Đăng trả lời 344 bài viết
VN:Thêm 88.378 ca, Quảng Ninh và Bình Định bổ sung 23.262 F0
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 8.162 ca ; 84 ca tử vong tại 18 tỉnh, thành

    by music123 » Thứ 5 Tháng 11 11, 2021 6:56 pm

    TỐI 11/11: Thêm 8.162 ca mắc Covid-19 ngày 11/11; 84 ca tử vong tại 18 tỉnh, thành

    TỔNG HỢP

    Hình ảnh

    Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam đã có tổng số 1.000.897 ca nhiễm Covid-19. (Ảnh: NHAC NGUYEN/AFP qua Getty Images)

    Ngày 11/11, Bộ Y tế cho biết có thêm 8.162 ca mắc Covid-19 tại 56 địa phương, TP. HCM vẫn có nhiều nhất với gần 1.200 ca. Trong ngày có 1.894 bệnh nhân khỏi bệnh và 84 ca tử vong.

    Bộ Y tế cho hay, tính từ 16h ngày 10/11 đến 16h ngày 11/11, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 8.162 ca nhiễm mới.



    Trong đó có 17 ca nhập cảnh và 8.145 ca ghi nhận trong nước (tăng 227 ca so với ngày trước đó) tại 56 tỉnh, thành phố (có 3.951 ca trong cộng đồng).

    TP. HCM (1.185),
    Đồng Nai (930),
    Tây Ninh (656),
    Bình Dương (615),
    An Giang (595),
    Tiền Giang (417),
    Kiên Giang (399),
    Đồng Tháp (352),
    Bạc Liêu (291),
    Bình Thuận (237),
    Bà Rịa - Vũng Tàu (185),
    Cà Mau (181),
    Đắk Lắk (162),
    Vĩnh Long (159),
    Hà Nội (154),
    Long An (130),
    Khánh Hòa (128),
    Trà Vinh (121),
    Bình Phước (108),
    Hà Giang (97),

    ....

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày hôm qua là: TP. HCM (giảm 229 ca), Cần Thơ (giảm 84 ca), Bình Thuận (giảm 50 ca).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày hôm qua là: Tây Ninh (tăng 221 ca), An Giang (145), Đồng Nai (82).

    Số ca nhiễm mới trung bình trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua là: 7.821 ca/ngày


    Thêm 84 ca tử vong tại 18 tỉnh, thành:


    TP. HCM (38 ca),
    Bình Dương (6),
    Đồng Nai (6),
    Long An (6),
    An Giang (5),
    Tiền Giang (3),
    Tây Ninh (3),
    Kiên Giang (3),
    Bạc Liêu (3),
    Bình Thuận (2),
    Cần Thơ (2),
    Nghệ An (1),
    Bình Định (1),
    Đắk Lắk (1),
    Đồng Tháp (1),
    Vĩnh Long (1),
    Sóc Trăng (1),
    Bến Tre (1).

    Số ca tử vong trung bình ghi nhận trong 07 ngày qua là: 72 ca.

    Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 22.849 ca, chiếm 2,4% tổng số ca nhiễm.




    TP.HCM: 12 trường hợp tử vong dù đã tiêm vaccine


    Trong số 38 trường hợp tử vong do Covid-19 ngày 10/11 tại TP. HCM, có 10 trường hợp đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, 2 trường hợp đã tiêm 1 mũi.

    Chiều 11/11, TP. HCM tổ chức họp báo thông tin về tình hình dịch bệnh Covid-19.



    Tại buổi họp báo, Phó giám đốc Sở Y tế TP. HCM Nguyễn Văn Vĩnh Châu đã chia sẻ một số thông tin về những trường hợp tử vong và bệnh nặng do Covid-19.

    Bác sĩ Châu cho biết, trong ngày 10/11, TP. HCM có 38 trường hợp tử vong do Covid-19, trong đó, 34 ca có bệnh nền, 4 ca không có bệnh nền. Nhóm từ 18-50 tuổi có 2 trường hợp, nhóm từ 51-65 tuổi có 15 trường hợp (chiếm 39,5%), nhóm trên 65 tuổi có 21 trường hợp (chiếm 55%.)

    Bác sĩ Châu cho hay, số ca tử vong do Covid-19 vẫn tập trung ở nhóm có bệnh nền và người lớn tuổi, may mắn không có trường hợp tử vong ở trẻ em.

    Về tiền sử tiêm vaccine, Bác sĩ Châu cho biết, trong số 38 ca tử vong, có 10 trường hợp đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, 2 trường hợp đã tiêm 1 mũi vaccine. 10 trường hợp tiêm 2 mũi vaccine đều trên 50 tuổi, có bệnh nền.

    Có 20/38 trường hợp tử vong chưa tiêm vaccine. Trong số này, có 12 trường hợp trên 65 tuổi và có bệnh nền. Một số trường hợp là người già, nằm liệt tại chỗ nhiều năm nay, bị lây nhiễm và tử vong.

    Bác sĩ Châu cho biết thêm, sau khi số ca Covid-19 giảm xuống vào cuối tháng 9, đến nay, số trường hợp bệnh nhân phải thở oxy dao động khoảng 1.800 trường hợp; số ca thở máy xâm lấn khoảng 230-250 trường hợp.

    Số ca tử vong thấp nhất khoảng 21 ca vào ngày 30/10, sau đó dao động từ 21-43 ca mỗi ngày.

    Theo Bác sĩ Châu, bên cạnh những trường hợp bệnh nhân tại TP. HCM tử vong thì có một số bệnh nhân tại các tỉnh khác do bệnh quá nặng được chuyển về TP. HCM điều trị nhưng không qua khỏi.

    Hiện nay, khi số ca mắc mới trong cộng đồng gia tăng, Sở Y tế TP. HCM cho biết, đây là kết quả tất yếu khi nới lỏng giãn cách xã hội. HCDC sẽ gửi các đội đặc nhiệm xuống địa phương để phát hiện chuỗi lây nhiễm, ngăn chặn dịch lây lan ra cộng đồng.

    Ở một số nơi, các bác sĩ quân y đã rút đi, do đó có xảy ra tình trạng quá tải cục bộ về việc theo dõi, chăm sóc F0. Sở Y tế đã cử các trạm y tế lưu động do bác sĩ của các bệnh viện quận, huyện, thành phố xuống hỗ trợ y tế địa phương, theo dõi, cấp thuốc và chuyển viện F0 trong trường hợp cần thiết.





    Phó chủ tịch TP.HCM: Người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19 vẫn mắc bệnh và tử vong


    Theo khảo sát gần đây của ngành y tế TP. HCM, với các F0 nhập viện điều trị tại tầng 2, có 14% chưa tiêm vaccine, 86% còn lại đã tiêm 1 hoặc 2 mũi vaccine Covid-19.

    Tại buổi tiếp xúc cử tri Q.3 sáng ngày 11/11, Phó chủ tịch UBND TP. HCM Dương Anh Đức cho biết, tình hình dịch Covid-19 diễn biến khó lường. Thống kê trong 3 ngày qua, tình hình ca tử vong do Covid-19 có những dấu hiệu đáng lo ngại.



    Ông Dương Anh Đức cho cho biết, tại TP. HCM những ngày qua bắt đầu xuất hiện số trường hợp người dân đã tiêm 2 mũi vaccine COVID-19 nhưng vẫn mắc bệnh và tử vong.

    "Bắt đầu xuất hiện số trường hợp người dân đã tiêm 2 mũi nhưng vẫn tử vong. 100% trong số này là người trên 65 tuổi và có bệnh nền. Có số trường hợp ở nhà tự chăm sóc đến khi quá nặng mới chuyển viện. Nhưng cũng có trường hợp nhập viện sớm, nhưng cũng ra đi", ông Đức nói.

    Phó chủ tịch UBND thành phố đề nghị người dân tuân thủ 5K, nhắc nhở người thân, người xung quanh có ý thức giữ gìn sức khỏe cho chính bản thân và cộng đồng.

    Theo báo cáo Bộ Y tế Việt Nam, tính từ ngày 7/11 đến nay, số ca mắc Covid-19 tại TP. HCM đã tăng trên 1.000 ca/ngày. Riêng ngày 10/11 có đến 1.414 ca, cao nhất tính từ ngày 12/10, nâng tổng số ca trong đợt dịch thứ 4 lên 442.630 ca mắc.

    Cùng với ca nhiễm mới, số ca tử vong vì Covid-19 tại TP. HCM cũng có xu hướng tăng. Dữ liệu từ cổng thông tin Covid-19 TP. HCM tối 10/11 cho thấy, số ca tử vong thấp nhất là vào ngày 31/10 với 21 ca; những ngày sau đó tăng lên trên 30 ca và đến ngày 10/11 là 43 ca. Tổng số ca tử vong tính đến 18h ngày 10/11 tại TP. HCM là 17.019 ca.

    Chuyên gia giải thích lý do nhiều người tiêm đủ 2 mũi vaccine vẫn mắc Covid-19

    Vaccine phòng Covid-19 và kháng thể vaccine là vấn đề nhiều người dân quan tâm. Gần đây, nhiều người dân lo ngại, băn khoăn về vấn đề đã tiêm đủ các mũi vaccine phòng Covid-19 nhưng vẫn lây nhiễm.

    Theo nguồn tin từ Vietnamnet đưa, gần đây, tại TP. HCM, theo khảo sát của ngành y tế, với các F0 nhập viện điều trị tại tầng 2, có 14% chưa tiêm vaccine, 86% còn lại đã tiêm 1 hoặc 2 mũi vaccine Covid-19.

    Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Trần Đắc Phu, Chuyên gia cố vấn tại Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, có những vaccine hiệu lực cao như vaccine sởi - tiêm một mũi có thể được miễn dịch suốt đời. Hiện, chúng ta đã “thanh toán” được bệnh đậu mùa, bại liệt hoặc nhiều bệnh truyền nhiễm trẻ em nhờ vaccine. Sản xuất một loại vaccine phải mất 4, 5 năm, có vaccine sản xuất mất đến 10 năm. Thậm chí, có những bệnh truyền nhiễm hiện nay chưa có vaccine như HIV AIDS, sốt rét.

    “Về Covid-19, chưa đến 2 năm, chúng ta đã có vaccine để tiêm cho người dân trên toàn thế giới. Vaccine này có những hiệu quả trong việc phòng bệnh nhưng tùy loại vaccine, hiệu quả khác nhau. Có vaccine, nhà sản xuất báo cáo khoảng trên 90% hiệu quả, có vaccine khoảng 60-70%”, ông Phu nói thêm.

    Trong quá trình triển khai vừa qua cũng như trong nghiên cứu vaccine phòng chống Covid-19, ông Phu thông tin, vaccine này giảm được sự lây lan, truyền bệnh của SARS-CoV-2 nhưng không triệt để 100%.



    Ông Phu cho hay, những người tiêm rồi vẫn có thể bị nhiễm SARS-CoV-2 nhưng quan trọng nhất là họ không bị trở nặng, không triệu chứng và không gây quá tải cho hệ thống y tế... Vì vậy dù đã tiêm chủng đầy đủ, chúng ta vẫn phải thực hiện khuyến cáo 5K để phòng bệnh không chỉ bản thân mà người xung quanh, cộng đồng.





    Bắc Giang thí điểm cách ly F1 tại nhà; yêu cầu người dân ai ở yên nhà đó, không tụ tập

    Hình ảnh

    Chốt kiểm soát dịch COVID-19 tại thôn Giếng Chảnh, xã Đồng Kỳ, huyện Yên Thế. (Ảnh: yenthe.bacgiang.gov.vn)




    Tính đến ngày 10/11, Bắc Giang đã có 461 ca dương tính mới. Nhằm giảm tải cho các khu cách ly tập trung, Bắc Giang đã thí điểm cách ly tại nhà đối với các trường hợp tiếp xúc gần là trẻ em, người già, trường hợp nguy cơ không cao…

    Theo thông tin từ Sở Y tế Bắc Giang cho biết, trong ngày 10/11, tỉnh này phát sinh thêm 36 ca mắc mới COVID-19. Cụ thể:



    Chùm ca bệnh mới phát sinh liên quan đến 1 doanh nghiệp trong khu công nghiệp: 14 ca, trong đó 1 ca là F1 đã được cách ly tập trung, 13 ca phát hiện qua xét nghiệm tầm soát.

    Chùm ca bệnh liên quan điểm dịch trong khu công nghiệp khởi phát ngày 28/10: 5 ca đều đã được cách ly tập trung trước đó.

    Chùm ca bệnh liên quan đến quán cafe Phố, huyện Lạng Giang: 1 trường hợp đã được cách ly tập trung trước đó.
    Chùm ca bệnh liên quan tại huyện Yên Thế: 11 ca, trong đó, có 7 ca đã được cách ly trước đó, 4 ca phát hiện qua khám sàng lọc và trong vùng phong tỏa.

    Chùm ca bệnh liên quan tại huyện Tân Yên: 1 ca đã được cách ly trước đó.

    Người đi từ vùng có dịch về: 4 ca, trong đó 1 ca đã được cách ly trước đó tại huyện Lục Nam, 3 ca cách ly tại huyện Yên Dũng.

    Tính từ ngày 26/10/2021 đến nay, toàn tỉnh Bắc Giang ghi nhận 461 ca mắc. Hiện còn 66 ca nhiễm đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, 372 ca điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số II, ...

    Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, số lượng F1 tăng cao, các khu cách ly tập trung có nguy cơ quá tải nên tỉnh Bắc Giang thí điểm thực hiện cách ly các trường hợp F1 tại nhà 14 ngày nhằm giảm tải cho các cơ sở cách ly tập trung và giảm nguy cơ lây nhiễm chéo...

    Theo Sở Y tế tỉnh Bắc Giang, ngành y tế thực hiện lấy mẫu xét nghiệm PCR 3 lần cho người cách ly tại nhà vào ngày thứ nhất, thứ 7 và thứ 14.

    Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bắc Giang yêu cầu các huyện, thành phố chỉ đạo tăng cường trách nhiệm của tổ dân phố, tổ COVID cộng đồng trong việc giám sát, quản lý đối tượng. Nhân viên y tế phải nắm rõ tình hình, diễn biến sức khỏe, hỗ trợ F1 yên tâm ở nhà.

    Ngoài ra, yêu cầu người cách ly phải tuyệt đối tuân thủ quy định, tự theo dõi sức khỏe và bảo vệ người xung quanh trước nguy cơ lây nhiễm.

    Yêu cầu người dân ai ở yên nhà đó, không tụ tập xem bóng đá

    Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ra văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, cơ quan, yêu cầu cán bộ, người dân không tụ tập xem bóng đá để phòng chống dịch Covid-19.

    Cụ thể, vào 19h ngày 11/11 và 16/11, tại sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội), đội tuyển bóng đá Việt Nam sẽ thi đấu lượt trận thứ 5, vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á với đội tuyển bóng đá Nhật Bản và Ả rập Xê Út. Đây là những trận bóng đá hấp dẫn, sẽ được rất nhiều người hâm mộ theo dõi, cổ vũ.

    Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch, nhà nào ở yên nhà đó, tuyệt đối không tụ tập đông người tổ chức xem bóng đá, ăn uống.

    Người đứng đầu bệnh viện dã chiến, cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19, khu cách ly tập trung, các chốt trực cần tăng cường quản lý chặt chẽ, không để lực lượng làm nhiệm vụ, bệnh nhân đang điều trị Covid-19, những người đang thực hiện biện pháp cách ly tập trung, người dân khu vực phong tỏa, giãn cách xã hội tụ tập xem bóng đá, vi phạm quy định về cấm tập trung đông người.






    Muốn người lao động trở lại thì phải mở cửa trường học

    Tienphong – Sáng 11/11, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã giải trình về làn sóng người lao động rời TP.HCM và các tỉnh phía Nam về các địa phương – vốn là vấn đề “nóng” được nhiều đại biểu nêu ra khi chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung.

    Phó Thủ tướng cho rằng, đối với người lao động có hợp đồng chính quy, được doanh nghiệp trả một phần lương nên tỷ lệ quay lại tương đối tốt.

    Với những lao động, công nhân làm việc ở xí nghiệp nhỏ, công trường, lao động thời vụ, số này khi dịch đến thì người thuê lao động không có cam kết dài hạn nên không biết khi nào quay lại.

    “Tôi đã đi tất cả khu vực dịch lớn, có rất nhiều người nhà vào trông con, trông cháu cho người lao động đi làm. Số này không phải lao động chính thức nhưng cũng phải giải quyết.”, Phó Thủ tướng lưu ý.



    Để người lao động yên tâm quay lại làm việc, Phó Thủ tướng cho rằng phải có kế hoạch rất cụ thể, chi tiết nhằm kiểm soát tốt dịch bệnh, không để người lao động vừa quay lại làm thì phải tạm nghỉ do dịch bùng phát.

    Đặc biệt là phải mở lại trường học, nhất là mẫu giáo và tiểu học. “Đây không chỉ là vấn đề giáo dục mà chính là giải quyết cho người lao động đi làm vì đa phần họ có con nhỏ”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 8.982 ca; 81 ca tử vong tại 18 tỉnh, thành

    by music123 » Thứ 6 Tháng 11 12, 2021 1:41 pm

    TỐI 12/11: Thêm 8.982 ca ; 81 ca tử vong tại 18 tỉnh, thành

    TH

    Hình ảnh

    Việt Nam đã có tổng số 1.009.879 bệnh nhân mắc COVID-19. (Ảnh minh hoạ: Linh Pham/Getty Images)


    Ngày 12/11, Bộ Y tế cho biết có thêm 8.982 ca mắc COVID-19 tại 56 tỉnh, thành; TP. HCM vẫn có nhiều nhất với gần 1.400 ca. Trong ngày có hơn 10.200 bệnh nhân khỏi bệnh, 81 ca tử vong.

    Bộ Y tế cho hay, tính từ 16h ngày 11/11 đến 16h ngày 12/11, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 8.982 ca nhiễm mới.



    Trong đó có 6 ca nhập cảnh và 8.976 ca ghi nhận trong nước (tăng 831 ca so với ngày trước đó) tại 56 tỉnh, thành phố (có 4.180 ca trong cộng đồng).

    TP. HCM (1.388),
    Đồng Nai (813),
    An Giang (661),
    Bình Dương (654),
    Tiền Giang (634),
    Tây Ninh (517),
    Kiên Giang (403),
    Đồng Tháp (383),
    Sóc Trăng (298),
    Bình Thuận (287),
    Vĩnh Long (284),
    Cà Mau (258),
    Bạc Liêu (252),
    Cần Thơ (178),
    Bà Rịa - Vũng Tàu (177),
    Hà Nội (176),
    Khánh Hòa (170),
    Long An (110),
    Hậu Giang (101),
    Bình Phước (99),
    .....


    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày hôm qua là: Đắk Lắk (giảm 162 ca), Tây Ninh (giảm 139 ca), Đồng Nai (giảm 117 ca).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày hôm qua là: Tiền Giang (tăng 217 ca), TP. HCM (203), Vĩnh Long (125).

    Số ca nhiễm mới trung bình trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua là: 8.033 ca/ngày.


