Đăng trả lời 344 bài viết
VN:Thêm 88.378 ca, Quảng Ninh và Bình Định bổ sung 23.262 F0
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 2,.180 ca;SG thêm 1,539 ca

    by music123 » Thứ 2 Tháng 7 19, 2021 3:22 pm

    Tin COVID tối 19/7: Thêm 2.180 ca COVID-19; TP.HCM công bố danh sách 40 chợ mở cửa


    Hiểu Minh (TH)

    Hình ảnh

    Thêm 2.180 ca COVID-19

    VnExpress – Bộ Y tế tối 19/7 ghi nhận ca 2.161 ca ghi nhận tại 23 tỉnh thành, gồm 1.990 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa.

    2.161 ca ghi nhận tại: TP HCM (1.539), Bình Dương (288), Đồng Nai (80), Đồng Tháp (47), Long An (37), Khánh Hòa (34), Hà Nội (32), Bình Thuận (19), Phú Yên (16), Cần Thơ (15), Bà Rịa – Vũng Tàu (11), Quảng Nam (9), Kiên Giang (8 ), Bình Phước (6), Hưng Yên (4), Ninh Thuận (4), Quảng Ngãi (3), Trà Vinh (3), Bình Định (2), Đăk Nông (1), Hải Phòng (1), Ninh Bình (1), Bắc Ninh (1).

    19 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh, gồm tại: Tây Ninh (12), Thanh Hóa (5), Hải Dương (1), Kiên Giang (1).



    Như vậy, hôm nay cả nước ghi nhận 4.175 ca nhiễm trong nước (giảm 1.712 ca so với hôm qua), tại 32 tỉnh thành. Trong đó, 3.678 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa (giảm 1.282 ca), 497 ca đang điều tra dịch tễ (giảm 430 ca so hôm qua).

    TP.HCM ghi nhận ngày có số ca nhiễm cao thứ hai kể từ đầu dịch là 3.074 ca, giảm 1.618 ca so với hôm qua. Hà Nội ghi nhận ngày có số ca cao nhất, với 44 ca.

    Thêm 80 ca tử vong tại 6 tỉnh, thành
    VnExpress – Bộ Y tế chiều 19/7 công bố 80 ca tử vong từ ngày 9-19/7, tại TP.HCM, Đồng Tháp, Long An, Bắc Ninh, Vĩnh Long và Trà Vinh.

    80 ca tử vong do Covid-19 được ghi nhận từ số 255 đến 334.

    Tại TP HCM 70 ca tử vong từ ngày 9-19/7.



    Tại Đồng Tháp 5 ca tử vong từ ngày 15-17/7.

    Tại Long An 2 ca tử vong từ ngày 18-19/7.

    Tại Trà Vinh, một ca tử vong ngày 13/7.

    Tại Bắc Ninh, ngày 18/7 một ca tử vong.

    Tại Vĩnh Long, ngày 18/7 một ca.



    Như vậy, tổng số ca tử vong trong đợt dịch thứ 4 lên 299, kể từ đầu năm 2020 đến nay là 334.

    Làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính, trưa 19/7 Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhận định thời gian tới số bệnh nhân gia tăng, kéo theo tỷ lệ bệnh nhân nặng cũng tăng.

    Theo báo cáo của Tiểu ban điều trị, tính đến trưa 19/7, cả nước đang điều trị gần 1.000 bệnh nhân tiên lượng nặng và rất nặng, 12 người tiên lượng tử vong.

    TP.HCM công bố danh sách 40 chợ đang mở cửa

    Địa điểm của 40 chợ truyền thống tại các quận, huyện và TP. Thủ Đức được cập nhật qua danh sách này để người dân dễ dàng tìm mua.

    Hình ảnh

    Hình ảnh

    Đà Nẵng đón người dân từ TP.HCM về miễn phí bằng máy bay

    Ngày 19/7, ông Trần Hùng Phong, Phó Chủ tịch Hội đồng hương Đà Nẵng tại TP.HCM cho biết, Đà Nẵng đã bố trí 3 chuyến bay đưa hơn 600 công dân của thành phố đang sinh sống, học tập và làm việc từ Sài Gòn về quê.



    Theo ông Phong, trước đó, Hội đồng hương đã lên kế hoạch sẵn sàng chuẩn bị 16 xe giường nằm để đưa người dân từ Sài Gòn về Đà Nẵng.

    Tuy nhiên, nhận thấy quá trình di chuyển bằng xe khách sẽ gặp khó khăn, Đà Nẵng quyết định đưa người dân về bằng máy bay.

    Ông Phong cho biết: “Ba chuyến bay này xuất phát vào lúc 10h, 14h và 18h ngày 21/7, đưa hơn 600 người dân từ Sài Gòn về Đà Nẵng. Toàn bộ vé máy bay sẽ miễn phí. Khi về tới Đà Nẵng, người dân sẽ được hỗ trợ cách ly tại khách sạn. Hiện nay chúng tôi đã thông báo người dân đi xét nghiệm trước để ra làm thủ tục tại sân bay được thuận lợi, nếu ai chưa kịp xét nghiệm thì hội sẽ hỗ trợ”.

