Đăng trả lời 344 bài viết
VN:Thêm 88.378 ca, Quảng Ninh và Bình Định bổ sung 23.262 F0
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49108
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 8.681 ca , TP.HCM có 5.171 ca

    by music123 » Thứ 2 Tháng 9 20, 2021 7:09 pm

    Tối 20/9: Thêm 8.681 ca mắc COVID-19 , TP.HCM có 5.171 ca

    Đức Lâm

    Hình ảnh

    Người dân xếp hàng chờ tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca tại một trung tâm tiêm chủng ở Hà Nội, ngày 10/9/2021. (Ảnh: Linh Pham/Getty Images)

    Ngày 20/9, Bộ Y tế cho biết có thêm 8.681 ca mắc mới, thấp hơn hôm qua gần 1.360 ca. TP. HCM vẫn có nhiều nhất với 5.171 ca, tiếp sau là Bình Dương với 1.410 ca. Trong ngày có 6.821 bệnh nhân khỏi bệnh.

    Bộ Y tế cho hay, tính từ 17h ngày 19/9 đến 17h ngày 20/9, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 8.681 ca nhiễm mới.

    Trong đó có:

    - 13 ca nhập cảnh;

    - 8.668 ca ghi nhận trong nước tại 38 tỉnh, thành phố - giảm 1.357 ca so với ngày trước đó và là mức thấp nhất trong 01 tháng trở lại đây.

    Thêm 215 ca tử vong ở 10 tỉnh, thành:

    Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận 215 ca tử vong tại:

    TP. HCM (163 ca),
    Bình Dương (36),
    Bình Thuận (3),
    Long An (3),
    Kiên Giang (3),
    Đà Nẵng (2),
    Bà Rịa - Vũng Tàu (2),
    Bạc Liêu (1),
    An Giang (1),
    Nghệ An (1).


    Bình Dương ghi nhận 73 ca F0 ở ‘vùng xanh’, đề nghị các tỉnh đón người dân về quê

    Hình ảnh

    Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân khu phố 1, TP. Thủ Dầu Một. (Ảnh: baobinhduong.vn)

    Trong ngày 19/9, tại các khu trọ công nhân ở TP. Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương), ngành y tế đã phát hiện 73 ca dương tính với COVID-19.

    Chiều tối qua (ngày 19/9), UBND phường Phú Cường (TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) đã phát đi thông báo phát hiện 73 ca dương tính trong ngày qua test nhanh COVID-19 được ghi nhận tại các khu trọ công nhân ở tổ 4 và tổ 15, thuộc khu phố 1, phường Phú Cường.



    Tối cùng ngày, lực lượng chức năng đã phong tỏa khu vực có ca nhiễm, đưa người bị nhiễm đi cách ly tập trung.

    Khu vực ghi nhận chùm ca dương tính này nằm ở trung tâm của TP. Thủ Dầu Một, trước đó được ghi nhận là một trong những “vùng xanh” của thành phố vào ngày 10/9.

    Đây cũng là số trường hợp dương tính nhiều nhất từ khi địa phương này trở lại trạng thái “bình thường mới”, hiện chưa rõ nguồn lây.

    Cùng ngày 19/9, đại diện chính quyền tỉnh Bình Dương cho biết, địa phương đã ban hành công văn đến các tỉnh, thành phố về việc phối hợp đưa đón công dân về quê bảo đảm ứng phó an toàn nhất có thể trong việc phòng dịch COVID-19.

    Trước đó, sau khi tỉnh Bình Dương công bố trở lại trạng thái “bình thường mới”, nhiều người dân tạm trú ở địa phương này tưởng được phép về quê nên đã dọn hành lý để tự về, nhưng bị các chốt chặn lại.

    Lý do người dân chưa được di chuyển về quê vì cần đảm bảo điều kiện thông hành bao gồm việc đã tiêm vaccine tối thiểu 1 mũi sau 14 ngày. Bên cạnh đó, người dân còn cần thông báo trước cho tỉnh nhà để phối hợp đón trong điều kiện đảm bảo các tiêu chí an toàn.

    Theo kế hoạch, sau ngày 20/9, Bình Dương sẽ nới lỏng giãn cách và cho phép thông hành liên huyện “vùng xanh”. Đối với các “điểm đỏ, cam, vàng”, người dân thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16.

    Trong ngày 19/9, toàn tỉnh Bình Dương ghi nhận 2.332 ca mắc mới, riêng TP. Thủ Dầu Một có 281 ca. Từ đợt dịch thứ 4 đến nay, tỉnh Bình Dương ghi nhận 178.295 ca, trong đó có 1.616 ca tử vong và 140. 000 bệnh nhân khỏi bệnh.


    Bộ Y tế Việt Nam đề nghị xét nghiệm COVID-19 hàng tuần cho người bán hàng ở chợ


    Bộ Y tế Việt Nam đề nghị tại các chợ đang hoạt động khi áp dụng Chỉ thị 16, đơn vị chức năng tổ chức xét nghiệm COVID-19 bằng test nhanh kháng nguyên cho người quản lý, làm việc, bán hàng ở chợ hàng tuần.

    Ngày 18/9, Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 tại các chợ đầu mối. Theo đó, Bộ hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố tùy theo tình hình thực tế tại địa phương, có kế hoạch/phương án phòng, chống dịch COVID-19 cho chợ. Tổ chức mua hàng tại chợ theo quy định một chiều (chiều vào, chiều ra khác nhau).



    Tạo mã QR điểm kiểm dịch tại cửa vào chợ, yêu cầu người lao động/làm việc, người bán hàng, khách hàng phải khai báo y tế qua quét mã QR điểm kiểm dịch hoặc khai trên giấy hàng ngày khi vào chợ, thực hiện Thông điệp 5K.

    Tại khu vực cửa vào chợ, tổ chức đo thân nhiệt; thu, kiểm soát và quản lý Thẻ vào chợ.

    Các chợ cần bố trí phòng/khu vực cách ly tạm thời cho người lao động/làm việc, người bán hàng có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc được xác định mắc bệnh; hoặc được xác định là F1 hoặc F2 khi đang làm việc tại chợ.

    Trường hợp không thể bố trí phòng cách ly tạm thời thì phải sắp xếp một khu vực cách ly tạm thời tách biệt hoàn toàn với các khu vực bán hàng trong chợ. Bố trí và chỉ định khu vực giao nhận hàng hóa gần cửa ra vào chợ; hạn chế tiếp xúc giữa người giao hàng và người nhận hàng.

    Bộ Y tế nhấn mạnh các địa phương có thể điều chỉnh thực hiện nội dung của hướng dẫn cho phù hợp với thực tiễn.

    Bộ Y tế đề nghị tại các chợ đang hoạt động, đơn vị chức năng tổ chức xét nghiệm COVID-19 bằng test nhanh kháng nguyên cho người quản lý, làm việc, bán hàng ở chợ hàng tuần. Xem xét áp dụng việc hướng dẫn cho các đối tượng tự thực hiện xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên tại điểm xét nghiệm.

    Các tỉnh, thành tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho người dân về những quy định phòng, chống dịch khi đến và mua bán tại các chợ. Đồng thời chỉ đạo triển khai, kiểm tra và giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch tại các chợ trên địa bàn. Những chợ không đảm bảo an toàn phòng, chống dịch phải dừng hoạt động ngay.



