Đăng trả lời 344 bài viết
VN:Thêm 88.378 ca, Quảng Ninh và Bình Định bổ sung 23.262 F0
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49327
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 60 ca nhiễm;KG xét nghiệm cho 100% công nhân, doanh nghiệp sẽ bị đóng cửa

    by music123 » Thứ 7 Tháng 5 15, 2021 12:06 pm

    Tin trong nước tối 14/5: Phát hiện 60 ca mắc COVID-19; Không xét nghiệm COVID-19 cho 100% công nhân, doanh nghiệp sẽ bị đóng cửa


    Hiểu Minh (TH) | 5/15/21

    Hình ảnh

    Ảnh minh họa/Thanh Niên.


    Phát hiện 60 ca mắc COVID-19

    Bộ Y tế tối 14/5 cho biết, Việt Nam ghi nhận thêm có 60 ca mắc mới Covid-19 (BN3757-3816):

    – 1 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Khánh Hòa.

    – 59 ca mắc ghi nhận trong nước tại: Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (2), Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh (1), Bắc Ninh (33), Hà Nội (12), Bắc Giang (6), Đà Nẵng (3), Thái Bình (1), Điện Biên (1), trong đó:



    + Số ca mới trong khu vực đã được cách ly: 56 ca

    + Số ca mới trong bệnh viện được phong tỏa: 3 ca, Không phát hiện các ổ dịch mới.

    Phòng khám Thu Cúc bị phạt 20 triệu đồng

    Thanh tra Sở Y tế TP. Hà Nội đã phạt Công ty cổ phần y khoa và thẩm mỹ Thu Cúc (đơn vị quản lý Phòng khám đa khoa quốc tế Thu Cúc) 20 triệu đồng sau vụ việc không tiếp nhận khám sàng lọc vợ chồng giám đốc mắc Covid-19.

    Chiều 14/5, trao đổi với phóng viên báo Người Lao Động, lãnh đạo Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, đã làm việc với Phòng khám đa khoa Thu Cúc (số 216 Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) trực thuộc Công ty Cổ phần Y khoa và Thẩm mỹ Thu Cúc (có địa chỉ số 286 Thụy Khuê, Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội) sau vụ việc liên quan đến vợ chồng giám đốc mắc Covid-19 đến khám sàng lọc nhưng được tư vấn đi về.

    Theo đó, Thanh tra Sở Y tế đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần y khoa và thẩm mỹ Thu Cúc số tiền 20 triệu đồng vì 2 hành vi vi phạm.



    Thứ nhất, không tư vấn các biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm cho người bệnh đến cơ sở khám chữa bệnh. Thứ 2, không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế khi phát hiện người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

    Tại buổi lập biên bản, phía Công ty Cổ phần Y khoa và Thẩm mỹ Thu Cúc đã ký nhận quyết định và thừa nhận hành vi vi phạm hành chính về hành vi trên.

    “Qua kiểm tra, làm việc, thanh tra Sở Y tế xác định Phòng khám đa khoa quốc tế Thu Cúc đã không tư vấn các biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm cho người bệnh đến cơ sở khám chữa bệnh và không thông báo cho cơ quan y tế địa phương khi có bệnh nhân nghi ngờ”- đại diện Thanh tra Sở Y tế nói.

    Bắc Ninh thêm 25 ca COVID-19

    Ngày 14/5, Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 tỉnh Bắc Ninh thông báo thêm 33 ca mắc mới, chủ yếu là các ca bệnh ở huyện Thuận Thành. Hiện tỉnh Bắc Ninh đã ghi nhận 170 ca mắc.

    Hiện dịch tại tỉnh Bắc Ninh xảy ra ở 6 huyện/thị xã, thành phố với 34 ổ dịch, tổng số 162 ca mắc COVID-19. Trong đó huyện Thuận Thành có số ca mắc nhiều nhất 144 ca.



    Đến nay, toàn tỉnh đã rà soát được 23.806 trường hợp F1, F2, đó trong F1 là 2.683 trường hợp.

    Trong đêm 13-5, ngành y tế cũng lấy 11.855 mẫu cho người dân ở ổ dịch xã Mão Điền lần 2.

    Liên quan đến các ca mắc COVID-19 tại Công ty TNHH Canon Việt Nam (Khu công nghiệp Quế Võ), tỉnh đã truy vết, rà soát được 84 F1 và 533 F2. Đã lấy 1.998 mẫu xét nghiệm, có 3 trường hợp dương tính. Còn lại âm tính.

    Công ty Samsung Electronic Việt Nam đã truy vết, rà soát được 49 F1 và 1.160 F2. Đã lấy 1.160 mẫu xét nghiệm test nhanh cho các trường hợp F1, F2 và công nhân của công ty, các mẫu đều có kết quả âm tính.

    Công ty Công nghệ TNHH JOHNSON đã truy vết, rà soát được 27 F1, 578 F2, đã lấy 2.800 mẫu xét nghiệm.



    Để rà soát, tầm soát các trường hợp nhiễm COVID-19 trong công ty, doanh nghiệp, Sở Y tế Bắc Ninh cũng quyết định thành lập đoàn triển khai xét nghiệm ngẫu nhiên SARS-CoV-2 bằng phương pháp test nhanh cho người lao động, người cung cấp dịch vụ làm việc tại các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

    Hà Nội phát hiện chùm ca dương tính COVID-19 tại một công ty

    Đến trưa 14/5, Hà Nội tiếp tục ghi nhận 4 ca dương tính COVID-19 mới. Trong đó, có 3 trường hợp cùng là công nhân tại một công ty ở Thường Tín.

    Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, các trường hợp dương tính COVID-19 mới bao gồm:

    – Bệnh nhân P.T.T., nam, sinh năm 1987, địa chỉ tại thôn 5, Đông Mỹ, Thanh Trì, làm quản lý bộ phận thành phẩm của công ty Sland (Hiền Giang, Thường Tín).

    – Bệnh nhân G.A.D., nam, sinh năm 1994, địa chỉ Vân Hồ, Sơn La, là công nhân pha chế sơn của Công ty Sland.

    – Bệnh nhân V.A.T., nam, sinh năm 1999, địa chỉ Vân Hồ, Sơn La, là công nhân pha chế sơn của công ty Sland.

    Kết quả điều tra dịch tễ cho thấy, bệnh nhân P.T.T. sáng đi tối về bằng xe máy. Đáng chú ý, ngày 6/5, bệnh nhân T. có đi uống bia cùng 4 người khác trong Công ty.

    2 bệnh nhân còn lại ở tại Công ty, có về quê nghỉ lễ 30/4, đến sáng 3/5 thì đi từ Sơn La xuống Hà Nội.

    Ngày 3-5/5, 2 trong 3 Bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với BN3677 (Bệnh nhân Q.D.H. tại Hưng Yên), do đó được cách ly tại công ty từ 7/5. Ngày 13/5, các trường hợp này được TTYT Thường Tín lấy mẫu xét nghiệm gửi CDC Hà Nội cho kết quả dương tính SARS-CoV-2.

    Sáng nay, CDC Hà Nội cũng đã công bố 1 ca dương tính COVID-19 liên quan đến chùm ca bệnh tại Bệnh viện K Tân Triều.

    Trường hợp này là bệnh nhân P.M.N., nữ, sinh năm 1982 có địa chỉ tại Quỳnh Côi, Quỳnh Phụ, Thái Bình. Bệnh nhân N. là vợ BN3725.

    Ngày 6/5, Bệnh nhân đến khoa Nội 2 điều trị định kỳ và được làm xét nghiệm sàng lọc âm tính (ngày 7/5). Sau đó, ngày 12/5, Bệnh nhân được chuyển vào khu cách ly cao đẳng nghề Tây Mỗ, Nam Từ Liêm. Ngày 13/5, Bệnh nhân được TTYT Nam Từ Liêm lấy mẫu lần 2 cho kết quả dương tính COVID-19 (CDC Hà Nội thực hiện).

