Đăng trả lời 344 bài viết
VN:Thêm 88.378 ca, Quảng Ninh và Bình Định bổ sung 23.262 F0
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49108
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 12.680 ca;335 ca tử vong tại 10 tỉnh, thành

    by music123 » Thứ 4 Tháng 9 08, 2021 6:58 am

    Tối 8/9:Thêm 12.680 ca;335 ca tử vong tại 10 tỉnh, thành

    Đức Lâmrị ,Hiểu Minh (TH)

    Hình ảnh

    Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại chợ Đồng Xuân, Hà Nội, ngày 11/8/2021. (Ảnh: NHAC NGUYEN/AFP qua Getty Images)

    Ngày 8/9, Bộ Y tế cho biết có thêm 12.680 ca mắc mới COVID-19, trong đó TP. HCM và Bình Dương có gần 10.500 ca.


    Trong đó có:

    - 17 ca nhập cảnh;

    - 12.663 ca ghi nhận trong nước tại 39 tỉnh, thành

    Thêm 335 ca tử vong tại 10 tỉnh, thành

    Tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận thêm 335 ca tử vong tại các tỉnh như sau:

    TP. HCM ngày 08/9: 268 ca
    Tỉnh Bình Dương ngày 08/9: 34 ca
    Long An ngày 08/9: 8 ca
    Tiền Giang ngày 08/9: 7 ca
    Đồng Nai trong 02 ngày 08 - 09/9: 11 ca
    Đồng Tháp ngày 08/9: 2 ca
    Trà Vinh ngày 08/9: 1 ca
    Vĩnh Long trong 02 ngày 08 - 09/9: 2 ca
    Bến Tre ngày 08/9: 1 ca
    Khánh Hòa ngày 08/9: 1 ca

    Bộ Y tế Việt Nam đề nghị Hà Nội, TP.HCM và 21 tỉnh thành thần tốc xét nghiệm COVID-19

    Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Nguyễn Thanh Long vừa có văn bản gửi tới UBND TP. Hà Nội, TP HCM và 21 tỉnh, thành phố đề nghị huy động tối đa các lực lượng tham gia lấy mẫu xét nghiệm COVID-19.

    Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, trong thời gian qua, các địa phương, nhất là những nơi đang thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội, đã đẩy mạnh việc xét nghiệm trên diện rộng. Tuy nhiên, tiến độ xét nghiệm tại một số địa phương đến nay chưa đáp ứng được các yêu cầu phòng, chống dịch.

    Do đó, để nhanh chóng kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh, không để tình trạng giãn cách kéo dài trên diện rộng, Bộ Y tế đề nghị các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội thần tốc xét nghiệm cho toàn bộ người dân để phát hiện sớm nguồn lây nhằm cách ly, khoanh vùng, dập dịch kịp thời; hạn chế phong tỏa trên phạm vi rộng và thực hiện tốt việc chăm sóc điều trị người nhiễm COVID-19.

    Tần suất, thời gian lấy mẫu, xét nghiệm theo các khu vực nguy cơ, đề nghị tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn ngày 02/9/2021 của Bộ Y tế.

    Bộ Y tế đề nghị các địa phương huy động tối đa các lực lượng tham gia lấy mẫu, tổ chức nhiều đội lấy mẫu lưu động và không giới hạn thời gian lấy mẫu.

    Ngoài ra, cần tăng cường hướng dẫn người dân tự thực hiện xét nghiệm kháng nguyên nhanh có sự hỗ trợ của nhân viên y tế hoặc tình nguyện viên đã được tập huấn. Khi tổ chức thực hiện lấy mẫu đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, không để xảy ra lây nhiễm chéo.

    Bộ Y tế đề nghị 23 tỉnh, thành phố thực hiện việc gộp mẫu làm xét nghiệm kháng nguyên nhanh và RT-PCR phù hợp với tình hình thực tế.

    TP.HCM đề xuất cho bệnh viện tư nhân thu phí điều trị COVD-19

    Ngày 8/9, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi ký văn bản gửi Thủ tướng về việc chi trả chi phí cho các cơ sở y tế tư nhân tham gia điều trị COVID-19.

    Theo văn bản này, trong quá trình huy động các bệnh viện tư nhân tham gia điều trị COVID-19, có phát sinh một số khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, theo Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, người mắc bệnh thuộc nhóm A (có COVID-19) được khám và điều trị miễn phí.

    Tuy nhiên, qua khảo sát và trao đổi ý kiến của các cơ sở y tế tư nhân, việc mua sắm thuốc, vật tự y tế…, cũng như định mức sử dụng, cho thấy chi phí trong công tác điều trị COVID-19 giữa hệ thống y tế công lập và tư nhân rất khác biệt.



    Do đó, việc ngân sách nhà nước chi trả theo chi phí thực tế phát sinh cho bệnh nhân COVID-19 điều trị tại các cơ sở y tế tư nhân gặp vướng mắc. Trường hợp chi trả theo mức chi phí phát sinh như tại cơ sở y tế công lập thì cơ sở y tế tư nhân không duy trì được.

    Trường hợp chi trả theo mức chi phí thực tế phát sinh tại cơ sở y tế tư nhân sẽ dẫn đến nhiều tác động tiêu cực. Đồng thời, việc này cũng không có cơ sở để thực hiện khi cùng sử dụng ngân sách nhà nước để chi trả cho công tác điều trị nhưng chi phí giữa cơ sở y tế công lập và tư nhân là khác nhau.

    Văn bản của UBND TP.HCM cho biết, các cơ sở y tế tư nhân đã đề nghị cho phép được thu giá dịch vụ khám và điều trị bệnh nhân COVID-19.

    Số ca COVD-19 xuất viện tại TP.HCM đạt kỷ lục

    5.196 người tại các bệnh viện COVD-19 xuất viện trong ngày 7/9, là ngày có số ca xuất viện cao nhất từ trước đến nay, nâng tổng số điều trị khỏi trong năm lên 133.592, theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật.

