Đăng trả lời 344 bài viết
VN:Thêm 88.378 ca, Quảng Ninh và Bình Định bổ sung 23.262 F0
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49333
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 12.936 ca, 190 người tử vong

    by music123 » Chủ nhật Tháng 11 28, 2021 1:33 pm

    TỐI 28/11:Thêm 12.936 ca , 190 người tử vong

    TH

    Tính từ 16h ngày 27/11 đến 16h ngày 28/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 12.936 ca nhiễm mới.

    Tính từ 16h ngày 27/11 đến 16h ngày 28/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 12.936 ca nhiễm mới, trong đó 8 ca nhập cảnh và 12.928 ca ghi nhận trong nước (giảm 120 ca so với ngày trước đó) tại 57 tỉnh, thành phố (có 7.100 ca trong cộng đồng).

    - Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (1.454), Cần Thơ (966), Bình Dương (705), Tây Ninh (692), Bình Thuận (598), Đồng Tháp (592), Bình Phước (591), Đồng Nai (553), Vĩnh Long (545), Bà Rịa - Vũng Tàu (531), Bến Tre (522), Bạc Liêu (512), Sóc Trăng (491), Kiên Giang (439), Cà Mau (387), Hậu Giang (294)

    Hà Nội (277), Khánh Hòa (258), An Giang (215), Bình Định (193), Bắc Ninh (185), Tiền Giang (155), Thừa Thiên Huế (136), Lâm Đồng (133), Hải Phòng (128), Long An (101), Gia Lai (88), Hà Giang (85), Đắk Lắk (75), Đắk Nông (72), Thanh Hóa (71), Nghệ An (70), Đà Nẵng (66), Hà Tĩnh (65), Quảng Nam (64), Vĩnh Phúc (58), Thái Nguyên (58), Ninh Thuận (57)

    Hòa Bình (49), Hải Dương (41), Phú Thọ (40), Nam Định (40), Thái Bình (34), Quảng Ngãi (31), Quảng Ninh (28), Tuyên Quang (27), Hưng Yên (27), Quảng Trị (26), Phú Yên (23), Quảng Bình (21), Yên Bái (17), Hà Nam (16), Bắc Giang (11), Điện Biên (7), Lào Cai (5), Bắc Kạn (2), Sơn La (1).

    Hình ảnh

    - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Trà Vinh (-328), TP. Hồ Chí Minh (-319), Bà Rịa Vũng Tàu (-166).

    - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Phước (+452), Bến Tre (+257), Hải Phòng (+106).

    - Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 12.102 ca/ngày.

    2. Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

    - Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.210.340 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 150/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 12.282 ca nhiễm).

    - Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

    + Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.205.128 ca, trong đó có 955.819 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

    + Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.

    + Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (467.407), Bình Dương (280.908), Đồng Nai (86.184), Long An (38.039), Tiền Giang (27.182).


    TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ




    (Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cdc. kcb. vn)

    1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

    - Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.712 ca

    - Tổng số ca được điều trị khỏi: 958.636 ca

    2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.096 ca, trong đó:

    - Thở ô xy qua mặt nạ: 3.483 ca

    - Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.846 ca

    - Thở máy không xâm lấn: 174 ca

    - Thở máy xâm lấn: 584 ca

    - ECMO: 9 ca

    3. Số bệnh nhân tử vong:

    Từ 17h30 ngày 27/11 đến 17h30 ngày 28/11 ghi nhận 190 ca tử vong tại:

    + Tại TP. Hồ Chí Minh (72) trong đó có 10 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Long An (5), An Giang (2), Tiền Giang (1), Khánh Hòa (1), Tây Ninh (1).

    + Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (18), Bình Dương (13), Kiên Giang (10), An Giang (9), Long An (9), Cần Thơ (9), Bình Thuận (8 ), Đồng Tháp (6), Bạc Liêu (6), Tây Ninh (5), Tiền Giang (5), Cà Mau (4), Bến Tre (3), Vĩnh Long (3), Trà Vinh (3), Sóc Trăng (3), Nghệ An (2), Bình Định (1), Đắk Lắk (1).

    - Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 160 ca.

    - Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 24.882 ca, chiếm tỷ lệ 2,1% so với tổng số ca nhiễm, cao hơn trung bình của thế giới là 0,1%.




    Phát hiện F0 ở ngân hàng, Hà Nội phát thông báo khẩn


    28/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội đã có thông báo khẩn tìm người trên địa bàn thành phố liên quan đến ca mắc Covid-19.

    Cụ thể, CDC Hà Nội tìm người đã đến Ngân hàng VPBank - Phòng giao dịch Cầu Giấy, số 2 Nguyễn Khánh Toàn, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy trong thời gian từ 8/11 đến 22/11/2021.

    CDC Hà Nội đề nghị, tất cả mọi người cần chủ động tự cách ly tại nhà và liên hệ ngay với Trạm Y tế/Trung tâm Y tế nơi cư trú, để được hỗ trợ hoặc gọi đến các số điện thoại: 0243.833.5528 (TYT phường Quan Hoa, Cầu Giấy), 0243.993.6118 (TTYT quận Cầu Giấy), hoặc CDC Hà Nội: 0241022 (nhánh 2) / 0969.082.115 /0949.396.115 để được hướng dẫn và tư vấn.

    CDC Hà Nội cũng khuyến cáo, tất cả người dân trên địa bàn Hà Nội, khi có một trong các biểu hiện như: sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác, cần liên hệ ngay với trạm y tế phường, xã nơi lưu trú để được hướng dẫn và làm xét nghiệm SARS-CoV-2 miễn phí, nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh Covid-19.

    Trao đổi thêm với PV vào chiều 28/11, lãnh đạo UBND quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, tại địa điểm trên có xuất hiện ca mắc Covid-19 từ cách đây hơn 1 tuần và có các ca thứ phát là nhân viên, người liên quan. Đồng thời, các F0 liên quan đến địa điểm này ở các địa bàn khác nhau và không ở Cầu Giấy.

    Do đó, theo lãnh đạo UBND quận Cầu Giấy, cơ quan chức năng phải có thông báo khẩn để tìm người liên quan trên địa bàn thành phố từng đến địa điểm này để phòng, chống dịch Covid-19.


    Lãnh đạo UBND quận cũng cho hay, hiện các ca mắc Covid-19 ở địa điểm này vẫn chưa xác định được chính xác nguồn lây từ đâu.

    Trước đó, theo thống kê của CDC Hà Nội, cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 9.368 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 3.602 ca, số mắc là người đã được cách ly 5.766 ca.

    Tại quận Cầu Giấy, trong đợt dịch thứ 4 này đã ghi nhận 205 ca mắc Covid-19, trong đó, ổ dịch đường Trần Duy Hưng, Cầu Giấy từ 2/11 đến nay đã ghi nhận 177 ca mắc.





    Cần Thơ: Một tuần thêm gần 7000 ca mắc mới

    Sở Y tế Cần Thơ cho biết, ngày 27/11, địa phương này đã ghi nhận thêm 835 ca mắc mới; nâng tổng số ca mắc ghi nhận trên địa bàn thành phố (tính từ 8/7/2021 đến nay) là 23.233 trường hợp.

    Hà Nội thêm 310 ca. Xuất xưởng hàng triệu liều vắc xin sản xuất ở Việt Nam, hiệu quả cực cao - Ảnh 1.
    Từ ngày 21-27/11, thành phố Cần Thơ ghi nhận tổng cộng: 6954 ca mắc COVID-19.

    Trong tuần qua (từ 21-27/11), thành phố Cần Thơ ghi nhận tổng cộng: 6954 ca mắc COVID-19. Cụ thể, ngày 27/11, Cần Thơ ghi nhận 835 ca; ngày 26/11 ghi nhận 1067 ca; ngày 25/11 ghi nhận 1310 ca; ngày 24/11 ghi nhận 942 ca; ngày 23/11 ghi nhận 914 ca; ngày 22/11 ghi nhận 989 ca và ngày 21/11 ghi nhận 897 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2.

