Đăng trả lời 344 bài viết
VN:Thêm 88.378 ca, Quảng Ninh và Bình Định bổ sung 23.262 F0
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49333
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 15.707 ca; 153 ca tử vong, SG có 10 ca, 2 ca từ nơi khác

    by music123 » Thứ 7 Tháng 1 22, 2022 6:19 pm

    TỐI 22/1: Thêm 15.707 ca; 153 ca tử vong, TP.HCM có 10 ca, 2 ca từ nơi khác

    TH

    Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.126.444 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đợt dịch thứ 4 đến nay, số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.119.854 ca, trong đó có 1.797.875 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.


    Tính từ 16h ngày 21-1 đến 16h ngày 22-1, trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 15.707 ca nhiễm mới, trong đó 49 ca nhập cảnh và 15.658 ca ghi nhận trong nước (giảm 243 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 10.986 ca trong cộng đồng).

    Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.945), Đà Nẵng (973), Hải Phòng (745), Hưng Yên (693), Bến Tre (555), Bình Phước (498), Quảng Ngãi (461), Thanh Hóa (443), Bắc Ninh (386), Bình Định (347), Quảng Ninh (338), Đắk Lắk (332), Hải Dương (324), Quảng Nam (319), Vĩnh Phúc (315), Khánh Hòa (305), Thái Nguyên (298),

    Bắc Giang (286), Thừa Thiên Huế (279), Hòa Bình (265), Nam Định (256), Lâm Đồng (242), Cà Mau (231), Nghệ An (223), Vĩnh Long (220), TP.HCM (214), Thái Bình (183), Đắk Nông (177), Phú Thọ (177), Tây Ninh (174), Trà Vinh (165), Ninh Bình (158), Quảng Trị (144), Lạng Sơn (138), Hà Nam (120), Kiên Giang (115), Lào Cai (112), Yên Bái (109),

    Bạc Liêu (108), Bình Thuận (103), Bà Rịa - Vũng Tàu (99), Sơn La (98), Gia Lai (90), Hà Giang (88), Quảng Bình (72), Đồng Tháp (70), Hậu Giang (69), Tuyên Quang (66), Điện Biên (64), Đồng Nai (56), Bình Dương (52), Long An (50), An Giang (44), Cần Thơ (42), Sóc Trăng (40), Cao Bằng (40), Tiền Giang (38), Ninh Thuận (36), Lai Châu (31), Phú Yên (22), Bắc Kạn (15).



    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Cà Mau (-88), Trà Vinh (-75), Bình Định (-73).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (+140), Quảng Trị (+88), Đắk Nông (+76).

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 16.123 ca/ngày.

    Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 135 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại Hà Nội (14), Quảng Nam (27), TP.HCM (68), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (8), Khánh Hòa (11), Long An (1), Quảng Ninh (2).

    Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.126.444 ca nhiệm

    Tử vong: Từ 17h30 ngày 21-1 đến 17h30 ngày 22-1 ghi nhận 153 ca tử vong tại:

    + Tại TP.HCM (10) trong đó có 2 ca từ các tỉnh chuyển đến: Long An (1), Tiền Giang (1).

    + Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (16), Vĩnh Long (12), Tiền Giang (11), Đồng Nai (10), Đồng Tháp (9), Huế (8), Sóc Trăng (8), Cần Thơ (7), Trà Vinh (6), Kiên Giang (6), An Giang (5), Hậu Giang (5), Tây Ninh (4), Bạc Liêu (4), Cà Mau (4), Khánh Hòa (4), Bình Phước (3), Bến Tre (3), Bắc Ninh (2), Nam Định (2), Lâm Đồng (2), Bình Thuận (2), Quảng Nam (2), Bình Định (2), Bắc Kạn (1), Phú Thọ (1), Ninh Thuận (1), Thanh Hóa (1), Đà Nẵng (1), Bình Dương (1).

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 159 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 36.596 ca, chiếm tỉ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.



    Đà Nẵng thêm gần 1.000 ca COVID-19 một ngày, hơn 13.000 F0 từ đầu tháng 1

    Đà Nẵng ghi nhận 973 ca COVID-19 trong ngày 22/1 và tổng cộng 13.013 người mắc tính từ đầu tháng 1 đến nay.

    Chiều 22/1, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Đà Nẵng cho biết, trong ngày, thành phố ghi nhận 973 ca mắc COVID-19, gồm 647 ca chưa cách ly, 4 ca cách ly tập trung, 315 ca cách ly tại nhà, 7 ca trong khu phong tỏa.

    Trong 647 ca chưa cách ly, có 355 người tự đến các bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế khám bệnh, xét nghiệm; 252 ca test nhanh dương tính được trạm y tế các phường, xã lấy mẫu; 7 ca lấy mẫu tiểu thương các chợ; 6 ca xét nghiệm định kỳ tại các cơ sở sản xuất kinh doanh; 20 ca về từ ngoại tỉnh; 5 ca xét nghiệm định kỳ; 1 ca là lực lượng phòng, chống dịch và 1 ca là nhân viên y tế.

    Hình ảnh

    Đà Nẵng ghi nhận 973 ca mắc COVID-19 trong ngày 22/1.

    Trong ngày, lực lượng chuyên môn xét nghiệm 8.337 lượt người, trong đó xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR 6.276 lượt, test nhanh 2.061 lượt người.

    Hiện thành phố có 272 khu vực phong tỏa với 991 hộ (3.844 nhân khẩu), duy trì 8 cơ sở cách ly tập trung, thực hiện cách ly 508 người.

    Theo số liệu của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Đà Nẵng, tính từ ngày 1/1 đến nay, toàn thành phố ghi nhận 13.013 ca COVID-10.






    640 F0 tại Hà Nội diễn biến nặng, nguy kịch

    Quốc Toàn Thứ bảy, 22/1/2022 09:38 (GMT+7)Số trường hợp đang phải thở máy là gần 80 người. Đến nay, thành phố cũng ghi nhận 441 ca tử vong vì Covid-19.

    Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Hà Nội trong ngày 21/1, thành phố đang điều trị cho 66.618 người mắc Covid-19.

    Các bệnh nhân được phân bổ tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (138), Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (223), các bệnh viện thuộc Hà Nội (3.399), cơ sở thu dung của thành phố (1.078), cơ sở thu dung cấp quận/huyện (5.400). Ngoài ra, 56.380 F0 đang được theo dõi và cách ly tại nhà.

    Thống kê của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cập nhật lần gần nhất ngày 21/1, cho thấy Hà Nội có 1.681 F0 đang điều trị tại các bệnh viện diễn biến nhẹ, không xuất hiện triệu chứng.

    Ngoài ra, thành phố đang điều trị cho 2.261 bệnh nhân Covid-19 ở mức độ trung bình, 640 trường hợp diễn biến nặng, nguy kịch (tăng 3,7% so với trung bình 7 ngày trước).

    Trong đó, 535 ca phải thở oxy qua mặt nạ, gọng kính, 29 trường hợp thở oxy dòng cao (HFNC), 19 người thở máy không xâm lấn, 57 ca thở máy xâm lấn.

    Bộ Y tế cũng công bố trong 2 ngày 20 và 21/1, Hà Nội có 33 bệnh nhân Covid-19 tử vong. Từ ngày 29/4/2021 đến nay, thành phố đã có tổng cộng 441 trường hợp mắc Covid-19 và qua đời.

