Đăng trả lời 344 bài viết
VN:Thêm 88.378 ca, Quảng Ninh và Bình Định bổ sung 23.262 F0
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 143 ca;Biến chủng Covid lai hoàn toàn mới

    by music123 » Thứ 7 Tháng 5 29, 2021 3:40 pm

    Tin trong nước trưa 29/5: Việt Nam xuất hiện biến chủng COVID-19 lai hoàn toàn mới, có tốc độ lây nhanh trong không khí


    Hiểu Minh | 5/29/21

    Hình ảnh

    Ảnh tổng hợp.

    Thêm 56 ca COVID-19

    Bộ Y tế trưa 29/5 ghi nhận 56 ca dương tính COVID-19, trong đó 49 ca ghi nhận trong nước và 7 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

    56 ca mắc mới được ghi nhận từ số 6658-6713, trong đó 49 ca trong nước tại Bắc Giang 46, Tây Ninh, Điện Biên và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 đều một.

    Việt Nam xuất hiện biến chủng COVID-19 lai hoàn toàn mới

    Một biến chủng virus mới, lai giữa biến chủng Ấn Độ và Anh, có tốc độ lây nhanh, phát tán mạnh trong không khí, đang được ghi nhận ở Việt Nam.



    Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết như trên tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình, giải pháp cấp bách phòng, chống Covid-19, sáng 29/5.

    Ông Long cho biết hiện nay giải trình tự gene virus trên các bệnh nhân ở Việt Nam cho thấy có hai biến chủng thường thấy là Ấn Độ và Anh. Trong đó, chủng từ Ấn Độ phổ biến nhất, ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội… Chủng Anh xuất hiện ở Đà Nẵng và một số địa phương khác.

    Tuy nhiên, các chuyên gia y tế phát hiện một chủng mới có sự lai tạo giữa hai biến chủng trên. Trên chủng Ấn Độ có những đột biến gene của chủng Anh.

    “Bộ Y tế sẽ công bố chủng này trên bản đồ gene thế giới”, ông Long nói.

    Theo Bộ trưởng Long, đặc điểm của đợt dịch lần này là lây nhanh, virus phát tán rộng và mạnh trong không khí. Mức độ đào thải mầm bệnh cũng rất nhanh.



    Khi nuôi cấy trong phòng thí nghiệm và môi trường ngoài, nồng độ virus trong dịch hầu họng tăng rất nhanh và phát tán rất mạnh trong môi trường không khí. Do đó, số ca mắc đợt này tăng rất nhanh và lan rộng trong thời gian ngắn.

    Như tại công ty Hosiden Bắc Giang, môi trường không khí hạn hẹp, thông khí kém, đông người, có tới gần 1.000 người nhiễm trong số 4.800 công nhân. Đây là ví dụ điển hình của lây lan nhanh. Vòng lây nhiễm của chủng virus này chỉ 1-2 ngày, tức là sau từng ấy ngày đã có một tầng F nữa nhiễm bệnh. Số ca nhiễm có thể lây theo cấp số nhân.

    “Đây là một trong những lý do dịch ở Bắc Giang, Bắc Ninh khó kiểm soát dù đã thực hiện nhiều biện pháp chống dịch rất quyết liệt”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

    Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 7 biến chủng của nCoV, gồm: B.1.222, B.1.619, D614G, B.1.1.7 (biến chủng Anh), B.1.351, A.23.1 và B.1.617.2 (biến chủng Ấn).

    TP.HCM lập ‘danh sách đỏ’ người phải cách ly tập trung

    Khuya 28/5, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố (HCDC) thông báo thay đổi mức độ giám sát y tế, từ cách ly tại nhà thành cách ly tập trung, với hai địa điểm. Đó là tầng 6 tòa nhà Concentrix, Công viên phần mềm Quang Trung ở quận 12 và nhà thờ của Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng, đường Nguyễn Văn Công, phường 3, quận Gò Vấp.



    Thời gian cách ly tập trung là 21 ngày, theo dõi tại nhà thêm 7 ngày. Tổng số lần lấy mẫu xét nghiệm nCoV ít nhất là 5.

    Bên cạnh đó, HCDC thêm 5 địa điểm liên quan Covid-19 vào danh sách phải cách ly tại nhà 14 ngày, lấy mẫu xét nghiệm, gồm:

    – Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, quận Phú Nhuận, từ 9h-11h ngày 27/5.

    – Hẻm 80 Lưu Chí Hiếu, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú.

    – 23C Lũy Bán Bích, phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú.



    – Lô B, Chung cư Sen Xanh (Lotus Garden) số 36 Trịnh Đình Thảo, phường Hòa Thạnh, quậnTân Phú.

    – Điểm bầu cử trường đại học Công nghệ thông tin, quận Tân Phú, từ 17h-17h30 ngày 23/5.

    Tây Ninh tạm đóng cửa Núi Bà Đen, phong tỏa nhiều nơi vì ca COVID-19

    1 Bệnh nhân dương tính với COVID-19 cùng chồng và con về Tây Ninh, sau đó đi bầu cử, tham quan núi Bà Đen và ăn uống nhiều nơi trước khi trở về TP.HCM.

    Liên quan trường hợp ca dương tính với COVID-19 lui tới nhiều nơi tại Tây Ninh, đêm 28-5, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tỉnh tổ chức họp đột xuất, triển khai công tác khoanh vùng, truy vết các trường hợp F1, F2 liên quan.

    Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế TP.HCM, từ ngày 22-5 đến 25-5, nữ bệnh nhân, 27 tuổi cùng chồng và con về Tây Ninh, ngụ tại nhà ở ấp Bến Kéo, xã Long Thành Nam, thị xã Hoà Thành.

    Chị có đi bầu cử tại điểm bầu cử số 598 (tại Trường mẫu giáo Long Thành Nam); tham quan Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen và ăn uống ở nhiều nơi.

    Sau khi trở về TP.HCM, ngày 27-5, D. được xét nghiệm sàng lọc, có kết quả dương tính. Đến ngày 28-5, bệnh nhân được xét nghiệm khẳng định dương tính.

    Qua sàng lọc, xét nghiệm xác định con của D. cũng cho kết quả dương tính.

    Ban chỉ đạo phòng chống dịch thị xã Hoà Thành đã tiến hành truy vết, khoanh vùng, bước đầu xác định 11 trường hợp F1 và đã cho cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm.

    Đối với điểm bầu cử số 598, có 21 thành viên trong tổ bầu cử được cho cách ly theo quy định và truy xuất khung giờ đối với các cử tri đến bầu cử trùng với F0.

    Ông Nguyễn Thanh Ngọc – Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh tỉnh Tây Ninh, yêu cầu tỉnh chuyển từ trạng thái phòng dịch sang chống dịch ở mức độ cao nhất.

    Rời khu cách ly tập trung, 23 người không về nhà cách ly mà đi… ăn nhậu

    Tối 28/5, một lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Trị cho biết đơn vị đang tiến hành xác minh rõ sự việc và tham mưu cho Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh này xử lý vụ việc 23 người không thực hiện đúng quy định về phòng dịch Covid-19.

    Trước đó, vào ngày 27-5, Bệnh viện Y học Cổ truyền và Phục hồi chức năng tỉnh Quảng Trị (đóng tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) trao giấy xác nhận hoàn thành cách ly tập trung cho các trường hợp cách ly phòng dịch Covid-19 tại đây.

    Quá trình trao giấy chứng nhận, các y bác sĩ đã hướng dẫn, yêu cầu các trường hợp trên tiếp tục cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà thêm 7 ngày. Tuy nhiên, khi rời bệnh viện có 23 trường hợp không về nhà, mà đến khu phố An Hòa 2 (thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh) để ăn nhậu.

