Đăng trả lời 344 bài viết
VN:Thêm 88.378 ca, Quảng Ninh và Bình Định bổ sung 23.262 F0
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49333
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:thêm 13.698 ca, chỉ còn Bắc Kạn 0 có ca lây nhiễm thứ phát

    by music123 » Thứ 5 Tháng 12 02, 2021 4:54 pm

    TỐI 2/12:Thêm 13.698 ca, chỉ còn Bắc Kạn 0 có ca lây nhiễm thứ phát

    TH

    Tối 2/12, Bộ Y tế ghi nhận 13.698 ca nhiễm mới COVID-19 tại 60 tỉnh, thành phố, 12.358 người được công bố khỏi bệnh và 210 ca tử vong trong ngày.

    Theo thông tin từ Bộ Y tế, trong số các trường hợp mắc mới, 21 ca nhập cảnh và 13.677 ca ghi nhận trong nước (giảm 829 ca so với ngày trước đó).

    Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP.HCM (1.738), Cần Thơ (985), Tây Ninh (768), Sóc Trăng (747), Bà Rịa - Vũng Tàu (637), Đồng Tháp (606), Vĩnh Long (594), Bến Tre (507), Bình Thuận (502), Hà Nội (499), Cà Mau (496), Bạc Liêu (492), Đồng Nai (475), Bình Phước (472), Bình Dương (414), Kiên Giang (405), Khánh Hòa (394), Hậu Giang (296), An Giang (271), Trà Vinh (202), Lâm Đồng (197), Tiền Giang (176), Bình Định (169), Thừa Thiên Huế (143), Hà Giang (120), Thanh Hóa (94), Bắc Ninh (94), Thái Nguyên (87), Đắk Nông (86), Đà Nẵng (82), Long An (81), Nghệ An (69), Ninh Thuận (68), Quảng Nam (66), Nam Định (63), Đắk Lắk (58), Hưng Yên (55), Hòa Bình (47), Phú Yên (44), Hải Dương (39), Quảng Ngãi (38), Hải Phòng (37), Tuyên Quang (33), Lạng Sơn (29), Gia Lai (27), Thái Bình (26), Vĩnh Phúc (24), Phú Thọ (20), Bắc Giang (19), Quảng Ninh (16), Quảng Bình (15), Quảng Trị (14), Cao Bằng (12), Yên Bái (8 ), Lào Cai (7), Hà Nam (5), Kon Tum (5), Sơn La (2), Điện Biên (1), Bắc Kạn (1).


    So với hôm qua, các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất là Bạc Liêu (80), Bến Tre (88), TP.HCM (83). Ngược lại, địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất là Đắk Lắk (284), Bình Dương (228), Bà Rịa - Vũng Tàu (119).

    Tính riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.261.035 ca, trong đó có 1.002.493 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.

    Hiện Bắc Kạn là tỉnh duy nhất không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (473.871), Bình Dương (283.287), Đồng Nai (88.230), Long An (38.404), Tây Ninh (30.125).





    TP.HCM ra văn bản khẩn, yêu cầu duy trì các bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19

    Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn về việc các bệnh viện sẵn sàng tiếp nhận người bệnh COVID-19.
    Trước tình hình số ca mắc mới, ca nhập viện và ca tử vong tại TP.HCM vẫn tiếp tục gia tăng, đồng thời tình hình dịch bệnh tại các tỉnh thành khu vực phía Nam còn diễn biến phức tạp và sự xuất hiện biến chủng mới Omicron trên thế giới, Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn về việc các bệnh viện sẵn sàng tiếp nhận người bệnh COVID-19.

    Bệnh viện khẩn trương xây dựng quy mô giường điều trị COVID-19

    Theo đó, Sở Y tế yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh phải thực hiện nghiêm tổ chức phân luồng, sàng lọc các trường hợp nghi nhiễm để phát hiện ca bệnh, quản lý chặt chẽ, tránh lây nhiễm chéo. Thực hiện rà soát, tái cấu trúc chức năng bệnh viện cho phù hợp với yêu cầu thu dung, điều trị COVID-19 và các bệnh lý thông thường k

    Hình ảnh

    13 bệnh viện dã chiến sẽ tục duy trì hoạt động với tổng quy mô khoảng 22.000 giường. (Ảnh Kim Dung)

    Duy trì các bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19


    Theo lộ trình giải thể các bệnh viện dã chiến của TP, hiện đã có 8 bệnh viện ngừng hoạt động. Trước tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, 13 bệnh viện dã chiến còn lại vẫn tiếp tục duy trì hoạt động với tổng quy mô khoảng 22.000 giường (gồm Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 3, 5, 6, 8, 10, 12,13, 14 và 15, 5C, Phước Lộc, Công an Thành phố, Dã chiến điều trị COVID-19 Củ Chi).

    Hình ảnh

    Bệnh viện Chợ Rẫy được Bộ Y tế phân công tham gia hỗ trợ chuyên môn hồi sức tích cực COVID-19. (Ảnh: Kim Dung)

    Ngoài ra, mỗi quận huyện sẽ duy trì phát triển thêm bệnh viện dã chiến (tầng 2), hoặc cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 (tầng 1). Hiện có 16 bệnh viện dã chiến quận, huyện và TP.Thủ Đức với quy mô khoảng 8.000 giường, 65 cơ sở tiếp nhận điều trị COVID-19 với quy mô khoảng 9.000 giường.

    Sở Y tế TP.HCM cho biết, các bệnh viện tầng 3 trên địa bàn TP hiện có tổng cộng khoảng 2.300 giường, bao gồm cả các bệnh viện tuyến trung ương. Để thuận lợi cho công tác hội chẩn, chuyển bệnh, chuyển giao kỹ thuật giữa các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 trong 3 tầng, Sở phân các cơ sở, bệnh viện thành 8 "cụm điều trị", kích hoạt tổ điều phối chuyển tuyến.

    Sở Y tế yêu cầu lãnh đạo các bệnh viện chủ động rà soát và có công tác cung ứng thuốc, vật tư, trang thiết bị, đảm bảo luôn sẵn sàng cho công tác điều trị và chăm sóc bệnh nhân COVID-19.

    Sở này cũng đề nghị lãnh đạo các bệnh viện phân bố nguồn nhân lực hợp lý tham gia công tác điều trị và chăm sóc bệnh nhân COVID-19; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo tuân thủ các quy định về công tác điều trị; tuyệt đối không được đùn đẩy hoặc từ chối tiếp nhận người bệnh.






    Hà Nội ghi nhận kỷ lục 509 ca dương tính SARS-CoV-2

    Tối 2/12, Sở Y tế Hà Nội ghi nhận số ca nhiễm cao kỷ lục với 509 người dương tính SARS-CoV-2 tại 30 quận, huyện, thị xã.
    Đây là ngày có số ca mắc mới cao nhất từ trước tới nay ở Thủ đô, cũng là ngày đầu tiên ghi nhận 100% quận, huyện, thị xã trên đều phát hiện ca mới.

    Theo thông tin Sở Y tế, trong số các trường hợp dương tính mới, 233 ca cộng đồng, 198 ca trong khu cách ly và 78 ca trong khu phong tỏa.







    Đà Nẵng: Số ca COVID-19 vẫn ở mức cao, trong 31 F0 chưa cách ly có 3 tiểu thương


    Đà Nẵng tiếp tục ghi nhận 82 ca COVID-19, trong số 31 ca chưa cách ly có 3 trường hợp là tiểu thương chợ Hòa Khánh, quận Liên Chiểu.
    Chiều 2/12, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Đà Nẵng cho biết, trong ngày, thành phố tiếp tục ghi nhận 82 ca COVID-19, trong đó có 31 trường hợp chưa cách ly.

    Trong 31 ca chưa cách ly, có 3 trường hợp lấy mẫu tiểu thương chợ Hòa Khánh (quận Liên Chiểu), 1 trường hợp về từ TP.HCM, 1 lấy mẫu khu vực nguy cơ cao tại phường Thanh Khê Đông, 1 là lực lượng phòng chống dịch phường Thanh Khê Đông (quận Thanh Khê), 1 trường hợp là bệnh nhân của Bệnh viện Tâm thần và 1 trường hợp lấy mẫu định kỳ.

