Đăng trả lời 344 bài viết
VN:Thêm 88.378 ca, Quảng Ninh và Bình Định bổ sung 23.262 F0
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN: Thêm 3.034 ca ; 75 ca tử vong tại 10 tỉnh, thành

    by music123 » Thứ 3 Tháng 10 19, 2021 4:57 pm

    TỐI 19/10: Thêm 3.034 ca mắc COVID-19 ; 75 ca tử vong tại 10 tỉnh, thành

    TỔNG HỢP

    Hình ảnh

    Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Bà Rịa-Vũng Tàu. (Ảnh: baria-vungtau.gov.vn)

    Ngày 19/10, Bộ Y tế cho biết có thêm 3.034 ca mắc COVID-19 tại 49 tỉnh, thành, giảm 132 ca so với hôm qua. Trong ngày có 1.866 bệnh nhân khỏi bệnh.

    Bộ Y tế cho hay, tính từ 17h ngày 18/10 đến 17h ngày 19/10, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.034 ca nhiễm mới.



    Trong đó có:

    - 07 ca nhập cảnh;

    - 3.02
    7 ca ghi nhận trong nước (giảm 132 ca so với ngày trước đó) tại 49 tỉnh, thành phố (có 1.220 ca trong cộng đồng).

    TP. HCM (907),
    Bình Dương (500),
    Đồng Nai (371),
    Sóc Trăng (200),
    An Giang (134),
    Tây Ninh (104),
    Kiên Giang (92),
    Tiền Giang (79),
    Đồng Tháp (65),
    ...

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày hôm qua là: TP. HCM (giảm 61 ca), Đắk Lắk (giảm 46 ca), Cà Mau (giảm 38 ca).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày hôm qua là: Tây Ninh (tăng 86 ca), Bình Dương (61), Lâm Đồng (34).

    Số ca nhiễm mới trung bình trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua là: 3.272 ca/ngày.


    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày hôm qua là: TP. HCM (giảm 61 ca), Đắk Lắk (giảm 46 ca), Cà Mau (giảm 38 ca).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày hôm qua là: Tây Ninh (tăng 86 ca), Bình Dương (61), Lâm Đồng (34).

    Số ca nhiễm mới trung bình trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua là: 3.272 ca/ngày.

    Thêm 75 ca tử vong tại 10 tỉnh, thành:

    TP. HCM (47 ca),
    Bình Dương (11),
    Đồng Nai (5),
    Tiền Giang (3),
    Long An (2),
    An Giang (2),
    Bình Thuận (2),
    Cà Mau (1),
    Kiên Giang (1),
    Đồng Tháp (1).

    Số ca tử vong trung bình ghi nhận trong 07 ngày qua là: 83 ca.

    Tính đến nay, Việt Nam đã có tổng số 21.344 ca tử vong liên đến COVID-19, chiếm 2,5% tổng số ca nhiễm.



    Từ 0h ngày 20/10: Người dân Tiền Giang không được ra đường từ 19h đến 5h hôm sau

    Tỉnh Tiền Giang quy định người dân hạn chế ra đường từ 19h hôm trước đến 5h sáng hôm sau, bắt đầu từ 0h ngày 20/10.

    Chiều 19/10, ông Nguyễn Văn Mười - Phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang - đã ký ban hành văn bản về việc hạn chế người dân ra đường từ 19h hôm trước đến 5h sáng hôm sau. Quy định này được áp dụng từ 0h ngày 20/10 đến khi có thông báo mới.

    Quy định trên không bao gồm những trường hợp:

    - Cấp cứu, đi mua thuốc trị bệnh.

    - Các lực lượng thực hiện, phục vụ, hỗ trợ công tác phòng dịch COVID-19 theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Lực lượng Công an, Quân sự, Biên phòng… thực hiện nhiệm vụ.

    - Công nhân vệ sinh môi trường, đô thị; xử lý sự cố về: Điện, nước, hệ thống thông tin và hạ tầng kỹ thuật.

    - Người dân di chuyển đến các bến xe, điểm đón khách tuyến cố định, xe buýt theo phương án hoạt động được Sở Giao thông - Vận tải phê duyệt.

    - Các cửa hàng xăng dầu thuộc Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng trực tiếp quản lý để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch.

    - Các phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu; phương tiện đưa đón lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng dịch.

    - Các phương tiện vận chuyển từ địa phương khác đi ngang qua địa phận tỉnh trên các tuyến quốc lộ thì thực hiện theo quy định của Bộ Giao thông - Vận tải và Bộ Y tế nhưng không được dừng, đỗ.

    Theo nội dung công văn, toàn tỉnh Tiền Giang đang ở cấp độ 2 - nguy cơ trung bình (trong 4 cấp độ đánh giá dịch bệnh của Nghị quyết 128 của Chính phủ).

    Theo thống kê của Sở Y tế Tiền Giang, trong ngày 19/10, tỉnh ghi nhận thêm 79 trường hợp mắc COVID-19 mới, nâng tổng số ca mắc của tỉnh lên 15.184 ca. Đã có 13.902 bệnh nhân khỏi bệnh (chiếm hơn 91,56% tổng số ca nhiễm).


    Hiện có 895 bệnh nhân đang được điều trị, gồm 44 F0 được theo dõi điều trị tại nhà và 851 F0 đang điều trị tại các bệnh viện trong tỉnh.






    TP.HCM công bố cấp độ dịch vào thứ 2 hằng tuần; việc tiêm vaccine cho trẻ trên 'nguyên tắc tự nguyện'


    Hình ảnh

    Chủ tịch Phan Văn Mãi trao đổi với các đại biểu bên lề kỳ họp. (Ảnh: hochiminhcity.gov.vn)

    Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP. HCM sẽ công bố kết quả đánh giá cấp độ dịch của từng địa phương vào thứ 2 hằng tuần. Việc tiêm vaccine cho trẻ phải trên 'nguyên tắc tự nguyện', tôn trọng quyết định của phụ huynh.

    Ngày 18/10, tại buổi họp báo định kỳ cung cấp thông tin tình hình dịch COVID-19, Sở Y tế TP. HCM cho biết, Sở đã có Công văn 7629 hướng dẫn đánh giá cấp độ dịch COVID-19 tại TP. HCM vào ngày 17/10, căn cứ theo Quyết định 4800 của Bộ Y tế.



    Căn cứ kết quả đánh giá cấp độ dịch của các địa phương, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP. HCM sẽ công bố kết quả đánh giá cấp độ dịch của từng địa phương tại Cổng thông tin COVID-19 TP. HCM và Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế vào thứ 2 hằng tuần.

    Công văn 7629 của Sở Y tế thành phố giải thích chi tiết cách tính các tiêu chí để đánh giá cấp độ dịch. Theo đó, dựa trên 3 tiêu chí về số ca mắc mới tại cộng đồng, độ bao phủ vaccine và tiêu chí đảm bảo khả năng chăm sóc người mắc COVID-19 tại cộng đồng, quận/huyện đánh giá phân loại cấp độ dịch theo Nghị quyết 128 của Chính phủ. Các địa phương phải đánh giá cấp độ dịch vào thứ 6 hàng tuần.

    Sở Y tế hướng dẫn ban chỉ đạo phường, xã, thị trấn tổng hợp và báo cáo về ban chỉ đạo cấp huyện. Kết quả cấp độ dịch ở quận, huyện phải đối chiếu, so sánh với cấp độ dịch của phường, xã, thị trấn trực thuộc để có giải pháp can thiệp phù hợp. Ban chỉ đạo cấp huyện tổng hợp báo cáo về Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP. HCM.

    Căn cứ kết quả đánh giá, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP. HCM sẽ công bố kết quả đánh giá cấp độ dịch của từng địa phương vào thứ 2 hằng tuần tại Cổng thông tin COVID-19 TPHCM và Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.

