Đăng trả lời 344 bài viết
VN:Thêm 88.378 ca, Quảng Ninh và Bình Định bổ sung 23.262 F0
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49860
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 248;Thêm 2 tử vong sau vaccine

    by music123 » Thứ 3 Tháng 6 22, 2021 4:31 pm

    Tin COVID-19 tối 22/6: Thêm 248 ca; Trong 5 ngày, 2 người tử vong sau tiêm vắc-xin COVID-19

    Hiểu Minh (TH)

    Hình ảnh

    Ảnh tổng hợp



    185 bệnh nhân COVID-19 nặng

    Tiểu ban Điều trị, Bộ Y tế, ghi nhận cả nước đang điều trị 185 bệnh nhân nặng và nguy kịch, trong đó 13 trường hợp nặng nhất phải dùng hệ thống oxy hóa màng ngoài cơ thể (ECMO).

    Trong số các bệnh nhân nặng, 120 người phải thở oxy mặt nạ hoặc gọng kính; 35 trường hợp nguy kịch phải thở máy xâm nhập; 17 bệnh nhân thở oxy dòng cao HFNC và 13 trường hợp can thiệp ECMO.

    Tổng cộng số bệnh nhân COVID-19 đang điều trị trên cả nước tính đến sáng 22/6 là hơn 7.000, nhiều nhất là tại Bắc Giang, với 1370 ca.



    5 F0 đến khám, Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn ngưng tiếp nhận bệnh

    Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn ngưng tiếp nhận bệnh nhân từ ngày 22/6, sau khi ghi nhận 5 ca nghi Covid-19 đến khám.

    Bác sĩ Nguyễn Khắc Vui, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, cho biết 5 trường hợp vào khám từ chiều 21/6, phân luồng khám sàng lọc và điều trị ngay từ đầu tại khu cách ly. Kết quả test nhanh 2 người trong số này dương tính nCoV. Kết quả xét nghiệm RT-PCR sáng nay, cả 5 người đều dương tính nCoV.

    “Bệnh viện tạm ngưng hoạt động khám bệnh ngoại trú trong khoảng 24-48 giờ, rà soát lại các quy trình đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch”, bác sĩ Vui nói. Hiện, cả 5 người được chuyển đến Bệnh viện Dã chiến Củ Chi.

    5 trường hợp này chưa được Bộ Y tế công bố, xem như nghi nhiễm, bao gồm:

    Nam bệnh nhân, 59 tuổi, ngụ quận 1, vào khám chiều 21/6 vì sốt, đau họng, ho. Bệnh nhân khai báo y tế chưa ra khỏi thành phố trong một tháng qua, chưa đến các nơi trong danh sách phong toả.



    Nam bệnh nhân, 48 tuổi, ngụ quận 1, bán tạp hoá, tiếp xúc với cháu vừa được ghi nhận là F0 sống ở hẻm trên đường Cống Quỳnh. Cách nhập viện ba ngày, bệnh nhân ho khan, sau đó ho nhiều hơn kèm sốt, mất vị giác, đau vùng trước xương ức và khạc đàm trắng.

    Nam bệnh nhân, 30 tuổi, đến bệnh viện tái khám, đau họng, không sốt. Bệnh nhân test nhanh âm tính nhưng do triệu chứng đau họng nên vẫn được nhập khu cách ly của bệnh viện. Ngày 17.6, bệnh nhân từng đến khám mụn nhọt, được phân luồng khám tại buồng khám sàng lọc tại khoa Khám bệnh, test kháng nguyên nhanh nCoV âm tính.

    Nam bệnh nhân, 23 tuổi, ngụ Bình Thạnh, ở kế hẻm đang bị phong toả. Cách nhập viện hai ngày, người này đột ngột đau họng mức độ vừa, tự uống thuốc nhưng không đỡ. Bệnh nhân không sốt, không ho, không khó thở, không đau ngực, không mất vị giác, không mất khứu giác. Bệnh nhân từng đi chụp X-quang bàn tay tại một phòng khám ở quận 3 cách đây 3-4 tuần.

    Nam bệnh nhân, 55 tuổi, ngụ quận 7, đột ngột bị đau họng ba ngày, kèm họ đàm, không sốt, không khó thở, không đau ngực, không đau bụng, không mất vị giác, khứu giác. Người này thường chở vợ đi chợ Bình Điền mỗi sáng, một ngày trước đi thăm mẹ ở đường Huỳnh Tấn Phát, Nhà Bè, đối diện Chùa Bà Châu Đốc 2.

    Đa khoa Sài Gòn là bệnh viện đa khoa hạng hai, với 250 giường nội trú, nằm ở gần chợ Bến Thành, quận 1.



    Trong làn sóng dịch thứ 4, nhiều bệnh viện, phòng khám tại TP HCM đã phải dừng tiếp nhận khám chữa bệnh, phong tỏa tạm thời vì liên quan các ca nghi mắc Covid-19.

    Hơn 730.000 người TP.HCM liên quan ca COVID-19

    TP.HCM đã lấy mẫu 733.114 người, trong đó 15.128 F1, hơn 102.100 F2 và hơn 615.800 diện F khác liên quan các ca Covid-19 cộng đồng, tính đến 21/6.

    Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), số mẫu xét nghiệm trên được lấy từ ngày 26/5 đến nay, tăng hơn 21.300 mẫu so với hôm qua. Những ngày qua, mỗi ngày TP HCM lấy mẫu khoảng 20.000-30.000 người liên quan các ca Covid-19.

    Trong số F1, hiện 1.421 mẫu chờ kết quả xét nghiệm, số còn lại đã âm tính. Hơn 14.600 mẫu F2 và hơn 26.900 mẫu giám sát F khác đang chờ kết quả, còn lại âm tính.

    Hôm qua, số ca mắc theo ngày của TP.HCM lập đỉnh với 166 trường hợp, cao nhất kể từ khi dịch xuất hiện cách đây một năm rưỡi. Liên tiếp trong 5 ngày, số ca nhiễm của TP.HCM vượt mốc 100, với 137 ca ngày 17/6, các ngày tiếp theo là 149, 135, 137.



    Sáng nay, TP.HCM ghi nhận 36 trường hợp nhiễm mới, được Bộ Y tế công bố, trong đó 33 ca là các tiếp xúc của các bệnh nhân đã công bố từ trước, đã được cách ly hoặc nằm trong khu vực phong tỏa, 3 trường hợp cư trú tại Bình Chánh được phát hiện qua khám sàng lọc bệnh viện đang điều tra dịch tễ.

    Số mắc mới nâng tổng ca cộng đồng của đợt dịch thứ 4 này lên 1.820. Các chuỗi lây nhiễm đang được thành phố nỗ lực giám sát, kiểm soát.

    Tích luỹ từ trước đến nay, thành phố ghi nhận 2.099 ca Covid-19, trong đó 1.852 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 243 trường hợp nhập cảnh, 4 trường hợp lây trong khu cách ly.

    Thành phố tiếp tục điều tra truy vết, khoanh vùng, phong tỏa tạm thời các địa điểm liên quan đến các ca nhiễm mới. Chuỗi lây nhiễm liên quan điểm nhóm truyền giáo Phục hưng đã được kiểm soát. Các chuỗi lây nhiễm mới được phát hiện như xưởng cơ khí ở Hóc Môn, chung cư Ehome 3, Hnam Mobile, vựa ve chai quận 1, công ty Kim Minh Quận 5, công ty thực phẩm Trung Sơn… đang tiếp tục được giám sát chặt.

    11.277 người đang cách ly tập trung, 25.311 trường hợp đang cách ly tại nhà, nơi lưu trú. Thành phố tiếp tục mở rộng năng suất các khu cách ly tập trung.

    Trốn khỏi khu cách ly, 2 thanh niên bị phạt 15 triệu đồng

    Nhập cảnh từ Campuchia về Tây Ninh nhưng sau đó bỏ trốn khỏi khu cách ly, hai thanh niên vừa bị công an tỉnh Tây Ninh phạt 15 triệu đồng.

    Theo Zing, hai thanh này là Trịnh Hữu Quyết (26 tuổi, quê Thanh Hóa) và Nguyễn An Tuấn (24 tuổi, quê Hà Nội) bị phạt về hành vi Trốn tránh việc cách ly y tế của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

    Theo cơ quan chức năng, ngày 31/5, Quyết và Tuấn nhập cảnh từ Campuchia vào Tây Ninh nên được lực lượng chức năng đưa đi cách ly tập trung tại tại Trung tâm huấn luyện dự bị động viên thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Tây Ninh.

