Đăng trả lời 344 bài viết
VN:Thêm 88.378 ca, Quảng Ninh và Bình Định bổ sung 23.262 F0
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49877
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 8.616 ca ; tử vong tăng cao nhất trong 44 ngày qua

    by music123 » Thứ 2 Tháng 11 15, 2021 5:15 pm

    TỐI 15/11: Thêm 8.616 ca mắc Covid-19 ; 101 ca tử vong tại 14 tỉnh, thành

    TỔNG HỢP

    Hình ảnh

    Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam đã có tổng số 1.035.138 ca nhiễm Covid-19. (Ảnh: Linh Pham/Getty Images)

    Ngày 15/11, Bộ Y tế cho biết có thêm 8.616 ca mắc Covid-19 tại 57 tỉnh, thành; TP. HCM có nhiều nhất với 1.165 ca. Trong ngày có 1.205 bệnh nhân khỏi bệnh, 101 ca tử vong.

    Bộ Y tế cho hay, tính từ 16h ngày 14/11 đến 16h ngày 15/11, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 8.616 ca nhiễm mới.



    Trong đó có 13 ca nhập cảnh và 8.603 ca ghi nhận trong nước (tăng 440 ca so với ngày trước đó) tại 57 tỉnh, thành phố (có 3.950 ca trong cộng đồng).

    TP. HCM (1.165),
    An Giang (660),
    Bình Dương (616),
    Tây Ninh (579),
    Đồng Nai (558),
    Tiền Giang (500),
    Đồng Tháp (383),
    Bình Thuận (342),
    Kiên Giang (329),
    Sóc Trăng (305),
    Bạc Liêu (298),
    Vĩnh Long (289),
    Hà Nội (239),
    Cà Mau (215),
    Bình Phước (187),
    Trà Vinh (179),
    Bà Rịa - Vũng Tàu (178),
    Long An (136),
    Cần Thơ (125),
    Hà Giang (117),
    Khánh Hòa (111),
    Thái Bình (92),
    Bến Tre (90),
    Hậu Giang (87),
    Thừa Thiên - Huế (81),
    Bắc Ninh (70),
    Lâm Đồng (68),
    Bình Định (55),
    Đắk Nông (51),

    ...

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày hôm qua là: Đồng Nai (giảm 116 ca), Khánh Hòa (giảm 98 ca), Thái Bình (giảm 42 ca).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày hôm qua là: Tây Ninh (tăng 247 ca), Tiền Giang (226), TP. HCM (180).

    Số ca nhiễm mới trung bình trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua là: 8.341 ca/ngày.


    Thêm 101 ca tử vong tại 14 tỉnh, thành:

    TP. HCM (45 ca),
    An Giang (10),
    Bình Dương (9),
    Long An (7),
    Tiền Giang (6),
    Kiên Giang (6),
    Đồng Nai (3),
    Tây Ninh (2),
    Bà Rịa - Vũng Tàu (2),
    Đồng Tháp (2),
    Cần Thơ (4),
    Bạc Liêu (2),
    Ninh Thuận (2),
    Đắk Lắk (1).

    Số ca tử vong trung bình ghi nhận trong 07 ngày qua là: 84 ca.

    Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 23.183 ca, chiếm 2,2% tổng số ca nhiễm.





    Hà Nội thêm 289 ca nhiễm, nhiều quận cho F1 cách ly tại nhà


    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội tối 15/11 ghi nhận thêm 289 ca nhiễm trong 24 giờ qua, trong đó có 47 ca cộng đồng; nhiều quận như Nam Từ Liêm, Hà Đông cho F1 đủ điều kiện cách ly tại nhà.

    47 ca cộng đồng phân bố tại 17 quận, huyện, gồm: Quốc Oai 10, Long Biên 7, Thanh Oai 6, Hà Đông 4, Hoàng Mai và Nam Từ Liêm 3, Hai Bà Trưng, Thanh Trì và Thường Tín đều 2, Tây Hồ, Chương Mỹ, Gia Lâm, Thanh Xuân, Phúc Thọ, Mê Linh, Hoài Đức và Sóc Sơn mỗi nơi một.

    17 ổ dịch đang tiếp tục lây nhiễm, gồm: Chùm sàng lọc ho sốt thêm 89 ca; ổ dịch Phú Đô, Nam Từ Liêm 66; ổ dịch La thành, Giảng Võ 21; ổ dịch chợ Ninh Hiệp, Gia Lâm 20; ổ dịch đường Trần Duy Hưng 17; chùm liên quan các tỉnh có dịch 25; ổ dịch Phú La - Hà Đông 12; ổ dịch Yên Nội, Đồng Quang 10; ổ dịch Thủ Lệ, Ngọc Khánh 7; ổ dịch Nam Dư, Lĩnh Nam và ổ dịch Bạch Trữ, Tiến Thắng đều 5; ổ dịch Kho hàng Shopee KCN Đài Tư 4; ổ dịch đường Bưởi, Cống Vị; ổ dịch Trần Quang Diệu - Ô Chợ Dừa; ổ dịch Lê Đức Thọ Mỹ Đình đều 2; ổ dịch Sài Sơn, Quốc Oai và ổ dịch Yên Xá, Tân Triều đều một.

    Tối 15/11, Bộ Y tế công bố Hà Nội 239 ca nhiễm. Như vậy, một số ca nhiễm trong hôm nay của Hà Nội chưa được cấp mã số bệnh nhân.

    Tổng số ca tại Hà Nội từ ngày 27/4 đến nay là 6.331, trong đó số cộng đồng 2.318 ca, số là đối tượng đã được cách ly 4.013 ca.


    Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 quận Hoàn Kiếm thông báo tìm người từng đến 4 địa điểm vào thời gian có mặt người nhiễm. Họ được yêu cầu tự cách ly tại nhà/nơi lưu trú và liên hệ ngay với Trạm Y tế, Trung tâm Y tế trên địa bàn hoặc CDC Hà Nội: 0241022/ 0969.082.115 / 0949.396.115 để được hướng dẫn và tư vấn.

    Quán nướng 37 Mã Mây 18h-20h ngày 12/11.

    Cafe 39 Tạ Hiện 8h-9h30 ngày 13/11.

    Nhà hàng Kinh Kỳ 104 Hòa Mã 13h-14h ngày 13/11.

    Phở Xích Lô 50 Hàng Vải 9h15-10h ngày 14/11.


    Tất cả người dân Hà Nội khi có một trong các biểu hiện như: sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác, cần liên hệ ngay với trạm y tế phường, xã nơi lưu trú để được hướng dẫn và xét nghiệm nCoV miễn phí, nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh.



    Hà Nội và nhiều tỉnh đang xu hướng tăng ca nhiễm, nhiều ca trở nặng, nhiều xã, phường đổi màu nâng cấp độ dịch. Nhiều quận tại thành phố đã cho những F1 đủ điều kiện cách ly tại nhà.

    Tại quận Nam Từ Liêm, ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Phòng Y tế quận Nam Từ Liêm, cho biết hiện tất cả 10 phường ở quận đều cho F1 đủ điều kiện cách ly tại nhà. F1 thuộc 4 nhóm: người già, bệnh nền, phụ nữ mang thai, trẻ em mà gia đình có đủ điều kiện: có phòng riêng, nhà vệ sinh riêng, có người chăm sóc, thu gom rác thải...

    Tại quận Hà Đông, đại diện Trung tâm Y tế quận cho biết từ đầu tháng 11, người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ có thai và người dưới 18 tuổi (trẻ em) là F1 đủ điều kiện như trên, cũng được cách ly tại nhà.

    Trước đó, nhiều chuyên gia đề nghị thành phố tính tới phương án cho F0, F1 cách ly tại nhà. Cách ly F1 tại nhà giúp người bị cách ly đỡ tốn kém, người cách ly không bị ảnh hưởng nặng nề về tâm lý. Nhiều nhà dân Hà Nội đủ điều kiện, đủ cơ sở vật chất để cách ly ở nhà. Hệ thống y tế cơ sở và chính quyền từ thôn, xóm, tổ dân phố đủ năng lực, có thể giám sát, theo dõi người cách ly.