    Chủ tịch Phan Văn Mãi: Tiêm vaccine cho trẻ em trên nguyên tắc tự nguyện
    Tại kỳ họp thứ 3 HĐND TP. HCM khóa X vào sáng 19/10, một số đại biểu bày tỏ sự quan tâm đến kế hoạch đón học sinh đến trường học trực tiếp cũng như vấn đề xét nghiệm định kỳ và tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em trên địa bàn thành phố.

    Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi cho biết, đánh giá việc mở cửa trường học là vấn đề phức tạp, yêu cầu đặt ra là tổ chức hoạt động dạy học trong môi trường an toàn.

    Theo ông Mãi, về công tác chuẩn bị của thành phố, các trường học trước đây được sử dụng cho công tác phòng chống dịch thì nay được sửa chữa lại. Đồng thời, ngành giáo dục sửa lại chương trình dạy và học cho phù hợp với điều kiện giãn cách, rút gọn nhưng đảm bảo được trọng tâm, trọng điểm.

    Liên quan đến vấn đề tiêm vaccine, ông Phan Văn Mãi cho biết, lãnh đạo thành phố thống nhất thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế nhưng giữ nguyên “nguyên tắc tự nguyện”, tôn trọng quyết định của phụ huynh. Thành phố sẽ tập trung tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho các cháu có nguy cơ như béo phì, bệnh nền để giảm rủi ro khi mở cửa trường học...

    Chủ tịch UBND TP. HCM cũng cho biết, thành phố đang xây dựng bộ tiêu chí trường học an toàn để mở lại hoạt động dạy và học an toàn




    TP.HCM kéo dài hỗ trợ đợt 3 đến 22/10

    TP. HCM đã chi gói hỗ trợ đợt 3 cho khoảng hơn 5 triệu người, vẫn còn khoảng 1,5 triệu người chưa nhận được trợ cấp vì nhiều lý do.

    Tại cuộc họp báo chiều 18/10, ông Nguyễn Văn Lâm - Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP. HCM - cho biết, gói hỗ trợ đợt 3 được lên kế hoạch kết thúc vào ngày 15/10. Tuy nhiên, hiện nay, thành phố mới chi trả cho khoảng 5 triệu người, vẫn còn khoảng hơn 1,5 triệu người chưa nhận được trợ cấp.



    Lý giải nguyên nhân về việc này, ông Lâm cho hay, có một bộ phận người dân đăng ký nhưng đã về quê và chưa có mặt ở địa phương để nhận hỗ trợ hoặc đang điều trị tại bệnh viện, khu phong tỏa, khu cách ly.

    Do đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề nghị và được UBND thành phố chấp thuận kéo dài thời gian kết thúc hỗ trợ cho tới ngày 22/10.

    Gói hỗ trợ đợt 3 được TP. HCM thông qua hồi cuối tháng 9 với kinh phí 7.300 tỉ đồng, hỗ trợ 7,3 triệu người có hoàn cảnh thực sự khó khăn do COVID-19.

    Khác với hai đợt hỗ trợ trước, đợt hỗ trợ này không tính theo hộ mà tính theo nhân khẩu, không phân biệt thường trú, tạm trú hay lưu trú.

    Ở đợt bùng phát dịch lần thứ 4, ngoài gói 7.300 tỉ đồng đang giải ngân, thành phố đã thực hiện hai gói hỗ trợ riêng với tổng kinh phí 6.000 tỉ đồng. Ngoài ra, thành phố còn cấp 14.000 tấn gạo và hơn 2 triệu túi an sinh cho người dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện gói hỗ trợ đợt 3, nhiều người dân phản ánh họ vẫn chưa nhận được hai gói hỗ trợ trước đó.





    Cùng một tỉnh mà chỗ cho ở nhà theo dõi sức khỏe, nơi buộc cách ly tập trung

    Tỉnh Phú Yên hướng dẫn khách đi máy bay về tỉnh đã tiêm đủ liều vắc xin COVID-19 thì chỉ phải theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày, nhưng Trung tâm Y tế huyện Sông Hinh yêu cầu phải cách ly tập trung 14 ngày.

    Chị B.T.N. phản ảnh với Tuổi Trẻ Online, chị được biết tỉnh Phú Yên quy định hành khách đi máy bay từ TP.HCM về phải là những người đã tiêm đủ liều vắc xin, có giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19 còn hiệu lực thì chỉ phải theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc nơi cư trú 7 ngày.

    Chị N. mua vé chuyến bay từ TP.HCM về Phú Yên vào chiều 17-10. Ngày 16-10, gọi vào đường dây nóng Trung tâm Y tế huyện Sông Hinh, nơi chị sẽ về cư trú, thì bất ngờ nhận được câu trả lời là tại huyện có 1 ca dương tính do không tuân thủ cách ly tại nhà, nên quy định là tất cả người về từ những địa phương từng có dịch COVID-19 đều phải cách ly tập trung 14 ngày.

    Chị N. tiếp tục gọi vào đường dây nóng của Sở Y tế Phú Yên. Người tiếp nhận thông tin trả lời rằng người đã tiêm đủ 2 liều vắc xin COVID-19, có xét nghiệm âm tính còn hiệu lực thì chỉ tự theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày.


    Tuy nhiên, khi chị N. phản ảnh trả lời của Trung tâm Y tế huyện Sông Hinh thì người này liên lạc lại với huyện, sau đó trả lời rằng huyện quy định người về từ TP.HCM phải cách ly tập trung 14 ngày nên phải tuân thủ, khách nên cân nhắc việc về địa phương!

    Chị N. vẫn bay về Phú Yên vào chiều 17-10 và đang thuê khách sạn tại TP Tuy Hòa để tự theo dõi sức khỏe.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN: Thêm 3.646 ca ; 72 ca tử vong tại 10 tỉnh, thành

    by music123 » Thứ 4 Tháng 10 20, 2021 2:35 pm

    Thêm 3.646 ca mắc COVID-19; 72 ca tử vong tại 10 tỉnh, thành


    TỔNG HỢP

    Hình ảnh

    Một phụ nữ tiêm vaccine Moderna tại một trường tiểu học ở Hà Nội, ngày 27/7. (Ảnh: MANAN VATSYAYANA/AFP qua Getty Images)

    Ngày 20/10, Bộ Y tế cho biết có thêm 3.646 ca mắc COVID-19 tại 50 tỉnh, thành phố; trong đó TP. HCM có nhiều nhất với 1.347 ca. Trong ngày có 1.737 bệnh nhân khỏi bệnh.

    Bộ Y tế cho hay, tính từ 17h ngày 19/10 đến 17h ngày 20/10, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.646 ca nhiễm mới.



    Trong đó có:

    - 11 ca nhập cảnh;

    - 3.635
    ca ghi nhận trong nước (tăng 608 ca so với ngày trước đó) tại 50 tỉnh, thành phố (có 1.810 ca trong cộng đồng).

    TP. HCM (1.347),
    Bình Dương (492),
    Đồng Nai (305),
    An Giang (194),
    Sóc Trăng (100),
    Bạc Liêu (99),
    ...

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày hôm qua là: Sóc Trăng (giảm 100 ca), Đồng Nai (giảm 66 ca), Tây Ninh (giảm 52 ca).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày hôm qua là: TP. HCM (tăng 440 ca), Đắk Lắk (77), An Giang (60).

    Số ca nhiễm mới trung bình trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua là: 3.298 ca/ngày.



    Thêm 72 ca tử vong tại 10 tỉnh, thành:

    TP. HCM (43 ca),
    Bình Dương (8 ),
    An Giang (7),
    Tiền Giang (4),
    Long An (3),
    Kiên Giang (2),
    Đắk Lắk (2),
    Đồng Tháp (1),
    Bạc Liêu (1),
    Đồng Nai (1).

    Số ca tử vong trung bình ghi nhận trong 07 ngày qua là: 78 ca.

    Tính đến nay, Việt Nam đã có tổng số 21.416 ca tử vong liên quan đến COVID-19, chiếm 2,5% tổng số ca nhiễm.