    Hiện Cần Thơ đang cách ly tại nhà 19.298 người; trong đó có 8.289 F0 đang cách ly, điều trị tại nhà; 8039 trường hợp F1 đang cách ly y tế tại nhà





    Ca mắc COVID-19 ngoài cộng đồng ở Bà Rịa-Vũng Tàu tập trung vào đối tượng nào?

    Hình ảnh



    Tình hình dịch COVID-19 ở Bà Rịa-Vũng Tàu đang diễn biến phức tạp; các ca dương tính ghi nhận cộng đồng có xu hướng tập trung vào các đối tượng nguy cơ cao như tài xế, công nhân, người đến từ tỉnh thành vùng dịch.
    Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, tính từ 18h ngày 27/11 đến 18h ngày 28/11/2021, tỉnh này ghi nhận 531 ca nghi mắc COVID-19 mới, đang chờ Bộ Y tế cấp mã bệnh nhân.

    Cụ thể, thành phố Vũng Tàu có 268 ca, trong đó 7 ca trong khu cách ly tập trung; 125 ca trong khu vực phong tỏa; 136 ca ngoài cộng đồng. Thành phố Bà Rịa ghi nhận 52 ca, gồm 4 ca trong khu cách ly tập trung; 4 ca đang cách ly tại nhà; 4 ca trong khu vực phong tỏa; 40 ca ngoài cộng đồng.

    Thị xã Phú Mỹ có 131 ca, trong đó 3 ca trong khu cách ly tập trung; 104 ca đang cách ly tại nhà; 17 ca trong khu vực phong tỏa; 7 ca ngoài cộng đồng. Huyện Châu Đức ghi nhận 15 ca, gồm 2 ca trong khu cách ly tập trung; 13 ca ngoài cộng đồng.

    Huyện Đất Đỏ 10 ca, trong đó 3 ca trong khu cách ly tập trung; 1 ca trong khu vực phong tỏa tại ấp Tân Hội xã Phước Hội; 6 ca ngoài cộng đồng. Huyện Long Điền ghi nhận 31 ca, gồm 1 ca trong khu cách ly tập trung; 2 ca đang cách ly tại nhà; 28 ca ngoài cộng đồng. Huyện Xuyên Mộc có 24 ca, trong đó 1 ca trong khu cách ly; 1 ca trong khu vực phong tỏa; 22 ca ngoài cộng đồng.

    Theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp; các ca dương tính ghi nhận cộng đồng có xu hướng tập trung vào các đối tượng nguy cơ cao như tài xế, công nhân, người đến từ tỉnh thành vùng dịch.

    Do đó, Bà Rịa-Vũng Tàu đề nghị các địa phương tuyệt đối không chủ quan, sẵn sàng phương án ứng phó với mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra; nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổ COVID-19 cộng đồng và vai trò của lực lượng công an cơ sở trong quản lý, kiểm soát người từ địa phương khác về địa bàn; tăng cường kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, nhà ga, bến xe, các địa điểm công cộng, các khu vực thường xuyên tập trung đông người; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm phòng chống dịch; đảm bảo an ninh trật tự xã hội trên địa bàn.






    Bình Thuận không có huyện nào là vùng xanh

    Cùng ngày, tỉnh Bình Thuận ghi nhận 598 ca dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, thành phố Phan Thiết 114 ca (73 ca ngoài cộng đồng, 41 ca đang cách cách ly tập trung). Huyện Tuy Phong 104 ca ngoài cộng đồng. Huyện Đức Linh 87 ca; gồm 19 ca sàng lọc cộng đồng; 68 ca đang cách cách ly tập trung. Huyện Bắc Bình 79 ca (35 ca ngoài cộng đồng, 44 ca đang cách cách ly tập trung). Huyện Hàm Thuận Bắc 66 ca (19 ca ngoài cộng đồng, 47 ca đang cách cách ly tập trung).

    Huyện Tánh Linh 60 ca; gồm 50 ca ngoài cộng đồng, 10 ca đang cách cách ly tập trung. Thị xã La Gi 45 ca ngoài cộng đồng. Huyện Hàm Thuận Nam 25 ca (13 ca ngoài cộng đồng, 12 ca đang cách cách ly tập trung). Huyện Hàm Tân 18 ca; gồm 11 ca ngoài cộng đồng, 7 ca đang cách cách ly tập trung). Tính đến 18h ngày 28/11, tỉnh Bình Thuận có tới 15.651 ca mắc COVID-19. Trong đó, 6.590 ca đang điều trị; 8.951 ca đã xuất viện; 123 ca tử vong.

    Theo đánh giá cấp độ dịch mới nhất của Bình Thuận, tỉnh này có 2 huyện vùng đỏ (cấp độ 4) là huyện đảo Phú Quý và huyện Tuy Phong; các địa phương cấp độ 3 (vùng cam) gồm thành phố Phan Thiết và các huyện Tánh Linh, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, thị xã la Gi. Hai huyện vùng vàng (cấp độ 2) là Đức Linh, Hàm Tân. Bình Thuận không có huyện nào thuộc vùng xanh. Hiện tại, Bình Thuận chỉ còn 17 xã vùng đỏ (giảm 10 xã so tuần trước). Tuy nhiên, xã phường vùng cam tăng lên tới 51 đơn vị.




    Đà Nẵng thêm 66 ca mắc mới COVID-19, nhiều bệnh nhân chưa đủ tuổi tiêm vắc xin

    Có hơn 20 bệnh nhân dưới 18 tuổi, phần lớn chưa đủ độ tuổi tiêm vắc xin phòng COVID-19.
    Ngày 28/11, Đà Nẵng ghi nhận thêm 66 ca mắc COVID-19. Gồm 13 ca cách ly tập trung, 30 ca cách ly tại nhà, 6 ca trong khu phong tỏa và 17 ca cộng đồng. Tất cả các ca cộng đồng được phát hiện khi đến khám, xét nghiệm tại các cơ sở y tế.

    Đáng chú ý, trong số các ca bệnh ghi nhận có hơn 20 trẻ em, trong đó có 14 bệnh nhân chưa đủ tuổi tiêm vắc xin phòng COVID-19, còn lại đa phần được tiêm 1 mũi.

    Hình ảnh

    Học sinh Đà Nẵng tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại điểm tiêm Cung Thể thao Tiên Sơn.

    Trong những ngày qua, Đà Nẵng tổ chức tiêm vắc xin Pfizer mũi 1 cho học sinh đang theo học khối lớp 7 và tiêm mũi 2 cho học sinh THPT (lớp 10, 11,12). Hiện học sinh lớp 12 đã đi học trở lại. Ngày 29/11, học sinh lớp 10, 11 sẽ đến trường.

    Hiện tại, Đà Nẵng không có phường áp dụng cấp độ 3. Toàn thành phố áp dụng cấp độ 2 về phòng chống dịch COVID-19.





    Vĩnh Long nâng cấp độ dịch, Sóc Trăng không cho người ra đường vào ban đêmdịch.

    Hình ảnh

    Vĩnh Long nâng cấp độ dịch, từ cấp độ 2 (nguy cơ trung bình) lên cấp độ 3 (nguy cơ cao).

    Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Vĩnh Long nâng cấp độ dịch từ cấp độ 2 (nguy cơ trung bình) lên cấp độ 3 (nguy cơ cao) từ ngày 30/11. Sóc Trăng không cho người dân ra đường từ 21 giờ ngày hôm trước đến 4 giờ ngày hôm sau.


