Đăng trả lời 344 bài viết
VN:Thêm 88.378 ca, Quảng Ninh và Bình Định bổ sung 23.262 F0
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN: Thêm 3.373 ca; 77 ca tử vong tại 14 tỉnh, thành

    by music123 » Thứ 7 Tháng 10 23, 2021 2:03 pm

    TỐI 23/10: Thêm 3.373 ca mắc COVID-19 ngày 23/10; 77 ca tử vong tại 14 tỉnh, thành

    TỔNG HỢP

    Hình ảnh


    Người dân Hà Nội tiêm vaccine AstraZeneca tại một điểm tiêm chủng, ngày 10/9/2021. (Ảnh: Linh Pham/Getty Images)

    Ngày 23/10, Bộ Y tế cho biết có thêm 3.373 ca mắc COVID-19 tại 47 tỉnh, thành phố, giảm 616 ca so với hôm qua. Trong ngày có 1.338 bệnh nhân khỏi bệnh.

    Bộ Y tế cho hay, tính từ 17h ngày 22/10 đến 17h ngày 23/10, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.373 ca nhiễm mới.

    Trong đó có:

    - 12 ca nhập cảnh;

    - 3.361 ca ghi nhận trong nước (giảm 616 ca so với ngày trước đó) tại 47 tỉnh, thành phố (có 1.332 ca trong cộng đồng).

    TP. HCM (749),
    Đồng Nai (605),
    Bình Dương (517),
    An Giang (224),
    Tiền Giang (156),
    Bạc Liêu (130),
    ....


    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày hôm qua là: TP. HCM (giảm 456 ca), Đắk Lắk (giảm 266 ca), Sóc Trăng (giảm 148 ca).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày hôm qua là: Đồng Nai (tăng 188 ca), Tiền Giang (95), Bạc Liêu (47).

    Số ca nhiễm mới trung bình trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua là: 3.422 ca/ngày.

    Thêm 77 ca tử vong tại 14 tỉnh, thành:


    TP. HCM (42 ca),
    Bình Dương (12),
    Đồng Nai (5),
    Long An (3),
    Sóc Trăng (3),
    Tiền Giang (2),
    An Giang (2),
    Ninh Thuận (2),
    Bình Phước (1),
    Đắk Nông (1),
    Cần Thơ (1),
    Trà Vinh (1),
    Bạc Liêu (1),
    Thanh Hóa (1).

    Số ca tử vong trung bình ghi nhận trong 07 ngày qua là: 70 ca.

    Tính đến nay, Việt Nam đã có tổng số 21.620 ca tử vong liên quan đến COVID-19, chiếm 2,5% tổng số ca nhiễm.





    Chi nhầm gói hỗ trợ người dân trong dịch COVID-19: Lãnh đạo tỉnh Bình Dương nói gì?


    Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Bình Dương khẳng định thông tin về việc chi nhầm hơn 23.000 trường hợp chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 với số tiền hàng trăm tỉ đồng là thông tin thiếu chính xác, gây hiểu lầm.

    Liên quan đến thông tin tỉnh Bình Dương chi nhầm gói hỗ trợ người dân chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, chiều 23/10, lãnh đạo tỉnh đã tổ chức buổi họp báo cung cấp các thông tin cụ thể.




    Ông Lê Minh Quốc Cường - Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Bình Dương - cho biết, trong quá trình nhập liệu, Sở đã phát hiện hơn 23.000 trường hợp tại thị xã Tân Uyên bị trùng lặp tên trong danh sách người dân nhận hỗ trợ do chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19. Qua đối chiếu, cơ quan chức năng phát hiện đã chi nhầm cho 2.044 trường hợp với số tiền hơn 1,6 tỉ đồng. Số tiền này đã được thu hồi từ tháng 8.

    Ông Cường khẳng định con số 21.000 người còn lại là do trùng lặp danh sách trong quá trình rà soát. Khi phát hiện có sự trùng lặp, Sở đã yêu cầu địa phương ngừng chi, hủy quyết định chi hỗ trợ cho nên không có việc chi nhầm số tiền này.

    Do đó, trước thông tin các địa phương đã chi nhầm tiền hỗ trợ cho hàng vạn trường hợp với số tiền lên đến hàng trăm tỉ đồng, ngành chức năng tỉnh Bình Dương khẳng định thông tin này không chính xác.

    Ông Cường cho hay, đến thời điểm hiện tại, tổng số các trường hợp được hỗ trợ của tỉnh đã chi (lũy kế) là 3.848.140 lượt người, với số tiền hơn 2.596 tỉ đồng. Trong đó:

    Hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NĐ-CP là 1.030.010 trường hợp với số tiền hơn 1.472 tỉ đồng.
    Hỗ trợ theo Nghị quyết 04/2021/NQ-HĐND là 1.423.300 trường hợp với số tiền 426,99 tỉ đồng.
    Hỗ trợ theo Quyết định 12/2021/NQ-UBND là 1.394.830 trường hợp với số tiền là 697,415 tỉ đồng.

    Riêng đối với chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất là 555,215 tỉ đồng; Chính sách vay trả lương ngừng việc: số tiền 2,8 tỉ đồng.

    Giải thích về sự cố sai sót xảy ra, đại diện Sở LĐ-TB-XH tỉnh Bình Dương cho hay, các chính sách hỗ trợ của tỉnh được yêu cầu thực hiện khẩn cấp để chi hỗ trợ ngay cho người dân khó khăn đang có mặt tại phòng trọ trong thời gian cao điểm dịch bệnh.

    Theo đó, các cơ quan chức năng của địa phương được yêu cầu duyệt danh sách tới đâu chi ngay tới đó, không đòi hỏi người dân các giấy tờ không cần thiết và thời gian thực hiện gấp, cho nên đã không tránh khỏi trường hợp bị trùng hoặc bỏ sót.

    Liên quan đến việc chi trả các gói hỗ trợ cho người lao động khó khăn do dịch COVID-19, chính quyền tỉnh Bình Dương cũng đã lên kế hoạch thành lập các đoàn giám sát để kiểm tra kết quả thực hiện. Thời gian giám sát trong năm 2022. Việc giám sát sẽ đánh giá những mặt làm được, những hạn chế của việc thực hiện chi các gói hỗ trợ trên.




    Hà Nội khẩn tìm người đến Hair Salon Mẹ Ớt do có một nhân viên cắt tóc mắc COVID-19

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội vừa ra thông báo tìm người đến Hair Salon Mẹ Ớt tại số 36A Trần Quang Diệu (Đống Đa) từ ngày 8/10 đến 22/10 do có một nhân viên cắt tóc tại đây dương tính với COVID-19.

    Theo đó, những người đến địa điểm trong khoảng thời gian trên hãy tự cách ly, hạn chế tiếp xúc và liên hệ ngay với Trạm Y tế, Trung tâm Y tế gần nhất hoặc Trạm Y tế phường Ô Chợ Dừa (ĐT 0973044073); Trung tâm Y tế quận Đống Đa (ĐT: 02435625581); CDC Hà Nội (ĐT: 0969082115/0949396115).

    Trước đó, ngày 22/10, một nhân viên cắt tóc là T.V.H (19 tuổi) tại Hair Salon Mẹ Ớt (tại địa chỉ 36A Trần Quang Diệu, quận Đống Đa, Hà Nội) có triệu chứng mắc COVID-19, vào Bệnh viện Đa khoa Đống Đa làm test nhanh dương tính, sau đó được lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR và khẳng định dương tính vào sáng 23/10.