    Thêm 81 ca tử vong tại 18 tỉnh, thành:
    TP. HCM (42 ca),
    Bình Dương (5),
    Tiền Giang (5),
    Long An (4),
    Kiên Giang (4),
    Bạc Liêu(4),
    Đắk Lắk (3),
    Tây Ninh (3),
    An Giang (2),
    Hà Giang (1),
    Trà Vinh (1),
    Thanh Hóa (1),
    Nghệ An (1),
    Đồng Nai (1),
    Bà Rịa - Vũng Tàu (1),
    Đồng Tháp (1),
    Cần Thơ (1),
    Cà Mau (1).

    Số ca tử vong trung bình ghi nhận trong 07 ngày qua là: 74 ca.

    Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 22.930 ca, chiếm 2,3% tổng số ca nhiễm.

    So với thế giới, tổng số ca tử vong của Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong của Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

    Trong 24 giờ qua, ngành y tế đã thực hiện 147.171 xét nghiệm cho 292.234 lượt người.





    12/11: Hà Nội ghi nhận 165 ca mắc mới COVID-19 tại 17 quận, huyện

    Hình ảnh

    Ngành Y tế huyện Gia Lâm thực hiện xét nghiệm cho toàn bộ hộ kinh doanh tại xã Ninh Hiệp ngày 2/11. (Ảnh: hanoimoi.com.vn)


    Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong ngày 12/11, thành phố ghi nhận 165 ca dương tính mới tại 17 quận, huyện; trong đó có 27 ca tại cộng đồng, 109 ca tại khu cách ly và 29 ca tại khu phong tỏa.

    165 ca mắc mới này phân bố tại 17 quận, huyện: Ba Đình (39), Nam Từ Liêm (19), Bắc Từ Liêm (19), Hà Đông (19), Mê Linh (13), Gia Lâm (12), Cầu Giấy (8), Đống Đa (7), Thanh Trì (6), Long Biên (5), Thanh Xuân (3), Hoàng Mai (3), Hoài Đức (3), Chương Mỹ (2), Hai Bà Trưng (2), Ba Vì (1), Thanh Oai (1), Hoàn Kiếm (1), Quốc Oai (1), Tây Hồ (1)



    165 ca thuộc các chùm ca bệnh, ổ dịch: Chùm liên quan ổ dịch Bạch Trữ, Tiến Thắng - Mê Linh (27); Chùm liên quan ổ dịch Trần Duy Hưng - Cầu Giấy (14); Chùm liên quan ổ dịch Phú Đô, Nam Từ Liêm (11); Chùm liên quan ổ dịch chợ Ninh Hiệp, Gia Lâm (10); Chùm liên quan ổ dịch Kho hàng Shoppe KCN Đài Tư - Long Biên (5); Chùm liên quan ổ dịch Nam Dư, Lĩnh Nam - Hoàng Mai (2); Chùm liên quan ổ dịch Thủ Lệ, Ngọc Khánh - Ba Đình (1); Chùm liên quan ổ dịch Sài Sơn, Quốc Oai (1); Chùm liên quan ổ dịch OD Phú vinh, Hoài Đức (1);

    Ngoài ra, có 15 phát hiện qua sàng lọc ho, sốt; 64 ca thuộc chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho sốt; 8 ca thuộc chùm liên quan các tỉnh có dịch - thứ phát và 6 ca thuộc chùm liên quan các tỉnh có dịch.

    27 ca cộng đồng phân theo theo chùm ca bệnh: Chùm liên quan sàng lọc ho sốt (15); Chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho sốt (8); Liên quan các tỉnh có dịch (2); Ổ dịch Trần Duy Hưng (1), Liên quan các tỉnh có dịch (thứ phát 1)

    Các ca mắc cộng đồng này thuộc 14 quận/huyện: Đống Đa (5); Ba Đình, Hà Đông (3); Long Biên, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Gia Lâm, Hoài Đức (2); Thanh Xuân, Ba Vì, Thanh Trì, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Hoàn Kiếm (1).

    Như vậy, cộng dồn số ca mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay) là 5.778 ca; trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 2.202 ca, số mắc thuộc diện đã được cách ly là 3.758 ca.

    Theo thống kê từ Sở Y tế Hà Nội, hiện tại ổ dịch ở chợ Ninh Hiệp đến nay đã ghi nhận 207 ca dương tính; ổ dịch tại thôn Bạch Trữ đã có 228 ca; ổ dịch tại huyện Quốc Oai có 163 ca; ổ dịch tại kho hàng Shopee - Khu công nghiệp Đài Tư có 88 ca, ...





    Chủ tịch Phan Văn Mãi: Nếu dịch diễn biến xấu, TP.HCM sẽ siết chặt hoạt động

    Hình ảnh

    Chủ tịch Phan Văn Mãi trao đổi với báo chí bên lề một kỳ họp Quốc hội. (Ảnh: ttbc-hcm.gov.vn)


    Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi cho biết, khi dịch Covid-19 giảm, vùng xanh được mở rộng, các hoạt động sẽ được mở nhiều hơn; còn khi dịch diễn biến xấu thì bắt buộc hạn chế các hoạt động lại.

    Sáng 12/11, trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp Quốc hội, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. HCM cho biết, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố có xu hướng phức tạp lại. Điều này thể hiện qua việc, số ca F0 gia tăng những ngày gần đây.



    Theo ông Mãi, việc F0 gia tăng nằm trong dự kiến của thành phố vì khi mở cửa, việc giao thương, tiếp xúc, đi lại nhiều hơn. TP. HCM và các quận, huyện, phường, xã luôn theo dõi sát, thấy chỗ nào bất thường thì có phương án xử lý. Chủ tịch UBND thành phố lấy ví dụ, khi huyện Hóc Môn, Nhà Bè nhận diện nguy cơ, các biện pháp truy vết nhanh, xử lý kịp thời đã được đưa ra.

    "Công tác phòng, chống dịch Covid-19 của TP. HCM vẫn diễn ra hằng ngày, ngành y đã có hướng dẫn cụ thể trong vấn đề xử lý khi xuất hiện F0. Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 vẫn theo dõi sát tình hình tại thành phố và đưa ra chỉ đạo", Chủ tịch Phan Văn Mãi cho biết.

    Chủ tịch thành phố nhấn mạnh, thành phố luôn phải chủ động trong phòng, chống dịch, không lơ là và coi đây là việc thường xuyên.

    Hiện tại, thành phố chia công tác phòng, chống dịch thành 2 nhóm là trước khi có F0 và sau khi phát hiện F0. Trong đó, trước khi xuất hiện F0, từng người dân, gia đình, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa, hình thành các thói quen tích cực mới.

    Khi xuất hiện các F0, ngành y tế cùng các đơn vị phải xử lý kịp thời để hạn chế sự lây nhiễm. Khi bị nhiễm, bệnh nhân cần được tiếp xúc với thuốc điều trị kịp thời nhằm ngăn chặn ca chuyển nặng, tử vong.

    Chủ tịch UBND TP. HCM nhấn mạnh thành phố đang thực hiện các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt. Do vậy, độ mở của các hoạt động kinh tế, xã hội sẽ tùy thuộc vào tình trạng của dịch bệnh. "Nếu dịch Covid-19 giảm, vùng xanh được mở rộng, các hoạt động sẽ được mở nhiều hơn. Còn khi dịch xấu đi thì bắt buộc các hoạt động cần hạn chế lại", ông Mãi nói.

    Hiện nhiều địa bàn có nguy cơ dịch bệnh ở cấp độ 3 - nguy cơ cao, có nơi ở cấp độ 2 - nguy cơ trung bình, có nơi ở cấp độ 1 - nguy cơ thấp, còn chung toàn thành phố đang ở cấp độ 2. “Số ca nhiễm hằng ngày đang tăng, nếu tới mức phải siết lại thì thành phố sẽ siết chặt”, ông Mãi thông tin, đồng thời cho biết việc đánh giá cấp độ dịch được thực hiện hằng tuần.





    Thêm 15 tuyến xe buýt tại TP. HCM hoạt động trở lại


    Trung tâm quản lý giao thông công cộng vừa tổ chức hoạt động thêm 15 tuyến xe buýt trợ giá từ ngày 12/11, nâng tổng số tuyến hoạt động trở lại lên 55 tuyến.

    Cụ thể, 15 tuyến hoạt động trở lại gồm: số 7 (Bến xe Buýt Chợ Lớn – Gò Vấp); số 30 (Chợ Tân Hương – Đại Học Quốc Tế); số 38 (Khu Dân Cư Tân Quy – Bến Thành – Đầm Sen); số 39 (Bến Thành – Võ Văn Kiệt – Bến xe Miền Tây); số 43 (Bến xe Miền Đông – Phà Cát Lái); số 55 (Công Viên Phần Mềm Quang Trung – Khu Công Nghệ Cao); số 62 (Bến xe Buýt Quận 8 – Thới An); số 64 (Bến xe Miền Đông – Đầm Sen); số 71 (Bến xe An Sương – Phật Cô Đơn); số 91 (Bến xe Miền Tây – Chợ nông sản Thủ Đức); số 93 (Bến Thành – Đại học Nông Lâm); số 103 (Bến xe Buýt Chợ Lớn – Bến xe Ngã 4 Ga); số 126 (Bến xe Củ Chi – Bình Mỹ); số 139 (Bến xe Miền Tây – Khu tái định cư Phú Mỹ) và số 148 (Bến xe Miền Tây – Gò Vấp).

    Như vậy đến nay, TP. HCM đã có 55 tuyến xe buýt trợ giá được khôi phục hoạt động. Dự kiến đến 15/11, toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá sẽ được hoạt động trở lại để phục vụ người dân.



    Các tuyến buýt không trợ giá liên tỉnh, việc mở lại sẽ được phối hợp các địa phương để triển khai.

