Đăng trả lời 344 bài viết
VN:Thêm 88.378 ca, Quảng Ninh và Bình Định bổ sung 23.262 F0
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49333
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 3.789 ca ; 93 ca tử vong tại 10 tỉnh, thành

    by music123 » Thứ 6 Tháng 10 15, 2021 5:04 pm

    Tối 15/10: Thêm 3.797 ca mắc COVID-19 ngày 15/10 tại 47 tỉnh, thành


    TỔNG HỢP


    Hình ảnh

    Nhân viên y tế chuẩn bị mũi tiêm vaccine AstraZeneca tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội ngày 17/5/2021. (Ảnh: NHAC NGUYEN/AFP qua Getty Images)

    Ngày 15/10, Bộ Y tế cho biết có thêm 3.797 ca mắc COVID-19 tại 47 tỉnh, thành phố, trong đó TP. HCM có 1.131 ca. Trong ngày có 918 bệnh nhân khỏi bệnh. Thêm 93 ca tử vong tại 10 tỉnh, thành.

    Bộ Y tế cho biết, tính từ 17h ngày 14/10 đến 17h ngày 15/10, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.797 ca nhiễm mới.

    Trong đó có:

    - 08 ca nhập cảnh;

    - 3.789
    ca ghi nhận trong nước (tăng 701 ca so với ngày trước đó) tại 47 tỉnh, thành phố (có 1.475 ca trong cộng đồng).

    TP. HCM (1.131),
    Đồng Nai (586),
    Bình Dương (533),
    Sóc Trăng (414),
    An Giang (170),
    Cà Mau (168),
    Kiên Giang (82),
    Đồng Tháp (78),

    ....

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày hôm qua là: Tây Ninh (giảm 210 ca), Bình Thuận (giảm 61ca ), Đồng Nai (giảm 61 ca).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày hôm qua là: Sóc Trăng (tăng 414 ca), TP. HCMh (222), Cà Mau (168).

    Số ca nhiễm mới trung bình trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua là: 3.559 ca/ngày.


    Thêm 93 ca tử vong tại 10 tỉnh, thành:

    TP. HCM (61 ca),
    Bình Dương (18),
    Tiền Giang (4),
    Tây Ninh (2),
    Long An (2),
    Đồng Nai (2),
    Đồng Tháp (1),
    Đắk Lắk (1),
    Kiên Giang (1),
    Sóc Trăng (1)

    ......


    Số ca tử vong trung bình ghi nhận trong 07 ngày qua là: 101 ca.

    Tính đến nay, Việt Nam đã có tổng số 21.043 ca tử vong liên quan đến COVID-19, chiếm 2,4% tổng số ca nhiễm.



    TP.HCM sẽ tổ chức lễ cầu siêu cho người mất bởi đại dịch COVID-19

    Hình ảnh

    Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên phát biểu tại một buổi làm việc. (Ảnh: hochiminhcity.gov.vn)

    Thành ủy TP. HCM đồng ý với đề xuất của UBND TP. HCM về việc tổ chức lễ cầu siêu cho cho người dân đã mất trong đại dịch COVID-19.

    Chiều 14/10, tại Hội nghị lần thứ 9 (mở rộng) Ban Chấp hành Đảng bộ TP. HCM khóa XI, Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Văn Nên đã phát biểu, thảo luận nhiều vấn đề quan trọng về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và khôi phục kinh tế trong giai đoạn mới.



    Ông Nên cho biết, qua thảo luận, Thành ủy thành phố thống nhất với đề xuất của Chủ tịch UBND TP. HCM nghiên cứu đề xuất hình thức phù hợp để tổ chức lễ cầu siêu cho những người đã mất trong đại dịch COVID-19 vừa qua tại TP. HCM.

    Thành phố cũng sẽ triển khai các hoạt động chăm lo cho trẻ em mồ côi, người già neo đơn. Cùng với đó, tri ân các cán bộ thuộc lực lượng tuyến đầu, lực lượng vũ trang, lực lượng cơ sở, tình nguyện viên đã nỗ lực cống hiến, dũng cảm quên mình, hy sinh trong công tác phòng chống dịch.

    Bên cạnh đó, thành phố cũng tri ân những nhà thiện nguyện, nhà hảo tâm âm thầm lặng lẽ vượt qua khó khăn, chung tay cùng thành phố vượt qua đại dịch.

    "Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố luôn biết ơn sâu sắc, sự trân trọng, biểu dương sự cống hiến, nỗ lực hết mình của các lực lượng", ông Nên nhấn mạnh.

    TP.HCM chưa thể trở lại bình thường mới

    Cũng tại Hội nghị, trao đổi với báo chí, Chủ tịch TP. HCM Phan Văn Mãi cho biết, thành phố chưa thể quay trở lại trạng thái bình thường mới, phải tiếp tục các biện pháp kiểm soát, phòng dịch COVID-19.



    Theo đánh giá của ông Mãi, tình hình dịch bệnh hiện nay tại thành phố đã cơ bản được cải thiện nhiều nhưng chưa bền vững. Các cơ quan quản lý nhà nước tại đây vẫn chưa thể hoạt động bình thường; trường học chưa thể dạy và học trực tiếp; các cơ sở y tế chưa hoạt động hết công suất; nhiều hoạt động của nền kinh tế chưa thể khôi phục hết.

    "Nếu hỏi tình hình kiểm soát dịch bệnh đã bền vững chưa và bao giờ TP. HCM trở lại trạng thái bình thường mới thì tôi khẳng định là phải tiếp tục các biện pháp kiểm soát phòng dịch. Tới lúc này, chưa thể nói TP. HCM quay trở lại trạng thái bình thường mới", ông Mãi nói. Chủ tịch Phan Văn Mãi cho rằng, thành phố phải chuẩn bị thật kỹ, không thể nôn nóng.





    Nhận hỗ trợ đợt 3 bị phường ‘đòi’ lại



    Anh M. (ngụ tại một khu phố thuộc P.7, Q.Tân Bình) liên hệ với Thanh Niên để trình bày, phản ánh việc chi trả gói hỗ trợ đợt 3 tại địa phương.

    Cụ thể, theo anh M., một ngày đầu tháng 10, tổ phó tổ dân phố tại khu vực anh lưu trú thông báo anh ra nhận tiền hỗ trợ đợt 3.