    Đồng Nai bất ngờ ra văn bản siết lưu thông lúc nửa đêm, Sóc Trăng vẫn kiên trì phong tỏa hẹp


    Hình ảnh

    Công tác phòng chống dịch ở Đồng Nai. (Ảnh: dongnai.gov.vn)


    UBND tỉnh Đồng Nai bất ngờ ra văn bản về tăng cường kiểm soát việc tham gia lưu thông lúc nửa đêm. Trong khi đó, tỉnh Sóc Trăng thay vì áp dụng hình thức giãn cách xã hội như các địa phương khác, tỉnh này áp dụng giãn cách theo 4 mức độ nguy cơ.

    Vào lúc 23h30 đêm qua (19/9), UBND tỉnh Đồng Nai bất ngờ ra văn bản về tăng cường kiểm soát việc tham gia lưu thông, di chuyển giữa các vùng trong trạng thái bình thường mới từ 0h sáng 20/9.



    Theo UBND tỉnh Đồng Nai, để thống nhất thực hiện việc quản lý, tham gia lưu thông, đi lại theo kế hoạch, UBND tỉnh khuyến khích người dân cài đặt, sử dụng ứng dụng quản lý di chuyển nội địa “VN-eID” do Bộ Công an phát hành để khai báo, quét mã QR tại các chốt kiểm soát và cài đặt, sử dụng ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử để chứng minh đã được tiêm vaccine.

    Đối với cấp huyện, cấp xã vùng xanh: Có tỉ lệ dưới 60% người trên 18 tuổi được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine (áp dụng Chỉ thị 15), từ 60 - 70% người tiêm 1 mũi vaccine (áp dụng Chỉ thị 16) và trên 70% (áp dụng bình thường mới).

    Đối với cấp huyện, xã vùng đỏ, cam, vàng: Tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 và siết chặt việc tham gia lưu thông. Theo đó, người dân không được ra khỏi nhà, trừ trường hợp chăm sóc sức khỏe khẩn cấp, mua hàng hóa thiết yếu, thiên tai, hỏa hoạn và các trường hợp đặc biệt khác.

    100% người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) phải cài đặt, sử dụng ứng dụng quản lý di chuyển nội địa “VNEID” do Bộ Công an phát hành để khai báo, quét mã QR tại các chốt kiểm soát và cài đặt, sử dụng ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử để chứng minh đã được tiêm vaccine.

    Những giấy đi đường đã được cấp trước ngày 20/9 phải nộp bản photo (giấy đi đường cũ) kèm bản kê khai giấy đi đường mới đến cơ quan, đơn vị đã cấp hoặc đơn vị là đầu mối tiếp nhận để được kiểm tra, cấp lại giấy đi đường mới. Quy trình cấp lại giấy đi đường mới vẫn áp dụng theo các văn bản trên và hướng dẫn của Công an tỉnh (cho phép sử dụng giấy đi đường cũ đến hết ngày 22/9).

    Theo thông tin từ Sở y tế tỉnh Đồng Nai, trong ngày 19/9, toàn tỉnh ghi nhận thêm 906 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 toàn tỉnh lên 40.922 ca. Trong đó,trong đó 20.835 ca được chữa khỏi, 382 ca tử vong. Tỉnh hiện còn hơn 20 nghìn bệnh nhân đang được theo dõi, điều trị.

    Trước đó, vào ngày 14/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai đã họp và thống nhất sẽ nới lỏng giãn cách, mở cửa kinh tế sau ngày 20/9.

    Vượt mốc 1.000 ca F0, Sóc Trăng vẫn kiên trì phong tỏa hẹp

    Theo Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng, tính đến sáng ngày 20/9, toàn tỉnh Sóc Trăng có 1.025 ca mắc COVID-19. Trong đó, thị xã Vĩnh Châu có 149 ca, huyện Mỹ Xuyên 285 ca...

    Mặc dù số ca mắc vượt mốc 1.000, Thay vì áp dụng hình thức giãn cách xã hội như các địa phương khác, Sóc Trăng là tỉnh đầu tiên tại miền Tây áp dụng giãn cách theo 4 mức độ nguy cơ, là tỉnh đầu tiên tại miền Tây trở lại “bình thường mới” sớm nhất.

    Theo Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng, dịch bệnh tại tỉnh hiện nay đã được kiểm soát. Quá trình thực hiện giãn cách theo mức độ nguy cơ đã tạo điều kiện cho ngành y tế phong tỏa hẹp, truy vết nhanh, hiệu quả.



    Ngày 19/9/2021 của UBND tỉnh Sóc Trăng đã thông báo kế hoạch đón tất cả công dân tỉnh Sóc Trăng đang sinh sống, học tập, làm việc ngoài tỉnh gặp khó khăn trong cuộc sống do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 có nguyện vọng trở về địa phương




    Hà Nội bỏ kiểm tra giấy đi đường, đề xuất xe buýt hoạt động

    Về việc Hà Nội bỏ kiểm tra giấy đi đường, tại cuộc họp, ông Chử Xuân Dũng, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết hôm nay 20/9 là ngày cuối của đợt giãn cách thứ 4.

    Về một số nguyên tắc, định hướng lớn sau 21/9, TP sẽ không áp dụng quy định phân luồng, không áp dụng giấy đi đường cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp di chuyển trên địa bàn TP. Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong giám sát việc di chuyển. Không phát sinh thêm thủ tục hành chính với cá nhân, doanh nghiệp. Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định đảm bảo phòng, chống dịch theo yêu cầu của TP.

    Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch, TP đã phân cấp ủy quyền cho các sở ngành, địa phương nhằm hướng dẫn các cá nhân, doanh nghiệp để thực hiện tốt giải pháp phục hồi sản xuất kinh tế, kinh doanh dịch vụ để đảm bảo an toàn.



    Hà Nội sẽ thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức hậu kiểm về công tác phòng, chống dịch.

    Về đề xuất xe buýt chạy trở lại sau 21/9, sáng 20/9, ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội (Sở Giao thông Vận tải) thông tin, cơ quan này đã lập kế hoạch tái khởi động xe buýt sau khi thành phố nới lỏng giãn cách, gửi lãnh đạo thành phố xem xét, phê duyệt.

    Theo đó, giai đoạn một trong 15 ngày sau khi thành phố nới lỏng giãn cách (dự kiến từ 21/9), vận tải khách công cộng Hà Nội hoạt động với 50% tần suất theo biểu đồ trước đây; xe hai bánh giao nhận hàng hóa, bưu phẩm cũng được hoạt động, song phải đăng ký với phường, xã.

    Lái xe, nhân viên phục vụ trong các trường hợp trên đều phải tiêm vaccine ít nhất một mũi và có giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19.

    Trong giai đoạn tiếp theo đến khi hoạt động trở lại theo trạng thái “bình thường mới”, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đề xuất cho xe buýt hoạt động tần suất không quá 80% số chuyến theo biểu đồ.



    Chính phủ phê duyệt mua 10 triệu liều vắc-xin của Cuba

    Ngày 20/9, Chính phủ đã ban hành nghị quyết 109 về việc mua vắc-xin phòng COVID-19 Abdala của Cuba.

    Theo nghị quyết này, Chính phủ đồng ý việc Thủ tướng cho phép áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt quy định tại điều 26 Luật đấu thầu đối với việc mua vắc-xin phòng COVID-19 Abdala, do Trung tâm Kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học Cuba sản xuất với 4 điều kiện.

