Đăng trả lời 344 bài viết
VN:Thêm 88.378 ca, Quảng Ninh và Bình Định bổ sung 23.262 F0
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49108
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 10.489 ca; Bộ Y tế có chỉ đạo hỏa tốc

    by music123 » Thứ 5 Tháng 9 16, 2021 5:05 pm

    Tối 16/9: Thêm 10.489 ca COVID-19; Bộ Y tế có chỉ đạo hỏa tốc

    Hiểu Minh (TH)

    Hình ảnh

    Thêm 10.489 ca COVID-19

    Tổng số ca mắc mới trong ngày là 10.489, ghi nhận tại 37 tỉnh, thành phố, 6.537 ca cộng đồng. Các địa phương có số ca mắc cao là TP.HCM (5.735), Bình Dương (2.998), Đồng Nai (567). Số bệnh nhân tử vong là 234, trong đó, TP.HCM có 160 trường hợp. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 16.425 ca.

    Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 656.129 ca nhiễm, đứng thứ 47/222 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, nước ta đứng thứ 156/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 6.669 ca nhiễm).


    Bộ Y tế chỉ đạo hỏa tốc chưa tiêm vắc-xinCOVID-19 cho trẻ dưới 18 tuổi

    Ngày 16/9, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã có văn bản hoả tốc gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc thực hiện nghiêm công tác tiêm chủng.



    Cụ thể trước đó, Bộ Y tế nhận được thông tin phản ánh một số cơ sở tiêm chủng có tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ em dưới 18 tuổi, và kết hợp 2 loại vắc xin không theo hướng dẫn của Bộ. Điều này có thể ảnh hưởng tính thống nhất trong việc thực hiện chiến lược tiêm chủng của Việt Nam.

    Bộ yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương, tiếp tục tổ chức tiêm cho tất cả trường hợp từ 18 tuổi trở lên.

    Không tiêm cho lứa tuổi ngoài hướng dẫn của Bộ Y tế, trong trường hợp có điều chỉnh về lứa tuổi được tiêm, Bộ sẽ có hướng dẫn sau.

    Đồng thời, Bộ yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở tiêm chủng sử dụng kết hợp 2 liều vắc-xin phòng Covid-19 theo đúng hướng dẫn tại Công văn số 6030 ngày 27/7 và Công văn số 7548 ngày 10/9 của Bộ Y tế. Nếu có các cách kết hợp vắc xin khác, Bộ sẽ hướng dẫn sau.

    Trước đó, ngày 13/9, trên Facebook xuất hiện thông tin một bé gái 13 tuổi được tiêm 2 mũi vắc xin Pfizer vào các ngày 11/8 và 4/9, điểm tiêm là Trung tâm Y tế Q.Thốt Nốt.



    Sau đó, thêm 2 trường hợp trẻ dưới 18 tuổi khác ở Q.Thốt Nốt được tiêm vắc xin Covid-19 cũng được chia sẻ. Trước sự việc này, lãnh đạo Sở Y tế Cần Thơ xác nhận hiện nay Bộ Y tế chưa triển khai tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ dưới 18 tuổi, nên việc làm của Trung tâm này là sai quy định.

    Đức hỗ trợ Việt Nam hơn 850.000 liều vắc-xin

    Chính phủ Đức đã hỗ trợ Việt Nam thêm 852.480 liều vắc-xin AstraZeneca thông qua cơ chế COVAX, lô hàng về tới Hà Nội hôm nay.

    Như vậy, Việt Nam đã nhận tổng cộng 12.578.110 liều vắc-xin COVID-19 thông qua cơ chế COVAX.

    Theo Tổ Công tác Ngoại giao vaccine, tính đến cuối tháng 8, Việt Nam đã nhận 33 triệu liều vắc-xin, và có thể nhận thêm 16-17 triệu liều vào tháng này.

    Việt Nam đặt mục tiêu tiếp nhận 150 triệu liều vắc-xin phòng COVID-19 trong năm nay, để tiêm chủng khoảng 70% dân số, nhằm đạt miễn dịch cộng đồng. Tính đến ngày 15/9, Việt Nam đã triển khai 31,2 triệu liều vắc-xin, trong đó 25,4 triệu người đã tiêm một mũi; 5,8 triệu người tiêm mũi hai.



    Triệt phá đường dây làm giả giấy đi đường bán 1-1,5 triệu đồng/giấy

    Sáng 16/9, Công an Đồng Nai vừa bắt giữ 3 nghi phạm làm giả giấy đi đường, bán với giá 1 – 1,5 triệu đồng/giấy.

    Bước đầu xác định những người này đã bán được 53 giấy, với giá từ 1 – 1,5 triệu đồng/giấy. Hiện công an đang tiếp tục mở rộng điều tra làm rõ đường dây này.


    Hà Nội xem xét không kiểm soát giấy đi đường ở 19 khu vực “vùng xanh”


    Sáng 16/9, theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hà Nội Lê Hồng Sơn, người dân ở 19 quận, huyện, thị xã “vùng xanh” của Hà Nội sẽ không phải xuất trình giấy đi đường.

    Tuy nhiên, ở “vùng đỏ”, người dân vẫn phải tuân thủ nghiêm quy định giãn cách theo nguyên tắc Chỉ thị 16, chỉ ra đường khi thật cần thiết.

    19 quận, huyện, thị xã nói trên gồm: Ba Đình, Ba Vì, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đan Phượng, Gia Lâm, Hoài Đức, Long Biên, Mê Linh, Mỹ Đức, Nam Từ Liêm, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Sơn Tây, Thanh Oai, Ứng Hòa và Tây Hồ.



    Lập trang trại cần sa trong mùa dịch

    Hồ Long Phụng, 39 tuổi, làm nông thất bại do ảnh hưởng của Covid-19 nên chuyển hướng sang trồng cần sa bán.

    Ngày 14/9, Phụng bị Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý Công an tỉnh Đăk Lăk tạm giữ hình sự về hành vi Tàng trữ, mua bán trái phép chất ma tuý.

    Theo điều tra, đầu năm 2015, Phụng từ Tiền Giang lên thuê đất tại xã Cư Êbur, TP Buôn Ma Thuột, để sản xuất nông nghiệp. Thời gian qua, nông sản không bán được, Phụng lâm cảnh khó khăn.

    Anh ta lên mạng nghiên cứu, tìm mua hạt giống cần sa về ươm trồng để sử dụng và bán kiếm lời. Trong đợt đầu, người này trồng thử 50 cây, thu hoạch được khoảng một kg cần sa khô, rao bán trên mạng.

    Hồi tháng 6, Phụng tiếp tục mua thêm khoảng 300 hạt giống cần sa giá 3 triệu đồng. Sau đó, anh ta lập 2 khu nhà kính, lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng cùng hệ thống tưới nước nhỏ giọt để ươm trồng. Sắp đến kỳ thu hoạch thị bị bắt.