    Thời gian qua, số xuất viện trung bình khoảng 2.000-3.000 người một ngày. Hai ngày trên 4.000 người xuất viện là 28/7 (4.678 người) và ngày 3/9 (4.172 người). Trong số người xuất viện, rất nhiều trường hợp từng rơi vào tình trạng nặng, nguy kịch, tưởng chừng khó qua khỏi.



    Họp báo chiều 7/9, Phó Ban chỉ đạo chống dịch TP.HCM Phạm Đức Hải, cho biết chiến lược tập trung hơn cho công tác điều trị ở tuyến cơ sở, tăng cường chăm sóc F0 tại nhà, giúp điều trị kịp thời các F0 mới phát hiện, giảm tỷ lệ chuyển nặng và tử vong. Chiến lược này đã giảm tải cho các cơ sở cách ly tập trung và các bệnh viện dã chiến, đồng thời giúp giảm sang chấn tâm lý cho người bệnh, góp phần nhanh chóng hồi phục và xuất viện.

    Hàng trăm trẻ em mồ côi vì đại dịch

    Cả nước ghi nhận hơn 11.800 trẻ em nhiễm nCoV, hơn 27.300 trẻ là F1, riêng TP.HCM có 250 em mồ côi trong đợt dịch này.

    Thông tin ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cung cấp sáng 8/9, tại hội nghị trực tuyến về bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong đại dịch.

    TP.HCM có số nhiễm cao nhất khoảng 3.000 em; gần 250 em mồ côi, cha, mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ. Dịch đã xâm nhập vào 7 trong số 39 cơ sở nuôi dưỡng trẻ em ngoài công lập trong thành phố. Tại Hà Nội, 5% ca mắc trong tháng 7 là trẻ em từ 0 – 5 tuổi.

    Thứ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà đề nghị các địa phương bố trí người chăm sóc cho trẻ em là F0, F1; trẻ em phải sinh sống một mình do cha, mẹ, người thân đã nhiễm hoặc đang cách ly tập trung.

    Nha Trang cho mở hàng quán trở lại

    Sáng 8/9, UBND TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, cho biết từ 0h ngày 8/9, cho phép cửa hàng kinh doanh sách vở, đồ dùng học tập, vật liệu xây dựng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống ở “vùng xanh”, “vùng vàng” được hoạt động trở lại (chỉ bán mang về).

    TP. Nha Trang cũng dỡ bỏ phong tỏa 4 xã, phường, gồm Vĩnh Lương, Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ, Vĩnh Trường để chuyển sang việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch dựa trên nguy cơ dịch bệnh của các thôn, tổ dân phố.

    Lãnh đạo UBND TP. Nha Trang cũng cho biết, sẽ cho tháo dỡ bớt các chốt kiểm soát trên đường, nhưng sẽ tăng cường tuần tra lưu động, xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch.

    Ngoài ra, từ ngày 8/9, người dân ở các thôn, tổ “vùng xanh”, “vùng vàng” trên địa bàn TP. Nha Trang được phát thẻ đi mua lương thực, thực phẩm 3 ngày/lần theo khung giờ buổi sáng, chiều. Trong khi đó, người dân “vùng đỏ”, “vùng cam” tiếp tục thực hiện theo hình thức mua hàng online hoặc nhờ tổ cứu trợ mua hộ mang đến tận nhà.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49108
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 12.420 ca; 272 ca tử vong tại 12 tỉnh, thành

    by music123 » Thứ 5 Tháng 9 09, 2021 7:24 am

    Tối 9/9:Thêm 12.420 ca mắc COVID-19 ; 272 ca tử vong tại 12 tỉnh, thành


    Đức Lâm/ Hiểu Minh

    Hình ảnh

    Việt Nam đã có 576.096 bệnh nhân mắc COVID-19. (Ảnh minh hoạ: NHAC NGUYEN/AFP qua Getty Images)

    Ngày 9/9, Bộ Y tế cho biết có thêm 12.420 ca mắc mới COVID-19, trong đó TP. HCM vẫn có nhiều nhất với 5.549 ca, tiếp đến là Bình Dương: 4.531 ca. Trong ngày có 12.523 bệnh nhân khỏi bệnh. Việt Nam đã có 576.096 ca bệnh COVID-19.

    Trong đó có:

    - 21 ca nhập cảnh;

    - 12.399 ca ghi nhận trong nước tại 36 tỉnh, thành

    Thêm 272 ca tử vong tại 12 tỉnh, thành:

    Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận 272 ca tử vong tại:

    TP. HCM (203 ca),
    Bình Dương (40),
    Long An (8),
    Đồng Tháp (6),
    Tiền Giang (5),
    Cần Thơ (1),
    Khánh Hòa (2),
    Đà Nẵng (trong 02 ngày 08 - 09/9 là 3 ca),
    Hà Tĩnh (1),
    Quảng Nam (1),
    Tây Ninh (1),
    Vĩnh Long (1).
    Có 3 tỉnh bổ sung thêm 73 ca tử vong trong thời gian trước đó tại:
    Đồng Nai: 64 ca,
    Kiên Giang: 5 ca,
    Bình Thuận: 4 ca.


    Tính đến ngày 9/9, Việt Nam có tổng số 14.470 ca tử vong do COVID-19 được công bố, chiếm 2,5% tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỉ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

    Hà Nội nhận 1 triệu liều vaccine Vero Cell


    Đến ngày 8/9, Bộ Y tế đã phân bổ cho Sở Y tế Hà Nội 3,3 triệu liều vaccine (trong đó có 3,1 triệu liều thực nhận về kho của CDC Hà Nội).

    Theo Sở Y tế Hà Nội, trong ngày 9/9, Bộ Y tế sẽ cấp cho Hà Nội 1 triệu liều vaccine Vero Cell của Sinopharm (do Trung Quốc sản xuất), nâng tổng số vaccine được cấp lên 4,3 triệu liều. Ngoài ra, có khoảng 1 triệu liều vaccine đã được cấp cho các viện, đơn vị Trung ương trên địa bàn.