    Vĩnh Phúc: Không xét nghiệm COVID-19 cho 100% công nhân, doanh nghiệp sẽ bị đóng cửa

    Theo chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc, nếu tỉnh không thực hiện các biện pháp có phần ‘mạnh tay’ thì có thể xảy ra sơ sẩy và dịch sẽ lây lan ra cộng đồng, lúc đó hậu quả rất khó lường.

    Ngày 14/5, UB tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành văn bản triển khai xét nghiệm COVID-19 cho 100% công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

    “Hiện tỉnh Vĩnh Phúc có 4 đơn vị xét nghiệm COVID-19 gồm Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và Bệnh viện Lạc Việt. Ngoài ra tỉnh còn hợp tác thêm với hai đơn vị khác để thực hiện xét nghiệm.

    Tỉnh sẽ giới thiệu những đơn vị xét nghiệm COVID-19 trên với các doanh nghiệp, hoặc các doanh nghiệp có thể chủ động tự liên hệ để xét nghiệm cho tất cả công nhân”, lãnh đạo Sở Thông tin – truyền thông tỉnh cho biết.

    Thời gian thực hiện việc xét nghiệm bắt đầu từ hôm nay (14/5) đến hết ngày 17/5. Các doanh nghiệp sẽ chủ động xây dựng kế hoạch, lên phương án để tổ chức lấy mẫu xét nghiệm cho công nhân.

    Kinh phí làm xét nghiệm do các doanh nghiệp tự chi trả cho đơn vị làm xét nghiệm. Còn kinh phí xét nghiệm cho các trường hợp F0, F1 do nhà nước thực hiện và chỉ trả.

    Được biết, đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp chủ động liên hệ thực hiện việc xét nghiệm cho toàn bộ công nhân. Một số doanh nghiệp áp dụng việc xét nghiệm có sàng lọc, chọn ra các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm.

    Ông Lê Duy Thành – chủ tịch tỉnh cho biết, đã khuyến khích các doanh nghiệp triển khai xét nghiệm COVID-19 cho 100% công nhân từ ngày 9-5. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, tỉnh yêu cầu 100% các doanh nghiệp phải thực hiện xét nghiệm.

    “Đến hết ngày 17-5, UB tỉnh sẽ tổ chức thành lập các đoàn kiểm tra, nếu doanh nghiệp nào có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao mà chưa hoàn thành việc lấy mẫu xét nghiệm, tỉnh sẽ xử phạt theo đúng quy định, yêu cầu doanh nghiệp đóng cửa để đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19.

    Thậm chí có thể xử lý về mặt hình sự nếu có vi phạm nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của toàn dân”, ông Thành nhấn mạnh.

    Theo chủ tịch Vĩnh Phúc, quan điểm của tỉnh đây là cuộc chiến phòng chống dịch bệnh của toàn dân. Nếu tỉnh không thực hiện các biện pháp có phần “mạnh tay” như trên thì có thể xảy ra sơ sẩy và dịch sẽ lây lan ra cộng đồng, lúc đó hậu quả rất khó lường.

    Cũng theo ông Thành, các khu công nghiệp là nơi tập trung rất nhiều công nhân. Nếu các khu vực này không được kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh sẽ rất lớn. Chỉ cần 1 công nhân nhiễm COVID-19 thì có thể dẫn đến việc phong tỏa nhà máy, thậm chí phong tỏa toàn bộ cả khu công nghiệp.

    “Các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp là những nơi tập trung đông người, có nguy cơ lây nhiễm cao nên tỉnh phải áp dụng các biện pháp phòng chống dịch một cách nghiêm túc, triệt để”, ông Thành nói.

    Cán bộ đánh bạc bị bắt quả tang tại quận 3 là ai?

    Ngày 13/5, Công an quận 3 (TP.HCM) cho biết, đang lấy lời khai nhóm người tham gia đánh bạc ở ngôi nhà trên đường Cách Mạng Tháng 8 (phường 11, quận 3).

    Theo thông tin ban đầu, chiều 12/5, lực lượng chức năng bất ngờ ập vào căn nhà trên thì phát hiện nhóm 6 người đàn ông đang đánh bạc hình thức binh xập xám ăn tiền.

    Công an thu giữ 86 triệu đồng cùng một số ngoại tệ và tang vật liên quan. Một trong số người tham gia đánh bạc là ông D.V.V. (SN 1985), hiện đang giữ chức Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự phường 11, quận 3.

    Chuẩn bị bán đấu giá hơn 30.000m2 đất ở Thủ Thiêm

    TP.HCM vừa ban hành các quyết định chấp thuận về việc đấu giá quyền sử dụng 4 lô đất với diện tích hơn 30.000m2 thuộc Khu chức năng số 3 và số 4 trong khu đô thị mới Thủ Thiêm, phường An Khánh, TP. Thủ Đức.

    Lô đất đầu tiên ký hiệu 3-5, có diện tích 6.446,1m2. Lô thứ hai ký hiệu 3-9, diện tích 5.009,1m2. Lô thứ ba ký hiệu 3-12, diện tích 10.059,7m2.

    Mục đích sử dụng của ba lô đất trên là đất ở tại đô thị (khu nhà ở chung cư hỗn hợp có bố trí kết hợp chức năng thương mại – dịch vụ). Hình thức sử dụng đất là Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất.

    Thời hạn sử dụng của các lô đất này là 50 năm, tính từ thời điểm có hiệu lực của quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất. Người mua nhà ở gắn liền với đất quyền sử dụng đất sẽ được sử dụng đất ổn định lâu dài.

    Lô đất thứ tư nằm trong danh sách bán đấu giá đợt này có ký hiệu 3-8, diện tích 8.568,1m2. Mục đích sử dụng là đất ở tại đô thị nhưng không có bố trí kết hợp chức năng thương mại – dịch vụ.

    Thời hạn sử dụng đất cũng là 50 năm và người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài. Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất.



    Vào khoảng 17h ngày 12/5, Mai Hải Đăng, học sinh lớp 6 trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học số 1 Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, cùng anh trai xuống tắm ở đoạn sông gần cầu Chu Kê thì phát hiện anh Lê Bá Sang (22 tuổi, trú xã Hồng Thủy) đang đuối nước, chới với giữa sông.

    Trong khi anh trai đi tìm người trợ giúp, Đăng đã một mình bơi ra cứu người. Khi em bơi khoảng 15 m ra giữa sông thì anh Sang đã chìm. Sau 2 lần lặn xuống mực nước sâu khoảng 3 m, Đăng đã đưa nạn nhân lên mặt nước, dìu vào trụ cầu giữa sông.

    Bình tĩnh sơ cứu, Đăng đã giúp nạn nhân hồi tỉnh. Anh này sau đó được người dân đưa đi bệnh viện cấp cứu, hiện đã tỉnh táo.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49327
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:1 bn tử vong, 48 ca tiến triển nặng và rất nặng

    by music123 » Thứ 7 Tháng 5 15, 2021 12:12 pm

    Tin trong nước tối 15/5: Một bệnh nhân COVID-19 tử vong, 48 ca COVID-19 tiến triển nặng và rất nặng

    Hiểu Minh (TH) | 5/15/21

    Hình ảnh

    Ảnh minh họa.

    Một bệnh nhân COVID-19 tử vong

    Theo Tiểu ban điều trị Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, bệnh nhân 3839, nữ, 89 tuổi, đã tử vong do các bệnh lý nền.

    Bà có địa chỉ tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh; là F1 của bệnh nhân 3521, đã được cách ly từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 13-5 bà dương tính với SARS-CoV-2.

    Bà được đưa đến điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương ngày 13-5 với chẩn đoán: viêm phổi nặng do COVID-19, suy hô hấp tiến triển trên bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường type 2, tăng huyết áp nhiều năm; xẹp đốt sống thắt lưng (đã phẫu thuật bơm ximăng ngày 6-4).