    Người dân cần chuẩn bị đủ giấy tờ tùy thân để lên máy bay, chủ động test nhanh trước 24h, nếu chưa làm kịp, bà con có mặt trước giờ bay 2h để làm xét nghiệm.

    Chủ quán Sài Gòn lao đao giữa mùa dịch: ‘Chẳng có thu nhập nhưng phải gồng gánh đủ chi phí…’

    Mở tiệm kinh doanh bún đậu mắm tôm ở Quận 2, sau hơn 1 năm được khách ủng hộ đông đảo, chị Hiền Nguyễn (25 tuổi) tiếp tục mở thêm chi nhánh khác tại Quận 3 từ cuối năm 2020. Tưởng mọi việc suôn sẻ, chị không ngờ quán thứ hai của mình lại liên tiếp hứng “combo” dịch bệnh dù chỉ mới mở cửa không lâu.

    Đặc biệt, đợt dịch lần thứ 4 kéo dài này đã gây ảnh hưởng nặng nhất tới việc kinh doanh của quán. Trong khoảng thời gian đỉnh điểm vào cuối tháng 5, lúc đó chi nhánh ở Quận 3 gần như bị phong toả hoàn toàn, buộc lòng chị Hiền phải cho nhân viên nghỉ hết. Từ khối lượng công việc của 3 – 4 nhân viên/ca, thời điểm đó chỉ còn có chị và một người nữa đứng ra làm hết để tiết kiệm chi phí.

    Không giống chị Hiền, chị Thanh Xuân (40 tuổi, chủ một quán rooftop ở Quận 10) phải đối mặt với nhiều nỗi lo hơn. Mở cửa từ tháng 11/2020, quán của chị được nhiều bạn trẻ yêu mến vì mô hình uống cà phê kết hợp với ngắm hoàng hôn và biểu diễn acoustic. Trước dịch, hầu như lúc nào tiệm cũng đông kín khách, nhất là mỗi dịp cuối tuần.

    Khi dịch bùng phát từ giữa tháng 5, chị Xuân phải chủ động ngừng việc kinh doanh, đồng thời hỗ trợ 30% lương cho nhân viên nghỉ việc. Bên cạnh đó, một lượng lớn nguyên liệu pha chế đành phải huỷ bỏ vì thời gian sử dụng ngắn ngày.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Số ca nhiễm tiếp tục tăng cao; Cảnh báo dịch lây lan ở nông thôn

    by music123 » Thứ 3 Tháng 7 20, 2021 5:19 pm

    Tin COVID tối 20/7: Số ca nhiễm tiếp tục tăng cao; Cảnh báo dịch COVID-19 lây lan ở nông thôn

    Hiểu Minh (TH)

    Hình ảnh

    Ảnh tổng hợp


    Số ca nhiễm tiếp tục tăng cao

    Bộ Y tế tối 20/7 ghi nhận 2.640 ca dương tính COVID-19, trong đó 477 ca ở cộng đồng đang được truy vết dịch tễ.

    2.640 ca gồm 5 ca nhập cảnh và 2.635 ca ghi nhận tại: TP HCM (1.803), Bình Dương (422), Đồng Nai (82), Đồng Tháp (60), Long An (46), Hà Nội (40), Đà Nẵng (29), Phú Yên (27), Cần Thơ (23), Ninh Thuận (22), Khánh Hòa (15), Bình Thuận (14), Kiên Giang (12), Nghệ An (8 ), Đăk Lăk (8 ), Bắc Ninh (4), Bình Định (3), Hưng Yên (3), Quảng Nam (2), Bạc Liêu (2), Vĩnh Phúc (2), An Giang (2), Kon Tum (2), Gia Lai (1), Bắc Giang (1), Đăk Nông (1), Lâm Đồng (1).

    Như vậy, hôm nay ghi nhận 4.789 ca nhiễm (tăng 614 ca so với hôm qua) tại 35 tỉnh thành, gồm 4.061 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa (tăng 383 ca), 728 ca đang điều tra dịch tễ (tăng 231 ca).



    Kon Tum lần đầu tiên kể từ khi dịch xảy ra đã ghi nhận 2 ca nhiễm, là tỉnh thứ 59 xuất hiện Covid-19.


    Hôm nay đánh dấu ngày ghi nhận số ca nhiễm trong nước cao thứ hai kể từ đầu đợt dịch, với 4.789 ca, tăng 614 ca so với hôm qua. TP HCM cũng ghi nhận ngày có số ca nhiễm cao thứ hai, với 3.322 ca (tăng 248 ca). Hà Nội ghi nhận ngày có số ca nhiễm cao nhất, với 46 ca.

