Đăng trả lời 344 bài viết
VN:Thêm 88.378 ca, Quảng Ninh và Bình Định bổ sung 23.262 F0
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 100 ca;1chết sau khi tiêm vaccine

    by music123 » Thứ 2 Tháng 6 07, 2021 1:32 pm

    Tin trong nước tối 7/6: Thêm 100 ca COVID-19; TP.HCM lên tiếng việc ‘gần 2.000 F1, F2 bỏ trốn’,nam tài xế tử vong sau tiêm vắc xin Covid-19 tại Bắc Giang

    Hiểu Minh (TH) | 6/7/21

    Hình ảnh

    Ảnh minh họa.

    Thêm 100 ca COVID-19

    Bộ Y tế tối 7/6 ghi nhận 100 ca dương tính, gồm 75 ca trong nước và 25 ca nhập cảnh được cách ly ngay.

    Như vậy trong ngày 7/6, Việt Nam ghi nhận thêm 236 ca nhiễm, gồm 211 ca trong nước, trong đó 200 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa. 141 bệnh nhân được công bố khỏi Covid-19, nâng tổng số khỏi từ đầu dịch lên 3.509 ca.

    Hôm nay cũng đánh dấu hai tuần liên tiếp số ca nhiễm được công bố tính theo ngày hơn 200.

    100 ca mới tối nay được ghi nhận từ số 8884-8983. 75 ca ghi nhận trong nước gồm tại Bắc Giang 30, Bắc Ninh 23, TP HCM 20, Bình Dương và Bệnh viện K cơ sở Tân Triều một, trong đó 72 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa.

    Số ca nhiễm mới nâng tổng số ca tại Bắc Giang lên 3.211, Bắc Ninh 1122, Hà Nội 438 ca (trong đó Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 94 ca, 52 ca ở Bệnh viện K), TP.HCM 422, Bình Dương 8.

    Số ca Covid-19 cộng đồng tính từ ngày 27/4 đến nay lên 5.833 ca, tại 39 tỉnh thành. Có 15 tỉnh gồm Yên Bái, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đăk Lăk, Nam Định, Hòa Bình, Tuyên Quang, Phú Thọ, Sơn La, Ninh Bình, đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới.

    Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM lên tiếng việc ‘gần 2.000 F1, F2 bỏ trốn’

    Chiều 7/6, Trung tâm Báo chí (thuộc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM) cho biết, hiện một số trang mạng xã hội lan truyền thông tin về tòa nhà số 144 Cộng Hoà, phường 12, quận Tân Bình, bị phong tỏa do có ca nghi mắc Covid-19.



    Đơn vị này khẳng định thông tin trên là bịa đặt, làm ảnh hưởng tới tâm lý người dân và tác động xấu tới nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 của thành phố.

    Đại diện doanh nghiệp đang sử dụng tòa nhà khẳng định nơi này vẫn đang hoạt động bình thường, không có việc “toàn bộ gần 2.000 người là F1, F2, hiện đã bỏ trốn, tản ra khắp TP” như thông tin lan truyền.

    Theo đó, trong quá trình truy vết các ca nhiễm nCoV, lực lượng chức năng xác định tại tòa nhà 144 Cộng Hòa có một trường hợp F1 và đã tiến hành cách ly tập trung.

    Theo đó, ngày 26/5, người này lên phỏng vấn học việc tại văn phòng công ty ở 144 Cộng Hòa, phường 12, quận Tân Bình, và tiếp xúc với một nhân sự của công ty.

    Ngày 27 và 28/5, người này học việc tại công ty và được cách ly tập trung ngay trong ngày 28/5 vì là F1.



    Sau đó, tầng 7 của tòa nhà đã được phong tỏa để đảm bảo phòng chống dịch.

    Hiện, các nhân sự được xác định là có tiếp xúc gần với trường hợp F1 đã được cách ly theo đúng quy trình của cơ quan y tế. Toàn bộ nhân sự đang làm việc tại tòa nhà 144 Cộng Hòa đã được lấy mẫu xét nghiệm.

    Ban quản lý tòa nhà cũng đã thông báo các nhân sự không liên quan ca nghi nhiễm triển khai làm việc giãn cách.

    Tráo người để trốn cách ly tập trung 21 ngày

    Bị buộc cách ly tập trung 21 ngày vì đến từ vùng dịch Bắc Ninh, nhưng ông Đặng Ngọc Dũng, 51 tuổi đã nhờ một người khác đi thay mình.

    Người cách ly thay ông Dũng là Trần Đức Duy (39 tuổi, ở phường 11, TP Đà Lạt). Ông Duy đã bị “bổ sung” cách ly tập trung vì đã tiếp xúc với một số trường hợp trong khu cách ly.

    Theo Sở Y tế Lâm Đồng, trước đó vào tối 2/6, ông Dũng nằm trong danh sách bị đưa đi cách ly tại Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng Nghiệp vụ, Công an Lâm Đồng vì đến từ vùng dịch, theo quyết định của Chủ tịch huyện Lạc Dương.

    Đến sáng 4/6, nhân viên trung tâm lấy thông tin cá nhân, khai báo y tế của những người vào cách ly, phát hiện ông Duy đi cách ly thay cho ông Dũng. Ngay sau đó, ông Dũng bị đưa đi cách ly.

    Theo Trung tâm Y tế huyện Lạc Dương, ông Dũng đã thỏa thuận với Duy cách ly thay. Khi cán bộ y tế đưa các trường hợp đi cách ly trên xe đều mặc đồ bảo hộ, đeo khẩu trang nên không phát hiện việc tráo người.

    Sở Y tế Lâm Đồng giao Thanh tra Sở Y tế làm việc với ông Duy để có biện pháp xử lý sau khi người này hoàn thành 21 ngày cách ly.

    TP.HCM có nhiều chuỗi lây nhiễm, nhiều F3 và F4 dương tính

    Sáng 7/6, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM đã họp triển khai công tác chống dịch trên địa bàn. Tại cuộc họp, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh, cho biết, đến nay, thành phố đã có 640 ca bệnh, trong đó 433 ca nhiễm trong cộng đồng, 207 ca nhập cảnh.

    Hiện, TP.HCM điều trị 371 bệnh nhân dương tính mới. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đã tiếp nhận 3 bệnh nhân Covid-19 rất nặng, 2 người phải thở bằng ECMO.

    TP có nhiều chuỗi lây nhiễm khác nhau, phân bố ở 21/22 quận, huyện.

    Trong đó, chuỗi tại Khách sạn Sheraton đã có 12 ca. Người phát hiện đầu tiên là bệnh nhân 6282. Kế tiếp, một số đầu bếp, nhân viên phục vụ tại khách sạn có kết quả dương tính. Tất cả đã cách ly tập trung từ ngày 28/5.

    Chuỗi Cửa hàng cà phê Trung Nguyên 104 Phổ Quang có 34 ca. Các nhân viên lây sang hộ gia đình và nhà trọ (đường Điện Biên Phủ). Riêng nhánh lây nhiễm tại nhà trọ trên đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) có 18 ca. Nơi này đã được phát hiện và phong tỏa ngày 29/5.

    Chuỗi Trường Mầm non song ngữ Kid Town có 27 ca, khởi phát là bệnh nhân 6427. Sau đó 8 ca F1, 9 ca F2, 7 ca F3 và 2 ca F4 đã chuyển dương tính. Người mắc bệnh là giáo viên của trường, sau đó lây sang các hộ gia đình, khu nhà trọ. Kết quả điều tra ghi nhận lây lan sang tỉnh Bạc Liêu (1 ca), Long An (3 ca), Đồng Tháp (1 ca) trong chuỗi lây này. Ngày ghi nhận ca bệnh gần nhất tại thành phố là 5/6.

    Khu nhà trọ ở hẻm Dương Quảng Hàm (quận Gò Vấp) có 22 ca mắc, gồm ca khởi phát là bệnh nhân 6289, kế tiếp 11 ca F1, 5 ca F2 và 5 ca F3 chuyển dương tính. Về ca nhiễm từ các nhân viên ở Công ty Nàng Khô, ngành y tế ghi nhận một trường hợp lây sang Trà Vinh. Đây là F3 và là bệnh nhân gần nhất, được phát hiện ngày 6/6.

    Chùm lây nhiễm tại Công ty IDS có 37 ca mắc. 10/23 nhân viên tại đây mắc bệnh rồi lây lan cho hộ gia đình của các nhân viên. Từ đây phát sinh ra ổ dịch ở CEN Sài Gòn (quận 1) với 45 ca.

    Ổ dịch CEN Sài Gòn có ca nhiễm là một chiến sĩ đang làm ở một trường đại học tại TP.HCM. Lúc đầu, ngành y tế không xác định được nguồn lây nhưng sau đó phát hiện người này sống chung với anh trai ở Bình Tân, làm tại tòa nhà CEN Sài Gòn. Đây là những trường hợp phát hiện khi truy vết F1.

    Công ty TNHH đầu tư dịch vụ Thiên Tú FN, có văn phòng lầu 4 thuộc Toà nhà Phan Khang, Số 1 Hoàng Việt, quận Tân Bình. Chuỗi này có 91 ca gồm ca F0 là bệnh nhân 6301, sau đó 72 ca F1, 16 ca F2, 2 ca F3 chuyển dương tính.

    Chuỗi lây nhiễm trong khu công nghiệp có 3 ca là các nhân viên làm việc tại đây. Tuy nhiên nhờ phát hiện sớm, xử lý dập dịch triệt để nên đến nay chưa ghi nhận có lây lan dịch bệnh trong khu vực này

    Từ ngày 18/5 thành phố còn ghi nhận ổ dịch trong công ty quận 3 với 2 bệnh nhân. Đến ngày 4/6, ổ dịch này có 1 trường hợp tiếp xúc gần có kết quả dương tính, tuy nhiên đã được cách ly tập trung nên không có khả năng lây nhiễm cho cộng đồng.

    Ổ dịch tại quán bánh canh O Thanh ở quận 3 ban đầu có 5 bệnh nhân phát hiện từ ngày 21/5. Đến ngày 2/6 có thêm 2 trường hợp tiếp xúc gần dương tính, đã được cách ly trước đó nên không lây nhiễm cho cộng đồng. Đến nay chưa phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh.

    Nghệ An đóng cửa nhà hàng, quán cà phê ở 5 địa phương

    Dù không còn ca mắc COVID-19 mới nhưng tỉnh Nghệ An quyết định tạm dừng nhiều hoạt động dịch vụ không thiết yếu tại 5 địa phương gần tỉnh Hà Tĩnh.

    Hàng quán ăn uống, cà phê, cắt tóc, gội đầu, cơ sở thẩm mỹ ở TP Vinh, huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc và thị xã Cửa Lò bị dừng hoạt động từ 0h ngày 8/6. Dịch vụ kinh doanh ăn uống chỉ được phép bán cho khách mang về.

    Hoạt động vận tải hành khách tuyến Nghệ An – Hà Tĩnh và ngược lại gồm xe buýt, xe khách cố định, taxi, xe hợp đồng cùng dừng hoạt động cho tới khi có thông báo mới. Phương tiện vận tải hàng hóa được hoạt động song bắt buộc phải đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19.

    Từ ngày 5/5, Hà Tĩnh ghi nhận 9 ca nhiễm nCoV cộng đồng, đều liên quan đến vợ chồng về từ Bình Dương. Nghệ An có 77 F1 đi cùng chuyến bay với hai vợ chồng từ Bình Dưỡng này, hiện đã có kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính một lần.