    Các bác sĩ đã đặt nội khí quản thở máy xâm nhập cho bệnh nhân, lọc máu liên tục, dẫn lưu khí màng phổi kháng sinh, kháng virus và ECMO (hệ thống tim, phổi nhân tạo) nhưng bệnh tiến triển nhanh và tử vong lúc 2h sáng nay 15-5 với chẩn đoán: suy hô hấp, viêm phổi nặng do SARS- CoV-2, tăng huyết áp, đái tháo đường, tiền sử xẹp đốt sống thắt lưng đã phẫu thuật.

    Đây là ca tử vong của bệnh nhân COVID-19 thứ 36 tại Việt Nam.

    48 ca COVID-19 tiến triển nặng và rất nặng

    Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống viêm phổi Vũ Hán vừa cho biết, tính đến tối 14/5, Việt Nam đang còn 1.121 bệnh nhân đang điều trị. Trong số này có 34 ca tiến triển nặng lên, 13 ca tiên lượng rất nặng và 1 ca tiên lượng tử vong.

    Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương hiện đang điều trị nhiều bệnh nhân nhất cả nước với trên 330 bệnh nhân. Trong số này có 73% bệnh nhân diễn tiến ổn định, không thay đổi, 13 ca tiên lượng rất nặng, trong đó có 1 ca đang phải thở ECMO là bệnh nhân 3019, nam, 54 tuổi, quê Thái Bình.

    Ngoài ra, 10 trường hợp khác tại đây đang phải thở máy, hầu hết đều mắc bệnh nền.



    Trường hợp nặng nhất nước hiện nay là ca bệnh 2983, nữ, 65 tuổi, địa chỉ tại An Phú, An Giang. Đây là ca bệnh nhập cảnh, từ nước ngoài về qua cửa khẩu Long Bình, được cách ly tại An Giang từ ngày 3/5. Cùng ngày, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính, được chuyển đến Trung tâm y tế huyện An Phú điều trị.

    Bốn ngày trước, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM điều trị, hiện đang phải can thiệp ECMO.

    Hai cô giáo mắc COVID-19, Điện Biên cách ly y tế xã gần 6.000 dân

    Đêm 14/5, ngay sau khi ghi nhận thêm 2 trường hợp dương tính với COVID-19 liên quan đến BN 3758, huyện Nậm Pồ đã tiến hành cách ly y tế toàn bộ xã Si Pa Phìn, nơi có 3 trường hợp mắc COVID-19.

    Hai trường hợp mắc mới là cô giáo đang công tác tại Trường phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học Tân Phong (xã Si Pa Phìn), có mã bệnh nhân lần lượt là BN 3837, ở bản Nậm Chim 1 và BN 3838, ở bản Tân Lập.

    Si Pa Phìn là một xã biên giới có hơn 1.000 hộ dân với gần 6.000 nhân khẩu. Ông Bùi Văn Luyện, Chủ tịch huyện Nậm Pồ cho biết: “Với việc phát hiện 3 ca bệnh trên địa bàn xã Si Pa Phìn cùng với hàng trăm F1, thì việc cách ly y tế tại thời điểm này là cần thiết, nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19”.



    Cùng với việc cách ly y tế, thì các chốt chặn tại các lối ra vào xã Si Pa Phìn cũng đã được thành lập, nhằm ngăn chặn và kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện qua lại. Bên cạnh đó, các lực lượng chức năng tiếp tục điều tra, xác minh lịch trình, những người tiếp xúc gần với 3 ca bệnh nói trên.

    Bị nhắc nhở đeo khẩu trang, 1 phụ nữ ẩu đả với bảo vệ chung cư

    Khoảng 20 giờ ngày 13/5, tại Block A, chung cư Green Hills (khu dân cư Vĩnh Lộc, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, TP. HCM), một phụ nữ (được cho là người thuê căn hộ trong chung cư này), đi vào thang máy nhưng không đeo khẩu trang.

    Bảo vệ chung cư lập tức ngăn lại để nhắc nhở, nhưng người phụ nữ không hợp tác mà còn nói những lời lẽ khó nghe.

    Hai bảo vệ chung cư này kiên quyết yêu cầu người phụ nữ phải đeo khẩu trang và không cho lên lầu. Tuy nhiên, người này chống đối và “cố thủ” trong thang máy, không chịu ra ngoài để bảo vệ chung cư xử lý.

    Quá trình cự cãi diễn ra khá lâu đã ảnh hưởng lớn đến những cư dân khác. Nhiều người đành phải chọn cách đi thang bộ để tránh mất thời gian.



    Trước sự quyết liệt của bảo vệ, người phụ nữ đã lớn tiếng và lao vào ẩu đả với một nữ bảo vệ cũng đang làm việc tại sảnh G. Toàn bộ sự việc đã được camera an ninh của chung cư ghi lại. Bảo vệ đã báo cáo sự việc với ban quản lý và đề nghị gọi công an phường đến lập biên bản xử lý.

    Một lãnh đạo Sở Tư pháp Đà Nẵng mắc viêm phổi Vũ Hán

    Ngày 15/5, Đà Nẵng xác nhận một lãnh đạo Sở Tư pháp TP. Đà Nẵng đã xác định nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán.

    Mẫu xét nghiệm được lấy khi lãnh đạo này đang cách ly tập trung. Trước khi được xác định nhiễm bệnh, vị lãnh đạo này là trường hợp F1.

    Trước đó, ngày 6/5, ngành y tế Đà Nẵng thông tin về 2 ca dương tính là người nhà của vị cán bộ này, cùng sinh sống trên đường Đống Đa, (quận Hải Châu, Đà Nẵng), bên cạnh vũ trường Phương Đông – một trong những ổ dịch lớn tại Đà Nẵng.

    Trước khi phát hiện dương tính, lãnh đạo của sở Tư pháp từng có kết quả âm tính. Tuy nhiên, sau khoảng 10 ngày được cách ly y tế, người này có kết quả dương tính.

    Bắc Giang vừa ghi nhận thêm 32 ca dương tính COVID-19

    Chiều 15/5, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bắc Giang cho biết tính đến 12 giờ trưa cùng ngày, toàn tỉnh ghi nhận thêm 32 ca dương tính COVID-19 mới, hiện toàn tỉnh đã có 177 ca.

    Qua truy vết, điều tra dịch tễ, toàn tỉnh Bắc Giang rà soát được hơn 4,7 ngàn trường hợp F1 và hơn 20,8 ngàn trường hợp F2.

    Ổ dịch mới tại Công ty TNHH Hosiden Việt Nam, Khu công nghiệp Quang Châu (Việt Yên) liên tiếp ghi nhận thêm các ca bệnh mới.

    Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bắc Giang chỉ đạo dồn tổng lực đẩy nhanh tiến độ truy vết, khoanh vùng, xét nghiệm, dập dịch.

    Bắc Ninh giãn cách một huyện hơn 191.000 nhân khẩu

    Huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh) với hơn 64.000 hộ, trên 191.000 nhân khẩu, thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 từ 14h ngày 15/5.

    Ông Vương Quốc Tuấn , Phó chủ tịch tỉnh Bắc Ninh, đưa ra quyết định trên trong bối cảnh dịch Covidd-19 trên địa bàn “đang hết sức căng thẳng, diễn biến theo chiều hướng xấu”.

    Đến nay toàn tỉnh Bắc Ninh đã ghi nhận 192 ca dương tính trong đợt dịch lần này, nhiều nhất trong các tỉnh, thành; trong đó huyện Yên Phong là vùng dịch lớn thứ hai trên địa bàn với 16 ca .

    Ngày 9/5, Bắc Ninh đã quyết định cách ly y tế huyện Thuận Thành với hơn 180.000 dân. Trưa 12/5, tỉnh phong tỏa khu ký túc xá Công ty Canon; chung cư nhà ở xã hội Quế Võ Hillview với tổng số 396 phòng và 1.300 người; xóm Chùa, khu Thái Bảo, phường Nam Sơn, TP. Bắc Ninh với 300 người.