    “Tôi đến một chỗ gần đó, tại đây có 2 nữ cán bộ phát tiền. Tôi lấy giấy CMND ra đối chiếu rồi ký vào tờ danh sách nhận hỗ trợ và nhận 1 triệu đồng rồi ra về. Vừa về tới nhà thì tổ phó gọi tôi, bảo là tôi có tên trong một danh sách đang hưởng lương tháng 8/2021 nên không được hỗ trợ và kêu tôi quay lại trả tiền”, anh M. nói.



    “Tôi đến trả lại tiền, nhưng nghĩ mình không có nhận hỗ trợ nên muốn hủy chữ ký ban đầu. Tuy nhiên, cán bộ chi trả bảo tôi nếu muốn hủy chữ ký thì lên phường, họ không lập biên bản hay giấy tờ gì với tôi. Hai ngày sau, tổ phó gửi một danh sách đang hưởng lương vào group Zalo, nói rằng đây là diện không được hỗ trợ, trong đó có tên tôi”, anh M. thắc mắc, thực tế, anh đang hưởng lương tháng 8.2021 nhưng không biết tại sao có tên trong danh sách nhận hỗ trợ này và vì sao vừa ký nhận xong thì bị “đòi” lại tiền.



    Bắc Ninh bắt tạm giam nguyên Phó chủ tịch huyện Yên Phong và nhiều thuộc cấp

    Thanhnien – Chiều 15/10, thông tin từ Viện KSND tỉnh Bắc Ninh cho biết, cơ quan này vừa phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét khẩn cấp chỗ ở và nơi làm việc của các cán bộ, nguyên cán bộ H.Yên Phong (Bắc Ninh) và thị trấn Chờ (H.Yên Phong) của Công an tỉnh Bắc Ninh, để làm rõ hành vi “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

    Các bị can gồm: Nguyễn Tuấn Anh, nguyên Phó chủ tịch H.Yên Phong; Vũ Văn Nam, nguyên Trưởng phòng TN-MT H.Yên Phong; Nguyễn Huy Hòa, nguyên Chủ tịch thị trấn Chờ; Nghiêm Đình Thắng, nguyên Phó chủ tịch thị trấn Chờ và Lê Tuấn Đạt, cán bộ địa chính thị trấn Chờ.

    Kết quả điều tra ban đầu xác định khu đất của Xí nghiệp bia Hà Sơn là đất sản xuất kinh doanh do uỷ ban thị trấn Chờ giao cho Hội Cựu chiến binh quản lý.

    Đầu năm 2010, uỷ ban thị trấn Chờ đã tự ý tách một phần diện tích khu đất này và tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất trái quy định, thu số tiền hơn 5 tỷ đồng.




    Tiếp nhận gần 2 triệu liều vaccine Ba Lan và Hàn Quốc

    Chiều 15/10, Bộ Y tế tiếp nhận gần 2 triệu liều vaccine AstraZeneca, trong đó gần 890.000 liều từ Ba Lan và 1,1 triệu liều từ Hàn Quốc.

    Đây là lần thứ hai Ba Lan hỗ trợ vaccine cho Việt Nam, nâng tổng số liều nước này hỗ trợ lên hơn 1,3 triệu. Lô vacccine hơn 500.000 liều lần một đã được chuyển đến Việt Nam từ cuối tháng 8.

    1,1 triệu liều từ Hàn Quốc được tiếp nhận hôm nay là số vaccine mà ông Park Noh Wan, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam thông báo hỗ trợ tại cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính hôm 12/10. Đại sứ Park cũng thông tin Hàn Quốc đang trao đổi sẽ hỗ trợ thêm 100.000 liều AstraZeneca nữa cho Việt Nam.

    Tiếp nhận số vaccine từ cả hai nước, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên cam kết sẽ phân bổ số vaccine tới các đơn vị và địa phương căn cứ theo tình hình thực tế chống dịch.




    Bộ Y tế: Địa phương không được làm trái quy định thích ứng an toàn

    Trên báo VnExpress, tại tọa đàm trực tuyến, sáng 15/10, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) nêu quan điểm “địa phương có thể bổ sung biện pháp thích ứng an toàn COVID-19, nhưng không được gây ách tắc giao thông, cản trở đời sống người dân, trái quy định của Chính phủ”.



    Theo và Hương, Bộ Y tế đã tiếp thu ý kiến các chuyên gia trong và ngoài nước, doanh nghiệp, người dân, địa phương, để tham mưu Chính phủ ban hành Quy định Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

    Đại diện Bộ Y tế cho hay, thích ứng an toàn là chấp nhận có số lượng F0 nhất định trong cộng đồng. “Ở trạng thái bình thường mới, địa bàn có ca mắc trong cộng đồng song vẫn ổn định phát triển kinh doanh”, bà Hương nói.

    Linh hoạt là các địa phương, doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp khác nhau, miễn sao không làm trái với quy định của Chính phủ.

    Kiểm soát hiệu quả Covid-19 là phát hiện sớm, khoanh vùng dịch bệnh (thu hẹp, khoanh vùng ổ dịch), để giảm tối đa sự ảnh hưởng đến người dân. Trong trường hợp dịch bệnh bùng phát diện rộng, địa phương phải lập tức báo cáo Bộ Y tế.

    Bà Hương nhắc lại, chỉ ba nhóm người dân cần xét nghiệm khi đi lại là: người đến từ địa bàn cấp 4; người phải cách ly hoặc theo dõi y tế; người đến từ địa bàn cấp 3 cần điều tra dịch tễ. Ngoài ra, vận tải hàng hóa được lưu thông ở tất cả các cấp độ nguy cơ. “Vì vậy, các địa phương phải cập nhật, đánh giá cấp độ dịch từ quy mô cấp xã và thấp hơn để đảm bảo vận tải lưu thông, an toàn”, bà Hương nói.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49333
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 3.221 ca ; 88 ca tử vong tại 13 tỉnh, thành

    by music123 » Thứ 7 Tháng 10 16, 2021 3:47 pm

    TỐI 16/10: Thêm 3.221 ca mắc COVID-19 ; 88 ca tử vong tại 13 tỉnh, thành

    10/16/21

    Hình ảnh

    Nhân viên y tế tiêm vaccine AstraZeneca tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) ngày 17/5/2021. (Ảnh: NHAC NGUYEN/AFP qua Getty Images)

    Ngày 16/10, Bộ Y tế cho biết có thêm 3.221 ca mắc COVID-19 tại 48 tỉnh, thành phố, giảm 578 ca so với hôm qua. Trong ngày có 1.581 bệnh nhân khỏi bệnh.