    Ngày 20/6, Quyết và Tuấn bỏ trốn khỏi khu cách ly tập trung. Theo mô tả, hai thanh niên được vận động, ngày 21/6, họ quay lại Tây Ninh tiếp tục cách ly theo quy định.

    Hai thanh niên này nói với nhà chức trách rằng sau khi bỏ trốn, họ đến nhà người quen ở TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương. Ở đó, họ không ra khỏi nhà.

    Vắc-xin COVID-19 ‘Made in Việt Nam’ có thể đạt hiệu quả 90%

    Sau một tuần triển khai tiêm thử nghiệm giai đoạn 3 vắc-xin Nanocovax, hiện đã có gần 1.000 người tiêm liều đầu tiên vắc-xin Nanocovax giai đoạn 3. Quá trình thử nghiệm giai đoạn cuối cùng của vắc-xin COVID-19 “Made in Việt Nam” của Công ty CP Công nghệ sinh học dược Nanogen (Công ty Nanogen) đang diễn tiến rất thuận lợi.

    Trước khi được Bộ Y tế phê duyệt cho thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, trong giai đoạn 2, vắc xin Nanocovax đã tiêm thử nghiệm cho 560 tình nguyện viên, trong đó có 109 người trên 60 tuổi, đây là lứa tuổi dễ tổn thương, nhạy cảm với bệnh và nếu mắc bệnh sẽ diễn tiến nặng hơn nhóm trẻ. Người nặng cân nhất tham gia là 98kg, BMI 31.

    Kết quả thử nghiệm cho thấy, 100% tình nguyện viên đều sinh miễn dịch tốt, tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh đạt 99,4%. Tỷ lệ này ở một số vắc xin đang được phép lưu hành là từ 91-100%.

    Theo nhận định của nhóm nghiên cứu, dự kiến, giai đoạn 3, vắc-xin Nanocovax có thể đạt hiệu quả bảo vệ khoảng 90%, tương đương với các vắc xin tốt nhất trên thế giới hiện nay. Nếu kết quả đạt yêu cầu, nhóm nghiên cứu sẽ báo cáo Bộ Y tế, Hội đồng Đạo đức trong lĩnh vực y sinh học để đánh giá, xem xét cấp phép khẩn cấp.

    Theo ông Đỗ Minh Sĩ, Giám đốc Nghiên cứu phát triển của Nanogen, trong khi các vắc-xin sử dụng công nghệ mRNA như Pfizer, Moderna phải sử dụng hàng trăm nguyên liệu tại hàng chục quốc gia, trong đó có nhiều nguyên liệu khan hiếm thì vắc xin Nanocovax sử dụng công nghệ đã làm chủ lâu nay. Nhờ đó nguồn nguyên liệu ổn định, không mất nhiều thời gian cho việc lựa chọn hóa chất nghiên cứu. Công ty cũng có sẵn dây chuyền sản xuất khép kín hiện đại công suất có thể đạt 8 triệu liều/tháng. Khi được nâng cấp thêm tank pha chế 1.000 lít vào tháng 8.2021, công suất sẽ nâng lên 10 triệu liều/tháng. Nanogen cũng đang hoàn thiện hệ thống kho lạnh với sức chứa 10 triệu liều và đội ngũ 5 xe lạnh bảo quản chở vắc xin ở nhiệt độ 2-8 độ C trong suốt hành trình. Giá dự kiến của Nanocovax ở mức 130.000 – 230.000 đồng.

    TP.HCM: Đề xuất khai báo y tế điện tử toàn dân từ ngày 24/6

    Sở Thông tin – Truyền thông (TT-TT) TP.HCM vừa đề xuất UBND TP.HCM triển khai ứng dụng khai báo y tế điện tử trên toàn địa bàn thành phố, áp dụng từ ngày 24.6 để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

    Sở TT-TT cho biết thời gian qua, TP.HCM đã triển khai phần mềm “Hệ thống khai báo y tế điện tử” áp dụng thống nhất cho tất cả cơ sở y tế trên địa bàn với mục đích hỗ trợ truy vết nhanh các trường hợp nghi nhiễm thay thế cho hình thức khai báo thủ công bằng giấy.

    Theo đề xuất của Sở TT-TT, người dân và các địa điểm kinh doanh, làm việc, giải trí; nơi tập trung đông người trên địa bàn thành phố phải thực hiện khai báo y tế điện tử.

    Đồng Nai phong toả 300 hộ, 1500 người liên quan ca dương tính ở TP.HCM

    Theo Sở Y tế Đồng Nai, người phụ nữ 28 tuổi sống tại phường Cát Lái, TP. Thủ Đức, TP.HCM thuê nhà làm cửa hàng quảng cáo tại xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch. Người này có tiếp xúc ca dương tính là người cùng nhà đang điều trị tại TP.HCM. Khả năng trường hợp này bị nhiễm từ khoảng ngày 9 đến 19/6.

    Hàng ngày, ca nữ dương tính cùng chồng là F1 đi xe máy từ nhà xuống cửa hàng làm biển quảng cáo trên đường Hùng Vương, ấp Phước Lý, xã Đại Phước. Tại đây, 2 vợ chồng đã nhiều lần mua đồ tại khu chợ quanh cửa hàng. Người chồng đi lắp đặt quảng cáo nhiều nơi trên địa bàn Nhơn Trạch, tiếp xúc nhiều người. Ngày 20-6, kết quả xét nghiệm của người chồng và con đã cho kết quả âm tính.

    Hiện lực lượng chức năng đã tiến hành phong tỏa đoạn đường khoảng 700 m trên đường Hùng Vương gồm cửa hàng của của ca dương tính và khu chợ gần đó, ước tính có 300 hộ, 1500 người nằm trong diện phong toả.

    Quá trình truy vết, lực lượng chức năng xác định có 10 F1, đang tiếp tục truy vết các F2.




    Hình ảnh

    Ảnh tổng hợp


    Thêm 248 ca nhiễm COVID-19 trong ngày

    Bộ Y tế tối 22/6 ghi nhận 97 ca dương tính nCoV, gồm 88 ca trong nước và 9 ca nhập cảnh được cách ly ngay.

    Như vậy trong ngày 22/6, Việt Nam ghi nhận thêm 248 ca nhiễm, gồm 12 ca nhập cảnh và 236 ca ghi nhận trong nước. Trong số này, 217 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa.

    97 ca mới tối nay từ số 13631-13727. Trong đó 88 ca gồm tại: TP HCM (63), Bắc Giang (12), Bắc Ninh (6), Hưng Yên (2), Nghệ An (1), Hà Nội (1). Trong số này, 84 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa.



    Số ca mới nâng tổng số ca nhiễm tại Bắc Giang lên 5.488, TP.HCM 1.922, Bắc Ninh 1.545, Hà Nội 466 ca (trong đó Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 95 ca, 53 ca ở Bệnh viện K), Hưng Yên 41, Nghệ An 34.

    Hôm nay đánh dấu ngày thứ 57 bùng phát đợt dịch thứ 4. Tổng số ca nhiễm tính từ ngày 27/4 chiếm 76,76% số ca nhiễm từ khi dịch xuất hiện vào đầu năm 2020 (bao gồm cả trong nước và nhập cảnh). Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay là 10.440, ghi nhận ở 43 tỉnh thành.

    5 ngày, 2 người tử vong sau tiêm vắc-xin COVID-19

    Chiều 22/6, Sở Y tế công bố một nam giáo viên sinh năm 1995 ở huyện Đông Anh, sau tiêm vắc-xin AstraZeneca hơn một ngày thì co giật, tử vong sau đó.

    VnExpress dẫn báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội chiều 22/6 cho biết, anh này đến điểm tiêm tại Trạm Y tế xã Nam Hồng vào sáng 20/6. Anh được khám sàng lọc trước tiêm và đủ điều kiện tiêm chủng, không có tiền sử bệnh lý. Anh được chỉ định tiêm vắc-xin do AstraZeneca sản xuất.

