Đăng trả lời 344 bài viết
VN:Thêm 88.378 ca, Quảng Ninh và Bình Định bổ sung 23.262 F0
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 91 ca;Vaccine Việt có kết quả tốt

    by music123 » Thứ 5 Tháng 6 03, 2021 1:26 pm

    Tin trong nước 3/6: Thêm 91 ca COVID-19; Cha dẫn con 2 tuổi trốn khỏi khu cách ly tập trung

    Hình ảnh
    Ảnh tổng hợp.


    Thêm 91 ca COVID-19

    BỘ Y tế tối 3/6 ghi nhận 91 ca dương tính, gồm 79 ca ghi nhận trong nước tại Bắc Giang 58, Bắc Ninh 10, TP.HCM 11 và 12 ca nhập cảnh.

    Như vậy, trong ngày 3/5, Việt Nam ghi nhận thêm 250 ca mới, gồm 19 ca nhập cảnh được cách ly ngay và 231 ca ghi nhận trong nước chủ yếu ở Bắc Giang, Bắc Ninh và TP.HCM. Trong đó 228 ca được phát hiện trong khu đã được cách ly hoặc phong tỏa.

    Hôm nay là ngày thứ 10 liên tiếp Việt Nam ghi nhận hơn 200 ca nhiễm một ngày.



    13 tỉnh gồm Yên Bái, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Nam Định, Hòa Bình, Tuyên Quang, Phú Thọ, Sơn La, đã qua 14 ngày không ghi nhận ca nhiễm mới.

    Số lượng xét nghiệm từ ngày 29/4 đến nay đã thực hiện 1.488.279 mẫu cho 2.964.180 lượt người. Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay lên 4956, ghi nhận ở 37 tỉnh thành.

    Tây Ninh: Cha dẫn con 2 tuổi trốn khỏi khu cách ly tập trung

    Chiều 3/6, ông Nguyễn Văn Cường, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tây Ninh cho biết, một trường hợp F1 được người thân đưa trốn khỏi khu cách ly đã được cơ quan công an TX.Hòa Thành kịp thời bắt giữ sau đó.

    Theo ông Cường, lúc 15 giờ 18 phút ngày 3/6, ngành y tế phát hiện N.V.T. (33 tuổi, ngụ xã Long Thành Nam, TX.Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh) dẫn con trai 2 tuổi trốn khỏi khu cách ly tại Trung tâm y tế H.Dương Minh Châu. Cháu bé là ca F1 của bệnh nhân 6659, bạn học cùng ở nhóm trẻ xã Trường Tây, H.Hòa Thành.

    Sau khi phát hiện vụ bỏ trốn, ngành y tế thông báo truy tìm người. Vài giờ sau đó, Công an TX.Hòa Thành, đã phát hiện, đưa cả hai người trở lại cách ly theo quy định.



    Liên quan đến trường hợp trốn khỏi khu cách ly này, trước đó, ngày 28/5 Tây Ninh ghi nhận ca dương tính Covid-19 đầu tiên trong cộng đồng là bệnh nhân 6659 (bé trai 2 tuổi, ngụ ấp Bến Kéo, xã Long Thành Nam, TX.Hòa Thành, là con trai và là F1 của bệnh nhân 6447 được Bộ Y tế công bố dương tính COVID-19 vào ngày 28/5).


    Đến chiều 29/5, ngành y tế Tây Ninh đã xác định được 68 trường hợp F1 (trong đó có cháu bé 2 tuổi vừa theo cha trốn khỏi khu cách ly), đã đưa vào cơ sở cách ly và 267 trường hợp F2 liên quan đến 2 ca nhiễm Covid-19 trên. Hiện bệnh nhân 6659 đang cách ly và điều trị tại Trung tâm y tế H.Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.







    Hà Nội- 2 điều dưỡng Bệnh viện Thanh Nhàn dương tính COVID-19


    Trang điện tử Bộ Y tế, ngày 3/6, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, vừa ghi nhận 2 ca dương tính SARS-CoV-2 là nhân viên y tế. Đây là những người chăm sóc, điều trị trực tiếp cho bệnh nhân COVID-19.

    Đại diện của Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, hai nhân viên y tế này đều là điều dưỡng của bệnh viện, trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân COVID-19 tại khu khám sàng lọc, cách ly (khu vực đơn nguyên T1) của bệnh viện. Hai điều dưỡng này được cách ly riêng biệt cùng ca bệnh COVID-19.

    Do đó, khi hai điều dưỡng có kết quả dương tính không phát sinh thêm trường hợp tiếp xúc. Hiện, sức khoẻ của hai điều dưỡng này hoàn toàn ổn định.



    Bệnh viện này cũng cho biết khi tiếp xúc với người bệnh, hai điều dưỡng này đã trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ. Qua kiểm tra, mọi quy trình thăm khám, cách ly bệnh nhân COVID-19 đều được tuân thủ đầy đủ.

    “Chúng tôi nghi ngờ nhiều đến khả năng, nhân viên y tế có thể nhiễm bệnh trong quá trình cởi bỏ quần áo bảo hộ. Chủng virus lưu hành hiện nay có khả năng lây nhiễm rất nhanh. Do đó, chỉ cần sơ suất ở một khâu nào đó khi tháo bỏ quần áo bảo hộ cũng có thể nhiễm bệnh”, đại diện Bệnh viện Thanh Nhàn lý giải.

    Trước đó, vào đầu tháng 5/2021, Bệnh viện Thanh Nhàn đã phát hiện bệnh nhân B.T.M (nữ, SN1965, quê quán ở thôn Đục Khê, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức) – nhân viên vệ sinh khu T9 của bệnh viện cũng có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19.

    Trong khoảng thời gian (từ ngày 7 đến 9/5), tầng 9 (Bệnh viện Thanh Nhàn) có tiếp nhận và điều trị 11 bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2, được chuyển từ Bệnh viện K cơ sở Tân Triều chuyển đến.

    Sở Y tế Hà Nội cho biết, tính đến sáng 3/6, các bệnh viện của thành phố đang điều trị cho 184 F0, trong đó Bệnh viện Bắc Thăng Long điều trị 34 bệnh nhân, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang điều trị 131 bệnh nhân, Bệnh viện Thanh Nhàn điều trị 19 bệnh nhân. Ngoài ra, các bệnh viện này cũng đang theo dõi 163 trường hợp nghi ngờ (F1, F2 có triệu chứng).



    Bình Dương: Giãn cách 5 thành phố, thị xã, lên phương án khu cách ly 10.000 người

    Ngày 2/6, ông Nguyễn Lộc Hà, Phó Chủ tịch tỉnh Bình Dương đã ký văn bản hỏa tốc yêu cầu 3 thành phố và 2 thị xã thực hiện giãn cách theo chỉ thị 15 của Thủ tướng, đồng thời lên phương án cách ly khoảng 10.000 người.

    Cụ thể: TP. Thủ Dầu Một, TP. Thuận An, TP. Dĩ An, thị xã Tân Uyên, thị xã Bến Cát và một số xã, thị trấn của huyện Bàu Bàng (nơi có khu công nghiệp) triển khai thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15 của Thủ tướng Chính phủ.

    Riêng các khu phố đang được phong tỏa thuộc phường Đông Hòa (TP. Dĩ An), phường Bình Chuẩn (TP. Thuận An) và phường Hiệp Thành (TP. Thủ Dầu Một) áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng. Các địa phương còn lại thực hiện theo Chỉ thị 19. Việc triển khai giãn cách xã hội được thực hiện đến khi có thông báo mới.

    Tỉnh Bình Dương yêu cầu các huyện, thị phối hợp với các ngành chức năng trưng dụng các nhà trọ, khách sạn nâng lên dự phòng phương án cách ly khoảng 10.000 người; đồng thời bổ sung trang thiết bị cần thiết, chuẩn bị phương án lập bệnh viện dã chiến để điều trị cho từ 600 – 800 người.

    Khẩn cấp xét nghiệm COVID-19 hơn 30.000 công nhân Khu chế xuất Tân Thuận

    Chiều tối 2/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã phối hợp với Ban Quản lý Khu chế xuất và Công nghiệp TP.HCM tổ chức lấy mẫu tầm soát Covid-19 cho hơn 30.000 công nhân đang làm việc ở 22 doanh nghiệp tại Khu chế xuất Tân Thuận. Các nhân viên y tế đã phải làm việc suốt đêm để kịp lấy hết 30.000 mẫu tại đây.


    Khu chế xuất Tân Thuận có hơn 56.000 lao động làm việc tại các nhà máy, phân xưởng. Lượng công nhân ra vào khu chế xuất là rất lớn tiềm ẩn rủi ro dịch bệnh nên Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM đã lẫy mẫu trong các khu công nghiệp, khu chế xuất để tầm soát, phát hiện kịp thời những ca Covid-19 tránh lây lan cộng đồng.

    Theo Thanh Niên, sáng 3/6, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, vẫn đang phối hợp với Ban Quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp TP.HCM, UBND Q.7 để lấy mẫu xét nghiệm tầm soát COVID-19 đợt 1 cho người lao động đang làm việc tại Khu chế xuất Tân Thuận.

    Hiện nay dịch bệnh đã lây lan vào các khu công nghiệp tại TP.HCM nên việc lấy mẫu tầm soát ở khu chế xuất càng được đẩy mạnh, khẩn trương. Nhân viên y tế vẫn thực hiện gộp 5 mẫu để cùng xét nghiệm.

    F0 ở TP.HCM là công nhân KCN tại Long An, truy vết ra 102 F1

    Chiều 2/6, Sở Y tế tỉnh Long An đến một công ty thuộc Khu công nghiệp Long Hậu, xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, Long An để hướng dẫn, tổ chức cho địa phương truy vết, khoanh vùng, triển khai các hoạt động dập dịch sau khi nhận được thông tin từ TP.HCM về một ca bệnh từ F1 trở thành F0 là công nhân tại đây.

    Theo thông tin dịch tễ, công nhân nam 27 tuổi này từng là F1 của BN 7069 (đang điều trị tại TP.HCM). Sống tại TP.HCM, mỗi ngày công nhân này sáng đi Long An làm việc và tối trở về TP.HCM.



    Khi trở thành F1, nam công nhân này đã được cách ly tập trung tại TP.HCM từ ngày 29/5. Đến trưa 2/6, công nhân nam có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19. Hiện công nhân này đang được điều trị tại TP.HCM.

    Hiện tại, lực lượng phòng chống dịch truy vết được 102 trường hợp F1 của công nhân này, gồm những người làm chung dây chuyền sản xuất, các phòng xưởng liên quan, xe buýt (gồm cả tài xế), bảo vệ và nơi ăn tại công ty.

    Đây là số lượng F1 lớn nhất trên địa bàn tỉnh Long An từ đầu mùa dịch đến nay. Sau khi lấy mẫu xét nghiệm, phục vụ truy vết tiếp các F2, F3, các trường hợp F1 này sẽ được đưa đi cách ly tập trung.


    Gần 300.000 người ở TP.HCM liên quan đến 265 ca nhiễm từ hội truyền giáo chỉ sau 8 ngày


    Sáng 3/6, HCDC cho biết vừa ghi nhận thêm 18 trường hợp dương tính với COVID-19 ở 6 quận, huyện trên địa bàn TP, nâng tổng số ca nhiễm Covid-19 (tính từ ngày 27/5) lên con số 268 trường hợp. Trong đó, có 265 ca dương tính liên quan đến ổ dịch Hội truyền giáo Phục Hưng, 1 ca là nhân viên BV Nam Sài Gòn đang xác minh nguồn lây, và 2 F1 của BN 4781 (con gái bà chủ quán bánh canh) ở quận 3.

    Theo HCDC, 20 trong số 22 quận, huyện của thành phố đã ghi nhận ca Covid-19, trừ quận 11 và huyện Cần Giờ. Thành phố tiếp tục điều tra, truy vết, khoanh vùng, phong tỏa tạm thời các địa điểm liên quan đến các ca nghi nhiễm mới, lấy mẫu xét nghiệm diện rộng các khu vực liên quan ca nhiễm, để đánh giá nguy cơ.