    Trong ngày 22/10, Hà Nội ghi nhận 10 ca mắc COVID-19 trong ngày, trong đó có 2 ca COVID-19 tại Bệnh viện 108. Đây là 2 ca tại cộng đồng ở quận Hoàng Mai là nhân viên y tế Bệnh viện trung ương Quân đội 108 và vợ. Được biết, cả 2 người đều đã tiêm mũi 2 vaccine COVID-19. Lực lượng chức năng đã tiến hành phong tỏa ngõ 67 Giáp Bát và hiệu thuốc Anh Thư liên quan đến 2 ca nhiễm này; đồng thời lấy mẫu xét nghiệm F1 và thông báo khẩn về dịch tễ.

    Theo bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, hiện thành phố cơ bản đã khống chế được dịch. Tuy nhiên, dự báo tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp. Thời gian qua, trên địa bàn thành phố vẫn ghi nhận rải rác một số ca bệnh, ổ dịch tại cộng đồng không rõ nguồn lây.

    Do đó, ngành y tế Hà Nội đề nghị tất cả người dân trên địa bàn thành phố, khi có một trong các biểu hiện như: Sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác, cần liên hệ ngay với trạm y tế phường, xã nơi cư trú để được hướng dẫn và làm xét nghiệm SARS-CoV-2 miễn phí, nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh COVID-19.




    Còn 1,5 triệu người dân ở TP.HCM chưa nhận gói hỗ trợ đợt 3

    Sau 22 ngày triển khai gói hỗ trợ đợt 3, TP.HCM đã có gần 80% trong tổng số hơn 6,8 triệu người có hoàn cảnh khó khăn đã được thẩm định, cập nhật danh sách. Hiện còn khoảng 1,5 triệu người dân có hoàn cảnh khó khăn, đã có trong danh sách nhưng chưa nhận hỗ trợ đợt 3.

    Ông Nguyễn Văn Lâm – phó giám đốc Sở Lao động, thương binh và xã hội TP.HCM – cho biết gói hỗ trợ đợt 3 này lẽ ra kết thúc ngày 15/10, song trong quá trình hỗ trợ “chắc chắn sẽ có sót”, do đó TP đã quyết định kéo dài đến 31/10 và một số địa phương khác là quận 12, Bình Tân và huyện Bình Chánh sẽ kéo dài đến ngày 7/11 do dân cư đông.




    TP.HCM vào mùa triều cường, trở lại với ‘bình thường lội nước’

    Tuoitre – TP.HCM đang bước vào đỉnh đợt triều cường giữa tháng 9 âm lịch – đợt thứ 2 của mùa triều cường năm nay. Nước dâng khiến nhiều tuyến đường ven kênh rạch tại TP ngập lênh láng trong ngày 22/10, người dân khổ sở lội nước về nhà.

    Tại đường Trần Xuân Soạn, quận 7, từ 17h chiều, nước từ kênh Tẻ bắt đầu mấp mé tràn bờ. Một số đoạn tường kè bị nứt khiến nước chảy vào đường xe chạy phía trong. Đến khoảng 17h30, hầu như cả tuyến kè đã bị nước vượt qua, chảy ồ ạt gây ngập đoạn đường dài nhiều kilômet tính từ chân cầu Tân Thuận.

    Khu vực đường Huỳnh Tấn Phát, đoạn gần cầu Phú Xuân, quận 7, từ 17h, nước cũng gây ngập các con hẻm khoảng 20cm. Đường Huỳnh Tấn Phát phía huyện Nhà Bè cũng trong tình trạng tương tự, nước từ hệ thống cống tràn ngược lên gây ngập đường sá.

    Khu dân cư sát phà Bình Khánh, từ 16h45, nước đã tràn bờ gây ngập các nhà dân và hẻm.

    Bà Lê Thị Thu Cúc cho biết mỗi lần nước dâng lên là không thể phân biệt đâu là đường đâu là kênh. Nước ngập khiến nhiều xe cộ đi qua bị chết máy, có khi còn té xe. Những ngày này, các hộ kinh doanh, buôn bán như nhà bà thì chịu thua, ngập như vậy không ai dám dừng lại để mua hàng.

    Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, mực nước triều cao nhất ngày tại các trạm vùng hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai ít biến đổi trong 1-2 ngày tới. Mực nước cao nhất trong hôm nay ở trạm Phú An và trạm Nhà Bè ở mức 1,6m đến 1,65m (xấp xỉ hoặc cao hơn báo động 3 là 0,05m). Thời gian xuất hiện đỉnh triều trong ngày từ 5h-7h và 17h-19h.




    Hành khách đi máy bay cần chuẩn bị như thế nào?

    Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành quy định với hành khách khi đi máy bay, với một số thủ tục mới so với thời điểm trước dịch. Do đó, hành khách cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo quy định, tránh tình trạng khi đến sân bay phải khai lại, bổ sung, kéo dài thời gian làm thủ tục, nguy cơ chậm chuyến.

    Các loại giấy tờ cần chuẩn bị trước gồm: Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu; giấy chứng nhận tiêm chủng đủ liều/giấy chứng nhận khỏi Covid-19 hoặc kết quả xét nghiệm âm tính còn hiệu lực.

    Hành khách cần in và điền thông tin cá nhân đầy đủ, chính xác trên bản cam kết phòng chống dịch Covid-19 theo mẫu được đăng tải trên các web hãng hàng không, chuyển cho hãng khi làm thủ tục, hoặc có thể khai bản giấy tại sân bay.



    Doanh nghiệp tăng lương, thuê nhà giữ chân công nhân

    Hosiden thuộc Khu công nghiệp Quang Châu (huyện Việt Yên), là một trong hai ổ dịch lớn nhất Bắc Giang hồi tháng 5. Toàn công ty có khoảng 1.400 F0 trong tổng số hơn 5.700 ca nhiễm toàn tỉnh. Tỷ lệ F1 chuyển thành F0 lên tới 55%.

    Lãnh đạo Hosiden cho biết mức tăng trưởng tốt từ đầu năm song đến tháng 6 bị chững lại do ảnh hưởng dịch. Gần 70% nhân lực phải đi điều trị hoặc cách ly tập trung. Hơn 1.100 công nhân đã khỏi bệnh và quay lại nhà máy làm việc, chiếm 78% tổng số F0 của công ty.

    Theo lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, hiện toàn bộ doanh nghiệp trong khu công nghiệp đã hoạt động trở lại. Toàn tỉnh có 385 doanh nghiệp hoạt động tại sáu khu công nghiệp, tăng 23 công ty so với trước dịch. Khoảng 191.000 công nhân làm việc, tăng gần 41.000 người so với trước khi Covid-19 bùng phát. Nhiều doanh nghiệp lớn hối hả tăng ca, tăng kíp để kịp đơn hàng cuối năm, bù lại những ngày ngưng trệ do chống dịch.

    Để hút lao động trở lại, nhiều công ty hỗ trợ thu nhập 1-2 triệu đồng những tháng đầu tiên; lập đội xe đưa đón công nhân các tỉnh lân cận tới Bắc Giang.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN: Thêm 4.045 ca ; 53 ca tử vong tại 7 tỉnh, thành

    by music123 » Chủ nhật Tháng 10 24, 2021 4:11 pm

    TỐI 24/10: Thêm 4.045 ca mắc COVID-19; 53 ca tử vong tại 7 tỉnh, thành

    TỔNG HỢP

    Hình ảnh

    Người dân xếp hàng chờ tiêm mũi 1 vaccine AstraZeneca tại một trung tâm tiêm chủng ở Hà Nội, ngày 10/9/2021. (Ảnh: Linh Pham/Getty Images)

    Ngày 24/10, Bộ Y tế cho biết có thêm 4.045 ca mắc COVID-19 tại 47 tỉnh, thành. TP. HCM có nhiều nhất với 966 ca. Trong ngày có 1.314 bệnh nhân khỏi bệnh.

