Đăng trả lời 344 bài viết
VN:Thêm 88.378 ca, Quảng Ninh và Bình Định bổ sung 23.262 F0
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN: Thêm 14.591 ca;Cần Thơ vượt TP HCM về số ca nhiễm

    by music123 » Thứ 2 Tháng 12 06, 2021 4:17 pm

    TỐI 6/12: Thêm 14.591 ca;Cần Thơ vượt TP HCM về số ca nhiễm

    TH


    Trong 14.591 ca nhiễm Bộ Y tế công bố tối 6/12 có 14.558 ca tại 59 tỉnh thành, tăng 246 ca so với hôm qua, trong đó Cần Thơ lần đầu tiên vượt TP HCM về số ca nhiễm trong ngày.

    24 giờ qua, 6.331 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa (tăng 161 ca), 8.227 ca cộng đồng (tăng 85 ca). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là Trà Vinh tăng 254 ca, Cà Mau tăng 195 ca, Hà Nội tăng 187 ca; trong khi TP HCM giảm 317 ca, Thừa Thiên Huế giảm 244 ca, Bình Định giảm 206 ca.

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 13.961 ca/ngày.



    Từ 17h30 ngày 5/12 đến 17h30 ngày 6/12 ghi nhận 223 ca tử vong, cụ thể:

    Tại TP HCM 94 ca, trong đó 8 ca từ các tỉnh chuyển đến, gồm: Long An 2, Đồng Tháp, Lâm Đồng, Tây Ninh, Tiền Giang, Cần Thơ và Thanh Hóa mỗi nơi một.

    Tại các tỉnh, thành phố khác: Long An 20 ca, Cần Thơ 18, An Giang 15, Đồng Nai 14, Tây Ninh 13, Tiền Giang 10, Kiên Giang 8, Bình Thuận và Sóc Trăng 5, Trà Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Tháp và Bạc Liêu mỗi nơi 3, Cà Mau 2, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Nam Định, Khánh Hòa, Đăk Lăk và Bến Tre đều một.

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 201 ca. Tổng số ca tử vong tại Việt Nam tính đến nay là 26.483 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.

    Đợt dịch thứ 4, số ca nhiễm trong nước là 1.318.381 ca, trong đó 1.007.590 ca đã được công bố khỏi bệnh.

    Hai tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.

    Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM 479.483 ca, Bình Dương 284.489, Đồng Nai 89.822, Long An 38.800, Tây Ninh 33.342 ca.




    TPHCM: Tử vong vì COVID-19 tăng cao, dự báo dịch bệnh còn diễn biến phức tạp








    Bộ Y tế điều y bác sĩ chi viện 5 tỉnh, thành phía Nam

    Hình ảnh

    Ảnh minh họa: Internet

    Số ca mới mắc COVID-19 và nhập viện vẫn ở mức cao, số ca tử vong trong ngày 6/12 gần chạm mốc 3 con số. Dự báo dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, người dân cần chủ động các biện pháp bảo vệ sức khỏe.
    Tại buổi họp báo về tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn diễn ra chiều 6/12, ông Phạm Đức Hải, Phó ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TPHCM cho biết, tính đến 18 giờ ngày 5/12 toàn thành phố có 478.922 trường hợp mắc bệnh được Bộ Y tế công bố. Trong đó, có 478.350 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 572 trường hợp nhập cảnh.

    Hiện tại các cơ sở đang điều trị 13.681 bệnh nhân, trong đó có 497 trẻ em dưới 16 tuổi, 431 bệnh nhân nặng đang thở máy, 14 bệnh nhân can thiệp ECMO. Trong ngày 5/12 có 958 bệnh nhân nhập viện, 927 bệnh nhân xuất viện. Tổng số xuất viện cộng dồn từ đầu năm đến nay là 284.856 trường hợp.

    Theo bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TPHCM, trong bối cảnh số ca mắc mới và số ca nhập viện chưa giảm, số ca tử vong vì COVID-19 trong ngày 6/12 tiếp tục gia tăng với 94 trường hợp. Bên cạnh đó, thành phố còn 431 trường hợp phải thở máy, 14 trường hợp phải can thiệp ECMO.

    Theo bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, qua phân tích các số liệu tử vong cho thấy, hầu hết rơi vào nhóm bệnh nhân trên 85 tuổi, người có bệnh lý nền, người chưa được chích vắc xin hoặc mới chỉ chích 1 mũi vắc xin ngừa COVID-19.







    4 đoàn y bác sĩ từ Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, E và Nội tiết trung ương sẽ chi viện An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh và Sóc Trăng; riêng Cần Thơ được Bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ hỗ trợ.

    Việc chi viện được Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu chiều 6/12, khi họp với các tỉnh này trước bối cảnh số ca mắc, tử vong gia tăng.

    Số ca nhiễm tại Cần Thơ đang tăng đột biến, với tổng số ca ghi nhận trên 30.000, thành phố hiện ở cấp độ dịch 3. Tây Ninh đến ngày 6/12 ghi nhận gần 50.000 ca, đang điều trị gần 15.000 trường hợp, trong đó có 173 bệnh nhân nặng, nguy kịch.

    An Giang, Sóc Trăng và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng báo động khi số ca mắc tăng cao, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh ở cấp độ 3, 4.

    Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đánh giá tình trạng ca nhiễm Covid-19 sẽ tiếp tục gia tăng vì người dân tại nhiều địa phương không thực hiện nghiêm các khuyến cáo của ngành y tế về phòng chống dịch, tâm lý lơ là, chủ quan...

    "Khi số ca mắc gia tăng, đương nhiên bệnh nhân nặng sẽ tăng và con số tử vong cũng sẽ có thể tăng. Do vậy cần nỗ lực để giảm số ca tử vong", Bộ trưởng nói.

    Bộ trưởng cũng lưu ý những nơi thuộc cấp độ dịch 3 và 4 phải thực hiện nghiêm, triệt để các biện pháp phòng chống dịch để kiểm soát số ca mắc.

    Tại cuộc họp, các địa phương đề xuất Bộ Y tế chi viện thêm nhân lực từ các bệnh viện trung ương để hỗ trợ công tác điều trị; cấp thêm vaccine để tiêm mũi bổ sung và thuốc kháng virus phục vụ điều trị F0 tại nhà; hỗ trợ máy thở...

    Bộ trưởng Long yêu cầu Cục Quản lý Khám chữa bệnh rà soát ngay việc điều động nhân lực từ các bệnh viện tuyến trung ương trực tiếp hỗ trợ TP HCM và 10 tỉnh phía Nam. Các bệnh viện trong danh sách phân công phải nhanh chóng đưa thêm nhân lực vào các tỉnh này để đảm bảo phối hợp với địa phương trong công tác phòng chống dịch.

    Bệnh viện Bạch Mai trong ngày 7/12 cử thêm một đoàn cán bộ y tế đến An Giang, Bệnh viện Việt Đức vào hỗ trợ Bà Rịa - Vũng Tàu, Bệnh viện E hỗ trợ Tây Ninh, Bệnh viện Nội tiết Trung ương chi viện Sóc Trăng. Riêng Cần Thơ, Bộ trưởng yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ tiếp tục hỗ trợ thành phố trong điều trị.

    "Bệnh viện tuyến trung ương phải cử chuyên gia hồi sức có kinh nghiệm đến các tỉnh để hỗ trợ, đồng thời chú trọng triển khai tập huấn, nâng cao năng lực điều trị cho y bác sĩ tại chỗ", ông Long yêu cầu.

    Trong công tác điều trị, cần phân loại bệnh nhân, người có nguy cơ, tuân thủ điều trị theo tháp 3 tầng, có sự liên thông chặt chẽ giữa các tầng để quản lý, giám sát ca bệnh, chuyển tuyến kịp thời.