    Từ 26/5 đến hết ngày 2/6/2021, HCDC đã lấy 299.157 mẫu xét nghiệm, trong đó 4.241 mẫu tiếp xúc gần, 294.916 mẫu tiếp xúc khác và mở rộng xét nghiệm. Kết quả trong 4.241 mẫu tiếp xúc gần, đã có 4.024 mẫu có kết quả âm tính, 217 đang chờ kết quả. Tiếp xúc khác và mở rộng xét nghiệm đã có 108.226 mẫu có kết quả âm tính, 186.690 mẫu đang chờ kết quả.

    HCDC cho biết những ngày tiếp theo, thành phố có thể xuất hiện những ca bệnh không rõ nguồn gốc trong cộng đồng, do dịch bệnh đã âm thầm lây lan.


    Ra khỏi quận Gò Vấp phải có kết quả xét nghiệm âm tính

    Tại quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không thể làm việc tại nhà do đặc thù công việc, phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 của cơ quan y tế mới được ra khỏi địa bàn.

    Yêu cầu trên được nêu trong công văn khẩn được TP.HCM phát đi ngày 3/6. Theo đó, các cơ quan, đơn vị Nhà nước bố trí không quá 1/2 số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà đối với các nhiệm vụ được phân công.

    Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tùy theo điều kiện, tính chất hoạt động của cơ quan, đơn vị mà bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phù hợp. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại nhà phải mở điện thoại di động 24/24 giờ.

    Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thực hiện các công việc có tính chất quan trọng, đặc thù không thể làm việc tại nhà thì phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị xem xét bố trí nơi lưu trú tạm thời phù hợp ngoài địa bàn quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12.

    Đi cách ly tập trung phải đóng bao nhiêu tiền?

    Nếu thuộc đối tượng phải đi cách ly tập trung thì phải đóng bao nhiêu tiền là thắc mắc của rất nhiều người dân.

    Theo Nghị quyết 16/NQ-CP ngày 08/02/2021: Đối với Người Việt Nam ở trong nước phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tập trung theo yêu cầu phòng, chống dịch. Khi đi cách ly tại cơ sở y tế, doanh trại quân đội, trường của quân đội, cơ sở khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chọn làm nơi cách ly tập trung, thì phải tự chi trả tiền ăn theo mức 80.000 đồng/người/ngày cho cơ sở cách ly y tế tập trung;

    Các khoản chi phí khác sẽ không phải trả, mà do ngân sách nhà nước hỗ trợ. Trường hợp người phải cách ly y tế tập trung là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định thì được miễn phí tất cả.

    Mới đây, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có ban hành quyết định 623 quy định trẻ em bị đi cách ly tập trung từ 27/4 đến 31/12/2021 sẽ được Quỹ Bảo trợ trẻ em chi trả tiền ăn 80.000 đồng/ngày.

    Người mắc bệnh COVID-19 có được miễn chi phí điều trị hay không?

    Ngày 01/04/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 447/QĐ-TTg công bố dịch COVID-19 trên toàn quốc với tính chất, mức độ nguy hiểm của bệnh truyền nhiễm nhóm A.

    Theo đó: Người mắc COVID-19 sẽ được khám và điều trị miễn phí; đồng nghĩa, người mắc COVID-19 sẽ không phải chi trả chi phí điều trị, bao gồm: Tiền khám bệnh, tiền giường, dịch vụ kỹ thuật, thuốc, máu, dịch truyền, chi phí xét nghiệm COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế;

    Bệnh nhân phải đóng chi phí ăn uống. Trường hợp trong thời gian điều trị bệnh COVID-19 mà mắc các bệnh khác phải khám, điều trị nếu người bệnh có thẻ BHYT thì được quỹ BHYT thanh toán theo quy định của pháp luật về BHYT, nếu không có thẻ BHYT thì tự chi trả toàn bộ chi phí khám, điều trị theo mức giá dịch vụ y tế hiện hành.


    Điều tra vụ phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp tại Thẩm mỹ viện Minh Châu Asian

    – Công an TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng ngày 3/5 đang xác minh, điều tra vụ phóng viên Báo Lâm Đồng bị hành hung khi đang tác nghiệp, tại Thẩm mỹ viện Minh Châu Asian (32 Nguyễn Công Trứ, phường 1, TP. Bảo Lộc), cơ sở đã vi phạm công tác phòng chống dịch Covid-19 gây bức xúc dư luận.

    Theo đó, vào chiều 2/6, khi anh K.P. (phóng viên Báo Lâm Đồng) đang tác nghiệp cùng đoàn liên ngành thuộc Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Lâm Đồng tại Thẩm mỹ viện Minh Châu Asian thì bị một phụ nữ từ trong thẩm mỹ viện này lao ra hành hung, nhục mạ trước sự chứng kiến của nhiều cán bộ thuộc cơ quan chức năng địa phương. Dù được 2 cán bộ công an ngăn cản nhưng người phụ nữ này lao tới ném chùm chìa khóa vào mặt anh P.

    Theo Công an phường 1 (TP. Bảo Lộc), người phụ nữ có hành vi trên là Nguyễn Huân T. (42 tuổi, ngụ tại Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội).

    Trước đó, tối 1/6, Thẩm mỹ viện Minh Châu Asian đang tổ chức khai trương thì lực lượng chức năng đến kiểm tra công tác phòng chống dịch. Thời điểm kiểm tra, có 31 người. Đáng nói, tất cả đều không thực hiện khai báo y tế phòng dịch Covid-19 theo quy định, thậm chí, trong số đó có những người đến từ các địa phương đang có dịch Covid-19.

    Nguồn tin trên cũng cho hay, sáng 3/6, TP. Bảo Lộc (Lâm Đồng) cho biết, vừa ra thông báo “Thu hồi giấy phép kinh doanh và tạm dừng hoạt động” đối với Thẩm mỹ viện trên.


    PGS-TS Hồ Anh Sơn: Vaccine COVID-19 Việt Nam thử nghiệm kết quả tốt, 100% người tiêm sinh kháng thể

    Theo PGS-TS Hồ Anh Sơn, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Y Dược học Quân sự, Học viện Quân y, đến nay vaccine NanoCovax đã sắp hoàn thành thử nghiệm giai đoạn 2.

    Sau mũi tiêm thứ 2, các tình nguyện viên được khám sức khỏe (xét nghiệm máu, đo huyết áp…) 1 lần/tuần để đánh giá lượng kháng thể xuất hiện trong cơ thể; sau đó tiếp tục được theo dõi 6 tháng để lấy thông tin, đánh giá sức khỏe cũng như khả năng sinh miễn dịch. 100% tình nguyện viên tiêm vaccine Nanocovax đều sinh kháng thể trong máu.

    “Lượng kháng thể với virus SARS-CoV-2 của tất cả các tình nguyện viên đều tăng, sức khỏe an toàn, không có trường hợp phải xử lý thuốc, cấp cứu… Đây là tín hiệu rất mừng, là thông tin cực kỳ đáng khích lệ, cho thấy đến hiện tại, vaccine an toàn với người được tiêm”, ông Sơn nói.

    Theo PGS-TS Chử Văn Mến, Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng và tương đương sinh học, Học viện Quân y, vaccine COVID-19 Nanocovax dự kiến sẽ thử nghiệm giai đoạn 3 ngay trong tháng 6.

    Ông Mến nói: “Nếu dịch COVID-19 bùng phát trong nước, Hội đồng đạo đức Bộ Y tế sẽ xin phép Chính phủ họp để cấp phép tiêm cho người dân. Hiện, năng lực sản xuất vaccine của Việt Nam đang là 6 triệu liều/tháng”.


    Người đàn ông như nam châm, hút chặt các đồ vật vào cơ thể

    Anh Mai Tuấn Anh (SN 1967), trú phường Nam Ngạn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa – người sở hữu khả năng kỳ lạ đó là hút chặt các đồ vật vào cơ thể.

    Những ngày qua, nhiều người dân sinh sống quanh phố Nam Sơn 2 (phường Nam Ngạn, thành phố Thanh Hóa) không khỏi tò mò và thích thú khi chứng kiến “dị nhân” Mai Tuấn Anh trổ tài hút các đồ vật dính chặt vào cơ thể.

    Từ những chiếc thìa, đũa, mâm, đĩa đến các đồ vật lớn như bàn, kính thủy tinh nặng hàng chục kg… tất cả đều được anh Tuấn Anh hút chặt vào người như có nam châm.

    Khả năng đặc biệt được anh Tuấn Anh phát hiện từ tháng 4/2021. Anh Tuấn Anh chia sẻ: “Sau khi xem một clip trên facebook, lúc tập thể dục tôi thử đưa chiếc mâm và dao đặt lên ngực, không ngờ các đồ vật này không hề rơi xuống đất. Từ đó tôi phát hiện mình có khả năng kỳ lạ này”.

    Để chứng minh cho cho mọi người xem, anh Tuấn đã cởi áo và bắt đầu đưa những chiếc kéo, dao, mâm và các vật dụng kim loại…, mỗi đồ vật sau khi đặt lên ngực của anh đều dính chặt như có nam châm.

    Không chỉ các đồ vật bằng kim loại, anh còn trình diễn cho người xem khả năng hút các đồ vật bằng sành, thủy tinh như: đĩa, mặt bàn… Kết thúc màn trình diễn, anh Tuấn Anh nhờ hai người phụ giúp nâng chiếc mặt bàn bằng đá nặng 32kg về phía mình, rồi anh đặt lên ngực. Thật bất ngờ, chiếc mặt bàn dính chặt lên cơ thể anh mặc cho anh đi lại quanh gian phòng.

    Theo anh Tuấn Anh trước khi hút được các đồ vật thì sức khỏe của anh hoàn toàn bình thường, và cho đến nay sức khỏe của anh vẫn không có gì thay đổi.

    ‘Dị nhân’ 54 tuổi chia sẻ thêm: “Đây là khả năng hoàn toàn tự nhiên mà tôi phát hiện mình có thể làm được. Tôi chưa bao giờ học hay tập luyện về những cái này. Khi phát hiện mình hút được các đồ vật tôi cũng thấy lo lắng, khoảng 3 đêm đầu tôi lo đến không ngủ được vì không biết cơ thể có bị gì không. Đến nay tôi thấy hoàn toàn bình thường”.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 92 ca;BN thứ 50 tử vong

    by music123 » Thứ 6 Tháng 6 04, 2021 5:38 am

    Tin trong nước 4/6: Bệnh nhân COVID-19 thứ 50 tử vong; tổng người mắc trong đợt dịch vượt 5.000


    Hiểu Minh (TH)

    Hình ảnh

    Thêm 92 người dương tính COVID-19

    Bộ Y tế tối 4/6 ghi nhận 93 ca dương tính, gồm 87 ca trong nước và 5 ca nhập cảnh được cách ly ngay.

    Trong ngày 4/6, Việt Nam ghi nhận thêm 224 ca mắc mới, gồm 219 ca trong nước chủ yếu ở Bắc Giang, Bắc Ninh, TP HCM. Trong đó có 212 ca mắc mới phát hiện trong khu cách ly hoặc khu vực đã được phong tỏa.

    Số lượng ca mắc cộng đồng tính từ ngày 27/4 đến nay 5.175 ca. Có 13 tỉnh gồm Yên Bái, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Nam Định, Hòa Bình, Tuyên Quang, Phú Thọ, Sơn La, đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới.

    Số lượng xét nghiệm từ 29/4 đến nay đã thực hiện 1.543.672 mẫu cho 3.118.542 lượt người.

    92 ca mắc mới được ghi nhận từ số 8196-8287, trong đó 87 ca ghi nhận trong nước tại Bắc Giang 62, Bắc Ninh 10, TP.HCM 15.