    Tối 21/6, Trạm Y tế Bắc Hồng nhận được thông báo của người nhà cho biết anh xuất hiện co giật. Sau 15 phút, khi nhận được thông báo, Đội cấp cứu của Trung tâm Y tế huyện Đông Anh đã có mặt tại nhà người bệnh và tiến hành cấp cứu tích cực; đồng thời đề nghị Trung tâm cấp cứu 115 hỗ trợ. Sau 30 phút được cấp cứu, tình trạng người bệnh tiến triển xấu như toàn thân tím tái, mạch cảnh không bắt được, huyết áp không đo được, đồng tử giãn từ 5 đến 6mm… Người bệnh đã được chuyển ngay đến Bệnh viện đa khoa Đông Anh. Tuy nhiên, đêm 21/6, người bệnh tử vong.



    Trước đó, báo Lao Động đưa tin, ngày 19/6, ông Lê Văn Hồng, Phó Giám đốc Sở Y tế Bình Thuận cho biết, cơ quan chức năng đang làm rõ nguyên nhân tử vong của ông P. là cán bộ một công ty nhà nước (sinh năm 1966, ngụ huyện Hàm Thuận Bắc).

    Ông Hồng cho biết, ông P. được tiêm vắc-xin Astrazeneca ngừa COVID-19 vào trưa ngày 18/6 tại Trung tâm Y tế Hàm Thuận Bắc.

    Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Bình Thuận, gia đình bệnh nhân cho hay, sau khi tiêm vắc-xin ông P. không có triệu chứng bất thường. Ông P. vẫn ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt bình thường. Đến trưa 19/6, ông P. ăn cơm xong thì có dấu hiệu mệt và được đưa đến Trung tâm Y tế Hàm Thuận Bắc. Nạn nhân đã tử vong sau đó.

    Kiến nghị cấp phép khẩn cho vắc-xin Việt Nano Covax

    Trao đổi với báo Tuoitre ngày 22/6, đại diện Công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen (gọi tắt Nanogen, Khu công nghệ cao TP.HCM) cho biết đơn vị vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng xin cấp phép khẩn cấp cho vắc xin Nano Covax.

    Nano Covax là loại vắc xin do Nanogen nghiên cứu vừa kết thúc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2 được Hội đồng đạo đức Bộ Y tế đánh giá tốt và đã thông qua đề cương nghiên cứu, triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 trên quy mô 13.000 người.



    Đại diện Nanogen cho biết dựa trên các kết quả thử nghiệm lâm sàng, khả năng sinh miễn dịch của vắc xin Nano Covax đạt 99,4%. Nếu so sánh với các loại vắc xin khác trên thế giới là không hề thua kém và có phần cao hơn. Dù vậy, giá bán dự kiến hiện đang thấp nhất thế giới, chỉ với 120.000 đồng/liều.

    Đến nay công suất sản xuất của nhà máy ước đạt 8-12 triệu liều/tháng. Nanogen cũng đang hoàn thiện, mở rộng hệ thống kho lạnh với sức chứa 10 triệu liều cũng như đội ngũ xe lạnh (2-8°C) vận hành đạt chuẩn quốc tế.

    Dựa trên kế hoạch và năng lực hiện tại, công ty dự kiến cung cấp đủ 50 triệu liều đến tháng 12-2021 và 100 triệu liều vào năm 2022.

    Với các điều kiện nêu trên, Nanogen kiến nghị Chính phủ để vắc xin Nano Covax sớm được cấp phép khẩn cấp có điều kiện, tương tự như các loại vắc xin của Nga, Trung Quốc và Ấn Độ. Công ty cũng khẳng định sẽ quyết tâm đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất cung cấp đủ vắc xin để Việt Nam đạt được miễn dịch cộng đồng vào quý 2-2022.

    Theo thông tin từ Học viện Quân y (Bộ Quốc phòng), tính đến sáng 22-6, các đơn vị nghiên cứu đã hoàn thành thử nghiệm 1.000 mũi tiêm đầu tiên, liều 25mcg (liều duy nhất, tỉ lệ tiêm 6:1, tức 6 người tiêm vắc xin, 1 người tiêm giả dược). Sau tiêm, các tình nguyện viên có sức khỏe ổn định.



    Thanh niên 32 tuổi chết trong khu cách ly tại Đồng Tháp

    Ngày 22/6, ông Đoàn Tấn Bửu – phó chủ tịch tỉnh Đồng Tháp xác nhận một trường hợp tử vong trong khi đang cách ly tập trung vào sáng cùng ngày.

    Cụ thể, anh C. (32 tuổi, ngụ xã Phú Điền, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp) từng đánh bắt cá thuê ở Cà Mau và Malaysia, đã đi đến một số tỉnh trước khi về nhà ở xã Phú Điền và được đưa đi cách ly vào ngày 8/6 tại khu cách ly tập trung Trường trung cấp Hồng Ngự, Đồng Tháp.

    Khi được đưa đi cách ly, người này có thân nhiệt bình thường, đau họng trên nền tảng cơ thể suy kiệt.

    Ngày 9/6, người này than mệt, không ăn uống được, tình trạng sức khỏe có diễn tiến xấu nên đã được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Hồng Ngự để tiếp tục cách ly và điều trị. Cũng trong ngày này, kết quả xét nghiệm PCR cho thấy người này âm tính với virus SARS-CoV-2.

    Tại đây, bệnh viện chẩn đoán người này bị lao, suy kiệt và điều trị 4 ngày. Đến ngày 14/6, khi thấy tình hình khá ổn định, người này đã được chuyển về lại khu cách ly tập trung để tiếp tục cách ly và uống thuốc điều trị lao theo đúng phác đồ.

    Tuy nhiên sau đó, bệnh nhân tiếp tục suy kiệt, ăn uống kém. Đến 6h sáng 22/6, khi nhân viên y tế đo thân nhiệt thì phát hiện bệnh nhân đã tử vong.

    Ông Bửu cho biết thêm kết quả giám định pháp y xác định người này tử vong do suy hô hấp, suy tim trên nền lao phổi.

    Hiện ngành y tế tỉnh Đồng Tháp đã tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm PCR lần 2 đối với trường hợp này, đồng thời các cơ quan chức năng đang triển khai khâm liệm, đưa đi hỏa táng và sẽ bàn giao tro cốt về gia đình bệnh nhân.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49860
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 220 ca;Thêm1BN tử vong

    by music123 » Thứ 4 Tháng 6 23, 2021 7:48 pm

    Tin COVID-19 tối 23/6: Thêm bệnh nhân COVID-19 thứ 70 tử vong; Danh sách 9 tỉnh phía Bắc nhận 500.000 liều vắc-xin Trung Quốc tài trợ

    Hiểu Minh (TH)

    Hình ảnh

    Thêm 85 ca COVID-19

    Bộ Y tế tối 23/6 ghi nhận 85 ca dương tính, gồm 82 ca trong nước và 3 ca nhập cảnh được cách ly ngay.

    Như vậy, trong ngày 23/6, Việt Nam ghi nhận thêm 220 ca Covid-19, gồm 3 ca nhập cảnh và 217 ca trong nước. 138 người được công bố khỏi COVID-19, một ca tử vong, nâng tổng số ca khỏi kể từ đầu dịch lên 5.684 ca, số tử vong 70 ca.



    85 ca mắc mới từ số 13863-13947. Trong đó, 82 ca gồm tại: TP.HCM (61), Đà Nẵng (6), Bắc Ninh (4), Long An (3), Nghệ An (5), Kiên Giang (2), Bắc Giang (1). Trong số này, 81 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa.

    Số ca nhiễm mới nâng tổng số ca tại Bắc Giang lên 5.499, TP.HCM 2.074, Bắc Ninh 1.549, Đà Nẵng 205, Nghệ An 41, Long An 23. Kiên Giang lần đầu tiên ghi nhận ca Covid-19, là tỉnh 44 xuất hiện dịch.

    Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay lên 1.0657, ghi nhận ở 44 tỉnh thành.


    Thêm bệnh nhân COVID-19 thứ 70 tử vong

    “Bệnh nhân 11793”, nữ, 61 tuổi, ở thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang, tử vong do COVID-19 trên nền bệnh lý nặng.

    Theo Tiểu ban điều trị, bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường type 2, cao huyết áp.

    Ngày 15/6, bà xét nghiệm dương tính COVID-19, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Long Định, tỉnh Tiền Giang.



