Đăng trả lời 344 bài viết
VN:Thêm 88.378 ca, Quảng Ninh và Bình Định bổ sung 23.262 F0
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:

    by music123 » Thứ 3 Tháng 1 18, 2022 2:42 pm

    TỐI 18/1:Thêm 16.838 ca,3 địa phương có số mắc tăng cao

    TH


    Ngày 18/1, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.838 ca nhiễm mới với 75 ca nhập cảnh và 16.763 trường hợp trong nước (tăng 438 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố, có 12.151 ca trong cộng đồng.



    Cụ thể: Hà Nội (2.935), Hải Phòng (1.139), Đà Nẵng (943), Trà Vinh (638), Bình Định (582), Thanh Hóa (544), Bình Phước (514), Khánh Hòa (507), Bắc Ninh (491), Bến Tre (470), Quảng Ngãi (462), Hưng Yên (374), Cà Mau (354), Quảng Ninh (354), Tây Ninh (335), Vĩnh Phúc (305), Hải Dương (302), Quảng Nam (287), Hòa Bình (261), Thừa Thiên Huế (257), Nam Định (249), Vĩnh Long (245), Lâm Đồng (240), TP. Hồ Chí Minh (226), Bà Rịa - Vũng Tàu (226), Bắc Giang (223), Nghệ An (186), Đắk Lắk (181), Bình Thuận (180), Phú Thọ (166), Bạc Liêu (165), Tuyên Quang (147), Thái Nguyên (132), Thái Bình (124), Kiên Giang (123), Hà Giang (120), Đắk Nông (117), Hậu Giang (105), Yên Bái (100), Kon Tum (98), Hà Nam (98), Lạng Sơn (96), Quảng Bình (96), Ninh Bình (93), Lào Cai (92), Phú Yên (84), Cần Thơ (77), Đồng Tháp (74), Sơn La (69), Gia Lai (62), Điện Biên (54), Tiền Giang (53), Đồng Nai (49), Quảng Trị (45), An Giang (45), Hà Tĩnh (40), Ninh Thuận (38), Bình Dương (37), Long An (35), Lai Châu (33), Sóc Trăng (33), Bắc Kạn (27), Cao Bằng (26).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hưng Yên (-301), Đắk Lắk (-232), Bến Tre (-118).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hải Phòng (+501), Thanh Hóa (+186), Trà Vinh (+166).

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 16.261 ca/ngày.


    Số bệnh nhân tử vong:

    Từ 17h30 ngày 17/01 đến 17h30 ngày 18/01 ghi nhận 184 ca tử vong tại:

    Tại TP. Hồ Chí Minh (13) trong đó có 2 ca từ các tỉnh chuyển đến: Bình Dương (1), Thừa Thiên Huế (1).

    Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Tháp (30 ca trong 2 ngày), Hà Nội (12), Vĩnh Long (12), Kiên Giang (12), Bến Tre (11), An Giang (10), Hậu Giang (9), Cần Thơ (9), Bình Dương (8 ), Sóc Trăng (7), Tiền Giang (7), Bình Phước (6), Đồng Nai (5), Khánh Hòa (4), Tây Ninh (4), Bình Thuận (4), Bạc Liêu (4), Lâm Đồng (3), Trà Vinh (3), Hải Dương (2), Đà Nẵng (2), Bắc Ninh (2), Ninh Bình (1), Cao Bằng (1), Quảng Trị (1), Quảng Ngãi (1), Cà Mau (1).

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 169 ca/ngày. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 35.972 ca, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.



    Thanh Hoá phát hiện 3 trường học có F0 khi test nhanh tầm soát

    Khi thực hiện test nhanh tầm soát định kỳ tại các trường học tại TP Thanh Hoá, lực lượng chức năng đã phát hiện các ca mắc COVID-19 mới.
    Cụ thể, ngày 17/1, đồng loạt các trường học trên địa bàn TP Thanh Hoá đã thực hiện test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 để sàng lọc COVID-19 trước khi học sinh bước vào buổi học đầu tiên của tuần mới.
    Theo đó, các trường học đã xét nghiệm sàng lọc cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và tối thiểu 10% tổng số học sinh trong trường.

    Hình ảnh


    Theo Báo cáo nhanh của Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Thanh Hoá, quá test nhanh tầm soát tại các trường học vào sáng 17/1, đã có 3 trường tiểu học trên địa bàn thành phố ghi nhận các ca mắc COVID-19 bao gồm: Trường Tiểu học Đông Vệ 1, Trường Tiểu học Minh Khai 1 và Trường Tiểu học Lý Tự Trọng.

    Lực lượng chức năng đã chỉ đạo mở rộng xét nghiệm tầm soát tại các đơn vị này, bóc tách triệt để F0 ra khỏi cộng đồng.

    Thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa: Ngày 17/1, Thanh Hoá ghi nhận 358 bệnh nhân mắc COVID-19 mới, trong đó, 75 bệnh nhân phát hiện trong cộng đồng.