    Ngành Y tế Hà Nội đã tiêm hơn 215.000 mũi tiêm vaccine COVID-19 trong ngày 8/9, nâng tổng số mũi tiêm do ngành Y tế Thủ đô thực hiện lên gần 2.890.000, trong đó có 2.570.866 người đã tiêm mũi 1 và 317.777 người tiêm đủ 2 mũi.

    Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội cho biết, nếu tính thêm số liệu từ các viện, bệnh viện, đơn vị Trung ương trên địa bàn Hà Nội, đến nay có khoảng 3,78 triệu liều vaccine được tiêm. Tỷ lệ người dân từ 18 tuổi trở lên ở Hà Nội được tiêm vaccine hiện khoảng 57%



    Giáng chức giám đốc Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Bình Định

    Ngày 9/9, lãnh đạo Sở Du lịch Bình Định xác nhận bà Huỳnh Thị Kim Bình, Giám đốc Trung tâm Thông tin – Xúc tiến du lịch tỉnh này, đã bị điều xuống làm viên chức của phòng xúc tiến du lịch.

    Giải trình với cơ quan chức năng, bà Bình đã thừa nhận là người trực tiếp soạn thảo, ký và gửi giấy mời với nội dung “khảo sát sân golf” vào chiều 1/8 cho ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở Du lịch và Nguyễn Công Thành, Phó cục trưởng Cục Thuế Bình Định.

    Theo bà Bình, giấy mời được gửi theo sự chỉ đạo của ông Dũng (vì Trung tâm Thông tin – Xúc tiến du lịch trực thuộc Sở Du lịch). Bà Bình cho rằng mình không biết gì về việc cấp trên dùng giấy mời đó để hợp thức hóa cho việc chơi golf trong thời gian giãn cách xã hội.



    Theo cơ quan chức năng tỉnh Bình Định, ông Dũng và ông Thành đã vi phạm các quy định về phòng chống dịch COVID-19. Còn bà Bình đã trực tiếp soạn thảo, ký ban hành giấy mời của trung tâm nhằm hợp thức hóa, giúp ông Dũng báo cáo sai sự thật, che giấu khuyết điểm, vi phạm.


    Hà Nội: Cư dân Linh Đàm bức xúc vì đi mua thuốc “đính kèm” mì tôm bị thu hồi thẻ ra vào

    Ngày 9/9, nhiều cư dân sống tại tòa nhà HH1C Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội phản ánh, vài ngày nay mọi người ở đây luôn xảy ra xung đột với Tổ dân phố 34 và tổ tự quản (do tổ dân phố lập ra). Nguyên nhân bắt nguồn từ những quy định phòng, chống dịch “cứng nhắc” do tổ dân phố đề ra. Để quản lý người ra vào tòa nhà, tổ dân phố 34 đã phát cho mỗi gia đình 2 “thẻ cư dân”.

    Chia sẻ với PV Dân Việt, anh N.C.D. cư dân sinh sống ở tòa HH1C Linh Đàm cho biết, sau khi tòa nhà HH4C xuất hiện ổ dịch, chợ và các ki ốt quanh chung cư Linh Đàm đều bị đóng cửa. Mỗi tòa chỉ còn lại 1 quầy thuốc chữa bệnh và 1 cửa hàng tạp hóa để phục vụ cư dân. Tuy nhiên, tại tòa HH1C, Linh Đàm, tổ dân phố 34 không cho cư dân xuống tạp hóa ở dưới tầng 1 của tòa nhà để mua hàng dù toà nhà không có ca mắc Covid-19.

    “Người dân trong tòa nhà nếu không có giấy đi đường sẽ không được rời khỏi toà nhà. Mọi người chỉ được phép xuống sảnh tòa nhà lấy hàng hoá đặt mua online hoặc ra ngoài trong trường hợp cấp thiết đó là đi mua thuốc nhưng giới hạn trong khoảng thời gian 30 phút. Điều đặc biệt, mua thuốc không được phép kèm theo hàng hoá, thực phẩm gì. Tổ trực có quyền thu lại thẻ cư dân nếu đi quá thời gian hoặc kèm theo mua đồ khác”, anh D. nói.

    “Khi gia đình tôi hết nước mắm, mì chính hay muốn ăn mì tôm, vợ tôi phải viện cớ đi mua hộp vitamin C cho con thì mới được ra ngoài. Mỗi lần như vậy vợ tôi phải mặc áo khoác hoặc áo chống nắng để giấu đồ ăn trong áo nếu bị phát hiện sẽ bị thu thẻ cư dân.



    Còn anh N.H.T. cư dân tòa HH1C cho biết, mỗi lần đi mua thuốc anh đều bị “căn dặn như công an hỏi cung. Nếu đi lâu liền bị nhắc nhở với thái độ rất khó chịu”.

    “Có người đi mua thuốc gặp người quen biếu mớ rau, về bị tổ luồng xanh quy kết gian dối để đi mua đồ và bị thu thẻ cư dân”, anh T. nói

    Chị T.L. cư dân sinh sống tại tòa nhà cũng cho hay, không những không cho đi mùa đồ ăn, Tổ dân phố 34 còn yêu cầu người đi cấp cứu phải báo cáo cho tổ trưởng dân phố hoặc trưởng tòa nhà.

    “Đi cấp cứu phải báo cáo tổ trưởng dân phố tôi thấy rất vô lý. Toà nhà tôi đang ở không có ca mắc Covid-19, cũng không phải khu vực vùng đỏ tại sao người thân đi cấp cứu phải báo cáo”, chị L. thắc mắc.

    Trước sự việc này, ngày 9/9, bà Lê Thị Bạt, Tổ trưởng tổ dân phố số 34, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai xác nhận ngày 8/9 có ra thông báo thực hiện kiểm soát các vấn đề ra vào tại tòa nhà HH1C Linh Đàm.