    Trước đó, từ ngày 7/5, bốn huyện Lương Tài, Tiên Du, thị xã Từ Sơn và thành phố Bắc Ninh giãn cách theo chỉ thị 15.

    Quảng Ninh đưa 200 nhân viên y tế giúp Bắc Giang chống dịch COVID-19

    Ngày 15/5, đoàn xe chở 200 cán bộ là y bác sĩ, nhân viên y tế tình nguyện của Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cùng trang thiết bị hiện đại nhất, hỗ trợ cho tỉnh Bắc Giang chống dịch COVID-19.

    Đoàn công tác do một lãnh đạo Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí có kinh nghiệm phụ trách và cán bộ, nhân viên do bệnh viện và Sở Y tế điều động.

    Theo thông tin từ Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bắc Giang, tính đến 7h ngày 15/5, tỉnh này có tổng cộng 145 ca nhiễm COVID-19, riêng ổ dịch tại Công ty Hosiden Việt Nam thuộc Khu công nghiệp Quang Châu (Việt Yên) ghi nhận 35 ca.

    Cũng trong sáng nay (15/5), Bắc Giang ban hành loạt biện pháp cấp bách để chống dịch, sau khi xác nhận thêm 24 ca COVID-19.

    Theo đó, yêu cầu tất cả các công ty có xưởng làm việc, phòng ăn không đảm bảo thoáng khí, phải dừng sản xuất, nhưng vẫn yêu cầu công nhân đến công ty để lấy mẫu xét nghiệm.

    Những doanh nghiệp đánh giá có nguy cơ cao thì test nhanh xác suất, sau khi có kết quả âm tính thì có thể cho công nhân về nhà, tự theo dõi sức khoẻ và hạn chế tiếp xúc.

    Công an tỉnh chủ trì truy vết những người có nguy cơ cao lây nhiễm do tiếp xúc gần với các F0; dừng các xe đưa đón công nhân ở tất cả các tuyến đến các KCN Vân Trung, Quang Châu, Đình Trám, để đợi kết quả xét nghiệm diện rộng, sau đó sẽ hoạt động trở lại nếu an toàn dịch bệnh.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49327
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 54ca;HN ‘khẩn’ yêu cầu 4 bệnh viện tiếp nhận ...

    by music123 » Chủ nhật Tháng 5 16, 2021 8:04 am

    Tin trong nước tối 16/5: Thêm 54 COVID-19; Hà Nội ‘khẩn’ yêu cầu 4 bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân COVID-1

    Hiểu Minh (TH) 5/16/21

    Hình ảnh

    Ảnh minh họa: ảnh trái VnExpress, ảnh phải Tuổi Trẻ.

    54 ca mới ghi nhận trong nước tại Đà Nẵng (12), Điện Biên (7), Hà Nam (6), Hải Dương (2), Bắc Ninh (24), Hà Nội (3), đều trong khu cách ly.

    54 ca ghi nhận trong nước:


    Tại Đà Nẵng: Ca 4119-4124, 4126-4128, 4130-4132 là F1 liên quan đến ổ dịch cũ, đã được cách ly từ trước, đang được tiếp tục điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm ngày 15/5 các bệnh nhân dương tính với nCoV.

    Tại Điện Biên: Ca 4125, 4129, 4140, 4142-4145, trong đó 5 ca là F1 của 3758, đã được cách ly từ trước và 2 ca đang được tiếp tục điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm ngày 15/5 các bệnh nhân dương tính với nCoV.

    Tại Bắc Ninh: Ca 4133-4139, 4159-4151, 4153-4156, 4158-4160, 4163-4168, 4175 là F1 liên quan đến ổ dịch cũ ở xã Mão Điền, huyện Thuận Thành và khu công nghiệp Vân Trung, tỉnh Bắc Giang, đã được cách ly từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 14-16/5, bệnh nhân dương tính với nCoV.

    Tại Hà Nam: Ca 4141, 4152, 4157, 4161-4162, 4169 là F1 liên quan đến ổ dịch cũ tại Hà Nam, đã được cách ly từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 14-15/5 các bệnh nhân dương tính với nCoV.

    Tại Hải Dương: Ca 4147 nữ, 44 tuổi, địa chỉ tại thành phố Chí Linh, có tiền sử đi về từ xã Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.



    Ca 4148 nam, 59 tuổi, địa chỉ tại thành phố Chí Linh, là F1 liên quan đến ổ dịch cũ, đã được cách ly từ trước.

    Kết quả xét nghiệm ngày 16/5, các bệnh nhân dương tính với nCoV. Hiện các bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hải Dương.

    Tại Hà Nội: Ca 4170-4172 là F1 liên quan đến ổ dịch cũ, đã được cách ly từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 15/5 các bệnh nhân dương tính với nCoV.

    Thêm 29 ca mắc Covid-19 mới, Bắc Ninh có gần 28.000 F1 và F2

    Sáng 16/5, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Bắc Ninh cho, biết trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 221 ca mắc Covid-19, trong đó có 29 ca mắc mới.

    Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 206 F0 đang điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn; rà soát được 27.949 trường hợp F1, F2. Đã lấy tổng số 107.369 mẫu xét nghiệm (đã lấy tổng số 20.625 mẫu, trong đó có 2.359 mẫu test nhanh cho công nhân của Công ty Goertek, công nhân làm ở khu công nghiệp Quang Châu và khu công nghiệp Vân Trung, tỉnh Bắc Giang; tại cộng đồng và 18.266 mẫu làm PCR).



    Trước tình hình dịch Covid-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường, thời gian tới, Sở Y tế Bắc Ninh sẽ phối hợp với Sở, ban, ngành và các địa phương đẩy nhanh tiến độ truy vết, xác minh các trường hợp liên quan đến các ca dương tính, và các trường hợp tiếp xúc với người dương tính COVID-19, tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, và Bệnh viện K cơ sở 2 Tân Triều; những người đã từng đi, đến, ở, về từ khu công nghiệp Vân Trung và khu công nghiệp Quang Châu, để thực hiện cách ly y tế, triển khai xét nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

    Hà Nội ra công văn ‘khẩn’ yêu cầu 4 bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân Covid-19

    Thanhnien – 4 bệnh viện phải đảm nhận nhiệm vụ này là Bệnh viện Bắc Thăng Long, Bệnh viện Đức Giang, Bệnh viện Thanh Nhàn và Bệnh viện Hà Đông, do Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư cơ sở 2 (xã Kim Chung, H.Đông Anh) sẽ không tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 tại Hà Nội.

    Được biết, ổ dịch tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư cơ sở 2 vẫn đang diễn biến phức tạp với 89 ca F0 tại bệnh viện, tính đến đầu giờ sáng 16/5. Trên địa Hà Nội cũng đã ghi nhận 77 trường hợp mắc Covid-19 ngoài cộng đồng từ ngày 29.4 đến nay.

    Cách đây hơn 1 tuần, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư đã cho biết không thể thu dung thêm bệnh nhân, khiến lần đầu tiên 1 bệnh viện của Hà Nội là Bệnh viện Thanh Nhàn phải tiếp nhận điều trị 11 bệnh nhân từ Bệnh viện K Tân Triều sang.

    Tuy nhiên, ngay sau khi tiếp nhận chỉ 1 ngày, qua xét nghiệm rà soát, Bệnh viện Thanh Nhàn đã phát hiện một nhân viên làm việc tại tầng điều trị bệnh nhân Covid-19 bị lây nhiễm chéo. Sau đó, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư cơ sở 2 đã phải tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân này của Thanh Nhàn, cùng với một số bệnh nhân khác phát hiện sau đó.



