Đăng trả lời 344 bài viết
VN:Thêm 88.378 ca, Quảng Ninh và Bình Định bổ sung 23.262 F0
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm7.913 ca; SG: 4.469 ca

    by music123 » Thứ 3 Tháng 7 27, 2021 5:20 pm

    Tin Covid-19 tối 27/7: TP.HCM thêm 4.469 ca COVID-19; Sau tiêm vắc-xin, 1 trong 8 dấu hiệu cần liên hệ y tế khẩn


    Hiểu Minh (TH)

    Hình ảnh

    Ảnh CTV Bạch Lâm.

    Thêm 5.149 ca COVID-19, riêng TP.HCM 4.469 ca

    Bộ Y tế tối 27/7 ghi nhận 5.149 ca COVID-19 tại 29 tỉnh thành, trong đó có 525 ca cộng đồng.

    5.149 ca tại: TP.HCM (4.469), Đồng Nai (120), Long An (75), Bình Dương (79), Đồng Tháp (154), Cần Thơ (54), Bình Thuận (45), Đà Nẵng (26), Phú Yên (23), Sóc Trăng (22), Hà Nội (19), Ninh Thuận (13), Vĩnh Phúc (11), Gia Lai (5), Đăk Nông (5), Bình Định (4), Huế (4), Quảng Nam (3), Hậu Giang (3), Quảng Ngãi (3), Kon Tum (2), Lạng Sơn (2), Kiên Giang (2), Thái Nguyên (1), Bạc Liêu (1), Thanh Hóa (1), Lâm Đồng (1), Hà Tĩnh (1), Đăk Lăk (1).

    Như vậy, trong ngày 27/7 ghi nhận 7.913 ca mắc mới, gồm 2 ca nhập cảnh và 7.911 ca trong nước, chủ yếu ở TP HCM (6318), Đồng Tháp (303), Đồng Nai (239), Bình Dương (166). Trong đó, 1.063 ca cộng đồng.



    Sau tiêm vắc-xin ngừa COVID-19, có 1 trong 8 dấu hiệu cần liên hệ y tế khẩn

    Bộ Y tế vừa ban hành quyết định về việc hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc-xin.

    Trong quyết định này, Bộ Y tế lưu ý, khi thấy một trong 8 dấu hiệu sau, người được tiêm vắc-xin cần liên hệ đội cấp cứu lưu động hoặc đến thẳng bệnh viện:

    – Ở miệng thấy có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi;

    – Ở da thấy có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da;

    – Ở họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó;



    – Về thần kinh có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, co giật;

    – Về tim mạch có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài;

    – Đường tiêu hóa dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy;

    – Đường hô hấp có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái;

    – Toàn thân có biểu hiện: Chóng mặt, choáng, xây xẩm, mệt bất thường; đau dữ dội tại một hay nhiều nơi không do va chạm; sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt.



    Thêm 55 người Hà Nội dương tính COVID-19, tìm người tới Bệnh viện Phổi Hà Nội

    Sở Y tế Hà Nội trưa 27/7 ghi nhận thêm 36 trường hợp dương tính COVID-19, nâng tổng số ca trong ngày lên 55 ca. Các ca này chưa được Bộ Y tế cấp mã số bệnh nhân, nên xem như nghi nhiễm.

    Trong những ca nhiễm trên có 5 người liên quan Bệnh viện Phổi, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội trưa nay thông báo tìm người từng đến khám, điều trị, làm việc, liên hệ công tác, liên quan Bệnh viện Phổi Hà Nội, từ ngày 6/7 đến ngày 25/7. Những người này cần tự cách ly tại nhà và liên hệ ngay với trạm y tế, trung tâm y tế trên địa bàn hoặc gọi điện thoại số 0969.082.115 hoặc số 0949.396.115 của CDC Hà Nội.

    Nhật Bản chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine cho Việt Nam

    Công ty TNHH MTV Vaccine và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech), trực thuộc Bộ Y tế, là một trong những nhà sản xuất vaccine lớn và lâu đời tại Việt Nam, cùng Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và Công ty Shionogi Nhật Bản, đã ký thỏa thuận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine.

    Thông tin được tiến sĩ Nguyễn Ngô Quang, Phó cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế , chia sẻ với VnExpress ngày 27/7. Công nghệ vaccine được chuyển giao là Recombinant SARS-CoV-2 Spike Protein (BaculovirusExpression Vector System), tức công nghệ sản xuất vaccine tái tổ hợp. Hiện các bên đã ký thỏa thuận bảo mật để tiếp cận hồ sơ vaccine và công nghệ.

    Hai nữ nhân viên bệnh viện mắc COVID-19, giãn cách một huyện ở Nghệ An

    Hai nữ nhân viên Bệnh viện Đa khoa Minh An, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An mắc COVID-19 sau khi tiếp xúc gần với một tài xế xe đường dài đến xét nghiệm COVID-19.



    Huyện này đã phong tỏa Bệnh viện Đa khoa Minh An; tạm thực hiện cách ly xã hội đối với xã An Hòa và xã Quỳnh Hưng – hai địa phương có bệnh nhân cư trú.

    Đến nay huyện Quỳnh Lưu đã lập 22 chốt tại khu vực tạm phong tỏa, cách ly xã hội; chặn 46 đường lưu thông ra, vào hai xã An Hòa và Quỳnh Hưng.

    Trước diễn biến phức tạp, nguy cơ lớn của dịch COVID-19, ông Bùi Đình Long đồng ý với đề xuất giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 tại huyện Quỳnh Lưu.

    Một số xe taxi ở TP.HCM được hoạt động hỗ trợ y tế

    Sở Giao thông Vận tải TP.HCM ngày 27/7 đã cho một số loại xe thuộc 2 hãng taxi Mai Linh và Vinasun được hoạt động trong thời gian thành phố áp dụng Chỉ thị 16.

    Các xe được cấp phép có vai trò hỗ trợ y tế; đưa đón người dân đi, đến các trung tâm cách ly thông qua sự điều động của ngành y tế; vận chuyển người dân từ nhà đến bệnh viện – trung tâm y tế hoặc ngược lại; vận chuyển người dân từ nhà đến Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất hoặc ngược lại.

    Riêng trường hợp vận chuyển người dân ra Cảng hàng không Tân Sơn Nhất, tài xế chỉ được chở người có họ tên đúng với thông tin trên vé máy bay hoặc thẻ lên máy bay (boarding Card) trong ngày, phù hợp với giờ bay.

    Các taxi được cấp phép hoạt động trong thời gian này sẽ có Giấy nhận diện có mã QR được dán trên kính xe. Lực lượng chức năng kiểm tra thông tin bằng cách quét mã QR trên giấy nhận diện.

    Đi chợ phải có thẻ, ra đường phải có ‘giấy thông hành’

    Trưa 27/7, ông Đoàn Ngọc Thượng – Phó Chủ tịch TP. Buôn Ma Thuột cho biết, chính quyền thành phố đã có văn bản chỉ đạo 21 xã, phường trên địa bàn khẩn trương phát hành và cấp thẻ đi chợ (siêu thị, cửa hàng tiện lợi) cho người dân trên địa bàn với tần suất 3 ngày một lần để mua sắm lương thực, thực phẩm, các hàng hóa thiết yếu.

    Theo kế hoạch sẽ in ấn, đóng dấu và trong ngày 28/7 sẽ phát xong thẻ cho người dân.

    Từ ngày 29/7-7/8, cơ quan chức năng sẽ căn cứ để xử lý những trường hợp ra khỏi nhà không có lý do chính đáng hoặc đi chợ mà không có thẻ.

    Giám đốc bệnh viện cùng 7 nhân viên nhiễm COVID-19

    Hình ảnh

    Ảnh chụp màn hình Công Lý.