    Khi PV Dân Việt trao đổi những thắc mắc của người dân về việc không được phát thẻ đi chợ, không được ra ngoài, phải trình giấy đi đường… bà Bạt cho biết, đây là một trong những nội dung được triển khai nhằm phòng chống dịch Covid-19.

    “Những ngày qua chúng tôi luôn thông báo người dân tuân thủ thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị của thành phố. Hiện còn 12 ngày giãn cách xã hội nữa nên người dân cố gắng chịu khó ở nhà. Nếu để ‘bung’ ra như tòa HH4C Linh Đàm thì dân còn khổ nữa. Mọi người cố gắng mua hàng online về dùng”, bà Bạt cho hay.

    Phân bổ ngay vắc xin cho Hà Nội để tạo miễn dịch cộng đồng sớm

    Đây là quan điểm được thống nhất tại cuộc làm việc chiều nay (9/9), bàn về biện pháp chống dịch trong tình hình mới, do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Phó Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia chống dịch chủ trì.


    Cuộc làm việc có sự tham dự của lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Văn phòng Chính phủ, đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương; lãnh đạo, các nhà khoa học, chuyên gia của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Tổng hội Y học Việt Nam, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội…

    Hình ảnh

    Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa trở lại Hà Nội sau chuyến công tác dài ngày tại TPHCM và các tỉnh phía Nam.


    Trong nước, TPHCM, một phần tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai… đã nhiễm dịch bệnh rất nặng. Nhiều tỉnh thành khác tình hình đang được kiểm soát.

    Từ những phân tích đó, các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng cần có sự điều chỉnh chiến lược chống dịch phù hợp với diễn biến dịch bệnh ở trong nước.

    Cụ thể, với những tỉnh thành kiểm soát được dịch bệnh, ghi nhận ít ca mắc, các chuyên gia khuyến cáo vẫn tiếp tục tăng cường công tác phát hiện, cách ly F0, F1, truy vết F2, F3.

    Đối với TPHCM và khu vực lân cận phải có những biện pháp chống dịch đặc biệt, như tập trung kiểm soát nguồn lây để kéo giảm số ca mắc mới, giảm nhanh số ca tử vong, đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin, sau đó nới lỏng dần khi đã đạt miễn dịch cộng đồng.

    Các nhà khoa học nhấn mạnh, việc áp dụng các giải pháp chống dịch đang thực hiện tại khu vực TPHCM với những tỉnh, thành phố khác trên cả nước, hoặc ngược lại, đều không khả thi.

    Để quay lại trạng thái bình thường mới, các chuyên gia, nhà khoa học thống nhất, cần tiêm vắc xin cho 100% đối tượng theo quy định của Bộ Y tế, đảm bảo hệ thống điều trị có đầy đủ thuốc, oxy, các trang thiết bị cần thiết để điều trị hiệu quả cho bệnh nhân Covid-19, giảm tối đa tỷ lệ tử vong.

    Điều chỉnh chiến lược chống dịch theo diễn biến thực tế



    Chiến lược chống dịch thời gian tới được thống nhất là tăng cường mọi hướng tiếp cận nguồn vắc xin, đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất trong nước để có vắc xin sớm nhất.

    Cùng với việc ưu tiên tiêm vắc xin cho lực lượng tuyến đầu, người già, người có bệnh nền để giảm số ca tử vong, nhà nước cần phân bổ vắc xin cho những khu vực cần phải bảo vệ ngay trước mắt.

    Đó là khu vực TPHCM, Hà Nội, các tỉnh thành có nhiều khu công nghiệp, chuỗi sản xuất, hoạt động dịch vụ… Việc ưu tiên phân bổ vắc xin nhằm tạo miễn dịch cộng đồng sớm tại những khu vực có nguy cơ cao này.

    Các chuyên gia đặc biệt lưu ý cần đẩy nhanh xem xét việc tiêm vắc xin cho trẻ em cũng như cập nhật, sớm đưa vào sử dụng các loại thuốc điều trị Covid-19.

    Bên cạnh đó, các nhà khoa học Việt Nam đã phát triển nhiều loại sinh phẩm phục vụ phòng, chống dịch, kể cả công tác khử khuẩn, bảo vệ môi trường. Vấn đề đặt ra là cần có cơ chế tập hợp lực lượng, nhất là trong khâu thử nghiệm, cấp phép sử dụng, lưu hành.

    Biện pháp giãn cách xã hội, lúc này, được xác định là để làm chậm, chặt đứt chuỗi lây nhiễm SARS-CoV-2. Các chuyên gia đề xuất tiếp tục thực hiện biện pháp này khi chưa có đủ vắc xin. Việc thực hiện giãn cách xã hội phải làm nghiêm ngay từ đầu, thực chất, chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm bảo đảm an sinh xã hội và chăm sóc y tế đầy đủ cho người dân, giữ gìn an ninh trật tự.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49108
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 13.321 ca;TP.HCM và Bình Dương hơn 11.000 ca

    by music123 » Thứ 6 Tháng 9 10, 2021 7:17 am

    Tối 10/9: Thêm 13.321 ca mắc mới, riêng TP.HCM và Bình Dương hơn 11.000 ca



    Văn Thanh/Hiểu Minh (TH)

    Hình ảnh

    Theo thông báo từ Bộ Y tế Việt Nam, trong ngày 10/9, cả nước có 13.321 ca mắc COVID-19, nhiều hơn hôm qua 907 ca. TP. HCM và Bình Dương vẫn có số ca mắc nhiều nhất với hơn 11.000 ca.

