Đăng trả lời 344 bài viết
VN:Thêm 88.378 ca, Quảng Ninh và Bình Định bổ sung 23.262 F0
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 7.295 ca ;8tử vong ở Tiền Giang,ĐNai

    by music123 » Thứ 6 Tháng 7 23, 2021 3:23 pm

    Tin COVID tối 23/7: Thêm 7.295 bệnh nhân COVID-19 trong 24 giờ; Đồng Nai và Tiền Giang ghi nhận bệnh nhân COVID-19 tử vong


    Hiểu Minh (TH)

    Hình ảnh

    Ảnh tổng hợp.

    Thêm 3.409 ca COVID-19

    Ngoài TP.HCM, nhiều bệnh nhân mới được ghi nhận ở Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Tây Ninh.

    Trong bản tin tối 23/7, Bộ Y tế công bố 3.397 ca mắc mới tại TP.HCM (1.611), Bình Dương (571), Long An (379), Đồng Nai (184), Tây Ninh (176), Đồng Tháp (98), Tiền Giang (58), Bà Rịa – Vũng Tàu (58), Hà Nội (56), Khánh Hòa (51), Quảng Ngãi (26), Bình Thuận (24), Cần Thơ (24), Ninh Thuận (18), Phú Yên (15), Đắk Nông (8 ), Trà Vinh (6), Bình Định (6), Bình Phước (4), Hậu Giang (4), Bắc Ninh (4), Vĩnh Phúc (3), Lâm Đồng (2), Cà Mau (2), Hà Tĩnh (2), An Giang (2), Bắc Giang (2), Hòa Bình (1), Quảng Nam (1), Kon Tum (1). Trong đó, 1.083 ca được phát hiện tại cộng đồng.

    Như vậy, trong ngày 23/7, cả nước có 7.295 ca ghi nhận trong nước tại TP.HCM (4.913), Bình Dương (608), Long An (602), Đồng Nai (217), Tây Ninh (212), Đồng Tháp (129), Tiền Giang (95), Hà Nội (70), Bà Rịa – Vũng Tàu (58), Khánh Hòa (51), Đà Nẵng (47), Bình Thuận (47), Ninh Thuận (37), Cần Thơ (34), Phú Yên (30), Quảng Ngãi (26), Bến Tre (20), Trà Vinh (15), Kiên Giang (13), Vĩnh Long (12), Nghệ An (11), Đắk Nông (8 ), Bình Định (6), Đắk Lắk (4), Bình Phước (4), Hậu Giang (4), Bắc Ninh (4), Vĩnh Phúc (3), Quảng Nam (2), Lâm Đồng (2), Cà Mau (2), Hà Tĩnh (2), An Giang (2), Bắc Giang (2), Lai Châu (1), Hòa Bình (1), Kon Tum (1). Trong đó, 1.274 ca được phát hiện tại cộng đồng.



    Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến chiều 23/7, Việt Nam có tổng cộng 81.678 ca mắc, trong đó có 2.141 ca nhập cảnh và 79.537 ca mắc trong nước. Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ ngày 27/4 đến nay là 77.967 ca, trong đó có 12.762 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

    Thêm 4 ca COVID-19 tử vong ở Tiền Giang

    Ngày 23/7/2021, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Tiền Giang cho biết, trong 2 ngày qua, tại Bệnh viện dã chiến số 2 (Bệnh viện lao – phổi Tiền Giang) đã ghi nhận 4 ca tử vong. Trong đó, 3 trường hợp là người lớn tuổi, có bệnh nền, người còn lại trẻ tuổi, không có bệnh nền.

    Trường hợp trẻ tuổi là bệnh nhân L.P.T, 35 tuổi, ngụ KP.5, P.2, TX.Gò Công, được Bệnh viện dã chiến số 3 chuyển đến điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 2 tỉnh Tiền Giang từ 15 giờ ngày 21.7. Bệnh nhân hôn mê, suy hô hấp tử vong lúc 21 giờ 30 ngày 21/7.

    Đồng Nai thêm 3 bệnh nhân COVID-19 tử vong

    Chiều nay (23/7), Sở Y tế Đồng Nai cho biết, vừa ghi nhận thêm 3 bệnh nhân COVID-19 tử vong; trong đó có 1 người Đài Loan (52 tuổi, Nam) làm việc tại Công ty TNHH MTV V.H.K (Bình Dương), Đồng Nai hiện đang điều trị cho 2.000 bệnh nhân, trong đó có 19 ca nặng.

    Như vậy, hiện đã có 6 ca tử vong do Covid-19 xảy ra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.



    Đạp bàn làm việc của nhân viên y tế TP.HCM, bị phạt 3 triệu đồng

    Mới đây, mạng xã hội Facebook xuất hiện một đoạn video clip ghi lại cảnh một người đàn ông dùng chân đạp tung bàn của tổ y tế đang lấy mẫu xét nghiệm. Sự việc được xác định xảy ra trên địa bàn xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM. Người đạp đổ bàn của nhân viên y tế là ông N.T.Q. (39 tuổi ở khu dân cư Lavila ấp 4, xã Phước Kiển).

    Qua làm việc, ông trình bày lý do hành động như trên là vì nóng nảy, lo sợ việc lấy mẫu tại khu vực trước nhà mình sẽ gây lây lan dịch bệnh cho những thành viên trong gia đình, cho rằng tổ y tế xã Phước Kiển chưa thực hiện đúng yêu cầu của công tác phòng, chống dịch Covid-19.

    Ttuy nhiên, trước vụ việc trên, chiều 23/7, UBND huyện Nhà Bè, TP.HCM cho biết, công an H.Nhà Bè ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính người đàn ông trên 3 triệu đồng.

    Thêm 48 người nghi COVID-19, Hà Nội tìm người đến cửa hàng hoa quả

    Sở Y tế Hà Nội tối 23/7 ghi nhận thêm 10 người dương tính nCoV, liên quan 7 chùm ca nhiễm, tổng số ghi nhận trong ngày là 48; Nghệ An và Hà Tĩnh đều ghi nhận hai ca.

    Các ca này đều chưa được Bộ Y tế định mã số bệnh nhân, xem như nghi nhiễm.



    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội chiều 23/7 thông báo khẩn tìm người đến Cửa hàng bán hoa quả ở số 39 ngõ 145 đường Cổ Nhuế, Tổ dân phố Trù 2, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm. Thời gian tìm người từ 7h sáng 18/7 đến 17h chiều 22/7.

    Người đã đến cửa hàng này trong thời gian trên tự cách ly tại nhà và liên hệ ngay với trạm y tế, trung tâm y tế gần nhất, hoặc gọi điện thoại đến số 0243.83.63.176 trạm y tế Cổ Nhuế 2; 0383.340.868 của Trung tâm Y tế quận Bắc Từ Liêm, 0969.082.115 hoặc số 0949.396.115 của CDC Hà Nội.

    Tại Hà Nội, 12 người phát hiện qua sàng lọc ho sốt trong cộng đồng gồm:

    Nữ, 37 tuổi, ở Vĩnh Lộc, Phùng Xá, Thạch Thất.