    Ngày 28/11, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu ra công văn hoả tốc về việc tăng cường biện pháp kiểm soát dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

    Theo đó, kể từ 21h hôm trước đến 4h ngày hôm sau, người dân không ra đường, trừ các trường hợp cấp cứu; các lực lượng làm công tác phòng, chống dịch; lực lượng phòng, chống thiên tai; cán bộ, phóng viên, biên tập viên cơ quan báo đài; lực lượng phát thư báo; lực lượng công nhân vệ sinh môi trường đô thị; xử lí sự cố về điện, nước; các phương tiện vận chuyển hàng hoá thiết yếu; phương tiện đưa đón lực lượng thực hiện phòng, chống dịch; phương tiện vận chuyển vật tư phục vụ sản xuất, hàng hoá xuất nhập khẩu; các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, gas, phương tiện đưa đón công nhân của doanh nghiệp.

    Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng giao thủ trưởng các sở, ban ngành, đoàn thể, cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương tổ chức thông báo cho cán bộ, công chức, viên chức, các doanh nghiệp và toàn thể nhân dân trên địa bàn được biết để chủ động trong công việc. Đồng thời, giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức lực lượng tuần tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

    Cùng ngày, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng ký quyết định phân loại cấp độ dịch trên địa bàn tỉnh. Cụ thể từ 0h ngày 29/11, tỉnh Sóc Trăng chuyển từ cấp độ 2 - nguy cơ trung bình (vùng vàng) sang cấp độ 3 - nguy cơ cao (vùng cam).

    Theo báo cáo của Sở Y tế Sóc Trăng, ngày 27/11, địa phương này ghi nhận 714 ca mắc mới, trong đó có 486 ca phát hiện qua sàng lọc cộng đồng, nâng tổng số ca mắc lên 15.656.

    Tại Vĩnh Long, từ 18h ngày 27/11 đến 7h ngày 28/11, địa phương này ghi nhận 399 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2. Tính từ ngày 1/1 đến 7h ngày 28/11, Vĩnh Long có 9.764 ca nhiễm đã công bố (14 ca nhập cảnh, 9.750 ca cộng đồng).

    Trước tình hình trên, Chủ UBND tỉnh Vĩnh Long – Lữ Quang Ngời ký quyết định nâng cấp độ dịch ở địa phương từ cấp độ 2 (nguy cơ trung bình) lên cấp độ 3. Thời gian áp dụng từ ngày 30/11.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49333
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 13.770 ca , 173 ca tử vong

    by music123 » Thứ 2 Tháng 11 29, 2021 2:26 pm

    Thêm 13.770 ca Covid-19, 16.088 người khỏi bệnh, 173 ca tử vong

    Hình ảnh

    Tính từ 16h ngày 28/11 đến 16h ngày 29/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 13.770 ca nhiễm mới.

    Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (1.554), Cần Thơ (913), Tây Ninh (719), Bình Dương (697), Bà Rịa - Vũng Tàu (648), Đồng Tháp (608), Sóc Trăng (588), Bình Thuận (576), Trà Vinh (560), Vĩnh Long (559), Đồng Nai (548), Bạc Liêu (544), Bình Phước (516), Kiên Giang (443), Hà Nội (429), Cà Mau (396), An Giang (375), Bến Tre (335), Khánh Hòa (308), Hậu Giang (294), Bình Định (195), Lâm Đồng (174), Hà Giang (163), Bắc Ninh (145), Nghệ An (143), Long An (122), Thừa Thiên Huế (119), Đắk Nông (88), Thanh Hóa (87), Quảng Nam (84), Hải Dương (69), Đà Nẵng (65), Ninh Thuận (56), Nam Định (55), Phú Thọ (54), Vĩnh Phúc (50), Tiền Giang (50), Quảng Ngãi (47), Hòa Bình (46), Thái Nguyên (39), Hải Phòng (36), Phú Yên (35), Tuyên Quang (30), Gia Lai (26), Hưng Yên (22), Lạng Sơn (20), Quảng Bình (18), Quảng Trị (18), Yên Bái (17), Cao Bằng (13), Hà Nam (11), Bắc Giang (11), Quảng Ninh (9), Ninh Bình (9), Kon Tum (7), Thái Bình (7), Điện Biên (4), Lào Cai (3), Sơn La (1).


    - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bến Tre (-157), Tiền Giang (-105), Hải Phòng (-92).

    - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: An Giang (+160), Hà Nội (+152), Bà Rịa – Vũng Tàu (+117).



    Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.413 ca, trong đó:

    - Thở ô xy qua mặt nạ: 4.284 ca

    - Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.254 ca

    - Thở máy không xâm lấn: 186 ca

    - Thở máy xâm lấn: 610 ca

    - ECMO: 12 ca

    Số bệnh nhân tử vong:

    - Từ 17h30 ngày 28/11 đến 17h30 ngày 29/11 ghi nhận 173 ca tử vong tại:

    + Tại TP. Hồ Chí Minh (62) trong đó có 11 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Long An (7), Bạc Liêu (1), Bến Tre (1), Quãng Ngãi (1), Đồng Nai (1).
    + Tại các tỉnh, thành phố khác: Bình Dương (22), Đồng Nai (12), An Giang (10), Tiền Giang (10), Cần Thơ (10), Tây Ninh (8), Vĩnh Long (7), Kiên Giang (7), Đồng Tháp (6), Long An (5), Cà Mau (3), Trà Vinh (2), Sóc Trăng (2), Bình Thuận (2), Khánh Hòa (1), Đắk Nông (1), Bến Tre (1), Hậu Giang (1), Bạc Liêu (1).

    - Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 158 ca.

    - Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 25.055 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.




    F0 gia tăng, Bình Dương tính việc kích hoạt lại bệnh viện dã chiến


    Với số ca mắc COVID-19 có xu hướng tăng cao, Bình Dương dự kiến sẽ kích hoạt lại bệnh viện dã chiến vào đầu tháng 12 tới.
    Tối 29/11, Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết, trong 24 giờ qua, địa phương ghi nhận thêm 697 ca mắc COVID-19.

    Tính từ đợt dịch lần thứ tư đến nay, Bình Dương đã ghi nhận 281.605, trong đó có 274.876 bệnh nhân khỏi bệnh xuất viện, 11.543 bệnh nhân đang điều trị, 2.711 người tử vong.

    Thống kê cho thấy, những ngày qua, số ca mắc COVID-19 ở Bình Dương có xu hướng tăng. Số ca chuyển lên điều trị tầng 2, tầng 3 và bệnh nhân chuyển nặng tử vong những ngày gần đây cũng tăng.Trong ngày, Bình Dương có 22 trường hợp tử vong.

    Lãnh đạo Sở Y tế Bình Dương cho biết, hiện có trên 8.000 bệnh nhân điều trị tại nhà, với lượng bệnh nhân điều trị tại nhà như vậy, y tế ở cơ sở có phần quá tải. Bình Dương đã thành lập 162 Trạm y tế lưu động để hỗ trợ tốt hơn việc điều trị F0 tại nhà.

    Tính đến nay, Bình Dương đã tiêm được 2,44 triệu liều mũi 1 và 1,8 triệu liều liều mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên. Tỉnh này đã tiêm 206.383 liều vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ 12-17 tuổi.





    Hậu Giang thêm hàng trăm ca mắc cộng đồng, vận hành khu điều trị F0 tuyến huyện


    Theo Sở Y tế Hậu Giang, trong 24 giờ (từ 18 giờ ngày 27/11 đến 18 giờ ngày 28/11), tỉnh Hậu Giang ghi nhận 273 ca mắc COVID-19 mới. Để ứng phó với tình hình F0 gia tăng, các khu điều trị F0 không triệu chứng ở các huyện/thị xã/thành phố trên địa bàn tỉnh đã đi vào hoạt động.