    Số ca mới nâng tổng số ca nhiễm tại TP HCM lên 37.787, Bắc Giang 5.733, Bình Dương 3.725, Bắc Ninh 1.698, Đồng Tháp 1.439, Đồng Nai 1.145, Tiền Giang 895, Long An 870, Phú Yên 782, Hà Nội 717, Khánh Hòa 585, Đà Nẵng 501, Vĩnh Long 422, Hưng Yên 251, Bến Tre 228, Bà Rịa – Vũng Tàu 219, Quảng Ngãi 217, Nghệ An 166, Cần Thơ 143, An Giang 132, Bình Thuận 120, Lạng Sơn 116, Vĩnh Phúc 116, Bình Phước 86, Kiên Giang 73, Ninh Thuận 70, Hậu Giang 41, Bình Định 36, Lâm Đồng 21, Đăk Lăk 20, Quảng Nam 19, Gia Lai 16, Bạc Liêu 16, Đăk Nông 13, Kon Tum 2.

    Cần Thơ ghi nhận 2 ca tử vong đầu tiên do COVID-19

    Chiều ngày 20/7, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP. Cần Thơ đã có báo cáo nhanh về tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn.

    Theo đó đến chiều cùng ngày, Cần Thơ đã ghi nhận thêm 29 ca nhiễm mới so với hôm qua nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 đang điều trị lên 199 trường hợp.



    Trong 29 ca nhiễm COVID-19 mới có 8 trường hợp phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc tại cơ sở y tế; 8 trường hợp là F1 của các ca bệnh đã công bố trước đó; 8 trường hợp trong khu cách ly, phong tỏa và 5 trường hợp được phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc trọng điểm.

    Cần Thơ đã ghi nhận 2 trường hợp đầu tiên nhiễm COVID-19 tử vong. Hiện lực lượng phòng chống dịch TP. Cần Thơ đã tiến hành các thủ tục hỏa táng bệnh nhân theo đúng quy định.

    Cảnh báo dịch COVID-19 lây lan ở nông thôn

    Theo CDC Kiên Giang, ổ dịch tại bệnh viện đa khoa tỉnh này hiện có 15 ca (trong đó có 1 nhân viên y tế). Từ ổ dịch này đã lây lan ra huyện Gò Quao 9 ca; An Minh 6 ca. Ngoài ra 1 số địa phương khác cũng vừa phát hiện các ca F0 liên quan Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang gồm Giồng Riềng 1 ca; Rạch Giá 1 ca; U Minh Thượng 1 ca; Châu Thành 3 ca.

    Tại huyện Gò Quao, vợ chồng bà P. và ông L. bị nhiễm từ trường hợp tiếp xúc với F1 là ông B. nằm điều trị khoa ngoại – tiết niệu Bệnh viện đa khoa Kiên Giang, đã lây lan cho 9 người tại địa phương ở xã Thới Quản và 2 người ở xã Hòn Tre, huyện đảo Kiên Hải (nơi ông L. làm việc).

    Ông L. cũng đã đi dự đám giỗ, tiếp xúc với nhiều người khi uống cà phê và hiện đang truy vết.



    Tại huyện Vĩnh Thuận, ổ dịch hình thành từ việc tài xế xe tải chở hàng về từ vùng dịch TP.HCM, đến nay đã có 19 ca nhiễm. Trong số này có 1 ca ở chợ trung tâm huyện nên khả năng lây nhiễm rất cao.

    Ông Hà Văn Phúc, giám đốc Sở Y tế Kiên Giang lưu ý các địa phương phải làm tốt việc truy vết, bởi người dân ở nông thôn đi lại phức tạp. Chẳng hạn như có trường hợp đi đám tang xong mới dương tính COVID-19, đám tang không nhận phúng điếu nên rất khó để truy vết, vì không nắm được những ai đã tới viếng.

    Doanh nghiệp cam kết bán gạo giá thấp hơn thị trường đến hết dịch COVID-19

    Để thực hiện chương trình bình ổn giá gạo, công ty đã chuẩn bị nguồn gạo đủ cung cấp theo nhu cầu của người dân với giá cố định từ 9.000 – 10.000 đồng/kg đến khi hết dịch Covid-19.

    Theo ông Nguyễn Tuấn Thanh, Giám đốc Sở Công thương Long An, việc doanh nghiệp thực hiện bán gạo bình ổn giá ngay lúc này là kịp thời chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng, và hạn chế được tình trạng hụt hàng, tăng giá.

    Hiện tại, sở đã thông báo cho các địa phương chọn điểm, thông tin cho người dân có nhu cầu, hỗ trợ công tác phòng dịch tại điểm bán gạo cố định cũng như xe lưu động để doanh nghiệp chuyển hàng về phục vụ người dân. Các đơn vị, địa phương trong và ngoài tỉnh có nhu cầu đặt hàng, doanh nghiệp sẽ giao gạo tận nơi với giá cố định từ nay đến khi hết dịch.



    Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo Dương Vũ ở xã Bình Thạnh, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An là đơn vị tiên phong triển khai điểm bán gạo (với các loại như IR 503, IR 504, OM 5451) bình ổn giá cho tất cả người dân có nhu cầu, với mức giá cố định 9.000 – 10.000 đồng/kg. Trong ngày đầu tiên bán gạo bình ổn giá, doanh nghiệp đã cung ứng gần 10 tấn gạo cho người tiêu dùng tại huyện Thủ Thừa và khách vãng lai tại các địa phương trong tỉnh.

    Theo ông Nguyễn Quang Hòa, Giám đốc Công ty Dương Vũ, để thực hiện chương trình, công ty đã chuẩn bị nguồn gạo đủ cung cấp theo nhu cầu của người dân với giá cố định từ 9.000 – 10.000 đồng/kg đến khi hết dịch.

    Tiền Giang: Một phụ nữ tử vong khi đang ngủ ở nhà dương tính COVID-19

    Hình ảnh

    Ảnh chụp màn hình

    Sáng 19/7, gia đình phát hiện bà L.T.H. ( 59 tuổi, ngụ xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo) đã tử vong trên giường ngủ. Cơ quan chức năng đã lấy mẫu xét nghiệm phát hiện bà H. dương tính COVID-19, theo Tiền Phong.

    Người thân bà H. cho biết, bà H. mắc bệnh hen bẩm sinh, bị tăng huyết áp, thoái hóa cột sống. Lực lượng chức năng sau đó nhanh chóng phong tỏa khu vực có liên quan, phun khử khuẩn, thần tốc truy vết các F1…

    Qua điều tra dịch tễ, bà H. có con gái từng mua bán tại chợ Bình Điền, TP.HCM. Trước khi trở về địa phương, con gái bà H. đã từng làm xét nghiệm và âm tính COVID-19.

    Theo thông tin từ Bộ y tế, tỉnh Tiền Giang có tổng số F0 là 1.263 ca, trong đó có 94 bệnh nhân đã được điều trị khỏi.

    Đến sáng ngày 20/7, toàn tỉnh Tiền Giang ghi nhận 19 ca mắc COVID-19 tử vong.


    Hiện cơ quan chức năng đã truy vết 12 người liên quan, cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm và đang chờ kết quả.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN: Thêm 5,357 ca ;Thêm 36 bn tử vong

    by music123 » Thứ 4 Tháng 7 21, 2021 2:01 pm

    Tin COVID tối 21/7: ‘Biển’ người Hà Nội chen lấn test nhanh COVID-19; Thêm 36 bệnh nhân tử vong


    Hiểu Minh (TH)

    Hình ảnh

    Ảnh tổng hợp.

    Số ca nhiễm COVID-19 lại tăng cao

    Bộ Y tế tối 21/7 ghi nhận 2.570 ca Covid-19, trong đó 688 ca cộng đồng, nâng tổng số ca công bố hôm nay lên 5.357 bao gồm 1.081 ca cộng đồng.

    2.570 ca mới gồm 2 ca nhập cảnh, 2.568 ca tại: TP HCM (1.817), Bình Dương (307), Đồng Tháp (109), Đồng Nai (85), Long An (52), Hà Nội (38), Tây Ninh (30), Ninh Thuận (22), Phú Yên (21), Vĩnh Phúc (18), Cần Thơ (16), Trà Vinh (10), Bình Thuận (7), Bình Định (6), Sóc Trăng (6), Bắc Ninh (4), Đắc Lắc (4), Lâm Đồng (3), Quảng Ngãi (3), Nghệ An (3), Hưng Yên (3), Lạng Sơn (2), Phú Thọ (1), Thanh Hóa (1).

    Như vậy, trong ngày 21/7 ghi nhận 5.357 ca mắc mới gồm 14 ca nhập cảnh và 5.343 ca trong nước, chủ yếu ở TP HCM (3556) và Bình Dương (964).

    Thêm 36 ca Covid-19 tử vong

    36 ca này được ghi nhận từ số 335-370, hầu hết có bệnh lý nền nặng.

    Tại TP HCM từ ngày 17-20/7 ghi nhận 32 ca tử vong.

    Tại Long An từ ngày 18-19/7 ghi nhận 2 ca.

    Tại Đồng Tháp ngày 19/7 ghi nhận 2 ca.

    Như vậy, tổng số ca tử vong trong đợt dịch thứ 4 lên 335, kể từ đầu năm 2020 đến nay là 370.


    F1 tử vong trong khu cách ly

    Sáng 21/7, ông Bùi Xuân Minh, giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa cho biết trường hợp F1 (trú ở thị xã Ninh Hòa) tử vong trong khu cách ly ký túc xá ĐH Nha Trang, không phải vì mắc COVID-19 như clip đang lan truyền trên mạng.

    Trước đó, trên mạng xã hội lan truyền clip nói có nữ bệnh nhân COVID-19 tử vong trong khu cách ly tập trung ký túc xá ĐH Nha Trang.