    Hà Nội dự kiến thành lập 508 trạm y tế lưu động, với phương án là ổ dịch xuất hiện ở đâu sẽ lập trạm y tế đến đó; đồng thời linh hoạt xử lý các ổ dịch theo nguyên tắc "nguy cơ đến đâu, khoanh đến đấy".




    Đà Lạt: Dùng kích điện bắt cá, 3 người trong 1 gia đình tử vong

    Hình ảnh

    Kích điện là phương pháp đánh bắt kiểu tận diệt. Điện từ bình ắc quy đi qua bộ phận kích tạo ra dòng điện cường độ lớn. Nguồn này phóng xuống nước khiến cá trong bán kính một mét bị điện giật mạnh.

    Chiều 15/11, ông Huỳnh Văn Phúc (46 tuổi) cùng con trai là Huỳnh Trần Minh Trí (18 tuổi) và Huỳnh Thái Tân (38 tuổi, em ông Phúc) dùng điện chích cá dưới suối Cam Ly, cạnh vườn rau nhà ông Phúc (TP. Đà Lạt).

    Khi đánh bắt ở khu vực hố Hồng, giáp phường 5 và 7, điện rò rỉ khiến ba người bị giật nằm gục bên suối. Người dân phát hiện đưa đi cấp cứu, song tất cả không qua khỏi.




    TP.HCM điều trị hơn 47.000 F0 tại nhà, dịch cấp độ 2...


    Dịch tại TP.HCM ở cấp độ 2, Cần Giờ là vùng cam
    Chiều 15-11, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM đã tổ chức họp báo thông tin về tình hình dịch trên địa bàn. Theo Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hữu Hưng, TP.HCM đang ở cấp độ dịch là cấp 2.

    Ở cấp quận, huyện có 10/22 địa phương đạt cấp độ 1, giảm ba địa phương so với tuần trước; 11/22 địa phương đạt cấp độ 2, tăng bốn địa phương so với tuần trước. TP.HCM chỉ còn một địa phương ở cấp độ 3 là huyện Cần Giờ.

    Trong nhiều tuần qua, một số quận, huyện có ghi nhận số F0 gia tăng, chủ yếu ở các quận, huyện vùng ven là người đi làm ở khu chế xuất, khu công nghiệp.

    Về sự thận trọng của TP.HCM trong mở cửa, ông Phạm Đức Hải, Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM, cho rằng nguyên tắc của TP.HCM là an toàn tới đâu mở cửa tới đó, mở cửa thì phải an toàn. Do vậy, TP.HCM cân nhắc vào tình hình phòng chống dịch để có giải pháp phù hợp.

    Theo ông Hải, trong tuần qua số ca mắc COVID-19 mới của TP tăng so với tuần trước đó, số ca nhập viện cũng ngày càng cao hơn ca xuất viện và số ca tử vong ngày
    14-11 là 45 ca. “Những chỉ số này là những điều mà ban chỉ đạo thấy rằng cần phải tính toán để khi nào cần phải mở cái này, cho phép cái kia hoạt động trở lại” - ông Hải nói.

    Liên quan đề xuất cho tất cả hàng quán trên toàn địa bàn được phục vụ thức uống có cồn, ông Lê Huỳnh Minh Tú, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, cho biết là đang thí điểm bán rượu bia tại TP Thủ Đức và quận 7 đến hết ngày 15-11 và sở đang cùng hai địa phương này sơ kết, báo cáo UBND TP.

    Ông cho hay là TP đang lấy ý kiến sở, ngành về dự thảo triển khai Nghị quyết 128. “Không phải địa phương ở tất cả cấp độ dịch đều cho phép sử dụng đồ uống có cồn ở các hàng quán” - ông Tú khẳng định và cho rằng Sở Công Thương đề xuất như trên nhằm phục vụ người dân trong điều kiện bình thường mới, không cổ súy cho việc sử dụng, lạm dụng rượu bia, đồ uống có cồn.

    Từ nay đến cuối năm có nhiều lễ hội, TP.HCM sẽ căn cứ cấp độ dịch, công suất phục vụ của khu vực tổ chức để có quy định số lượt người tham gia...
    TP.HCM đang điều trị cho hơn 47.000 F0 tại nhà

    Hiện TP.HCM đang điều trị tại nhà cho hơn 47.000/64.000 F0, chiếm tỉ lệ 73%. Vì vậy, trong thời gian tới, ngành y tế đang có tính toán về việc tăng cường trạm y tế lưu động tại quận, huyện để chăm sóc F0 tại nhà. Khu cách ly tập trung tại quận, huyện cũng đang được tái lập trở lại.

    Đến nay, ngành y tế đã tăng cường 70 trạm cho các quận, huyện có số F0 tăng.
    Sửa lần cuối bởi 1 vào ngày music123 với 0 lần sửa trong tổng số.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49877
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 9.650 ca ; 87 ca tử vong tại 18 tỉnh, thành

    by music123 » Thứ 3 Tháng 11 16, 2021 3:00 pm

    TỐI 16/11: Thêm 8.616 ca mắc Covid-19 ; 101 ca tử vong tại 14 tỉnh, thành

    TỔNG HỢP

    Hình ảnh

    Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam đã có tổng số 1.045.397 ca nhiễm Covid-19. (Ảnh minh hoạ: NHAC NGUYEN/AFP qua Getty Images)


    Ngày 16/11, Bộ Y tế cho biết có thêm 9.650 ca mắc Covid-19 tại 59 tỉnh, thành, tăng hơn 1.000 ca so với hôm qua. TP. HCM có số ca mắc nhiều nhất với 1.183 ca. Trong ngày có 6.481 bệnh nhân khỏi bệnh, 87 ca tử vong.

    Bộ Y tế cho hay, tính từ 16h ngày 15/11 đến 16h ngày 16/11, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 9.650 ca nhiễm mới.

    Trong đó có 9 ca nhập cảnh và 9.641 ca ghi nhận trong nước (tăng 1.038 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 4.369 ca trong cộng đồng).

    TP. HCM (1.183),
    Tây Ninh (683),
    Tiền Giang (671),
    Đồng Nai (631),
    Bình Dương (607),
    An Giang (482),
    Bình Thuận (439),
    Đồng Tháp (392),
    Sóc Trăng (343),
    Cà Mau (340),
    Bạc Liêu (328),
    Kiên Giang (324),
    Bà Rịa - Vũng Tàu (300),
    Vĩnh Long (291),
    Bình Phước (199),
    Trà Vinh (194),
    Bến Tre (185),
    Cần Thơ (158),
    Hà Nội (158),
    Khánh Hòa (150),
    Nghệ An (145),
    Hà Giang (122),
    Thái Bình (106),
    Long An (100),
    Hậu Giang (96),
    ....

    Ngày 16/11, CDC Bình Thuận đăng ký bổ sung thông tin cho 609 ca nhiễm đã được lấy mẫu từ các ngày trước đó tại Bình Thuận.

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày hôm qua là: An Giang (giảm 178 ca), Hà Nội (giảm 81 ca), Long An (giảm 36 ca).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày hôm qua là: Tiền Giang (tăng 171 ca), Cà Mau (125), Bà Rịa - Vũng Tàu (122).

    Số ca nhiễm mới trung bình trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua là: 8.557 ca/ngày.



    Thêm 87 ca tử vong tại 18 tỉnh, thành:
    TP. HCM (35 ca),
    Bình Dương (7),
    Long An (6),
    Bạc Liêu (6),
    Đồng Nai (5),
    Cà Mau (5),
    Tây Ninh (3),
    Đồng Tháp (3),
    Bình Thuận (3),
    An Giang (3),
    Sóc Trăng (2),
    Tiền Giang (2),
    Kiên Giang (2),
    Gia Lai (1),
    Vĩnh Long (1),
    Khánh Hòa (1),
    Bến Tre (1),
    Hậu Giang (1).

