Đăng trả lời 344 bài viết
VN:Thêm 88.378 ca, Quảng Ninh và Bình Định bổ sung 23.262 F0
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49333
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 3,336 ca; SG hơn 2,420 ca

    by music123 » Thứ 5 Tháng 7 15, 2021 2:37 pm

    Tin COVID-19 tối 15/7: Thêm 3,416 ca nhiễm COVID-19 trong ngày

    Bộ Y tế tối 15/7 ghi nhận 1.922 ca dương tính, gồm 1.889 ca trong nước và 33 ca nhập cảnh được cách ly ngay.

    Các ca mới gồm 1.922 ca trong ngày và TP HCM đăng ký bổ sung 689 ca đã được phát hiện trước đó tại các khu cách ly.


    Như vậy, trong ngày 15/7, Việt Nam ghi nhận 3.416 ca mới, gồm 37 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh và 3.379 ca ghi nhận ở 29 tỉnh thành, chủ yếu tại TP HCM (2.691 ca). Trong đó, 3.099 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa, 280 ca đang điều tra dịch tễ (ít hơn 135 ca so với hôm trước).

    Thêm 69 bệnh nhân Covid-19 ở TP HCM tử vong trong một tháng

    Bộ Y tế chiều 15/7 công bố 69 bệnh nhân Covid-19 tại TP HCM tử vong từ ngày 7/6 đến 15/7.

    Theo Bộ Y tế, tại cuộc họp Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM chiều 14/7, báo cáo của UBND thành phố cho hay từ ngày 27/4 đến ngày 14/7 ghi nhận 130 trường hợp tử vong do Covid-19. Trong số này, 48 ca đã được Bộ Y tế công bố.

    Ngay sau đó, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, đã làm việc với Sở Y tế TP HCM để rà soát lại các ca tử vong do Covid-19 trên địa bàn. Cục cũng đề nghị Sở Y tế cập nhật đầy đủ dữ liệu về các ca tử vong này trên hệ thống phần mềm quản lý điều trị bệnh nhân Covid-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh.

    Từ 20h ngày 14/7 đến 5h30 ngày 15/7, hệ thống phần mềm nêu trên đã ghi nhận thêm 69 ca tử vong do Covid-19 tại các cơ sở điều trị ở TP HCM. Đây là những trường hợp tử vong rải rác từ ngày 7/6 tới ngày 15/7.

    Cũng theo Bộ Y tế, thông tin từ Sở Y tế TP HCM cho hay tính đến 17h ngày 15/7, thành phố ghi nhận thêm 22 ca tử vong do Covid-19, nhưng chưa cung cấp đủ thông tin về các ca tử vong này trên hệ thống phần mềm quản lý điều trị bệnh nhân Covid-19. Bộ Y tế sẽ thông báo về các ca tử vong này khi có đủ thông tin.

    Như vậy, tổng số ca Covid-19 tử vong tại TP HCM đã được Bộ Y tế công bố tính đến tối 15/7 là 117, còn 22 ca chưa có dữ liệu trên hệ thống phần mềm quản lý để Bộ ghi nhận.

    Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế tỉnh, thành phố rà soát các ca được xét nghiệm kết quả dương tính, ca khỏi bệnh và ca tử vong do Covid-19, nhanh chóng cập nhật thông tin trên hệ thống đăng ký ca mắc mới và hệ thống quản lý điều trị bệnh nhân Covid-19, để Bộ có cơ sở thông báo chính thức về các trường hợp mắc mới, khỏi bệnh và tử vong.



    Hướng dẫn điều tra bao vây dập dịch khi có F0

    Cũng trong ngày 15.7, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã hướng dẫn 10 bước cần thực hiện khi các quận, huyện, TP Thủ Đức phát hiện trường hợp dương tính Covid-19 trong cộng đồng như tại khu dân cư, khu công nghiệp, chợ, trường học...

    Theo đó, đầu tiên đưa F0 đến chỗ cách ly tạm thời ngay tại nơi phát hiện. Tiến hành lấy mẫu xét nghiệm, liên hệ để chuyển F0 đến bệnh viện điều trị và điều tra thông tin dịch tễ trong vòng 1 giờ.

    Sau đó, thông tin F0 phải được gửi ngay cho HCDC để thông báo cho các nơi liên quan tiến hành khoanh vùng, truy vết trong vòng 1 giờ. Các Trung tâm Y tế sau khi tiếp nhận thông tin cần khẩn trương khoanh vùng tiếp xúc của F0 để tiến hành phong tỏa trong vòng 1 giờ.

    Trong vòng 4 - 6 giờ tiếp theo, triển khai thực hiện xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên cho tất cả người trong khu phong tỏa theo nguyên tắc từ khu vực có nguy cơ đến khu vực nguy cơ cao và cuối cùng là khu vực nguy cơ rất cao.
    "Đối với người có kết quả dương thì trong vòng 1-3 giờ đưa ngay đến khu cách ly tạm thời trong vòng để làm sạch cơ bản khu phong tỏa và thực hiện các bước tương tự như đối với F0 chỉ điểm. Đối với F1 có kết quả âm thì lấy mẫu gộp và đưa đi cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà nếu đáp ứng đủ điều kiện cách ly theo quy định. Những người có kết quả âm còn lại thì lấy mẫu gộp và cách ly tại nhà", HCDC cho biết.

    Tùy vào vị trí địa dư, yếu tố dịch tễ và nguy cơ lây truyền, các Trung tâm Y tế có thể triển khai tầm soát diện rộng bên ngoài khu phong tỏa bằng phương pháp mẫu gộp. Thông qua đó xét duyệt giải tỏa sớm từng phần tiến đến giải tỏa toàn bộ khu phong tỏa ngay khi có đủ thông tin.

    Việt Nam phê duyệt khẩn cấp vắc-xin Covid-19 Johnson & Johnson chỉ tiêm 1 mũi


    Bộ Y tế vừa phê duyệt khẩn cấp vắc-xin Covid-19 của Johnson & Johnson cho nhu cầu cấp bách phòng chống dịch Covid-19. Đây là vắc-xin thứ 6 được phê duyệt.

    Bộ Y tế phê duyệt khẩn cấp có điều kiện đối với vắc-xin Covid-19 Janssen (vắc-xin Johnson & Johnson) cho nhu cầu cấp bách phòng chống dịch Covid-19. Quyết định phê duyệt được Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường ký ngày 15-7.

    Đây là vắc-xin của Mỹ được sản xuất tại Bỉ và Hà Lan, sử dụng công nghệ virus vector, mỗi liều chứa 0,5 ml và chỉ tiêm 1 mũi. Việc cấp phép dựa trên đề nghị của Công ty TNHH Johnson & Johnson Việt Nam, dựa trên dữ liệu an toàn tính đến ngày 3-7.

    Hình ảnh

    Vắc-xin Covid-19 của Johnson & Johnson chỉ cần tiêm 1 mũi - Ảnh: Internet

    Bộ Y tế giao Cục Quản lý Dược cấp phép nhập khẩu vắc-xin Janssen theo quy định và thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý nhập khẩu, quản lý chất lượng vắc-xin nhập khẩu.

    Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo có trách nhiệm lựa chọn đơn vị có đủ điều kiện đánh giá tính an toàn, hiệu quả của vắc-xin trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng tư vấn sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế của Bộ Y tế trong quá trình sử dụng.

    Công ty TNHH Johnson & Johnson Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với các cơ sở sản xuất vắc-xin, kịp thời phản hồi các yêu cầu từ Bộ Y tế Việt Nam để bổ sung thêm dữ liệu hoặc các yêu cầu khác cũng như đảm bảo chất lượng các lô vắc-xin nhập vào Việt Nam.



