Đăng trả lời 344 bài viết
VN:Thêm 88.378 ca, Quảng Ninh và Bình Định bổ sung 23.262 F0
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 14.818 ca nhiễm, tổng số ca vượt 1,9 triệu

    by music123 » Thứ 2 Tháng 1 10, 2022 3:16 pm

    TỐI 10/1: Thêm 14.818 ca nhiễm, tổng số ca vượt 1,9 triệu



    Trong 14.818 ca nhiễm Bộ Y tế công bố tối 10/1 có 14.783 ca tại 62 tỉnh, thành, nâng tổng số ca nhiễm đợt dịch thứ 4 vượt 1,9 triệu; 89.842 ca khỏi bệnh; 212 ca tử vong.

    24 giờ qua số ca nhiễm cả nước giảm 8.370 so với hôm qua, gồm 5.387 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa (giảm 7.549 ca), 9.396 ca cộng đồng (giảm 821 ca).

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 15.935 ca/ngày. Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 31 ca nhiễm Omicron, đều được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại; Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng mỗi nơi một, Thanh Hóa 2, TP HCM 12, Quảng Nam 14.


    Hôm nay ghi nhận 212 ca tử vong tại: TP HCM 19, An Giang (28 ca trong 2 ngày), Sóc Trăng (22 ca trong 2 ngày), Hà Nội 17, Đồng Tháp 16, Bình Phước và Tiền Giang 12, Vĩnh Long và Cần Thơ 11, Khánh Hòa và Bà Rịa - Vũng Tàu 9, Tây Ninh 8, Bình Dương 7, Trà Vinh 6, Hậu Giang 5, Bạc Liêu 4, Bình Thuận 3, Hải Phòng, Huế, Bình Định đều 2, Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Phú Yên, Hải Dương, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Cà Mau mỗi nơi một.

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 216 ca. Tổng số ca tử vong tại Việt Nam tính đến nay là 34.531 ca, chiếm tỷ lệ 1,8% so với tổng số ca nhiễm.




    Bình Phước đưa bệnh viện dã chiến gần 1.000 giường vào vận hành


    Bình Phước vừa đưa bệnh viện dã chiến quy mô gần 1.000 giường vào vận hành nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19 tăng cao trên địa bàn.

    Hình ảnh

    Lãnh đạo tỉnh Bình Phước kiểm tra Bệnh viện dã chiến K72 - Ảnh: B.L.

    Ngày 10-1, Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 K72 - phường Tân Phú, TP Đồng Xoài - đã chính thức đưa vào vận hành tiếp đón, điều trị bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn.

    Bệnh viện có quy mô 964 giường, gồm 180 giường điều trị bệnh nhân mức độ nặng, nguy kịch; 672 giường mức độ vừa và nặng (tầng 2) và 112 giường chờ ra viện.

    Bệnh viện dã chiến K72 do Tổng công ty Becamex Bình Dương hỗ trợ xây dựng trước tình hình dịch trên địa bàn tỉnh Bình Phước ngày càng diễn biến phức tạp, số lượng bệnh nhân mắc COVID-19 tiếp tục gia tăng.

    Hình ảnh

    Bệnh viện dã chiến K72 với quy mô gần 1.000 giường được đưa vào vận hành giúp nâng năng lực thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn Bình Phước - Ảnh: B.L.

    Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuyết Minh đề nghị Bệnh viện dã chiến K72 sớm ban hành quy trình tiếp nhận bệnh nhân. Song song đó, Sở Y tế phải mở lớp tập huấn về việc phân loại, sàng lọc điều trị F0 cho các địa phương trong tỉnh nhằm phân tầng điều trị một cách hiệu quả nhất.

    "Việc mua sắm thuốc men, vật tư y tế, thiết bị cho bệnh viện và việc điều trị bệnh nhân COVID-19 trong tỉnh, Sở Y tế phải gấp rút phối hợp cùng các ngành liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh theo đúng quy trình.