    Trong số 273 ca mắc mới, có 9 trường hợp là người về từ ngoài tỉnh; 82 trường hợp là F1 được cách ly tập trung; 37 trường hợp ghi nhận trong khu phong tỏa và 145 ca mắc cộng đồng tại huyện Châu Thành (11), huyện Châu Thành A (12), TP Ngã Bảy (2), huyện Phụng Hiệp (86), TP Vị Thanh (27), huyện Vị Thủy (7).


    Theo Sở Y tế Hậu Giang, trong 24 giờ (từ 18 giờ ngày 27/11 đến 18 giờ ngày 28/11), tỉnh Hậu Giang ghi nhận 273 ca mắc COVID-19 mới. Để ứng phó với tình hình F0 gia tăng, các khu điều trị F0 không triệu chứng ở các huyện/thị xã/thành phố trên địa bàn tỉnh đã đi vào hoạt động.
    Trong số 273 ca mắc mới, có 9 trường hợp là người về từ ngoài tỉnh; 82 trường hợp là F1 được cách ly tập trung; 37 trường hợp ghi nhận trong khu phong tỏa và 145 ca mắc cộng đồng tại huyện Châu Thành (11), huyện Châu Thành A (12), TP Ngã Bảy (2), huyện Phụng Hiệp (86), TP Vị Thanh (27), huyện Vị Thủy (7).


    Hình ảnh

    Cơ sở điều trị F0 không triệu chứng tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: HD

    Khó khăn hiện nay là thiếu nhân lực y tế. Hiện nay tại TP Vị Thanh, Trung tâm Y tế chỉ có vài chục người chủ yếu là hoạt động với chức năng dự phòng, không giống như các huyện/thị xã/thành phố còn lại có lực lượng y, bác sĩ khối điều trị và ở bệnh viện. Số lượng giường bệnh điều trị F0 không triệu chứng tại Vị Thanh lại gần gấp đôi so với các đơn vị cấp huyện khác nên càng khó khăn.

    Còn tại huyện Vị Thủy có 3 cơ sở điều trị COVID-19 cấp tỉnh, chủ yếu là nhân lực y tế của huyện đảm trách nên cũng gặp khó khăn. Khi triển khai cơ sở thu dung điều trị F0 không triệu chứng tại huyện, ngoài y bác sĩ ở Trung tâm Y tế sẽ điều động thay phiên mỗi kíp trực một bác sĩ ở trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực xã, thị trấn, tập huấn chuyên môn cho lực lượng này. Về trang thiết bị, thuốc, hóa chất, oxy... huyện vẫn đảm bảo được, tuy nhiên cần mua thêm giường bệnh…

    Theo đại diện Trung tâm Y tế huyện Phụng Hiệp, việc điều trị F0 tại nhà sẽ rất khó khăn trong khâu quản lý, chuyển cấp cứu… vì vậy khi còn khả năng tiếp nhận thì địa phương chưa để F0 điều trị tại nhà. Huyện Phụng Hiệp đã chuẩn bị 2 cơ sở điều trị F0 không triệu chứng với quy mô 300 giường. Nếu tình huống xấu hơn sẽ triển khai các khu điều trị tập trung ở tuyến xã.

    Ông Trương Văn Khanh - Phó Giám đốc Sở Y tế Hậu Giang cho hay, thống nhất sẽ tham mưu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh triển khai trên phạm vi cả tỉnh phương án triển khai các khu điều trị tập trung ở tuyến xã nếu tình huống xấu hơn...





    TPHCM ứng phó với biến chủng Omicron như thế nào?


    Cấp độ lây nhiễm cao của Omicron gấp 500 lần so với các biến chủng khác là thông tin đang khiến cộng đồng lo lắng. Tuy nhiên, bất kỳ biến chủng nào cũng vẫn lây nhiễm theo cơ chế chung của COVID-19, cộng đồng cần tăng cường các biện pháp phòng ngừa vì sự an toàn chung.

    Tại buổi họp báo về tình hình dịch COVID-19 chiều 29/11, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Chánh Văn phòng Sở Y tế TPHCM cho biết, biến chủng Omicron vừa được phát hiện ở châu Phi với báo cáo đầu tiên vào ngày 24/11 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tuy nhiên, các thông tin ban đầu của WHO về biến chủng Omicron vẫn cần có thời gian để được kiểm chứng cụ thể về những nguy hiểm và tốc độ lây lan, triệu chứng bệnh và hiệu quả bảo vệ của vắc xin.

    Trong bối cảnh hiện tại, việc thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng đối với biến chủng Omicron sẽ có sự thống nhất từ Trung ương tới địa phương. “Ban chỉ đạo liên ngành đã chỉ đạo người dân tuân thủ theo nguyên tắc vắc xin và 5K" - Chánh Văn phòng Sở Y tế nói.

    Ông Phạm Đức Hải – Phó ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TPHCM cho biết, những ngày gần đây số ca nhiễm, số ca tử vong trên địa bàn thành phố vẫn cao. Số ca nhập viện luôn cao hơn số ca xuất viện, số ca tử vong có sự gia tăng. Bên cạnh đó, biến chủng Omicron cũng gây tâm lý lo lắng.

    Hình ảnh

    Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TPHCM kêu gọi người dân hạn chế tụ tập đông người

    Tuy nhiên, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TPHCM khẳng định, thành phố vẫn đang kiểm soát được dịch bệnh. Trong nhiều tuần liên tiếp, cấp độ dịch vẫn ở mức 2. Thành phố đã chuẩn bị đầy đủ kịch bản để xử lý tình huống khi ca mắc mới tăng cao.

    Đề cập đến công tác phòng, chống dịch trong tình hình xuất hiện biến chủng Omicron, ông Phạm Đức Hải cho biết, thành phố đã chuẩn bị các phương án để đối phó với biến chủng Omicron.

    Hình ảnh
    Ý thức của cộng đồng trong việc tuân thủ 5K là tiền đề quan trọng để ứng phó với biến chủng Omicron

    "Hiện nay, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch đã giao Sở Y tế thường xuyên theo dõi việc thực hiện chỉ đạo về biến chủng này của Bộ Y tế. Có vấn đề gì, ngành y tế phải báo ngay. Thực ra đến nay, chúng ta cũng chưa biết nó là như thế nào, chưa có tài liệu nào chính thức của WHO” – ông Hải nhấn mạnh.

    Theo ông Hải, dù là biến chủng gì cũng lây qua đường hô hấp nên một trong những điều phải thực hiện nghiêm là đeo khẩu trang. Việc mang khẩu trang với mọi người tuy bất tiện nhưng cộng đồng cần phải thay đổi thói quen, thường xuyên đeo khẩu trang để phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe. Thực hiện nghiêm thông điệp 5K, trong đó, giảm tối đa tụ tập, la cà. Đây là khuyến cáo, sự chuẩn bị rất lớn của thành phố trong phòng chống dịch.

    Hình ảnh
    Thành phố đang mở cửa phát triển kinh tế xã hội nhưng nhiều người chủ quan trong phòng dịch

    Theo ông Hải, thành phố đang xây dựng các kịch bản tăng cường chăm sóc F0 theo dõi, điều trị tại nhà, tăng cường trạm y tế lưu động, củng cố trạm y tế phường, xã; tăng cường chích ngừa vắc xin để chủ động ứng phó với Omicron. Bên cạnh đó, thành phố phối hợp chặt chẽ hơn trong hoạt động điều trị cho người bệnh với sự hợp tác giữa y tế công lập và y tế tư nhân; phối hợp các giải pháp điều trị giữa đông y và tây y; liên kết nguồn lực của quân y và dân y trong công tác phòng chống COVID-19.