    Nắm được sự việc, Bệnh viện Y học Cổ truyền và Phục hồi chức năng tỉnh Quảng Trị đã yêu cầu nhân viên ở quán nhậu có tiếp xúc với đoàn người trên tự cách ly tại nhà; đồng thời tiến hành phun hóa chất khử trùng tại quán.

    Theo Sở Y tế tỉnh Quảng Trị, 23 trường hợp không chấp hành quy định về phòng chống dịch Covid-19 phần lớn ngụ tại thôn Mỹ Chánh, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị). Các trường hợp này là F1 của ca bệnh Covid-19 số 3211 nên đưa đi cách ly tập trung.

    Hà Nội gỡ lệnh phong tỏa tòa Park 11 – Times City

    Ngày 29/5, trên kết quả xét nghiệm gần 4.000 hộ dân thuộc Khu đô thị Times City, UBND phường Mai Động (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã ban hành quyết định gỡ phong tỏa tòa nhà Park 11 – Park Hill.

    Trước đó, căn cứ kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 do Bộ Y tế công bố với BN5242, BN5243 (có địa chỉ tại căn P1509 tòa Park 11) và đề xuất của chính quyền sở tại, UBND quận Hoàng Mai đồng ý gỡ lệnh phong tỏa đối với tòa chung cư Park 11.

    Thay vào đó, cơ quan y tế sẽ thiết lập vùng cách ly y tế tại địa chỉ tầng 15, tòa Park 11 kể từ ngày 23/5 đến hết ngày 6/6 (14 ngày).

    Đà Nẵng tái lập 12 chốt chặn “gác” dịch nơi cửa ngõ

    – Ngày 28/5, 12 chốt ở 12 khu vực cửa ngõ ra vào Đà Nẵng được thiết lập. Các chốt kiểm soát gồm: đường Tạ Quang Bửu, đường Hoàng Văn Thái (gần bãi rác Khánh Sơn, thuộc quận Liên Chiểu); đường Nguyễn Tất Thành nối dài (đường dẫn hầm Hải Vân), QL 14B (bên cạnh Trạm CSGT Hòa Nhơn), QL1A (gần trạm CSGT Hòa Phước), QL 14B (gần quán Dê 89), đường 14G (chân Núi Thần Tài), Tỉnh lộ 605 (thuộc huyện Hòa Vang); dự án Cocobay (đường Trường Sa), điểm cuối đường Trần Đại Nghĩa (thuộc quận Ngũ Hành Sơn); bến xe Trung tâm thành phố (quận Cẩm Lệ); ga đường sắt Đà Nẵng (quận Thanh Khê).

    “Các tỉnh khác đã thực hiện việc kiểm soát người ra vào rất chặt chẽ từ đầu đợt bùng phát dịch. Bởi vậy, tôi thấy Đà Nẵng tái lập các chốt kiểm soát là rất cần thiết, nhất là khi tình hình dịch bệnh ở thành phố đã được kiểm soát. Đây là biện pháp cần thiết để đảm bảo phòng, chống dịch hiệu quả”, người dân cho hay.

    Người Việt uống bia nhiều hơn dù thu nhập giảm trong đại dịch

    Mặc dù thu nhập bị giảm đi vì đại dịch, nhưng một cuộc khảo sát gần đây cho thấy người Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều bia hơn so với trước đây.

    Theo kết của của cuộc khảo sát về mức sống dân cư năm 2020 do Tổng cục Thống kê Việt Nam vừa công bố, mức thu nhập bình quân đầu người một tháng của cả nước năm 2020 vào khoảng 4,2 triệu đồng (182 USD), giảm khoảng 2% so với năm 2019 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

    Tuy nhiên, mức tiêu thụ bia, rượu bình quân đầu người năm ngoái là 1,3 lít/tháng so với mức 0,9 lít/tháng vào năm 2018. Mức tiêu thụ thịt bình quân đầu người lại tăng từ 1,8 kg/tháng trong năm 2010 lên 2,3 kg/tháng vào năm ngoái. Trứng cũng có mức tiêu thụ tăng lên trong đại dịch vì đây được xem là loại thực phẩm ưa chuộng của người Việt Nam

    Riêng mức tiêu thụ gạo lại giảm xuống, bình quân 9,7 kg/người/tháng năm 2010 xuống còn 8,1 kg/người/tháng năm 2018 và chỉ còn 7,6 kg/người/tháng vào năm 2020.

    Khảo sát của Cục Thống kê cũng cho biết năm 2020 là năm người dân bị ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID -19, và điều này thể hiện trong mức chi tiêu tăng chậm hơn so với thời kỳ trước. Theo đó, các hộ gia đình thành thị có mức chi tiêu bình quân 3,8 triệu đồng/người/tháng, trong khi các hộ nông thôn chỉ ở mức 2,4 triệu đồng/người/tháng, chênh lệch 1,6 lần.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 143 ca;Biến chủng Covid lai hoàn toàn mới

    by music123 » Thứ 7 Tháng 5 29, 2021 3:47 pm

    Tin trong nước tối 29/5: Thêm 143 ca COVID-19; Bí thư Bắc Giang: ‘Tỉnh đã kịp giữ lại 60.000 công nhân’


    Hiểu Minh | 5/29/21

    Hình ảnh

    Người dân ở TP.HCM xếp hàng dài chờ lấy mẫu để xét nghiệp COVID-19 (ảnh: VnExpress).


    Thêm 143 ca COVID-19

    Bộ Y tế tối 29/5 ghi nhận 143 ca dương tính nCoV, trong đó 141 ca ghi nhận trong nước và 2 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Quảng Nam.

    Như vậy trong ngày 29/5, Việt Nam ghi nhận thêm 286 ca mắc mới, gồm 277 ca ghi nhận trong nước và 9 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

    143 ca mới tối nay được ghi nhận từ số 6714-6856, trong đó 141 ca trong nước gồm tại Bắc Giang 67, TP HCM 29, Bắc Ninh 25, Hà Nội 7, Lạng Sơn 7, Hà Nam 3, Hải Dương 2 và Long An một.



    Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay lên 3785, ghi nhận ở 34 tỉnh thành. Số ca nhiễm mới nâng tổng số ca ở Bắc Giang lên 1.994, Bắc Ninh 761, Hà Nội 364 ca (trong đó Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 91 ca, 50 ca ở Bệnh viện K), TP HCM 98, Lạng Sơn 62, Hải Dương 47, Hà Nam 43, Long An 2.

    Người dân TP.HCM ùn ùn đi xét nghiệm COVID-19

    Người dân tại một số quận huyện, công nhân ở trọ và khu công nghiệp được vận động lấy mẫu tầm soát COVID-19 trong cộng đồng sau khi thành phố bùng phát dịch.

    Trưa 29/5, hơn 30 người ngồi hàng dài, cách nhau 2 m tại khuôn viên nhà thờ Tử Đình, phường 15, quận Gò Vấp, rộng chừng 100 m2 chờ xét nghiệm. 7 nhân viên y tế Bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố lần lượt lấy mẫu và ghi chép thông tin cá nhân. Mỗi người lấy mẫu mất chừng 3 phút, hết nhóm này này đến nhóm khác. Công an phường được phân công đến từng khu phố vận động người dân tới lấy mẫu xét nghiệm theo khung giờ, không tập trung quá đông tại một thời điểm.

    Bác sĩ Dương Anh Vũ, khoa Tai- Tai thần kinh cho biết, nhân viên Bệnh viện Tai Mũi Họng được Sở Y tế điều đột xuất đi công tác để đảm bảo việc lấy mẫu số lượng lớn. Trong hai giờ, khoảng 300 mẫu được lấy, cho vào thùng bảo quản, chuyển về trung tâm xét nghiệm. “Nhân viên y tế lấy mẫu gộp 5 người, nếu xét nghiệm cho kết quả dương tính sẽ lấy mẫu đơn để xác định ca mắc”, bác sĩ Vũ nói và lý giải việc làm này nhằm rút ngắn thời gian nhưng vẫn bảo đảm kết quả.