    Tính từ ngày 27/4/2021 đến nay, Thanh Hoá ghi nhận 13.110 bệnh nhân COVID-19 cộng dồn; 9.679 người điều trị khỏi được ra viện; 18 bệnh nhân tử vong. Thanh Hoá đã tiếp nhận 5.362.818 liều vắc xin phòng COVID-19. Tỷ lệ bao phủ mũi 1 cho người từ 18 tuổi trở lên đạt 99,49%; tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên tiêm đủ mũi đạt 96,8%; trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi tiêm mũi 1 đạt tỷ lệ 99,3%; trẻ 12 đến dưới 18 tuổi tiêm đủ mũi, đạt tỷ lệ 82,2%; 123.796 người tiêm mũi bổ sung và 27.726 người tiêm mũi nhắc lại.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 15.959 ca nhiễm, số ca Omicron lên 108

    by music123 » Thứ 4 Tháng 1 19, 2022 11:39 am

    TỐI 19/1:Thêm 15.959 ca nhiễm, số ca Omicron lên 108

    TH

    Ngày 19/1, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 15.959 ca nhiễm mới với 23 ca nhập cảnh và 15.936 trường hợp trong nước tại 61 tỉnh, thành phố, có 10.460 ca trong cộng đồng.

    Cụ thể: Hà Nội (2.909), Đà Nẵng (892), Khánh Hòa (652), Thanh Hóa (628), Trà Vinh (603), Hưng Yên (568), Bến Tre (561), Bình Phước (535), Quảng Ngãi (490), Bình Định (412), Cà Mau (379), Hải Dương (349), Vĩnh Phúc (338), Quảng Nam (336), Bắc Giang (302), Quảng Ninh (297), Bắc Ninh (288), Thừa Thiên Huế (277), Nam Định (274), TP. Hồ Chí Minh (263), Vĩnh Long (251), Hòa Bình (251), Nghệ An (251), Tây Ninh (247), Lâm Đồng (245), Thái Nguyên (196), Thái Bình (187), Phú Thọ (180), Bạc Liêu (177), Bà Rịa - Vũng Tàu (170), Phú Yên (164), Gia Lai (151), Bình Thuận (150), Lạng Sơn (131), Đắk Nông (127), Ninh Bình (126), Quảng Bình (118), Yên Bái (110), Hà Giang (109), Lào Cai (106), Hà Nam (99), Sơn La (99), Hậu Giang (97), Tuyên Quang (89), Đồng Nai (77), Đồng Tháp (75), Cần Thơ (71), Bình Dương (64), Quảng Trị (58), Hà Tĩnh (49), Long An (49), Lai Châu (44), Cao Bằng (43), An Giang (41), Kiên Giang (35), Điện Biên (35), Sóc Trăng (34), Ninh Thuận (30), Tiền Giang (30), Bắc Kạn (14), Đắk Lắk (3).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (-203), Đắk Lắk (-178), Bình Định (-170).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hưng Yên (+194), Khánh Hòa (+145), Bến Tre (+91).

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 16.243 ca/ngày.

    Số bệnh nhân tử vong:

    Từ 17h30 ngày 18/1 đến 17h30 ngày 19/1 ghi nhận 142 ca tử vong tại:

    Tại TP. Hồ Chí Minh (9) trong đó có 3 ca từ các tỉnh chuyển đến: Long An (1), Tây Ninh (1), Tiền Giang (1).

    Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Tháp (16), Kiên Giang (12), Vĩnh Long (11), Bến Tre (10 ca trong 02 ngày), Bà Rịa - Vũng Tàu (9 ca trong 02 ngày), Sóc Trăng (8 ), An Giang (8 ), Tiền Giang (7), Tây Ninh (6), Cần Thơ (5), Cà Mau (5), Hà Nội (4), Khánh Hòa (4), Long An (4), Bình Phước (3), Lâm Đồng (2), Hậu Giang (2), Bạc Liêu (2), Hải Phòng (2), Hòa Bình (2), Huế (2), Bắc Ninh (1), Quảng Nam (1), Bình Định (1), Đắk Lắk (1), Nam Định (1), Lào Cai (1), Nghệ An (1), Ninh Thuận (1), Bình Thuận (1).

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 164 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 36.114 ca, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.



    TPHCM khẩn cấp tìm người đi cùng 2 chuyến bay có ca nhiễm biến chủng Omicron

    Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM vừa phát đi thông báo khẩn tìm kiếm những hành khách đi cùng trên 2 chuyến bay có trường hợp mắc COVID-19 biến chủng Omicron. Được biết, bệnh nhân là người nhập cảnh về Việt Nam.

    Ngày 19/1, thành phố ghi nhận 3 ca mắc COVID-19 biến chủng Omicron có liên quan đến một người nhập cảnh là bà N.T.N.P. (41 tuổi, ngụ tại phường 17, quận Bình Thạnh).

    Bà Nam P. đã tiêm 3 mũi vắc xin Pfizer và về Việt Nam trên chuyến bay VN5409 từ Hàn Quốc đến Cảng Hàng không Quốc tế Cam Ranh vào ngày 7/1. Sau khi về nước, bà được cách ly tại khách sạn ở Nha Trang (Khánh Hòa).