    Bộ Y tế cũng nêu rõ Công ty TNHH Johnson & Johnson phải phối hợp với Bộ Y tế Việt Nam để triển khai quản trị rủi ro đối với vắc-xin Covid-19 Janssen trong suốt quá trình lưu hành tại Việt Nam. Đồng thời công ty phải chủ động cung cấp, cập nhật các thông tin mới có liên quan đến vắc-xin Covid-19 Janssen cho Bộ Y tế Việt Nam trong suốt quá trình phát triển sản phẩm.

    Như vậy, đến nay đã có 6 loại vắc-xin Covid-19 được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắc-xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 gồm: vắc-xin Astra Zeneca; vắc-xin Sputnik; vắc-xin Pfizer; vắc-xin Vero Cell và vắc-xin Spikevax (tên khác là: Covid-19 Vaccine Moderna) và vắc-xin Covid-19 Janssen (vắc-xin của Johnson & Johnson).

    Vắc-xin Johnson & Johnson đạt hiệu quả 66,3% trong các thử nghiệm lâm sàng (tính hiệu lực) phòng ngừa bệnh Covid-19. Mọi người có bảo vệ tốt nhất 2 tuần sau khi tiêm chủng.


    TP.HCM: Truy tìm tử tù nhiễm COVID-19

    Hình ảnh

    Công an TP HCM truy tìm tử tù nhiễm COVID-19 (ảnh: VnExpress).

    Ngày 15/7, nguồn tin từ Công an TP.HCM cho biết, đang truy tìm Nguyễn Kim An, quê Bình Thuận. Anh ta bị TAND TP.HCM tuyên án tử hình về tội “Giết người và Cướp tài sản” hồi tháng 9/2015.

    “Kẻ này cao 1,63m, tóc ngắn, da trắng, chân đi khập khiễng do bị chấn thương, có vết hằn ở chân và dương tính với Covid-19”, nguồn tin cho biết trên VnExpress.

    Theo Pháp luật TP.HCM, hồ sơ vụ an cho biết, Nguyễn Kim An và Đ. học cùng lớp tại trường trung cấp nghề ở TP.HCM. Cả hai chơi với nhau khá thân. Do túng thiếu, An nhiều lần cầm cố laptop, xe máy… và thường nhờ Đ. chở đi học. Thỉnh thoảng, An cũng đến nhà Đ. để mượn máy tính học tập.

    Âm mưu cướp xe máy của Đ., An mua một vỉ thuốc an thần rồi hẹn bạn đi uống nước tại quán cà phê gần bùng binh Cây Gõ (quận 6, TP.HCM) vào tối 25/2/2014 nhưng Đ. uống thấy đắng nên nhổ ra.

    Đến tối ngày 26/6/2014, An lại hẹn Đ. đến nhà trọ của mình trên đường Cộng Hòa (quận Tân Bình, TP.HCM) chơi rồi đưa nước có pha thuốc an thần cho Đ. uống. Thấy bạn nằm im tưởng đã chết, An trói Đ. rồi cho vào bao tải, điều khiển xe của nạn nhân chở đến cầu Phú Mỹ (quận 7, TP.HCM) ném xuống sông Sài Gòn.

    Sợ bị phát hiện, An dùng điện thoại của Đ. gọi điện cho mẹ nạn nhân và bịa chuyện Đ. bị bắt cóc đòi 500 triệu đồng tiền chuộc. Nhiều ngày sau, anh ta liên tục nhắn tin đòi giao tiền nhưng sau đó thay đổi ý định và ném bỏ chiếc điện thoại của nạn nhân xuống kênh gần nhà.

    Cảnh sát vào cuộc điều tra sau khi người dân phát hiện bao tải chứa xác Đ. dạt vào bờ. Bị mời lên làm việc, An thừa nhận hành vi phạm tội. Tuy nhiên, hiện tại An đã vượt ngục.


    Một thí sinh dương tính COVID-19 sau 6 ngày thi tốt nghiệp

    Hình ảnh


    Phong tỏa tạm thời ngõ hẻm ra vào khu vực nhà bệnh nhân N.H.L., khu phố 4, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước. (Ảnh: Thanh Sơn/Tuổi Trẻ).

    Một sinh ở Ninh Thuận được xác định dương tính với COVID-19 sau 6 ngày thi tốt nghiệp THPT 2021. Sáng 15/7, Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận ra thông báo khẩn tìm người ở phòng thi liên quan nam thí sinh trên.

    Báo Tuổi Trẻ đưa tin, chiều 14/7, Trung tâm Y tế huyện Ninh Phước cho biết, đã test nhanh với 6 người trong gia đình bệnh nhân N.H.L. (44 tuổi, đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận) cho kết quả 2 người âm tính, 4 người dương tính với COVID-19 gồm vợ N.T.T.U. (43 tuổi) và 3 con N.L.P.U. (20 tuổi), N.D.K (18 tuổi) và N.L.P.H. (6 tuổi, cùng ngụ khu phố 4, thị trấn Phước Dân).

    Trong số 4 ca lây nhiễm từ bệnh nhân N.H.L. có trường hợp của học sinh N.D.K. vừa mới dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại điểm thi Trường THPT Phạm Văn Đồng (huyện Ninh Phước), lần lượt qua các phòng thi số 215, 217 và 218 vào hai ngày 7 và 8/7 vừa qua.

    Ngoài phong toả các địa điểm liên qua đến các ca nhiễm trên, tối cùng ngày (14/7), UBND huyện Ninh Phước đã họp khẩn lập phương án giãn cách toàn thị trấn Phước Dân theo chỉ thị 15 bắt đầu từ 0h ngày 15/7.

    Trên báo Zing, trước sự việc trên, sáng 15/7, Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận ra thông báo khẩn tìm người ở phòng thi liên quan thí sinh N.D.K. mắc COVID-19 dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

    Theo đó, Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận đề nghị những ai có mặt tại phòng thi 215, 217 và 218 thuộc Hội đồng thi tốt nghiệp THPT trường Phạm Văn Đồng, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước vào chiều 6/7 và các ngày 7-8/7, liên hệ cơ quan y tế gần nhất để được hỗ trợ, tư vấn.

    Theo Thanh Niên, trong ngày 14/7, Ninh Thuận phát hiện tổng có 7 ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng đang sinh sống tại các vùng phong tỏa và giản cách xã hội nói trên.

    TH
    Sửa lần cuối bởi 1 vào ngày music123 với 0 lần sửa trong tổng số.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49333
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 3,336 ca; SG hơn 2,420 ca

    by music123 » Thứ 6 Tháng 7 16, 2021 5:11 pm

    Tin Covid-19 tối 16/7: Thêm 1.898 ca mắc COVID-19 tại 26 tỉnh, thành; nâng tổng số ca trong ngày lên 3.321




    Hình ảnh

    Lực lượng chức năng đo thân nhiệt tiểu thương trước khi vào chợ tại TP. Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên. (Ảnh: baophuyen.com.vn)

    Trong ngày 16/7, Việt Nam ghi nhận 3.336 ca mắc mới, gồm 15 ca nhập cảnh và 3.321 ca ở 33 tỉnh thành, chủ yếu tại TP HCM (2.420 ca). Trong đó, 2.939 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa, 382 ca đang điều tra dịch tễ (tăng 102 ca so với hôm trước).


    Tại sao số ca Covid-19 tử vong ở TP HCM tăng?


    Lãnh đạo Sở Y tế TP HCM nhìn nhận "số ca tử vong có chiều hướng gia tăng nhanh", vì khả năng gây biến chứng nặng của virus chủng Delta rất nhanh, mức độ nguy hiểm cao.