    Giám đốc Trung tâm Y tế quận Gò Vấp Nguyễn Trung Hoà cho biết, việc dồn lực lấy mẫu xét nghiệm ở phường 15 bởi sau khi nơi đây phát hiện ca nhiễm, lực lượng y tế đã khoanh vùng lấy mẫu truy vết, trong đó có 5 mẫu gộp (gồm 25 người) xét nghiệm dương tính. 8 khu dân cư ở phường với khoảng 50.000 dân sẽ được lấy mẫu, mỗi nơi sẽ lấy 5.000-6.000 người. Tối qua, nhiều khu vực ở phường cũng tổ chức lấy mẫu xuyên đêm cho hàng nghìn người.



    Sáng nay, nhiều người nhiều phường ở quận Bình Thạnh xếp hàng trước Trung tâm y tế quận (cơ sở 2), đường Đinh Bộ Lĩnh, phường 24 chờ lấy mẫu. Người dân được bảo vệ hướng dẫn theo nhóm 5 người vào khu vực lấy mẫu, giãn cách khoảng cách tối thiểu 2 m.

    Theo ông Nguyễn Hoàng Thiện Tâm, Giám đốc Trung tâm y tế quận Bình Thạnh, xét nghiệm ở quận chủ yếu tập trung vào công nhân, người lao động sống ở khu trọ. Việc này thực hiện theo chỉ đạo của Sở Y tế vì chuỗi lây nhiễm liên quan Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng có nhiều ca nhiễm nằm trong các khu nhà trọ, người từ nơi khác tới. “Chúng tôi đã lấy khoảng 2.000 mẫu mỗi ngày và còn thực hiện tầm soát trong một hai ngày tới”, ông Tâm nói.

    Ở các khu công nghiệp – nơi tập trung đông công nhân, nguy cơ dịch bùng phát cũng được ngành y tế thành phố đẩy mạnh lấy mẫu tầm soát. Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP HCM phối hợp các quận có nhiều khu công nghiệp, nhà máy như quận 7, Bình Tân, TP Thủ Đức… lấy mẫu. Việc xét nghiệm tập trung vào các nhà máy đông công nhân, lịch trình đi lại phức tạp. Đến nay, hơn 20.000 công nhân ở các khu công nghiệp thành phố được xét nghiệm.

    TP HCM hiện có 17 khu chế xuất, khu công nghiệp, 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động với 280.000 công nhân, 3.000 chuyên gia nước ngoài. Các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An… cũng có nhiều khu công nghiệp tập trung đông công nhân. Các khu công nghiệp là nơi được xem nguy cơ lây nhiễm cao nhất, chỉ sau bệnh viện. Các đợt dịch trong nước từ trước đến nay đều bùng phát mạnh khi nhà máy ghi nhận ca nhiễm.

    Đến trưa 29/5, trong đợt dịch thứ tư bùng phát từ ngày 27/4, TP HCM ghi nhận 5 chuỗi lây nhiễm với tổng cộng 98 ca nhiễm và nghi nhiễm.



    Bí thư Bắc Giang: ‘Tỉnh đã kịp giữ lại 60.000 công nhân’

    Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái cho biết, địa phương này đã giữ lại được 60.000 công nhân từ 61 tỉnh, thành phố, nếu không sẽ thêm nhiều nơi ghi nhận dịch.

    Thông tin được ông Dương Văn Thái nói tại cuộc họp Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình, giải pháp cấp bách phòng, chống COVID-19 do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì ở đầu cầu Hà Nội, sáng 29/5.

    Theo ông Thái, đây là kinh nghiệm trong công tác chống dịch tại Bắc Giang – nơi đang là điểm nóng nhất nước với 1.881 ca COVID-19, chiếm một nửa số ca nhiễm trong đợt dịch thứ tư của cả nước và dự báo số ca tiếp tục tăng.

    “Quyết định dừng 4 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hết sức khó khăn, nhiều doanh nghiệp phản đối vì cho rằng công ty chưa có ca bệnh. Nhưng để đảm bao an toàn, tỉnh quyết cho tạm dừng”, ông Thái nói và cho rằng bài học rút ra trước khi dừng khu công nghiệp phải phong toả các khu nhà trọ, lưu trú giữ chân công nhân.

    “Không phong toả mà dừng sản xuất, công nhân sẽ trở về các địa phương”, ông Thái nói và cho biết trong tổng số ca nhiễm ở Bắc Giang có trên 60% là công nhân đến từ các địa phương khác.



    Tính đến nay, Bắc Giang đã giãn cách 8/10 huyện và thành phố theo Chỉ thị 15, 16 của Thủ tướng. Một số địa phương nguy cơ lớn nâng hơn mức Chỉ thị 16. Với năng lực mỗi ngày lấy 20.000 mẫu xét nghiệm, đến nay địa phương đã lấy được 750.000 mẫu. Tỉnh có 282 khu vực cách ly công suất 24.000 người; hiện đã sử dụng 174 khu với hơn 15.000 người.

    Nóng: Truy vết 1.500 người liên quan ca nghi mắc COVID-19 ở TP.HCM

    Theo Người Lao Động đưa tin ca nghi mắc COVID-19 này có liên quan đến chuỗi lây nhiễm Hội Phục Hưng, đang làm việc tại tòa nhà ở quận 1 TP.HCM và số người tiếp xúc, liên quan lên đến cả ngàn người.

    Chiều 29/5, Sở Y tế TP.HCM cho hay đã cùng cơ quan chức năng làm việc với ban quản lý tòa nhà 65 Nguyễn Du, phường Bến Nghé, quận 1 sau khi có thông tin 1 bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19 là nhân viên của tòa nhà này.

    Qua điều tra sơ bộ, nữ bệnh nhân (28 tuổi), hiện đang ở trọ tại phường 16, quận Gò Vấp, là nhân viên phòng hậu mãi đóng tại tòa nhà 65 Nguyễn Du, quận 1. Sở Y tế TP.HCM làm việc với ban quản lý tòa nhà 65 Nguyễn Du, quận 1

    Bệnh nhân có triệu chứng ho, sốt nên đi khám và được xác định là nghi nhiễm Covid-19. Lực lượng y tế đã xác định 171 trường hợp F1 tiếp xúc gần. Số tiếp xúc F2 được xác định là 1.329 người. Trước số lượng lớn người tiếp xúc gần với ca nghi nhiễm, Sở Y tế đã chỉ đạo tất cả các trung tâm y tế quận, huyện phối hợp triển khai truy vết, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm các tiếp xúc F1, F2 đang cư ngụ trên địa bàn các quận huyện.

    Thanh niên 18 tuổi “bỏ chạy” khi chuẩn bị xét nghiệm COVID-19: ‘Tôi đi rút tiền’

    Liên quan vụ việc nam thanh niên tự ra về, khi nhân viên y tế chuẩn bị lấy mẫu xét nghiệm COVID-19, sáng 29/5, bà Nguyễn Huỳnh Hải Đăng, chủ tịch phường 7, quận Phú Nhuận – cho biết, đã đến nhà người này để làm rõ sự việc.

    Nam thanh niên này được xác định là P.Q.T. (18 tuổi, trú trên đường Phan Tây Hồ, phường 7, quận Phú Nhuận). , T. giải thích với cơ quan chức năng là chiều 28-5, do có biểu hiện hạ đường huyết nên tới Bệnh viện Nhân dân Gia Định khám.

    “Khi các bác sĩ nói khai báo các triệu chứng, T. làm theo và có khai mất vị giác, được đề nghị lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. Nhưng do không đủ tiền nên T. cùng anh trai chạy về nhà lấy tiền thêm. Sau khi khám và xét nghiệm, bệnh viện cho về trong đêm”.