    Bộ Y tế cho hay, tính từ 17h ngày 23/10 đến 17h ngày 24/10, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.045 ca nhiễm mới.

    Trong đó có:

    - 17 ca nhập cảnh;

    - 4.028 ca ghi nhận trong nước (tăng 667 ca so với ngày trước đó) tại 47 tỉnh, thành phố (có 1.599 ca trong cộng đồng).

    TP. HCM (966),
    Bình Dương (524),
    Đồng Nai (429),
    An Giang (297),
    Sóc Trăng (296),
    Đắk Lắk (193),
    Bạc Liêu (155),
    Tây Ninh (132),
    Trà Vinh (113),
    Long An (88),
    Kiên Giang (83),
    ....

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày hôm qua là: Đồng Nai (giảm 176 ca), Tiền Giang (giảm 78 ca), Phú Thọ (giảm 41 ca).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày hôm qua là: Sóc Trăng (tăng 296 ca), TP. HCM (217), Đắk Lắk (193).

    Thêm 53 ca tử vong tại 7 tỉnh, thành:

    TP. HCM (30 ca),
    Bình Dương (12),
    Đồng Nai (5),
    Long An (2),
    An Giang (2),
    Tây Ninh (1),
    Bạc Liêu (1).

    Số ca tử vong trung bình ghi nhận trong 07 ngày qua là: 68 ca.

    Tính đến nay, Việt Nam đã có tổng số 21.673 ca tử vong liên quan đến COVID-19, chiếm 2,5% tổng số ca nhiễm.



    Đắk Lắk: Xuất hiện nhiều chuỗi lây nhiễm COVID-19 chưa rõ nguồn lây

    Theo Sở Y tế Đắk Lắk, từ ngày 01/10 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 959 ca mắc mới COVID-19, cao nhất từ trước đến nay. Trong đó có 598 ca mắc ghi nhận trong cộng đồng, nhiều chuỗi lây nhiễm chưa rõ nguồn lây.

    Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, tính riêng từ ngày 01 – 23/10, toàn tỉnh đã ghi nhận 959 ca mắc COVID-19, cao nhất từ trước đến nay. Trong đó có 598 ca mắc ghi nhận trong cộng đồng (bao gồm cả phát hiện trong khu phong tỏa và sàng lọc tại các bệnh viện).

    Số ca mắc mới trong cộng đồng 14 ngày qua tăng cao với 474 ca mắc. Đặc biệt, TP. Buôn Ma Thuột có 165 trường hợp, huyện Cư M’gar có 194 trường hợp và rải rác tại một số địa phương khác.

    Theo ngành y tế tỉnh Đắk Lắk, các địa phương ghi nhận nhiều ca bệnh trong cộng đồng chưa rõ nguồn lây.

    Nhiều ca mắc mới ghi nhận tại những nơi đã từng phong tỏa. Nhiều trường hợp F0 đã điều trị khỏi khi trở về địa phương tái dương tính trở lại hoặc do một số trường hợp ủ bệnh kéo dài. Tỉnh Đắk Lắk đã khoanh vùng, phong tỏa theo diện hẹp.

    Theo đánh giá của ngành Y tế Đắk Lắk, các chùm ca bệnh trong 14 ngày qua bùng phát chủ yếu liên quan đến các chợ, đặc biệt là các chợ đầu mối trong khu vực tỉnh, khiến số ca mắc trong cộng đồng trong thời gian này tăng cao.

    Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Buôn Ma Thuột Đoàn Ngọc Thượng, các ca bệnh trong cộng đồng ban đầu xuất hiện những ổ dịch ở vùng ven, nông thôn và vùng dân tộc thiểu số, nhưng trong một tuần trở lại đây đã xuất hiện trong khu đô thị, đặc biệt là tại các phường: Tân Lập, Tân Tiến, Tân Thành, Ea Tam.

    Bên cạnh đó, số lượng người dân trở về từ vùng dịch rất lớn cũng là nguy cơ tiềm ẩn dịch lây lan trong cộng đồng.

    Từ ngày 27/4 đến 21/10, tỉnh Đắk Lắk đã tiếp nhận hơn 125.700 người từ vùng dịch trở về các địa phương. Hiện, toàn tỉnh đang cách ly tập trung 3.388 trường hợp và cách ly tại nhà 15.850 trường hợp.

    Toàn tỉnh Đắk Lắk hiện đang tổ chức đợt tiêm vaccine lần thứ 9 với 400.000 liều vaccine Vero Cell, dự kiến sẽ hoàn thành trong ngày 25/10.

    Tính đến 19h ngày 21/10, tỉnh Đắk Lắk đã tiêm 374.191 liều vaccine trên tổng số 1.362.176 người trên 18 tuổi. Trong đó, số lượng tiêm 1 mũi là 276.796 liều (20,32%) và tiêm đủ 02 mũi là 97.395 liều (7,15%).





    TP.HCM không còn vùng đỏ, toàn thành phố ở cấp độ 2 (vùng vàng)

    TP. HCM hiện có 9 quận, huyện thuộc vùng xanh, 12 quận, huyện thuộc vùng vàng và 1 quận vùng cam.

    Ngày 24/10, TP. HCM công bố cấp độ dịch tại 22 địa phương của thành phố.


    Theo đó, cấp độ dịch trên toàn TP. HCM là cấp độ 2. Dựa trên 3 tiêu chí (số ca mắc mới trên 100.000 dân, tỷ lệ tiêm chủng và khả năng đáp ứng điều trị), thành phố hiện có:

    9 quận, huyện ở cấp độ 1 - vùng xanh, gồm: quận 1, 7, 8, 10, Tân Bình, Gò Vấp, huyện Cần Giờ, Củ Chi và TP. Thủ Đức;
    12 quận, huyện ở cấp độ 2 - vùng vàng, gồm: quận 3, 4, 5, 6, 11, 12, Phú Nhuận, Tân Phú, Bình Thạnh, huyện Nhà Bè, Bình Chánh và Hóc Môn;

    1 quận ở cấp độ 3 - vùng cam là: Bình Tân.

    Ngoài ra, TP. HCM cũng đánh giá cấp độ dịch ở cấp phường, xã, thị trấn. Theo đó, có 199/312 địa phương ở cấp độ 1; 96/312 địa phương ở cấp độ 2 và 17/312 địa phương ở cấp độ 3.

    Tính đến 17h cùng ngày, thành phố ghi nhận 930 ca mắc mới, 814 bệnh nhân xuất viện, 30 trường hợp tử vong. Tính đến ngày 24/10, thành phố đã tiêm được tổng số 12.741.809 mũi, trong đó, mũi 1 là 7.145.379, mũi 2 là 5.596.430. Hiện, thành phố đang có 13.423 F0 cách ly tại nhà và 4.764 F0 cách ly tại các khu cách ly tập trung.

    Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (HCDC), dịch COVID-19 cơ bản đã được kiểm soát, TP. HCM bước vào trạng thái "bình thường mới", phục hồi và phát triển kinh tế.

    Trước đó, hôm 22/10, Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi cho biết, thành phố sẽ căn cứ vào cấp độ để mở cửa lại các hoạt động, mở từ từ, mở ở đâu, khi nào, quy mô như thế nào là dựa trên đánh giá mức độ an toàn về dịch bệnh. Trong đó, tại khu vực "vùng xanh", hàng quán sẽ được mở lại hình thức ăn uống tại chỗ và một số dịch vụ khác.