    Hình ảnh
    Ông Phạm Đức Hải kêu gọi cộng đồng không hoang mang trước biến chủng mới nhưng tuyệt đối không được chủ quan
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49333
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:hêm 13.972 ca , Bộ Y tế yêu cầu ứng phó với Omicron

    by music123 » Thứ 3 Tháng 11 30, 2021 4:39 pm

    TỐI 30/11:thêm 13.972 ca mắc Covid-19, Bộ Y tế yêu cầu ứng phó với biến thể Omicron

    TH

    Trong 24 giờ qua, cả nước có thêm 14.624 bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh. Đến nay, nước ta đã tiêm hơn 122 triệu liều vắc-xin, trong đó gần 51 triệu người tiêm đủ 2 liều.

    Bộ Y tế cho biết từ 16 giờ ngày 29-11 đến 16 giờ ngày 30-11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 13.972 ca nhiễm mới. Có 6 ca nhập cảnh và 13.966 ca ghi nhận trong nước (tăng 208 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 7.549 ca trong cộng đồng).

    Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP HCM (1.497), Cần Thơ (981), Bà Rịa - Vũng Tàu (860), Tây Ninh (727), Sóc Trăng (714), Bình Dương (626), Đồng Tháp (602), Bình Thuận (592), Vĩnh Long (571), Bạc Liêu (537), Đồng Nai (514), Bình Phước (459), Bến Tre (439), Kiên Giang (426), Cà Mau (377), Hà Nội (367), Khánh Hòa (350), An Giang (294), Hậu Giang (286), Lâm Đồng (219), Tiền Giang (200), Bình Định (186), Trà Vinh (165), Hải Phòng (154), Đắk Lắk (140), Đắk Nông (124), Thừa Thiên Huế (119), Gia Lai (101), Nghệ An (90), Thanh Hóa (89), Bắc Ninh (85), Long An (80), Hà Tĩnh (78), Đà Nẵng (75), Quảng Ngãi (71), Hà Giang (65), Nam Định (64), Hải Dương (62), Ninh Thuận (61), Thái Nguyên (57), Quảng Nam (47), Phú Yên (44), Phú Thọ (39), Hòa Bình (37), Quảng Trị (36), Vĩnh Phúc (35), Quảng Ninh (33), Tuyên Quang (29), Thái Bình (27), Yên Bái (23), Lạng Sơn (20), Hưng Yên (18), Cao Bằng (17), Quảng Bình (17), Hà Nam (16), Kon Tum (8 ), Bắc Giang (7), Điện Biên (3), Lào Cai (2), Bắc Kạn (2), Ninh Bình (1), Sơn La (1).


    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Giang (98), An Giang (81), Bình Dương (71).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bà Rịa - Vũng Tàu (212), Tiền Giang (150), Sóc Trăng (126).

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 13.002 ca/ngày.




    Trong 24 giờ qua, cả nước ghi nhận 197 ca tử vong tại TP HCM (76) trong đó có 17 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Long An (5), Bình Dương (4), An Giang (2), Bến Tre (1), Đồng Tháp (1), Nam Định (1), Tây Ninh (1), Tiền Giang (1), Vĩnh Long (1); Tại các tỉnh, thành phố khác: Bình Dương (22), Cần Thơ (18), An Giang (14), Kiên Giang (13), Đồng Nai (11), Bình Thuận (7), Đồng Tháp (7), Tây Ninh (6), Tiền Giang (5), Bạc Liêu (4), Khánh Hòa (3), Cà Mau (3), Sóc Trăng (2), Bến Tre (2), Bình Định (2), Long An (1), Hậu Giang (1).

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 162 ca.

    Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 25.252 ca, chiếm tỉ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.

    Hình ảnh





    Bộ Y tế giải thích lý do gia hạn sử dụng của vắc-xin Pfizer 3 tháng

    Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư (NIHE) vừa phân bổ vắc xin phòng COVID-19 Pfizer, cấp 2,96 triệu liều vắc xin Pfizer 124001 và 113002 cho trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành để triển khai tiêm chúng cho trẻ em từ 12 – 17 tuổi. Theo giấy chứng nhận xuất xưởng vắc xin, sinh phẩm, 2 lô vắc xin này có hạn từ dụng ngày 30/11/2021.

    Tuy nhiên NIHE cho hay, các lô vắc-xin trên sẽ có hạn sử dụng thêm 3 tháng so với hạn dùng ghi trên nhãn. Việc này căn cứ vào Văn bản số 12926/QLD-KD ngày 22/10/2021 của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế về việc tăng hạn dùng của vắc-xin Comimaty (Pfizer) nhập khẩu về Việt Nam (áp dụng hạn dùng mới là 9 tháng đối với các lô vắc xin có hạn dùng 6 tháng in trên nhãn, tăng 3 tháng với hạn dùng in trên nhãn), thời gian áp dụng từ ngày 22/10/2021.





    Vắc xin 'made in Vietnam' Covivac ngừng thử nghiệm giai đoạn ba

    Hình ảnh

    Đại diện nhóm nghiên cứu vắc xin Covid-19 Covivac cho biết họ sẽ quyết định ngừng thử nghiệm giai đoạn ba do khó khăn trong tìm tuyển tình nguyện viên đủ điều kiện

    Chiều 30/11, đại diện nhóm nghiên cứu vắc xin Covid-19 Covivac cho biết hiện rất khó tìm được địa phương có vài nghìn người chưa tiêm vắc xin Covid-19 và đủ tiêu chuẩn tham gia thử nghiệm lâm sàng. Vì vậy, nhóm nghiên cứu phải tạm ngừng thử nghiệm lâm sàng, "xem xét phương án nghiên cứu liều vắc xin tăng cường để sử dụng trong tương lai".

    Đại diện Viện vắc xin và Sinh phẩm y tế (IVAC) cũng cho biết đã thông báo ngừng thử nghiệm tới Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, chưa có kế hoạch về thời gian tiếp tục nghiên cứu lâm sàng giai đoạn ba.

    Theo kế hoạch đã được Bộ Y tế phê duyệt, nghiên cứu vắc xin Covivac giai đoạn ba dự kiến cần 4.000 người tình nguyện thử nghiệm.

    Covivac là vắc xin Covid-19 do IVAC nghiên cứu và phát triển từ tháng 5/2020, phối hợp Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương thử nghiệm vắc xin từ cuối tháng 1. Đây là vắc xin Covid-19 thứ hai của Việt Nam thử nghiệm trên người. Giai đoạn một, vắc xin thử nghiệm tại Hà Nội, với 120 tình nguyện viên. Giai đoạn hai bắt đầu từ giữa tháng 6, thử nghiệm tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, trên 375 người. Giai đoạn ba dự kiến bắt đầu vào cuối năm 2021, đến nay không thể tuyển đủ tình nguyện viên.

    Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia (Hội đồng đạo đức Quốc gia) ngày 3/8 đánh giá ở giai đoạn một, vắc xin Covivac an toàn và sinh miễn dịch, chấp thuận chuyển sang nghiên cứu giai đoạn hai.


    Vắc xin Covivac được bào chế theo công nghệ nuôi cấy virus trên tế bào phôi gà và chủng virus do Mỹ cung cấp. Công nghệ trứng gà có phôi là nuôi cấy virus trong trứng gà đã hình thành phôi, rồi hút lấy virus sau khi đã nhân lên để tinh chế, lọc tách, bất hoạt, không còn khả năng gây bệnh và đưa vào bào chế vắc xin. Đây là công nghệ sản xuất vắc xin cổ điển, từng được IVAC ứng dụng sản xuất nhiều vắc xin khác, ví dụ vắc xin cúm mùa, A/H5N1.