    Tuy nhiên ông Bùi Xuân Minh, giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa, cho biết trường hợp tử vong này là 1 cụ ông đi cách ly y tế cùng với 3 người con. Cả gia đình 4 người được bố trí ở chung một phòng tại ký túc xá ĐH Nha Trang.

    Khoảng 8h sáng 20/7, con gái ông cụ báo cho cán bộ y tế rằng, cha mình có triệu chứng ngưng thở, đề nghị cấp cứu. Ngay sau đó, cán bộ y tế ở khu cách ly đã kiểm tra, cấp cứu sơ bộ và gọi cấp cứu đến đưa bệnh nhân đi bệnh viện.

    8h20 xe cấp cứu có mặt, đội ngũ bác sĩ tiến hành cấp cứu bệnh nhân, tuy nhiên bệnh nhân không qua khỏi.



    Ông Minh nói: “Bệnh nhân đã được xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, nên không phải tử vong vì mắc COVID-19.

    Sau khi sự việc xảy ra, gia đình mong muốn được đưa cụ ông về an táng tại địa phương. Bác sĩ và cán bộ khu cách ly đã động viên gia đình để cơ quan chuyên môn đưa cụ ông về nhà đại thể Bệnh viện Lao và bệnh phổi để giám định pháp y, xác minh nguyên nhân tử vong. Gia đình đã chấp nhận”.

    506 người trong Cơ sở cai nghiện dương tính COVID-19

    Thông tin ban đầu từ Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cho Thanh Niên biết, tối 17/7, tại Cơ sở cai nghiện ma túy Bố Lá có 2 viên chức có triệu chứng sốt nhẹ, nhức đầu. Qua test nhanh 2 viên chức này cho kết quả dương tính với COVID-19.

    Ngay sau đó, cơ sở này đã test nhanh ngẫu nhiên cho viên chức, người lao động trong đơn vị, kết quả có 21/34 dương tính COVID-19.

    Trước sự việc trên, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM tiếp tục tổ chức xét nghiệm cho toàn bộ viên chức, người lao động và học viên tại đơn vị (689 người). Kết quả, tính đến chiều ngày 20/7, có 506/689 người cho kết quả dương tính COVID-19.

    ngày 20/7, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM đã làm việc với ngành y tế tỉnh Bình Dương. Ngành y tế tỉnh Bình Dương đề nghị TP.HCM tổ chức xét nghiệm khẳng định PCR; hỗ trợ lực lượng cán bộ y tế để điều trị tại chỗ cho số đối tượng nghi nhiễm tại Cơ sở cai nghiện ma túy Bố Lá.

    TP.HCM bùng COVID-19 mạnh, Bộ GTVT tức tốc giảm đường bay để bảo vệ Hà Nội

    Trong bối cảnh dịch diễn biến khó lường tại các tỉnh phía Nam đặc biệt là tại Tp HCM, Bộ GTVT đã đề xuất dừng khai thác các đường bay kết nối Hà Nội và các tỉnh phía Nam, để bảo vệ thủ đô.

    Theo nội dung văn bản do Thứ trưởng GTVT ký gửi Chính phủ được báo Việt Nam Net trích dẫn, Bộ GTVT cho biết đã dừng khai thác toàn bộ các đường bay từ Hà Nội đi/đến Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo; giảm các đường bay từ TP.HCM, Cần Thơ, Phú Quốc.

    Ngoài ra các cảng hàng không, sân bay khu vực phía Nam phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19.

    Sáng 21 tháng 7, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội công bố thêm 26 ca nhiễm mới, trong đó 23 ca là F1 của trường hợp ghi nhận trước đó và 03 ca phát hiện qua sàng lọc cộng đồng.

    Tính từ ngày 29/4 đến nay, Hà Nội ghi nhận 534 trường hợp dương tính, trong đó số ca nhiễm ghi nhận ngoài cộng đồng là 321 trường hợp.

    Người dân ra ngoài khi không cần thiết, phạt xong có thể đưa vào khu cách ly

    Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Kiên Giang, sáng 20/7, Đến nay, Kiên Giang có 193 ca mắc Covid-19, riêng trong đợt dịch này có 154 ca (68 ca nhập cảnh và 86 ca trong cộng đồng), liên quan đến 6 ổ dịch, gồm tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, huyện Vĩnh Thuận, Gò Quao, An Minh, An Biên. 10/15 huyện, thành phố của Kiên Giang đã có ca dương tính nCoV.

    Kiên Giang thiết lập 9 vùng cách ly y tế để phòng, chống dịch với khoảng 2.113 hộ dân ở các huyện Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận và TP Rạch Giá.

    Theo ngành chức năng Kiên Giang, qua giám sát, ổ dịch tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh từ ngày 17/7 đến nay không phát hiện ca nhiễm mới bên trong bệnh viện. Tuy nhiên, các ổ dịch tại huyện Gò Quao, Vĩnh Thuận và An Minh hiện rất phức tạp.