    Nữ, 16 tuổi, ở Văn Chương, Đống Đa, học sinh lớp 10, ở nhà từ ngày 16-19/7. Ngày 19/7, bố đưa em đi khám dạ dày ở 52 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, đến 21/7 thì ho, sốt, mệt mỏi, rát họng, xét nghiệm dương tính nCoV tại Bệnh viện Medlatec.



    Nam, 67 tuổi, ở Phố Huế, Hai Bà Trưng, cán bộ hưu trí, một tháng nay chỉ ở tại Hà Nội. Ngày 20/7, ông bị ho, sốt nhẹ và khai báo cho trạm y tế, xét nghiệm ngày 22/7 khẳng định dương tính nCoV.

    Nữ, 75 tuổi, ở thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai, tiếp xúc với F0 trong lúc mua hàng vào ngày 18/7. Ngày 22/7, bà được lấy mẫu xét nghiệm dương tính nCoV.

    Hai phụ nữ, 47 tuổi và 25 tuổi, cùng ở Phùng Xá, Thạch Thất, tiếp xúc gần với một F0 ngày 15/7. Ngày 22/7, họ xét nghiệm dương tính nCoV.

    Nữ, 34 tuổi và con trai 7 tuổi ở Phùng Xá, Thạch Thất, ở trong gia đình có người dương tính nCoV.

    Bốn người lây thứ phát gồm nữ, 46 tuổi ở 4/139 Văn Chương, Đống Đa, là mẹ của một F0; nam, 65 tuổi ở thôn Bùng, Phùng Xá, Thạch Thất; nữ, 35 tuổi, ở thôn 4, Tiến Xuân, Thạch Thất và nữ, 66 tuổi, ở Thịnh Yên, Phố Huế, Hai Bà Trưng.

    9 ca liên quan đến chùm Tân Mai, Hoàng Mai

    Bé gái 1 tuổi ở Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, tiếp xúc gần bệnh nhân 60422.

    Nữ, 39 tuổi, ở Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, tiếp xúc gần bệnh nhân 51263, cách ly tập trung ở Tứ Hiệp từ 18/7.

    Nam, 25 tuổi, ở Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, tiếp xúc gần một vài F0, xét nghiệm dương tính tại Bệnh viện Đức Giang ngày 22/7.

    Bé gái 1 tuổi ở xóm Giếng An, An Thượng, Hoài Đức, tiếp xúc gần F0 lần cuối ngày 18/7, ngày 22/7 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

    Nam, 40 tuổi, và nữ, 45 tuổi, cùng ở tập thể Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, đã được cách ly và xét nghiệm lần 1 âm tính, ngày 22/7 xét nghiệm dương tính nCoV.

    Nam, 5 tuổi ở ngõ 9, Nguyễn Đức Cảnh, Tương Mai, Hoàng Mai, có ba người nhà là F0. Ngày 22/7, ông được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

    Nữ, 39 tuổi ở thôn Đông, Minh Phú, Sóc Sơn là F1 tiếp xúc lần cuối với F0 ngày 20/7. Ngày 22/7 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

    Nữ, 36 tuổi ở 31/40 Châu Đài, Thượng Cát 2, Bắc Từ Liêm, xét nghiệm dương tính ngày 22/7.

    2 người liên quan chùm Bắc Ninh

    Nam, 60 tuổi, ở Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội, tiếp xúc gần bệnh nhân 60443, được cách ly tập trung tại Học viện Nông nghiệp.

    Nữ, 72 tuổi, ở khu tái định cư Triều Khúc, Tân Triều, Thanh Trì. Bà là mẹ chồng của một F0, được cách ly tập trung và xét nghiệm âm tính ngày 16/7. Ngày 22/7, bà bị sốt, khó thở được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

    7 người liên quan TP HCM

    Nữ, 20 tuổi, ở Trù 2, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, có mẹ dương tính nCoV.

    Nữ, 23 tuổi, ở Hoa Đường, Trường Thịnh, Ứng Hòa, là vợ của F0, từ TP HCM về Hà Nội trên chuyến bay QH240.

    Nữ, 31 tuổi, ở chung cư Ecohome 2, Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, chung cư này đã được phong tỏa. Ngày 20/7, chị bị sốt, xét nghiệm dương tính nCoV

    Nam, 35 tuổi ở Mễ Trì Thượng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, là người về từ TP HCM, ngày 22/7 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

    Nam, 25 tuổi, ở Trường Thịnh, Ứng Hòa, từ TP HCM về Hà Nội ngày 20/7 trên chuyến bay QH240, ghế 37B, cách ly tại nhà. Ngày 21/7 được lấy mẫu xét nghiệm, ngày 22/7 có kết quả dương tính.

    Nữ, 49 tuổi, ở Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, sống trong khu chung cư Ecohome2 đã bị phong tỏa, liên quan một F0 về từ TP HCM.

    Nam, 10 tuổi, ở La Phù, Hoài Đức, con trai một F0 về từ TP HCM, xét nghiệm âm tính lần một, cách ly tại khu nhà sinh viên Tứ Hiệp, Hoàng Mai. Ngày 22/7, em bị sốt, tức ngực, xét nghiệm dương tính.

    2 người liên quan chợ Trại Găng, Thanh Nhàn

    Nam, 31 tuổi, ở Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, chồng một F0, xét nghiệm dương tính nCoV ngày 22/7.

    Nữ, 26 tuổi ở Thanh Nhàn, là con dâu trong gia đình có F0.

    7 người liên quan chùm ca tại phố Nguyễn Khuyến

    Nữ, 30 tuổi, ở Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội, sống cùng nhà với các bệnh nhân 46373, 46374, 46375, cách ly tại Bệnh viện Thanh Nhàn.

    Nữ, 54 tuổi ở Bách Khoa, Hai Bà Trưng, được cách ly tập trung và xét nghiệm lần 1 âm tính, xét nghiệm dương tính nCoV ngày 22/7.

    Bố, 47 tuổi và con trai, 15 tuổi ở Quang Trung, Đống Đa. Trước đó, người vợ xét nghiệm dương tính nCoV. Hai người xét nghiệm âm tính nCoV lần một ngày 17/7, cách ly tập trung tại Tứ Hiệp, Hoàng Mai. Ngày 22/7, họ xét nghiệm dương tính nCoV.

    Nữ, 42 tuổi, ở Mai Dịch, Cầu Giấy, tiếp xúc gần F0 tại Công ty vận tải Hà Nội, xét nghiệm âm tính nCoV lần một vào 16/7 và cách ly tập trung tại Tứ Hiệp, Hoàng Mai. Ngày 22/7, chị sốt, xét nghiệm dương tính nCoV.

    Nữ, 13 tuổi, ở Chương Dương, Hoàn Kiếm, có mẹ là F0, xét nghiệm âm tính nCoV và chuyển cách ly tại khu cách ly Học viện Nông nghiệp, Gia Lâm, xét nghiệm dương tính nCoV ngày 22/7.