    TP. HCM hiện có 126 tuyến xe buýt, gồm 90 tuyến trợ giá và 36 tuyến không trợ giá. Trước đó, từ ngày 20/6, toàn bộ xe buýt ở TP. HCM phải tạm dừng hoạt động để phòng chống dịch.






    TP.HCM: Yêu cầu cấp phát túi thuốc đến F0 trong 24 giờ kể từ khi tiếp nhận

    Hình ảnh

    Thuốc Molnupiravir được sử dụng trong chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát các trường hợp mắc Covid-19 tại nhà và cộng đồng. (Ảnh: sokhcn.binhduong.gov.vn)


    Tất cả các trường hợp F0 đang cách ly tại nhà và cơ sở cách ly tại TP. HCM phải được cấp phát túi thuốc điều trị Covid-19 trong vòng 24 giờ kể từ khi tiếp nhận. Túi thuốc điều trị Covid-19 tại nhà phải đúng thành phần theo hướng dẫn của Sở Y tế TP. HCM; tuân thủ chỉ định và cấp phát thuốc Molnupiravir theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

    Ngày 11/11, Sở Y tế TP. HCM cho biết, Sở vừa có văn bản gửi Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tại các quận huyện và TP. Thủ Đức; Giám đốc Trung tâm Y tế quận, huyện, TP. Thủ Đức về việc chăm sóc, quản lý F0 cách ly tại nhà.



    Theo Sở Y tế TP. HCM, việc chăm sóc và cung cấp thuốc điều trị cho người F0 theo phác đồ đã góp phần làm giảm tỷ lệ nhập viện, giảm tỷ lệ chuyển nặng và giảm tỷ lệ tử vong.

    Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, Sở Y tế TP. HCM nhận được những phản ánh của người dân qua đường dây nóng về việc trường hợp đã được xác định là F0, trường hợp tự xét nghiệm và có kết quả dương tính nhưng không liên hệ được trạm y tế phường, xã, thị trấn để được tư vấn, cấp phát túi thuốc điều trị Covid-19.

    Trước thực trạng này, Sở Y tế TP. HCM yêu cầu Giám đốc Trung tâm Y tế và Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các quận, huyện và TP. Thủ Đức tăng cường phổ biến, kiểm tra, giám sát hoạt động chăm sóc và quản lý F0 cách ly tại nhà do trạm y tế phường, xã, thị trấn và các trạm y tế lưu động thực hiện.

    Tất cả các trường hợp F0 đang cách ly tại nhà và cơ sở cách ly tại thành phố phải được cấp phát túi thuốc điều trị Covid-19 trong vòng 24 giờ kể từ khi tiếp nhận. Túi thuốc điều trị Covid-19 tại nhà phải đúng thành phần theo hướng dẫn của Sở Y tế TP. HCM; tuân thủ chỉ định và cấp phát thuốc Mulnopiravir theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

    Tất cả các trạm y tế phường, xã, thị trấn và trạm y tế lưu động phải phân công trực đường dây nóng 24/7 để giải đáp các thắc mắc của người dân về phòng dịch Covid-19, đặc biệt là tư vấn, khám chữa bệnh tại nhà cho F0; tiếp nhận danh sách F0 do các nơi chuyển đến hoặc người dân tự khai báo sau khi tự thực hiện xét nghiệm và có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

    Sở Y tế TP. HCM cũng quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị trong trường hợp người dân không liên hệ được số điện thoại đường dây nóng để được hỗ trợ tư vấn, khám chữa bệnh tại nhà cho F0; người dân không được cấp phát túi thuốc điều trị Covid-19 tại nhà cho các F0 hoặc được cấp phát túi thuốc nhưng không đúng thành phần theo hướng dẫn của Sở Y tế.

    Việc ngành y tế TP. HCM chậm trễ phát thuốc điều trị Covid-19 cho F0 điều trị tại nhà đã được ghi nhận trong những tháng qua.

    Hồi tháng 9, Phó Giám đốc Sở Y tế TP. HCM Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết, trong đợt xét nghiệm trên diện rộng, số ca F0 trong thành phố tăng cao dẫn đến việc cập nhật danh sách các trường hợp F0 cũng như việc cấp phát các túi thuốc A (các vitamin), B (kháng viêm, kháng đông) và C (Molnupiravir) gặp nhiều khó khăn.

    Cùng với đó, túi thuốc C có bao gồm loại thuốc kháng virus đang trong giai đoạn sử dụng dưới sự kiểm soát của Bộ Y tế, do đó cần có sự tham vấn của nhân viên y tế khi cấp phát. Do vậy, khi số lượng F0 tăng lên đã khiến cho nhân viên y tế tại các cơ sở không kịp đáp ứng.

    Những ngày qua, nhiều trạm y tế tại TP. HCM ghi nhận tình trạng thiếu nhân lực khi các trạm y tế lưu động rút bớt trong khi số lượng F0 mới đang tăng lên, khiến nhân viên y tế phải đảm nhận nhiều công việc, không thể đến tận nhà xét nghiệm kịp thời và cấp phát túi thuốc cho các F0.



    Thuốc điều trị Covid-19 Molnupiravir bị rao bán trên thị trường

    Trong khi việc cấp phát thuốc điều trị Molnupiraivir cho F0 cách ly tại nhà bị chậm trễ, Sở Y tế TP. HCM cũng phát hiện một số thông tin quảng cáo kinh doanh loại thuốc này trên mạng xã hội. Sở Y tế đã phối hợp với cơ quan công an, cảnh sát kinh tế để điều tra, làm rõ.

    Tại quận Bình Tân, cơ quan chức năng đã khám xét, kiểm tra nơi làm việc, kho dược của Trung tâm Y tế quận và ghi nhận thiếu 60 hộp thuốc Molnupiravir.

    Theo kết quả điều tra, một dược sĩ tại quận đã cấp cho khu cách ly 20 hộp thuốc. Dược sĩ này đã được đưa về trụ sở công an để tiếp tục làm rõ việc thiếu 40 hộp thuốc còn lại.

    Ông Huỳnh Quang Tiến – Phó trưởng phòng Tham mưu Công an TP. HCM cho biết, về việc quản lý thuốc Molnupiravir trong chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát F0 tại nhà và cộng đồng, cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ hành vi tham ô tài sản. Vụ việc có liên quan đến cán bộ quản lý dược tại Trung tâm Y tế quận Bình Tân, Trung tâm Y tế quận Tân Phú và một số cá nhân liên quan.





    Hàng viện trợ ‘mắc kẹt’ ở cảng

    Hàng hóa do tổ chức, cá nhân ở nước ngoài viện trợ TP.HCM phòng, chống dịch trị giá hàng tỷ đồng không được thông quan do vướng mắc thủ tục.

    Đầu tháng 8, một kiều bào sống ở Australia liên hệ Ủy ban MTTQ TP.HCM tặng 6 máy thở xâm nhập đã qua sử dụng. Máy còn mới 80%, đang trong thời hạn bảo hành, do Mỹ sản xuất với tổng trị giá gần 1,7 tỷ đồng.

    Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP.HCM Tô Thị Bích Châu cho hay, lúc đó đợt dịch thứ tư ở thành phố vào hồi cao điểm. Hàng chục nghìn bệnh nhân đang điều trị, hàng nghìn ca bệnh nặng phải thở máy. Với kinh phí hiện có, người tặng có thể mua 3 máy mới nhưng vì quá sốt ruột nên chuyển sang tặng 6 máy đã sử dụng với hy vọng giúp nhiều người hơn.

    Tuy nhiên, theo quy định các máy thở đã sử dụng là hàng hóa cấm nhập khẩu. Bộ Y tế chỉ cấp giấy phép nhập trang thiết bị y tế tương tự với mục đích nghiên cứu, đào tạo, không thực hành trên người. Thành phố đã có văn bản gửi Chính phủ xem xét nhưng Bộ Y tế tham mưu không đồng ý.

    “Đến nay 6 máy thở này vẫn ‘đắp chiếu’ ở cảng. Người tặng rất buồn vì sự giúp đỡ của họ đã không đến được người dân lúc cần”, bà Châu nói.

    Sự việc tương tự khi một tổ chức Hàn Quốc tặng thành phố 20 xe cứu thương sản xuất từ năm 2015. Song quy định hiện hành chỉ cho phép nhập xe sản xuất từ năm 2019 nên phía mặt trận phải từ chối tiếp nhận dù thời điểm tháng 7-8 các cơ sở y tế ở thành phố thiếu xe cứu thương.

    Không chỉ gặp khó khăn về thiết bị y tế đã qua sử dụng, hàng hóa do các tổ chức, cá nhân viện trợ cho thành phố như thuốc men, thực phẩm chức năng cũng gặp trở ngại về thủ tục. Hiện, mặt trận TP HCM bị “kẹt” ở cảng Cát Lái 22.000 hộp sữa cho trẻ em do kiều bào sống ở Australia và 4.000 lọ vitamin D do kiều bào ở Mỹ gửi tặng.

    Theo bà Tô Thị Bích Châu, dịch còn dài, thời gian tới còn có nhiều tổ chức, cá nhân gửi hàng viện trợ cho người dân thành phố. Vừa qua, Mặt trận TP HCM có rất nhiều văn bản đề nghị chính quyền thành phố gửi Chính phủ, các bộ ngành tháo gỡ nhưng mọi việc vẫn không thông. “Không thể một lô sữa gửi về lại đi gửi công văn cho mấy nơi”, bà Châu nói.