    Lãnh đạo TP.HCM hứa không ‘hành’ dân đi lại

    Trước bức xúc của dư luận về chuyện đi lại, sáng 20/10 lãnh đạo TP.HCM hứa sẽ kiểm soát đi lại đúng nghị quyết 128, không gây khó cho dân.

    Phương án kiểm soát và việc có cho kinh doanh hàng ăn uống tại chỗ hay không sẽ được bàn bạc và quyết định sớm trong thời gian tới.

    Trong hướng dẫn tạm của Bộ Y tế về việc xét nghiệm cho thấy các nhóm đối tượng nêu trên chưa thuộc trong diện phải làm xét nghiệm khi di chuyển, do đó việc phải có giấy xét nghiệm âm tính là điều không cần thiết (từ vùng nguy cơ thấp vào vùng nguy cơ cao).



    Cụ thể, việc xét nghiệm chỉ thực hiện theo địa bàn nguy cơ và nhóm nguy cơ; với các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mất vị giác, khó thở…

    Không chỉ định xét nghiệm với việc đi lại của người dân; chỉ thực hiện xét nghiệm trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ nguy cơ rất cao hoặc vùng cách ly y tế và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ nguy cơ cao.

    Với người đã tiêm đủ liều vắc-xin và người đã khỏi bệnh: chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ, trường hợp cách ly y tế hoặc theo dõi y tế và đến từ địa bàn có nguy cơ rất cao.

    Nhiều chuyên gia dịch tễ khẳng định thực tế nêu trên mâu thuẫn, bất hợp lý và cần phải điều chỉnh ngay. “Chúng ta ở vùng nguy cơ cao khi đi các tỉnh bị làm khó còn có lý. Đằng này người từ các tỉnh ít nguy cơ vào vùng nguy cơ cao lại phải có giấy xét nghiệm âm tính là điều vô lý, nên bỏ ngay để tránh phiền hà và không cần thiết”, một chuyên gia đánh giá.






    Nhiều quận, huyện ở TP.HCM hết tiền chi hỗ trợ đợt 3

    Dùng hết kinh phí “rót” về và không còn nguồn tạm ứng, nhiều quận huyện ở TP.HCM phải dừng chi trả hỗ trợ đợt 3, nguy cơ không hoàn thành tiến độ chi.



    Ngày 20/10, phường Đông Hưng Thuận (quận 12) còn khoảng 16.000 người chưa nhận tiền hỗ trợ đợt 3, chiếm 40% trong số 40.000 trường hợp cần giúp đỡ. Ông Lâm Quân Minh Vương, Chủ tịch phường nói hiện các khu phố vẫn còn ít kinh phí quận vừa bổ sung, song 1-2 ngày nữa sẽ hết. “Chúng tôi đã kiến nghị cấp trên sớm chuyển kinh phí còn lại để chi cho người dân”, ông Vương nói.

    Cũng với lý do thiếu kinh phí, nhiều ngày qua một số phường ở quận 12 phải dừng chi trả hỗ trợ dù nhu cầu còn rất lớn. Ông Nguyễn Văn Xem, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội quận cho biết, toàn địa bàn có hơn 609.000 người khó khăn cần giúp đỡ, tức cần 609 tỷ đồng. Tuy nhiên, quận mới được thành phố phân bổ 300 tỷ đồng, số tiền này chi hết từ 9/10. Sau đó, địa phương ứng trước 100 tỷ đồng và chuyển hết cho các phường.

    “Quận không còn nguồn nào để ứng nữa, người dân đang rất mong”, ông Xem nói và cho biết địa phương còn phát sinh thêm 70.000 người khó khăn muốn được hỗ trợ. Đây cũng là áp lực trong bối cảnh ngân sách chi trả chưa rót về kịp.

    Tại Gò Vấp, Phó chủ tịch quận Đào Thị My Thư cho hay, danh sách hỗ trợ đợt 3 của toàn quận hơn 374.000 người. Cuối tháng 9, địa phương được thành phố cấp 330 tỷ đồng gồm cả kinh phí chống dịch. Quận đã dùng 280 tỷ đồng để hỗ trợ cho người dân. Ngoài số tiền thành phố cấp, địa phương đã ứng thêm nhưng đã chi hết. Đến nay, hơn 34.000 người chưa nhận hỗ trợ.

    “Nếu tính cả số tiền còn thiếu của hai gói đầu, địa phương cần thêm 200 tỷ đồng để hoàn thành việc hỗ trợ người dân”, bà Thư nói và cho biết đã có văn bản đề nghị thành phố sớm cấp kinh phí để các phường đảm bảo hoàn thành tiến độ.



    Tương tự, danh sách đợt hỗ trợ 3 của quận 11 hơn 146.000 người. Sau 20 ngày chi tiền, 80 tỷ đồng thành phố cấp về đã hết. Bà Trần Thị Bích Trâm, Phó chủ tịch quận cho hay địa phương đang thiếu 66 tỷ đồng và đã ứng trước nhiều nguồn để chi cho người dân. Hiện hơn 26.000 người ở quận chưa nhận được tiền.






    ‘Đã xuất hiện tình trạng đói, thiếu đói do giãn cách ở các đô thị lớn’

    Sáng 20/10, tiếp tục chương trình nghị sự kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra về công tác phòng, chống COVID-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết 30 của Quốc hội.

    Ủy ban Xã hội đã đưa ra một số đánh giá riêng về công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại một số ngành, lĩnh vực cụ thể. Theo đó, dù dịch bệnh đã tạm thời được khống chế nhưng việc ứng phó với đợt dịch thứ 4 đã bộc lộ nhiều hạn chế của hệ thống y tế, đặc biệt là y tế cơ sở, y tế dự phòng, cần phải được Chính phủ, Bộ Y tế quan tâm, chỉ đạo, như: việc tổ chức tiêm vắc xin chưa đáp ứng yêu cầu, chưa đồng đều tại các địa phương; xét nghiệm sàng lọc trên địa bàn một số tỉnh chưa triển khai kịp thời, hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch; công tác đánh giá nguy cơ, dự báo tình hình dịch bệnh chưa sát dẫn đến áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch chưa phù hợp.

    Theo Ủy ban Xã hội, một lo ngại lớn hiện nay là tác động tiêu cực của dịch bệnh đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chỉ tính 8 tháng năm 2021, đã có 85.508 doanh nghiệp rút khỏi thị trường và ngừng kinh doanh, con số này không dừng lại mà tiếp tục gia tăng trong khi doanh nghiệp đăng ký thành lập mới có xu hướng giảm bình quân cả về vốn và số lao động đăng ký.

    Đã có 87,2% doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực làm cho thị trường lao động khu vực chính thức có xu hướng thu hẹp; lực lượng lao động phi chính thức bị mất việc làm, phải tạm ngừng làm việc chiếm tỷ lệ lớn. Một lượng lớn lao động dịch chuyển từ các tỉnh, thành phố lớn về quê tạo nguy cơ thiếu lao động nơi đi, gây ra đứt gãy chuỗi cung ứng lao động .



    Vấn đề kinh tế cũng kéo theo nhiều hệ lụy về xã hội cần phải được quan tâm đúng mức. Trong đó, tác động của đại dịch về sức khỏe, thể chất và tinh thần, tâm lý xã hội là rất lớn nhưng chưa được đánh giá đầy đủ; việc làm, thu nhập, đời sống của người lao động bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là đời sống của hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng yếu thế. Theo báo cáo của địa phương, có 2.093 trẻ em mồ côi do dịch bệnh Covid-19, riêng TP.HCM là hơn 1.500 trẻ mồ côi.

    Báo cáo thẩm tra nêu rõ: “Nhiều lao động phi chính thức không có việc làm và thu nhập để bảo đảm cuộc sống; vẫn còn không ít lao động tự do, những người không đăng ký tạm trú bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh phản ánh là chưa tiếp cận được chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Có lúc, có nơi đã xuất hiện tình trạng đói và thiếu đói trong số đối tượng “mắc kẹt” tại các địa bàn phong tỏa, giãn cách ở đô thị lớn”.