    Họp báo chiều 16/7, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Hoài Nam cho biết thời gian qua các trường hợp mắc Covid-19 tử vong đa số lớn tuổi, có bệnh lý nền. Một vài trường hợp xuất hiện ở nhóm trẻ hơn, tuy nhiên cũng quanh ở độ tuổi 60.

    Theo báo cáo của UBND TP HCM, tính đến hết ngày 14/7, TP HCM ghi nhận 142 ca tử vong. Hai ngày trước đó, số này lần lượt là 130 và 119.

    "Tỷ lệ tử vong của người mắc Covid-19 tại TP HCM là 0,75%, thấp hơn so với tỷ lệ trên 2% của thế giới", ông Nam nói. Tỷ lệ tử vong trung bình cả nước (0,55%).

    Theo ông Nam, ngành y tế thành phố đang cố gắng kéo giảm tỷ lệ tử vong bằng việc thiết lập các bệnh viện điều trị theo mô hình tháp 4 tầng. Trong đó, tầng 4 chuyên dành cho bệnh nhân nặng và nguy kịch, thay thế mô hình điều trị 3 tầng ở Bắc Giang mà thành phố từng áp dụng. Chủ lực của tầng cao nhất này là Bệnh viện Hồi sức Covid-19 vừa thành lập, tận dụng từ Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2 với 1.000 giường, cùng 200 giường tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh Nhiệt đới.
    Số lượng F0 tăng nhanh khiến việc điều phối đến các bệnh viện điều trị chưa đáp ứng kịp. Sở Y tế thời gian qua thành lập các bệnh viện dã chiến, chuyển đổi công năng một số bệnh viện, nâng số giường bệnh lên 20.000 và có kế hoạch mở rộng 50.000 giường, đầu tư thêm cơ sở vật chất để khắc phục quá tải.

    TP HCM đang sử dụng nguồn nhân viên y tế, sinh viên tình nguyện của thành phố. Bộ Y tế và các tỉnh thành chi viện dự kiến 10.000 người, tham gia lấy mẫu xét nghiệm, điều tra truy vết dịch tễ, phục vụ trong các bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị...

    Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Tăng Chí Thượng chiều 16/7 cũng gửi văn bản khẩn đến các đơn vị, triển khai phương án điều chuyển các F0 đến bệnh viện, giảm áp lực cho hệ thống y tế quận huyện và giảm tử vong đối với F0 chuyển nặng, nguy kịch.

    "Không để F0 lưu lại địa phương quá 12 giờ, chuyển F0 có triệu chứng hay bệnh lý nền đến các bệnh viện chuyên trị Covid-19 và Bệnh viện Hồi sức Covid-19 nhằm giảm tử vong", ông Thượng nhấn mạnh trong công văn này. "Trong tiếp nhận cấp cứu bệnh nhân nặng, tuyệt đối không được từ chối nếu vẫn còn khả năng tiếp nhận điều trị".

    Trong 8 ngày giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, số ca nhiễm tại TP HCM được ghi nhận tăng liên tục cả trong khu cách ly phong tỏa và cộng đồng, có ngày lên tới hơn 2.000 ca.

    Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM, thành phố đang tận dụng "tuần lễ vàng" giãn cách còn lại để thực hiện có hiệu quả các biện pháp khoanh vùng, cách ly tập trung, dập dịch và tích cực điều trị.


    Chiều 16/7, Tiểu ban điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thông báo 18 ca tử vong do COVID-19 số 208-225. Đây là các bệnh nhân tử vong từ ngày 8/7 - 14/7 /2021 tại TPHCM, Đồng Tháp, Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang.




    Hình ảnh

    Y bác sĩ hồi sức bệnh nhân Covid-19 nặng. Ảnh: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM.



    Hà Nội: Phong tỏa trụ sở Bộ Công Thương và tòa nhà Vietinbank vì COVID-19

    Hình ảnh

    Tòa nhà Bộ Công Thương tại số 25 Ngô Quyền. (Ảnh: hanoimoi.com.vn)

    Chiều 16/7, trụ sở của Bộ Công Thương ở số 25 Ngô Quyền (Hoàn Kiếm, Hà Nội) và tòa nhà Ngân hàng Vietinbank (25 Lý Thường Kiệt) đã bị phong tỏa tạm thời để phòng, chống dịch COVID-19.

    Một trường hợp mắc COVID-19 là ông N.Đ.M, công tác tại Viện Cơ khí năng lượng và mỏ Vinacomin. Vào lúc 14h30 ngày 14/7, ông N.Đ.M đến Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (phố Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) chuyển công văn, hồ sơ và được ông P.T.H, công chức Cục có hướng dẫn tại bàn tiếp nhận hồ sơ khu vực tiền sảnh của Cục. Cả 2 có đeo khẩu trang, giữ khoảng cách khi trao đổi công việc. Sau đó, F0 vào Văn phòng Cục nộp hồ sơ cho văn thư Cục, có đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, nộp xong ra ngay, không trao đổi.



    Sáng 16/7, Cục An toàn môi trường nhận được Thông báo nhanh của Viện Cơ khí năng lượng và mỏ Vinacomin, ông N.Đ.M được xác định là nhiễm COVID-19 và đã chuyển đi điều trị.

    Theo điều tra sơ bộ, trong thời gian từ chiều 14/7 đến nay, ông P.T.H, công chức của Cục thường xuyên tiếp xúc gần với các công chức trong phòng, một số người cùng cơ quan, đi ăn cơm trưa nhà ăn của Bộ (23 Ngô Quyền), sử dụng chung thang máy khu vực liên cơ 25 Ngô Quyền.

    Từ sáng 16/7, ông H. chỉ ở trong phòng đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, không giao tiếp với người khác.

    Sau khi nhận được thông tin, Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm đã phối hợp với các lực lượng chức năng thực hiện khoanh vùng, cách ly các trường hợp F1, F2 có liên quan đến ca F0 đến giao dịch tại tòa nhà Bộ Công Thương. Theo thống kê, có 9 cán bộ, nhân viên tiếp xúc gần với ca F0 này.

    Đối với các trường hợp F1, các cơ quan chức năng đã đưa đi cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm. Đối với các trường hợp F2, sẽ thực hiện cách ly tại chỗ tại trụ sở làm việc. Ngay trong chiều nay, 16/7, sau khi có kết quả xét nghiệm, nếu có kết quả âm tính sẽ thực hiện cách ly tại nhà.

    Phong tỏa tòa Vietinbank

    Cũng trong chiều 16/7, lực lượng chức năng đã phong tỏa tạm thời tòa nhà Ngân hàng Vietinbank (25 Lý Thường Kiệt) để phòng chống COVID-19. Cụ thể, theo thông tin từ UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, một nhân viên trong tòa nhà đi khám tại bệnh viện có kết quả ban đầu dương tính với SARS-CoV-2. Mẫu xét nghiệm cũng được chuyển đến cơ sở đủ điều kiện để tiến hành xét nghiệm khẳng định.

    Lực lượng chức năng đã khoanh vùng tòa nhà, tiến hành rà soát các trường hợp liên quan. Bước đầu xác định khoảng 21 trường hợp F1; đồng thời sẽ tổ chức lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ người trong tòa nhà.


    Ngày 16/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ đã chuẩn bị đủ ôxy cho kịch bản số ca nhiễm cao hơn. Đồng thời yêu cầu các điạ phương cần nhanh chóng nâng công suất năng lực xét nghiệm và cách ly.
    Bộ trưởng cho biết: "Tổng thể chung chúng ta vẫn đảm bảo, nhưng vấn đề từng nơi, từng chỗ cần phải tăng điều phối, có phương án ôxy và cơ sở hạ tầng. Một số địa phương có nguy cơ thiếu ôxy nếu dịch xảy ra lây nhiễm trên địa bàn cục bộ".

    Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu tất cả các địa phương phải rà soát lại toàn bộ bệnh viện hạng 2, hạng 3, yêu cầu chuẩn bị sẵn phương án ôxy và cơ sở hạ tầng để phục vụ điều trị việc thở ôxy mask, thở oxy dòng cao (HFNC).

    Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, Bộ đã nhận được đề xuất về hỗ trợ trang thiết bị điều trị COVID-19 của TPHCM và một số tỉnh, nhưng phải "liệu cơm gắp mắm". Ông nhấn mạnh lại tinh thần "4 tại chỗ", chủ động, không phụ thuộc quá nhiều vào Trung ương.

    Phát biểu khi kết luận Hội nghị giao ban trực tuyến phòng chống COVID-19 với 63 tỉnh, thành, ngày 16/7, Bộ trưởng yêu cầu các địa phương phải chuẩn bị tình huống kịch bản xấu.

    Về máy móc, trang thiết bị, Bộ trưởng nhấn mạnh vẫn theo quan điểm "4 tại chỗ", các địa phương cần chuẩn bị tất cả các máy móc cơ bản nhất như máy thở. Bộ Y tế đã cấp cho các địa phương, yêu cầu tăng cường tập huấn sử dụng máy thở. Địa phương nào chưa cần dùng đến thì báo cáo để điều phối đến những nơi đang cần.

    Đối với ECMO (tuần hoàn ngoài cơ thể, là hệ thống hồi sức tích cực tân tiến), Bộ trưởng lưu ý những địa phương thành lập trung tâm ICU (hồi sức tích cực) mới cần trang bị hệ thống này, không phải mọi tuyến đều có. Lý do là bởi "EMCO đi kèm một loạt các thứ khác, không phải nơi nào cũng dùng được".

    Khoảng 80% bệnh nhân không có triệu chứng

    PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cũng cho rằng tất cả các khu vực đều cần chuẩn bị ôxy, kể cả những nơi điều trị bệnh nhân nhẹ cũng cần ôxy, đề phòng bệnh nhân đổi trạng thái tình trạng bệnh (từ nhẹ sang nặng).




    Với những bệnh nhân có bệnh nền, các thầy thuốc phải theo dõi chặt vì dễ chuyển sang giai đoạn nặng. Nếu có biểu hiện nặng phải dùng thuốc và các máy móc hỗ trợ thở nồng độ ôxy cao... để giúp không chuyển nặng.

    Trong đợt dịch thứ 4, các chuyên gia đánh giá vẫn có khoảng 80% bệnh nhân không có triệu chứng, 10-20% từ trung bình diễn biến nặng. PGS Khuê lưu ý đặc biệt việc các bệnh viện phải chú ý đến các điều kiện chăm sóc y tế, đặc biệt quan tâm đến oxy, máy thở... hạn chế thấp nhất bệnh nhân tử vong.

    Tỷ lệ tử vong tiệm cận thế giới


    Hình ảnh



    Về điều trị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đánh giá vẫn trong tầm kiểm soát điều trị các bệnh nhân COVID-19. Tuy nhiên, qua theo dõi tại một số tỉnh/thành, tỷ lệ F0 có triệu chứng trở nặng đang tăng lên, dường như trở thành gánh nặng y tế rất lớn cho TPHCM và một số tỉnh thành như Đồng Tháp....

    Tỷ lệ bệnh nhân nặng phải hỗ trợ oxy, thở máy chức năng cao, ECMO ngày càng tăng cao. Số lượng máy thở của một số địa phương vượt quá khả năng đáp ứng. Đặc biệt, tỷ lệ tử vong, thống kê sơ bộ chung của cả nước là 0,43%, nhưng tại TPHCM tăng lên hơn 0,6%, tại Đồng Tháp tăng cao hơn nữa.

    Thứ trưởng lưu ý: "Chứng tỏ chúng ta cũng đang tiệm cận với tỷ lệ tử vong trên thế giới. Do đó, cần hết sức lưu ý trong tình trạng bệnh nhân trở nặng, bắt buộc sử dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị".

    "Chúng tôi khuyến nghị các địa phương nên thiết lập khu vực điều trị tích cực ngay tại các bệnh viện dã chiến để có thể nâng cao năng lực khi cần và giảm lây nhiễm chéo trong bệnh viện", Bộ trưởng nhấn mạnh.

    Trong bối cảnh ca bệnh tăng nhanh, Bộ Y tế cũng đã thay đổi thời gian điều trị, xuất viện cho các bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng trong 10 ngày có 2 lần âm tính hoặc tải lượng virus thấp giúp giảm tải cho các cơ sở y tế.

    TH
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49333
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 3.718 ca;Phong tỏa 19 tỉnh phía Nam

    by music123 » Thứ 7 Tháng 7 17, 2021 11:35 am

    Tin COVID tối 17/7: Thêm 3.718 ca COVID-19 trong 24 giờ; Giãn cách xã hội 19 tỉnh, thành phố phía Nam từ 0h ngày 19/7


    Hiểu Minh (TH)

    Hình ảnh

    Ảnh tổng hợp.



    Theo bản tin tối 17/7 của Bộ Y tế, Việt Nam có thêm 1.600 bệnh nhân trong nước và 12 người nhập cảnh mắc Covid-19.

    Các tỉnh, thành phố ghi nhận thêm ca mắc mới gồm TP.HCM (1.017), Đồng Tháp (139), Long An (134), Khánh Hòa (78), Đồng Nai (64), Đà Nẵng (33), Phú Yên (30), Bà Rịa – Vũng Tàu (23), Trà Vinh (15), Hưng Yên (13), Hà Nội (13), Gia Lai (5), Bình Thuận (5), An Giang (5), Hà Nam (5), Đắk Nông (4), Hải Phòng (3), Bình Phước (3), Quảng Ngãi (3), Bắc Ninh (2), Cần Thơ (2), Bắc Giang (1), Lạng Sơn (1), Ninh Thuận (1), Vĩnh Phúc (1). Trong đó, 1.279 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc vùng phong tỏa.

    Như vậy, trong ngày 17/7, Việt Nam ghi nhận 3.718 ca mắc mới gồm: 13 ca nhâp cảnh, 3.705 ca ghi nhận trong nước.

    Giãn cách xã hội 19 tỉnh, thành phố phía Nam từ 0h ngày 19/7

    Thủ tướng quyết định giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 với 19 tỉnh, thành phố phía Nam, kéo dài 14 ngày, từ 0h ngày 19/7.
    Ngày 17/7, căn cứ đề nghị của Bộ trưởng Y tế và ý kiến thống nhất của Thường trực Chính phủ, Thủ tướng quyết định áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trên phạm vi toàn tỉnh, thành phố theo Chỉ thị 16, đối với: TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai (đã thực hiện); bổ sung TP Cần Thơ và các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang.

    Thời gian cách thực hiện giãn cách xã hội là 14 ngày.

    Đối với các tỉnh, thành phố đang áp dụng biện pháp giãn cách trước ngày có văn bản này, căn cứ diễn biến dịch bệnh và kết quả phòng, chống dịch trên địa bàn, Chủ tịch UBND cấp tỉnh chủ động, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền trước khi quyết định việc tiếp tục thực hiện thời gian giãn cách như đã quyết định hoặc kéo dài thời gian giãn cách như các tỉnh, thành phố bổ sung nêu trên.

    Trong thời gian thực hiện giãn cách, Thủ tướng đề nghị các địa phương kiên quyết không để “chặt ngoài, lỏng trong”; xác định rõ đầu mối và trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân và từng cấp chính quyền, nhất là hệ thống chính trị ở cơ sở, bảo đảm lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất.