    Ngày 21/6, bệnh nhân ho, mệt, khó thở, diễn biến nặng, được chuyển đến Bệnh viện Dã chiến số 2 đặt tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Tiền Giang, chẩn đoán viêm phổi do COVID-19, biến chứng suy hô hấp tiến triển trên cơ địa đái tháo đường type II, tăng huyết áp.

    Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang phối hợp Bệnh viện Dã chiến tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, hội chẩn, điều trị tích cực. Tuy nhiên, bệnh diễn biến rất nhanh, nặng trên cơ địa người cao tuổi có bệnh lý mạn tính, bệnh nhân tử vong ngày 21/6.

    Bộ Y tế chiều 23/6 cho biết chẩn đoán nguyên nhân tử vong là viêm phổi do COVID-19 biến chứng suy hô hấp tiến triển, sốc nhiễm khuẩn trên cơ địa đái tháo đường type II, tăng huyết áp.

    Đây là ca tử vong thứ 35 của đợt dịch này và thứ 70 kể từ khi COVID-19 xuất hiện vào đầu năm 2020.

    Danh sách 9 tỉnh phía Bắc nhận 500.000 liều vắc-xin Trung Quốc tài trợ

    Ngày 23/6, Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường ký quyết định phân bổ đợt 6 vaccine ngừa COVID-19. Đợt phân bổ lần này gồm 500.000 liều vắc-xin Sinopharm (vắc-xin Vero Cell) do Trung Quốc gửi tặng Việt Nam vào chiều 20/5 vừa qua.



    Trong đợt phân bổ này, 9 tỉnh nhận được nhận vaccine đợt này, bao gồm: Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Điện Biên, Cao Bằng, Lai Châu và Hà Giang. Trong đó Quảng Ninh nhận nhiều nhất với 230.000 liều, kế đó là Lạng Sơn nhận 121.000 liều. Thái Bình nhận ít nhất với 1.400 liều.

    Ngoài ra, Bộ Y tế phân bổ cho Viện Kiểm định quốc gia vaccine và sinh phẩm y tế 600 liều để phục vụ công tác kiểm định và lưu mẫu.

    Bộ Y tế yêu cầu Sở y tế các tỉnh chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh tiếp nhận, bảo quản và tổ chức triển khai tiêm chủng ngay số vaccine được phân bổ nói trên cho 3 nhóm đối tượng, bao gồm: Người dân sống ở các xã giáp biên giới với Trung Quốc, người có nhu cầu trao đổi, hoạt động thương mại, dịch vụ với Trung Quốc và công dân Trung Quốc sống và làm việc trên địa bàn.

    Người bán rau dương tính COVID-19, Chợ đầu mối lớn nhất tỉnh Nghệ An tạm đóng cửa
    Ngay sau khi nhận được thông tin về một người bán rau có kết quả dương tính COVID-19, khu chợ đầu mối lớn nhất tỉnh Nghệ An đã được yêu cầu tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch.

    Ngày 23/6, trao đổi qua điện thoại với PV Dân trí, ông Hoàng Ngọc Cừ – Bí thư Đảng ủy phường Hồng Sơn, thành phố Vinh, Nghệ An cho biết, toàn bộ chợ đầu mối và đình Tây chợ Vinh đang được yêu cầu tạm dừng mọi hoạt động mua bán do liên quan đến một trường hợp nghi mắc Covid-19.



    “Theo thông tin từ Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 xã Hưng Hòa, có một người phụ nữ bán rau có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính COVID-19. Tiểu thương này cho biết thường xuyên đến chợ đầu mối Vinh để lấy hàng về bán.

    Vì vậy, để đảm bảo công tác phòng, chống dịch, chúng tôi đã cho tạm dừng hoạt động khu vực chợ đầu mối và đình Tây chợ Vinh. Hiện công tác khoanh vùng, điều tra truy vết, lấy mẫu, khử khuẩn… đang được triển khai ở cả hai khu vực này”, ông Cừ cho hay.

    Theo thông tin ông Cừ cung cấp, có khoảng 500 tiểu thương bị ảnh hưởng bởi việc tạm dừng hoạt động hai khu vực trên. Chợ đầu mối Vinh là nơi cung cấp hàng hóa, chủ yếu là rau, củ, thịt, cá… cho các chợ dân sinh trên địa bàn thành phố Vinh và một số huyện lân cận.

    Liên quan đến hoạt động của khu chợ đầu mối lớn nhất tỉnh này, ông Võ Khắc Hùng – Chánh Văn phòng UBND thành phố Vinh cho biết: “Thành phố đang xin ý kiến của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Nghệ An về việc phong tỏa khu chợ này”.

    Bốn người trong một gia đình F2 dương tính COVID-19

    Người phụ nữ 35 tuổi, quê ấp Chánh, Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa, làm công nhân tại Củ Chi (TP HCM) cùng 3 người thân, kết quả xét nghiệm dương tính COVID-19.

    Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Long An ngày 23/6 thông tin người phụ nữ này 11 ngày trước được xác định là F2 của ca Covid-19 tại công ty ở huyện Củ Chi, đến Trạm Y tế xã Đức Lập Hạ khai báo y tế, cách ly tại nhà.

    Sáng hôm qua, cô ho, đau họng, đến Tổ Y tế thị trấn Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa, xét nghiệm nhanh kết quả dương tính. Xét nghiệm PCR sau đó cũng cho kết quả tương tự.

    Cơ quan chức năng đã xác định được 5 F1 của người này, trong đó 3 người thân trong gia đình là mẹ chồng, con và người cháu sống chung nhà cũng xét nghiệm kết quả dương tính. 4 ca này chưa được Bộ Y tế công bố, xem như nghi nhiễm.

    Trước đó, huyện Đức Hòa đã ghi nhận 6 ca COVID-19 trong cộng đồng, đều là công nhân tại khu công nghiệp ở xã Đức Hòa Hạ, liên quan đến các ca 12511-12513.

    Đến nay, Long An ghi nhận tổng cộng 23 ca Covid-19 trong cộng đồng, tại các địa phương Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa, Bến Lức, TP. Tân An và Tân Thạnh.



    Bắt giam Giám đốc Trung tâm y tế nghi ‘rút ruột’ tiền chống COVID-19

    Hình ảnh

    Trung tâm y tế huyện Châu Thành - nơi xảy ra vụ án (ảnh: Tiền Phong).


    Ông Nguyễn Văn Tuấn (55 tuổi), Giám đốc Trung tâm y tế huyện Châu Thành, cùng cấp dưới Nguyễn Hoàng Hải (37 tuổi, Trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch của Trung tâm y tế huyện Châu Thành) bị bắt chiều 23/6 với cáo buộc kê khống 500 triệu đồng kinh phí chống COVID-19.

    Theo VnExpress, ông Tuấn và ông Hải bị Công an tỉnh Tây Ninh bắt tạm giam về hành vi Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

    Theo cơ quan điều tra, ông Tuấn đã chỉ đạo Hải lập khống hồ sơ, chứng từ chi bồi dưỡng chế độ đặc thù không đúng quy định, để thanh quyết toán kinh phí phòng chống COVID-19 năm 2020.


    Hình ảnh

    Ảnh chụp màn hình Tiền Phong.


    Hành vi này đã gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 500 triệu đồng.

    Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tây Ninh đang tiếp tục mở rộng điều tra làm rõ hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ để kê khống kinh phí chống dịch COVID-19



    Không tiêm vắc-xin COVID-19 có bị phạt không?


    Hình ảnh

    Ảnh minh họa.

    Nếu vì lý do gì đó, tôi không tiêm vắc-xin COVID-19 theo yêu cầu của cơ quan y tế thì có bị phạt hay không?

    Trên báo VnExpress, Luật sư tư vấn, hiện nay, chưa có quy định bắt buộc toàn bộ người dân phải tiêm vắc-xin COVID-19; tuy nhiên, trong trường hợp COVID-19 diễn biến phức tạp, cơ quan y tế có thẩm quyền sẽ yêu cầu người dân tại một số khu vực nhất định phải tiêm thì cần thực hiện.

    Theo điểm a khoản 2 điều 9 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ một triệu đồng đến 3 triệu đồng với hành vi không sử dụng hoặc cản trở việc sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc-xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh trong trường hợp có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch theo yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.



    Do đó, trường hợp từ chối tiêm vắc-xin COVID-19 theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền (trừ trường hợp có lý do chính đáng như: phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người có sức khỏe không đảm bảo để được tiêm vắc-xin COVID-19…) sẽ bị xử phạt như quy định nêu trên.

