ngành đường sắt dừng tổ chức chạy tàu khách thường xuyên trên tuyến Bắc – Nam, chỉ tổ chức chạy các đoàn tàu hàng. Ngành đường sắt chỉ tổ chức chạy tàu khách chuyên biệt theo yêu cầu của các địa phương và khi được các cơ quan chức năng cho phép.



    Mới đây, Cục Đường sắt Việt Nam vừa có văn bản xin ý kiến các địa phương để thống nhất kế hoạch chạy tàu khách trên các tuyến từ ngày 7/10, chuyến đầu tiên dự kiến khai thác là Hà Nội – TPHCM, đôi tàu SE7/SE8.






    Đại biểu Quốc hội ‘Kinh tế TP.HCM đứng trước tình huống chưa từng có’

    Cafef – Tại buổi đối thoại trực tuyến với doanh nghiệp hôm 2/10 vừa qua, Phó Chủ tịch TP.HCM Võ Văn Hoan cho biết, thành phố đã bàn kế hoạch nới lỏng giãn cách xã hội để phục hồi và phát triển kinh tế.

    Phó Chủ tịch TP.HCM nêu rõ, sức khỏe của doanh nghiệp và nền kinh tế TP.HCM đang đứng trước tình huống rất khó khăn và thách thức. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế TP 9 tháng đầu năm giảm rất mạnh. Đặc biệt, các ngành thương mại, dịch vụ, công nghiệp giảm rất sâu, thậm chí du lịch trong nhiều tháng có doanh số bằng 0.

    Theo ông Hoan, thu ngân sách thành phố năm nay có khả năng sẽ không hoàn thành nhiệm vụ. Ông Hoan dẫn chứng, bình quân 6 tháng đầu năm, mỗi ngày TP.HCM thu khoảng 1.800 tỷ nhưng tháng 7-8 năm nay, mức thu chỉ đạt 700 tỷ, và đến tháng 9 giảm còn hơn 600 tỷ đồng. Đây là mức giảm sâu hơn 50% so với bình thường.

    Nguyên nhân xuất phát từ việc, doanh nghiệp không thể sản xuất, không có nguồn thu nên TP không thu được ngân sách. Chỉ số tổng sản phẩm trên địa bàn của TP.HCM đến tháng 9 dự kiến sẽ giảm sâu, khoảng âm 5,6%.



    Để phục hồi kinh tế, ông Võ Văn Hoan nhấn mạnh, không thể hôm nay mở cửa là phục hồi ngay, mà cần thời gian 6 tháng đến một năm để trở lại trạng thái bình thường.

    Phát biểu tại cuộc họp, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thiện Nhân cho biết, TP.HCM tăng trưởng âm là điều chưa từng có, cả nước cũng có tăng trưởng thấp nhất trong những năm vừa qua.

    Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn hoạt động chỉ chiếm khoảng 20%. Doanh nghiệp duy trì dòng tiền cầm cự được 1 tháng chiếm trên 40%, chỉ 15% doanh nghiệp còn nguồn tài chính duy trì hoạt động trên 3 tháng. Đồng thời, khi các công ty, doanh nghiệp không hoạt động, người lao động không có việc làm, dẫn tới thu nhập không còn.

    Ông Thiện Nhân nhìn nhận, kinh tế xã hội TP.HCM đang đứng trước tình huống đặc biệt chưa từng có trong lịch sử phát triển.

    Ông lưu ý, cần hỗ trợ để doanh nghiệp duy trì dòng tiền tệ để hoạt động, giữ chân, hỗ trợ người lao động, người dân. Khi người dân, người lao động có tiền thì mới kích cầu sản xuất hàng tiêu dùng.



    Theo ông Nhân, hiện nay, Chính phủ đã có kế hoạch và đang chi khoảng 100.000 tỷ đồng để hỗ trợ. Đây là nỗ lực rất lớn trong việc hỗ trợ người dân, doanh nghiệp,… Tuy nhiên, con số hỗ trợ này vẫn chưa đủ nhu cầu thực tế.

    Ông lấy dẫn chứng khi nghiên cứu, qua tìm hiểu ở 14 quốc gia trên thế giới, nhiều nước chi hỗ trợ rất lớn, họ dùng nợ công để chi hỗ trợ phát triển kinh tế. Trong đó, chia làm 3 nhóm, đối với nhóm 5 nước phát triển ở châu Âu có nợ công tăng bình quân 20,6% để cứu nền kinh tế, nhóm 4 nước phát triển ngoài châu Âu có nợ công tăng gần 19%, và 5 nước ở châu Á tăng trưởng chung giảm 9%, nợ công tăng 12,8%.