    Khám xét nhà Phụng, cảnh sát tìm thấy lượng lớn cần sa thành phẩm được sấy khô, chuẩn bị tiêu thụ.


    Hà Nội đã dỡ 39 chốt kiểm soát ở các quận, huyện

    Hình ảnh

    Sau 12 ngày triển khai kiểm soát, Công an TP. Hà Nội đã tháo dỡ 39 chốt phân vùng chống dịch.

    Báo Người lao Động đưa tin, ngày 16/9, đại diện Phòng CSGT (Công an TP. Hà Nội) cho biết, cơ quan này vừa cho tháo dỡ 21 chốt kiểm soát loại 1 (vùng đỏ) sau khi TP. Hà Nội nới lỏng một số biện pháp giãn cách, phòng chống dịch Covid-19.

    Hình ảnh

    Ngoài 21 chốt loại 1, Công an TP. Hà Nội cũng tháo dỡ 9 chốt loại 2 (cấp quận, huyện quản lý), 9 chốt loại 3 (cấp xã, phường quản lý). Sau khi tháo dỡ 21 chốt loại 1, Phòng CSGT Công an TP. Hà Nội chỉ kiểm soát tại 23 chốt tại các cửa ngõ lớn ra, vào thành phố

    Các lực lượng trực chốt gồm chuyển về trạng thái phòng, chống dịch tại đơn vị.

    Hình ảnh

    Theo VnExpress, từ trưa 16/9, tại các quận, huyện chưa ghi nhận ca nhiễm cộng đồng (từ ngày 6/9), các cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; cơ sở sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng đã được mở cửa. Các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống cũng được hoạt động, song chỉ bán mang về và đóng cửa trước 21h hàng ngày.

    Các cơ sở được phép kinh doanh tại 19 quận, huyện “vùng xanh” ở Hà Nội phải tạo điểm quét QR Code để khách khai báo y tế.

    19 quận, huyện “vùng xanh” được mở lại một số cơ sở kinh doanh, dịch vụ, gồm: Ba Đình, Ba Vì, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đan Phượng, Gia Lâm, Hoài Đức, Long Biên, Mê Linh, Mỹ Đức, Nam Từ Liêm, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Sơn Tây, Thanh Oai, Ứng Hòa và Tây Hồ.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49108
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 11.521 ca; TP.HCM và Bình Dương có gần 10.000 ca

    by music123 » Thứ 6 Tháng 9 17, 2021 6:02 pm

    Thêm 11.521 ca mắc COVID-19 ngày 17/9; TP.HCM và Bình Dương có gần 10.000 ca


    TỔNG HỢP

    Hình ảnh

    Hàng rào kiểm soát được dựng lên trước một khu dân cư ở Hà Nội, ngày 11/9/2021. (Ảnh: Linh Pham/Getty Images)

    Tối 17/9, Bộ Y tế cho biết, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.521 ca nhiễm mới với15 người nhập cảnh và 11.506 trường hợp ghi nhận trong nước (6.656 ca cộng đồng).


    Cụ thể: TP. Hồ Chí Minh (5.972), Bình Dương (4.013), Đồng Nai (345), Long An (273), Kiên Giang (180), Tiền Giang (118), Tây Ninh (114), An Giang (106), Quảng Ngãi (52), Cần Thơ (50), Quảng Bình (37), Đồng Tháp (35), Khánh Hòa (35), Bình Phước (21), Bình Thuận (18), Hà Nội (15), Bạc Liêu (14), Ninh Thuận (13), Quảng Trị (12), Bà Rịa - Vũng Tàu (12), Hậu Giang (11), Phú Yên (10), Bình Định (9), Nghệ An (9), Đà Nẵng (8 ), Sóc Trăng (6), Lâm Đồng (3), Vĩnh Long (3), Thừa Thiên Huế (3), Thanh Hóa (3), Cà Mau (3), Bến Tre (1), Quảng Nam (1), Gia Lai (1).

    Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 1.024 ca. Tại một số tỉnh như sau: TP. Hồ Chí Minh tăng 237 ca, Bình Dương tăng 1.015 ca, Đồng Nai giảm 222 ca, Long An giảm 8 ca, Kiên Giang giảm 18 ca. Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 11.090 ca/ngày.

    Bộ Y tế thông tin, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 667.650 ca nhiễm, đứng thứ 47/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 156/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 6.786 ca nhiễm).


    Thêm 212 ca tử vong tại 13 tỉnh, thành:

    Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận 212 ca tử vong tại:

    TP. HCM (166 ca),
    Bình Dương (28),
    Long An (2),
    Tiền Giang (2),
    Tây Ninh (2),
    Đà Nẵng (2),
    Cà Mau (1),
    Khánh Hòa (1),
    Bình Thuận (1),
    Đồng Tháp (4),
    Cần Thơ (1),
    Bình Định (1),
    Bà Rịa - Vũng Tàu (1).


    Trung bình số ca tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 250 ca.

    Tính đến ngày 17/9, Việt Nam đã có tổng số 16.637 ca tử vong liên quan đến COVID-19, chiếm 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 phần trăm so với tỉ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).


    Số ca nhiễm tại 'vùng đỏ', 'vùng cam' giảm mạnh, TP.HCM vẫn 'chưa dám lạc quan'


    Theo kết quả xét nghiệm tầm soát diện rộng đợt 3, số ca nhiễm COVID-19 tại 'vùng đỏ', 'vùng cam' ở TP. HCM giảm mạnh so với hai đợt trước đó. Hiện, thành phố đang bước vào xét nghiệm tầm soát diện rộng đợt 4.

    Ngày 17/9, tại buổi họp báo định kỳ, bác sĩ Nguyễn Hồng Tâm - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. HCM (HCDC) cho biết, qua xét nghiệm đợt 3, tỉ lệ dương tính tại “vùng xanh” và “cận xanh” là 0,5%, “vùng vàng” là 0,6%, “vùng đỏ” và “vùng cam” là 1,1%.



    Trước đó, vào thời điểm thành phố hoàn thành xét nghiệm đợt 1 ngày 4/9 và đợt 2 ngày 6/9, tỉ lệ dương tính ở “vùng xanh”, “vùng cận xanh” là 0,8%; “vùng vàng” là 1,5%; “vùng cam”, “vùng đỏ” là 3,6% (đợt 1) và 2,7% (đợt 2).

    Bác sĩ Tâm cho hay, thành phố đang bước vào đợt xét nghiệm diện rộng lần thứ 4. Theo số liệu, số ca nhiễm COVID-19 tại “vùng đỏ”, “vùng cam” trong đợt 3 giảm mạnh so với hai đợt trước đó.

