Đăng trả lời 344 bài viết
VN:Thêm 88.378 ca, Quảng Ninh và Bình Định bổ sung 23.262 F0
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49860
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:vượt 200.000 ca; Dừng hoàn toàn đường bay TP.HCM – Hà Nội

    by music123 » Thứ 4 Tháng 8 04, 2021 7:36 pm

    Tin Covid tối 31/7:Số ca mắc COVID-19 cả nước giảm, riêng TP.HCM giảm gần 1/2

    TỔNG HỢP

    Hình ảnh

    Ảnh minh hoạ.
    Tối 4/8, Bô y tế thông báo thêm 3.352 ca COVID-19, trong đó 1 ca nhập cảnh. So với ngày 3/4, số ca nhiễm mới ở TP.HCM giảm gần 1/2.

    3.351 ca ghi nhận tại: Bình Dương (1.111), TP.HCM (935), Long An (281), Đồng Nai (225), Khánh Hòa (150), Đồng Tháp (142), Cần Thơ (113), Bình Thuận (84), Sóc Trăng (49), Phú Yên (33), Ninh Thuận (29), Bến Tre (24), Hà Nội (24), Thừa Thiên Huế (19), Thanh Hóa (17), Quảng Ngãi (15), Đăk Lăk (15), Hà Tĩnh (14), Hậu Giang (10), Quảng Nam (10), Gia Lai (10), Nghệ An (6), Bình Phước (6), Quảng Bình (5), Hải Dương (4), Hưng Yên (3), Quảng Trị (3), Kon Tum (2), Sơn La (2), Lào Cai (2), Bắc Ninh (2), Đăk Nông (1), Yên Bái (1), Vĩnh Phúc (1), Nam Định (1), Hà Giang (1), Bạc Liêu (1).

    Như vậy, trong ngày 4/8 ghi nhận 7.618 ca nhiễm (giảm 759 so với hôm qua) tại 44 tỉnh thành, chủ yếu tại TP.HCM (3.300 ca), Bình Dương (2.143), Long An (427), Đồng Nai (389), Tây Ninh (194). Trong đó, 5.753 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa (giảm 1.054 ca), 1.865 ca đang điều tra dịch tễ (tăng 295 ca).

    TP.HCM ghi nhận 3.300 ca, giảm 871 ca so với hôm qua. Hà Nội ghi nhận 24 ca, giảm 74 ca. Bình Dương ghi nhận 2.143, tăng 537 ca.

    Số ca mới nâng tổng số ca nhiễm tại TP.HCM lên 106.030, Bình Dương 21.556, Long An 7.450, Đồng Nai 5.684, Đồng Tháp 3.561, Khánh Hòa 2.633, Bắc Ninh 1.722, Hà Nội 1.692, Phú Yên 1.500, Cần Thơ 1.394, Bến Tre 936, Bình Thuận 900, Quảng Ngãi 320, Đăk Lăk 299, Ninh Thuận 288, Hưng Yên 267, Sóc Trăng 256, Nghệ An 252, Hậu Giang 246, Bình Phước 236, Vĩnh Phúc 229, Hà Tĩnh 180, Quảng Nam 147, Gia Lai 117, Đăk Nông 102, Thừa Thiên Huế 93, Thanh Hóa 72, Bạc Liêu 41, Sơn La 24, Kon Tum 20, Lào Cai 20, Hà Giang 18, Quảng Trị 18, Quảng Bình 17, Nam Định 12.

    Đến nay, Việt Nam có 177.813 ca mắc Covid-19, trong đó có 2.329 ca nhập cảnh và 175.484 ca mắc trong nước. Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 173.914 ca, trong đó có 51.558 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.



    Mỹ viện trợ Việt Nam 4,5 triệu USD phòng chống Covid-19

    Chính phủ Mỹ đồng ý viện trợ Việt Nam 4,5 triệu USD nhằm hỗ trợ thực hiện tiêm chủng và nâng cao năng lực hệ thống y tế trong phòng chống Covid-19.

    Theo tin chiều 4/8 từ Bộ Y tế, đại diện Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) cho biết như trên trong cuộc làm việc với Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long chiều hôm trước.

    Trước mắt, dự kiến đầu tháng 9, 77 tủ cấp đông âm sâu (-75 độ C) để bảo quản vaccine, do Mỹ viện trợ sẽ về Việt Nam. Đây là số tủ cấp đông âm sâu được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trong chuyến thăm Việt Nam tháng 7 thông báo viện trợ.

    Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp với khả năng lây lan nhanh và mạnh của biến thể Delta. Số ca nhiễm tăng cao gây áp lực lớn với hệ thống y tế, hệ thống hồi sức tích cực (ICU) trở nên quá tải. Bộ Y tế đang thiết lập các trung tâm ICU lớn tại TP HCM và một số tỉnh phía Nam. Bộ Y tế đề xuất USAID và CDC Mỹ hỗ trợ máy thở, bồn chứa oxy và các trang thiết bị để điều trị tích cực cho các bệnh nhân nặng, hạn chế tử vong.

    Việt Nam hiện rất cần thêm nguồn cung ứng vaccine, Bộ trưởng Long chia sẻ. Việt Nam đã ký hợp đồng mua 31 triệu liều vaccine Pfizer và đang đàm phán mua thêm 20 triệu liều nữa. Tuy nhiên, tới quý 4, khoảng 47 triệu liều vaccine Pfizer mới về Việt Nam. Bộ trưởng mong muốn USAID tiếp tục vận động với Chính phủ Mỹ để Việt Nam sớm nhận được thêm vaccine viện trợ ngay trong tháng 8, 9.



    "Đây là vấn đề ưu tiên giúp ứng phó tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và sự thiếu hụt nghiêm trọng của nguồn vaccine tại Việt Nam", ông Long nói.

    Hiện Chính phủ Mỹ đã hoàn tất hợp đồng với hãng Pfizer và cam kết hỗ trợ 500 triệu liều vaccine Pfizer để thúc đẩy nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu.

    Hình ảnh


    Bộ trưởng Long làm việc với đại diện USAID và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Mỹ, chiều 3/8. Ảnh: Đức Minh.




    TP HCM cần 5,5 triệu liều vaccine Covid-19 trong tháng 8

    Dự kiến trong tháng 8, TP HCM cần 4,5 triệu liều vaccine Covid-19 để tiêm mũi một và một triệu liều vaccine để tiêm mũi hai cho người dân.