    23 ca chưa cách ly còn lại được phát hiện khi đến xét nghiệm tại các cơ sở y tế gồm: Phòng khám Ân Đức (3 ca), Bệnh viện 199, Bộ Công an (5 ca), Phòng khám Y Đức (2 ca), Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu (3 ca), Trạm Y tế phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn (1 ca), Phòng khám Hòa Khánh (2 ca), Bệnh viện Hoàn Mỹ (1 ca), Bệnh viện Tâm Trí (2 ca), Bệnh viện Gia Đình (4 ca).


    65/82 ca COVID-19 trong ngày có khả năng lây cho cộng đồng, tập trung ở một số địa phương như quận Liên Chiểu (37 ca), quận Sơn Trà (12 ca), quận Hải Châu (9 ca), quận Thanh Khê (3 ca), quận Ngũ Hành Sơn (2 ca), quận Cẩm Lệ (2 ca).

    Theo Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Đà Nẵng, ca ca bệnh trong ngày liên quan đến 22 chuỗi lây nhiễm, trong đó một số chuỗi có nguy cơ cao, ghi nhận nhiều ca mắc như chưa xác định nguồn lây (19 ca), liên quan đến ngoại tỉnh (9 ca).

    Trong ngày, lực lượng chuyên môn xét nghiệm 12.642 lượt người, trong đó xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCT là 11.121 lượt, test nhanh 1.521 lượt người. Cạnh đó, các chốt kiểm dịch test nhanh cho 214 người.

    Toàn Đà Nẵng đang thiết lập 190 khu vực phong tỏa với 1.442 hộ (8.958 nhân khẩu) và duy trì 17 cơ sở cách ly tập trung, hiện cách ly 1.357 người.

    Tính từ ngày 16/10 đến nay, Đà Nẵng ghi nhận 1.271 ca COVID-19, trong đó 125 ca về từ ngoại tỉnh.






    Đà Nẵng: 1 giáo viên mắc COVID-19, dừng học trực tiếp một số lớp

    Giáo viên bộ môn tiếng Anh mắc COVID-19, Trường THPT Trần Phú (Đà Nẵng) tạm dừng dạy trực tiếp một số lớp học để đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch.
    Chiều 1/12, lãnh đạo Sở Giáo dục-Đào tạo Đà Nẵng cho biết, tại Trường THPT Trần Phú (quận Hải Châu) vừa ghi nhận một giáo viên dạy bộ môn ngoại ngữ mắc COVID-19.

    Theo đó, trong 2 ngày 29 và 30/11, giáo viên này dạy bộ môn Tiếng Anh tại 4 lớp của Trường THPT Trần Phú. Ngay sau khi xác nhận trường hợp này, Trường THPT Trần Phú đã thông báo đến học sinh 4 lớp để chuyển từ học trực tiếp sang học trực tuyến, bắt đầu từ ngày 2/12.

    Tổ an toàn COVID-19 cũng tư vấn cho học sinh theo dõi sức khỏe, nếu có biểu hiện ho, sốt, khó thở thì báo cho cơ quan y tế gần nhất.

    Hình ảnh

    Học sinh THPT Đà Nẵng được đo thân nhiệt khi đến trường học trực tiếp.


    Nhà trường cũng đang rà soát những giáo viên có tiếp xúc gần với giáo viên mắc COVID-19 để sàng lọc. Nếu có tiếp xúc gần, các giáo viên sẽ ở nhà và dạy trực tuyến. Học sinh ở những lớp có giáo viện thuộc diện F2 sẽ vẫn đến trường học bình thường. Với những tiết dạy trực tuyến, học sinh sẽ theo dõi qua thiết bị hỗ trợ học tại các lớp học.

    Được biết, Đà Nẵng vừa cho học sinh khối 10 và 11 của toàn thành phố đến trường học trực tiếp từ ngày 29/11. Tất cả các em học sinh đã tiêm vaccine ngừa COVID-19.

    Theo kế hoạch, dự kiến ngày 6/12, Đà Nẵng tiếp tục cho học sinh lớp 1, lớp 8 và 9 đến trường học trực tiếp.




    Long An thu hồi thông báo 'học sinh chưa tiêm vaccine thì không được đến trường

    UBND huyện Đức Hòa và ngành giáo dục tỉnh Long An đã đề nghị thu hồi văn bản văn bản có nội dung “Nếu sau này vào học trực tiếp mà chưa tiêm thì không được vào học”.
    Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đức Hòa, tỉnh Long An cho biết đã liên hệ Ban giám hiệu Trường THCS Mỹ Hạnh nơi phát đi văn bản, để xác thực. Theo đó, Ban Giám hiệu nhà trường xác nhận có ra thông báo, trong đó có nhắc đến nội dung: “Nếu sau này vào học trực tiếp mà chưa tiêm thì không được vào học”.

    Hình ảnh

    UBND huyện Đức Hòa và ngành giáo dục tỉnh Long An đã đề nghị thu hồi văn bản trên.

    Theo giải trình của Ban giám hiệu Trường THCS Mỹ Hạnh, mục đích của thông báo muốn khuyến khích, vận động phụ huynh cho con em tiêm vaccine ngừa COVID-19 để trở lại trường học cho an toàn, đảm bảo sức khỏe, tuy nhiên do diễn đạt khiến nội dung văn bản không chính xác.

    Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đức Hòa khẳng định: Nội dung này là không đúng bởi hiện tại chưa có quy định nào bắt buộc phải tiêm vaccine mới được đến trường. Việc ra thông báo có nội dung trên dẫn đến việc thắc mắc hiểu nhầm, hiểu sai vấn đề cho phụ huynh. Hiện Phòng đã yêu cầu nhà trường thu hồi ngay thông báo này và thông tin lại cho giáo viên, học sinh, phụ huynh rõ.

    Trao đổi thêm về vấn đề này, ông Phan Nhân Duy, Bí thư Huyện ủy Đức Hòa, tỉnh Long An, thông tin, hiện nay địa phương đang tích cực đẩy mạnh tiêm ngừa vaccine COVID-19 cho trẻ em, học sinh. Chủ trương của huyện là tuyên truyền, vận động gia đình đưa các em đi tiêm ngừa đảm bảo an toàn trước khi trở lại trường. Những học sinh, trẻ em trước khi tiêm đều phải được sự giám sát bảo hộ của gia đình qua việc cam kết đồng ý. Huyện đang tiếp tục vận động, khuyến khích phụ huynh cho con tiêm vaccine ngừa COVID- 19 trước khi trở lại trường học trực tiếp theo đúng kế hoạch của tỉnh.
    Tại tỉnh Long An, học sinh Trung học phổ thông (kể cả giáo dục thường xuyên) đi học trở lại kể từ ngày 6/12/2021. Học sinh Trung học cơ sở đi học trở lại kể từ ngày 20/12/2021. Học sinh Tiểu học và Mầm non đi học trở lại kể từ ngày 3/1/2022.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49333
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 13.670 ca , Thừa Thiên Huế bổ sung 822 ca

    by music123 » Thứ 6 Tháng 12 03, 2021 3:01 pm

    TỐI 3/12: Thêm 13.670 ca nhiễm, Thừa Thiên Huế bổ sung 822 ca

    TH

    Trong 14.492 ca nhiễm Bộ Y tế công bố tối 3/12 có 13.661 ca tại 59 tỉnh thành, và 822 ca được Thừa Thiên Huế bổ sung; số ca cộng đồng tăng cao; 200 ca tử vong.

    Ngày 3/12, sau khi rà soát và bổ sung đầy đủ thông tin, Sở Y tế Thừa Thiên Huế đăng ký bổ sung thông tin cho 822 ca nhiễm đã được lấy mẫu từ những ngày trước đó. Như vậy, tổng cộng hôm nay Bộ Y tế công bố 14.492 ca nhiễm, trong đó có 9 ca nhập cảnh cách ly ngay.