    Nữ, 53 tuổi, ở Bách Khoa, Hai Bà Trưng, vợ của một F0, xét nghiệm âm tính và cách ly tại khu cách ly Học viện Nông nghiệp, Gia Lâm, xét nghiệm dương tính nCoV ngày 22/7.

    9 người liên quan nhà thuốc Đức Tâm

    Nữ, 83 tuổi, ở Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội, tiếp xúc gần bệnh nhân 60232, được cách ly tập trung tại Học viện Nông nghiệp.

    Nam, 34 tuổi, ở Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, có con là F0, tiếp xúc lần cuối 22/7, xét nghiệm dương tính nCoV.

    Nam, 41 tuổi ở Yên Lỗ, Cẩm Yên, Thạch Thất, là F1 của F0 tại 40 Thụy Khuê, Tây Hồ.

    Nam, 15 tuổi ở Khương Đình, Hạ Đình, Thanh Xuân, đã cách ly tập trung. Ngày 22/7, anh xét nghiệm dương tính nCoV.

    Nam, 61 tuổi, ở phố Võ Văn Dũng, Ô Chợ Dừa, Đống Đa.

    Nam, 45 tuổi, ở Liên Quan, Thạch Thất, là chồng của F0, thuê cửa hàng ở số 40 Thụy Khuê, Tây Hồ, ngày 22/7 xét nghiệm dương tính nCoV.

    Nam, 47 tuổi và nữ, 6 tuổi, ở Hạ Đình, Thanh Xuân, là chồng và con của một F0 liên quan nhà thuốc Đức Tâm, xét nghiệm âm tính nCoV ngày 19/7, cách ly tại Học viện Nông nghiệp, Gia Lâm, xét nghiệm dương tính nCoV ngày 22/7.

    Nữ, 38 tuổi, ở Tân Mai, Hoàng Mai, là nhân viên nhà thuốc VitaGold- 95 Láng Hạ, tiếp xúc gần ca F0 liên quan nhà thuốc Đức Tâm. Ngày 19/7, chị xét nghiệm âm tính nCoV, cách ly tại khu cách ly Học viện Nông nghiệp, Gia Lâm, xét nghiệm dương tính nCoV ngày 22/7.

    Như vậy, tính đến chiều 23/7, Hà Nội ghi nhận 7 chùm ca chưa rõ nguồn lây gồm:

    – 13 ca sàng lọc ho sốt tại cộng đồng và 30 ca lây thứ phát.

    – 39 ca liên quan Nhà thuốc Đức Tâm, 95 Láng Hạ.

    – 65 ca liên quan chùm Nguyễn Khuyến, Đống Đa.

    – 58 ca liên quan Tân Mai, Hoàng Mai.

    – 28 ca liên quan phố Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng.

    – 17 ca liên quan Bố Trại Găng, Hai Bà Trưng.

    Các chùm ca bệnh này được ghi nhận từ 16/7, trong đó ngày 23/7 ghi nhận 64 ca, cao nhất trong đợt dịch thứ 4.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 7.9685 ca ;Ttâm dịch SG 5.396 ca.

    by music123 » Thứ 7 Tháng 7 24, 2021 2:55 pm

    Tin COVID tối 24/7: Thêm 7.968 ca COVID-19 trong ngày 24/7, riêng TP.HCM 5.396 bệnh nhân

    Hiểu Minh (TH)

    Hình ảnh

    Ảnh minh hoạ


    Bộ Y tế tối 24/7 ghi nhận 27 ca nhập cảnh và 3.950 ca tại 27 tỉnh thành, trong đó có 355 ca cộng đồng, như vậy, trong ngày 24/7, nước ta có tổng cộng 7.968 ca mắc mới. Bộ Y tế cũng cho biết, trong ngày hôm nay,riêng TP.HCM phát hiện tổng cộng 5.396 ca.

    Cụ thể, báo Zing dẫn bản tin 18h ngày 24/7 của Bộ Y tế, Việt Nam có thêm 3.977 ca mắc mới gồm 27 ca nhập cảnh và 3.950 ca ghi nhận trong nước.

    Như vậy, trong ngày 24/7, nước ta có tổng cộng 7.968 ca mắc mới, trong đó 31 ca nhập cảnh và 9.225 ca trong nước (gồm 1.288 người ở Long An mới được bổ sung trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19).



    Tại TP.HCM, số ca mắc mới được ghi nhận trong ngày là 5.396, cao nhất từ khi dịch bùng phát. Hiện tổng số ca được ghi nhận ở TP.HCM trong đợt dịch thứ 4 là 55.870.

    Trong ngày, nước ta có thêm 2.047 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 17.583 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU (điều trị tích cực): 130 ca. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO (tim phổi nhân tạo): 17 ca.

    Đến nay, Việt Nam có tổng 90.934 ca mắc, trong đó có 2.172 ca nhập cảnh và 88.762 ca mắc trong nước. Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 87.192 ca, trong đó có 14.809 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.




    Bộ Y tế hiệu triệu tất cả y bác sĩ TP HCM tham gia chống dịch


    Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP HCM, ngày 24/7 gửi thư kêu gọi tất cả lực lượng ngành y tham gia chống dịch.

    Bộ và Sở Y tế TP HCM "khẩn thiết kêu gọi toàn bộ hệ thống y tế công, tư, Hội Y học TP HCM, các hội nghề nghiệp thuộc lĩnh vực y tế; các chuyên gia, nhân viên y tế đang làm việc và đã nghỉ hưu; các lương y, giảng viên, sinh viên tại trường đào tạo, dạy nghề thuộc khối ngành chăm sóc sức khỏe, tham gia công tác chống dịch, tư vấn và trực tiếp chăm sóc, điều trị người bệnh", thư Thứ trưởng Sơn viết.

    Sự bùng phát dịch Covid-19 do biến chủng Delta tại TP HCM trong thời gian qua đã tác động mạnh đến toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội của thành phố, gây những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng.

    "Sự nỗ lực của thành phố, sự chi viện của cả nước, các hoạt động kiểm soát và khống chế dịch bệnh đang được tích cực thực hiện. Tuy nhiên, sự phát tán của nCoV vẫn còn, công tác điều trị gặp khó khăn và quá tải", Thứ trưởng viết.

    Người tình nguyện tham gia chống dịch đăng ký với phòng Tổ chức Cán bộ, Sở Y tế TP HCM theo số điện thoại 028 39309967 hoặc 0907 574 269.


    Trước đó, ngày 13/7, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã gửi thư kêu gọi các y bác sĩ trên cả nước tình nguyện vào TP HCM và các tỉnh miền nam hỗ trợ chống dịch Covid-19; bày tỏ lòng trân trọng những người đã "để lại con thơ, mẹ già, cha yếu" sẵn sàng đi vào tâm dịch.

    Theo báo cáo sơ kết 15 ngày giãn cách xã hội tại TP HCM của Ban chỉ đạo chống dịch, ngày 23/7, tổng số nhân lực ngành y tế đang tham gia chống dịch là 14.129 người. Trong đó đội ngũ y, bác sĩ của thành phố là 10.022, lực lượng chi viện từ Trung ương và các tỉnh thành 4.107 người.