    Người dân vật vã ngủ lề đường ở Bình Dương chờ qua chốt

    Thanhnien – Hàng trăm người dân tộc thiểu số Gia Rai, Ê đê, Ba Na và nhiều trẻ em… từ Đồng Nai về các tỉnh Tây Nguyên đã nằm ở lề đường, vỉa hè ở H.Phú Giáo (Bình Dương) để chờ qua chốt Bình Phước về quê.

    Khoảng 8 giờ sáng ngày 4/10, lực lượng chức năng tỉnh Bình Phước đã tổ chức dẫn và hộ tống đoàn người khoảng trên 2.000 người từ các tỉnh Đông Nam bộ về quê ở các tỉnh Tây Nguyên ở đoạn giáp ranh Bình Dương, Bình Phước.

    Chị H’blan (34 tuổi, người dân tộc Gia Rai, ngụ Gia Lai) mang theo con nhỏ 3 tháng tuổi về quê, cho biết gia đình chị đi từ 20 giờ (ngày 3.10) từ Đồng Nai để về Gia Lai.

    Khi đến chốt kiểm soát Tân Lập (xã Tân Lập, H.Đồng Phú, Bình Phước) thì đã 23 giờ khuya nên không được qua chốt mà phải chờ đến sáng 8.10 mới có lực lượng chức năng hộ tống dẫn đoàn đi qua địa phận tỉnh Bình Phước.

    Trong thời gian chờ đợi, gia đình chị H’blan cùng hàng chục người khác có con nhỏ từ 1-9 tuổi đã phải nghỉ tạm ở bên lề đường gần chốt kiểm soát chờ đủ số người để lực lượng chức năng hộ tống qua chốt.

    Chị H’blan cho biết cả gia đình chỉ còn 90.000 đồng trong túi để dành đổ xăng dọc đường về quê nhưng trước khi về phải đi test COVID-19 để lấy giấy đi đường hết 280.000 đồng/người (trẻ em không phải test).

    Theo ghi nhận của báo Thanh Niên, tại thời điểm khoảng 0 giờ ngày 4/10, có gần 1.000 người về quê các tỉnh Tây Nguyên đã nghỉ lại qua đêm ở vỉa hè, lề đường, trước cửa nhà dân và bãi đỗ xe của một trạm xăng dầu ở xã An Bình (H.Phú Giáo, Bình Dương).
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 4.363 ca , thấp nhất sau 78 ngày

    by music123 » Thứ 3 Tháng 10 05, 2021 7:18 pm

    Tối 5/10: Thêm 4.363 ca COVID-19, thấp nhất sau 78 ngày

    Hiểu Minh | TỔNG HỢP

    Hình ảnh

    Ảnh tổng hợp.

    Trong 4.363 ca nhiễm Bộ Y tế công bố tối 5/10 có 4.360 ca tại 42 tỉnh thành, giảm 1.022 ca so với hôm qua và là ngày có số ca nhiễm thấp nhất sau 78 ngày; 25.573 người khỏi bệnh; 142 ca tử vong.

    Số ca nhiễm hôm nay tương đương thời điểm trước 20/7. Trong đó, 2.591 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa (giảm 101 ca), 1.769 ca cộng đồng (giảm 921 ca). TP.HCM giảm 999 ca, Sóc Trăng giảm 118 ca, Bình Dương giảm 103 ca; còn Bình Thuận tăng 101 ca, Hậu Giang tăng 48 ca, Đồng Tháp tăng 34 ca.

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 6.315 ca/ngày.



    Trong ngày ghi nhận 134 ca tử vong tại: TP.HCM 104 ca, Bình Dương 15, Đồng Nai 4, An Giang và Cần Thơ 3, Cà Mau 2, Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu và Nghệ An một.

    Tổng số ca tử vong tại Việt Nam tính đến nay là 19.979 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.

    Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 818.324 ca nhiễm, đứng thứ 43/223 quốc gia và vùng lãnh thổ.



    Sau nới lỏng giãn cách xã hội, người dân tá hỏa vì tiền nước máy tăng gấp nhiều lần

    Hai hôm nay, người dân ở xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai bức xúc khi giá nước máy tăng đột biến, có nhà tăng từ 4-5 lần so với tiền nước các tháng trước đây.