    Đề nghị bỏ cách ly với khách quốc tế ở vùng xanh
    Một số chuyên gia đánh giá, kế hoạch bay thương mại chở khách quốc tế sẽ thiếu tính khả khi nếu vẫn giữ quy định cách ly tập trung với hành khách.



    Cục Hàng không Việt Nam đã lên kế hoạch mở lại đường bay thương mại chở khách quốc tế với 4 giai đoạn, dự kiến bắt đầu cuối năm nay.

    Giai đoạn 1 và 2, các hãng hàng không sẽ đón khách du khách quốc tế đi tour, người Việt về nước mua combo vé và khách sạn cách ly. Với khách quốc tế đi lẻ, cần tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh COVID và phải cách ly 7 ngày sau khi đến Việt Nam.

    Nhận định về kế hoạch này, TS Bùi Doãn Nề, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư Ký hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam, nói việc cách ly tập trung sẽ khiến khách không bay, vì khách du lịch, làm ăn không ai đến Việt Nam để phải ở một tuần trong khách sạn.

    Theo ông Nề, từ ngày 10/10 vừa qua, khi mở các đường bay chở khách nội địa, tỷ lệ sử dụng ghế chỉ đạt từ 30 đến 50%, nhiều chuyến không có khách và hãng bay phải bỏ chuyến. Nguyên nhân chủ yếu là do khách bay sợ bị cách ly, bị gây khó khăn bởi mỗi địa phương áp dụng giám sát y tế một kiểu khác nhau.

    Theo ông, Việt Nam đã cam kết áp dụng “hộ chiếu vaccine” đối với nhiều quốc gia kiểm soát dịch tốt; như vậy, với những địa bàn trọng điểm của hàng không du lịch cần đối xử bình đẳng với khách có hộ chiếu vaccine, bằng cách không yêu cầu cách ly.



    Người phụ nữ ‘thổi’ giá bất động sản, chiếm đoạt hơn 50 tỷ đồng

    Ngày 24/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cao Bằng khởi tố bị can, bắt tạm giam Nông Thị Phượng (43 tuổi, ở TP Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng) về tội Lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    Theo cơ quan chức năng, từ tháng 10/2018 đến tháng 10/2021, Phượng thuyết phục người khác cho mình vay tiền, hứa sẽ trả lãi suất cao. Sau đó, bị can dùng tiền vay được của người sau, trả cho người trước.

    Đến khi số nợ quá khả năng để Phượng có thể “xoay vòng”, bị cáo lại liên kết với một số người để trả nợ bằng bất động sản. Bà ta tự đẩy giá bất động sản để lấy tiền chênh lệch.

    Cảnh sát cho biết bằng thủ đoạn trên, Phượng đã chiếm đoạt hơn 50 tỷ đồng của nhiều nạn nhân trong và ngoài tỉnh Cao Bằng. Hiện vụ việc đang được tiếp tục điều tra làm rõ.




    Nguy cơ bùng phát dịch cao, các địa phương nâng mức độ cảnh giác

    Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trong phiên họp trực tuyến chiều nay 24-10, sơ kết 10 ngày thực hiện nghị quyết 128 cho rằng nguy cơ bùng phát dịch cao, các địa phương nâng mức độ cảnh giác không để xảy ra đợt dịch mới.


    Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết cơ bản đã kiểm soát được dịch tại các địa bàn trọng điểm như TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai và một số tỉnh thành khác. Tuy nhiên sau nới lỏng giãn cách, lượng người từ vùng dịch về các địa phương khác nhiều, đã xuất hiện một số ổ dịch mà nguồn lây chủ yếu từ các vùng có dịch.

    Cụ thể một số địa phương như Nam Định, Thanh Hóa, Phú Thọ, một số tỉnh thành khu vực Tây Nam Bộ ghi nhận ca bệnh liên quan đến các vùng có dịch.

    "Chúng tôi bày tỏ lo ngại nguy cơ bùng phát dịch rất lớn trong thời gian tới, do đó các địa phương phải nâng cao hơn mức độ cảnh giác với dịch", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị.

    Ông Long cũng nêu yêu cầu các địa phương phải rà soát, kiểm soát người về từ TP.HCM, Bình Dương, Long An và Đồng Nai để phát hiện kịp thời, triển khai giám sát, cách ly và các biện pháp phòng chống dịch phù hợp. Người đủ điều kiện theo dõi, cách ly tại nhà nhưng tổ COVID-19 cộng đồng tại địa phương phải giám sát.

    Bộ Y tế cho biết sau 10 ngày thực hiện nghị quyết 128 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế về thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch COVID-19, các địa phương cơ bản đáp ứng theo tinh thần thực tế của tỉnh thành mình.

    "Tuy nhiên vẫn còn một vài nơi áp dụng cứng nhắc", Bộ Y tế nhận xét.

    Thực tế theo khảo sát của Tuổi Trẻ Online, những ngày đầu áp dụng nghị quyết 128 và hướng dẫn 4800, các địa phương như Hải Phòng, Phú Thọ, Nam Định... có quy định khá cứng, các địa phương cũng đã chỉnh sửa dần để thuận tiện hơn cho người dân đi lại, làm ăn, thăm thân...


    "Trong quá trình thực hiện nghị quyết 128 và hướng dẫn 4800, nếu địa phương có vấn đề phát sinh thì liên hệ ngay Bộ Y tế để đạt mục tiêu thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả COVID-19. Quan trọng nhất là kiểm soát tình hình dịch, tránh xảy ra đợt dịch tiếp theo", Bộ Y tế đề nghị.

    Bộ Y tế đề nghị các địa phương khi xét nghiệm lưu ý thực hiện gộp mẫu để giảm chi phí xét nghiệm, kể cả xét nghiệm PCR có thể gộp đến 20 mẫu.

    Tại các bệnh viện, Bộ Y tế yêu cầu chỉ xét nghiệm sàng lọc người có triệu chứng, nếu có bảo hiểm y tế thì bảo hiểm y tế thanh toán, không tham gia bảo hiểm y tế thì ngân sách nhà nước chi trả, không được thu tiền xét nghiệm của người bệnh.

    Việc phong tỏa chỉ được thực hiện trong phạm vi hẹp nhất, chỉ vài nhà trong một ngõ hay một vùng nhỏ trong một xã, phường để dập dịch và tránh ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội và lãng phí nguồn lực chống dịch.

    Theo thông tin của Tuổi Trẻ Online, việc xét nghiệm gộp mẫu đã thực hiện trong đợt dịch tại Đà Nẵng tháng 7-2020 hoặc tháng 5-2021 tại Bắc Giang, hay Hà Nội từng khoanh vùng diện hẹp trong suốt năm 2020, nhưng sau này khoanh vùng, cách ly diện rộng, nhiều địa phương xét nghiệm mẫu đơn số lượng lớn khiến chi phí cho xét nghiệm tăng.




    Thẩm phán, trưởng công an huyện và nhiều cán bộ ở Quốc Oai mắc COVID-19

    6 người là cán bộ tòa án, thư ký, thẩm phán công tác tại tòa án huyện Quốc Oai, trưởng Công an huyện Quốc Oai, trưởng Công an thị trấn và bí thư Đảng ủy thị trấn Quốc Oai mắc COVID-19.

    Những người trên được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả test nhanh dương tính COVID-19. sau đó ngày 24-10, CDC Hà Nội có kết quả xét nghiệm RT-PCR dương tính.