    Bắc Giang; Ca 8196-8215, 8219, 8222-8225, 8227-8228, 8232, 8235, 8237-8241, 8257-8262, 8264-8266, 8269-8287 ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang trong khu cách ly và khu vực đã được phong tỏa, liên quan đến công nhân làm tại các Khu công nghiệp.

    TP.HCM; Ca 8242-8256 gồm 13 ca liên quan đến Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng, một ca là F1 của 4514, một ca đang điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm ngày 3/6 dương tính với nCoV.

    Bắc Ninh; Ca 8226, 8229-8231, 8233-8234, 8236, 8263, 8267-8268 ghi nhận tại tỉnh Bắc Ninh gồm 2 ca là F1 của 5156, 4 ca liên quan đến ổ dịch Đại Phúc, 2 ca liên quan đến ổ dịch Khu công nghiệp Khắc Niệm, một ca liên quan đến ổ dịch Khu công nghiệp Quế Võ, một ca liên quan đến ổ dịch Khu công nghiệp Vân Trung. Kết quả xét nghiệm ngày 2-3/6 dương tính với nCoV.

    5 ca nhập cảnh còn lại được cách ly ngay sau khi xuống máy bay.

    Bệnh nhân COVID-19 thứ 50 tử vong

    Bộ Y tế chiều 4/6 công bố “bệnh nhân 3780” tử vong do sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, nhiễm trùng huyết trên nền ung thư phổi di căn não, mắc Covid-19.

    Theo Tiểu ban điều trị, bệnh nhân nam 67 tuổi, địa chỉ tại Giao Thủy, Nam Định. Bệnh nhân có tiền sử ung thư phổi giai đoạn IV di căn não từ 3 năm trước, đã phẫu thuật cắt thùy trên phổi phải, xạ phẫu tổn thương não, điều trị hóa chất và xạ trị nhiều đợt tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, ngày 13/5 bệnh nhân được làm xét nghiệm nCoV và cho kết quả dương tính.

    Ngày 14/5, bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 với chẩn đoán ban đầu: Covid-19 trên bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn IV di căn não. Trong quá trình điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân xuất hiện tình trạng suy hô hấp tăng dần, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm nấm huyết, đi vào sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng.

    Bệnh nhân tử vong ngày 3/6 với chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, nhiễm trùng huyết trên bệnh nhân ung thư phổi di căn não, mắc Covid-19. Đây là ca tử vong thứ 15 của đợt dịch này và thứ 50 kể từ đầu dịch.


    TP.HCM đề xuất cách ly F3 tại nhà

    Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho hay chùm ca bệnh đã 4-5 chu kỳ, có trường hợp truy vết thì phát hiện F3. Do đó, HCDC đang cân nhắc việc xét nghiệm và cách ly F3 tại nhà.

    Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM chiều 4/6, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, vừa phát hiện ca bệnh mới tại Bệnh viện Đa khoa Nam Sài Gòn, 2 ca bệnh tại Bệnh viện FV. Các trường hợp có triệu chứng được phát hiện ở khâu khám sàng lọc.

    Như vậy, gần đây, thành phố đã ghi nhận ca nhiễm tại 4 bệnh viện là Bệnh viện Gò Vấp, Bệnh viện Tân Phú, Bệnh viện FV, Bệnh viện Đa khoa Nam Sài Gòn. Riêng Bệnh viện Tân Phú và Bệnh viện Đa khoa Nam Sài Gòn có nhân viên mắc Covid-19 nên phong tỏa toàn bệnh viện.

    Ngoài ra, chùm ca bệnh quán bánh canh quận 3 phát hiện thêm 2 ca dương tính. Hai bệnh nhân này ở trong khu cách ly từ trước nên không có nguy cơ lây lan.

    Ngành y tế đang tiến hành xét nghiệm rộng, kiểm tra toàn bộ khu phố có ca bệnh. Ví dụ, Gò Vấp đã xét nghiệm 4 phường. Các trường hợp F1 đã được cách ly tập trung và được kiểm tra liên tục vào ngày 1, 5, 10; F2 được cách ly tại nhà.

    “Hiện nay, do chùm ca bệnh đã 4-5 chu kỳ, có trường hợp ta truy vết thì phát hiện F3. Chính vì vậy, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (HCDC) đang hướng tới ngoài xét nghiệm F2 thì F3 cũng được xét nghiệm và cách ly tại nhà”, ông Bỉnh cho hay.


    Bộ Y tế tiếp nhận 30 máy xét nghiệm COVID-19 qua hơi thở và 2 triệu mẫu test

    Sáng 4/6, tại Bộ Y tế, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã tiếp nhận 30 máy xét nghiệm COVID-19 qua hơi thở và vật tư tiêu hao, phục vụ cho 2 triệu mẫu test của Tập đoàn Vingroup trao tặng với tổng giá trị hơn 460 tỉ đồng (tương đương 20 triệu USD).

    Số máy xét nghiệm trên là kết quả cuộc đàm phán giữa Vingroup với Công ty Breathonix (Singapore) – nhà sản xuất máy xét nghiệm COVID-19 qua hơi thở đầu tiên trên thế giới – để đưa thiết bị này về Việt Nam từ nay đến hết tháng 8-2021.

    Được biết, đến nay Vingroup đã tài trợ cho công tác phòng chống dịch COVID-19 ở Việt Nam, với tổng trị giá hơn 2.287 tỷ đồng.

    Theo các chuyên gia, phương pháp xét nghiệm COVID-19 qua hơi thở có ưu điểm đặc biệt nổi bật là nhanh chóng, độ chính xác cao và không cần phải lấy dịch tỵ hầu và họng. Người được xét nghiệm chỉ cần thổi vào miệng van một chiều dùng một lần, được kết nối với dụng cụ lấy mẫu hơi thở. Hơi thở ra được thu thập và đưa vào một khối phổ kế tiên tiến để đo lường.

    Máy xét nghiệm này sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), phát hiện những thay đổi sinh hóa trong hơi thở để phát hiện COVID-19, cho ra kết quả trong vòng chưa đầy một phút, với độ chính xác hơn 90%. Thiết bị xét nghiệm này đã được Cơ quan Khoa học y tế của Singapore (HSA) cấp phép.




    Triệu chứng COVID-19 xuất hiện khi nào sau tiếp xúc nguồn lây?

    Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, cho biết sau khi tiếp xúc nguồn lây, những ngày đầu bệnh nhân Covid-19 thường không có triệu chứng.

    Triệu chứng bắt đầu thấy rõ ở khoảng ngày thứ 5 đến ngày thứ 12 sau khi tiếp xúc với nCoV, rồi giảm dần. Từ khoảng ngày 15 đến ngày 21 sau tiếp xúc, rất ít có triệu chứng, theo bác sĩ Hà.

    Các triệu chứng điển hình bắt đầu xuất hiện như ho khan và sốt nhẹ từ 38,1 độ C đến 39°C. Ở hầu hết bệnh nhân, bệnh ở mức độ nhẹ hoặc trung bình và các triệu chứng sẽ khỏi trong khoảng một tuần. Nếu các triệu chứng càng kéo dài, nguy cơ tiến triển bệnh nặng càng cao hơn, đòi hỏi bệnh nhân phải nhập viện, hồi sức tích cực và thở máy xâm lấn.

    Tiến triển bệnh Covid-19 thường khó dự đoán được, đặc biệt là ở bệnh nhân lớn tuổi có bệnh nền đi kèm. Biểu hiện lâm sàng thay đổi từ hoàn toàn không có triệu chứng đến nhanh chóng chuyển nặng.

    Những nghiên cứu sơ bộ trên thế giới hiện nay cho thấy tỷ lệ Covid-19 không triệu chứng chiếm khoảng 20-40% trong tổng số người nhiễm bệnh. Một số nghiên cứu khác cho rằng có thể một nửa số người nhiễm là người mang mầm bệnh không có triệu chứng. Thuật ngữ y học gọi đây là người lành mang trùng đối với bệnh tả và người mang ký sinh trùng lạnh đối với bệnh sốt rét…

    Trên thực tế, giới chức y tế vẫn chưa hiểu rõ về mức độ lây nhiễm của người mắc bệnh nếu họ không xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Đợt dịch Covid-19 hồi tháng 2 tại Việt Nam, phân tích 240 bệnh nhân Covid-19, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, nhận thấy có đến 80% bệnh nhân không có triệu chứng.

    Các chuyên gia khuyến cáo, cách duy nhất phòng bệnh là phải cách ly tất cả người tiếp xúc gần bệnh nhân Covid-19, khử khuẩn những nơi người bệnh đi qua. Người dân cần đeo khẩu trang, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, rửa tay thường xuyên với xà phòng và sử dụng dung dịch sát khuẩn tay; tránh dùng chung các vật dụng cá nhân; làm sạch các bề mặt tiếp xúc có nguy cơ nhiễm nCoV cao hàng ngày…



    Hình ảnh

    Phê duyệt vắc-xin COVID-19 của Trung Quốc

    Theo Quyết định số 2763/QĐ-BYT, vắc xin Covid-19 này có tên gọi Covid-19 Vaccine Vero Cell, Inactivated (tên khác là SARS-CoV-2 Vaccine Inactivated), sử dụng cho phòng chống dịch cấp bách tại Việt Nam.

    Về thành phần hoạt chất, liều lượng vắc xin Vero Cell: mỗi liều 0,5 ml chứa 6.5U kháng nguyên SARS-CoV-2 bất hoạt trên mỗi liều 0,5 ml.

    Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư (thuộc Bộ Y tế) là đơn vị đề nghị phê duyệt vắc xin này.

    Theo Bộ Y tế, việc phê duyệt vắc xin phục vụ nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19, có kèm theo 9 điều kiện. Trong đó, vắc xin Covid-19 Vaccine Vero Cell, Inactivated được phê duyệt dựa trên dữ liệu an toàn, chất lượng và hiệu quả do Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cung cấp cho Bộ Y tế, tính đến ngày 29/5.

    Ngoài ra, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư có trách nhiệm phối hợp với cơ sở sản xuất vắc xin bảo đảm các điều kiện sản xuất Covid-19 Vaccine (Vero Cell), Inactivated nhập khẩu vào Việt Nam và bảo đảm an toàn, hiệu quả, chất lượng của vắc xin này.




    Bộ Y tế giao Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư phối hợp với Cục Khoa học công nghệ – Đào tạo (Bộ Y tế) và đơn vị có đủ điều kiện tổ chức thực hiện việc đánh giá tính an toàn và hiệu quả của Covid-19 Vaccine Vero Cell, Inactivated trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế của Bộ Y tế trong quá trình sử dụng.

    Bên cạnh đó, Bộ này cũng yêu cầu Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư phối hợp với Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế về xây dựng kế hoạch kiểm định; cung cấp mẫu thử, nguyên vật liệu, hóa chất thử nghiệm và các vấn đề liên quan khác cho việc kiểm định các lô Covid-19 Vaccine (Vero Cell), Inactivated trước khi đưa vào sử dụng.

    Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cũng là đơn vị chịu trách nhiệm hướng dẫn việc bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin Vero Cell, Inactivated cho các cơ sơ tiêm chủng, đồng thời triển khai hệ thống cảnh giác dược toàn diện đối với vắc xin tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
    Bộ Y tế lưu ý việc sử dụng vắc xin phải tuân thủ hướng dẫn của Bộ.


    Bộ quần áo chống dịch COVID-19 và câu hỏi cho hơn 24.000 tiến sĩ ở Việt Nam

    Giải pháp tối ưu nào để xử lý tình trạng các y, bác sĩ, nhân viên y tế phải làm việc trong bộ quần áo chống dịch kín mít, gần như “bọc trong nylon” khi thời tiết mùa hè đang nắng nóng cao độ? Nhiệt độ bên ngoài thường xuyên trên 40 độ C?
    Đây là câu hỏi cho giới nghiên cứu khoa học Việt Nam.