    Cụ thể, chấp thuận điều khoản miễn trừ trách nhiệm đối với các khiếu nại phát sinh liên quan đến việc sử dụng vắc-xin. Chấp nhận giao hàng không đúng tiến độ nêu trong hợp đồng, phải tiếp nhận đủ số lượng 10 triệu liều vắc-xin, kể cả trong trường hợp Trung tâm Kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học Cuba giao hàng chậm. Chấp nhận thanh toán theo các điều khoản trong hợp đồng.

    Cũng theo nghị quyết, Trung tâm Kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học Cuba không phải thực hiện bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Việc tranh chấp hợp đồng, nếu có sẽ được thực hiện theo luật pháp của Cuba; trường hợp hai bên không đạt được đồng thuận, việc giải quyết được thực hiện theo Quy tắc trọng tài của Phòng Thương mại quốc tế (ICC) tại Paris, Pháp.

    Để thực hiện mua vắc-xin, Chính phủ giao Bộ Y tế chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung, số liệu; khẩn trương tổ chức thực hiện việc mua vắc-xin phòng Abdala của Cuba, bảo đảm chất lượng vắc-xin, tiến độ, hiệu quả trong phòng, chống dịch COVID-19.



    Shipper xếp hàng gần nửa km chờ xét nghiệm

    – Sáng nay, tại nhiều trạm y tế lưu động tại TP.HCM shipper xếp hàng dài chờ xét nghiệm. Nguyên nhân là số lượng shipper đăng ký hoạt động với Sở Công thương tăng thêm, lên tới 82.000 người.

    Lúc 6h, tại công viên Khánh Hội (phường 2, quận 4), hàng trăm shipper xếp hàng từ sáng sớm. Do quận này chỉ có một điểm xét nghiệm từ 6h đến 8h nên lượng người đổ về rất đông. Hai hàng người dài 400m từ giao lộ đường 48 và Vĩnh Hội đến đường Hoàng Diệu.

    Cách đó 11km, tại giao lộ đường Nguyễn Oanh – Nguyễn Huy Lượng (quận Gò Vấp), shipper cũng xếp hàng gần 500 m chờ đến lượt xét nghiệm. Toàn quận có 4 điểm lấy mẫu cho shipper, hoạt động từ 5h30 đến 9h mỗi ngày.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49108
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 11.692 ca , 240 ca tử vong

    by music123 » Thứ 3 Tháng 9 21, 2021 7:28 pm

    Tối 21/9: Cả nước có 11.692 ca Covid-19 mới, 240 ca tử vong

    TỔNG HỢP

    Hình ảnh

    Ngày 21/9: Có 11.692 ca mắc mới COVID-19 tại TP.HCM và 33 tỉnh thành
    Một chiếc xe với áp phích tuyên truyền phòng chống COVID-19 được nhìn thấy trên đường phố tại Hà Nội vào ngày 21 tháng 9 năm 2021. (Ảnh Linh Phạm / Getty Images)



    Bộ Y tế Việt Nam cho biết, trong ngày 21/9, cả nước có 11.692 ca mắc, trong đó riêng TP. HCM và Bình Dương nhiều nhất với hơn 10.130 ca. Trong ngày có 11.017 bệnh nhân được xuất viện.

    Số ca tử vong bởi dịch COVID-19

    Số ca tử vong trong ngày 21/9 được công bố là 240 ca: TP. HCM (184), Bình Dương (41), Kiên Giang (3), Bình Thuận (3), Long An (2), Khánh Hòa (1), Hà Tĩnh (1), An Giang (1), Đà Nẵng (1), Bình Phước (1), Tiền Giang (2).
    Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 17.545 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

    TP. HCM: Doanh nghiệp sẽ tự tổ chức xét nghiệm cho shipper của mình từ 24/9

    Theo đó, từ ngày 22 đến hết 23/9, các doanh nghiệp và shipper tổ chức tập huấn lấy mẫu. Sở Y tế sẽ cung cấp bộ xét nghiệm dựa vào số lượng đăng ký của shipper với Sở Công thương theo nguyên tắc mẫu gộp ba người, 3 ngày/một lần. Thời gian này các shipper sử dụng kết quả xét nghiệm còn giá trị.


    UBND TP. HCM vừa ra văn bản khẩn về việc quản lý kết quả xét nghiệm cho lực lượng shipper trên địa bàn thành phố. Theo đó, doanh nghiệp quản lý shipper chịu trách nhiệm tổ chức xét nghiệm bắt đầu từ 24/9.

    Chiều 21/9, UBND TP.HCM ban hành văn bản khẩn liên quan đến việc quản lý kết quả xét nghiệm của shipper bằng công nghệ.



    Theo chỉ đạo mới nhất của UBND TPHCM, việc thực hiện xét nghiệm đối với nhân viên giao hàng có ứng dụng công nghệ được tập trung thực hiện tại các trạm y tế lưu động trên địa bàn thành phố sẽ kéo dài đến hết ngày 21/9.

    Từ ngày 22 - 29/9, các doanh nghiệp và shipper tập huấn công tác xét nghiệm và cập nhật thông tin xét nghiệm trên các ứng dụng của doanh nghiệp, hoặc sử dụng ứng dụng do Sở TT-TT hướng dẫn.

    Sở Y tế thành phố sẽ cung cấp bộ xét nghiệm nhanh kháng nguyên trên cơ sở số lượng đăng ký của shipper với Sở Công Thương theo nguyên tắc mẫu gộp 3 người, 3 ngày/1 lần. Các doanh nghiệp quản lý shipper nhận bộ xét nghiệm nhanh kháng nguyên tại Sở Công Thương. Trong thời gian này các shipper có thể sử dụng kết quả xét nghiệm còn giá trị.

    Từ ngày 24 đến 30/9, các doanh nghiệp quản lý shipper chịu trách nhiệm tổ chức xét nghiệm và cập nhật kết quả vào khu dữ liệu dùng chung của TP. HCM theo hướng dẫn của Sở TT-TT.

    UBND TP. HCM giao Sở Công Thương chịu trách nhiệm hướng dẫn, yêu cầu các doanh nghiệp ký cam kết và chịu trách nhiệm về công tác tổ chức và kết quả xét nghiệm. Trường hợp các shipper không đáp ứng được điều kiện sẽ không được tham gia hoạt động.


    Việt Nam mua 10 triệu liều vaccine Abdala của Cuba, cấp phép nhập khẩu 30 triệu liều vaccine Hayat-Vax

    Ngày 20/9, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết về việc mua 10 triệu liều vaccine Abdala, do Trung tâm kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học Cuba sản xuất; đồng thời cấp phép nhập khẩu 30 triệu liều vaccine COVID-19 Hayat-Vax

    Ngày 20/9, Chính phủ ban hành Nghị quyết về việc mua vaccine Abdala, do Trung tâm kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học Cuba (CIGB) sản xuất.



    Nghị quyết chấp thuận điều khoản miễn trừ trách nhiệm với các khiếu nại phát sinh liên quan đến vaccine và sử dụng vaccine; chấp nhận giao hàng không đúng tiến độ giao trong hợp đồng. Chính phủ yêu cầu phải tiếp nhận đầy đủ 10 triệu liều vaccine, kể cả trong trường hợp Trung tâm Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ Sinh học Cuba giao hàng chậm; chấp nhận thanh toán theo các điều khoản trong hợp đồng.