    Bộ trưởng cũng lưu ý các địa phương quản lý, theo dõi và chăm sóc F0 tại nhà phải sâu sát, khoa học và luôn đảm bảo "y tế phải gần dân nhất" thông qua việc thiết lập các trạm y tế, tổ y tế lưu động. Mỗi xã, phường có thể lập nhiều trạm y tế, tổ y tế lưu động để quản lý các F0 nguy cơ cao, sẵn sàng chuyển tuyến kịp thời.

    Bên cạnh đó, các địa phương phải ngay lập tức rà soát việc cung cấp oxy cho những cơ sở điều trị Covid-19, phải có hệ thống oxy bồn, máy thở phục vụ điều trị hồi sức cho bệnh nhân khi cần. Về máy thở, Bộ Y tế và các bệnh viện trung ương có thể hỗ trợ các tỉnh, nhưng chuẩn bị oxy y tế thì Bộ không thể làm thay địa phương.

    Về thuốc điều trị, trong vài ngày tới, khi làm xong các thủ tục tiếp nhận thuốc viện trợ, Bộ Y tế sẽ cấp phát, phân bổ ngay cho địa phương.

    Báo cáo của 5 địa phương này đều cho thấy tỷ lệ tiêm mũi 1 rất cao, đều trên 98%; mũi 2 trên 80%. Các tỉnh cũng đã hoàn thành tiêm vaccine mũi 1 cho trẻ trong độ tuổi 12-17; đang triển khai tiêm mũi 2.

    Bộ Y tế sẽ tiếp tục phân bổ vaccine phục vụ nhu cầu tiêm chủng của các địa phương, tuy nhiên Bộ trưởng nhắc các tỉnh, thành phố phải thực hiện chiến dịch "đi từng ngõ, gõ từng nhà", trong đó lập danh sách tất cả những người cao tuổi, người có bệnh lý nền chưa tiêm vaccine để tiêm chủng.

    "Có thể tổ chức các điểm tiêm lưu động, đến tiêm tại nhà cho các trường hợp nguy cơ cao để bảo vệ họ khỏi nguy cơ diễn biến nặng nếu mắc Covid-19", ông Long nói.




    Hàng chục ca cộng đồng tại Đà Nẵng là tiểu thương trong một chợ


    Hình ảnh

    Chợ Hòa Khánh đang là điểm nóng lây nhiễm, đã có hơn 100 ca nhiễm liên quan đến chợ này. Hiện chợ đã tạm ngừng hoạt động .
    Ngày 6/12, Đà Nẵng ghi nhận thêm 125 ca mắc COVID-19, gồm 20 ca cách ly tập trung, 38 ca cách ly tại nhà, 12 ca trong khu phong tỏa và 55 ca chưa cách ly.

    Đáng chú ý, trong số các ca nhiễm cộng đồng, có tới 30 người là tiểu thương chợ Hòa Khánh (quận Liên Chiểu); 1 người tại chợ An Hải Bắc (quận Sơn Trà); 2 người phát hiện khi lấy mẫu định kỳ tại Công ty Thuận Phước…

    Hình ảnh

    Nhiều ngày qua Đà Nẵng liên tục ghi nhận ca nhiễm COVID-19 là tiểu thương.

    Chợ Hòa Khánh đang là điểm nóng lây nhiễm dịch COVID-19 trên địa bàn, đã có hơn 100 ca nhiễm liên quan đến chợ. Hiện chợ đã tạm ngừng hoạt động để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

    Quận Liên Chiểu tiếp tục là quận có ca mắc nhiều nhất trong ngày với 53 ca. Hai phường Hòa Khánh Nam, Hòa Hiệp Nam đang ở cấp độ 3.

    Trong sáng cùng ngày, thành phố cũng cho học sinh lớp 1, 8, 9 đi học lại. Các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Liên Chiểu chưa tổ chức dạy học trực tiếp.





    Hơn 85.000 phụ huynh lớp 1 không muốn con đến trường học trực tiếp

    Hình ảnh


    Hơn 70% phụ huynh tiểu học không muốn con đến trường học trực tiếp theo kế hoạch


    Trong số 121.759 phụ huynh lớp 1 tham gia khảo sát thì có đến hơn 85.400 phụ huynh không đồng ý cho con đến trường học tập trực tiếp, chiếm tỉ lệ hơn 70%.


    Đó là thống kê từ kết quả khảo sát của ngành GD&ĐT TPHCM đối với phụ huynh lớp 1 về việc cho con em đi học trực tiếp theo chủ trương thí điểm mở cửa trường học của UBND TPHCM công bố ngày 6/12.

    Theo đó, TPHCM có 121.759/131.244 phụ huynh lớp 1 tham gia đợt khảo sát trên. Kết quả có 36.316 phụ huynh (29,82%) đồng ý cho con em đến trường học trực tiếp; hơn 85.400 số còn lại không đồng ý cho con em đi học trực tiếp, chiếm tỉ lệ hơn 70%.

    Số phụ huynh không đồng ý cho con đi học rải đều từ các quận trung tâm đến vùng ven, từ trường công lập đến tư thục…. Đặc biệt, có những trường không có phụ huynh nào đồng ý cho con em đi học trực tiếp, đó là một trường tư thục ở quận 3 và một trường tư thục ở quận 6.

    Cụ thể, có rất nhiều trường tiểu học ở nội thành TP chỉ có hơn 10- 20 phụ huynh học sinh lớp 1 đồng ý cho con em đi học như: Trường tiểu học Trần Quang Diệu có 13 phụ huynh đồng ý, Trường tiểu học Trần Văn Đang có 17 phụ huynh đồng ý, Trường Bến Cảng có 13 phụ huynh đồng ý, Trường Điện Biên có 15 phụ huynh đồng ý.

    Các trường ở ngoại thành có số phụ huynh tán thành thấp, dưới 20 người, gồm: Trung Lập Thượng, Nhuận Đức, Nhuận Đức 2, An Nhơn Tây, Thị Trấn Củ Chi 2 (huyện Củ Chi); Lý Nhơn, Đồng Hòa (huyện Cần Giờ). Đây là những địa phương kiểm soát dịch bệnh tốt nhưng phụ huynh vẫn không đồng thuận khi cho con em đi học.

    Theo lãnh đạo nhiều trường tiểu học, nguyên do khiến tỉ lệ phụ huynh không đồng ý cho con em đi học trực tiếp vì họ lo lắng trẻ 6 tuổi chưa được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 trong khi ý thức phòng dịch chưa có.

    “Việc nhiều phụ huynh chưa đồng thuận cho học sinh lớp 1 đi học trực tiếp đang gây nhiều khó khăn cho các trường, nhất là việc bố trí, sắp xếp lớp, phân công giáo viên... để giảng dạy trực tiếp và trực tuyến”, hiệu trưởng một trường tiểu học nói.

    Trước đó, ngày 1/12, UBND TPHCM đã ban hành kế hoạch tổ chức học tập trực tiếp tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Theo đó, các trường sẽ thí điểm dạy học trực tiếp từ 13/12 đối với lớp 1, 9, 12 trong hai tuần. Trẻ mẫu giáo 5 tuổi bắt đầu đến trường từ 20/12.

    Tuy nhiên, dư luận đã xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều về việc thí điểm cho học sinh lớp 1 đi học trở lại cùng với học sinh lớp 9 và 12. Các phụ huynh đều lo lắng khi con em mình chưa được tiêm vắc xin phòng COVID-19 và ý thức phòng dịch chưa cao…
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN: Thêm 13.840 ca, 217 người tử vong

    by music123 » Thứ 3 Tháng 12 07, 2021 2:58 pm

    TỐI 7/12: Thêm 13.840 ca,217 người tử vong

    TH

    Hình ảnh

    Tính từ 16h ngày 06/12 đến 16h ngày 07/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 13.840 ca nhiễm mới.