    Nội dung này được đề cập trong văn bản gửi Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, do Phó chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức ký, ngày 3/8. Theo đó, thành phố cần tiêm mũi hai AstraZeneca cho 800.000 người đã tiêm mũi một từ 8 đến 12 tuần; tiêm mũi hai Moderna cho 200.000 người đã tiêm mũi một đủ 4 tuần.

    Để đạt mục tiêu tiêm cho 7 triệu người từ 18 tuổi trở lên tại thành phố, TP HCM đề xuất được cấp 5,5 triệu liều vaccine từ ngày 5/8 và theo tiến độ liên tục đến 31/8. Trong khoảng thời gian này, thành phố cần trung bình mỗi ngày 210.000 liều vaccine.

    Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Hoài Nam ngày 3/8 cũng gửi công văn đến các đơn vị về hướng dẫn tiêm hai liều vaccine. Theo đó, người đã tiêm mũi thứ nhất bằng vaccine nào thì tốt nhất tiêm mũi thứ hai bằng vaccine đó. Trường hợp nguồn vaccine hạn chế thì có thể phối hợp bằng cách tiêm mũi thứ hai bằng vaccine Pfizer cho người đã tiêm mũi một vaccine AstraZeneca, nếu được người tiêm chủng đồng ý, khoảng cách giữa hai mũi tiêm là 8-12 tuần.

    Không sử dụng vaccine Moderna hoặc vaccine khác để tiêm mũi thứ hai cho người đã tiêm mũi một bằng AstraZeneca. Những người đã tiêm mũi một bằng vaccine Sinopharm, Pfizer, Moderna thì mũi hai chỉ tiêm vaccine cùng loại. Khoảng cách giữa hai mũi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.



    Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM, đến nay, thành phố là địa phương nhận vaccine nhiều nhất cả nước với hơn 4 triệu liều, bao gồm cả lượng vaccine đến các viện, bệnh viện, đơn vị Trung ương trên địa bàn, với tỷ lệ phân bổ trên dân số từ 18 tuổi trở lên đạt 29%. Tối 3/8, Bộ Y tế phân bổ thêm tổng cộng gần 980.000 liều vaccine cho TP HCM.

    Thành phố đã cơ bản hoàn thành chiến dịch tiêm đợt 5 với 930.000 liều vaccine bao gồm AstraZeneca, Pfizer, Moderna và bắt đầu chiến dịch tiêm đợt 6 từ ngày 3/8. Một triệu liều Vero cell của Sinopharm về TP HCM đang được Bộ Y tế thẩm định.

    Tính đến ngày 3/8, khoảng 1,95 triệu người TP HCM đã tiêm ít nhất một mũi vaccine và 70.000 người tiêm đủ hai mũi vaccine. Thành phố tổ chức 1.200 đội tiêm, một đội có thể tiêm 250 người mỗi ngày. Như vậy, toàn thành phố có thể đạt công suất tiêm 300.000 người, tăng lên 350.000 người một ngày.

    Hình ảnh

    Tiêm vaccine Covid-19 lưu động tại TP Thủ Đức, ngày 1/8. Ảnh: Quỳnh Trần.



    Cấp cứu 115 TP HCM mỗi ngày nhận 5.000 cuộc gọi


    Trung tâm Cấp cứu 115 TP HCM nâng số lượng đường truyền tổng đài viên lên 40, gấp 10 lần so với trước đây, mỗi ngày đang nhận khoảng 5.000 cuộc gọi.

    Thông tin được bác sĩ Nguyễn Duy Long, Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115, Tổ trưởng công tác đặc biệt chuyên điều phối chuyển người bệnh Covid-19 nặng và nguy kịch của TP HCM, báo cáo khi làm việc với Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn, sáng 4/8. Trước đây, một ngày tổng đài 115 nhận 1.200 cuộc gọi.

    Theo bác sĩ Long, Trung tâm 115 đang có khoảng 200 nhân sự. Bên cạnh nâng số đường truyền, nơi này đã trang bị số lượng lớn máy tính, đường truyền Internet, đường truyền điện thoại dự phòng cho tổng đài, đảm bảo hoạt động ổn định 24/7 để tiếp nhận thông tin đề nghị cấp cứu, chuyển bệnh từ người dân và các cơ sở y tế.

    Thứ trưởng Sơn nhấn mạnh vai trò quan trọng của Trung tâm 115 trong hoạt động tiếp nhận thông tin, điều phối cấp cứu trên địa bàn TP HCM.

    Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông Lâm Đình Thắng chia sẻ tại họp báo ngày 3/8, tính đến chiều 2/8, trong tổng số cuộc gọi mà tổng đài 115 tiếp nhận, 89% cuộc gọi đã được đáp ứng, 10% cuộc gọi bị nhỡ, 1% cuộc gọi gây rối. Sở Thông tin Truyền thông đang cùng Sở Y tế tăng năng lực tiếp nhận, mục tiêu 100% cuộc gọi đều được tiếp nhận và đáp ứng.
    Sở Y tế TP HCM chiều 3/8 gửi văn bản đến các cơ sở y tế, yêu cầu Trung tâm Cấp cứu 115 đảm bảo việc tiếp nhận cuộc gọi của tổng đài cấp cứu 115 không bị gián đoạn. Trung tâm phải nhanh chóng huy động phương tiện vận chuyển cấp cứu phù hợp, gồm taxi cấp cứu hoặc xe cứu thương để hỗ trợ tổ phản ứng nhanh tại các quận huyện chuyển người bệnh đến cơ sở điều trị phù hợp.

    Trước đó, Sở Y tế TP HCM điều động 200 taxi thành xe vận chuyển F0 lên bệnh viện tuyến trên, có nhân viên y tế đi kèm và thiết bị hồi sức như bình oxy, mask thở, máy đo SpO2, kit xét nghiệm nhanh... Thành phố dự kiến tăng cường 100 xe cấp cứu 115, với ê kip cấp cứu và trang thiết bị y tế.

    Hệ thống cấp cứu 115 đang được triển khai đến từng cơ sở chăm sóc và theo dõi sức khỏe F0 tại quận huyện, các khu dân cư, vận chuyển bệnh nhân Covid-19 có dấu hiệu chuyển nặng đến bệnh viện để can thiệp điều trị, giảm tỷ lệ bệnh nặng và tử vong.

    Tính đến sáng 4/8, tổng số ca nhiễm tại TP HCM đã được Bộ Y tế định mã số bệnh nhân là 105.095, tổng số ca được điều trị khỏi và xuất viện là 43.751 (kể từ khi đại dịch xuất hiện).

    Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), ngày 4/8 các bệnh viện TP HCM đang điều trị 33.444 F0, bao gồm bệnh nhân có kết quả xét nghiệm PCR và xét nghiệm nhanh dương tính. Trong đó, 1.035 bệnh nhân nặng đang thở máy và 15 bệnh nhân can thiệp ECMO.
    Sửa lần cuối bởi 1 vào ngày music123 với 0 lần sửa trong tổng số.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49860
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 7244 ca;SG:2K F0 phải hỗ trợ hô hấp

    by music123 » Thứ 5 Tháng 8 05, 2021 4:34 pm

    Tin Covid-19 tối 5/8, Việt Nam thêm 3.301 ca mắc mới COVID-19, Hà Nội có 69 trường hợp

    Hình ảnh


    Tối 5/8, Bộ Y tế cho biết trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận thêm 3.301 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 3 ca nhập cảnh và 3.298 ca ghi nhận trong nước. Trong số này có 554 ca trong cộng đồng. Như vậy, trong ngày hôm nay, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 7.244 ca mắc mới.


    2 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới: Quảng Ninh, Bắc Kạn.

    11 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định, Yên Bái, Thái Bình.

    rong ngày có 3.708 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 05/8.

    Tổng số ca được điều trị khỏi là 58.040 ca.

    Thêm 393 bệnh nhân COVID-19 tử vong tại 16 tỉnh, thành phố


    Hình ảnh

    ối 5/8 Tiểu ban điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận thêm 393 ca tử vong (2328-2720) tại 16 tỉnh, thành phố. Như vậy Việt Nam đã có 2720 ca tử vong do COVID-19 từ khi dịch bệnh này xuất hiện tại nước ta.

    Cụ thể:

    + Tại TPHCM từ ngày 4-5/8: 214 ca

    + Tại Tỉnh Bình Dương từ ngày 1-5/8: 112 ca

    + Tại Tỉnh Tiền Giang ngày 5/8: 27 ca

    + Tại Tỉnh Long An ngày 5/8: 9 ca

    + Tại Tỉnh Đồng Tháp ngày 5/8: 8 ca

    + Tại Tỉnh Đồng Nai ngày 5/8: 8 ca

    + Tại Tỉnh Bến Tre ngày 5/8: 4 ca

    + Tại Tỉnh Vĩnh Long ngày 5/8: 3 ca

    + Tại Tỉnh Sóc Trăng ngày 5/8: 1 ca

    Tại Tỉnh Khánh Hoà ngày 5/8: 1 ca

    + Tại Tỉnh Bình Thuận ngày 5/8: 1 ca

    + Tại Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày 5/8: 1 ca

    + Tại Tỉnh An Giang ngày 5/8: 01 ca

    + Tại Thành phố Hà Nội ngày 5/8: 1 ca

    + Tại Thành phố Đà Nẵng ngày 5/8: 1 ca

    + Tại Thành phố Cần Thơ ngày 5/8: 1 ca

    Bộ Y tế cho biết hiện số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 486 ca; số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 20 ca.

    Trong 24 giờ qua, cả nước đã thực hiện 168.241 xét nghiệm cho 357.058 lượt người.

    Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 6.721.408 mẫu cho 19.009.497 lượt người.

    Tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 7.553.318 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 6.774.332 liều, tiêm mũi 2 là 778.986 liều.



    Thêm 393 bệnh nhân COVID-19 tử vong tại 16 tỉnh, thành phố


    Hình ảnh

    Tối 5/8 Tiểu ban điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận thêm 393 ca tử vong (2328-2720) tại 16 tỉnh, thành phố. Như vậy Việt Nam đã có 2720 ca tử vong do COVID-19 từ khi dịch bệnh này xuất hiện tại nước ta.

    Cụ thể:

    + Tại TPHCM từ ngày 4-5/8: 214 ca

    + Tại Tỉnh Bình Dương từ ngày 1-5/8: 112 ca

    + Tại Tỉnh Tiền Giang ngày 5/8: 27 ca

    + Tại Tỉnh Long An ngày 5/8: 9 ca

    + Tại Tỉnh Đồng Tháp ngày 5/8: 8 ca

    + Tại Tỉnh Đồng Nai ngày 5/8: 8 ca

    + Tại Tỉnh Bến Tre ngày 5/8: 4 ca

    + Tại Tỉnh Vĩnh Long ngày 5/8: 3 ca

    + Tại Tỉnh Sóc Trăng ngày 5/8: 1 ca

    + Tại Tỉnh Khánh Hoà ngày 5/8: 1 ca

    + Tại Tỉnh Bình Thuận ngày 5/8: 1 ca

    + Tại Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày 5/8: 1 ca

    + Tại Tỉnh An Giang ngày 5/8: 01 ca

    + Tại Thành phố Hà Nội ngày 5/8: 1 ca

    + Tại Thành phố Đà Nẵng ngày 5/8: 1 ca

    + Tại Thành phố Cần Thơ ngày 5/8: 1 ca

    Bộ Y tế cho biết hiện số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 486 ca; số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 20 ca.


    Người tử vong vì COVID-19 sẽ được lo hậu sự ra sao?

    Nghĩa tử là nghĩa tận, ông Phan Văn Mãi, Phó bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM khẳng định, thành phố sẽ thực hiện nhiều giải pháp để lo chu toàn nhất cho người quá cố vì COVID-19 và cả những người có hoàn cảnh khó khăn không may tử vong vì các nguyên nhân khác.
    Nhiều thông tin trên mạng xã hội về việc gia đình người quá cố vì COVID-19 bị tăng giá khi làm thủ tục an táng, hoặc người đã tử vong nhiều ngày nhưng chưa được hỏa táng… đang gây nhiễu loạn, ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động chống dịch COVID-19.

    Tại cuộc họp báo cung cấp thông tin về các vấn đề dịch bệnh (chiều 5/8) do ông Phan Văn Mãi, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM chủ trì, các vấn đề dư luận xã hội đang quan tâm về việc lo hậu sự cho người quá cố đã được báo chí đặt ra.

    Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường cho biết, căn cứ hướng dẫn của Ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19 TPHCM, ca tử vong do COVID-19 đang được xử lý theo quy trình 6 bước nghiêm ngặt, thi thể người quá cố được hỏa táng tại cơ sở hỏa táng Bình Hưng Hòa.


    Hình ảnh

    Ngành y tế thành phố đang nỗ lực điều trị để giảm số ca tử vong vì dịch COVID-19.

    Hiện, cơ sở hỏa táng này hoạt động 24/24h. Liên quan đến chi phí hỏa táng, ông Thắng cho biết toàn bộ cơ sở hỏa táng hiện do Nhà nước giao cho Công ty Môi trường đô thị thành phố quản lý, không có chuyện tăng giá và từ chối nhận ca tử vong do COVID-19 tại Bình Hưng Hòa.