    Lãnh đạo UBND huyện Quốc Oai cho biết sau khi ghi nhận ca dương tính qua test nhanh, huyện đã họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19, áp dụng các biện pháp khoanh vùng và tiếp tục điều tra các trường hợp có liên quan đến 6 ca nhiễm mới trên.

    "Hiện chúng tôi đang điều tra, bước đầu xác định có 117 trường hợp F1, chưa xác định nguồn lây của 6 trường hợp này.

    Ngay từ ngày 23-10, sau khi có thông tin, lực lượng chức năng đã tạm phong tỏa khu vực các bệnh nhân sinh sống, làm việc, lấy toàn bộ mẫu xét nghiệm những người có liên quan.

    Hiện công tác lấy mẫu xét nghiệm trong chiều nay vẫn đang được gấp rút tiến hành gửi lên CDC Hà Nội" - lãnh đạo UBND huyện Quốc Oai thông tin.




    TP.HCM nghiên cứu tiêm vắc xin cho 130.000 học sinh, sinh viên sắp tốt nghiệp


    Sở Lao động - thương binh và xã hội TP.HCM đang lập danh sách tham mưu với cấp có thẩm quyền ưu tiên chích 2 mũi vắc xin cho học sinh, sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp hoặc dự kiến đi thực tập tại doanh nghiệp.

    Đó là thông tin được đại diện Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) TP.HCM chia sẻ tại tọa đàm khoa học bàn về các giải pháp đào tạo nhân lực có kỹ năng nghề bảo đảm chuỗi cung ứng lao động, khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội diễn ra ngày 22-10.

    Cụ thể, khoảng 130.000 học sinh, sinh viên ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sắp tốt nghiệp, dự kiến đi thực tập, đối tượng dưới 18 tuổi để cung ứng cho người sử dụng lao động, đảm bảo không đứt gãy chuỗi cung ứng lao động.

    Qua thống kê sau nới lỏng giãn cách, trên 60% cơ sở sản xuất kinh doanh tại TP.HCM sản xuất trở lại. Khảo sát nhanh đầu tháng 10-2021 chỉ rõ có 100 doanh nghiệp tuyển dụng khoảng 9.000 người, đa dạng ở nhiều ngành nghề như chế biến, chế tạo…

    Quý 4-2021, TP.HCM cần 60.000 người lao động, tập trung 95% nhu cầu lao động ở khu vực ngoài nhà nước. Theo đại diện Sở LĐ-TB&XH TP, ngành cơ khí chế tạo, bao bì, giao thông vận tải… đang có nhu cầu tuyển dụng lớn lao động.

    Tại tọa đàm, ông Trương Anh Dũng, tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH), nhấn mạnh các ý kiến góp ý tại tọa đàm giúp Tiểu ban giáo dục nghề nghiệp tư vấn cho cơ quan quản lý nhà nước trong triển khai thực hiện các chính sách về đào tạo nhân lực có kỹ năng nghề. Ghi nhận các ý kiến tại tọa đàm, ông Trương Anh Dũng tiếp thu và nói sẽ sớm kiến nghị phù hợp với cấp có thẩm quyền.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN: Thêm 3.639 ca; 65 ca tử vong tại 7 tỉnh, thành

    by music123 » Thứ 2 Tháng 10 25, 2021 3:05 pm

    TỐI 25/10: Thêm 3.639 ca mắc COVID-19 ngày 25/10; 65 ca tử vong tại 7 tỉnh, thành

    TỔNG HỢP

    Hình ảnh

    Người dân xếp hàng chờ tiêm mũi 1 vaccine AstraZeneca tại một điểm tiêm chủng ở Hà Nội, ngày 10/9/2021. (Ảnh: Linh Pham/Getty Images)

    Ngày 25/10, Bộ Y tế cho biết có thêm 3.639 ca mắc COVID-19 tại 53 tỉnh, thành; TP. HCM có nhiều nhất với 969 ca. Trong ngày có 1.323 bệnh nhân khỏi bệnh.

    Bộ Y tế cho hay, tính từ 17h ngày 24/10 đến 17h ngày 25/10, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.639 ca nhiễm mới.



    Trong đó có:

    - 19 ca nhập cảnh;

    - 3.620 ca
    ghi nhận trong nước (giảm 408 ca so với ngày trước đó) tại 53 tỉnh, thành phố (có 1.573 ca trong cộng đồng).

    TP. HCM (969),
    Bình Dương (517),
    Đồng Nai (458),
    An Giang (232),
    Tây Ninh (163),
    Bạc Liêu (156),
    Tiền Giang (111),
    Kiên Giang (99),
    ...

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày hôm qua là: Sóc Trăng (giảm 209 ca), Đắk Lắk (giảm 160 ca), An Giang (giảm 65 ca).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày hôm qua là: Hậu Giang (tăng 48 ca), Tiền Giang (33), Tây Ninh (31).

    Số ca nhiễm mới trung bình trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua là: 3.609 ca/ngày.


    Thêm 65 ca tử vong tại 7 tỉnh, thành:

    TP. HCM (40 ca),
    Bình Dương (11),
    Đồng Nai (7),
    Tây Ninh (3),
    Bạc Liêu (2),
    An Giang (1),
    Tiền Giang (1).
    Số ca tử vong trung bình ghi nhận trong 07 ngày qua là: 67 ca.

    Tính đến nay, Việt Nam đã có tổng số 21.738 ca tử vong liên quan đến COVID-19, chiếm 2,5% tổng số ca nhiễm.




    Từ 25/10: Khách đi máy bay, tàu hoả không cần khai cam kết phòng chống dịch COVID-19

    Ngày 25/10, Bộ GTVT Việt Nam đã có văn bản gửi Cục Hàng không và Cục Đường sắt, yêu cầu dừng việc bắt buộc hành khách đi tàu và máy bay phải viết bản cam kết phòng, chống dịch COVID-19 trước giờ khởi hành.

    Cụ thể, theo nội dung văn bản này, hành khách chỉ cần thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại ứng dụng PC - COVID và chấp hành nghiêm các biện pháp phòng, chống lây nhiễm dịch bệnh theo quy định, bắt đầu áp dụng từ 0h 25/10/2021.



    Trước đó, ngày 20/10, Bộ GTVT Việt Nam đã ban hành các quy định tạm thời về tiếp tục triển khai các đường bay nội địa chở khách thường lệ và hướng dẫn tạm thời tổ chức hoạt động vận tải hành khách bằng đường sắt thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Theo đó, yêu cầu hành khách phải kê khai thông tin cá nhân đầy đủ, chính xác vào bản cam kết phòng, chống dịch COVID-19 theo mẫu khi làm thủ tục trước chuyến đi.

    Theo Bộ GTVT, việc này nhằm đảm bảo hành khách phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khai báo trung thực và chấp hành mọi quy định, biện pháp phòng chống dịch khi về địa phương nơi cư trú. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, việc kê khai thông tin như nêu trên đã gây ra một số bất cập như tập trung đông người, nguy cơ làm chậm giờ khởi hành…

    Sau khi bỏ quy định viết bảm cam kết, Bộ GTVT yêu cầu hành khách tiếp tục thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại ứng dụng PC-Covid và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng lây nhiễm dịch bệnh khác theo hướng dẫn.

    Cục Hàng không và Cục Đường sắt phối hợp với đơn vị chức năng của các bộ ngành xây dựng, tích hợp các nội dung của Bản cam kết phòng, chống dịch Covid-19 lên ứng dụng PC-Covid nhằm tận dụng thông tin sẵn có.