    Tính từ 16h ngày 06/12 đến 16h ngày 07/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 13.840 ca nhiễm mới, trong đó 5 ca nhập cảnh và 13.835 ca ghi nhận trong nước (giảm 723 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 7.306 ca trong cộng đồng).

    - Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (965), Cần Thơ (898), Tây Ninh (869), Sóc Trăng (746), Hà Nội (737), Đồng Tháp (697), Bình Dương (645), Bình Phước (640), Cà Mau (615), Vĩnh Long (529), Bà Rịa - Vũng Tàu (491), Khánh Hòa (486), Bến Tre (441), Bạc Liêu (434), Tiền Giang (340), An Giang (325), Thừa Thiên Huế (306), Hậu Giang (293), Bình Định (281), Đồng Nai (272), Trà Vinh (254), Kiên Giang (229), Bắc Ninh (190), Nghệ An (179), Gia Lai (178), Bình Thuận (170)

    Hải Phòng (156), Đà Nẵng (141), Đắk Nông (137), Đắk Lắk (131), Lâm Đồng (100), Thanh Hóa (97), Hà Giang (86), Ninh Thuận (84), Long An (83), Phú Yên (63), Quảng Nam (53), Vĩnh Phúc (51), Hưng Yên (42), Quảng Ngãi (40).

    Quảng Ninh (37), Hòa Bình (33), Hải Dương (32), Phú Thọ (32), Kon Tum (32), Nam Định (31), Quảng Bình (28), Quảng Trị (25), Yên Bái (25), Bắc Giang (19), Thái Bình (18), Thái Nguyên (17), Hà Tĩnh (9), Hà Nam (9), Cao Bằng (5), Tuyên Quang (4), Bắc Kạn (2), Sơn La (2), Lào Cai (1).

    - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Thuận (-315), Cần Thơ (-291), Bến Tre (-258).

    - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (+419), Thừa Thiên Huế (+245), Hà Nội (+150).

    - Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 13.959 ca/ngày.

    Từ 17h30 ngày 06/12 đến 17h30 ngày 07/12 ghi nhận 217 ca tử vong tại:

    + Tại TP. Hồ Chí Minh (57) trong đó có 4 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Bình Dương (2), Đồng Tháp (1), Tiền Giang (1).

    + Tại các tỉnh, thành phố khác: Bình Dương (37), An Giang (19), Đồng Nai (18), Tây Ninh (14), Tiền Giang (13), Long An (10), Bình Thuận (7), Cần Thơ (7), Vĩnh Long (6), Kiên Giang (6), Đồng Tháp (5), Bạc Liêu (5), Cà Mau (3), Trà Vinh (3), Sóc Trăng (3), Bình Định (1), Quảng Bình (1), Đà Nẵng (1), Phú Yên (1).

    - Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 202 ca.

    - Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 26.700 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.




    F0 ở Hà Nội tăng cao, bệnh viện quá tải, giường thở máy luôn kín người nằm

    Tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Hà Nội), 30 giường thở máy luôn kín người nằm.

    Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, thời gian gần đây, số lượng F0 trên địa bàn liên tiếp tăng nhanh. Gần đây nhất, ngày 6/12, Hà Nội ghi nhận 587 ca mắc.


    Sáng 7/12, tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Hà Nội), đội ngũ nhân viên y tế tất bật làm việc. Đây là điểm tiếp nhận đầu tiên khi các bệnh nhân có diễn biến nặng được đưa vào chữa trị. Với khối lượng công việc lớn, đội ngũ nhân viên y tế chia làm 3 ca mỗi ngày với 7 điều dưỡng/ca và tổng 9 bác sĩ điều trị thay phiên túc trực.


    Thời điểm này, trung bình mỗi ngày khoa Cấp cứu tiếp nhận khoảng 10 bệnh nhân diễn biến nặng.


    Gần 80 bệnh nhân nặng đang điều trị tại khoa Cấp cứu, hầu hết ở mức độ phải hỗ trợ từ thở oxy đến thở máy, lọc máu. Các ca có nhiều bệnh lý nền như suy thận mạn tính, tiểu đường, huyết áp, HIV, xơ gan, mang thai… Lứa tuổi có xu hướng tăng lên, cao nhất là 101 tuổi. Trong đó, người trên 80 tuổi chiếm 30-40%, còn lại đa phần là trên 60 tuổi.


    Các bệnh nhân nặng nhất rơi vào nhóm lớn tuổi, có bệnh nhân 95 tuổi trong tình trạng lú lẫn, tuổi già gần như nằm liệt giường.


    Các bệnh nhân sẽ được cấp thuốc điều trị, chụp X-quang kiểm tra tổn thương phổi, làm xét nghiệm máu thường xuyên để theo dõi thể trạng.


    Bác sĩ Trần Văn Bắc (Phó trưởng khoa Cấp cứu) cho biết: "Hiện nay số lượng bệnh nhân tăng, tình trạng nặng đến nguy kịch nhiều hơn, tuổi cao hơn. Hầu hết bệnh nhân mà khoa tiếp nhận có xu hướng phải can thiệp tích cực như đặt ống thở máy, lọc máu, điều trị bệnh lý nền... Khối lượng công việc mà đội ngũ nhân viên y tế đảm nhiệm không chỉ tăng lên về số lượng bệnh nhân mà còn tăng lên về khối lượng chăm sóc. Xác định dịch bệnh đang căng thẳng, chúng tôi phải chạy đua gấp rút hơn nữa".

    Các ca có chuyển biến nặng sẽ được chuyển lên khoa Hồi sức tích cực. Tuy nhiên với số lượng 30 giường thở máy luôn kín người nằm, khoa không thể tiếp nhận thêm nhiều bệnh nhân cùng một lúc.


    Trong những trường hợp khẩn cấp, khoa Cấp cứu đảm nhận luôn các thủ thuật như thở máy, can thiệp ECMO cho bệnh nhân. Theo bác sĩ Trần Văn Bắc, khoa sẽ thành lập thêm các đơn nguyên điều trị bệnh nhân nặng.


    Nhân viên y tế tại khoa Cấp cứu không chỉ điều trị về bệnh lý mà còn đóng vai trò cổ vũ, khích lệ tinh thần của các bệnh nhân. Không có người nhà bên cạnh, nhiều bệnh nhân chán nản, bỏ ăn. Các điều dưỡng, bác sĩ lại dành chút thời gian để động viên, trở thành chỗ dựa tinh thần cho họ.

    Không chỉ tại Hà Nội, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 còn tiếp nhận bệnh nhân toàn miền Bắc, từ Sơn La, Hà Giang cho đến Nghệ An, Hà Tĩnh.


    Trong điều kiện làm việc khép kín, mọi hỗ trợ với bên ngoài được liên lạc thông qua bộ đàm. Chỉ khi ca làm việc kết thúc, nhân viên y tế mới thay đồ bảo hộ, khử khuẩn rồi trở về khu nghỉ được sắp xếp ngay bên trong khuôn viên của bệnh viện.




    Đà Nẵng ghi nhận số F0 chưa cách ly tăng vọt, 1 phường có 27 ca


    Trong ngày 7/12, Đà Nẵng ghi nhận 141 người mắc COVID-19, có 71 ca chưa cách ly và riêng tại phường Hòa Khánh Bắc (Liên Chiểu) có đến 27 người.
    Chiều 7/12, Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 Đà Nẵng cho biết, trong thành phố ghi nhận 141 ca COVID-19, trong đó có số ca chưa cách ly tăng cao với 72 trường hợp, 4 ca cách ly tập trung, 66 ca cách ly tạm thời tại nhà.

    Trong 71 ca chưa cách ly có 27 trường hợp lấy mẫu đại diện hộ gia đình phường Hòa Khánh Bắc (quận Liên Chiểu), 5 người tự test nhanh dương tính tại nhà.