    Ông H.H.M. (ngụ ấp 3, xã Xuân Hòa) cho biết sáng nay 5-10, nhân viên ghi chỉ số vào gặp ông báo tiền nước tháng rồi hơn 600.000 đồng. Ông M. hốt hoảng hỏi lại thì nhân viên này nói do mấy tháng trước nhân viên không ghi chỉ số được nên thu tiền theo mức bình quân 1 tháng. Đến nay nhân viên ghi được nên lũy tiến tháng này tăng lên.



    Khi ông M. không đồng ý, nhân viên tính toán rồi giảm xuống còn hơn 300.000 đồng. Tuy nhiên, ông H. cho rằng mức này vẫn cao hơn so với giá nước các tháng trước đây (hơn 100.000 đồng/ tháng).

    Tương tự, chị C.T. (ngụ xã Xuân Hòa) cho biết mấy tháng trước nhân viên không ghi chỉ số, nay dồn nhiều tháng khiến chỉ số tăng cao. Trong khi chỉ số càng cao thì mức tính giá nước cũng tăng lên, khiến tổng tiền nước tháng này phải đóng tăng “đột biến” so với trước đây.

    Trao đổi với báo Tuổi Trẻ, ông Vũ Tuấn Lê – giám đốc Chi nhánh cấp nước Xuân Lộc – cho biết trong 3 tháng (7, 8, và 9) do dịch giã, chủ trương chung của Công ty cổ phần Cấp nước Đồng Nai không tổ chức đi ghi chỉ số trực tiếp, mà lấy chỉ số các tháng trước làm cơ sở “khoán” cho bà con.

    Về nguyên nhân, theo ông Lê, do chỉ số tháng trước làm cơ sở để “khoán” thấp nhưng thực tế người dân sử dụng cao hơn. Do đó, giá nước một số hộ có thể tăng đột biến.

    Cũng theo ông Lê, khi người dân có phản ánh, ông đã giải thích với người dân tình hình chung phải “khoán” nên không thể tránh sai lệch chỉ số. Trong tháng 10, Xuân Lộc được đánh giá là “vùng xanh” nên người dân được đi lại. Đơn vị cho nhân viên đi ghi chỉ số, căn cứ số thực tế trên đồng hồ sẽ tính lại cho người dân.



    Mặt khác, ông Lê thừa nhận có trường hợp dồn chỉ số vào mức giá mét khối cao hơn gây thiệt thòi cho khách hàng. “Đơn vị đã báo cáo phản ánh của người dân về Công ty cổ phần Cấp nước Đồng Nai để công ty tổng hợp, tính toán lại giá phù hợp cho bà con” – ông Lê nói.


    Nguyên chủ tịch xã và cán bộ địa chính tại Nghệ An bị bắt

    Ngày 5/10, lãnh đạo Công an huyện Nghi Lộc, Nghệ An xác, vừa khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với Nguyễn Đình Hải (SN 1965, trú tại xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc, nguyên là Chủ tịch UBND xã Nghi Phong); Nguyễn Hồng Đức (SN 1978, trú tại xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc, là cán bộ địa chính UBND xã Nghi Phong. Cả 2 bị can này bị khởi tố về tội: “Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”.

    Bước đầu xác định, trong quá trình thực thi nhiệm vụ, các bị can trên đã vi phạm các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước. Hiện vụ án đang được tiếp tục tiến hành mở rộng.




    7 tỉnh thành đồng ý mở lại đường bay nội địa, 3 địa phương ‘lắc đầu’


    Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết, đến trưa nay (5/10), đã có 10 địa phương phản hồi về đề xuất góp ý kế hoạch mở lại đường bay nội địa giai đoạn 1, trong đó 7/10 địa phương cơ bản đồng ý.

    7 địa phương đồng ý gồm, tỉnh Điện Biên, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định, Thanh Hóa hoàn toàn thống nhất với kế hoạch khai thác các đường bay nội địa của Cục Hàng không .

    Tỉnh Nghệ An thống nhất đối với các chuyến bay từ Nghệ An đi/đến Hà Nội, TP.HCM với tần suất 2 chuyến/tuần.

    TP.HCM cơ bản thống nhất tần suất khai thác như kế hoạch. Riêng đối với đường bay TP.HCM – Hà Nội, thành phố này đề nghị tổ chức một số chuyến bay khứ hồi trong tuần để giải quyết một phần nhu cầu đi lại cấp thiết giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.