    Theo quy trình, người mất do mắc COVID-19 sẽ chuyển từ bệnh viện đến thẳng trung tâm mai táng và hỏa táng, đảm bảo khử khuẩn kỹ càng, không có người thân tham dự hay tổ chức tang lễ. Chi phí hỏa táng của mỗi trường hợp là 4,2 triệu đồng.

    Sau khi hỏa táng, tro cốt sẽ được lưu trữ tại điểm lưu trữ của Công ty Môi trường đô thị, dán đầy đủ thông tin của người mất, ngày giờ mất. Những người mất còn thân nhân thì sẽ trao tro cốt để người thân mang về thờ tự. Đối với gia đình phải thực hiện cách ly, tro cốt sẽ được giữ lại đợi người dân hoàn thành cách ly đến nhận về. Nếu người mất thuộc diện hộ nghèo, TPHCM sẽ chi ngân sách hỗ trợ toàn bộ chi phí ở các khâu hậu sự.

    Trước vấn đề trên, ông Phan Văn Mãi cho biết, việc hỗ trợ hỏa táng, lưu giữ tro cốt và hỗ trợ cho gia đình trong chế độ chính sách đều có quy định về hỗ trợ cho người nghèo, người chết do COVID-19. Tuy nhiên, những quy định chắc chắn sẽ không đủ và không bao quát hết, lãnh đạo thành phố đã thống nhất chủ trương, những bà con có hoàn cảnh khó khăn, không may người thân mất thì thành phố sẽ cố gắng lo chu đáo nhất, bởi đây là việc rất thiêng liêng.

    Lãnh đạo thành phố cam kết những gia đình khó khăn sẽ được hỗ trợ bằng nguồn ngân sách, bằng vận động xã hội để đảm bảo được chi phí mai táng kể cả người quá cố chết do COVID-19 hay do các nguyên nhân khác. Lãnh đạo thành phố yêu cầu chính quyền cơ sở kịp thời nắm thông tin, nơi nào cần hỗ trợ nếu có thể thì vận động cộng đồng giúp đỡ ngay. Trường hợp chưa có người giúp thì gửi lên phường xã, thị trấn để tập hợp nếu vượt sức thì gửi lên quận huyện hoặc gửi lên thành phố. Đảm bảo tất cả những người khó khăn cần giúp sẽ được giúp đỡ.

    Ông Mãi nói: “Những trường hợp đã tử vong nhưng thân nhân chưa đến nhận được vì đang bị phong tỏa hoặc các nguyên nhân khác, thành phố ý thức đây là việc tâm linh rất thiêng liêng nên sẽ thực hiện chu đáo nhất để gửi về cho gia đình trong thời gian sớm nhất có thể”.


    Hơn 2.000 F0 ở TP HCM phải hỗ trợ hô hấp

    2.070 người bệnh cần được hỗ trợ hô hấp, 1.331 ca nặng, trong số hơn 33.300 F0 đang điều trị tại các bệnh viện TP HCM, ngày 5/8.

    Thông tin được Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Hữu Hưng cho biết tại họp báo cung cấp thông tin về công tác phòng chống Covid-19, chiều 5/8.

    Trong số 1.331 bệnh nhân nặng, có 1.277 trường hợp thở máy, 39 người bệnh cần lọc máu và 15 ca can thiệp ECMO. Số ca tử vong tại TPHCM tính đến nay là 2.105 (tỷ lệ 1,94%).

    Theo ông Hưng, thành phố đang có 193 cơ sở cách ly F0, tại TP Thủ Đức và các quận huyện. Các cơ sở này đảm nhận nhiệm vụ cách ly và điều trị F0 tại tầng một trong mô hình điều trị tháp 5 tầng, với 53.617 giường. "Những cơ sở này góp phần giảm tải cho các bệnh viện dã chiến và bệnh viện điều trị Covid-19", bác sĩ Hưng nói.

    Bốn tầng còn lại gồm 55 cơ sở, bao gồm các bệnh viện ngoài công lập đã chuyển đổi công năng một phần hoặc toàn bộ sang điều trị Covid-19). Cụ thể, tầng hai có 16 bệnh viện dã chiến thu dung (đang tiếp nhận 23.305 người bệnh), tầng ba gồm 20 bệnh viện (4.385 người bệnh), tầng 4 có 15 bệnh viện (4.238 F0) và tầng 5 gồm 4 bệnh viện (1.450 F0).


    Hôm 3/8, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Phan Văn Mãi trong cuộc họp báo nhìn nhận F0 nặng, tử vong là vấn đề của thành phố, hệ thống y tế đang quá tải và khâu tiếp nhận, xử lý ở tầng 3 trong tháp 5 tầng điều trị đang gặp nhiều khó khăn do hạn chế cơ sở vật chất, đội ngũ, thiết bị.

    Để liên thông chuyển bệnh giữa các tầng điều trị, Sở Y tế TP HCM đã ban hành văn bản hướng dẫn quy trình trong các trường hợp mắc Covid-19 đến bệnh viện. Theo đó, tầng một chăm sóc và theo dõi sức khỏe các F0 không có triệu chứng, không bệnh nền. Tầng hai điều trị F0 có triệu chứng và điều trị các bệnh lý nền kèm theo. Tầng ba điều trị ở mức cơ bản đối với các trường hợp có triệu chứng trung bình và nặng. Tầng 4 điều trị F0 có kèm bệnh lý nền nặng hoặc bệnh lý đi kèm như bệnh thận, viêm gan, tai biến mạch máu não. Tầng 5 có nhiệm vụ hồi sức chuyên sâu cho các trường hợp Covid-19 nguy kịch.

    Bộ Y tế đang cùng TP HCM thiết lập nhiều trung tâm hồi sức bệnh nhân nguy kịch, do các bệnh viện lớn tuyến trung ương như Chợ Rẫy, Bạch Mai, Việt Đức, Trung ương Huế... phụ trách, với mục tiêu lớn nhất là giảm số tử vong.

    Giám đốc Sở Y tế TP HCM hôm nay cũng gửi văn bản hỏa tốc, đề nghị các bệnh viện không được yêu cầu người bệnh phải có xét nghiệm test nhanh hoặc PCR dương tính nCoV mới tiếp nhận bệnh. "Tuyệt đối không vì thủ tục hành chính mà làm chậm trễ việc cấp cứu người bệnh", ông Bỉnh nêu. Tùy tình trạng người bệnh mà bệnh viện quyết định việc tiếp tục điều trị hay cần chuyển tuyến.