    Trong chiều cùng ngày, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP. HCM thông tin, số ca tử vong mỗi ngày đang có xu hướng giảm, tuy nhiên, ngành y tế vẫn chưa dám lạc quan vì số ca bệnh nặng vẫn còn nhiều.

    Theo ông Nguyễn Hữu Hưng - Phó Giám đốc Sở Y tế TP. HCM, tỉ lệ bệnh nhân trên số giường tại tầng 2 là 69,2% và tầng 3 là 77,5%. Tỉ lệ tử vong ở tầng 2 là 4,5% và ở tầng 3 là 33,4%, tỉ lệ bệnh nhân phải sử dụng các biện pháp can thiệp trong điều trị nặng còn khá cao. Do đó, ông Hưng nhận định thời gian tới số ca tử vong có thể sẽ tiếp tục tăng.

    Tính đến 18h ngày 17/9, TP. HCM có 326.795 ca mắc COVID-19. Thành phố tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đến hết ngày 30/9, tuy nhiên nới lỏng giãn cách, cho phép một số lĩnh vực được hoạt động trở lại.

    Trong ngày 16/9, Công an thành phố đã cấp bổ sung hơn 15.000 giấy đi đường cho công an địa phương để cấp cho một số cá nhân, doanh nghiệp được hoạt động.

    TPHCM buộc phải dần mở cửa kinh tế

    Hình ảnh

    Sản xuất nhà tiền chế và kết cấu thép tại KCN An Hạ (TPHCM) Ảnh: Đại Dương


    TP - Ngày 17/9, tại cuộc họp về kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế sau dịch, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên đã thống nhất với các chuyên gia về thay đổi chiến lược phòng chống dịch và sớm mở cửa nền kinh tế và cho phép các hoạt động mưu sinh của người dân trong trạng thái bình thường mới.
    Không mạnh dạn, ngân sách thiệt hại lớn

    Theo TS Lê Trường Giang, Chủ tịch Hội Y tế công cộng TPHCM, các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt để phòng chống dịch lây lan đã kìm được sự bùng nổ của các ca F0 trong thời gian qua nhưng chưa đủ sức đẩy lùi dịch bệnh. Đã đến lúc TPHCM thay đổi quan điểm chống dịch.

    Theo đó, TPHCM cần đẩy nhanh tốc độ tiêm phủ vắc-xin ngừa COVID-19 để đạt miễn dịch cộng đồng và tăng cường năng lực điều trị nhằm hạn chế số ca F0 chuyển biến nặng và tử vong.

    Riêng về xét nghiệm diện rộng, TPHCM cần cân nhắc, áp dụng đúng mục đích thì mới đạt hiệu quả. “Với tình hình dịch bệnh như hiện nay, ngưỡng chịu đựng của kinh tế TPHCM đã chạm đáy, không thể kéo dài giãn cách hơn nữa. Hiện nay TPHCM tuy chưa kiểm soát dịch theo tiêu chí của Bộ Y tế nhưng vẫn có thể tính đến việc dần mở cửa khôi phục kinh tế”, TS Lê Trường Giang nhận xét.

    Nguyên Viện trưởng Viện Y tế cộng đồng TPHCM Lê Hoàng Ninh cho rằng TPHCM không thể tiếp tục phong tỏa, đóng cửa và cần xét nghiệm có trọng tâm, tập trung vào nhóm nguy cơ cao, không nên xét nghiệm đại trà gây lãng phí nguồn lực. Ngoài ra, TPHCM phải xác định sống cùng dịch bệnh vì không thể diệt hết virus SARS-CoV-2.

    Giáo sư Trần Diệp Tuấn,Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Y Dược TPHCM cho biết xu thế dịch bệnh ở TPHCM gần đây bắt đầu giảm nhưng chưa đến mức an toàn theo tiêu chí của Bộ Y tế. Vì vậy, TPHCM cần thảo luận lại với Bộ Y tế về bộ tiêu chí trên để có biện pháp thích ứng.

    PGS.TS Đỗ Văn Dũng (Đại học Y Dược TPHCM) cho rằng cuộc chiến chống COVID-19 phải chuyển từ tư duy “đánh nhanh, thắng nhanh”, sang “đánh chắc, thắng chắc” bởi đây là cuộc chiến lâu dài, không thể "tốc chiến, tốc thắng" vì sẽ quá tốn sức lực dẫn đến kiệt quệ nguồn lực nên TPHCM cần xem xét các vấn đề ưu tiên. “TPHCM cần xác định tư tưởng sống chung và tính toán mở cửa kinh tế từng phần để phục hồi và nên cho phép hoạt động đối với một số ngành sản xuất hàng hóa, dịch vụ thiết yếu với yêu cầu đảm bảo phòng chống dịch. Nếu không mạnh dạn mở cửa, ngân sách sẽ thiệt hại rất lớn”, ông Dũng đề xuất.

    Theo TS Trần Du Lịch, TPHCM phải xác định mở cửa một cách nhất quán và dứt khoát bởi cả thành phố và doanh nghiệp không còn nguồn lực sau nhiều tháng thực hiện giãn cách. “Các doanh nghiệp đều đã kiệt quệ. TPHCM sắp tới sẽ đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động; hệ thống cung ứng bị đứt gãy...nên cần đánh giá các tiêu chí an toàn, điều kiện hoạt động để mở cửa chứ không đóng mở bất thường, doanh nghiệp sẽ tiếp tục chết nhiều hơn", TS Trần Du Lịch cảnh báo.

    Xu thế bắt buộc

    Trao đổi với các chuyên gia, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên chia sẻ: Chúng ta không thể tưởng tượng nổi một quận có 700.000 dân mà danh sách đưa lên bây giờ đã có hơn 600.000 người cần hỗ trợ. Điều đó cho thấy người dân gặp rất nhiều khó khăn.

    Giãn cách xã hội kéo dài khiến nhiều người mất việc, chịu đựng lâu dài, phát sinh nhiều vấn đề. Nhiều nơi, người dân sống trong không gian chật chội, không đảm bảo giãn cách như yêu cầu của ngành y tế. Điều kiện giãn cách và vệ sinh y tế rất khó khăn. Ngoài ra, TPHCM còn nhiều vấn đề cần quan tâm như chiến lược công nghệ, giáo dục…

    “Tập trung lo chống dịch, ứng phó COVID-19 nhưng còn nhiều người có bệnh khác và nhiều đối tượng khác thành phố vẫn chăm lo chưa tròn. Sức chịu đựng và sự tổn thương của nền kinh tế đến lúc này đòi hỏi TPHCM phải mở cửa trở lại. Cần sự thống nhất về giãn cách, bảo đảm độ an toàn trong thời gian tới, từng bước mở dần, quản lý rủi ro, tuyệt đối không chủ quan nhưng không thể không mở của. Chính quyền TPHCM đang chuẩn bị chiến lược để chuyển sang giai đoạn mới là sống bình thường mới, sống trong môi trường có COVID-19", ông Nên cho hay.