    Ông Phạm Phú Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế TP. Cần Thơ hôm 25/7 đã có báo cáo nhanh về các trường hợp nhiễm COVID-19 tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) TP. Cần Thơ.

    Cụ thể, theo Công Lý, đêm ngày 22/7, Khoa Hồi sức cấp cứu BVĐK TP. Cần Thơ đã tiếp nhận 3 bệnh nhân cấp cứu, trong đó có 2 ca nghi nhiễm và 1 ca nhiễm COVID-19. Trong 3 trường hợp trên, có 2 trường hợp suy hô hấp nặng cần phải đặt nội khí quản, hỗ trợ thông khí nhân tạo.

    Hai trường hợp nghi nhiễm đã được cấp cứu kịp thời và lấy mẫu xét nghiệm COVID-19, kết quả xét nghiệm nhận được dương tính COVID-19.



    Trong quá trình cấp cứu và điều trị bệnh nhân đều diễn ra trong phòng sàng lọc nên tiềm ẩn yếu tố nguy cơ phơi nhiễm, Ban lãnh đạo BVĐK TP. Cần Thơ đã chỉ đạo thực hiện các biện pháp khử khuẩn tại khu vực sàng lọc Khoa Hồi sức cấp cứu, đường di chuyển của người bệnh và tiến hành cách ly, xét nghiệm toàn bộ ekip trực tại các phòng cách ly trong Bệnh viện và những người có liên quan.

    Ngày 24/7, trong các mẫu xét nghiệm sàng lọc, có mẫu của nhân viên N.T.N. là thành viên của ekip trực được xác định dương tính với COVID-19

    Ngày 25/7, Bệnh viện tiếp tục xét nghiệm COVID-19 sàng lọc cho các nhân viên của bệnh viện, ghi nhận thêm 7 trường hợp dương tính, trong đó có Giám đốc bệnh viện.

    Bắt đầu từ 00 giờ ngày 26 tháng 7, Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ ngưng tiếp nhận bệnh nhân đến khám chữa bệnh, đồng thời tiến hành phong toả bệnh viện.

    Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ được xây dựng trên diện tích hơn 2,4ha, có tổng vốn đầu tư hơn 850 tỷ đồng, quy mô 700 giường, gồm 10 tầng nổi, một tầng hầm và bãi đáp máy bay lên thẳng trên sân thượng.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 6.559 ca; SG: 4.449 ca

    by music123 » Thứ 4 Tháng 7 28, 2021 2:57 pm

    Tin Covid-19 tối 28/7: Thêm 3.698 ca Covid-19;Vẫn không rõ “hàng thiết yếu” là những gì


    Từ 6 giờ đến 19 giờ ngày 28/7, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận Việt Nam có 3.698 ca mắc mới; trong đó có 1 ca nhập cảnh và 3.697 ca ghi nhận trong nước. Đáng chú ý, số ca mắc mới COVID-19 trong ngày 28/7 là 6.559 ca, giảm 1.354 ca so với ngày 27/7 (7.913 ca).

    Hình ảnh


    Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho những người đến Bệnh viện Phổi Hà Nội từ ngày 6 đến 25/7. Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN.


    Cụ thể, 3.698 ca mắc mới được ghi nhận tại: TP Hồ Chí Minh (2.334 ca), Bình Dương (631 ca), Đồng Tháp (153 ca), Đồng Nai (137 ca), Cần Thơ (66 ca), Khánh Hòa (61 ca), Trà Vinh (54 ca), Bến Tre (52 ca), Đà Nẵng (50 ca), Phú Yên (34 ca), Bình Thuận (32 ca), Ninh Thuận (25 ca), Vĩnh Phúc (12 ca), Quảng Nam (11 ca), Hậu Giang (6 ca), Hà Nội (5), Hải Dương (5 ca), Thái Nguyên (5 ca), Gia Lai (4 ca), Ninh Bình (4 ca), Hà Giang (3), Bình Phước (3 ca), Thừa Thiên Huế (2 ca), Hà Tĩnh (2 ca), Cà Mau (2 ca), Đắk Nông (1 ca), Quảng Ngãi (1 ca), Quảng Trị (1 ca), Thanh Hóa (1 ca) trong đó có 781 ca trong cộng đồng.

    Tính riêng trong ngày 28/7, Việt Nam ghi nhận 6.559 ca mắc mới, trong đó 4 ca nhập cảnh và 6.555 ca ghi nhận trong nước. Thành phố Hồ Chí Minh cao nhất, có 4.449 ca mắc mới.

    Như vậy, đến 19 giờ ngày 28/7, Việt Nam có tổng cộng 2.207 ca nhập cảnh và 118.612 ca mắc trong nước.


    Vẫn không rõ “hàng thiết yếu” là những gì

    Hà Nội đã bước sang ngày giãn cách thứ 4, lãnh đạo thành phố liên tục đến các chốt kiểm tra, chỉ đạo. Tuy nhiên hiện nay, Hà Nội vẫn áp dụng cứng quy định, xe phải có thẻ lưu thông luồng xanh. Còn việc nhận diện hàng thiết yếu thì chưa thống nhất.

    Sáng 27/7, các chốt kiểm soát xe ra vào thành phố Hà Nội vẫn kiểm tra gắt gao người và xe chở hàng vào thành phố. Tại các chốt vào khu vực cửa ngõ, với lái xe không có thẻ lưu thông luồng xanh và nhiều lái xe dù có xét nghiệm PCR âm tính vẫn bị yêu cầu quay đầu xe đi hướng khác.

    Trong ngày 27/7, nhiều xe chở hàng hóa phục vụ các siêu thị, xe chở thức ăn chăn nuôi đều bị lực lượng chức năng tại các chốt trực dừng lại. Mặc dù tài xế trình đầy đủ giấy tờ, trong đó có giấy xét nghiệm PCR nhưng với lý do không có thẻ lưu thông luồng xanh, lực lượng chức năng vẫn đóng chốt.



    Tại chốt kiểm soát xe vào Hà Nội từ khu vực Ecopark (Hưng Yên), trưa 27/7, cảnh sát giao thông (CSGT), thanh tra giao thông, cảnh sát trật tự… đã chặn một xe chở bình gas. Qua kiểm tra hàng chở trên xe, lực lượng liên ngành tại đây khẳng định, gas trên xe là khí đốt, không phải hàng thiết yếu, không thể qua chốt.

    Trả lời PV Tiền Phong về các mặt hàng thiết yếu để được qua chốt là những loại gì, cán bộ tại nhiều chốt trực trả lời không thống nhất.

    Đại diện Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho rằng, để đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa thiết yếu phục vụ dân ở khu giãn cách xã hội, trước chi lập chốt để kiểm soát xe ra vào, cơ quan chức năng cần phải định hình, phân loại được hàng thiết yếu là những hàng gì.

    “Luồng xanh” bị hiểu chệch chuẩn?

    Đại diện Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, “luồng xanh” ở đây là công tác phân luồng, phân hướng để ưu tiên cho xe chở hàng thiết yếu, xe chở người phục vụ chống dịch, lao động di chuyển trên đường.



    Do vậy, Bộ GTVT mới được yêu cầu xây dựng “luồng xanh” để nhận diện, hướng dẫn xe lưu thông. Việc này đã và đang thực hiện tại TPHCM và một số tỉnh nằm ven các tuyến quốc lộ rất tốt. Tuy nhiên, khi triển khai tại Hà Nội lại chưa được hiểu đầy đủ, thống nhất.

    Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam Nguyễn Văn Quyền đánh giá, từ thực tế những ngày qua, lực lượng chức năng ở các chốt tại Hà Nội đang biến luồng xanh quốc gia thành “giấy phép con” đối với xe thông các chốt kiểm soát.