    Dù vậy, tới thời điểm này, Sở Y tế đã chính thức có công văn yêu cầu 4 bệnh viện của Hà Nội thực hiện theo phương án đã xây dựng trước đó, đảm bảo đủ nhân lực, trang thiết bị và các điều kiện cần thiết khác để tiếp nhận, điều trị các trường hợp bệnh Covid-19 theo quy định của Bộ Y tế.

    Thêm F1 tử vong trong khu cách ly tập trung

    Theo Công Lý, người tử vong được xác định là M.T.T., (nam, SN 1974, trú tại tổ 15 phường Đồng Tiến, thành phố Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình). Bệnh nhân là F1 của quán cơm Ngọc Bích (nơi ghi nhận 4 ca dương tính đầu tiên với Covid-19 trong cộng đồng gồm: BN3273, BN3274, BN3392, BN3393), được cách ly tại khu cách ly Việt Xô từ ngày 10/5, được làm xét nghiệm Covid-19 ngày 9/5 cho kết quả âm tính.

    Quá trình điều trị, theo dõi tại khu cách ly, ông T. có biểu hiện run tay chân, kích thích nhiều, nói nhảm đi lại lung tung nên được chuyển đến khu cách ly Bệnh viện tỉnh Hoà Bình.

    Khai thác bệnh lý, người đàn ông này có tiền sử sử dụng, lạm dụng rượu nhiều năm nay và mắc bệnh viêm gan C. Chẩn đoán lúc vào rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng chất cồn.

    Ngày 15/5, tình trạng bệnh nhân không thuyên giảm, kíp điều trị liên hệ với người nhà bệnh nhân để giải thích về tình trạng bệnh nhân và đề nghị có người nhà vào chăm sóc hỗ trợ điều trị.

    Chiều ngày 15/5, bệnh nhân có biểu hiện lơ mơ, huyết áp 110/70mg, nhịp thở 20 lần/phút. Được xử trí theo dõi sát, thở oxy, đồng thời kíp trực đã gọi điện thông báo cho người nhà về diễn biến nặng của bệnh nhân và cần phải cấp cứu. Tuy nhiên bệnh nhân đã không qua khỏi.

    Quảng Ninh dừng cơ sở khám chữa bệnh tư, không tập trung quá 10 người nơi công cộng

    Tuoitre – UBND tạm dừng hoạt động các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân (trừ Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Hạ Long và Bệnh viện Mắt quốc tế Việt Nga Hạ Long) kể từ 0h ngày 16-5. Đồng thời cấm tập trung quá 10 người tại quảng trường, công viên.

    Trao đổi với báo chí ngày 16/5, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh cho biết đơn vị vừa có văn bản về việc tạm dừng hoạt động các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân (trừ Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Hạ Long và Bệnh viện Mắt quốc tế Việt Nga Hạ Long) kể từ 0h ngày 16/5 đến khi có thông báo mới.

    Trước đó, Sở Y tế tổ chức kiểm tra đột xuất không báo trước công tác phòng chống dịch COVID-19 của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân trên địa bàn TP. Uông Bí, TP. Hạ Long và TP. Cẩm Phả.

    Cùng ngày, UBND tỉnh Quảng Ninh cũng ra yêu cầu từ trưa 16/5, người dân không được tập trung quá 10 người tại các công viên, vườn hoa, quảng trường, các địa điểm công cộng khác trong cùng thời điểm, cùng vị trí.

    Thợ sơn bị bắn thủng mông khi đang sơn tháp chuông

    Ngày 16/5, nguồn tin của Tuổi Trẻ xác nhận Cơ quan CSĐT Công an quận Bình Thạnh (TP.HCM) đang điều tra vụ một nam thợ sơn bị bắn vào mông khi đang sơn tháp chuông ở giáo xứ Thị Nghè vào chiều 15/5.

    Theo thông tin ban đầu, khoảng 14h30 ngày 15-5, anh Đinh Quốc V. (36 tuổi, ngụ tỉnh Thái Bình, tạm trú TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương, làm nghề sơn nước) đang cùng một công nhân khác sơn phía trước tháp chuông giáo xứ Thị Nghè trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh.

    Theo anh V., thời điểm trên anh có nghe một tiếng “bụp” nhỏ ở bức tường tháp chuông, cách đầu của anh khoảng 1m, sau đó có làn khói trắng bay ra.

    “Tôi chỉ nghĩ giàn giáo bị gì đó nên xì khói. Tôi tiếp tục công việc khoảng một phút sau thì nghe một tiếng bịch dưới phần mông của mình, rồi cảm giác nhói nhức. Lúc này tôi nhận thấy bị bắn nên hốt hoảng đi xuống dưới”, anh V. nhớ lại.

    Sau đó anh V. còn phát hiện thêm một viên đạn bắn trúng tường của tháp chuông. Hoảng hồn, anh cùng người thợ làm cùng đi xuống nhà vệ sinh xem vết thương và gọi taxi đến Bệnh viện Nhân dân Gia Định (quận Bình Thạnh) để chữa trị.

    Theo anh V., bác sĩ khả nghi viên đạn trong mông anh bằng chì và hiện viên đạn vẫn chưa được lấy ra vì bác sĩ nói đợi mưng mủ lên sẽ phẫu thuật.

    Cũng theo anh V., đến khoảng 17h cùng ngày, Công an phường 19, quận Bình Thạnh đưa anh V. về phường lấy lời khai vụ việc.

    Anh V. cho biết hiện tại đang trọ ở TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Anh làm thợ sơn nước mới được 2 năm nay.

    “Tôi không có gây hấn hay mâu thuẫn gì với ai cả. Với lại nghề nghiệp của tôi làm cũng chả đụng chạm gì với ai, tôi không biết người bắn tôi có mục đích gì”, anh V. thắc mắc.

    Theo ông Nguyễn Thanh Tùng – chánh xứ giáo xứ Thị Nghè, anh V. và người thợ sơn làm cùng được một người làm trong giáo xứ gọi đến sơn tháp chuông giùm, không lấy tiền. Hai người thợ này không có thông qua nhà thầu hay thuê mướn bên ngoài.

    Cũng theo ông Tùng, giáo xứ và hai người thợ làm sơn nước không có xích mích, xảy ra mâu thuẫn với ai. Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra.

    18 nhà khoa học hàng đầu kêu gọi kiểm tra lại nguồn gốc của Covid-19

    Hãng tin Reuters ngày 14/5 đưa tin, virus viêm phổi Vũ Hán lần đầu tiên xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019 và đã giết chết ít nhất 3,34 triệu người trên toàn thế giới. Đồng thời đại dịch còn khiến thế giới mất đi nguồn thu nhập hàng ngàn tỷ USD và phá vỡ cuộc sống bình thường của hàng tỷ người.

    Cộng đồng khoa học quốc tế ngày càng đổ lỗi cho Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) về đại dịch Covid-19. Ngày 13/5, 18 nhà khoa học hàng đầu đã công bố một bức thư trên tạp chí “Science”, kêu gọi một cuộc điều tra độc lập mới, về tất cả các nguồn có thể sinh ra virus, gồm cả khả năng virus được thả ra từ Phòng Thí nghiệm Vũ Hán.

    Theo báo cáo của “Capitol Hill”, một nhóm quốc tế gồm 18 nhà sinh học, nhà miễn dịch học nổi tiếng và những người khác đến từ Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh và Thụy Sĩ, đã chỉ ra trong thư rằng không có bằng chứng rõ ràng ủng hộ về nguồn gốc tự nhiên của virus hoặc do tai nạn trong phòng thí nghiệm. Nhưng hai lý thuyết đã không được xem xét một cách cân bằng.