    Hình ảnh

    Chợ Hòa Khánh, Liên Chiểu, Đà Nẵng tạm dừng hoạt động.

    Số ca chưa cách ly còn lại được các cơ sở y tế tiếp nhận khám, test nhanh phát hiện, gồm Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng (2 ca), Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang (1), Trung tâm Y tế quận Sơn Trà (3), Phòng khám Y Đức (4 ca), Phòng khám Ân Đức (4 ca), Bệnh viện 199, Bộ Công an (2), Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu (4), Trạm Y tế phường Hòa Khánh Nam (1), Trạm Y tế phường Hòa Minh (1), Bệnh viện Hoàn Mỹ (3), Phòng khám Thiện Nhân (1), Bệnh viện Đà Nẵng (2), Bệnh viện Mắt (3), Phòng khám Hòa Khánh (1), Bệnh viện Phụ sản - Nhi (1).

    Ngoài ra có 1 ca là tiểu thương chợ Hòa Khánh, 4 ca lấy mẫu công nhân Công ty Thuận Phước và 1 ca lấy mẫu Công ty Hanvi Vina.

    Theo ngành y tế Đà Nẵng, 119/141 ca mắc mới trong ngày có khả năng lây cho cộng đồng, tập trung ở một số địa phương như quận Liên Chiểu (67 ca), huyện Hòa Vang (21), quận Sơn Trà (20), quận Thanh Khê (8) và quận Cẩm Lệ (3).

    Trong ngày, một số chuỗi lây nhiễm tiếp tục ghi nhận nhiều ca mắc mới như Công ty Thuận Phước (4), chợ Hòa Khánh (4), Chung cư Nam cầu Cẩm Lệ (6), K317 Nguyễn Phước Nguyên (6), tổ 33 phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà (5 ca).

    Quận Liên Chiểu là quận ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19 nhất trong ngày với 70 trường hợp, trong đó có phường Hòa Khánh Bắc (53), Hòa Minh (8), Hòa Khánh Nam (6), Hòa Hiệp Nam (2), Hòa Hiệp Bắc (1 ca).

    Các quận Sơn Trà ghi nhận 23 ca, Thanh Khê 10, Cẩm Lệ 6, Hải Châu 3, huyện Hòa Vang 22. Riêng quận Ngũ Hành Sơn trong ngày không ghi nhận ca mắc mới.

    Tính từ ngày 16/10 đến nay, Đà Nẵng ghi nhận 1.838 ca COVID-19, trong đó 153 ca về từ ngoại tỉnh. Hiện toàn Đà Nẵng có 224 khu vực phong tỏa với 1.547 hộ (9623 nhân khẩu) và 18 cơ sở cách ly tập trung, thực hiện cách ly 850 người.





    3 tầng điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 ở Hà Nội



    Theo hướng dẫn mới, Hà Nội phân 3 tầng điều trị dựa theo mức độ lâm sàng và yếu tố nguy cơ.
    Tầng 1, dành cho trường hợp bệnh nhân không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ với mức nguy cơ trung bình, gồm: Tuổi từ 50-64, chưa phát hiện bệnh nền và tiêm đủ liều vaccine; tuổi từ 3 tháng đến dưới hoặc bằng 49 tuổi và chưa phát hiện bệnh nền, đã tiêm đủ liều vaccine, không có triệu chứng cần can thiệp y tế. Những trường hợp ở tầng này được điều trị tại nhà, trạm y tế lưu động (cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 tại quận, huyện); hoặc cơ sở thu dung, điều trị COVID-19.

    Tầng 2, dành cho trường hợp không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, mức độ trung bình với nguy cơ cao, gồm: Tuổi bằng hoặc trên 65 và tiêm đủ liều vaccine; mắc bệnh lý nền và đã tiêm đủ liều vaccine; từ 50-64 tuổi chưa phát hiện bệnh nền và chưa tiêm đủ liều vaccine; phụ nữ có thai và sinh con từ dưới hoặc bằng 42 ngày; trẻ em dưới hoặc bằng 3 tháng tuổi. Những trường hợp này điều trị tại bệnh viện thuộc tầng 2.

    Tầng 3, dành cho trường hợp nặng hoặc nguy kịch với nguy cơ rất cao, gồm: Tuổi từ trên hoặc bằng 65 và chưa tiêm đủ liều vaccine; mắc bệnh lý nền và chưa tiêm đủ liều vaccine; có tình trạng cấp cứu chuyên khoa. Những trường hợp này được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và bệnh viện trung ương.

    Sở Y tế yêu cầu các bệnh viện thường xuyên đánh giá diễn biến, mức độ lâm sàng, xét nghiệm của người bệnh COVID-19, chủ động chuyển người bệnh đến các cơ sở điều trị ở tầng thấp hơn để tiếp tục quản lý, điều trị khi tình trạng ổn định; đồng thời, ưu tiên bố trí giường bệnh tầng 2, tầng 3 để tiếp nhận người bệnh mới.


    Số ca F0 tăng mạnh

    Từ ngày 11/10 đến nay, số ca nhiễm SARS-CoV-2 trên địa bàn thành phố tăng mạnh với hơn 9.300 người, bình quân 173 ca/ngày. Trong đó gần 40% số ca ngoài cộng đồng. Đặc biệt, trong tuần từ 29/11 - 5/12/2021, số ca mới dao động ở mức từ 400 đến 600 ca. Đến ngày 6/12 Hà Nội ghi nhận số ca mắc kỷ lục 774 ca. Thành phố hiện có 16 chùm ca bệnh.

    Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, dịch COVID-19 trên địa bàn diễn ra phức tạp, nghiêm trọng và gây khó khăn rất lớn cho công tác truy vết, khoanh vùng và kiểm soát.

    Ông Đinh Tiến Dũng cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống dịch. Đó là xuất hiện tình trạng lúng túng trong triển khai, tổ chức thực hiện ở cấp quận, huyện và cơ sở; thậm chí có hiện tượng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, nhất là trong việc quyết định biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn, quyết định cho cách ly F1, điều trị F0 thể nhẹ tại nhà. Đặc biệt, tâm lý chủ quan đang ngày càng phổ biến đối với cả cơ quan có trách nhiệm và người dân. Tình trạng đi lại, tụ tập ăn uống đông người mà không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch ngày càng nhiều.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN: Thêm 14.599 ca; 230 ca tử vong

    by music123 » Thứ 4 Tháng 12 08, 2021 1:57 pm

    TỐI 8/12: Thêm 14.599 ca ; 230 ca tử vong

    TH

    Hình ảnh

    Nhân viên y tế điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 tại Bệnh viện Dã chiến số 1 tỉnh Lào Cai. (Ảnh: baolaocai.vn



    Ngày 8/12, Bộ Y tế cho biết có thêm 14.599 ca mắc Covid-19 tại 58 tỉnh, thành phố. TP. HCM có nhiều nhất với 1.475 ca. Trong ngày có 24.737 bệnh nhân khỏi bệnh, 230 ca tử vong.

    Bộ Y tế cho hay, tính từ 16h ngày 07/12 đến 16h ngày 08/12, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 14.599 ca nhiễm mới.