    Thủ tướng yêu cầu quan tâm làm tốt công tác an sinh xã hội, nhất là bảo đảm cung ứng kịp thời, đầy đủ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu cho nhân dân, đặc biệt là đối với người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người mất công ăn, việc làm.

    Trong điều kiện phòng, chống dịch cấp bách do chủng vi – rút mới Delta diễn biến nhanh, mạnh, khó lường và còn nhiều khó khăn về điều kiện đảm bảo; với tinh thần vì sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết, Thủ tướng kêu gọi nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, tự lực, tự cường chia sẻ ủng hộ, hưởng ứng và nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 16. Người dân chỉ ra khỏi nhà trong trường hợp thật sự cần thiết và thực hiện nghiêm 5K. Việc thực hiện Chỉ thị 16, theo Thủ tướng không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ, mà còn là quyền lợi của mỗi người dân, vì lợi ích cộng đồng và vì sự phát triển đất nước.




    Tụ tập đánh bạc mùa dịch COVID-19, 8 ‘quý bà’ bật khóc khi nghe mức phạt

    Ngày 17/7, Công an P.Nại Hiên Đông (Q.Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) chuyển hồ sơ đề xuất Công an Q.Sơn Trà xử phạt 8 “quý bà”, với số tiền 120 triệu đồng, về hành vi tụ tập đông người đánh bạc trong mùa dịch.

    Trước đó, lúc 18 giờ tối 16/7, Công an P.Nại Hiên Đông nhận tin báo từ người dân chung cư 4B thuộc địa bàn phường, có nhóm người tụ tập đánh bạc trong mùa dịch.

    Xuống kiểm tra, lực lượng bắt quả tang trong phòng ngủ của căn hộ 606 có 8 phụ nữ tụ tập đông người đang đánh bạc, là người dân ngụ ở các tổ 33, 35, 41, 81, 82, 85, 86 và 95 của P.Nại Hiên Đông.



    Số tiền thu giữ tại hiện trường là hơn 13 triệu đồng, trong đó, có 12 triệu đồng các “quý bà” cất giấu trong xô nước.

    Nhóm phụ nữ này khai nhận, khi phát hiện công an kiểm tra đã ném cọc tiền trên vào xô nước để phi tang. Tuy nhiên, sau khi nghe mức phạt dành cho mỗi người, nhiều “quý bà” đã bật khóc, xin tha vì hoàn cảnh khó khăn.

    Trước mắt, Công an P.Nại Hiên Đông lập hồ sơ đề xuất công an quận xử phạt 15 triệu đồng/người, về vi phạm tụ tập đánh bạc trong mùa dịch Covid-19.

    Đi coi thi tốt nghiệp THPT, nhiễm bệnh và lây cho 2 người trong gia đình

    Sáng 17/7, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Gia Lai cho biết, qua truy vết và lấy mẫu xét nghiệm trên địa bàn, tỉnh Gia Lai ghi nhận thêm 4 trường hợp dương tính COVID-19.

    Cả 4 trường hợp đều nhiễm bệnh liên quan đến BN 44302 – giáo viên đi coi thi Tốt nghiệp THPT tại hội đồng thi Trường THPT Nguyễn Tất Thành (huyện Ya Pa).



    Trường hợp thứ nhất là con gái của BN 44302. Ba trường hợp còn lại cùng một gia đình (trú phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa), có một giáo viên coi thi hội đồng thi Trường Nguyễn Tất Thành tiếp xúc gần BN 44302.

    Tỉnh Gia Lai cho biết, đã phong tỏa tạm thời Bệnh viện Đại học Y dược – Hoàng Anh Gia Lai. Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku) hiện đã bị phong tỏa tạm thời vào đêm 16/7. Toàn bộ thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa, nơi nữ giáo viên mã số 44302 sinh sống. Khoanh vùng khẩn cấp tổ 2, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa vào lúc 19h ngày 16/7.

    Dân nghèo TP.HCM kiệt quệ vì dịch bệnh

    Từ hồi cuối tháng 5, khi Chính quyền TP.HCM bắt đầu áp dụng Chỉ thị 15 trên toàn thành phố, cũng là lúc mà nhiều lao động thuộc các ngành dịch vụ như quán ăn, nhà hàng, massage bị mất việc.

    Cô Hoàng Minh là một người khiếm thị đang sống trong cảnh ngặt nghèo do lệnh phong toả theo Chỉ thị 16. Bà Minh và chồng đều mất thị lực và đang làm nghề massage ở TP.HCM.

    Khi đợt dịch thứ tư mới bùng phát trở lại, thì đây chính là ngành nghề bị yêu cầu dừng hoạt động trước tiên. Do đó cả hai đều phải nghỉ dịch ở nhà mấy tháng nay. Không có tiền, hằng ngày, cô Minh phải ăn cơm trắng trộn mì gói dù đang mang thai ở tháng thứ năm:



    “Từ đầu tháng năm là đã hết làm việc được. Người ta cho gạo mì ăn qua ngày, giờ có bầu, mì em ăn hoài không nổi. Hàng xóm có bữa cho rau ăn. Còn tiền nhà thì người ta cho nợ lại, điện nước thì nợ mấy tháng trời. Người ta tới hỏi thì em nói chưa có tiền, người ta thấy mù nên cũng châm chước.

    Lúc chưa dịch em còn mua một hộp sữa, mà giờ mình cũng khó khăn nên thôi. Giờ ai cho gì ăn nấy vậy thôi, chứ đâu có được như lúc mình đi làm. Đi làm có tiền thì mới bồi bổ cho con được. Giờ không đi làm, không có tiền thì có gì ăn nấy thôi.”

    Cô Minh nói, số tiền hai vợ chồng dành dụm trước dịch cũng đã dùng hết nên vài ngày trước, cô phải lên mạng xã hội nhờ mọi người giúp đỡ. Cũng có người thương cho vài trăm ngàn đồng, nhưng cũng không dám ăn ngon mà phải để dành đi khám thai. Cô cũng chưa biết vài tháng tới xoay sở đâu ra tiền mà vô viện sinh con.

    Ông Bình, một người làm công việc phụ quán ăn kể với phóng viên rằng, cả gia đình ông có bốn người, toàn là lao động tự do, người bán vé số, người giao hàng, người phụ bán quán ăn, chỉ có đúng một người làm bảo vệ công ty là có hợp đồng lao động. Nhưng tất cả đều đang thất nghiệp mấy tháng nay.

    Giá thực phẩm những ngày này tăng gấp 2-3 lần bình thường. Tiền điện nước, tiền trọ không được giảm đồng nào, mà lại không có thu nhập, cả nhà phải vay tiền để ăn qua ngày.

    Lúc trả lời phóng viên, ông nói trong túi ông còn đúng 50 ngàn đồng. Muốn chạy xe ra đường tìm chỗ phát cơm từ thiện để xin, nhưng lại sợ đi xa, xe hết xăng không đủ tiền đổ xăng.

    Định bụng sẽ kiếm công việc giao hàng để mưu sinh trong thời điểm này, nhưng vì là lao động tự do, ông Bình không có giấy công tác, không có thẻ nhân viên, không có giấy thông hành nên lo sợ ra đường sẽ bị phạt theo Chỉ thị 16:

    “Họ chỉ phạt theo cái luật ở trên đưa ra là đi ra ngoài mà không có “lý do chính đáng”, rồi đi khu vực này qua khu vực khác không được. Nói chung bây giờ đi ra ngoài đường toàn là lén lén không đó!”

    TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16 từ ngày 9/7. Theo đó, Chính quyền sẽ siết chặt vấn đề đi lại. Người dân chỉ được ra đường trong các trường hợp cần thiết, và phải mang theo giấy tờ để chứng minh.