    Sân Mỹ Đình không được đón khán giả ở trận tuyển Việt Nam

    Sáng nay (20/10), Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và các cơ quan chức năng đã tổ chức cuộc họp liên quan đến công tác tổ chức các trận đấu của tuyển Việt Nam trên sân Mỹ Đình vào tháng 11 tới đây.

    Trong cuộc họp, lãnh đạo Sở Văn hoá – Thể thao Hà Nội cho biết, quan điểm của thành phố Hà Nội là không mở cửa đón khán giả vào sân trong các trận đấu sắp tới, trước mắt là trận Việt Nam – Nhật Bản.

    Hiện tại, sân Mỹ Đình đang hoàn tất việc sửa chữa, cải tạo và nâng cấp các hạng mục như mặt cỏ, phòng chức năng, dàn đèn,… để chuẩn bị cho đợt “sát hạch” của Liên đoàn bóng đá Châu Á vào ngày 28/10 tới đây. Nếu đạt tiêu chuẩn, AFC sẽ cấp phép tổ chức các lượt trận trên sân nhà của tuyển Việt Nam.





    TP.HCM: Dân phản ánh chưa nhận được tiền hỗ trợ COVID-19, địa phương nói hết tiền

    Hình ảnh



    Hẻm 130/25 Lê Đình Cẩn, tổ 95, P.Tân Tạo, Q.Bình Tân (trái) treo băng rôn "chưa nhận tiền hỗ trợ" (ảnh: Thanh Niên/VOV).


    Nhiều người dân tại hẻm 130 Lê Đình Cẩn, P.Tân Tạo, Q.Bình Tân (TP.HCM) phản ánh họ chưa nhận được tiền hỗ trợ COVID-19 đợt nào cả.

    Cụ thể, theo Thanh Niên, người dân sống tại hẻm 130/25 Lê Đình Cẩn, tổ 95, P.Tân Tạo, Q.Bình Tân (TP.HCM) treo băng rôn với nội dung chưa nhận được tiền hỗ trợ, mong được chính quyền các cấp xem xét, giải quyết.

    Trước đó, một khu vực khác tại hẻm này (địa chỉ hẻm 130/37 Lê Đình Cẩn, tổ 96) cũng đã treo băng rôn với nội dung tương tự.



    Trao đổi với chúng tôi sáng 20/10, chị T. (cư dân sống tại hẻm 130/25 Lê Đình Cẩn) kể, vợ chồng chị có 3 đứa con, tất cả đều ở trọ. “Nhà tôi có đăng ký tạm trú ở đây, tôi thì phụ nấu cơm. Chồng tôi chạy xe ba gác, đáng lý đúng diện hưởng hỗ trợ từ đợt 1 nhưng cuối cùng không được nhận gì vì hết lượt. Sau đó, tới đợt 2, chính sách là hỗ trợ cho 1,5 triệu đồng/hộ khó khăn nhưng gia đình tôi cũng không được. Đến nay là đợt 3 rồi, cư dân cứ đợi và không biết khi nào mới có”. Chị T. lý giải việc treo băng rôn này là do “cư dân trong hẻm quá bức xúc và cho biết thêm: “4 tháng qua chúng tôi không ra đường, không đi làm gì cả, chỉ được nhận gạo, túi an sinh, còn lại đi xin nhà hảo tâm được nhiêu thì ăn nhiêu. Gia đình tôi thiếu 3 tháng tiền nhà, điện nước. Nếu có thể đi làm, tôi cũng không nghĩ tới gói hỗ trợ”.

    Trao đổi với PV Thanh Niên vào trưa cùng ngày, ông Huỳnh Văn Dự, Bí thư Đảng ủy P.Tân Tạo, Trưởng ban Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 tại địa phương cho biết, tính đến hiện nay, P.Tân Tạo đã chi hỗ trợ đợt 3 cho khoảng 28.000 người dân với tổng kinh phí khoảng 28 tỷ đồng.

    Trong khi đó, danh sách số người dân được hỗ trợ gói đợt 3 lần 1 là 53.000 người với tổng kinh phí là 53 tỷ đồng; còn lần 2 với danh sách bổ sung khoảng 20.000 người vẫn đang chờ quận phê duyệt.

    Ông Dự cho hay hiện đã phát hết kinh phí, dân đang rất trông ngóng, chờ đợi, hỏi địa phương khi nào có tiền nhưng địa phương không dám trả lời. Bí thư phường cho hat, dự kiến của TP.HCM là kéo dài chi trả đến ngày 22/10 nhưng đến nay phường vẫn chưa có đủ kinh phí. Danh sách đã hoàn tất, phường chỉ đợi được cấp tiền.




    Nhiều quận, huyện hết tiền chi hỗ trợ đợt 3

    Ngày 20/10, phường Đông Hưng Thuận (quận 12) còn khoảng 16.000 người chưa nhận tiền hồ trợ đợt 3, chiếm 40% trong số 40.000 trường hợp cần giúp đỡ. Ông Lâm Quân Minh Vương, Chủ tịch UBND phường nói hiện các khu phố vẫn còn ít kinh phí quận vừa bổ sung, song 1-2 ngày nữa sẽ hết. “Chúng tôi đã kiến nghị cấp trên sớm chuyển kinh phí còn lại để chi cho người dân”, ông Vương nói.



    Cũng với lý do thiếu kinh phí, nhiều ngày qua một số phường ở quận 12 phải dừng chi trả hỗ trợ dù nhu cầu còn rất lớn. Ông Nguyễn Văn Xem, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội quận cho biết, toàn địa bàn có hơn 609.000 người khó khăn cần giúp đỡ, tức cần 609 tỷ đồng. Tuy nhiên, quận mới được thành phố phân bổ 300 tỷ đồng, số tiền này chi hết từ 9/10. Sau đó, địa phương ứng trước 100 tỷ đồng và chuyển hết cho các phường.

    “Quận không còn nguồn nào để ứng nữa, người dân đang rất mong”, ông Xem nói và cho biết địa phương còn phát sinh thêm 70.000 người khó khăn muốn được hỗ trợ. Đây cũng là áp lực trong bối cảnh ngân sách chi trả chưa rót về kịp.

    Tại Gò Vấp, Phó chủ tịch UBND quận Đào Thị My Thư cho hay, danh sách hỗ trợ đợt 3 của toàn quận hơn 374.000 người. Cuối tháng 9, địa phương được thành phố cấp 330 tỷ đồng gồm cả kinh phí chống dịch. Quận đã dùng 280 tỷ đồng để hỗ trợ cho người dân. Ngoài số tiền thành phố cấp, địa phương đã ứng thêm nhưng đã chi hết. Đến nay, hơn 34.000 người chưa nhận hỗ trợ.

    “Nếu tính cả số tiền còn thiếu của hai gói đầu, địa phương cần thêm 200 tỷ đồng để hoàn thành việc hỗ trợ người dân”, bà Thư nói và cho biết đã có văn bản đề nghị thành phố sớm cấp kinh phí để các phường đảm bảo hoàn thành tiến độ.

    Tương tự, danh sách đợt hỗ trợ 3 của quận 11 hơn 146.000 người. Sau 20 ngày chi tiền, 80 tỷ đồng thành phố cấp về đã hết. Bà Trần Thị Bích Trâm, Phó chủ tịch UBND quận cho hay địa phương đang thiếu 66 tỷ đồng và đã ứng trước nhiều nguồn để chi cho người dân. Hiện hơn 26.000 người ở quận chưa nhận được tiền.