    Hình ảnh

    Thành phố đang chủ động phương án ngăn chặn biến chủng Omicron

    Bốn ngày sau, bệnh nhân có xét nghiệm PCR âm tính do CDC Khánh Hòa thực hiện. Ngày 10/1, bà Nam P. bay chuyến VN1345 từ Cam Ranh đến TPHCM.


    Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) đề nghị tất cả hành khách đi trên 2 chuyến bay trên phải liên hệ khai báo cho Trạm Y tế địa phương nơi cư ngụ để được tư vấn và xét nghiệm nhằm phát hiện sớm nguy cơ nhiễm biến chủng Omicron.




    Hà Nội vượt mốc 100 nghìn ca bệnh, bệnh nhân tử vong trong giới hạn kiểm soát


    Theo đánh giá của Sở Y tế Hà Nội, công tác phòng, chống dịch của thành phố vẫn đang được tổ chức quyết liệt, tỷ lệ bệnh nhân nặng, bệnh nhân tử vong vẫn trong giới hạn kiểm soát.
    Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, ngày 19/01/2022, thành phố ghi nhận 2.910 ca mắc COVID-19, phân bố tại 430 xã phường thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Đống Đa (150 ca); Thanh Trì (148 ca); Gia Lâm (147 ca), Hoàng Mai (142 ca)…Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) đến nay là 100.170 ca.

    Báo cáo tại hội nghị giao ban công tác phòng, chống dịch thành phố ngày 19/1, Phó Giám đốc Sở Y tế Vũ Cao Cương cho biết, trung bình từ ngày 13 đến 18/1, thành phố Hà Nội ghi nhận 2.941 ca mắc/ngày. Trong đó, số lượng ca mắc đang có xu hướng tăng như đã nhận định và có nguy cơ tiếp tục tăng trong thời gian tiếp theo. Tuy nhiên, công tác phòng, chống dịch của thành phố vẫn đang được tổ chức quyết liệt, tỷ lệ bệnh nhân nặng, bệnh nhân tử vong vẫn trong giới hạn kiểm soát.

    Hà Nội vượt mốc 100 nghìn ca bệnh, bệnh nhân tử vong trong giới hạn kiểm soát ảnh 1
    Biểu đồ thể hiện tình hình dịch COVID-19 tại Hà Nội. Nguồn: CDC Hà Nội

    Thành phố đang điều trị cho 62.410 người, gồm 361 người tại bệnh viện tuyến Trung ương và 62.049 người thuộc các tầng quản lý, điều trị. Trong đó, tầng nhẹ là 59.150 người (tỷ lệ 95,33%); tầng 2 là 2.263 người (tỷ lệ 3,65%); tầng 3 là 636 người (tỷ lệ 1,02%).



    Bình Dương: Ca mắc COVID-19 giảm nhiều, còn 107 F0 nặng


    Mặc dù số ca mắc COVID-19 ở Bình Dương có xu hướng giảm đáng kể nhưng số ca tử vong lại tăng lên. Hiện, Bình Dương có 107 F0 nặng và 61 F0 nguy kịch phải thở oxy.
    Ngày 19/1, Sở Y tế tỉnh Bình Dương thông tin trong những ngày gần đây số ca mắc COVID-19 giảm đáng kể, dao động từ 30 đến dưới 100 ca mỗi ngày. Cùng với đó, số bệnh nhân điều trị tại nhà công bố khỏi bệnh từ 1.000 đến 2.000 trường hợp.

    Tuy nhiên, số ca tử vong ở Bình Dương lại có xu hướng tăng. Đơn cử, trong 24 giờ qua, Bình Dương ghi nhận đến 8 ca tử vong, trong khi những ngày trước đó chỉ từ 1 đến 3 ca. So với ngày 17/1 tỷ lệ tử vong tăng khoảng 4,9% trong tổng số bệnh nhân nặng nhập viện cần được hồi sức tích cực; tuy nhiên số bệnh nhân nặng chuyển tầng điều trị giảm 13 bệnh nhân.

    Hiện toàn tỉnh Bình Dương còn 107 bệnh nhân nặng. F0 nguy kịch cần thở oxy có 61 bệnh nhân. Tính trong đợt dịch lần thứ 4 đến nay, Bình Dương ghi nhận 291.960 ca mắc COVID-19; đã có 511.260 bệnh nhân khỏi bệnh (bao gồm cả kết quả test nhanh), 3.355 bệnh nhân tử vong.

    Do tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 tử vong trong ngày tương đối cao, Sở Y tế Bình Dương chỉ đạo các cơ sở y tế củng cố hệ thống điều trị bệnh nhân COVID-19. Đặc biệt trong công tác điều phối chuyển tuyến giữa các tầng điều trị và đẩy mạnh hỗ trợ chuyên môn với các bệnh viện tuyến dưới.