    Nghệ An ghi nhận một ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng đêm 6/5 là người đàn ông 47 tuổi, trú xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai. Đây là bệnh nhân Covid-19 cộng đồng đầu tiên trên địa bàn Nghệ An kể từ đầu năm 2020 đến nay.

    Trước đó, từ 12h ngày 6/5, Nghệ An đã dừng hoạt động các dịch vụ không thiết yếu như karaoke, quán bar, vũ trường…

    Lý do vợ chồng ký cam kết cách ly nhưng đi nhiều nơi, làm dịch bệnh lây lan

    Ngày 30/5, vợ chồng ông N.V.M. (SN 1965) cùng vợ là bà N.T.H. (SN 1969), thường trú tại thành phố Dĩ An, Bình Dương trở về quê xã Thạch Trung, TP Hà Tĩnh. Ngày 1/6, họ đến khai báo y tế tại xã và ký vào bản cam kết cách ly tại nhà theo quy định, không ra khỏi nhà để thực hiện phòng, chống dịch Covid-19.

    Bản cam kết thực hiện cách ly y tế tại nhà có xác nhận của đại diện chính quyền địa phương, gồm ông Nguyễn Duy Thanh, Trưởng trạm y tế xã và ông Mai Văn Dy, Chủ tịch UBND xã Thạch Trung.

    Tuy nhiên, sau khi ký cam kết, vợ chồng ông M. đã rời khỏi nơi ở, đi đến nhiều địa điểm, làm lây lan dịch bệnh cho nhiều người.

    Đến sáng 6/6, Hà Tĩnh thêm ba ca dương tính với nCoV, nâng tổng số ca nhiễm tại tỉnh này lên tới 7 người liên quan vợ chồng ông M.

    Dư luận đặt ra câu hỏi, tại sao vợ chồng ông M. ký cam kết, thuộc diện cách ly tại nhà nhưng vẫn rời vị trí đi đến nhiều địa điểm, tiếp xúc với nhiều người, làm lây lan dịch bệnh?.

    Ông Nguyễn Duy Thanh, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Thạch Trung thừa nhận, cam kết cách ly tại nhà của vợ chồng ông M. do cán bộ y tế xã phát nhầm bản cam kết.

    Ông Thanh nói: “Nhẽ ra ông M. ký cam kết theo dõi sức khỏe tại nhà thì chúng tôi lại đưa nhầm cam kết cách ly tại nhà nên ông M. ký nhầm. Trường hợp của vợ chồng ông M. thuộc diện theo dõi sức khỏe tại nhà chứ không phải cách ly tại nhà.

    Chúng tôi làm sai mẫu, ông M. từ Bình Dương về ngày 30/5, nhưng đến ngày 31/5 thì Sở Y tế Hà Tĩnh mới có văn bản hỏa tốc cách ly tại nhà những người đi từ vùng dịch và vùng giãn cách xã hội”.






    Kết luận ca nam tài xế tử vong sau tiêm vắc xin Covid-19 tại Bắc Giang

    Chiều 7/6, Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế Bắc Giang họp với các chuyên gia đầu ngành xem xét nguyên nhân tử vong của nam tài xế 45 tuổi sau tiêm vắc xin Covid-19.

    Nguồn tin của VietNamNet cho biết, chiều 7/6, Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế Bắc Giang có cuộc họp trực tuyến với các chuyên gia đầu ngành, khoa Cấp cứu A9, Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia để xem xét nguyên nhân ca tử vong tại Bắc Giang sau tiêm vắc xin Covid-19.

    Các chuyên gia kết luận, trường hợp anh Nguyễn Văn H., 46 tuổi, trú tại xã Xương Lâm, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang tử vong ngoại viện chưa rõ nguyên nhân, chưa loại trừ phản ứng quá mẫn sau khi tiêm chủng vắc xin Covid-19 trên bệnh nhân có tiền sử đã điều trị viêm phổi, theo dõi lao phổi. Loại trừ nguyên nhân do chất lượng vắc xin.

    Trước đó vào sáng 5/6, Trung tâm Y tế huyện Lạng Giang, Bắc Giang tổ chức tiêm phòng vắc xin cho các lái xe công ty TNHH Bích Thủy, đóng tại thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, trong đó có anh H.Bộ Y tế tối 7/6 ghi nhận 100 ca dương tính, gồm 75 ca trong nước và 25 ca nhập cảnh được cách ly ngay.

    Như vậy trong ngày 7/6, Việt Nam ghi nhận thêm 236 ca nhiễm, gồm 211 ca trong nước, trong đó 200 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa. 141 bệnh nhân được công bố khỏi Covid-19, nâng tổng số khỏi từ đầu dịch lên 3.509 ca.

    Hôm nay cũng đánh dấu hai tuần liên tiếp số ca nhiễm được công bố tính theo ngày hơn 200.Bộ Y tế tối 7/6 ghi nhận 100 ca dương tính, gồm 75 ca trong nước và 25 ca nhập cảnh được cách ly ngay.

    Như vậy trong ngày 7/6, Việt Nam ghi nhận thêm 236 ca nhiễm, gồm 211 ca trong nước, trong đó 200 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa. 141 bệnh nhân được công bố khỏi Covid-19, nâng tổng số khỏi từ đầu dịch lên 3.509 ca.

    Hôm nay cũng đánh dấu hai tuần liên tiếp số ca nhiễm được công bố tính theo ngày hơn 200.v

    Trước khi tiêm, anh H. đã khai báo y tế và được Trạm trưởng Trạm Y tế thị trấn Vôi khám sàng lọc, khai thác bệnh tiền sử qua phiếu sàng lọc theo quy định, không phát hiện bất thường, được kết luận đủ điều kiện tiêm.

    Hình ảnh

    Nhân viên y tế chuẩn bị vắc xin tiêm cho công nhân tại Bắc Giang. Ảnh: Bộ Y tế

    9h20, anh H. được tiêm, ở lại theo dõi 30 phút theo quy định. Trong thời gian này, sức khoẻ anh H. hoàn toàn bình thường.

    10h10, anh H. được cho về nhà theo dõi tiếp. Trước khi về, anh được nhân viên y tế hướng dẫn theo dõi sức khoẻ trong 1 tuần đầu, nhất là từ 24-48h sau tiêm, nếu có các biểu hiện như sốt cao, co giật, tím tái, khó khở, hôn mê, phát ban... hoặc có dấu hiệu bất thường cần thông tin ngay cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn.

    Khi mới về nhà, sức khoẻ anh H. không có gì bất thường. Đến 13h cùng ngày, sau khi ăn uống xong, anh H. có biểu hiện sốt, nôn mửa, co quắp chân tay nên được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang cấp cứu. Đến hơn 15h cùng ngày anh H. tử vong.

    Ngay sau đó, lãnh đạo địa phương đã đến tận nhà anh H. để khai thác thêm thông tin. Gia đình cho biết, anh H. có tiền sử bệnh nền, từng bị co giật, sùi bọt mép nhưng trong quá trình khai báo, anh H. giấu thông tin này.

    Để chủ động phòng chống Covid-19, địa phương đã phun khử khuẩn, lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ thành viên gia đình anh H. và kết quả đều âm tính.

    Công an huyện Lạng Giang và các cơ quan liên quan đã khám nghiệm tử thi, làm rõ nguyên nhân vụ việc.

    Những ngày qua, Bắc Giang và Bắc Ninh là 2 địa phương triển khai tiêm vắc xin ngừa Covid-19 nhiều nhất cả nước cho các đối tượng là công nhân, người lao động trong khu vực nguy cơ cao. Bắc Giang đã tiêm tổng cộng hơn 150.000 liều vắc xin AstraZeneca trong 5 ngày qua.





    Chuyển Gần 7.000 công nhân khỏi ‘điểm nóng’ Núi Hiểu-Bắc Giang

    Chiều 6/6, ông Nguyễn Văn Phương – Chủ tịch huyện Việt Yên cho biết, tới thời điểm hiện tại, địa phương đã chuyển thành công gần 7.000 công nhân từ “điểm nóng” thôn Núi Hiểu (xã Quang Châu) tới các khu cách ly tập trung trên địa bàn huyện.

    Huyện Việt Yên đang lấy mẫu xét nghiệm cho thêm 1.000 công nhân nữa – khi có kết quả sẽ lập kế hoạch di chuyển tiếp. Được biết thời điểm nóng nhất về dịch, thôn Núi Hiểu tập trung khoảng 9.000 công nhân làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

    Theo ông Phương, toàn bộ số công nhân được di chuyển khỏi thôn Núi Hiểu đều đã được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 và cho kết quả âm tính (nhiều trường hợp được lấy mẫu tới 5 lần).

    Việc di chuyển trên đáp ứng các yêu cầu về phòng dịch. Lực lượng công an bố trí cán bộ trực bảo đảm an ninh trật tự và xe dẫn đoàn. Công nhân mặc quần áo chống dịch, xếp hàng giãn cách để lên xe về điểm cách ly theo danh sách.



    Theo ông Lê Ô Pích, Phó Chủ tịch tỉnh Bắc Giang, mục đích của việc di chuyển hàng nghìn công nhân là nhằm giãn cách mạnh mẽ hơn nữa đối khu vực thôn Núi Hiểu, xã Quang Châu, nơi đang được coi là “ổ dịch” để tiến tới bao vây, khống chế dịch bệnh trong thời gian ngắn nhất. Sau đó thực hiện khử khuẩn, làm sạch môi trường toàn bộ khu vực.

    Ông Pích thông tin thêm: “Với số công nhân đã xét nghiệm 3 lần âm tính và hết thời gian cách ly 21 ngày nhưng chưa đi làm, có nguyện vọng trở về địa phương sinh sống sẽ bố trí phương án giúp họ về quê, đồng thời yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch tại nơi cư trú. Người dân thôn Núi Hiểu không thuộc trường hợp F1 thì vẫn ở tại chỗ và cho lấy mẫu thường xuyên, định kỳ 3 ngày/lần để tiếp tục sàng lọc”.


    TP.HCM phát hiện 5 người trong một nhà trọ ở Q.Tân Bình nhiễm Covid-19

    Lực lượng chức năng phong tỏa một khu nhà trọ trong hẻm 333 Lê Văn Sỹ (P.1, Q.Tân Bình, TP.HCM) do vừa vừa phát hiện 5 ca dương tính Covid-19 sống ở tầng 6 nhà trọ này.

    Theo ghi nhận vào sáng 7/6, khu nhà trọ bị phong tỏa phòng Covid-19 nằm ở giữa hẻm 333 đường Lê Văn Sỹ (P.1, Q.Tân Bình). Trong sáng cùng ngày, lực lượng chức năng túc trực 4 người ngay tại chốt phong tỏa. Tầng trệt khu nhà trọ có tiệm bán nước mía, giải khát, tạp hóa, tuy nhiên đã đóng cửa ngừng kinh doanh. Trong sáng 7.6, lực lượng vệ sinh cũng đã đến thu gom rác thải tại khu nhà trọ.

    Gần khu vực phong tỏa phòng Covid-19, phía đầu hẻm buôn bán bình thường. Lưu thông qua hẻm tương đối vắng vẻ chỉ có một số người giao hàng thường xuyên ra vào. Một số người dân từ các nơi gửi đồ ăn nhờ lực lượng chức năng gửi vào trong nhà trọ.

    Sáng 7/6, thông tin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết Q.Tân Bình ghi nhận 5 trường hợp dương tính Covid-19 đều là người ở trọ tại một nhà trọ trên Lê Văn Sỹ (P.1, Q.Tân Bình) đã được phong tỏa từ trước.