    Bộ Y tế cho hay, tính từ 17h ngày 15/10 đến 17h ngày 16/10, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.221 ca nhiễm mới.



    Trong đó có:

    - 10 ca nhập cảnh;

    - 3.211
    ca ghi nhận trong nước (giảm 578 ca so với ngày trước đó) tại 48 tỉnh, thành phố (có 1.172 ca trong cộng đồng).

    TP. HCM (790),
    Đồng Nai (397),
    Bình Dương (385),
    Sóc Trăng (142),
    An Giang (130),
    Tiền Giang (121),
    Bình Thuận (116),
    Tây Ninh (101),
    Đồng Tháp (97),

    .....

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày hôm qua là: TP. HCM (giảm 341 ca), Sóc Trăng (giảm 272 ca), Đồng Nai (giảm 189 ca).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày hôm qua là: Bình Thuận (tăng 116 ca), Đắk Lắk (84), Quảng Nam (60).

    Số ca nhiễm mới trung bình trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua là: 3.374 ca/ngày.


    Thêm 88 ca tử vong tại 13 tỉnh, thành:

    TP. HCM (58 ca),
    Bình Dương (11),
    Tiền Giang (3),
    Long An (3),
    Tây Ninh (3),
    An Giang (2),
    Cần Thơ (2),
    Bình Thuận (1),
    Đắk Nông (1),
    Đồng Nai (1),
    Gia Lai (1),
    Kiên Giang (1),
    Sóc Trăng (1).


    Số ca tử vong trung bình ghi nhận trong 07 ngày qua là: 98 ca.




    Bến Tre dán niêm phong cửa ô tô khi đi qua địa phận, lãnh đạo tỉnh nói gì?

    Hình ảnh

    (Ảnh: Facebook)

    Nhiều người dùng Facebook khác cũng chia sẻ xe bị dán niêm phong khi đi qua địa phận tỉnh Bến Tre.

    Cụ thể, khi ô tô từ phía tỉnh Tiền Giang xuống dốc cầu Rạch Miễu (quốc lộ 60, địa phận tỉnh Bến Tre), lực lượng chức năng sẽ dán giấy niêm phong vào các cánh cửa xe ô tô khi các phương tiện này lưu thông ngang qua tỉnh Bến Tre để sang tỉnh khác.

    Giấy niêm phong có đóng mộc đỏ ghi rõ: Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bến Tre – Tiểu ban An ninh trật tự. Phiếu kiểm soát phương tiện lưu thông liên tỉnh, có ghi rõ chốt vào - chốt ra. Lưu ý: Lái xe, phụ xe không xuống xe khi lưu thông qua địa bàn tỉnh Bến Tre.

    Đến lúc ra khỏi địa phận tỉnh này, xe sẽ được tháo niêm phong.

    Biện pháp này được cho là nhằm tránh tình trạng người trên xe ô tô khai báo đi địa phương khác nhưng dừng xe ở khu vực tỉnh Bến Tre.

    Những hình ảnh và thông tin về việc dán niêm phong xe ô tô khi đi qua tỉnh Bến Tre đã thu hút nhiều bình luận và chia sẻ trên mạng xã hội. Đa phần đều tỏ ra không đồng tình vì cho rằng việc niêm phong như vậy là không phù hợp khi Chính phủ đã ra Nghị quyết 128 về "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19".

    Có người cho rằng, việc dán tem niêm phong cửa xe làm lái xe, phụ xe rất bất tiện trong việc đi lại, vệ sinh trong quá trình di chuyển qua địa phận tỉnh này.

    Trao đổi về thông tin trên, ông Trần Ngọc Tam – Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre – cho biết, việc dán niêm phong cửa ô tô khi đi qua địa phận của tỉnh đã bỏ được khoảng 1 tuần.

    “Việc này do lực lượng tại chốt “sáng tạo”, chứ UBND tỉnh không chỉ đạo làm. Khi được hỏi vì sao dán niêm phong cửa ô tô như vậy, lực lượng kiểm dịch cho biết sợ người dân dừng xe xuống dọc đường nên mới dán. Tuy nhiên, việc làm này gây bất tiện cho người dân, không đúng quy định nên tôi đã chỉ đạo bỏ ngay”, ông Tam nói.





    Người dân bị làm khó khi đón thân nhân ở sân bay, ga tàu


    Ông Nguyễn ở xã Hải Nhân, thị xã Nghi Sơn, phản ánh ngày 15/10 ông dùng ôtô cá nhân đến sân bay Thọ Xuân đón con trở về từ TP.HCM. Khi đến nơi, ông bị chốt kiểm soát tại sân bay Thọ Xuân không cho vào chở người, lý do đảm bảo phòng chống COVID-19. “Họ không cho dùng xe riêng đón người thân mà yêu cầu con tôi đi taxi được đăng ký tại sân bay để về nhà…”, ông nói.

    Những hành khách cùng chuyến bay, kể cả không có hộ khẩu tại Thanh Hóa hoặc muốn di chuyển sang tỉnh khác cũng phải tuân thủ quy định này. “Chúng tôi trực tiếp đưa đón người thân thì tại sao lại bảo không an toàn? Taxi đi khắp nơi liệu có đảm bảo phòng dịch…”, ông Nguyễn thắc mắc và cho hay đã được tiêm vaccine phòng Covid-19, thực hiện nghiêm quy định 5K.



    Một số khách phản ánh quy định buộc hành khách xuống sân bay đi taxi sẽ gây tốn kém vì nhiều gia đình ở quê không khá giả, một số người khác còn mất việc thời gian dài, gặp khó khăn mới phải hồi hương…

    Ông Vương Quốc Tuấn, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thanh Hóa lý giải, việc yêu cầu hành khách đi phương tiện theo quy định tại sân bay Thọ Xuân nhằm phòng chống COVID-19. “Nếu khách đi xe gia đình sau đó không về thẳng địa phương khai báo y tế, cách ly mà di chuyển đâu đó thì rất khó kiểm soát…”, ông Tuấn nói.

    Không riêng vận tải sân bay, hành khách uống ga tàu hỏa ở Thanh Hóa cũng bị người dân phàn nàn.

    Anh Trọng, ở xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, phản ánh sáng 15/10 anh đi từ ga Hà Nội về ga Bỉm Sơn. Khi xuống tàu, anh được cán bộ nhà ga hướng dẫn “phải dùng xe theo giới thiệu hoặc tự gọi xe bên ngoài, song phương tiện phải có vách ngăn và trang bị điều kiện phòng dịch Covid-19”.