    Ông Bỉnh yêu cầu các cơ sở y tế luôn sẵn sàng tiếp nhận người bệnh đến khám và cấp cứu 24/7, khẩn trương đánh giá tình trạng người bệnh, sơ cấp cứu ban đầu; đồng thời đảm bảo trực 24/7, luôn mở cổng bệnh viện để sẵn sàng tiếp nhận khi người dân đến khám hoặc cấp cứu, đặc biệt vào ban đêm.

    Lãnh đạo Sở Y tế cũng đề nghị bệnh viện chủ động bố trí thêm giường, băng ca, bình oxy dự trữ tại khu vực tiếp nhận và cấp cứu, không để người bệnh diễn biến nặng hơn do phải chờ đợi lâu.

    "Những việc này nhằm đến mục tiêu giảm thấp tỷ lệ tử vong, không để người bệnh tử vong tại nhà do chậm trễ hoặc từ chối tiếp nhận người bệnh", ông Bỉnh nêu. Người đứng đầu các đơn vị chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng chậm trễ hoặc từ chối tiếp nhận người bệnh.

    Tại cuộc họp báo, Phó chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức cho biết, thành phố đang tiêm chủng cho toàn bộ người dân trên 18 tuổi, bao gồm cả công dân nước ngoài. Theo thống kê chưa đầy đủ, kể từ đầu đợt tiêm thứ 5 cho tới nay (không bao gồm số lượng tiêm tại các cơ quan y tế trung ương trên địa bàn thành phố, được cấp vaccine trực tiếp từ Bộ Y tế), thành phố đã tiêm hơn 1,3 triệu người. Trong đó, 207.297 người trong nhóm 65 tuổi trở lên và có bệnh lý nền.

    Theo ông Đức, số lượng tiêm chủng liên tục tăng dần trong những ngày qua. Riêng trong ngày 4/8, có 184.256 người được tiêm, ghi nhận 501 trường hợp phản ứng nhẹ, không có trường hợp phản ứng nặng.

    "Các loại vaccine đang cấp phép sử dụng tại TP HCM gồm AstraZeneca, Moderna, Pfizer, Vero Cell đều ghi nhận tỷ lệ hiệu quả bảo vệ khá giống nhau", ông Đức cho biết. Theo đó, những người tiêm đủ hai liều có thể có tỷ lệ nhỏ mắc Covid-19 nhưng tỷ lệ trở nặng rất thấp, tỷ lệ tử vong gần như bằng 0. Đây là lý do quan trọng để thành phố đẩy mạnh tiêm vaccine.

    Hình ảnh

    Nhân viên y tế điều trị các bệnh nhân nặng, nguy kịch tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19, TP Thủ Đức, TP HCM. Ảnh: Thành Nguyễn.

    TH
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49860
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 7244 ca;SG:2K F0 phải hỗ trợ hô hấp

    by music123 » Thứ 6 Tháng 8 06, 2021 3:49 pm

    Tin Covid tối 6/8:Thêm 296 ca COVID-19 tử vong; TP.HCM khẩn cấp xây dựng hệ thống khí oxy


    Hình ảnh

    Thêm 4.315 ca Covid-19

    Bộ Y tế tối 6/8 công bố Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 4 ca nhập cảnh và 4.311 ca ở 32 tỉnh thành, trong đó có 663 ca cộng đồng.

    4.311 ca ghi nhận tại: TP HCM (1.497), Bình Dương (847), Long An (573), Đồng Nai (347), Khánh Hòa (269), Hà Nội (115), Tây Ninh (102), Cần Thơ (94), Đồng Tháp (88), Bình Thuận (66), Đà Nẵng (61), Bến Tre (52), Trà Vinh (28), Ninh Thuận (25), Nghệ An (21), Đăk Lăk (17), Phú Yên (16), Hậu Giang (12), Quảng Nam (11), Gia Lai (10), Lào Cai (9), Thái Bình (8), Hà Tĩnh (8), Ninh Bình (8), Thanh Hóa (5), Bình Phước (5), Quảng Ngãi (5), Hải Dương (4), Quảng Bình (3), Vĩnh Phúc (2), Thừa Thiên Huế (2), Hà Giang (1).

    Như vậy, trong ngày 6/8 ghi nhận 8.324 ca nhiễm mới, gồm 4 ca nhập cảnh và 8.320 ca (tăng 1.081 so với hôm qua) tại 42 tỉnh thành, chủ yếu ở TP HCM (4.060), Bình Dương (1.169), Long An (859), Đồng Nai (554), Khánh Hòa (269), Tiền Giang (253). Trong đó, 6.834 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa (tăng 1.157 ca), 1.486 ca đang điều tra dịch tễ (giảm 76 ca).

    Hôm nay, TP HCM ghi nhận 4.060 ca, tăng 174 ca so với hôm qua. Hà Nội ghi nhận ngày có số ca nhiễm cao thứ ba với 116 ca, tăng 47 ca. Bình Dương ghi nhận 1.169 ca, tăng 287 ca.


    Số ca mới nâng tổng số ca nhiễm tại TP HCM lên 113.976, Bình Dương 23.547, Long An 9.024, Đồng Nai 6.596, Đồng Tháp 3.816, Khánh Hòa 2.998, Tây Ninh 2.288, Hà Nội 1.877, Phú Yên 1.598, Cần Thơ 1.540, Đà Nẵng 1.403, Bình Thuận 1.041, Bến Tre 1.024, Trà Vinh 457, Đăk Lăk 348, Ninh Thuận 345, Quảng Ngãi 335, Nghệ An 273, Hậu Giang 258, Bình Phước 249, Vĩnh Phúc 231, Hà Tĩnh 199, Quảng Nam 167, Gia Lai 165, Hải Dương 111, Thừa Thiên Huế 101, Thanh Hóa 83, Thái Bình 46, Ninh Bình 40, Lào Cai 36, Quảng Bình 31, Quảng Trị 21, Hà Giang 19.

    3 tỉnh gồm Bắc Kạn, Lai Châu, Quảng Ninh, đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới.

    2 tỉnh gồm Bắc Kạn, Quảng Ninh, đã qua 30 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới.

    Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay là 189.422, ghi nhận ở 62 tỉnh thành. 4.292 người được công bố khỏi Covid-19 trong ngày 6/8, nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 62.332. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 518. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 18.


    TP.HCM khẩn cấp xây dựng hệ thống khí oxy


    Ông Lê Hòa Bình Phó Chủ tịch UBND TP.HCM chấp thuận xây dựng hệ thống khí oxy y tế cho các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 theo trình tự, thủ tục xây dựng công trình khẩn cấp.