    Thông tin các ca mắc mới COVID-19

    Trong số 13.321 ca nhiễm mới được ghi nhận trong ngày 10/9, có 15 ca nhập cảnh và 13.306 ca ghi nhận trong nước tại: TP. HCM (7.539), Bình Dương (3.563), Đồng Nai (823), Long An (321), Tây Ninh (248), Tiền Giang (156), Kiên Giang (86), Bình Phước (58), Đồng Tháp (58), Quảng Bình (48), Quảng Ngãi (45), Cần Thơ (37), Khánh Hòa (34), Bình Thuận (34), Đà Nẵng (30), Hà Nội (29), Bạc Liêu (26), Đắk Lắk (26), An Giang (19), Đắk Nông (17), Quảng Nam (16), Nghệ An (16), Bình Định (15), Phú Yên (13), Bà Rịa - Vũng Tàu (11), Thừa Thiên Huế (8 ), Bến Tre (6), Lâm Đồng (5), Thanh Hóa (5), Vĩnh Long (3), Ninh Thuận (3), Sơn La (3), Trà Vinh (2), Gia Lai (2), Hưng Yên (1).



    Như vậy trong 24h giờ qua, số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 907 ca. Tại TP. HCM tăng 1.990 ca, Bình Dương giảm 968 ca, Đồng Nai giảm 57 ca, Long An giảm 91 ca, Tây Ninh tăng 87 ca. Trong số đó, có 8.680 ca mắc được ghi nhận trong cộng đồng.

    Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam: Tính đến nay, Việt Nam có 589.417 ca nhiễm COVID-19, đứng thứ 49/222 quốc gia và vùng lãnh thổ.

    Chủ tịch EuroCham: Doanh nghiệp châu Âu có thể rời Việt Nam nếu tiếp tục giãn cách

    Hình ảnh

    Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính gặp gỡ các đại diện doanh nghiệp châu Âu. (Ảnh: Nhật Bắc/VGP)


    Theo Chủ tịch EuroCham, nếu Việt Nam tiếp tục kéo dài giãn cách xã hội tại các địa phương thêm 2 - 3 tháng hoặc lâu hơn, khiến chuỗi cung ứng đứt đoạn, các giải pháp cho việc triển khai kém hiệu quả, thiếu các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, việc thực hiện ở các địa phương hiện còn nhiều bất cập,… thì việc doanh nghiệp nước ngoài rời đi "hoàn toàn có thể xảy ra".

    Trong buổi họp báo trực tuyến tối qua (ngày 9/9) giữa các cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam với Thủ tướng Phạm Minh Chính, ông Alain Cany - Chủ tịch EuroCham tại Việt Nam cho biết, 18% doanh nghiệp EU tại Việt Nam đã chuyển đơn hàng sang nước khác, 16% đang được cân nhắc nhưng hiện chưa có doanh nghiệp châu Âu nào rời khỏi Việt Nam.


    Tuy nhiên, theo chủ tịch EuroCham, nếu việc giãn cách xã hội vẫn tiếp tục kéo dài tại các địa phương thêm 2 - 3 tháng hoặc lâu hơn, chuỗi cung ứng đứt đoạn, các giải pháp cho việc triển khai kém hiệu quả, thiếu các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, việc thực hiện ở các địa phương hiện còn nhiều bất cập,… thì việc có doanh nghiệp nước ngoài rời đi "hoàn toàn có thể xảy ra".


    Sở Y tế TP.HCM nói về việc 5 Bệnh viện điều trị COVID-19 ‘không hài lòng suất ăn’

    Ngày 9/9, Sở Y tế TP.HCM có báo cáo liên quan đến một số đề nghị tăng cường hỗ trợ lực lượng y tế tại các bệnh viện dã chiến và sử dụng tình nguyện viên của Bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại TP.HCM.

    Xoay quanh ý kiến góp ý của Bộ phận thường trực đặc biệt Bộ Y tế về huy động nhân lực chuyên môn y tế tham gia hỗ trợ tại các bệnh viện dã chiến, Sở Y tế TP hứa ghi nhận và sẽ yêu cầu các đơn vị điều chỉnh trong khả năng có thể được, nhằm tạo điều kiện tốt nhất có thể trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn về nguồn nhân lực so với số bệnh nhân chưa giảm.

    Ngoài công tác nhân sự, qua khảo sát có 5 bệnh viện không hài lòng về suất ăn gồm: Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 số 1; Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 số 11; Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 số 12; Bệnh viện quận 1; Bệnh viện An Bình.

    Nguyên nhân chủ yếu do các vấn đề như suất ăn không đủ chất, không đủ lượng; không hợp khẩu vị, món ăn không phong phú, đa dạng và giao trễ giờ cơm.

    Để khắc phục vấn đề này, theo Sở Y tế TP, ngoài công khai kết quả khảo sát, đơn vị vừa chỉ đạo các bệnh viện trên địa bàn quan tâm đến suất ăn hằng ngày cho nhân viên y tế, đảm bảo đủ chất, đủ lượng cho nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch; kiến nghị có giải pháp ưu tiên các đơn vị cung cấp suất ăn cho lực lượng tuyến đầu được tiếp cận nguồn thực phẩm tươi ngon, nhanh chóng trong thời gian giãn cách.


    Đồng Nai áp dụng ‘giấy thông hành vắc-xin’ điện tử để phục hồi kinh tế

    Do dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển kinh tế, chiều 9-9, tỉnh Đồng Nai giao nhiệm vụ từng ngành đưa ra các giải pháp để vừa phục hồi kinh tế, vừa kiểm soát dịch bệnh.

    Để kiểm soát việc đi lại, làm việc thời gian tới, tỉnh yêu cầu Sở Thông tin – truyền thông có giải pháp cập nhật thông tin vào hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia, theo dõi người đã có chứng nhận tiêm ngừa COVID-19 trong tỉnh và cả địa phương khác.

    Đồng thời, phối hợp với các ngành liên quan chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để ban hành “giấy thông hành vắc xin” điện tử cho những người đủ tiêu chuẩn, thay cho giấy đi dường, giấy chứng nhận kết quả âm tính.

    Sau 15/9, Sở GD-ĐT TP.HCM đề xuất những gì chuẩn bị cho học sinh đi học lại?