    3 địa phương ‘lắc đầu’: Hai tỉnh thành Hải Phòng, Gia Lai đề nghị tạm thời chưa khai thác đường bay đi/đến địa phương mình. Trong đó Gia Lai đề nghị tạm thời chưa khai thác đường bay đến sau ngày 15/10; sau ngày này tỉnh sẽ tiếp tục cân nhắc.

    TP. Hà Nội đề nghị Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về kế hoạch khai thác đi/đến Hà Nội trong giai đoạn dịch để lấy ý kiến TP Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận.



    TP.HCM nới lỏng giãn cách xã hội: Tội phạm gia tăng, người dân cần chủ động phòng ngừa


    Sau khi TP. HCM nới lỏng giãn cách xã hội, cơ quan chức năng dự báo tình hình tội phạm lợi dụng sẽ gia tăng hoạt động, nhất là trộm cắp, cướp giật tài sản và lừa đảo, lừa đảo trên không gian mạng... Người dân cần chú ý, chủ động thực hiện một số biện pháp phòng ngừa tội phạm.

    Ngày 5/10, Công an TP. Thủ Đức (TP.HCM) phát đi thông báo cảnh báo người dân tại khu vực đề phòng các loại tội phạm xâm phạm sở hữu sau khi thành phố nới lỏng giãn cách xã hội.



    Trước đó, hôm 30/9, Thiếu tướng Lê Hồng Nam – Giám đốc Công an TP. HCM – cho biết, sau quá trình áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp giãn cách xã hội, các loại tội phạm “nằm im” không thể hoạt động. Do đó, sau khi thành phố nới lỏng giãn cách; các băng nhóm tội phạm sẽ gia tăng hoạt động, nhất là trộm cắp, cướp giật tài sản, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, tội phạm ma tuý, cho vay nặng lãi, tín dụng đen…

    Tại huyện Nhà Bè, cơ quan chức năng còn ghi nhận thông tin phản ánh có tình trạng một số người tự xưng là công an chặn đường người dân kiểm tra “thẻ xanh” qua điện thoại di động. Lợi dụng lúc sơ hở, những người này đã giật điện thoại của người dân đi đường rồi tẩu thoát. Qua đó, cơ quan chức năng huyện Nhà Bè cảnh báo người dân khi ra đường chỉ xuất trình khi có tổ tuần tra đầy đủ quân phục.

    Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân không lơ là, sơ hở, chủ quan mà cần chú ý, chủ động thực hiện một số biện pháp phòng ngừa tội phạm.

    Theo đó, người dân và hộ gia đình, cơ sở kinh doanh chủ động bảo quản, giữ gìn tài sản, không tạo sơ hở để kẻ gian lợi dụng trộm cắp. Chú ý gia cố trần, vách, cửa sổ, cửa chính, lỗ thông gió... chắc chắn; kiểm tra, đóng, khóa cửa cẩn thận trước khi đi ngủ hoặc vắng nhà.

    Đối với chủ nhà trọ, phòng cho thuê phải có cổng rào chắc chắn, trang bị còi báo động, camera quan sát và ổ khóa điện tử; bố trí bảo vệ, người trông coi xe, tài sản và nhắc nhở những người thuê phòng có ý thức tự bảo quản tài sản. Đối với xe gắn máy, luôn chú ý trông coi cẩn thận, không để khuất tầm mắt...

    Người dân không mang theo nhiều tiền bạc, tài sản, đồ trang sức có giá trị và không sử dụng điện thoại di động khi đang lưu thông trên đường. Khi đi, đến nơi giao dịch ngân hàng, rút tiền qua thẻ ATM phải có biện pháp bảo vệ an toàn tài sản. Không chen lấn trước quầy giao dịch, cảnh giác người lạ đeo bám, cố ý va chạm để trộm cắp tài sản.

    Đối với tội phạm dàn cảnh cướp như: hỏi thăm đường, va quẹt xe, gây gổ, đánh nhau nhằm đánh lạc hướng để ra tay cướp giật tài sản thì người dân cần bình tĩnh ghi nhớ đặc điểm nhận dạng, loại xe, biển số xe của đối tượng và báo công an gần nhất để được hỗ trợ.