    Trung tâm kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học Cuba không phải bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng; việc tranh chấp hợp đồng (nếu có), được thực hiện theo luật pháp Cuba; trường hợp hai bên không đạt được đồng thuận, việc giải quyết thực hiện theo Quy tắc trọng tài của Phòng thương mại quốc tế (ICC), tại Paris, Pháp.

    Bộ Y tế Việt Nam khẩn trương tổ chức mua vaccine Abdala đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả. 

    Chính phủ giao Bộ Y tế chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung, số liệu và khẩn trương tổ chức thực hiện việc mua vaccine phòng COVDI-19 Abdala của Cuba, đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả phòng chống dịch COVID-19.

    Bộ Y tế cấp phép cho Vimedimex nhập khẩu 30 triệu liều vaccine COVID-19 Hayat-Vax
    Ngày 16/9, Cục Quản lý dược (thuộc Bộ Y tế) đã cấp phép nhập khẩu 30 triệu liều vaccine Hayat-Vax sản xuất tại UAE cho Công ty cổ phần y dược phẩm Vimedimex. Đây là loại vaccine thứ 7 được Bộ Y tế phê duyệt cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam.

    Cụ thể, Cục Quản lý Dược nhận được Đơn hàng số 04/2021/ĐH-VMD ngày 11/9/2021 và các văn bản của Công ty Cổ phần Y dược phẩm Vimedimex về việc nhập khẩu vaccine chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam để đáp ứng nhu cầu cấp bách cho phòng, chống dịch. Theo đó, Cục Quản lý Dược đồng ý để Công ty nhập khẩu loại vaccine tại Đơn hàng này. Tên vaccine là Hayat-Vax, với số lượng: 30.000.000 liều.

    Cơ sở sản xuất bán thành phẩm: Beijing Institute of Biological Products Co., Ltd. - Trung Quốc; Cơ sở đóng gói sơ cấp, thứ cấp và xuất xưởng: Julphar (Gulf Pharmaceutical Industries) - Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất UAE.

    Cục Quản lý Dược yêu cầu Công ty Cổ phần Y dược phẩm Vimedimex phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc, chất lượng vaccine nhập khẩu và bảo đảm việc sử dụng vaccine đúng mục đích, an toàn, hiệu quả theo đúng cam kết.

    Công ty Cổ phần Y dược phẩm Vimedimex phải thực hiện đúng các quy định hiện hành về xuất nhập khẩu, lưu thông phân phối thuốc và các quy định về dược có liên quan.

    Vaccine COVID-19 có tên Hayat-Vax đã được Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 vào ngày 10/9.



    Đây là loại vaccine ngừa COVID-19 thứ 7 được phê duyệt khẩn cấp tại Việt Nam. Trước đó, Bộ Y tế Việt Nam đã phê duyệt các vaccine AstraZeneca, Pfizer, Sputnik V, Moderna, Janssen và Sinopharm; mới đây nhất là vaccine Abdala của Cuba.


    Vượt chốt kiểm dịch Covid-19 bất thành, người đàn ông quay lại đánh công an

    Sơn chạy xe máy không mang khẩu trang, không đội mũ bảo hiểm còn muốn vượt chốt kiểm dịch Covid-19; khi bị lực lượng chức năng lập biên bản, đối tượng dùng những lời lẽ thô tục, chửi bới và quay lại đánh công an.
    Chiều 21-9, Cơ quan CSĐT Công an huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh tạm giam 2 tháng đối với Phan Ngọc Sơn (SN 1978; trú tại xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch) về hành vi chống người thi hành công vụ.

    Hình ảnh

    Công an xã Đồng Trạch bắt Phan Ngọc Sơn khi vượt chốt kiểm dịch bất thành, quay lại đánh công an và bị bắt giữ

    Trước đó, khoảng 17 giờ 40 phút ngày 20-9, mặc dù đang trong thời gian phong tỏa, giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, nhưng Phan Ngọc Sơn chạy xe máy không đội mũ bảo hiểm, không mang khẩu trang đi qua chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 tại thôn 2, xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch.

    Khi các lực lượng làm nhiệm vụ tại chốt yêu cầu dừng xe, Sơn không chấp hành, có lời nói thô tục với lực lượng tại đây đồng thời lái xe qua chốt.

    Hình ảnh

    Đối tượng Phan Ngọc Sơn tại cơ quan Công an

    Công an xã Đồng Trạch đã tiến hành kiểm tra, lập biên bản vụ việc, biên bản vi phạm hành chính về lỗi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân, phòng chống dịch bệnh đối với Phan Ngọc Sơn, nhưng đối tượng không ký vào biên bản và bỏ đi, sau đó quay lại đánh một đồng chí công an xã đang làm nhiệm vụ nơi đây.

    Lực lượng Công an đã khống chế, bắt giữ đối tượng để xử lý theo quy định của pháp luật. Tại cơ quan Công an, đối tượng Phan Ngọc Sơn đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.


    Bộ Y tế bổ sung một số thuốc điều trị Covid-19


    Theo hướng dẫn mới nhất, Bộ Y tế bổ sung thuốc kháng virus đường uống, đường tiêm và một số thuốc kháng thể đơn dòng cho bệnh nhân Covid-19 thể nhẹ và người mắc kèm các bệnh nền.
    Bộ Y tế vừa có văn bản sửa đổi, bổ sung một số điểm của Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 do chủng virus Corona mới (SARS-CoV-2).

    Theo hướng dẫn này, Bộ Y tế bổ sung thuốc kháng virus trong điều trị Covid-19 nhằm ức chế sự sao chép của virus.

    Thuốc kháng virus đường uống được chỉ định được dùng cho tất cả những trường hợp xác định nhiễm virus SARS-CoV-2 giai đoạn sớm.

    Với thuốc kháng virus đường tiêm, truyền thường được dùng cho bệnh nhân nội trú.


    Đối với thuốc chưa được Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng, chưa được cấp phép lưu hành, chưa được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại bất kỳ nước nào trên thế giới: Việc sử dụng phải tuân thủ các quy định về thử nghiệm lâm sàng của Bộ Y tế.

    Thuốc đã được WHO khuyến cáo sử dụng hoặc được cấp phép lưu hành, hoặc được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại ít nhất 1 nước trên thế giới thì cho phép sử dụng theo tờ hướng dẫn sử dụng thuốc của nhà sản xuất kèm theo khi nhập khẩu. Chẳng hạn như thuốc Remdesivir, Favipiravir…



    Trong hướng dẫn mới nhất này, Bộ Y tế cũng bổ sung các loại thuốc kháng thể đơn dòng (là thuốc ức chế Interleukine 6 hoặc trung hòa virus).

    Thuốc này được chỉ định điều trị cho bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên đã được khẳng định nhiễm virus SARS-CoV-2 mức độ nhẹ đến vừa và có nguy cơ tiến triển nặng như người cao tuổi, béo phì, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, bệnh phổi mạn tính, đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2, bệnh thận mạn tính, bao gồm cả các bệnh nhân đang lọc máu, bệnh gan mạn tính, suy giảm miễn dịch đang được điều trị ung thư, bệnh nhân ghép tủy xương hoặc ghép tạng, suy giảm miễn dịch, HIV, thiếu máu hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia và sử dụng dài ngày các thuốc gây suy giảm miễn dịch.

    Hình ảnh

    Thuốc kháng virus Remdesivir được FDA phê duyệt để điều trị bệnh nhân Covid-19- Nguồn: AFP

    Đối với thuốc chưa được WHO khuyến cáo sử dụng, chưa được cấp phép lưu hành, chưa được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại bất kỳ nước nào trên thế giới, việc sử dụng phải tuân thủ các quy định về thử nghiệm lâm sàng của Bộ Y tế.