    Ngày 10/9, khi trình phương án mở cửa trường học trở lại tại các địa phương được xác định an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19, Sở GD- ĐT TP.HCM đã có những đề xuất với UBND TP và các sở ban ngành thực hiện công tác phối hợp trong thời gian sau 15.9, chuẩn bị cho học sinh đi học lại.

    Theo đó, Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ phối hợp với Sở Y tế xây dựng phương án an toàn, phòng Covid-19 trong trường học, ưu tiên tiêm đủ 2 mũi vắc xin cho giáo viên trong thời gian sau ngày 15/9 để đảm bảo nguồn nhân lực của ngành giáo dục khi tình hình bình thường trở lại. Sớm thúc đẩy việc tiêm vắc-xin cho học sinh theo độ tuổi quy định.

    Bên cạnh đó, Sở GD-ĐT phối hợp với Sở Tài chính rà soát tham mưu chính sách hỗ trợ giáo viên, học sinh khó khăn, hỗ trợ các cơ sở giáo dục ngoài công lập, nhất là giáo dục mầm non. Ưu tiên bố trí kinh phí sửa chữa trường lớp để tận dụng tối đa khoảng thời gian vàng học trực tiếp.





    TP.HCM: Đề xuất giãn cách xã hội gắn ‘thẻ xanh COVID-19’

    Hình ảnh

    Sở Y tế TP. HCM đề xuất các trường hợp được cấp thẻ xanh COVID-19 cùng những hoạt động mà người dân được tham gia trong điều kiện thành phố thực hiện Chỉ thị 15 hay Chỉ thị 16 sau ngày 15/9.

    Sở Y tế TP. HCM vừa có tờ trình khẩn gửi UBND thành phố về việc ban hành kế hoạch phòng dịch COVID-19 sau ngày 15/9.


    heo kế hoạch, dự báo sau ngày 15/9, khả năng cao tình hình dịch bệnh tại thành phố sẽ chuyển từ mức cao sang mức trung bình và sẽ kiểm soát được dịch theo tiêu chí của Bộ Y tế.

    Theo đó, thành phố dự kiến sẽ từng bước nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội dựa trên đánh giá mức độ nguy cơ, số liệu giám sát dịch tễ và khả năng đáp ứng của ngành y tế để phục hồi sản xuất, cung ứng dịch vụ thiết yếu, lưu thông hàng hóa.

    Thành phố cũng tiến hành phân loại các ngành nghề, đơn vị theo khả năng xuất hiện và bùng phát dịch, theo các tiêu chí an toàn để từng bước khôi phục lại hoạt động.

    Đáng chú ý, thành phố dự định sẽ sử dụng “thẻ xanh COVID-19” cho phép người dân tham gia các hoạt động lao động sản xuất và sinh hoạt xã hội tùy theo mức độ kiểm soát dịch.

    Theo dự thảo, những trường hợp được cấp thẻ xanh COVID-19 gồm:

    Thứ nhất là người đã được tiêm chủng đầy đủ khi tiêm đúng số mũi khuyến nghị theo quy định của hãng vaccine và sau khoảng thời gian cần thiết để tạo kháng thể tính từ khi tiêm mũi cuối cùng theo quy định của hãng vaccine:

    2 tuần sau liều thứ hai trong 2 liều (vaccine Pfizer hoặc Modern, AstraZeneca);
    Hoặc 2 tuần sau khi tiêm vaccine một liều (như vaccine Janssen của Johnson & Johnson).
    Thứ 2 là người nhiễm SARS-CoV-2 đã khỏi bệnh trong vòng 6 tháng.

    Cùng với “thẻ xanh COVID", Sở Y tế TP. HCM cũng đề xuất phân loại hoạt động theo từng mức độ giãn cách được thành phố áp dụng.

    Nếu thành phố thực hiện Chỉ thị 15:

    Người tiêm đủ 2 mũi, F0 khỏi bệnh dưới 65 tuổi, không bệnh nền được đến tham gia các hoạt động thiết yếu và không thiết yếu tại nơi công cộng (ngoài trời, trong nhà), được đi học, đi làm, đi du lịch hoặc đi công tác ở các tỉnh thành, nước ngoài.

    Người tiêm đầy đủ 2 mũi, F0 khỏi bệnh trên 65 tuổi có bệnh nền, suy giảm miễn dịch, người chỉ tiêm 1 mũi vaccine (đối với vaccine có liệu trình 2 mũi) được đến tham gia các hoạt động tại nơi công cộng ngoài trời, được đi học, đi làm nhưng cần bố trí công việc hạn chế tiếp xúc nhiều người, có thể đi du lịch, đi công tác nội địa nhưng cần tuân thủ 5k nghiệm ngặt, giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi tiếp xúc trực tiếp.


    Nếu thành phố tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16:

    Người tiêm đủ 2 mũi, F0 khỏi bệnh dưới 65 tuổi, không bệnh nền được đến tham gia các hoạt động thiết yếu và không thiết yếu tại nơi công cộng như: siêu thị, bệnh viện, phòng khám, được đi học, đi làm, hoặc đi công tác nội địa.

    Người tiêm đầy đủ 2 mũi, F0 khỏi bệnh trên 65 tuổi, có bệnh nền, suy giảm miễn dịch; người chỉ tiêm 1 mũi vaccine (đối với vaccine có liệu trình 2 mũi) bị hạn chế đến tham gia các hoạt động thiết yếu và không thiết yếu tại nơi công cộng, được đi học, đi làm nhưng cần bố trí công việc hạn chế tiếp xúc nhiều người, nhưng cần tuân thủ 5K nghiêm ngặt, giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi tiếp xúc trực tiếp.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49108
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Thêm11.932 ca ;VN vượt mốc 600.000 ca

    by music123 » Thứ 7 Tháng 9 11, 2021 5:51 am

    Tối 11/9: Thêm 11.932 ca mắc COVID-19, Việt Nam vượt mốc 600.000 ca

    Hình ảnh

    Thiếu tá Nguyễn Thái Trị - bác sĩ CK1, Trạm trưởng trạm Y tế lưu động phường 14, Q. Bình Thạnh, TP.HCM - phát thuốc cho F0 điều trị tại nhà sáng 9-9 - Ảnh: QUANG ĐỊNH


    TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai tiếp tục dẫn đầu cả nước về số ca mắc mới trong ngày.