    Theo bà Đăng, để “chắc chắn”, đơn vị đã phun khử khuẩn khu vực nhà T. ở. Hiện sức khỏe T. đang bình thường. Trao đổi với báo Tuổi Trẻ, T. cho biết, đã quay lại bệnh viện làm xét nghiệm trong đêm, và giải thích là “đi rút tiền”.

    Trước đó, vào lúc 22h ngày 28/5, T. đến khám tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, khai có triệu chứng mệt mỏi, căng thẳng muốn ngất và mất mùi. Bác sĩ khai thác kỹ tiền sử dịch tễ, xác định các triệu chứng nghi ngờ COVID-19 nên chuyển T. đến phòng cách ly tạm.

    T. được hướng dẫn các thủ tục khám bệnh dành cho người nghi nhiễm COVID-19. Tuy nhiên sau đó T. tự về lúc 22h30.

    Bệnh viện đã nhờ sự hỗ trợ của công an phường 7, khoảng 15 phút sau T. quay lại, được đưa vào quy trình khám sàng lọc COVID-19. Qua kiểm tra, bác sĩ cho rằng T. không có dấu hiệu mất mùi và không có các triệu chứng nghi ngờ COVID-19, nên đã cho xuất viện.

    Đến tòa nhận bản án, tên trộm ‘quen tay’ lẻn vào phòng thư ký cuỗm tiền

    Chiều 28/5, Công an huyện Cái Bè (Tiền Giang) cho biết, đang tạm giữ hình sự Nguyễn Anh Trung (28 tuổi, ngụ xã An Thái Trung) để điều tra về hành vi “Trộm cắp tài sản”.

    Theo điều tra ban đầu, Trung bị Tòa án nhân dân huyện Cái Bè tuyên phạt 1 năm 6 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản”, nhưng chưa chấp hành bản án. Khoảng 8h30 cùng ngày, Trung đến Tòa án nhân dân huyện Cái Bè để gặp chị Nguyễn Thị Kim Luông (28 tuổi), thư kí của tòa để nhận bản án.

    Tại tòa, Trung lẻn vào phòng làm việc của chị Luông để tìm tài sản trộm cắp. Trung đã lấy trộm 410.000 đồng và 2 tờ USD mệnh giá 1 USD và 2 USD.

    Khi Trung cầm số tài sản trên tay chuẩn bị đi ra khỏi phòng thì bị anh Lê Xuân Hòa (38 tuổi, ngụ xã Tân Lợi, huyện Hớn Quảng, tỉnh Bình Phước), cán bộ của Công an tỉnh Bình Phước đến tòa án liên hệ công tác giữ lại. Tại cơ quan công an, Trung đã thừa nhận trộm tiền của chị Luông.

    Trung có 2 tiền án về tội “trộm cắp tài sản” và ” tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”.

    Ngày 14/8/2018, Trung bị Tòa án nhân dân huyện Cái Bè tuyên phạt 1 năm 6 tháng tù về 2 tội danh trên.

    Ngày 26/1/2019, Trung chấp hành xong án phạt. Ngày 20/4/2021,Trung tiếp tục bị tòa xử phạt 1 năm 6 tháng tù về tội “trộm cắp tài sản”.

    “Tay vịn” và khách hát karaoke tháo chạy khi có đoàn kiểm tra


    Sáng 29/5, cơ quan chức năng TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đang hoàn tất hồ sơ để xử lý một quán karaoke bất chấp lệnh cấm vẫn mở cửa đón khách giữa dịch bệnh Covid-19 phức tạp.

    Trước đó, khuya 28/5, từ nguồn tin báo của người dân, lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra quán karaoke Hoa Sữa 3 (số 201 đường Y Moan.Êñuôl, phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột).

    Tại thời điểm này, lực lượng chức năng phát hiện có nhiều người trong quán và một số khách hát, nhân viên phục vụ “tay vịn” chui qua cửa thoát hiểm phía sau để bỏ trốn.

    Làm việc với cơ quan chức năng, quản lý quán karaoke này khai nhận khoảng 23 giờ cùng ngày, quán có mở cửa đón 6 khách chia làm 2 phòng để phục vụ hát Karaoke. Bên cạnh đó, người này đã gọi 5 cô gái bên ngoài tới phục vụ khách.

    Sau khi phát hiện lực lượng chức năng, người này báo cho mọi người hát nghỉ, đồng thời mở cửa thoát hiểm bên trong phòng karaoke để khách cùng các cô gái thoát ra ngoài. Người phụ nữ quản lý này cũng cho biết trước đó đã ký cam kết dừng hoạt động quán karaoke để phòng, chống dịch Covid-19.

    Đến thời điểm này, tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 3 ca mắc Covid -19. UBND tỉnh Đắk Lắk cũng đã ban hành văn bản yêu cầu tạm dừng các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu như: Quán bar/pub, vũ trường, massage, cơ sở thẩm mỹ, làm đẹp, bida, karaoke, điểm hát cho nhau nghe…

    Xăng dầu, nguyên vật liệu khiến lạm phát tăng 2,9% trong tháng 5

    Chỉ số CPI (lạm phát) tháng 5/2021 tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước. Thông tin được Tổng cục Thống kê công bố trong báo cáo tổng quan thị trường giá cả tháng 5 và 5 tháng đầu năm.

    Nguyên nhân lạm phát tăng, theo Tổng cục Thống kê, do giá xăng dầu tăng theo giá thế giới; giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng do giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào tăng; giá điện, nước sinh hoạt cũng tăng theo nhu cầu tiêu dùng.

    Trong tháng 5, có 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính tăng giá, 3 nhóm giảm giá so với tháng 4 năm nay.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 143 ca;Toàn SG sẽ xét nghiệm Covid

    by music123 » Chủ nhật Tháng 5 30, 2021 7:13 am

    Tin trong nước trưa 30/5: Thêm 52 ca COVID-19; Hơn 62.000 người liên quan hai cụm dịch lớn, TP.HCM giãn cách xã hội


    Hiểu Minh |5/30/21

    Hình ảnh

    Ảnh tổng hợp.


    Thêm 52 ca trong nước

    Bộ Y tế sáng 30/5 ghi nhận 52 ca dương tính trong nước, gồm tại Bắc Giang 35, TP HCM 10, Bắc Ninh 6, Hải Phòng một.

    Số lượng ca mắc cộng đồng tính từ ngày 27/4 đến nay lên 3.837 ca, ghi nhận ở 34 tỉnh thành. Có 10 tỉnh gồm Yên Bái, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đăk Lăk, Nam Định đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới.

    52 ca mới được ghi nhận từ số 6857-6908, nâng tổng số ca nhiễm ở Bắc Giang lên 2.029, Bắc Ninh 767, TP HCM 108, Hải Phòng 3.


    Bắc Ninh; 6 ca gồm 2 ca liên quan ổ dịch Thuận Thành, 4 ca liên quan ổ dịch Quế Võ.

    Hải Phòng

    1 ca nữ, 53 tuổi, địa chỉ tại quận Lê Chân, là F1 đã được cách ly.

    Bắc Giang

    35 ca ghi nhận trong khu cách ly và khu vực đã được phong tỏa, liên quan đến công nhân làm tại các khu công nghiệp.


    TP.HCM

    10 ca gồm 8 ca liên quan Hội thánh Truyền giáo Phục hưng, trong đó có 2 ca là F1 đã được cách ly.

    Hơn 62.000 người liên quan hai cụm dịch lớn, TP.HCM giãn cách xã hội toàn thành phố

    Sáng 30/5, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã họp khẩn với lãnh đạo TP HCM sau khi TP ghi nhận thêm hàng chục ca nhiễm Covid-19 thuộc chuỗi lây liên quan Hội thánh truyền giáo Phục Hưng ở quận Gò Vấp.

    Phát biểu kết luận cuộc họp, Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, 7 giờ hôm nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gọi điện cho ông và đề nghị TP khẩn trương xét nghiệm diện rộng, và khoanh vùng dập dịch quyết liệt.