    “Khi chưa có hoặc chưa cấp được thẻ đi luồng xanh, các địa phương như Quảng Ninh, Hải Phòng hoặc Bắc Giang đã áp dụng biện pháp kiểm tra xét nghiệm PCR với người điều khiển, rồi cho vào địa phương mình. Thế nhưng với Hà Nội, lái xe chở hàng có kết quả xét nghiệm PCR cũng không được vào, lực lượng chức năng yêu cầu phải có thẻ lưu thông luồng xanh”, ông Quyền nói.

    Theo ông Quyền, tại Hà Nội luồng xanh chỉ nên thực hiện tại các quốc lộ chạy qua địa bàn thành phố, các tuyến đường vành đai để phân luồng, hướng dẫn xe chạy qua Hà Nội trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16.

    “Trước thực tế này, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã có văn bản chỉ đạo không kiểm tra, không lập chốt kiểm soát xe có thẻ luồng xanh. Tuy nhiên, việc này đến nay Hà Nội vẫn lập nhiều chốt để kiểm soát”, ông Quyền nêu.



    Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết đã có văn bản số 7630, nêu rõ: Với xe chở hàng hóa thiết yếu, vận chuyển công nhân, chuyên gia đã được cấp giấy luồng xanh (mã QR) thì lực lượng chức năng tại chốt kiểm soát không kiểm tra; Với xe vận tải hàng hóa thiết yếu, vận chuyển công nhân, chuyên gia chưa được cấp kịp thời thẻ lưu thông trong “luồng xanh” nhưng người điều khiển phương tiện có giấy xét nghiệm PCR còn giá trị thì lực lượng chức năng tại chốt kiểm soát cho xe qua chốt.

    Hà Nội đề nghị Bộ Y tế đính chính số liệu COVID-19 không chính xác

    Bộ Y tế sáng nay 28/7 công bố, số ca COVID-19 mắc mới tính từ 19 giờ ngày 27/7 đến 6 giờ ngày 28/7 tại Hà Nội là 69 ca.

    Tuy nhiên, bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, thông tin này không chính xác, Hà Nội chỉ ghi nhận từ 18 giờ ngày 27/7 đến 6 giờ ngày 28/7 là 18 trường hợp mắc mới, trong đó 16 ca tại cộng đồng và 2 tại khu cách ly tập trung.

    Bà Hà cũng đề nghị các báo điều chỉnh số liệu chuẩn xác để người dân không hoang mang về tình hình dịch bệnh tại thủ đô.

    Đây không phải lần đầu tiên số liệu công bố giữa Bộ Y tế và các địa phương, trong đó có Hà Nộ vênh nhau. Trên thực tế, số liệu Bộ Y tế tổng hợp muộn hơn các địa phương nên số liệu thường có độ trễ. Đơn cử hôm qua, 27/7, Bộ Y tế công bố Hà Nội có 23 ca Covid-19, song số liệu từ Sở Y tế Hà Nội là 76 ca.



    Hà Nội hướng dẫn cách ly F1 tại nhà giảm tải tại các khu cách ly tập trung

    Theo tờ trình, CDC xây dựng hướng dẫn cách ly F1 tại nhà nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm chéo, ngăn quá tải tại các khu cách ly y tế tập trung và tạo tâm lý thoải mái, giảm chi phí cho người được cách ly y tế.

    Các nhóm áp dụng cách ly tại nhà, gồm:

    Người tiếp xúc gần (F1) và không phải là người trong cùng gia đình, trong phòng làm việc, trong cùng bàn ăn uống với F0. Nếu là trẻ em dưới 12 tuổi, người tàn tật, phụ nữ sau sinh và cho con bú trong vòng 12 tháng, bắt buộc phải có người chăm sóc. Người trực tiếp chăm sóc, hỗ trợ F1, cũng được cách ly tại nhà.

    Tất cả người sống trong một nhà hoặc nơi cư trú đều là F1.

    Những người đang cách ly tập trung (F1 hoặc về từ vùng dịch) đủ 7 ngày, có kết quả xét nghiệm RT-PCR ngày thứ 7 âm tính với nCoV, được chuyển về cách ly tại nhà.

    Đối với các F1 nguy cơ cao: F1 trong gia đình hoặc cùng phòng làm việc, cùng bàn ăn với trường hợp xác định, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch cơ sở cân nhắc các điều kiện cách ly tại nhà và các yếu tố nguy cơ dịch bệnh để quyết định.

    Họ phải cách ly y tế tại nhà hoặc nơi cư trú 14 ngày liên tục, kể từ khi bắt đầu cách ly. Nếu đã cách ly tập trung 7 ngày, họ sẽ tiếp tục cách ly tại nhà thêm 7 ngày, tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà thêm 14 ngày.

    Mỗi người lấy mẫu xét nghiệm nCoV ít nhất 3 lần vào ngày thứ nhất, thứ 7 và thứ 14 kể từ khi bắt đầu cách ly. Người đã cách ly tập trung 7 ngày, được lấy mẫu xét nghiệm một lần vào ngày thứ 7.

    Các điều kiện về nơi ở, vệ sinh và trách nhiệm của người cách ly, nhân viên y tế, lực lượng chức năng trên địa bàn F1 cư trú, được quy định như hướng dẫn chung của Bộ Y tế về cách ly tại nhà, ban hành ngày 14/7.

    Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc CDC Hà Nội, sáng 28/7 cho biết Hà Nội chưa áp dụng cách ly F1 tại nhà. Hiện nay, nguồn lực của Hà Nội vẫn đủ để đảm bảo cách ly tập trung. Cụ thể, tất cả F1 trên địa bàn Hà Nội được cách ly tập trung tại khu cách ly của thành phố, của quân đội và tại các quận, huyện; quận, huyện nào cũng phải có một khu cách ly tập trung riêng, đảm bảo đủ chỗ cho người cách ly.

    Vì vậy, CDC Hà Nội xây dựng hướng dẫn với tư cách là cơ quan chuyên môn. Khi UBND TP chỉ đạo, CDC sẽ trình quy trình thí điểm.

    Bệnh viện đa khoa TP. Buôn Ma Thuột phong tỏa một khoa, dừng nhận bệnh nhân

    Ngày 28/7, một lãnh đạo BVĐK TP. Buôn Ma Thuột cho biết đơn vị đã nhận được thông báo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk về kết quả xét nghiệm RT-PCR dương tính Covid-19 của một bệnh nhân từng nằm điều trị ở Khoa nội của bệnh viện này.

    Theo lãnh đạo BVĐK TP.Buôn Ma Thuột, bệnh viện đang phải tạm dừng hoạt động tiếp nhận bệnh nhân; đồng thời phong tỏa Khoa nội để triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.

    Vissan xin dừng sản xuất vì có 43 ca F0

    Vissan xin ngưng hoạt động trong 3-4 tuần để đưa F0 đi cách ly tập trung, còn các F1, F2 sau khi theo dõi nếu đủ điều kiện có thể quay lại công việc.

    Đây là một trong những phương án đề xuất mà Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) viết trong Công văn gửi đến Sở Y tế TP.HCM.

    Sau khi thực hiện phương án “3 tại chỗ” từ 28/6 và liên tục xét nghiệm cho nhân viên, đến ngày 17/7, công ty phát hiện có 4 ca F0 và đã đưa đi cách ly tập trung. Đến ngày 20/7, có thêm 20 ca nhưng các ca này đều cách ly tại công ty. Từ ngày phát hiện ca nhiễm đến nay, có nhiều ca F1 đã thành F0 và F2 chuyển lên F1. Đến ngày 23/7, Vissan có 43 ca nhiễm Covid-19.

    Hôm nay (28/7), công ty chính thức ngừng giao hàng tới các hệ thống siêu thị và cửa hàng.