    Lực lượng y tế phân bổ tại các quận, huyện và TP Thủ Đức là 6.531 người, tại các bệnh viện dã chiến là 7.407 người và các khu cách ly tập trung là 191.

    Ngày 23/7, lãnh đạo TP HCM đề xuất Trung ương hỗ trợ hơn 12.000 nhân sự y tế gồm bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên và nhân viên lấy mẫu xét nghiệm để chống dịch.




    Siêu thị gặp khó vì cứ 3 ngày mất gần 1 tỷ đồng tiền xét nghiệm

    Các hệ thống bán lẻ tại TP.HCM đang phải đối mặt nhiều vấn đề khó khăn như Chi phí xét nghiệm cho nhân viên, nhà cung cấp tăng giá bán, thiếu hụt kho hàng…

    Làm việc với tổ công tác đặc biệt của Bộ Công Thương, đại diện các chuỗi siêu thị ở TP.HCM như Vinmart, Aeon và Lotte Mart… cho biết đang gặp khó vì chi phí phát sinh trong tình hình dịch bệnh như chi phí xét nghiệm, phí cách ly nhân viên, phí vệ sinh, khử trùng…

    Đơn cử, hệ thống Lotte mart có khoảng 3.000 nhân viên. Cứ 3 ngày siêu thị này phải test nhanh một lần. Tổng kinh phí lên đến 900 triệu đồng.



    Đồng thời, nhiều nhà cung cấp cung tăng giá bán cũng khiến các siêu thị gặp khó. Các hệ thống cũng gặp vấn đề về kho dự trữ hàng. Trong trường hợp có lao động tại kho mắc Covid-19, kho dự trữ phải đóng cửa. Do đó, doanh nghiệp cần kho dự trữ thay thế.

    Ngoài ra, nhiều siêu thị cho biết đang thiếu nhân công làm việc tại hệ thống (như lái xe, nhân viên kho hàng, đóng gói, sơ chế, bán hàng…) do các lao động mắc COVID-19.

    Tổ công tác cho biết, Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ các siêu thị tháo gỡ khó khăn về nguồn nhân lực (thiếu nhân viên bán hàng, nhân viên logistic, lái xe), chi phí xét nghiệm cho nhân viên.

    Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đề nghị các địa phương thống nhất thực hiện các quy định của Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Y tế để tạo thuận lợi cho hoạt động lưu thông hàng hóa thiết yếu.

    Đặc cách cho thí sinh không thể thi tốt nghiệp THPT đợt 2 vì COVID-19

    Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ vừa ký công văn gửi Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư về việc chỉ đạo tổ chức đợt 2 Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.



    “Rà soát kỹ các đối tượng thí sinh dự thi để có phương án tổ chức thi phù hợp bảo đảm quyền lợi cho các thí sinh. Theo đó, thí sinh đủ điều kiện dự thi đợt 2 Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 nhưng không dự thi do bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 và có nguyện vọng sẽ được xem xét đặc cách xét công nhận tốt nghiệp THPT”.

    Các thí sinh được xem xét đặc cách bao gồm: thí sinh thuộc diện F0, F1, F2 hoặc đang ở nơi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của của Thủ tướng Chính phủ và nơi bị phong tỏa, cách ly phòng chống dịch bệnh Covid-19 theo yêu cầu của ngành y tế.

    Hà Nội: Dắt chó đi vệ sinh, cô gái trẻ bị phạt 2 triệu đồng

    Chiều 24/7, trung tá Vũ Thế Cường, Trưởng Công an P.Hàng Trống (Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội), cho biết đơn vị này vừa ra quyết định xử phạt hành chính 7 người, mỗi người 2 triệu đồng, vì ra ngoài không có lý do chính đáng.

    Hình ảnh
    Anh chụp màn hình

    Theo trung tá Cường, trong số này, một cô gái trẻ dắt chó ra đi dạo đã bị bị lực lượng chức năng phát hiện, đưa về phường làm việc. Bước đầu cô gái thừa nhận dắt chó ra ngoài đi vệ sinh và chưa nắm được chỉ thị mới của thành phố. Còn lại 4 trường hợp ra ngoài không lý do, 2 trường hợp là người dân đi tập thể dục.

    Kịch bản 80.000 F0 ở TP.HCM

    Trong bối cảnh số ca Covid-19 tiếp tục tăng cao, tương ứng số bệnh nhân nặng và nguy kịch cũng sẽ tăng, Sở Y tế TP HCM thay đổi mô hình điều trị từ “tháp 4 tầng” lên 5 tầng, ngày 22/7. Mỗi tầng sẽ tận dụng các cơ sở hạ tầng sẵn có để chuyển đổi công năng thành các cơ sở chuyên tiếp nhận và điều trị Covid-19, tương ứng với các kịch bản F0 gia tăng.



    Trong trường hợp TP.HCM có 80.000 F0, tầng một sẽ tiếp nhận 40.000 người (50% F0) tại các khu cách ly quận, huyện và TP Thủ Đức. Tầng 2 chuẩn bị 21.600 giường (27% F0) điều trị bệnh nhận có triệu chứng và bệnh lý nền kèm theo, tại các bệnh viện dã chiến. Tầng 3 gồm 8.000 giường (10% F0), điều trị các ca có triệu chứng. Tầng 4 gồm 6.400 giường (8% F0) tại các bệnh viện điều trị người có bệnh lý đi kèm nặng cần can thiệp điều trị chuyên khoa. Tầng 5 là bệnh viện hồi sức Covid-19 với 4.000 giường bệnh (5% F0).

    Hơn 2.200 người TP.HCM xuất viện trong một ngày

    2.226 người tại các bệnh viện COVID-19 TP.HCM xuất viện trong ngày 23/7, về cách ly tại nhà, nâng tổng số điều trị khỏi từ khi đại dịch xuất hiện lên 10.699.

    Đây là ngày có số người xuất viện nhiều nhất tại TP.HCM trong đợt dịch này.

    Số bệnh nhân xuất viện của TP.HCM những ngày gần đây tăng nhanh, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC). Số xuất viện ngày 22/7 là 2.046, hai ngày trước đó lần lượt là 1.585 và 1.179.

    Tại Bệnh viện dã chiến số 1, chị Thị Rophiah, 38 tuổi, nhanh chóng thu dọn đồ đạc, trả lại mền gối, khi bác sĩ thông báo đủ điều kiện xuất viện, ngày 23/7. Chị không nén được niềm vui mừng khi làm thủ tục xuất viện, sau ba tuần điều trị.



    “Từ sáng khi biết được xuất viện, tôi đã gọi điện cho người thân để báo tin, cả nhà rất trông chờ tôi về”, người phụ nữ ngụ quận 6, quê Trà Vinh, cho biết.