    Thuốc đã được WHO khuyến cáo sử dụng hoặc được cấp phép lưu hành hoặc được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại ít nhất 1 nước trên thế giới thì cho phép sử dụng theo tờ hướng dẫn sử dụng thuốc của nhà sản xuất kèm theo khi nhập khẩu (ví dụ: thuốc Tocilizumab, Sarilumab; Casirivimab 600mg + Imdevimab 600mg, Bamlanivimab 700mg + Estesevimab 1400mg, Strovimab;...).


    Hình ảnh
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49108
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm11.527 ca ;TP.HCM và Bình Dương hơn 9.600 ca

    by music123 » Thứ 4 Tháng 9 22, 2021 5:06 pm

    Tối 22/9: Cả nước có 11.527 ca mắc COVID-19, riêng TP.HCM và Bình Dương hơn 9.600 ca

    Hình ảnh

    Người dân nhận được giấy chứng nhận tiêm chủng sau khi tiêm vaccine tại một trung tâm tiêm chủng COVID-19 vào ngày 10 tháng 9 năm 2021 ở Hà Nội. (Ảnh Linh Phạm / Getty Images)

    Theo bản tin dịch COVID-19 ngày 22/9 của Bộ Y tế Việt Nam cho biết, cả nước ghi nhận 11.527 ca mắc COVID-19 trong ngày, riêng TP. HCM và Bình Dương đã hơn 9.600 ca. Trong ngày có 11.919 ca khỏi.

    Thông tin các ca mắc COVID-19 mới

    Trong số 11.527 ca nhiễm mới được ghi nhận trong ngày, có 2 ca nhập cảnh và 11.525 ca tại 35 tỉnh, thành phố; trong đó có 5.870 ca nhiễm trong cộng đồng.

    Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. HCM (5.435), Bình Dương (4.179), Đồng Nai (930), Long An (191), An Giang (186), Kiên Giang (137), Tiền Giang (89), Cần Thơ (48), Tây Ninh (48), Bình Định (43), Bình Phước (26), Khánh Hòa (21), Đắk Nông (20), Hà Nam (20), Quảng Bình (19), Đồng Tháp (18), Ninh Thuận (15), Phú Yên (14), Đà Nẵng (10), Bình Thuận (9), Thừa Thiên Huế (9), Quảng Trị (9), Bà Rịa - Vũng Tàu (8 ), Bạc Liêu (8 ), Hà Nội (7), Quảng Ngãi (6), Trà Vinh (4), Lâm Đồng (3), Bến Tre (3), Kon Tum (2), Hậu Giang (2), Thanh Hóa (2), Cà Mau (2), Sơn La (1), Nghệ An (1).


    Trong ngày cả nước ghi nhận 236 ca tử vong riêng TP.HCM (181), Bình Dương là (37). Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 17.781 ca.

    Tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 35.675.840 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 28.745.680 liều, tiêm mũi 2 là 6.930.160 liều.


    Ca mắc COVID-19 ở Bà Rịa-Vũng Tàu giảm mạnh, nới giãn cách thận trọng

    Tính từ 18h ngày 21/9 đến 18h ngày 22/9/2021, Bà Rịa-Vũng Tàu ghi nhận 5 ca nghi mắc COVID-19 mới. Tuy nhiên tại vùng nguy cơ cao, vùng nguy cơ rất cao, sau đợt giãn cách xã hội tiếp tục kết hợp với các giải pháp phòng chống dịch quyết liệt, sáng tạo phù hợp với thực tiễn, đã cơ bản kiểm soát được dịch.


    Ngày 22/9, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, tính từ 18h ngày 21/9 đến 18h ngày 22/9/2021, tỉnh này ghi nhận 5 ca nghi mắc COVID-19 mới, đang chờ Bộ Y tế cấp mã bệnh nhân.

    Cụ thể, TP.Vũng Tàu có 1 ca ngoài cộng đồng từ TPHCM về phát hiện tại phường Thắng Tam, đã được đưa cách ly tại 89 Lê Lợi. TP.Bà Rịa ghi nhận 1 ca trong khu vực cách ly tập trung tại Trường Tiểu học Nguyễn Minh Khanh.

    Huyện Long Điền có 2 ca trong khu vực cách ly tập trung (1 ca tại Trường Tiểu học Chu Văn An, 1 ca tại Trường THPT Minh Đạm). Huyện Châu Đức ghi nhận 1 ca trong khu vực cách ly tập trung tại Trường THPT Dân tộc nội trú. Người này từ TPHCM về đến chốt kiểm dịch xã Cù Bị, huyện Châu Đức thì dừng lại và được đưa thẳng vào khu cách ly tập trung.

    Lực lượng chức năng đang tiến hành truy vết các F1, F2, F3. Số ca đã khỏi bệnh trong ngày 22/9 là 23 ca. Tỷ lệ khỏi bệnh ở Bà Rịa-Vũng Tàu là 89,26%. Số người đang cách ly tập trung là 810 trường hợp. Số ca dương tính với SARS-CoV-2 từ ngày 28/6 đến nay là 3.948 ca.

    Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết thêm, qua 14 ngày thực hiện các biện pháp phòng chống dịch và phục hồi kinh tế, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh có chiều hướng giảm sâu. Số lượng các ca nhiễm trong cộng đồng đã giảm đáng kể so với giai đoạn trước đó và khả năng kiểm soát tốt hơn. Việc thực hiện nhiệm vụ của “pháo đài” các xã, phường, thị trấn và nhiệm vụ “chiến sĩ” của người dân được triển khai quyết liệt.

    Tại các vùng bình thường mới, việc nới lỏng giãn cách xã hội được tỉnh tiến hành một cách thận trọng. Một số cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ được phép trở lại hoạt động; các cơ sở, chính quyền, doanh nghiệp và người dân đã thực hiện tốt các quy định về phòng chống dịch. Tại vùng nguy cơ cao, vùng nguy cơ rất cao, sau đợt giãn cách xã hội tiếp tục kết hợp với các giải pháp phòng chống dịch quyết liệt, sáng tạo phù hợp với thực tiễn, đã cơ bản kiểm soát được dịch. Đến nay, số xã, phường, thị trấn đã kiểm soát dịch bệnh, chuyển sang vùng xanh tăng từ 62 lên 70 (đạt 87,5% kế hoạch), số còn lại là vùng vàng và cam, không có vùng đỏ.

    “Dù kết quả phòng chống dịch của Bà Rịa-Vũng Tàu đã có bước tiến mới nhưng F0 trong cộng đồng vẫn còn, có cơ hội sẽ bùng phát, chỉ cần chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, rất có thể sẽ dẫn đến những hệ quả nặng nề”, báo cáo của Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nêu.

    Trong thời gian tới, Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch phòng chống dịch, phục hồi nền kinh tế và an dân theo tinh thần “an toàn đến đâu mở cửa đến đó”, theo lộ trình phù hợp với tất cả các lĩnh vực kinh tế của người dân và doanh nghiệp và tiếp tục sát cơ sở, khu dân cư, kiểm soát chặt chẽ, phòng ngừa dịch bệnh là cần thiết; ưu tiên phòng, chống dịch COVID-19 và từng bước khôi phục kinh tế theo nguyên tắc thực hiện đồng bộ 3 nhiệm vụ chính yếu là “Phòng chống dịch-Phát triển kinh tế-An dân” từ đây đến cuối năm 2021.