    Giám đốc Sở Tài chính TP.HCM Phạm Thị Hồng Hà cho biết, chỉ đạo của Thành ủy là phải ưu tiên nguồn tiền cho gói hỗ trợ này. Sở đã chuẩn bị đủ kinh phí cấp cho các địa phương nhưng đang chờ Văn phòng UBND thành phố hoàn tất một số thủ tục. Dự kiến, tiền sẽ được rót về quận huyện trong vài ngày tới.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN: Thêm 3.636 ca ; 71 ca tử vong tại 9 tỉnh, thành

    by music123 » Thứ 5 Tháng 10 21, 2021 2:43 pm

    Tôi 21/10: Thêm 3.636 ca mắc COVID-19 ngày 21/10; 71 ca tử vong tại 9 tỉnh, thành

    TỔNG HỢP

    Hình ảnh

    Người dân chích ngừa vaccine AstraZeneca tại trường THCS Trưng Vương, Hà Nội, ngày 30/7/2021. (Ảnh: MANAN VATSYAYANA/AFP qua Getty Images)


    Ngày 21/10, Bộ Y tế cho biết có thêm 3.636 ca mắc COVID-19 tại 50 tỉnh, thành phố; trong đó TP. HCM có nhiều nhất với 1.255 ca. Trong ngày có 1.541 bệnh nhân khỏi bệnh.

    Bộ Y tế cho hay, tính từ 17h ngày 20/10 đến 17h ngày 21/10, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.636 ca nhiễm mới.



    Trong đó có:

    - 18 ca nhập cảnh;

    - 3.618
    ca ghi nhận trong nước (giảm 17 ca so với ngày trước đó) tại 50 tỉnh, thành phố (có 1.649 ca trong cộng đồng).

    TP. HCM (1.255),
    Bình Dương (483),
    Đồng Nai (390),
    Tây Ninh (185),
    An Giang (174),
    Sóc Trăng (109),
    Bạc Liêu (102),
    Kiên Giang (92),
    .....

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với hôm qua là: TP. HCM (giảm 92 ca), Đắk Lắk (giảm 77 ca), Gia Lai (giảm 50 ca).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày hôm qua là: Tây Ninh (tăng 133 ca), Đồng Nai (85), Cà Mau (34).

    Số ca nhiễm mới trung bình trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua là: 3.373 ca/ngày.


    Thêm 71 ca tử vong tại 9 tỉnh, thành:

    TP. HCM (41 ca),
    Bình Dương (12),
    Long An (5),
    An Giang (4),
    Sóc Trăng (3),
    Ninh Thuận (2),
    Đồng Nai (2),
    Quảng Ngãi (1),
    Hà Nội (1).

    Số ca tử vong trung bình ghi nhận trong 07 ngày qua là: 77 ca.

    Tính đến nay, Việt Nam đã có tổng số 21.487 ca tử vong liên quan đến COVID-19, chiếm 2,5% tổng số ca nhiễm.


    Khởi tố Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quang Tuấn

    Hình ảnh

    Ông Nguyễn Quang Tuấn. (Ảnh: baohiemxahoi.gov.vn)

    Ông Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai - bị Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố để điều tra, làm rõ trách nhiệm liên quan đến sai phạm về việc "thổi giá" thiết bị y tế xảy ra tại Bệnh viện Tim Hà Nội - nơi trước đó ông Tuấn làm Giám đốc.

    Chiều 21/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Quang Tuấn về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, theo Điều 222 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Các quyết định và lệnh trên cũng đã được Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao phê chuẩn.



    Cùng ngày, Cơ quan điều tra cũng đã thực hiện lệnh khám xét và lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Tuấn.

    Liên quan đến vụ án này, C03 cũng ra quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Nguyễn Đức Đảng (SN 1976) - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế Hoàng Nga. Ông Đảng bị khởi tố điều tra về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".

    Đây là diễn biến mới nhất trong quá trình C03 điều tra mở rộng vụ án "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại Bệnh viện Tim Hà Nội và một số đơn vị liên quan.

    Trước khi làm Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, ông Tuấn là Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội.

    Ông Tuấn cũng là đại biểu quốc hội khóa XIV nhiệm kỳ 2016 - 2021, thuộc đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội. Giữa tháng 5/2021, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã rút tên ông Tuấn khỏi danh sách ứng cử đại biểu nhiệm kỳ 2021 - 2026.

    Theo cơ quan điều tra, ông Tuấn có liên quan đến những sai phạm tại Bệnh viện Tim Hà Nội thời kỳ ông còn là Giám đốc tại đây.

    Những sai phạm xảy ra trong quá trình Bệnh viện Tim Hà Nội thực hiện đấu thầu mua sắm thiết bị và thực hiện hợp đồng đối với gói thầu trang thiết bị y tế, vật tư y tế, trong đó có vật tư tiêu hao can thiệp tim mạch từ năm 2015, gây thiệt hại khoảng 40 tỉ đồng. Thời điểm này, ông Tuấn làm Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng mua sắm Bệnh viện Tim Hà Nội.

    Hình ảnh

    Ông Tuấn là Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội từ năm 2012 – 2020. Từ tháng 3/2020, ông Tuấn giữ chức Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai.

    Liên quan đến vụ án này, đến nay, Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 9 bị can gồm:

    Hoàng Thị Ngọc Hưởng (nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội);
    Nguyễn Thị Dung Hạnh (nguyên Kế toán trưởng Bệnh viện Tim Hà Nội);
    Đoàn Trọng Bình (nguyên Phó trưởng Phòng phụ trách Phòng Vật tư Bệnh viện Tim Hà Nội);
    Nghiêm Tuấn Linh (nguyên Phó phòng Vật tư Bệnh viện Tim Hà Nội);
    Trần Phú Hưng (Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Định giá AIC Việt Nam);
    Nguyễn Hồng Dũng (Phó tổng giám đốc);
    Nguyễn Trung Dũng (chuyên viên thẩm định giá Công ty AIC Việt Nam);
    Phạm Huy Lập (Giám đốc Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế Hoàng Nga);
    Phạm Thị Kim Oanh (Kế toán trưởng Công ty Hoàng Nga).


    Trong quá trình làm việc, cơ quan điều tra đã yêu cầu bệnh viện cung cấp tài liệu liên quan đến quy chế thu chi tài chính, tài liệu về đề án xã hội hóa, liên danh liên kết về trang thiết bị y tế tại cơ sở này từ năm 2015 đến nay.




    Phụ huynh “chảy nước mắt” với bữa ăn bán trú của học sinh lớp 2
    NLĐ – Ngày 21/10, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có văn bản trả lời phụ huynh về đề nghị xác minh thông tin bữa ăn bán trú tại Trường Tiểu học Xuân Phú (TP. Huế) sau khi cử cán bộ đến làm việc với trường này.

    Trước đó, phụ huynh đã chụp lại khay đựng thức ăn bữa bán trú dành cho học sinh lớp 2 tại Trường Tiểu học Xuân Phú và gửi tới Trung tâm Điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên – Huế đề nghị ngành giáo dục có câu trả lời rằng: “Suất ăn trưa của học sinh lớp 2 vào thứ 4 (ngày 13/10) đã đầy đủ dinh dưỡng và phù hợp với lứa tuổi các cháu chưa”?.



    Phụ huynh “chảy nước mắt” với bữa ăn bán trú của học sinh lớp 2

    Ngày 21/10, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có văn bản trả lời phụ huynh về đề nghị xác minh thông tin bữa ăn bán trú tại Trường Tiểu học Xuân Phú (TP. Huế) sau khi cử cán bộ đến làm việc với trường này.

    Trước đó, phụ huynh đã chụp lại khay đựng thức ăn bữa bán trú dành cho học sinh lớp 2 tại Trường Tiểu học Xuân Phú và gửi tới Trung tâm Điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên – Huế đề nghị ngành giáo dục có câu trả lời rằng: “Suất ăn trưa của học sinh lớp 2 vào thứ 4 (ngày 13/10) đã đầy đủ dinh dưỡng và phù hợp với lứa tuổi các cháu chưa”?.

    Hình ảnh

    Hình ảnh cho thấy khay thức ăn có 5 hộc nhưng 2 hộc để trống, những hộc còn lại đựng khoảng một bát cơm, hộc thứ 2 đựng đúng 3 lát chả cá khá mỏng, hộc còn lại đựng ít giá xào dính mỡ (có khay xuất hiện “mờ ảo” miếng thịt bé tẹo); kèm theo đó mỗi học sinh có một bát canh với 2 lát bí đao xắt mỏng “trôi dạt” trong “mênh mông” nước.