    Nhớ lại ngày nhận kết quả dương tính, chị “lo sợ đủ thứ”, sợ bệnh tiến triển nặng, vào bệnh viện quá tải không ai chăm lo. “Đến khi vào viện, được bác sĩ thăm khám hai lần mỗi ngày, các nhân viên y tế động viên, tôi mới bình tĩnh trở lại”, chị Rophiah chia sẻ.

    Cùng đợi xe đến đưa từ bệnh viện về nhà, bà Huệ, ngoài 60 tuổi, chia sẻ: “Tôi nôn nao lắm, cuối cùng cũng khỏe để được về, cháu ngoại cũng điều trị khỏi vừa về nhà hai hôm trước”.

    Tại Bệnh viện dã chiến số 1, tính đến ngày 23/7, hơn 3.000 trường hợp xuất viện.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 7.531 ca ;SG vượt 60.000 ca

    by music123 » Chủ nhật Tháng 7 25, 2021 9:56 am

    Tin COVID tối 25/7: Ca nhiễm COVID-19 TP.HCM lại cao nhất nước, Phạt gần 5.000 người vi phạm chỉ thị 16, thu hơn 10,4 tỷ đồng


    Hiểu Minh (TH)


    Thêm 3.552 ca Covid-19, TP HCM vượt 60.000 ca

    Bộ Y tế tối 25/7 ghi nhận 3.552 ca dương tính nCoV ở 31 tỉnh thành, trong đó có 594 ca cộng đồng.

    3.552 ca mắc mới tại TP HCM (2.227), Bình Dương (368), Tây Ninh (186), Bà Rịa - Vũng Tàu (126), Đồng Nai (119), Phú Yên (95), Khánh Hòa (90), Đồng Tháp (90), Bình Thuận (78), Cần Thơ (38), Bình Phước (20), Đăk Lăk (14), Bến Tre (12), Quảng Nam (11), Vĩnh Phúc (11), Trà Vinh (10), Kiên Giang (8), Ninh Thuận (7), Hậu Giang (7), Bình Định (6), Gia Lai (6), Hà Nội (4), Quảng Ngãi (4), Bạc Liêu (3), Nghệ An (3), Thừa Thiên Huế (2), Đăk Nông (2), Bắc Ninh (2), Lâm Đồng, Hà Nam và Thanh Hóa mỗi nơi một ca.

    Như vậy, hôm nay cả nước ghi nhận 7.525 ca nhiễm (giảm 1.700 so với hôm qua) tại 36 tỉnh thành, chủ yếu ở TP HCM (4.555), Bình Dương (1.249), Tây Ninh (313). Trong đó, 6.009 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa (giảm 788 ca), 1.516 ca đang điều tra dịch tễ (giảm 912 ca).



    TP HCM hôm nay ghi nhận 4.555 ca, giảm 841 ca so với hôm qua, tổng số ca nhiễm vượt 60.000. Hà Nội ghi nhận 15 ca (tăng 6 ca). Bình Dương vượt 8.000 ca.

    Số ca mới nâng tổng số ca nhiễm tại TP HCM lên 60.425, Bình Dương 8.010, Đồng Nai 2.216, Đồng Tháp 1.959, Bắc Ninh 1.719, Phú Yên 985, Khánh Hòa 955, Hà Nội 903, Tây Ninh 794, Bà Rịa - Vũng Tàu 555, Bến Tre 454, Cần Thơ 333, Bình Thuận 309, Quảng Ngãi 258, Nghệ An 188, Vĩnh Phúc 171, Kiên Giang 148, Ninh Thuận 144, Bình Phước 133, Trà Vinh 129, Đăk Lăk 88, Sóc Trăng 87, Hậu Giang 85, Bình Định 72, Hà Nam 62, Quảng Nam 40, Đăk Nông 35, Lâm Đồng 31, Gia Lai 24, Thanh Hóa 21, Bạc Liêu 21, Thừa Thiên Huế 15.

    Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay là 94.666, ghi nhận ở 62 tỉnh thành.


    Bình Dương dùng nhà xưởng làm bệnh viện dã chiến

    Với quy mô 6.000 giường, Bệnh viện dã chiến Bình Dương đang được thiết lập trên 30.000 mét vuông nhà xưởng trong khu công nghiệp Thới Hòa, thị xã Bến Cát.

    Khảo sát khả năng đáp ứng của cơ sở này, ông Dương Chí Nam, Cục phó Cục Quản lý môi trường Y tế, đánh giá đây là bệnh viện dã chiến có quy mô lớn nhất từ trước tới nay. Đây sẽ là Bệnh viện dã chiến số 2 Bình Dương.

    Công suất của bệnh viện dự kiến lên tới 6.000 giường, trong đó có 200-300 giường hỗ trợ máy thở với 250 người gồm y, bác sĩ và đội ngũ hậu cần hỗ trợ.

    Bệnh viện dã chiến được chia làm 2 khu, mỗi khu 3.000 giường. Mọi việc quản lý được số hóa để giảm tải nhân lực, tránh quá tải trong quá trình vận hành. Số liệu sẽ được cập nhật 15 phút một lần, hệ thống camera giám sát có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân.

    "Bệnh viện dã chiến này sẽ là nơi điều trị tầng 2, tức thu dung các bệnh nhân trung bình và nặng, trường hợp rất nặng sẽ được chuyển sang Bệnh viện dã chiến Becamex Bình Dương", ông Nam nói.

    Hình ảnh

    Công nhân đang làm việc, sớm đưa trang thiết bị vào lắp đặt để chuyển đổi công năng nhà xưởng. Ảnh: Bộ Y tế cung cấp.

    Kế hoạch xây dựng bệnh viện dã chiến mới được triển khai nhanh, bởi tỉnh hiện chỉ có 11 khu điều trị với hơn 4.000 giường.

    Trong đợt dịch thứ tư, Bình Dương phát hiện 46 ổ dịch, trong đó 42 ổ dịch chưa được kiểm soát, chưa rõ nguồn lây. Tính đến sáng nay, tỉnh ghi nhận 7.642 ca Covid-19, trong đó 99 người diễn biến nặng, 18 người tử vong. Từ ngày 9/7, địa phương đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

    Bộ Y tế ‘chỉ định thầu’ thuốc y học cổ truyền hỗ trợ điều trị COVID-19?

    –sản phẩm từ dược liệu.

    Tuy nhiên, vừa ban hành, công văn 5944 của Bộ Y tế đã gây xôn xao dư luận khi đưa rõ tên sản phẩm, nhà sản xuất 26 sản phẩm súc miệng, xịt khuẩn, phòng và hỗ trợ điều trị, nâng cao sức khỏe bệnh nhân COVID-19, như một hình thức “chỉ định thầu”.

    Điều đáng chú ý là kèm theo công văn này có phụ lục với danh mục 26 sản phẩm y học cổ truyền thuộc 4 nhóm: sản phẩm sát khuẩn, thuốc xịt họng, sản phẩm phòng và hỗ trợ điều trị, sản phẩm hỗ trợ nâng cao sức khỏe.