    Bộ Y tế điều 14 bệnh viện hỗ trợ TP HCM và 10 tỉnh phía Nam điều trị Covid-19

    Trước tình trạng số ca mắc Covid-19 gia tăng ở các tỉnh phía Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế phân công 14 bệnh viện tuyến trên trực tiếp hỗ trợ chuyên môn trong quản lý, điều trị Covid-19 tại TP HCM và 10 tỉnh phía Nam.
    Chiều 30-11, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã ký quyết định phân công 14 bệnh viện tuyến trên trực tiếp hỗ trợ chuyên môn trong quản lý, điều trị Covid-19 tại TP HCM và 10 tỉnh phía Nam.

    Theo đó, Bộ trưởng Bộ Y tế phân công các bệnh viện tuyến trên trực tiếp hỗ trợ chuyên môn trong quản lý, điều trị Covid-19 tại các tỉnh thành phố gồm:

    Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, Bệnh viện Thống Nhất tiếp tục hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực cho các cơ sở y tế của TP HCM.

    Hình ảnh

    Bộ Y tế điều động các bệnh viện trung ương vào các tỉnh phía Nam hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19

    Bệnh viện Đại học Y Hà Nội phụ trách hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực điều trị người bệnh Covid-19 cho các cơ sở y tế của tỉnh Bình Dương.

    Bệnh viện Phổi Trung ương phụ trách hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực điều trị người bệnh Covid-19 cho các cơ sở y tế của tỉnh Đồng Nai.

    Bệnh viện Lão khoa Trung ương hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực điều trị người bệnh Covid-19 cho các cơ sở y tế của tỉnh Đồng Tháp.

    Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên phụ trách hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 cho cơ sở y tế của tỉnh Long An.

    Bệnh viện Hữu Nghị phụ trách hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 cho cơ sở y tế của tỉnh Tiền Giang.

    Bệnh viện K phụ trách hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 cho cơ sở y tế của tỉnh Kiên Giang.

    Bệnh viện E phụ trách hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 cho cơ sở y tế của tỉnh Tây Ninh.



    Bệnh viện Nội tiết Trung ương phụ trách hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 cho cơ sở y tế của tỉnh Sóc Trăng.

    Bệnh viện Nhi Trung ương phụ trách chuyên môn về hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 cho cơ sở y tế của tỉnh Vĩnh Long.

    Bệnh viện Bạch Mai phụ trách hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 cho cơ sở y tế của tỉnh An Giang.

    Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu các bệnh viện tuyến trên theo phân công chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ đánh giá, tổ chức thu dung điều trị, các điều kiện hiện có về giường bệnh, hệ thống oxy, trang thiết bị, thuốc, vật tư, nhân lực của các cơ sở y tế để xác định những khó khăn, bất cập và đề xuất với Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch tỉnh, thành phố để chỉ đạo và hỗ trợ khắc phục.

    Thành lập Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19; đồng thời cử cán bộ y tế trực tiếp hướng dẫn chuyên môn tại chỗ, hội chẩn từ xa, tập huấn, đào tạo, nâng cao năng lực và giám sát chất lượng về cấp cứu, điều trị người bệnh Covid-19 cho các cơ sở y tế các tỉnh, thành phố.

    Tổ chức giao ban hàng ngày để rút kinh nghiệm điều trị giữa bệnh viện tuyến trên và bệnh viện tuyến quận/huyện/thành phố được phân công. Phối hợp với Trung tâm cấp cứu 115 tỉnh, thành phố (nếu có) trong việc điều phối, chuyển tuyến kịp thời và phù hợp người bệnh Covid-19.

    Cùng đó hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực cho các tỉnh, thành phố trong thực hiện quản lý, điều trị người nghi mắc và mắc Covid-19.

    Thời gian gần đây, số ca mắc Covid-19 tại TP HCM và một số địa phương phía Nam gia tăng, trong đó rất nhiều F0 trong cộng đồng. Việc gia tăng ca mắc khiến cho không ít tỉnh phải điều chỉnh cấp độ dịch... và phải mở rộng cơ sở điều trị, thu dung. Đồng thời một số địa phương đã triển khai cách ly, điều trị và theo dõi F0 tại nhà.

    Trước đó, Bộ Y tế cùng các địa phương cũng đã điều động hơn 25.000 cán bộ y tế trực thuộc Bộ, các bệnh viện tuyến Trung ương, viện nghiên cứu... sinh viên các trường y dược, bệnh viện các tỉnh đến TP HCM và các tỉnh, thành phố phía Nam hỗ trợ công tác phòng chống dịch. Cùng đó Bộ Y tế đã điều động và phân công hàng loạt bệnh viện tuyến trung ương thiết lập và phụ trách các trung tâm hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 tại TP HCM, Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Long, Cần Thơ...



    Phát hiện 152 người trong một công ty dương tính với SARS-CoV-2

    Theo CDC Thái Nguyên, Công ty New One Vina đang là ổ dịch Covid-19 lớn và phức tạp nhất tại Thái Nguyên.


    Từ 18 giờ ngày 28-11 đến 18 giờ ngày 29-11, Thái Nguyên ghi nhận 39 trường hợp có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, hầu hết là công nhân Công ty TNHH New One Vina và F1 của các ca bệnh trước đó.

    Như vậy, từ ngày 1-11 đến nay, Thái Nguyên ghi nhận 289 ca bệnh, trong đó có 173 ca cộng đồng và công nhân trong các công ty (liên quan đến các công ty trong khu công nghiệp là 163 ca); 5 ca ghi nhận trong khu cách ly người nhập cảnh; 111 ca tiếp xúc với các ca bệnh hoặc từ vùng dịch trở về đã được cách ly, quản lý (trong đó có 26 ca từ tỉnh phía Nam trở về).

    Theo CDC Thái Nguyên, Công ty New One Vina đang là ổ dịch Covid-19 lớn và phức tạp nhất tại Thái Nguyên.

    Từ ngày 25 đến ngày 29-11, doanh nghiệp này có 152 công nhân, người lao động nhiễm Covid-19. Khoảng 900 công nhân, lao động của công ty đã bị phong tỏa, cách ly tại chỗ để lấy mẫu xét nghiệm, tách các F0 đưa đến khu điều trị.

    Một cán bộ y tế tại CDC Thái Nguyên cho biết trên báo Thanhniene, điểm đặc thù của ổ dịch tại Công ty New One Vina là các công nhân lưu trú ở nhiều xóm trọ, địa phương khác nhau.

    Trước khi phát hiện là ổ dịch Covid-19, các công nhân này có lịch sử di chuyển khác phức tạp, nguy cơ lây nhiễm cộng đồng cao. Để khoanh vùng dập dịch, khoảng 900 công nhân, người lao động ở doanh nghiệp này đã được cách ly, phong tỏa trong nhiều ngày qua để phục vụ lấy mẫu xét nghiệm Covid-19, tách các F0 đưa đến các khu điều trị





    Chủ động thông tin về biến thể Omicron để nâng cao cảnh giác


    Tiểu Ban truyền thông, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 yêu cầu chủ động truyền thông về việc xuất hiện biến thể Omicron ở nhiều nước Châu Âu để nâng cao cảnh giác.
    Tiểu Ban truyền thông, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 vừa ban hành kế hoạch truyền thông phòng chống dịch Covid-19 với thông điệp "Cảnh giác, chủ động để bảo vệ thành quả phòng, chống dịch".

    Theo kế hoạch này, Chính phủ nhận định sau hơn 1 tháng thực hiện Nghị quyết số 128/NQ CP ngày 11-10-2021 quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, tình hình dịch cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc; tâm thế và nhận thức của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, của người dân và doanh nghiệp đã được nâng lên, vừa đảm bảo cuộc sống hoạt động ở trạng thái bình thường mới, không chủ quan lơ là với dịch bệnh, vừa từng bước khôi phục và phát triển kinh tế.