    Số ca tử vong trung bình ghi nhận trong 07 ngày qua là: 83 ca.

    Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 23.270 ca, chiếm 2,2% tổng số ca nhiễm.


    Trong 24 giờ qua, ngành y tế đã thực hiện 166.888 xét nghiệm cho 238.597 lượt người.

    Số lượng xét nghiệm đã thực hiện từ ngày 27/4 đến nay là 24.353.066 mẫu cho 64.714.626 lượt người.

    Trong ngày 15/11 có 1.089.217 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 100.862.898 liều. Trong đó, tiêm 1 mũi là 64.767.521 liều, tiêm mũi 2 là 36.095.377 liều.





    Hà Nội buộc người đến từ TP.HCM, Bình Dương... tự cách ly 7 ngày

    UBND Hà Nội yêu cầu người tới từ TP.HCM hoặc các tỉnh có nguy cơ cao phải tự cách ly 7 ngày. Người chưa tiêm đủ liều vaccine phải theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo.
    Ngày 16/11, UBND Hà Nội ban hành công điện số 23 về việc tiếp tục triển khai biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.

    Theo đó, từ ngày 17/11, thành phố thí điểm thu dung điều trị bệnh nhân không triệu chứng và triệu chứng nhẹ (F0) trên địa bàn xã, phường, thị trấn với phương châm "4 tại chỗ" do các quận, huyện, thị xã thành lập và điều hành theo hướng dẫn chuyên môn của Sở Y tế Hà Nội.

    Việc thí điểm trước mắt được thực hiện tại một số cơ sở tại quận Long Biên, huyện Hoài Đức, Sóc Sơn, Thanh Trì và Mỹ Đức.

    Hình ảnh


    Số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng tăng cao ở Bạc Liêu


    Trong 24h qua, Bạc Liêu ghi nhận 328 trường hợp dương tính SARS -CoV-2, trong đó có 210 ca ghi nhận trong cộng đồng.


    Hà Nội thí điểm thu dung điều trị F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ tại xã, phường, thị trấn từ ngày 17/11. Ảnh: Nhật Sinh.
    Đối với những trường hợp tiếp xúc gần (F1), việc cách ly tiếp tục được thực hiện tập trung tại khu cách ly thuộc các quận, huyện, thị xã. Thời gian được điều chỉnh xuống còn 14 ngày.

    Đối với những người đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế và hướng dẫn của Sở Y tế, thành phố thí điểm thực hiện cách ly tại nhà. Thời gian thực hiện thí điểm cho đến khi có thông báo của thành phố.

    Đặc biệt, theo nội dung công điện mới, người đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh tới từ khu vực nguy cơ cao, rất cao (cấp độ 3 và 4, tương ứng màu da cam và đỏ) và tỉnh, thành phố có số ca mắc cao như TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai... phải cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú trong 7 ngày thay vì tự theo dõi sức khỏe. Việc xét nghiệm được thực hiện 2 lần vào ngày đầu tiên và thứ 7 của thời gian cách ly.

    Đối với người chưa tiêm đủ liều hoặc chưa tiêm vaccine về từ khu vực nguy cơ cao phải cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú 7 ngày. Việc xét nghiệm được thực hiện vào ngày đầu và cuối của đợt cách ly. Sau đó, họ phải tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày.

    Hình ảnh

    Người từ TP.HCM về Hà Nội bị yêu cầu tự cách ly tại nhà trong 7 ngày. Ảnh: Duy Hiệu.

    Những người đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh về Hà Nội từ khu vực nguy cơ cấp độ 2 phải tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong 7 ngày, xét nghiệm một lần vào ngày đầu tiên; những người chưa tiêm, tiêm chưa đủ liều về từ khu vực cấp độ 2 phải tự theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày, xét nghiệm 2 lần.

    Ngoài ra, tất cả trường hợp trên ngay khi về Hà Nội phải khai báo y tế và thông báo, cam kết với chính quyền địa phương.

    Thành phố yêu cầu Sở Y tế tiếp tục thực hiện kế hoạch tiêm vaccine, ưu tiên tiêm cho người trên 50 tuổi, công nhân khu công nghiệp, chế xuất, lực lượng shipper, vận chuyển, người làm việc tại khu vực nguy cơ lây nhiễm cao như trung tâm thương mại, siêu thị, phụ nữ có thai… và chuẩn bị tiêm phòng Covid-19 cho người dưới 18 tuổi theo kế hoạch.
    Ngày 16/11, theo thông tin từ Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trong 24 giờ qua (từ 6h ngày 15/11 đến 6h ngày 16/11/2021) ghi nhận 328 trường hợp mắc COVID-19. So với ngày trước đó (15/11) tăng 30 trường hợp mắc mới và tăng 50 trường hợp trong cộng đồng.

    Trong tổng số 328 ca mắc mới, có 210 trường hợp bệnh ghi nhận trong cộng đồng (58 trường hợp ghi nhận tại TP Bạc Liêu; 11 trường hợp ghi nhận tại BVĐK Thanh Vũ Bạc Liêu; 2 trường hợp ghi nhận tại Bệnh viện Quân Dân Y tỉnh Bạc Liêu; 3 trường hợp ghi nhận tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bạc Liêu; các trường hợp còn lại ghi nhận tại các huyện, thị xã trong tỉnh).

    51 trường hợp ghi nhận tại khu phong tỏa; 62 trường hợp ghi nhận tại khu cách ly tập trung; 5 trường hợp về từ tỉnh/thành khác.

    Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bạc Liêu, ngoại trừ 5 trường hợp về từ các tỉnh/thành không có khả năng lây lan ngoài cộng đồng do đã được cách ly từ trước. Các trường hợp còn lại có khả năng lây lan ngoài cộng đồng, do trước khi có kết quả dương tính đã tiếp xúc nhiều người.

    Tính đến ngày 16/11, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu ghi nhận tổng cộng 7.586 ca mắc COVID-19 (52 ca nhập cảnh); đang cách ly điều trị 3.388 ca; số ca bình phục 4.127; tử vong 71 ca.

    Hiện tại, tỉnh đang cách ly tập trung 1.873 người (1.492 F1 và 381 về từ vùng dịch); đang cách ly tại nhà 821 người; lũy kế đã tiêm mũi 1 là 551.074 (82,12%) và đủ 2 mũi 354.265 (52,79%).


    Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều, vừa ký quyết định về việc cập nhật và công bố cấp độ dịch COVID-19 để áp dụng các biện pháp hành chính “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn tỉnh.

    Cụ thể, tỉnh Bạc Liêu tiếp tục áp dụng biện pháp phòng, chống dịch theo cấp độ 3 (cấp nguy cơ cao – vùng cam. Thời gian áp dụng từ 0h ngày 16/11. Đối với cấp huyện, có 3/7 đơn vị áp dụng cấp độ 3, gồm: TP. Bạc Liêu, huyện Đông Hải và huyện Hòa Bình.

    Áp dụng cấp độ 2 (cấp nguy cơ trung bình - vùng vàng) đối với 3/7 đơn vị gồm: thị xã Giá Rai, huyện Hồng Dân, huyện Phước Long và áp dụng cấp độ 1, cấp nguy cơ thấp (vùng xanh) đối với huyện Vĩnh Lợi.

    Đối với cấp xã, áp dụng cấp độ 4 (nguy cơ rất cao – vùng đỏ đối với 5/64 đơn vị gồm: Phường 5 (TP. Bạc Liêu); xã Tân Phong, phường Hộ Phòng (thị xã Giá Rai); thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải) và xã Vĩnh Thịnh (huyện Hòa Bình).

    Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan Đảng, Đoàn thể, Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập và các lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh chỉ được phép ra khỏi địa bàn khi được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương. Thủ trưởng, người đứng đầu các cơ quan đơn vị chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chủ tịch UBND tỉnh về quyết định của mình, nhất là việc để xảy ra vi phạm dẫn đến lây lan dịch COVID-19.





    Hậu Giang thêm nhiều ca mắc COVID-19 trong cộng đồng


    Theo Sở Y tế Hậu Giang, trong 24 giờ (từ 6 giờ ngày 15/11 đến 6 giờ ngày 16/11), tỉnh Hậu Giang ghi nhận 97 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có hàng chục ca cộng đồng tại nhiều địa phương. Từ hôm nay (16/11) đến 18/11, Hậu Giang tiến hành tiêm vắc xin Pfizer mũi 2 cho người già và phụ nữ mang thai.
    Tính từ đầu đợt dịch (ngày 8/7/2021) đến nay tỉnh Hậu Giang đã ghi nhận tổng số 2.745 ca mắc COVID-19; điều trị khỏi 1.478 ca; tử vong tại tỉnh 7 ca; chuyển tuyến điều trị 3 ca (đã tử vong 1 ca; 2 ca đã điều trị khỏi).

    Về tiêm vắc xin phòng COVID-19, đối với độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, đến cuối ngày 15/11 toàn tỉnh đã tiêm được 666.889 liều cho 509.580/536.163 người, đạt tỷ lệ 95,04%. Trong đó, 157.309 người đã tiêm 2 mũi; 352.271 người mới tiêm mũi 1.

    Đối với trẻ em từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, đã tiêm được 70.270/70.423 liều, đạt 99,78%.

    Tính chung tổng số vắc xin đã tiêm toàn tỉnh là 737.159 liều cho 579.850 người (157.309 người đã tiêm đủ 2 mũi, 422.541 người mới tiêm 1 mũi), đạt tỷ lệ 95,59% trên tổng dân số tỉnh Hậu Giang từ 12 tuổi trở lên (606.586 người).

    Hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đã chỉ đạo tạm ngưng tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và các bộ phận Một cửa cấp huyện, cấp xã đóng trên địa bàn ấp, khu vực đang có cấp độ dịch 3 và 4, chỉ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến hoặc qua đường bưu chính công ích.

    Sắp xếp giảm 50% số cán bộ công chức làm việc trực tiếp tại cơ quan (50% còn lại làm việc trực tuyến) và tiếp tục giải quyết hồ sơ cũng như trả kết quả cho tổ chức, cá nhân qua hình thức trực tiếp, trực tuyến hoặc qua đường bưu chính công ích. Thực hiện kể từ hôm nay (16/11) cho đến khi các địa phương được công nhận cấp độ dịch 2.


    Theo kế hoạch tiêm vắc xin mũi 2 Pfizer cho các đối tượng trên địa bàn, từ 16-18/11, tỉnh Hậu Giang tổ chức tiêm cho các đối tượng đã tiêm mũi 1 gồm: người có bệnh lý nền, người trên 65 tuổi, người hoãn tiêm trong các lần tiêm chủng vắc xin COVID-19 trước, phụ nữ mang thai trên 13 tuần và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ, với tổng cộng 19.180 liều.

    Theo đó, tỉnh thành lập 10 điểm tiêm chủng trên địa bàn, đảm bảo 1 địa điểm tiêm vắc xin không quá 100 đối tượng/buổi tiêm/bàn tiêm...




    Ca mắc COVID-19 ở Lâm Đồng tăng vọt, chỉ còn 1 huyện vùng xanh


    Trong số 12 đơn vị hành chính cấp huyện của Lâm Đồng chỉ còn duy nhất huyện Cát Tiên là vùng xanh. Do ca mắc COVID-19 tăng vọt, Lâm Đồng áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà đối với F1; xây dựng phương án điều trị F0 không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ tại nhà.
    Ngày 16/11, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố, nêu rõ từ 0 giờ ngày 18/11 sẽ thống nhất áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19 (đối tượng F1 đủ điều kiện theo hướng dẫn của Sở Y tế, kể cả các trường hợp F1 đang cách ly tập trung).


    UBND tỉnh giao Sở Y tế Lâm Đồng trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Y tế và tình hình thực tế của từng địa phương chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành phố trong việc tổ chức cách ly các trường hợp F1 đủ điều kiện tại nhà theo quy định mới này.

    Sở Y tế nghiên cứu, xây dựng và đề xuất phương án từng bước áp dụng điều trị F0 không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ tại nhà theo quy định.

    UBND các huyện, thành phố, các đơn vị liên quan thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Sở Y tế đảm bảo đúng quy định, an toàn, hiệu quả, không để lây lan dịch bệnh trong cộng đồng; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp không tuân thủ quy định phòng, chống dịch.

    Hình ảnh

    Cách ly y tế tại nhà


    Cùng ngày, Sở Y tế ghi nhận có 149 ca dương tính mới (tăng 67 ca so với hôm qua); thêm nhiều địa phương chuyển từ xanh sang màu vàng, cam, đỏ. Toàn tỉnh chỉ còn huyện Cát Tiên là vùng xanh.

    Địa phương có ca mắc mới nhiều nhất là huyện Đức Trọng (giáp ranh TP Đà Lạt) với 63 ca, đa số là các ca dương tính với SARS-CoV-2 phát hiện tại cộng đồng. Xã N’Thôn Hạ chuyển sang màu đỏ (nguy cơ rất cao).

    Theo thống kê của Sở Y tế Lâm Đồng, toàn tỉnh có gần 300 ổ dịch mới với hơn 4.000 F1 và trên 10.100 F2 nên nguy cơ dịch bệnh lây lan trong cộng đồng rất cao.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49877
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 9.849 ca; 67 ca tử vong tại 13 tỉnh, thành

    by music123 » Thứ 4 Tháng 11 17, 2021 3:16 pm

    TỐI 17/11: Thêm 8.616 ca mắc Covid-19 ; 101 ca tử vong tại 14 tỉnh, thành

    TỔNG HỢP


    Hình ảnh

    Người dân xếp hàng chờ tiêm mũi 1 vaccine AstraZeneca tại một trung tâm tiêm chủng ở Hà Nội, ngày 10/9/2021. (Ảnh: Linh Pham/Getty Images)


    Ngày 17/11, Bộ Y tế cho biết có thêm 9.849 ca mắc Covid-19 tại 56 tỉnh, thành; TP. HCM có nhiều nhất với 1.337 ca. Trong ngày có 3.873 ca khỏi bệnh và 67 trường hợp tử vong.

    Bộ Y tế cho hay, tính từ 16h ngày 16/11 đến 16h ngày 17/11, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 9.849 ca nhiễm mới.

    Trong đó có 10 ca nhập cảnh và 9.839 ca ghi nhận trong nước (tăng 198 ca so với ngày trước đó) tại 56 tỉnh, thành phố (có 4.956 ca trong cộng đồng).

    TP. HCM (1.337),
    Đồng Nai (664),
    Bình Dương (601),
    An Giang (527),
    Tiền Giang (526),
    Bình Thuận (489),
    Đồng Tháp (489),
    Bà Rịa - Vũng Tàu (428),
    Kiên Giang (396),
    Tây Ninh (376),
    Sóc Trăng (364),
    Bạc Liêu (323),
    Vĩnh Long (290),
    Cà Mau (233),
    Hà Nội (218),
    Bình Phước (217),
    Đắk Lắk (188),
    Bến Tre (180),
    Long An (153),
    Trà Vinh (152),
    Cần Thơ (145),
    Khánh Hòa (144),
    Hà Giang (134),
    Bắc Ninh (107),
    Thừa Thiên - Huế (96),
    Hậu Giang (94),
    Bình Định (87),
    ......

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày hôm qua là: Tây Ninh (giảm 307 ca), Tiền Giang (giảm 145 ca), Cà Mau (giảm 107 ca).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày hôm qua là: TP. HCM (tăng 154 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (128), Đắk Lắk (100).