    Hình ảnh

    Bình Dương nâng cao năng lực y tế cơ sở, theo dõi F0 tại nhà để giảm thiểu nguy cơ tăng nặng dẫn đến tử vong Ảnh: Hoàng Linh

    Phó Giám đốc Sở Y tế Bình Dương Huỳnh Minh Chín cho biết, để nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19 ngay tại tuyến cơ sở, ngành y tế triển khai giải pháp nâng cao năng lực điều trị F0 tại nhà của các trạm y tế cố định, trạm y tế lưu động. Ngành chủ trương người dân phải được tiếp cận y tế từ sớm, từ xa, từ cơ sở nên y tế cơ sở phải nâng cao năng lực, chủ động trang thiết bị, nhân lực, nhất là thuốc điều trị, oxy... nhằm thực hiện tốt mục tiêu chẩn đoán, điều trị sớm, giảm tỷ lệ bệnh nặng và tử vong. Ngoài ra, ngành cũng đẩy mạnh tiêm vắc xin cho người dân. Đây là yếu tố chiến lược, quyết định cả trước mắt và lâu dài đối với công tác phòng, chống dịch bệnh.

    Lãnh đạo Sở Y tế Bình Dương, thông tin thêm hiện ngành đặc biệt quan tâm công tác phát hiện biến chủng Omicron có thể xâm nhập vào địa bàn. Y tế cơ sở tuyệt đối không lơ là, chủ quan, bám sát tình hình, phối hợp Viện Pasteur TP.HCM, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và các Trung tâm Y tế huyện, thị, thành phố tạo thành một hệ thống đánh giá, sớm phát hiện các chủng mới; quan tâm phòng, chống dịch bệnh tại các đô thị, khu, cụm công nghiệp.

    Tại tỉnh Bình Phước, theo thông tin từ Sở Y tế cho biết, tính đến nay tổng số ca mắc COVID-19 trên địa bàn có 41.710 ca. Trong tuần qua, toàn tỉnh này ghi nhận thêm 3.400 ca F0 và 22 ca tử vong (tổng số ca tử vong tại Bình Phước là 128 ca). Số ca tử vong chủ yếu là người cao tuổi, có bệnh lý nền, một số người chưa tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ các mũi vắc xin theo quy định. Số ca đang điều trị là 8.200 ca. Trung bình mỗi ngày qua, Bình Phước ghi nhận từ 500 đến trên 600 ca mắc COVID-19.

    Theo thống kê của ngành y tế, toàn tỉnh Bình Phước hiện có 215.000 người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19, trong đó 214.000 người đã tiêm 1 mũi vắc xin; hơn 203.000 người đã tiêm mũi 2 và trên 40.000 người đã tiêm mũi 3 vắc xin. Còn gần 1.300 người chưa tiêm mũi vắc xin nào.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 16.715 ca ,số tử vong nhiều ở miền Tây

    by music123 » Thứ 5 Tháng 1 20, 2022 4:05 pm

    TỐI 20/1:Thêm 16.715 ca nhiễm mới, số tử vong nhiều ở miền Tây


    TH


    Cả nước ghi nhận thêm 16.715 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, trong đó Hà Nội 2.884 ca, TP.HCM 245 ca.


    Cụ thể: Hà Nội (2.884), Đà Nẵng (983), Hải Phòng (722), Bến Tre (614), Khánh Hòa (579), Hưng Yên (565), Bình Định (521), Quảng Ngãi (513), Thanh Hóa (497), Bình Phước (462), Quảng Ninh (389), Bắc Giang (386), Bắc Ninh (373), Cà Mau (361), Trà Vinh (332), Quảng Nam (288), Thừa Thiên Huế (285), Nam Định (283), Hải Dương (280), Vĩnh Phúc (270), Vĩnh Long (269), Nghệ An (245), TP. Hồ Chí Minh (245), Tây Ninh (239), Thái Nguyên (235), Lâm Đồng (231), Hòa Bình (218), Bà Rịa - Vũng Tàu (154), Đắk Lắk (153), Tuyên Quang (153), Lạng Sơn (143), Gia Lai (143), Quảng Trị (142), Phú Thọ (139), Bình Thuận (138), Ninh Bình (138), Thái Bình (137), Bạc Liêu (135), Quảng Bình (132), Kon Tum (119), Yên Bái (103), Lào Cai (103), Phú Yên (101), Hà Giang (101), Hà Nam (98), Đắk Nông (98), Điện Biên (98), Sơn La (98), Hậu Giang (90), Đồng Tháp (80), Kiên Giang (77), Đồng Nai (65), Bình Dương (61), Hà Tĩnh (55), An Giang (51), Cần Thơ (47), Long An (38), Cao Bằng (38), Tiền Giang (37), Lai Châu (36), Sóc Trăng (33), Ninh Thuận (29), Bắc Kạn (5).


    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Trà Vinh (-271), Thanh Hóa (-131), Bình Phước (-73).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Định (+109), Quảng Ninh (+92), Đà Nẵng (+91).

    108 ca mắc biến thể Omicron

    Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 108 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại Hà Nội (1), Quảng Nam (27), TP. Hồ Chí Minh (68), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (3), Khánh Hòa (2), Long An (1), Quảng Ninh (2).

    Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.094.802 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dâ

    152 bệnh nhân tử vong

    trong 24 giờ qua cả nước ghi nhận 152 ca tử vong, trong đó tại TP.HCM 13 ca, gồm 2 ca từ Long An và Tiền Giang chuyển đến.

    Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Tháp (12), Vĩnh Long (12), Kiên Giang (12), Sóc Trăng (9), Tiền Giang (9), Hậu Giang (9), Tây Ninh (6), An Giang (6), Bến Tre (6), Bình Dương (5), Long An (5), Cần Thơ (5), Bạc Liêu (5), Bình Phước (4), Đồng Nai (4), Hòa Bình (4), Bà Rịa - Vũng Tàu (4), Bình Thuận (3), Bắc Ninh (3), Hà Giang (3), Bình Định (3), Khánh Hòa (2), Cà Mau (2), Điện Biên (1), Nghệ An (1), Đà Nẵng (1), Phú Yên (1), Đắk Lắk (1), Lâm Đồng (1).

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 157 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 36.266 ca, chiếm tỉ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.








    Số ca mắc mới tăng cao, Nam Định lập thêm bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19


    Dịch COVID-19 tại Nam Định chưa có dấu hiệu suy giảm. Cùng với việc triển khai điều trị F0 nhẹ tại nhà, tỉnh Nam Định vừa phải lập thêm cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 để đáp ứng điều trị cho số ca mắc mới đang tăng cao.
    Ngày 19/1, Nam Định tiếp tục đạt đỉnh về số ca F0 mắc trong ngày với số lượng F0 mắc mới là 274 người.

    Trong đợt dịch mới (tính từ 5/7 với ca mắc đầu tiên ở huyện Trực Ninh), hiện Nam Định đã có 6.973 ca mắc, trong đó có tới 3.222 ca trong cộng đồng.

    Đáng chú ý là diễn biến của đợt dịch này tại Nam Định có tốc độ tăng rất mạnh.

    Cụ thể, tháng 11/2021, bình quân mỗi ngày tỉnh Nam Định có 40 ca mắc mới, tháng 12/2021 tăng lên bình quân 62 ca/ngày thì nửa đầu tháng 1 tăng vọt lên bình quân 176,5 ca/ngày.


    Đặc biệt, chỉ trong 7 ngày gần đây, tỉnh Nam Định ghi nhận tới 1.585 ca mắc mới, đạt bình quân 226 ca mắc mới/ngày.

    Điểm khó của Nam Định là hiện nay đang có trên 1.400 người bệnh COVID-19 đang được điều trị tại các cơ sở y tế, lấp kín dung lượng có thể điều trị của tỉnh này. Trong khi đó, các cơ sở điều trị COVID-19 tuyến trên (Hà Nội) hầu hết đều quá tải, khó có thể hỗ trợ Nam Định tiếp nhận bệnh nhân.

    Hình ảnh

    Hình ảnh

    Số ca mắc mới COVID-19 tại Nam Định tiếp tục gia tăng - Ảnh: Hoàng Long

    Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đình Nghị vừa chỉ đạo thành lập thêm bệnh viện dã chiến để thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19.

    Cụ thể, ngày 18/1, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Nam Định đã ban hành quyết định sử dụng Trung tâm huấn luyện dự bị động viên thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nam Định (địa chỉ tại xã Nghĩa An, huyện Nam Trực) để thành lập cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19.

    Cơ sở này có dung lượng 350 giường bệnh, , do Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định phụ trách chuyên môn.

    Theo quan sát của phóng viên Tiền Phong, ngay sau khi có quyết định hoạt động, cơ sở này đã khẩn trương hoàn thành việc lắp đặt thiết bị y tế và hiện đã bắt đầu hoạt động.

    Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cũng ban hành quyết định chính thức tiến hành điều trị cho các F0 nhẹ tại nhà. Đẩy mạnh tốc độ tiêm vắc xin để phủ mũi 2 toàn tỉnh vào đầu năm 2022.


    Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đình Nghị vừa chỉ đạo thành lập thêm bệnh viện dã chiến để thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19.

    Cụ thể, ngày 18/1, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Nam Định đã ban hành quyết định sử dụng Trung tâm huấn luyện dự bị động viên thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nam Định (địa chỉ tại xã Nghĩa An, huyện Nam Trực) để thành lập cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19.

    Cơ sở này có dung lượng 350 giường bệnh, , do Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định phụ trách chuyên môn.

    Theo quan sát của phóng viên Tiền Phong, ngay sau khi có quyết định hoạt động, cơ sở này đã khẩn trương hoàn thành việc lắp đặt thiết bị y tế và hiện đã bắt đầu hoạt động.

    Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cũng ban hành quyết định chính thức tiến hành điều trị cho các F0 nhẹ tại nhà. Đẩy mạnh tốc độ tiêm vắc xin để phủ mũi 2 toàn tỉnh vào đầu năm 2022.


    Liên quan đến tình hình dịch COVID-19 tại tỉnh Nam Định, thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Nam Định, tình hình dịch tại thành phố này đang tiếp tục diễn biến ở mức độ báo động.