    Thành phố đã tiêm được tổng cộng 14.189.484 mũi vaccine phòng bệnh Covid-19. Trong đó, tổng số mũi bổ sung đã tiêm là 235.616, mũi nhắc lại là 1.872.158.

    Cũng trong ngày 21/1, Hà Nội ghi nhận thêm 2.805 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc của thành phố ở làn sóng dịch thứ 4 lên 105.861 người. Các trường hợp này được phát hiện trên toàn bộ 30/30 quận, huyện, thị xã thuộc Hà Nội.


    Đây cũng là ngày thứ 6 liên tiếp số ca mắc mới của Hà Nội thấp hơn ngày trước đó. Số ca nhiễm trong ngày của thành phố đã giảm dần từ gần 3.000 trường hợp về mức 2.800 người thời gian qua.

    Một số địa phương ghi nhận số ca mắc nhiều trong ngày là Gia Lâm (122), Hoàng Mai (112), Đống Đa (106), Thanh Trì (98), Bắc Từ Liêm (95), Nam Từ Liêm (93),…

    Theo kết quả đánh giá cấp độ dịch mới nhất của UBND Hà Nội tính đến ngày 21/1, Hà Nội duy trì mức độ dịch 2 (vùng vàng - nguy cơ). Hà Nội vẫn có 4 quận/huyện cấp độ 3 là Gia Lâm, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai và Chương Mỹ; 26 khu vực còn lại ở cấp độ 2.

    So với một tuần trước, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Ba Đình, Long Biên từ cấp độ 3 (vùng cam) xuống cấp độ 2 (vùng vàng). Ngược lại, huyện Chương Mỹ từ cấp độ 2 lên cấp độ 3, không có đơn vị hành chính cấp huyện nào ở mức 4 (vùng đỏ).

    Hai tuần qua, những địa phương ghi nhận nhiều ca mắc mới nhất gồm Gia Lâm, Đống Đa, Nam Từ Liêm, Chương Mỹ, Hoài Đức, Thường Tín, Hai Bà Trưng và Đông Anh. Ở cấp xã, phường, có 43 đơn vị ở cấp độ 1 (vùng xanh) và 377 đơn vị ở cấp độ 2.

    Phó bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đánh giá tình hình dịch trong thời gian qua đều nằm trong dự báo và “cơ bản kiểm soát được”. Tuy nhiên, khi có sự chủ động, sâu sát hơn ở một số cơ sở, tình hình dịch bệnh sẽ tốt hơn nữa. Dự báo dịp Tết Nguyên đán tới, tình hình dịch bệnh tiếp tục có nhiều phức tạp, các quận, huyện được yêu cầu bám sát tình hình thực tế và quyết liệt trong chỉ đạo điều hành.

    Ông cũng yêu cầu các quận, huyện, thị xã tới xã, phường, thị trấn cần xây dựng kịch bản cụ thể trong những ngày Tết, phù hợp và bám sát diễn biến thực tế, tránh bỏ sót bệnh nhân Covid-19 và không để các trường hợp này thiếu thuốc điều trị.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49333
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:thêm 14.978 ca, Hà Nội vẫn đứng đầu số ca tử vong

    by music123 » Chủ nhật Tháng 1 23, 2022 11:31 am

    TỐI 23/1: thêm 14.978 ca COVID-19, Hà Nội vẫn đứng đầu số ca tử vong

    TH

    Ngày 23/1 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.978 ca nhiễm mới với 44 ca nhập cảnh và 14.934 ca ghi nhận trong nước tại 62 tỉnh, thành phố, có 10.324 ca trong cộng đồng.


    Cụ thể: Hà Nội (2.967 ca), Đà Nẵng (984), Hải Phòng (764), Hưng Yên (629), Thanh Hóa (489), Quảng Nam (435), Quảng Ninh (427), Thái Nguyên (399), Bắc Ninh (377), Nghệ An (372), Bình Phước (361), Bình Định (358), Hải Dương (351), Bến Tre (347), Quảng Ngãi (326), Phú Thọ (308), Hòa Bình (284), Thừa Thiên Huế (282), Khánh Hòa (279), Vĩnh Phúc (276), Nam Định (266), Bắc Giang (254), Lâm Đồng (216), Cà Mau (190), Tây Ninh (167), Thái Bình (157), Lạng Sơn (153), Ninh Bình (143), TP. Hồ Chí Minh (138), Vĩnh Long (137), Hà Nam (129), Bạc Liêu (128), Đắk Nông (126), Lào Cai (119), Trà Vinh (100), Hà Giang (96), Điện Biên (95), Phú Yên (92), Yên Bái (91), Gia Lai (87), Quảng Bình (86), Sơn La (82), Bà Rịa - Vũng Tàu (73), Hậu Giang (72), Tuyên Quang (67), Kiên Giang (66), Quảng Trị (60), Hà Tĩnh (56), Đồng Tháp (50), Kon Tum (45), Bình Dương (40), Long An (40), Bình Thuận (40), An Giang (38), Cần Thơ (36), Sóc Trăng (35), Cao Bằng (35), Ninh Thuận (27), Đồng Nai (26), Lai Châu (26), Bắc Kạn (19), Tiền Giang (16).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (-332), Bến Tre (-208), Bình Phước (-137).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Nghệ An (+149), Phú Thọ (+131), Quảng Nam (+116).

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 16.022 ca/ngày.

    Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 135 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại Hà Nội (14), Quảng Nam (27), TP. Hồ Chí Minh (68), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (8), Khánh Hòa (11), Long An (1), Quảng Ninh (2).

    Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.141.422 ca nhiễm


    Số bệnh nhân tử vong:

    Từ 17h30 ngày 22/01 đến 17h30 ngày 23/01 ghi nhận 123 ca tử vong tại: TP. Hồ Chí Minh (6 ca) trong đó có 2 ca từ các tỉnh chuyển đến từ Long An (1), Đồng Tháp (1).

    Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (16 ca), Đồng Tháp (10), Sóc Trăng (9), Cần Thơ (8 ), Tiền Giang (7), Vĩnh Long (7), Bình Phước (6), Cà Mau (6), Hải Phòng (5), Tây Ninh (5), Bến Tre (5), Bình Dương (4), Bạc Liêu (4), Ninh Bình (3), Trà Vinh (3), Đà Nẵng (3), Bình Thuận (3), Kiên Giang (3), Khánh Hoà (2), Lâm Đồng (2), Hải Dương (1), Lạng Sơn (1), Thái Nguyên (1), Hoà Bình (1), Quảng Nam (1), Gia Lai (1).

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 159 ca/ngày. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 36.719 ca, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.





    Bình Dương ghi nhận ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron

    Trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Omicron ở Bình Dương là nữ, sinh năm 1990, nhập cảnh từ Canada và được cách ly ngay từ khi nhập cảnh.

    Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Bình Dương tối nay (23/1) cho hay, kết quả xét nghiệm từ Viện Pasteur (TP.HCM) cho thấy một trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài về tỉnh nhiễm biến thể Omicron.

    Trường hợp này là nữ, sinh năm 1990, quốc tịch Việt Nam. Đây cũng là trường hợp đầu tiên tại tỉnh Bình Dương nhiễm biến thể Omicron.

    Theo đó, ngày 9/1, người này nhập cảnh từ Canada về sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay VN09, ngồi số ghế 27A.

    Sau khi xuống sân bay, trường hợp này được cách ly tại khu phố 5 (phường Chánh Nghĩa, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương).