    Thủ tướng lưu ý cả chuỗi lây nhiễm của Cơ sở truyền giáo Phục Hưng. Về một số nội dung tại cuộc họp, trước tình hình diễn biến phức tạp như hiện nay, TP.HCM phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15. Chỉ thị 15 nói không tụ tập hơn 10 người ngoài công sở, trường học, bệnh viện. Ông Nguyễn Thành Phong đề nghị Sở Y tế nghiên cứu không phải 10 người, mà chỉ 5 người và cần tăng cường một số biện pháp.



    Theo đó, ông Phong cho rằng TP.HCM phải thực hiện theo Chỉ thị 15+, tức là tăng cường một số biện pháp mạnh hơn, áp dụng từ 0 giờ ngày 31-5-2021. Riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12, thì phải phong tỏa từ 0 giờ ngày 31-5-2021. Nguyên tắc là gia đình cách ly gia đình, khu phố cách ly khu phố, phường cách ly phường.

    Báo VnExpress thông tin, Sở Y tế TP.HCM đến sáng 30/5 xác định được 2.199 F1 và 60.209 F2 của các ca Covid-19 liên quan Cơ sở Truyền giáo Phục hưng và cụm dịch quận Tân Phú.

    Trong số 2.199 F1 ghi nhận 1.151 mẫu xét nghiệm âm tính nCoV, 1.048 chờ kết quả. Trong 60.209 F2, ghi nhận 34.567 mẫu âm tính, 25.642 chờ kết quả.

    Thông tin được Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh nêu tại cuộc họp khẩn với Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình và lãnh đạo TP.HCM, sáng 30/5.

    HCDC khuyến cáo mầm bệnh có thể đã có trong cộng đồng, người dân cần nâng cao cảnh giác nhưng cũng không hoang mang. Tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch của chính quyền và hợp tác với ngành y tế trong thực hiện phong tỏa, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm. Trung thực trong khai báo y tế về nguy cơ, yếu tố tiếp xúc của bản thân. Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, mất vị giác, khứu giác… đi khám bệnh ngay và khai báo trung thực khi đến cơ sở y tế. Khi khám bệnh phải mang khẩu trang và di chuyển bằng xe cá nhân.



    Khởi tố vụ án lây lan dịch liên quan Hội thánh truyền giáo Phục Hưng

    Sáng 30/5, Công an TP.HCM cho hay Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Gò Vấp đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội Lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người liên quan chuỗi lây nhiễm tại Cơ sở truyền giáo Phục Hưng để tiến hành điều tra theo quy định của pháp luật.

    Theo Công an TP.HCM, từ ngày 26 đến 29/5, trên địa bàn TP.HCM có 98 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2; trong đó hơn 60 trường hợp liên quan chuỗi lây nhiễm tại Hội thánh truyền giáo Phục Hưng (do ông P.V.T và bà V.X.L phụ trách).

    Qua điều tra của cơ quan chức năng, nhóm này hoạt động không chấp hành quy định về phòng chống dịch bệnh Covid-19 dẫn đến lây lan dịch bệnh cho nhiều người. Xét thấy vụ việc có dấu hiệu của tội phạm, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Gò Vấp đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự ngày 29/5.

    Long An phong tỏa khẩn cấp 15 hộ dân và Bệnh viện Cần Đước trong đêm

    Rạng sáng 30/5, thông tin từ Ban chỉ đạo phòng chống dịch huyện Cần Đước, Long An cho biết vừa hoàn tất tổ chức phong tỏa, khử khuẩn 15 hộ dân với 35 nhân khẩu tại khu phố 7, thị trấn Cần Đước khi trong khu vực này có một ca nghi nhiễm COVID-19 sinh sống.

    Ca nghi nhiễm này là nữ, 22 tuổi. Đặc biệt, ca nghi nhiễm này từng là F2 của một bệnh nhân mắc COVID-19 tại TP.HCM. Tuy người tiếp xúc với ca nghi nhiễm này (F1 của bệnh nhân mắc COVID-19 tại TP.HCM) được xét nghiệm cho ra kết quả âm tính, nhưng trường hợp F2 này sau khi xét nghiệm PCR lại cho ra kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 vào tối 29-5.

    Hiện trường hợp nghi nhiễm này đã được đưa về điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Cần Giuộc, Long An. Nhờ xác định nghi ngờ từ đầu và đã lên kế hoạch phòng chống dịch sẵn sàng, huyện Cần Đước đã tổ chức ngay việc phong tỏa, truy vết và đưa đi cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm nhanh chóng 14 trường hợp F1 của ca nghi nhiễm trong cộng đồng mới này.

    Trong số 14 F1 này, có 10 người dân huyện Cần Đước được tổ chức đưa đi cách ly tại Lâm viên Thanh Niên (Thạnh Hóa, Long An) và kết quả test kháng nguyên ban đầu đã âm tính, đang tiếp tục xét nghiệm PCR. Một trường hợp khác cũng ở huyện Cần Đước nhưng do tuổi cao, sức yếu nên tổ chức giám sát cách ly tại nhà. Ba trường hợp còn lại gồm 1 người ở huyện Châu Thành, Tiền Giang và 2 người ở TP.HCM.

    Đồng thời, do ca nghi nhiễm đã đến Bệnh viện Đa khoa huyện Cần Đước nên huyện này hiện cũng đã cho phong tỏa toàn bộ bệnh viện để thực hiện lấy mẫu xét nghiệm đối với toàn bộ người đang ở đây.

    Song song đó, huyện Cần Đước cũng truy vết được 33 trường hợp F2 để giám sát cách ly tại nhà và lấy mẫu xét nghiệm.

    Đây đã là trường hợp nghi nhiễm COVID-19 trong cộng đồng thứ 3 tại Long An. Hai trường hợp trước đã được Bộ Y tế xác định là bệnh nhân thứ 6325 (xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc) và 6731 (P.2, TP. Tân An).

    Thêm 6 người Hà Nội dương tính Covid-19

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội sáng 30/5 ghi nhận 6 người liên quan các cụm dịch từ Bắc Ninh, Công ty T&T, Đà Nẵng, xét nghiệm dương tính Covid-19.

    Những người này được cách ly tập trung từ trước. Ngày 28-29/5, họ xét nghiệm dương tính Covid-19. Bộ Y tế chưa định mã bệnh nhân, vì vậy xếp vào ca nghi nhiễm.

    Liên quan chùm ca tại Bắc Ninh có 3 nam, gồm 33, 27 và 36 tuổi. Hai người sống ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, cùng tiếp xúc gần “bệnh nhân 3140”. Một người sống ở Kim Thư, Thanh Oai, tiếp xúc gần bệnh nhân 3173. Ba người cùng xét nghiệm âm tính nCoV vào 8/5, sau đó được đưa đi cách ly tập trung. Ngày 29/5, họ xuất hiện triệu chứng bệnh, được xét nghiệm lần hai.

    Hai người gồm bé gái 12 tuổi và nam 43 tuổi, đều có địa chỉ tại Thịnh Quang, Đống Đa. Họ cùng tiếp xúc bệnh nhân 5469, liên quan tới Công ty T&T. Họ xét nghiệm âm tính ngày 25/5, ngày 29/5 được xét nghiệm lần hai do có biểu hiện bệnh, kết quả dương tính.

    Một phụ nữ 35 tuổi, địa chỉ tại xã Thống Nhất, huyện Thường Tín, tiếp xúc gần bệnh nhân 3105 liên quan tới chùm lây nhiễm từ Đà Nẵng. Ngày 28/5, chị có triệu chứng bệnh, được xét nghiệm lần hai.