    Số ca nhiễm mới trung bình trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua là: 8.831 ca/ngày.



    Thêm 67 ca tử vong tại 13 tỉnh, thành:

    TP. HCM (26 ca),
    Bình Dương (12),
    An Giang (7),
    Tây Ninh (4),
    Long An (4),
    Cần Thơ (3),
    Sóc Trăng (3),
    Bình Thuận (2),
    Bạc Liêu (2),
    Hà Nội (1),
    Vĩnh Long (1),
    Bà Rịa - Vũng Tàu (1),
    Đồng Tháp (1).

    Số ca tử vong trung bình ghi nhận trong 07 ngày qua là: 82 ca.

    Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 23.337 ca, chiếm 2,2% tổng số ca nhiễm.





    Bí thư Nguyễn Văn Nên: Tiêm đủ 2 mũi vaccine cũng không được lơ là, chủ quan

    Hình ảnh

    Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên phát biểu tại một buổi làm việc. (Ảnh: hochiminhcity.gov.vn)

    Theo Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Văn Nên, vaccine Covid-19 chỉ giảm lây, giảm nhiễm, giảm nặng, giảm tử vong. Do vậy, người dân dù tiêm đủ 2 mũi cũng không được lơ là, chủ quan.

    Tại một buổi họp của Ủy ban MTTQ TP. HCM ngày 17/11, Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Văn Nên đã chia sẻ về sơ kết công tác phòng chống dịch Covid-19 của thành phố. Ông Nên cho hay, sau quãng thời gian dài chống dịch, thành phố đã chịu đựng nhiều tổn thất, mất mát, đau thương.

    Theo ông Nên, hiện thành phố đang thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ, cố gắng hết sức để từng bước phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân. Cùng một lúc thành phố phải thực hiện mục tiêu bảo vệ sức khỏe cho người dân và phục hồi phát triển kinh tế. Để không xảy ra những biến cố như trước đây, chúng ta phải theo dõi đầy đủ các chủ trương của thành phố, những hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, địa phương để các cấp vận động từng người dân, từng tổ chức phải hiểu đúng và làm đúng.

    Ông Nên cho biết, hiện F0 đang gia tăng trở lại. Tuy nhiên, một số nơi có biểu hiện lơ là, chủ quan do nhiều người dân đã tiêm đủ 2 mũi vaccine. Bởi vậy, các đơn vị, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người dân không được chủ quan và vẫn cần tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch khác, đặc biệt là tuân thủ nguyên tắc 5K.

    "Sự thật là thời gian qua, có người đã tiêm 2 mũi vaccine vẫ mắc, chuyển nặng và tử vong. Vaccine ngừa Covid-19 chỉ giúp chúng ta giảm nhiễm từ người khác và giảm lây cho người khác. Còn giảm bao nhiêu thì tùy theo sức đề kháng của mỗi người, giảm bệnh nặng và giảm tử vong, và cũng đã có trường hợp tử vong khi đã tiêm 2 mũi vaccine", ông Nên nhấn mạnh.

    Trước đó, tại buổi tiếp xúc cử tri quận 3 sáng ngày 11/11, Phó chủ tịch UBND TP. HCM Dương Anh Đức cho biết, tình hình dịch Covid-19 diễn biến khó lường. Người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine Covid-19 vẫn mắc bệnh và tử vong.

    Về vấn đề này, PGS.TS Trần Đắc Phu, Chuyên gia cố vấn tại Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, để sản xuất một loại vaccine phải mất 4, 5 năm, có vaccine sản xuất mất đến 10 năm. Thậm chí, có những bệnh truyền nhiễm hiện nay chưa có vaccine như HIV AIDS, sốt rét.

    “Về Covid-19, chưa đến 2 năm, chúng ta đã có vaccine để tiêm cho người dân trên toàn thế giới. Vaccine này có những hiệu quả trong việc phòng bệnh nhưng tùy loại vaccine, hiệu quả khác nhau. Có vaccine, nhà sản xuất báo cáo khoảng trên 90% hiệu quả, có vaccine khoảng 60-70%”, ông Phu nói thêm.

    Ông Phu cho hay, những người tiêm rồi vẫn có thể bị nhiễm SARS-CoV-2 nhưng quan trọng nhất là họ không bị trở nặng, không triệu chứng và không gây quá tải cho hệ thống y tế... Vì vậy dù đã tiêm chủng đầy đủ, chúng ta vẫn phải thực hiện khuyến cáo 5K để phòng bệnh không chỉ bản thân mà người xung quanh, cộng đồng.





    TP.HCM: Quán bar, karaoke, vũ trường, spa được mở lại có điều kiện

    Hình ảnh

    TP.HCM cho phép mở lại hoạt động vũ trường, quán bar, karaoke... (Ảnh minh họa: Getty Images)


    TP.HCM cho phép mở lại dịch vụ massage, spa, làm đẹp, quán bar, vũ trường, khiêu vũ, karaoke tại khu vực "vùng xanh", hạn chế hoạt động ở "vùng vàng" và "vùng cam", còn "vùng đỏ" không hoạt động.

    Chiều 16/11, Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi đã ký ban hành quyết định về quy định tạm thời các biện pháp "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" tại TP. HCM.

    Theo đó, UBND TP. HCM cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ như massage, spa, làm đẹp, quán bar, vũ trường, câu lạc bộ khiêu vũ, karaoke được hoạt động, nhưng tùy vào tình hình dịch tại các phường, xã, thị trấn. Cụ thể:


    Đối với các hoạt động ngoài trời bao gồm lễ, hội, đám cưới, đám tang... phải đảm bảo Bộ tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống dịch Covid-19. Cụ thể:

    Cấp độ 1, được hoạt động không hạn chế số người tham gia, nhưng không vượt quá sức chứa tối đa, bảo đảm giữ khoảng cách từ 1m trở lên.

    Cấp độ 2, hoạt động hạn chế, số người tập trung tối đa không quá 50% sức chứa tối đa, bảo đảm khoảng cách từ 2m trở lên.
    Cấp độ 3 hoạt động hạn chế, số người tập trung tối đa không quá 25% sức chứa tối đa, bảo đảm giữ khoảng cách 2m trở lên.


    Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại chỗ hoạt động thực hiện theo hướng dẫn cụ thể của UBND TP.HCM và Sở Công thương, Ban quản lý an toàn thực phẩm TP. HCM; trong đó, vùng cấp 1, 2 hoạt động có điều kiện; vùng cấp 3 hoạt động hạn chế, có điều kiện.

    Đối với hoạt động bán hàng rong, vé số dạo được hoạt động bình thường ở "vùng xanh". Ở khu vực là cấp độ 2, người tham gia hoạt động cần tiêm đủ liều vaccine Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh. Vùng cấp độ 3,4 không hoạt động.

    Đối với hoạt động ở các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bán lẻ lương thực thực phẩm; chợ truyền thống; chợ đầu mối: Địa phương ở cấp độ 1, 2, 3 sẽ hoạt động theo Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch. Riêng vùng có cấp độ 4, sẽ hoạt động hạn chế, tối đa 50% công suất tại cùng một thời điểm; giảm công suất phục vụ của chợ truyền thống; giảm số lượng người phụ việc, người bốc dỡ hàng hóa tại chợ đầu mối...

    Cũng theo quyết định này, cơ quan, công sở được phép hoạt động ở cấp độ một và 2. Đối với cấp độ dịch 3, các đơn vị chỉ bố trí tối đa 2/3 tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại đơn vị; đối với cấp độ 4, chỉ 1/2 tổng số cán bộ, công chức, người lao động tại các đơn vị.




    Nữ sinh vay tín dụng đen 10 triệu đồng đóng học, sau gần 1 năm nợ 300 triệu đồng

    Vào ngày 15/11, trên fanpage chính thức của trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM đã đăng tải thông tin cảnh báo sinh viên về việc vay “tín dụng đen”.