    13 học sinh ở Quảng Ninh bị dương tính với ma túy sau khi ăn kẹo không rõ nguồn gốc

    13 học sinh của trường PTTH Hoành Bồ, TP. Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) có dấu hiệu bị ngộ độc sau khi ăn kẹo, một số bị rối loạn chức năng, được đưa đến bệnh viện, xét nghiệm nhanh cho kết quả dương tính với ma túy.

    Cụ thể, thông tin từ đại diện Trường THPT Hoành Bồ, TP. Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) cho biết, sáng nay (25/10), 1 học sinh lớp 10 có biểu hiện ngộ độc như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, tê bì chân tay. Tiếp đó, có thêm 12 học sinh có biểu hiện tương tự.



    Ngay khi phát hiện sự việc, Ban Giám hiệu nhà trường đã cùng tổ y tế đã sơ cứu và chuyển các học sinh này đến Bệnh viện Đa khoa Hạ Long cấp cứu.

    Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Hạ Long cho biết đến, 13 học sinh khi nhập viện đều có biểu hiện kích thích, buồn nôn. Sau khi làm test nhanh, 13 học sinh đều có kết quả dương tính với ma túy (THC - cần sa). Hiện sức khỏe của các học sinh trên đã ổn định và đang được tiếp tục theo dõi tại Bệnh viện.

    Qua kiểm tra xác minh ban đầu, các em cho biết đã cùng ăn một loại kẹo do một bạn nam sinh M.T.S học cùng trường mang đến. Nam sinh M.T.S cho biết, gói kẹo này được mua tại 1 quán cà phê. Qua quan sát có thể thấy trên vỏ kẹo có ghi chứa lượng nhất định nồng độ THC - 1 loại hợp chất ma túy có trong cây cần sa.

    Nhà trường đã báo cáo các cơ quan chức năng, đồng thời phối hợp với Công an TP. Hạ Long lập biên bản sự việc, niêm phong gói kẹo học sinh đã sử dụng và xác minh các thông tin liên quan để phục vụ điều tra.

    Trước sự việc này, ông Nguyễn Ngọc Sơn – Phó Chủ tịch UBND TP. Hạ Long cho biết, tới đây, thành phố sẽ tăng cường tuyên truyền trong các nhà trường, với các em học sinh, các bậc phụ huynh về những nguy cơ sử dụng các loại bánh kẹo, nước ngọt…không rõ nguồn gốc tại các cửa hàng.





    Phú Thọ đã ghi nhận 129 học sinh mắc COVID-19


    Theo thông tin từ Sở GD-ĐT Phú Thọ, tính đến chiều 24/10, tỉnh ghi nhận số ca học sinh, giáo viên mắc COVID-19 đã tăng lên so với những ngày trước đó.

    Cụ thể, đến chiều 24/10, toàn tỉnh đã ghi nhận 133 giáo viên, học sinh mắc COVID-19, trong đó có 129 học sinh và 4 giáo viên nhiễm bệnh. Liên quan đến các ca bệnh, hiện có hàng nghìn học sinh, giáo viên là F1 đang phải cách ly tại nhà hoặc khu tập trung.

    Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Sở GD-ĐT Phú Thọ tiếp tục dừng việc đến trường tại huyện Phù Ninh, huyện Lâm Thao, huyện Tam Nông, thành phố Việt Trì và nhiều trường ở huyện Thanh Thủy. Những địa bàn an toàn, Sở GD-ĐT yêu cầu các nhà trường tranh thủ “thời gian vàng” để dạy học trực tiếp đồng thời dừng tất cả hoạt động tập trung đông người, hoạt động trải nghiệm, dã ngoại và tuân thủ nguyên tắc phòng dịch.

    Từ sau lễ khai giảng năm học mới, Phú Thọ là địa phương an toàn, tất cả học sinh các trường được đi học trực tiếp. Tuy nhiên, từ 18/10, học sinh một số huyện, TP. Việt Trì buộc phải dừng đến trường do phát hiện hàng chục học sinh mắc COVID-19 trong trường học.



    KHẨN: Tìm người đã đến TAND huyện có nhiều cán bộ nhiễm COVID-19

    Ngày 25/10, UBND huyện Quốc Oai (Hà Nội) phát đi thông báo khẩn tìm người đến trụ sở Tòa án nhân dân huyện này từ ngày 11 đến 24/10.

    Uỷ ban huyện Quốc Oai đề nghị tất cả những người đã đến Tòa án nhân dân huyện Quốc Oai trong thời gian trên lập tức tự cách ly tại nhà, hạn chế tiếp xúc với người xung quanh và liên hệ ngay với Trạm Y tế xã, thị trấn nơi cư trú để được tư vấn, hướng dẫn phòng, chống dịch.

    Tất cả người dân khi có một trong các biểu hiện như sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác, cần liên hệ ngay với trạm y tế phường, xã nơi cư trú để được hướng dẫn và làm xét nghiệm SARS-CoV-2 miễn phí, nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh COVID-19.



    Đến sáng 25/10, huyện Quốc Oai ghi nhận tổng số 10 trường hợp dương tính COVID-19 (gồm nhiều cán bộ tòa án và Công an huyện Quốc Oai) và 2 dương tính COVID-19 là người ngoài huyện liên quan đến chùm ca bệnh tại Tòa án nhân dân huyện Quốc Oai. Qua điều tra, đã truy vết được 269 trường hợp F1, 760 trường hợp F2.



    Hàng nghìn người TP HCM ‘nhận nhầm’ hỗ trợ đợt 3

    Đến sáng nay, hơn 700 người dân sống ở huyện Hóc Môn đã liên hệ chính quyền trả lại tiền hỗ trợ đợt 3, sau khi bị địa phương phát hiện. Các trường hợp này được cho khai không trung thực; lợi dụng trẻ em dưới 14 tuổi chưa có căn cước công dân khai nhiều lần; ghi sai số chứng minh nhân dân để phần mềm không phát hiện. Nhiều người hưởng lương, đóng bảo hiểm xã hội vẫn nhận hỗ trợ.

    Bà Lê Thụy Mỵ Châu, Phó chủ tịch UBND huyện cho biết, các trường hợp “nhận nhầm” sống ở xã Bà Điểm, Xuân Thới Đông, Xuân Thới Sơn, Thới Tam Thôn, Đông Thạnh, Tân Xuân…

    Lãnh đạo huyện Hóc Môn cho hay ngoài các trường hợp chủ động trả lại tiền vẫn còn rất nhiều người “nhận nhầm” chưa có phản hồi. Hiện các xã, ấp vận động người dân tự giác nộp lại trước ngày 27/10. Sau thời gian này chính quyền sẽ chuyển danh sách cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định.

    Tương tự, ở gói thứ 3, quận 11 phát hiện gần 6.000 trường hợp không đúng tiêu chí 5 nhóm được hỗ trợ theo Nghị quyết 97 của Hội đồng nhân dân TP HCM.



    Theo lãnh đạo quận 11, khi phát hiện trường hợp không đúng tiêu chí, các tổ công tác vận động người dân nộp lại.

    Theo ông Nguyễn Hồng Lâm, Phó chủ tịch UBND phường 12 (quận Gò Vấp), địa phương thành lập các tổ, mỗi tổ 3 người gồm cán bộ phường, đại diện khu phố đến nhà người đã nhận tiền hỗ trợ giải thích, lập biên bản thu hồi. Sau khi được thông tin, nhiều người đã liên hệ tổ dân phố trả lại tiền.

    Trước đó, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP.HCM Lê Minh Tấn cho biết từ ngày 1/11 đến 15/11 thành phố sẽ thành lập 3 đoàn kiểm tra việc chi hỗ trợ cho người dân.