    Số ca nhiễm Covid-19 hôm nay tăng 760 ca so với hôm qua

    TP. HCM (1.475),
    Tây Ninh (874),
    Sóc Trăng (781),
    Bình Phước (747),
    Bến Tre (740),
    Đồng Tháp (725),
    Cần Thơ (676),
    Bà Rịa - Vũng Tàu (539),
    Vĩnh Long (525),
    Cà Mau (511),
    Khánh Hòa (489),
    Đồng Nai (461),
    Bình Dương (455),
    Trà Vinh (443),
    Bạc Liêu (438),
    Kiên Giang (422),
    Hà Nội (396),
    Tiền Giang (307),
    An Giang (279),
    Hải Phòng (265),
    Bình Thuận (262),
    Hậu Giang (248),
    Bình Định (234),
    Thanh Hóa (219),
    Nghệ An (197),
    Lâm Đồng (181),
    Bắc Ninh (173),
    Đà Nẵng (169),
    Thừa Thiên - Huế (163),
    Gia Lai (135),
    Hà Giang (109),
    Đắk Nông (100),
    Ninh Thuận (87),
    Long An (77),
    Hưng Yên (72),
    Phú Yên (67),
    Quảng Nam (66),
    Nam Định (60),
    Quảng Ninh (56),
    Quảng Ngãi (44),
    Thái Nguyên (44),
    Hải Dương (44),
    Vĩnh Phúc (37),
    Phú Thọ (34),
    Thái Bình (33),
    Quảng Bình (29),
    Bắc Giang (25),
    Yên Bái (16),
    Quảng Trị (14),
    Tuyên Quang (14),
    Hòa Bình (10),
    Sơn La (9),
    Lào Cai (7),
    Hà Nam (5),
    Cao Bằng (3),
    Điện Biên (2),
    Lai Châu (1),
    Bắc Kạn (1).

    Có 4 ca nhập cảnh và 14.595 ca ghi nhận trong nước tại 58 tỉnh, thành phố. Có 8.322 ca trong cộng đồng.

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày hôm qua là: Hà Nội (giảm 341 ca), Cần Thơ (giảm 222 ca), Bình Dương (giảm 190 ca).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày hôm qua là: TP. HCM (tăng 510 ca), Bến Tre (299), Kiên Giang (193).



    Thêm 230 ca tử vong do Covid-19


    TP. HCM có 75 ca tử vong do Covid-19. Trong đó có 9 ca từ các tỉnh chuyển đến gồm: Bình Dương (1), An Giang (1), Tiền Giang (1), Đồng Nai (2), Long An (1), Trà Vinh (1), Vĩnh Long (1), Đắc Lắk (1).

    Tại các tỉnh, thành phố khác:

    An Giang (24),
    Đồng Nai (18),
    Bình Dương (16),
    Tiền Giang (14),
    Long An (13),
    Vĩnh Long (12 tử vong trong 02 ngày 07-08/12),
    Kiên Giang (12),
    Tây Ninh (11),
    Cần Thơ (10),
    Sóc Trăng (4),
    Lâm Đồng (3),
    Cà Mau (3),
    Trà Vinh (2),
    Khánh Hòa (2),
    Bình Phước (2),
    Bình Thuận (2),
    Bà Rịa - Vũng Tàu (2),
    Hà Nội (1),
    Hải Phòng (1),
    Hòa Bình (1),
    Nghệ An (1),
    Bến Tre (1).

    Số ca tử vong trung bình ghi nhận trong 07 ngày qua là: 204 ca.

    Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 26.930 ca, chiếm 2% tổng số ca nhiễm.

    Tổng số ca tử vong xếp thứ 32/234 vùng lãnh thổ. Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 132/224 quốc gia, vùng lãnh thổ. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 12/49 (xếp thứ 5 ASEAN). Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).

    Trong 24 giờ qua, ngành y tế đã thực hiện 114.947 xét nghiệm cho 281.180 lượt người.

    Số lượng xét nghiệm đã thực hiện từ ngày 27/4 đến nay là 27.285.221 mẫu cho 70.427.988 lượt người.

    Trong ngày 07/12 có 861.193 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 129.408.202 liều. Trong đó, tiêm 1 mũi là 73.899.767 liều, tiêm mũi 2 là 55.508.435 liều.




    Hình ảnh

    Các cán bộ công an được điều trị tại bệnh viện. (Ảnh chụp từ video/YouTube)


    TP.HCM: 4 cán bộ Công an bị phỏng khi thực hiện cưỡng chế một căn nhà



    Khi đang thi hành cưỡng chế một căn nhà trên đường Nguyễn Lâm (quận Phú Nhuận, TP. HCM), lửa bùng phát khiến 4 cán bộ công an bị phỏng, trong đó 1 người bỏng nặng.

    Ngày 8/12, Công an quận Phú Nhuận (TP. HCM) cho biết, đơn vị đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cưỡng chế nhà, giao nhà khiến nhiều cán bộ Công an bị phỏng vào sáng cùng ngày.

    Theo đó, khoảng 8h sáng 8/12, lực lượng cưỡng chế quận Phú Nhuận tiến hành cưỡng chế thi hành án tại căn nhà số 64C và 64/2 Nguyễn Lâm, phường 7 theo Quyết định của Chi Cục thi hành án dân sự quận Phú Nhuận.

    Tại thời điểm cưỡng chế, trong nhà 64C Nguyễn Lâm có 6 nhân khẩu gồm bà L.T.H.H. (52 tuổi) và 5 thành viên khác.

    Theo Công an quận Phú Nhuận, trong lúc lực lượng chức năng thông báo quyết định cưỡng chế thì bà H. không chấp hành và có lời lẽ nhục mạ lực lượng làm nhiệm vụ. Bà H. cố thủ trong nhà, rồi dùng nhớt, xăng tạt ra trước nhà...

    Sau đó, bà H. và người trong nhà dùng vật liệu gây nhiệt làm bén lửa vào lực lượng cưỡng chế khiến 4 cán bộ công an và các thành viên trong gia đình bà H. bị thương.

    Ngay sau đó, lực lượng cảnh sát nhanh chóng dập lửa và đưa tất cả những người bị thương vào bệnh viện cấp cứu.

    Đến 11h trưa cùng ngày, 3 cán bộ công an đã được xuất viện; 1 người còn lại đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Còn các thành viên trong gia đình bà H. sức khỏe cũng đã ổn định và cho xuất viện về nhà.

    Hiện Công an quận Phú Nhuận đang tiếp tục điều tra xác minh và xử lý vụ việc.




    TP.HCM dừng kế hoạch cho học sinh lớp 1 và trẻ mầm non học trực tiếp

    Chính quyền TP. HCM vừa có quyết định tạm dừng việc đi học trực tiếp đối với học sinh lớp 1 và trẻ mẫu giáo 5 tuổi so với kế hoạch trước đó vì Covid-19.

    Sáng 8/12, UBND TP. HCM đã ra quyết định chính thức về việc tạm thời chưa tổ chức cho học sinh lớp 1 và trẻ mầm non đi học trở lại. Còn lại học sinh lớp 9, lớp 12 vẫn đến trường học trực tiếp theo kế hoạch đã ban hành bắt đầu từ ngày 13/12.

    Trước đó ngày 1/12, UBND TP. HCM đã công bố kế hoạch cho học sinh đi học trở lại tại các cơ sở giáo dục sau thời gian ngừng đến trường vì dịch Covid-19.

    Theo đó, ngày đầu tiên học sinh đi học trở lại, các trường tổ chức việc khai báo y tế, hướng dẫn học sinh các nguyên tắc phòng dịch. Việc học kiến thức được bắt đầu từ ngày 14/12.

    Sau thời gian thí điểm, Sở GD-ĐT phối hợp với Sở Y tế và Ban chỉ đạo phòng chống dịch các quận, huyện TP. Thủ Đức xem xét, quyết định, mở rộng dần đối tượng học trực tiếp từ 3/1/2022.





    TP.HCM hoàn thành tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi


    TP.HCM đã cơ bản hoàn thành chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em 12-17 tuổi, tỷ lệ bao phủ khoảng 85,5%.

    Chiều 8/12, ThS.BS Lê Hồng Nga, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), cho biết đến nay, TP.HCM đã kết thúc 2 đợt tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em 12-17 tuổi.

    Trong chiến dịch vừa qua, 709.645 trẻ trong độ tuổi từ 12 đến 17 tuổi trên địa bàn thành phố đã được tiêm chủng, tăng hơn 7.481 trường hợp so với dự kiến ban đầu.