    Anh Trọng không quen biết nhà xe nào tuân thủ quy định nêu trên nên sau đó phải dùng xe do phía nhà ga tư vấn. Chiếc xe anh sử dụng được trang bị như xe cấp cứu chuyên dụng, có vách ngăn, còi hụ… Theo anh Trọng, lái xe đã ép giá, ban đầu đòi giá 600.000-700.000 đồng cho hơn 10 km từ ga Bỉm Sơn về thị trấn Hà Trung. Sau khi trả giá nhiều lần, tài xế chấp nhận giảm còn một nửa.



    Nước từ trường chữa COVID-19: Chuyên gia nói gì?


    Có thông tin rằng nước từ trường có thể hỗ trợ bệnh nhân COVID-19 không bị cơn bão Cytokine tấn công, giúp giảm tỷ lệ bệnh nặng hoặc tử vong.

    Ngày 16/10, tại TP.HCM đã diễn ra buổi hội thảo trực tuyến về giải pháp nâng cao sức khỏe, chống “cơn bão Cytokine” với bệnh nhân COVID-19.

    PGS.TS Nguyễn Hoài Nam, Tổng thư ký Hội phẫu thuật Lồng ngực và Tim mạch TPHCM cho biết, virus gây ra bệnh Covid-19 có độc tính rất cao. 90-95% bệnh nhân tử vong do cơn bão Cytokine – là tình trạng tăng cường giải phóng Cytokine (chất tiết của các tế bào bạch cầu và nội mô trong quá trình viêm) ở cơ thể bệnh nhân. Có nhiều nguyên nhân gây ra cơn bão Cytokine, như do nhiễm trùng, nhiễm virus, dùng thuốc ung thư, thuốc chống ức chế miễn dịch..

    Triệu chứng của cơn bão Cytokine là sốc nặng, suy đa cơ quan, tổn thương phổi, biểu hiện ở việc mạch nhanh, huyết áp cao, khó thở. Khó thở trong bão Cytokine rất khó điều trị, dù bệnh nhân có được đặt nội khí quản. Trước đây bão Cytokine ít được chú ý, nhưng từ sau khi dịch Covid-19 xuất hiện, tình trạng này mới được quan tâm nhiều.

    Thông tin thêm về cơn bão Cytokine trong Covid-19 đăng trên website chính thức của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết, virus SARS-CoV-2 xâm nhập cơ thể, nhanh chóng nhân lên bên trong các tế bào. Hệ miễn dịch phát hiện và phản ứng lại bằng cách tạo ra cơn bão Cytokine để báo hiệu cho các tế bào miễn dịch, đồng thời tạo ra cơn bão gốc tự do để diệt virus.




    Nước từ trường có thể chữa Covid-19?

    Trong báo cáo khoa học “Ảnh hưởng sinh học của nước từ trường đối với con người và động vật” đăng trên tạp chí Khoa học Y sinh, đề cập đến việc nước từ trường (là nước có cấu trúc lục giác, giàu năng lượng từ tính sau khi đi qua một khu vực có từ trường) có thể ảnh hưởng hiệu quả đến sự cân bằng oxy hóa, chống oxy hóa của cơ thể, trung hòa gốc tự do dư thừa để chúng không còn gây hại cho cơ thể nữa.

    Từ đó có ý kiến cho rằng, nước từ trường có thể hỗ trợ bệnh nhân Covid-19 tránh bị cơn bão Cytokine tấn công, giúp giảm tỷ lệ bệnh nặng hoặc tử vong.

    Liên quan đến nhận định trên, PGS Nam chia sẻ, nước từ trường tốt ở khả năng làm sạch cơ thể. Tuy nhiên về việc có hỗ trợ điều trị Covid-19 hay không, ông cho rằng cần phải có thời gian nghiên cứu thêm.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49333
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 3.193 ca ; 63 ca tử vong tại 10 tỉnh, thành

    by music123 » Chủ nhật Tháng 10 17, 2021 4:30 pm

    Tối 17/10:Thêm 3.193 ca mắc COVID-19 ; 63 ca tử vong tại 10 tỉnh, thành

    TỒNG HỢP

    Hình ảnh

    Người dân tiêm vaccine AstraZeneca tại nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức, Hà Nội, ngày 2/8/2021. (Ảnh: NHAC NGUYEN/AFP qua Getty Images)


    Ngày 17/10, Bộ Y tế cho biết có thêm 3.193 ca mắc COVID-19 tại 48 tỉnh, thành phố, trong đó TP. HCM có 1.059 ca. Trong ngày có 1.340 bệnh nhân khỏi bệnh.

    Bộ Y tế cho hay, tính từ 17h ngày 16/10 đến 17h ngày 17/10, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.193 ca nhiễm mới.

    Trong đó có:

    - 18 ca nhập cảnh;

    - 3.175 ca ghi nhận trong nước (giảm 36 ca so với ngày trước đó) tại 48 tỉnh, thành phố (có 1.339 ca trong cộng đồng).

    TP. HCM (1.059),
    Bình Dương (537),
    Đồng Nai (517),
    Tây Ninh (156),
    An Giang (117),
    Kiên Giang (93),

    ....


    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày hôm qua là: Sóc Trăng (giảm 78 ca), Bình Thuận (giảm 78 ca), Tiền Giang (giảm 75 ca).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày hôm qua là: TP. HCM (tăng 269 ca), Bình Dương (152), Đồng Nai (120).

    Số ca nhiễm mới trung bình trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua là: 3.325 ca/ngày.

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày hôm qua là: Sóc Trăng (giảm 78 ca), Bình Thuận (giảm 78 ca), Tiền Giang (giảm 75 ca).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày hôm qua là: TP. HCM (tăng 269 ca), Bình Dương (152), Đồng Nai (120).

    Số ca nhiễm mới trung bình trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua là: 3.325 ca/ngày.


    Thêm 63 ca tử vong tại 10 tỉnh, thành:

    TP. HCM (38 ca),
    Bình Dương (13),
    Đồng Nai (2),
    Kiên Giang (2),
    Sóc Trăng (2),
    Đắk Lắk (2),
    Quảng Ngãi (1),
    Bạc Liêu (1),
    Bình Thuận (1),
    Đắk Nông (1).

    Số ca tử vong trung bình ghi nhận trong 07 ngày qua là: 91 ca.