    Tại cuộc họp trực tuyến về công tác phòng chống dịch sáng 20/7, người đứng đầu tỉnh Kiên Giang yêu cầu các địa phương phải tăng cường công tác quản lý địa bàn, chỉ đạo thành lập các đội truy vết, lấy mẫu.



    Khẩn trương khoanh vùng truy vết, điều tra tìm nguồn lây ở các ổ dịch để kịp thời ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16. Tiếp tục tuyên truyền, tăng cường tuần tra lưu động và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm việc đi ra ngoài không có lý do chính đáng.

    “Nếu người dân không chấp hành tốt vẫn ra ngoài khi không cần thiết, sau khi xử phạt xong có thể đưa vào khu cách ly để quản lý.” Chủ tịch tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành nhấn mạnh.

    Ông Thành còn yêu cầu các địa phương tiếp tục duy trì các chốt kiểm soát hiện có, thực hiện nghiêm các giải pháp đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch. Tuỳ theo tình hình trên địa bàn quản lý có thể thành lập thêm các chốt kiểm soát khi cần thiết.

    Tiếp tục khảo sát mở rộng thêm các khu cách ly mới và phải đảm bảo an toàn đúng quy trình, quy định.


    Dịch lan nhanh ở miền Tây, Long An hơn 1.400 ca dương tính chưa cấp mã số

    Tính đến 18h30 ngày 20/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Long An thông báo tỉnh này đã phát hiện 2.301 trường hợp dương tính với COVID-19 trong cộng đồng tại 15/15 huyện, thị xã thành phố.



    Chỉ tính riêng trong 24 giờ trước đó, tỉnh này đã phát hiện thêm 517 trường hợp dương tính và chỉ trong 10 ngày qua, tỉnh này đã phát hiện hơn 1.600 ca nhiễm COVID-19.

    Trong số này có 13 người tử vong, và đến thời điểm này chỉ mới có 870 trường hợp được Bộ Y tế cấp mã số bệnh nhân. Còn 1.431 ca chưa được cấp mã số.

    Tại Tây Nam Bộ, còn hai tỉnh có số lượng mắc COVID-19 cao là Đồng Tháp và Tiền Giang.

    Trong cùng ngày, Đồng Tháp tiếp tục phát hiện 66 ca nhiễm COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm từ ngày 24-6 tại tỉnh này đến nay là 1.441 ca (1.439 bệnh nhân đã được cấp mã số). Còn tại Tiền Giang, trong ngày phát hiện thêm 133 ca, nâng tổng số lên 1.263 ca (895 bệnh nhân đã được cấp mã số).


    ‘Thư mời test nhanh tự trả phí’ ở Long An, huyện nói vận động chứ không bắt buộc

    Phản ánh tới báo tuoitre, người dân ở xã Bình Trinh Đông, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An cho biết trong ngày 19-7, họ có nhận được thư mời do uỷ ban xã ban hành với nội dung mời đến địa điểm test nhanh sàng lọc virus SARS-CoV-2 cho toàn bộ các hộ dân trên địa bàn huyện Tân Trụ.

    Tuy nhiên, trong thư mời này ghi “chi phí: test sàng lọc hộ dân tự chi trả”.

    Người dân này phản ảnh “Chi phí xét nghiệm sàng lọc khi Nhà nước thực hiện thì Nhà nước chi trả, tại sao lại bắt người dân chi trả?”.

    Giải thích về sự việc trên, ông Trương Thanh Liêm – chủ tịch huyện Tân Trụ cho biết đúng là xã Bình Trinh Đông có gửi thư mời trên đến các hộ dân. “Tuy nhiên, đây là thư mời, vận động, khuyến khích người dân đi test sàng lọc để kịp thời phát hiện COVID-19 chứ không bắt buộc”.

    Theo ông Liêm, thời gian qua nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn huyện Tân Trụ và để giải quyết nhu cầu cho những người cần giấy xét nghiệm virus SARS-CoV-2, huyện Tân Trụ đã tổ chức 11 điểm test nhanh trên toàn địa bàn huyện.

    “Đối với những người thuộc diện có nguy cơ lây nhiễm, cần truy vết để khoanh vùng chùm lây đảm bảo phòng chống dịch buộc phải lấy mẫu test nhanh thì chi phí đều do ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, để đảm bảo công tác sàng lọc, sớm phát hiện các trường hợp lây nhiễm trên địa bàn theo chủ trương của tỉnh, chúng tôi khuyến khích thêm mỗi hộ dân một người cũng nên đi xét nghiệm để đảm bảo mình không mắc bệnh.