    Báo chí cũng đã “cận cảnh” đôi bàn tay nhăn nheo, trắng bệch vì ngâm mồ hôi của một nữ sinh viên Học viện Y dược cổ truyền Việt Nam lấy mẫu xét nghiệm ở Bắc Giang và mỗi ngày “trở về phòng, quần áo trên người nữ sinh viên cũng ướt sũng, hai mắt cay xè, mặt hằn vết khẩu trang”.

    Mạng xã hội cũng chia sẻ những vết áp xe nang lông rỉ máu của bác sỹ tuyến đầu ngày qua ngày phải bọc kín trong bộ PPE – thứ ám ảnh nhưng không thể từ bỏ để giúp họ có thể tránh được nguy cơ trở trở thành F0 bất cứ lúc nào. Bởi theo khái niệm phân loại, các y bác sỹ có thể nói là những người tiếp xúc nhiều nhất, thường xuyên nhất, phức tạp nhất với các nguồn bệnh.

    Cho đến lúc này, chưa thể bỏ được bộ quần áo nào bởi chưa có phương án thay thế. Nói như Thứ trưởng Bộ Y tế: “Trong tình hình hiện giờ, nếu bỏ bộ trang phục bảo hộ sẽ làm mất vũ khí bảo vệ cho nhân viên y tế khi tham gia lấy mẫu”.

    Và để giảm nhiệt cho các nhân viên y tế vẫn chỉ là bố trí thời gian lấy mẫu từ sáng sớm cho đến 9 giờ, và buổi tối. Đồng thời tăng cường uống nước và… quạt mát. Đều là giải pháp tạm thời, rất thủ công, và cũng rất khó khả thi, bởi mỗi lần uống nước, nhân viên y tế phải cởi khẩu trang. Quy trình cởi bỏ khẩu trang đúng là phải cởi bỏ găng tay, quần áo bảo hộ, kính và cuối cùng mới đến khẩu trang. Đi vệ sinh cũng phải làm quy trình tương tự.
    Sau đó, lại phải tiến hành thay mới hoàn toàn đồ bảo hộ để tiếp tục làm việc.

    Có thể thay thế chất liệu thoáng khí hơn những vẫn đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế?

    Có thể chế tạo ra những “buồng làm mát” khi lấy mẫu xét nghiệm?

    Phải có những nghiên cứu sâu, có tính thực tiễn, áp dụng ngay để giảm áp lực cho những nhân viên y tế. Cụ thể trong trường hợp này là giải pháp khoa học cho bộ quần áo chống dịch COVID-19. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng hiện nay, tiến sĩ – bác sĩ Nguyễn Hữu Quân, Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho rằng các nhân viên y tế mặc trang phục bảo hộ kín mít với chất liệu PPE có thể dễ dẫn đến sốc nhiệt. “Do cơ thể mất hoàn toàn các cơ chế thải nhiệt chính như bức xạ, đối lưu hay bay hơi”, bác sĩ Quân giải thích.

    Theo báo Lao Động, Việt Nam có tới trên 24.000 tiến sĩ, cũng có có tới trên 73.000 cán bộ làm nghiên cứu khoa học. Và mỗi năm Việt Nam đã phải bỏ ra khoảng 2% chi ngân sách, tương đương với trên 30.000 tỉ đồng cho các đề tài, nghiên cứu khoa học.

    Đây là lúc khoa học và các công trình nghiên cứu lên tiếng. Hãy bớt những nghiên cứu vô bổ, bớt những công trình khoa học chỉ để trong tủ trưng bày.

    Lúc này cần giới khoa học nhanh chóng đưa ra giải pháp thay chống nóng cho những y bác sĩ, nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch.

    Đừng để họ phải chờ đợi trong những bộ đồ ngột ngạt và cơ thể như ngâm trong mồ hôi suốt cả ngày.



    Bắt giam nguyên phó chủ tịch tỉnh Phú Yên liên quan đấu giá sỉ 262 lô đất

    Sáng 4/6, Công an Phú Yên cho biết đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Chí Hiến, nguyên Phó chủ tịch tỉnh Phú Yên.

    Ông Hiến bị bắt tạm giam 3 tháng để điều tra tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí khi ký các quyết định trái pháp luật, trong việc đấu giá sỉ 262 lô đất ở Khu đô thị Nam Tuy Hòa (Phú Yên).

    Khi giữ chức Phó chủ tịch tỉnh Phú Yên, ông Nguyễn Chí Hiến đã cho phép giảm hơn 8 tỉ đồng tiền bán đấu giá quyền sử dụng đất của 262 lô đất tại khu đô thị, trái quy định pháp luật, gây thất thoát tài sản Nhà nước.




    Giám đốc Sở Y tế TP.HCM: ‘COVID -19 có dấu hiệu chững lại, số ca nhiễm đang giảm dần’

    Hình ảnh

    Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bình (phải) (ảnh: Trung tâm báo chí TP.HCM/VnExpress).

    Chiều 4/6, bác sĩ Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM đánh giá “dịch trên địa bàn có dấu hiệu chững lại và số ca nhiễm đang giảm dần”.

    Báo Tuổi Trẻ đưa tin, tại cuộc họp, ông Nguyễn Tấn Bỉnh – giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, từ ngày 27/4 đến nay TP.HCM ghi nhận 299 ca nhiễm COVID -19, hiện đứng thứ 4 cả nước về số ca nhiễm cộng đồng trong đợt này.

    Giám đốc Sở Y tế cho biết so với trước ngày 1/6, số ca nhiễm phát hiện hằng ngày là trên 50 ca, từ ngày 1/6 đến nay, số ca nhiễm đã có dấu hiệu giảm dần. Cụ thể, ngày 1/6 có 43 ca, ngày 2/6 có 38 ca, ngày 3/6 có 26 ca.

    Ông Nguyễn Trí Dũng – chủ tịch quận Gò Vấp cho biết, xu hướng phát sinh F0 tại quận Gò Vấp đang giảm và quận này đang kiểm soát F1, F2 chặt chẽ. Theo ông Dũng, khả năng trong 10 ngày tới, nếu không phát hiện F0 và kiểm soát được F1, F2 như hiện nay, công tác phòng, chống dịch sẽ đạt được hiệu quả tốt.

    Theo VnExpress cập nhật, tối 4/6, Bộ Y tế đã ghi nhận 93 ca dương tính, gồm 87 ca trong nước và 5 ca nhập cảnh được cách ly ngay.

    Như vậy trong ngày 4/6, Việt Nam ghi nhận 224 ca nhiễm, gồm 219 ca trong nước chủ yếu ở Bắc Giang, Bắc Ninh, TP.HCM. Trong đó, 212 ca phát hiện trong khu cách ly hoặc khu vực đã được phong tỏa.

    92 ca mới được ghi nhận từ số 8196-8287, trong đó 87 ca ghi nhận trong nước tại Bắc Giang 62, Bắc Ninh 10, TP.HCM 15. Số ca nhiễm mới nâng tổng số ca nhiễm tại Bắc Giang lên 2.819, Bắc Ninh 998, TP.HCM 314.

    Số ca COVID -19 cộng đồng tính từ ngày 27/4 đến nay lên 5.175 ca, ở 37 tỉnh thành. Có 13 tỉnh gồm Yên Bái, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Nam Định, Hòa Bình, Tuyên Quang, Phú Thọ, Sơn La, đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 92 ca;3 BN tử vong trong 24hrs

    by music123 » Thứ 7 Tháng 6 05, 2021 1:10 pm

    Tin trong nước 5/6: Thêm 94 ca COVID-19;Sắp chạm mốc 3.000 ca mắc COVID-19, Bắc Giang xin Chính phủ hỗ trợ 500 tỷ đồng

    Hiểu Minh (TH) | 6/5/21


    Hình ảnh

    Thêm 94 ca COVID-19


    Bộ Y tế trưa 5/6 ghi nhận 94 ca dương tính COVID-19, gồm 91 ca trong nước và 3 nhập cảnh được cách ly ngay.

    94 ca mới được ghi nhận từ số 8365-8458. Trong đó, 91 ca ghi nhận trong nước tại Bắc Giang 65, TP.HCM 15, Bắc Ninh 8, Hà Tĩnh 2 và Tiền Giang một.

    Bắc Giang; Ca 8365-8382, 8385-8403, 8407, 8409, 8411-8412, 8415, 8417-8424, 8426, 8428-8429, 8431-8435, 8437, 8453-8458 ghi nhận trong khu cách ly và khu vực đã được phong tỏa, liên quan đến công nhân làm tại các khu công nghiệp.


    Bắc Ninh; Ca 8404-8406, 8408, 8410, 8413-8414, 8416 gồm một ca là F1, 5 ca liên quan đến ổ dịch Khu công nghiệp Khắc Niệm, 2 ca liên quan đến ổ dịch Khu công nghiệp Quế Võ. Kết quả xét nghiệm ngày 1-3/6 họ dương tính với nCoV.

    Hà Tĩnh; Ca 8425, 8427 là các F1 của 8113. Kết quả xét nghiệm ngày 4/6 dương tính với nCoV.

    Tiền Giang ; Ca 8430 là nam, 20 tuổi, địa chỉ tại thị xã Cai Lậy, là F1 của 6292, đã được cách ly, kết quả xét nghiệm ngày 3/6 dương tính với nCoV.

    TP.HCM; Ca 8438-8452 liên quan đến nhóm truyền giáo, kết quả xét nghiệm ngày 4/6 dương tính với nCoV.




    Bệnh nhân Covid-19 thứ 51 tử vong


    Bộ Y tế tối 4/6 công bố "bệnh nhân 3153" tử vong do sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi do nCoV trên nền viêm cột sống dính khớp, gù vẹo cột sống.

    Theo Tiểu ban Điều trị, bệnh nhân nam, 63 tuổi, có địa chỉ huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Người này viêm cột sống dính khớp hơn 10 năm, không điều trị, gù vẹo cột sống; bị sốt kéo dài suốt 2 tháng trước khi nhập viện ngày 28/4.

    Bệnh nhân đã đi khám và điều trị 2 đợt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương, sau khi cắt sốt được 3-5 ngày, được cho ra viện. Tuy nhiên, về nhà bệnh nhân sốt lại và được đưa vào viện với chẩn đoán sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân, viêm phổi, gù vẹo cột sống, viêm cột sống dính khớp.

    Bệnh nhân được xét nghiệm và chẩn đoán mắc Covid-19 vào ngày 7/5. Bệnh nhân sau đó được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương với tình trạng nhiễm trùng, viêm phổi, tuy nhiên đáp ứng kém với điều trị.

    Ngày 8/5, bệnh nhân bị suy hô hấp tiến triển tăng dần và được đặt ống nội khí quản thở máy. Bệnh nhân được lọc máu liên tục, kháng sinh phổ rộng, thuốc kháng nấm, truyền Globulin miễn dịch, điều chỉnh rối loạn đông máu, nuôi dưỡng và chăm sóc toàn diện.

    Trong các ngày 18/5 và 21/5, bệnh nhân đã được Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế hội chẩn nhận định: Căn nguyên sốt kéo dài phức tạp, tổn thương viêm phổi tiến triển nặng, đặc biệt trên nền bệnh gù vẹo cột sống nên rất khó tiến hành các can thiệp, nguy cơ tử vong rất cao.

    Ngày 26/5, kết quả cấy đờm cho thấy bệnh nhân nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc. Sau hơn một tháng được chăm sóc và điều trị tích cực, tình trạng bệnh nhân không đáp ứng điều trị, tiến triển nặng dần. Bệnh nhân tử vong sáng sớm ngày 4/6 với chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi do nCoV trên bệnh nhân viêm cột sống dính khớp, gù vẹo cột sống.

    Đây là ca tử vong thứ 16 của đợt dịch này và thứ 51 kể từ đầu dịch.