    “Với tư cách là các nhà khoa học có chuyên môn liên quan, chúng tôi đồng ý với nhận thức chung của Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom, Hoa Kỳ, 13 quốc gia khác và Liên minh châu u, rằng việc điều tra nguồn gốc của đại dịch này là cần thiết và khả thi.” Các nhà khoa học nói rằng: “Chúng ta phải xem xét nghiêm túc các giả định về nguồn gốc tự nhiên của virus hay nguồn gốc trong phòng thí nghiệm cho đến khi có đủ dữ liệu. Các cuộc điều tra thích hợp phải minh bạch và khách quan, dựa trên các dữ liệu, gồm kiến thức chuyên môn sâu rộng, chịu sự giám sát độc lập và quản lý có trách nhiệm, nhằm giảm thiểu tác động trước các xung đột về lợi ích.”

    Bức thư đầu tiên nêu rõ rằng vào ngày 30/12/2019, “Chương trình Giám sát Dịch bệnh Mới nổi” đã thông báo cho thế giới về căn bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân ở Vũ Hán, Trung Quốc. Kể từ đó, các nhà khoa học đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc tìm hiểu tác nhân gây bệnh, Hội chứng hô hấp cấp tính nặng virus Corona 2 (SARS-CoV-2), cơ chế truyền nhiễm, sinh bệnh. Đồng thời giảm thiểu nó thông qua vắc xin và các liệu pháp điều trị, cũng như các can thiệp không dùng thuốc.

    Tuy nhiên, vẫn cần nhiều cuộc điều tra hơn nữa, nhằm xác định nguyên nhân gốc rễ của đại dịch. Cả hai lý thuyết virus phát tán ngẫu nhiên từ phòng thí nghiệm và lý thuyết lây nhiễm từ động vật sang người vẫn có thể xảy ra. Hiểu được cách Covid-19 xuất hiện là chìa khóa giúp giảm nguy cơ dịch bệnh trong tương lai.

    Tháng 5/2020, Đại hội Y tế Thế giới đã yêu cầu Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phối hợp chặt chẽ với các đối tác, nhằm xác định nguồn gốc của SARS-CoV-2. Vào tháng 11, các điều khoản tham chiếu cho nghiên cứu chung giữa Trung Quốc (ĐCSTQ) và WHO đã được ban hành. Nhóm nghiên cứu Trung Quốc thu thập và tổng hợp thông tin, dữ liệu và mẫu trong giai đoạn đầu nghiên cứu.

    Những thành viên còn lại của nhóm cũng dựa trên phân tích này. Nhóm nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng rõ ràng chứng minh sự nguồn gốc tự nhiên của virus hoặc do tai nạn trong phòng thí nghiệm. Nhưng họ lại đánh giá việc lây nhiễm từ động vật sang vật chủ trung gian là “rất có thể xảy ra”, trong khi tai nạn trong phòng thí nghiệm là điều “cực kỳ khó xảy ra.”

    Ngoài ra, hai lý thuyết này cũng không được xem xét một cách cân bằng. Trong báo cáo này và phụ lục dài 313 trang của nó, chỉ có 4 trang nói về khả năng virus bắt nguồn từ tai nạn rò rỉ trong phòng thí nghiệm. Điều đáng chú ý là Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom nhận xét rằng báo cáo đã không xem xét đầy đủ các bằng chứng hỗ trợ cho lý thuyết virus bắt nguồn từ phòng thí nghiệm và cần cung cấp thêm các nguồn lực để đánh giá đầy đủ hơn về khả năng này.

    Cuối thư, chúng ta lưu ý rằng khi đại dịch bắt đầu, các bác sĩ, nhà khoa học, nhà báo và người dân Trung Quốc đã chia sẻ những thông tin quan trọng về sự lây lan của chủng virus này với thế giới. Họ thường phải trả giá rất đắt cho việc này. Chúng ta nên thể hiện cùng một quyết tâm trong việc theo đuổi sự thật.

    Trước bức thư này, một số tuyên bố công khai tương tự của các nhóm nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới, đã kêu gọi mở lại một cuộc điều tra minh bạch hơn.

    WHO và ĐCSTQ đã phối hợp công bố một báo cáo đầy đủ về nguồn gốc của virus vào tháng 3, nói rằng virus rất có thể nhảy từ động vật trung gian sang người. Báo cáo nói rằng virus “rất khó” thoát khỏi Phòng Thí nghiệm Vũ Hán. Do thiếu thông tin đầy đủ, các nhà điều tra không thể xác định chính xác cách thức và thời điểm lây lan của chủng virus ban đầu.

    Báo cáo đã bị nghi ngờ rộng rãi. Người ta tin rằng các nhà chức trách ĐCSTQ đã hạn chế quyền truy cập vào dữ liệu gốc. Điều này ảnh hưởng đến tính minh bạch của cuộc điều tra.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49327
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 114ca;Thêm1bn nhân tử vong

    by music123 » Chủ nhật Tháng 5 16, 2021 9:12 pm

    Tin trong nước sáng 17/5: Biến chủng Ấn Độ lây nhanh trong không khí; 2 ổ dịch nguy hiểm ghi nhận thêm 114 ca mắc COVID-19, 4.000 F1

    Hiểu Minh(TH) 5/17/21

    Hình ảnh

    Ảnh minh họa: ảnh trái Baodantoc, ảnh phải VnExpress.



    Thêm một bệnh nhân Covid-19 tử vong

    HÀ NỘI Bộ Y tế sáng 17/5 công bố "bệnh nhân 3055", nam, 34 tuổi, tử vong do viêm màng não mủ biến chứng, di chứng chấn thương sọ não, viêm phổi nặng vì nhiễm nCoV.

    Theo Bộ Y tế, nam bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ngày 24/4 với chẩn đoán viêm phổi nặng do Covid-19, chấn thương sọ não do tai nạn giao thông, viêm màng não biến chứng nhiễm khuẩn huyết, giãn não thất.

    Người bệnh được điều trị tích cực, thở máy qua nội khí quản, kháng sinh kết hợp, chống đông, chống viêm, điều trị hỗ trợ. Tình trạng bệnh không giảm, bệnh nhân bị phù não, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết nặng lên.

    Tối 16/5, người bệnh tử vong, xác định nguyên nhân là viêm màng não mủ biến chứng, nhiễm khuẩn huyết trên bệnh nhân giãn não thất, di chứng chấn thương sọ não, suy hô hấp, viêm phổi nặng do nCoV.

    Bộ Y tế ghi nhận đây là ca tử vong do Covid-19 thứ 37 tại Việt Nam, kể từ đầu dịch.

    Hôm 15/5, Việt Nam ghi nhận ca tử vong do Covid-19 thứ 36, là cụ bà 89 tuổi, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương từ ngày 13/5. Bà tử vong ngày 15/5, nguyên nhân suy hô hấp, viêm phổi nặng do nCoV, tăng huyết áp, đái tháo đường, tiền sử xẹp đốt sống thắt lưng đã phẫu thuật.

    35 ca tử vong do Covid-19 trước đó đều kèm các bệnh lý nền như thận, đái tháo đường, ung thư, tăng huyết áp... và liên quan đợt dịch tại Đà Nẵng vào tháng 7-8/2020.

    Thêm 37 ca Covid-19 trong nước


    Bộ Y tế sáng 17/5 ghi nhận 37 ca dương tính COVID-19 trong nước, gồm tại Bắc Giang 22, Bắc Ninh 11, Vĩnh Phúc 3, Tuyên Quang một.

    37 ca mới được ghi nhận từ số 4176-4212, đều trong khu cách ly hoặc khu vực được phong tỏa; không phát hiện các ổ dịch mới.

    Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay lên 1.177, ghi nhận ở 26 tỉnh thành. Cụ thể, Bắc Giang 336, Bắc Ninh 252, địa bàn Hà Nội 221 ca (trong đó Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 89 ca, 26 ca ở Bệnh viện K), Đà Nẵng 135, Vĩnh Phúc 86, Hưng Yên 27, Hà Nam 25, Điện Biên 17, Lạng Sơn 16, Thái Bình 15, Hải Dương 9, Hòa Bình 6, Nam Định 6, Thừa Thiên Huế 5, Quảng Nam 3, Quảng Trị 3, Đăk Lăk 3, Phú Thọ 2, Thanh Hóa 2, Yên Bái, TP.HCM, Đồng Nai, Quảng Ngãi, Nghệ An, Hải Phòng, Quảng Ninh, Tuyên Quang mỗi nơi một ca.