    Đồng thời, trường hợp không chịu tiêm vắc-xin COVID-19 dẫn đến bị nhiễm bệnh rồi lây nhiễm cho người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, theo điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015. Đối với tội danh này, khung hình phạt thấp nhất là bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ một năm đến 5 năm.


    Phong tỏa 1 trụ sở công an huyện do liên quan ca nhiễm COVID-19

    Một cán bộ Công an huyện Đô Lương (Nghệ An) phát hiện dương tính COVID-19. Ngành chức năng đã phong tỏa tạm thời trụ sở để truy vết F1, F2.

    Sáng 23/6, Nghệ An ghi nhận thêm 2 ca dương tính COVID-19. Trong hai trường hợp có người đàn ông 41 tuổi (trú huyện Đô Lương), được phát hiện dương tính COVID-19 trong khu cách ly.

    Người này là cán bộ Công an huyện Đô Lương, F1 của một bệnh nhân ở TP. Vinh đã công bố trước đó.



    Theo điều tra dịch tễ ban đầu, từ ngày 1/6 đến nay bệnh nhân này ngoài làm việc ở trụ sở Công an huyện Đô Lương, còn tiếp xúc, làm việc với đoàn kiểm tra căn cước công dân đến làm việc tại Ban công an xã Hồng Sơn (huyện Đô Lương).

    Ngoài ra, bệnh nhân còn về quê mẹ tại huyện Nghĩa Đàn và nhà riêng ở thị xã Thái Hòa, tiếp xúc với vợ, con.

    Ngay khi ghi nhận ca dương tính nCoV mới, trong sáng 23/6, ngành chức năng đã thực hiện phong tỏa tạm thời trụ sở Công an huyện Đô Lương để truy vết F1, F2 và phun khử khuẩn.

    Lãnh đạo Công an huyện Đô Lương cho biết đang phối hợp với ngành y tế truy vết các F1, F2 liên quan ca nhiễm là cán bộ đơn vị.

    Như vậy, từ 14/6 đến nay, Nghệ An ghi nhận 39 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó,
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49860
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 285 ca;Thêm2BN tử vong

    by music123 » Thứ 5 Tháng 6 24, 2021 2:38 pm

    Tin COVID-19 tối 24/6: Thêm 116 ca COVID-19; Thêm 2 bệnh nhân COVID-19 ở Bắc Giang tử vong; Lập Ban chỉ đạo Chiến dịch tiêm chủng vắc-xin COVID-19 toàn quốc


    Hiểu Minh (TH)


    Hình ảnh


    Thêm 285 ca COVID-19

    Bộ Y tế chiều 24/6 ghi nhận 116 ca dương tính trong nước, gồm tại TP.HCM (61), Đà Nẵng (20), Tiền Giang (9), Phú Yên (8), Bắc Giang (9), Bắc Ninh (2), Nghệ An (5), Thái Bình (1), Hải Phòng (1).

    Như vậy, trong ngày 24/6, Việt Nam ghi nhận thêm 285 ca, gồm 6 ca nhập cảnh và 279 ca trong nước. Trong đó, 260 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa.

    Lập Ban chỉ đạo Chiến dịch tiêm chủng vắc-xin COVID-19 toàn quốc

    Bộ Y tế ngày 24/6 thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 toàn quốc, nhằm tổ chức tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản, tiến hành tiêm chủng an toàn.



    Ban Chỉ đạo do Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long làm Trưởng ban; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Vũ Hải Sản làm Phó Trưởng ban.

    Ban chỉ đạo gồm 5 Tiểu ban, gồm: Tiểu ban Tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vaccine; Tiểu ban Tiêm chủng; Tiểu ban An toàn tiêm chủng; Tiểu ban Giám sát chất lượng vaccine; Tiểu ban Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 và truyền thông; Văn phòng thường trực thuộc Ban Chỉ đạo triển khai Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 toàn quốc.

    Các tiểu ban chủ yếu giám sát chất lượng vắc-xin từ khi tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản cho đến triển khai tiêm chủng tại các điểm tiêm trên toàn quốc. Xây dựng các hướng dẫn về tiêm chủng, xử trí cấp cứu đối với sự cố bất lợi sau tiêm chủng, đồng thời tổ chức đào tạo, tập huấn và theo dõi, giám sát việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ…


    Thêm 2 bệnh nhân COVID-19 ở Bắc Giang tử vong

    Bộ Y tế trưa 24/6 công bố hai bệnh nhân tử vong đều tuổi cao, mắc bệnh lý nền nặng, nâng tổng số ca Covid-19 tử vong lên 72 kể từ khi dịch xuất hiện.

    Theo Tiểu ban điều trị, ca tử vong thứ 71 là “bệnh nhân 13082”, nam, 88 tuổi, địa chỉ huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, tiền sử tăng huyết áp.

    Ngày 13/6, ông xét nghiệm dương tính COVID-19, nhập viện và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang. Ngày 18/6, bệnh nhân khó thở, thở oxy dòng cao đáp ứng kém, chuyển đến Trung tâm Hồi sức tích cực (ICU) tại Bệnh viện Tâm thần Bắc Giang. Bệnh nhân được điều trị hồi sức tích cực, thở oxy dòng cao, thở máy, lọc máu liên tục, kháng sinh, chống viêm, chống đông, thuốc vận mạch. Tuy nhiên do tuổi cao, mắc bệnh mạn tính, bệnh diễn biến nặng dần.



    Bệnh nhân tử vong ngày 22/6 với chẩn đoán viêm phổi nặng do nCoV biến chứng suy hô hấp tiến triển, sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan trên bệnh nhân tăng huyết áp, lão suy.

    Ca tử vong thứ 72 là “bệnh nhân 11081”, nam 82 tuổi, địa chỉ tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, tiền sử tăng huyết áp, gout, đái tháo đường.

    Ngày 5/6, bệnh nhân được xét nghiệm, kết quả dương tính với COVID-19, nhập viện điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang.

    Ngày 14/6, bệnh nhân khó thở tăng dần, được chuyển đến Trung tâm Hồi sức tích cực (ICU) tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bắc Giang. Bệnh nhân được điều trị hồi sức tích cực thở oxy dòng cao, thở máy, lọc máu liên tục, kháng sinh, kháng viêm, kháng đông, thuốc điều chỉnh rối loạn vận mạch.

    Bệnh nhân tử vong ngày 22/6 với chẩn đoán viêm phổi nặng do nCoV biến chứng suy hô hấp tiến triển, sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan trên bệnh nhân tăng huyết áp, gout, đái tháo đường, lão suy.



    Như vậy, đến nay Việt Nam có 72 bệnh nhân Covid-19 tử vong, riêng đợt dịch thứ 4 có 37 trường hợp tử vong.


    Công an nổ súng chỉ thiên, truy đuổi ô tô ‘thông chốt’ kiểm dịch COVID-19

    Vào khoảng 10 giờ sáng 23/6, xe ô tô BS 93A – 212.41, do tài xế Phạm Đức Bắc (43 tuổi) chở Trần Ba Hải (38 tuổi, cùng ngụ H.Bù Đốp, tỉnh Bình Phước) lưu thông trên đường ĐT.751, hướng từ H.Dầu Tiếng (Bình Dương) vào địa bàn tỉnh Bình Phước.



    Khi xe qua chốt kiểm soát phòng chống Covid-19 số 4 của tỉnh, tại tuyến đường ĐT.751, đoạn qua xã Minh Long, H.Chơn Thành, lực lượng chức năng đã ra hiệu lệnh dừng xe, yêu cầu vào chốt kiểm tra y tế phòng chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, tài xế Bắc đã không chấp hành hiệu lệnh dừng xe mà còn tăng tốc bỏ chạy.

    Lực lượng chức năng tại chốt đã truy đuổi, yêu cầu tài xế dừng xe 4 lần, thậm chí nổ 2 phát súng chỉ thiên nhưng tài xế vẫn không chấp hành, tiếp tục bỏ chạy lòng vòng cách chốt kiểm soát hơn 20km. Phải đến khi có nhiều lực lượng phối hợp, chốt chặn, tài xế Bắc mới chịu dừng xe.

    Hiện lực lượng chức năng đã thực hiện tạm giữ 2 người đàn ông này. Đồng thời lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 và tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định.