    TP.HCM ‘đủ oxy’ điều trị bệnh nhân COVID-19

    Theo lãnh đạo Sở Y tế, TP.HCM vừa được tặng 3 bồn oxy cao áp – 10 tấn, lắp đặt ở các bệnh viện dã chiến, đáp ứng đủ oxy điều trị bệnh nhân Covid-19 với kịch bản 50.000 giường.

    Thông tin được Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hoài Nam nêu tại buổi họp báo chiều 16/7. Ngoài ra, tại các bệnh viện “tách đôi” vừa triển khai, lượng oxy cũng đảm bảo đủ cho nhu cầu điều trị.

    Vấn đề oxy trong điều trị bệnh nhân Covid-19 cũng được Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nêu tại Hội nghị giao ban trực tuyến phòng chống Covid-19 với 63 tỉnh thành, ngày 16/7. Ông Long cho biết đã chuẩn bị tổng thể đủ oxy cho kịch bản số ca nhiễm cao hơn, song một số địa phương có nguy cơ thiếu oxy cần phải tăng điều phối. Bộ trưởng yêu cầu các tỉnh thành tự xem lại khả năng cung ứng oxy và chuẩn bị tình huống kịch bản xấu.

    Cục trưởng Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê khuyến cáo các bệnh viện chú ý điều kiện chăm sóc y tế, đặc biệt quan tâm lượng oxy, máy thở, hạn chế thấp nhất bệnh nhân tử vong. Theo ông Khuê, tất cả khu vực đều cần chuẩn bị oxy, kể cả nơi điều trị bệnh nhân nhẹ, đề phòng đổi trạng thái sang nặng, nhất là đối với người có bệnh nền. Khi đó phải cho dùng thuốc và các máy móc hỗ trợ thở nồng độ oxy cao… ngay để không nguy kịch.

    Liên tiếp những ngày qua TP HCM ghi nhận hơn 2.000 ca nhiễm mỗi ngày, nâng tổng số lên trên 25.000 bệnh nhân. Tính đến hôm nay (17/7), các bệnh viện thành phố đang điều trị 23.189 bệnh nhân dương tính mới. Ngành y tế TP HCM xác định khoảng 80% ca Covid-19 tại thành phố không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Trong số đó, 5% có dấu hiệu chuyển nặng, có thể cần hỗ trợ hô hấp, dùng đến oxy.

    Thêm 17 người Hà Nội dương tính COVID-19

    Sở Y tế Hà Nội chiều 17/7 ghi nhận 4 ca nghi Covid-19, nâng số ca nghi nhiễm trong ngày lên 17. Hải Phòng ghi nhận 2 ca.

    Những ca này Bộ Y tế chưa công bố, coi như nghi nhiễm.

    Bốn trường hợp mới ghi nhận, trường hợp đầu tiên là nữ, 41 tuổi, địa chỉ Nguyễn Lương Bằng, Quang Trung, Đống Đa, chị làm tại Công ty vận tải Hà Nội. Ba trường hợp còn lại đều ở địa chỉ Trương Định, Tân Mai, Hoàng Mai, là nữ, 43 tuổi; nữ, 16 tuổi; nam 16 tuổi, đều là F1 của “bệnh nhân 46347” được xác định dương tính ngày 16/7.

    Sáng nay, Hà Nội ghi nhận 13 ca nghi Covid-19. Trong số này, 6 người liên quan đến chung cư Sunshine Hoàng Mai, ở phường Vĩnh Hưng Họ gồm mẹ, ba người bác, con gái, cháu của bệnh nhân Covid-19, nữ nhân viên ngân hàng Vietinbank.

    7 trường hợp còn lại, gồm: Nam, 31 tuổi, địa chỉ ở Láng Hạ, Đống Đa. Anh làm nhân viên Công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam, 59 Quang Trung, Nguyễn Du và là anh họ của nhân viên ngân hàng. Điều tra dịch tễ cho thấy gần đây hai người này không tiếp xúc với nhau.

    Nam, 41 tuổi, địa chỉ Tân Mai, Hoàng Mai, bán vé số tại 58 Lĩnh Nam.

    Nữ, 34 tuổi, địa chỉ Vạn Phúc, Hà Đông, làm việc cùng mẹ là bệnh nhân Covid-19, tại Công ty vận tải Hà Nội.

    Nam, 1 tuổi, địa chỉ số ở Đỗ Xuân Hợp, tổ 15, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm.

    Nữ, 34 tuổi, địa chỉ Tiên Kha, Tiên Dương, Đông Anh. Người này là công nhân công ty SEI đã được cách ly từ ngày 5/7, xét nghiệm 4 lần âm tính. Ngày 11/7, cô được xác định là F1 (do cách ly cùng phòng ca 30558) và được chuyển cách ly tại Trường Công nghệ kinh tế, Sóc Sơn. Ngày 15/7, cô ho, sốt, được chuyển đến Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn, mẫu xét nghiệm kết quả dương tính.

    Nữ, 20 tuổi, địa chỉ Hậu Dưỡng, Kim Chung, Đông Anh, công nhân Công ty SEI (bộ phận CL-Pasting).

    Nữ, 32 tuổi, địa chỉ Mai Châu, Đại Mạch, Đông Anh, công nhân Công ty SEI đã được cách ly từ ngày 5/7.


    Thanh niên vượt rào thép, trốn khỏi khu cách ly đi chơi với bạn gái


    Hình ảnh

    Ảnh tổng hợp cắt từ clip.

    Bất chấp việc vi phạm trong việc phòng chống dịch Covid-19, nam thanh niên vẫn quyết leo tường rào trốn đi chơi với bạn gái.

    Để đảm bảo công tác kiểm soát dịch bệnh, hạn chế trường hợp lây chéo trong cộng đồng những người diện F0, F1, F2 sẽ phải thực hiện cách ly. Bên cạnh những người nghiêm túc thực hiện vẫn còn một số người chưa tuân thủ nghiêm túc việc này.

    Hình ảnh

    Mới đây nhất CĐM lan truyền clip một nam thanh niên vượt rào trốn đi chơi với người yêu. Theo Pháp luật & bạn đọc, sự việc xảy ra tại trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh



    Cụ thể, vào ngày 13/7 vừa qua, trích xuất camera cho thấy một nam thanh niên đang loay hoay tìm cách thoát khỏi tường rào của khu cách ly.

    Trong clip có thể thấy ở đối diện phía bên ngoài có một cô gái bịt kín khẩu trang, đi xe máy đứng đợi sẵn ở đó. Sau khi ngó nghiêng xung quanh không thấy ai, nam thanh niên nhanh chóng bật rào thép đến chỗ cô gái kia đứng đợi, lên xe sau đó phóng nhanh đi.


    Cũng theo thông tin từ người chia sẻ clip trên Pháp luật & bạn đọc, cặp đôi này đã bị cơ quan chức năng mời lên làm việc sau đó cô gái được đưa đi cách ly cùng nam thanh niên.


    Trước sự việc trên, rất nhiều cư dân mạng không khỏi tỏ ra ngán ngẩm trước ý thức của nam thanh niên.

    – Nói chung thì anh sẵn sàng để nhận phạt đi thôi chứ còn gì.



    – Đang cách ly mà còn trèo tường ra được thì cũng chịu.

    – Cả nước còng lưng chống dịch, đây còn trèo tường đi chơi với bạn gái.

    Đây không phải lần đầu xảy ra tình trạng có người trốn khỏi khu cách ly tập trung, gây khó khăn trong việc kiểm soát dịch. Trước đó, sự việc cô gái F1 ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên 2 lần trốn khỏi khu cách ly cũng khiến dư luận bất bình.