    Ban Dân dụng và công nghiệp cần khẩn trương phối hợp Sở Y tế xác định quy mô, giải pháp xây dựng hệ thống khí oxy y tế và trình UBND TP.HCM. Đơn vị này cũng chịu trách nhiệm lựa chọn, ký hợp đồng với đơn vị cung cấp, thi công có đủ năng lực, giá cả hợp lý; thành lập bộ phận có kinh nghiệm trong xây dựng, lắp đặt để điều phối, đảm bảo tiến độ khẩn cấp.

    Ông Lê Hòa Bình cũng nhấn mạnh, việc bổ sung hệ thống khí oxy là nhiệm vụ cấp bách, cần hoàn thành trong thời gian ngắn nhất, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời.

    Phó thủ tướng: Xem xét cho công nhân đến công ty sản xuất thực phẩm

    Tại buổi làm việc với Công ty Vissan (TP.HCM) ngày 6/8, Phó thủ tướng cho rằng các trường hợp F1, sau cách ly y tế 14 ngày phải tiếp tục theo dõi y tế 14 ngày tại nhà như quy định. Tuy nhiên, với doanh nghiệp sản xuất, cung ứng thực phẩm thiết yếu có thể xem xét ưu tiên.



    “Sau 14 ngày cách ly, nếu xét nghiệm âm tính có thể xem xét cho công nhân đến công ty để sản xuất thực phẩm, và tiếp tục theo dõi y tế. Đưa lực lượng y tế trực tại doanh nghiệp để theo dõi, và hỗ trợ khi cần”, ông Đam gợi ý.

    Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, ngành sản xuất quan trọng nhất lúc này là sản xuất dược phẩm, trang thiết bị vật tư y tế, và sản xuất thực phẩm nên các kiến nghị của Vissan không trái chủ trương của Chính phủ. Do đó, các địa phương cần nhanh chóng phối hợp, kịp thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp.

    Về thiếu hụt thực phẩm chế biến, theo lãnh đạo Công ty Vissan, lượng thịt tươi sống được đơn vị cung ứng ra thị trường hiện đạt 80% so với bình thường, và dự kiến đạt 100% trong vài ngày tới. Tuy nhiên, nguồn hàng dự trữ cho sản xuất thực phẩm chế biến của đơn vị đang dần cạn, cần sớm có giải pháp.

    Trước đó, ngày 28/7, Vissan xin tạm ngừng sản xuất giết mổ do phát hiện 43 ca nhiễm COVID-19 và hàng trăm trường hợp là F1.

    Bệnh nhân COVID-19 đầu tiên ở Quảng Ngãi tử vong

    Ngày 6/8, Sở Y tế Quảng Ngãi cho biết vừa ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc COVID-19 tử vong.



    Theo đó, bệnh nhân này là ông P.H. (66 tuổi, trú phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ). Bệnh nhân nhập viện ngày 23/7 tại Bệnh viện điều trị COVID-19 số 2 và tử vong lúc 21 giờ ngày 5/8.

    Cũng trong sáng nay, Sở Y tế Quảng Ngãi cho biết, địa phương vừa ghi nhận thêm 5 ca dương tính COVID-19.

    Thủ tướng ban hành công điện mới

    Dân Trí – Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 1068 trong đêm 5/8/2021 yêu các Bộ ngành, địa phương tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

    Công điện nêu rõ, trong thời gian qua, một số tỉnh, thành phố đã thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16 đã đạt một số kết quả ban đầu tích cực.

    Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện có nơi, có lúc vẫn còn chưa nghiêm, hiệu quả chưa cao nên tỉnh thành, thành phố phải làm thực hiện Chỉ thị 16 tốt hơn nữa.




    Việc giãn cách theo nguyên tắc người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình, kiên quyết yêu cầu người dân “ai ở đâu thì ở đó” để thực hiện triệt để việc giãn cách, cách ly theo quy định.

    Các địa phương này cần triển khai ngay việc xét nghiệm tại các khu vực phong tỏa, có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, người có nguy cơ lây nhiễm cao, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt trong cộng đồng để kịp thời phát hiện và phân loại, đưa các trường hợp nhiễm COVID-19 (F0).

    Trong công điện, lãnh đạo Chính phủ cũng nhấn mạnh nhiệm vụ đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc-xin. Thủ tướng yêu cầu tổ chức nhiều điểm tiêm cố định và lưu động. Tiêm ngay cho lực lượng y tế, người làm nhiệm vụ tuyến đầu, người cao tuổi, người có bệnh lý nền và thứ tự ưu tiên theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

    Từ 28/7 đến nay, số người chết hằng ngày ở TP.HCM luôn ở mức 3 con số


    Tuoitre – Số ca bệnh COVID-19 chuyển nặng và tử vong tại TP.HCM những ngày gần đây có xu hướng tăng, gây áp lực cho hệ thống y tế. Bộ Y tế cùng TP.HCM đang làm mọi cách để hạn chế số người chết do COVID-19.

    Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, hiện số người nhiễm COVID-19 điều trị tại TP.HCM ngày càng tăng, số người chuyển nặng nhiều, trong khi năng lực tiếp nhận, đội ngũ, trang thiết bị hạn chế tạo ra áp lực lớn.



    Đến giờ này dù được chi viện nhiều, ngành y tế TP vẫn đang quá tải, việc tiếp nhận bệnh nhân có lúc có nơi chưa đáp ứng kịp.

    Từ ngày 20/7 đến 5/8, số ca nhiễm tại TP.HCM từ 34.825 ca lên 108.816 ca, tăng 73.991 ca (trung bình mỗi ngày tăng hơn 4.300 ca). Điều đáng lo ngại là số bệnh nhân nặng lại có xu hướng tăng trong 9 ngày qua. Ngày 28/7 có 744 người cần thở máy thì ngày 5/8 tăng lên đến 1.316 người.

    Số người tử vong do COVID-19 tại TP.HCM cũng có xu hướng tăng. Ngày 20/7 có 23 người chết, nhưng đến ngày 21/7 lại có đến 58 ca, liên tục 6 ngày sau đó số ca tử vong đều hơn 50 người/ngày.

    Đến ngày 28/7, số người chết tăng lên 111 ca và từ đó đến nay số người chết hằng ngày luôn ở mức ba con số. Hai ngày gần đây, con số này tăng cao đột biến, ngày 4/8 có 217 người chết, ngày 5/8 có 214 người.