    Cụ thể, chia sẻ với báo Pháp Luật TP.HCM, Thạc sĩ Hoàng Thị Thoa, Phó Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông của trường cho biết, nhà trường đã ghi nhận việc một nữ sinh viên năm hai, ngành Ngôn ngữ Anh, vướng vào “tín dụng đen”, dẫn đến số nợ lên tới 300 triệu đồng.

    Trước đó, tháng 11/2020, nữ sinh viên làm mất 10 triệu đồng để đóng học phí. Không dám xin gia đình tiếp, cô đã vay tiền qua ứng dụng cho vay trực tuyến với lãi suất cao, với ý định tiết kiệm chi tiêu và làm thêm để trả.



    Cũng theo báo này, tới khi đáo hạn, do không đủ tiền trả nợ, nữ sinh viên đã vay thêm tiền ở các ứng dụng cho vay khác. Sau gần một năm, tiền cộng dồn cả gốc lẫn lãi tăng lên gấp 30 lần. Liên tục bị đòi tiền, bị đe dọa, cô đành thú thực với gia đình.

    Chia sẻ cùng VnExpress, bà Thoa cũng cho hay: “Danh sách các khoản vay gia đình cung cấp cho thấy, em này vay tiền ở hàng chục ứng dụng khác nhau, lãi mẹ đẻ lãi con. Khi khoản này đến hạn trả tiền, không vay thêm được nữa thì em được giới thiệu ứng dụng khác, tất cả đều thuộc một đường dây”.






    Chuyên gia: ‘Quy định cách ly 7 ngày người đến từ TP.HCM là thừa thãi’


    Trong công điện mới nhất của Chủ tịch TP. Hà Nội về việc điều chỉnh một số quy trình tiếp nhận, cách ly F1 và người về từ vùng dịch, TP đặt ra thêm một số yêu cầu riêng đối với người về từ các địa phương như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An…

    Cụ thể, người đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh từ những địa phương trên phải cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú trong 7 ngày thay vì tự theo dõi sức khỏe như hướng dẫn của Bộ Y tế. Việc xét nghiệm được thực hiện 2 lần vào ngày đầu tiên và thứ 7. Người chưa tiêm đủ liều hoặc chưa tiêm vaccine ngừa Covid-19 phải cách ly tại nhà 7 ngày và tự theo dõi sức khỏe trong một tuần tiếp theo.

    Quy định mới của Hà Nội khiến nhiều người bất ngờ. Văn bản được ban hành lúc 18h30 ngày 16/11 và áp dụng từ ngày 17/11. Người dân có chưa đầy 6 giờ để “thích ứng” với quy định mới.

    Trao đổi với Zing, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock tại Việt Nam, cho rằng người dân đã rất mong chờ sự cởi mở, rõ ràng trong các quy định mới của Hà Nội khi cả nước bước vào chiến dịch thích ứng an toàn với dịch bệnh. Nhưng trong văn bản tối qua, TP đang khiến người dân bối rối hơn.

    Theo Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock, chính sách cách ly, tiếp nhận người từ các địa phương đã được Chính phủ, Bộ Y tế ra văn bản quy định, hướng dẫn rất chi tiết. Người về từ vùng dịch cấp 3, 4 được tiêm chủng đủ chỉ tự theo dõi sức khỏe. Theo bà Thu Anh, quy định mà Hà Nội đặt ra thêm là thừa thãi.






    Hàng loạt hành khách hủy vé máy bay đến Hà Nội vì chính sách cách ly

    Sáng 17/11, đại diện 3 hãng hàng không Vietnam Airlines, VietJet và Bamboo đều bày tỏ lo ngại quy định trên sẽ ảnh hưởng đến quyết định đến Hà Nội của hành khách, đặc biệt là những người chỉ đến thủ đô để công tác thay vì có nhà ở đó.

    “Khả năng tăng tần suất chuyến bay đến Hà Nội trong thời gian sắp tới là khó”, ông Nguyễn Ngọc Trọng, Phó tổng giám đốc hãng hàng không Bamboo Airways chia sẻ với Zing.

    Số hành khách hủy vé máy bay đi Hà Nội tăng đột biến sau khi UBND Hà Nội ra công điện khẩn vào chiều tối 16/11, yêu cầu người tới từ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và các tỉnh có nguy cơ cao phải tự cách ly 7 ngày ở nơi cư trú.

    “Cả đêm qua tôi thức để giải quyết yêu cầu hủy vé máy bay cho khách”, chị Ngọc Anh, chủ đại lý vé máy bay tại Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), phàn nàn với phóng viên. Hành khách của chị có người mất đến hơn 4 triệu đồng vì hủy vé khứ hồi chuyến bay TP.HCM – Hà Nội ngày 17/11.

    Do khách mua hạng vé không được hoàn tiền hay bảo lưu, chị Ngọc Anh đành lên các hội nhóm sang nhượng vé máy bay để giúp khách bán lại vé. Tuy nhiên, điều khiến chị bất ngờ là trên nhóm cũng có rất nhiều người đang rao bán lại vé giống mình.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49877
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 10.223 ca; tử vong tăng cao nhất trong 44 ngày qua

    by music123 » Thứ 5 Tháng 11 18, 2021 1:26 pm

    TỐI 16/11: Thêm 10.223 ca ; 139 ca tử vong tại 18 tỉnh, thành

    TỔNG HỢP

    Hình ảnh

    Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân tại khu Phố Cổ, Hà Nội, ngày 11/8/2021. (Ảnh: MANAN VATSYAYANA/AFP qua Getty Images)


    Ngày 18/11, Bộ Y tế cho biết có thêm 10.223 ca mắc Covid-19 tại 60 tỉnh, thành; TP. HCM có nhiều nhất với 1.609 ca. Trong ngày có 6.723 bệnh nhân khỏi bệnh, 139 trường hợp tử vong.

    Bộ Y tế cho hay, tính từ 16h ngày 17/11 đến 16h ngày 18/11, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 10.223 ca nhiễm mới.

    Trong đó có 14 ca nhập cảnh và 10.209 ca ghi nhận trong nước (tăng 370 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 5.454 ca trong cộng đồng).


    TP. HCM (1.609),
    Bình Dương (686),
    Tây Ninh (632),
    Tiền Giang (622),
    Đồng Nai (563),
    Đồng Tháp (515),
    An Giang (510),
    Bà Rịa - Vũng Tàu (423),
    Sóc Trăng (343),
    Bình Thuận (333),
    Bạc Liêu (314),
    Vĩnh Long (314),
    Kiên Giang (304),
    Hà Giang (235),
    Hà Nội (202),
    Trà Vinh (194),
    Bình Phước (189),
    Bến Tre (184),
    Cà Mau (158),
    Khánh Hòa (135),
    Cần Thơ (130),
    Hậu Giang (122),
    Đắk Lắk (118),
    Lâm Đồng (95),
    Thừa Thiên - Huế (91),
    Thái Bình (85),
    Long An (82),
    Bình Định (82),
    Bắc Ninh (78),
    Quảng Nam (73),

    .......

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày hôm qua là: Bình Thuận (giảm 156 ca), Đồng Nai (giảm 101 ca), Kiên Giang (giảm 92 ca).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày hôm qua là: TP. HCM (tăng 272 ca), Tây Ninh (256), Hà Giang (101).

    Số ca nhiễm mới trung bình trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua là: 9.126 ca/ngày


    Thêm 139 ca tử vong tại 18 tỉnh, thành:
    TP. HCM (42 ca),
    An Giang (22),
    Kiên Giang (16),
    Bình Dương (14),
    Đồng Nai (7),
    Long An (6),
    Bạc Liêu (5),
    Tiền Giang (5),
    Nghệ An (3),
    Trà Vinh (3),
    Tây Ninh (3),
    Vĩnh Long (3),
    Bình Thuận (2),
    Cần Thơ (2),
    Bến Tre (2),
    Sóc Trăng (2),
    Ninh Thuận (1),
    Bà Rịa - Vũng Tàu (1).