    Các địa phương được yêu cầu từng bước mở cửa các hoạt động phục hồi kinh tế trong điều kiện đảm bảo phòng chống dịch; tiếp tục quán triệt và triển khai hiệu quả công tác phòng chống dịch ngay tại xã, phường, thị trấn. Tổ chức triển khai Chiến lược tiêm vắc xin theo nguồn phân bổ của Bộ Y tế, đảm bảo nhanh chóng, đúng quy định; phấn đấu tiêm đủ 95% dân số từ 18 tuổi trở lên từ nay đến cuối năm 2021.



    Ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19, Sóc Trăng thiết lập cách ly y tế trên 5.000 hộ dân


    Ngày 22/9, Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Sóc Trăng quyết định thiết lập vùng cách ly y tế để phòng, chống dịch COVID-19 đối với nhi

    Hình ảnh

    Xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19

    Theo đó, Trung tâm chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Sóc Trăng quyết định thiết lập vùng cách ly y tế đối với toàn bộ xã Lai Hòa (thị xã Vĩnh Châu) gồm 11 ấp, 5.037 hộ, 27.228 nhân khẩu. Cụ thể, phía Đông giáp xã Vĩnh Tân (thị xã Vĩnh Châu); phía Tây giáp xã Vĩnh Trạch (TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu); phía Nam giáp đê biển; phía Bắc giáp sông Mỹ Thanh. Ngày 21 đến sáng nay (22/9), tại xã Lai Hòa ghi nhận gần 29 ca nhiễm COVID-19.

    Vùng cách ly y tế đối với khu vực dân cư thuộc ấp Tham Chu, xã Vĩnh Tân, thị xã Vĩnh Châu với chiều dài 650m theo tuyến Quốc lộ Nam sông Hậu với 141 hộ, 567 nhân khẩu. Thời gian áp dụng 15 ngày, kể từ 13 giờ ngày 22/9/2021.

    Hình ảnh


    Trung tâm chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Sóc Trăng giao UBND thị xã Vĩnh Châu phối hợp với các sở ngành, đơn vị có liên quan thiết lập ngay chốt kiểm soát và thực hiện kiểm soát 24/24 giờ tại các khu vực trên.

    Theo Sở Y tế Sóc Trăng, tính đến ngày 21/9, tỉnh ghi nhận 1.030 ca mắc COVID-19, đã điều trị khỏi 725 ca, hiện đang cách ly điều trị 285 ca.

    Theo phân loại mức độ nguy cơ dịch COVID-19 tại các xã, phường, thị trấn, Sóc Trăng có 105 địa phương ở mức bình thường mới (vùng xanh), hai địa phương mức nguy cơ (vùng vàng) và hai địa phương nguy cơ cao (vùng cam). Từ 00 giờ ngày 16/9, tỉnh này đã triển khai phương án phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và phục hồi sản xuất, kinh doanh theo trạng thái bình thường mới.



    TP Quy Nhơn số ca mắc COVID tăng cao; Đồng Nai xét nghiệm 'thần tốc' khu vùng đỏ, vùng cam


    Sáng 22/9, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Định thông tin về 23 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 mới trên địa bàn.

    Theo đó, hai trường hợp được phát hiện tại thị xã Hoài Nhơn (Bình Định). Các trường hợp còn lại được phát hiện tại TP Quy Nhơn.

    Đây là các trường hợp tiếp xúc với các ca bệnh được ghi nhận trước đó; là người nhà của bệnh nhân tại các phường Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Nhơn Bình, Hải cảng (TP Quy Nhơn).

    Trong ngày 21/9, UBND TP Quy Nhơn cũng đã có Quyết định áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tại KV2, phường Nhơn Bình để phòng chống dịch COVID-19. Thời gian thực hiện 7 ngày, bắt đầu từ 0 giờ ngày 22/9.

    Như vậy tính đến sáng 22/9, trên địa bàn tỉnh Bình Định đã ghi nhận 1.145 ca mắc COVID-19; trong đó 770 ca đã khỏi bệnh được xuất viện, 12 ca tử vong.

    Đồng Nai tiếp tục xét nghiệm thần tốc khu vực vùng đỏ, vùng cam




    Tỉnh Đồng Nai tiếp tục kế hoạch xét nghiệm cho 100% người dân tại các khu vực nguy cơ cao và rất cao (vùng đỏ), khu vực nguy cơ (vùng cam). Với hơn 1 ngàn ca nhiễm trong ngày, tỉnh Đồng Nai đã có trên 42,5 ngàn ca bệnh COVID-19.

    Ngày 22/9, Sở Y tế Đồng Nai cho biết, tiếp tục ghi nhận 1.036 ca nhiễm COVID-19 mới trong toàn tỉnh. Trong đó có 16 ca trong cộng đồng, 686 ca trong khu phong tỏa và 334 ca trong khu cách ly, đồng thời ghi nhận ổ dịch tại xã Bình Sơn (huyện Long Thành) có nguồn lây do người về từ Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai đã có lây nhiễm thứ phát và 67 ca phát hiện tại 2 công ty 3 tại chỗ. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh Đồng Nai có 42.508 ca bệnh COVID-19.

    Hình ảnh

    Đồng Nai tiếp tục xét nghiệm 100% người dân ở vùng nguy cao

    Theo kế hoạch thần tốc xét nghiệm COVID-19 của UBND tỉnh Đồng Nai, từ ngày 22/9/2021 đến 29/9/2021, ngành Y tế tỉnh Đồng Nai sẽ thực hiện xét nghiệm 100% người dân tại các khu/ấp nguy cơ rất cao (vùng đỏ), nguy cơ cao (vùng cam) nhằm phát hiện, bóc tách sớm ca nhiễm COVID-19, nhằm nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh để kiểm soát vùng nguy cơ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

    Trong ngày, 20/9, Bệnh viện dã chiến số 11 tại huyện Xuân Lộc đã chính thức đi vào hoạt động với công suất tối đa 3.000 giường, hiện đã triển khai 2.590 giường điều trị.






    Cán bộ cơ quan Đảng, chính quyền được đi làm theo khung giờ

    Hình ảnh

    Một quân nhân kiểm tra giấy tờ của một người đi đường tại một trạm kiểm soát ở TP. HCM vào ngày 23 tháng 8 năm 2021, sau khi thành phố áp đặt lệnh phong tỏa bởi COVID-19. (Ảnh PHẠM THỌ / AFP qua Getty Images)



    Ngày 22/9, thiếu tướng Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an TP, ký văn bản cho phép cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan Đảng, chính quyền, mặt trận được đi từ nơi ở đến trụ sở làm việc theo khung giờ.

    Theo Công an thành phố, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể được đến trụ sở làm việc với các điều kiện sau:

    - Thời gian lưu thông: sáng từ 6h30 - 8h; chiều 16h30 - 18h. Tuyến đường lưu thông từ nơi ở đến trụ sở làm việc.

    - Những người thực hiện nhiệm vụ ngoài khung giờ và tuyến đường vẫn sử dụng giấy đi đường đã cấp (trường hợp đổi ca, bị nhiễm COVID-19... thì đổi giấy). Trường hợp đặc biệt do yêu cầu công việc cần lưu thông thì Công an thành phố xem xét cấp bổ sung giấy đi đường và xem xét giải quyết từng đơn vị.