    Đối với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người dân khi nhận được các cuộc gọi lạ, có dấu hiệu nghi vấn, cần phải bình tĩnh, không làm theo yêu cầu hoặc dẫn dụ bấm vào các phím số trên điện thoại.

    Tuyệt đối không cung cấp thông tin bảo mật tài khoản, mật khẩu, mã OTP, thông tin thẻ qua tin nhắn SMS, email, phần mềm chat (Zalo, Facebook messenger…) hoặc qua cuộc gọi của bất cứ ai; không chuyển khoản, nộp tiền mặt vào tài khoản của người không quen biết.

    Trường hợp đã chuyển tiền đến tài khoản có dấu hiệu lừa đảo, phải báo ngân hàng, công an gần nhất để được hỗ trợ điều tra, xử lý. Không tham gia các chương trình nhận thưởng qua mạng, yêu cầu nạp tiền qua thẻ điện thoại hoặc chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng để làm thủ tục nhận thưởng. Tìm hiểu kỹ thông tin khi kết bạn với những người lạ trên mạng xã hội, đặc biệt là những người hứa hẹn cho, tặng số tiền lớn, những món quà đắt tiền.



    Từ nay đến cuối năm 2021, cơ quan công an thành phố sẽ tiếp tục thực hiện cao điểm thông tin đến người dân về việc giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; xử lý các hành vi vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Đồng thời, tăng cường kiểm tra hành chính, xử lý các hành vi tàng trữ, tổ chức sử dụng, sử dụng trái phép chất ma túy.

    Người dân khi phát hiện người có biểu hiện nghi vấn phạm tội, vi phạm pháp luật thì thông báo ngay cho cơ quan chức năng tại địa phương để kịp thời điều tra, xử lý.




    Bình Dương: Xử phạt 2 triệu đồng người phụ nữ bị cưỡng chế xét nghiệm COVID-19


    Sau khi bí thư phường lên tiếng xin lỗi về việc phá khóa cửa cưỡng chế xét nghiệm không đúng quy định, UBND phường Vĩnh Phú (TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương) đã ra quyết định xử phạt hành chính 2 triệu đồng đối với người phụ nữ trong vụ việc.

    Ngày 5/10, thông tin từ Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP. Thuận An (Bình Dương) cho biết, UBND phường Vĩnh Phú đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với chị H.T.P.L. ((38 tuổi, ngụ chung cư Ehome 4) - người bị cưỡng chế vì không xét nghiệm COVID-19 theo yêu cầu của cơ quan y tế.



    Chị L. bị xử phạt 2 triệu đồng vì hành vi "không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm" quy định tại điểm a, khoản 2, điều 7 nghị định 117/2020.

    Theo Báo Bình Dương đưa tin, sáng cùng ngày, chị L. cho biết đã nhận được quyết định trên của UBND phường Vĩnh Phú và hiện đang nhờ luật sư để thực hiện các thủ tục khởi kiện quyết định này.

    Trước đó, như đã đưa tin, vụ việc “Cảnh sát phá cửa nhà, cưỡng chế người dân đi xét nghiệm COVID-19”, ông Võ Thanh Quan - Bí thư Đảng ủy, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 phường Vĩnh Phú là người trực tiếp chỉ đạo cưỡng chế chị H.T.P.L. đi test nhanh COVID-19 xảy ra ngày 28/9 gây xôn xao dư luận.

    Sau khi sự việc xảy ra và clip lan truyền trên mạng xã hội đã gây nên nhiều ý kiến dư luận trái chiều, đoàn công tác của Thành ủy thành phố Thuận An và phường Vĩnh Phú đã có buổi đối thoại với chị L.. Tại buổi đối thoại, ông Võ Thanh Quan đã gửi lời xin lỗi chị L. vì thực hiện việc cưỡng chế chưa phù hợp quy định.

    Sau đó, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 TP. Thuận An đã họp để "phân tích, rút kinh nghiệm" và "thống nhất kiểm điểm, phê bình ông Võ Thanh Quan”.

    Ban Chỉ đạo phòng chống dịch TP. Thuận An cho rằng, ông Quan vì nóng vội trong việc sàng lọc F0, dẫn đến hành động cưỡng chế chị H.T.P.L đi xét nghiệm không đúng quy trình, chưa khéo léo, gây phản cảm.