    Mức giá xét nghiệm đều tuân theo quy định của Bộ Y tế và chúng tôi đều miễn phí đối với những người hộ nghèo, hộ cận nghèo, những người đang công tác phòng chống dịch… và xin nhắc lại việc này chỉ là khuyến khích chứ không bắt buộc đối với các hộ dân. Thư mời này xem như là thông báo địa điểm test nhanh để người dân được biết”, ông Liêm nói.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 6.194 ca ;VN vượt 74K ca

    by music123 » Thứ 5 Tháng 7 22, 2021 4:43 pm

    Tin COVID tối 22/7: Hơn 6000 ca COVID-19, Việt Nam vượt 74.000

    Hiểu Minh (TH)

    Hình ảnh

    6.194 ca Covid-19 trong ngày 22/7, TP.HCM có 4.128 bệnh nhân


    TP.HCM là địa phương có số lượng người mắc mới cao nhất cả nước. Hà Nội ghi nhận tổng cộng 50 bệnh nhân Covid-19 trong ngày 22/7.


    Theo bản tin 18h ngày 22/7 của Bộ Y tế, Việt Nam có thêm 3.227 ca mắc mới gồm 28 ca nhập cảnh và 3.199 ca ghi nhận trong nước tại 28 tỉnh, thành phố; trong đó có 819 ca cộng đồng.

    Như vậy, thống kê tổng số ca trong ngày hôm nay của cả nước là 6.194. Trong đó, 30 ca nhập cảnh và 6.164 ca ghi nhận trong nước.

    Số lượng bệnh nhân mới trong ngày của từng tỉnh, thành phố là TP.HCM (4.218), Bình Dương (679), Long An 432), Đồng Nai (210), Đồng Tháp (117), Tiền Giang (68), Bến Tre (65), Bà Rịa - Vũng Tàu (63), Hà Nội (50), Cần Thơ (45), Vĩnh Long (38), Đà Nẵng (27), Bình Thuận (26), Phú Yên (21), An Giang (15), Hậu Giang (12), Kiên Giang (11), Trà Vinh (9), Sóc Trăng (8), Bắc Ninh (7), Đắk Lắk (6), Bình Phước (5), Khánh Hòa (5), Quảng Nam (5), Bình Định (4), Hải Phòng (3), Sơn La (2), Quảng Bình (2), Vĩnh Phúc (2), Đắk Nông (2), Hưng Yên (2), Thừa Thiên - Huế (1), Kon Tum (1), Lào Cai (1), Quảng Ngãi (1), Hà Tĩnh (1). Trong đó, 1.000 bệnh nhân trong cộng đồng.

    Tính đến sáng ngày 22/7, Việt Nam có tổng 74.371 ca mắc, trong đó có 2.129 ca nhập cảnh và 72.242 ca mắc trong nước. Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 70.672 ca, trong đó có 10.647 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

    Về tình hình điều trị, 1.450 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 22/7. Tổng số ca được điều trị khỏi là 13.421 người. Hiện nay có 129 bệnh nhân nặng đang điều trị ICU và 18 bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO.

    Chiều ngày 22/7, Bộ Y tế cùng Bộ Khoa học và Công nghệ họp rà soát các hồ sơ, dữ liệu, kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, xem xét đề xuất cấp phép khẩn vaccine Nano Covax của Công ty Nanogen.

    Có 9 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hoà Bình, Bắc Kạn.
    Hàng nghìn người từ TP.HCM đổ về quê tránh dịch bằng xe máy

    Những ngày qua, khi nhiều tỉnh phía Nam bùng phát dịch và thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, lượng người đổ về Quảng Ngãi bằng mô tô, xe máy và ô tô cá nhân ngày càng đông.

    Thống kê trong 24 giờ, trung bình có khoảng 500 người và phương tiện, chủ yếu đi bằng xe máy về từ các tỉnh như Bình Dương, Sài Gòn…, qua chốt kiểm soát dịch tại đèo Bình Đê (giáp ranh giữa tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi), vào địa phận Quảng Ngãi.

    Theo thống kê của lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ tại đèo Bình Đê, trung bình mỗi giờ, lực lượng chức năng ở chốt đèo Bình Đê cho dừng kiểm tra hơn 100 phương tiện giao thông, trong đó chủ yếu là xe máy của người dân từ các tỉnh phía Nam trở về quê. Tất cả người dân khi vào tỉnh đều phải khai báo y tế và bảo đảm âm tính với SARS-CoV-2 tại thời điểm đi qua chốt. Đồng thời, lực lượng chức năng sẽ tổ chức cách ly tập trung theo quy định.

    Ngành Y tế chịu trách nhiệm bố trí khu cách ly tập trung các địa phương theo nơi lưu trú của người thuộc diện cách ly. Với tài sản của người cách ly là xe máy, ô tô cá nhân sẽ được lực lượng cảnh sát giao thông vận chuyển và bảo quản tại Trạm CSGT thị xã Đức Phổ. Hoặc người cách ly có thể tự lái ô tô cá nhân đến khu cách ly tập trung được chỉ định, có sự giám sát của cảnh sát giao thông.