    24 giờ qua, 5.855 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa (giảm 284 ca), 8.628 ca cộng đồng (tăng 1.090 ca). Hôm nay Hà Nội 791 ca, tăng 292 ca so với hôm qua và cao nhất từ trước tới nay tính theo ngày; Hải Phòng tăng 161 ca; Đăk Lăk tăng 113 ca. Trong khi đó, TP HCM giảm 427 ca, Bạc Liêu giảm 158 ca, Bình Dương giảm 112 ca. Các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long số ca nhiễm tiếp tục ở mức cao, Cần Thơ vẫn gần 1.000 ca như ba ngày trước đó và là tỉnh "nóng" nhất khu vực này hiện nay.

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 13.649 ca/ngày.



    Từ 17h30 ngày 2/12 đến 17h30 ngày 3/12 ghi nhận 200 ca tử vong, cụ thể:

    Tại TP HCM 68 ca, trong đó 7 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Tây Ninh 2, Long An, Vĩnh Long, Bình Dương, Đăk Nông, Tiền Giang đều một.

    Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai 22, An Giang 16, Bình Dương 14, Cần Thơ 13, Tây Ninh 10, Tiền Giang 9, Kiên Giang 8, Vĩnh Long, Long An 7, Bình Thuận 5, Đồng Tháp 4, Bạc Liêu, Sóc Trăng đều 3, Bình Phước, Hà Nội, Cà Mau đều 2, Ninh Thuận, Hà Giang, Hòa Bình, Lâm Đồng, Hậu Giang đều một.

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 188 ca. Tổng số ca tử vong tại Việt Nam tính đến nay là 25.858 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.

    Đợt dịch thứ 4, số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.275.518 ca, trong đó 1.003.642 ca đã được công bố khỏi bệnh.





    Thủ tướng Việt Nam: Tiếp tục tiêm vaccine cho trẻ em và chuẩn bị tiêm mũi 3 cho người lớn

    Hình ảnh

    Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính trong cuộc gặp với Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris tại Văn phòng Chính phủ ở Hà Nội ngày 25 tháng 8 năm 2021. (Ảnh của MANAN VATSYAYANA / POOL / AFP qua Getty Images)



    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu, tới giữa tháng 12, phải đảm bảo cơ bản tiêm đủ 2 mũi vaccine cho toàn bộ dân số từ 18 tuổi trở lên; tiếp tục tiêm cho trẻ em từ 12 tuổi; xây dựng kế hoạch phù hợp để triển khai tiêm mũi thứ 3.

    Ngày 2/12, tại trụ sở Chính phủ ở Hà Nội, Chính phủ Việt Nam đã tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11 năm 2021.

    Tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, tình hình dịch bệnh Covid-19 tuy đã được kiểm soát nhưng vẫn diễn biến phức tạp và dự báo có thể tiếp tục phức tạp với các biến chủng mới, số ca nhiễm mới và tử vong đang có xu hướng tăng. Do vậy, cần tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng, không lơ là, chủ quan cũng không lo sợ, hốt hoảng trong phòng chống dịch, triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phòng chống dịch đã được đúc rút, tổng kết...

    Về nhiệm vụ trong thời gian tới, ông Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục nắm chắc, dự báo tốt tình hình, đặc biệt là về dịch Covid-19; kiên trì thực hiện "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" theo Nghị quyết 128.

    Thủ tướng Việt Nam nhấn mạnh việc triển khai tiêm vaccine ngừa Covid-19, đảm bảo trong tháng 12 này cơ bản tiêm đủ 2 mũi cho người từ 18 tuổi trở lên; tiếp tục triển khai tiêm vaccine cho trẻ em từ 12 tuổi; đồng thời xây dựng kế hoạch phù hợp và triển khai tiêm mũi thứ 3 cho người trên 18 tuổi; phải rà soát lại các quy trình thực hiện trong tiêm chủng, không để xảy ra các sự cố đáng tiếc.

    Đặc biệt tiếp tục nâng cao ý thức của người dân trong phòng, chống dịch; thực hiện nghiêm công thức "5K + vaccine, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức người dân + các biện pháp khác".

    Cùng với việc tiêm vaccine cho trẻ em, Thủ tướng lưu ý cần có kế hoạch cụ thể, chuẩn bị kỹ các điều kiện cho việc mở cửa trường học trở lại, bảo đảm an toàn, đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới; hoàn thiện dự thảo đề án về chiến lược tổng thể phòng, chống dịch Covid-19 và dự thảo đề án về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội để trình cấp có thẩm quyền....




    Bộ Y tế Việt Nam cảnh báo tình trạng 'tẩy date' thuốc để bán


    Cục Quản lý Dược (thuộc Bộ Y tế), cảnh báo tình trạng nhiều cơ sở bán buôn thuốc có hạn dùng ngắn, bị tẩy xóa, thay đổi hạn sử dụng thuốc để bán ra thị trường.

    Ngày 2/12, Cục Quản lý Dược vừa có công văn gửi các địa phương đề nghị kiểm tra tình hình kinh doanh dược phẩm, sau khi phát hiện một số đơn vị "bán buôn thuốc thành phẩm cho cơ sở không có chức năng kinh doanh thuốc", trong đó có thuốc hạn dùng ngắn bị "tẩy date" để lưu hành. Cục Quản lý Dược không công bố tên thuốc bị sửa hạn cũng như tên cơ sở vi phạm.

    Cục Quản lý Dược cũng đề nghị cơ quan chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra chất lượng, hạn dùng của thuốc trước khi đưa ra thị trường;

    “Xử lý nghiêm các trường hợp bán thuốc cho cơ sở không đúng với phạm vi kinh doanh trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc mua thuốc của cơ sở không đúng với phạm vi kinh doanh trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược; bán thuốc cho cơ sở không có chức năng kinh doanh dược; kinh doanh thuốc quá hạn dùng...”, công văn nêu rõ.

    Mới đây, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cũng đưa ra cảnh báo, một số đơn vị đã lợi dụng tình hình dịch bệnh phức tạp để tăng giá thuốc bất hợp lý nhằm trục lợị; một số đối tượng đã rao bán các loại thuốc được quảng cáo là thuốc điều trị Covid-19, trong khi các loại thuốc trên chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc đang trong thời gian thử nghiệm lâm sàng...






    Hình ảnh

    Bức ảnh được chụp vào ngày 7 tháng 9 năm 2020 cho thấy người dân đang ăn trưa tại cửa hàng ăn uống Baba ở TP. HCM. (Ảnh của NHAC NGUYEN / AFP qua Getty Images)

    TP. HCM tiếp tục thí điểm cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được hoạt động theo cấp độ dịch đến hết ngày 31/12; đồng thời bỏ quy định phải kết thúc hoạt động trước 22h hằng ngày.

    Ngày 3/12, UBND TP. HCM Phan Thị Thắng đã có công văn khẩn về hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống sau khi xem xét đề xuất của Sở Công Thương thành phố.

    Theo đó, UBND TP. HCM tiếp tục cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được hoạt động đến hết ngày 31/12 và tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch Covid-19.

    Cụ thể, các cơ sở phải đáp ứng quy định theo Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn.

    Hàng quán được hoạt động theo từng cấp độ dịch. Đối với địa bàn cấp độ 1 (nguy cơ thấp) và cấp độ 2 (nguy cơ trung bình), cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống hoạt động bình thường mới.

    Đối với địa bàn cấp độ 3 (nguy cơ cao), cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được phục vụ ăn, uống tại chỗ không quá 50% công suất tại cùng một thời điểm; không được bán, không để khách sử dụng đồ uống có cồn.

    Với địa bàn cấp độ 4, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ bán mang đi, không phục vụ ăn, uống tại chỗ.

    Như vậy, theo quyết định mới này, chính quyền TP. HCM không còn giới hạn thời gian hoạt động đến 22h.