    Theo thông tin trước đó, dãy nhà trọ này đã được phong tỏa từ ngày 27/5 do phát hiện một nữ hội viên của điểm nhóm Truyền giáo Phục Hưng mắc Covid-19 ở trọ tại tầng 6 của khu nhà trọ này. Những người sống chung với bệnh nhân này được chuyển cách ly tập trung cũng đã có kết quả dương tính sau đó. Dãy nhà trọ bị phong toả, toàn bộ người trong nhà trọ thực hiện cách ly tại nhà, lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm lần 1 âm tính với virus SARS-CoV-2.

    Ngày 6/6, sau khi nhận được thông tin có 5 trường hợp có kết quả xét nghiệm lần 2 dương tính với Covid-19 tại nhà trọ này, Trung tâm Y Tế Q.Tân Bình phối hợp lực lượng chức năng chuyển 5 bệnh nhân đi điều trị tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi.

    Theo HCDC, dãy nhà trọ trên đường Lê Văn Sỹ có 7 tầng lầu, những người phát hiện nhiễm Covid-19 đều ở tầng 6. Do đó, 51 người ở tầng 6 đã được đưa đi cách ly tập trung tại khu A5, A6 Đại học Quốc gia TP.HCM cùng ngày (6.6).


    349 người sinh sống ở các tầng còn lại đã có kết quả âm tính 2 lần với Covid-19, tiếp tục thực hiện cách ly tại nhà trọ.

    Lực lượng y tế Q.Tân Bình đã phun khử khuẩn toàn bộ dãy nhà trọ sau khi phát hiện thêm 5 trường hợp nhiễm Covid-19, tiếp tục thực hiện phong tỏa dãy nhà trọ, đồng thời điều tra, xác minh thông tin các trường hợp liên quan.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 175 ca;BN thứ 54/55 tử vong

    by music123 » Thứ 3 Tháng 6 08, 2021 2:07 pm

    Tin trong nước 8/6: Bệnh nhân COVID-19 thứ 54 tử vong; Việt Nam vượt mốc 9000 ca COVID-19



    Hiểu Minh (TH) | 6/8/21


    Bệnh nhân COVID-19 thứ 54 tử vong


    Bộ Y tế trưa 8/6 công bố “bệnh nhân 3422” tử vong vì sốc mất máu do xuất huyết tiêu hóa trên nền bệnh nhân sốc nhiễm trùng, viêm phổi do nhiễm COVID-19.

    Theo Tiểu ban Điều trị, bệnh nhân nam, 51 tuổi, địa chỉ thành phố Hưng Yên, có tiền sử viêm gan nhiễm độc theo dõi do thuốc nam, xơ gan điều trị nhiều đợt.

    Một tuần trước khi vào viện, bệnh nhân sốt theo cơn, mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, vàng da, vàng mắt. Ngày 4/5, bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, theo dõi nhiễm khuẩn huyết trên nền xơ gan, hôn mê gan độ II, được làm xét nghiệm sàng lọc COVID-19 kết quả âm tính.



    Đến ngày 9/5, bệnh nhân tiếp tục được làm xét nghiệm COVID-19 và cho kết quả dương tính.

    Trong quá trình điều trị, tình trạng bệnh nhân tiến triển nặng dần, suy hô hấp tiến triển, được đặt ống nội khí quản, thở máy vào ngày 26/5. Bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn trên bệnh nhân xơ gan mất bù, biến chứng hôn mê gan, viêm phổi do nCoV.

    Bệnh nhân được điều trị tích cực, an thần thở máy, vận mạch, kháng sinh phổ rộng kết hợp, truyền các chế phẩm máu, lọc máu liên tục và lọc thay huyết tương nhiều lần, duy trì các thuốc điều trị và dự phòng xuất huyết tiêu hóa, nuôi dưỡng và chăm sóc toàn diện. Tuy nhiên, bệnh nhân đáp ứng điều trị kém, xác định tình trạng bệnh rất nặng, nguy cơ tử vong cao.

    Sáng 7/6, bệnh nhân đột ngột xuất hiện tình trạng chảy máu qua sonde dạ dày, mũi miệng, số lượng nhiều, khó cầm nghi do vỡ tĩnh mạch thực quản. Bệnh nhân rơi vào tình trạng sốc mất máu. Mặc dù đã được cấp cứu tích cực, tình trạng sốc không cải thiện, bệnh nhân tử vong cùng ngày. Chẩn đoán tử vong là sốc mất máu do xuất huyết tiêu hóa trên nền bệnh nhân sốc nhiễm trùng, xơ gan mất bù hôn mê gan, viêm phổi do nhiễm nCoV.

    Đây là bệnh nhân tử vong 19 của đợt dịch này và thứ 54 kể từ đầu dịch.





    Thêm 175 ca

    Trong ngày 8/6, Việt Nam ghi nhận thêm 175 ca COVID-19, gồm 171 ca trong nước, trong đó 165 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa và 4 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

    Tổng số ca Covid-19 cả nước từ ngày 27/4 đến nay đã vượt 6.000 ca, lên 6.004, ghi nhận ở 39 tỉnh thành.

    *Bộ Y tế trưa 8/6 ghi nhận 76 ca dương tính nCoV, gồm 75 ca trong nước và một ca nhập cảnh được cách ly ngay.

    Số ca mới nâng tổng số ca nhiễm tại Bắc Giang lên 3.288, Bắc Ninh 1.132, TP HCM 447, Hà Nội 439 ca (trong đó Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 95 ca, 52 ca ở Bệnh viện K), Lạng Sơn 93.

    Như vậy TP HCM đã vượt Hà Nội về số ca nhiễm trên địa bàn tính từ ngày 27/4 đến nay, đứng thứ ba cả nước về số ca Covid-19 trong đợt dịch này.

    *55 ca mới tối nay được ghi nhận từ số 9104-9158, trong đó 53 ca ghi nhận trong nước tại Bắc Giang 21, Bắc Ninh 15, TP.HCM 14, Hà Nội 2, Hà Tĩnh một.

    Số ca mới nâng tổng số ca ở Bắc Giang lên 3.309, Bắc Ninh 1.147, TP.HCM 461, Hà Nội 441 ca (trong đó Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 95 ca, 52 ca ở Bệnh viện K), Hà Tĩnh 10.

    Có 15 tỉnh gồm Yên Bái, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Nam Định, Hòa Bình, Tuyên Quang, Phú Thọ, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa, đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới.


    Bệnh nhân COVID-19 ở Bắc Giang tử vong

    Chiều 8/6, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 (Bộ Y tế) cho biết, vừa ghi nhận thêm một ca tử vong do COVID-19.

    Ca tử vong là BN 4632, nữ, 88 tuổi, ngụ huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường, suy tim, lão suy (suy nhược chức năng ở người cao tuổi).



    Bệnh nhân được xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho kết quả dương tính vào ngày 16-5 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang.

    Ngày 26/5, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Phổi Bắc Giang với chẩn đoán viêm phổi do COVID-19. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng vẫn tỉnh táo. Sau nhập viện, bệnh nhân được tích cực đánh giá và điều trị tình trạng nhiễm trùng, viêm phổi.

    Tuy nhiên, bệnh nhân không đáp ứng với điều trị, suy hô hấp tiến triển tăng dần và được đặt ống nội khí quản thở máy vào ngày 2/6. Bệnh nhân được lọc máu liên tục, kháng sinh phổ rộng, thuốc kháng nấm, điều chỉnh rối loạn đông máu, nuôi dưỡng và chăm sóc toàn diện.

    Đến ngày 7/6, bệnh nhân hôn mê sâu, thở máy FiO2 100%. Mặc dù đã được tích cực hồi sức với thở máy, kháng sinh, kháng nấm, truyền máu và lọc máu hấp phụ, nhưng bệnh nhân không đáp ứng điều trị, tử vong cùng ngày 7/6.

    Về nguyên nhân tử vong, các bác sĩ nhận định bệnh nhân bị viêm phổi nặng do COVID-19, ARDS, sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan, suy tim, tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, lão suy.



    Với ca tử vong trên, hiện nay Việt Nam ghi nhận tổng cộng 55 trường hợp tử vong vì COVID-19.


    F1 ngụ TP.HCM ‘xuất hiện’ trong Khu công nghiệp Amata, TP.Biên Hòa họp khẩn

    – Chị N.T.T.D làm tại Khu công nghiệp Amata (TP. Biên Hòa, Đồng Nai) sống cùng chồng tại TP. Thủ Đức. Trưa 7.6, người chồng có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19, chị D. trở thành F1.

    Sáng ngày 8/6, TP.Biên Hòa (Đồng Nai) đã tiến hành họp khẩn với Sở Y tế và các phòng ban ngành liên quan để bàn phương án xử lý ca F1, nhà ở TP.HCM nhưng làm việc tại khu công nghiệp Amata (TP. Biên Hòa).

    F1 này là chị N.T.T.D. (32 tuổi, sống cùng chồng tại TP. Thủ Đức). Trước đó, ngày 30/5 người chồng được khuyến cáo ở nhà cách ly phòng chống dịch. Đến 3/6, người chồng thuộc diện F2 cách ly y tế tại nhà, một ngày sau người chồng trở thành F1 nên được đi cách ly tập trung. Đến trưa 7.6 thì cho kết quả dương tính với Covid-19.

    Chiều ngày 7/6, nhận được thông tin chị N.T.T.D. là F1, Trung tâm y tế TP. Biên Hòa đã phun hóa chất khử trùng toàn bộ công ty rộng 11.000 m2..

    Điều tra dịch tễ của chị N.T.T.D. cho thấy chị hằng ngày từ nhà xuống công ty ở Đồng Nai làm việc. Chị là Trưởng bộ phận kiểm tra nên quá trình làm việc có tiếp xúc với tất cả dây chuyền làm việc tại công ty, bước đầu xác định 850 công nhân là F2. Hiện tại sức khỏe chị N.T.T.D. bình thường, đã lấy mẫu xét nghiệm và cách ly tại TP.HCM.

    Phát biểu tại buổi họp, ông Nguyễn Duy Tân – Phó chủ tịch TP. Biên Hòa đánh giá do F1 sống cùng chồng là F0 nên nguy cơ nhiễm rất cao.

    Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, bác sĩ Bạch Thái Bình cũng đồng tình với quan điểm trên. Theo ông Bình, hiện tại chị N.T.T.D. đang là F1 nên vẫn phải xử lý theo quy định F1, nhưng phải chuẩn bị tình huống cho F0, một số việc cần thiết nâng mức phòng chống ngang F0.

    Về mặt xét nghiệm, bác sĩ Bình cho rằng chỉ cần xét nghiệm những trường hợp F2 tiếp xúc gần và đưa đi cách ly tập trung. Vì theo ông Bình, các trường hợp F2 tiếp xúc xa thì tỷ lệ mắc Covid-19 rất thấp. Việc đưa đi cách ly tập trung cũng không nên, phải cân nhắc, vì trong cơ sở cách ly tập trung nguy cơ lây nhiễm cao.

    “Chúng ta cứ chậm lại, theo dõi vài ngày. Điều quan trọng bây giờ là rà soát kỹ các mối quan hệ, hành trình của chị D. bên ngoài nhà máy, ngoài khu công nghiệp Amata. Hằng ngày di chuyển bằng phương tiện gì, tiếp xúc với ai, cần phải làm rõ”, bác sĩ Bình nhấn mạnh.