    Lãnh đạo Mặt trận TP.HCM đề nghị Chính phủ nên có văn bản hướng dẫn cụ thể với từng nhóm hàng và yêu cầu các cơ quan chuyên môn liên quan cùng tham gia giải quyết. Điều này nhằm tránh tình trạng khi mặt trận gửi công văn hỏi ý kiến một số cơ quan né tránh với lý do “việc này không phải của tôi”.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 8.497 ca ;TP.HCM vẫn nhiều ca nhất

    by music123 » Thứ 7 Tháng 11 13, 2021 2:33 pm

    TỐI 13/11: Thêm 8.497 ca mắc Covid-19; 3.940 ca cộng đồng

    TỔNG HỢP

    Hình ảnh

    Một người dân tiêm vaccine AstraZeneca tại Hà Nội, ngày 10/9/2021. (Ảnh: NHAC NGUYEN/AFP qua Getty Images)

    Ngày 13/11, Bộ Y tế cho biết có thêm 8.497 ca mắc Covid-19 tại 57 tỉnh, thành; TP. HCM vẫn có nhiều nhất với 1.240 ca. Trong ngày có 1.834 ca khỏi bệnh, 88 ca tử vong.

    Bộ Y tế cho hay, tính từ 16h ngày 12/11 đến 16h ngày 13/11, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 8.497 ca nhiễm mới.



    Trong đó có 16 ca nhập cảnh và 8.481 ca ghi nhận trong nước (giảm 495 ca so với ngày trước đó) tại 57 tỉnh, thành phố (có 3.940 ca trong cộng đồng).

    TP. HCM (1.240),
    Đồng Nai (743),
    Bình Dương (631),
    Tây Ninh (593),
    An Giang (547),
    Đồng Tháp (459),
    Tiền Giang (356),
    Sóc Trăng (296),
    Vĩnh Long (292),
    Cà Mau (271),
    Bình Thuận (265),
    Bà Rịa - Vũng Tàu (224),
    Khánh Hòa (209),
    Bình Phước (198),
    Bạc Liêu (188),
    Kiên Giang (181),
    Hà Nội (152),
    Bình Định (126),
    Đắk Lắk (126),
    Trà Vinh (120),
    Nghệ An (100),
    Bến Tre (99),
    Cần Thơ (81),
    Thái Bình (79),
    Long An (79),
    Thừa Thiên - Huế (75)
    .....

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày hôm qua là: Tiền Giang (giảm 278 ca), Kiên Giang (giảm 222 ca), TP. HCM (giảm 148 ca).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày hôm qua là: Đắk Lắk (tăng 126 ca), Bình Phước (99 ca), Đồng Tháp (76).

    Số ca nhiễm mới trung bình trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua là: 8.176 ca/ngày.



    Thêm 88 ca tử vong tại 13 tỉnh, thành:

    TP. HCM (38 ca),
    Bình Dương (8 ),
    Tây Ninh (8 ),
    An Giang (6),
    Tiền Giang (5),
    Bình Thuận (5),
    Cần Thơ (4),
    Bạc Lieu (4),
    Đồng Nai (3),
    Long An (2),
    Đồng Tháp (2),
    Sóc Trăng (2),
    Vĩnh Long (1).

    Số ca tử vong trung bình ghi nhận trong 07 ngày qua là: 78 ca.

    Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 23.018 ca, chiếm 2,3% tổng số ca nhiễm.





    13/11: Hà Nội thêm 146 ca mắc tại 20 quận huyện, trong đó có 27 ca cộng đồng

    Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong ngày 13/11, thành phố phát hiện thêm 146 ca dương tính SARS-CoV-2 tại 20 quận, huyện; trong đó có 27 ca cộng đồng, 76 ca tại khu cách ly, 43 ca tại khu phong tỏa.

    146 ca mắc mới phân bố tại 20/30 quận, huyện: Nam Từ Liêm (36), Ba Đình (18), Gia Lâm (15), Hà Đông (15), Thanh Xuân (8), Long Biên (8), Hoàng Mai (8), Bắc Từ Liêm (7), Cầu Giấy (6), Đống Đa (5), Mê Linh (5), Hoài Đức (4), Đông Anh (3), Quốc Oai (2), Thạch Thất (1), Chương Mỹ (1), Thanh Trì (1), Hai Bà Trưng (1), Hoàn Kiếm (1), Tây Hồ (1).





    F0 mới gia tăng, TP.HCM kích hoạt lại mạng lưới 'Thầy thuốc đồng hành'


    Trước tình hình số ca mắc mới Covid-19 có xu hướng tăng trong thời gian gần đây, Sở Y tế TP. HCM đã kích hoạt lại mạng lưới "Thầy thuốc đồng hành" nhằm tăng cường tư vấn và hỗ trợ F0.

    Ngày 12/11, ngành y tế TP. HCM đã kích hoạt lại mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành” hỗ trợ F0 trước tình hình số ca mắc mới liên tục gia tăng.



    Mạng lưới "Thầy Thuốc đồng hành" được điều phối bởi Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Tổ Thông tin Đáp ứng nhanh phòng chống, dịch Covid-19 (thường trực là Bộ Khoa học - Công nghệ), lấy dữ liệu F0 trực tiếp từ CDC các tỉnh và các Hotline trên toàn quốc.

    Trong đợt bùng phát dịch Covid-19 vừa qua, mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành” đã có hơn 7.000 bác sĩ trên khắp cả nước tham gia tư vấn từ xa cho hàng nghìn trường hợp F0 gặp khó khăn.

    Mạng lưới tập trung vào những bệnh nhân mắc Covid-19 cần hỗ trợ khẩn cấp, những trường hợp xác định chưa kịp đưa đến cơ sở y tế điều trị (do mới phát hiện hoặc do cơ sở quá tải); trường hợp xác định có chỉ định theo dõi điều trị tại nhà sau điều trị...

    Đây là những trường hợp bệnh nhân dễ bị tổn thương do chưa biết tình trạng của mình ở mức độ nào, khi nào thì mình cần được đưa đi bệnh viện điều trị; chưa biết phải gọi cho chuyên gia y tế nào và ở đâu để hỏi ý kiến khi đang tự cách ly tại nhà; chưa liên hệ được cơ cở y tế khi bệnh trở nặng hơn và dễ mang tâm lý hoang mang dẫn đến hoảng loạn.

    Sau khi kích hoạt trở lại, các thầy thuốc tình nguyện sẽ tiếp tục tư vấn và sàng lọc những trường hợp F0 có dấu hiệu nặng, kịp thời hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc và kết nối với các tổ phản ứng nhanh, các trạm cấp cứu vệ tinh để cấp cứu và điều trị.

    Mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành” cũng sẽ thông tin cho Sở Y tế những cơ sở y tế chưa phối hợp tốt trong việc tư vấn, tiếp nhận điều trị cho người bệnh để kịp thời điều chỉnh.

    Bệnh nhân F0 hoặc người thân khi cần tư vấn và hỗ trợ của mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành”, hãy gọi tổng đài “1022”, bấm phím “4”.

    Theo TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu - Phó giám đốc Sở Y tế TP. HCM, sau thời gian số ca bệnh liên tiếp giảm vào cuối tháng 9, hiện nay, số ca mắc mới Covid-19 đang gia tăng trở lại. Mỗi ngày toàn thành phố đang ghi nhận hơn 1.000 ca mắc mới, số ca tử vong có thời điểm giảm sâu chỉ còn 21 trường hợp trong ngày thì nay đã tăng lên trên dưới 40 ca.

    Theo Sở Y tế TP. HCM, xu hướng dịch Covid-19 gia tăng là kết quả tất yếu khi thành phố nới lỏng giãn cách xã hội. Sở Y tế đang phối hợp với các quận, huyện theo dõi, hỗ trợ đội đặc nhiệm kịp thời test nhanh, cách ly, ngăn chặn dịch lây lan, theo dõi trường hợp mắc bệnh, trở nặng, hạn chế tử vong.

    Hiện nay, một số trạm y tế lưu động, lực lượng quân y đã rút đi trong khi số ca mắc mới tăng trở lại dẫn đến tình trạng quá tải cục bộ ở một số nơi. Bên cạnh việc kích hoạt trở lại mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành”, Sở Y tế TP. HCM đã điều phối các cơ sở y tế xuống địa phương hỗ trợ phát túi thuốc, theo dõi các trường hợp nhập viện.




    TP.HCM sẽ tổ chức lễ tưởng niệm người mất do COVID-19 vào 19h ngày 19/11

    UBND TP. HCM vừa ban hành kế hoạch tổ chức Lễ tưởng niệm cho các nạn nhân tử vong bởi dịch COVID-19. Theo kế hoạch, buổi lễ sẽ diễn ra vào 19h ngày 19/11 và được truyền hình trực tiếp.

    Cụ thể, phần nghi lễ chính sẽ được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Quận 1) với 1.000 đại biểu tham dự, trong đó có đại diện của các cơ quan bộ ngành Trung ương, lãnh đạo TP. HCM và một số tỉnh thành vùng trọng điểm phía Nam cùng với đại diện thân nhân các gia đình có người tử vong bởi dịch COVID-19.



    Đồng thời, ban tổ chức sẽ bố trí các điểm cầu tại TP. Thủ Đức và các quận huyện do địa phương tự lựa chọn, bố trí. Mỗi điểm cầu dự kiến có 100 đại biểu tham dự.

    Buổi lễ tưởng niệm nhằm thể hiện nỗi buồn sâu sắc, sự sẻ chia trước những mất mát, đau thương của hàng vạn gia đình đã mất đi người thân, đồng thời tiếp tục khích lệ tinh thần đối với các lực lượng đã và đang tham gia phòng, chống dịch COVID-19.

    Vào lúc 19h30 ngày 19/11, nghi thức thả đèn hoa đăng sẽ được thực hiện tại tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và kênh Tàu Hũ - Bến Nghé.