    Ngoài ra, Bệnh viện dã chiến K72 cũng phải lên phương án hoàn chỉnh từ nhân sự, trang thiết bị cần đầu tư trên tinh thần hoạt động ở mức cao nhất và hiệu quả nhất" - bà Minh nói.

    Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước, tính đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận 36.368 ca COVID-19. Trong đó, 9.063 bệnh nhân đang điều trị (bao gồm PCR và test nhanh), 19.757 ca xuất viện và 87 ca tử vong.




    'Vùng xanh' TP.HCM và những tháng dài chống dịch

    TP.HCM đã chính thức trở thành vùng xanh sau hơn nửa năm ròng nỗ lực chống dịch từ rất nhiều cố gắng, đi cùng với những hy sinh, mất mát, cả cống hiến hết mình của hàng triệu người.

    Cuối tuần qua, UBND TP.HCM thông báo TP đã đạt cấp độ 1 (vùng xanh), căn cứ theo Nghị quyết 128 của Chính phủ. Thông tin ngắn ngủi nhưng chờ mong mấy tháng trời ấy là niềm vui chung của cả chính quyền lẫn hơn 10 triệu dân sống ở TP này. Có trải qua những ngày vô cùng khó khăn, đầy giông bão và thấm thía những mất mát mới thấy “vùng xanh” quý giá đến chừng nào. Giá phải trả khá đắt, tốn kém công sức tiền bạc cũng rất nhiều và đau thương chẳng ít nhưng rồi TP.HCM đã vượt qua.

    Hình ảnh

    Hàng nghìn người dân TP.HCM tự tin dạo phố trong đêm Noen (24/12/2021) cho thấy nhịp sống của TP đã trở lại bình thường


    Nhìn lại khoảng thời gian tháng 7-8-9/2021 như một lời nhắc nhở để những chủ quan, sai lầm đừng mắc lại nhưng đó cũng là thời điểm cả nước cùng TP.HCM chiến đấu mạnh mẽ nhất để vượt qua những tháng ngày kinh hoàng khó quên. Không có nội lực, không nhiều nỗ lực cùng sự chi viện người, của cùng tinh thần, vật chất, tình cảm của bà con khắp các tỉnh thành thì có lẽ đau thương và mất mát sẽ nhiều hơn, TP sẽ khó hồi phục như hiện nay.

    Hơn 10 ngày qua, TP.HCM chỉ còn trên dưới 450 ca nhiễm mới, chỉ bằng 1/20 so với những ngày cao điểm và tử vong đã giảm xuống dưới 20 ca/ngày. Có thể con số nhiễm mới chỉ là tương đối khi “bình thường mới” và người dân TP.HCM đã quen sống với căn bệnh đang dần được kiểm soát và sẽ xem như đặc hữu này, tuy nhiên đó vẫn là điều rất đáng mừng khi biến thể Omicron vẫn đẩy nhiều quốc gia vào nguy cơ khủng hoảng. Thành quả ấy duy trì được bao lâu, sẽ giúp chúng ta vui Tết Nhâm dần thế nào có lẽ còn tùy thuộc vào nhiều thứ, nhất là thái độ không chủ quan, luôn 5K mọi lúc mọi nơi và vắc xin phủ dầy hơn nữa, thuốc men cùng trang thiết bị cải thiện khá nhiều.

    Nhìn những điều bình thường từng mong ước hồi tháng 8-9/2021 như đường phố tấp nập, cửa hiệu sáng đèn, học sinh đến lớp, phụ huynh đi làm, cuộc sống náo nhiệt… ngày một hiện diện ở TP đầy sức sống này giờ đây là một niềm vui. Thành quả đó chính do mỗi người chúng ta chiến đấu giành giật và đoạt lại từ “tay” Covid quái ác, xua tan những ám ảnh từng làm dấy lên lo âu và đôi khi cả sợ hãi.

    Vùng xanh hôm nay thay cho vùng đỏ, vùng cam vài tháng trước dù chỉ là kết quả những con số đơn giản nhưng chứa trong đó quá nhiều nỗ lực, hy sinh, cống hiến phi thường.