    26 sản phẩm này chủ yếu do 5 đơn vị sản xuất, trong khi sản phẩm tương tự trên thị trường có rất nhiều, giá cả cạnh tranh.

    Theo báo Tuổi trẻ, đối chiếu với quy định hiện hành, nhóm sản phẩm bảo vệ sức khỏe không được kê đơn, chỉ được “tư vấn”. Nhưng hướng dẫn của Bộ Y tế ghi rõ tên sản phẩm để bệnh viện “tham khảo lựa chọn đấu thầu, mua sắm” rõ ràng là một hình thức “chỉ định thầu”.



    Theo đó, tại hướng dẫn sử dụng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu, Bộ Y tế công bố 12 loại thuốc cổ truyền phòng và hỗ trợ điều trị Covid-19 chủ yếu do những đơn vị sản xuất gồm: Bệnh viện YHCT, Bộ Công an, Viện YHCT Quân đội – Bộ Quốc phòng; Bệnh viện YHCT Trung ương; Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất. Trong khi sản phẩm tương tự của các nhà sản xuất được phép lưu hành khác trên thị trường cũng có rất nhiều, giá cả cạnh tranh.

    Ngoài ra, hướng dẫn cũng đưa ra một số danh mục sản phẩm khác như: Sản phẩm sát khuẩn; thuốc xịt họng; các sản phẩm hỗ trợ nâng cao sức khỏe. Trong đó có hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng, thành phần, công dụng… của các sản phẩm này.

    Trả lời báo chí, ông Nguyễn Thế Thịnh – cục trưởng Cục Quản lý y dược cổ truyền, Bộ Y tế – cho rằng “đây là thuốc do doanh nghiệp tài trợ, hỗ trợ, không phải để đấu thầu, không phải để người bệnh nhao nhao đi mua”.

    Tuy nhiên, đáng chú ý, chỉ 5 ngày trước khi có công văn 5944 này, một sản phẩm bảo vệ sức khỏe trong danh mục này đã tăng giá lên 1 triệu đồng/hộp, trong khi giá trước đây là 100.000 – 250.000 đồng/hộp.

    TP.HCM phạt gần 5.000 người vi phạm chỉ thị 16, thu hơn 10,4 tỷ đồng

    TP.HCM đã tăng cường các biện pháp siết chặt hơn nữa trong việc thực hiện Chỉ thị 16 từ 23/7, theo đó yêu cầu lực lượng công an, bảo vệ dân phố, quân sự phường, y tế, cán bộ tư pháp tăng cường tuần tra, xử lý các trường hợp vi phạm trong công tác phòng chống dịch.



    Theo thống kê trong 15 ngày thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, 12 chốt, trạm cấp thành phố tại TP.HCM đã lập biên bản xử phạt vi phạm các quy định về phòng chống dịch bệnh với 4.911 trường hợp, thu hơn 10,4 tỉ đồng.

    Phó bí thư TP.HCM: Có thể phải áp dụng Chỉ thị 16 thêm 2 tuần

    Phó bí thư TP.HCM Phan Văn Mãi hôm nay (25/7) cho biết, dù đặt mục tiêu kết thúc thời gian áp dụng Chỉ thị 16 vào ngày 1/8, nhưng cũng có thể có độ trễ. TP.HCM có thể thực hiện trong 2 tuần để bảo đảm các biện pháp phát huy tác dụng

    Ông Mãi nói: “Thước đo là ngăn chặn được sự lây lan và phát tán của dịch bệnh. Lúc đó chúng ta mới có những tuyên bố kết thúc hay điều chỉnh cấp độ. Ở đây phải tính tới tình huống nếu tình hình diễn biến xấu hơn thì chúng ta sẽ chuẩn bị và khởi động cho tình huống ba”.

    Ông cho biết chiến lược phòng, chống dịch của TP.HCM đang chuyển dần sang điều trị, coi đây là nhiệm vụ chính, tập trung tất cả nguồn lực để tổ chức hiệu quả nhằm giảm tử vong.

    Để thực hiện việc này, thành phố đã tiến hành phân tầng và chuẩn bị theo từng tầng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, phương thức, cơ chế phối hợp. TP chủ trương huy động các nguồn lực xã hội, kể cả cơ sở y tế tư nhân cùng tham gia công tác điều trị.





    Hà Nội: ‘Trưng dụng’ ký túc xá 16 trường ĐH, CĐ làm khu cách ly, điều trị COVID-19

    Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa có công văn đề nghị 16 trường đại học, học viện, cao đẳng sư phạm thuộc, trực thuộc Bộ GD-ĐT trên địa bàn TP. Hà Nội và các địa phương lân cận chung tay với Thủ đô ứng phó khẩn cấp với diễn biến phức tạp của dịch COVID-19.

    Danh sách các trường bao gồm: Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Giao thông vận tải, Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Trường ĐH Mỏ – Địa chất, Trường ĐH Mở Hà Nội, Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp, Trường ĐH Hà Nội, Trường ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội, Trường ĐH Thương mại, Trường ĐH Xây dựng, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2, Học viện Quản lý giáo dục, Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương.

    Nhóm thanh niên ở Quảng Bình giết trộm bò, xẻ lấy 4 đùi làm mồi nhậu

    Ngày 24/7, Công an huyện Minh Hoá (tỉnh Quảng Bình) cho biết cơ quan này vừa làm rõ nhóm đối tượng trộm bò làm thịt để lấy mồi nhậu.



    Nhóm 6 đối tượng trên gồm: Hồ Cường (SN 2000), Hồ Phước Hoa (SN 1998), Hồ Ly (SN 2003), Hồ Mạnh (SN 2004), Hồ Tha (SN 2000), Hồ Bông (SN 2003) – tất cả đều ở bản Ba Loóc, xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa.

    Trước đó, sáng 23/7, ông Hồ Phoong (ngụ bản Dộ – Tà Vờng, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa) phát hiện 1 con bò khoảng 2 năm tuổi của gia đình bị kẻ gian giết và cắt lấy 4 đùi, để lại thân bò tại khu vực rừng ven đường của bản. Ngay sau đó, ông Hồ Phoong đã trình báo Công an xã Trọng Hoá.

    Qua điều tra, truy xét, công an phát hiện nhóm 6 đối tượng đã gây ra vụ trộm nói trên. Tang vật mà lực lượng chức năng thu giữ được gồm: 1 con bò đã bị cắt 4 đùi, 4 đùi bò được các đối tượng cất giấu và 1 con dao dùng giết thịt con bò.

    Tại cơ quan công an, các đối tượng đã thừa nhận hành vi của mình và cho hay mục đích ăn trộm và là cắt lấy 4 cái đùi là để làm mồi nhậu, chứ không đem bán.

    Sở Tư pháp Hà Nội công bố chi tiết 16 mức phạt vi phạm phòng, chống dịch

    Sở Tư pháp Hà Nội vừa công bố mức xử phạt đối với 16 hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch Covid-19, trong đó mức phạt tiền cao nhất là 200 triệu đồng và có thể bị xử lý hình sự.