    Tính đến nay, Việt Nam đã có tổng số 21.194 ca tử vong liên quan đến COVID-19, chiếm 2,4% tổng số ca nhiễm.






    Sáng 17/10, nhiều người về từ vùng dịch thành F0, ủ bệnh 8-10 ngày

    Sau 15 ngày đón người dân về từ vùng dịch, Đồng Tháp ghi nhận 570 ca nhiễm COVID-19. Đáng lo là nhiều trường hợp sau khi trở về được xét nghiệm, cách ly sau 8 đến 10 ngày thì mắc COVID-19, theo Dân trí.

    Chủ tịch tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa cho rằng, khi thực hiện nới lỏng giãn cách và bà con về với số lượng rất lớn thì nằm trong dự đoán sẽ có việc bùng phát sự lây lan, khó kiểm dịch. Do đó các địa phương phải chú ý kiểm dịch thật tốt để ngăn chặn sự phát sinh các ổ dịch.

    Đến sáng 16/10, toàn tỉnh Đồng Tháp có 9.145 ca nhiễm COVID-19, 220 trường hợp tử vong, gần 800 bệnh nhân đang được điều trị.

    Trong khi đó CDC Nghệ An cho biết, trong ngày 16/10, địa phương này ghi nhận 15 trường hợp mắc COVID-19 mới, trong đó có 13 trường hợp là công dân trở về từ các tỉnh có dịch phía Nam, 2 trường hợp là F1 của 2 ca cộng đồng tại thành phố Vinh. Tất cả các mắc COVID-19 mới đều đã được cách ly từ trước.

    Tại Thanh Hóa: Trong 24h qua ghi nhận 41 ca mắc COVID-19 mới, trong đó 8 trường hợp là công dân Thanh Hóa từ các tỉnh khác trở về, đang thực hiện cách ly theo quy định còn lại là trường hợp liên quan đến ổ dịch thị xã Bỉm Sơn.

    Tính từ ngày 27/4 đến nay, Thanh Hóa ghi nhận 636 ca mắc, 488 người điều trị khỏi ra viện, 5 ca tử vong, số bệnh nhân còn lại hiện đang điều trị tại Bệnh viện điều trị COVID-19 số 1 tỉnh Thanh Hóa.

    Theo thông tin từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình, trong ngày 16/10, địa phương này chỉ ghi nhận 2 ca mắc, đều về từ các tỉnh phía Nam.

    Các trường hợp F0 đã được đưa vào các cơ sở điều trị COVID-19 của Quảng Bình. Hiện CDC Quảng Bình đang tiến hành điều tra dịch tễ, truy vết các trường hợp liên quan.



    Phú Thọ: Phát hiện 47 học sinh dương tính, tạm dừng dạy học trực tiếp tại TP.Việt Trì và Lâm Thao

    Hình ảnh


    Phú Thọ dừng dạy học trực tiếp tại TP.Việt Trì và Lâm Thao. (Ảnh: phutho.gov.vn)

    Tỉnh Phú Thọ tạm thời cho học sinh ở TP. Việt Trì và huyện Lâm Thao nghỉ học 1 tuần, sau khi phát hiện 2 học sinh nhiễm COVID-19 và 45 học sinh Trường THCS Chu Hóa test nhanh cho kết quả dương tính.

    Ngày 17/10, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Phú Thọ đã có văn bản gửi phòng GD-ĐT các huyện, thị về việc tiếp tục tăng cường phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, Sở yêu cầu các phòng GD-ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục tại địa bàn phụ trách thực hiện các nội dung sau:



    Đối với các cơ sở giáo dục tại TP. Việt Trì và huyện Lâm Thao: Tạm dừng các hoạt động dạy và học trực tiếp từ ngày 18/10 cho đến khi có thông báo mới. Các cơ sở giáo dục tập trung phối hợp với cơ quan y tế địa phương tiến hành rà soát, truy vết, xét nghiệm đảm bảo kịp thời, chính xác; tiếp tục chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng chuyển sang hình thức học trực tuyến.

    Trong thời gian học sinh tạm dừng đến trường, nhà trường chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn phối hợp với phụ huynh quản lý, đảm bảo an toàn cho học sinh; hướng dẫn, giúp đỡ học sinh ôn tập, củng cố kiến thức bằng các hình thức phù hợp.

    Đối với các cơ sở giáo dục tại các huyện, thị còn lại: Tiếp tục tổ chức dạy học trực tiếp theo kế hoạch giáo dục nhà trường (không tổ chức các hoạt động giáo dục tập trung đông người không cần thiết); chú ý thực hiện nghiêm túc quy định 5K của Bộ Y tế và các nội dung chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của địa phương.

    Thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình, diễn biến dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn, chủ động báo cáo UBND cấp huyện và Sở GD-ĐT để kịp thời có chỉ đạo về tiếp tục hoặc tạm dừng tổ chức dạy học trực tiếp.

    Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, đến 6h ngày 17/10, TP. Việt Trì và huyện Lâm Thao đã phát hiện thêm 6 ca mắc mới trong cộng đồng chưa rõ nguồn lây. Trong số này có hai trường hợp là học sinh Trường tiểu học Chu Hóa, THCS Chu Hóa (xã Chu Hóa, TP. Việt Trì).

    Sau khi điều tra dịch tễ, đánh giá mối nguy cơ giữa ca tại TP. Việt Trì và huyện Lâm Thao, phát hiện cùng chung yếu tố dịch tễ liên quan đến lớp 7A Trường THCS Chu Hóa, Sở Y tế tỉnh đã chỉ đạo việc lấy mẫu xét nghiệm tổng thể toàn bộ học sinh và giáo viên tại Trường tiểu học Chu Hóa và THCS Chu Hóa; kết quả test nhanh có 45 học sinh dương tính tại 7 lớp của Trường THCS Chu Hóa, riêng lớp 7A có 31/41 học sinh.

    Bắt đầu từ 12h ngày 17/10, TP. Việt Trì đã cho dừng tất cả các cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu và vui chơi giải trí hoặc có tiếp xúc gần như karaoke, quán bar, Internet, massage, thẩm mỹ, phòng tập gym, không phục vụ ăn uống tại chỗ; dừng tổ chức các hoạt động văn hóa lễ hội, nghệ thuật, nghi lễ tôn giáo, thể dục thể thao, sự kiện có tập trung đông người; dừng tổ chức hoạt động cưới hỏi; tổ chức đám hiếu nhanh gọn, hạn chế số lượng người và đảm bảo nguyên tắc phòng chống dịch; tạm dừng đến trường đối với tất cả các cơ sở giáo dục...