    Tối 11/9, Bộ Y tế cho biết trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.932 ca nhiễm mới với 5 người nhập cảnh và 11.927 trường hợp ghi nhận trong nước (5.169 ca cộng đồng).

    Cụ thể: TP. Hồ Chí Minh (5.629), Bình Dương (3.971), Đồng Nai (960), Long An (337), Kiên Giang (165), Tiền Giang (147), Tây Ninh (137), An Giang (107), Khánh Hòa (46), Cần Thơ (46), Quảng Bình (38), Hà Nội (35), Đồng Tháp (34), Bà Rịa - Vũng Tàu (32), Quảng Ngãi (32), Bình Phước (31), Bình Thuận (31), Bình Định (19), Đà Nẵng (19), Đắk Lắk (18), Phú Yên (17), Sơn La (16), Quảng Nam (14), Sóc Trăng (11), Nghệ An (6), Đắk Nông (5), Ninh Thuận (5), Bạc Liêu (4), Thanh Hóa (3), Hưng Yên (3), Gia Lai (2), Trà Vinh (2), Bắc Ninh (2), Thừa Thiên Huế (1), Hà Tĩnh (1), Bến Tre (1).

    Bộ Y tế thông tin, Sở Y tế Thừa Thiên Huế báo cáo đính chính: 2 ca nhập cảnh đã được thông báo vào ngày 9/9/2021 điều chỉnh lại thành 2 ca nhiễm ghi nhận trong nước.

    Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 1.379 ca. Tại TP. Hồ Chí Minh giảm 1.910 ca, Bình Dương tăng 408 ca, Đồng Nai tăng 137 ca, Long An tăng 16 ca, Kiên Giang tăng 79 ca. Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 12.867.

    Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 601.349 ca nhiễm, đứng thứ 49/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 157/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 6.113 ca nhiễm).


    Bộ Y tế: Số lượng bệnh nhân Covid-19 tử vong giảm 30%

    Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, số lượng bệnh nhân Covid-19 tử vong tại nhiều điểm nóng của dịch như TP.HCM, Đồng Nai, Long An đều giảm.

    Ngày 11/9, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết tỷ lệ mắc Covid-19 mới trong cộng đồng tuần vừa qua tại một số địa phương đã giảm (so với tuần trước) như: Đà Nẵng (giảm 60%), Bình Dương (giảm 27%), Long An (giảm 3%)... Đây đều là các tỉnh, thành phố có số ca mắc Covid-19 ở ngưỡng cao.

    Số lượng bệnh nhân Covid-19 tử vong trung bình theo ngày trên toàn quốc tuần qua cũng đã giảm 30%. Tỷ lệ này tại một số điểm nóng của dịch cũng giảm như TP.HCM (giảm 30%), Đồng Nai (giảm 50%), Long An (giảm 30%), Tiền Giang (giảm 70%).

    Tại TP.HCM, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống sẽ chủ động thực hiện việc xét nghiệm COVID-19 trên nguyên tắc "4 tự": Tự xây dựng kế hoạch, tự thực hiện, tự xét nghiệm và tự kiểm tra đối với nhân viên, với tần suất lấy mẫu là 3 ngày/lần theo quy định của Bộ Y tế.

    Ngoài ra, các cơ sở này phải đăng ký kinh doanh với quận, huyện, thành phố Thủ Đức để được cấp giấy đi đường, đảm bảo điều kiện người lao động đã tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin phòng COVID-19 và xét nghiệm nhanh âm tính 3 ngày/lần theo mẫu đơn hoặc mẫu gộp 3 người.



    ĐGia Lai có ca tử vong đầu tiên do COVID-19

    Ngày 11/9, ông Nguyễn Đình Tuấn - Phó giám đốc phụ trách Sở Y tế Gia Lai xác nhận, Gia Lai vừa có ca bệnh đầu tiên tử vong là ông V.N.T. (74 tuổi, trú tổ dân phố 5, thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa).

    Ông T. dương tính SARS-CoV-2 vào ngày 28/8, sau đó được đưa lên khu dã chiến bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai điều trị. Đến hơn 23h47 ngày 10/9, ông T. tử vong.

    “Ca này trở nặng mấy ngày nay. Lúc cấp cứu, y bác sỹ dù cố gắng nhưng tiên lượng trước khó qua khỏi”, Phó giám đốc Nguyễn Đình Tuấn nói.

    Cũng theo Phó giám đốc Sở Y tế, bệnh nhân V.N.T. tử vong một phần do tuổi cao, có các bệnh nền cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành, phì đại tiền liệt tuyến...

    Ông V.N.T. là trường hợp phát hiện tại cộng đồng ở huyện Krông Pa. Sáng 13/8, người này thấy không được khỏe, đi xe ô tô của một hãng xe, lên bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai khám bệnh, lấy thuốc.

    Sau đó, trở về nhà. Ngày 17/8, đi uống cà phê ở thị trấn Phú Túc. Ngày 22/8, đi uống cà phê rồi đi mua thuốc tây tại quầy thuốc An Lợi.

    Ngày 24/8, đi khám tại phòng khám bác sỹ Phượng (huyện Krông Pa). Tối 27/8, đến phòng khám này khám tiếp. Các bác sỹ ở đây thấy có yếu tố nguy cơ nên gọi cán bộ xét nghiệm Trung tâm y tế huyện đến lấy mẫu, test nhanh dương tính COVID-19. CDC Gia Lai cũng test kiểm tra dương tính SARS-CoV-2 vào ngày 28/8.


    Ca mắc COVID-19 gần mốc 150 nghìn, Bình Dương tính mở thêm bệnh viện dã chiến

    Hình ảnh

    Tình từ đợt dịch lần thứ tư đến nay, Bình Dương ghi nhận 146.296 ca mắc COVID-19. Như vậy, số F0 trước đó địa phương này dự kiến 150.000 ca đã gần cán mốc.