    Tuy nhiên, số ca nhiễm mới trong cộng đồng có dấu hiệu tăng lên ở hầu hết các địa phương; tình hình biến chủng mới xuất hiện trên thế giới, có thể có diễn biến phức tạp, đã gây tâm lý lo ngại; người dân một số nơi lại có biểu hiện chủ quan, lơ là. Điều đó đặt ra áp lực đối với các cơ quan thường trực phòng, chống dịch và các cơ quan truyền thông phải tiếp tục tuyên truyền để thống nhất nhận thức đối với toàn xã hội.

    Căn cứ kết luận, chỉ đạo mới của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Tiểu ban Truyền thông ban hành kế hoạch tuần truyền thông phòng, chống dịch với thông điệp "Cảnh giác, chủ động để bảo vệ thành quả phòng, chống dịch" (từ ngày 29-11 đến ngày 6-12-2021)

    Theo đó, đối với Bộ Y tế (Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19) cần chủ động cung cấp thông tin về những diễn biến mới, kèm theo những lý giải, phân tích giữa tình hình dịch bệnh trong nước và tình hình dịch bệnh trên thế giới để người dân có cái nhìn tổng thể về mức độ kiểm soát dịch bệnh ở Việt Nam, cũng như chuẩn bị tâm thế để ứng phó với những diễn biến mới trong thời gian tới.

    Đặc biệt, những thông tin nhạy cảm đối với xã hội khi xảy ra sự cố ngoài ý muốn (sự cố khi tiêm chủng xảy ra sốc phản vệ với cả người lớn và trẻ em, tai biến nặng sau tiêm...), đề nghị Bộ Y tế chủ động có thông tin kịp thời để dư luận không hoang mang, không gây tâm lý tiêu cực.



    Các cơ quan báo chí cần tiếp tục truyền thông sâu rộng quan điểm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 để cài đặt thói quen "bình thường mới" vào tiềm thức hàng ngày của từng người, "bình thường mới" không phải là bình thường, nghĩa là tuyệt đối không được lơ là, chủ quan nhưng cũng không hoảng hốt, lo sợ, mất bình tĩnh trước diễn biến dịch bệnh.

    Truyền thông nhấn mạnh đánh giá cấp độ dịch để xây dựng kế hoạch, kịch bản, phương án phòng, chống dịch theo hướng ở quy mô càng nhỏ càng tốt, đánh giá tới cụm dân cư, từng khu dân cư...

    Khi đó, các biện pháp ngăn chặn dịch hiệu quả hơn mà không ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân, sự phát triển kinh tế - xã hội trên diện rộng. Việc sớm đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng với hơn 75% người dân được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin Covid-19 sẽ thay đổi tiêu chí đánh giá dịch theo hướng đánh giá tỉ lệ bệnh nhân nặng, nhập viện, tử vong, tình hình đáp ứng thu dung, điều trị bệnh nhân mà không đặt nặng về số ca mắc mới.

    Chủ động truyền thông về việc xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 (B.1.1.529 - biến thể Omicron) ở nhiều nước Châu Âu (Anh, Đức, Ý, Hà Lan...) để nâng cao cảnh giác.

    Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo các quốc gia Đông Nam Á không nên buông lỏng ý thức phòng, chống dịch, cảnh báo một số quốc gia trên thế giới có thể phải "đóng cửa trở lại" nếu không cùng nhau kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49333
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:thêm 14.508 ca , cao nhất từ tháng 10

    by music123 » Thứ 4 Tháng 12 01, 2021 2:52 pm

    TỐI 1/12:Cả nước thêm 14.508 ca nhiễm mới, cao nhất từ tháng 10

    TH

    Hình ảnh

    Thông điệp Chung sống an toàn với dịch COVID-19 trên đường Lê Lợi, quận 1, TP.HCM (ảnh chụp chiều 25-11) - Ảnh: QUANG ĐỊNH

    Trong 24 giờ qua, cả nước ghi nhận 14.508 ca nhiễm mới, cao nhất kể từ tháng 10. Trong đó TP.HCM ghi nhận 1.675 ca, tăng 178 ca so với hôm qua. Số ca tử vong vẫn ở mức cao với 196 ca.

    Tính từ 16h ngày 30-11 đến 16h ngày 1-12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.508 ca nhiễm mới, trong đó 2 ca nhập cảnh và 14.506 ca ghi nhận trong nước (tăng 540 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 8.081 ca trong cộng đồng).

    TP.HCM lại tăng 178 ca nhiễm

    Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP.HCM (1.675), Cần Thơ (989), Sóc Trăng (757), Bà Rịa - Vũng Tàu (756), Tây Ninh (729), Bình Dương (642), Đồng Tháp (610), Vĩnh Long (585), Bình Thuận (584), Bình Phước (515), Đồng Nai (509), Cà Mau (507), Kiên Giang (479), Hà Nội (467), Bến Tre (419), Bạc Liêu (402), Khánh Hòa (365), Đắk Lắk (342), Hậu Giang (291);

    An Giang (244), Trà Vinh (240), Bình Định (234), Lâm Đồng (222), Tiền Giang (142), Thừa Thiên Huế (141), Hải Phòng (141), Bắc Ninh (106), Thanh Hóa (104), Đà Nẵng (99), Long An (82), Đắk Nông (82), Thái Nguyên (79), Nghệ An (78), Ninh Thuận (76), Hà Giang (68), Hưng Yên (67), Phú Thọ (64), Quảng Nam (56), Nam Định (52), Phú Yên (51), Quảng Ngãi (50), Gia Lai (47);

    Hải Dương (46), Hà Tĩnh (31), Thái Bình (30), Quảng Bình (29), Tuyên Quang (29), Vĩnh Phúc (26), Quảng Ninh (23), Yên Bái (22), Lạng Sơn (21), Hòa Bình (18), Quảng Trị (17), Kon Tum (15), Cao Bằng (15), Hà Nam (11), Bắc Giang (11), Điện Biên (8), Lào Cai (4), Sơn La (2).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bạc Liêu (-135), Bà Rịa - Vũng Tàu (-104), Tiền Giang (-58).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (+202), TP.HCM (+178), Cà Mau (+130).

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 13.390 ca/ngày.


    Ca tử vong, ca bệnh nặng vẫn cao

    Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.252.590 ca nhiễm, đứng thứ 35/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 149/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 12.707 ca nhiễm).

    Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4-2021 đến nay) ghi nhận 1.247.358 ca, trong đó có 989.235 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

    Có 2 tỉnh không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Yên Bái, Bắc Kạn.

    Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (472.133), Bình Dương (282.873), Đồng Nai (87.755), Long An (38.323), Tiền Giang (29.357).

    Về điều trị, theo số liệu do sở y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý khám chữa bệnh, trong ngày có 2.704 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, đưa tổng số ca được điều trị khỏi lên 992.052 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.497 ca.

    Từ 17h30 ngày 30-11 đến 17h30 ngày 1-12, cả nước ghi nhận 196 ca tử vong. Trong đó tại TP.HCM là 68 ca, gồm 7 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Long An (2), Đồng Nai (1), Đồng Tháp (1), An Giang (1), Quảng Bình (1), Bình Định (1).

    Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (20), Bình Dương (19), An Giang (17), Tây Ninh (13), Kiên Giang (13), Tiền Giang (8), Đồng Tháp (6), Cần Thơ (6), Bạc Liêu (5), Bình Thuận (4), Long An (4), Vĩnh Long (3), Sóc Trăng (2), Bến Tre (2), Cà Mau (2), Hà Nội (1), Phú Thọ (1), Trà Vinh (1), Khánh Hòa (1).

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 172 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 25.448 ca, chiếm tỉ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.

    Về tiêm chủng, trong ngày 30-11 có 1.348.139 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 123.442.920 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 71.736.491 liều, tiêm mũi 2 là 51.706.429 liều.