    Tuy nhiên, theo Ban Chỉ đạo, ông Quan cùng phường Vĩnh Phú đã nỗ lực để đưa phường về ''vùng xanh'', ông Quan không phải hành động vì mục đích cá nhân mà vì mục đích cho cộng đồng. Nếu là mục đích cá nhân thì hình thức xử lý sẽ khác.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 4.150 ca ,120 ca tử vong tại 9 tỉnh, thành

    by music123 » Thứ 5 Tháng 10 07, 2021 3:38 pm

    Tối 7/10: Thêm 4.150 ca ,120 ca tử vong tại 9 tỉnh, thành

    TỔNG HỢP

    Hình ảnh

    Ngày 7/10, Bộ Y tế cho biết có thêm 4.150 ca mắc COVID-19, giảm hơn 200 ca so với hôm qua. Trong ngày có 1.402 ca khỏi bệnh. Thêm 125 ca tử vong tại 9 tỉnh, thành.

    Bộ Y tế cho hay, tính từ 17h ngày 06/10 đến 17h ngày 07/10, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.150 ca nhiễm mới.



    Trong đó có:

    - 03 ca nhập cảnh;

    - 4.147 ca ghi nhận trong nước (giảm 209 ca so với ngày trước đó) tại 43 tỉnh, thành phố (có 1.986 ca trong cộng đồng).


    TP. HCM (1.730),
    Bình Dương (840),
    Đồng Nai (589),
    An Giang (186),
    Tây Ninh (84),
    Long An (84),
    ...



    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày hôm qua là: TP. HCM (giảm 230 ca), Trà Vinh (giảm 31 ca), Bình Thuận (giảm 28 ca).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày hôm qua là: Đồng Nai (tăng 55 ca), Tây Ninh (43), Hậu Giang (30).

    Thêm 120 ca tử vong tại 8 tỉnh, thành:

    TP. HCM (92 ca),
    Bình Dương (19),
    Đồng Nai (3),
    Cần Thơ (2),
    Bến Tre (1),
    Tiền Giang (1),
    Đắk Nông (1),
    Long An (1).

    Ngành y tế bổ sung thêm 05 ca tử vong tại Ninh Thuận trong thời gian trước đó.

    Trung bình số ca tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua là: 131 ca.

    Tính đến nay, Việt Nam có tổng cộng 20.223 ca tử vong liên quan đến COVID-19, chiếm 2,4% tổng số ca nhiễm.




    Đồng Nai bỏ giấy đi đường cho công nhân đi làm, chỉ cần thẻ nhân viên

    Ngày 6/10, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành văn bản về việc người lao động tham gia lưu thông từ nơi cư trú đến nơi làm việc; theo đó, UBND tỉnh quyết định bỏ giấy đi đường cho công nhân đi làm việc.

    Theo UBND tỉnh Đồng Nai, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động đi làm, hỗ trợ cho doanh nghiệp từng bước khôi phục kinh tế, chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai quyết định bỏ nội dung cấp giấy xác nhận người lao động di chuyển hàng ngày từ nơi cư trú đến công ty làm việc được quy định tại các văn bản trước đây của UBND tỉnh.



    Đối với người lao động, yêu cầu khi di chuyển từ nơi cư trú đến nơi làm việc phải đeo thẻ nhân viên, nếu được người sử dụng lao động trang bị đồng phục của doanh nghiệp thì người lao động buộc phải mặc đồng phục để nhận diện khi lưu thông và khi qua các chốt kiểm soát. Đồng thời, người lao động đang sử dụng điện thoại thông minh phải cài đặt ứng dụng PC-Covid để sử dụng mã QR và thể hiện lịch sử tiêm chủng.

    Trường hợp không có điện thoại thông minh thì xuất trình giấy xác nhận đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 (ít nhất 1 mũi đối với loại vaccine tiêm 2 mũi và 14 ngày sau tiêm) hoặc giấy xác nhận đã khỏi bệnh COVID-19 dưới 6 tháng khi được yêu cầu.

    UBND tỉnh giao Công an tỉnh và UBND các địa phương chỉ đạo các lực lượng chức năng, các chốt kiểm soát tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp, người lao động tham gia lưu thông từ nơi cư trú đến nơi làm việc được thuận lợi, an toàn trong phòng, chống dịch bệnh. UBND các huyện, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện các biện pháp bảo đảm quản lý chặt chẽ “vùng đỏ”, giữ vững an toàn và mở rộng các “vùng xanh” tại địa phương.