    Phong tỏa thêm 2 khu dân cư ở TP. Bắc Ninh có ổ dịch COVID-19 mới phát sinh

    Những ngày gần đây, liên tiếp 2 ổ dịch mới được phát hiện tại TP. Bắc Ninh. Chính quyền tỉnh này quyết định phong tỏa 2 phường phát sinh ổ dịch.

    Ngày 7/6, Chủ tịch thành phố Bắc Ninh quyết định thiết lập cách ly y tế khu Hai Văn, phường Vân Dương với tổng số 165 hộ (1.310 nhân khẩu). Thời gian áp dụng từ 6h ngày 6/6, tùy theo diễn biến tình hình dịch thời gian cách ly có thể kéo dài hơn.

    Cùng ngày, Chủ tịch thành phố Bắc Ninh cũng ra quyết định thiết lập cách ly y tế ở khu đất đấu giá Nam Sơn, thuộc Khu Sơn Đông, phường Nam Sơn với 16 hộ gia đình (193 nhân khẩu).

    Yêu cầu đề ra, việc cách ly y tế vùng có dịch phải đảm bảo an ninh trật tự, an toàn và an sinh xã hội. Thành phố Bắc Ninh giao cho phường Vân Dương, phường Nam Sơn chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan lập ngay chốt kiểm soát, kiểm soát 24/24h tại các địa điểm nêu trên theo đúng quy định.

    Đến ngày 7/6, thành phố Bắc Ninh ghi nhận 358 ca dương tính với SARS -Cov-2, riêng trong ngày 7/6 có thêm 20 ca bệnh.

    Chạy xe máy về vùng dịch ở Bắc Ninh đón người vượt biên sang Trung Quốc

    Ngày 7/6, Đồn trưởng Đồn biên phòng Si Ma Cai đã ra quyết định khởi tố hình sự đối với Vàng Seo Vư (sinh năm 1994, hộ khẩu thường trú ở xã Điện Quan, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) về hành vi tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.

    Trước đó, ngày 12/5, tổ công tác của Đồn biên phòng Si Ma Cai đã phát hiện, bắt giữ 2 đối tượng, một nam, một nữ đang xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc, tại khu vực biên giới ở thôn Lù Dì Sán, xã Sán Chải, huyện Si Ma Cai.

    Tại đồn biên phòng Si Ma Cai, 2 đối tượng khai nhận là Vàng Seo Vư và Vàng Thị Mỷ (sinh năm 1994, hộ khẩu tại xã Hua Nhìn, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La).

    Trước đó ngày 10/5, Vàng Seo Vư nhận điện thoại của một phụ nữ Trung Quốc nhờ chở thuê một nữ công nhân đang làm việc ở Khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh lên Si Ma Cai để vượt biên sang Trung Quốc với giá 3,3 triệu đồng.

    Sau đó, Vàng Seo Vư chạy xe máy xuống Khu công nghiệp Yên Phong (Bắc Ninh) đón và chở Vàng Thị Mỷ lên Si Ma Cai để vượt biên trái phép sang Trung Quốc và bị bắt giữ ở biên giới. Cả hai đã bị lập biên bản và bị đưa vào cơ sở cách ly tập trung phòng chống dịch Covid-19 theo quy định.

    Bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai cho biết thêm, Vàng Seo Vư từng bị tòa án xử phạt 3 năm 6 tháng tù vì tội buôn bán người. Đây là đối tượng không ít lần đưa người vượt biên trái phép sang Trung Quốc lấy tiền tiêu xài.









    Nam thanh niên đi bộ 5 ngày từ Bắc Giang về Quảng Ninh để trốn cách ly

    Nằm trong diện F2, nhưng vì để không phải đi cách ly y tế, nam thanh niên đi bộ 5 ngày men theo đường tàu hoả từ Bắc Giang về Quảng Ninh.

    Hôm nay ngày 8/6, bà Nguyễn Như Trang – bí thư phường Giếng Đáy, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh cho biết, trường hợp trốn cách ly ở Bắc Giang rồi về Quảng Ninh là anh T.V.D (SN 1991, trú tổ 1, khu 5, phường Giếng Đáy).

    Tại Bắc Giang, anh D. thuộc diện cách ly tại nhà từ ngày 31/5 đến 22/6 vì tiếp xúc với F1. Tuy nhiên, ngày 2/6, anh D. từ xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên, Bắc Giang đi bộ theo đường tàu về đến ga Hạ Long lúc 13h30 ngày 7/6.

    Trước đó, khi đi bộ đến ga Voi Xô (xã Hoà Thắng, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn), anh D. có tiếp xúc 3 người trong Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 xã Hoà Thắng để hỏi đường về Quảng Ninh.



    Khi về đến nhà, gia đình anh D. không cho vào và yêu cầu đến trung tâm y tế phường để trình báo.

    Bà Trang thông tin: “Sau khi nhận thông tin, lực lượng chức năng lấy mẫu xét nghiệm cho anh D. vào hôm qua và có kết quả âm tính với COVID-19. Sáng nay, anh D. đã được đưa đi cách ly tập trung 21 ngày tại Trung đoàn 244 TP. Uông Bí”.

    Cách ly 89 F1 từ nam công nhân mắc COVID-19 ở Bình Dương

    Chiều 8/6, ông Nguyễn Thanh Tâm – Chủ tịch TP. Thuận An (tỉnh Bình Dương) – cho biết: Liên quan đến ca mắc COVID-19 là nam công nhân của chi nhánh Công ty Cổ phần TICO (có trụ sở tại TP.HCM, đã được đi cách ly tại TP.HCM), đóng trên địa bàn phường An Phú, ngành chức năng đã tiến hành đưa 89 trường hợp là F1 đi cách ly tập trung.

    Hiện, ngành y tế tỉnh Bình Dương đang tiến hành điều tra, truy vết các trường hợp là F2, F3 của ca mắc này.

    Trước đó, vào ngày 7/6, nam công nhân tên N.M.N. (ngụ quận 11, TP.HCM) đang làm việc cho chi nhánh Công ty Cổ phần TICO tại phường An Phú, TP. Thuận An có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

    Khi nhận được thông báo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM về ca mắc COVID-19 có yếu tố dịch tễ tại tỉnh Bình Dương, cơ quan chức năng TP. Thuận An đã tiến hành phong toả toàn bộ chi nhánh Công ty Cổ phần TICO để tiến hành lấy mẫu xét nghiệm đối với các trường hợp đã từng tiếp xúc với nam công nhân này.

    Tính đến sáng 8/6, Bình Dương có 14 ca mắc COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng.

    TP.HCM lo khu cách ly quá tải

    Số ca nhiễm liên tục tăng làm phát sinh nhiều ca F1 khiến các quận huyện tại TP.HCM lo ngại khu cách ly tập trung bị quá tải trong những ngày tới.

    Quận Gò Vấp là địa phương tại TP.HCM ghi nhận nhiều ca Covid-19 trong đợt bùng phát dịch này, với hơn 93 ca khiến các F1 (phải cách ly tập trung) cũng tăng theo. Hiện, khu cách ly tập trung ở quận có dấu hiệu quá tải khi có 120 giường nhưng đang phục vụ cách ly khoảng 113 ca F1.

    Trong khi đó, quận Bình Thạnh ghi nhận số ca nhiễm xếp thứ hai thành phố ở đợt dịch này với 49 ca. Khu cách ly tập trung của quận có 585 giường nhưng đang theo dõi, cách ly cho gần 500 trường hợp. Dự kiến ca F1 còn tăng gây áp lực cho khu cách ly hiện hữu, Bình Thạnh đã sử dụng trường học trên địa bàn để lập khu cách ly công suất 200-300 giường.

    Tương tự, tại TP. Thủ Đức, số ca nhiễm cũng tăng nhanh thời gian gần đây. Ngày 31/5, địa phương chỉ có 11 ca và tăng lên 18 trường hợp vào ngày 1/6. Tuy nhiên đến ngày 4/6, con số này tăng lên gấp đôi – 36 trường hợp và đến ngày 7/6 là 42 ca. TP. Thủ Đức hiện có 6 khu cách ly với công suất tối đa là 1.200 giường, đang cách ly 817 trường hợp.

    Quận Tân Phú cùng chung cảnh ngộ khi đến ngày 7/6 ghi nhận 33 ca và tiếp tục phát hiện thêm ca nghi nhiễm. 140 giường cách ly tập trung tại quận hiện đã hết chỗ. Trong khi đó, quận không có khách sạn lớn để triển khai cách ly tập trung có thu phí như các quận, huyện khác.

    Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM Nguyễn Trí Dũng cho biết trung bình mỗi ngày thành phố ghi nhận 31 ca F0. Mỗi ca F0 có trung bình 20 ca F1 phải cách ly tập trung. Tức là, với 30 F0 mỗi ngày sẽ có 600 người phải cách ly tập trung.

    Tại cuộc họp Ban chỉ đạo chống dịch TP.HCM hôm 7/6, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết ngành y tế đang chuẩn bị việc mở rộng, nâng công suất phục vụ của các khu cách ly tập trung do quân đội quản lý, khách sạn lớn và khu cách ly thuộc cơ sở quản lý như Ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM.

    Riêng với khu Ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM, ông Bỉnh cho biết cùng với Bộ Tư lệnh thành phố, Sở Y tế đang mở rộng 1.500 giường mỗi ngày. Dự kiến, công suất phục vụ nơi đây từ 10.000 giường nâng lên 19.000 giường.

    Đến trưa 8/6, TP.HCM ghi nhận tổng cộng 447 ca Covid-19, đứng thứ ba cả nước về số ca nhiễm trong đợt dịch này. Hiện, 7.770 người ở thành phố cách ly tập trung, 13.714 trường hợp cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

    Bà chủ quán bún ngan tặng gạo, tiền cho người nghèo bị…’vỡ trận’

    Sau mấy ngày đăng thông tin về việc sẽ tặng tiền, gạo cho người nghèo do dịch Covid-19, bà Nguyễn Thị Thành (50 tuổi, ở P.Ngọc Thụy, Q.Long Biên – chủ quán bún ngan ở Hà Nội) chia sẻ: “Tôi vỡ trận rồi”!.

    “Định tặng 50 suất giờ đã lên đến 500 rồi”

    Đến nay, sau 5 ngày bà Thành đăng thông tin lên Facebook cá nhân về việc sẽ tặng tiền, gạo cho người nghèo, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn do dịch Covid-19, đã có những câu chuyện khó tin.

    Bà Thành chia sẻ: “Tôi dự định sẽ phát khoảng 50 suất, trị giá 900.000 đồng/suất, cho đến khi đủ thì dừng, nhưng giờ thì không dừng được nữa rồi”.

    Ngay sau khi đăng thông tin, việc làm của bà đã làm “nóng” mạng xã hội và được lan truyền rất nhanh, vì thế mỗi ngày bà tiếp hàng trăm cuộc điện thoại của những người cần giúp đỡ.

    “Mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau, hoàn cảnh nào cũng đáng thương. Rất nhiều bạn là lái xe công nghệ khắp cả nước, mắc kẹt vì dịch Covid-19. Tôi hỏi thăm hoàn cảnh, thì đều nói rất khó khăn. Có những bạn 2 vợ chồng đều lao động tự do bị mất việc làm, lại nuôi 2 con nhỏ. Cả ngày phải nhịn, chỉ ăn một bữa tối thôi, lại còn thuê nhà trọ, cuộc sống rất vất vả. Có bạn không có tiền nộp tiền điện, nên bị cắt điện trong thời tiết nắng nóng đến 40 độ C…”, bà Thành kể.