    Theo đó, chỉ riêng trong đợt dịch mới tại tỉnh Nam Định (tính từ 5/7 đến nay), thành phố Nam Định dù bùng phát dịch muộn sau một số địa phương nhưng lại có tới 1.561 ca mắc, cao nhất trong 10 huyện, thành phố của Nam Định và bằng gần 25% số ca F0 của toàn tỉnh Nam Định (đến ngày 20/1, tỉnh Nam Định có tổng số 6.973 ca F0 trong đợt dịch mới).

    Tính đến ngày 19/01, thành phố đã thiết lập trên 260 vùng cách ly y tế, trong đó, đang thiết lập 40 vùng cách ly trên địa bàn 24 phường, xã với số hộ trong vùng đang cách ly (phong toả) là 211 hộ gồm 612 người.





    Sáng 20/1, Thanh tra Chính phủ đã làm việc với các đơn vị liên quan tại TPHCM và công bố quyết định thanh tra về việc mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư sinh phẩm, kít xét nghiệm, vắc xin và thuốc phòng chống dịch COVID-19.

    Ông Đặng Công Huẩn - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra theo quyết định số 25/QĐ-TTCP ngày 18/1/2022 của Thanh tra Chính phủ.

    Cùng dự buổi công bố có ông Phan Văn Mãi - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM; đại diện lãnh đạo Thanh tra TPHCM, Sở Y tế TPHCM cùng một số sở, ban, ngành của thành phố.

    Hình ảnh
    Công tác thanh tra sẽ tập trung vào hoạt động mua sắm trang thiết bị vật tư... phục vụ phòng chống dịch COVID-19

    Theo quyết định thanh tra, Thanh tra Chính phủ sẽ tập trung vào các hoạt động mua sắm trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm, kit test xét nghiệm, vắc xin, thuốc phòng, chống dịch COVID-19 tại TPHCM.


    Thời kỳ thanh tra từ ngày 1/1/2020 đến 31/12/2021, trường hợp cần thiết có thể xem xét trước và sau thời kỳ thanh tra trên. Thời hạn thanh tra là 30 ngày làm việc thực tế, kể từ ngày công bố quyết định thanh tra (không kể các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật).

    Đoàn thanh tra gồm 12 thành viên, trong đó ông Nguyễn Trường Giang - Phó Cục trưởng Cục III, Thanh tra Chính phủ, làm trưởng đoàn.Thanh tra Chính phủ thanh tra mua sắm trang thiết bị, kit xét nghiệm COVID-19 tại TPHCM[/b]





    Bà Rịa-Vũng Tàu đi từng ngõ, gõ từng nhà để tiêm vắc xin cho người dân


    Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ tổ chức các đội lưu động “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” lập danh sách người thuộc nhóm nguy cơ cao để quản lý, tiêm vắc xin, hỗ trợ tiếp cận dịch vụ y tế sớm, điều trị kịp thời.
    Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, tính từ 18h ngày 19/1 đến 18h ngày 20/1/2022 tỉnh này ghi nhận 154 ca nghi mắc COVID-19 mới đang chờ Bộ Y tế cấp mã bệnh nhân.

    Trong đó thành phố Vũng Tàu 52 ca, gồm 46 ca đang cách ly tại nhà; 6 ca ngoài cộng đồng. Thành phố Bà Rịa ghi nhận 18 ca, trong đó 10 ca đang cách ly tại nhà; 8 ca ngoài cộng đồng. Thị xã Phú Mỹ 30 ca, gồm 28 ca đang cách ly tại nhà; 2 ca ngoài cộng đồng.

    Huyện Châu Đức ghi nhận 2 ca ngoài cộng đồng. Huyện Đất Đỏ 21 ca đang cách ly tại nhà. Huyện Long Điền ghi nhận 19 ca, trong đó 6 ca đang cách ly tại nhà; 13 ca ngoài cộng đồng. Huyện Xuyên Mộc 12 ca, gồm 7 ca đang cách ly tại nhà; 5 ca ngoài cộng đồng.

    Theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn cơ bản đang được kiểm soát; số ca bệnh mới ghi nhận trong ngày có tiếp tục giảm nhẹ. Tuy nhiên, Bà Rịa-Vũng Tàu đề nghị các địa phương tuyệt đối không chủ quan; tiếp tục bám sát diễn biến tình hình dịch do biến chủng Omicron gây ra; tăng cường quản lý các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài; chuẩn bị các phương án về vắc xin, thuốc điều trị và các biện pháp phòng chống dịch phù hợp với biến chủng mới của SARS-CoV-2.


    Đồng thời, khẩn trương rà soát, tiêm ngay cho các đối tượng chưa được tiêm, chưa tiêm đủ mũi vắc xin, nhất là đối với người cao tuổi, người mắc bệnh nền; chủ động tiêm mũi bổ sung cho các đối tượng nguy cơ cao. Tổ chức các đội lưu động “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” lập danh sách người thuộc nhóm nguy cơ cao để quản lý, tiêm vắc xin, hỗ trợ tiếp cận dịch vụ y tế sớm, điều trị kịp thời. Tiếp tục chủ động thực hiện xét nghiệm định kỳ.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:thêm 15.935 ca, Hà Nội 12 ca Omicron

    by music123 » Thứ 6 Tháng 1 21, 2022 2:58 pm

    TỐI 21/1: thêm 15.935 ca COVID-19, Hà Nội ghi nhận 12 ca mắc biến thể Omicron

    TH

    Ngày 21/1, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 15.935 ca nhiễm mới với 34 ca nhập cảnh và 15.901 trường hợp trong nước tại 62 tỉnh, thành phố, có 10.912 ca trong cộng đồng.