    Sự việc sau đó được đăng tải trên một số Fanpage và nhiều phụ huynh đã “chảy nước mắt” khi nhìn thấy bữa ăn của học sinh.

    Theo trả lời của Phòng GD-ĐT TP. Huế, hiện nay Trường Tiểu học Xuân Phú đang thu tiền ăn bán trú 22.000 đồng/ngày/học sinh, trong đó 5.000 đồng uống sữa buổi chiều, ăn trưa 16.000 đồng và 1.000 tiền gas. Tiền gas nếu dư thì những tháng cuối năm nhà trường không thu thêm hoặc xin ý kiến phụ huynh cho các cháu liên hoan vào ngày ăn cuối cùng của năm học







    Hàng không mở lại tất cả đường bay nội địa, bỏ quy định tiêm vaccine


    Từ 21/10, Bộ GTVT mở lại toàn bộ chặng bay trên cả nước, hành khách và trẻ em đi cùng không cần tiêm đủ liều vaccine.

    Tối 20/10, Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) ra văn bản hướng dẫn mở lại các đường bay nội địa như thường lệ từ ngày 21/10.



    Theo kế hoạch vận tải hàng không giai đoạn mới (từ ngày 21/10 đến hết ngày 30/11), đối với trường hợp hành khách cư trú, lưu trú trước chuyến bay tại khu vực có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); hành khách trên chuyến bay xuất phát từ khu vực có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); hành khách trên chuyến bay xuất phát từ sân bay Tân Sơn Nhất, Cần Thơ: cần có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (PCR hoặc test nhanh) trong 72 giờ.

    Trường hợp hành khách từ các khu vực khác chỉ cần đáp ứng một trong 3 điều kiện: có kết quả xét nghiệm âm tính (PCR hoặc test nhanh) trong 72 giờ trước chuyến bay; giấy chứng nhận khỏi bệnh COVID hoặc giấy ra viện không quá 6 tháng tính đến thời điểm khởi hành chuyến bay; đã tiêm đủ liều vaccine (liều cuối cùng ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm khởi hành chuyến bay).

    Hành khách phải thực hiện khai báo y tế theo quy định, thực hiện 5K, hoàn thành bản cam kết và chuyển cho đại diện hãng hàng không khi làm thủ tục hàng không (check-in) tại điểm xuất phát. Hành khách không được tham gia chuyến bay khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng, mất vị giác… Hành khách luôn đeo khẩu trang, thực hiện sát khuẩn tay, hạn chế tiếp xúc.

    Trong quá trình đi từ sân bay về nơi cư trú, hành khách hạn chế dừng, không tiếp xúc nơi đông người; thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú, lưu trú; tự theo dõi sức khoẻ và thực hiện quy định phòng dịch của từng địa phương.

    Như vậy, hành khách là trẻ em chưa được tiêm vaccine sẽ được tham gia chuyến bay và chỉ cần có giấy xét nghiệm âm tính.

    Đối với tổ bay và tiếp viên: cần có kết quả xét nghiệm âm tính trong 7 ngày, F0 khỏi bệnh không quá 6 tháng hoặc có chứng nhận tiêm đủ liều vaccine.

    Trong giai đoạn mới, Bộ GTVT cho phép các hãng bay khai thác tất cả đường bay như thời điểm trước dịch, song hạn chế tần suất chuyến bay.

    Cụ thể, các đường bay Hà Nội - TP. HCM, Hà Nội - Đà Nẵng, Đà Nẵng - TP. HCM và ngược lại được khai thác không quá 6 chuyến khứ hồi hàng ngày (từ 21/10 đến 14/11) và không quá 7 chuyến khứ hồi hàng ngày (từ 15/11 đến 30/11). Các đường bay khác không quá 4 chuyến khứ hồi hàng ngày.

    Như vậy, từ Hà Nội sẽ có các chuyến bay đến TP. HCM, Rạch Giá, Cần Thơ, Khánh Hòa, Côn Đảo, Huế, Đồng Hới, Tuy Hòa, Phú Quốc, Buôn Ma Thuột, Điện Biên..., thay vì chỉ đến TP. HCM, Đà Nẵng, Điện Biên như trước.

    Theo Bộ GTVT, trong giai đoạn thí điểm vừa qua (từ ngày 10 – 17/10), tỉ lệ chuyến bay đã thực hiện còn thấp (đạt 49%) do số lượng khách đặt chỗ thấp, thậm chí có chuyến không có khách.



    Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tỉ lệ tiêm đủ liều vaccine tại nhiều địa phương (ngoài Hà Nội, TP. HCM) còn thấp, hành khách không thể đáp ứng điều kiện bay là cần đủ liều vaccine. Nhiều nhóm gia đình có trẻ em dưới 18 tuổi chưa được tiêm, nên không thể di chuyển dù có nhu cầu.

    Theo kế hoạch của Bộ GTVT, trong vòng 15 ngày kể từ ngày áp dụng, Cục Hàng không Việt Nam sẽ đánh giá tình hình kiểm soát dịch bệnh tại các địa phương và trên toàn quốc để đề xuất phương án điều chỉnh tần suất khai thác và điều kiện đối với hành khách phù hợp.






    Ngừng kiểm tra giấy xét nghiệm COVID tại 12 chốt cửa ngõ TP.HCM

    Chiều tối 20/10, lãnh đạo Phòng CSGT đường bộ – đường sắt Công an TP.HCM cho biết hiện tại, lực lượng kiểm soát dịch đã ngừng kiểm tra giấy xét nghiệm nCoV tại 12 chốt ở cửa ngõ thành phố.

    Thay vào đó, lực lượng kiểm soát dịch chỉ kiểm tra khai báo trên phần mềm VNEID, chứng nhận tiêm chủng vaccine, liều gần nhất sau 14 ngày hoặc F0 khỏi bệnh dưới 180 ngày đối với người vào thành phố.

    Cùng ngày, TP. Hà Nội cũng chính thức dừng hoạt động các chốt kiểm soát tại cửa ngõ ra vào thủ đô.





    19 doanh nghiệp FDI ở Tiền Giang “cầu cứu” Thủ tướng

    Báo chí trong nước cho biết đa số các doanh nghiệp ở Tiền Giang Cộng đồng 19 doanh nghiệp FDI trong các khu, cụm công nghiệp tỉnh Tiền Giang (đang sử dụng gần 70.000 lao động) vừa gửi thư cầu cứu Thủ tướng. đã ngừng sản xuất từ ngày 15/7 đến nay vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.



    Nội dung bức thư nêu: “Về phía người lao động tại các doanh nghiệp, dù đã được tiêm mũi 1 vaccine đủ 14 ngày đạt hơn 80% nhưng vẫn chưa được quay lại các nhà máy, theo quan điểm của tỉnh Tiền Giang, “sản xuất phải an toàn, an toàn mới sản xuất”.

    Cần đến khi 100% người lao động tiêm mũi 2 đủ 14 ngày và người nhà của người lao động được tiêm đủ vaccine thì mới đủ an toàn để có thể cho doanh nghiệp hoạt động trở lại theo hướng bình thường mới.

    Ngày 1/10, cộng đồng doanh nghiệp lớn có viết thư kêu cứu gửi đến Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có phản hồi cụ thể, cũng như không thấy có thay đổi tích cực nào.

    Phía các Doanh nghiệp cho biết khi Nghị quyết 128 của Chính phủ ban hành nhiều tỉnh phía Nam đang dần khôi phục lại sản xuất, tuy nhiên việc Tiền Giang “một mình đi một đường” khiến cho doanh nghiệp và người lao động rất khổ sở. Đã hơn 3 tháng nay, đa số công nhân lao động tại các doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục “thắt lưng buộc bụng”, đời sống kinh tế vô cùng khó khăn… Chúng tôi cảm thấy vô cùng thất vọng với những gì đang diễn ra”.