    Theo ông Nguyễn Văn Nên, đến thời điểm này TPHCM đã chuẩn bị 14 chiến lược phòng, chống dịch COVID-19 mà trụ cột là chiến lược về y tế. Theo đó, khi chuyển sang trạng thái “bình thường mới”, TPHCM sẽ củng cố lại hệ thống y tế từ cơ sở, mạng lưới y tế cộng đồng, y tế tư nhân, bác sĩ gia đình, hệ thống các nhà thuốc tây… Các chiến lược cũng đề ra các quy định rõ ràng, ứng phó thế nào trong môi trường mở, trong tình huống một tập thể, một dây chuyền có F0.

    Người đứng đầu Đảng bộ TPHCM khuyến cáo người dân TPHCM cần chuẩn bị tâm thế, thói quen, tinh thần và những điều kiện cần thiết khác để thích ứng với trạng thái bình thường mới sắp tới.

    Hơn 33% bệnh nhân COVID-19 điều trị ở tầng 3 tại TPHCM tử vong

    Hình ảnh

    Nhóm bệnh nặng, nguy kịch tập trung điều trị ở tầng 3 có tỷ lệ tử vong cao nhất chiếm tới 33,4%. Mặc dù số ca bệnh tử vong vì dịch COVID-19 trong những ngày qua đã liên tục giảm nhưng đại diện Sở Y tế cho biết số ca bệnh nặng còn nhiều nên không quá lạc quan.
    Liên quan đến việc điều trị bệnh nhân COVID-19, chiều 17/9 tại buổi họp báo về tình hình dịch bệnh trên địa bàn TPHCM, BS Nguyễn Hữu Hưng - Phó giám đốc Sở Y tế cho biết: “Tình hình điều trị so với năng lực điều trị của thành phố đang có những tín hiệu tốt. Hiện tại, số bệnh nhân COVID-19 đang nằm viện điều trị tính trên số giường thực tế của các cơ sở chiếm khoảng 68,9%”.


    Hình ảnh

    Một bệnh nhân mắc COVID-19 không qua được nguy kịch (Ảnh: Ngô Bình)

    Cụ thể, toàn thành phố có 59.150 giường bệnh điều trị COVID-19 thì số bệnh nhân đang nằm viện là 41.297. Ở tầng điều trị số 2 và số 3 ghi nhận, tầng 2 là 69,2%, tầng 3 là 77,3%.

    Tỷ lệ sử dụng các biện pháp can thiệp trong điều trị cho những người có chuyển biến bệnh nặng đang ở mức khá cao. "Số ca tử vong dù có giảm nhưng chúng ta không quá lạc quan bởi số bệnh nặng cần can thiệp còn nhiều" - BS Hữu Hưng nói.

    Hiện nay, tỷ lệ sử dụng các biện pháp can thiệp trong điều trị ở tầng 3 đã sử dụng đến hơn 69% số máy thở xâm lấn và 65,5% số máy thở không xâm lấn.

    Các bệnh viện đã sử dụng 76,7% máy ECMO, 69,7% máy lọc máu, 68,7% máy thở xâm lấn và 56,2% máy thở không xâm lấn, trong đó có 62,2% thở oxy. Tỷ lệ tử vong đến thời điểm hiện nay ở tầng 2 và tầng 3 là 5,9% (12.764 ca tử vong/215.068 tổng số bệnh nhân). Tỷ lệ tử vong ở tầng 2 là 4,5% tầng 3 là 33,4%.

    Liên quan đến thuốc điều trị cho người bệnh, BS Hữu Hưng cho biết, đến nay các bệnh viện điều trị COVID-19 đã được chuẩn bị tốt, không có bệnh viện nào rơi vào tình trạng thiếu thuốc. Những F0 đang cách ly, điều trị tại nhà đã được cung cấp các túi thuốc A và túi thuốc B, riêng túi thuốc C việc cấp phát cho người bệnh đang tuân thủ quy định chặt chẽ của ngành y tế với các đối tượng được sàng lọc đúng quy định và tuân thủ chỉ định điều trị.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49108
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 9.373 ca; TP.HCM Số ca tử vong đi ngang

    by music123 » Thứ 7 Tháng 9 18, 2021 7:44 pm

    Tối 18/9: Thêm 9.373 ca,số ca tử vong ở TPHCM đi ngang

    TỔNG HỢP

    Hình ảnh

    Người dân tỉnh Bình Dương tiêm vắc xin ngừa COVID-19. (Ảnh: baobinhduong.vn)

    Trong 9.373 ca nhiễm Bộ Y tế công bố tối 18/9 có 9.360 ca ở 33 tỉnh thành, giảm 2.146 ca so với hôm qua; 14.903 người khỏi bệnh; 220 ca tử vong.

    24 giờ qua, số ca cộng đồng là 4.827 (giảm 1.829 ca), 4.533 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa (giảm 317 ca). Số ca nhiễm tại TP HCM giảm 1.735 ca, Bình Dương giảm 1.136 ca, Đồng Nai tăng 594 ca, Long An giảm 37 ca, Tiền Giang tăng 79 ca.

    Trong ngày ghi nhận 220 ca tử vong tại: TP HCM 165, Bình Dương 39, Kiên Giang 7, Tây Ninh 3, Đồng Tháp 2, Bình Thuận, Thanh Hóa, Quảng Ngãi và Hà Nội mỗi nơi một.

    Cụ thể, 9.360 ca ghi nhận tại: TP HCM 4.237, Bình Dương 2.877, Đồng Nai 939, Long An 236, Tiền Giang 197, Kiên Giang 168, An Giang 143, Đăk Lăk 91, Đăk Nông 70, Tây Ninh 66, Quảng Bình 45, Bình Định 45, Cần Thơ 43, Đồng Tháp 30, Khánh Hòa 28, Quảng Ngãi 23, Bình Thuận 21, Hà Nội 19, Ninh Thuận 14, Bình Phước 10, Bà Rịa - Vũng Tàu 10, Quảng Trị 9, Phú Yên 8, Bạc Liêu 8, Trà Vinh 5, Nghệ An 4, Thanh Hóa 4, Cà Mau 3, Quảng Nam 3, Bến Tre, Lào Cai, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng đều một.