    Bệnh nhân Covid-19 thứ 52, 53 tử vong

    rong ngày 5-6 Tiểu ban điều trị công bố thêm 2 trường hợp bệnh nhân COVID-19 tử vong, cả 2 đều có nhiều bệnh nền đã điều trị nhiều năm.

    Tối 5-6 Tiểu ban Điều trị Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thông báo về ca tử vong số 52 và 53 có liên quan đến COVID-19.

    Ca tử vong số 52 là BN4369, nữ, 35 tuổi, có địa chỉ tại thành phố Lạng Sơn - Lạng Sơn. Tiền sử: ung thư đại tràng giai đoạn IV có di căn phổi đã điều trị hóa trị 5 đợt tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều.

    Bệnh nhân được phát hiện nhiễm SARS-CoV-2 ngày 17-5, được chuyển tới BV Đức Giang điều trị tích cực, nhưng bệnh nhân vẫn còn sốt cao, có biểu hiện suy hô hấp tiến triển.

    Ngày 22-5, bệnh nhân được chuyển đến Khoa Cấp cứu BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh điều trị với chẩn đoán: Viêm phổi do SARS-CoV-2 biến chứng suy hô hấp tiến triển, nhiễm nấm xâm lấn trên bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn cuối di căn phổi.

    Bệnh nhân được điều trị hồi sức tích cực: thở máy, thuốc kháng sinh phổ rộng kết hợp thuốc kháng nấm theo kháng sinh đồ, corticoid, điều chỉnh rối loạn đông máu, nuôi dưỡng chăm sóc toàn diện. Tuy nhiên, bệnh nhân không đáp ứng với điều trị, tình trạng tổn thương phổi không cải thiện, trên nền bệnh nhân diễn biến xấu dần, tiên lượng nguy cơ tử vong cao.

    Bệnh nhân tử vong đêm 4-6 với chẩn đoán tử vong: Sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi do nhiễm SARS-CoV-2, biến chứng suy hô hấp tiến triển, nhiễm nấm xâm lấn trên bệnh ung thư đại tràng giai đoạn cuối di căn phổi.


    Ca tử vong thứ 53 là BN3018, nữ, 53 tuổi, có địa chỉ tại Bắc Yên, Sơn La. Bệnh nhân có tiền sử: Viêm đa rễ đa dây thần kinh.

    Cách đây 2,5 tháng nay, bệnh nhân sốt liên tục, kèm theo tê bì tứ chi, bệnh nhân vài BV Bạch Mai, được chẩn đoán: Viêm đa dây thần kinh ưu thế sợi trục.

    Sau 7 ngày điều trị, bệnh nhân vẫn còn sốt, tê bì, yếu tứ chi tăng dần, được chuyển BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh ngày 1-4.

    Quá trình điều trị tại đây bệnh nhân được chẩn đoán: Sốt kéo dài, viêm phổi do Klebsiella, nhiễm nấm xâm lấn, theo dõi lupus ban đỏ hệ thống, thoát vị cột sống cổ, thắt lưng chén ép rễ thần kinh.

    Bệnh nhân được điều trị tích cực bằng thở máy qua nội khí quản, lọc máu, sử dụng kháng sinh phổ rộng kết hợp thuốc kháng nấm, corticoid, chăm sóc toàn diện. Sau 1 tháng điều trị tích cực, bệnh nhân đã cai thở máy thành công.

    Đến ngày 5-5, bệnh nhân được xác định nhiễm SARS-CoV-2, sốt trở lại, suy hô hấp tăng dần, toan chuyển hoá và rơi vào tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng.

    Bệnh nhân được điều trị hồi sức tích cực với thở máy, mở khí quản, phối hợp kháng sinh nhiều đợt, kháng nấm, corticoid, phòng chống huyết khối, duy trì an thần, thuốc vận mạch nâng huyết áp, lọc máu liên tục nhiều đợt, lọc thay huyết tương 4 lần, điều trị hỗ trợ, vitamin, dinh dưỡng.

    Tình trạng bệnh nhân không cải thiện, được Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế hội chẩn, tiên lượng bệnh rất nặng.

    Bệnh nhân tử vong ngày 4-6 với chẩn đoán tử vong do sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, nhiễm nấm Aspergilus phổi, tràn khí màng phổi, COVID-19 nặng trên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thắt lưng, viêm đa rễ dây thần kinh, lupus ban đỏ hệ thống.


    Vừa về nhà từ nơi cách ly, người phụ nữ nhận kết quả xét nghiệm dương tính COVID-19

    Chiều ngày 5/6, huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) cho biết đang thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch tỉnh về việc quản lý trường hợp cách ly tập trung trên địa bàn huyện.

    Theo đó, bà Phạm Thị S. (ở xã Cẩm Lý, huyện Lục Nam), là công nhân Công ty MTV SJ Tech Việt Nam, thuộc diện F1 và được cách ly tập trung tại Trường mầm non Cẩm Lý.

    Bà S. được cho về nơi cư trú từ ngày 1/6, sau khi đủ thời gian cách ly 21 ngày nhưng chưa có kết quả xét nghiệm. Sau khi trở về nhà, bà S. mới nhận được kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 nên toàn bộ thành viên trong gia đình phải đi cách ly tập trung.



    Để chấn chỉnh và xử lý nghiêm tập thể, cá nhân sai phạm trong việc thực hiện các biện pháp cách ly phòng chống dịch Covid-19, Chủ tịch tỉnh Bắc Giang yêu cầu chủ tịch huyện Lục Nam giải trình, làm rõ phản ánh trên và xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân sai phạm (nếu có).

    Sắp chạm mốc 3.000 ca mắc COVID-19, Bắc Giang xin Chính phủ hỗ trợ 500 tỷ đồng

    Xác nhận với báo Vietnamnet, Chủ tịch tỉnh Bắc Giang Lê Anh Dương cho biết, vừa có văn bản gửi Thủ tướng báo cáo về tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn.

    Theo đó, tính đến 19h ngày 4/6, tỉnh Bắc Giang còn 2 ổ dịch Covid-19 vẫn phát sinh thêm trường hợp F0. Tổng số trường hợp F0 là 2.971 (tăng 143); F1 là 18.909 trường hợp; F2 là 85.317 trường hợp.

    Các ca mắc Covid-19 mới tập trung tại khu công nghiệp Vân Trung (liên quan đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2) và khu công nghiệp Quang Châu.

    Đến nay, toàn tỉnh Bắc Giang còn cách ly y tế 224 thôn, tổ dân phố; cách ly y tế 4 xã, phường, thị trấn; giãn cách xã hội 30 xã, phường, thị trấn, 22 thôn, tổ dân phố; cách ly xã hội 6 huyện; giãn cách xã hội thành phố Bắc Giang, huyện Tân Yên.



    Riêng ngày 4/6, đã có hơn 1.000 người hoàn thành thời gian cách ly tập trung được đưa về nơi cư trú (nâng tổng số người hoàn thành cách ly lên 7.505 trường hợp).

    Đến nay, tỉnh đã chuẩn bị 17 khu cách ly, điều trị cho bệnh nhân dương tính với công suất dự kiến 5.100 giường. Hơn 157 bệnh nhân hoàn thành việc điều trị và ra viện.

    Việc tiêm vắc xin đến nay tỉnh đã thực hiện 123.228 liều (trong ngày 4/6 đã tiêm được trên 23.200 liều).

    Nhận định tình hình các ca bệnh tiếp tục tăng trong thời gian tới, tỉnh Bắc Giang đề nghị Thủ tướng quan tâm, xem xét hỗ trợ khẩn cấp 500 tỷ đồng kinh phí để mua vật tư, hóa chất, trang thiết bị y tế, thực hiện các hoạt động phòng chống dịch Covid-19 và xử lý môi trường trên địa bàn.

    2 ca dương tính COVID-19, TP. Hà Tĩnh phog tỏa nhiều nơi

    Sáng 5/6, sau khi phát hiện tại địa bàn xã Thạch Trung (TP. Hà Tĩnh, tỉnh TP. Hà Tĩnh) có 2 ca dương tính COVID-19, lực lượng chức năng đã tiến hành phong tỏa 15 điểm trên 4 trục đường chính của xã Thạch Trung và phường Nguyễn Du (TP. Hà Tĩnh) gồm: Hà Hoàng, Nguyễn Huy Lung, Hà Tông Chính, Lê Thiệu Huy.



    Cùng với đó, lực lượng phòng chống dịch Hà Tĩnh đã lập chốt kiểm soát để ngăn người trong khu vực phong tỏa ra ngoài, và ngăn người từ ngoài vào vùng phong tỏa. Lực lượng công an đã lập sơ đồ và triển khai phong tỏa khu vực có ca dương tính và F1: Thôn Đoài Thịnh, xã Thạch Trung tiến hành phong tỏa 200 hộ (800 nhân khẩu); tổ dân phố 2, phường Nguyễn Du tiến hành phong tỏa 300 hộ (1.500 nhân khẩu).

    Cũng trong sáng 5/6, UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản dừng các hoạt động không thiết yếu trên địa bàn thành phố như: Nhà hàng, quán ăn đường phố, cắt tóc gội đầu, cà phê, tất cả dịch vụ giải trí, thể dục, thể thao ngoài trời. Thời gian thực hiện bắt đầu từ 10 giờ ngày 5/6/2021 cho tới khi có thông báo được hoạt động trở lại.

    12 người trốn cách ly ở Bà Rịa-Vũng Tàu đã trở về quận Gò Vấp

    Trưa 5/6, Công an huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã xác định được nơi cư trú của 12 trường hợp chuẩn bị đưa vào cách ly tập trung tại điểm cách ly ở xã Suối Rao, huyện Châu Đức thì bỏ trốn.

    Trước đó, 12 người này sinh sống tại quận Gò Vấp (TP HCM). Sau khi quận Gò Vấp thực hiện giãn cách xã hội thì 12 người này trở về quê nhà tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tuy nhiên tại đây, địa phương cũng quy định phải cách ly tập trung 21 ngày đối với người về từ Gò Vấp cho nên những trường hợp này đã không chấp hành quyết định cách ly tại Bà Rịa-Vũng Tàu.

    Sau khi Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có văn bản hỏa tốc chỉ đạo tìm kiếm 12 trường hợp trên, Công an huyện Châu Đức đã khẩn trương phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ, địa phương và Công an quận Gò Vấp, qua đó xác định hiện các trường hợp này đều đang ở nhà riêng tại quận Gò Vấp.

    Hiện lực lượng y tế phường nơi họ sinh sống đã tới nhà để lấy mẫu xét nghiệm, thực hiện các công tác liên quan đến phòng chống dịch COVID-19.




    Thủ tướng Việt Nam đề nghị Trung Quốc hỗ trợ chiến lược vắc-xin COVID-19

    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hôm 4/6 đã điện đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường.



    Tại cuộc điện đàm, hai Thủ tướng đã trao đổi về nhiều nội dung thiết thực, chia sẻ những khó khăn, thuận lợi, kinh nghiệm và cùng bàn các giải pháp thúc đẩy quan hệ hai nước trong thời gian tới, nhất là về các nội dung kinh tế-xã hội.

    Trao đổi về việc tăng cường hợp tác thực chất giữa hai nước, hai Thủ tướng cho rằng thời gian tới hai bên cần quan tâm chỉ đạo đối với các lĩnh vực như: Có biện pháp khắc phục tình trạng nhập siêu của Việt Nam, tăng cường nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy, hải sản của Việt Nam, nhất là một số trái cây đang vào mùa vụ như vải thiều, xoài, thanh long, nhãn…; không để đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất giữa hai nước và quốc tế; khẳng định tính cần thiết của việc thúc đẩy thực hiện, hoàn thành các dự án hợp tác với Trung Quốc tại Việt Nam, trong đó có dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông; đề nghị hai bên tăng cường hợp tác trong phòng chống Covid-19, mong muốn và tìm các giải pháp phù hợp, hiệu quả để Trung Quốc hợp tác, hỗ trợ thực hiện chiến lược vắc-xin của Việt Nam; nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ và việc thúc đẩy sớm ký kết Thỏa thuận về thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển Việt-Trung.