    Tính đến trưa 30/5, Hà Nội ghi nhận 171 ca nhiễm cộng đồng trong vụ dịch thứ tư. Bốn chùm ca bệnh ghi nhận nhiều bệnh nhân nhất là chùm liên quan Đà Nẵng 47 ca, Công ty T&T và Times City 45 ca, Bắc Ninh 26 ca và chùm Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương 20 ca.

    7 quận, huyện có số mắc nhiều nhất là Thanh Xuân 25 ca, Thường Tín 21 ca, Hoàng Mai 18 ca, Gia Lâm 17 ca, Sóc Sơn 11 ca, Đông Anh 10 ca và Hà Đông 9 ca.

    Phá rừng phòng hộ làm đường thi công thủy điện

    Mặc dù chưa được sự cho phép của các cơ quan ban ngành, đơn vị thi công thủy điện Nước Long ở xã Ba Tiêu, huyện Ba Tơ vẫn cho xe cơ giới đào bới rừng phòng hộ làm đường thi công hạng mục của thủy điện này.

    Theo ghi nhận tại hiện trường của báo Tuổi Trẻ hôm 29/5, tuyến đường phục vụ dự án thủy điện Nước Long, xâm lấn rừng phòng hộ ở huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, lực lượng bảo vệ rừng phòng hộ đã lập chốt bảo vệ hiện trạng.

    Tuyến đường dài khoảng 700m, điểm đầu giao với quốc lộ 14 (đoạn đèo Violac, giám ranh hai tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi), điểm cuối là một con suối. Có đoạn thuộc phần đất rừng của tỉnh Kon Tum, còn phần lớn nằm trong rừng phòng hộ thuộc xã Ba Ngạc, huyện Ba Tơ.

    Nhiều cây cối bị cưa đổ, lấp dưới đất đá. Rừng già bị xé toạc, tan hoang như tấm áo vá. Hai bên đường, những trụ điện được đơn vị thi công dựng lên, sẵn sàng phục vụ thi công hạng mục hầm dẫn nước phục vụ dự án thủy điện Nước Long.

    Dọc khu vực rừng này, có nhiều biển “Rừng phòng hộ, cấm chặt phá đốt rừng, lấn chiếm đất rừng, đào bới đất rừng”. Tuy vậy, ngay bên cạnh những biển cảnh báo, cây cối ngã rạp, đất đá bị đào bới trong quá trình thi công.

    Hạt kiểm lâm huyện Ba Tơ đã có báo cáo cho biết vụ việc được phát hiện vào ngày 18-5. Tổng diện tích rừng bị phá, lấn chiếm khoảng 5.000m2.

    Đại diện Công ty cổ phần xây lắp điện Đức Bảo – Kon Tum thừa nhận diện tích rừng phòng hộ bị phá nêu trên do đơn vị chỉ đạo thi công tuyến đường công vụ vào hầm bổ sung nước 2 của dự án thủy điện Nước Long. Tuy nhiên, qua kiểm tra hiện trạng, đại diện Công ty xây lắp điện Đức Bảo – Kon Tum tham gia, nhưng không ký vào biên bản.

    Đến ngày 19/5, Hạt kiểm lâm Ba Tơ tiếp tục mời đại diện Công ty xây lắp điện Đức Bảo – Kon Tum đến làm việc. Tuy nhiên, một lần nữa kết thúc buổi làm việc đại diện công ty này lại bỏ đi, không ký vào biên bản.

    Tài xế nhốt CSGT, thông chốt kiểm dịch: Chở 156 con chó, mèo không rõ nguồn gốc

    Dantri – Chiều 29/5, Thượng tá Mai Chiến Thắng – Trưởng Công an huyện Hòa Vang (TP. Đà Nẵng) – cho biết đơn vị đang tiếp tục điều tra, xử lý vụ việc tài xế xe khách Chín Nghĩa chống đối lực lượng chức năng tại chốt kiểm soát dịch Covid-19 vào chiều 28/5.

    Đặc biệt, qua kiểm tra, cơ quan chức năng xác định trên xe khách này có chở theo 156 con chó và mèo không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Trong đó có 106 con đã chết ngạt do bị nhồi nhét dưới thùng xe.

    “Số chó, mèo này họ khai vận chuyển thuê. Toàn bộ động vật trên đã được bàn giao cho Trạm kiểm dịch động vật Hòa Phước”, Thượng tá Thắng nói.

    Trước đó, khoảng 17h30 chiều 28/5, xe khách Chín Nghĩa mang biển kiểm soát 76B-010.22 chạy trên quốc lộ 1A, hướng từ Nam ra Bắc. Khi đến chốt kiểm dịch cửa ngõ Đà Nẵng (xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang), xe khách được lực lượng chức năng yêu cầu dừng kiểm tra.

    Thời điểm này, tài xế không xuất trình được các giấy tờ xác định địa điểm xuất phát, địa điểm đến của phương tiện.

    Lúc này, một chiến sĩ cảnh sát lên xe yêu cầu hành khách xuống đo thân nhiệt và khai báo y tế. Bất ngờ tài xế đóng cửa lại rồi nổ máy cho xe lùi với tốc độ cao nhằm di chuyển khỏi chốt kiểm dịch.

    Xe khách sau khi lùi được một đoạn đã tông vào lán gác của chốt kiểm dịch. Lực lượng cảnh sát giao thông sau đó đã khống chế tài xế và dừng được xe khách.

    Người dân Hà Nội chung tay giải cứu hàng chục tấn nông sản Bắc Giang

    Bắc Giang đang trong những ngày căng mình phòng chống đợt dịch Covid-19 lớn nhất nước. Nhằm hỗ trợ nông dân bị ảnh hưởng, ở Hà Nội xuất hiện nhiều điểm giải cứu nông sản giúp bà con.

    Theo ghi nhận của báo Dân Trí, ngày 29/5, tại điểm giải cứu nông sản Bắc Giang ở địa chỉ ngõ 10, đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, rất đông người dân đã đến mua dưa hấu, dưa lê, bí xanh…

    Được biết, giá dưa hấu nhập tại ruộng ở Bắc Giang là 6.500 đồng/kg, tuy nhiên, chị Phượng, trưởng nhóm thiện nguyện ở điểm giải cứu, đang bán ra cho khách là 6.900 đồng/kg. Lý giải về mức giá này, chị nói, vì đây là sản phẩm giải cứu, nên giúp tiêu thụ sản phẩm nhanh nhất có thể. Chênh lệch vài trăm đồng một cân là không đáng kể để bù chi phí nhiên liệu đi lại cho lái xe, nhân công bốc hàng và cả lượng dưa rơi hỏng, thối trong quá trình vận chuyển. Chị Phượng cho biết ba ngày gần đây, điểm giải cứu dưa hấu của chị đã tiêu thụ được khoảng 60 tấn giúp bà con nông dân Bắc Giang.

    Còn tại một điểm giải cứu vải thiều Bắc Giang ở địa chỉ số 86 đường Vũ Trọng Phụng cũng khá đông người đến mua.

    Giá vải tại đây là 20.000 đồng/kg, để hỗ trợ, bà con nông dân, nhóm thiện nguyện đã đóng sẵn vào các túi nylon sau đó vận chuyển lên Hà Nội, mỗi túi 10 kg.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 143 ca;Toàn SG sẽ xét nghiệm Covid

    by music123 » Chủ nhật Tháng 5 30, 2021 7:19 am

    Tin trong nước tối 30/5: Thêm 143 ca COVID-19; Toàn TP.HCM sẽ xét nghiệm COVID-19

    Hiểu Minh | 5/30/21

    Hình ảnh

    Ảnh minh họa.

    Thêm 143 ca COVID-19

    Bộ Y tế tối 30/5 ghi nhận 142 ca trong nước chủ yếu ở TP.HCM và Bắc Giang, một ca nhập cảnh được cách ly ngay.