    Đồng Nai vượt 3.000 ca nhiễm, thêm 2 bệnh nhân tử vong

    Baodongnai – Sáng 28/7, theo thông tin từ Sở Y tế Đồng Nai được truyền thông địa phương trích dẫn, tỉnh này vừa ghi nhận thêm 346 ca nhiễm COVID, đây là số lượng bệnh nhân ghi nhận trong ngày cao nhất của tỉnh Đồng Nai từ trước đến nay.

    Trong đó bao gồm 306 ca trong khu cách ly, phong tỏa và 40 ca sàng lọc. TP. Biên Hòa vẫn là địa phương có số ca mắc nhiều nhất với 146 ca. Ngoài các phường nguy cơ cao những ngày qua, còn ghi nhận tại Công ty /Phờ-ri-yèo/ (Friwo), KCN Amata 20 ca qua xét nghiệm sàng lọc. H.Nhơn Trạch 97 ca; H.Vĩnh Cửu 47 ca; Xuân Lộc 33 ca; Định Quán 8 ca…

    Tổng số ca nhiễm mới trong đợt dịch thứ 4 ở Đồng Nai đến nay đã lên 3.237 ca, riêng TP. Biên Hòa hơn 1.700 ca. Trong ngày 27/7, tỉnh này cũng ghi nhận thêm 2 bệnh nhân COVID-19 tử vong, nâng tổng số bệnh nhân tử vong do đại dịch lên 10 trường hợp. Hiện 2 ca tử vong này chưa được Bộ Y tế công bố, số ca tử vong theo Bộ Y tế đến nay vẫn là 524 trường hợp.

    TP.HCM: Nâng cấp 200 taxi truyền thống thành taxi y tế

    Nld – Mới đây, TP.HCM đã có kế hoạch nâng cấp khoảng 200 taxi truyền thống thành taxi y tế được trang bị 2 bình oxy 7 lít, bộ test nhanh, khử trùng và các phương tiện thiết yếu phục vụ nhiệm vụ cấp cứu. Xe và tài xế, nhân viên y tế theo xe sẽ gắn chặt địa bàn thông qua cơ sở cách ly quận huyện.

    Người dân hoặc cơ sở cách ly quận huyện có nhu cầu chuyển bệnh gọi 115, Trung tâm cấp cứu 115 sẽ tiếp nhận, điều tiết tổ phản ứng nhanh của taxi đến nơi và đưa vào bệnh viện phù hợp.

    Hiện nay, dịch Covid-19 đã lây lan rộng trên địa bàn TP và một số địa phương lân cận


    Cà Mau: 0 giờ ngày 29.7, bắt đầu hạn chế ra đường từ 18 giờ đến 5 giờ mỗi ngày

    Kể từ 0 giờ ngày 29.7, người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau phải hạn chế tối đa ra đường từ 18 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ hôm sau.

    Hình ảnh

    TP.Cà Mau hạn chế người dân ra đường từ 18 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau (bắt đầu áp dụng lúc 0 giờ ngày 29.7)
    ẢNH: GIA BÁCH

    Ngày 28.7, tin từ Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Cà Mau cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh này vừa ra văn bản chấn chỉnh các hoạt động vận chuyển hàng hóa và hạn chế người dân ra đường sau 18 giờ trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp tại địa phương này.

    Theo đó, đối với hoạt động đi lại của người dân, văn bản cũng nêu rõ, trừ những trường hợp sau: lực lượng tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh; thực hiện công việc khẩn cấp (đưa người bệnh đi cấp cứu; lực lượng phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn; phòng cháy, chữa cháy...); phương tiện đưa đón công nhân tại các doanh nghiệp; phương tiện vận chuyển hàng hóa được cho phép; lực lượng phát hành thư, báo; công nhân vệ sinh môi trường đô thị, xử lý sự cố điện, nước, hạ tầng kỹ thuật, cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài (phải có giấy của thủ trưởng đơn vị, trong đó phải ghi rõ họ tên, địa điểm, thời gian thực hiện nhiệm vụ...).

    Đồng thời, hạn chế tối đa các trường hợp doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa vào tỉnh bốc xếp hàng hóa tại điểm cố định riêng.
    Bản tin Covid-19 ngày 28.7: Cả nước 6.559 ca bệnh; TP.HCM dự kiến giãn cách 1-2 tuần trong tháng 8

    Những phương tiện nào được lưu thông trong giờ hạn chế ra đường?

    Chỉ cho phép những phương tiện vận chuyển sau: xe tải của doanh nghiệp chở sản phẩm đã sản xuất ra tỉnh ngoài tiêu thụ và vận chuyển nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất về tỉnh; xe chở vật liệu xây dựng (xuống hàng tại các công trình xây dựng và cung cấp cho các đại lý lớn của tỉnh).

    Hàng hóa vận chuyển với số lượng lớn, khối lượng lớn cho các đại lý cấp 1 trên địa bàn tỉnh có kho chứa hàng đảm bảo và có bố trí khu cách ly tạm thời đúng theo quy định.

    Các doanh nghiệp phải đăng ký cụ thể: biển số xe, họ tên lái xe, phụ xe, người áp tải, địa điểm giao nhận hàng hóa, lịch trình giao nhận với UBND huyện, thành phố và chịu trách nhiệm về phương án bốc xếp hàng hóa, cách ly tạm thời lái xe và những người đi theo xe, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch theo quy định...

    Chính quyền địa phương cấp xã có trách nhiệm giám sát, quản lý mỗi lần giao hàng (đúng quy trình, số lượng người đã đăng ký, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch...).
    Các xe tải nhỏ vận chuyển hàng hóa (xe cá nhân, hộ gia đình kinh doanh) trong tỉnh Cà Mau chỉ được hoạt động trong phạm vi địa bàn của tỉnh (các xe này được vận chuyển hàng hóa nội tỉnh).

    Nghiêm cấm các xe tải chở hàng hóa lợi dụng việc chở người đi theo xe để chở người từ ngoài tỉnh về địa phương.
    Đối với các phương tiện đường thủy, Cà Mau cũng áp dụng tương tự như đối với phương tiện vận tải đường bộ nêu trên. Thời gian thực hiện kể từ 0 giờ ngày 29.7 cho đến khi có thông báo mới của cấp có thẩm quyền.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 7.593 ca; Khẩn cấp lập thêm 3 tt hồi sức

    by music123 » Thứ 5 Tháng 7 29, 2021 5:42 pm

    Tin Covid-19 tối 29/7: Thêm 4.773 ca Covid-19;Khẩn cấp lập thêm 3 trung tâm hồi sức tích cực tại TP.HCM

    Hiểu Minh /b]

    Hình ảnh

    Ảnh tổng hợp.


    Bộ Y tế tối 29/7 công bố Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận một ca nhập cảnh và 4.772 ca ở 34 tỉnh thành, trong đó có 949 ca cộng đồng. Tối 29/7, Tiểu ban điều trị Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cũng thông báo có 233 ca tử vong.

    Theo VnExpress dẫn tin từ Bộ y tế, cả nước ghi nhận 7.593 ca nhiễm (tăng 1.038 so với hôm qua) tại 38 tỉnh thành, chủ yếu tại: TP HCM (4.592), Bình Dương (1.144), Long An (499), Đồng Nai (325), Bà Rịa – Vũng Tàu (185), Đồng Tháp (157). Trong đó, 6.057 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa (tăng 686 ca), 1.536 ca đang điều tra dịch tễ (tăng 352 ca).

    TP.HCM ghi nhận 4592 ca, tăng 143 so với hôm qua. Hà Nội ghi nhận 59 ca (giảm 15 ca). Bình Dương vượt 10.000 ca, lên 10.684.



    Hôm nay đánh dấu số tỉnh thành ghi nhận ca nhiễm trong một ngày nhiều nhất, với 38 tỉnh thành.