    Về vấn đề trên biển, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị cùng nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định, xử lý ổn thỏa vấn đề trên biển theo tinh thần nhận thức chung cấp cao và thượng tôn pháp luật, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, kiểm soát tốt bất đồng và thấu hiểu, quan tâm đến lợi ích, quyền lợi chính đáng, hợp pháp và bối cảnh của nhau để cùng thúc đẩy giải quyết vấn đề Biển Đông theo phương châm từ dễ đến khó, không để ảnh hưởng đến tổng thể quan hệ hai nước. Nỗ lực cùng ASEAN tích cực thúc đẩy đàm phán xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có tiến triển, sớm đạt COC hiệu quả, thực chất.

    Hà Tĩnh phát hiện 2 ca dương tính COVID-19 ở cộng đồng

    Hà Tĩnh vừa phát hiện 2 ca dương tính COVID-19 có liên quan tới ca bệnh COVID-19 ở Hà Nội, đồng thời có yếu tố dịch tễ vào tỉnh Bình Dương.

    Cụ thể, rạng sáng 5/6, ông Võ Trọng Hải, Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh, đã chủ trì cuộc họp khẩn với Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, UBND TP. Hà Tĩnh sau khi phát hiện các ca dương tính SARS-CoV-2 tại tổ 12, Đoài Thịnh, Thạch Trung, TP. Hà Tĩnh.



    Bệnh nhân nam N.V.M. (SN 1965), bệnh nhân nữ N.T.H. (SN 1969), thường trú nhà số 16-18, đường 16, Trung tâm hành chính, TP. Dĩ An, Bình Dương; nơi ở hiện tại Tổ 12, Đoài Thịnh, Thạch Trung, TP. Hà Tĩnh.

    Theo tiền sử dịch tễ, ngày 29/5, ông T. từ Hà Nội vào Bình Dương công tác có đến nhà ông N.V.M. và bà N.V.H. dùng cơm tối. Ngày 30-5, 2 vợ chồng ông M. bay chuyến bay VN1262 của hãng Vietnam Airlines, số ghế 2G, 2D lúc 8 giờ 25 phút từ Sài Gòn về TP. Vinh hạ cánh lúc 9 giờ 55 phút. Sau khi xuống sân bay, vợ chồng ông M. được anh N.V.L. (SN 1994) ra đón bằng xe riêng về nhà tại xã Thạch Trung. Đến khoảng 11 giờ 30 cùng ngày vợ chồng ông M. đến Trạm Y tế xã Thạch Trung, TP. Hà Tĩnh, khai báo y tế.

    Ngày 31/5, ông T. ở Hà Nội biết tin công ty có anh N. dương tính với SARS-CoV-2, nên khai báo, lấy mẫu, cách ly. Ngày 3-6, kết quả xét nghiệm lần 2 của ông T. dương tính với SARS-CoV-2. Ngày 4/6, sau khi biết được tin ông T. ở Hà Nội mắc Covid-19, gia đình đã liên hệ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh lấy mẫu cho ông N.V.M., bà N.T.H. và 6 thành viên có tiếp xúc gần. Đến 23 giờ tối cùng ngày, kết quả xét nghiệm ông M. và bà H. dương tính với SARS-CoV-2.

    Hà Tĩnh đã thực hiện cách ly nghiêm ngặt các bệnh nhân, lấy mẫu xét nghiệm lần 2, để xét nghiệm khẳng định. Điều tra lập danh sách các trường hợp F1 gồm có 6 người, hiện đã lấy mẫu xét nghiệm lần 1 cho kết quả âm tính.

    Hiện các ngành chức năng ở Hà Tĩnh đang tiếp tục rà soát, cập nhật những những người có tiếp xúc là F1, F2 để thực hiện cách ly, lấy mẫu xét nghiệm theo quy định.



    Bà Rịa – Vũng Tàu truy tìm 12 trường hợp trốn cách ly tập trung

    Vietnamnet – Chiều 4/6, Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có công văn hoả tốc gửi các phòng nghiệp vụ, công an các địa phương về việc kiểm tra, truy tìm các trường hợp trốn cách ly tập trung trên địa bàn huyện Châu Đức.

    Đồng thời, yêu cầu công an huyện Châu Đức phối hợp với các lực lượng chức năng, công an Quận Gò Vấp khẩn trương xác minh, truy tìm, vận động gia đình, người thân liên lạc với 12 công dân trên chấp hành cách ly theo quy định.

    Danh sách các trường hợp trốn cách ly tập trung ở huyện Châu Đức:

    Hà Trí Tâm (SN 1979); Hà Nguyễn Đông Nghi (SN 2008); Hà Hạ Thảo (SN 2013); Nguyễn Thị Thanh Đông (SN 1978, cùng trú đường 27, Vinh Sơn, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức)

    Nguyễn Hải Dương (SN 1980); Nguyễn Mạnh Tùng (SN 2021); Nguyễn Ngọc Gia Thanh (SN 2011, cùng trú thông Quảng Thành 2, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức).

    Nguyễn Thanh Hoàng (SN 1969); Nguyễn Thanh Hằng (SN 2011); Ngô Thị Lưu (SN 1976); Lê Mỹ Anh (SN 2011) và Ngô Thị Thuỷ (SN 1981, cùng trú tại phường 7, quận Gò Vấp, TP.HCM).

    KHẨN: Đơn vị nào có người lao động sống ở Gò Vấp gửi danh sách để ‘xét nghiệm trong ngày’

    Sáng 5/6, Trung tâm y tế quận Gò Vấp (TP.HCM) vừa phát đi thông báo khẩn gửi các thủ trưởng đơn vị có cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang cư ngụ trên địa bàn quận Gò Vấp (trụ sở hoạt động ngoài quận Gò Vấp) nhanh chóng lập danh sách để tổ chức lấy mẫu xét nghiệm COVID-19.

    Thời gian các đơn vị lập danh sách cán bộ, công chức, viên chức, người lao động gửi về Trung tâm y tế quận Gò Vấp chậm nhất là 14h ngày 5-6. Từ đó Trung tâm y tế quận sẽ lên kế hoạch tổ chức lấy mẫu xét nghiệm vào lúc 17h chiều cùng ngày.

    Bác sĩ Nguyễn Trung Hòa – giám đốc Trung tâm y tế quận Gò Vấp – cho biết thông báo này được thực hiện theo công văn chỉ đạo của UBND TP.HCM về thay đổi phương thức làm việc của cơ quan, đơn vị nhà nước trong đợt cao điểm phòng chống dịch COVID-19 và theo chỉ đạo của Sở Y tế TP.HCM về xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với người lao động từ khu vực có dịch.

    TP.HCM đề xuất thu phí cách ly

    Tối ngày 4/6, tại cuộc họp trực tuyến về tình hình dịch bệnh trên địa TP.HCM, ông Nguyễn Trí Dũng, Chủ tịch UBND quận Gò Vấp cho biết, khó khăn lớn nhất của quận hiện nay là các khu cách ly tập trung F1, F2 tại quận đã đầy. Vì vậy, quận đã mở các khu cách ly tập trung mới, công suất dự kiến 100 giường, sẽ vận hành trong 2 ngày tới. Tuy nhiên, dự kiến số ca cách ly tập trung sẽ tiếp tục tăng lên, vì vậy quận mong muốn UBND TP.HCM đưa ra cơ chế xã hội hóa việc cách ly tập trung để người đi cách ly cùng chung tay với chính quyền trong cuộc chiến chống dịch.

    Đại diện UBND thành phố Thủ Đức cũng cho biết, thời gian tới, có thể số lượng cách ly sẽ tiếp tục tăng, vì vậy thành phố Thủ Đức kiến nghị những trường hợp F1 đang cách ly tập trung đã xét nghiệm âm tính lần 1 được phép cách ly tại các khánh sạn có thu phí để giảm tải cho các khu cách ly tập trung của thành phố.

    Bán kit test nhanh Covid-19, nhà thuốc đầu tiên bị xử lý

    Ngày 3/6, Đội Quản lý thị trường số 1, Hà Nội kiểm tra cơ sở kinh doanh trang thiết bị y tế thuộc Công ty Tổng hợp Lâm Khang tại Khu Đô thị Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội. Cơ sở này do bà Đào Hồng Thắm là giám đốc.

    Khi kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện tại đây có 29 hộp Test thử nhanh Covid-19, mặt sau vỏ hộp thể hiện nội dung “HANGZHOU /hàng châu/ TESTSEA BIOTECHNOLOGY CHINA”. Chủ cơ sở không xuất trình được các hóa đơn chứng từ hợp pháp, đồng thời khai nhận đã mua trôi nổi trên mạng Internet.

    Đoàn kiểm tra đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa để tiếp tục xử lý theo quy định.

    Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, gần đây, trên mạng xã hội liên tục xuất hiện tình trạng rao bán kit test nhanh Covid-19, với giá chỉ từ vài trăm nghìn đồng đến một triệu đồng. Nhiều người dân đã tự mua các sản phẩm này về để sử dụng.

    Tuy nhiên, Bộ Y tế khuyến cáo, người dân cần thận trọng với các kit xét nghiệm rao bán trên mạng, bởi chưa biết sản phẩm có hiệu quả trong việc xét nghiệm xác định virus SARS-CoV-2 hay không, và đã được các cơ quan Việt Nam kiểm định và cấp phép lưu hành hay chưa. Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, kit xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 rao bán tràn lan có thể là giả, khi thử có thể cho kết quả không đúng. Do đó, khi xét nghiệm, không những không phát hiện ra bệnh, mà còn có nguy cơ phát tán và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 102 ca;BD ra thông báo khẩn

    by music123 » Chủ nhật Tháng 6 06, 2021 9:43 am

    Tin trong nước 6/6: Thêm 102 ca COVID-19; Ngành y tế Bình Dương ra thông báo khẩn


    Hiểu Minh | 6/6/21

    Hình ảnh

    Trưa 6/6 thêm 102 ca COVID-19

    Bộ Y tế trưa 6/6 ghi nhận 102 ca dương tính, gồm tại Bắc Giang 69, Bắc Ninh 14, TP HCM 10, Hà Tĩnh 5, Hà Nội và Bình Dương đều 2.

    102 ca mới được ghi nhận từ số 8581-8682, trong đó 100 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa.

    Như vậy từ sáng đến trưa nay thêm 141 ca Covid-19 trong nước được Bộ Y tế công bố. Số ca nhiễm trưa nay đưa tổng số ca nhiễm tại Bắc Giang 3.058, Bắc Ninh 1075, Hà Nội 436 ca (trong đó Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 94 ca, 51 ca ở Bệnh viện K), TP HCM 365, Bình Dương 7.

    Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay là 5.562, ghi nhận ở 39 tỉnh thành. 15 tỉnh gồm Yên Bái, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đăk Lăk, Nam Định, Hòa Bình, Tuyên Quang, Phú Thọ, Sơn La, Ninh Bình, đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới.

    Ngành y tế Bình Dương ra thông báo khẩn

    Ngành y tế Bình Dương đề nghị những ai đến các địa điểm trong khoảng thời gian sau đây cần đến ngay cơ sở y tế xã, phường, thị trấn khai báo y tế để được hướng dẫn thực hiện phòng, chống dịch bệnh theo quy định.