    Theo số liệu thống kê của Sở Y tế TP. HCM, trong đợt dịch thứ tư (từ 27/4 đến), TP. HCM có hơn 17.000 người tử vong bởi COVID-19.






    Thêm hàng loạt F0 liên quan đến các nữ nhân viên karaoke mắc COVID-19

    Trước đó, ngày 11/11, nhận được thông tin ca dương tính COVID-19 có đến hát tại quán karaoke An Hồng (thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân), Trạm Y tế thị trấn Xuân An đã tiến hành lấy mẫu test nhanh đối với các nhân viên của quán thì phát hiện 4 trường hợp dương tính COVID-19.

    Sau khi phát hiện các ca bệnh trên, ngành chức năng huyện Nghi Xuân đã trích xuất camera tại quán thì từ ngày 3/11 đến ngày 11/11, có 110 đoàn khách đến hát. Tính trung bình mỗi đoàn khoảng 5 khách, thì số F1 cũng đã lên tới gần 600 người. Đến nay chúng tôi mới truy vết được 394 trường hợp”, ông Lê Viết Hùng, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cho Dân Trí biết sáng 13/11.



    Đến sáng 13/11, có 7 nhân viên quán karaoke nói trên dương tính COVID-19, trong đó 5 người được phát hiện ở Hà Tĩnh, 2 người còn lại ở thành phố Vinh (Nghệ An).

    Ngoài ra, đến nay đã ghi nhận 5 người đến hát tại quán karaoke này dương tính COVID-19, trong đó 3 người đã được công bố. Như vậy, đến nay đã có ít nhất 12 ca nhiễm liên quan đến ổ dịch này.





    Số lượng F0 tiếp tục tăng, nhiều địa phương nâng cấp độ dịch

    Một số tỉnh, thành phố đã chủ động nâng cấp dịch để ứng phó với diễn biến phức tạp của Covid-19.

    Sau giai đoạn dịch Covid-19 có chiều hướng giảm dần vào giữa tháng 10. Đến nay, số ca F0 trên toàn quốc bắt đầu tăng trở lại. Tốc độ tiêm vaccine trong giai đoạn này cũng tăng vượt bậc. Tuy nhiên, độ phủ vaccine vẫn còn chênh lệch khá lớn giữa các địa phương.

    Dịch phức tạp trở lại ở nhiều địa phương

    Trong vòng 5 ngày qua, Hà Nội ghi nhận 779 ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó số ca F0 tại cộng đồng qua sàng lọc ho sốt và các ổ dịch mới chiếm tỷ lệ không nhỏ. Đây cũng là giai đoạn Hà Nội có số ca mắc cao nhất kể từ đợt bùng phát dịch lần 4 (ngày 27/4) đến nay.

    Trên Bản đồ thông tin dịch tễ, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội đã cập nhật cấp độ dịch tại các quận, huyện trên địa bàn, vùng đỏ (nguy cơ rất cao) ở Hà Nội được xác định là địa phương có hơn 20 ca dương tính lây nhiễm trong cộng đồng được công bố trong vòng 14 ngày so với hiện tại, bao gồm huyện Gia Lâm, Mê Linh, Quốc Oai, Hà Đông, Ba Đình. Vùng đỏ "đậm đặc" nhất được ký hiệu trên bản đồ thuộc quận Hoàng Mai.


    Tính từ ngày 29/4 đến nay, thành phố ghi nhận 5.777 ca dương tính, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 2.202 ca, chiếm khoảng 38% tổng số ca nhiễm.

    Số lượng F0 ở TP.HCM đang có xu hướng tăng dần. Toàn thành phố hiện còn duy nhất vùng cam thuộc địa bàn huyện Cần Giờ do sự gia tăng ca bệnh từ lượng công nhân tại khu nhà trọ.

    TP.HCM cũng chuẩn bị sẵn các kịch bản, kể cả cho tình huống xấu nhất. Trong tình huống ca nhiễm tăng vượt ngưỡng điều trị, thành phố có thể cân nhắc quay trở lại các biện pháp giãn cách như trước đây.



    Dù vậy, TP.HCM hiện là địa phương đạt tỷ lệ phủ vaccine cao nhất cả nước với 99,76% người trên 18 tuổi tiêm mũi 1, 81,02% đạt mũi 2; 95,59% người trên 50 tuổi cũng được tiêm vaccine.

    Trong ngày 12/11, Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận thêm 117 ca mắc mới. Ngành y tế đã kích hoạt 4 bệnh viện dã chiến 4 bệnh viện để sẵn sàng điều trị bệnh nhân.

    Trong khi đó, số ca nhiễm ở Tây Ninh tiếp tục tăng mạnh (517 ca bệnh trong ngày 12/11, đứng thứ 6 trong 56 địa phương có dịch), hầu hết F0 được phát hiện nhờ xét nghiệm sàng lọc.

    Trước tình hình này, Tây Ninh là một trong số ít địa phương chọn giải pháp thành lập trạm y tế lưu động, điều trị F0 không triệu chứng tại nhà.

    Nhiều vùng đỏ tại Tây Nam bộ

    Số lượng ca Covid-19 được ghi nhận nhiều nhất ở An Giang, Tiền Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp.

    An Giang đã được nâng lên cấp độ 3 - nguy cơ cao trên toàn tỉnh - tương ứng với màu cam. Trong đó, 3 huyện, thành phố có cấp độ 4 - nguy cơ rất cao, tương ứng với màu đỏ gồm TP Châu Đốc, Tịnh Biên, Tri Tôn và 24 xã khác.


    An Giang cũng đạt tốc độ tiêm chủng khá cao. Hiện tỷ lệ người trên 18 tuổi tiêm một mũi vaccine tại tỉnh này là 95,73%. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm 2 mũi mới chỉ đạt 48,51%.

    Hôm qua, UBND tỉnh đã phát đi thông báo tiếp tục tăng cường biện pháp mạnh mẽ để kiểm soát sự lây lan và thích ứng an toàn với Covid-19. Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý trong đợt bùng phát ở An Giang nhiều ngày qua là số ca F0 tại cộng đồng ở mức khá cao.

    Tiền Giang tiếp tục ghi nhận các ca mắc mới tại các chùm lây nhiễm đang diễn tiến, khu vực đã phong tỏa. Sở Y tế tỉnh nhận định dịch trên địa bàn có chiều hướng diễn biến phức tạp, xuất hiện ổ dịch lớn với nhiều ca mắc. Hiện TP Mỹ Tho được đánh giá có cấp độ dịch nguy cơ cao (cấp độ 3).

    Bình quân mỗi ngày, tỉnh Kiên Giang phát sinh thêm 200-400 ca bệnh mới. Dù toàn tỉnh hiện vẫn ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình), song có đến 4 huyện ở mức cấp độ 3 (Hòn Đất, TP Rạch Giá, Châu Thành) và một khu vực cấp độ 4 (phường Vĩnh Lạc, TP Rạch Giá).



    Lãnh đạo tỉnh nhìn nhận định thời gian tới, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh tiếp tục còn rất phức tạp. Kiên Giang đã thiết lập 2 vùng cách ly y tế trên địa bàn huyện U Minh Thượng tối thiểu 14 ngày để xử lý triệt để ổ dịch.

    Đồng Tháp cũng ghi nhận số lượng F0 tăng mạnh. Tuy nhiên việc cách ly, điều trị F0 tại nhà trên địa bàn tỉnh vẫn chưa thông qua. Toàn tỉnh thuộc cấp độ 2 và có một huyện đang ở thuộc cấp 3 (huyện Châu Thành).

    Tính đến ngày 12/11, tỉnh đã tiêm được 1.770.923 liều, tiêm mũi 1 là 1.076.760 liều, đạt 79,33% dân số tỉnh; tiêm mũi 2: 694.163 liều, đạt 51,14% dân số tỉnh.





    47% dân số tiêm đủ 2 liều vaccine

    Trong bối cảnh dịch Covid-19 càng càng lan rộng, các địa phương cũng ráo riết đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng bệnh.

    Trong ngày 11/11, Việt Nam có thêm 1.000.048 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vacicne đã được tiêm là 96.557.452 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 63.682.168 liều, tiêm mũi 2 là 32.875.284 liều.


    Dữ liệu tiêm theo ngày được công bố trên Cổng thông tin tiêm chủng, có thời điểm Việt Nam vượt mốc 2 triệu mũi vaccine/ngày. Từ đầu tháng 11, số lượng mũi vaccine được tiêm trong 24 ngày luôn đạt mốc trên 1 triệu mũi/ngày.

    10 địa phương có tỷ lệ tiêm cao nhất (dựa trên số mũi tiêm/số vaccine được phân bổ): Cà Mau, Hải Dương, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Kon Tum, Sơn La, Quảng Ninh và Khánh Hòa.

    10 địa phương có tỷ lệ tiêm thấp nhất (dựa trên số mũi tiêm/số vaccine được phân bổ): Cần Thơ, Bắc Kạn, Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Bình, Vĩnh Long, Bình Dương, Hưng Yên, Quảng Nam, Trà Vinh.

    Trong phiên trả lời trực tiếp chất vấn của đại biểu Quốc hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết đến ngày 11/11, Việt Nam nhập khẩu được 135 triệu liều vaccine, tiêm được 96 triệu liều. Dự kiến trong tháng 11 và tháng 12 năm nay, chúng ta tiếp tục nhập khẩu khoảng 85,1 triệu liều vaccine, trong đó có vaccine cho trẻ em.