    Số ca mới nâng tổng số ca nhiễm tại TP HCM lên 331.032, Bình Dương 175.963, Đồng Nai 39.020, Long An 30.079, Tiền Giang 12.957, Đồng Tháp 8.066, Khánh Hòa 7.486, Tây Ninh 7.064, Cần Thơ 5.059, Hà Nội 4.137, Kiên Giang 4.114, Bà Rịa - Vũng Tàu 3.984, An Giang 3.234, Bình Thuận 2.974, Phú Yên 2.935, Bến Tre 1.858, Nghệ An 1.806, Đăk Lăk 1.567, Trà Vinh 1.438, Quảng Bình 1.432, Bình Phước 1.101, Quảng Ngãi 1.096, Bình Định 1.030, Ninh Thuận 800, Thừa Thiên Huế 791, Đăk Nông 592, Quảng Nam 589, Thanh Hóa 423, Bạc Liêu 339, Cà Mau 274, Lâm Đồng 273, Quảng Trị 159, Lào Cai 98.


    Số ca tử vong COVID-19 ở TPHCM đi ngang, tiếp tục xét nghiệm diện rộng


    Nỗ lực tăng cường các biện pháp điều trị đang từng bước kéo giảm được số ca tử vong do COVID-19. Thành phố đang tiếp tục thực hiện chiến dịch xét nghiệm trên diện rộng để tách F0, kịp thời hỗ trợ điều trị.

    Thông tin từ ông Phạm Đức Hải, Phó ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19, TPHCM tại buổi họp báo chiều ngày 18/9 cho biết, đến nay trên địa bàn thành phố đã ghi nhận 327.331 trường hợp mắc COVID-19 được Bộ Y tế công bố. Hiện các bệnh viện trên địa bàn Thành phố đang điều trị 41.152 bệnh nhân, trong đó có 3.366 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.420 bệnh nhân nặng đang thở máy và 23 bệnh nhân can thiệp ECMO.

    Trong ngày 17/9 có 2.270 bệnh nhân xuất viện nâng tổng số xuất viện cộng dồn từ đầu năm đến nay lên 166.564. Tuy nhiên, trong ngày cũng ghi nhận 165 trường hợp tử vong, tổng số ca tử vong vì dịch COVID-19 tại TPHCM hiện nay là 13.099 trường hợp.

    Hiện nay, Thành phố đang tiếp tục thực hiện tiêm vét mũi 1 vắc xin ngừa COVID-19 cho người dân và đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng mũi 2 để sớm đạt miễn dịch cộng đồng. Tổng số mũi vắc xin đã triển khai tiêm được 8.667.552, trong đó tổng số mũi 1 là 6.713.412, mũi 2 là 1.954.140, số người được tiêm trên 65 tuổi, người có bệnh nền là 1.013.592.

    Liên quan đến những trường hợp tử vong vì COVID-19, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, số ca tử vong so với cuối tháng trước đã giảm đáng kể, tuy nhiên trên biểu đồ những ngày qua cho thấy số ca bệnh tử vong đang đi ngang. Đây là thực tế phản ánh một quá trình điều trị kéo dài từ lúc nhập viện, diễn tiến nặng và hồi sức, với những nỗ lực nâng cao chất lượng điều trị, Sở Y tế kỳ vọng thời gian tới sẽ tiếp tục kéo giảm được số ca tử vong do COVID-19.

    Về chiến lược điều trị COVID-19 tại TPHCM chuẩn bị cho giai đoạn mở cửa, TS.BS Vĩnh Châu cho biết: “Chiến lược điều trị thời gian tới tập trung vào quản lý F0 tại cộng đồng và tăng cường hệ thống điều trị các tầng. Mục tiêu đảm bảo F0 đang điều trị tại nhà được chăm sóc tốt, mau chóng hồi phục; trường hợp chuyển nặng được nhập viện kịp thời, đảm bảo điều trị, hạn chế tử vong”.

    Phương án xét nghiệm diện rộng để phát hiện sớm và bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng tiếp tục được thực hiện

    Bên cạnh đó, Sở Y tế sẽ tiếp tục thực hiện giải pháp xét nghiệm trên diện rộng để phát hiện kịp thời nhóm có nguy cơ mắc COVID-19 từ đó có phương án hỗ trợ, điều trị phù hợp.

    Theo BS Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (HCDC), chiến lược xét nghiệm diện rộng của thành phố sẽ tiếp tục tập trung lấy mẫu ở vùng đỏ, vùng cam, 3 lần trong 7 ngày, thực hiện xét nghiệm nhanh hoặc PCR. Vùng vàng và xanh thực hiện xét nghiệm PCR mẫu gộp. Với hộ nhiều hơn 5 người sẽ lấy 2 đại diện, tần suất 5 đến 7 ngày mỗi lần.

    Trường hợp người dân tự lấy mẫu có thể lưu lại kết quả xét nghiệm và nộp cho cơ quan y tế địa phương để được cập nhật và theo dõi về y tế. Cũng theo BS Hồng Tâm, hiện nay công tác nhập liệu về xét nghiệm và tiêm chủng đang được các đơn vị y tế đẩy nhanh tiến độ. Bên cạnh đó, những trường hợp bị sai sót hoặc chưa được cập nhật kết quả trong thời gian trước có thể chụp lại phiếu tiêm chủng gửi lên cổng thông tin để được điều chỉnh.



    Số ca nhiễm tại 'vùng đỏ', 'vùng cam' giảm mạnh, TP.HCM vẫn 'chưa dám lạc quan'

    Theo kết quả xét nghiệm tầm soát diện rộng đợt 3, số ca nhiễm COVID-19 tại 'vùng đỏ', 'vùng cam' ở TP. HCM giảm mạnh so với hai đợt trước đó. Hiện, thành phố đang bước vào xét nghiệm tầm soát diện rộng đợt 4.

    Ngày 17/9, tại buổi họp báo định kỳ, bác sĩ Nguyễn Hồng Tâm - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. HCM (HCDC) cho biết, qua xét nghiệm đợt 3, tỉ lệ dương tính tại “vùng xanh” và “cận xanh” là 0,5%, “vùng vàng” là 0,6%, “vùng đỏ” và “vùng cam” là 1,1%.



    Trước đó, vào thời điểm thành phố hoàn thành xét nghiệm đợt 1 ngày 4/9 và đợt 2 ngày 6/9, tỉ lệ dương tính ở “vùng xanh”, “vùng cận xanh” là 0,8%; “vùng vàng” là 1,5%; “vùng cam”, “vùng đỏ” là 3,6% (đợt 1) và 2,7% (đợt 2).

    Bác sĩ Tâm cho hay, thành phố đang bước vào đợt xét nghiệm diện rộng lần thứ 4. Theo số liệu, số ca nhiễm COVID-19 tại “vùng đỏ”, “vùng cam” trong đợt 3 giảm mạnh so với hai đợt trước đó.

    Trong chiều cùng ngày, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP. HCM thông tin, số ca tử vong mỗi ngày đang có xu hướng giảm, tuy nhiên, ngành y tế vẫn chưa dám lạc quan vì số ca bệnh nặng vẫn còn nhiều.