    1. Quán cà phê Yes (số 2 Truông Tre, TP. Dĩ An) từ 17h ngày 30/5.

    2. Cơm niêu Hoàng Vân (phường Tân Đông Hiệp, Dĩ An) từ 12h ngày 31/5.

    3. Nhà xe Thành Công (7A/12 Khu phố Bình Đức, phường Bình Hòa, TP. Thuận An, gần cầu Ông Bố) từ 15h30 ngày 1/6.



    4. Tiệm cắt tóc (đường Nguyễn An Ninh, TP. Dĩ An, trước quán có xe cà phê) từ 17h ngày 1/6.

    5. Quán sinh tố (đường Trần Quốc Toản, TP. Dĩ An, gần bún mắm Cô 5) từ 21h30 ngày 1/6.

    6. Lotte Bình Dương từ ngày 30/5.

    7. Tiệm photo Lâm Hồ Hải (292 Nguyễn An Ninh, TP. Dĩ An) từ 14h30 ngày 1/6.

    8. Tiệm NET GAMING (phường Đông Hòa, TP. Dĩ An) từ 21h ngày 29/5.


    Bắc Giang thông tin về tin đồn công nhân tử vong sau tiêm vắc-xin COVID-19

    Thanh niên 28 tuổi tiêm vắc-xin COVID-19 được hai ngày, đột nhiên đau đầu, cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu, sau đó tử vong, Bộ Y tế khẳng định không liên quan đến vắc-xin COVID-19.

    TTXVN dẫn thông tin từ Sở Y tế tỉnh Bắc Giang, tối ngày 4/6, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang tiếp nhận bệnh nhân Q.V.Đ. (SN 1993, quê tỉnh Điện Biên; hiện cư trú tại huyện Yên Dũng, Bắc Giang). Bệnh nhân làm việc tại công ty Luxshare, được tiêm phòng vắc-xin phòng COVID-19 từ ngày 2/6, sau tiêm sức khỏe ổn định.

    Trước đó, theo thông tin gia đình cho biết, bệnh nhân đang ngồi nói chuyện thì bị đau đầu. Bệnh nhân Q.V.Đ. được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu, da tím, đầu chi lạnh, niêm mạc hồng nhạt, đồng tử hai bên giãn 4 mm, không có phản xạ ánh sáng. Tim nhịp chậm, mờ, tần số 50 lần/phút. Huyết áp 180/90 mmHg, phổi thông khí giảm hai bên. Bệnh nhân được chẩn đoán lúc vào viện là hôn mê, theo dõi xuất huyết não.

    Bệnh nhân được tiến hành đặt ống nội khí quản, bóp bóng có oxy, cấp cứu ngừng tuần hoàn. Tới 21 giờ 10 phút, bệnh nhân hôn mê sâu, tiến hành sốc điện 2 lần xuất hiện nhịp tim trở lại; 30 phút sau bệnh nhân được chụp CTscan sọ não, kết quả cho thấy có hình ảnh xuất huyết não kích thước lớn bán cầu đại não phải, chảy máu khoang dưới nhện vùng thái dương và tiểu não 2 bên, phù não lan tỏa.

    Tới 10 giờ ngày 5/6, bệnh nhân trong tình trạng hôn mê sâu, thở máy, đồng tử 2 bên giãn 5 mm, không có phản xạ ánh sáng.



    Trên báo Tuổi Trẻ, ông Lò Văn Pọm, bí thư Đảng ủy xã Noong Luống cho biết, sau khi người nhà bệnh nhân đã xin ra viện và đưa về nhà thì anh Đ. đã qua đời, được chính quyền địa phương và gia đình tổ chức mai táng. Nam công nhân này có vợ là đối tượng F1 đang cách ly tập trung.




    Hình ảnh


    Tối 6/6, Việt Nam thêm 65 ca mắc mới COVID-19

    Tối 6/6, Bộ Y tế cho biết, có 65 ca mắc mới COVID-19. Trong đó 5 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Tây Ninh (3 ca), Kiên Giang (2 ca) và 60 ca ghi nhận trong nước.

    Cụ thể, tại Bắc Giang (31), Bắc Ninh (18 ), TP.HCM (11). 5 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh

    Bệnh nhân BN8683-BN8684 được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Kiên Giang. Ngày 04/6/2021, từ nước ngoài nhập cảnh Việt Nam và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Kiên Giang. Kết quả xét nghiệm ngày 05/6/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế Thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang

    60 ca ghi nhận trong nước

    31 Bệnh nhân ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang trong khu cách ly và khu vực đã được phong tỏa, liên quan đến công nhân làm tại các Khu công nghiệp. Kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19.

    18 Bệnh nhân ghi nhận tại tỉnh Bắc Ninh: 11 ca liên quan đến ổ dịch Khu công nghiệp Quế Võ, 3 ca liên quan đến ổ dịch Đại Phúc, 2 ca liên quan đến ổ dịch Khu công nghiệp Khắc Niệm, 2 ca liên quan đến ổ dịch Thuận Thành. Kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19.

    11 Bệnh nhân ghi nhận tại TP.HCMh: 10 ca liên quan đến ổ dịch quận Gò Vấp, 1 ca đang điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19.

    Ngoài ra, trong ngày có 58 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.

    Bắc Giang vượt mức 3.000 ca dương tính COVID-19

    Ban chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh Bắc Giang cho biết, tính đến 19 giờ ngày 5-6, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã có 3.120 trường hợp dương tính COVID-19 (tăng 149 trường hợp trong 24 giờ); F1 là 19.181 trường hợp; F2 là 86.575 trường hợp.

    Dự báo trong những ngày tới, tiếp tục phát sinh các ca nhiễm mới, song mức tăng có chiều hướng giảm, và vẫn tăng chủ yếu trong nhóm công nhân ở khu phong tỏa, và tại các khu cách ly tập trung có công nhân đã từng ở trọ tại các khu vực có mật độ ca nhiễm cao ở huyện Việt Yên.

    Tối 5-6, cơ quan chức năng huyện Việt Yên đã chuyển tiếp 1.235 công nhân ở thôn Núi Hiểu, đến các điểm cách ly tập trung trên địa bàn huyện. Số công nhân di chuyển đều đã được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 và cho kết quả âm tính. Ngày 6-6, huyện tiếp tục di chuyển khoảng 700 người về các điểm còn lại.

    Hiện nay, tỉnh Bắc Giang đã hoàn thành kế hoạch tiêm phòng vắc-xin, lượng vắc-xin được phân bổ đợt này mới đáp ứng được 50% nhu cầu tiêm phòng của công nhân trong tỉnh, vì vậy tỉnh đã đề nghị Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Bộ Y tế tiếp tục cấp bổ sung 150.000 liều vắc-xin, để tiếp tục tiêm cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và công nhân.

    50 ca dương tính COVID-19 từ các khu cách ly được đưa vào bệnh viện

    Sáng 6/6, Sở Y tế TP HCM cho biết, trong 24 giờ qua, các bệnh viện được phân công, đã tiếp nhận thêm 50 trường hợp nghi mắc Covid-19.



    Tổng số người mắc Covid-19 hiện đang được cách ly điều trị tại các BV được phân công là 426 trường hợp, trong đó có 5 người bệnh rất nặng với 2 ca phải chạy ECMO.

    Các BV đã tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 trong 24 giờ qua, gồm: BV Dã chiến Củ Chi tiếp nhận 33 ca; BV Điều trị Covid-19 Cần Giờ tiếp nhận 13 người; BV Bệnh Nhiệt đới tiếp nhận 2 người bệnh từ BV Điều trị Covid-19 Cần Giờ; BV Nhi Đồng Thành phố tiếp nhận 2 người bệnh từ Khu cách ly Đại học Huflit.

    Theo Sở Y tế, cập nhật đến thời điểm này, còn 5 phòng khám đa khoa tạm ngưng tiếp nhận người bệnh đến khám chữa bệnh, do phát hiện ca nghi mắc Covid-19 đã từng đến khám bệnh: PKĐK Trần Diệp Khanh (quận Gò Vấp), Xóm Mới (quận Gò Vấp), Quốc tế Nhân Hậu (quận 10), Hoàn Mỹ Hữu Nghị Sài Gòn (quận Gò Vấp), Đại học Y Dược 1 (quận 10).

    BV tạm thời phong tỏa khu trú một phần khoa khám bệnh là BV quận Bình Thạnh (dự kiến hoạt động lại vào ngày 7-6); BV phải phong tỏa toàn bộ, do phát hiện nhân viên dương tính SARS-CoV-2 là BV quận Tân Phú (2 ca), BV Đa khoa Nam Sài Gòn (1 ca).

    Trẻ em dưới 5 tuổi thực hiện cách ly y tế tại nhà

    Ngày 5/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký công văn khẩn gửi Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 (BCĐ) tỉnh Bắc Giang, về việc điều chỉnh cách ly y tế cho trẻ em dưới 15 tuổi trên toàn tỉnh.



    Theo đó, thời gian cách ly y tế cho trẻ em dưới 15 tuổi là 21 ngày. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, thực hiện cách ly y tế tại nhà riêng khi bảo đảm đủ các yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19.

    Trường hợp trẻ từ 5 – 15 tuổi, thực hiện cách ly y tế tập trung trong 7 ngày. Sau khi có kết quả xét nghiệm 3 lần âm tính (lần 1 khi bắt đầu thực hiện cách ly, lần 2 vào ngày thứ 3 và lần 3 vào ngày thứ 7), cho phép thực hiện cách ly y tế tại nhà riêng, khi bảo đảm đủ các yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19.

    Các chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp giúp bảo vệ trẻ em trước nguy cơ dịch bệnh: Hướng dẫn trẻ tuân thủ việc đeo khẩu trang đúng cách, đúng quy định. Tăng cường thông khí nơi ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng xà phòng, và các dung dịch khử khuẩn thông thường. Khi trẻ có triệu chứng sốt, ho, khó thở…, gia đình cần thông báo ngay cho cơ quan y tế về diễn biến sức khỏe của trẻ, đồng thời thông tin đầy đủ về các triệu chứng và lịch trình, các yếu tố dịch tễ liên quan để được trợ giúp đúng, kịp thời.

    TP.HCM có tổng cộng 630 ca nhiễm Covid-19, trong đó 1 ca tử vong

    Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay, ngày 6/6, theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính đến sáng ngày 6/6, TP.HCM có 630 ca nhiễm Covid-19 được phát hiện tại TP.HCM (đã được Bộ Y tế công bố). Trong đó 268 ca điều trị khỏi; 361 ca đang điều trị; có 1 ca tử vong là BN 5463 liên quan hẻm 287 Nguyễn Đình Chiểu, P.5, Q.3.

    Tin tức Covid-19 liên quan đến cách ly phòng dịch, hiện TP.HCM có tổng số người thực hiện cách ly là 21.484, trong đó 7.770 người đang cách ly tập trung, 13.714 trường hợp đang cách ly tại nhà, nơi lưu trú. TP.HCM tiếp tục mở rộng năng suất các khu cách ly tập trung.

    Từ ngày 26.5 đến hết ngày 5.6, TP.HCM đã lấy 410.310 mẫu xét nghiệm Covid-19, trong đó 5.593 người tiếp xúc gần, 404.717 người tiếp xúc khác và mở rộng xét nghiệm.

    Kết quả trong 5.583 mẫu tiếp xúc gần đã có 4.941 mẫu có kết quả âm tính, 652 đang chờ kết quả. Tiếp xúc khác và mở rộng xét nghiệm đã có 212.758 mẫu có kết quả âm tính, 191.959 mẫu đang chờ kết quả.

    Tin tức Covid-19 hôm nay, HCDC tiếp tục khuyến cáo mọi người dân cần trung thực trong khai báo y tế khi đi khám bệnh. Tuân thủ quy định khi thực hiện cách ly tại nhà, cách ly tập trung. Luôn nhớ thực hiện 5K khi ra khỏi nhà.

    Bắc Ninh: 9 công ty ghi nhận 34 ca dương tính với SARS-CoV-2 trong 1 ngày

    Đến 6h ngày 6/6, toàn tỉnh Bắc Ninh ghi nhận 1.087 ca dương tính với SARS-CoV-2. Trên địa bàn tỉnh hiện có 1.120 doanh nghiệp nằm trong 10 KCN tập trung và 26 cụm công nghiệp với khoảng 450.000 công nhân. Tính đến ngày 5/6, Bắc Ninh đã ghi nhận 314 ca mắc tại 69 doanh nghiệp.