    Trước đó, ngày 16/11, UBND TP. HCM quy định chỉ cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được thí điểm hoạt động đến hết ngày 30/11. Trong đó, yêu cầu các cơ sở phải đáp ứng các quy định theo Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19; các cơ sở đóng cửa trước 22h hằng ngày

    UBND TP. HCM giao Chủ tịch UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện tăng cường kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có phục vụ đồ uống có cồn; xử lý nghiêm các trường hợp không chấp hành quy định phòng, chống dịch.

    Sau thời gian thực hiện thí điểm, UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm gửi Sở Công Thương tổng hợp, đề xuất UBND TP. HCM.





    Chuyên gia cảnh báo hiện tượng trẻ ngất xỉu sau tiêm vaccine COVID-19

    Theo chuyên gia, hiện tượng ngất xỉu không chỉ xảy ra sau tiêm vaccine COVID-19 mà trong tiêm chủng nói chung cũng gặp sự cố này ở cả người lớn và trẻ em.
    Phản ứng sau tiêm vaccine là điều không tránh khỏi, trong đó gồm cả hiện tượng ngất do tâm lý. Tiến sĩ Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho hay, trẻ 12-17 tuổi là nhóm đối tượng đặc biệt, quá trình triển khai tiêm vaccine trước đây cũng thường xảy ra các phản ứng dây chuyền. Điều này chủ yếu từ tâm lý của trẻ.

    "Trẻ đang trong độ tuổi có sự thay đổi tâm sinh lý lớn, dẫn đến việc khi tiêm chủng hay ngất xỉu. Hiện tượng này không liên quan đến vaccine mà là do tâm lý. Vì thế chúng ta cần phân biệt ngất do tâm lý và ngất do phản vệ. Việc này không khó nhưng cần thêm các phương tiện như đo huyết áp, máy theo dõi tình trạng sống còn thì mới phân biệt được hoàn toàn. Bác sĩ kinh nghiệm sẽ phân biệt được ngay", TS Phạm Quang Thái nói.

    Trong trường hợp phản ứng do mũi tiêm thì thực hiện cấp cứu càng nhanh càng tốt sẽ quyết định việc có thể đưa đối tượng tiêm ra khỏi tình trạng phản vệ nhanh hay không.

    Chuyên gia cảnh báo hiện tượng trẻ ngất xỉu sau tiêm vaccine COVID-19 - 1
    Nhóm trẻ 12-17 tuổi là nhóm đối tượng có sự thay đổi tâm sinh lý rất lớn, điều này dễ dẫn đến việc khi tiêm chủng hay có hiện tượng ngất.

    Nhắc đến vụ hơn 100 học sinh phải nhập viện sau tiêm vaccine COVID-19 tại Thanh Hóa trong 2 ngày đầu tháng, TS Thái cho rằng, đây là trường hợp khá điển hình của phản ứng tâm lý. Vì nơi đây từng xảy ra nhiều phản ứng sau tiêm nên tâm lý người dân dễ ảnh hưởng. Do vậy, tâm lý của học sinh trong trường cũng bị tác động không nhỏ, dẫn đến phản ứng dây chuyền.

    Quan điểm này cũng nhận được sự đồng tình của nhiều chuyên gia như ông Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, hay bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch thường trực Hội truyền nhiễm TP.HCM.

    "Khi vài em bị ngất xỉu thì tâm lý lo lắng dây chuyền sẽ lây sang những em khác", ông Phu nói và thông tin, hiện tượng này phần lớn xuất hiện ở trẻ 16-18 tuổi. Việc này không phải chỉ xảy ra khi tiêm vaccine COVID-19, mà trong tiêm chủng nói chung.

    Ông Phu khuyên, trước tiêm, phụ huynh phải làm tư tưởng cho trẻ, cho các cháu ăn uống đầy đủ. Nếu để lo lắng, một trẻ ngất xỉu sẽ kéo theo các trẻ khác cũng ngất.

    Theo các chuyên gia, khi gặp sự cố phản ứng dây chuyền sau tiêm vaccine, việc bình tĩnh xử trí trong đó nhấn mạnh giải quyết vấn đề tâm lý thông qua truyền thông và tư vấn là rất cần thiết.

    Để hạn chế hiện tượng ngất dây chuyền, bác sĩ khuyên phụ huynh có thể cho các con ngậm kẹo, động viên các con thay vì nói các về phản ứng sau tiêm hoặc thái độ lo lắng quá mức.

    Tâm lý có tính lan truyền rất nhanh, sự lo lắng của phụ huynh và xã hội sẽ ảnh hưởng mạnh đến trẻ. Vì thế, phụ huynh cần giải thích và động viên thay vì đưa tin sai sự thật, tin không kiểm chứng làm con càng hoang mang và dễ phản ứng.






    Hà Nội khẩn tìm người từng tới toà nhà ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương

    Ngày 3/12, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 quận Hoàn Kiếm thông báo tìm người tới tòa nhà BC, Bệnh viện Phụ sản Trung ương do liên quan ca F0.
    Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) thông báo tìm người đã đến tòa nhà BC, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, số 43 phố Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, thời gian từ ngày 18/11 đến 2/12.

    Người từng đến địa điểm trong thời gian như thông báo chủ động tự cách ly tại nhà/nơi lưu trú và liên hệ ngay với trạm y tế, trung tâm y tế trên địa bàn hoặc CDC Hà Nội: 0241022 (nhánh 2) - 0969.082.115 - 0949.396.115 để được hướng dẫn và tư vấn.

    Thông báo đưa ra trong bối cảnh quận Hoàn Kiếm phát hiện 22 ca test nhanh dương tính, trong đó 15 ca khẳng định tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Hiện quận cho phong tỏa địa điểm liên quan đến các ca bệnh trên và lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp liên quan.

    Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, công tác phòng chống dịch tại bệnh viện được triển khai chính xác và nghiêm ngặt đúng theo hướng dẫn chỉ đạo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội.

    Trong đợt dịch 4 (từ 27/4) đến nay, Hà Nội ghi nhận 11.575 trường hợp dương tính SARS-CoV-2, trong đó số ca cộng đồng là 4.672, số ca được cách ly là 6.903.







    Số ca mắc COVID-19 ở Đà Nẵng vượt ngưỡng 100, có 34 F0 chưa cách ly

    Số mắc mới COVID-19 trong ngày tại Đà Nẵng tăng cao với 119 ca, trong đó có 34 trường hợp chưa cách ly và liên quan 30 chuỗi lây nhiễm.
    Chiều 3/12, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 TP Đà Nẵng cho biết, trong ngày, thành phố ghi nhận 119 ca mắc COVID-19, Trong đó 34 ca cộng đồng, 9 ca cách ly tập trung, 70 ca cách ly tại nhà, 6 ca trong khu phong tỏa.

    Đáng chú ý, trong 34 ca chưa cách ly có 2 trường hợp lấy mẫu khu vực nguy cơ cao tổ 5, 1 ca lấy mẫu khu vực nguy cơ cao tổ 8 (cùng phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu), 1 ca lấy mẫu liên quan tiểu thương chợ Hòa Khánh, 2 ca lấy mẫu tại Công ty Thuận Phước, 1 trường hợp đi khám nghĩa vụ quân sự và 1 lấy mẫu đối tượng tạm giam.

    Hình ảnh

    Đà Nẵng ghi nhận 119 ca COVID-19 trong ngày 3/12.

    26 ca còn lại được phát hiện khi tự đến khám và xét nghiệm tại các cơ sở y tế trên địa bàn, gồm Bệnh viện 199 (Bộ Công an), Trung tâm Y tế quận Sơn Trà, Phòng khám đa khoa Phúc Khang, Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu, Phòng khám Y Đức, Bệnh viện Tâm Trí, Phòng khám Ân Đức, Bệnh viện Gia Đình.