    Ban quản lý các khu công nghiệp, Sở Lao động - thương binh và xã hội phối hợp với các ngành liên quan, UBND cấp huyện thông báo đến doanh nghiệp, đồng thời theo dõi, giám sát việc thực hiện của doanh nghiệp, chủ động xử lý các tình huống trong thẩm quyền cho phép.




    TP.HCM đã có hơn 9.000 doanh nghiệp hoạt động trở lại

    Sau 1 tuần thực hiện chỉ thị 18, ông Phạm Đức Hải - phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM - đánh giá đa số người dân nhanh chóng thích ứng an toàn, linh hoạt trong điều kiện bình thường mới.

    Hình ảnh

    Ông Phạm Đức Hải phát biểu tại buổi họp báo - Ảnh: KIM ÚT


    Tại buổi họp báo chiều 7-10, ông Phạm Đức Hải cho hay ngày càng nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ kinh doanh hoạt động trở lại sau khi nới lỏng giãn cách xã hội. Điều này phần nào đáp ứng nhu cầu của đông đảo người dân, tạo ra nhiều công ăn việc làm và công tác phòng chống dịch ngày càng đạt nhiều kết quả tích cực.

    Cụ thể, chỉ trong 3 ngày (từ 1-10 đến 3-10), số doanh nghiệp hoạt động được ghi nhận là 5.279 doanh nghiệp. Đến ngày 6-10, con số doanh nghiệp hoạt động đã lên đến 9.200 doanh nghiệp.

    Trước dịch, các khu chế xuất và khu công nghiệp TP có 288.000 lao động. Thời điểm trước ngày 1-10 có khoảng 70.000 lao động làm việc, chiếm tỉ lệ 24,3%. Đến ngày 6-10, số doanh nghiệp hoạt động và số lao động trở lại làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp đạt 66,8%. Ở khu công nghệ cao cũng đã có 88/118 doanh nghiệp hoạt động trở lại, chiếm tỉ lệ 74,3%.

    Ông Hải cho rằng các số liệu trên cho thấy hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh ở khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao đã tiếp tục thu hút được nhiều lao động sau khi thực hiện giãn cách.

    Tuy nhiên, số liệu trên cũng cho thấy lao động ở khu chế xuất, khu công nghiệp hiện nay còn chưa cao do nhiều bà con về quê theo nguyện vọng.

    Theo ông Hải, TP.HCM luôn trân trọng sự đóng góp của người lao động đã tạo ra của cải vật chất góp phần vào sự tăng trưởng của thành phố. Thành phố đã có nhiều giải pháp để hỗ trợ và trân trọng kính mời người lao động tiếp tục ở lại.




    Bệnh viện tư được thu phí điều trị COVID-19 nếu bệnh nhân cam kết tự nguyện chi trả

    Trong trường hợp bệnh nhân cam kết tự nguyện chi trả toàn bộ chi phí (không sử dụng ngân sách nhà nước), cho phép các cơ sở y tế tư nhân thực hiện theo cam kết của bệnh nhân tự nguyện để trang trải chi phí.

    UBND TP.HCM vừa có văn bản khẩn gửi Sở Y tế và Sở Tài chính về việc thực hiện thí điểm chi trả chi phí cho cơ sở y tế tư nhân tham gia điều trị bệnh nhân COVID-19 theo kết luận của Thành ủy TP.HCM.

    Văn bản do Phó chủ tịch UBND TP Phan Thị Thắng ký nêu nguyên tắc của việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân COVID-19 tại các cơ sở điều trị COVID-19 do ngân sách nhà nước bảo đảm; chi phí điều trị các bệnh khác thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh.

    Đối với phần ngân sách nhà nước, UBND TP quyết định trước mắt thanh toán cho các cơ sở y tế tư nhân chi phí điều trị bệnh nhân COVID-19 theo mức giá dịch vụ khám chữa bệnh được Bộ Y tế quy định tại thông tư số 13, 14 ngày 5-7-2019.

    Đối với các nội dung chưa được kết cấu trong giá dịch vụ khám chữa bệnh nêu trên, thanh toán theo chi phí thực tế phát sinh nhưng phải đảm bảo định mức chi và mức giá thanh toán tương đương với mức thực hiện của các cơ sở y tế công lập. Kinh phí trích từ nguồn kinh phí phòng chống dịch bố trí cho Sở Y tế TP.
    Hình ảnh
Đăng trả lời 344 bài viết

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 105 khách