    Người dân có thể chủ động đăng ký tiêm vắc xin COVID-19 mũi 2


    Sở Y tế TPHCM vừa yêu cầu các đơn vị thuộc tuyến quận huyện khẩn trương rà soát, thống kê số người đã tiêm vắc xin COVID-19 trên địa bàn. Những người đã đến thời gian tiêm mũi thứ 2 có thể chủ động ra điểm tiêm chủng để đăng ký.
    Theo số liệu thống kê của Sở Y tế TPHCM đến ngày 15/10, Thành phố còn hơn 1,6 triệu người cần chích mũi 2. Hiện số lượng vắc xin dự trù để tiêm cho mũi 2 đã có đủ. Để nhanh chóng có thể trở lại trạng thái bình thường mới, Thành phố đang đẩy nhanh tiến độ tiêm đủ 2 liều vắc xin cho người dân cư trú trên địa bàn.

    Trước thực tế cần đẩy nhanh tiến độ tiêm đủ liều vắc xin cho người trên 18 tuổi, chiều 16/10, Sở Y tế TPHCM đã có văn bản gửi Ủy ban Nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận huyện đề nghị các địa phương khẩn trương rà soát lại danh sách người trên 18 tuổi đang cư trú trên địa bàn, thống kê báo cáo các số liệu về số người đã tiêm mũi 1, số người đã tiêm mũi 2, số người chưa tiêm mũi 2.

    Hình ảnh


    Thành phố đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng COVID-19 để hoàn tất mũi 2 cho nhóm trên 18 tuổi

    Đặc biệt, trong nhóm chưa tiêm mũi 2 cần làm rõ số lượng người đã đến hạn mà chưa được tiêm cũng như các lý do mà họ chưa được tiêm như: đã nhiễm COVID-19 nên phải hoãn tiêm, không còn ở nơi cư trú, đã tiêm nơi khác…

    Bên cạnh đó, các địa phương cần xây dựng kế hoạch tổ chức tiêm chủng trong đó áp dụng nhiều hình thức thông tin đến người dân về kế hoạch tiêm chủng, lịch tiêm chủng… trên địa bàn, mời gọi người dân đến tiêm mũi 1 và mũi 2 khi đủ thời gian.

    Công tác tổ chức cần tạo mọi thuận lợi cho người dân ra tiêm. Người dân đủ thời gian tiêm mũi 2 có thể chủ động ra điểm tiêm đăng ký, không phân biệt thường trú, tạm trú, chỉ cần là người đang cư trú đều sẽ được tiêm chủng đầy đủ.

    Tính đến ngày 15/10 Thành phố đã thực hiện tiêm tổng cộng 12.539.422 liều vắc xin phòng COVID-19 trong đó đã tiêm được 7.108.111 mũi 1 và 5.431.311 mũi 2, đạt tỷ lệ mũi 1 là 98,6% và mũi 2 là 75,3%.




    Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy về Cà Mau hỗ trợ chống dịch COVID-19

    Hình ảnh


    Cuộc chiến chống dịch COVID-19 trên địa bàn TPHCM đã tạm lắng, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại các tỉnh thành phía Nam, Bệnh viện Chợ Rẫy đã cử đoàn bác sĩ về Cà Mau hỗ trợ phòng chống dịch.

    Sau nhiều tháng dịch COVID lây lan trên diện rộng với nỗ lực thực hiện tổng hợp các giải pháp phòng chống đến nay dịch tại TPHCM cơ bản đã được kiểm soát. Hiện số ca nhiễm mới mỗi ngày trong cộng đồng ở TPHCM chỉ còn dưới 1.000 ca; số ca bệnh tử vong đã giảm sâu về con số hàng chục. Các bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 cơ bản đã trống giường đang từng bước được trả lại công năng ban đầu.

    Hình ảnh

    Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy xuất quân chi viện cho Cà Mau chống dịch COVID-19

    Bệnh viện Hồi sức COVID-19 do BV Chợ Rẫy phụ trách, nơi được xem là điểm nóng điều trị trong giai đoạn cao điểm dịch đến nay số ca bệnh chỉ còn gần 300 người đang điều trị. Trong khi đó, tại Chợ Rẫy, chiều 16/10 tổng số ca bệnh đang điều trị chỉ còn 50 trường hợp. Dự báo số ca bệnh thời gian tới sẽ tiếp tục giảm sâu ở tất cả các bệnh viện.

    Dịch bệnh trên địa bàn Thành phố đã giảm nhưng tình hình dịch COVID-19 lại có diễn biến phức tạp tại các tỉnh thành phía Nam. Để chặn dịch từ xa và bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho nhân dân, ngày 16/10 thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, bệnh viện vừa quyết định cử Đoàn công tác đến hỗ trợ tỉnh Cà Mau trong công tác phòng chống dịch bệnh và chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19.

    Đoàn công tác gồm 6 thành viên do BS Trần Thanh Linh – Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy làm trưởng đoàn đã lên đường về địa phương. Từ khi dịch bùng phát đến nay, BS Thanh Linh cùng đồng nghiệp đã luôn trực chiến cống hiến hết mình vì người bệnh. Ông giữ nhiệm vụ Phó giám đốc phụ trách chuyên môn tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19. Tuy nhiên, trước nguy cơ lây nhiễm tại Cà Mau, ông cùng đồng nghiệp đã không nghỉ ngơi mà tiếp tục lên đường hỗ trợ địa phương chống dịch.

    Hình ảnh

    Đoàn công tác đã đến địa phương hỗ trợ thiết lập các phương án cần thiết trong điều trị cho bệnh nhân COVID-19

    Theo kế hoạch, từ nay đến 24/10 BS Thanh Linh cùng đồng nghiệp sẽ tiến hành khảo sát thực địa tại các trung tâm điều trị bệnh nhân COVID-19 của tỉnh Cà Mau; làm việc với UBND tỉnh Cà Mau, Sở Y tế tỉnh Cà Mau và Bệnh viện tỉnh Cà Mau về việc điều phối, phân luồng, điều trị bệnh nhân COVID-19.

    Lực lượng của Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ phối hợp với địa phương tham gia trực tiếp vào công việc điều trị bệnh nhân COVID-19; tư vấn, thiết kế quy trình phân luồng, khám sàng lọc; tổ chức các lớp tập huấn về kiểm soát nhiễm khuẩn, điều trị và chăm sóc bệnh nhân COVID-19.