    Số ca mới nâng tổng số ca nhiễm tại TP.HCM lên 81.781, Bình Dương 10.684, Long An 4.430, Đồng Nai 3.310, Đồng Tháp 2.798, Phú Yên 1.207, Hà Nội 1.140, Bà Rịa – Vũng Tàu 848, Đà Nẵng 818, Cần Thơ 557, Bình Thuận 497, Quảng Ngãi 267, Trà Vinh 255, Vĩnh Phúc 210, Nghệ An 197, Ninh Thuận 192, Đăk Lăk 186, Kiên Giang 182, Bình Phước 171, Hà Tĩnh 135, Lạng Sơn 126, Hậu Giang 121, Bình Định 120, Quảng Nam 72, Hải Dương 67, Đăk Nông 51, Lâm Đồng 43, Thừa Thiên Huế 34, Cà Mau 31, Thanh Hóa 29, Bạc Liêu 28, Hà Giang 13, Ninh Bình 10, Phú Thọ 10.

    Đến nay, Việt Nam có 128.413 ca mắc, trong đó có 2.208 ca nhập cảnh và 126.205 ca mắc trong nước. Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 124.635 ca, trong đó có 29.006 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

    Theo Người Lao Động, tối 29/7, Tiểu ban điều trị Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thông báo có 233 ca tử vong do COVID-19 (số 631-863) từ ngày 19 đến 26/7 tại 7 tỉnh, thành phố.

    Trước diễn biến dịch COVID-19 ở TP.HCM, Bộ Y tế họp gấp trong ngày, điều các bệnh viện hạng đặc biệt tuyến trung ương thiết lập khẩn cấp 3 trung tâm hồi sức tích cực tại TP.HCM, tăng số giường hồi sức tích cực bệnh nhân nặng lên 3.000 giường.



    Làm việc với Thành ủy, UBND TP.HCM về công tác phòng chống dịch trên địa bàn, sáng 29/7, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá “thành phố đang gồng mình, nỗ lực cho cuộc chiến chống COVID-19”.

    “Đây là trận chiến chống dịch nặng nề nhất, chưa có trong tiền lệ”, Bộ trưởng nói.


    F0 mới phát hiện, không triệu chứng không cần cách ly tập trung


    Người mắc Covid-19 mới phát hiện tại cộng đồng, không triệu chứng lâm sàng, không yếu tố nguy cơ (không có bệnh nền hoặc có bệnh nền đã điều trị ổn định, không béo phì) được cách ly tại nhà trong 14 ngày.

    Nội dung này được xem là điểm mới trong văn bản Hướng dẫn triển khai chăm sóc và theo dõi sức khỏe tại nhà đối với người mắc Covid-19, Sở Y tế TP HCM gửi các cơ sở y tế, do Phó giám đốc Tăng Chí Thượng ký ngày 29/7. Trước đó, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, F0 không triệu chứng phải được theo dõi điều trị tại bệnh viện 7-8 ngày, xét nghiệm âm tính hoặc dương tính yếu, mới được cách ly tại nhà. TP HCM sau đó thông báo đến các quận huyện cho phép cách ly tại nhà đối với F0 mới phát hiện trong cộng đồng, không triệu chứng, không có yếu tố nguy cơ... tuy nhiên chưa có hướng dẫn chính thức.

    Trong hướng dẫn của Sở Y tế TP HCM ngày 23/7, F0 không có triệu chứng lâm sàng, không bệnh lý nền hoặc có bệnh lý nền nhưng đã được điều trị ổn định, không béo phì, sẽ được cách ly tập trung tại các cơ sở của quận, huyện. Thời gian cách ly tập trung là 7 ngày nếu kết quả xét nghiệm RT-PCR vào ngày thứ 7 là âm tính, hoặc dương tính với giá trị CT > 30. Trường hợp dương tính với giá trị CT < 30, xét nghiệm nhanh kháng nguyên nCoV mỗi 2 ngày sau đó cho đến khi kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính thì cho người bệnh tiếp tục cách ly theo dõi tại nhà.

    Điểm mới nữa, theo văn bản mới này, là Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 mỗi quận, huyện lập nhóm bác sĩ tư vấn sức khỏe qua điện thoại. Thiết lập đường dây tiếp nhận cuộc gọi của F0, hoạt động 24/7 để hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc tại nhà, khám tại nhà hoặc hướng dẫn người bệnh đến trạm y tế, trung tâm y tế, bệnh viện quận, huyện hoặc các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân để được khám bệnh.

    Hướng dẫn hôm nay được Sở Y tế ban hành sau nửa tháng thí điểm rút ngắn thời gian điều trị F0 không triệu chứng, cách ly F0, F1 tại nhà. Về cơ bản, những nội dung hướng dẫn trong văn bản này không khác những quy định cách ly F0, F1 tại nhà thời gian qua.




    Theo hướng dẫn này, nhóm F0 không triệu chứng lâm sàng đang chăm sóc, điều trị tại các cơ sở y tế đủ điều kiện xuất viện vào ngày thứ 7 cũng được tiếp tục theo dõi, giám sát y tế tại nhà, nơi lưu trú trong 14 ngày.

    Điều kiện cách ly tại nhà là có phòng riêng cho F0, cửa sổ thông thoáng, nhà vệ sinh riêng, số điện thoại riêng, sẵn số điện thoại của cơ sở y tế, số điện thoại của tổ phản ứng nhanh quận, huyện để liên hệ khi cần thiết.

    Gia đình có bàn hoặc ghế cá nhân đặt trước cửa phòng cách ly để nhận thức ăn và các vật dụng cần thiết, có thùng rác cá nhân với nắp và túi rác đi kèm. Trang bị được dung dịch khử khuẩn tay và bề mặt, nước súc họng hoặc nước muối sinh lý (0,9%), khẩu trang y tế, nhiệt kế cùng một số loại thuốc thiết yếu gồm thuốc hạ sốt, thuốc nâng cao thể trạng như các loại vitamin, chất dinh dưỡng vi lượng, các thuốc y học cổ truyền.

    Trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh lý nền không tự chăm sóc cá nhân được thì cần có người hỗ trợ và chăm sóc khi cách ly tại nhà.

    F0 có nguyện vọng, cam kết đủ điều kiện và tuân thủ các hướng dẫn khi cách ly tại nhà. Trường hợp tất cả người trong hộ gia đình đều là F0, có thể tự chăm sóc sức khỏe lẫn nhau thì không cần điều kiện phòng riêng cho từng cá nhân.

    Quy định với F0

    F0 mang khẩu trang thường xuyên, trừ khi ăn uống, vệ sinh cá nhân. Thay khẩu trang hai lần một ngày, khử khuẩn bằng cồn trước khi loại bỏ khẩu trang. Thường xuyên khử khuẩn tay, các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo...

    Đo thân nhiệt tối thiểu hai lần mỗi ngày, hoặc khi cảm thấy có dấu hiệu sốt. Khai báo y tế mỗi ngày ít nhất một lần qua ứng dụng "khai báo y tế điện tử".

    Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước. Tập thể dục tại chỗ, tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày. Nếu có sử dụng thuốc thì phải theo sự hướng dẫn hoặc tư vấn của nhân viên y tế.

    Cần gọi nhân viên y tế khi có một trong các dấu hiệu sốt trên 38 độ C, ho, đau họng, tiêu chảy, mất mùi hoặc vị, đau ngực, nặng ngực, cảm giác khó thở (khi không thể hít sâu và nín thở đủ 10 giây), khi nhịp thở trên 20 lần một phút, để được hướng dẫn xử trí phù hợp.

    Gọi ngay tổng đài 115 hoặc số điện thoại của tổ phản ứng nhanh quận huyện, khi có dấu hiệu chuyển nặng như khó thở biểu hiện bằng thở hụt hơi, thở nhanh trên 30 lần một phút, li bì, lừ đừ, tím tái môi, đầu chi, SpO2 < 95% (nếu có dụng cụ đo SpO2 tại nhà), để được cấp cứu kịp thời.