    Số ca tử vong trung bình ghi nhận trong 07 ngày qua là: 90 ca.

    Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 23.476 ca, chiếm 2,2% tổng số ca nhiễm.


    Trong 24 giờ qua, ngành y tế đã thực hiện 96.774 xét nghiệm cho 201.106 lượt người.

    Số lượng xét nghiệm đã thực hiện từ ngày 27/4 đến nay là 24.563.347 mẫu cho 65.195.918 lượt người.

    Trong ngày 17/11 có 1.464.452 liều vaccine Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 103.573.065 liều. Trong đó, tiêm 1 mũi là 65.772.961 liều, tiêm mũi 2 là 37.800.104 liều.




    Hà Nội bỏ yêu cầu cách ly tại nhà 7 ngày với người đến từ TP.HCM và các tỉnh phía Nam

    Hình ảnh

    Ảnh minh hoạ: NHAC NGUYEN/AFP qua Getty Images)

    Chỉ sau 1 ngày áp dụng, TP. Hà Nội đã yêu cầu dừng việc cách ly tại nhà 7 ngày đối với người đến từ TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An.

    Tối 18/11, UBND TP. Hà Nội phát đi công điện về việc điều chỉnh việc giám sát, xét nghiệm Covid-19 đối với các trường hợp có nguy cơ cao từ các địa phương có dịch trở về Hà Nội.

    Trước đó, hôm 16/11, TP. Hà Nội ra quy định yêu cầu bắt buộc cách ly (có quyết định cách ly của địa phương) với người về từ TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An... và vùng đỏ khi vào thành phố. Quy định này đã vấp phải phản đối từ dư luận và giới chuyên gia.

    Theo điều chỉnh mới ban hành, thành phố sẽ thực hiện việc giám sát, xét nghiệm các trường hợp có nguy cơ cao đến từ địa phương có dịch theo đúng các nội dung quy định tại văn bản số 9472/BYT-MT ngày 8/11 của Bộ Y tế.

    Theo đó, về việc tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2, thành phố yêu cầu chủ động xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm kháng nguyên nhanh (không đưa ra các yêu cầu người dân phải trình kết quả xét nghiệm khi vào khu vực tỉnh, thành phố).

    Trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 thì xử lý theo quy định. Trong đó, lưu ý căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương, Sở Y tế sẽ yêu cầu việc quản lý người nhiễm SARS-CoV-2 tại cơ sở y tế hoặc tại nhà.

    Về việc cách ly, theo dõi sức khỏe, những người đã tiêm đủ liều vaccine Covid-19 (thẻ xanh trên Sổ sức khoẻ điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vaccine của cơ quan có thẩm quyền cấp) hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19) chỉ cần tự theo dõi sức khoẻ tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày về địa phương, thực hiện 5K và xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất.

    Nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như: ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi và xử lý theo quy định.

    Đối với những người tiêm chưa đủ liều vaccine Covid-19 (thẻ vàng trên Sổ Sức khoẻ điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm chủng của cơ quan có thẩm quyền cấp): thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày kể từ ngày về địa phương; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo và luôn thực hiện 5K; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 kể từ ngày về địa phương.

    Đối với những người chưa tiêm vaccine Covid-19: TP. Hà Nội yêu cầu cách ly 14 ngày kể từ ngày về địa phương; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo và nghiêm túc thực hiện 5K; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ ngày về địa phương.

    Những người đã tiêm chủng vaccine Covid-19 hoặc khỏi bệnh Covid-19 tại nước ngoài thì việc kiểm tra và công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng, giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19 hoặc các giấy tờ tương đương khác của nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao.





    Hà Nội sẽ tưởng niệm người mất bởi Covid-19 tại Công viên Thống nhất tối 19/11

    Hình ảnh

    Lễ tưởng niệm được tổ chức từ 20h ngày 19/11 tại CV Thống Nhất. (Ảnh minh họa/ hanoimoi.com.vn)


    UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về tổ chức Lễ tưởng niệm người tử vong trong đại dịch Covid-19. Theo đó, thời gian tổ chức bắt đầu từ 20h ngày 19/11 tại Công viên Thống Nhất.

    Theo kế hoạch, buổi lễ nhằm tưởng niệm đồng bào tử vong và tri ân trước những mất mát, đau thương của các gia đình, người thân; đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân trong tham gia phòng, chống dịch...

    Lễ tưởng niệm được tổ chức lúc 20h ngày 19/11/2021, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam và đài truyền hình các tỉnh, thành phố tiếp sóng. Chủ thể tổ chức lễ tưởng niệm là Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và TP. HCM.

    Điểm cầu thành phố Hà Nội tại sân khấu đa năng, Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

    Thành phần đại biểu tham dự lễ tưởng niệm dự kiến khoảng 300 người, gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan ban, bộ, ngành trung ương và thành phố Hà Nội; đại diện một số tổ chức, đơn vị, lực lượng tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố Hà Nội; đại diện thân nhân, gia đình những nạn nhân tử vong trong đại dịch Covid-19.

    Về công tác phòng, chống dịch, UBND thành phố yêu cầu đại biểu đến dự phải đảm bảo đã tiêm đủ liều vaccine ngừa Covid-19, đủ 14 ngày; có giấy xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong vòng 72 giờ...





    Điện Biên: Nhiều cán bộ, giáo viên mắc Covid-19 từ lớp bồi dưỡng Quốc phòng-An ninh

    Hình ảnh

    Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm tại TP. Điện Biên Phủ. (Ảnh: dienbientv.vn)

    Sáng 18/11, Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 tỉnh Điện Biên cho biết, từ tối 17/11 đến sáng nay, toàn tỉnh ghi nhận thêm 31 ca mắc COVID-19 mới. Trong số này phần lớn là các giáo viên và cán bộ các cơ quan của TP. Điện Biên Phủ đều tham gia lớp bồi dưỡng quốc phòng - an ninh trước đó.

    Cụ thể, tối 17/11, tỉnh Điện Biên ghi nhận 25 trường hợp mắc Covid-19; trong đó có 19 ca là giáo viên ở TP. Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), vừa cùng tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng an ninh do Hội đồng giáo dục Quốc phòng và An ninh thành phố Điện Biên Phủ tổ chức.

    6 bệnh nhân còn lại công tác tại Viện Kiểm sát nhân dân TP. Điện Biên Phủ; Văn phòng Thành ủy, UBND phường Him Lam, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch và 1 trường hợp là nông dân trú tại xã Thanh Yên, huyện Điện Biên.

    Đến sáng 18/11, TP. Điện Biên Phủ phát hiện thêm 6 ca mắc Covid-19 mới; trong đó có 1 học sinh trường Tiểu ở TP. Điện Biên Phủ và 5 bệnh nhân còn lại đều là học viên lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng an ninh.

    Được biết, lớp Bồi dưỡng này khai giảng vào sáng 9/11; thời gian học 4 ngày (từ ngày 9 đến ngày 12/11). Lớp học có hơn 60 học viên, phần lớn là giáo viên các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ.

    Hiện lực lượng chức năng tiếp tục tổ chức truy vết, cách ly y tế người tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid-19, điều tra xác minh nguồn lây, triển khai lấy mẫy xét nghiệm đối với các học viên lớp Đối tượng 4 và lấy mẫu xét nghiệm tại các trường học có liên quan các trường hợp F0 mới phát hiện.

    Những ngày gần đây, dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Điện Biên Phủ diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Tính từ ngày 1/11/2021 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 231 ca mắc phân bộ tại: huyện Điện Biên 182 ca; huyện Tủa Chùa 2 ca; huyện Mường Nhé 14 ca; huyện Nậm Pồ 2 ca; TP. Điện Biên Phủ 31 ca.