    Gần 8.000 doanh nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long giải thể vì ảnh hưởng COVID-19

    Trong chín tháng đầu năm, vùng ĐBSCL chỉ có hơn 6.000 doanh nghiệp được thành lập, nhưng đã có gần 8000 doanh nghiệp giải thể.



    Thu ngân sách địa phương của vùng ĐBSCL trong vòng chín tháng đầu năm 2021 đạt khoảng 90 ngàn tỷ đồng, chưa được 50% so với kế hoạch.

    Kể từ đầu tháng 10 khi Chính phủ cho phép nới lỏng phong tỏa nhằm chống COVID-19, chỉ có khoảng 30 – 50% số doanh nghiệp ở vùng ĐBSCL mở cửa hoạt động trở lại. Hiện số doanh nghiệp có quy mô lao động cao vẫn chưa nhiều vì những hạn chế về yêu cầu tiêm vắc-xin đầy đủ cho lao động.





    Bộ Giao thông vận tải nới lỏng quy định đối với hành khách đi máy bay

    – Theo kế hoạch vận tải hàng không giai đoạn từ 21/10 đến hết ngày 30/11, người đi máy bay cư trú tại địa bàn dịch cấp độ 4 (màu đỏ) hoặc vùng phong tỏa; xuất phát trên chuyến bay từ địa bàn dịch cấp độ 4; chuyến bay xuất phát từ sân bay Tân Sơn Nhất, Cần Thơ đều cần có kết quả xét nghiệm âm tính (PCR hoặc test nhanh) trong 72 giờ trước chuyến bay.

    Các hành khách tại địa bàn khác chỉ cần đáp ứng một trong ba điều kiện: kết quả xét nghiệm âm tính trong 72 giờ trước chuyến bay; có chứng nhận đã tiêm đủ liều vaccine, trong đó liều cuối cùng tiêm ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm khởi hành chuyến bay; giấy chứng nhận khỏi bệnh Covid hoặc giấy ra viện không quá 6 tháng tính đến thời điểm khởi hành chuyến bay.

    Hành khách phải khai báo y tế, không được tham gia chuyến bay khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở…



    Như vậy, hành khách là trẻ em chưa được tiêm vaccine sẽ được tham gia chuyến bay và chỉ cần có giấy xét nghiệm âm tính.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN: Thêm 3.985 ca ; 56 ca tử vong tại 9 tỉnh, thành

    by music123 » Thứ 6 Tháng 10 22, 2021 6:30 pm

    TỐI 22/10: Thêm 3.985 ca mắc COVID; 56 ca tử vong tại 9 tỉnh, thành

    Hình ảnh

    Người dân xếp hàng chờ tiêm mũi 1 vaccine AstraZeneca tại một trung tâm tiêm chủng ở Hà Nội, ngày 10/9/2021. (Ảnh: Linh Pham/Getty Images)

    Ngày 22/10, Bộ Y tế cho biết có thêm 3.985 ca mắc COVID-19 tại 50 tỉnh, thành phố. Trong ngày có 5.202 bệnh nhân khỏi bệnh. Số ca tử vong giảm xuống thấp nhất trong vài tháng qua còn 56 ca.

    Bộ Y tế cho hay, tính từ 17h ngày 21/10 đến 17h ngày 22/10, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.985 ca nhiễm mới.



    Trong đó có:

    - 08 ca nhập cảnh;

    - 3.977 ca
    ghi nhận trong nước (tăng 359 ca so với ngày trước đó) tại 50 tỉnh, thành phố (có 1.782 ca trong cộng đồng).

    TP. HCM (1.205),
    Bình Dương (471),
    Đồng Nai (417),
    Đắk Lắk (266),
    An Giang (220),
    Sóc Trăng (148),
    Tây Ninh (147),
    Bạc Liêu (83),

    ....

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày hôm qua là: TP. HCM (giảm 50 ca), Tây Ninh (giảm 38 ca), Cà Mau (giảm 28 ca).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày hôm qua là: Đắk Lắk (tăng 266 ca), An Giang (46), Sóc Trăng (39).

    Số ca nhiễm mới trung bình trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua là: 3.400 ca/ngày


    Thêm 56 ca tử vong tại 9 tỉnh, thành:

    TP. HCM (33 ca),
    Bình Dương (7),
    An Giang (7),
    Long An (3),
    Kiên Giang (2),
    Đồng Nai (1),
    Bình Thuận (1),
    Bình Phước (1),
    Sóc Trăng (1).
    Số ca tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua là: 71 ca.

    Tính đến nay, Việt Nam đã có tổng số 21.543 ca tử vong liên quan đến COVID-19, chiếm 2,5% tổng số ca nhiễm.





    Cô gái tử vong do bị rơi từ tầng 7 xuống hố thang máy ở Hà Nội

    Ngày 22.10, Công an quận Ba Đình, Hà Nội điều tra vụ một cô gái (21 tuổi, trú tại quận Đống Đa) tử vong sau khi rơi xuống hố thang máy, từ tầng 7 xuống tầng 1.



    Theo đó vào 23h ngày 19.10, tại tòa nhà trên phố Kim Mã (quận Ba Đình) N.H.A (SN 2000, trú phường Láng Thượng, quận Đống Đa) cùng chị N.Q.N (SN 1998, trú phường Kim Mã) đi thang máy từ tầng 8 xuống.

    Khi thang máy di chuyển tới tầng 7 thì xảy ra sự cố, hai người bị mắc kẹt bên trong. Ngay sau đó, chị A cùng bạn đã gọi cứu hộ thang máy và được bảo vệ tòa nhà hỗ trợ mở cửa thang máy.

    Tuy nhiên trong lúc trèo ra, chị A. bất ngờ bị rơi từ tầng 7 xuống tầng 1 theo đường hố thang. Nạn nhân ngay sau đó được đưa đi cấp cứu, tuy nhiên đã tử vong.





    Điều tra thông tin ‘tẩm thuốc mê que test Covid để cướp’

    Thông tin này đang được lan truyền trên mạng xã hội. Xuất phát từ một đoạn clip trên mạng xã hội Tiktok. Cụ thể, trong clip này, một thanh niên mặc áo Grab ngồi xe ven đường nói mong mọi người cảnh giác.

    Thanh niên này kể, có những người giả làm nhân viên y tế, cán bộ phường mặc đồ bảo hộ đi vào nhà dân gọi người dân ra test Covid-19. Nhưng sau đó, tẩm thuốc mê vào que test khiến người dân mê man để lấy sạch tài sản.

    “Đã có thông tin tại đường Cách Mạng Tháng Tám, quận 10. Một gia đình có ba người bị tình trạng lừa gạt giống như vậy đó. Tôi mong mọi người cảnh giác với những trường hợp lừa đảo như thế này”, thanh niên nói rõ trong đoạn clip trên mạng.



    Mạng xã hội chia sẻ lại đoạn clip này và những bài cảnh báo có nội dung tương tự khiến nhiều người hoang mang, lo sợ.

    Nguồn thông tin từ Công an quận 10 cho hay, đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ vào cuộc điều tra nguồn, các trang mạng phát tán thông tin trên.





    Rà soát các nhóm trẻ cần tiêm vaccine COVID-19

    Ngày 21/10, tại Hội nghị giao ban công tác y tế dự phòng 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2021, Sở Y tế Hà Nội cho biết, hiện toàn thành phố đã triển khai 24 đợt tiêm vaccine COVID-19 với hơn 1.300 điểm tiêm. Đến nay, đã thực hiện tiêm được 7.879.954 mũi tiêm, ghi nhận 167.206 trường hợp phản ứng thông thường, 182 trường hợp tai biến nặng.

    Từ nay đến hết năm 2021, ngành Y tế thành phố tiếp tục triển khai chiến dịch tiêm vaccine các đợt trả mũi 2 và tiêm mũi 1 cho người từ 18 tuổi trở lên, trong đó ưu tiên người trên 50 tuổi, phụ nữ mang thai trên 13 tuần, người bệnh mạn tính. Ngoài ra, thành phố cũng triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho người ngoại tỉnh tùy theo tình hình cung ứng vaccine.