    Theo ông Nguyễn Hữu Hưng - Phó Giám đốc Sở Y tế TP. HCM, tỉ lệ bệnh nhân trên số giường tại tầng 2 là 69,2% và tầng 3 là 77,5%. Tỉ lệ tử vong ở tầng 2 là 4,5% và ở tầng 3 là 33,4%, tỉ lệ bệnh nhân phải sử dụng các biện pháp can thiệp trong điều trị nặng còn khá cao. Do đó, ông Hưng nhận định thời gian tới số ca tử vong có thể sẽ tiếp tục tăng.

    Tính đến 18h ngày 17/9, TP. HCM có 326.795 ca mắc COVID-19. Thành phố tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đến hết ngày 30/9, tuy nhiên nới lỏng giãn cách, cho phép một số lĩnh vực được hoạt động trở lại.

    Trong ngày 16/9, Công an thành phố đã cấp bổ sung hơn 15.000 giấy đi đường cho công an địa phương để cấp cho một số cá nhân, doanh nghiệp được hoạt động.


    Hà Nội ghi nhận 15 ca nhiễm, ‘vùng xanh’ Long Biên xuất hiện chùm ca mắc cộng đồng

    Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 6h đến 12h ngày 18/9, thành phố ghi nhận 15 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 14 ca tại khu cách ly và 1 ca tại cộng đồng.

    Các ca mắc mới phân bố tại 8 quận, huyện: Long Biên (6), Hai Bà Trưng (2), Thanh Xuân (2), Hoàng Mai (1), Thanh Trì (1), Ba Đình (1), Đan Phượng (1), Đống Đa (1) và phân bố theo chùm ca bệnh: Chùm sàng lọc ho sốt (1); chùm liên quan đến TP. HCM (1); chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho, sốt (13).



    Đồng Nai di dời hàng ngàn người khỏi nhà trọ để chống dịch

    Đồng Nai đã ghi nhận trên 39.000 ca mắc COVID-19. Tỉnh này đang triển khai kế hoạch giãn dân khu nhà trọ bởi nguy cơ lây lan tại đây phức tạp.
    Ngày 18/9, Trung tâm chỉ huy phòng chống dịch COVID-19 Đồng Nai cho biết đã ghi nhận 994 ca nhiễm COVID -19 trong ngày, nâng tổng số ca nhiễm toàn tỉnh lên 39.137 ca.

    Tổng số các ca bệnh mới ghi nhận trên địa bàn tỉnh có 1 ca sàng lọc trong cộng đồng, 377 ca trong khu phong tỏa và 616 ca trong khu cách ly. Trong đó số ca nhiễm tập trung ở TP Biên Hòa, huyện Nhơn Trạch, huyện Vĩnh Cửu và 13 ca ghi nhận tại 3 doanh nghiệp 3 tại chỗ.

    Hình ảnh

    TP Biên Hòa tiếp tục xét nghiệm trong cộng đồng

    Trung tâm chỉ huy phòng chống dịch kiến nghị các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát việc lây nhiễm chéo tại các khu cách ly tập trung, bệnh viện. Thực hiện kiểm soát nghiêm, giãn cách các khu nhà trọ trong vùng phong tỏa, đặc biệt là các vùng phong tỏa rộng. Tăng cường xét nghiệm, tầm soát, kiểm soát chặt nguồn lây từ bên ngoài ở các công ty thực hiện 3T.

    Ngoài ra, thực hiện kế hoạch giãn cách người ở các khu nhà trọ. Theo đó, huyện Cẩm Mỹ đã tiếp nhận 500 người, chủ yếu là công nhân lao động tại các khu nhà trọ ở huyện Nhơn Trạch về tạm trú để thực hiện giãn dân, phòng dịch COVID-19. Theo kế hoạch, đến hết ngày 20/9, huyện sẽ tiếp nhận đủ 1,5 ngàn người từ huyện Nhơn Trạch đến tạm trú.

    Để tiếp nhận số lượng người đến giãn cách, huyện Cẩm Mỹ đã chuẩn bị 8 điểm tiếp nhận ở các trường học trên địa bàn. Ban Chỉ huy quân sự huyện huy động lực lượng, cơ sở vật chất để chuẩn bị chỗ ăn, ngủ, sinh hoạt cho 1,5 ngàn người. Cử lực lượng cấp phát lương thực, giữ gìn an ninh trật tự tại các điểm tiếp nhận người tạm trú.

    Ngoài ra, Trường Quân sự Quân khu 7 cũng cử 100 cán bộ, học viên hỗ trợ huyện trong việc cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm, thuốc men và đảm bảo an ninh trật tại các điểm này. Huyện Cẩm Mỹ đặt cơm và đưa đến tận các điểm, cung cấp một số vật dụng thiết yếu. Người đi tạm trú chỉ cần mang theo đồ dùng cá nhân.

    Theo kế hoạch huyện Nhơn Trạch sẽ đưa 4,500 người là công nhân ở các khu nhà trọ đến giãn cách tạm trú tại các huyện Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Thống Nhất.


    Thực hư chuyện hơn 149.000 liều vắc xin Moderna ở Bình Dương 'hết hạn sử dụng'

    Mấy ngày qua, văn bản của Sở Y tế tỉnh Bình Dương gây xôn xao dư luận về thông tin hơn 149.000 liều vắc xin Moderna ở địa phương này ‘hết hạn sử dụng'.

    Ngày 18/9, Sở Y tế Bình Dương ban hành văn bản số 2281 thay thế công văn số 2215 ngày 14/9/2021 về việc sử dụng vắc xin Pfizer để tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 vắc xin Moderna.



    Về lý do thay thế, Sở này cho hay, do công văn ngày 14/9 có nội dung dễ gây hiểu lầm nên đã ra văn bản thu hồi và đưa ra hướng dẫn mới.

    Trước đó, ngày 14/9, Giám đốc Sở Y tế Bình Dương Nguyễn Hồng Chương đã ký công văn số 2215 gửi các đơn vị tiêm chủng, trong đó có nội dung: Vắc xin Moderna do Bộ Y tế phân bổ cho Bình Dương đợt 11 và 14 đã hết hạn sử dụng ngày 4/9/2021 (vắc xin sau khi rã đông sử dụng 30 ngày ở nhiệt độ từ 2 - 8 độ C). Vì vậy, Sở Y tế đề nghị các đơn vị có thể sử dụng vắc xin Pfizer để tiêm mũi 2 cho các trường hợp đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin Moderna…

    Sau khi ban hành, văn bản này đã gây xôn xao dư luận. Nhiều người cho rằng, trong khi vắc xin đang khan hiếm, ngành y tế tỉnh Bình Dương lại để vắc xin Moderna bị quá hạn dẫn đến lãng phí.