    Ngày 11/1, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR cho kết quả dương tính, được chuyển vào khu điều trị và tiếp tục lấy mẫu gửi Viện Pasteur xác định nhiễm biển thể Omicron.

    Theo ngành y tế, từ khi phát hiện dương tính đến nay, sức khỏe của bệnh nhân nhiễm Omicron bình thường, không ho, không sốt, được cách ly từ trước nên không nguy hiểm cho cộng đồng.

    Hiện ngành y tế Bình Dương đang kích hoạt phương án ứng phó trước biến thể Omicron. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Bình Dương yêu cầu các địa phương thiết lập nhóm điều phối, nắm tình hình dịch bệnh, giường bệnh, nhân lực, vật tư y tế… để khắc phục tình trạng thiếu hụt, quá tải cục bộ ở từng cơ sở y tế.

    Bên cạnh đó, các địa phương phải xây dựng mô hình điểm về y tế cộng đồng tư vấn tâm lý, dinh dưỡng, tập luyện cho bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà, tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý F0 tại cộng đồng, đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin, phấn đấu hoàn thành bao phủ vắc xin mũi 3 trong tháng 1/2022.




    Hội chứng 'COVID kéo dài'- nguy cơ y tế cộng đồng hậu đại dịch


    Các nhà khoa học nói các nước không nên ảo tưởng có thể sớm đạt được miễn dịch cộng đồng khi biến thể Omicron lây lan nhanh hơn nhưng triệu chứng nhẹ hơn.
    Biến thể Omicron lây lan nhanh hơn, nhưng với triệu chứng nhẹ hơn, khiến thế giới đang hi vọng về khả năng sớm đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng. Tuy nhiên các nhà khoa học một lần nữa khẳng định, các nước không nên ảo tưởng có thể sớm đạt được miễn dịch cộng đồng và cảnh báo: hội chứng COVID kéo dài có thể là nguy cơ y tế cộng đồng lớn hậu đại dịch.

    Hình ảnh

    (Ảnh minh họa: Getty)

    Hàng loạt nghiên cứu mới nhất cho thấy biến thể Omicron không gây ra các triệu chứng nặng so với những biến thế trước đó khiến tâm lý lo sợ về COVID-19 giảm bớt. Hiện có một số ý kiến còn cho rằng nên cố tình để lây nhiễm COVID-19, với niềm tin khỏi bệnh sẽ có lượng kháng thể ở mức siêu miễn dịch. Tuy nhiên câu chuyện của những bệnh nhân phải đối mặt với hàng loạt các di chứng phụ sau COVID-19 kéo dài cả năm trời là lời cảnh tỉnh về một nguy cơ y tế cộng đồng lớn hậu đại dịch.

    “Tôi đã từng leo các ngọn núi cao nhất nhưng sau khi hồi phục COVID-19 lúc nào tôi cũng thấy mệt mỏi. Như việc đi bộ trong công viên cạnh nhà như lúc này cũng khiến tôi thấy cạn kiệt sức lực. Tôi không thể trở lại công việc của mình. Đầu tôi lúc nào cũng váng vất như kiểu bạn bị cảm cúm, đau mỏi cơ và tay tôi nhiều khi không còn cảm giác. Ngày nào cũng phải đối mặt với cảm giác đó, khiến tôi bị suy sụp tinh thần”, một người từng mắc COVID-19 chia sẻ.

    Hơn 200 triệu chứng được báo cáo, như thở gấp, đau ngực, ngứa ran và phát ban, cực kỳ mệt mỏi và rối loạn chức năng nhận thức, rối loạn cơ tim và thần kinh.... là những điều mà các nhà khoa học vẫn tiếp tục đi tìm lời giải về tình trạng hàng triệu người phải vật lộn với cái gọi là “di chứng kéo dài hậu COVID-19”.

    Theo nghiên cứu của Viện Sức khỏe quốc gia Anh (NIHS), cứ 10 người thì có 7 người tiếp tục gặp phải các triệu chứng “COVID kéo dài” như mệt mỏi, đau cơ, mất ngủ và khó thở trong 12 tháng sau khi xuất viện. Tình trạng này được cải thiện rất ít trong vòng một năm sau khi ra viện. Những tác động của hội chứng này sẽ cao hơn đối với những người chưa tiêm vaccine, do đó cách tốt nhất để ngăn chặn "COVID kéo dài" là tiêm vaccine.

    Trước các ca mắc mới COVID-19 gia tăng chóng mặt, Liên hợp quốc trong tuần qua một lần nữa cảnh báo về góc khuất của đại dịch COVID-19. Giám đốc kỹ thuật Chương trình Khẩn cấp y tế của Tổ chức Y tế thế giới Maria Van Kerkhove nhấn mạnh: "Chúng tôi biết rằng một tỷ lệ người bị nhiễm virus có thể tiếp tục đối mặt với các tác động lâu dài, được gọi là COVID kéo dài hoặc tình trạng sau COVID-19. Vì vậy, đó là lý do để chúng ta cố gắng ngăn bản thân không bị lây nhiễm. Đừng quên điều này, vì chúng tôi muốn bạn an toàn không bị mắc COVID-19, không diễn tiến nặng, không truyền virus cho người khác và ngăn ngừa nguy cơ phải đối mặt với hội chứng COVID kéo dài”.





    Tình hình dịch COVID-19 trái ngược giữa các địa phương


    TP.HCM có một tuần liên tiếp dưới ngưỡng 300 F0, trong khi đó, Đà Nẵng, Hải Phòng tăng nhanh số ca mắc, khiến người dân lo lắng khi dịp Tết Nguyên đán đang cận kề.
    Theo Bộ Y tế, ngày 22/2, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 15.707 ca nhiễm mới, trong đó 49 ca nhập cảnh và 15.658 ca ghi nhận trong nước (giảm 243 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 10.986 ca trong cộng đồng).


    640 F0 tại Hà Nội diễn biến nặng, nguy kịch

    Sau gần một tuần Hà Nội "hạ nhiệt", số ca mắc mới tại thành phố này tăng nhẹ trở lại với 2.945 F0 (tăng 140 ca so với ngày trước đó).

    Theo Sở Y tế Hà Nội, bệnh nhân phân bố tại 391 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (137), Đống Đa (132), Thanh Trì (125), Gia Lâm (123)... Số mắc cộng dồn tại Hà Nội trong đợt dịch lần thứ 4 (từ 29/4/2021) là 108.806 ca.

    Thống kê của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cập nhật lần gần nhất ngày 21/1, cho thấy Hà Nội có 1.681 F0 đang điều trị tại các bệnh viện diễn biến nhẹ, không xuất hiện triệu chứng.

    Ngoài ra, thành phố đang điều trị cho 2.261 bệnh nhân COVID-19 ở mức độ trung bình, 640 trường hợp diễn biến nặng, nguy kịch (tăng 3,7% so với trung bình 7 ngày trước).

    Trong đó, 535 ca phải thở oxy qua mặt nạ, gọng kính, 29 trường hợp thở oxy dòng cao (HFNC), 19 người thở máy không xâm lấn, 57 ca thở máy xâm lấn.

    Theo kết quả đánh giá cấp độ dịch mới nhất của UBND Hà Nội đến ngày 21/1, thành phố vẫn ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình, màu vàng).

    Hà Nội có 26 quận, huyện, thị xã ở cấp độ 2 và 4 khu vực gồm Gia Lâm, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai và Chương Mỹ ở cấp độ 3.