    1. Người không đeo khẩu trang nơi công cộng, không giữ khoảng cách theo quy định khi tiếp xúc, ra ngoài không cần thiết bị phạt tiền tối đa 3 triệu đồng.

    2. Người vứt khẩu trang đã sử dụng không đúng nơi quy định tại nơi công cộng bị phạt tiền tối đa đến 1 triệu đồng; nếu vứt ra vỉa hè, đường phố bị phạt tiền tối đa 2 triệu đồng.

    3. Người nào che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh Covid-19 của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh Covid-19 thì bị phạt tiền tối đa 20 triệu đồng.

    4. Người nào không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát dịch bệnh Covid-19 thì bị phạt tiền tối đa 3 triệu đồng.

    5. Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch thì bị phạt tiền tối đa 20 triệu đồng đối với cá nhân, 40 triệu đồng đối với tổ chức.



    6. Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch Covid-19, bị phạt tiền tối đa 20 triệu đồng đối với cá nhân, 40 triệu đồng đối với tổ chức.

    7. Người không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch bệnh Covid-19, bị phạt tiền tối đa 30 triệu đồng.

    8. Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế để phòng, chống dịch Covid-19 có thể bị phạt tiền tối đa 20 triệu đồng hoặc bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 trong trường hợp gây truyền dịch bệnh cho người khác (Mức phạt tù tối đa 12 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 – 5 năm).

    9. Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly mà làm gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015. (Mức phạt tù tối đa 12 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 – 5 năm).

    10. Người nào không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Mức phạt tù tối đa 12 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm).

    11. Người nào đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19 có thể bị phạt tiền tối đa 15 triệu đồng hoặc bị xử lý theo Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015. (Mức phạt tù tối đa 7 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm).

    12. Người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý theo Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Mức phạt tù tối đa 7 năm)

    13. Chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như quán bar, vũ trường, karaoke, dịch vụ mát-xa, cơ sở thẩm mỹ…) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh Covid-19, gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Mức phạt tù tối đa 12 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 – 5 năm).

    14. Người có hành vi lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo sự khan hiếm giả tạo trong tình hình dịch bệnh Covid-19 để mua vét hàng hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị xử lý về tội đầu cơ theo quy định tại Điều 196 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Mức phạt tù tối đa 15 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 – 5 năm).

    15. Người có hành vi lợi dụng dịch bệnh Covid-19 đưa ra thông tin không đúng sự thật về công dụng của thuốc, vật tư y tế về phòng, chống dịch bệnh nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015.

    16. Người có trách nhiệm trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 nhưng không triển khai hoặc triển khai không kịp thời, không đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lý về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Mức phạt tù tối đa 12 năm và còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 – 5 năm).



    Ông Mãi thừa nhận thời gian qua xảy ra tình trạng một số nhu cầu trợ giúp y tế của người dân không được đáp ứng kịp thời. Ông lý giải một mặt do quá tải ở các cơ sở y tế. Một mặt do cơ chế điều phối điều trị của thành phố.

    TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16 từ 0h ngày 9/7 đến 1/8. Từ 24/7, thành phố siết chặt hơn nhiều quy định trong giai đoạn giãn cách. Tính từ 27/4 đến sáng 25/7, TP.HCM ghi nhận 58.198 ca nhiễm, hiện là tâm dịch lớn nhất cả nước.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm7.882 ca;Tây Ninh:Thêm 3 bn tử vong

    by music123 » Thứ 2 Tháng 7 26, 2021 4:12 pm

    Tin Covid-19 tối 26/7: Thêm 5.174 ca COVID-19;Tây Ninh: Thêm 3 bệnh nhân COVID-19 tử vong

    Hiểu Minh (TH)

    Hình ảnh
    Ảnh minh hoạ.


    Bộ Y tế tối 26/7 cho biết, nước ta có thêm 5.174 ca Covid-19, nâng tổng số ca mắc trong ngày là 7.882 ca.

    Theo đó, TP.HCM (4.283), Bình Dương (326), Đồng Nai (134), Đồng Tháp (116), Hà Nội (81), Cần Thơ (36), Đà Nẵng (34), Bình Thuận (25), Phú Yên (20), Bến Tre (18), Đăk Lăk (13), Trà Vinh (13), Vĩnh Phúc (10), Bình Định (8 ), Quảng Nam (8), Lâm Đồng (7), Ninh Thuận (7), Quảng Ngãi (4), Gia Lai (3), Bạc Liêu (2), Nghệ An (2), Tuyên Quang (1), Cà Mau (1), Hòa Bình (1), Đăk Nông (1), Huế (1).

    Như vậy, trong ngày 26/7 ghi nhận 7.859 ca trong nước (tăng 334 so với hôm qua), tại 32 tỉnh thành, chủ yếu ở TP.HCM (5.997), Bình Dương (733), Đồng Nai 259), Tiền Giang (201). Trong đó, 6.972 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa (tăng 963 ca), 887 ca đang điều tra dịch tễ (giảm 629 ca).



    Hôm nay ghi nhận số ca nhiễm trong nước cao thứ hai kể từ đầu dịch (7.859 ca). Ngày cao nhất là 24/7 (9.225 ca). TP.HCM ghi nhận ngày có số ca nhiễm cao nhất với 5.997 ca, tăng 1.442 ca so với hôm qua. Hà Nội cũng ghi nhận ngày có số ca nhiễm cao nhất với 81 ca (tăng 66 ca).

    Tính đến chiều 26/7, Việt Nam có tổng 106.347 ca mắc, trong đó có 2.201 ca nhập cảnh và 104.146 ca mắc trong nước. Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 102.576 ca, trong đó có 18.570 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.



    Tây Ninh: Thêm 3 bệnh nhân COVID-19 tử vong


    Ngày 26/7, Phó Giám đốc Sở Y tế Tây Ninh Nguyễn Văn Cường cho Thanh Niên biết, tỉnh này vừa ghi nhận thêm 3 ca COVID-19 tử vong, nâng tổng số người chết ở tỉnh này lên 7 ca.

    Theo ông Cường, 3 ca mắc COVID-19 tử vong ghi nhận tại Bệnh viện Cao Văn Chí, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi và Trung tâm y tế H.Tân Châu.

    Ông Cường cũng cho biết thêm, ghi nhận tình hình dịch bệnh COVID-19 tính đến 18 giờ ngày 25/7 trên địa bàn là 159 ca. Điểm nóng vẫn là H.Dương Minh Châu và TX.Trảng Bàng với số ca nhiễm tăng trong ngày, chưa xác định được nguồn lây, chưa rõ yếu tố dịch tễ.

    Hình ảnh

    Ảnh chụp màn hình

    Liên quan đến sức khỏe 748 bệnh nhân mắc COVID-19 đang được điều trị, theo ông Cường, có 274 trường hợp có triệu chứng. Trong đó, có 19 ca trở nặng và 2 ca nguy kịch. Hiện toàn tỉnh Tây Ninh đang phong tỏa 188 khu vực có liên quan đến các ca mắc COVID-19.