    Lý giải về việc này, lãnh đạo Sở Y tế Bình Dương khẳng định, không có chuyện ngành y tế để vắc xin Moderna quá hạn, gây lãng phí. Toàn bộ hơn 149.000 liều đã được tiêm hết từ cuối tháng 8/2021.

    Theo vị lãnh đạo trên, văn bản ngày 14/9 được ban hành trong nội bộ ngành y tế tỉnh, nội dung có đoạn vắc xin Moderna hết hạn chỉ là lời dẫn nhằm giải thích cho các cơ sở y tế, đơn vị tiêm chủng làm cơ sở cho việc đề xuất tiêm mũi 2 bằng vắc xin Pfizer cho người đã tiêm mũi 1 bằng Moderna. Tuy nhiên, do câu dẫn trong văn bản chưa được rõ nên dẫn đến sự hiểu lầm.

    Trong văn bản thay thế, Sở Y tế Bình Dương đã viết lại thành: “Vắc xin Moderna do Bộ Y tế phân bổ cho tỉnh Bình Dương đợt 11 và đợt 14 đã tiêm hết mũi 1 cho người dân theo đúng tiến độ của Bộ Y tế đề ra".

    Sở Y tế Bình Dương cho biết thêm, Bộ Y tế đã phân bổ cho tỉnh Bình Dương 149.520 liều vắc xin Moderna trong đợt 11 và đợt 14. Trong đó, đợt 11: 65.520 liều và đợt 14: 84.000 liều.

    Đến nay, tỉnh Bình Dương đã được phân bổ tổng cộng trên 2,2 triệu liều vắc xin, trong đó, hơn 1,9 triệu liều đã nhập liệu lên cổng thông tin quốc gia, số vắc xin đã tiêm thực tế khoảng 2,1 triệu liều.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49108
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 10.040 ca; 233 ca tử vong tại 10 tỉnh, thành

    by music123 » Chủ nhật Tháng 9 19, 2021 7:11 pm

    Tối 19/9: Thêm 10.040 ca mắc COVID-19; 233 ca tử vong tại 10 tỉnh, thành

    Số ca mới nâng tổng số ca nhiễm tại TP.HCM lên 336.528, Bình Dương 178.295, Đồng Nai 39.973, Long An 30.328, Tiền Giang 13.059, Đồng Tháp 8.072, Khánh Hòa 7.523, Tây Ninh 7.117, Cần Thơ 5.111, Đà Nẵng 4.856, Kiên Giang 4.265, Hà Nội 4.157, Bà Rịa – Vũng Tàu 4.068, An Giang 3.521, Bình Thuận 2.981, Phú Yên 2.948, Vĩnh Long 2.134, Bắc Ninh 1.866, Bến Tre 1.864, Quảng Bình 1.447, Trà Vinh 1.446, Quảng Ngãi 1.120, Bình Phước 1.116, Bình Định 1.060, Ninh Thuận 815, Đăk Nông 603, Quảng Nam 602, Hậu Giang 500, Hà Tĩnh 447, Thanh Hóa 425, Bạc Liêu 342, Hưng Yên 294, Cà Mau 292, Quảng Trị 164.

    Trong ngày ghi nhận 233 ca tử vong, riêng TP.HCM 182, Bình Dương 31 ca. Tổng số ca tử vong tại Việt Nam tính đến nay là 17.090 ca.

    Thêm 233 ca tử vong tại 10 tỉnh, thành:
    Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận thêm 233 ca tử vong tại:

    TP. HCM (182 ca),
    Bình Dương (31),
    Long An (9),
    An Giang (3),
    Bình Thuận (2),
    Tiền Giang (2),
    Khánh Hòa (1),
    Kiên Giang (1),
    Quảng Bình (1),
    Tây Ninh (1).


    Bộ Y tế phân bổ 8 triệu liều vaccine Vero Cell cho 25 tỉnh thành, Hà Nội được nhiều nhất

    Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương (thuộc Bộ Y tế) vừa có quyết định phân bổ 8 triệu liều vaccine Vero Cell (do Trung Quốc sản xuất) cho 25 tỉnh thành. Trong đó, TP. Hà Nội được nhận nhiều nhất với 1,359 triệu liều, kế đến là Quảng Ninh, TP. HCM, Hải Phòng...

    Cụ thể, trong 8 triệu liều vaccine này, Hà Nội được phân bổ nhiều nhất với 1,359 triệu liều, tiếp đến Quảng Ninh 700.800 liều; các tỉnh, thành phố: TP. HCM, Lạng Sơn, Hải Phòng, Yên Bái mỗi nơi nhận 500.000 liều; Bắc Ninh nhận 400.000 liều; 2 tỉnh: Khánh Hòa, Kiên Giang mỗi nơi 300.000 liều; các tỉnh, thành phố: Bắc Giang, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Bình Định, Long An, Đồng Tháp, Lâm Đồng, Tây Ninh... được phân bổ mỗi tỉnh 200.000 liều. Số còn lại, mỗi tỉnh, thành phố được tiếp nhận khoảng 100.000 liều.

    Theo quyết định này, CDC các tỉnh, thành phố được phân bổ vaccine tổ chức tiêm ngay cả mũi 1 và mũi 2.

    Tính đến sáng 19/9, Việt Nam đã tiêm được 34,1 triệu liều vaccine. Trong đó, Hà Nội đã tiêm được hơn 6,4 triệu liều, với hơn 5,7 triệu liều mũi 1 và hơn 700.000 liều mũi 2.

    Như vậy, từ ngày 8 đến 16/9, cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế Việt Nam đã có ít nhất 4 quyết định phân bổ cho Hà Nội với hơn 3,7 triệu liều vaccine các loại, trong đó có hơn 2,7 triệu liều vaccine Vero Cell.


    Vắc xin Nano Covax được Hội đồng Đạo đức chấp thuận, chờ cấp phép đăng ký lưu hành

    Hội đồng Đạo đức đã thông qua báo cáo thử nghiệm lâm sàng giữa kỳ giai đoạn 3 đối với vắc xin Nano Covax (của Công ty Nanogen), bao gồm: tính sinh miễn dịch, bổ sung, kết quả bước đầu giai đoạn 3b. Kết quả đánh giá vắc xin đã đạt yêu cầu về an toàn và tính sinh miễn dịch.

    Chiều 18/9, Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia (Hội đồng Đạo đức) đã họp xem xét, đánh giá vắc xin phòng COVID-19 Nano Covax.



    Sau khi xem xét hồ sơ và kết quả nghiên cứu, Hội đồng Đạo đức đã thông qua báo cáo thử nghiệm lâm sàng giữa kỳ giai đoạn 3 đối với vắc xin Nano Covax (của Công ty Nanogen), bao gồm: tính sinh miễn dịch, bổ sung, kết quả bước đầu giai đoạn 3b. Kết quả đánh giá vắc xin đã đạt yêu cầu về an toàn và tính sinh miễn dịch.