    Cụ thể: Hà Nội (2.805), Đà Nẵng (964), Hải Phòng (796), Hưng Yên (685), Bến Tre (618), Thanh Hóa (509), Quảng Ngãi (482), Bình Phước (475), Bình Định (420), Bắc Ninh (418), Quảng Ninh (369), Khánh Hòa (346), Quảng Nam (344), Hải Dương (341), Cà Mau (319), Bắc Giang (299), Vĩnh Phúc (280), Thừa Thiên Huế (280), Thái Nguyên (268), Vĩnh Long (263), Trà Vinh (240), Tây Ninh (237), Nghệ An (233), Lâm Đồng (231), TP. Hồ Chí Minh (227), Nam Định (223), Phú Thọ (209), Hòa Bình (208), Thái Bình (187), Ninh Bình (151), Lào Cai (134), Tuyên Quang (129), Hà Nam (128), Bà Rịa - Vũng Tàu (127), Điện Biên (115), Bạc Liêu (113), Lạng Sơn (112), Đắk Nông (101), Gia Lai (99), Sơn La (99), Hà Giang (99), Bình Dương (95), Quảng Bình (90), Hậu Giang (87), Phú Yên (84), Yên Bái (84), Đồng Tháp (81), Kon Tum (73), Kiên Giang (72), Bình Thuận (71), Cần Thơ (61), Quảng Trị (56), Sóc Trăng (55), Hà Tĩnh (52), Đồng Nai (51), Cao Bằng (51), An Giang (39), Ninh Thuận (31), Tiền Giang (28), Long An (22), Lai Châu (22), Bắc Kạn (13).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Khánh Hòa (-233), Bình Định (-101), Trà Vinh (-92).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hưng Yên (+56), Hải Phòng (+50), Phú Thọ (+45).


    Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 133 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, tại Hà Nội (12), Quảng Nam (27), TP. Hồ Chí Minh (65), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (8), Khánh Hòa (11), Long An (1), Quảng Ninh (2).

    Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.110.737 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ

    Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (512.422), Bình Dương (292.400), Hà Nội (102.715), Đồng Nai (99.581), Tây Ninh (86.790).

    Số bệnh nhân tử vong:

    Từ 17h30 ngày 20/01 đến 17h30 ngày 21/01 ghi nhận 177 ca tử vong tại:

    Tại TP. Hồ Chí Minh (8 ) trong đó có 1 ca từ Long An chuyển đến.

    Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (33 ca trong 02 ngày), Đồng Nai (21 ca trong 02 ngày), Sóc Trăng (14 ca trong 02 ngày), Vĩnh Long (13), Đồng Tháp (9), Kiên Giang (8 ), Cần Thơ (8 ), Huế (7), An Giang (7), Tiền Giang (7), Hải Phòng (6 ca trong 02 ngày), Bến Tre (4), Hậu Giang (4), Bình Phước (3), Tây Ninh (3), Bình Dương (3), Bạc Liêu (3), Cà Mau (3), Bình Định (2), Lâm Đồng (2), Ninh Bình (2), Bắc Ninh (1), Quảng Ninh (1), Trà Vinh (1), Hải Dương (1), Hà Giang (1), Đà Nẵng (1), Bình Thuận (1).

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 157 ca/ngày. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 36.443 ca, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.



    Đà Nẵng thêm 964 ca nhiễm, hơn 100 tiểu thương

    Khi phát hiện ca nhiễm trong các chợ, chỉ đóng cửa quầy hàng có F0, không đóng cửa cả chợ để đảm bảo việc mua sắm trong thời điểm cận Tết.
    Ngày 21/1, Đà Nẵng ghi nhận thêm 964 ca mắc COVID-19, trong đó có 611 ca chưa cách ly.

    Trong số các ca nhiễm cộng đồng, có tới 101 trường hợp là tiểu thương. Riêng chợ Cẩm Lệ 58 người, chợ Hàn 15 người, chợ Hòa Cường 10 người.

    BCĐ phòng chống dịch COVID-19 đánh giá hầu hết các ca mắc có khả năng lây cho cộng đồng, nhiều nhất tại quận Cẩm Lệ, Liên Chiểu, Sơn Trà…

    Hình ảnh


    Đà Nẵng liên tục ghi nhận tiểu thương mắc COVID-19 trong những ngày gần Tết Nguyên đán.

    Theo phương án của Sở Công Thương, khi phát hiện ca nhiễm trong các chợ, chỉ đóng cửa quầy hàng có F0, không đóng cửa cả chợ để đảm bảo việc mua sắm trong thời điểm cận Tết.

    Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến nhìn nhận, tỷ lệ số ca mắc trên tổng dân số thành phố là rất cao, và có nguy cơ tiếp tục tăng trong những ngày cuối năm, dịp lễ, Tết Nguyên đán tập trung đông người. Bà cũng chia sẻ với áp lực của các quận, huyện trong việc điều trị F0 tại nhà hiện nay. Phó Chủ tịch đề nghị các địa phương tính toán thiết lập một số cơ sở điều trị F0 theo hướng tập trung, để giải quyết những trường hợp quá khó khăn, không đủ điều kiện để đưa vào điều trị tại các bệnh viện, nhưng điều kiện gia đình không đủ để thực hiện cách ly tại nhà.

    Bà lưu ý các địa phương phối hợp với ngành y tế chuẩn bị kích hoạt hệ thống tình nguyện viên để tham gia hỗ trợ sớm cho các địa phương có số ca nhiễm cao.




    Hơn 3.000 y bác sĩ mắc COVID-19, hơn 10 người đã hy sinh trong quá trình chống dịch

    Phát biểu tại hội nghị trực tuyến triển khai công tác y tế năm 2022, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết trong quá trình chống dịch 2 năm qua, đã có trên 3.000 y bác sĩ mắc COVID-19, hơn 10 người đã hy sinh khi chống dịch.

    Hình ảnh

    Phát thuốc cho F0 điều trị tại nhà ở quận Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

    Theo ông Long, cùng thời điểm này năm 2021 dịch bùng phát tại Hải Dương và một số tỉnh thành phía Bắc, nhiều cán bộ y tế đã phải ăn Tết xa nhà, ngành y tế đã điều động nhiều chuyên gia về điều trị, xét nghiệm, truy vết... hỗ trợ tại các tỉnh có dịch.

    Cao điểm là đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ 27-4-2021, ngành y tế đã điều động trên 20.000 y bác sĩ từ khắp các tỉnh thành hỗ trợ cho khu vực phía Nam, thành lập 11 trung tâm hồi sức cấp cứu bệnh nhân COVID-19, góp phần giảm số ca mắc, ca tử vong tại khu vực này.

    Hiện số mắc COVID-19 mới mỗi ngày tại TP.HCM chỉ còn trên 200 ca, giảm nhiều chục lần so với thời gian cao điểm, số ca tử vong hằng ngày đã giảm mạnh, chỉ còn trên dưới 10 ca/ngày. Các tỉnh thành Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ cũng đã và đang chuyển lại thành "vùng xanh", vùng an toàn.

    Ông Long cũng cho biết năm 2022 dịch COVID-19 được nhận định là chưa kiểm soát được hoàn toàn, thời điểm này mỗi ngày vẫn có trên 15.000 ca COVID-19 và trên dưới 150 ca tử vong.

    Trong số này có nhiều ca cộng đồng, đã ghi nhận ca Omicron cộng đồng, trong khi chủng này được nhận định là có tốc độ lây nhiễm gấp 7 lần so với nhóm chưa tiêm chủng và gấp 3 lần ở nhóm đã tiêm chủng đầy đủ.

    "Nhiệm vụ trước mắt và ưu tiên hàng đầu của ngành y tế năm 2022 là tiếp tục tập trung cao nhất cho phòng chống dịch COVID-19, góp phần hiệu quả vào chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội" - ông Long nói.





    Hà Nội chỉ còn 4 quận vùng cam, còn lại là vùng vàng

    UBND TP Hà Nội vừa phát đi thông báo đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP. Theo đó, hiện toàn TP Hà Nội chỉ còn 4 quận, huyện vùng cam, còn lại là vùng vàng.

    Hình ảnh

    Một số quận, huyện Hà Nội giảm cấp độ dịch, cửa hàng sẽ được mở bán tại chỗ - Ảnh: PHẠM TUẤN

    Chiều 21-1, UBND TP Hà Nội vừa phát đi thông báo đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP Hà Nội.

    Với 2 tiêu chí gồm tỉ lệ mắc mới tại cộng đồng/dân số/thời gian và độ bao phủ vắc xin, cấp độ dịch của TP Hà Nội là cấp độ 2.

    Ở cấp quận, huyện, thị xã, Hà Nội có 4 địa phương ở cấp độ 3 (vùng cam), 26 địa phương cấp độ 2 (vùng vàng), không có quận, huyện, thị xã nào dịch cấp độ 1 (vùng xanh) và 4 (vùng đỏ).

    Các quận, huyện vùng cam gồm Gia Lâm, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai, Chương Mỹ. Như vậy, so với thông báo cách đây 1 tuần, Hà Nội giảm 3 quận vùng cam.

    Về cấp độ xã, phường, thị trấn, Hà Nội hiện có 43 địa phương vùng xanh, 377 địa phương vùng vàng, 159 địa phương vùng cam, chưa có vùng đỏ.

    Trong tối 21-1, Sở Y tế Hà Nội cho biết từ 18h ngày 20-1 đến 18h ngày 21-1, Hà Nội ghi nhận 2.805 ca COVID-19. Trong đợt dịch thứ 4, thủ đô ghi nhận tổng 105.861 ca bệnh.
    Hình ảnh
Đăng trả lời 344 bài viết

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 100 khách