    Mượn thẻ cán bộ công chức; mang theo bao gạo, bánh mì… để được ra đường

    Một lãnh đạo TP. Châu Đốc (An Giang) chia sẻ với tuoitre, gần đây xuất hiện tình trạng một số người lợi dụng thẻ cán bộ, công chức của người thân để… ra đường. Một số khác mang theo bao gạo, bánh mì hay toa thuốc để được… ra đường.



    Ngày 22-7, ông Lê Văn Phước – phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang – đã ký công văn 727 về việc một số nội dung thực hiện công tác phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Đáng chú ý là nghiêm cấm lợi dụng thẻ cán bộ, công chức để ra đường.

    Theo đó, UBND tỉnh An Giang yêu cầu thực hiện giãn cách tại các Sở, ban, ngành và các địa phương, cho phép cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị được nghỉ và làm việc trực tuyến tại nhà nhưng số lượng nghỉ không quá 50% tổng số nhân viên của đơn vị. Thời gian thực hiện đến hết ngày 1-8.

    Tất cả nhân viên của đơn vị đăng ký lịch làm việc cụ thể (ngày làm việc tại cơ quan và tại nhà); có cơ chế quản lý và chịu trách nhiệm quản lý đối với nhân viên được bố trí, phân công làm việc nhà.

    Nhân viên khi đến cơ quan làm việc phải mang theo thẻ công chức, viên chức, giấy xác nhận của đơn vị để thuận lợi cho công tác kiểm tra, kiểm soát công tác phòng, chống dịch của các lực lượng chức năng.

    Văn bản nêu: “Nghiêm cấm hành vi sử dụng thẻ công chức, viên chức, giấy xác nhận đi ra ngoài trong thời gian được phân công làm việc tại nhà, trừ những trường hợp thật sự cần thiết; kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm theo quy định”,



    UBND tỉnh An Giang yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức giảm quy mô sản xuất, đảm bảo nguyên tắc “3 tại chỗ” hoặc tổ chức các phương tiện đưa đón công nhân tập trung từ nhà đến nơi làm việc và ngược lại…

    Một lãnh đạo TP Châu Đốc – chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, gần đây xuất hiện tình trạng một số người lợi dụng thẻ cán bộ, công chức của người thân để… ra đường. Một số khác mang theo bao gạo, bánh mì hay toa thuốc ra đường, khi gặp lực lượng chức năng kiểm tra thì cũng không thể làm gì được.

    UBND tỉnh ra văn bản này để giám sát và ngăn chặn tình trạng mượn thẻ cán bộ, công chức để ra đường không lý do”, một lãnh đạo UBND TP Châu Đốc nói thêm.

    Ba triệu liều vắc-xin COVID-19 Moderna về Việt Nam ngày 25/7

    Hình ảnh

    Việt Nam sắp tiếp nhận 3 triệu liều vắc-xin Moderna

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết 3 triệu liều vắc-xin ngừa COVID-19 Mordena sẽ đến Việt Nam vào ngày 25/7 qua cơ chế COVAX.

    Trước đó, cũng thông qua cơ chế COVAX, Mỹ đã viện trợ cho Việt Nam 2 triệu liều vắc-xin Mordena. Số vắc-xin này được đưa về Việt Nam ngày 10/7.

    Bà Hằng cũng nhấn mạnh, những kết quả đạt được từ “ngoại giao vắc-xin” mà Việt Nam đã thực hiện trong thời gian qua.

    Đến nay, Việt Nam đã đón nhận hơn 8 triệu liều vắc-xin hỗ trợ từ các nước và các đối tác; trong đó có thông qua cơ chế COVAX khoảng 4,5 triệu liều, Mỹ 2 triệu liều nằm trong cơ chế trên, Nhật Bản 3 triệu liều, Trung Quốc 500.000 liều, Liên bang Nga tặng 1.000 liều.

    Các đối tác cũng cam kết tiếp tục ủng hộ vắc-xin cho Việt Nam trong thời gian tới, nổi bật là COVAX phân bổ tiếp hơn 1 triệu liều, Mỹ hỗ trợ thêm 3 triệu liều thông qua cơ chế COVAX, Rumani tặng hơn 100 nghìn liều, Australia hỗ trợ 1,5 triệu liều.

    Ngoài ra, các nước như Ấn Độ, Anh, Australia, Cuba, Đức… cũng đã có những cam kết cụ thể về viện trợ, ưu tiên, hợp tác chuyển giao công nghệ với Việt Nam.

    Về thiết bị, vật tư y tế và nguồn lực phòng chống dịch bệnh, Việt Nam cũng nhận được sự hỗ trợ hết sức có ý nghĩa từ UNICEF, Lào, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Đức, Campuchia, Ả-rập Xê-út.

    Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay đang được triển khai trên cả nước. Tính đến ngày 20/7, đã có hơn 4,3 triệu người được tiêm chủng trong đó có khoảng 4 triệu người tiêm mũi đầu tiên và hơn 300.000 người tiêm mũi thứ hai.
    Hình ảnh
Đăng trả lời 344 bài viết

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 114 khách