    Theo ngành y tế, 99/119 ca COVID-19 trong ngày có khả năng lây cho cộng đồng, tập trung ở một số địa phương như: quận Liên Chiểu (58 ca), quận Sơn Trà (24 ca), quận Hải Châu (9 ca), quận Cẩm Lệ (4 ca), quận Ngũ Hành Sơn (2 ca), quận Thanh Khê (1 ca) và huyện Hòa Vang (1 ca).

    Các ca COVID-19 liên quan đến 30 chuỗi lây nhiễm, trong đó một số chuỗi có nguy cơ cao, ghi nhận nhiều ca mắc nhưng chưa xác định nguồn lây (22 ca), Công ty Thuận Phước (9 ca).

    Hiện toàn TP Đà Nẵng đang thiết lập 193 điểm phong tỏa với 1.452 hộ (8.992 nhân khẩu) và duy trì 18 cơ sở cách ly tập trung, thực hiện cách ly 1.324 người.

    Tính từ ngày 16/10 đến nay, Đà Nẵng ghi nhận 1.390 ca COVID-19, trong đó 129 ca về từ ngoại tỉnh.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49333
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 13.998 ca, 203 tử vong

    by music123 » Thứ 7 Tháng 12 04, 2021 10:47 am

    TỐI 4/12:Thêm 13.998 ca, 203 bệnh nhân COVID-19 tử vong

    TH

    Hình ảnh


    gày 4/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 13.998 ca nhiễm mới với 5 ca nhập cảnh và 13.993 trường hợp trong nước, tăng 332 ca so với ngày trước đó, tại 57 tỉnh, thành, có 8.402 ca trong cộng đồng.
    Cụ thể: TP. Hồ Chí Minh (1.636), Cần Thơ (998), Tây Ninh (787), Bến Tre (762), Bình Thuận (626), Đồng Tháp (624), Bà Rịa - Vũng Tàu (620), Cà Mau (568), Bạc Liêu (565), Bình Phước (562), Vĩnh Long (552), Kiên Giang (498), Khánh Hòa (467), Hà Nội (455), Đồng Nai (433), Thừa Thiên Huế (335), An Giang (319), Bình Dương (319), Trà Vinh (301), Hậu Giang (288), Tiền Giang (209), Bình Định (203), Gia Lai (180), Hà Giang (140), Bắc Ninh (119), Đắk Nông (116), Đà Nẵng (104), Thanh Hóa (103), Long An (91), Thái Nguyên (82), Hải Phòng (81), Ninh Thuận (76), Hưng Yên (65), Nghệ An (61), Quảng Nam (59), Hải Dương (55), Phú Yên (52), Phú Thọ (49), Vĩnh Phúc (44), Đắk Lắk (42), Quảng Ngãi (41), Yên Bái (40), Nam Định (39), Quảng Trị (34), Thái Bình (27), Quảng Bình (25), Tuyên Quang (25), Hà Tĩnh (21), Hòa Bình (20), Quảng Ninh (20), Bắc Giang (20), Lào Cai (11), Hà Nam (8 ), Cao Bằng (8 ), Ninh Bình (6), Sơn La (1), Bắc Kạn (1).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (-336), Đắk Lắk (-129), Hải Phòng (-117). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (+325), Bạc Liêu (+231), Thừa Thiên Huế (+207).

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 13.784 ca/ngày.

    Số bệnh nhân khỏi bệnh trong ngày 1.107 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 1.007.566 ca.

    Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.788 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 4.547 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.377 ca; Thở máy không xâm lấn: 185 ca; Thở máy xâm lấn: 665 ca; ECMO: 14 ca.

    Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 03/12 đến 17h30 ngày 04/12 ghi nhận 203 ca tử vong tại: Tại TP. Hồ Chí Minh (75) trong đó có 11 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Long An (6), Bến Tre (1), Đồng Nai (1), Đồng Tháp (1), Hậu Giang (1), Tiền Giang (1); tại các tỉnh, thành phố khác: An Giang (20), Bình Dương (18), Cần Thơ (15), Đồng Nai (13), Tiền Giang (10), Long (7), Kiên Giang (7), Sóc Trăng (5), Đồng Tháp (5), Vĩnh Long (5), Bạc Liêu (5), Bình Thuận (4), Khánh Hoà (3), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Hậu Giang (2), Quảng Ngãi (2), Trà Vinh (2), Quảng Ninh (1), Đắk Lắk (1), Bình Phước (1).

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 196 ca/ngày. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 26.061 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.




    Đồng Nai rút ngắn thời gian cách ly đối với F0 không triệu chứng, triệu chứng nhẹ

    Tỉnh Đồng Nai đã quyết định rút ngắn thời gian cách ly đối với F0, không triệu chứng, triệu chứng nhẹ sau 7 ngày cách ly, điều trị tại nhà nếu có kết quả xét nghiệm PCR âm tính và không còn triệu chứng của bệnh.
    Ngày 4/12, Sở Y tế Đồng Nai cho biết đã họp với các đơn vị trực thuộc để đánh giá công tác điều trị, phân tích tình hình tử vong do COVID-19 đang có xu hướng tăng cao.

    Qua báo cáo của các bệnh viện cho thấy, 2 tuần trở lại đây, số bệnh nhân tử vong do COVID-19 tăng đáng kể, có những trường hợp tử vong ngay tại phòng cấp cứu, tử vong tại nhà. Các khu Hồi sức cấp cứu COVID-19 nặng đang gặp quá tải và thiếu hụt nhân lực làm nhiệm vụ chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19.

    Theo thông tin từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Đồng Nai, trong ngày 3/12, toàn tỉnh ghi nhận thêm 435 ca bệnh COVID-19 có kết quả xét nghiệm PCR và hơn 6 ngàn ca bệnh COVID-19 có kết quả xét nghiệm test nhanh dương tính. Đồng thời có đến 24 trường hợp tử vong, nâng tổng số ca tử vong do Covid-19 toàn tỉnh lên 839 trường hợp, còn 83 bệnh nhân khác đang nguy kịch, phải thở máy xâm lấn. Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19 vẫn gặp nhiều khó khăn.

    UBND tỉnh Đồng Nai Đồng Nai cũng đã ban hành văn bản điều chỉnh thời gian cách ly điều trị F0 và cách ly, theo dõi F1 tại nhà trên địa bàn tỉnh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, trong sinh hoạt, làm việc. Đồng thời, đảm bảo nguồn lực lao động phục hồi sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, xã hội của các doanh nghiệp.


    Theo đó, đối với F0 không triệu chứng hoặc có triệu chứng mức độ nhẹ, đã tiêm đủ 2 liều vắc xin sau 7 ngày cách ly, điều trị tại nhà nếu có kết quả xét nghiệm PCR âm tính và không còn triệu chứng của bệnh thì kết thúc cách ly và được làm việc, học tập, tham gia các hoạt động xã hội trở lại. Đồng thời, tự theo dõi sức khỏe 7 ngày tiếp theo.

    Đối với F1 nguy cơ cao (là những người có nguy cơ trở thành F0 như tiếp xúc trực tiếp với F0 trong phạm vi dưới 2 mét mà không dùng biện pháp bảo vệ; người sống chung nhà, làm việc cùng phòng với F0) thì cách ly y tế tại nhà 7 ngày liên tục kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với F0. Lấy mẫu xét nghiệm test nhanh hoặc PCR vào ngày thứ 7, nếu có kết quả âm tính thì kết thúc cách ly, tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo.

    Đối với F1 nguy cơ thấp, nếu có kết quả xét nghiệm PCR hoặc test nhanh âm tính (do cơ quan, đơn vị hoặc các cơ sở y tế được phép xét nghiệm SARS-CoV-2 thực hiện) thì được làm việc, học tập, tham gia các hoạt động xã hội, tự theo dõi sức khỏe 14 ngày.





    Bà Rịa-Vũng Tàu yêu cầu đẩy nhanh độ bao phủ vắc xin

    Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ tư vấn sức khỏe tại nhà; đẩy nhanh độ bao phủ vắc xin, nhất là lứa tuổi từ 12-17 và mũi thứ 3 nhắc lại cho các đối tượng theo quy định, bảo đảm thuốc điều trị, nâng cao năng lực y tế.
    Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, tính từ 18h ngày 2/12 đến 18h ngày 3/12/2021, tỉnh này ghi nhận 560 ca nghi mắc COVID-19 mới, đang chờ Bộ Y tế cấp mã bệnh nhân.