    Người chăm sóc, ở cùng nhà với F0 phải cam kết với chính quyền địa phương tuân thủ các điều kiện cách ly tại nhà theo quy định. Khai báo y tế điện tử cho bản thân và cho F0, trong trường hợp người bệnh không tự khai báo được, mỗi ngày một lần và khi có dấu hiệu bất thường cần khai báo.

    Người nhà không tiếp xúc gần với F0, không cho người khác vào nhà trong suốt thời gian cách ly, trừ nhân viên y tế và người có thẩm quyền. Người chăm sóc cũng không tiếp xúc với người xung quanh, không đi ra ngoài khi không cần thiết và ghi chép đầy đủ các mốc tiếp xúc trong thời gian người bệnh cách ly tại nhà.

    Báo ngay cho nhân viên y tế khi F0 tự ý rời khỏi nhà hoặc có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh như ho, sốt, đau rát họng, tiêu chảy, khó thở, đau ngực, nặng ngực, mất vị giác, khứu giác. Phối hợp với nhân viên y tế để được lấy mẫu xét nghiệm nCoV theo quy định.

    Trung tâm y tế tổ chức lấy mẫu tại nhà cho F0 vào ngày thứ 14 để làm xét nghiệm test nhanh hoặc PCR để kết thúc thời gian cách ly tại nhà, nếu kết quả âm tính.

    Họp báo cung cấp thông tin về phòng chống Covid-19, chiều 28/7, Phó bí thư thường trực Thành ủy TP HCM Phan Văn Mãi cho biết với hơn 70.000 ca F0, thành phố chuyển hướng sang điều trị. Những ca nặng, có bệnh nền, được tiếp nhận điều trị tại các bệnh viện. Những F0 ở nhà hay ở các cơ sở thu dung được hướng dẫn, chăm sóc sức khỏe online.




    Khẩn cấp lập thêm 3 trung tâm hồi sức tích cực tại TP.HCM


    Hình ảnh

    Ảnh minh hoạ.
    Làm việc với Thành ủy, UB TP.HCM về công tác phòng chống dịch trên địa bàn sáng 29/7, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, vấn đề cần quan tâm nhất của thành phố tại thời điểm này là cứu chữa các bệnh nhân nặng, nguy kịch và giảm tỷ lệ tử vong, theo VnExpress.

    Ngoài những lực lượng tinh nhuệ đã huy động trước đó, Bộ Y tế tiếp tục điều tất cả lãnh đạo Cục/Vụ liên quan và giám đốc các bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện chuyên khoa tuyến trung ương như Bạch Mai, Việt Đức, K, Phổi Trung ương, E, Lão khoa, Hữu nghị… vào TP.HCM để chung sức thiết lập hệ thống điều trị, đặc biệt là hệ thống hồi sức tích cực cho bệnh nhân COVID-19.

    Theo đó, ngoài Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP.HCM quy mô 1.000 giường do Bệnh viện Chợ Rẫy chịu trách nhiệm, Bộ Y tế sẽ cùng thành phố thiết lập thêm 3 trung tâm hồi sức tích cực khác, khoảng 3.000 giường, để tập trung điều trị bệnh nhân nặng và nguy kịch.



    Giám đốc Bệnh viện Việt Đức Trần Bình Giang sẽ kiêm nhiệm Giám đốc Bệnh viện hồi sức Covid-19 500 giường đặt tại thành phố Thủ Đức. Đội ngũ y tế Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hỗ trợ Bệnh viện Việt Đức để điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng tại bệnh viện hồi sức này.

    Ông Giang cho biết chiều 28/7, ê kíp gây mê hồi sức của Bệnh viện Việt Đức đã vào TP.HCM, đồng thời chuẩn bị sẵn 30% nhân lực của bệnh viện để thiết lập Bệnh viện hồi sức 500 giường.

    Hình ảnh

    Ảnh chụp màn hình


    Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quang Tuấn, sẽ kiêm nhiệm Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực của Bộ Y tế, đặt tại Bệnh viện dã chiến số 16 của TP.HCM, quy mô 500 giường. Bệnh viện Bạch Mai sẽ cử các chuyên gia đầu ngành, trong đó có đội ngũ chuyên gia về hồi sức cấp cứu, hồi sức tích cực nhiều kinh nghiệm điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương… vào làm việc tại trung tâm hồi sức này. Chiều 29/7, đoàn Bạch Mai bay vào TP.HCM.

    Bệnh viện Trung ương Huế nhận nhiệm vụ thiết lập Trung tâm hồi sức quy mô 500 giường, đặt tại Bệnh viện dã chiến số 13 TP.HCM.

    Ngoài ra, các bệnh viện Phổi Trung ương, Lão khoa Trung ương, E và K chung nhiệm vụ thiết lập thêm một trung tâm hồi sức tích cực khác khi cần.



    Theo ghi nhận trên báo Thanh Niên, tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn – Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP.HCM cho rằng, Ngoài việc chỉ đạo thành lập ba Bệnh viện, trung tâm hồi sức COVID-19, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng chỉ đạo không được để thiếu ô xy trong điều trị COVID-19.

    Tính đến thời điểm hiện tại, TP.HCM đang điều trị cho 39.144 bệnh nhân Covid-19. Trong đó, có 696 bệnh nhân nặng đang thở máy và 13 bệnh nhân được can thiệp ECMO. Hồi sức cho bệnh nhân COVID-19 để cứu sống bệnh nhân nặng là một trong những ưu tiên hàng đầu hiện nay.

    Hiện TP.HCM là tâm dịch COVID-19 của cả nước, tính đến sáng nay 29/7, TP.HCM ghi nhận thêm 1.715 ca, số ca mới nâng tổng số ca nhiễm tại TP.HCM lên 78.904.

    Hà Nội: Tập thể dục trên nóc chung cư có thể bị phạt 3 triệu đồng


    Hình ảnh


    Người phụ nữ tập thể dục trên nóc nhà chung cư cũ (ảnh từ video Youtube).
    Liên quan đến clip ghi lại cảnh người phụ nữ đeo khẩu trang chạy thể dục trên mái nhà khu tập thể cũ, được cho là gần đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân,Hà Nội, nhiều người đặt câu hỏi, chạy thể dục trên nóc chung cư có có vi phạm Chỉ thị 16 không?.

    Trao đổi với PV báo Tri thức và Cuộc sống, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, Chỉ thị 17 của TP. Hà Nội nêu rõ, yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: Mua lương thực, thực phẩm, thuốc men; cấp cứu, khám, chữa bệnh, tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác; đi công tác công vụ; làm việc tại cơ quan, công sở; làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động.

    Do đó, hành động tập thể dục trên nóc nhà tập thể hay sân thượng chung cư đều không được cho phép bởi người dân này đã “không ở tại nhà” và “ra ngoài trong trường hợp không thật sự cần thiết”. Hơn nữa, những vị trí trên là các diện tích công cộng.



    Ông Cường nêu ý kiến: “Tập thể dục trong khuôn viên sử dụng chung, trong đó có nóc nhà chung cư là đã ra khỏi nhà. Nếu ở các khu chung cư đông người mà người dân đều thiếu yếu thức là tập thể dục trong khuôn viên khu chung cư sẽ không đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch bệnh. Chỉ thị 16 của Thủ tướng và Chỉ thị 17 của TP Hà Nội đều quy định, cách ly gia đình với gia đình, việc người dân cố tình ra khỏi nhà sẽ xảy ra hiện tượng tiếp xúc với nhau và có nguy cơ lây lan dịch bệnh”.

    Trường hợp người tập thể dục trên nóc nhà chung cư mà diễn ra trong thời điểm Hà Nội áp dụng chỉ thị 16 hoàn toàn có thể xử phạt vi phạm hành chính. Theo Nghị định số 117/2020/NĐ-CP hành vi tập thể dục trên nóc nhà chung cư sẽ bị phạt đến 3.000.000 đồng.