    Theo Tuổi Trẻ, ngày 20/5, D. bỏ trốn khỏi nơi cư trú dù trong diện cách ly bắt xe khách đi Hà Nội. Khi đến chốt kiểm soát dịch tại đèo Pha Đin, huyện Tuần Giáo, tổ công tác phát hiện cô đến từ nơi có dịch nên đưa đi cách ly tập trung tại xã Mường Trung.

    Hình ảnh

    Công an làm việc với D.. Ảnh: Công An.


    Tuy nhiên, sang đến ngày 24/5, D. tiếp tục bỏ trốn khiến công an tỉnh Điện Biên phải ra thông báo, đề nghị các tỉnh phối hợp truy tìm. Cuối cùng, qua kiểm tra, công an phường Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, Hà Nam phát hiện D. trú tại một phòng trọ thuộc tổ dân phố Hưng Đạo nên tiến hành bắt giữ.


    Hiện cơ quan chức năng đang làm rõ vụ việc để xử lý cô gái này theo quy định.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49333
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:6000 ca trong 24 giờ, cao nhất kể từ đầu dịch

    by music123 » Chủ nhật Tháng 7 18, 2021 10:17 am

    Tối 18/7: Gần 6000 người nhiễm COVID-19 trong 24 giờ, cao nhất kể từ đầu dịch


    Hình ảnh

    Ảnh minh hoạ.

    Bộ Y tế tối 18/7 ghi nhận 2.828 ca dương tính COVID-19, gồm 2.807 ca trong nước và 21 ca nhập cảnh được cách ly ngay. Như vậy, trong ngày 18/7, Việt Nam ghi nhận 5.926 ca.

    Theo VnExpress, 2.828 ca mắc mới từ số 51003-53830. Trong đó, 2.807 ca ghi nhận tại: TP.HCM (2.310), Đồng Nai (72), Đồng Tháp (65), Bình Dương (64), Đà Nẵng (46), Long An (41), Phú Yên (39), Bình Thuận (37), Hà Nội (33), Khánh Hòa (31), Cần Thơ (14), Hưng Yên (13), Kiên Giang (9), Bình Phước (7), Nghệ An (5), Quảng Ngãi (4), Ninh Thuận (4), Bắc Ninh (3), Bình Định (2), Hà Nam (2), Lâm Đồng (1), Thừa Thiên Huế (1), Bắc Giang (1), Sóc Trăng (1), Đăk Lăk (1), Hải Phòng (1).

    Như vậy, trong ngày 18/7, Việt Nam ghi nhận 5.926 ca, gồm 39 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh và 5.887 ca ghi nhận tại 33 tỉnh thành, chủ yếu ở TP.HCM (4.692). Trong đó, 4.960 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa, 927 ca đang điều tra dịch tễ (tăng 181 ca so với hôm trước).



    Hôm nay đánh dấu ngày ghi nhận số ca nhiễm trong nước cao nhất kể từ đầu dịch (5.887 ca), tăng 2.182 ca so với hôm qua.

    Số ca mới nâng tổng số ca nhiễm tại TP.HCM 31.391, Bắc Giang 5.732, Bình Dương 2.644, Bắc Ninh 1.690, Đồng Tháp 1.320, Đồng Nai 829, Long An 787, Phú Yên 702, Hà Nội 627, Khánh Hòa 498, Đà Nẵng 440, Hưng Yên 244, Quảng Ngãi 198, Nghệ An 158, Bình Thuận 87, Cần Thơ 83, Bình Phước 74, Hà Nam 59, Sóc Trăng 45, Kiên Giang 45, Ninh Thuận 44, Bình Định 31, Hải Phòng 21, Lâm Đồng 18, Thừa Thiên Huế 11, Đăk Lăk 10.

    Thêm 29 bệnh nhân COVID-19 tử vong, riêng TP.HCM 20 ca

    Chiều 18/7, Bộ Y tế ghi nhận thêm 29 bệnh nhân tử vong từ ngày 4-17/7, tại TP.HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Tháp, Bắc Giang và Hà Nội.

    Tại TP.HCM, 20 ca tử vong từ ngày 8-17/7, gồm các bệnh nhân: 11630; 10629; 28519; 22421; 25680; 31137; 37189; 17273; 25186; 27128; 18256; 28113; 35105; 33956; 13716; 17482; 18283; 18309; 29060; 25324.

    Tại Bình Dương, hai ca tử vong từ ngày 4/7-9/7 gồm các bệnh nhân: 13803; 17415.



    Tại Long An, 3 ca tử vong từ ngày 14/7-18/7 gồm các bệnh nhân: 17071; 33748; 17580.

    Tại Bắc Giang, một ca tử vong ngày 15/7 là “bệnh nhân 11497”.

    Tại Đà Nẵng, một ca tử vong ngày 16/7 là “bệnh nhân 14138”.

    Tại Hà Nội, một ca tử vong ngày 17/7 là “bệnh nhân 4732”.

    Tại Đồng Tháp, một ca tử vong ngày 17/7 là “bệnh nhân 20037”.

    Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay là 50.150, ghi nhận ở 58 tỉnh thành.

    Như vậy, trong đợt dịch thứ 4 này, nước ta đã ghi nhận 219 trường hợp tử vong.

    Đến nay, tổng số trường hợp bệnh nhân COVID-19 tử vong ở nước ta kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện là 254 trường hợp.


    TP.HCM: Mở lại 3 chợ truyền thống

    Hình ảnh
    Ảnh minh hoạ.

    3 chợ được khôi phục hoạt động là Bình Thới, Nguyễn Tri Phương và Phú Thọ. Các chợ khôi phục hoạt động sau khi đóng để thực hiện các công tác phòng, chống dịch (như khử khuẩn, xét nghiệm, truy vết…)

    Ngày 18/7, Sở Công Thương TP.HCM xác nhận và cho biết tính đến ngày 17/7, trên địa bàn thành phố còn 46/237 chợ đang hoạt động. Các chợ khôi phục hoạt động tổ chức hoạt động với mô hình điểm bán các mặt hàng tươi sống, rau, củ, quả để gia tăng các điểm cung ứng hàng hóa trên địa bàn thành phố.

    Hình ảnh


    Theo đó, ban quản lý các chợ đã kết nối, triển khai đến các tiểu thương thực hiện duy trì việc cung ứng hàng hóa cho người dân bằng hình thức bán hàng qua điện thoại.



    “Tiểu thương đăng ký thông tin tham gia bán hàng để ban quản lý thiết lập poster quảng bá ngay tại cổng chính chợ, treo thông tin xung quanh chợ, nơi người dân dễ nhận thấy nhất”, đại diện Sở Công Thương cho biết.

    Trước đó, Bộ trưởng Bộ Công thương cũng đã khuyến cáo với TP.HCM và các tỉnh phía nam giải pháp cho mở cửa lại hệ thống chợ truyền thống với 3 điều kiện: Thứ nhất là chỉ bán hàng hóa thiết yếu bao gồm rau củ quả và hàng hóa tươi sống phục vụ đời sống hằng ngày của người dân; Thứ 2 là thực hiện nghiêm biện pháp phòng dịch để đảm bảo an toàn như thực hiện 5K, phát phiếu luân phiên, đảm bảo giãn cách giữa các gian hàng… Thứ 3 là thực hiện tiêm vắc xin cho tiểu thương tại các chợ truyền thống.


    Chuỗi lây nhiễm 'nguy cơ rất cao' ở công ty 4.300 công nhân


    ĐÀ NẴNGCông ty Việt Hoa đã chủ động đóng cửa 14 ngày, sau khi hàng loạt công nhân được phát hiện mắc Covid-19 và chuỗi lây nhiễm chưa dừng lại.