    Khi tiếp nhận những hoàn cảnh như vậy, dù chỉ qua lời kể, nhưng bà Thành vẫn sẵn sàng giúp đỡ, bởi theo bà, có khó khăn thì họ mới cần đến mình. Các cuộc gọi và đến trực tiếp xin bà hỗ trợ ngày càng nhiều, chỉ ngày đầu tiên đã đủ số lượng bà dự định trao.

    “Tôi định sẽ cố thêm 2 – 3 ngày nữa, nhưng vẫn cứ tiếp tục có những hoàn cảnh đáng thương. Có bạn đang chăm người nhà ở bệnh viện, gọi điện nói chị xin tôi 1 bát bún thôi vì hết tiền. Có những bạn thức thâu đêm để chờ điện thoại tôi hết bận thì gọi. Khi gọi đến đã khóc rồi, nói có con đang ốm và là mẹ đơn thân phải nuôi con trong lúc dịch bệnh không kiếm được tiền. Cứ nghe những hoàn cảnh đó tôi lại không dừng được”, bà chủ quán bún ngan kể.

    Lúc đầu, bà dự định trao mỗi người 20 kg gạo và 500.000 đồng, nhưng sau phải bớt đi để chia sẻ được nhiều hơn. Mỗi suất chỉ 20 kg, 200.000 đồng, sau đó phải rút xuống còn 10 kg, 100.000 đồng, rồi giờ thì tùy từng hoàn cảnh mà bà cho nhiều hay ít. “Tôi vỡ trận rồi vì dự định chỉ tặng 50 suất, giờ đã lên đến 500 suất”, bà Thành bộc bạch.

    Tuy nhiên, bà Thành cho biết bà càng không dừng được vì điều bà bất ngờ là có nhiều người bà không quen biết, đã đến cùng chung tay giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. “Có người gửi cho tôi tạ gạo, người gửi cho tôi vài trăm đến vài triệu đồng. Họ hầu hết đều là những người tôi không quen, nhưng cứ tạt qua cửa hàng để gửi, nhờ tôi giúp các hoàn cảnh khó khăn”, bà Thành xúc động nói. Đến nay, sau 5 ngày đăng thông tin, bà đã phát 5 tấn gạo và gần 50 triệu đồng.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:N:Thêm 407 ca;SG phong tỏa 5 công ty

    by music123 » Thứ 4 Tháng 6 09, 2021 8:50 am

    Tin trong nước tối 9/6: Kỷ lục, thêm 407 ca COVID-19 trong 24 giờ; TP.HCM phong tỏa 5 công ty


    Hiểu Minh | 6/9/21

    Hình ảnh

    Thêm 407 ca COVID-19 trong 24 giờ

    Bộ Y tế tối 9/6 ghi nhận 60 ca dương tính, trong đó 57 ca trong nước và 3 ca nhập cảnh được cách ly ngay.

    Trong ngày 9/6, Việt Nam ghi nhận thêm 407 ca mắc mới gồm 26 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh và 381 ca ghi nhận trong nước, trong đó 370 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

    60 ca mắc mới được ghi nhận từ số 9506-9565. Trong đó, 57 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh 20, Bắc Giang 19, Bắc Ninh 12, Hà Nội 4, Lạng Sơn và Bệnh viện K cơ sở Tân Triều một. Đây đều là các ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.



    Có 16 tỉnh (Yên Bái, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk, Nam Định, Hòa Bình, Tuyên Quang, Phú Thọ, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa) đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới



    Hà Tĩnh cách ly thêm gần 6.000 dân

    Gần 6.000 dân ở xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà, cách ly y tế theo chỉ thị 16 từ 7h ngày 9/6, sau khi địa phương ghi nhận ba ca nghi nhiễm nCoV.

    Xã Tân Lâm Hương có 25 thôn. Khu vực dân cư bị cách ly có 1.449 hộ với 5.927 người, gồm các thôn Trung Hòa, Thắng Hòa, Nhân Hòa, Tân Tiến, Bình Tiến, 11, 18 và một phần thôn Đông Tân, xã Tân Lâm Hương.



    Nhà chức trách lập 5 chốt phong tỏa thôn Trung Hòa với hơn 130 hộ dân. Đây là nơi lưu trú của ba mẹ con nghi nhiễm nCoV, là F1 của “bệnh nhân 9117”. Việc truy vết F1, F2 và phun khử khuẩn môi trường được triển khai trong đêm.

    Chính quyền địa phương lập cơ sở cách ly tập trung tại Trường Mầm non 1, xã Tân Lâm Hương, để đón các F1.

    Từ 12h hôm qua 8/6, 14 xã, phường (trừ xã Thạch Bình) với gần 25.000 hộ gia đình, trên 100.000 nhân khẩu ở TP Hà Tĩnh đã bị cách ly y tế theo chỉ thị 16. Tại phường Nguyễn Du, xã Thạch Trung (TP. Hà Tĩnh), nhiều thôn và tổ dân phố đang phong tỏa do liên qua đến các ca nhiễm nCoV.

    Trong tối 8/6, nhà máy GMP thuộc Công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh, thuộc Cụm công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên, xã Cẩm Vịnh (huyện Cẩm Xuyên) bị phong tỏa, do người phụ nữ 41 tuổi nghi nhiễm nCoV làm việc tại đây.

    Tỉnh Hà Tĩnh đã lên kế hoạch lấy mẫu, xét nghiệm sàng lọc hơn 20.000 hộ gia đình ở TP Hà Tĩnh, hoàn thành trước 12h ngày 10/6 nhằm chủ động các phương án truy vết, dập tắt nguồn lây. Các địa điểm lấy mẫu sẽ được bố trí theo từng tổ dân phố, khu dân cư, được bố trí 3 đến 4 cán bộ y tế (dự kiến 125 điểm).



    TP.HCM phong tỏa 5 công ty vì ca mắc Covid-19

    Ngày 9/6, nguồn tin từ UBND quận Bình Tân, TP.HCM, cho biết lực lượng chức năng đã phong tỏa tạm thời một phần khu C của Công ty PouYuen do liên quan một ca nghi mắc Covid-19.

    Trao đổi với Zing chiều 9/6, bà Lê Thị Ngọc Dung, Phó chủ tịch quận Bình Tân, TP.HCM cho biết, một nữ công nhân Công ty TNHH PouYuen Việt Nam có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19. Người này làm việc tại phân xưởng may ở tầng 5, khu C cùng hơn 500 người khác.

    Ca nghi nhiễm là F1 của một bệnh nhân COVID-19. Tối 8/6, 141 người làm cùng ca với nữ công nhân này được cho nghỉ việc. Khu vực họ làm việc đã được phong tỏa, phun khử khuẩn.

    Lực lượng chức năng đã thông báo cho chính quyền địa phương nơi 141 F1 cư trú để lấy mẫu, đưa đi cách ly tập trung.

    Theo thống kê, 50 F1 ngụ tại quận Bình Tân. Các trường hợp còn lại cư trú tại huyện Bình Chánh, quận 6, quận 8, quận 11 (TP.HCM) và các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre…

    Ngoài số F1 kể trên, hơn 359 F2 làm việc cùng tầng với ca nghi nhiễm cũng được lấy mẫu xét nghiệm, cách ly tại nhà. Để tầm soát, hôm nay, ngành y tế đã lấy mẫu xét nghiệm 3.000 công nhân trong tòa nhà khu C của Công ty PouYuen.

    Được biết, Công ty TNHH PouYuen Việt Nam có số lượng công nhân đông nhất trong các công ty ở TP.HCM với khoảng 65.000 người lao động.

    Ngày 9/6, lực lượng chức năng quận 11 (TP.HCM) đã phong tỏa một đoạn trên đường số 4, cư xá Bình Thới (phường 8) do liên quan tới ca mắc Covid-19.

    Khu vực phong tỏa gồm 7 hộ dân và 5 công ty. Lực lượng chức năng thực hiện công tác phun khử khuẩn và lấy mẫu xét nghiệm cho người dân bên trong.

    Ngành y tế địa phương bước đầu cũng xác định được 10 trường hợp F1 của ca mắc Covid-19 và đã đưa họ cách ly tập trung.

    Cũng tại TPHCM, lực lượng chức năng đã phong tỏa tạm thời một phần khu C của Công ty PouYuen ở quận Bình Tân do liên quan một dương tính Covid-19. Nhà chức trách cho biết, ca nghi mắc là nhân viên của công ty. Lực lượng chức năng địa phương đang phun khử khuẩn, điều tra dịch tễ tại công ty này.

    Đến trưa 9/6, cơ quan chức năng đã xác định được 141 người liên quan tới ca nghi nhiễm. Công ty TNHH PouYuen Việt Nam có số lượng công nhân đông nhất trong các công ty ở TP.HCM với khoảng 65.000 người lao động.



    5 người trên tàu quốc tế cập cảng tại Long An dương tính COVID-19


    Ngày 9/6, thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Long An cho biết đã tổ chức điều trị cách ly đối với 5 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 trên tàu từ Indonesia về cập cảng tại Long An.

    Trước đó, tàu trên cập bến với tất cả 15 thuyền viên. Đến ngày 8-6, trong quá trình vận chuyển hàng hóa, một người trên tàu bị tai nạn, do đó ngành y tế cấp cứu và phát hiện người bị tai nạn dương tính với COVID-19.

    Hiện trường hợp này được Bộ Y tế xác định là bệnh nhân COVID-19 thứ 9198, hiện được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cần Giuộc, tỉnh Long An.

    Tiếp tục xét nghiệm sàng lọc, thêm 4 người trên tàu cũng dương tính và đều được đưa đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Cần Giuộc để điều trị.

    10 người còn lại trên tàu là F1 cũng đã được đưa đi cách ly tập trung tại khu cách ly tập trung huyện Mộc Hóa, Long An. Kết quả xét nghiệm lần đầu, 10 trường hợp F1 này có kết quả âm tính.

    Trước khi được phát hiện nghi nhiễm COVID-19, những người này đều ở trên tàu, do đó không có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng và được đưa vào danh sách các ca bệnh COVID-19 nhập cảnh về điều trị tại địa phương.

    Đồng Nai nâng mức cảnh báo nguy cơ rất cao COVID-19 trong các khu công nghiệp


    Chiều 9/6, ông Phạm Văn Cường – Phó trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai xác nhận và cho biết, nguy cơ dương tính với COVID-19 của nữ nhân viên đang làm cho một công ty trong KCN Amata là cực kỳ cao.

    Ông Cường cho hay chị N.T.T.D. (32 tuổi, sống cùng chồng tại TP. Thủ Đức; người chồng nhiễm Covid-19 từ ngày 7.6) là trưởng bộ phận kiểm soát của một công ty có vốn đầu tư Nhật Bản. Nữ nhân viên này đã tiếp xúc với hầu hết công nhân ở các phân xưởng, bộ phận trong nhà máy nên hiện có khoảng 850 công nhân tiếp xúc F2 và 27 người tiếp xúc F1.

    Theo ông Cường, các giải pháp ‘khoanh vùng rộng, phòng dịch từ xa và chủ động’ liên tục được duy trì. Ban Quản lý các KCN cũng đã tham mưu UBND tỉnh kế hoạch phối hợp, lồng ghép với Ban chỉ đạo phòng chống dịch các huyện, thị trong tỉnh nhằm nâng mức cảnh báo lên cao nhất để chặn đứng nguy cơ dịch bệnh lan rộng.