    Còn trường hợp ra khỏi nhà dẫn đến việc tập trung trên hai người tại nơi công cộng sẽ bị xử phạt lên đến 20.000.000 đồng. Tùy từng số lỗi vi phạm mà người vi phạm có thể bị phạt với những mức phạt khác nhau.



    Thí điểm rút gọn quy trình tiêm chủng Covid-19 ở TP HCM


    Sở Y tế TP HCM đề xuất Bộ Y tế tinh giản một số thủ tục tiêm chủng như đơn giản khâu khám sàng lọc người dưới 65 tuổi không có bệnh nền, giảm thời gian theo dõi sau tiêm với người khỏe mạnh.

    Theo Sở Y tế TP HCM, rút gọn những thủ tục này, nhân lực dư ra sẽ được huy động để mở thêm các điểm tiêm chủng mới. Thời gian người chờ tiêm/theo dõi sau tiêm ít hơn nên sẽ tăng được số lượng tiêm chủng tại mỗi điểm tiêm.

    TP HCM có 650 đội tiêm chủng, đang thực hiện giãn cách nên hiện mỗi ngày chỉ tiêm khoảng 70.000-80.000 liều. Dự kiến, trong tháng 8 khoảng 70% người dân thành phố được tiêm mũi 1.

    Chiều 29/7, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đồng ý TP HCM sắp xếp thời gian theo dõi sau tiêm chủng phù hợp đảm bảo an toàn trong thời gian giãn cách xã hội.

    Bộ Y tế đề nghị TP HCM tăng tốc độ bao phủ tiêm chủng, tiêm cho tất cả người từ 18 tuổi trở lên; ưu tiên lực lượng y tế tuyến đầu, người cao tuổi, người có bệnh lý nền. Huy động các lực lượng tham gia tiêm chủng bao gồm y tế nhà nước và tư nhân, các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh...

    Triển khai thêm nhiều điểm tiêm chủng lưu động tại các khu dân cư. Không giới hạn số lượng người tiêm trong mỗi buổi tiêm chủng, song bố trí thời gian tiêm để không tập trung đông.

    Tại các khu phong tỏa, chính quyền địa phương căn cứ số lượng người dân để bố trí các điểm tiêm chủng cố định hoặc lưu động phù hợp, tránh người dân phải di chuyển đến các khu vực khác.

    Làm việc với Thành ủy, UBND TP HCM sáng 29/7, Bộ trưởng Long yêu cầu các đơn vị liên quan của Bộ nghiên cứu ban hành hướng dẫn quy trình tiêm chủng phù hợp với điều kiện và tình hình chống dịch của thành phố. Yêu cầu tiêm chủng vẫn là "tiêm tất cả người trên 18 tuổi; tổ chức nhiều điểm nhỏ, thật nhanh, vaccine về đến đâu tiêm hết đến đó".

    "TP HCM đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng lên mức cao nhất. Nếu thiếu nhân lực triển khai tiêm chủng, Bộ Y tế sẽ điều động thêm nhân lực để hỗ trợ thành phố", Bộ trưởng nói.

    Hình ảnh


    Tiêm vaccine Covid-19 cho người cao tuổi ở TP Thủ Đức, TP HCM. ẢNh: Hà An.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 8.649 ca;139 nhiễm tử vong

    by music123 » Thứ 6 Tháng 7 30, 2021 4:11 pm

    Tin Covid-19 tối 30/7:Thêm 7593 ca;139 người nhiễm COVID-19 tử vong

    Hình ảnh


    Bộ Y tế tối 30/7 cho biết nước ta ghi nhận thêm 3.657 ca mắc COVD-19, trong đó 22 ca nhập cảnh và 3.635 ca ghi nhận trong nước. Tiểu ban điều trị Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch thông báo 139 ca tử vong do COVID-19 (số 1.023-1.161) từ ngày 16-30/7 tại 9 tỉnh, thành phố. Như vậy, hôm nay Bộ Y tế công bố tổng cộng 298 ca tử vong.

    Tại TP.HCM (1.542), Bình Dương (636), Long An (448), Đồng Nai (157), Cần Thơ (151), Khánh Hòa (139), Bà Rịa – Vũng Tàu (133), Hà Nội (81), Đồng Tháp (67), Đà Nẵng (65), Trà Vinh (36), Hậu Giang (28), Phú Yên (23), Bến Tre (18), Bình Thuận (17), An Giang (16), Quảng Nam (13), Bình Phước (12), Ninh Thuận (11), Vĩnh Phúc (9), Đắk Lắk (8 ), Gia Lai (6), Quảng Ngãi (6), Hà Tĩnh (5), Đắk Nông (2), Hoà Bình (2), Lâm Đồng (1), Thanh Hóa (1), Hải Dương (1), Bắc Ninh (1). Trong đó có 715 ca trong cộng đồng.

    Như vậy, trong ngày 30/7 nước ta ghi nhận 8.649 ca mắc Covid-19, trong đó 27 ca nhập cảnh và 8.622 ca ghi nhận trong nước tại TP.HCM (4.282), Bình Dương (1.920), Long An (469), Đồng Nai (360), Tiền Giang (242), Khánh Hòa (217), Cần Thơ (174), Đồng Tháp (157), Hà Nội (144), Bà Rịa – Vũng Tàu (133), Bến Tre (97), Tây Ninh (88), Đà Nẵng (65), Phú Yên (40), Trà Vinh (36), Hậu Giang (28), Bình Định (17), Kiên Giang (17), Bình Thuận (17), An Giang (16), Vĩnh Long (15), Quảng Nam (13), Bình Phước (12), Ninh Thuận (11), Vĩnh Phúc (9), Đắk Lắk (8 ), Hà Tĩnh (7), Gia Lai (6), Quảng Ngãi (6), Đắk Nông (4), Thái Nguyên (3), Lạng Sơn (2), Hòa Bình (2), Nam Định (1), Lâm Đồng (1), Thanh Hóa (1), Hải Dương (1), Bắc Ninh (1) trong đó có 1.702 ca trong cộng đồng.



    Số ca mới nâng tổng số ca nhiễm tại TP.HCM lên 86.063, Bình Dương 12.604, Long An 4.899, Đồng Nai 3.670, Đồng Tháp 2.955, Bắc Ninh 1.720, Khánh Hòa 1.375, Hà Nội 1.284, Phú Yên 1.247, Bà Rịa – Vũng Tàu 981, Đà Nẵng 883, Bến Tre 732, Bình Thuận 514, Trà Vinh 291, An Giang 276, Quảng Ngãi 273, Vĩnh Phúc 219, Ninh Thuận 203, Đăk Lăk 194, Bình Phước 183, Hậu Giang 149, Hà Tĩnh 142, Quảng Nam 85, Hải Dương 68, Đăk Nông 55, Lâm Đồng 44, Gia Lai 42, Thanh Hóa 30, Hòa Bình 16.

    Tiểu ban điều trị Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch thông báo 139 ca tử vong do COVID-19 (số 1.023-1.161) từ ngày 16-30/7 tại 9 tỉnh, thành phố. Như vậy, hôm nay Bộ Y tế công bố tổng cộng 298 ca tử vong.


    Quảng Nam: Đã có kết quả xét nghiệm 41 F1 của anh bán cá nhiễm COVID-19

    Hình ảnh

    Ảnh minh hoạ.

    Tam Kỳ – Quảng Nam vừa thông tin kết quả xét nghiệm của 41 F1 liên quan đến ca COVID-19 vừa phát hiện tại địa phương này.