    143 ca mới tối nay được ghi nhận từ số 6965-7107. Trong đó, 142 ca ghi nhận trong nước, gồm tại TP.HCM 49, Bắc Giang 44, Bắc Ninh 28, Hà Nội 18, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 hai, Đà Nẵng một.

    Như vậy, trong ngày 30/5, Việt Nam ghi nhận thêm 251 ca nhiễm, gồm 250 ca trong nước và một ca nhập cảnh.



    Số ca nhiễm mới tối nay đưa tổng số ca tại Bắc Giang 2118, Bắc Ninh 804, Hà Nội 384 ca (trong đó Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 93 ca, 50 ca ở Bệnh viện K), TP.HCM 157, Đà Nẵng 156.

    Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay lên 4.035, ghi nhận ở 34 tỉnh thành.

    Bốn bệnh nhân nhiễm biến chủng COVID-19 lai

    Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, kết quả giải trình tự gene virus 32 mẫu bệnh phẩm Covid-19, phát hiện 4 mẫu nhiễm chủng Ấn Độ song mang đột biến gene của chủng Anh.

    “Chúng tôi phát hiện có đột biến mất Y144 trên protein S của virus B.1.617.2 (lần đầu phát hiện tại Ấn Độ). Đột biến này giống đột biến phát hiện trên biến thể B.1.1.7 (lần đầu phát hiện tại Anh)”, Giáo sư Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, nói tối 29/5.

    Theo bà Mai, dữ liệu biến chủng B.1.617.2 trên GISAID hiện tại chưa ghi nhận đột biến mất Y144, nên đột biến này vẫn cần theo dõi và nghiên cứu thêm.



    GISAID là bản đồ cập nhật kết quả giải trình tự gene COVID-19, được các nhà khoa học trên toàn cầu cập nhật liên tục. Bản đồ này được các nhà khoa học tại các quốc gia cùng tham khảo, theo sát sự biến đổi của nCoV.

    Bộ Y tế chưa công bố 4 mẫu bệnh phẩm nhiễm đột biến gene này lấy từ bệnh nhân ở tỉnh thành nào.

    Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long trong phiên họp Chính phủ sáng 29/5, cũng cho biết Việt Nam ghi nhận xuất hiện chủng nCoV hoàn toàn mới lai giữa biến chủng từ Ấn Độ và biến chủng từ Anh. Chủng phổ biến hiện nay tại Việt Nam là chủng Ấn Độ đã có các dấu hiệu tăng khả năng lây nhiễm và bệnh tăng nặng hơn so với các đợt dịch trước.

    Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 7 biến chủng của nCoV, gồm: B.1.222, B.1.619, D614G, B.1.1.7 (biến chủng Anh), B.1.351, A.23.1 và B.1.617.2 (biến chủng Ấn).

    Bắc Giang đã có 2.092 ca nhiễm, phát hiện 503 người có tờ khai y tế bất thường

    Sáng nay 30/5, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Bắc Giang cho biết, đến 17 giờ 30 phút ngày 29/5, trên địa bàn tỉnh có 3 ổ dịch Covid-19. Tổng số trường hợp F0 (ca dương tính COVID-19) là 2.092 trường hợp (tăng 170 trường hợp); F1 là 15.863 trường hợp (tăng 780 trường hợp); F2 là 65.850 trường hợp (tăng 1.723 trường hợp).



    Dự báo trong những ngày tới số lượng ca F0 vẫn tiếp tục tăng, do hiện nay đang tiến hành xét nghiệm lần 3, lần 4 đối với các khu vực, đối tượng có nguy cơ nhiễm cao (công nhân của Công ty Hosiden Việt Nam, công nhân và người dân tại các thôn Núi Hiểu, Tam Tầng, Trung Đồng là những nơi có số lượng ca F0 cao); qua kết quả test nhanh số lượng công nhân bị phơi nhiễm cao, số lượng mẫu đang chạy khẳng định PCR còn lớn.

    Tuy nhiên, các trường hợp F0 mới phát hiện chủ yếu đã được cách ly, theo dõi y tế, trong vùng phong tỏa.

    Toàn tỉnh đã lấy được 716.773 mẫu (riêng trong ngày 29/5 đã lấy thêm được 22.703 mẫu); đã chạy được 704.773 mẫu. Không còn mẫu tồn trong ngày. Trong ngày cũng thực hiện test nhanh cho 3.415 trường hợp, phát hiện 11 trường hợp dương tính.

    Trong ngày 29/5, tổ giám sát thông tin trên tờ khai y tế theo phần mềm của Bộ Y tế đã gọi cho 503 người có tờ khai y tế bất thường (trong đó có 15 trường hợp F1). Qua gọi điện, tổ đã hỏi các thông tin trên tờ khai y tế và đưa ra các hướng dẫn biện pháp phòng chống dịch phù hợp với từng trường hợp.

    Tổ công tác của tỉnh Bắc Giang đã tổ chức thẩm tra điều kiện và hướng dẫn quy trình sản xuất an toàn cho 15 doanh nghiệp (khoảng 14.000 lao động) để sẵn sàng hoạt động trở lại.



    Nhiều nhân viên lấy mẫu xét nghiệm ở Bắc Giang ngất do nắng nóng

    Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, 700 nhân viên y tế liên tục đi lấy mẫu test nhanh hàng ngày cho người dân Bắc Giang, nắng nóng khắc nghiệt khiến nhiều người ngất.

    “Chúng tôi yêu cầu thực hiện lấy mẫu vào sáng sớm và buổi tối để đảm bảo sức khỏe cho nhân viên y tế, đảm bảo công việc”, Thứ trưởng Sơn nói.

    Thứ trưởng Sơn cho biết từ ngày 26/5 tới nay, công tác test kháng nguyên nhanh thay thế xét nghiệm Realtime RT-PCR nhằm sàng lọc nhanh những người có nguy cơ cao đã được triển khai khẩn trương, đặc biệt tại tâm dịch huyện Việt Yên. Thời tiết nắng nóng khắc nghiệt 35-37 độ C, nhân viên y tế trong bộ đồ bảo hộ kín, một số sinh viên bị ngất.

    Chị Hoàng Thị Hằng, giảng viên Khoa Xét nghiệm, Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, cho biết 215 thầy trò chi viện Bắc Giang. Đoàn đã có 14 ngày làm việc tại những điểm nóng nhất về dịch ở Việt Yên như: Núi Hiểu, Quang Biểu, Bài Xanh, Trúc Tay, Yên Ninh.

    Mỗi ngày làm việc của đoàn Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương chia thành 2 ca. Nếu lấy mẫu và test nhanh cùng lúc, thì có thể hoàn thành khoảng 10.000 mẫu/ngày. Trong trường hợp chỉ cần lấy mẫu rồi chuyển về CDC thực hiện việc test nhanh, thì lực lượng này có thể làm tới 20.000 mẫu/ngày. Đối với những trường hợp có kết quả dương tính sau test nhanh, đoàn sẽ tiếp tục triển khai việc xét nghiệm PCR để khẳng định lại.

    Theo chị Hằng, khó khăn lớn nhất trong quá trình thực hiện nhiệm vụ là thời tiết Bắc Giang những ngày này vô cùng nắng nóng, lực lượng y tế làm công tác lấy mẫu test nhanh mặc bộ đồ bảo hộ chỉ chịu đựng được khoảng 4-6 tiếng đồng hồ.

    “Lúc đầu, Sở Y tế tỉnh Bắc Giang chỉ đề nghị đoàn Hải Dương chi viện, hỗ trợ chống dịch 3 ngày. Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh diễn biến ngày một phức tạp, tất cả thành viên trong đoàn đồng lòng xác định khi nào Bắc Giang hết dịch mới trở về”, chị Hằng nói.

    “Có những hôm mọi người trở về nơi đóng quân, đồng hồ đã điểm gần 1h sáng, do quá mệt mỏi, nhiều thành viên không ăn nổi cơm, chỉ uống nước cho đỡ khát rồi tranh thủ ngủ 2-3 tiếng đồng trước khi tiếp tục công việc ngày mới. Mọi người đều lạc quan, tin tưởng Bắc Giang sẽ sớm khống chế và chiến thắng dịch bệnh”.