    So với một tuần trước, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Ba Đình, Long Biên từ cấp độ 3 (vùng cam) xuống cấp độ 2 (vùng vàng). Ngược lại, huyện Chương Mỹ từ cấp độ 2 lên cấp độ 3, không có đơn vị hành chính cấp huyện nào ở mức 4 (vùng đỏ).

    Hai tuần qua, những địa phương ghi nhận nhiều ca mắc mới nhất gồm Gia Lâm, Đống Đa, Nam Từ Liêm, Chương Mỹ, Hoài Đức, Thường Tín, Hai Bà Trưng và Đông Anh. Ở cấp xã, phường, 43 đơn vị ở cấp độ một (vùng xanh) và 377 đơn vị ở cấp độ 2.

    Về tỷ lệ phủ vaccine của Hà Nội, người 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất một liều đạt 99,7%. Tỷ lệ người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ 2 liều đạt tới 98%.

    UBND thành phố chỉ đạo tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022; hoạt động tập trung đông người không cần thiết; tăng cường giám sát dịch bệnh tại các địa bàn, khu vực có nguy cơ cao; tổ chức lực lượng phòng, chống dịch bảo đảm xử lý kịp thời các tình huống xảy ra.




    TP.HCM nhiều ngày liên tiếp dưới 300 F0

    Sau 4 ngày kể từ khi công bố 3 ca nhiễm biến chủng mới đầu tiên trong cộng đồng, TP.HCM hiện chưa phát hiện thêm ca nhiễm Omicron. Tính đến 22/1, thành phố ghi nhận tổng cộng 68 ca nhiễm Omicron, trong đó 65 ca nhập cảnh, 3 ca cộng đồng. Một tuần gần đây, số F0 tại thành phố này cũng liên tục ở ngưỡng dưới 300 ca.

    Ngày 22/1, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức ký văn bản khẩn công bố cấp độ dịch tại địa phương.

    Theo đó, ở cấp quận/huyện, 21/22 địa phương đạt cấp độ một (vùng xanh). Địa phương duy nhất ở cấp độ 2 (vùng vàng) là huyện Nhà Bè. Như vậy, tuần qua, quận 1 và huyện Cần Giờ giảm cấp độ dịch cấp 2 xuống cấp một và không có địa phương nào tăng cấp độ dịch.

    Trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, các hoạt động phòng, chống dịch của TP.HCM vẫn được duy trì, tăng cường, đặc biệt là trong dịp lễ hội. Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM, thông tin tất cả người đủ điều kiện tiêm vaccine theo quy định của Bộ Y tế tại TP.HCM đã hoàn tất tiêm mũi nhắc lại và bổ sung.

    Về chiến dịch bảo vệ người nguy cơ cao, TP.HCM đã tiêm vaccine cho 19.957 người, đạt tỷ lệ 78,1% trong tổng số người thuộc nhóm nguy cơ. Số còn lại là trường hợp nhiễm bệnh, được điều trị tại nhà hoặc cơ sở tập trung. Khi đủ điều kiện, ngành y tế sẽ tư vấn và đưa đội tiêm đến tận nhà.

    Chiều 22/1, Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 TP Đà Nẵng cho biết, trong ngày, địa phương ghi nhận 973 ca COVID-19. Trong đó, 4 ca cách ly tập trung, 315 F0 cách ly tại nhà, 7 ca trong khu phong tỏa và 647 F0 chưa cách ly.
    897/973 ca mắc COVID-19 trong ngày có khả năng lây cộng đồng, tập trung ở một số địa phương: Thanh Khê (185 ca), Sơn Trà (168 ca), Liên Chiểu (149 ca), Cẩm Lệ (148 ca), Hải Châu (138 ca), Hòa Vang (74 ca), Ngũ Hành Sơn (35 ca).

    Đến nay, thành phố tiêm 2.149.581 mũi vaccine phòng COVID-19, trong đó tiêm mũi một cho 980.546 người, mũi 2 cho 961.019 người và mũi 3 cho 208.016 người.

    Trong ngày, các địa phương thuộc TP Hải Phòng công bố đã có 776 ca mắc COVID-19 được điều trị khỏi. Trong 17.606 F0 đang được điều trị, 114 ca diễn biến nặng, nguy kịch. Tính tới thời điểm này, Hải Phòng đã ghi nhận 46 ca tử vong do COVID-19.

    Theo thống kê, hiện TP Hải Phòng thực hiện hơn 3,8 triệu mũi tiêm vaccine phòng COVID-19. Trong đó, tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên đã đủ 2 liều vaccine đạt 99,99%; tỷ lệ này ở nhóm trẻ 12-17 tuổi là 99,98%.




    Bộ Y tế đề nghị không cách ly y tế người về quê đón Tết

    Ngày 22/1, Bộ Y tế đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong nước về quê đón Tết Nguyên đán.

    Theo Bộ Y tế, hiện nay, tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại các tỉnh, thành phố đã đạt tỷ lệ cao: Người từ 18 tuổi trở lên được tiêm một mũi đạt 100%, tiêm đủ 2 mũi đạt 95,6%, tiêm mũi 3 đạt 18,6%. Trẻ em (12-17 tuổi) tiêm mũi một đạt 94,1%, tiêm đủ 2 mũi đạt 82,2%.

    Hình ảnh

    Những ngày cận Tết, khu vực ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất luôn trong tình trạng đông đúc. (Ảnh: Quỳnh Danh)

    Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong nước về quê nhân dịp Tết Nguyên đán 2022 và đảm bảo công tác phòng, chống dịch, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo triển khai một số nội dung, cụ thể:

    Hướng dẫn người dân về quê nhân dịp Tết Nguyên đán thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 gồm thực hiện 5K, tự theo dõi sức khỏe, không phải cách ly y tế; nếu có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 như sốt, ho, khó thở, hạn chế tiếp xúc và hạn chế đi lại, thông báo ngay cho y tế địa phương để được hướng dẫn, xét nghiệm SARS-CoV-2 và xử trí theo quy định.

    Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng quy định; kịp thời chấn chỉnh việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch không phù hợp.

    Trước đó, Bộ Y tế cũng đã có công văn gửi Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố về việc chấn chỉnh các biện pháp phòng chống dịch không phù hợp, kiên quyết không để xảy ra các hành vi vi phạm trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.





    Nghệ An: Súng bị cướp cò, bé gái 4 tuổi trúng đạn tử vong

    Trong lúc bác ruột cầm súng để kiểm tra thì không may súng bị cướp cò khiến cháu gái 4 tuổi đứng cách đó 20m trúng đạn tử vong.

    Ngày 23/1, Công an huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) đang phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra làm rõ vụ một bé gái 4 tuổi bị trúng đạn tử vong.

    Theo thông tin ban đầu, sự việc xảy ra vào trưa 22/1. Bé T.L.T.A. (4 tuổi, trú tại xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) đến nhà bác ruột là T.V.T. (trú tại xã Liên Thành) để chơi.

    Anh T. sau đó đem khẩu súng hơi (loại súng thường sử dụng bắn chim) ra kiểm tra thì không may súng cướp cò khiến đạn bắn trúng vào người bé T.A. đang chơi cách đó khoảng 20m.

    Dù được đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời nhưng do viên đạn trúng tim nên cháu bé đã tử vong.