    Trong ngày 5/6, Bắc Ninh ghi nhận 34 ca mắc tại 9 công ty, trong đó Công ty TNHH AAC ghi nhận nhiều nhất với 19 ca.

    Tỉnh Bắc Ninh đang chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương xử lý ca mắc SARS-CoV-2 tại Công ty TNHH AAC Technologies Việt Nam – KCN Quế Võ (gọi tắt là Công ty AAC); truy vết, sàng lọc đối với F0, F1, F2; cách ly y tế theo quy định, xét nghiệm toàn bộ số công nhân cả 3 khu A, khu B, khu C của Công ty AAC hiện đang ở lại nhà máy từ ngày 2/6/2021; chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện việc phun khử khuẩn toàn bộ khu A Công ty AAC; đánh giá nguy cơ lây nhiễm đối với cả 3 khu A, B, C để đưa ra biện pháp xử lý; rà soát trình tự xét nghiệm đối với toàn bộ công nhân trước khi vào 3 khu vực (A, B, C) của công ty làm việc và ở lại từ ngày 2/6…

    Các cơ quan chức năng đang đẩy nhanh tiến độ truy vết các trường hợp F1, F2 liên quan đến ca mắc Covid-19 tại phường Đại Phúc, Khắc Niệm, Nam Sơn (thành phố Bắc Ninh); Đại Đồng Thành, An Bình (huyện Thuận Thành), Phương Liễu, Việt Thống (huyện Quế Võ); Triển khai xét nghiệm diện rộng tại thành phố Bắc Ninh, huyện Thuận Thành, Quế Võ; lấy mẫu ngẫu nhiên tại cộng đồng, người lao động liên quan đến các ổ dịch tại khu công nghiệp Bắc Ninh, Bắc Giang và những người dân có triệu chứng sốt trên địa bàn tỉnh.

    Đến nay, tỉnh có 6 cơ sở điều trị bệnh nhân dương tính: gồm Bệnh viện dã chiến số 1 (TTYT Tiên Du), Bệnh viện dã chiến số 2 (TTYT Gia Bình), Bệnh viện dã chiến số 3 (TTYT Thuận Thành), Bệnh viện dã chiến số 4 (Bệnh viện Phổi, Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng), Bệnh viện dã chiến truyền nhiễm số 1, Bệnh viện Đa khoa tỉnh; với tổng số 1.600 giường. Tổng số bệnh nhân đang điều trị: 787 bệnh nhân: 27 bệnh nhân nặng đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh.










    Không chịu ở yên tại nhà, nam thanh niên bị khống chế đi cách ly tập trung

    Chiều tối 5/6, lãnh đạo phường Nhà Mát (TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) cho biết lực lượng chức năng vừa khống chế L.V.S. (SN 1983, ngụ khóm Nhà Mát, phường Nhà Mát, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) đưa vào cách ly tập trung.

    Trước đó, ngày 1/6, L.V.S. từ TP.HCM về Bạc Liêu và buộc cách ly y tế tại nhà 14 ngày để phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, S. lại không chấp hành quy định, thường xuyên đi ra ngoài uống rượu, còn rủ bạn bè tới nhà nhậu.

    Chính quyền địa phương buộc S. ký cam kết không tái phạm nhưng S. vẫn không chấp hành. Chiều 4/6, lực lượng chức năng đã cưỡng chế đưa S. vào khu cách ly tập trung.

    Một lãnh đạo phường Nhà Mát cho biết do S. uống rượu, đi lại lung tung ở địa phương nên việc đưa vào cách ly tập trung cũng là đảm bảo an toàn cho việc phòng, chống dịch.

    Bắc Giang lên phương án đưa người lao động về địa phương cách ly

    Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Tiến Cơi – giám đốc Sở Lao động – thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) Bắc Giang – khẳng định: “Tỉnh Bắc Giang đang trao đổi với các tỉnh bạn đưa ra giải pháp tốt nhất để công nhân lao động trở về địa phương, nơi thường trú để tiếp tục theo dõi, cách ly”.

    Ông Cơi cho hay: “Khi dịch xảy ra thì Bắc Giang “giữ chân” người lao động để hạn chế lây lan dịch bệnh ra toàn quốc. Bây giờ, mật độ công nhân lao động tại các nhà trọ trong khu vực cách ly xã hội, khu vực giãn cách mà chủ yếu là huyện Việt Yên rất đậm đặc, số lượng khoảng vài chục nghìn người dẫn đến nguy cơ lây nhiễm chéo”.

    Tổ công tác liên ngành của tỉnh Bắc Giang đang phối hợp với chính quyền các huyện rà soát từng khu vực cách ly để nắm bắt từng nhà trọ có bao nhiêu công nhân, làm ở doanh nghiệp nào, quê quán ở đâu, có nguyện vọng cá nhân ra sao.

    Sau đó, Sở LĐ-TB&XH sẽ tổng hợp lại và báo cáo lãnh đạo Bắc Giang để trao đổi với các tỉnh, thành phố khác thống nhất phương án bàn giao công nhân đủ điều kiện ra khỏi khu vực cách ly, trở về nơi thường trú để tiếp tục theo dõi, cách ly.

    Ông Cơi lưu ý, công nhân phải đáp ứng điều kiện xét nghiệm âm tính tối thiểu 3 lần theo quy định. Một số nơi đang có dịch như Hà Nội, Bắc Ninh hay các tỉnh như Hải Dương, Quảng Ninh dù gần, có nhiều người lao động cũng không thể đưa công nhân trở về. Trong khi những công nhân ở một số tỉnh như Lạng Sơn, Hòa Bình, Thái Bình đáp ứng đủ điều kiện cách ly an toàn có thể trở về địa phương.

    Người lao động có nguyện vọng trở về địa phương chuẩn bị sẵn các giấy tờ như: chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu, kết quả xét nghiệm COVID-19, giấy chứng nhận đã hoàn thành thời gian cách ly (nếu có)… để phục vụ kiểm tra, đối chiếu.

    Anh Nguyễn Văn Chí, chủ tịch công đoàn Công ty Crystal Martin (Khu công nghiệp Quang Châu), cho biết qua nắm bắt tình hình, rất nhiều công nhân ngoại tỉnh mong muốn trở về nhà để hồi sức sau thời gian cách ly trong điều kiện còn nhiều khó khăn.

    “Mong muốn của người lao động là các chính sách trợ cấp khi quay về quê. Công ty cũng cần giúp đỡ người lao động trong giai đoạn này như xe đưa đón người lao động về quê và điều quan trọng là phải tuyên truyền các địa phương khi tiếp nhận người lao động từ vùng dịch về phải có các chính sách hỗ trợ khi cách ly tại nhà”, anh Chí chia sẻ.

    Trong khi đó, anh Nguyễn Nam Hải – công nhân tại Khu công nghiệp Vân Trung, huyện Việt Yên – bộc bạch: “Quê mình ở Chi Lăng, Lạng Sơn. Mấy tháng vừa rồi không về nhà nên rất nhớ con. Mình mong công ty hoặc Nhà nước chi trả chi phí cách ly. Khi nào công ty sản xuất trở lại thì mình sẵn sàng quay lại làm việc”.



    Chủ khu nhà trọ cách ly giảm tiền phòng, hỗ trợ nhu yếu phẩm cho khách trọ

    Đợt dịch Covid-19 thứ 4 bùng phát, từ 29/5 khu nhà trọ do chị Châu (32 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh) nằm trong con hẻm 352/17 Bình Quới, Q.Bình Thạnh đã bị phong tỏa do có ca nghi nhiễm Covid-19. Với giá thuê 1,8 – 2 triệu đồng, khu nhà trọ gồm 14 phòng của chị Châu hầu hết là bán vé số, phụ hồ… từ khi bị phong tỏa, mọi người trong khu trọ đều mất đi thu nhập.

    Chị Châu chia sẻ: “Không giống như những đợt dịch trước, lần này không chỉ những người thuê trọ phải cách ly, mà cả gia đình tôi cũng phải cách ly. Ngoài nguồn thu từ dãy trọ, tôi còn buôn bán sỉ quần áo, tuy nhiên vào đợt dịch Covid-19 hàng hoá nhập về đều tồn lại vì đang cách ly nên không thể giao hàng ra bên ngoài cho khách”.

    Dù gặp khó khăn trong việc buôn bán và thu nhập bị giảm đi, nhưng từ đầu tháng 6, chị Châu đã bàn bạc với gia đình và thống nhất dán thông báo “giảm 50% tiền thuê trọ cho mỗi phòng” nhằm giúp đỡ một phần chi phí sinh hoạt cho khách trọ.

    Nhận được sự hỗ trợ từ gia đình chị Châu, khách trọ ở đây đều cảm kích. Anh Quân (50 tuổi) là một trong những người dân thuê trọ tại đây hơn 1 năm chia sẻ: “Những ngày cách ly tại khu trọ không thể đi làm được, thật sự khó khăn. Khi nhận được sự hỗ trợ từ gia đình chị Châu tôi rất biết ơn. Không những được giảm tiền trọ, mà còn được phát đồ ăn sáng, gạo, đồ dùng…”

    Chị Châu tâm sự: “Vào đợt dịch này, khách trọ buộc phải cách ly nên dù tôi có giảm đến 50% tiền phòng thì miếng cơm manh áo của người thuê trọ vẫn chật vật hơn bao giờ hết”. Để hỗ trợ thêm cho mọi người, gia đình chị Châu cùng một số mạnh thường quân đã quyên góp, phân phát các thực phẩm cần thiết như mì gói, gạo, dầu ăn… gửi đến cho các khách trọ ở đây. Đối với những hộ có trẻ nhỏ, chị Châu vận động mạnh thường quân để gửi thêm sữa, quà bánh…

    Tương tự, tại khu trọ hẻm 477 Nguyễn Văn Công, Q. Gò Vấp, anh Phan Tấn Trí (30 tuổi) quản lí khu trọ cũng đang thực hiện cách ly tại đây. Anh Trí cho biết khu trọ của anh bị phong tỏa từ ngày 29.5 với 62 phòng trọ, đa phần là sinh viên, công nhân và lao động tự do. Ngoài ra, tại khu trọ còn có trẻ nhỏ, cần được hỗ trợ thêm nhu yếu phẩm.

    Anh Trí cho biết: “Nhờ có công tác thiện nguyện của mạnh thường quân bên ngoài gửi quà, nên người dân trong khu trọ cũng được hỗ trợ phần nào. Những ngày cách ly, mọi người trong khu trọ vẫn động viên tinh thần và giúp đỡ lẫn nhau cùng vượt qua cơn đại dịch. Tính đến ngày 5.6 khu trọ đã tổ chức được 4 buổi nấu ăn thiện nguyện để phân phát cho người ở trọ”.

    Còn tại khu trọ ở khu phố 6, P.14, Q.Gò Vấp, chị Đào Thị Hoa một chủ nhà trọ tại đây cho biết, từ khi Q.Gò Vấp áp dụng chỉ thị 16, chị đã cùng các chủ trọ khác vận động mạnh thường quân hỗ trợ các nhu yếu phẩm như gạo, mì gói… để hỗ trợ cho khách thuê trọ ở đây.

    “Sáng nay (5.6) tôi đã cùng các chủ trọ khác ở khu phố 6 đã trao 50 phần quà gồm gạo, mì tôm hỗ trợ cho khách trọ tại đây. Đa phần ở đây đều là công nhân và lao động tự do, vào thời điểm giãn cách xã hội, tại khu trọ có người còn việc, nhưng người thì bị mất việc, thu nhập bấp bênh. Nếu thời gian tới tình hình dịch vẫn kéo dài, khách trọ gặp khó khăn tôi sẽ giảm tiền phòng để hỗ trợ”.
    Hình ảnh
Đăng trả lời 344 bài viết

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 102 khách