    Đến nay, tỷ lệ tiêm chủng vaccine Covid-19 mũi 1 ở nhóm tuổi này đạt 96,6%, mũi 2 đạt 85,5%. Toàn thành có 7 quận, huyện đạt tỷ lệ cả 2 mũi tiêm trên 90%, gồm quận 5, quận 8, quận 10, quận 11, quận Bình Thạnh, huyện Củ Chi và huyện Cần Giờ.


    Hình ảnh

    Học sinh THPT ở TP.HCM xếp hàng chờ tiêm vaccine Covid-19. Ảnh: Duy Hiệu.


    Trước đó, vào ngày 27/10, TP.HCM bắt đầu chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em 12-17 tuổi tại huyện Củ Chi và quận 1. Đợt một kết thúc vào ngày 4/11. Ngày 22/11, toàn thành phố bắt đầu chiến dịch đợt 2.

    Đại diện HCDC cho biết dù đợt 2 kết thúc, thành phố vẫn tiếp tục rà soát những trẻ chưa tiêm vaccine trong chiến dịch. Việc tổ chức tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 12 tuổi sau chiến dịch sẽ được diễn ra tại các phường, xã.

    Trước đó, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc điều hành HCDC, cho biết trong đợt tiêm vaccine cho trẻ em, các điểm tiêm có ghi nhận một số trường hợp phản ứng sau tiêm. Tất cả đều được xử lý kịp thời, không ai gặp phản ứng nặng.

    Sau đợt tiêm chủng vaccine cho trẻ, TP.HCM sẽ tập trung liều bổ sung và nhắc lại, dự kiến bắt đầu từ ngày 10/12.


    Ngoài TP.HCM, từ đầu tháng 11, có khoảng 39 tỉnh, thành phố triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi, gồm: Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Hưng Yên, Quảng Ninh, Lai Châu, Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Tiền Giang, Long An, Lâm Đồng, Tây Ninh, Sóc Trăng, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bình Dương, Bình Phước, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và Hậu Giang.

    Loại vaccine Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho trẻ 12-17 tuổi là Comirnaty do Pfizer/BioNTech của Mỹ sản xuất. Đây là loại vaccine được WHO khuyến cáo tiêm chủng cho trẻ em và nhiều nước sử dụng.

    Mới đây, Thủ tướng cũng yêu cầu nghiên cứu, sớm báo cáo, xin ý kiến cấp có thẩm quyền về một số nội dung liên quan tới vaccine, trong đó có khả năng, chủ trương, phương án tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên.







    Hải Phòng: Bệnh nhân đầu tiên tử vong do COVID-19

    Tối 8/12, Sở Y tế Hải Phòng thông tin, địa phương vừa ghi nhận một nam bệnh nhân (77 tuổi, trú phường Cầu Tre, quận Ngô Quyền) tử vong với chẩn đoán suy hô hấp, viêm phổi nặng. Đây là bệnh nhân tử vong đầu tiên tại Hải Phòng do COVID-19.

    Theo Sở Y tế, người bệnh này nhập khoa Bệnh Nhiệt đới – Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp cơ sở 2 ngày 7/12 với chẩn đoán ban đầu suy hô hấp, viêm phổi nặng do COVID-19.

    Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tăng huyết áp và chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19.

    Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, lực lượng y tế đã tích cực điều trị tuy nhiên, bệnh nhân đáp ứng kém, khó thở tăng dần, suy hô hấp mức độ nặng. Các bác sỹ đã đặt ống thở nội khí quản, sử dụng thuốc vận mạch, bù dịch điện giải, lọc máu, dùng kháng sinh phối hợp… nhưng vẫn diễn biến nặng.

    Đến trưa 8/12, bệnh nhân ngừng tuần hoàn sau đó tử vong.


    Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hải Phòng, riêng ngày 7/12 thành phố ghi nhận thêm 139 ca dương tính SARS-CoV-2. Trong đó, Tiên Lãng (34 ca), Thủy Nguyên (22 ca), Ngô Quyền (21 ca), Hồng Bàng (16 ca)... và một số ca bệnh ghi nhận ở 10 quận, huyện còn lại.

    Tính từ 27/4 đến nay, thành phố cảng ghi nhận tổng số 1.534 ca mắc COVID-19. Thành phố đã triển khai tiêm hơn 2,75 triệu liều vắc xin phòng COVID-19, trong đó 1,58 triệu mũi 1 và hơn 1,17 triệu mũi 2.






    Một bệnh nhân Covid-19 điều trị tại Hà Nội bỏ trốn khỏi bệnh viện


    Khoảng 3h sáng 8/12, bệnh nhân Covid-19 này đã mang theo đồ đạc cá nhân, mặc quần áo bệnh viện để bỏ trốn về quê.

    Ttối 8/12, đại diện của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương xác nhận thông tin trên.

    Theo đó, người bệnh tên T.V.T., nam giới, sinh năm 1966, trú tại xã Hiệp Cường, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.

    Bệnh nhân có tiền sử xơ gan cổ trướng, viêm gan B, uống rượu nhiều. Sau khi xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính vào ngày 5/12, người bệnh được chuyển tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương điều trị do có nguy cơ chuyển nặng.

    Đến khoảng 3h sáng 8/12, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương phát hiện bệnh nhân T. đã mang theo đồ đạc cá nhân, mặc quần áo bệnh viện bỏ trốn.

    Ngay lập tức, bệnh viện đã huy động lực lượng để tìm kiếm F0. Đồng thời, thông báo cho Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hưng Yên, Công an TP Hà nội, Công an tỉnh Hưng Yên, Công an xã Kim Chung (huyện Đông Anh) về trường hợp này để phối hợp giải quyết.

    Theo thông tin mới nhất, chiều nay, bệnh nhân đã được phát hiện ở quê nhà Hưng Yên. Được biết, sau khi trốn khỏi viện, người bệnh đi xe ôm về quê.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN: thêm 15.311 ca, cao nhất trong 86 ngày qua

    by music123 » Thứ 5 Tháng 12 09, 2021 4:38 pm

    TỐI 9/12: Thêm 14.591 ca;Cần Thơ vượt TP HCM về số ca nhiễm

    TH

    Hình ảnh

    Tiêm vaccine ngừa COVID-19. (Ảnh: Zing.vn)

    Bộ Y tế tối 9/12 công bố 15.311 ca nhiễm mới, trong đó 15.300 ca ghi nhận tại 61 tỉnh thành; 256 ca tử vong, cao nhất trong 86 ngày qua.

    Trong số các trường hợp nhiễm mới, 11 ca nhập cảnh và 15.300 ca ghi nhận trong nước (tăng 705 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố.

    Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP.HCM (1.453), Tây Ninh (895), Hà Nội (822), Sóc Trăng (789), Đồng Tháp (730), Cà Mau (720), Cần Thơ (670), Bình Phước (631), Bà Rịa - Vũng Tàu (576), Vĩnh Long (568), Tiền Giang (568), Bến Tre (517), Đồng Nai (501), Khánh Hòa (494), Bình Dương (489), Bạc Liêu (427), Bình Định (345), Đắk Lắk (317), Kiên Giang (314), An Giang (300), Trà Vinh (295), Hậu Giang (275), Bình Thuận (249), Lâm Đồng (210), Gia Lai (187), Đà Nẵng (180), Bắc Ninh (154), Thừa Thiên Huế (150), Thanh Hóa (142), Nghệ An (139), Quảng Nam (118), Quảng Bình (114), Phú Yên (106), Ninh Thuận (89), Long An (79), Hà Giang (66), Thái Bình (64), Hải Phòng (58), Đắk Nông (54), Lạng Sơn (49), Vĩnh Phúc (49), Nam Định (49), Hưng Yên (44), Ninh Bình (32), Hà Tĩnh (28), Quảng Ninh (28), Thái Nguyên (28), Hòa Bình (21), Quảng Ngãi (21), Bắc Giang (20), Kon Tum (15), Yên Bái (14), Phú Thọ (14), Tuyên Quang (9), Điện Biên (6), Lào Cai (5), Hà Nam (4), Bắc Kạn (3), Sơn La (3), Quảng Trị (2), Cao Bằng (1).