    Các bác sĩ sẽ đi thực địa tại bệnh viện huyện, đặc biệt là những huyện có nhiều bệnh nhân nhiễm COVID-19 để khảo sát và tư vấn về việc phân khu vực cách ly điều trị bệnh nhân COVID-19, phân luồng và các vấn đề chuyên môn để đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng cho người bệnh, phòng tránh nguy cơ lây nhiễm.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49333
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 3.168 ca ; 75 ca tử vong tại 10 tỉnh, thành

    by music123 » Thứ 2 Tháng 10 18, 2021 3:08 pm

    TỐI 18/10: Thêm 3.168 ca mắc COVID-19 ngày 18/10; 75 ca tử vong tại 10 tỉnh, thành

    TỔNG HỢP

    Hình ảnh

    Một người đàn ông tiêm vaccine AstraZeneca tại Hà Nội, ngày 10/9/2021. (Ảnh: NHAC NGUYEN/AFP qua Getty Images)

    Ngày 18/10, Bộ Y tế cho biết có thêm 3.168 ca mắc COVID-19 tại 45 tỉnh, thành phố, trong đó TP. HCM có 968 ca, Sóc Trăng 174 ca. Trong ngày có 1.136 bệnh nhân khỏi bệnh.

    Bộ Y tế cho biết, tính từ 17h ngày 17/10 đến 17h ngày 18/10, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.168 ca nhiễm mới.



    Trong đó có:

    - 09 ca nhập cảnh;

    - 3.159 ca
    ghi nhận trong nước (giảm 16 ca so với ngày trước đó) tại 45 tỉnh, thành phố (có 1.261 ca trong cộng đồng).

    TP. HCM (968),
    Bình Dương (439),
    Đồng Nai (393),
    Sóc Trăng (174),
    An Giang (109),
    Kiên Giang (99),
    Tiền Giang (94),
    ...


    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày hôm qua là: Tây Ninh (giảm 138 ca), Đồng Nai (giảm 124 ca), Bình Dương (giảm 98 ca).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày hôm qua là: Sóc Trăng (tăng 110 ca), Phú Thọ (50), Tiền Giang (48).

    Số ca nhiễm mới trung bình trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua là: 3.260 ca/ngày


    Thêm 75 ca tử vong tại 10 tỉnh, thành:

    TP. HCM (51 ca),
    Bình Dương (14),
    Đồng Nai (3),
    Sóc Trăng (1),
    Lâm Đồng (1),
    Cà Mau (1),
    Đà Nẵng (1),
    Tây Ninh (1),
    Tiền Giang (1),
    An Giang (1).


    Số ca tử vong trung bình ghi nhận trong 07 ngày qua là: 86 ca.

    Tính đến nay, Việt Nam đã có tổng số 21.269 ca tử vong liên quan đến COVID-19, chiếm 2,5% tổng số ca nhiễm.


    Lâm Đồng có ca tử vong đầu tiên liên quan COVID-19

    Ngành y tế tỉnh Lâm Đồng vừa ghi nhận 1 ca tử vong đầu tiên liên quan đến COVID-19 là bệnh nhân nữ, lớn tuổi, có dịch tễ thuộc chùm ca bệnh tại làng hoa Vạn Thành (phường 5, TP. Đà Lạt).

    Sáng 18/10, Báo Lâm Đồng đưa tin, trong 24 giờ qua, tỉnh này có 2 ca mắc COVID-19 mới được ghi nhận. Cả hai trường hợp đều thuộc chuỗi lây nhiễm tại huyện Đức Trọng.



    Ngành y tế Lâm Đồng cũng ghi nhận 1 trường hợp tử vong đầu tiên liên quan đến COVID-19 có dịch tễ thuộc chùm ca bệnh tại Làng hoa Vạn Thành (phường 5, TP. Đà Lạt).

    Ca tử vong là bệnh nhân có mã số BN842782 (nữ, 76 tuổi, tuổi thật là 83 tuổi).

    Ngày 10/10, bệnh nhân được xác định nhiễm COVID-19, được chuyển Bệnh viện Nhi Lâm Đồng điều trị.

    Bệnh nhân có tiền sử nhiều bệnh nền: Tăng huyết áp, đái tháo đường II, cắt cụt cẳng chân phải do biến chứng đái tháo đường, nhồi máu não nhiều lần, liệt tứ chi, nằm 1 chỗ nhiều năm nay.

    Từ ngày 10/10 đến ngày 17/10, bệnh nhân được chăm sóc, điều trị tích cực theo phác đồ của Bộ Y tế và hỗ trợ chuyên môn từ các chuyên gia đầu ngành, tình trạng ổn định.

    Sáng 17/10, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đột ngột tiến triển nặng. Bệnh nhân đã được cấp cứu, điều trị tích cực nhưng do tiền sử bệnh nhân có nhiều bệnh nền nặng, lớn tuổi, đến chiều 17/10, bệnh nhân đã tử vong.

    Nguyên nhân tử vong được chẩn đoán: Theo dõi nhồi máu phổi; biến chứng nặng của đái tháo đường; di chứng nhồi máu não, nhồi máu cơ tim cũ; tăng huyết áp, suy kiệt, nhiễm COVID-19.

    Trong đêm 17/10, bệnh nhân được đưa đến Đài hỏa táng Du Sinh (Đà Lạt) để làm nghi thức an táng và hỏa thiêu.

    Liên quan đến 2 ca nhiễm COVID-19 mới tại huyện Đức Trọng, theo thống kê của ngành y tế Lâm Đồng, từ ngày 7 – 17/10, huyện Đức Trọng đã ghi nhận 11 chuỗi lây nhiễm với tổng số 66 ca (có 2 ca phát hiện tại huyện Lâm Hà), 584 F1 và 1.146 F2, sàng lọc cộng đồng 37.472 người.

    Hai ca bệnh mới ghi nhận là:


    Bệnh nhân M.K (nữ, 27 tuổi, địa chỉ tại thôn Pré, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng) là mẹ của bệnh nhân M.T.T (nam, 4 tuổi), đang chăm sóc bệnh nhân M.T.T tại Khu điều trị COVID-19 Bệnh viện Nhi Lâm Đồng. Sáng 18/10, chị M.K có kết quả xét nghiệm RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2.