    Trước đó, cuối tháng 8, mặc dù số ca mắc COVID-19 ở Bình Dương dưới 100.000 ca, tuy nhiên địa phương này đã khoanh vùng nguy cơ cao để tiến hành xét nghiệm, đồng thời triển khai xét nghiệm đồng loạt trên phạm vi toàn tỉnh và đánh giá F0 sẽ còn tăng cao.

    Từ đó, Bình Dương đã lên kế hoạch đối phó với số F0 lên đến trên 150.000 ca. Cùng với việc tăng cường nhân lực, Bình Dương thần tốc sắm trang thiết bị y tế, cơ sở cách ly, điều trị để kịp thời đáp ứng yêu cầu.

    Đề phòng số F0 những ngày tới còn ghi nhận, Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương đã đề nghị các địa phương rà soát lại các khu đất trống, trụ sở công phù hợp để mở thêm bệnh viện dã chiến trong trường hợp cấp bách.


    'Ông anh' phó phường giúp cô gái tiêm vắc xin Pfizer bị đình chỉ công tác

    Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - phó chủ tịch UBND phường An Phú, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ - bị đình chỉ công tác 15 ngày để làm quy trình kỷ luật do liên quan vụ cô gái tiêm 2 mũi vắc xin ngừa COVID-19 nhờ ‘xin ông anh’.

    Hình ảnh

    Hình ảnh khoe 2 mũi vắc xin COVID-19 của cô gái nhờ ‘xin ông anh’ - Ảnh: FBNV

    Chiều 11-9, ông Nguyễn Ngọc Ánh - phó chủ tịch UBND quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ - cho biết vừa ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Trọng Nghĩa - phó chủ tịch UBND phường An Phú - trong 15 ngày, để thực hiện quy trình kỷ luật.

    Trong bản tường trình, ông Nghĩa thừa nhận đã đưa người ngoài, cụ thể là cô gái tên L.H. vào danh sách tiêm 2 mũi vắc xin Pfizer dù người này không phải người thân.

    Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều phản ánh việc cô gái có tài khoản Facebook tên L.H. chia sẻ hình ảnh giấy xác nhận đã tiêm vắc xin ngừa COVID-19 loại Pfizer/BioNTech lên trang cá nhân.

    Kèm theo đó là nội dung "đã đủ 2 mũi vững tâm" và các bình luận cho thấy cô này cho rằng "do e xin ngta đó" và "tui xin ông anh nè b".

    Sự việc khiến dư luận nghi ngờ, thắc mắc về tính công bằng. Qua quá trình xác minh, UBND quận Ninh Kiều nhận được báo cáo của UBND phường An Phú cho rằng cô gái trên tên L.T.C.H. (26 tuổi, ngụ phường An Phú, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) là "em bạn dì ở sát nhà của ông Nghĩa".

    Tuy nhiên sau đó, UBND quận Ninh Kiều đã trả lại báo cáo trên để xác minh lại nhân thân đối tượng được đưa vào danh sách tiêm chủng có thực sự là người thân của cán bộ này. Kết quả cô gái nói trên không phải là thân nhân của vị phó chủ tịch phường.

    Do quận này chỉ có chính sách ưu tiên tiêm vắc xin cho người thân của những người làm công tác phòng chống dịch, những đối tượng được ưu tiên phải là người thân trong nhà, anh chị em cùng cha mẹ, những người thân được nuôi dưỡng, chăm sóc có mối quan hệ không thể tách ra.


    10 dấu hiệu cảnh báo F0 cần được đưa đến bệnh viện sớm

    Theo quy định mới ban hành, Bộ Y tế khuyến cáo F0 điều trị tại nhà cần điền đầy đủ thông tin vào bảng tự theo dõi sức khỏe mỗi ngày hai lần.

    Những dấu hiệu cần theo dõi sức khỏe hàng ngày cho F0 tại nhà gồm: Nhịp thở, nhiệt độ, độ bão hòa oxy máu (SpO2) và huyết áp (nếu có thể đo); các triệu chứng mệt mỏi, ho ra đờm, ớn lạnh, rét, viêm kết mạc, mất vị giác hoặc khứu giác, ho ra máu, thở dốc, tức ngực kéo dài, tiêu chảy…; các triệu chứng khác như đau họng, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, chán ăn, đau nhức cơ.

    Tại hướng dẫn này, Bộ Y tế chỉ rõ khi có các dấu hiệu trở nặng, F0 cần được chuyển ngay đến bệnh viện. Các triệu chứng này gồm:

    - Khó thở, thở hụt hơi, nhịp thở tăng ≥ 21 lần/phút. Ở trẻ em, các dấu hiệu thở bất thường gồm thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.

    - SpO2 ≤ 95% (nếu có thể đo). Khi phát hiện bất thường, F0 cần được đo lại lần 2 sau 30-60 giây, yêu cầu giữ nguyên vị trí đo, tẩy sơn móng tay (nếu có) trước khi đo, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí.

    - Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút.

    - Huyết áp thấp: Huyết áp tối đa < 90 mmHg; huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo).

    - Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu

    - Thay đổi ý thức: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.

    - Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

    - Không thể uống; trẻ em bú kém/giảm, ăn kém, nôn.

    - Trẻ có biểu hiện: Sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ, ngón tay chân sưng phù nổi ban đỏ, nốt hoặc mảng xuất huyết...

    - Bất kỳ tình trạng nào mà F0 cảm thấy lo lắng, bất ổn.

    Bộ Y tế cũng lưu ý F0 cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp như nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ; tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày; uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước; không bỏ bữa, tăng cường dinh dưỡng; tránh xem, đọc hoặc nghe những tin tức tiêu cực về dịch Covid-19 trên các mạng xã hội.
    Hình ảnh
Đăng trả lời 344 bài viết

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 59 khách