    Quảng Ninh cũng cử 200 y bác sĩ, nhân viên y tế tình nguyện của Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí chi viện Bắc Giang.

    Chị Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Bác sĩ chuyên khoa II, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, cho biết khó khăn lớn nhất mà các nhân viên y tế đang gặp phải là vấn đề thời tiết nắng nóng tại Bắc Giang. Song, chuyến đi lần này, các thành viên trong đoàn chi viện tỉnh Quảng Ninh đặt quyết tâm cao độ, khi nào Bắc Giang hết dịch mới trở về.

    Nữ sinh nhiễm COVID-19 về thăm nhà, nhiều khu vực ở Bình Dương bị phong tỏa

    Trao đổi với báo Vietnamnet vào sáng nay (30/5), Chủ tịch TP. Thuận An – ông Nguyễn Thanh Tâm cho biết, lực lượng chức năng đã tiến hành khoanh vùng, cách ly nhiều khu vực tại một khu phố thuộc phường Bình Chuẩn.

    Đây là các khu vực có liên quan đến một trường hợp nhiễm Covid-19 ở TP.HCM về thăm nhà tại tỉnh Bình Dương từ ngày 15 – 23/5.

    Theo điều tra dịch tễ, trường hợp này là N.T.N.T. (SN 2001), sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại TP.HCM, làm chung với một trường hợp mắc Covid-19 ở TP.HCM.

    Ngày 15/5, T. về thăm nhà tại phường Bình Chuẩn, đến ngày 23/5 thì quay lại TP.HCM, có kết quả xét nghiệm dương tính COVID-19. Hiện đang được cách ly tại Củ Chi, TP.HCM.

    Trong thời gian ở Bình Dương, có 8 người trong gia đình tiếp xúc gần với hai trường hợp này. Tất cả đã được ngành y tế đưa đi cách ly tập trung để theo dõi sức khỏe.

    Ngoài ra, hàng chục người là F2, F3 liên quan đều được hướng dẫn tự cách ly tại nhà, lực lượng chức năng tiến hành phong tỏa ở đầu các tuyến hẻm, không cho người dân ra ngoài.

    Đến thời điểm này, Bình Dương có 3 khu vực chính bị phong tỏa tại TP. Dĩ An và TP Thuận An, các trường hợp nghi nhiễm đều ngụ và làm việc tại TP.HCM. Riêng một trường hợp là người đàn ông Trung Quốc (BN 2585) được ghi nhận là ca bệnh của tỉnh.

    TP.HCM tạm dừng kỳ thi tuyển sinh lớp 10

    Đồng ý đề xuất dời kỳ thi lớp 10 đến khi có thông báo mới, được Sở GD-ĐT đưa ra tại cuộc họp khẩn về phòng chống dịch COVID-19 tại TP.HCM, diễn ra sáng nay 30-5.

    Theo kế hoạch, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 ở TP.HCM năm nay diễn ra ngày 2 và 3-6 (ngày 1-6 thí sinh làm thủ tục dự thi). Để phòng dịch, Sở Giáo dục – đào tạo đã yêu cầu tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và thí sinh phải khai báo y tế vào từng ngày thi trong kỳ thi.

    2.500 cán bộ, giáo viên, nhân viên cũng đã được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 để phục vụ công tác coi thi. Riêng những cán bộ, giáo viên, nhân viên phục vụ trong hội đồng chấm thi tuyển sinh lớp 10 sẽ được xét nghiệm COVID-19 vào đợt 2.

    Theo số liệu của Sở Giáo dục – đào tạo TP.HCM, năm nay có 83.324 thí sinh dự thi vào lớp 10. Trong đó có 75.854 thí sinh dự thi lớp 10 thường, 6.485 thí sinh dự thi lớp 10 chuyên, và 985 thí sinh dự thi lớp 10 tích hợp.

    Bắc Ninh: Phát hiện 28 ca dương tính mới, 140 ổ dịch toàn tỉnh

    Dantri – Bắc Ninh phát hiện 28 ca dương tính mới, toàn tỉnh ghi nhận 793 ca dương tính tại 8 huyện, thị xã, thành phố với 140 ổ dịch, trong đó 176 ca dương tính với SARS-CoV-2 tại 49 doanh nghiệp.

    Cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh đã rà soát được 5.382 trường hợp F1, 38.341 trường hợp F2. Toàn tỉnh có 716 bệnh nhân đang điều trị, 26 bệnh nhân nặng đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, 245 bệnh nhân đã xét nghiệm âm tính, 60 bệnh nhân đã được điều trị khỏi và xuất viện.

    Bắc Ninh đã lấy hơn 500 nghìn mẫu lấy xét nghiệm (trong đó 483.071 mẫu đã có kết quả, 16.969 mẫu đang chờ kết quả).

    Đang thực hiện cách ly y tế 34.956 trường hợp, trong đó tại cơ sở y tế 780 trường hợp, tại cơ sở tập trung 3.646 trường hợp, tại khách sạn 113 trường hợp, tại nơi lưu trú 30.417 trường hợp.

    Giả mạo Đội phản ứng nhanh Bệnh viện Chợ Rẫy kêu gọi ủng hộ Bắc Giang

    Ngày 30/5, Bệnh viện Chợ Rẫy có thông báo khẩn về việc hiện nay, trên các trang mạng xã hội đang xuất hiện một số lời kêu gọi, vận động hỗ trợ cho Bắc Giang, cũng như cho Đội phản ứng nhanh của Bệnh viện Chợ Rẫy.

    Theo đó, trên Facebook đang lan truyền lời kêu gọi xuất phát từ một người sử dụng Facebook có tên N. mà thông tin khai báo là ở TP.HCM. Nội dung kêu gọi mọi người hỗ trợ cho đồng bào ở tỉnh Bắc Giang và các chiến sĩ áo trắng đang thiếu thốn trang thiết bị bảo hộ và vật tư y tế để chống dịch.

    Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy khẳng định, đội phản ứng nhanh của Bệnh viện Chợ Rẫy không có bất kỳ hoạt động kêu gọi ủng hộ nào trên các trang mạng xã hội.

    Mọi hoạt động sử dụng hình ảnh và thông tin của đội phản ứng nhanh Bệnh viện Chợ Rẫy để kêu gọi, đều không phải là chủ trương của ban lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy, cũng như các thành viên trong Đội phản ứng nhanh.

    Đi làm về, bố mẹ đau đớn phát hiện 2 con nhỏ tử vong dưới ao mới đào

    Đi làm đồng về, bố mẹ đau đớn khi phát hiện 2 đứa con nhỏ (một cháu 6 tuổi, một cháu 3 tuổi) đuối nước dưới ao nước mới đào sau nhà.

    Cụ thể, vào chiều 29/5, anh H.V.H. (SN 1985, trú tại thôn Ngoại Xuân, xã An Dũng, huyện Đức Thọ) đi thả ống trúm bắt lươn, còn vợ là chị P.T.L. (SN 1995) đi làm đồng. Trong lúc bố mẹ đi vắng, hai chị em ruột là H.T.M.L. (6 tuổi) và H.T.H. (3 tuổi) ở nhà chơi với nhau.

    Đến khoảng 18 giờ chiều cùng ngày, bố mẹ đi làm về không thấy con đâu, gọi mãi không được nên hô hoán người đi tìm. Một lúc sau vợ chồng anh H. bàng hoàng phát hiện thi thể 2 con dưới ao nước sau nhà.

    Được biết, ao trong vườn gia đình anh H. mới đào cách đây chưa lâu, có diện tích 300m2 với mực nước khá sâu.
    Hình ảnh
Đăng trả lời 344 bài viết

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 95 khách