    - Các đơn vị gửi danh sách cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đăng ký làm việc tại trụ sở về Sở Nội vụ tập hợp và gửi về Công an thành phố để cập nhật danh sách quản lý về cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

    Người đi đường phải khai báo y tế trên phần mềm VNEID của Bộ Công an trước khi ra đường. Công an thành phố kiểm tra thẻ ngành, thẻ nhân viên và lịch công tác (hoặc đối chiếu với danh sách làm việc đã được cung cấp, cập nhật phần mềm).
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49108
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm9.472 ca ca ;TP. HCM vẫn có nhiều nhất với 5.052 ca

    by music123 » Thứ 5 Tháng 9 23, 2021 3:30 pm

    Tối 23/9: 9.472 ca mắc COVID-19 , giảm 2.060 ca so với hôm qua

    TỔNG HỢP

    Hình ảnh

    Người dân Hà Nội tiêm vắc xin AstraZeneca tại một điểm tiêm chủng, ngày 10/9/2021. (Ảnh: Linh Pham/Getty Images)



    Ngày 23/9, Bộ Y tế cho biết có thêm 9.472 ca mắc COVID-19, TP. HCM vẫn có nhiều nhất với 5.052 ca. Số ca mắc hôm nay giảm 2.060 ca so với hôm qua. Trong ngày có 6.262 bệnh nhân khỏi bệnh.

    Bộ Y tế cho hay, tính từ 17h ngày 22/9 đến 17h ngày 23/9, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 9.472 ca nhiễm mới.


    Trong đó có:

    - 07 ca nhập cảnh;

    - 9.465 ca ghi nhận trong nước (giảm 2.060 ca so với ngày trước đó) tại 33 tỉnh, thành phố (có 5.344 ca trong cộng đồng).


    TP. HCM (5.052 ca),
    Bình Dương (2.764),
    Đồng Nai (760),
    Long An (190),
    Kiên Giang (163)



    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là: Bình Dương (giảm 1.415), TP. HCM (giảm 383 ca), Đồng Nai (giảm 170 ca).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là: Tây Ninh (tăng 38 ca), Kiên Giang (26), Đắk Lắk (25).


    Thêm 236 ca tử vong tại 10 tỉnh, thành:

    Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận 236 ca tử vong ,Việt Nam vượt mốc 18.000 ca thiệt mạng vì COVID-19

    TP. HCM (175 ca),
    Bình Dương (37),
    Long An (7),
    Đồng Nai (6),
    Bà Rịa - Vũng Tàu (3),
    Bình Thuận (2),
    Tây Ninh (2),
    Tiền Giang (1),
    Hà Nội (2),
    Bình Định (1).





    Dịch COVID-19 đã lan ra 5/9 xã, phường của TP Phú Quốc

    Đến cuối giờ chiều 23-9, ổ dịch tại phường An Thới, TP Phú Quốc đã lây lan ra thêm phường Dương Đông và 3 xã Hàm Ninh, Cửa Dương, Bãi Thơm của TP này.

    Hình ảnh

    Khẩn trương truy vết F0 tại phường An Thới - Ảnh: DUY KHÁNH

    Báo cáo nhanh của Trung tâm Y tế TP Phú Quốc (Kiên Giang) thông báo trên địa bàn đã có tổng cộng 69 ca nhiễm COVID-19, đã có kết quả xét nghiệm RT-PCR (63 ca tại An Thới, 1 ca tại Dương Đông, 5 ca mới phát hiện ở Hàm Ninh). Ngoài ra, còn có các trường hợp nghi nhiễm qua test sàng lọc tại cộng đồng đang chờ kết quả xét nghiệm xác nhận.

    Ngoài việc lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ 23.000 người dân ở An Thới, chính quyền TP Phú Quốc đã quyết định tiếp tục lấy mẫu tầm soát toàn bộ người dân trên đảo để nhanh chóng bóc tách hết F0 lây lan từ ổ dịch An Thới.

    Tại xã Hàm Ninh, số người được lấy mẫu test nhanh trong ngày hôm nay là 257, kết quả có 5 ca dương tính đã có xác nhận RT-PCR. Tại phường Dương Đông, test nhanh có 1 người nghi nhiễm, xét nghiệm RT-PCR sau đó âm tính.

    Tại 2 xã Bãi Thơm, Cửa Dương mỗi xã có 1 trường hợp nghi nhiễm đang chờ kết quả xét nghiệm xác nhận RT-PCR.


    Ông Nguyễn Thanh Nhàn, phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, đang trực tiếp chỉ đạo chống dịch tại Phú Quốc, cho hay hiện đã huy động toàn bộ nguồn lực để thần tốc truy vết, xét nghiệm sàng lọc.

    Theo phương án chống dịch từ trước của tỉnh Kiên Giang, Phú Quốc đã bố trí đất để xây dựng bệnh viện dã chiến quy mô 1.000 giường tại xã Cửa Cạn.

    Hiện tại, đảo Phú Quốc có thể tiếp nhận điều trị khoảng 150 ca F0, cách ly khoảng 500 F1. Tới thời điểm này đã có 202 trường hợp F1 cách ly tại tiểu đoàn bộ binh 860, 64 trường hợp F1 cách ly tại đại đội pháo 37.

    Một bác sĩ tại CDC Kiên Giang nhận định, mới sau 3 ngày bùng phát, ổ dịch An Thới đã lan ra 5 phường/xã chứng tỏ mầm bệnh có khả năng đã lan sâu trong cộng đồng, chứ không đơn giản chỉ có ổ dịch phường An Thới.



    TP.HCM nhận hơn 666.000 liều vắc xin Pfizer và AstraZeneca để tiêm mũi 2


    Theo Sở Y tế TP.HCM, tối 23-9, TP nhận hơn 620.000 liều vắc xin Pfizer và 46.000 liều vắc xin AstraZeneca do Bộ Y tế phân bổ. Ngày mai (24-9), số vắc xin này sẽ được chuyển ngay cho các quận huyện chủ yếu để tiêm mũi 2 cho người dân.

    Tính đến sáng 23-9, TP.HCM còn hơn 700.000 liều vắc xin các loại, trong đó có 500.000 liều Vero Cell đang chờ thẩm định.

    Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), thành phố sẽ nới lỏng dần từng bước các hoạt động kinh tế theo lộ trình trên cơ sở kiểm soát rủi ro về dịch tễ và mức độ bảo vệ của người dân gồm căn cứ theo hai trụ cột là tiến độ tiêm vắc xin và an toàn của hệ thống y tế theo từng giai đoạn, địa bàn cụ thể.

    Các lộ trình cũng được xác định gồm giai đoạn từ 1-10-2021 đến 31-10-2021, giai đoạn 1-11-2021 đến 15-1-2022 và giai đoạn sau 15-1- 2022.

    Trong thời gian tới, thành phố tiếp tục chiến dịch tiêm vắc xin, đảm bảo tiêm mũi 1 cho tất cả người trên 18 tuổi, nhắc mũi 2 cho toàn bộ người tiêm mũi 1, ưu tiên tuyến đầu, người có nguy cơ cao.


    Ngoài ra, thành phố sẽ nghiên cứu phương án tiêm vắc xin cho trẻ em, trẻ em có nguy cơ cao như có bệnh nền, béo phì.

    Với người dân trên 18 tuổi nếu chưa được tiêm vắc xin mũi 1 có thể gửi tin nhắn đến tổng đài 8066 theo cú pháp MUI1 HoTen NamSinh QuanHuyen để đăng ký.