    Công an đã có mặt tại hiện trường khám nghiệm tử thi, điều tra làm rõ vụ việc. Khẩu súng sử dụng trái phép đã bị lực lượng chức năng niêm phong để phục vụ quá trình điều tra.
    Sửa lần cuối bởi 1 vào ngày music123 với 0 lần sửa trong tổng số.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49333
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 14.362 ca, 165 ca tử vong, số ca Omicron lên 163

    by music123 » Thứ 2 Tháng 1 24, 2022 6:23 pm

    TỐI 24/1: Thêm 14.362 ca nhiễm, 165 ca tử vong, số ca Omicron lên 163

    TH

    Bộ Y tế tối 24/1 công bố 14.362 ca nhiễm, trong đó 14.307 ca tại 61 tỉnh, thành phố; 165 ca tử vong.

    24 giờ qua số ca nhiễm cả nước giảm 627 so với hôm qua, gồm 4.773 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa (tăng 163 ca), 9.534 ca cộng đồng (giảm 790 ca). Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 15.734 ca/ngày.

    Hôm nay TP HCM ghi nhận thêm 20 ca Omicron trong đó 3 ca cộng đồng. Kiên Giang, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu đều lần đầu ghi nhận ca Omicron, là người nhập cảnh cách ly ngay. Đến nay Việt Nam đã ghi nhận 163 ca Omicron tại: TP HCM 92, Quảng Nam 27, Hà Nội 14, Khánh Hòa 11, Đà Nẵng 8, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Kiên Giang đều 2, Hải Dương, Hải Phòng, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương đều một. Như vậy còn 14 ca Omicron tại TP HCM chưa được Bộ Y tế công bố.


    Hôm nay ghi nhận 165 ca tử vong tại:

    Bà Rịa - Vũng Tàu (21 ca trong 2 ngày), Đồng Nai (20 ca trong 2 ngày), Vĩnh Long và Kiên Giang 11, An Giang (10 ca trong 2 ngày), Hậu Giang (10 ca trong 2 ngày), Tiền Giang và Cần Thơ 9, Bình Định (7 ca trong 2 ngày), Đồng Tháp 7, TP HCM và Tây Ninh 6, Trà Vinh và Bình Thuận 4, Bắc Ninh, Bình Dương, Sóc Trăng đều 3, Hà Giang, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bạc Liêu và Cà Mau đều 2, Hà Nam, Ninh Bình, Huế, Hải Dương, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Yên, Đăk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Bến Tre mỗi nơi một.

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 157 ca. Tổng số ca tử vong tại Việt Nam tính đến nay là 36.884 ca, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.

    Đợt dịch thứ 4, số ca nhiễm trong nước là 2.149.095, trong đó 1.838.363 ca đã được công bố khỏi bệnh.

    Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam ghi nhận 2.155.784 ca nhiễm




    TP HCM kêu gọi người dân tiêm mũi 3 vaccine Covid-19

    Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) ngày 24/1 kêu gọi người dân chưa tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi 3 đến trực tiếp điểm tiêm nơi cư trú.

    Theo HCDC, hoạt động tiêm vaccine Covid-19 liều bổ sung và nhắc lại vẫn đang tiếp tục diễn ra ở 22 quận huyện và TP Thủ Đức. Những người dân chưa tiêm liều bổ sung và nhắc lại chỉ cần đến trực tiếp điểm tiêm và đăng ký, dù không có tên trong danh sách tiêm chủng vẫn được tiếp nhận.

    TP HCM là địa phương đầu tiên cả nước triển khai tiêm mũi 3, từ ngày 10/12/2020. Đến nay, thành phố đã triển khai tiêm hơn 19,8 triệu mũi tiêm, trong đó 4,42 triệu mũi 3 (gồm hơn 620.000 mũi bổ sung và gần 3,8 triệu mũi nhắc lại).


    Hình ảnh

    Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 tại TP HCM. Ảnh: Thành Nguyễn

    Cuối năm ngoái, Sở Y tế TP HCM dự kiến hoàn tất việc tiêm các mũi vaccine nhắc lại, mũi bổ sung cho người dân, F0 khỏi bệnh trong tháng 1/2022 - trước Tết Nguyên đán.

    Liều cơ bản là vaccine tiêm theo liệu trình quy định của nhà sản xuất. Việt Nam đang tiêm chủ yếu là các loại vaccine liệu trình hai liều (thường gọi là mũi một, mũi hai).

    Liều bổ sung là liều tiêm sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày, dành cho người thuộc nhóm có hệ thống miễn dịch suy yếu, không đủ khả năng phòng bệnh dù đã tiêm chủng đủ liều vaccine cơ bản; người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng là người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng...

    Liều nhắc lại, còn gọi là liều tăng cường, áp dụng cho những người đã tiêm chủng đầy đủ liều vaccine, nhằm tăng cường hoặc khôi phục khả năng bảo vệ cơ thể của các liều cơ bản. Cần tiêm nhắc nếu có ba điều kiện gồm từ 18 tuổi trở lên, đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung, đã tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất được 3 tháng.







    TP HCM ghi nhận tổng cộng 88 ca Omicron


    Ngày 24/1, TP HCM ghi nhận thêm 15 ca Omicron, nâng tổng số ca nhiễm biến chủng này ở thành phố lên 88, trong đó 5 ca cộng đồng, còn lại là nhập cảnh.

    Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố (HCDC), tại cuộc họp báo về công tác phòng chống dịch chiều 24/1, cho biết 15 ca nhiễm mới này chưa được Bộ Y tế ghi nhận. Chiều nay HCDC sẽ làm báo cáo gửi Bộ Y tế để cập nhật. Tất cả bệnh nhân đều sức khỏe ổn định, chỉ 7 ca có triệu chứng nhẹ, thoáng qua như mệt, sốt nhẹ, ớn lạnh, đau họng. Các bệnh nhân có thời gian dương tính với virus trung bình 6-7 ngày.

    Ca Omicron nặng nhất thời gian là bà cụ 82 tuổi, nhập cảnh ngày 10/1, nhiều bệnh lý nền như ung thư máu giai đoạn cuối, đái tháo đường. Bà được chuyển từ Bệnh viện dã chiến số 12 tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, hiện nay đã ổn định sức khỏe.

    Với chùm 5 ca Omicron cộng đồng, ông Tâm cho biết "đều liên quan đến người phụ nữ 41 tuổi, nhập cảnh từ Mỹ về Nha Trang, sau đó về lưu trú tại TP HCM". Họ gồm ba ca nhiễm đầu tiên là một người 35 tuổi ngụ huyện Bình Chánh, một người 31 tuổi ngụ quận 11, người còn lại 48 tuổi ngụ Gò Vấp, từng đi ăn cùng người phụ nữ nhập cảnh. Hai ca mới ghi nhận là một nam thanh niên 25 tuổi, em họ của ca Omicron sống tại quận 11. Thanh niên này đã tiêm hai mũi vaccine Covid-19, từ ngày 28/12/2021 làm bảo vệ tại nhà của người phụ nữ nhập cảnh. Trường hợp thứ 5 là nam, 29 tuổi, bác sĩ khoa cấp cứu một bệnh viện tại TP HCM, sống cùng nhà với ca Omicron ngụ quận 11, đã tiêm 3 mũi vaccine.