    Cụ thể, thành phố Vũng Tàu 168 ca, trong đó 6 ca trong khu vực cách ly tập trung; 29 ca trong khu vực phong tỏa; 133 ca ngoài cộng đồng. Thành phố Bà Rịa ghi nhận 67 ca, gồm 3 ca trong khu vực cách ly tập trung; 2 ca đang cách ly tại nhà; 2 ca trong khu vực phong tỏa; 60 ca ngoài cộng đồng.

    Thị xã Phú Mỹ 161 ca, trong đó 131 ca đang cách ly tại nhà; 11 ca trong khu vực phong tỏa; 19 ca ngoài cộng đồng. Huyện Châu Đức ghi nhận 28 ca, gồm 15 ca trong khu vực cách ly tập trung; 4 ca trong khu vực phong toả; 9 ca ngoài cộng đồng.

    Huyện Đất Đỏ 11 ca, trong đó 4 ca đang cách ly tại nhà; 7 ca ngoài cộng đồng. Huyện Long Điền ghi nhận 69 ca, gồm 4 ca đang cách ly tại nhà; 65 ca ngoài cộng đồng. Huyện Xuyên Mộc ghi nhận 56 ca, trong đó 7 ca trong khu vực cách ly tập trung; 19 ca đang cách ly tại nhà; 8 ca trong khu vực phong toả; 22 ca ngoài cộng đồng.

    Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết thêm, tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp. Do đó, các địa phương tuyệt đối không mất cảnh giác, nâng cao hiệu quả phòng chống dịch và phục hồi kinh tế; thường xuyên kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh, tạo sự đồng thuận của người dân yên tâm trong việc thực hiện cách ly F1 và điều trị F0 tại nhà; bảo đảm hoạt động hiệu quả đường dây nóng về phòng chống dịch của địa phương, bố trí trực 24/24; nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ tư vấn sức khỏe tại nhà; đẩy nhanh độ bao phủ vắc xin, nhất là lứa tuổi từ 12-17 tuổi và mũi thứ 3 nhắc lại cho các đối tượng theo quy định, bảo đảm thuốc điều trị, nâng cao năng lực y tế, giảm thiểu tỷ lệ tử vong do COVID-19 gây ra; chủ động phối hợp, kịp thời cập nhật các khu vực phong tỏa phát sinh mới để hỗ trợ, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân trong khu vực phong tỏa.





    Đà Nẵng: Hơn 100 ca COVID-19 mới trong ngày, số ca cộng đồng vẫn ở mức cao

    Đà Nẵng ghi nhận 104 ca COVID-19 trong ngày 4/12, có 31 trường hợp chưa cách ly ở thời điểm phát hiện.
    Báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Đà Nẵng chiều 4/12 cho biết, trong ngày, thành phố ghi nhận 104 người mắc COVID-19, gồm 61 ca đang cách ly, 12 ca trong khu phong tỏa và 31 ca chưa cách ly.

    Hầu hết trong 31 ca chưa cách ly là những người đi xét nghiệm tại các cơ sở y tế, gồm: Phòng khám Ân Đức 4, Phòng khám Thiện Nhân 2, Bệnh viện 199 Bộ Công an 6, Trung tâm Y tế (TTYT) Liên Chiểu 3, Phòng khám Hòa Khánh 1, TTYT Thanh Khê 1, Bệnh viện Tâm Trí 5, Phòng khám Y Đức 3, Bệnh viện Phụ sản - Nhi 2, Trạm Y tế Hòa Minh 1, TTYT Sơn Trà 1.



    Trong 18 ca được phát hiện ở khu cách ly tập trung và cơ sở y tế, có 10 người là F1 xét nghiệm âm tính trước đó, 2 F1 là công nhân Công ty Hữu Nghị. 43 ca cách ly tại nhà gồm 3 người về từ TP.HCM, còn 40 người vốn là F1 (11 người xét nghiệm âm tính trước đó).

    Cộng dồn từ ngày 16/10 đến nay, Đà Nẵng ghi nhận 1.494 ca COVID-19, trong đó 137 ca về từ các tỉnh khác.

    Hiện toàn TP Đà Nẵng có 18 cơ sở cách ly tập trung, đang thực hiện cách ly 1.105 người.




    F0 tại nhà nên ăn uống thế nào


    Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) TP HCM hướng dẫn người mắc Covid-19 cách ly tại nhà cần có chế độ dinh dưỡng cân đối và đầy đủ để nhanh hồi phục sức khỏe, hạn chế nguy cơ diễn tiến nặng.

    Theo đó, nên đảm bảo đủ và đa dạng các nhóm thực phẩm, gồm tinh bột, sữa và chế phẩm sữa, dầu mỡ, thịt cá, trứng, các loại hạt, rau củ, đặc biệt là rau củ màu vàng - xanh thẫm.

    Không kiêng khem thực phẩm nếu không có dị ứng thực phẩm hoặc theo lời khuyên riêng của bác sĩ. Người có thể trạng gầy, trẻ em cần bổ sung thêm các thực phẩm có nhiều năng lượng và protein như sữa và các sản phẩm từ sữa.

    Uống đủ nước, trung bình 2 lít mỗi ngày hoặc nhiều hơn nếu có sốt, tiêu chảy. Nên uống nước ấm và rải rác trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi thấy khát. Uống nước lọc, nước ép hoa quả. Sốt nên uống orezol để bù nước và điện giải.

    Tránh đồ ăn, uống có nhiều đường, nhiều muối. Hạn chế sử dụng mỡ động vật, phủ tạng động vật, các loại nước ngọt có ga, bánh kẹo ngọt và các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá. Thực phẩm phải bảo đảm an toàn, vệ sinh, không dùng thực phẩm ôi, thiu, quá hạn sử dụng. Bảo đảm vệ sinh khi chế biến thực phẩm, luôn rửa tay trước và sau khi chế biến.





    Cũng theo hướng dẫn của CDC, người trưởng thành cần mức năng lượng 30- 35 kcal/kg cân nặng trong một ngày. Trong đó, chất đạm chiếm 15-20%, chất béo 20-25%, chất đường bột 50-65% tổng năng lượng. Nên cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất theo lứa tuổi, đặc biệt tăng cường các thực phẩm giàu vitamin A, C, D, E, các thực phẩm giàu kẽm và selen...

    Với trẻ em, chế độ ăn hàng ngày cân đối 4 yếu tố chính gồm chất béo (động vật và thực vật), vitamin và khoáng chất, thành phần các chất sinh năng lượng (đạm, chất béo, carbohydrate), đạm (động vật và thực vật). Trẻ phải ít nhất có một bữa ăn trong ngày cân đối khẩu phần. Trẻ kém ăn, ăn không đủ lượng, nên dùng sản phẩm hỗ trợ dinh dưỡng đường uống năng lượng cao. Tránh thức ăn gây nôn và buồn nôn.

    Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất:

    Vitamin A giúp duy trì sự toàn vẹn của niêm hấp và tiêu hóa, tạo kháng thể trên bề mặt niêm mạc. Vitamin A có nhiều trong gan, lòng đỏ trứng, cà rốt, khoai lang, bí ngô, đu đủ, xoài, bông cải xanh, rau cải bó xôi...

    Vitamin C giúp tăng cường miễn dịch, hạn chế sự tiến triển của viêm phổi do virus, cải thiện chức năng hô hấp. Hoa quả, trái cây và rau tươi chứa nhiều vitamin C gồm bưởi, chanh, kiwi, ổi, dâu tây, đu đủ, cam, ớt chuông...