    Cách thức lây truyền COVID-19

    Phân tích cách thức lây truyền của COVID-19, bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam cho biết, virus lây truyền thông qua giọt bắn, tức là mầm bệnh nằm trong các giọt bắn từ đường hô hấp tiết ra.



    Kích thước mỗi giọt bắn thông thường là trên 5 micromet. Người tiếp xúc gần (trong vòng khoảng cách 1 mét) với người nhiễm bệnh có thể mắc COVID-19 khi các giọt bắn này thâm nhập vào miệng, mũi hoặc mắt. Ở khoảng cách tiếp xúc tối thiểu hai mét, giọt bắn càng lớn thì tốc độ rơi xuống đất càng nhanh, số lượng giọt bắn sẽ rơi bớt đi khi tiếp xúc, khả năng lây truyền mầm bệnh sẽ ít hơn. Ngược lại, hạt càng nhẹ thì sẽ rơi lâu, khả năng lây truyền sẽ nhanh hơn.

    COVID-19 còn lây truyền gián tiếp qua các vật dụng hoặc bề mặt bị nhiễm mầm bệnh. Những giọt bắn khi rơi xuống sẽ không hoàn toàn xuống đất và biến mất, chúng có thể bám vào các bề mặt như quần áo, đồ vật… Con người chạm tay vào các bề mặt đó, vô tình đưa tay lên mũi, miệng, mắt thì virus xâm nhập vào cơ thể.

    COVID-19 còn có khả năng lây truyền qua không khí. Đây là phương thức lây truyền mới được khẳng định từ đầu năm nay. Chuyên gia phân tích, những giọt bắn nhỏ hơn 5 micromet (gọi là aerosol hay hạt khí dung) sẽ treo lơ lửng trong không khí. Các hạt này bản chất là dạng vật chất, dạng rắn hoặc dạng lỏng, tồn tại ở cấu trúc rất nhỏ. Về nguyên lý, khi trọng lượng nhỏ, những hạt này sẽ nằm lại trong không khí lâu, phát tán xa hơn, và những người ở xa sẽ có thể hít phải các hạt đó rồi nhiễm bệnh.

    Trong môi trường lưu thông không khí kém như phòng kín, khoang máy bay, ô tô, phòng bệnh tại bệnh viện, hội trường, quán bar, karaoke…, những hạt nhỏ này bay lơ lửng trong không khí, không có lối thoát. Chúng có thể tích tụ nhanh chóng, tương tự khói thuốc lá, thành nồng độ đặc dần, hệ quả là người trong môi trường đó có khả năng nhiễm bệnh rất cao.

    Theo nghiên cứu của Đại học Đại học Cambridge, đăng tải trên tạp chí Proceedings of the Royal Society A, nCoV có thể lây lan ngay khi người bệnh chỉ nói chuyện mà không ho, hắt hơi. Trong không gian nhỏ, tổng lượng khí dung chứa virus lơ lửng trong một giờ (sau khi người bệnh nói chuyện khoảng 30 giây) có thể nhiều hơn một lần ho.



    Các nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra rằng, COVID-19 ở nhiệt độ 4 độ C sẽ còn nguyên trong 14 ngày, lưu trên giấy là 3 giờ; tồn tại trên gỗ hay quần áo là 2 ngày; ở thủy tinh và tiền là 4 ngày; với thép, inox hay nhựa là 7 ngày; khi nhiệt độ ở 70 độ C thì sau 5 phút sẽ chết. Đáng lo ngại, những giọt khí dung nhỏ nhất có thể tồn tại trong không khí hàng giờ liền, và còn có thể lâu hơn nếu nồng độ trong không khí dày đặc do môi trường khép kín, thông gió kém.

    “Các vũ trường, quán karaoke, các phương tiện ôtô, khoang máy bay, phòng bệnh, khu công nghiệp… là môi trường kín, tạo điều kiện thuận lợi tạo hạt khí dung tích tụ, dễ lây bệnh nhanh, đúng như bối cảnh dịch hiện nay”, chuyên gia nói.

    Đặc biệt, nhân viên y tế thực hiện các can thiệp cho bệnh nhân Covid-19 như nội soi phế quản, ép tim ngoài lồng ngực, hay hút đờm, đặt nội khí quản… có khả năng nhiễm nCoV cao.

    Tốc độ lây lan

    Mỗi biến chủng COVID-19 có tốc độ lây lan khác nhau. Ông Hà phân tích, một mầm bệnh lây nhanh hay không, phụ thuộc vào ngưỡng nhiễm. Ngưỡng nhiễm là lượng cơ thể hít phải các mầm bệnh nhiều hay ít thì sẽ phát bệnh. Nếu virus nào ngưỡng nhiễm thấp, có nghĩa rằng chỉ số lượng rất ít cũng có thể gây bệnh, thì khả năng lây lan sẽ rất cao.



    Ông Hà ví dụ đợt dịch SARS năm 2003 tại Việt Nam, rất nhiều người trong gia đình, thậm chí ngoài cộng đồng tiếp xúc với người bệnh bị Sars nhưng chỉ số ít, thậm chí không ai bị lây nhiễm. Hầu hết chỉ lây trong bệnh viện do thông khí kém. Điều này khác biệt hoàn toàn so với tốc độ lây nhiễm của COVID-19. Vậy suy ra, với COVID-19, ngưỡng nhiễm rất thấp.

    Ông giả sử: “Nói dễ hiểu, với SARS, cơ thể phải nhiễm trên 1000 con virus thì hệ thống bảo vệ mới không ngăn chặn được, còn nCoV chỉ cần 10 con virus xâm nhập vào cũng có khả năng nhiễm bệnh và lây lan. Như vậy ngưỡng nhiễm của COVID-19 rất thấp”.

    Với từng biến chủng COVID-19 cũng như vậy. Khả năng bắt rễ vào tế bào vật chủ niêm mạc đường hô hấp rất dễ dàng đối với các chủng mới, nói cách khác, khả năng gắn kết của COVID-19 với tế bào vật chủ dễ dàng. COVID-19 dễ dàng chui qua hệ thống nào có nhiều điểm tiếp nhận. Chính vì vậy, chúng làm tăng khả năng lây nhiễm. Điều này có thể lý giải tốc độ lây lan của biến chủng Ấn Độ nhanh hơn nhiều so với các biến chủng khác như biến chủng Anh, biến chủng Nam Phi…. Có những ca bệnh, một người lây cho mười mấy người, thậm chí nhiều hơn thế. Khi ở trong môi trường kín, biến chủng Ấn Độ càng có tốc độ lây lan nhanh hơn.

    Phòng ngừa lây nhiễm biến chủng

    Ông Hà phân tích, biến chủng mới lan nhanh khiến lượng người nhiễm COVID-19 nhiều lên, lan rộng ra nhiều đối tượng, y tế quá tải, chắc chắn sẽ không tránh khỏi số người bị nặng nhiều lên, số người chết tăng lên…

    “Việc bệnh nhân Covid-19 nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có điều kiện điều trị, đối tượng mắc bệnh… Không có bằng chứng chứng minh biến chủng mới làm các bệnh nhân Covid-19 diễn tiến nặng lên”, ông Hà nói.

    Hiện công suất xét nghiệm của Việt Nam đã đạt cấp độ nhanh, tăng 1,7 lần so với thời kỳ cao điểm của đợt dịch Đà Nẵng (tháng 7/2020). Song, theo bác sĩ Hà, ngoài việc đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm, các biện pháp lưu thông khí rất quan trọng, và đó là biện pháp ngăn chặn COVID-19 lâu dài.