    Bắc Ninh xét nghiệm COVID-19 cho 16.000 thí sinh thi tốt nghiệp THPT

    Ngày 23/6, UBND tỉnh Bắc Ninh có văn bản gửi các đơn vị liên quan về việc tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.

    Chủ tịch tỉnh giao Sở Y tế, Sở Giáo dục và đào tạo xây dựng kế hoạch xét nghiệm, tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho các nhân viên tham gia tổ chức thi; xét nghiệm cho toàn bộ thí sinh tham dự kỳ thi, thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn y tế tại các điểm thi như đeo khẩu trang, đo thân nhiệt cho thí sinh và giáo viên, nhân viên coi thi.


    Chủ tịch tỉnh cũng yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố hỗ trợ và tạo điều kiện cho các thí sinh phải cách ly nhưng đã có kết quả 3 lần xét nghiệm âm tính được ôn thi và tham gia kỳ thi.

    Theo báo cáo của Sở Giáo dục và đào tạo Bắc Ninh, năm 2021, toàn tỉnh có hơn 16.300 thí sinh dự thi, trong đó có 508 thí sinh tự do. Tính đến ngày 22-6, toàn tỉnh có hơn 2.400 thí sinh đang trong vùng cách ly theo chỉ thị 16, 3 trường hợp F0, 5 trường hợp F1 và 3 trường hợp F2.


    Hình ảnh

    COVID-19 âm thầm lây 18 người trong một xóm

    18 người tại xã Phước Lý, huyện Cần Giuộc, là F1 của một ca nhiễm tại TP.HCM, kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV, đang được cách ly.

    Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Long An sáng 24/6 cho biết các ca nghi dương tính ngụ tại khu vực D8, ấp Phước Lý.

    Hôm qua, CDC Long An nhận được tin báo từ HCDC TP.HCM về một trường hợp mắc COVID-19 sống tại khu vực nói trên, nên đã tiến hành phong tỏa, truy vết. Xét nghiệm khẳng định bằng phương pháp PCR, 18 trường hợp dương tính nCoV, nhiều khả năng đã lây nhiễm chéo một thời gian, ca nhỏ nhất 8 tuổi, lớn nhất 60 tuổi.

    Ngoài 29 F1 đã được đưa đi cách ly, 700 người sống trong cùng khu vực cũng được lấy mẫu xét nghiệm, bước đầu âm tính.

    Tại Đức Hòa, một ca dương tính Covid-19 khác cũng được ghi nhận, là người phụ nữ 31 tuổi ở ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ. Cô này là nhân viên bán hàng của công ty nhựa gần nhà. Một tuần trước, cô tiếp xúc gần với một tài xế trong cùng công ty, hiện đã được TP.HCM xác định dương tính nCoV.

    Bộ Y tế đã ghi nhận Long An 25 ca COVID-19 trong cộng đồng. 18 ca nghi nhiễm mới chưa được bộ công bố. Các ca nhiễm tập trung tại các địa phương Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa, Bến Lức, TP. Tân An và Tân Thạnh.

    Từ ngày 2/6, tỉnh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 tại TP. Tân An, Cần Đước, Cần Giuộc, Bến Lức và Đức Hòa. Bốn hôm trước, các địa phương này ngưng giãn cách. Tuy nhiên, nhận định tình hình dịch bệnh vẫn phức tạp, từ 0h ngày 23/6, tỉnh tiếp tục yêu cầu các quán ăn ở các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành và TP. Tân An chỉ phục vụ mang về, không phục vụ tại chỗ.



    Hải Phòng phát hiện 1 ca nhiễm COVID-19 liên quan đến xe khách chạy tuyến Bắc – Nam

    Chiều nay, 24/6, H.Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng cho biết, vừa nhận được thông tin về anh N.V.T., ở xã Cộng Hiền, có kết quả xét nghiệm dương tính COVID-19.

    Trước đó, vào ngày 17.6, anh N.V.T. bắt xe khách Trung Đức, BS 15B 036.84 từ Đồng Nai về đến chân cầu Nghìn (H.Vĩnh Bảo). Tại đây, anh N.V.T. đi xe tải của 1 người ở xã Hưng Nhân, H.Vĩnh Bảo về nhà ở xã Cộng Hiền. Trên xe tải còn có 2 người khác. Khi về đến nhà, anh N.V.T. khai báo y tế qua Zalo.



    Từ 19 – 23/6, anh N.V.T. làm việc chở vật liệu xây dựng quanh xã Cộng Hiền và có đi viếng đám ma ở thôn An Quý, xã Cộng Hiền vào ngày 23.6. Sau khi đi viếng đám ma, anh N.V.T. có ngồi ăn cơm cùng một số người tại nhà 1 người, ở thôn An Quý.

    Sau khi biết tin 3 lái xe, phụ xe của xe khách Trung Đức, BS 15B 036.84 nhiễm COVID-19, anh N.V.T. đã khai báo và được đi cách ly, lấy mẫu xét nghiệm.

    Hiện, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 H.Vĩnh Bảo đã phong tỏa y tế thôn Cống Hiền, xã Cộng Hiền, nơi anh N.V.T. sinh sống. Cơ quan chức năng đã xác định được 21 F1 của anh N.V.T.

    H.Vĩnh Bảo cũng đã tổ chức lập chốt kiểm soát ra vào thôn Cống Hiền và lên kế hoạch cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân. Việc truy vết những người liên quan với anh N.V.T. đang được tích cực triển khai.

    Như vậy, đến thời điểm hiện tại, liên quan đến xe khách Trung Đức đã có 5 ca dương tính COVID-19 (4 ca ở Thái Bình, 1 ca ở Hải Phòng).



    Một tuyển thủ Việt Nam phải cách ly y tế thêm một tuần tại TP.HCM

    Trong khi hầu hết các thành viên của đội tuyển Việt Nam kết thúc cách ly vào hôm nay (24/6), sau khi về nước từ UAE, thì tiền vệ trẻ Nguyễn Hai Long sẽ cách ly thêm một tuần.

    Trao đổi với phóng viên Dân Trí vào chiều nay (24/6), tiền vệ đội tuyển Việt Nam là Nguyễn Hai Long đã xác nhận thông tin nói trên.

    Theo đó, Nguyễn Hai Long sẽ phải trải qua thêm một tuần cách ly y tế phòng dịch COVID-19. Nguyên nhân Hai Long phải cách ly y tế nhiều hơn các đồng đội một tuần, là do cầu thủ này mới tiêm một mũi vắc xin ngừa Covid-19, trong các thành viên khác của đội tuyển Việt Nam đã tiêm đủ hai mũi.

    Chính vì thế, tiền vệ của CLB Than Quảng Ninh không nằm trong diện được giảm thời hạn cách ly. Hai Long sẽ tiếp tục ở lại cách ly y tế trong một khách sạn tại TP.HCM thêm 7 ngày nữa, rồi mới về địa phương để tiếp tục tự cách ly tại nhà.

    Đối với tất cả các thành viên của đội tuyển Việt Nam đã về nước, sau khi hoàn tất quá trình cách ly y tế, họ phải tự theo dõi sức khỏe đủ 28 ngày tính từ ngày nhập cảnh về Việt Nam (17/6).



    5 ca COVID-19 tại Khu công nghiệp Thành Thành Công chưa rõ nguồn lây

    Sáng 24/6, ngành y tế Tây Ninh ghi nhận thêm 5 ca COVID-19 là công nhân tại Công ty TNHH Winga Việt Nam, thuộc Khu công nghiệp Thành Thành Công, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, nhưng chưa xác định rõ nguồn lây.

    Phó giám đốc Sở Y tế Tây Ninh Nguyễn Văn Cường cho biết sau khi lấy mẫu xét nghiệm tại Công ty TNHH Winga Việt Nam, có 5 mẫu dương tính trong 395 mẫu test gửi Viện Pasteur TP.HCM.

    Được biết, khu làm việc có ca dương tính tại Công ty TNHH Winga Việt Nam có khoảng 1.000 công nhân, ngành y tế đang tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm với số công nhân còn lại.

    Qua rà soát, trong 5 ca dương tính này có 4 người ở tỉnh Long An đến Tây Ninh làm việc, 1 người ở xã Phước Chỉ, thị xã Trảng Bàng, đang điều tra, kết nối, truy vết, khoanh vùng, cách ly.