    Vitamin D có vai trò tăng cường hệ thống miễn dịch, hệ tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh. F0 nên tiếp xúc với ánh nắng 15-30 phút mỗi ngày (phòng thoáng, có cửa sổ có ánh nắng mặt trời). Bổ sung thực phẩm giàu vitamin D như cá chép, cá trắm cỏ, lươn, trạch, sữa, lòng đỏ trứng; thực phẩm giảu vitamin D (sữa, ngũ cốc)...

    Vitamin E giúp thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan miễn dịch, có nhiều trong các sản phẩm từ đậu nành, giá đỗ, rau mầm...

    Selen trong gạo lứt, gạo lật nảy mầm, gạo mầm, cá, tôm, rong biển... Đây là chất chống oxy hóa mạnh, tăng cường khả năng chống nhiễm trùng.

    Kẽm giúp điều hòa miễn dịch và các phản ứng viêm, có nhiều trong các loại thịt gia cầm, các loại động vật có vỏ và hải sản như hàu, sò, thịt bò, lòng đỏ trứng, sữa bột, cua ghẹ; các loại hạt như hạt đậu, hạt vừng...

    Omega 3 đóng vai trò cải thiện hệ miễn dịch, chống viêm. Chất này có nhiều trong cá mòi, cá hồi, cá basa, cá bơn, cá trích, cá ngừ, hàu, dầu gan cá, hạt macca, hạt óc chó, hạt chia....

    Flavonoid là chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch của cơ thể, đến từ các loại rau gia vị như húng, tía tô, súp lơ xanh, cải xanh, táo, trà xanh, gừng, tỏi, nghệ, các loại rau lá màu xanh.

    Probiotic từ phô mai, sữa chua giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49333
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 14.314 ca, 199 ca tử vong

    by music123 » Chủ nhật Tháng 12 05, 2021 12:09 pm

    TỐI 5/12:T14.314 ca mắc, 199 bệnh nhân COVID-19 tử vong

    TH



    Hình ảnh

    Ngày 5/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.314 ca nhiễm mới với 2 ca nhập cảnh và 14.312 trường hợp trong nước (tăng 319 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành, có 8.142 ca trong cộng đồng.
    Cụ thể: TP. Hồ Chí Minh (1.491 ca), Cần Thơ (1.132), Tây Ninh (792), Sóc Trăng (775), Bà Rịa - Vũng Tàu (710), Đồng Tháp (690), Bình Thuận (648), Bến Tre (630), Bình Phước (547), Vĩnh Long (544), Khánh Hòa (465), Cà Mau (444), Bình Định (428), Hà Nội (400), Bạc Liêu (398), Kiên Giang (394), Đồng Nai (355), Bình Dương (355), An Giang (350), Thừa Thiên Huế (305), Hậu Giang (295), Tiền Giang (257), Trà Vinh (212), Hà Giang (160), Bắc Ninh (113), Đắk Nông (102), Thanh Hóa (94), Hải Phòng (91), Long An (90), Hải Dương (88), Lâm Đồng (84), Quảng Ngãi (81), Đà Nẵng (78), Ninh Thuận (75), Quảng Nam (63), Quảng Ninh (62), Gia Lai (61), Hưng Yên (60), Nam Định (47), Phú Thọ (45), Thái Nguyên (35), Vĩnh Phúc (34), Phú Yên (31), Thái Bình (28), Quảng Bình (25), Hòa Bình (23), Yên Bái (21), Tuyên Quang (16), Kon Tum (13), Bắc Giang (12), Hà Tĩnh (11), Lạng Sơn (11), Lào Cai (9), Sơn La (9), Ninh Bình (5), Hà Nam (5), Cao Bằng (5), Quảng Trị (4), Lai Châu (2), Điện Biên (1), Bắc Kạn (1).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bạc Liêu (-167), Hồ Chí Minh (-145), Bến Tre (-132). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Định (+225), Cần Thơ (+134), Bà Rịa - Vũng Tàu (+90). Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 13.982 ca/ngày.

    Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 04/12 đến 17h30 ngày 05/12 ghi nhận 199 ca tử vong tại: Tại TP. Hồ Chí Minh (69) trong đó có 4 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Bến Tre (2), Đồng Tháp (1), Quảng Ngãi (1); tại các tỉnh, thành phố khác: Tây Ninh (20), An Giang (19), Kiên Giang (17), Đồng Nai (12), Tiền Giang (10), Bình Dương (9), Cần Thơ (7), Sóc Trăng (6), Vĩnh Long (6), Đồng Tháp (5), Bình Thuận (4), Cà Mau (4), Bà Rịa - Vũng Tàu (3), Cao Bằng (1), Trà Vinh (1), Phú Thọ (1), Thừa Thiên Huế (1), Bình Định (1), Khánh Hoà (1), Bình Phước (1), Bạc Liêu (1).

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 197 ca/ngày. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 26.260 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.






    Số ca mắc COVID-19 ở Hậu Giang lại ‘lập đỉnh’


    Tỉnh Hậu Giang ghi nhận số ca mắc COVID-19 trong ngày cao kỷ lục: 430 ca, trong đó có 197 ca cộng đồng.
    Sở Y tế Hậu Giang thông tin, trong 24 giờ (từ 18 giờ ngày 3/12 đến 18 giờ ngày 4/12), tỉnh Hậu Giang ghi nhận 430 ca mắc mới COVID-19, đồng thời có thêm 4 ca tử vong. Đây là số ca mắc trong ngày cao nhất từ trước đến nay tại Hậu Giang.

    Trước đó vào hôm 29/11, số ca mắc COVID-19 trong ngày ở Hậu Giang cũng "lập đỉnh" với 416 ca.

    Trong số 430 ca mắc mới, có 6 trường hợp là người về từ ngoài tỉnh; 200 trường hợp là F1 được cách ly tập trung; 27 trường hợp ghi nhận trong khu phong tỏa. 197 trường hợp là ca mắc cộng đồng ghi nhận tại huyện Châu Thành (118 ca); huyện Phụng Hiệp (28); TP Vị Thanh (22); TP Ngã Bảy (16); huyện Vị Thủy (9); huyện Châu Thành A (2); huyện Long Mỹ (1) và thị xã Long Mỹ (1).

    Cũng trong thời gian này, tỉnh Hậu Giang có thêm 4 bệnh nhân COVID-19 tử vong.



    Tính từ đầu đợt dịch (ngày 8/7/2021) đến nay tỉnh Hậu Giang đã ghi nhận tổng số 7.359 ca mắc COVID-19; điều trị khỏi 4.024 ca; tử vong 21 ca; chuyển tuyến điều trị 3 ca (đã tử vong 1 ca; 2 ca đã điều trị khỏi).

    Toàn tỉnh còn 1.159 người đang cách ly tập trung; 2.912 người cách ly tại nhà và nơi cư trú; 5.193 người tự theo dõi sức khỏe.

    Về tình hình tiêm vắc xin, tỉnh Hậu Giang đã tiêm 1.127.644 liều cho 584.389 người (543.255 người đã tiêm đủ 2 mũi; 41.134 người mới tiêm 1 mũi), đạt tỷ lệ 96,34% trên tổng dân số tỉnh Hậu Giang từ 12 tuổi trở lên (606.586 người).







    Hà Nội: Một trường THPT thông báo khẩn học sinh dừng học trực tiếp từ ngày 6/12

    Tối 4/12, Trường Marie Curie Hà Nội có thông báo khẩn gửi toàn thể học sinh, phụ huynh về việc nhà trường chưa tổ chức dạy học trực tiếp từ ngày 6/12, thay vào đó học sinh tiếp tục học trực tuyến cho đến khi có thông báo mới.
    Theo ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng nhà trường, trước đó UBND TP Hà Nội quyết định cho học sinh khối THPT đi học từ ngày 6/12 sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng dịch COVID-19. Trước quyết định của TP, thầy trò và phụ huynh rất phấn khởi khi mong ước đến trường nhiều tháng qua đã được cho phép. Nhà trường đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất sẵn sàng đón học sinh đi học từ đầu tuần tới.