    Toàn tỉnh Đồng Nai hiện có 32 KCN đang hoạt động với gần 1,2 triệu công nhân. Số lượng công nhân các KCN do Ban Quản lý các KCN Đồng Nai quản lý là 612.000 người, trong đó KCN Amata có khoảng 50.000 người.


    TP.HCM lập 2 trung tâm cách ly tập trung

    Ngày 8/6, TP.HCM có quyết định thành lập trung tâm cách ly tập trung phòng, chống dịch COVID-19 tại Trường Quân sự Quân khu 7, ký túc xá Trường đại học Sư phạm TP.HCM và tại các khách sạn có thu phí.

    Theo đó, trung tâm cách ly tập trung phòng, chống dịch COVID-19 Trường Quân sự Quân khu 7 đặt tại phường Trung Mỹ Tây, quận 12 và trung tâm cách ly ký túc xá Trường đại học Sư phạm TP.HCM đặt tại phường 5, quận 11.

    Các trung tâm này có chức năng tiếp nhận, khám, sàng lọc, theo dõi, tư vấn những người được cách ly tập trung theo quy định. Sở Y tế có trách nhiệm xem xét, phê duyệt quy chế tổ chức và hoạt động của các trung tâm theo quy định.

    Bên cạnh đó, TP cũng có quyết định thành lập khu cách ly y tế tập trung tại khách sạn do người cách ly tự nguyện chi trả trực thuộc UBND quận, huyện và TP Thủ Đức. Khu cách ly y tế tập trung tại các khách sạn gồm Happy Life (phường Bình Thuận, quận 7); Golden View, TTC Deluxe Airport (quận Tân Bình).

    Các khu cách ly y tế này chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM.



    Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 trên địa bàn toàn thành phố Hà Tĩnh

    Sở Y tế Hà Tĩnh vừa có công văn hỏa tốc về việc khẩn trương xét nghiệm COVID-19, trên địa bàn toàn thành phố Hà Tĩnh.

    Sở Y tế đề nghị các đơn vị phối hợp, chỉ đạo thực hiện lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 cho tất cả các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Mỗi hộ gia đình lấy mẫu xét nghiệm 1 người có tiền sử tiếp xúc nhiều hơn các thành viên khác trong gia đình. Dự kiến có 125 điểm lấy mẫu xét nghiệm, mỗi điểm có 3 – 4 cán bộ y tế.

    Sở Y tế đề nghị UBND Thành phố yêu cầu các xã, phường phối hợp với các đơn vị liên quan, khẩn trương bố trí địa điểm lấy mẫu theo từng Tổ dân phố, khu dân cư; bảo đảm các điều kiện lấy mẫu; sắp xếp thời gian cho từng Tổ liên gia để đảm bảo giãn cách khi lấy mẫu; cử cán bộ địa phương phối hợp với trung tâm y tế, phòng y tế để hướng dẫn địa điểm lấy mẫu, dẫn đường cho nhân viên y tế đến địa điểm lấy mẫu xét nghiệm.

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh là đầu mối phối hợp với Trung tâm y tế thành phố để điều phối cán bộ y tế của các đơn vị trong ngành thực hiện việc lấy mẫu tại các địa điểm quy định.




    Úc,Thuỵ Sĩ, và Pháp xem xét khả năng cung ứng và nghiên cứu thêm vắc-xin cho Việt Nam


    Úc đang xem xét khả năng cung ứng thêm vắc-xin cho Việt Nam, Thuỵ Sĩ cũng cam kết đẩy nhanh đưa 5 triệu liều Moderna về TP.HCM, trong khi Pháp cho biết sẽ nghiên cứu thúc đẩy việc trao đổi, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin.

    Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long vừa có buổi làm việc riêng với Đại sứ các nước Úc, Thụy Sĩ, Pháp tại Việt Nam, liên quan vấn đề hợp tác phòng chống dịch, đặc biệt là tạo điều kiện giúp Việt Nam tiếp cận các nguồn vắc-xin phòng Covid-19.

    Đại sứ Úc, bà Mobyn Mudie cho biết, Chính phủ nước này đã dành 130 triệu đô la Úc thông qua cơ chế COVAX.

    Riêng với Việt Nam, tổng giá trị hỗ trợ chương trình vắc xin là 40 triệu đô la Úc trong 3 năm, để mua vắc xin phòng Covid 19; triển khai tiêm chủng và tư vấn về chuyên môn, kỹ thuật thông qua đối tác UNICEF.

    Hiện Chính phủ Úc đang tích cực triển khai các giải pháp hỗ trợ để cung cấp thêm vắc-xin cho Việt Nam. “Úc đang sản xuất vắc-xin phòng Covid-19. Chúng tôi hy vọng sau nửa năm nữa có thể cung ứng vắc-xin trực tiếp cho Việt Nam”, bà Mobyn Mudie nói.

    Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin, Việt Nam mong muốn mở rộng đối tượng tiêm cho trẻ em từ 12-18 tuổi. Bởi vậy, Bộ Y tế đề xuất khoản viện trợ 13,5 triệu trong số 40 triệu đô la Úc nói trên để dành mua vắc xin Pfizer tiêm cho trẻ em.

    Ông Nguyễn Thanh Long mong muốn 2 công ty dược DKSH và Zuellig Pharma đẩy nhanh cung ứng vắc xin cho Việt Nam. Zuellig Pharma là đơn vị được Moderna ủy quyền đưa 5 triệu liều vắc xin về Việt Nam. TP.HCM đã trao đổi với Bộ Y tế sẽ mua cả 5 triệu liều này.

    “Chúng tôi mong vắc xin của Moderna thông qua Zuellig Pharma sẽ sớm về tới TP.HCM, thành phố đông dân và tiềm ẩn nhiều nguy cơ về dịch bệnh nhất”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

    Đại sứ Siebber nhấn mạnh, công ty Zullig Pharma và DKSH sẽ làm việc tiếp với Bộ Y tế, để tìm cách đưa vắc xin Moderna về Việt Nam nhanh nhất.

    Đại sứ Pháp Nicolas Warnery cho hay, hiện Sanofi và một số công ty dược khác của Pháp đang nghiên cứu, thử nghiệm vắc-xin Covid-19 giai đoạn 3.

    Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long mong muốn Pháp hợp tác trao đổi, chuyển giao công nghệ để giúp Việt Nam trong phát triển, sản xuất vắc-xin.

    Đại sứ Nicolas Warnery khẳng định, các đề nghị của Việt Nam đang được phía Pháp nghiên cứu. Ông cũng đề xuất nhập khẩu vắc xin Johnson&Johnson và triển khai tiêm vắc-xin này cho cộng đồng người Pháp tại Việt Nam, ưu tiên trước hết cho nhóm đối tượng trên 55 tuổi.

    Việt Nam thuộc nhóm nguy cơ thấp nhất trong cảnh báo đi lại Covid-19 của Mỹ

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã nới lỏng cảnh báo đi lại với hơn 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Việt Nam được xếp vào nhóm có nguy cơ thấp nhất.

    Bảng đánh giá mới về nguy cơ lây nhiễm Covid-19 do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) công bố vào ngày 7/6 đã xếp hạng các quốc gia và vùng lãnh thổ từ Cấp độ 1 (thấp nhất) đến Cấp độ 4 (cao nhất). Ngoài ra, CDC cũng có một cấp độ đặc biệt dành cho các khu vực chưa xác định được nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

    Đối với cả 4 Cấp độ, CDC đều khuyến cáo tiêm chủng đầy đủ trước khi đến các quốc gia và vùng lãnh thổ khác. CDC khuyến cáo không đến các khu vực thuộc Cấp độ 4, hạn chế đến các khu vực thuộc Cấp độ 3 và 2 nếu không cần thiết.

    Theo bảng đánh giá mới, 61 nước đã được rút khỏi Cấp độ 4. Ngoài ra, 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đã được hạ xuống Cấp độ 2 hoặc Cấp độ 1.

    Việt Nam được xếp vào nhóm Cấp độ 1, nhóm có nguy cơ lây nhiễm thấp nhất, cùng với Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Australia, Lào, New Zealand…
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 149ca;42K công nhânSG bị mất việc

    by music123 » Thứ 5 Tháng 6 10, 2021 6:09 pm

    Tin trong nước 10/6: Thêm 61 ca COVID-19; Hơn 42.000 công nhân ở TP.HCM bị mất việc vì COVID-19

    Hiểu Minh (TH)

    Hình ảnh


    Thêm 149 ca COVID-19

    Theo bản tin 12h ngày 10/6, Bộ Y tế công bố Việt Nam có thêm 86 bệnh nhân trong nước và 2 trường hợp nhập cảnh.

    Các ca mắc mới được ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (52), TP.HCM (15), Bắc Ninh (10), Hà Nội (4), Hà Tĩnh (2), Lạng Sơn (1), Hải Dương (1), Long An (1). Trong đó, 81 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc vùng đã phong tỏa.

    Bắc Giang tiếp tục có thêm bệnh nhân mới trong khu cách ly và vùng phong tỏa, liên quan công nhân làm tại khu công nghiệp.

    Bộ Y tế chiều 10/6 ghi nhận 61 ca dương tính COVID-19, gồm 59 ca trong nước và hai ca nhập cảnh được cách ly ngay.

    Như vậy trong ngày 10/6, Việt Nam ghi nhận thêm 219 ca nhiễm, gồm 8 ca nhập cảnh và 211 ca trong nước.

    61 ca mới chiều nay được ghi nhận từ số 9724-9784. 59 ca ghi nhận trong nước tại Bắc Giang 23, TP.HCM 20, Bắc Ninh 12, Tiền Giang và Hà Tĩnh đều 2. Trong đó 57 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa.


    Số ca nhiễm mới nâng tổng số ca tại Bắc Giang 3.696, Bắc Ninh 1.227, TP.HCM 562, Hà Tĩnh 18, Tiền Giang 3.

    Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay là 6.596, ghi nhận ở 39 tỉnh thành. Hôm nay, 72 bệnh nhân được công bố khỏi COVID-19, nâng tổng số khỏi từ đầu dịch lên 3.708 ca.



    Từ 2 người mắc COVID-19 phát hiện ở bệnh viện, ra thêm 15 ca dương tính khác


    Chiều 10/6, bác sĩ Hồ Thanh Phong – khoa kiểm soát bệnh tật Trung tâm Y tế huyện Củ Chi, phụ trách chuyên môn khu C Trường Quân sự thành phố (TP.HCM) cho biết, hiện địa phương xác định có 15 trường hợp dương tính COVID-19 liên quan đến 2 bệnh nhân mắc COVID-19 được phát hiện tại Bệnh viện Thống Nhất. Trong số này đã có 8 ca Bộ Y tế công bố.

    Theo đó, ngày 8-6, sau khi nhận thông tin từ Bệnh viện Thống Nhất về 2 trường hợp mắc COVID-19 có địa chỉ thường trú tại xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, đội phản ứng nhanh phòng, chống dịch COVID-19 của huyện tiến hành điều tra, truy vết các trường hợp có liên quan. Đồng thời lực lượng tổ chức lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho các đối tượng F1, F2 và người dân tại các khu vực được phong tỏa.

    Kết quả xét nghiệm ngày 9/6 cho thấy có 14 mẫu đơn và 1 mẫu gộp (5 mẫu) có kết quả dương tính. Trung tâm Y tế huyện tổ chức cách ly tập trung để tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm đơn đối với 5 người được lấy mẫu gộp. Hiện đang chờ kết quả.