    Vĩnh Long cho F0 điều trị tại nhà để giảm tải cơ sở y tế

    Vĩnh Long bắt đầu cho người mắc COVID-19 (F0) điều trị tại nhà từ ngày 1-12, đồng thời thành lập 107 trạm y tế lưu động để giảm tải cho các cơ sở y tế, kể cả các bệnh viện dã chiến.

    Ngày 1-12, Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long đã triển khai kế hoạch vừa được UBND tỉnh phê duyệt về phương án quản lý, chăm sóc bệnh nhân nhiễm COVID-19 (F0) không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ điều trị tại nhà.

    Cụ thể, người mắc COVID-19 mới có kết quả xét nghiệm RT-PCR hoặc test nhanh dương tính với COVID-19 được cách ly tại nhà nếu không triệu chứng hoặc triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ (không suy hô hấp: SpO2 > 96% khi thở khí trời, nhịp thở ≤ 20 lần/phút).

    Độ tuổi F0 được điều trị tại nhà từ 1 - 50 tuổi, không có bệnh nền, không đang mang thai, không béo phì. Đối với những trường hợp không thỏa điều kiện này vẫn có thể xem xét cách ly tại nhà nếu có bệnh nền ổn định, bảo đảm tiêm đủ 2 mũi hoặc sau 14 ngày kể từ ngày tiêm mũi vắc xin phòng COVID-19 đầu tiên.

    Người F0 có thể tự chăm sóc bản thân, biết cách đo thân nhiệt, có khả năng tự dùng thuốc theo đơn thuốc của bác sĩ, có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát khi có tình trạng cấp cứu.

    Trường hợp F0 là trẻ em hoặc người không tự chăm sóc cá nhân được thì cần phải có người hỗ trợ chăm sóc. Trong gia đình không có người thuộc nhóm nguy cơ như người cao tuổi, có bệnh nền, béo phì, có thai...

    Theo thống kê, Vĩnh Long ước tính có khoảng 96% F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Việc triển khai phương án quản lý, chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ điều trị tại nhà sẽ giúp giảm bớt quá tải điều trị F0 tại các bệnh viện, kể cả bệnh viện dã chiến.

    Tỉnh này cũng thành lập 107 trạm y tế lưu động, mỗi trạm chăm sóc, theo dõi điều trị tại nhà cho 50 - 100 F0 .

    Trong 12 giờ qua, Vĩnh Long tiếp tục ghi nhận 496 ca mắc mới, nâng tổng số ca từ tháng 7 đến nay là 11.354 ca. Trong đó có 90 ca tử vong.




    Bệnh nhân Covid-19 phá cửa sổ phòng trốn khỏi bệnh viện dã chiến: Khẩn trương truy tìm

    Hình ảnh

    B. khi đang được điều trị. Ảnh: báo Kon Tum


    Trích xuất camera cho thấy, lúc 0h55 phút hôm nay, bệnh nhân B. đã đạp khung cửa sắt để trốn.

    Theo VOV, bệnh nhân Covid-19 tên Lê Văn B. (35 tuổi, quê xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) rạng sáng nay đã bỏ trốn khỏi Bệnh viện Dã chiến số 1 tỉnh Kon Tum (đường Đồng Nai, xã Chư Hreng, thành phố Kon Tum).

    Lực lượng chức năng tỉnh đang khẩn trương truy tìm đối tượng này.




    Báo Kon Tum thuật lại, sáng sớm hôm nay, các bác sĩ của Bệnh viện Dã chiến số 1 tỉnh phát hiện B. trốn khỏi viện.

    Trích xuất camera cho thấy, lúc 0h55 phút cùng ngày, bệnh nhân B. đã đạp khung cửa sắt và lưới B40 ở phía ngoài cửa sổ phòng bệnh để trốn ra khỏi khoa khu vực điều trị. Sau đó, B. men theo tường rào thoát ra ngoài tại khu vực cổng số 2.

    Thời điểm bỏ trốn, F0 này mặc áo thun xám trắng dài tay, quần đùi cộc màu đen. B. đi khập khiễng do trước đó tự đâm vào đùi phải. Cơ quan chức năng đề nghị, nếu ai phát hiện Lê Văn Bình ở đâu thì kịp thời báo cho cơ quan công an hoặc cơ sở y tế gần nhất.


    Trước đó, B. đi từ tỉnh Gia Lai đến tỉnh Kon Tum. Khi vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum sơ cứu vết thương ở chân hôm 24/11, B. được test nhanh Covid-19, cho kết quả dương tính. Theo VOV, vết thương ở chân B. là do B. từng có biểu hiện ngáo đá tự gây ra.





    Diễn biến "nóng" vụ cô gái nghi nhiễm Covid-19 bị cách ly suốt đêm trên xe cấp cứu

    Hình ảnh

    Chiếc xe cứu thương mà chị A. phải cách ly cả đêm. Ảnh: Tổ Quốc


    Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đề nghị Sở Y tế kiểm tra quy trình sàng lọc, xét nghiệm Covid-19 theo quy định của Bộ.

    Liên quan vụ cô gái test nhanh dương tính với SARS-CoV-2, bị cách ly suốt đêm trên xe cứu thương, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa gửi văn bản yêu cầu Sở Y tế Hà Nội xác minh thông tin phản ánh.

    Theo thuật lại của tờ Tuổi trẻ, văn bản do Phó cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh Nguyễn Trọng Khoa ký có nêu, Cục nhận được phản ánh việc Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn yêu cầu người bệnh nghi nhiễm Covid-19 ở lại chờ kết quả, nhưng không bố trí phòng cách ly theo quy định.

    Cục đề nghị Sở Y tế Hà Nội khẩn trương xem xét, xác minh những thông tin mà người dân phản ánh trên; kiểm tra quy trình sàng lọc, xét nghiệm Covid-19 theo quy định của Bộ Y tế.


    Đơn vị này cũng đề nghị Sở Y tế TP xử phạt nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định tại nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

    Báo cáo gửi về Cục trước ngày 2/12.

    Trước đó, chị P.T.T.A (22 tuổi, trú tại phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội đến Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn 2 để test nhanh Covid-19 vì bị đau họng và ho, vào đêm 28/11. Sau 2 lần test nhanh dương tính, chị được yêu cầu lấy mẫu xét nghiệm PCR. Song chị phải cách ly trên xe cấp cứu từ suốt 16 tiếng, tới ngày hôm sau mới được đưa lên phòng. Cô gái này nói, mình bị lạnh khi cả đêm trên xe, sáng hôm sau mặt trời chiếu vào xe cảm giác rất ngột ngạt, khó chịu.

    Tờ Lao động dẫn báo cáo của Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn cho hay, vào sáng 28/11, chiếc xe lưu động được bố trí làm khu vực cách ly riêng biệt cho người nghi mắc Covid-19 bị hỏng điều hòa nên được mang đi sửa. Tới chiều, việc sửa chữa không xong so với dự kiến, viện không có phương án bổ sung thêm khu vực cách ly cho ca nghi nhiễm.

    Do vậy, cô gái phải cách ly tạm thời trên xe cấp cứu.


    Tới 14h30 phút ngày 29/11, chị A. mới được đưa lên phòng cách ly ở tầng 6 chờ kết quả xét nghiệm PCR trước khi được chuyển đến cơ sở điều trị theo đúng quy trình.

    "Bệnh viện tự nhận thấy trong quá trình xử lý sự việc đã phản ứng chưa linh hoạt, chưa mở rộng khu vực cách ly kịp thời so với số lượng các ca nghi nhiễm tăng cao để đảm bảo phục vụ bệnh nhân. Bệnh viện đã liên hệ với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân để gửi lời xin lỗi sâu sắc", nguồn trên dẫn thông tin từ bệnh viện.
    Hình ảnh
Đăng trả lời 344 bài viết

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 131 khách