    Ngành y tế Tây Ninh tiến hành truy vết các khu nhà trọ mà các công nhân Công ty TNHH Winga Việt Nam đang ở; đóng băng các khu cắt, khu may và khu hoàn thành của công ty; tất cả F0, F1 được giữ lại, cách ly ngay tại công ty, tránh lây lan ra diện rộng; nếu phát hiện khu nhà trọ có người nhiễm sẽ tạm thời phong tỏa chờ truy vết, hướng dẫn khử khuẩn.

    Qua rà soát, tỉnh xác định tại Khu công nghiệp Phước Đông – Bời Lời, huyện Gò Dầu có 85 trường hợp liên quan đến ca F0 phát hiện tại thị xã Trảng Bàng, ngành chức năng đang tập trung số công nhân vào ký túc xá của công ty để cách ly, tiếp tục xét nghiệm, truy vết đến đâu xét nghiệm đến đó.

    Thay đổi bộ đồ bảo hộ cho nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm

    Bộ Y tế ngày 24/6 cho biết thay bộ đồ bảo hộ liền thân hiện nay bằng bộ đồ rời cho nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19, để giảm tình trạng nóng bức, ngột ngạt.

    Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân khi lấy mẫu là biện pháp quan trọng trong phòng ngừa lây nhiễm cho nhân viên y tế và đảm bảo chất lượng xét nghiệm. Tuy nhiên, theo Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, việc sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân tại Việt Nam hiện nay chưa hoàn toàn hợp lý.

    “Đặc biệt trong điều kiện thời tiết nắng nóng và nhu cầu xét nghiệm tăng cao đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên lấy mẫu”, Bộ Y tế thông tin trong công văn gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành liên quan tới vấn đề sử dụng đồ bảo hộ khi lấy mẫu nCoV, ngày 24/6.

    Do đó, Bộ Y tế hướng dẫn tạm thời việc sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân khi lấy mẫu bệnh phẩm. Cụ thể, căn cứ nguồn lực tại chỗ, cơ sở xét nghiệm cung cấp, hướng dẫn cho nhân viên lấy mẫu bệnh phẩm giám sát Covid-19 có thể sử dụng bộ quần áo rời phù hợp kích cỡ.

    Trang phục này gồm áo choàng y tế dài tay bao phủ toàn thân từ cổ đến đầu gối, có dây buộc cố định sau gáy và quanh eo, mũ trùm đầu, bao giày rời. Không nhất thiết mặc bộ bảo hộ liền thân.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49860
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:667 ca nhiễm kỷ lục trong 24 giờ

    by music123 » Thứ 6 Tháng 6 25, 2021 8:12 pm

    Tin COVID-19 tối 25/6: Hỗn loạn ‘biển’ người TP.HCM chen nhau tiêm vắc-xin; 667 ca nhiễm COVID-19 kỷ lục trong 24 giờ

    Hiểu Minh (TH)

    Hình ảnh

    Số người đến tham gia tiêm vaccine COVID-19 rất đông, xếp thành hàng dài (Ảnh tổng hợp/K14).


    TP.HCM ghi nhận 667 ca nhiễm COVID-19 kỷ lục trong 24 giờ

    – Từ 6h ngày 24/6 đến 6h ngày 25/6, TP.HCM ghi nhận 667 trường hợp mắc Covid-19, trong đó 637 ca ở khu cách ly hoặc đã được phong tỏa.

    Chiều 25/6, tại cuộc họp Ban chỉ đạo chống COVID-19 TP.HCM, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế cho biết thông tin trên.

    667 trường hợp này, gồm: 99 ca trong khu phong tỏa, trong đó xét nghiệm lần một (87 người), xét nghiệm lần hai (9 người), xét nghiệm lần ba (một người) và hai trường hợp đang xác minh thông tin.



    538 trường hợp trong khu cách ly, trong đó xét nghiệm lần một (275 người), xét nghiệm lần hai (260 người), xét nghiệm lần ba (3 người).

    14 trường hợp tầm soát, sàng lọc khi khám tại bệnh viện, gồm khám tại các bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (1), quận 12 (1), Lê Văn Thịnh (1), Đại học Y dược (2), Nguyễn Tri Phương (2), Thống Nhất (2), Quốc Ánh (1), Bình Tân (1), Ung bướu (1), Trung tâm Y tế Thủ Đức (1), Vạn Hạnh (1).

    Một trường hợp bị phơi nhiễm nghề nghiệp, là hộ lý đang công tác tại Trung tâm Y tế Bình Thạnh, phát hiện qua xét nghiệm tầm soát. Một trường hợp phát hiện khi thực hiện mở rộng xét nghiệm. Hai trường hợp giám sát sau cách ly tập trung. Hai trường hợp nhập cảnh. 10 trường hợp đang điều tra dịch tễ.

    Hiện, 31 bệnh nhân tình trạng nặng. Trong đó, 12 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, ba bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy, 7 bệnh nhân tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, bốn bệnh nhân tại Bệnh viện điều trị Covid-19 huyện Củ Chi và 5 bệnh nhân tại Bệnh viện điều trị Covid-19 Trưng Vương.

    Theo ông Bỉnh, đặc điểm lớn nhất của các chuỗi lây nhiễm trong đợt dịch này là chủng Delta gây lây lan mạnh.



    “Sự xuất hiện liên tiếp, hàng loạt ca lây nhiễm ở TP.HCM từ cuối kỳ nghỉ lễ đến nay cho thấy dịch đã lây ít nhất 4 đến 5 thế hệ”, ông Bỉnh nói.

    Hôm nay là ngày thứ 30 TP.HCM bùng phát COVID-19. Đây là đợt dịch lớn nhất từ trước đến nay tại thành phố, với 2.343 ca nhiễm được Bộ Y tế công bố từ ngày 27/4 đến trưa 25/6, và số ca nghi nhiễm nêu trên.

    Một tuần nay, số ca nhiễm theo ngày của TP.HCM liên tục vượt 100. Trong đó, nhiều ca Covid-19 chưa rõ nguồn lây, phát hiện qua khám sàng lọc bệnh viện.

    Hỗn loạn ‘biển’ người chen nhau chờ tiêm vắc-xin tại TP.HCM

    Sáng 25/6, hàng ngàn người xếp hàng dài trước cổng Nhà thi đấu Phú Thọ, Q.11, TP.HCM để chờ tiêm vắc xin Covid-19.

    Rất đông người dân là viên chức, công nhân vệ sinh, lực lượng dân quân đến từ rất sớm nhưng chưa được vào trong khu vực tiêm nên xếp hàng dài phía trước nhà thi đấu chờ đợi.

    Hình ảnh


    Số người đến tham gia tiêm vaccine COVID-19 rất đông, xếp thành hàng dài (ảnh ghép từ K14).

    Do số lượng người xếp hàng quá đông nên cơ quan chức năng phải liên tục phát loa thông báo, yêu cầu người dân giữ khoảng cách an toàn và thực hiện quy tắc 5K.

    Từ 8h sáng 25/6, hàng nghìn người đã có mặt tại Nhà thi đấu Phú Thọ để tiêm vaccine phòng COVID-19.

    Bên ngoài cửa ra vào, nhiều người thậm chí ngồi bệt dưới đất vì đợi 2,3 tiếng vẫn chưa được vào tiêm. Anh Phạm Đức Chinh (Quận 9, TP.HCM) cho biết: “Tôi đến xếp hàng từ rất sớm nhưng đến hiện tại vẫn chưa nhận được bất kì thông báo hay hướng dẫn gì về việc tiêm vắc-xin. Cứ ngồi đây đợi như thế này vừa không đảm bảo giãn cách vừa rất mất thời gian”.

    Người dân chen chân để di chuyển vào bên trong. Dù tất cả đều đeo khẩu trang, song không đảm bảo giãn cách theo Chỉ thị 10 của thành phố.

    Một vài người sau khi quá “nản” đã quyết định ra về. Anh Nguyễn Thanh Tịnh (Gò Vấp, TP.HCM) cho biết: “Sau khi biết thông tin hôm qua có rất đông người đến đây tiêm vaccine, tôi và đồng nghiệp đã quyết định đi từ 6h30 để xếp hàng sớm, về sớm. Song khi đến đây, sau 3 tiếng ngồi chờ dưới thời tiết nắng nóng thì tôi nhận được thông báo hiện đang quá đông, yêu cầu người dân 13h30 chiều nay quay lại. Nhiều người vẫn cố ở lại xếp hàng, nhưng tôi quyết định về vì ngồi đây lâu, mệt, huyết áp hạ thì cũng không tiêm được”.