    Một số doanh nghiệp Đồng Nai muốn chấm dứt ‘3 tại chỗ’, công nhân đòi về nơi cư trú


    Tuoitre – Tối 5/8, tỉnh Đồng Nai đã ban hành văn bản hỏa tốc về việc xử lý trường hợp doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đề nghị chấm dứt thực hiện phương án lưu trú tại doanh nghiệp.



    Trước đó, ngày 30-7, chủ tịch tỉnh Đồng Nai ban hành văn bản về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội, trong đó yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện phương án “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 địa điểm”. Thời gian áp dụng trong 15 ngày, kể từ 0h ngày 2-8.

    Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở Lao động – thương binh và xã hội, BQL các khu công nghiệp Đồng Nai (DIZA), hiện nay một số doanh nghiệp trên địa bàn đề nghị chấm dứt thực hiện phương án trên, hoặc người lao động chủ động đề nghị chấm dứt việc lưu trú tại doanh nghiệp để về nơi cư trú.

    Đối với trường hợp doanh nghiệp đề nghị chấm dứt thực hiện phương án trên, chủ tịch tỉnh Đồng Nai yêu cầu doanh nghiệp báo cáo Sở LĐ-TB&XH, BQL các khu công nghiệp Đồng Nai và UB các huyện, thành phố nắm thông tin, xử lý theo quy định.

    Sau khi các sở, ngành trên chấp thuận, doanh nghiệp có trách nhiệm xét nghiệm cho toàn bộ lao động. Người lao động chỉ được rời khỏi doanh nghiệp khi có giấy xét nghiệm âm tính trong vòng 3 ngày và được UB cấp huyện đồng ý tiếp nhận.

    Các doanh nghiệp chỉ được chấm dứt phương án “3 tại chỗ” khi kết quả xét nghiệm không có trường hợp dương tính với COVID-19. Nếu có trường hợp dương tính, yêu cầu doanh nghiệp tuyệt đối không để người lao động tự ý rời khỏi doanh nghiệp.



    Trường hợp doanh nghiệp vẫn thực hiện phương án “3 tại chỗ” nhưng người lao động đề nghị không tiếp tục lưu trú tại công ty và có nhu cầu trở về nơi cư trú, doanh nghiệp báo cáo danh sách và kết quả xét nghiệm gửi UB huyện, thành phố nơi người lao động cư trú. Người lao động được trở về nơi cư trú khi có kết quả xét nghiệm âm tính.

    Theo thống kê của Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai, toàn tỉnh có hơn 1.150 doanh nghiệp đã đăng ký thực hiện “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 địa điểm” với khoảng 136.000 lao động tạm trú tại công ty để duy trì sản xuất kinh doanh.

    Tuy nhiên, thời gian gần đây có hàng chục công ty “3 tại chỗ” xuất hiện F0, một số công ty tạo thành ổ dịch lớn khiến người dân lo lắng, trong đó 2 doanh nghiệp có số lượng lớn lao động mắc COVID-19 đã phải tạm dừng hoạt động.

    Hơn 11.600 thí sinh thi tốt nghiệp THPT đợt 2

    Ngày 6/8, hơn 11.600 thí sinh ở 38 tỉnh, thành bắt đầu thi tốt nghiệp THPT đợt 2 năm 2021, muộn hơn các bạn đồng trang lứa gần một tháng.

    Hầu hết thí sinh từng là F0, F1, F2 hoặc ở vùng cách ly, phong tỏa, không thể dự thi tốt nghiệp THPT đợt 1. Cũng có em chưa thể hoàn thành toàn bộ bài thi đợt 1 do địa điểm thi phải dừng đột xuất do liên quan Covid-19.

    Để bảo đảm an toàn cho kỳ thi, các tỉnh, thành đều tổ chức xét nghiệm Covid-19 cho cả thí sinh và cán bộ, giáo viên tham gia công tác thi.

    Năm 2021, cả nước có hơn một triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Số vừa xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển đại học gần 759.000. Chỉ tiêu tuyển sinh dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT chiếm 55%, xét tuyển bằng hình thức khác chiếm 45%.



    Thêm gần 600.000 liều vaccine AstraZeneca về Tân Sơn Nhất

    Ngọc Lan Thứ sáu, 6/8/2021 10:03 (GMT+7)Lô hàng này nâng tổng số vaccine AstraZeneca ở Việt Nam lên gần 12 triệu liều, chiếm 64% nguồn cung.
    Sáng 6/8, gần 600.000 liều vaccine Covid-19 của AstraZeneca được đưa về sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM. Đây là lần giao vaccine thứ 7 thuộc hợp đồng đặt mua trước giữa Công ty cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC) và AstraZeneca dưới sự hỗ trợ của Bộ Y tế.

    Như vậy, trong 5 tuần, gần 4 triệu liều vaccine AstraZeneca trong hợp đồng đặt mua 30 triệu liều của VNVC đã về đến Việt Nam, nâng tổng số vaccine đã nhận theo hợp đồng này lên gần 4,4 triệu liều (tương đương khoảng 37% tổng lượng vaccine AstraZeneca trong nước).

    Hình ảnh

    Thêm gần 600.000 liều vaccine AstraZeneca được đưa về sân bay Tân Sơn Nhất sáng 6/8. Ảnh: L.B.


    Vaccine AstraZeneca được Bộ Y tế phê duyệt cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch Covid-19 hôm 1/2. Đây là vaccine đầu tiên được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

    Theo thống kê của Bộ Y tế, từ tháng 2 đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận và phân bổ hơn 19,3 triệu liều vaccine Covid-19. Trong số này có gần 12 triệu liều vaccine của AstraZeneca, chiếm 64% tổng nguồn cung vaccine trên cả nước.

    Trong ngày 5/8, Việt Nam đã tiêm 442.422 liều vaccine phòng Covid-19. Tổng số liều vaccine đã được tiêm trong thời gian qua là gần 8,1 liều, trong đó có hơn 800.000 liều là tiêm mũi 2. Cổng thông tin tiêm chủng quốc gia sáng nay cũng cập nhật số lượng đối tượng đăng ký tiêm đã vượt qua 5 triệu.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49860
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:vượt 200K ca ; Dừng hoàn toàn đường bay TP.HCM – Hà Nội

    by music123 » Thứ 7 Tháng 8 07, 2021 2:13 pm

    Tin Covid tối 7/8: Việt Nam vượt 200.000 ca COVID-19; Dừng hoàn toàn đường bay TP.HCM – Hà Nội

    Hiểu Minh(TH)


    Hình ảnh

    Ảnh minh hoạ.

    Thêm 3.540 ca COVID-19

    Theo thông tin từ Bộ Y tế, TP.HCM có thêm 3.930 người dương tính với nCoV trong ngày hôm nay. Hà Nội ghi nhận 10 trường hợp.