    Gói hỗ trợ thứ 3 được TP.HCM thông qua hồi cuối tháng 9, với kinh phí 7.300 tỷ đồng, giúp đỡ 7,3 triệu người khó khăn do COVID-19, bị mất việc làm, không còn nguồn thu nhập nào khác. Khác những đợt trước, lần hỗ trợ này không tính theo hộ mà theo nhân khẩu. Mỗi người nhận một triệu đồng không phân biệt thường trú, tạm trú hay lưu trú.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN: Thêm 3.595 ca; 64 ca tử vong tại 12 tỉnh, thành

    by music123 » Thứ 3 Tháng 10 26, 2021 4:09 pm

    TÔI 26/10: Thêm 3.595 ca mắc COVID; 64 ca tử vong tại 12 tỉnh, thành

    TỔNG HỢP

    Hình ảnh

    Người dân xếp hàng chờ tiêm mũi 1 vaccine AstraZeneca tại một trung tâm tiêm chủng ở Hà Nội, ngày 10/9/2021. (Ảnh: Linh Pham/Getty Images)


    Ngày 26/10, Bộ Y tế cho biết có thêm 3.595 ca mắc COVID-19 tại 49 tỉnh, thành; TP. HCM có nhiều nhất với 783 ca. Trong ngày có gần 3.000 bệnh nhân khỏi bệnh.

    Bộ Y tế cho hay, tính từ 17h ngày 25/10 đến 17h ngày 26/10, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.595 ca nhiễm mới.

    Trong đó có:

    - 03 ca nhập cảnh;

    - 3.592 ca
    ghi nhận trong nước (giảm 28 ca so với ngày trước đó) tại 49 tỉnh, thành phố (có 1.431 ca trong cộng đồng).

    TP. HCM (783),
    Bình Dương (528),
    Đồng Nai (481),
    An Giang (290),
    Đắk Lắk (162),
    Tiền Giang (121),
    Tây Ninh (120),
    Kiên Giang (118),
    Trà Vinh (108),

    ...

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày hôm qua là: TP. HCM (giảm 186 ca), Sóc Trăng (giảm 87 ca), Bạc Liêu (giảm 50 ca).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày hôm qua là: Đắk Lắk (tăng 129 ca), An Giang (58), Trà Vinh (48).

    Số ca nhiễm mới trung bình trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua là: 3.690 ca/ngày.

    Thêm 64 ca tử vong tại 12 tỉnh, thành:

    TP. HCM (27 ca),
    Bình Dương (14),
    Đồng Nai (4),
    Tiền Giang (3),
    Long An (3),
    Bạc Liêu (3),
    Tây Ninh (3),
    An Giang (3),
    Ninh Thuận (1),
    Cần Thơ (1),
    Cà Mau (1),
    Nghệ An (1).

    Số ca tử vong trung bình ghi nhận trong 07 ngày qua là: 65 ca.

    Tính đến nay, Việt Nam đã có tổng số 21.802 ca tử vong liên quan đến COVID-19, chiếm 2,5% tổng số ca nhiễm.

    Bạc Liêu (106),





    Việt Nam: Giá xăng dầu tiếp tục tăng mạnh, cao nhất trong vòng 7 năm

    Hình ảnh

    ăng, dầu lại đồng loạt tăng giá. (Ảnh: moit.gov.vn)


    Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh từ 16h chiều 26/10, khi xăng E5 RON92 tăng 1.427 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 1.459 đồng/lít, còn dầu diesel 0.05S: tăng 1.171 đồng/lít. Đây là kỳ tăng giá xăng dầu lần thứ tư liên tiếp từ đầu tháng 9/2021 tại Việt Nam.

    Theo điều hành giá của liên Bộ Công Thương - Tài chính, giá xăng E5 RON 92 tăng 1.430 đồng mỗi lít; xăng RON 95 tăng 1.460 đồng/lít, dầu diesel tăng 1.170 đồng/lít; dầu hỏa tăng 1.010 đồng/lít, dầu mazut tăng 120 đồng/kg.

    Sau khi điều chỉnh giá, xăng E5 RON 92 có giá bán tối đa là 23.110 đồng/lít; RON 95 là 24.330 đồng/lít, dầu diesel là 18.710 đồng/lít; dầu hỏa 17.630 đồng/lít dầu mazut là 17.210 đồng/kg.

    Ở kỳ điều chỉnh lần này, liên Bộ Tài chính - Công Thương trích lập quỹ bình ổn giá đối với xăng RON 95 ở mức 150 đồng/lít, với dầu diesel 200 đồng/kg. Đồng thời, liên Bộ chi sử dụng quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng xăng E5 RON 92 ở mức 1.050 đồng/lít, với dầu diesel là 300 đồng/lít.

    Như vậy, với lần tăng giá lần này, giá xăng tại Việt Nam hiện ở mức cao nhất trong vòng hơn 7 năm (chỉ còn kém đỉnh lịch sử thời điểm ngày 7/7/2014 khi xăng E5 RON 92 có giá 25.640 đồng/lít, xăng RON 95 giá 26.140 đồng/lít).

    Trước đó, tại kỳ điều hành giá ngày 11/10, giá xăng E5 RON 92 tăng 970 đồng/lít, xăng RON 92 tăng 930 đồng/lít, dầu hỏa tăng 980 đồng/lít, dầu diesel tăng 960 đồng và dầu mazut tăng 510 đồng.

    Theo báo cáo của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), đến cuối tháng 9 quỹ bình ổn xăng dầu tại tập đoàn này đang âm hơn 192 tỷ đồng...




    Phụ huynh học sinh lớp 1 phải ‘tự nguyện’ mua điều hoà, ti vi đầu năm học

    Nhiều phụ huynh có con học lớp 1B trường Tiểu học Lộc Ninh (TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) cho biết được kêu gọi “tự nguyện” đóng mức thấp nhất là 750.000 đồng cho giáo viên chủ nhiệm để mua tivi, điều hoà, tủ lạnh… cho năm học mới.

    Ngày 26/10, ông Hồ Thanh Hải – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP. Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) - cho biết, sau khi nắm được thông tin phụ huynh phản ánh việc Trường Tiểu học Lộc Ninh thu tiền lắp điều hòa, tivi, tủ sách..., Phòng đã yêu cầu nhà trường báo cáo về vụ việc.



    Trước đó, vào ngày 23/8, Trường Tiểu học Lộc Ninh tổ chức buổi học đầu tiên của năm học mới theo quy định. Học sinh học tập trung được 2 ngày thì có thông báo nghỉ học để phòng dịch COVID-19. Từ đó, TP. Đồng Hới đã phải giãn cách nhiều ngày liên tiếp.

    Theo thông tin phản ánh của nhiều phụ huynh, cô giáo chủ nhiệm lớp 1B đã lập nhóm Zalo và thông báo việc thu tiền tự nguyện để mua trang thiết bị phục vụ học tập cho các em, với mức nộp tự nguyện thấp nhất là 750.000 đồng/học sinh.

    Liên quan đến những thông tin được phản ánh, cô giáo Nguyễn Thị Thu - Chủ nhiệm lớp 1B (Trường Tiểu học Lộc Ninh) xác nhận sự việc và khẳng định việc thu tiền đã bàn với phụ huynh qua Zalo.

    Cô Thu cho biết, đầu năm học này, khi phụ huynh đưa con đi nhập học, cô giáo và phụ huynh có bàn với nhau lập một nhóm Zalo để dễ dàng trao đổi thông tin. Sau đó, trong nhóm Zalo, nhiều phụ huynh đề xuất mua điều hòa, tivi, tủ lạnh… để phục vụ học tập.