    Như vậy, so với ngày hôm qua, các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất là Bến Tre (223), Hải Phòng (207), Trà Vinh (148). Địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất là Hà Nội (426), Tiền Giang (261), Cà Mau (209).

    Tính riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.362.111 ca, trong đó 1.048.162 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.

    Hiện 2 tỉnh không ghi nhận ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.

    Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (483.376), Bình Dương (286.078), Đồng Nai (91.056), Long An (39.039), Tây Ninh (35.980).


    Tại TP HCM 76 ca, trong đó 12 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Tây Ninh 3, Long An và Phú Yên đều 2, Bình Dương, Đồng Nai, Lâm Đồng, Tiền Giang và Thanh Hóa đều một.

    Tại các tỉnh, thành phố khác: An Giang (37 ca tử vong trong hai ngày 8-9/12), Tây Ninh và Bình Dương 16, Đồng Nai 13, Tiền Giang và Kiên Giang 11, Đồng Tháp (17 ca tử vong trong hai ngày 8-9/12), Cần Thơ 10, Vĩnh Long 8, Long An 6, Bình Thuận, Bến Tre và Sóc Trăng 5, Đăk Lăk 4, Bà Rịa - Vũng Tàu và Hậu Giang 3, Bạc Liêu 2, Hà Nội, Bắc Ninh, Bình Định, Ninh Thuận, Hải Phòng, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Cà Mau mỗi nơi một.



    Hơn 1,5 triệu liều vaccine AstraZeneca về đến Việt Nam

    Ngày 9/12, hơn 1,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19 AstraZeneca trong hợp đồng đặt mua của Công ty VNVC về tới Việt Nam.
    Số vaccine này thuộc hợp đồng đặt mua trước 30 triệu liều giữa Công ty Cổ phần Vaccine Việt Nam (VNVC) và AstraZeneca. Đây là lô vaccine cuối cùng hoàn thành tổng 30 triệu liều trong giai đoạn đầu của hợp tác cung ứng vaccine giữa hai công ty trên.

    Để chuẩn bị cho giai đoạn 2, ngày 2/11, VNVC ký hợp đồng mua thêm hơn 25 triệu liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca. Như vậy, tổng số vaccine mà VNVC đặt mua thành công của AstraZeneca lên hơn 55 triệu liều và là đơn vị đầu tiên của Việt Nam đặt mua vaccine thành công, nhập về Việt Nam sớm với số lượng nhiều nhất.



    AstraZeneca là vaccine phòng COVID-19 đầu tiên được cấp phép và sử dụng trong chương trình tiêm chủng phòng COVID-19 của Việt Nam.

    Theo Bộ Y tế, từ tháng 3 - 12/2021, Việt Nam tiếp nhận trên 156 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Bộ đã phân bổ 99 đợt vaccine với tổng số 142,2 triệu liều, còn khoảng hơn 14 triệu liều mới tiếp nhận, đang tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng vaccine.

    Tính đến chiều 9/12, cả nước hoàn thành tiêm 130 triệu liều vaccine phòng COVID-19 các loại. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vaccine là 96,3% và tỷ lệ tiêm đủ 2 liều là 76% dân số từ 18 tuổi trở lên.





    Quảng Nam thêm 118 F0, 32 ca làm chung xưởng sản xuất


    Trong số 118 ca mới mắc COVID-19 ở Quảng Nam có 32 ca làm việc tại xưởng F, Công ty giày Rieker, khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc.

    Tối 9/12, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Nam cho biết từ 16h ngày 8/12 đến 16h ngày 9/12, toàn tỉnh ghi nhận 118 ca mắc COVID-19, trong đó có 83 ca cộng đồng (Điện Bàn 39 ca, Duy Xuyên 16 ca, Núi Thành 13 ca, Hội An 6 ca, Tam Kỳ 5 ca, Thăng Bình 2 ca, Đại Lộc 1 ca, Quế Sơn 1 ca) và 35 ca đã được giám sát, cách ly từ trước.

    Hình ảnh

    Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc lại bùng dịch COVID-19.

    Trong số 118 ca mới mắc COVID-19 có 32 ca bệnh là công nhân làm việc tại xưởng F, Công ty giày Rieker (đóng ở khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn).

    Đại diện Trung tâm Y tế thị xã Điện Bàn cho biết, ngoài 32 ca được Bộ Y tế công bố vào chiều tối nay, trong ngày 9/12, ngành Y tế địa phương tổ chức xét nghiệm cho hơn 2.000 công nhân của xưởng F, Công ty giày Rieker.

    "Kết quả test nhanh cho thấy, xưởng này còn có 20 ca nhiễm nCoV. Chúng tôi đang chờ kết quả xét nghiệm PCR từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Quảng Nam. Nếu số ca COVID-19 tại xưởng này còn tăng, ngành Y tế địa phương sẽ tiến hành xét nghiệm cho toàn bộ hơn 10.000 công nhân của Công ty giày Rieker", vị này thông tin thêm.





    F0 thiếu thuốc molnupiravir


    TP HCMBốn người gia đình anh Minh, 48 tuổi, ở TP Thủ Đức, phát hiện dương tính Covid-19, triệu chứng đau họng, ho, khó thở, không nhận được thuốc kháng virus molnupiravir.

    Gia đình anh Minh (tên đã được thay đổi) xét nghiệm dương tính ngày 16/11, được nhân viên trạm y tế phát gói thuốc A (gồm thuốc hạ sốt và vitamin), không có gói C là thuốc kháng virus molnupiravir dù thuộc nhóm có triệu chứng. Anh Minh nhờ người mua giúp thuốc trị ho và đau họng để uống giảm triệu chứng.

    Khoảng 3-4 ngày sau, anh nhận được gói thuốc B bao gồm thuốc kháng viêm có chứa corticoid và thuốc chống đông. "Tuy nhiên gói thuốc B chỉ sử dụng một lần khi có dấu hiệu nặng và trước khi đến bệnh viện, nên gia đình chưa dùng tới", anh Minh cho biết.

    Bốn người, kể cả con trai 17 tuổi, đều đã tiêm đủ hai mũi vaccine Covid-19, bệnh diễn tiến nhẹ. Sau 14 ngày theo dõi tại nhà, hiện cả gia đình đã được trạm y tế phường xét nghiệm nhanh, kết quả âm tính mặc dù vẫn còn ho và thi thoảng hụt hơi.

    Gia đình anh Minh là một trong số nhiều hộ F0 tại chung cư nơi anh sống chưa được tiếp cận thuốc molnupiravir. Đại diện trạm y tế phường tại đây cho biết: "Hiện gói thuốc C đã hết lâu rồi nhưng chưa được thành phố cấp, chỉ có gói thuốc hỗ trợ giảm triệu chứng chứ không phải thuốc kháng virus".
    Molnupiravir được Bộ Y tế đưa vào thí điểm điều trị F0 tại TP HCM từ ngày 16/8. Mục tiêu là các trường hợp mắc Covid-19 thể nhẹ, thể không triệu chứng được tiếp cận thuốc an toàn, hiệu quả, nhanh chóng, chủ động, từ đó góp phần giảm chuyển nặng, giảm tử vong, giảm tải điều trị và đặc biệt là giảm lây nhiễm ngoài cộng đồng. Thuốc đang được thử nghiệm lâm sàng, Bộ Y tế cấp phát miễn phí và có kiểm soát đặc biệt cho F0 điều trị tại nhà. Đây là thuốc không được bán trên thị trường.