    "Thành phố chưa phát hiện thêm trường hợp dương tính mới từ chùm ca cộng đồng này", ông Tâm nói. Như vậy, tính đến chiều 24/1, Việt Nam ghi nhận 156 ca nhiễm Omicron, tại: TP HCM 88 (gồm 5 ca cộng đồng, 83 ca nhập cảnh), Quảng Nam 27, Hà Nội 14, Khánh Hòa 11, Đà Nẵng 8, Thanh Hóa và Quảng Ninh 2, Hải Dương, Hải Phòng, Long An, Bình Dương đều một và là người nhập cảnh cách ly ngay.
    Trong bối cảnh hiện nay, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu (Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM) khuyến cáo người dân chú ý tuân thủ 5K, đặc biệt là khẩu trang, để phòng ngừa chủng Omicron cũng như Delta. "Chỉ những người tiếp xúc không 5K mới có nguy cơ mắc bệnh. 5K là giải pháp ứng biến với mọi biến chủng", bác sĩ Châu nói và nhấn mạnh "Omicron có thể ủ bệnh ngắn, dễ lây... nhưng nó không thể xuyên qua khẩu trang và không thể sống sót sau khi chúng ta rửa tay".

    Omicron được thế giới ghi nhận vào cuối tháng 11 năm ngoái tại Nam Phi, nhanh chóng lan rộng trên thế giới và chiếm ưu thế hiện nay tại những điểm nóng là Mỹ và châu Âu. Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa Omicron vào diện biến chủng đáng lo ngại và có tốc độ lây nhiễm nhanh hơn các biến chủng trước. Đến nay nhiều bằng chứng cho thấy Omicron gây triệu chứng nhẹ hơn chủng Delta từng là chủng trội suốt năm qua. Tuy nhiên do tốc độ lây nhiễm nhanh, các chuyên gia lo ngại khi số bệnh nhân tăng cao sẽ kéo theo số ca nặng và tử vong tăng, gây áp lực cho hệ thống y tế.






    'Chiến đấu' với ho kéo dài, vượt nguy cơ đột quỵ sau COVID-19


    Sau khi mắc COVID-19, nhiều người 'khủng hoảng' bởi những cơn ho kéo dài kèm các triệu chứng đau ngực, mệt mỏi, khó thở, thậm chí có di chứng rối loạn đông máu có thể dẫn đến đột quỵ.

    Đầu tháng 11-2021, chị T.T. (24 tuổi, quận Phú Nhuận, TP.HCM) thấy mình sốt nhẹ, test nhanh dương tính COVID-19. Đã tiêm 2 mũi vắc xin nên chị chỉ bị sốt nhẹ, rát họng, đau mỏi cơ… vài ngày, đến ngày thứ 8 thì có kết quả âm tính.

    Tuy nhiên, đến nay chị T. luôn bị ám ảnh bởi những cơn ho kéo dài kèm triệu chứng mệt mỏi, hụt hơi, thậm chí có cảm giác như ngưng thở.

    ThS.BS Trần Tuấn Thành - khoa vật lý trị liệu, đơn vị điều trị hậu COVID-19 Bệnh viện Lê Văn Thịnh - cho biết có nhiều nguyên nhân gây ho sau khi khỏi COVID-19 như: cơ thể đào thải xác virus ra ngoài, người bệnh có bệnh lý sẵn trước đó như: hen suyễn, lao phổi, trào ngược dạ dày…

    Để ứng phó với những cơn ho kéo dài sau khi khỏi COVID-19, người dân cần đi khám để đánh giá xem nguyên nhân ho xuất phát từ việc nhiễm COVID-19 hay mắc một số bệnh lý trước đó để kịp thời xử lý.

    Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ - trưởng đơn vị điều trị ban ngày Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - cho biết người mắc COVID-19 sau khi khỏi bệnh cần thời gian và sự chăm sóc phù hợp để hồi phục bao gồm chế độ dinh dưỡng, vận động, đặc biệt là tập hít thở.

    Người bệnh có thể tập thở bằng 2 động tác sau đây để giảm ho, chú ý hít bằng mũi thở ra bằng mũi, giữ hơi mở thanh quản.


    Hình ảnh

    Bác sĩ Vũ hướng dẫn tư thế ngồi hoa sen tập thở giảm ho do COVID-19 - Ảnh: Bác sĩ cung cấp

    Dùng yoga, khí công để luyện thở bằng tư thế ngồi hoa sen: Người bệnh ngồi xếp bằng kép, hai bàn chân bắt chéo, lòng bàn chân ngửa lên trên. Nếu không ngồi được thì ngồi nửa hoa sen (xếp bằng đơn). Hai bàn tay để lên 2 đầu gối, lưng thẳng rồi bắt đầu thở.

    Hít vào tối đa, ưỡn lưng được càng tốt, giữ hơi mở thanh quản (bằng cách hít thêm), đồng thời dao động thân qua lại 2 - 6 lần, thở ra quay đầu qua bên trái, đuổi hết khí trong phổi ra, rồi bắt đầu một hơi thở thứ hai thở ra và quay đầu qua phải, sau đó làm tiếp tục, thực hiện từ 2 - 4 lần.

    Để có tác dụng, cần tập đều, hít bằng mũi thở ra bằng mũi. Tập đều đặn, 2 lần sáng và chiều, mỗi lần 15 - 30 phút.

    Bài tập 2: Thở 4 thời có kê mông và giơ chân


    Hình ảnh

    Bác sĩ Vũ hướng dẫn thở 4 thời có kê mông và giơ chân có thể giảm ho do hậu COVID-19 - Ảnh: Bác sĩ cung cấp

    Chuẩn bị: Nằm ngửa thẳng, kê một gối ở mông, cao khoảng 5 - 8cm vừa sức, tay trái để trên bụng, tay phải để trên ngực; nhắm mắt, chú ý vào việc tập thở.

    Động tác:

    Thời 1: Hít vào tối đa, ngực nở bụng phình và căng.

    Thời 2: Giữ hơi, mở thanh quản bằng cách cố gắng hít thêm, lồng ngực vẫn giữ nguyên ở tình trạng nở tối đa, bụng vẫn phình căng cứng, đồng thời giơ một chân dao động qua lại 4 (hoặc 6) cái, rồi hạ chân.

    Thời 3: Thở ra thoải mái tự nhiên, để lồng ngực và bụng tự nhiên hạ xuống.

    Thời 4: Thư giãn chân tay mềm giãn, chuẩn bị trở lại thời 1, hít vào. Mỗi lần tập mười hơi thở. Một ngày tập một đến hai lần.

    Về dinh dưỡng, bác sĩ Thành khuyên người bệnh bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, tôm, cua, thịt, cá và rau xanh; tránh các thực phẩm cay, nóng làm cơn ho thêm trầm trọng. Ngoài ra nên uống nước ấm, ngậm kẹo, tránh để khô họng, uống đủ nước, uống thuốc ho…

    Người bệnh cũng có thể dùng các thảo dược có tác dụng trong điều trị ho hậu COVID-19 của PGS.TS Nguyễn Thị Bay - Bệnh viện Đại học Y dược - cơ sở 3 TP.HCM:



    Cẩn trọng nguy cơ đột quỵ

    Đầu tháng 12-2020, chị T.M. (24 tuổi, Cần Giờ) hay nôn ói, đau đầu, chóng mặt, bị ảo giác, chân tay tê, đi khám được bác sĩ chẩn đoán bị ốm nghén thai kỳ và tụt canxi. Tuy nhiên về đến nhà, chị ngã gục, co giật, nửa người bên phải yếu liệt, người nhà đưa đến một bệnh viện tại TP.HCM để cấp cứu.