    Tính từ 6h đến 18h, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 3.540 ca nhiễm mới gồm một ca nhập cảnh và 3.539 ca trong nước.

    Như vậy, ngày 7/8, nước ta có thêm 7.334 ca nhiễm mới gồm một ca nhập cảnh và 7.333 ca ghi nhận trong nước (1.281 ca cộng đồng). So với ngày 6/8, số lượng ca mới trong ngày giảm 987 người.



    Một số tỉnh như Long An, Khánh Hòa, Tiền Giang có số lượng ca mắc mới giảm. TP.HCM có thêm 3.930 ca (tăng 130 ca so với 6/8). Con số này ở Bình Dương là 882 ca (tăng 287 ca so với hôm qua). Hà Nội ghi nhận thêm 10 trường hợp.

    Thống kê số ca mắc mới tại các tỉnh, thành phố khác là Đồng Nai (709), Long An (367), Bà Rịa – Vũng Tàu (288), Khánh Hòa (167), Tiền Giang (165), Cần Thơ (141), Tây Ninh (134), Phú Yên (78), Vĩnh Long (62), Bình Thuận (61), Đồng Tháp (60), Bến Tre (49), An Giang (31), Ninh Thuận (22), Sơn La (20), Kiên Giang (17), Bình Định (17), Gia Lai (17), Quảng Bình (15), Lâm Đồng (12), Hải Dương (11), Hà Nội (10), Quảng Nam (10), Hậu Giang (9), Đắk Nông (7), Quảng Ngãi (7), Bạc Liêu (6), Hà Tĩnh (6), Cà Mau (5), Thanh Hóa (4), Thái Bình (4), Lào Cai (4), Bình Phước (2), Ninh Bình (2), Hà Giang (1), Hưng Yên (1).

    Theo Bộ ý tế, có 3.333 người tại các bệnh viện COVID-19 TP.HCM xuất viện trong ngày 6/8, nâng tổng số điều trị khỏi từ khi đại dịch xuất hiện đến nay lên 52.951.

    Tính đến 7/8, Việt Nam có 200.715 ca nhiễm trong đó có 2.339 ca nhập cảnh và 198.376 ca mắc trong nước.

    Bác sĩ trẻ trốn về quê giỗ cha và mắc COVID-19, cả bệnh viện phải ngưng khám chữa bệnh

    Tuổi Trẻ – Đang thực hiện giãn cách, một bác sĩ của Bệnh viện Chuyên khoa sản – nhi tỉnh Sóc Trăng trốn về nhà để thắp nhang cho cha trong ngày giỗ. Bác sĩ này tiếp xúc nhiều người, sau đó anh được xác định đã dương tính với COVID-19.



    Chiều 7/8, bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ Hà, giám đốc Bệnh viện Chuyên khoa sản nhi tỉnh Sóc Trăng xác nhận và cho biết, người này tên T., 29 tuổi, mới ra trường hơn một năm, làm việc tại khoa ngoại nhi.

    Bệnh viện đã đưa 78 F1 đi cách ly tập trung tại Trường Quân sự tỉnh Sóc Trăng, kết quả xét nghiệm âm tính lần đầu.

    Ngoài ra, trên 350 cán bộ, nhân viên còn lại của bệnh viện và 216 bệnh nhân, người nuôi bệnh được xét nghiệm cho kết quả âm tính COVID-19.

    Dừng hoàn toàn đường bay TP.HCM – Hà Nội

    Thanh Niên – Cục Hàng không Việt Nam vừa yêu cầu các hãng hàng không dừng toàn bộ hoạt động vận chuyển hành khách thường lệ giữa các địa phương đang giãn cách xã hội, trong đó có đường bay Hà Nội – TP.HCM.

    Các chuyến bay được hoạt động là các chuyến bay phục vụ công vụ và nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh. Trường hợp cần thiết phải di chuyển, địa phương có người di chuyển phải thống nhất với địa phương nơi đến (của chuyến bay) và địa phương tiếp nhận (nếu khác với địa phương đến của chuyến bay) để kịp thời đón và tiếp nhận ngay tại sân bay, thực hiện xét nghiệm và cách ly theo quy định.



    Đang cách ly tại nhà, 1 phụ nữ vẫn ra quán ăn bún

    Ngày 7/8, Công an xã Ngọc Biên (huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) đã lập hồ sơ vi phạm, đề nghị xử phạt đối với 3 trường hợp vi phạm các quy định phòng, chống dịch trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

    Theo cơ quan công an, lực lượng chức năng đã từng kiểm tra, nhắc nhở bà S.T. R. về việc thực hiện các quy định phòng, chống dịch trong thời gian giãn cách xã hội nhưng bà R. vẫn không chấp hành.

    Sáng 5/8, tổ kiểm tra liên ngành phòng, chống dịch bệnh COVID-19, phát hiện bà R. bán bún cho 2 thực khách đang ngồi ăn là bà T.T.N. (55 tuổi; là trường hợp cách ly tại nhà) và H.T.S.B.

    Lực lượng chức năng đã lập biên bản và đề nghị xử phạt bà N. số tiền 17,5 triệu đồng, còn bà R. và B., mỗi người bị đề nghị xử phạt 10 triệu đồng.

    Ca COVID-19 đầu tiên ở tỉnh Bình Định và Đắk Lắk tử vong

    Ngày 7/8, ông Lê Quang Hùng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định, cho biết sở đã tiếp nhận thông tin về trường hợp tử vong đầu tiên tại tỉnh này sau khi mắc COVID-19.



    Người được xác định tử vong mắc COVID-19 là nữ bệnh nhân 138129 (75 tuổi; ngụ phường Đập Đá, thị xã An Nhơn), làm nghề buôn bán tại chợ Đập Đá. Cụ thể, bệnh nhân tử vong vào lúc 6 giờ 30 sáng cùng ngày. Nguyên nhân tử vong được xác định là do nhiễm COVID-19.

    Chiều 7/8, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cũng cho biết, bệnh nhân Y. D. B. (BN87029, SN: 1965, ngụ xã Ea Bhôk, huyện Cư Kuin) mắc COVID-19 đã tử vong vào trưa cùng ngày. Đây là bệnh nhân mắc COVID-19 tử vong đầu tiên ở tỉnh Đắk Lắk.

    Trong ngày 7/8, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận thêm 24 trường hợp mắc COVID-19, nâng tổng số mắc lên 371 người.
    Hình ảnh
Đăng trả lời 344 bài viết

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 116 khách