    Tại bệnh viện, tất cả các phòng khám ngoại trú, buồng bệnh đều phải mở toang cửa sổ, cửa chính, lắp quạt máy xoay… Ở các siêu thị, shop bán hàng, quán cà phê, quán ăn, lớp học cũng vậy. Đối với các khu săn sóc đặc biệt, phòng cấp cứu cần làm thông gió. Đóng cửa các dịch vụ trong phòng kín như karaoke, quán bar, rạp chiếu phim… Taxi, xe buýt, xe khách… không được đóng kín cửa và phải dùng quạt.

    2 ổ dịch nguy hiểm ghi nhận thêm 114 ca mắc Covid-19

    Người lao Động – Tối 16/5, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bắc Giang cho biết đã ghi nhận 332 ca mắc Covid-19 (tăng 114 ca).

    Tại xã Phương Sơn (huyện Lục Nam), ổ dịch này có 4 ca F0 và đã được khống chế, không còn khả năng bùng phát ra cộng đồng.

    Tại Công ty Shin Young, Khu công nghiệp Vân Trung (huyện Việt Yên), ổ dịch này có 176 F0 (tăng 71 trường hợp, chủ yếu là các trường hợp đã được cách ly ngay sau khi có ca F0).

    Đáng chú ý, ổ dịch tại Công ty TNHH Hosiden Việt Nam trong Khu công nghiệp Quang Châu (huyện Việt Yên) có 152 trường hợp F0 (tăng 43 trường hợp). Ngoài ra, còn 83 mẫu xét nghiệm gộp có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

    Nhận định thời gian tới ổ dịch tại Công ty Hosiden Việt Nam số ca F0 sẽ tiếp tục tăng nhanh. Trên cơ sở kết quả xét nghiệm, tỉnh Bắc Giang xác định toàn bộ công nhân làm việc tại Công ty này là F1 (khoảng 4.000 người).

    Hà Nội cử 20 cán bộ y tế chi viện Bắc Giang

    Zing – Chiều 16/5, Hà Nội đã tổ chức lễ xuất quân cho 20 cán bộ, nhân viên y tế của TP Hà Nội được điều động tới Bắc Giang, nhằm hỗ trợ địa phương này trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

    Trong số này có Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội Trương Quang Việt, Phó giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn…

    Ngoài ra, Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản khẩn chỉ đạo 4 bệnh viện gồm Bắc Thăng Long, Đức Giang, Thanh Nhàn, Hà Đông thực hiện việc tiếp nhận và điều trị bệnh nhân Covid-19. Quyết định này được đưa ra sau khi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) chỉ có thể tiếp nhận những ca bệnh nhân Covid-19 nặng.

    13 bệnh nhân Covid-19 tại Bắc Ninh tiên lượng nặng


    Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bắc Ninh chiều tối 16/5, 13 bệnh nhân tiên lượng nặng của địa phương này đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Trong đó, 3 người phải thở máy.

    Ba trường hợp phải thở máy là BN3469, 3760, 2515.

    BN3469 là bà N.T.D., 46 tuổi, ở Mão Điền, Thuận Thành, nhập viện ngày 15/5. Khi vào viện, bà D. có triệu chứng ho, sốt, khó thở, được chẩn đoán viêm phổi. Ê-kíp điều trị của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh chỉ định chuyển viện cho bệnh nhân.

    BN3760 là bà N.T.L., 67 tuổi, ở Đạo Xá, Nghĩa Đạo, Thuận Thành, nhập viện ngày 14/5 với tình trạng ho, sốt. Các chuyên gia điều trị chẩn đoán bà L. bị viêm phổi nặng, suy hô hấp, tiểu đường, suy giáp, suy thượng thận.

    Trường hợp phải thở máy cuối cùng là ông N.X.H., 58 tuổi, ở Mão Điền, Thuận Thành, từ Bệnh viện dã chiến số 2 chuyển lên ngày 16/5. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi nặng, suy hô hấp.

    Hiện tại, 10 bệnh viện, trung tâm y tế của Bắc Ninh điều trị cho 289 ca dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, nhiều nhất là tại Bệnh viện dã chiến Gia Bình (71 ca), sau đó đến Trung tâm Y tế Thuận Thành (62 ca).

    Huế phạt 6 người tự ý vào khu vực phong toả 46 triệu đồng

    Thanhnien – Nhà chức trách huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế ngày 16/5 đã xử phạt 6 người tự ý vào khu vực phong toả với tổng số tiền 46 triệu đồng. Bao gồm 5 người vào để đánh ghen và người chồng.

    Cụ thể, người đàn ông 37 tuổi băng ruộng vào địa bàn phong tỏa lúc 2 giờ sáng bị phạt 7,5 triệu đồng vì không chấp hành các quy định phòng dịch và 5 người còn lại bị xử phạt (mỗi người 7,7 triệu đồng) về hai hành vi: không chấp hành các quy định phòng dịch và gây rối trật tự.

    Trước đó ngày 13/5, người đàn ông 37 tuổi (người chồng) ở xã Phong An đã ‘đột nhập’ khu vực phong tỏa thuộc địa bàn xã Phong Hiền (H.Phong Điền) để đưa thuốc hạ sốt cho 1 cô gái 29 tuổi. Sau đó, vợ của anh này biết và đã cùng 4 người xin lực lượng chức năng ở chốt kiểm soát cho đi vào xã Phong Hiền nhưng bị từ chối. Năm người này sau đó tìm cách ‘đột nhập’ vào nhà cô gái 29 tuổi để đánh ghen, gây rối. Lúc này, người chồng đã băng ruộng bỏ chạy về xã Phong An.
    Hiện cả 6 người tự ý xông vào khu vực phong tỏa cùng 3 con nhỏ của hai vợ chồng nói trên đã được đưa đi cách ly tập trung theo hình thức tự trả chi phí.

    Việt Nam tiếp nhận lô vaccine COVID-19 thứ 2 gần 1,7 triệu liều từ COVAX

    Laodong – Vào lúc 20h ngày 16/5, toàn bộ 1.682.400 liều vaccine do COVAX Facility tài trợ cho Việt Nam đã được chuyển tới kho lạnh của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương tại Hà Nội.

    PGS. TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết các thùng vaccine được vận chuyển trong điều kiện nhiệt độ đúng như quy định.

    Trước lô vaccine này, Việt Nam đã nhận lô đầu tiên từ COVAX vào tháng 4 năm 2021. Lô vaccine này nằm trong số 4,1 triệu liều vaccine, được cam kết hỗ trợ miễn phí cho Việt Nam của COVAX. COVAX là một cơ chế quốc tế nhằm đảm bảo tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19 trên toàn cầu.

    Chuyên gia lên tiếng vụ gần 10.000 CMND người Việt bị rao bán

    VTC – Liên quan đến vụ gần 10.000 CMND của người Việt bị rao bán trên mạng. Ngày 16/5, Trung tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia (NCSC) cho biết đánh giá bước đầu của Trung tâm là – thông tin của khoảng 10.000 người dùng có thể bị lộ từ một dịch vụ cho vay tiền trực tuyến, hoặc sàn giao dịch tiền mã hóa.

    NCSC thông báo: “Với cấu trúc dữ liệu rao bán có thể thấy dữ liệu này xuất phát từ việc người dùng đăng ký sử dụng các dịch vụ có yêu cầu cung cấp thông tin KYC (bao gồm họ tên, địa chỉ, số điện thoại, ảnh chụp hai mặt CMND/CCCD) như: dịch vụ cho vay tiền trực tuyến, dịch vụ tài khoản tiền ảo,…Tới thời điểm hiện tại các đơn vị chức năng đang tiến hành xác minh dữ liệu để đánh giá mức độ và nguồn lộ lọt thông tin.”
    Hình ảnh
Đăng trả lời 344 bài viết

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: music123 và 136 khách