    Như vậy, liên quan đến chùm ca bệnh tại thôn Pré, cơ quan chức năng đã ghi nhận 20 ca mắc COVID-19, truy vết 339 F1 và 436 F2.

    Bệnh nhân L.T.D (nữ, 71 tuổi, địa chỉ tại đường Bế Văn Đàn, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng) là F1 của bệnh nhân T.T.T.D, đã cách ly tập trung từ trước. Sáng 18/10, bà D. có kết quả xét nghiệm RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2.

    Hiện, toàn tỉnh Lâm Đồng đang cách ly 12.472 trường hợp; trong đó, cách ly tại cơ sở y tế 187 người, cách ly tập trung 4.216 người và cách ly tại nhà 8.069 người.

    Đến nay, tỉnh Lâm Đồng có tổng số 452 ca mắc COVID -19; trong đó có 168 ca đang cách ly điều trị, 283 ca đã xuất viện, 1 ca tử vong.

    Theo cập nhật đánh giá cấp độ dịch bệnh COVID-19 tại tỉnh Lâm Đồng, tính đến sáng 18/10, toàn tỉnh có 9/12 huyện, thành phố thuộc nhóm cấp độ 1 (vùng xanh – bình thường mới), 3 địa phương thuộc cấp độ 2 (màu vàng – nguy cơ trung bình) là: TP. Đà Lạt, huyện Đức Trọng và huyện Lâm Hà.




    Gia đình người bị cây đè tử vong phản ánh nạn nhân bị lấy mất 30 triệu đồng khi gặp nạn

    – Chiều 18/10, ông Đoàn Văn Sỹ – Chủ tịch UBND thị trấn Phú Đa (huyện Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) cho biết, nam thanh niên ở xã bị cây xanh gãy đổ đè trúng khi lưu thông trên địa bàn TP. Huế đã tử vong.

    Nạn nhân là anh Trần Nhân Lợi Em (SN 1993, trú tổ dân phố Đức Nam Trung, thị trấn Phú Đa).

    Theo ông Đoàn Văn Sỹ, anh Trần Nhân Lợi Em làm nghề lái xe múc. Sáng 17/10, anh Lợi Em chạy xe máy từ nhà ra huyện Phong Điền (Thừa Thiên-Huế). Khi đang lưu thông qua đường Lê Duẩn, TP. Huế thì bị một cây xanh bên đường gãy đổ đè trúng người và bất tỉnh nhưng tử vong sau đó trong bệnh viện.

    Theo phản ánh của gia đình anh Lợi Em, trước khi rời nhà đi ra huyện Phong Điền, anh này có mang theo hơn 30 triệu đồng để giải quyết công chuyện và bỏ tiền trong cốp xe máy. Khi tai nạn xảy ra, cốp xe máy bị hư hỏng và số tiền hơn 30 triệu đồng đã bị người khác lấy mất.




    Đề xuất người tiêm đủ liều vắc-xin không cần xét nghiệm khi đi máy bay

    – Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải cho phép hành khách tiêm đủ liều hoặc F0 khỏi bệnh không cần xét nghiệm COVID khi đi máy bay.

    Ngày 17/10, đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho hay, đây là đề xuất nới lỏng quy định với hành khách đi máy bay, áp dụng sau ngày 20/10, khi hết giai đoạn thí điểm.

    Trên trang kinhtedothi, mứi đây Bộ Y tế yêu cầu các địa phương không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân. Chỉ thực hiện xét nghiệm trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3. Theo các chuyên gia y tế, đây là điều cần thiết, không nên gây khó dễ và tốn kém cho người dân.



    Long An dỡ hết chốt kiểm soát COVID-19 với các tỉnh, thành

    Ngày 17/10, Long An sẽ dừng hoạt động trạm kiểm tra các quy định về công tác phòng, chống dịch COVID-19 đóng trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ giáp ranh với TP.HCM, Tiền Giang và Đồng Tháp từ 0h ngày 18/10.

    Tuy nhiên, dù Long An đã có chủ trương tháo dỡ các chốt, nhưng các tỉnh, thành giáp ranh với tỉnh này vẫn còn thực hiện kiểm tra việc đi lại đối với người dân.

    Tính đến sáng 17/10, Long An đã phát hiện 33.700 ca nhiễm COVID-19, tử vong 457 ca, đang điều trị tại bệnh viện 1.444 ca.




    Phát hiện 45 học sinh trong một trường ở Phú Thọ mắc COVID-19

    Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Phú Thọ ngày 17/10, qua xét nghiệm, đã phát hiện 45 học sinh tại 7 lớp của trường THCS Chu Hóa, TP. Việt Trì dương tính COVID-19.

    Như vậy, kể từ khi phát hiện 2 ca bệnh đầu tiên chưa rõ nguồn lây tại huyện Lâm Thao hôm 13/10, đến nay trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có 53 trường hợp mắc bệnh tại xã Chu Hóa, phường Bạch Hạc (thuộc TP Việt Trì) và thị trấn Hùng Sơn, thị trấn Lâm Thao (thuộc huyện Lâm Thao).



    Thủy điện dừng xả nước để tìm đôi vợ chồng mất tích trên sông

    Chiều 16/10, lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế nhận được tin báo từ lãnh đạo UBND phường Hương Vân (thị xã Hương Trà) về việc có 2 nạn nhân ở địa phương bị mất tích là vợ chồng ông Trần Minh Điện và bà Võ Thị Thảo (trú tại tổ dân phố Lại Bằng 2, phường Hương Vân).

    Qua xác minh, cơ quan chức năng nhận định vị trí gặp nạn của 2 vợ chồng ở khu vực gần chân cầu vượt sông Bồ đang thi công thuộc dự án cao tốc Cam Lộ – La Sơn đoạn đi qua phường Hương Vân.

    Để công tác cứu nạn diễn ra an toàn khi trời mưa lớn và thủy điện Hương Điền đang điều tiết nước xả lũ ở sông Bồ, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai & Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn hỏa tốc yêu cầu Công ty CP Thủy điện Hương Điền đóng toàn bộ cửa van vận hành, xả lũ qua tràn hồ chứa thủy điện từ 16h30 – 19h45 tối 16/10, chỉ duy trì vận hành bình thường qua tuabin.

    Sau đó, dù công tác tìm kiếm nạn nhân chưa có kết quả, đến 19h45 tối 16/10, thủy điện Hương Điền đã tiếp tục điều tiết nước qua tràn trở lại.
    Hình ảnh
Đăng trả lời 344 bài viết

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 109 khách