    Bác sĩ phát hiện chị M. vừa khỏi COVID-19, vừa đột quỵ thể nhồi máu não ở tĩnh mạch nội sọ. Chị được chuyển đến Bệnh viện Phục hồi chức năng - điều trị bệnh nghề nghiệp TP.HCM. Kết quả xét nghiệm cho thấy chị bị thiếu protein S - một chất kháng đông máu tự nhiên, cộng thêm biến chứng rối loạn đông máu do mắc COVID-19 dẫn đến cơn đột quỵ.

    ThS.BS.CK2 Phan Thái Hảo, trưởng khoa tim mạch - lão học, Bệnh viện Phục hồi chức năng - điều trị bệnh nghề nghiệp TP.HCM, cho biết cơ thể mỗi người có hai hệ thống đông máu và chống đông máu đối kháng nhau để không xảy ra tình trạng đông máu hoặc loãng máu quá. Sau khi nhiễm COVID-19, người bệnh bị tăng đông trong máu, dẫn đến tắc mạch máu não gây đột quỵ, tắc phổi, tắc mạch chi…

    Nhiều người có cơ địa dễ đông máu như có xơ vữa động mạch cộng thêm nhiễm COVID-19 làm tăng đông dẫn theo tăng nguy cơ bị đột quỵ.

    Theo bác sĩ Hảo, để giảm nguy cơ bị đột quỵ, người bệnh sau khi nhiễm COVID-19 nên đến bệnh viện để được thăm khám làm các xét nghiệm, siêu âm mạch máu, kiểm tra các chất trong máu làm tăng khả năng đông máu để phòng ngừa.

    Đối với tổn thương thận, không nên tự ý sử dụng các loại thực phẩm chức năng, thuốc bổ thận bắt thận phải tăng cường độ làm việc, có thể dẫn tới sỏi thận…
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49333
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:thêm 15.743 ca; 126 ca tử vong, trong đó TP.HCM có 5 ca

    by music123 » Thứ 3 Tháng 1 25, 2022 2:19 pm

    TỐI 25/1:thêm 15.743 ca mới; 126 ca tử vong, trong đó TP.HCM có 5 ca

    TH

    Các địa phương có số ca giảm nhiều nhất so với hôm qua: Gia Lai (-83), Quảng Ninh (-82), Ninh Bình (-73). Các địa phương có số ca tăng cao nhất so với hôm qua: Bắc Ninh (+225), Bến Tre (+218), Hà Nội (+155). Việt Nam đã có 163 ca Omicron.

    Hình ảnh

    Tiêm vắc xin Pfizer mũi 3 cho người dân ở quận Phú Nhuận, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

    Tính từ 16h ngày 24-1 đến 16h ngày 25-1, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 15.743 ca nhiễm mới, trong đó 44 ca nhập cảnh và 15.699 ca ghi nhận trong nước (tăng 1.392 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 10.733 ca trong cộng đồng).

    Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.956), Đà Nẵng (989), Hải Phòng (704), Thanh Hóa (685), Hưng Yên (623), Bắc Ninh (560), Bắc Giang (445), Quảng Ngãi (400), Hải Dương (397), Hòa Bình (386), Vĩnh Phúc (385), Bình Định (374), Phú Thọ (370), Bến Tre (352), Nam Định (337), Bình Phước (335), Quảng Ninh (322), Thừa Thiên Huế (305), Đắk Lắk (303), Quảng Nam (301), Thái Nguyên (271),

    Thái Bình (267), Nghệ An (263), Lâm Đồng (225), Lào Cai (202), Khánh Hòa (200), Cà Mau (200), Quảng Bình (186), Kon Tum (178), Sơn La (152), Vĩnh Long (151), Tây Ninh (146), Bạc Liêu (146), Hà Nam (138), Trà Vinh (123), Yên Bái (114), Hà Giang (104),

    TP.HCM (99), Điện Biên (80), Bình Thuận (77), Tuyên Quang (70), Hậu Giang (69), Bà Rịa - Vũng Tàu (68), Bình Dương (61), Quảng Trị (59), Đồng Tháp (52), Phú Yên (50), Đắk Nông (48), Cần Thơ (42), Long An (38), Lai Châu (37), An Giang (35), Bắc Kạn (34), Ninh Bình (34), Cao Bằng (34), Ninh Thuận (34), Đồng Nai (31), Kiên Giang (26), Sóc Trăng (12), Tiền Giang (11), Gia Lai (3).



    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Gia Lai (-83), Quảng Ninh (-82), Ninh Bình (-73).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (+225), Bến Tre (+218), Hà Nội (+155).

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 15.582 ca/ngày.

    Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 163 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại Hà Nội (14), Quảng Nam (27), TP.HCM (92), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (8), Khánh Hòa (11), Long An (1), Quảng Ninh (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Kiên Giang (2), Bình Dương (1).


    Tử vong: Từ 17h30 ngày 24-1 đến 17h30 ngày 25-1 ghi nhận 126 ca tử vong:



    + Tại TP.HCM (5), trong đó có 4 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Tiền Giang (1), Đồng Nai (1), Ninh Thuận (1), Hậu Giang (1).

    + Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (18), Bà Rịa - Vũng Tàu (9), Tiền Giang (9), Vĩnh Long (9), Cần Thơ (8), Hải Phòng (7 ca trong 2 ngày), Đồng Tháp (6), Huế (6 ca trong 2 ngày), Đà Nẵng (4), Bình Dương (4), Bình Thuận (4), An Giang (4), Kiên Giang (4), Ninh Bình (3), Trà Vinh (3), Hòa Bình (3), Bình Phước (3), Hậu Giang (3), Cà Mau (3), Đắk Lắk (2), Bắc Ninh (2), Tây Ninh (2), Lào Cai (1), Bắc Kạn (1), Hà Nam (1), Nam Định (1), Bến Tre (1).

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 148 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 37.010 ca, chiếm tỉ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.



    F0 thở máy ở Hà Nội tiếp tục tắng

    Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội tối 25/1 ghi nhận 2.957 ca Covid-19 trong 24 giờ qua; số bệnh nhân thở máy tăng.

    Các ca nhiễm hôm nay phân bố tại 30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Gia Lâm 184; Hoàng Mai 146; Đông Anh 128; Chương Mỹ 118; Đống Đa 107; Nam Từ Liêm 104; Thanh Trì 84.

    Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) ghi nhận đến ngày 24/1 Hà Nội có 670 ca nặng và nguy kịch, tăng 3,5% so với trung bình một tuần trước. Trong đó, bệnh nhân thở oxy qua gọng kính 544 ca, giảm 1,5%. Các bệnh nhân thở máy đều tăng, gồm: 33 bệnh nhân thở máy dòng cao (HFNC), tăng 25,5%; 25 bệnh nhân thở máy không xâm lấn, tăng 27,7% và 58 bệnh nhân thở máy xâm lấn, tăng 21,6%. Ngoài ra, 10 bệnh nhân lọc máu, không có ca chạy ECMO.

    Hôm nay Hà Nội ghi nhận 18 ca tử vong (Bộ Y tế công bố), con số tử vong cao nhất tại thành phố tính theo ngày, kể từ đầu dịch đến nay. Đến ngày 24/1, toàn thành phố đang điều trị hơn 68.500 ca, trong đó gần 59.000 F0 điều trị tại nhà. Ngoài ra, cơ sở thu dung điều trị thành phố điều trị 822 ca, cơ sở thu dung quận, huyện 5.049 ca.

    Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, các loại hình lễ hội, hoạt động tập trung đông người ở thủ đô trong dịp Tết Nguyên đán sẽ dừng tổ chức. Chính quyền thủ đô đề nghị người dân tiếp tục nâng cao ý thức đối với cộng đồng, chấp hành nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch. Người cao tuổi, người có bệnh nền, người có nguy cơ cao được khuyến cáo hạn chế tham gia các hoạt động đông người.

    Tổng số nhiễm tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4) là 117.535 ca.

    Bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương điều trị cho một bệnh nhân nặng, tháng 12/2021. Ảnh: Giang Huy





    'Omicron không thể xuyên qua khẩu trang'


    Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho rằng virus biến chủng vẫn không thể xuyên qua khẩu trang, không thể sống sót khi ta rửa tay, khử khuẩn.

    Do đó, bác sĩ Châu khuyến cáo người dân chú ý tuân thủ 5K, đặc biệt là khẩu trang, để phòng ngừa chủng Omicron cũng như Delta, trong bối cảnh TP HCM vừa ghi nhận 5 ca Omicron cộng đồng thuộc chuỗi lây nhiễm từ một phụ nữ nhập cảnh.

    Trả lời VnExpress ngày 25/1, bác sĩ Châu giải thích virus có thể đột biến để tăng khả năng xâm nhập vào tế bào, tăng khả năng hủy hoại tế bào, tăng khả năng tránh sự gắn bám của kháng thể trung hòa, thậm chí có khả năng kháng thuốc... Tuy nhiên, về vật lý thì hạt virus chứa trong giọt chất tiết hô hấp không thể xuyên qua khẩu trang, sẽ bị tiêu diệt bởi các dung dịch sát khuẩn. Điều này không có ngoại lệ với biến chủng mới như Omicron và các chủng ban đầu.

    "Hạt virus chủng biến thể mới cũng không thể bay xa hơn chủng cũ nên các biện pháp dự phòng lây lan mầm bệnh qua đường hô hấp vẫn có hiệu lực", bác sĩ Châu phân tích và cho rằng "vấn đề là hành vi chủ quan, không tuân thủ nghiêm của mọi người". Do đó, 5K (khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - không tập trung - khai báo y tế) vẫn là giải pháp ứng biến với mọi biến chủng.

    TP HCM đang duy trì các nhóm giải pháp ứng phó với Omicron. Theo đó, thành phố giám sát chặt chẽ nguồn lây từ cửa khẩu nhập cảnh cho đến cộng đồng. Tất cả hành khách nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất được lấy mẫu test nhanh. Người âm tính sẽ cách ly tại nơi lưu trú theo quy định. Người dương tính cách ly tại Bệnh viện dã chiến số 12 (nếu không triệu chứng hoặc nhẹ) hoặc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM (nếu có dấu hiệu suy hô hấp), đồng thời lấy mẫu giải trình tự gene virus.

    Các trường hợp phải giải mã gene virus là người nhập cảnh dương tính hoặc ca cộng đồng nghi ngờ nhiễm biến chủng Omicron (như có yếu tố dịch tễ tiếp xúc với người nước ngoài, diễn biến bệnh nặng và tử vong rất nhanh, người đó thành nguồn siêu lây nhiễm, thời gian ủ bệnh ngắn...).

    Bác sĩ Châu cho rằng ngành y tế sẽ căn cứ trên tình hình thực tế để tham mưu UBND những giải pháp phù hợp, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán, vừa đảm bảo cho bà con ăn Tết, vừa đáp ứng an toàn phòng chống dịch.

    Hình ảnh

    Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Văn Vĩnh Châu. Ảnh: Hữu Công

    Trong dịp Tết, tại Bệnh viện dã chiến số 12 - nơi thu dung, điều trị các trường hợp nghi ngờ và xác định nhiễm biến chủng Omicron, nhân sự được điều phối từ các bệnh viện khác tới hỗ trợ. Tất cả cơ sở y tế có nhiệm vụ thu dung điều trị F0 trực suốt Tết đến ngày 15/2, sẵn sàng ứng phó với các sự cố liên quan biến chủng Omicron.

    TP HCM đến nay ghi nhận 92 ca nhiễm chủng Omicron, trong đó 5 ca cộng đồng, còn lại là nhập cảnh. Đa số ca nhiễm biến chủng mới có triệu chứng nhẹ như sốt nhẹ, đau họng, ớn lạnh. Bệnh nhân âm tính trong vòng 6-7 ngày kể từ khi phát hiện dương tính.

    Ca Omicron nặng nhất là bà cụ 82 tuổi, nhập cảnh ngày 10/1, nhiều bệnh lý nền như ung thư máu giai đoạn cuối, đái tháo đường. Bà được chuyển từ Bệnh viện dã chiến số 12 tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, hiện nay đã ổn định sức khỏe.

    TP HCM đang ở tuần thứ 3 liên tiếp là vùng xanh (cấp độ 1). Số ca mắc mới, bệnh nặng, tử vong đang giảm sâu. Ngày 24/1, thành phố ghi nhận 118 ca nhiễm, 6 trường hợp tử vong.

    Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) kêu gọi người dân chưa tiêm mũi 3 vaccine phòng Covid-19 đến điểm tiêm nơi cư trú và đăng ký, kể cả người không có tên trong danh sách tiêm chủng. Đến nay, thành phố đã triển khai tiêm khoảng 19,8 triệu mũi, trong đó 4,42 triệu mũi 3 (gồm hơn 620.000 mũi bổ sung và gần 3,8 triệu mũi nhắc lại).

    Biến chủng Omicron được ghi nhận lần đầu vào tháng 11/2021, phát hiện tại Nam Phi, đến nay lan ra hơn 120 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tổ chức Y tế Thế giới xếp Omicron vào danh sách "nguy cơ cao". Những khảo sát gần đây ở nhiều nước cho thấy Omicron gây triệu chứng nhẹ hơn chủng Delta song lây truyền nhanh hơn, khi số ca nhiễm tăng dẫn đến số ca nặng và tử vong tăng, có thể gây quá tải hệ thống y tế.





    Người hen suyễn cần lưu ý gì khi mắc Covid-19?

    Tôi mới phát hiện dương tính, sốt nhẹ, hơi đau đầu, nghẹt mũi, khó thở. Tôi có tiền sử bệnh hen suyễn. Tôi cần chú ý gì? (Kỳ Duyên, 23 tuổi)


    Trả lời:

    Nếu bạn đã tiêm ít nhất hai mũi vaccine thì không nên quá lo lắng. Nếu bạn chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine thì nên cân nhắc sử dụng sớm thuống kháng virus, Favipiravir hoặc Molpiravir.

    Các triệu chứng sốt, đau đầu, nghẹt mũi, khó thở thì có thể điều trị triệu chứng như cảm cúm thông thường. Với bệnh nền hen suyễn, bạn nên sử dụng 2 loại thuốc xịt, Ventolin giãn phế quản và một loại xịt chống viêm có thành phần corticoid.

    Bạn cần đo SpO2 nhiều lần trong ngày và liên hệ với bác sĩ ngay để được trợ giúp nếu chỉ số dưới 95% liên tục, không cải thiện.

    Bác sĩ CK I Nguyễn Huy Hoàng
    Trung tâm Oxy cao áp thuộc Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Bộ Quốc phòng
    Hình ảnh
Đăng trả lời 344 bài viết

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 106 khách