    Hiện, toàn bộ hồ sơ của vắc xin Nano Covax đã được chuyển sang Hội đồng Tư vấn chờ cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, tiếp tục xem xét trước khi trình Bộ Y tế cấp phép khẩn cấp.

    Theo quy định, thời gian để cấp giấy đăng ký cho một loại vắc xin đủ điều kiện lưu hành tối đa trong 20 ngày làm việc, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ với hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành vắc xin.

    Tuy nhiên, nếu vắc xin Nano Covax bảo đảm mọi yêu cầu đặt ra, thời gian cấp phép có thể ngắn hơn, thậm chí chỉ trong vòng dưới 1 tuần.

    Trước đó, ngày 27/8, Hội đồng Đạo đức cho biết đã chấp thuận kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3a đối với vắc xin Nano Covax.

    Ngày 29/8, Hội đồng Tư vấn yêu cầu nhà sản xuất bổ sung thêm dữ liệu về hồ sơ chất lượng, hồ sơ dược lý, lâm sàng, tính sinh miễn dịch và hiệu quả bảo vệ. Sau đó, trưa ngày 15/9, nhóm nghiên cứu vắc xin Nano Covax đã nộp bổ sung hồ sơ cho Bộ Y tế.

    Vắc xin COVID-19 Nano Covax do Công ty Cổ phần Công nghệ Sinh học dược Nanogen phối hợp với Học viện Quân y nghiên cứu và sản xuất đang thử nghiệm giai đoạn 3.

    TS Nguyễn Vũ Hồng Ân - Trưởng phòng Kiểm tra chất lượng (Công ty Nanogen) - cho biết, công ty bắt đầu những nghiên cứu vắc xin Nano Covax từ tháng 3/2020, đến nay là quá trình hoàn tất các thủ tục, công đoạn, kiểm định lâm sàng theo quy chuẩn Bộ Y tế và tiêm thử nghiệm trên người.

    Khi sản xuất vắc xin, Nanogen quan tâm nhất về độ an toàn, tuân theo Dược điểm châu Âu, để đảm bảo khi tiêm vào người không gây sốt, gây độc.

    Đại diện Nanogen thông tin, sự khác biệt giữa Nano Covax với vắc xin truyền thống là trong khi những vắc xin truyền thống lấy các vi sinh vật bị làm yếu đi để tiêm vào cơ thể tạo ra miễn dịch, thì Nano Covax là tổng hợp nhân tạo bằng cách lấy một đoạn ADN gai virus SARS-CoV-2 để tạo ra vắc xin.



    Đây là vắc xin đầu tiên của Việt Nam thử nghiệm lâm sàng trên người dựa trên công nghệ tái tổ hợp protein.

    Nano Covax được sản xuất qua 8 công đoạn gồm: Vô trùng trang thiết bị, bao bì chứa; cân và pha chế; chiết rót và kiểm tra; siết nắp nhôm; soi cảm quan; in mã; và cuối cùng là đóng gói thành phẩm. Tất cả các công đoạn đều tuân theo quy trình nghiêm ngặt và đảm bảo an toàn.



    Nữ giáo viên tiêm 2 mũi vắc-xin cách nhau 10 phút

    Trường hợp trên là cô N.T.K. (giáo viên Trường Tiểu học và THCS Trường Thủy) xã Trường Thủy, huyện Lệ Thuỷ.

    Trước đó, hôm 18/9, huyện Lệ Thủy tổ chức tiêm vắc-xin AstraZeneca ngừa COVID-19 tại Bệnh viện đa khoa huyện Lệ Thủy và Trung tâm văn hóa huyện cho các giáo viên, nhân viên giáo dục đang công tác trên địa bàn.

    Khi vào khu vực tiêm, có 2 tờ giấy, một tờ tự nguyện kê khai tiêm vắc-xin, tờ còn lại do bác sĩ khám. Lúc này, khi cô K. vào tiêm xong mũi đầu tiên, nhân viên y tế đã đánh vào tờ bác sĩ khám mục “rồi” (đã tiêm).



    Thay vì xuống ghế ngồi đợi 30 phút để theo dõi, cô K. gấp tờ giấy đánh dấu “đã tiêm”, rồi qua bàn khác trình tờ giấy khai tự nguyện tiêm vắc-xin để tiêm mũi 2.

    Tại bàn tiêm này, cô K. được các nhân viên y tế tiếp tục tiêm mũi 2, trong vòng chưa đến 10 phút. Khi nhân viên lật tờ giấy để đóng dấu liền phát hiện nữ giáo viên này đã tiêm ở bàn trước.

    Lập tức, cô K. được đưa sang phòng khám bên cạnh để theo dõi ở bàn cấp cứu. Sau hơn 40 phút, thấy sức khỏe bình thường, bệnh viện đã cho người chở cô K. về nhà.


    Thủ tướng yêu cầu xác minh người dân phản ánh không được cứu trợ

    Trước việc tại một số nơi ở TP.HCM có tình trạng người dân tụ tập kéo lên trụ sở UBND xã, phường phản ánh không được cứu trợ. Về việc này, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu UBND TP.HCM chỉ đạo kiểm tra, kịp thời hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn.

    Mới đây, Báo Thanh Niên được nhiều người dân ngụ tại địa bàn phường 2 (Q.8, TP.HCM) bức xúc phản ánh về việc chi tiền hỗ trợ của phường này quá bất cập, đáng ngờ, khiến họ đi tới đi lui và về tay không. Thậm chí, có trường hợp đã qua đời do COVID-19 nhưng vẫn cùng nhiều người trong gia đình có tên trong danh sách nhận tiền, nhưng chính quyền địa phương chỉ giải quyết cho 1 trường hợp.

    Liên quan đến hỗ trợ người dân gặp khó khăn, cũng trong hôm qua (18/9), Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cho biết vừa đề xuất UBND TP.HCM hỗ trợ cho 2 triệu hộ thường trú, tạm trú với khoảng 7,1 triệu người và hơn 450.000 người đang lưu trú bị mất việc làm, không còn thu nhập do giãn cách, đời sống gặp nhiều khó khăn.


    Tổng kinh phí đề xuất đợt hỗ trợ lần này là hơn 7.500 tỉ đồng (đề xuất chưa nêu cụ thể mức hỗ trợ, hỗ trợ cho khoảng thời gian nào đối với từng người). Dự kiến bắt đầu chi hỗ trợ cho người dân khó khăn từ ngày 22/9 – 4/10.
    Hình ảnh
Đăng trả lời 344 bài viết

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 53 khách