    Bộ Y tế sáng 26/7 cũng đã công bố 154 bệnh nhân tử vong từ ngày 8-25/7, tại 10 tỉnh, thành, trong đó chủ yếu ở TP.HCM.

    Theo Tiểu Ban điều trị, các ca tử vong được ghi nhận từ số 371 đến 524.



    658 ca dương tính COVID-19 ở Cơ sở cai nghiện ma túy Bố Lá

    Hình ảnh

    Lấy mẫu xét nghiệm của các học viên tại Cơ sở cai nghiện ma túy Bố Lá (ảnh ghép Thanh Niên/Tiền Phong).

    Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM sáng 26/7 thông tin, Cơ sở cai nghiện ma túy Bố Lá đã có 658 trường hợp nhiễm COVID-19, hiện nay sức khỏe của các học viên, nhân viên nhiễm COVID-19 đều ổn định.

    Cụ thể, sáng 26/7, ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM thông tin về tình hình dịch COVID-19 tại Cơ sở cai nghiện ma túy Bố Lá sau 8 ngày thực hiện xét nghiệm khẳng định bằng phương pháp RT-PCR.

    “Cơ sở cai nghiện ma túy Bố Lá hiện gồm có 82 nhân viên và quản lý 607 học viên. Sau 8 ngày thực hiện xét nghiệm khẳng định bằng phương pháp RT-PCR cho toàn bộ các nhân viên, học viên tại đây, phát hiện có 78/82 nhân viên và 580/607 học viên dương tính Covid-19”, ông Tấn cho biết trên Thanh Niên.

    Như thế, tổng cộng tại Cơ sở cai nghiện ma túy Bố Lá đã có 658 trường hợp nhiễm COVID-19

    Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM thông tin, hiện nay sức khỏe của các học viên, nhân viên nhiễm COVID-19 đều ổn định.

    Liên quan đến diễn biến COVID-19, sáng 26/7, Bộ Y tế đã công bố thêm 2.708 ca, nâng tổng số mắc tại Việt Nam lên 101.173 trường hợp. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng công bố bổ sung 154 ca bệnh COVID-19 tử vong thời gian qua.

    Hà Nội: Phong toả Bệnh viện Phổi

    Hình ảnh

    Lãnh đạo UBND phường Thanh Nhàn (Hai Bà Trưng, Hà Nội) tối 25/7 cho biết, đã phong toả Bệnh viện Phổi Hà Nội sau khi phát hiện 9 ca dương tính COVID-19.

    Cụ thể, bác sĩ Phạm Hữu Thường, Giám đốc Bệnh viện Phổi Hà Nội cho biết trên báo Dân Việt, qua xét nghiệm sàng lọc, bệnh viện đã phát hiện 14 trường hợp dương tính với COVID-19 (gồm 10 bệnh nhân, 3 nhân viên, 1 người nhà bệnh nhân) tại khoa Nội 3.

    Sau đó, 14 mẫu bệnh phẩm này được gửi đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội để xét nghiệm khẳng định có 9 mẫu bệnh phẩm (gồm 7 bệnh nhân và 2 cán bộ y tế) được kết luận dương tính với COVID-1

    Hiện, Bệnh viện Phổi Hà Nội tạm dừng tiếp nhận bệnh nhân. Tính đến 18h ngày 25/7, cơ sở y tế này đã lấy được 323 mẫu, trong đó có 214 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện.

    Lực lượng chức năng đã tiến hành dựng rào chắn, phong toả bệnh viện. Xe của quân đội cũng đã được điều động đến phun khử khuẩn toàn bộ bệnh viện.

    9 ca dương tính COVID-19 tại Bệnh viện Phổi gồm:

    Thứ 1, V.T.N, nữ, sinh năm 1958, địa chỉ: xã Tân Hưng, huyện Sóc Sơn.

    Thứ 2, L.M.H, nam, sinh năm 1978, địa chỉ: phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân.

    Thứ 3, Q.V.N, nam, sinh năm 1971, Địa chỉ: Xóm 2, Đông Dư, Gia Lâm.

    Thứ 4, B.T.U, nữ, sinh năm 1956, Địa chỉ: Phương Liệt, Thanh Xuân.

    Thứ 5, N.H.T, nam, sinh năm 1942, Địa chỉ: Phương Liên, Đống Đa.

    Thứ 6, Đ.V.N, nam, sinh năm 1966, Địa chỉ: Bắc Lệ, Tân Thành, Hữu Lũng, Lạng Sơn.

    Thứ 7, P.N.Q, nữ, sinh năm 1958, Địa chỉ: Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng.

    Thứ 8, V.T.M.T, nữ, sinh năm 1986, Địa chỉ: Thổ Quan, Đống Đa.

    Thứ 9, L.V.H, nam, sinh năm 1966, Địa chỉ: Trung Văn, Nam Từ Liêm.

    9 ca trên ở Bệnh viện Phổi Hà Nội nằm trong 21 ca COVID-19 Bộ y tế Hà Nội ghi nhận sáng nay 26/7. Tại Hà Nội trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4) đã có 751 ca.

    TP. Thủ Đức gỡ phong tỏa 3 phường hơn 99.000 người

    Hình ảnh

    Phường Tăng Nhơn Phú A được gỡ phong toả vào sáng 26/7 (ảnh: Người lao Động).


    Sáng 26/7, TP. Thủ Đức (TP HCM) dừng phong tỏa và cách ly y tế 3 phường Tân Phú, Long Trường và Tăng Nhơn Phú A.

    Trong hôm nay 26.7, thêm nhiều tin tức tốt, tích cực về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP. Thủ Đức (TP.HCM). Theo đó, có 3 phường được dỡ phong tỏa gồm: P.Tân Phú, P.Tăng Nhơn Phú A và P.Long Trường.

    Trước đó, P.Tân Phú (trừ Khu Công nghệ cao) bị phong tỏa từ ngày 6.7 với 34.000 dân, P.Tăng Nhơn Phú A bị phong tỏa từ ngày 12 giờ ngày 14.7 với hơn 44.000 dân, P.Long Trường bị phong tỏa từ ngày 19/7 với gần 21.000 dân.



    UBND TP. Thủ Đức (TP.HCM) cũng yêu cầu được gỡ phong tỏa thực hiện nghiêm việc quản lý phòng chống dịch bệnh Covid-19, tăng cường các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng.

    Trước đó, TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16 từ 0h ngày 9/7 đến 1/8. Từ 24/7, thành phố siết chặt nhiều quy định và thu hẹp nhóm đối tượng được phép hoạt động trong thời gian giãn cách.

    Khu phong tỏa được yêu cầu thực hiện triệt để phương châm “người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình”, tuyệt đối không được tiếp xúc trực tiếp với các hộ xung quanh. Người dân chỉ ra khỏi nhà khi có yêu cầu cấp cứu y tế. Chính quyền tổ chức mang nhu yếu phẩm thiết yếu đến từng nhà hoặc “đi chợ thay”.
    Hình ảnh
Đăng trả lời 344 bài viết

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 112 khách