    Danh sách đăng ký sẽ được chuyển qua thư điện tử với tần suất 1 giờ/lần đến UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức để tổ chức tiêm theo kế hoạch tiêm chủng của thành phố.




    Vì sao TP.HCM phủ dày vắc-xin vẫn tăng hàng nghìn ca COVID-19 mỗi ngày?

    Theo lộ trình bình thường mới, từ ngày 1 đến 31/10, TP.HCM sẽ bước vào giai đoạn một của quá trình mở cửa kinh tế.

    Trước mốc thời gian này, địa phương sẽ ưu tiên tiêm vắc xin, thí điểm “thẻ xanh Covid” và nới lỏng giãn cách ở các địa phương kiểm soát dịch tốt như Quận 7, huyện Củ Chi và Cần Giờ.

    Đến nay, TP đã tiêm tổng cộng gần 9 triệu liều vắc xin. Nhưng tính từ thời điểm siết chặt giãn cách theo nguyên tắc “ai ở đâu, ở yên đó”, chưa có ngày nào số ca nhiễm mới dưới mốc 4.000 bệnh nhân.

    Bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia truyền nhiễm, nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, nhận định, việc TP vẫn ghi nhận hàng nghìn ca mắc mỗi ngày không có gì bất thường, bởi dịch bệnh đã lây lan trong cộng đồng, và ngành y tế vẫn đang tiến hành xét nghiệm trên diện rộng.

    Còn theo PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, qua ước tính bằng mô hình hóa dữ liệu trong công nghệ phần mềm, hệ số lây nhiễm theo thời gian, sau 4 tháng áp dụng các biện pháp phòng chống dịch mạnh, đã giảm từ hơn 5 (một người nhiễm bệnh có khả năng lây cho hơn 5 người) xuống còn 1,03.

    Còn theo bác sĩ Khanh, hệ số lây truyền giảm là điều đáng mừng. Tuy nhiên nếu hệ số này cao trong bối cảnh người dân được phủ vắc xin dày thì vẫn tốt, vì sau khi nhiễm và hết bệnh, sẽ có miễn dịch cộng đồng.


    Chính thức thông qua gói hỗ trợ đợt 3, HĐND TP.HCM yêu cầu thực hiện ngay

    Tại phiên họp ngày 22/9, thường trực HĐND TP.HCM đã biểu quyết thông qua nghị quyết chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19 đợt 3, với mức hỗ trợ 1 triệu đồng/người.

    Nghị quyết HĐND quy định hỗ trợ cho 5 nhóm đối tượng:

    1. Thành viên trong hộ nghèo, hộ cận nghèo; người thuộc diện hưởng chế độ trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng đang gặp khó khăn;

    2. Người lao động có hoàn cảnh thật sự khó khăn do bị mất việc làm, không có thu nhập trong thời gian thành phố thực hiện giãn cách xã hội kéo dài, đang thực tế có mặt trên địa bàn xã, phường, thị trấn;

    3. Người phụ thuộc của đối tượng 2, gồm cha, mẹ, vợ/chồng và các con ở nhà nội trợ hoặc không có khả năng làm việc, sống phụ thuộc, sống chung trong một hộ đang có mặt trên địa bàn xã, phường, thị trấn;

    4. Cha, mẹ, vợ/chồng và các con ở nhà nội trợ, hoặc không có khả năng làm việc, sống phụ thuộc, sống chung trong một hộ của người đang hưởng lương hưu, người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động, người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động được doanh nghiệp trả lương của tháng 8-2021 có hoàn cảnh thật sự khó khăn, đang có mặt trên địa bàn xã, phường, thị trấn;

    5. Người lưu trú trong các khu nhà trọ, khu lưu trú, khu dân cư nghèo có hoàn cảnh thật sự khó khăn, trong thời gian thành phố thực hiện giãn cách và có mặt trên địa bàn.

    Theo nghị quyết, TP sẽ không hỗ trợ cho người đang hưởng lương hưu; người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động; người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội; người lao động được doanh nghiệp trả lương của tháng 8-2021.

    Mức hỗ trợ 1 triệu đồng/người từ ngân sách TP, thực hiện chi trả 1 lần.

    Việc chi hỗ trợ phải bảo đảm nguyên tắc chi đủ, chi đúng, không bỏ sót, không trùng lắp, không phân biệt thường trú, tạm trú, lưu trú. Công khai, minh bạch, thuận lợi về thủ tục cho người thụ hưởng, nhưng không lợi dụng chính sách để trục lợi cá nhân.

    HĐND TP giao UB TP chỉ đạo triển khai ngay công tác chi hỗ trợ cho các đối tượng.


    Thông tin vụ trưởng khoa bị cách chức vì không chấp hành lệnh điều động chống dịch ở Bình Thuận

    Tỉnh ủy Bình Thuận yêu cầu các cơ quan liên quan xác minh và báo cáo về việc một trưởng khoa của bệnh viện Y học Cổ truyền Phục hồi Chức năng tỉnh Bình Thuận bị cách chức vì không chấp hành lệnh điều động phòng chống dịch COVID-19.

    Do dư luận có ý kiến trái chiều liên quan đến vụ việc kỷ luật cách chức nữ bác sĩ trưởng khoa của Bệnh viện Y học cổ truyền và phục hồi chức năng vì không chấp hành lệnh điều động phòng chống dịch, ngày 23/9, Thường trực Tỉnh ủy Bình Thuận yêu cầu Sở Y tế tỉnh và Bệnh viện Y học Cổ truyền Phục hồi Chức năng tỉnh Bình Thuận khẩn trương xác minh, báo cáo vụ việc.



    Nguyên nhân là bác sĩ Trọng không chấp hành quyết định của Sở Y tế Bình Thuận về việc điều động viên chức phục vụ tại Cơ sở 6 điều trị COVID-19 thuộc Bệnh viện Đa khoa khu vực La Gi và nộp đơn xin nghỉ việc. Sau đó, lãnh đạo Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng Bình Thuận có công văn xin ý kiến xử lý về trường hợp này.

    Theo thông tin ban đầu, ngày 10/8, Sở Y tế tỉnh Bình Thuận có quyết định điều động viên chức ở các cơ sở y tế đến hỗ trợ thị xã La Gi phòng chống dịch COVID-19. Nhiều cán bộ ngành y tế của tỉnh Bình Thuận và sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Bình Thuận đã đến thị xã La Gi cùng hỗ trợ địa phương.

    Tuy nhiên, bác sĩ Trọng không đến thị xã La Gi tham gia phòng chống dịch. Sau đó, Bệnh viện Y học Cổ truyền Phục hồi Chức năng tỉnh Bình Thuận đã có công văn gửi Sở Y tế báo cáo về trường hợp này.

    Ngày 11/8, Sở Y tế Bình Thuận có văn bản gửi lãnh đạo Bệnh viện này cho rằng, bác sĩ Trọng là Trưởng khoa nhưng không chấp hành quyết định điều động lại có đơn xin nghỉ việc trong lúc toàn ngành y tế đang nỗ lực tập trung phòng chống dịch COVID-19 là chưa phù hợp. Sở Y tế Bình Thuận đề nghị bệnh viện này tiến hành xem xét và có hình thức xử lý kỷ luật theo thẩm quyền đối với bác sĩ Trọng.
    Hình ảnh
Đăng trả lời 344 bài viết

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 56 khách