    Sở Y tế tỉnh Điện Biên cho biết, sẽ tăng cường lấy mẫu xét nghiệm các trường học trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ. Đồng thời, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật tư lấy mẫu để phối hợp rà soát, lập danh sách học sinh, giáo viên có liên quan đến các ca mắc Covid-19 mới (dự kiến khoảng gần 6.000 học sinh và giáo viên của các trường học).







    TP.HCM: Xe ôm công nghệ hoạt động trở lại, hàng quán được bán bia rượu đến 22h

    Hình ảnh

    TP. HCM cho xe ôm công nghệ hoạt động trở lại. (Ảnh: Bạch Lâm)


    Xe ôm công nghệ được hoạt động trở lại nhưng không quá 50% số xe của từng đơn vị; hàng quán thuộc địa phương cấp độ dịch 1, 2 được hoạt động bình thường, bán bia rượu đến 22h.

    Sở GTVT TP. HCM vừa có văn bản về việc tổ chức hoạt động vận tải trên địa bàn thành phố. Theo đó, từ ngày 17/11, xe ôm công nghệ được hoạt động trở lại nhưng không quá 50% số xe của từng đơn vị. Xe ôm truyền thống vẫn tiếp tục tạm ngưng.

    Người điều khiển phương tiện cần tuân thủ nguyên tắc 5K và đã tiêm ít nhất một liều vaccine (đối với vaccine xin yêu cầu tiêm 2 liều) sau 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh Covid-19. Tài xế có quyền từ chối không vận chuyển đối với các trường hợp người sử dụng dịch vụ không chấp hành các biện pháp phòng chống dịch.

    Hành khách sử dụng dịch vụ cần tuân thủ nguyên tắc 5K, khuyến khích sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

    Đơn vị cung cấp dịch vụ phải gửi thông tin về lái xe, phương tiện cho Sở GTVT để phục vụ việc giám sát.

    Xe taxi, xe khách tuyến cố định và xe trung chuyển, xe hợp đồng, xe vận chuyển công nhân và chuyên gia, xe du lịch (bao gồm tuyến du lịch triển khai thí điểm từ TP. HCM đến TP. Vũng Tàu và ngược lại) được phép hoạt động khi đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch. Đồng thời, phù hợp với phương án tổ chức hoạt động vận tải của địa phương nơi đến.

    Xe bus thực hiện theo kế hoạch do Sở GTVT công bố. Đối với đường sắt, đường hàng không hoạt động theo quy định của Bộ GTVT. Còn các loại hình vận tải đường thủy được hoạt động khi đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch.

    Hàng quán được mở đến 22h

    Chiều 17/11, UBND TP. HCM cũng đã có văn bản về việc cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được thí điểm hoạt động đến 22h hàng ngày từ nay đến hết ngày 30/11.

    Đối với địa phương cấp độ dịch là cấp độ 1 và cấp độ 2, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống hoạt động bình thường mới, bao gồm bán thức uống có cồn.

    Đối với địa phương cấp độ dịch là cấp 3, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được phục vụ ăn, uống tại chỗ không quá 50% công suất tại cùng một thời điểm; không được bán đồ uống có cồn.

    Đối với địa phương cấp độ dịch là cấp 4, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ bán mang đi, không phục vụ ăn, uống tại chỗ.

    Các cơ sở phải đáp ứng các quy định theo Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn.

    Sau thời gian thực hiện thí điểm, UBND TP. Thủ Đức và các quận huyện tổng kết, đánh giá, gửi Sở Công thương tổng hợp, đề xuất UBND thành phố.

    Trước đó, từ ngày 28/10, các cơ sở kinh doanh ăn uống ở TP. HCM được phục vụ tại chỗ, công suất không quá 50%, đóng cửa trước 21h hằng ngày; chỉ có quận 7 và TP. Thủ Đức thí điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống có bán đồ uống có cồn.





    Tử vong do Covid-19 tại TP.HCM: Hơn 58% là Nữ; 86% người trên 50 tuổi

    Theo Phó giám đốc Sở Y tế TP. HCM Nguyễn Hoài Nam, trong tổng số 17.263 người tử vong do Covid-19 tại thành phố, có 58,5% là nữ giới, 86,5% là người trên 50 tuổi.

    Thông tin tại buổi họp báo ngày 17/11 về lễ tưởng niệm các trường hợp tử vong do đại dịch Covid-19, ông Nguyễn Hoài Nam - Phó giám đốc Sở Y tế TP. HCM - cho biết, tính đến ngày 16/11, Việt Nam có 23.270 ca tử vong, trong đó tại TP. HCM có 17.263 người - chiếm 74%.

    Theo phân tích số liệu về giới tại TP. HCM, số tử vong ở nam thấp hơn nữ: nam chiếm 41,5% và nữ chiếm 58,5%.

    Về độ tuổi, 86,5% người tử vong là người trên 50 tuổi. Trong đó, người 50-54 tuổi chiếm 7,8%; từ 55-59 tuổi chiếm 11,6%; 60-64 tuổi chiếm 14,8% và trên 65 tuổi chiếm 52,3%.

    Trong số các trường hợp tử vong có 38 trẻ em và 62 thai phụ.

    Về số lượng lực lượng vũ trang tử vong trong đại dịch Covid-19, ông Nam cho biết, Sở Y tế không nắm được thông tin này. Riêng ngành y tế có 3 nhân viên y tế tử vong, gồm 1 bác sĩ và 1 điều dưỡng bị lây nhiễm khi chăm sóc bệnh nhân, 1 nhân viên y tế bị lây nhiễm trong cộng đồng.

    Cũng tại cuộc họp báo, ông Võ Trọng Nam - Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP. HCM - cho biết, lễ tưởng niệm người dân đã tử vong trong đại dịch Covid-19 sẽ diễn ra vào lúc 20h ngày 19/11, tại Hội trường Thống Nhất (số 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1), các điểm cầu tại TP. Thủ Đức và các quận, huyện.

    Ngoài nghi thức thắp nến tưởng niệm, tại các quận 1, 3, 4, 5, 8, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình sẽ tổ chức thả đèn hoa đăng trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và kênh Tàu Hủ - Bến Nghé vào lúc 20h35.

    Thành phố cũng vận động các cơ sở tôn giáo tại địa phương cùng đánh chuông tưởng niệm; Các tàu, thuyền, sà lan... đang lưu đậu tại các khu vực cảng kéo còi tưởng niệm; Các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân thành phố tắt đèn và thắp nến tưởng niệm tại khu vực công cộng, đường đi bộ, công viên, khu dân cư, căn hộ, khách sạn, văn phòng, nhà dân... vào lúc 20h30.



    Bắt tạm giam một bác sĩ ở Bình Dương

    Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã thực hiện lệnh bắt tạm giam 3 tháng đối với ông Nguyễn Thái Hiệp (31 tuổi), bác sĩ Khoa Kiểm soát dịch bệnh của Trung tâm Y tế thị xã Tân Uyên để làm rõ hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ”.

    Trước đó, ngày 6/9, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Tân Uyên khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Thái Hiệp và Lê Văn Thắng (24 tuổi, nhân viên giữ xe) cùng về tội trên và bắt tạm giam đối với Thắng ngay sau khi khởi tố.

    Theo hồ sơ điều tra, Thắng đã thỏa thuận với T.V.T (29 tuổi, ngụ thị xã Tân Uyên) để tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cho 17 người với giá 600.000 đồng/người, sau khi thực hiện tiêm được cho 10 người thu 10,2 triệu đồng thì bị lực lượng công an bắt giữ.

    Tại cơ quan điều tra, Thắng thừa nhận hành vi phạm tội và khai nhận đã móc nối với bác sĩ Nguyễn Thái Hiệp để tiêm vắc-xin cho 42 người, thu về 17,5 triệu đồng sau 2 lần tiêm vào các ngày 11/8 và ngày 20/8.
    Hình ảnh
Đăng trả lời 344 bài viết

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot], music123 và 166 khách