    Theo thông tin ban đầu trên báo Người lao Động, sáng 29/7, ông Bùi Ngọc Ảnh – Chủ tịch UBND TP. Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam xác nhận, đã phát hiện một trường hợp anh V.V.T. (SN 1991), ngụ ở đường Nguyễn Thái Học, khối phố Mỹ Bắc, phường An Mỹ dương tính COVID-19.

    Sáng 25/7, anh T. đi làm ở bến cá Thanh Hà (TP. Hội An) sau đó về nhà; khoảng 10 giờ đi uống cà phê tại quán Bonka gần Trường Phan Bội Châu. Tối 26/7, T. đi nhậu quán bia lạnh gần nhà với 4 người bạn.



    Sáng 27/7, anh T. mua bánh canh gần trụ sở UBND phường An Mỹ; sáng 28 mua đồ ăn sáng gần trụ sở này rồi sửa xe máy ở đường Tiểu La, trưa đi chợ mua rau gần nhà. Chiều 28/7, khi nghe tin bến cá Thanh Hà, nơi buôn bán mỗi tối, có người dương tính nên T. đi xét nghiệm, kết quả nhiễm COVID-19.

    Hình ảnh


    Ảnh chụp màn hình Người lao Động.

    Trước sự việc trên, ngành chức năng TP. Tam Kỳ đã truy vết, đưa các trường hợp tiếp xúc gần đi cách ly tập trung. UBND TP Tam Kỳ tiến hành phong tỏa toàn bộ tuyến đường Nguyễn Thái Học, lấy mẫu xét nghiệm người dân sinh sống trên đường Nguyễn Thái Học (từ đường Điện Biên Phủ đến Phan Châu Trinh), tổ chức tiêu độc khử trùng khu vực.

    Đến sáng 30/7, ông Nguyễn Hồng Lai, Phó Chủ tịch UBND TP. Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) cho biết, tất cả 41 F1 liên quan đến BN124621 – V.V.T. (ngụ phường An Mỹ, TP Tam Kỳ) đều có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với COVID-19.

    Liên quan đến COVID-19, sáng nay 30/7, Bộ Y tế đã ghi nhận 5 ca nhập cảnh và 4.987 ca tại 20 tỉnh thành, trong đó có 987 ca cộng đồng.

    4.987 ca tại TP.HCM (2.740), Bình Dương (1.284), Tiền Giang (242), Đồng Nai (203), Đồng Tháp (90), Tây Ninh (88), Bến Tre (79), Khánh Hòa (78), Hà Nội (63), Cần Thơ (23), Long An (21), Phú Yên (17), Bình Định (17), Kiên Giang (17), Vĩnh Long (15), Thái Nguyên (3), Đăk Nông (2), Hà Tĩnh (2), Lạng Sơn (2), Nam Định (1).



    Như vậy, số ca nhiễm sáng nay tăng 2.166 ca so với sáng qua, gồm 4.000 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa (tăng 1.766 ca), 987 ca đang điều tra dịch tễ (tăng 400 ca).

    Số ca mới nâng tổng số ca nhiễm tại TP.HCM lên 84.521, Bình Dương 11.968, Long An 4.451, Đồng Nai 3.513, Đồng Tháp 2.888, Tiền Giang 2.097, Tây Ninh 1.285, Khánh Hòa 1.236, Phú Yên 1.224, Hà Nội 1.203, Vĩnh Long 754, Bến Tre 714, Cần Thơ 580, Kiên Giang 199, Hà Tĩnh 137, Bình Định 137, Lạng Sơn 128, Đăk Nông 53, Thái Nguyên 12, Nam Định 11.

    Chủ tịch TP.HCM: Có thể mất hàng tháng để kiểm soát dịch bệnh


    Ngày 30/7, Chủ tịch UBND TP.HCM nhận định, để kiểm soát được dịch COVID-19 trên địa bàn có thể mất hàng tháng.

    Dân Trí đưa tin, báo cáo tại buổi họp, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong thông tin, suốt thời gian qua, toàn địa bàn thực hiện nghiêm, siết chặt biện pháp giãn cách theo Chỉ thị 16. Trong đó, người dân được yêu cầu hạn chế tới mức tối thiểu ra đường, các cửa hàng, cơ sở kinh doanh phải đóng cửa từ 18h đến 6h sáng hôm sau, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt.

    Nhận xét về các biện pháp phòng, chống dịch của thành phố suốt thời gian qua, Chủ tịch UBND TPHCM cho biết, từ khi áp dụng Chỉ thị 10, số ca nhiễm SARS-CoV-2 tăng bình quân 6,1 lần so với thời điểm áp dụng Chỉ thị 19. Khi áp dụng Chỉ thị 16, số ca nhiễm mỗi ngày tăng 7,7 lần thời điểm áp dụng Chỉ thị 10.



    Khi thắt chặt các biện pháp của Chỉ thị 16, tốc độ ca nhiễm bình quân đã chậm lại với chỉ 1,5 lần so với thời điểm thực hiện Chỉ thị 15.

    “Dù tốc độ tăng đã chậm lại, nhưng số ca nhiễm tuyệt đối mỗi ngày vẫn cao do dịch đã lây lan rộng và sâu trong cộng đồng. Để kiểm soát được dịch, có thể mất hàng tháng, do đó, thành phố có thể tiếp tục kéo dài Chỉ thị 16 thêm 2 tuần, sau ngày 1/8”, ông Nguyễn Thành Phong nhận định.

    Chủ tịch UBND TP cũng cho biết, sẽ tập trung điều trị F0 nặng có bệnh nền, rút ngắn thời gian điều trị F0.

    Theo VnExpress, trong ngày (30/7) Sở Y tế TP.HCM đã gửi văn bản cho các cơ sở y tế, do Phó giám đốc Tăng Chí Thượng ký ngày 29/7, thì người mắc COVID-19 mới phát hiện tại cộng đồng, không triệu chứng lâm sàng, không yếu tố nguy cơ được cách ly tại nhà trong 14 ngày.

    Bộ y tế tối 30/7 cũng cho hay, cả nước ghi nhận 8.622 ca (tăng 1.029 so với hôm qua) tại 38 tỉnh thành, chủ yếu ở TP.HCM với 4.282 ca. Số ca mới nâng tổng số ca nhiễm tại TP.HCM lên 86.063.


    Bộ Y tế huy động y tế tư nhân chống dịch

    Ngày 30/7 Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố ưu tiên tiêm vaccine cho y tế tư nhân, huy động và tạo điều kiện khối này tham gia chống dịch.

    Để tăng cường nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế huy động các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân tham gia tiếp nhận, cấp cứu và điều trị người bệnh Covid-19.

    Các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân tham gia phòng, chống dịch cũng được địa phương áp dụng cơ chế như đối với các cơ sở công lập.

    "Hỗ trợ các thiết bị phòng, chống dịch, ưu tiên tiêm vaccine và thực hiện các chế độ đãi ngộ đối với nhân viên cơ sở khám chữa bệnh tư nhân theo quy định hiện hành", Bộ Y tế yêu cầu.

    Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long hôm nay nhận định dịch đang ở giai đoạn tấn công. Với các tỉnh, thành phố phía Nam, thực hiện giãn cách xã hội "chỉ làm phẳng hóa đường cong lây nhiễm". Bộ Y tế dự báo dịch sẽ còn những diễn biến phức tạp, số ca mắc có thể sẽ gia tăng nhanh. Do đó, các địa phương phải nâng cảnh báo phòng chống dịch lên mức rất cao.

    Những ngày qua, Bộ Y tế đã huy động toàn bộ nhân lực và vật lực để chống dịch, đặc biệt tại TP HCM và các tỉnh phía nam. Xác định điều trị đang là vấn đề cấp thiết, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố phải tập trung cao độ cho cơ sở vật chất để chuẩn bị sẵn cho công tác điều trị.
    Hình ảnh
Đăng trả lời 344 bài viết

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 112 khách