    Bên trong nhà thi đấu, tất cả các khu vực như khu vực tiêm, khu vực theo dõi sau tiêm, khu vực chờ,… đều chật kín người. Hơn 200 nhân viên y tế làm việc liên tay, không ngừng nghỉ để đáp ứng kịp nhu cầu tiêm chủng của người dân.

    Phía trên khán đài, các lực lượng chức năng liên tục yêu cầu người dân ngồi đúng vị trí, giữ khoảng cách để đảm bảo an toàn. Tất cả các khu vực đều đông đúc.

    Sở Y tế TP.HCM thừa nhận việc tổ chức tiêm vắc-xin còn ‘chuệch choạc’

    Sáng 25/6, rất đông người đã có mặt tại Nhà thi đấu Phú Thọ (quận 11) để chờ tiêm vắc-xin COVID-19.

    Tại khu vực khai báo y tế, số lượng lớn người chờ chích vắc xin xếp hàng chen chúc nhau, không bảo đảm khoảng cách quy định. Nhiều người tỏ ra mệt mỏi ngồi bệt xuống. Dư luận cho rằng, việc nhiều người tập trung tiêm vắc-xin không bảo đảm giãn cách có thể dẫn đến tình trạng lây lan dịch bệnh mất kiểm soát.

    Trao đổi với báo chí trưa cùng ngày, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh thừa nhận việc tổ chức tiêm vắc-xin COVID-19 tại TP.HCM vấp phải sự “chuệch choạc” những ngày đầu nhưng đã nâng nhanh công suất trong ngày 24/6.

    Ông Bỉnh giải thích tiến độ tiêm vaccine những ngày đầu còn chậm do ngành y tế cần chuẩn bị đầy đủ lực lượng y bác sĩ ở các bệnh viện lớn để khám sàng lọc và trực cấp cứu sau tiêm.

    Cùng với đó, lãnh đạo Sở Y tế nhận định việc vừa xét nghiệm, truy vết, vừa tổ chức tiêm vắc-xin COVID-19 là thử thách năng lực y tế của TP.HCM.

    Kết quả tiêm vaccine những ngày qua ghi nhận hơn 70 trường hợp có phản ứng phụ sau tiêm, trong đó 20 người phản ứng độ 1, 26 người độ 2, 15 người độ 3 và 2 người độ 4 (độ cao nhất).

    Đến ngày 24/6, năng suất đã tăng lên 172.000 người. Số người được tiêm vaccine đã đạt hơn 438.000 người.

    Ngày 25 và 26/6, với việc Bộ Y tế chi viện 200 bác sĩ cho thành phố, ông Bỉnh khẳng định việc tiêm 800.000 liều vaccine sẽ hoàn thành trong tuần này.

    Truy vết từ tiệc thôi nôi, hơn 200 ca COVID-19 chưa xác định nguồn lây nhiễm

    Trên 200 ca mắc COVID-19 lây nhiễm từ nhóm người dự buổi tiệc thôi nôi ở khu phố Khánh Hội (P.Tân Phước Khánh, TX.Tân Uyên, Bình Dương) khiến ít nhất 2 công ty phải ngừng hoạt động, đến nay vẫn chưa xác định nguồn lây nhiễm.

    Sáng 25/6, lãnh đạo TX.Tân Uyên cho biết, cơ quan chức năng địa phương đang khẩn trương phối hợp với ngành y tế để điều tra dịch tễ, phân tích mẫu xét nghiệm nhằm tìm ra nguồn lây của ổ dịch tại P.Tân Phước Khánh, TX.Tân Uyên, Bình Dương.

    Tính đến thời điểm này, các chùm dịch lớn được phát hiện tại Bình Dương đều có liên quan đến bữa tiệc thôi nôi ở P.Tân Phước Khánh, TX.Tân Uyên. Cụ thể, ngày 12 và 13/6, Bình Dương phát hiện 2 ca Covid-19 sống ở KP.Khánh Hội (P.Tân Phước Khánh, TX.Tân Uyên) là BN 10584 (là chồng, bán quán trà sữa “Cô chủ nhỏ 3”) và BN 10585 (là vợ, nhân viên Phòng khám đa khoa Châu Thành, P.Hiệp Thành, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương).

    Ngày 15/6, CDC Bình Dương tiếp tục ghi nhận thêm trường hợp mắc bệnh, làm việc tại Công ty gốm sứ Hiền Hoà Anh (P.Tân Vĩnh Hiệp, TX.Tân Uyên). Qua khai thác dịch tễ xác định, từ ngày 4/6, bệnh nhân này đã có biểu hiện ho, sốt. Đến ngày 8/6, bệnh nhân về nhà vợ ở P.Tân Phước Khánh tổ chức tiệc thôi nôi cho con.

    Tại buổi tiệc này, có các BN là công nhân Công ty House Wares, công nhân chi nhánh Xí nghiệp xử lý chất thải Bình Dương, 1 người ở P.Chánh Mỹ (TP. Thủ Dầu Một, phát hiện dương tính ngày 18.6 trong khu cách ly) và vợ chồng bán quán trà sữa “Cô chủ nhỏ 3”.

    Thống kê sơ bộ đến sáng 25/6, Bình Dương có tổng 247 ca dương tính với Covid-19, trong đó: Liên quan Công ty gốm sứ Hiền Hoà Anh 22 ca, liên quan Công ty House Wares 98 ca, chuỗi từ 1 BN của công nhân chi nhánh xử lý chất thải Bình Dương lây lan tổng 19 ca, và ổ dịch P.Tân Phước Khánh (liên quan đến vợ chồng bán quán trà sữa) 117 ca. Cơ quan y tế tiếp tục truy vết F1, F2 và truy tìm nguồn lây nhiễm.

    Hàng rong, bán vé số, bốc vác bị tác động do COVID-19 được hỗ trợ 50.000 đồng/ngày

    Sáng 25/6, TP.HCM đã thông qua nghị quyết về một số chế độ, chính sách đặc thù, phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19, hỗ trợ người dân bị tác động bởi dịch COVID-19.

    Theo đó, người lao động tự do bị mất việc làm, giảm sâu thu nhập hoặc không có thu nhập do thực hiện giãn cách xã hội; người lao động cư trú hợp pháp trên địa bàn TP không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn 4 triệu đồng/tháng, sẽ được hỗ trợ 50.000 đồng/người/ngày (áp dụng trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị số 15 của Thủ tướng).

    Người được hỗ trợ là người bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ trên đường phố, thu gom rác, phế liệu; bốc vác, vận chuyển hàng hóa; bán vé số lưu động; tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe; làm công việc thuộc các lĩnh vực ngành nghề phải tạm ngừng hoạt động.

    Thương nhân chợ truyền thống tại chợ hạng 1 được hỗ trợ 300.000 đồng/tháng; chợ hạng 2 là 210.000 đồng/tháng; chợ hạng 3 là 150.000 đồng/tháng. Thời gian hỗ trợ là 6 tháng, từ tháng 7-2021.

    Bên cạnh đó, hộ kinh doanh phải dừng hoạt động tại khu vực thực hiện chỉ thị số 16 được hỗ trợ trực tiếp 2 triệu đồng/hộ.

    Người bị cách ly y tế là đối tượng tại điểm b, khoản 5, điều 1 nghị quyết số 16/NQ-CP về chi phí cách ly y tế, khám chữa bệnh và một số đặc thù trong phòng, chống dịch được hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày. Người tham gia công tác phòng, chống dịch là đối tượng quy định tại khoản 5, điều 2 nghị quyết số 16/NQ-CP và các lực lượng trực tiếp khác được hỗ trợ 120.000 đồng/người/ngày.

    Lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương được hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người. Người lao động đang mang thai hoặc đang nuôi con chưa đủ 6 tuổi được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/người.

    Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp đáp ứng điều kiện về thời gian chấm dứt hợp đồng lao động được hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người. Người lao động đang mang thai hoặc đang nuôi con chưa đủ 6 tuổi được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/người.

    Tổng mức hỗ trợ cho các đối tượng là 886 tỉ đồng từ nguồn ngân sách TP.
    Hình ảnh
Đăng trả lời 344 bài viết

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 93 khách