    Tuy nhiên, nỗi mừng vừa nhen nhóm nỗi lo đã xuất hiện. Những ngày gần đây, các ca nhiễm COVID-19 ở Hà Nội tăng mạnh, nhiều phụ huynh đã bày tỏ sự lo ngại tới giáo viên chủ nhiệm và hiệu trưởng.

    Ngay trong ngày 4/12, trường đã lấy ý kiến phụ huynh về việc có nên cho con tới trường vào ngày 6/12. Kết quả, cơ sở Mỹ Đình có tới 82,35% phụ huynh chưa muốn cho con tới trường; Cơ sở Văn Phú có 74,3% phụ huynh chưa muốn con tới trường. Đa số phụ huynh muốn con học trực tuyến thêm một thời gian cho tới khi con được tiêm 2 mũi vắc xin. Trước nguyện vọng của số đông phụ huynh, trường này đã thông báo cho toàn bộ học sinh bậc THPT tiếp tục học trực tuyến cho đến khi có thông báo mới.

    Bà Văn Liên Na, Phó hiệu trưởng Trường THCS- THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cũng khẳng định, trong bối cảnh dịch bệnh mỗi ngày hơn 500 ca, nhiều phụ huynh đã có ý kiến chưa muốn cho con tựu trường. Chưa kể, hiện trường đang có 6-7 giáo viên thuộc diện F1 phải cách ly y tế. Trường học mở cửa nhưng thiếu giáo viên cũng rất khó đảm bảo dạy học trực tiếp. Do đó, trường dự kiến sẽ xin lùi đến cuối tháng 12, khi tình hình dịch bệnh ổn định hơn mới mở cửa dạy học trực tiếp.

    Phó hiệu trưởng trường này chia sẻ, điều bà lo lắng nhất là học sinh đi học trong bối cảnh bùng phát dịch COVID-19 như hiện nay, dịch cũng rất dễ xâm nhập trường học. Nếu chỉ được 1-2 tuần, lại phong toả trường, lớp, chuyển sang học trực tuyến sẽ rất xáo trộn.







    F0 cộng đồng ở miền Trung cao kỷ lục, tập trung tầm soát diện rộng

    Trong 24h qua, các tỉnh miền Trung và miền Tây ghi nhận số ca nhiễm mới trong cộng đồng tăng vọt.
    Thừa Thiên - Huế số ca mắc cao kỷ lục


    Hôm qua (4/12), Thừa Thiên - Huế ghi nhận 339 ca dương tính SARS-CoV-2. Trong đó tại khu cách ly tập trung 10 ca, khu phong tỏa 6 ca, giám sát y tế từ vùng dịch về 2 ca, giám sát y tế tại nhà 1 ca, tại chốt kiểm soát 1 ca, F1 đang thực hiện cách ly tại nhà 107 ca và tại cộng đồng 212 ca.

    Tính đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 4.077 F0, đang điều trị 1.491 ca, điều trị khỏi 2.577 ca và 9 ca tử vong.

    Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID- 19 TP Huế (địa phương có nhiều ca mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh) diễn ra cùng ngày, ông Phan Thiên Định, Bí thư Thành uỷ Huế cho biết, qua thống kê, số F0 cộng đồng vẫn tăng cao, để kiểm soát và ngăn chặn các nguồn lây, tỉnh sẽ kéo dài việc tầm soát diện rộng thêm 1, 2 ngày so với kế hoạch đề ra.

    Trong ngày số bệnh nhân khỏi bệnh là 1.711 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 1.009.277 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.854 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 4.618 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.376 ca; Thở máy không xâm lấn: 162 ca; Thở máy xâm lấn: 683 ca; ECMO: 15 ca.










    F0 các tỉnh miền Tây tăng vọt

    Cần Thơ ghi nhận 1.174 ca dương tính SARS-CoV-2 (24 ca sàng lọc cộng đồng, 260 xét nghiệm tại cơ sở y tế, 28 ca trong khu cách ly, 71 ca trong khu phong tỏa và 791 ca cách ly tại nhà).

    Số ca mắc từ ngày 8/7 đến nay là 30.794 ca, điều trị khỏi 14.197 người. Trong ngày địa phương này ghi nhận 12 ca tử vong nâng số ca tử vong lên 235. 14.245 F0 đang cách ly điều trị tại nhà.

    Sóc Trăng thêm 781 ca dương tính SARS-CoV-2 (469 ca cộng đồng). Số ca cộng dồn trong đợt dịch thứ 4 là 21.046, điều trị khỏi 13.654. Trong ngày 6 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong lên 122 ca.

    Bến Tre thêm 716 ca dương tính SARS-CoV-2 (709 ca cộng đồng). Tổng số ca mắc cộng dồn 10.065, ca điều trị khỏi 4.541, số ca tử vong cộng dồn 70 ca.

    Đồng Tháp ghi nhận 624 ca dương tính SARS-CoV-2 (197 ca cộng đồng). Tổng số ca mắc cộng dồn là 24.530 ca, điều trị khỏi 16.905.

    Vĩnh Long ghi nhận 552 trường hợp nghi nhiễm (299 ca cộng đồng). Trong ngày thêm 5 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong lên 105.

    Bạc Liêu phát hiện 565 ca dương tính SARS-CoV-2 (262 ca cộng đồng). Tổng số ca mắc cộng dồn 15.772 tổng số ca đã điều trị khỏi 9.988.

    An Giang ghi nhận 350 F0, điều trị khỏi bệnh 291 trường hợp. Tổng số trường hợp mắc COVID-19 từ ngày 15/4 đến nay là 24.753 ca.

    Kiên Giang phát hiện 394 F0 (163 ca cộng đồng). Tổng số ca mắc cộng dồn 21.841, ca điều trị khỏi 18.143.

    Trà Vinh phát hiện 301 F0 mới, trong đó 197 ca cộng đồng. Đến nay, tỉnh này ghi nhận 9.034 ca mắc COVID-19 (có 42 ca nhập cảnh), đã điều trị khỏi 3.478 trường hợp; ca tử vong cộng dồn 52 trường hợp.

    Tiền Giang thêm 209 ca F0. Đến nay, tỉnh ghi nhận 25.531 ca mắc COVID-19, điều trị khỏi 20.138 trường hợp. Trong ngày có 10 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong lên 575 ca.





    Thêm 65 F0, Quảng Ngãi vượt mốc 3.000 ca COVID-19

    Với 65 F0 vừa được ghi nhận, đến nay Quảng Ngãi vượt mốc 3.000 ca mắc COVID-19 trong đợt dịch thứ 4.
    Ngày 5/12, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Ngãi cho biết, ngành Y tế địa phương vừa ghi nhận thêm 65 ca COVID-19, gồm 6 ca cộng đồng, 28 ca trong khu phong tỏa, 8 ca trong khu cách ly tập trung, 7 trường hợp thuộc diện F1 của các ca bệnh trước đó và 16 người về từ vùng dịch.


    Hình ảnh

    Quảng Ngãi vượt mốc 3.000 ca mắc COVID-19 trong đợt dịch thứ 4.

    Với 65 F0 vừa được ghi nhận, cộng dồn đợt dịch thứ 4 (tính từ ngày 26/6 đến nay), Quảng Ngãi tổng cộng 3.019 ca mắc COVID-19.

    Theo nhận định của ngành Y tế Quảng Ngãi, tình hình dịch COVID-19 ở các huyện Bình Sơn, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, TP Quảng Ngãi, thị xã Đức Phổ diễn biến phức tạp. Vì vậy, các địa phương cần khẩn trương khoanh vùng cách ly, xét nghiệm kịp thời bóc tách F0 và truy vết thần tốc để phát hiện sớm F1, F2 cách ly nhanh chóng.

    Bên cạnh đó, từ ngày 30/9/2021 đến nay, Quảng Ngãi ghi nhận 371 ca COVID-19 từ TP.HCM và các tỉnh phía Nam về địa phương, khả năng trong những ngày đến sẽ còn nhiều ca mắc bệnh.
    Hình ảnh
Đăng trả lời 344 bài viết

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 111 khách