    Cũng theo cô Thu, sự việc sau đó được sự thống nhất của các phụ huynh và mỗi phụ huynh sẽ nộp 750.000 đồng để mua các trang thiết bị.

    Cô Thu cho hay, đến nay đã có 35/40 học sinh lớp 1B được phụ huynh nộp tiền. Mức thu thấp nhất là 750.000đ/học sinh, có phụ huynh đóng góp 1 triệu, có người nộp 800.000 đồng. Phụ huynh đa số chuyển khoản, có một số người nộp tiền mặt trực tiếp cho cô giáo.

    Cô Thu đã cùng với một vài phụ huynh đi mua sắm, lắp 2 điều hòa, 1 tivi, mua ghế, mũ cho các em… đặt trong phòng học lớp 1B. Số tiền còn thừa sẽ dùng để mua thêm tủ lạnh và một số đồ dùng cần thiết khác. Trong số các thiết bị đã mua, một số thứ có hóa đơn, một số thứ mua ở ngoài chợ nên không có hóa đơn.

    Theo cô Thu, việc thu tiền cô đã có thông báo "bằng miệng" với Hiệu trưởng nhà trường, còn số tiền chưa thu đủ nên chưa báo cáo. Trong thời gian nghỉ dịch, nhà trường và lớp chưa tổ chức họp phụ huynh nên số tiền thu được do cô giáo chủ nhiệm thu.

    Liên quan đến sự việc trên, bà Nguyễn Thị Thúy Ngần – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lộc Ninh - cho biết, trường có 5 khối với 28 lớp, trong đó, khối 1 có 5 lớp với 200 học sinh.

    Bà Ngần cho hay, nhà trường không có chủ trương thu tiền phụ huynh học sinh lớp 1 để sắm điều hòa, tivi, tủ lạnh… Việc giáo viên nhà trường thu tiền là được sự thống nhất từ phụ huynh học sinh sau khi trưng cầu ý kiến trên Zalo. Bà Ngần cho biết, bà mới nắm được thông tin sự việc nhưng chưa rõ số tiền thu cụ thể.

    Hình ảnh

    Trường Tiểu học Lộc Ninh tại TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. (Ảnh: donghoi.quangbinh.gov.vn)



    Hiện, Sở GD-ĐT Quảng Bình đang chờ báo cáo cụ thể từ Phòng GD-ĐT TP. Đồng Hới về sự việc.

    Được biết, từ đầu năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình đã có văn bản hướng dẫn về việc thu chi ở các trường học. Đặc biệt, lưu ý không để xảy ra tình trạng “lạm thu”, không thu tiền học sinh trong lúc dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp.

    Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, năm học 2021 – 2022, tỉnh Quảng Bình đã có chính sách hỗ trợ 100% học phí học kỳ I đối với bậc học mầm non, học sinh phổ thông công lập, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông trong toàn tỉnh.





    Một quân nhân bị đánh thiệt mạng

    Ngày 26/10, Công an huyện Chương Mỹ, Hà Nội, vừa bàn giao Bùi Văn Triệu (18 tuổi, ở huyện Chương Mỹ) cùng 7 người khác cho Cơ quan điều tra Quân đoàn 1 (Bộ Quốc phòng) để điều tra về cái chết của một quân nhân trên địa bàn.

    Theo cơ quan chức năng, Bùi Văn Triệu có mâu thuẫn với anh T.L. (19 tuổi). Rạng sáng 24/10, anh L. đi xe máy chở bạn đến tổ dân phố Đồng Vai, thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, thì Triệu cùng 7 người khác đi ôtô ép xe của L. dừng bên lề đường rồi hành hung khiến L. tử vong sau đó.

    “Vào cuộc điều tra, cảnh sát đã xác định được 8 nghi phạm hành hung nạn nhân. Anh L. là quân nhân nên Công an huyện Chương Mỹ đã bàn giao cho cơ quan điều tra của Quân đoàn 1 tiếp tục thụ lý điều tra theo thẩm quyền”, chỉ huy Công an huyện Chương Mỹ nói với Zing.




    TP.HCM dừng 51 chốt kiểm soát cửa ngõ

    51 chốt, trạm kiểm soát ở các tuyến đường cửa ngõ TP.HCM ngưng hoạt động từ 18h hôm nay, theo quyết định của UBND thành phố.

    Nội dung được Văn phòng UBND TP.HCM thông báo ngày 26/10, sau cuộc họp của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh Châu với các sở ngành về việc tạm ngưng triển khai các chốt, trạm kiểm soát phòng, chống dịch tại các tuyến đường cửa ngõ ra, vào thành phố mới đây.

    12 chốt chính cửa ngõ và 39 chốt giáp ranh các tỉnh được TP.HCM triển khai từ ngày 9/7 – khi áp dụng Chỉ thị 16. Cùng với các chốt này, thành phố lập hơn 300 chốt trên các đường nội đô trong thời gian siết chặt giãn cách nhưng đã tháo dỡ hồi cuối tháng 9, khi thành phố nới lỏng giãn cách từ ngày 1/10.

    Cùng với việc ngưng chốt kiểm soát ở cửa ngõ, Công an sẽ tuần tra kiểm soát lưu động và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định phòng chống dịch tại các khu vực bến xe, ga tàu, đường vận chuyển hàng hóa, hành khách liên tỉnh..





    Cho phép tiêm vắc-xin Pfizer cho trẻ em

    Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long chiều 26/10 cho biết chiến dịch tiêm cho trẻ em sẽ được tổ chức trên cả nước từ tháng 11 với loại vaccine Comirnaty do Pfizer-BioNTech của Mỹ sản xuất.



    “Đây là vaccine đảm bảo an toàn cho trẻ em”, Bộ trưởng Long cho biết tại cuộc họp với các đơn vị liên quan về công tác tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em, ngày 26/10.

    Theo đó, chiến dịch tiêm sẽ được thực hiện trước với trẻ ở độ tuổi 16-17, sau đó hạ thấp dần độ tuổi. Cha mẹ, người giám hộ cần ký phiếu đồng ý tiêm chủng cho trẻ.

    Trẻ được khám sàng lọc trước tiêm theo hướng dẫn của Bộ Y tế và chỉ định tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất; theo dõi, chăm sóc sau khi tiêm.






    Nghệ An sẽ tổ chức phiên giao dịch việc làm cho người trở về quê

    Hôm nay 26/10, trao đổi với PV, ông Trần Văn Toản – Trưởng Phòng LĐ-TB&XH huyện Tương Dương cho biết, trên địa bàn huyện có hơn 4.300 người đi làm ở các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, đợt dịch Covid-19 vừa qua đã khiến cho hơn 3.700 người trở về quê không có việc làm.

    Trước tình hình đó, UBND huyện Tương Dương phối hợp với Trung dịch vụ việc làm tỉnh Nghệ An và các doanh nghiệp để giới thiệu, tuyển dụng việc làm cho người đang độ tuổi lao động trên địa bàn.



    “Huyện đã lên kế hoạch hỗ trợ người lao động trở về từ vùng dịch được tiêm vắc xin Covid-19. Hỗ trợ người dân về lương thực cứu đói được tỉnh Nghệ An cấp gần 80 tấn gạo. Khảo sát nguyện vọng người lao động sau khi trở về quê ở lại sản xuất, chăn nuôi. Từ đó, phối hợp với Ngân hàng chính sách để cho người dân vay được vốn làm ăn” – ông Toản chia sẻ.
    Hình ảnh
Đăng trả lời 344 bài viết

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 84 khách