    Thủ tướng nêu yêu cầu phấn đấu đến hết năm 2021, tỷ lệ tiêm 2 mũi ở Việt Nam đạt tỷ lệ bao phủ 100% cho các đối tượng cần thiết theo quy định.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 8.176 ca ;64 ca tử vong

    by music123 » Chủ nhật Tháng 11 14, 2021 3:28 pm

    TỐI 14/11: Thêm 8.176 ca mắc mới COVID-19 tại 52 tỉnh, thành

    TH

    Hình ảnh

    Một chốt phong tỏa kiểm soát dịch COVID-19 tại huyện Quốc Oai. (Ảnh: hanoimoi.com.vn)


    Theo bản tin thông báo dịch Covid-19 của Bộ Y tế Việt Nam cho biết, trong ngày 14/11, cả nước ghi nhận 8.176 ca mắc mới; trong đó có 3.705 ca cộng đồng. Trong ngày có 5.257 ca khỏi, 64 trường hợp tử vong.


    Thông tin các ca mắc mới


    Trong số 8.176 ca nhiễm mới, có 13 ca nhập cảnh và 8.163 ca ghi nhận trong nước tại 52 tỉnh, thành phố. Trong đó, có 3.705 ca mắc cộng đồng.



    Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh cụ thể như sau: TP. HCM (985), An Giang (695), Đồng Nai (674), Bình Dương (623), Đồng Tháp (382), Bình Thuận (369), Tây Ninh (332), Sóc Trăng (299), Vĩnh Long (288), Tiền Giang (274), Kiên Giang (274), Bạc Liêu (273), Cà Mau (243), Đắk Lắk (228), Khánh Hòa (209), Bà Rịa - Vũng Tàu (204), Bình Phước (184), Cần Thơ (146), Thái Bình (134), Trà Vinh (134), Bến Tre (98), Long An (95), Thừa Thiên Huế (93), Hà Nội (88), Hậu Giang (69), Hà Giang (56), Đắk Nông (52), Thanh Hóa (47), Phú Thọ (46), Nghệ An (44), Quảng Nam (43), Bắc Giang (41), Quảng Ngãi (39), Ninh Thuận (37), Quảng Ninh (37), Nam Định (36), Gia Lai (36), Quảng Trị (35), Bắc Ninh (32), Bình Định (30), Quảng Bình (29), Tuyên Quang (27), Hà Nam (21), Điện Biên (20), Đà Nẵng (18), Phú Yên (16), Lạng Sơn (9), Ninh Bình (9), Thái Nguyên (4), Cao Bằng (3), Yên Bái (2), Hà Tĩnh (1).

    Các tỉnh thành ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là: Tây Ninh (giảm 261 ca), TP. HCM (giảm 255 ca), Bình Định (giảm 96 ca). Các tỉnh ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là: An Giang (tăng 148 ca), Bình Thuận (tăng 104 ca), Đắk Lắk (tăng 102 ca)...

    Số bệnh nhân tử vong

    Trong 24h qua, cả nước ghi nhận 64 ca tử vong tại TP. HCM (22), Kiên Giang (8 ), An Giang (6), Bình Dương (5), Tiền Giang (5), Tây Ninh (4), Bình Thuận (2), Cần Thơ (2), Bạc Liêu (2), Ninh Thuận (2), Hà Nội (1), Hà Giang (1), Đắk Lắk (1), Đồng Nai (1), Đồng Tháo (1), Vĩnh Long (1).

    Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 23.082 ca, chiếm tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca nhiễm. So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 8.248 ca/ngày.






    Hà Nội ghi nhận 119 ca F0 ngày 14/11, thêm ổ dịch mới với 22 ca cộng đồng

    Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, ngày 14/11, thành phố ghi nhận 119 ca nhiễm COVID-19 mới; trong đó có 42 ca cộng đồng, 71 ca tại khu cách ly, và 6 ca tại khu phong tỏa. Có 101 ca đã tiêm ngừa vaccine Covid-19

    Trong số 119 ca mắc mới này, có 101 ca đã tiêm chủng vaccine Covid-19; trong đó có 76 ca đã tiêm đủ 2 mũi, 16 ca tiêm 1 mũi và 18 ca chưa đến tuổi tiêm chủng.



    119 ca mới phân bố tại 16/30 quận, huyện: Quốc Oai (22), Nam Từ Liêm (16), Hà Đông (16), Ba Đình (14), Long Biên (10), Gia Lâm (8), Đống Đa (7), Bắc Từ Liêm (5), Mê Linh (5), Cầu Giấy (4), Hai Bà Trưng (3), Thanh Trì (3), Thanh Xuân (3), Hoàn Kiếm (1), Hoàng Mai (1), Tây Hồ (1.)

    Phân bố 119 theo các chùm ca bệnh, ổ dịch: Chùm ca bệnh liên quan ổ dịch Đồng Quang, Quốc Oai (22); Chùm liên quan ổ dịch Phú Đô, Nam Từ Liêm (21); Chùm liên quan Kho hàng Shopee KCN Đài Tư - Long Biên (11); Chùm liên quan ổ dịch Chợ Ninh Hiệp, Gia Lâm (6); Chùm liên quan ổ dịch Phú La-Hà Đông (6); Chùm liên quan ổ dịch đường Trần Duy Hưng - Cầu Giấy (3); Chùm liên quan ổ dịch Bạch Trữ, Tiến Thắng - Mê Linh (3); Chùm liên quan ổ dịch Yên Xá, Tân Triều (1); Chùm liên quan ổ dịch đường Bưởi, Cống Vị - Ba Đình (1). Ngoài ra có 9 ca phát hiện qua sàng lọc ho, sốt; 27 ca thuộc chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho sốt; 9 ca liên quan các tỉnh có dịch.

    42 ca cộng đồng phân theo chùm: Chùm ca bệnh liên quan ổ dịch Đồng Quang, Quốc Oai (22); Sàng lọc ho sốt (9); Chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho sốt (4); Chùm liên quan các tỉnh có dịch (4); Chùm liên quan ổ dịch Phú Đô, Nam Từ Liêm (3);

    11 quận/huyện phát hiện cộng đồng gồm: Quốc Oai (22), Nam Từ Liêm (5); Bắc Từ Liêm (4), Hà Đông (3), Ba Đình (2), Cầu Giấy (1), Đống Đa (1); Gia Lâm (1), Hoàn Kiếm (1), Thanh Trì (1), Thanh Xuân (1).

    Trong ngày, Hà Nội phát hiện ổ dịch mới liên quan xã Đồng Quang - huyện Quốc Oai, cùng lúc phát hiện 22 ca mắc cộng đồng.

    Như vậy, cộng dồn số ca mắc Covid-19 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay) là 6.043 ca; trong đó, số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 2.271 ca, số mắc thuộc diện đã được cách ly là 3.772 ca.

    CDC Hà Nội nhận định, trong những ngày qua, thành phố Hà Nội ghi nhận số ca Covid-19 tăng nhanh, trong đó có những chùm ca nhiễm ở cộng đồng. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát, thành phố sẽ có sự điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với tình hình dịch. Hà Nội sẽ không giãn cách, phong tỏa diện rộng như trước đây, mà xử lý các ổ dịch theo nguyên tắc, nguy cơ đến đâu, khoanh vùng đến đấy...




    Hà Nội rút ngắn khoảng cách 2 mũi tiêm vaccine AstraZeneca xuống còn 4 tuần


    Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản đồng ý với đề xuất của CDC Hà Nội phương án rút khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vaccine AstraZeneca xuống tối thiểu 4 tuần thay vì 8 tuần như quy định trước đó.

    Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, việc đề xuất phương án này nhằm hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người dân nhanh nhất, an toàn và hiệu quả, đáp ứng công tác phòng chống dịch, tạo miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất.



    Đề xuất này cũng dựa trên hướng dẫn của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương trong văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc triển khai chiến dịch tiêm vaccine COVID-19.

    Đối với vaccine Covid-19 AstraZeneca, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đề nghị triển khai tiêm trả mũi 2 sau mũi 1 từ 4 tuần trở lên.

    Liên quan đến vấn đề khoảng cách tiêm 2 mũi vaccine COVID-19, Bộ Y tế Việt Nam cho biết, theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất vaccine Astra Zeneca, sau khi tiêm mũi 1, từ ngày thứ 22 hiệu lực bảo vệ của vaccine đạt 69,2%; sau khi tiêm mũi 2 dưới 6 tuần đạt 55,1%, sau từ 6-8 tuần đạt 59,7% và sau 12 tuần đạt 80%.

    Hồi tháng 7/2021, Bộ Y tế đã hướng dẫn tiêm mũi 2 vaccine AstraZeneca hoặc vaccine Pfizer sản xuất cho người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca là sau 8-12 tuần kể từ ngày được tiêm mũi 1.

    Theo hướng dẫn của nhà sản xuất, mũi 2 nên được tiêm trong khoảng từ 4-12 tuần sau mũi 1. Còn Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì khuyến cáo khoảng cách giữa 2 mũi vaccine Astra Zeneca phải từ 8- 12 tuần.

    CDC Hà Nội cho biết, tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19 mũi 1 cho người dân từ 18 tuổi trở lên đã đạt khoảng 93%, song chỉ mới gần 70% số này được tiêm đủ 2 mũi.

    Theo số liệu từ cổng thông tin tiêm chủng quốc gia, TP. Hà Nội đã được Bộ Y tế phân bố hơn 11,4 triệu liều vaccine. Tính đến sáng 14/11, Hà Nội đã tiêm được 11,04 triệu liều cho hơn 6,11 triệu người, trong đó, 4,9 triệu người đã tiêm đủ 2 mũi.