    Bác sĩ Phong cho biết thêm trong 14 người này là vợ, con ruột, mẹ ruột, hàng xóm, bạn… của 2 bệnh nhân trên, đều có địa chỉ nơi sinh sống ở huyện Củ Chi. Hiện tất cả 14 người mắc COVID-19 này đều đã chuyển đi cách ly điều trị tại Bệnh viện điều trị COVID-19 Cần Giờ.

    Tại khu vực nhà của các bệnh nhân, bước đầu ghi nhận 30 F1 và 104 F2. Cơ quan y tế đã tổ chức cách ly tập trung tại khu cách ly tập trung của huyện đối với F1 và cách ly tại nhà đối với F2, đồng thời phong tỏa 3 khu vực ở xã Tân Thạnh Đông.


    TP.HCM họp khẩn với PouYuen sau ca nhiễm COVID-19 của công nhân

    Một ngày sau khi ca dương tính với nCoV là công nhân công ty PouYuen được phát hiện, Phó chủ tịch Dương Anh Đức cùng đoàn công tác của TP.HCM đến làm việc với đơn vị này.

    Trưa 10/6, đoàn công tác của UBND TP.HCM do Phó chủ tịch Dương Anh Đức làm trưởng đoàn đã tới làm việc với Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (quận Tân Bình). Thành phần tham dự gồm thành viên trong Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của TP.HCM và đại diện Công ty PouYuen.

    Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh công ty này vừa ghi nhận ca dương tính với nCoV hôm 9/6. Đây là công nhân làm việc tại phân xưởng may ở tầng 5, khu C cùng hơn 500 người khác.

    Ca nhiễm là F1 của một bệnh nhân Covid-19. Tối 8/6, 141 người làm cùng ca với nữ công nhân này đã được cho nghỉ việc. Khu vực họ làm việc được phong tỏa, phun khử khuẩn.

    Sau khi làm việc, đoàn công tác sẽ kiểm tra việc thực hiện biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại một số khu vực trong phân xưởng của công ty này.Ngành y tế lấy mẫu công nhân PouYuen sau khi phát hiện ca dương tính. Ảnh: Chí Hùng.



    Theo thống kê, 50 F1 ngụ tại quận Bình Tân. Các trường hợp còn lại cư trú tại huyện Bình Chánh, quận 6, quận 8, quận 11 (TP.HCM) và các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre…

    Ngoài số F1 kể trên, hơn 359 F2 làm việc cùng tầng với ca nghi nhiễm cũng được lấy mẫu xét nghiệm, cách ly tại nhà. Để tầm soát, hôm nay, ngành y tế đã lấy mẫu xét nghiệm 3.000 công nhân trong tòa nhà khu C của Công ty PouYuen.

    Công ty PouYuen là một trong những doanh nghiệp có quy mô lớn nhất TP.HCM với khoảng 56.000 lao động.

    Theo Sở Y tế TP.HCM, tổng số bệnh nhân Covid-19 ghi nhận tại TP.HCM từ ngày 27/4 đến nay là 501 ca. Trong đó, thành phố ghi nhận một ca tử vong là BN5463 và một ca nghi nhiễm nCoV ở Gò Vấp tử vong trên đường chuyển viện đêm 7/6.

    Đáng chú ý, ngoài các chuỗi lây nhiễm đã xác định, TP.HCM có 27 bệnh nhân mắc Covid-19 phát hiện từ các ca chỉ điểm qua khám sàng lọc tại bệnh viện, đang được điều tra nguồn lây.



    Tính đến 18h ngày 9/6, TP.HCM có tổng cộng 323 điểm phong tỏa.

    Từ 0h ngày 31/5, TP.HCM bắt đầu áp dụng Chỉ thị 15, riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12) áp dụng Chỉ thị 16.

    1 người mắc Covid-19, 8 người thành F1 sau bữa giỗ, phạt 135 triệu đồng


    Người lao Động – Dù địa phương đang căng mình phòng chống dịch nhưng 9 người vẫn tập trung ăn giỗ, trong số này 1 người sau đó được xác định mắc Covid-19, những người còn lại phải đi cách ly tập trung.

    Chủ tịch huyện Yên Dũng (Bắc Giang) vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với 9 cá nhân tại xã Tiền Phong với tổng số tiền 135.000.000 đồng vì vi phạm phòng chống dịch Covid-19.

    Cụ thể, 9 cá nhân vi phạm gồm: Ông Thân V.Ph. (SN 1966), ông Thân V.P. (SN 1970), ông Đào N.B. (SN 1960), ông Nguyễn Đ.M. (SN 1957), bà Nguyễn T.H. (SN 1968), ông Nguyễn V.T. (SN 1963), bà Thân T.L. (SN 1963), bà Thân Th.L. (SN 1953), bà Thân T.L. (SN1960), đều trú tại thôn An Thịnh, xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng.

    Địa phương này đang áp dụng theo chỉ thị 16 để phòng chống dịch. Những người này không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người (tụ tập ăn uống: Ăn giỗ bố đẻ ông Thân V.Ph. tại nhà ông Ph.).

    Căn cứ Quy định tại điểm c, khoản 3, Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 18-9-2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, Chủ tịch huyện Yên Dũng đã Quyết định xử phạt chính mỗi cá nhân 15.000.000 đồng.

    Đáng chú ý, trong số 9 người này có 1 người đang phải cách ly tại nhà và sau đó được xác định mắc Covid-19.

    Lãnh đạo huyện Yên Dũng cho biết ca Covid-19 trên có 18 F1, những người này đã được đưa đi cách ly tập trung. “Nếu có thêm ca F0 liên quan thì chúng tôi sẽ khởi tố vụ án làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng để làm rõ, xử lý theo quy định. Hiện chưa đủ điều kiện để khởi tố vụ án” – lãnh đạo huyện Yên Dũng nói.

    Chùm COVID-19 chưa rõ nguồn lây tại Hà Nội diễn biến nguy hiểm, F3 thành F0

    Sáng 10/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội xác nhận, đã xuất hiện thêm 3 trường hợp mắc Covid-19 liên quan tới ổ dịch tại chợ Cửa hàng mới (H.Đông Anh), nâng tổng số ca bệnh tại ổ dịch này lên 10 trường hợp.

    Cụ thể, 2 bệnh nhân nam mới được ghi nhận là là T.G.B, 15 tuổi, và T.G.A, 14 tuổi, đều có địa chỉ tại thôn Lương Quy, xã Xuân Nộn, H.Đông Anh, và đều là F1 của bệnh nhân 9519 (được xác định dương tính ngày 9.6. là nam, 14 tuổi, trú tại Lương Quy, xã Xuân Nộn là con và là F1 của bệnh nhân 9139).

    Cả hai bệnh nhân này được lấy mẫu xét nghiệm ngày 9/6 và đều dương tính COVID-19.
    Bệnh nhân thứ ba là N.H.S, nam, 3 tuổi, địa chỉ tại thôn Kim Tiến, xã Xuân Nộn, là F1 của bệnh nhân 5920 (10 tuổi, là con và là F1 của bệnh nhân 9139 cũng được xác định dương tính với COVID-19 ngày 9/6). Bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm ngày 9.6 và cho kết quả dương tính với COVID-19.

    Như vậy, cả 3 trường hợp dương tính mới phát hiện trong sáng nay liên quan tới ổ dịch chợ Cửa hàng mới đều là F1 của 2 con bệnh nhân 9139. Bệnh nhân 9139 lại được xác định là F1 của bệnh nhân 8853 (ca bệnh chỉ điểm tại chợ Cửa hàng mới), chỉ “đứng gần” bệnh nhân 8853, nên ở chùm ca bệnh này có thể thấy F3 đã trở thành F0.

    Trước diễn biến phức tạp của ổ dịch này, CDC Hà Nội tiếp tục phát đi thông báo tìm người trên địa bàn Hà Nội đã đến làm việc, mua bán, liên quan đến khu vực chợ Cửa hàng mới (thị trấn Đông Anh, H.Đông Anh) từ ngày 16/5 đến 8/6.

    Những người đã đến các địa điểm trên, tự cách ly tại nhà và liên hệ ngay với trạm y tế, trung tâm y tế trên địa bàn hoặc gọi điện thoại đến số 02438835560 (Trung tâm Y tế H.Đông Anh); hoặc số điện thoại đường dây nóng phòng chống dịch của ngành y tế Hà Nội 0969.082.115/0949.396.115.

    Số người TP.HCM liên quan COVID-19 vượt 500.000

    Đến ngày 10/6, TP.HCM đã lấy mẫu 6.448 F1, 475.706 các F khác và mở rộng xét nghiệm, liên quan các ca Covid-19 cộng đồng.

    Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), số mẫu xét nghiệm trên được lấy từ ngày 26/5 đến nay. Hiện, còn 533 mẫu tiếp xúc gần chờ kết quả. Trong số mẫu xét nghiệm giám sát, ghi nhận 293.094 mẫu có kết quả âm tính, 182.612 chờ kết quả.

    Từ trưa 9/6 đến sáng 10/6, Bộ Y tế công bố 66 trường hợp dương tính với nCoV tại TP.HCM, đều là các ca lây nhiễm cộng đồng, trong đó 21 ca đang điều tra dịch tễ.

    Cụ thể, trong 20 tca công bố trưa 9/6, ghi nhận 12 ca liên quan đến nhóm truyền giáo Phục hưng, 8 ca đang điều tra dịch tễ.

    Với 20 bệnh nhân công bố chiều 9/6, ghi nhận 13 ca liên quan hội truyền giáo, 7 ca là F1 tiếp xúc gần với các ca dương tính trước đó.

    28 bệnh nhân công bố sáng 10/6 gồm 8 ca liên quan đến hội truyền giáo, 5 ca có tiếp xúc gần với các ca dương tính trước đó, 13 ca đang điều tra dịch tễ.

    Từ khi Covid-19 xuất hiện đến nay, thành phố ghi nhận 837 bệnh nhân, bao gồm cả người nhập cảnh. Trong đó, 270 ca điều trị khỏi, 565 ca đang điều trị. Hai ca tử vong là bệnh nhân 5463 và 9493.

    Thành phố tiếp tục triển khai các biện pháp truy vết, khoanh vùng dập dịch, lấy mẫu xét nghiệm khẩn khi nhận thông tin ca mắc mới. Ngành y tế cũng mở rộng giám sát các hộ gia đình, các khu vực xung quanh nơi ca mắc cư trú hoặc làm việc.

    9.833 người đang cách ly tập trung, 15.796 trường hợp đang cách ly tại nhà, nơi lưu trú. Năng suất các khu cách ly tập trung tiếp tục được mở rộng.

    Ngành y tế đang triển khai chiến dịch tiêm vaccine ngừa Covid-19 đợt 3 cho các nhóm đã chích mũi một, ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp. Thành phố đã nhận hơn 70.000 liều vaccice từ chương trình tiêm chủng mở rộng trong đợt này, dự kiến sẽ tiêm cho 6 nhóm ưu tiên và hoàn thành trước ngày 15/8.

    TP.HCM tiếp tục tổ chức khai báo y tế cho người về từ các địa phương, khu vực có ca nhiễm, bị giãn cách. Triển khai giám sát ngẫu nhiên hành khách từ các tỉnh thành khác đến thành phố tại sân bay Tân Sơn Nhất. Mở rộng xét nghiệm cho người lao động, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động phòng chống dịch tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, các khu vực nguy cơ cao.