    Theo hướng dẫn mới nhất về gói chăm sóc sức khỏe cho F0 cách ly tại nhà, Sở Y tế TP HCM yêu cầu trong vòng 24 giờ sau khi nhận được danh sách F0, y tế cơ sở phải tiếp cận đánh giá các điều kiện cách ly tại nhà. Nếu đủ điều kiện cách ly tại nhà thì phát tờ hướng dẫn cách ly, cấp ngay gói thuốc A cho F0 không có triệu chứng và cấp ngay gói A-C nếu F0 có triệu chứng nhẹ.

    Tuy nhiên hiện thuốc thiếu, số lượng được phân bổ có hạn, nên nhiều F0 không được phát hoặc tiếp cận trễ, bất cập trong điều trị. Gia đình chị Nguyễn Thị Phương Lan, 28 tuổi, ở phường Tăng Nhơn Phú B, Thủ Đức, gồm 4 người lớn, 4 trẻ nhỏ, phát hiện mắc Covid-19 từ ngày 14/11, triệu chứng đau họng, khó thở, nghẹt mũi. Sau khi báo y tế phường, chị được nhận gói thuốc A, nhân viên y tế không đề cập đến gói B hay C. Chị đặt mua online thêm thuốc điều trị các triệu chứng và vitamin với hóa đơn 300.000 đồng.

    Vài ngày sau chị tìm hiểu biết có gói thuốc C, người nhà đến trạm y tế để khiếu nại. Sau gần một tuần, chị mới được nhận gói thuốc C. "Lúc nhận được gói thuốc C thì gia đình tôi may mắn đã vượt qua được các triệu chứng Covid-19 và sắp kết thúc quá trình điều trị. Hiện tại cả nhà vẫn còn nhiều triệu chứng nhưng dùng thuốc kháng virus giờ đâu còn hiệu quả. Thật sự rất bất cập", chị Lan nói.

    Thảo Nhi, 21 tuổi, ở quận Bình Thạnh, tự test nhanh phát hiện dương tính Covid-19 ngày 3/12, sau khi đồng nghiệp của cô trở thành F0. Nhi gọi điện tới trạm y tế phường, được cho biết trạm đang hết thuốc điều trị Covid-19, chỉ còn túi thuốc A, đề nghị cô nhờ người đến trạm lấy thuốc và bảng "cách ly y tế".

    Theo đại diện trạm y tế phường này, khi thuốc molnupiravir mới được thử nghiệm, việc tư vấn cho F0 sử dụng gặp nhiều khó khăn vì họ lo lắng về hiệu quả thuốc. Sau một vài tháng, nhiều người biết đến thuốc hơn, tỷ lệ trở nặng và tử vong ở nhóm người sử dụng thuốc giảm xuống 50%, đồng thời người bệnh âm tính chỉ sau 5-6 ngày, thì nhu cầu sử dụng thuốc tăng cao hơn.

    Người này cũng cho biết thời gian đầu molnupiravir được phân về trạm y tế nhiều nên trạm phát cho tất cả F0 có triệu chứng và không triệu chứng. Sau đó hết thuốc, việc cấp phát molnupiravir bị gián đoạn. Nguyên nhân là trạm y tế không chủ động được nguồn thuốc khi phải chờ phân bổ từ Bộ Y tế xuống Sở Y tế, tiếp đến là Trung tâm y tế quận, rồi mới về tới trạm. Hiện tại, trạm y tế có số lượng túi thuốc C giới hạn, nên ưu tiên cho trường hợp nguy cơ cao như người cao tuổi, có bệnh nền, hoặc người chưa tiêm vaccine phòng Covid-19.

    Đại diện một trạm y tế ở quận 7 cho biết hiện trạm vẫn được cấp thuốc molnupiravir tuy nhiên số lượng không đủ để phát cho F0. "Khoảng 1-2 tuần trạm nhận được chừng15 gói thuốc molnupiravir, tuy nhiên trong thời gian này sẽ thêm khoảng 100 F0, tính trung bình 20 F0 có một người được nhận thuốc, do đó thuốc được ưu tiên cho người có nguy cơ trở nặng cao. Hiện trạm đã hết thuốc và đang chờ nhận tiếp", người quản lý trạm chia sẻ.

    Hình ảnh

    Gói thuốc A một F0 tại TP Thủ Đức nhận được sáng 8/12. Ảnh. Nhân vật cung cấp

    Ngày 8/12, ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP HCM trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND thành phố khóa X nhìn nhận tình trạng thiếu thuốc molnupiravir, và thành phố đang tìm cách bổ sung thuốc cho nhu cầu F0.

    Chiều 7/12, TP HCM được bổ sung thêm 25.000 liều molupiravir từ Bộ Y tế. Số thuốc này đã được phân phối tới các trạm y tế địa phương. Tuy nhiên ông Thượng cũng cho rằng số thuốc này không đủ cho số F0 đang mắc Covid-19 hiện nay. Do đó, ông Thượng đề nghị ưu tiên thuốc molnupiravir cho các F0 thuộc nhóm nguy cơ cao trước.

    TP HCM cũng quyết định mua thêm 300.000 gói thuốc để điều trị F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ đủ điều kiện cách ly tại nhà. Ông Thượng nói rằng động thái này nhằm kịp thời cấp phát thuốc cho người dân, tránh tình trạng F0 không tiếp cận được thuốc và sẵn sàng ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch ở thành phố. Trong 300.000 gói thuốc này gồm có 200.000 gói thuốc A, 50.000 gói thuốc B và 50.000 gói thuốc trẻ em.

    Ngoài ra, gần đây thị trường có thêm loại thuốc kháng virus mới là paxlovid do Pfizer sản xuất, "hiệu quả rất tốt". Hai công ty nắm hai bản quyền thuốc này là MSD và Pfizer đã đồng ý nhượng bản quyền thuốc cho Việt Nam. Thuốc có thể được Bộ Y tế cấp phép trong thời gian tới. "Dự kiến trong thời gian ngắn tới đây, lượng thuốc điều trị Covid-19 sẽ phong phú hơn, không còn tình trạng khan hiếm như trong thời gian qua", ông Thượng nói.

    Giám đốc Sở Y tế cho biết thêm Bộ Y tế đã tham mưu cho Chính phủ, khi thuốc kháng virus sản xuất đại trà rồi thì sẽ cho phép bán tại các nhà thuốc. Như vậy, người dân vừa có thể nhận thuốc từ chương trình điều trị F0 tại nhà, vừa có thể tự ra hiệu thuốc mua về như thuốc cảm cúm bình thường.

    Hiện TP HCM quản lý và chăm sóc hơn 85.000 F0. Trong đó, 66.500 F0 đang điều trị tại nhà, gần 5.300 điều trị tại cơ sở phường, xã, thị trấn (tầng một), chiếm 84%; tại tầng 2, số F0 đang điều trị là gần 11.700, chiếm 13%; tầng 3 (bệnh viện hồi sức cho các trường hợp nặng) điều trị 1.800 ca, chiếm 2%, trong đó, có hơn 400 trường hợp thở máy xâm lấn. Số ca nhiễm tại thành phố tăng dần trong 3 tuần vừa qua.

    Thuốc molnupiravir được Bộ Y tế cấp phát miễn phí theo chương trình điểu trị có kiểm soát với F0 tại nhà. Tuy nhiên hiện trên các nền tảng trực tuyến như mạng xã hội, trang web riêng... xuất hiện nhiều thông tin quảng cáo rao bán thuốc kháng virus không rõ nguồn gốc, là hành vi vi phạm pháp luật.

    Hình ảnh

    Thuốc kháng virus molnupiravir một F0 nhận được khi đi cách ly tập trung. Ảnh: Nhân vật cung cấp
    Hình ảnh
Đăng trả lời 344 bài viết

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 115 khách