    Ngày 17/7, Ban chỉ đạo Phòng chống Covid-19 thành phố Đà Nẵng cho biết trong số 33 ca mắc mới được ghi nhận trong 24 giờ qua, có 9 công nhân Công ty Công ty TNHH điện tử Việt Hoa ở Khu công nghiệp Hòa Khánh, quận Liên Chiểu.

    Trong ba ngày, tính từ ca nhiễm đầu tiên ngày 14/7, đến nay đã phát hiện 40 ca là công nhân của công ty, ngày nhiều nhất là 21 ca. 600 người là F1 của chùm lây nhiễm này đang được cách ly tập trung; hơn 7.200 người được xác định là F2 liên quan đến các bệnh nhân.

    Chuỗi lây nhiễm tại Công ty Việt Hoa được Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Đà Nẵng đánh giá là "nguy cơ rất cao". 8 chuỗi lây nhiễm khác đã được kiểm soát hoặc không phát sinh ca mới; một chuỗi lây nhiễm cộng đồng ở phường Hòa An (quận Cẩm Lệ), với 17 ca "chưa kiểm soát được".

    Hình ảnh

    Công ty TNHH Việt Hoa, sáng 15/7. Ảnh: Ngọc Trường.

    Công ty đã thông báo đến hơn 4.300 công nhân về việc đóng cửa các phân xưởng từ hôm nay, thực hiện phong tỏa trong vòng 14 ngày để chống dịch. Các F1 được đưa đi cách ly tập trung tại khách sạn. Tất cả công nhân đã được lấy mẫu xét nghiệm lần 1.

    "Qua làm việc thì công ty cho biết sẽ trả lương làm việc cho toàn bộ 4.300 công nhân theo đúng quy định", ông Trần Văn Tỵ, Phó trưởng Ban Quản lý khu công nghệ cao và Các khu công nghiệp Đà Nẵng nói. Việt Hoa là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài của một tập đoàn Nhật Bản.

    Ông Tỵ cho biết, đặc điểm hệ thống sản xuất của công ty là các phân xưởng nằm cách xa nhau, hệ thống điều hòa riêng biệt, nên khả năng tiếp xúc của các công nhân không cùng phân xưởng rất ít, nguy cơ lây nhiễm chéo giữa các phân xưởng không cao. Do đó, công nhân không phải F1 có thể cách ly tại nhà.

    Theo ông Tỵ, công ty có các dây chuyền độc lập. Khi phát hiện ca F0 và F1 trong cùng một dây chuyền nhà xưởng, thì các phân xưởng khác vẫn có thể hoạt động. Ban đầu công ty cũng tính đến việc hoạt động "ba tại chỗ", nhưng sau đó tạm dừng để chống dịch.

    "Điều này cho thấy họ đã rất đề phòng với dịch bệnh và lo cho sức khỏe của công nhân", ông Tỵ nói.

    Hình ảnh
    Công nhân Công ty Việt Hoa lấy mẫu xét nghiệm, sáng 15/7. Ảnh:Ngọc Trường.

    Công ty Việt Hoa phát hiện ca dương tính đầu tiên ngày 14/7. Sáng 15/7, Trung tâm y tế quận Liên Chiểu lấy mẫu xét nghiệm cho 2.300 công nhân và xảy ra cảnh chen chúc, tập trung đông người trong một thời gian ngắn. Chính quyền địa phương bị lãnh đạo thành phố phê bình về cách thức tổ chức xét nghiệm.

    Từ ngày 4/5 đến nay, Bộ Y tế công bố 394 ca Covid-19 ở Đà Nẵng. Trong tối 17/7, lãnh đạo thành phố đã kiểm tra công tác chống dịch tại Khu Công nghiệp Hòa Khánh, sau khi phát hiện thêm một số ca nghi nhiễm mới tại các công ty khác. Đây là khu công nghiệp lớn nhất Đà Nẵng, diện tích hơn 394 ha.

    Thành phố áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16 tại 4 phường An Khê, Thạc Gián (quận Thanh Khê), Hòa Khánh Bắc (quận Liên Chiểu), Hòa An (quận Cẩm Lệ), từ 0h ngày 17/7 để lấy mẫu xét nghiệm khu vực nguy cơ cao, đánh giá tình hình, phong tỏa hẹp các khu dân cư.


    Đà Nẵng còn hai chuỗi lây nhiễm nguy cơ rất cao và chưa kiểm soát được

    Hình ảnh

    Chuỗi lây nhiễm từ Công ty Murata Đà Nẵng (Công ty điện tử Việt Hoa, KCN Hòa Khánh, quận Liên Chiểu) có thêm 22 ca mắc mới.
    Tối nay (18/7), Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 thành phố Đà Nẵng (BCĐ) ghi nhận trên địa bàn có thêm 47 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

    Chuỗi lây nhiễm từ Công ty điện điện tử Việt Hoa có thêm 22 trường hợp. Như vậy chuỗi lây nhiễm này đã có 62 ca mắc, riêng Công ty điện tử Việt Hoa 27 người. BCĐ đánh giá đây là chuỗi lây nhiễm có nguy cơ rất cao.

    Hình ảnh

    Công ty điện tử Việt Hoa có 27 ca mắc, hiện đã ngừng hoạt động. Ảnh: Thanh Trần.

    Chuỗi lây nhiễm từ BN 38488 (trú phường Hòa An, quận Cẩm Lệ) cũng có thêm 5 trường hợp, hiện vẫn chưa kiểm soát được.

    Trong những ngày tới đây, ngành y tế Đà Nẵng sẽ tiếp tục đẩy nhanh việc lấy mẫu xét nghiệm diện rộng. “Nếu tình hình kiểm soát tốt thì tiến tới dỡ bỏ các khu vực dãn cách theo Chỉ thị 16. Trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn thì sẽ phải áp dụng các biện pháp mạnh hơn để kiểm soát dịch bệnh”, BCĐ cho hay.

    Hình ảnh

    Lực lượng chức năng kiểm soát chặt chẽ người ra vào các địa bàn thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: Thanh Trần.

    Tính từ khi dịch bùng phát đến nay, Đà Nẵng đã có 282 ca mắc. Hiện thành phố đang cách ly, giám sát gần 1800 F1 và gần 2700 F2.

    Đắk Lắk: TP. Buôn Ma Thuột cấp tốc giãn cách xã hội

    Ghi nhận ca nhiễm COVID-19 chưa có nguồn lây và có lịch trình dày đặc, tiếp xúc với nhiều người, sáng 18/7, Phó Chủ tịch UBND TP. Buôn Ma Thuột Đoàn Ngọc Thượng cho hay, đã ký văn bản thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ, thời gian áp dụng từ 6h ngày 18/7.

    Theo đó, cơ quan chức năng đề nghị người dân dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người trong 1 phòng; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện.

    Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng.

    Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở bar/pub, vũ trường, mát xa, cơ sở thẩm mỹ, làm đẹp, bida, karaoke, …

    Theo truy vết của cơ quan chức năng được báo Tiền Phong đăng tải, từ ngày 12 đến 17/7, anh H. có lịch trình di chuyển dày đặc đến nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người ở địa bàn TP. Buôn Ma Thuột.

    Ngay sau khi ghi nhận ca bệnh trên, cơ quan chức năng đã huy động người và phương tiện phun hóa chất khử khuẩn những nơi anh H. từng tới và truy vết các yếu tố dịch tễ liên quan.

    Như vậy, đây là trường hợp thứ 11 mắc COVID-19 ở Đắk Lắk.

    TH
    Hình ảnh
Đăng trả lời 344 bài viết

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 140 khách