    Theo Sở Y tế Hà Nội, trong các tháng cuối năm nay, thành phố tiến hành rà soát thống kê các nhóm trẻ từ 3-11 tuổi, 12-15 tuổi và 16-17 tuổi cần tiêm vaccine COVID-19. Cùng với đó, xây dựng kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ từ 12-17 tuổi.





    100.000 trẻ Thủ Đức tiêm vaccine Covid-19 từ ngày 25/10

    TP HCMUBND TP Thủ Đức có kế hoạch triển khai tiêm vaccine Covid-19 cho 100.000 trẻ từ 12 đến hết 17 tuổi, dự kiến từ ngày 25/10.

    Thủ Đức sẽ tiêm mũi một trước cho khoảng 25.000 trẻ tuổi từ 16 đến hết 17, sau đó tiếp tục hạ dần từ 14 đến hết 15 tuổi (khoảng 30.000 trẻ), sau đó từ 13 đến 12 tuổi (khoảng 45.000 trẻ) tùy thuộc tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch tại địa phương, theo kế hoạch do Phó Chủ tịch UBND TP Thủ Đức Nguyễn Kỳ Phùng ký ngày 22/10.

    Loại vaccine được sử dụng là loại được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này, theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và Bộ Y tế. Thành phố ưu tiên tiêm chủng cho trẻ em béo phì, có bệnh mạn tính. Tuy nhiên hiện chưa rõ loại vaccine nào được tiêm cho trẻ.

    Theo lộ trình, giai đoạn một từ ngày 18 đến 21/10, TP Thủ Đức lấy ý kiến cha mẹ học sinh thông qua "Phiếu đồng ý tham gia tiêm chủng vaccine Covid-19" theo mẫu Bộ Y tế. Các trường học tổng hợp phiếu đồng thuận báo cáo số lượng và danh sách cụ thể về Phòng Giáo dục và Đào tạo trước ngày 23/10.

    Giai đoạn hai, dự kiến từ ngày 25/10 thành phố bắt đầu tổ chức chiến dịch tiêm vaccine cho trẻ từ 16 đến hết 17 tuổi và hạ dần xuống 12 tuổi. Giai đoạn ba, dự kiến từ ngày 25/11 triển khai tiêm nhắc mũi hai.
    54 điểm tiêm sẽ được bố trí tại các điểm cố định ở 34 phường, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, Bệnh viện TP Thủ Đức, Bệnh viện Lê Văn Việt. Mỗi phường tùy tình hình thực tế có thể bố trí nhiều điểm tiêm cố định để tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ đến điểm tiêm trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19 hiện nay. Các đội tiêm do Trung tâm Y tế TP cùng ba bệnh viện trên đảm trách.

    Các đội không giới hạn số lượng người tiêm trong mỗi buổi, mỗi đội tiêm tối thiểu được 500 trẻ một ngày. Thời gian tiêm được thông báo theo khung giờ và địa điểm tiêm, tránh tập trung đông người tại một thời điểm.

    Ngành y tế cũng sẽ tổ chức tiêm lưu động cho trẻ tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, tiêm tại nhà cho trẻ khuyết tật không thể đến điểm tiêm. Trẻ nằm trong diện hoãn tiêm sau mỗi buổi tiêm sẽ được phối hợp các bệnh viện, UBND các phường và phòng Giáo dục Đào tạo để điều phối đưa trẻ đến tiêm tại bệnh viện.

    TP Thủ Đức chủ trương vận động bác sĩ hưu trí và bác sĩ tại các cơ sở y tế trên địa bàn phường tham gia công tác tiêm chủng tại các điểm tiêm của phường.

    Liên quan kế hoạch tiêm vaccine trẻ em trên toàn thành phố, Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM hôm nay ban hành kế hoạch, đề nghị Sở Giáo dục Đào tạo rà soát, lập danh sách tiêm cho tất cả học sinh đang đi học từ lớp 6 đến lớp 12. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức lập danh sách tiêm cho nhóm trẻ có độ tuổi 12-17 không đi học hoặc học sinh đang học, đang nuôi dưỡng tại các trường, trung tâm thuộc Sở quản lý.

    Hiện, thành phố vẫn chưa xác định được thời gian tổ chức tiêm. Dự kiến, khoảng 780.000 trẻ tại TP HCM trong độ tuổi 12-17 sẽ được tiêm vaccine ngừa Covid-19, hình thức triển khai tiêm chia làm 4 nhóm gồm trẻ đi học, trẻ không đi học, trẻ có bệnh nền và trẻ đang điều trị nội trú tại các bệnh viện.


    Bộ Y tế ngày 14/10 cho phép tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi, theo lộ trình từ lớn đến nhỏ, ưu tiên lứa 16-17 tuổi trước và hạ dần độ tuổi, theo tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch tại địa phương. Bộ Y tế cũng yêu cầu các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm mũi 1 từ tháng 10 nếu đã chuẩn bị đủ điều kiện cho trẻ 12-17 tuổi.





    Số ca F0 trong cộng đồng tại Bình Chánh có dấu hiệu tăng


    Huyện Bình Chánh đang triển khai xét nghiệm thần tốc, chăm sóc và quản lý F0 tại nhà kết hợp tiêm nhanh vaccine cho người dân.
    Theo thông tin giám sát dữ liệu mỗi ngày của Sở Y tế TP.HCM, số ca F0 mới trong cộng đồng ở huyện Bình Chánh có dấu hiệu tăng.

    Sáng 22/10, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã kiểm tra công tác thực hiện lấy mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 và tiêm vaccine phòng Covid-19 tại 11 ấp trên địa bàn huyện Bình Chánh.

    Trong buổi sáng cùng ngày, huyện đã phát hiện khoảng 78 trường hợp test nhanh dương tính trên hơn 3.000 mẫu xét nghiệm tại xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B. Tỷ lệ dương tính là 2,6%.


    Theo Cổng thông tin Covid-19 TP.HCM, cập nhật đến 16h ngày 22/10, huyện Bình Chánh phát hiện tổng cộng 189 ca nghi ngờ dương tính với SARS-CoV-2 qua test nhanh kháng nguyên.

    Theo Bản đồ Covid-19 TP.HCM, huyện Bình Chánh thuộc vùng nguy cơ cao. Trong ngày 22/10, toàn huyện có 1.367 F0 tại khu cách ly tập trung và 1.299 F0 cách ly tại nhà. Toàn huyện có 9 khu phong tỏa với 274 người.

    Tổng vaccine phòng Covid-19 trên toàn huyện đạt 906.331 mũi, trong đó số mũi 1 là 528.968. Mũi 2 là 377.363, đạt 77,5% dân số trên 18 tuổi.

    Theo Sở Y tế TP.HCM, sau khi phát hiện số ca F0 tăng, huyện Bình Chánh đã áp dụng ngay hướng dẫn mới về quy trình xử lý ổ dịch tại cộng đồng. Cụ thể, đối với hộ gia đình có F0, các thành viên sẽ được xét nghiệm và cách ly 14 ngày từ ngày phát hiện F0 đầu tiên.

    HCDC cùng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch huyện Bình Chánh triển khai quy trình mới - xét nghiệm thần tốc, chăm sóc và cách ly F0 tại nhà. Bên cạnh đó, HCDC tổ chức tiêm vaccine cho người dân chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều khi điều tra dịch.

    Sở Y tế TP.HCM đánh giá việc huyện Bình Chánh áp dụng kịp thời hướng dẫn mới về quy trình phát hiện và xử lý F0 tại cộng đồng sẽ giúp phân loại nguy cơ, kiểm soát dịch bệnh và có cơ sở điều chỉnh quy trình mới để phù hợp nhất với tình hình dịch bệnh Covid-19 tại thành phố.
    Hình ảnh
Đăng trả lời 344 bài viết

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 113 khách