    Hà Nội khẩn tìm người đến hàng loạt cửa hàng, quán ăn liên quan ca mắc COVID-19

    Quận Ba Đình (Hà Nội) vừa thông báo khẩn tìm người đến nhiều địa điểm có liên quan đến các ca mắc Covid-19 mới ghi nhận tại nhiều địa điểm, như Trung tâm thương mại, quán cà phê, quán ăn…

    Tối 13/11, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 quận Ba Đình thông báo, yêu cầu tất cả những người từng đến các địa điểm sau nhanh chóng liên hệ với cơ quan y tế:



    Từ ngày 1/11 đến 3/11, tại tầng một nhà D - Viện Đo lường Việt Nam, số 8 Hoàng Quốc Việt (8h - 17h30).
    Từ ngày 6/11 - 8/11 tại cửa hàng Head Honda Hồng Hạnh 1, 252 phố Huế, phường Phố Huế.
    Sáng ngày 6/11, tại cửa hàng 19 Trúc Khê.
    Tối ngày 8/11, khoảng 18h - 19h tại quán cháo sườn sụn, 142 Đội Cấn.
    Trưa ngày 8/11 tại quán Kệ, 271 Kim Mã.
    Ngày 9/11, tại các điểm:
    + 13h - 14h tại Nasco Express, 65 Quán Sứ.
    + 14h30 - 17h tại quán Dreams Beans Coffee, 79 Lý Nam Đế.
    + 17h - 18h tại quán Miến Lươn Hoa ( khoảng 116 hoặc 118 Đội Cấn).
    + 19h - 20h tại cửa hàng Lacoste số 1 Bà Triệu.
    + 2h30 - 21h tại cửa hàng Zara tại VinCom Bà Triệu.

    Ngày 10/11, khoảng 8h - 11h tại Mandarin Garden, số 5 Nguyễn Thị Thập, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy.
    Yêu cầu tất cả những người từng đến các địa điểm trong khoảng thời gian trên thực hiện tự cách ly tại nhà và liên hệ ngay với trạm y tế gần nhất hoặc gọi điện thoại đến CDC Hà Nội (số 0969.082.115/ 0949.396.115) để được tư vấn, hỗ trợ phòng dịch.

    Trong ngày 13/11, thành phố Hà Nội ghi nhận thêm 146 ca dương tính SARS-CoV-2 tại 20 quận, huyện; trong đó có 27 ca cộng đồng, 76 ca tại khu cách ly, 43 ca tại khu phong tỏa. Đồng thời, Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch ở La Thành, Giảng Võ - Ba Đình. Trong ổ dịch này, có 2 ngõ 678 La Thành và 720 La Thành có nhiều người mắc COVID-19 vừa phát hiện trong ngày.

    Tính đến 18h ngày 13/11, tổng số ca mắc Covid-19 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021) là 5.924 ca; trong đó, số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 2.229 ca, số mắc thuộc diện đã được cách ly là 3.695 ca..







    Hải Phòng: Khởi tố, bắt giam hiệu trưởng và thủ quỹ Trường THCS Ngô Quyền

    Hình ảnh

    Trường THCS Ngô Quyền - TP. Hải Phòng. (Ảnh: Facebook trường)

    Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Lê Chân (TP. Hải Phòng) vừa khởi tố, bắt tạm giam hiệu trưởng và thủ quỹ Trường THCS Ngô Quyền do liên quan đến vụ việc lạm thu trong năm học 2019-2020.

    Công an TP. Hải Phòng cho biết, Cơ quan CSĐT Công an quận Lê Chân vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam hiệu trưởng và thủ quỹ Trường THCS Ngô Quyền do liên quan đến vụ việc lạm thu.



    Theo đó, Cơ quan CSĐT Công an quận Lê Chân đã khởi tố bị can, bắt giữ bà Nguyễn Thị Thu Hương - Hiệu trưởng và bà Nguyễn Thị Huế - Thủ quỹ Trường THCS Ngô Quyền - để điều tra về tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo quy định tại điều 356 Bộ luật Hình sự.

    Các quyết định và lệnh nêu trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn.

    Trước đó, từ cuối năm 2020, UBND quận Lê Chân nhận được đơn thư tố cáo việc bà Nguyễn Thị Thu Hương và bà Nguyễn Thị Huế có dấu hiệu lạm thu trong năm học 2019-2020.

    UBND quận Lê Chân đã lập đoàn thanh tra xác minh vụ việc và ghi nhận vào năm học này, bà Hương đã yêu cầu các giáo viên của nhà trường thu những khoản thu không đúng quy định, để ngoài sổ sách các khoản thu này.

    Cho rằng có dấu hiệu vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng, có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, ngày 18/6/2021, UBND quận Lê Chân đã kiến nghị Cơ quan CSĐT Công an quận Lê Chân tiếp nhận hồ sơ vụ việc.

    Ngày 19/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Lê Chân đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Trường THCS Ngô Quyền.

    Qua xác minh, cơ quan chức năng quận Lê Chân xác định, khoản thu chênh lệch của riêng quỹ cha mẹ học sinh được kiểm tra tại 34 lớp học đã lên đến hơn 436 triệu đồng; khoản thu, chi tiền giấy thi, in sao đề chênh lệch tại 34 lớp học hơn 75 triệu đồng; khoản thu chênh lệch tiền học nghề tại 10 lớp được kiểm tra hơn 77 triệu đồng.





    Số ca mắc mới trong cộng đồng ở Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận không ngừng tăng nhanh

    Tình hình dịch bệnh ở Bà Rịa-Vũng Tàu còn diễn biến phức tạp, số ca mắc mới trong cộng đồng không ngừng tăng nhanh. Trong khi đó, tỉnh Bình Thuận ghi nhận 369 ca dương tính với SARS-CoV-2 trong ngày 14/11.
    Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, tính từ 18h ngày 13/11 đến 18h ngày 14/11, tỉnh này ghi nhận 204 ca nghi mắc COVID-19 mới, đang chờ Bộ Y tế cấp mã bệnh nhân.

    Cụ thể, thành phố Vũng Tàu có 71 ca. Trong đó, 1 ca trong khu cách ly tập trung; 4 ca đang cách ly tại nhà; 21 ca trong khu vực phong tỏa; 45 ca ngoài cộng đồng. Thành phố Bà Rịa ghi nhận 22 ca, gồm 9 ca trong khu cách ly tập trung; 13 ca ngoài cộng đồng.

    Thị xã Phú Mỹ có 52 ca, trong đó 4 ca trong khu cách ly tập trung; 22 ca đang cách ly tại nhà; 26 ca ngoài cộng đồng. Huyện Châu Đức ghi nhận 20 ca, gồm 7 ca trong khu cách ly tập trung; 9 ca trong khu vực phong tỏa; 4 ca ngoài cộng đồng.

    Huyện Đất Đỏ có 7 ca, trong đó 2 ca trong khu cách ly tập trung; 4 ca trong khu vực phong tỏa; 1 ca ghi nhận ngoài cộng đồng tại xã Láng Dài. Huyện Long Điền ghi nhận 20 ca, gồm 6 ca trong khu cách ly tập trung; 14 ca ngoài cộng đồng. Huyện Xuyên Mộc có 12 ca, trong đó 1 ca trong khu cách ly tập trung; 11 ca ngoài cộng đồng.

    Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết thêm, tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, số ca mắc mới trong cộng đồng không ngừng tăng nhanh. Do đó, các địa phương phải thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch; tuyệt đối không chủ quan, tăng cường bố trí nguồn lực và có kế hoạch cụ thể để nâng cao năng lực hệ thống y tế; đề nghị người dân nghiêm túc chấp hành các quy định về phòng chống dịch, thực hiện nghiêm 5K; tích cực khai báo di chuyển nội địa; khai báo với công an, cơ quan y tế các xã phường, thị trấn nơi cư trú.

    Bình Thuận: Người dân huyện đảo Phú Quý không ra khỏi nhà vào ban đêm

    Cùng ngày, tỉnh Bình Thuận ghi nhận 369 ca dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, thành phố Phan Thiết 195 ca ngoài cộng đồng. Huyện Tuy Phong 42 ca ngoài cộng đồng. Huyện Hàm Thuận Bắc 37 ca (24 ca ngoài cộng đồng và 13 ca trong khu cách ly tập trung. Huyện Hàm Thuận Nam 36 ca, gồm 11 ca ngoài cộng đồng và 25 ca trong khu cách ly tập trung. Huyện Bắc Bình 20 ca, trong đó 1 ca sàng lọc cộng đồng; 19 ca trong khu cách ly tập trung. Thị xã La Gi có 17 ca ngoài cộng đồng. Huyện Hàm Tân 11 ca (7 ca ngoài cộng đồng, 4 ca trong khu cách ly tập trung. Huyện Tánh Linh có 11 ca, gồm 9 ca ngoài cộng đồng, 2 ca trong khu cách ly tập trung.

    Cũng trong ngày 14/11, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận ra thông báo yêu cầu người dân tuyệt đối không được tập trung đông người, không được ra khỏi nhà khi không có việc thật sự cần thiết. Bắt đầu từ 18h ngày hôm trước đến 5h sáng ngày hôm sau, người dân không được phép ra đường. Việc mua lương thực thực phẩm sẽ được UBND xã cấp thẻ đi chợ cho người dân. Khi có công việc cần thiết qua khỏi chốt, yêu cầu mọi người phải tiêm đủ 2 liều vắc xin và có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 72h.



    Trước đó, vào tối 13/11, 16 cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận và 6 y bác sĩ, nhân viên y tế thuộc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Bình Thuận đã lên tàu ra đảo để tiếp sức cho huyện đảo Phú Quý trong công tác phòng chống dịch COVID-19.

    Ngày 11/11, huyện đảo Phú Quý phát hiện 3 ca mắc COVID-19 đầu tiên. Sau khi tiến hành xét nghiệm nhanh cho 943 người, địa phương này phát hiện thêm 38 người có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
    Hình ảnh
Đăng trả lời 344 bài viết

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 116 khách