    HCDC khuyến cáo người dân trung thực trong khai báo y tế khi đi khám bệnh, tuân thủ quy định khu thực hiện cách ly tại nhà, cách ly tập trung, luôn nhớ thực hiện 5K khi ra khỏi nhà.

    TP HCM đang trong đợt bùng phát Covid-19 cộng đồng lớn nhất. Từ ngày 18/5 đến 9/6, thành phố ghi nhận 526 ca Covid-19, hiện đứng thứ 3 cả nước về số ca Covid-19 cộng đồng trong đợt dịch thứ 4 này. Phần lớn các ca liên quan ổ dịch nhóm truyền giáo Phục hưng, được phát hiện từ ngày 26/5.

    HCDC ngày 9/6 kêu gọi người dân chủ động khai báo y tế, không để virus lây qua chu kỳ tiếp theo.





    Hơn 42.000 công nhân ở TP.HCM bị mất việc vì COVID-19

    Năm tháng qua, hơn 42.500 công nhân tại TP.HCM bị mất việc hoặc ngừng việc, 9.308 doanh nghiệp ngưng hoạt động do COVID-19.

    Thông tin được Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong nói tại Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp trên địa bàn bị ảnh hưởng bởi Covid-19, sáng 10/6. Buổi làm việc diễn ra trong bối cảnh thành phố đã ghi nhận 527 bệnh nhân, xếp thứ ba cả nước về số ca nhiễm.

    Theo ông Phong, báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố cho biết trong khoảng thời gian này có 2.274 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, 1.365 doanh nghiệp báo cáo gặp khó khăn do dịch; 410 doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để trả lương công nhân; 2.274 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.



    Theo người đứng đầu chính quyền thành phố, đến nay thành phố cơ bản đã kiểm soát được đợt lây nhiễm thứ 4. Tuy nhiên với tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, kinh tế thành phố nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng đã bị ảnh hưởng rất nặng nề.

    Trước đó, ngày 8/6, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã đề xuất chính quyền TP.HCM chi 1.075 tỷ đồng để hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.




    Đánh giá ban đầu ‘Chưa ghi nhận lây nhiễm COVID-19 tại công ty Pouyuen’

    – HCDC trưa 10/6 đánh giá nữ công nhân Công ty Pouyuen mắc COVID-19 là “ca xâm nhập”, không phải lây nhiễm trực tiếp tại công ty, hiện 344 mẫu xét nghiệm âm tính, 140 mẫu chờ kết quả.

    Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), “bệnh nhân 9499”, nữ công nhân làm việc tại Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam, dương tính COVID-19 ngày 9/6, đã được cách ly tập trung từ trước do liên quan chuỗi lây nhiễm tại chung cư ở quận Bình Tân. Khi người này có kết quả dương tính, lực lượng chức năng đã khẩn trương khoanh vùng, kiểm soát nguồn lây nhiễm.

    HCDC cho rằng quận Bình Tân đã khoanh vùng kịp thời, kiểm soát nguồn lây nhiễm tại công ty Pouyuen.


    “Đánh giá ban đầu, ‘bệnh nhân 9499’ là nguồn xâm nhập vào công ty, chưa ghi nhận trường hợp lây nhiễm trực tiếp tại công ty”, đại diện HCDC cho biết. “Thành phố khẩn trương khoanh vùng kiểm soát nguồn lây nhiễm để phòng dịch, đảm bảo sức khỏe cho công nhân, ổn định sản xuất của công ty”.

    Công ty Pouyuen Việt Nam gồm nhiều công ty con, tính chất giống như một khu công nghiệp, có khoảng 56.000 lao động – là doanh nghiệp nhiều lao động nhất TP.HCM. Công ty gồm nhiều khu và đã được phân luồng trước đó để phòng chống lây nhiễm COVID-19. Do đó, công tác điều tra, truy vết, khoanh vùng nguy cơ diễn ra thuận lợi.

    Toàn bộ lầu 5 nơi “bệnh nhân 9499” làm việc được phong tỏa. Tối 8/6, khi nữ công nhân là F1 của người chồng mắc Covid-19, lực lượng chức năng đã tiến hành khử khuẩn toàn bộ khu vực cô làm việc. 140 đồng nghiệp của cô, làm chung dây chuyền ở nhà máy, cách ly tại nhà. Đến sáng 9/6, nữ công nhân có kết quả dương tính, 140 người trên được đưa đi cách ly tập trung. Ngoài ra, 344 trường hợp làm chung phân xưởng được lấy mẫu xét nghiệm, cách ly tại nhà.

    Như vậy, ngành y tế lấy tổng cộng 484 mẫu xét nghiệm liên quan bệnh nhân này. Hiện, 344 mẫu xét nghiệm âm tính, các mẫu khác đang chờ kết quả. Thành phố sẽ tiến hành lấy mẫu xét nghiệm mở rộng tầm soát công nhân Pouyuen.

    Hà Nội thu hồi văn bản tiêm vắc xin COVID-19 tự trả phí

    Ngày 10/6, mạng xã hội lan truyền thông tin, hình ảnh về việc TT.Đông Anh (H.Đông Anh, Hà Nội) ban hành công văn khảo sát nhu cầu sử dụng vắc-xin. Trong văn bản này thể hiện người dân phải trả tiền nếu tiêm vắc-xin phòng dịch Covid-19, khiến cộng đồng mạng xôn xao.

    Theo nội dung của công văn, TT.Đông Anh yêu cầu các tổ dân phố tổ chức thống kê, đăng ký, cam kết tự nguyện với việc tiêm vắc-xin của cá nhân theo từng hộ gia đình, đảm bảo tính chính xác của số liệu bằng văn bản. Kinh phí tiêm vắc xin sẽ do người sử dụng chi trả.

    Các trường hợp không phải rà soát lại do đã được lập danh sách trước đây, gồm: người trên 65 tuổi, người mắc bệnh mãn tính, người hưởng chế độ chính sách, thành viên tổ Covid-19, giáo viên và công an.

    Nhiều ý kiến cho rằng, kinh phí tiêm vắc xin sẽ do người sử dụng tự chi trả là không hợp lý, bởi đã có quỹ vắc-xin phòng Covid-19, mà quỹ này để mua và nghiên cứu vắc-xin. Trong khi đó, dân muốn tiêm lại phải bỏ tiền là không hợp lý.

    Liên quan đến vấn đề này, chiều 10/6, ông Nguyễn Hữu Dũng, Chánh văn phòng H.Đông Anh cho biết, sau khi nắm được thông tin trên, huyện đã yêu cầu TT.Đông Anh báo cáo. Bên cạnh đó, ngay trong ngày 10.6, TT.Đông Anh đã ra Công văn số 186 để thu hồi Công văn nói trên.

    Lý do thu hồi là do sai nội dung “kinh phí tiêm vắc xin sẽ do người sử dụng tự chi trả”.

    Sẽ tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho toàn bộ người dân TP.HCM


    Tại Hội nghị gặp gỡ giữa lãnh đạo TP.HCM với doanh nghiệp bị ảnh hưởng Covid-19 tổ chức sáng nay 10.6, ông Nguyễn Thành Phong – Chủ tịch TP.HCM cho biết sẽ tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho toàn bộ người dân TP.

    Ông Phong nói: Mục tiêu của TP.HCM là tiêm vắc xin cho toàn bộ người dân thành phố. Do nguồn cung không thể có một lúc, nên phải theo lộ trình. Cố gắng trong năm 2021 phải tiêm được 2/3 người dân thành phố đang trong độ tuổi được tiêm vắc xin. Hiện nguồn vắc xin đang được đàm phán với nhà cung ứng, tùy loại vắc xin được quy định tiêm cho từ độ tuổi nào.

    Theo Nghị quyết 21 về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19, trong đợt 1 với nguồn vắc xin AstraZeneca, thành phố được phân bổ 1,6 triệu liều, như vậy, còn 5,6 triệu người dân thành phố (tính từ 15 tuổi trở lên) chưa được tiêm ngừa.

    Dự kiến, trong ngày mai, TP.HCM sẽ có báo cáo cụ thể về nguồn vắc xin và kế hoạch triển khai tiêm chủng toàn dân.

    Phụ huynh phản đối học phí, Trường Quốc tế Á Châu cho học sinh thôi học


    Bà T. có hai con đang học tại Trường Quốc tế Á Châu cơ sở Văn Thánh (Q.Bình Thạnh, TP.HCM). Vừa qua, bà là 1 trong hơn 1.000 phụ huynh đặt bút ký tên vào đơn khiếu nại mức tăng học phí của trường trong năm học 2021-2022.

    Chiều 9/6, bà T. nhận được thư của Trường Quốc tế Á Châu gửi qua đường bưu điện thông báo không thể tiếp tục nhận hai con của bà học tại trường vào năm sau. Bức thư gửi cho phụ huynh do bà Lê Hồng Tố Mai – phó hiệu trưởng Trường Quốc tế Á Châu – ký tên.

    Thư có đoạn: “Nhà trường luôn quan tâm lắng nghe và trân trọng ý kiến của phụ huynh học sinh, và đã tiếp tục đón các nhóm đại diện phụ huynh vào ngày 12/5 và 20/5, giải trình về việc tăng học phí năm học 2021-2022, mong phụ huynh chia sẻ và vì mục tiêu xây dựng, phát triển bền vững chất lượng của trường. Tuy nhiên quý ông bà vẫn tiếp tục khiếu nại khắp nơi.

    Để đảm bảo quyền được phát triển tốt nhất và việc học tập của các em, chúng tôi buộc lòng phải thông báo đến quý ông bà về việc, sẽ không thể nhận tiền học phí năm học 2021-2022 để tiếp tục nhận các em học tập tại trường vào năm học 2021-2022″.

    Bà T. cho biết “thất vọng và tuyệt vọng” về cách ứng xử và hành động của nhà trường. Dù có lên tiếng bất đồng về chính sách học phí, bà cho biết, dự định đến trước tháng 8 sẽ đóng học phí cho hai bé nguyên năm như mọi năm trước đây.

    Còn bà N. hiện có hai con học Trường Quốc tế Á Châu cơ sở Nguyễn Văn Hưởng (TP. Thủ Đức) cũng nhận được bức thư tương tự. Trong nhóm phụ huynh, bà N. chia sẻ không rút hồ sơ của con ở trường. Bà không đồng ý mức tăng học phí của nhà trường, và có đến 1.000 phụ huynh đồng suy nghĩ như mình.

    Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 9/6, ông Cao Quảng Tư, giám đốc tuyển sinh của Trường Quốc tế Á Châu, khẳng định lại quan điểm dù nỗ lực hết sức, trường không phải lúc nào cũng có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu của từng phụ huynh.

    Ông Tư nói: “Chúng tôi rất lấy làm tiếc đến nay vẫn chưa được sự đồng thuận và hợp tác của quý ông bà, về việc điều chỉnh học phí năm học 2021-2022, mặc dù chúng tôi đã lắng nghe và giải trình”.

    Ông cho biết thêm trong các trường quốc tế, Trường Quốc tế Á Châu có mức học phí rất thấp. Hằng năm nhà trường đều đầu tư rất nhiều để duy trì tiêu chuẩn trường quốc tế theo tiêu chí kiểm định của các tổ chức giáo dục uy tín thế giới. Thay vì phải điều chỉnh học phí một lần mới đảm bảo được những tiêu chuẩn trên, trường đã cố gắng thực hiện việc điều chỉnh dần qua từng năm.
    Hình ảnh
Đăng trả lời 344 bài viết

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 135 khách