    Dù tình hình đã sáng sủa hơn và cái nhìn lạc quan cho Nhâm Dần 2022 dần hé mở nhưng “khuyến cáo” của Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên vẫn là điều cần suy ngẫm. Ông Nên nói: “Nhiều cán bộ hưu trí nói với tôi sự thật không phải tốt như thế, có lúc, có nơi vẫn làm chưa tốt. Tôi nhắc việc này để chúng ta cố gắng đeo bám, làm tốt hơn công việc hiện tại và thời gian tới. Chúng ta đã mất đi bước chạy đà, lần đầu tiên tăng trưởng âm từ 35 năm đổi mới, kéo lùi các chỉ tiêu đề ra. Gánh nặng thời gian tới là vừa phải vượt chướng ngại vật, vừa tăng tốc để bù lại”.

    TP cũng chịu nhiều tổn thất, như nền kinh tế đứt gãy chuỗi cung ứng, nhất là lĩnh vực dịch vụ bị thiệt hại nặng. Một số DN đóng cửa, nhiều lao động mất việc làm; có những ngành, cơ sở sản xuất phải vay tiền trả nợ, duy trì sản xuất. Kinh tế thành phố sụt giảm nghiêm trọng; GRDP giảm 6,78% so với cùng kỳ, đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ sau giai đoạn đổi mới… Những điều mà sau “bạo bệnh” còn phải hồi phục rồi làm lại để vươn lên củng cố vị trí số 1, đầu tàu kinh tế của cả quốc gia không phải dễ dàng ngày một ngày hai.

    Hôm qua (10/1) TP.HCM cũng chính thức cho nhiều hoạt động không thiết yếu như vũ trường, karaoke, massage… trở lại bình thường sau hơn nửa năm tạm ngừng. Điều từng gây nhiều tranh cãi trước đây nay hoạt động lại là một chỉ dấu cho thấy TP.HCM thực sự là một vùng xanh dù mọi thứ vẫn phải tuân theo những quy định phòng dịch hiện hành.

    Kinh tế của TP năng động này luôn phải và cần thiết bao gồm cả những ngày “vui chơi” như vậy bởi điều đó phản ánh đầy đủ sức khỏe của TP.HCM và cho thấy “kháng thể” đã đủ đầy để mạnh dạn mở cửa rộng hơn.

    TP.HCM xanh rồi cả nước sẽ dần xanh, nhìn TP.HCM mấy tháng trước đây và hiện nay ai cũng hy vọng điều đó đang đến gần.

    Hà Phan
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 16.035 ca, 256 ca tử vong

    by music123 » Thứ 3 Tháng 1 11, 2022 1:29 pm

    TỐI 11/1: Thêm 16.035 ca, 256 ca tử vong

    TH

    Bộ Y tế tối 11/1 công bố 16.035 ca nhiễm, trong đó 16.019 ca ghi nhận tại 63 tỉnh, thành phố; 256 ca tử vong; 6.866 ca khỏi bệnh.

    Như vậy, 24 giờ qua số ca nhiễm cả nước tăng 1.236 so với hôm qua, gồm 5.328 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa (giảm 59 ca), 10.691 ca cộng đồng (tăng 1.295 ca).

    Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 31 ca nhiễm Omicron, đều cách ly ngay sau khi nhập cảnh. Trong đó một ca đầu tiên ghi nhận tại Hà Nội, Quảng Nam 14, TP HCM 12, Thanh Hóa 2, Hải Dương và Hải Phòng đều một.


    Hôm nay ghi nhận 256 ca tử vong tại: TP HCM 19, Long An (30 ca trong 2 ngày), Đồng Nai (24 ca trong 2 ngày), Kiên Giang (21 ca trong 2 ngày), Đồng Tháp và Vĩnh Long 15, Bến Tre, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng đều 11, An Giang và Hà Nội 9, Trà Vinh và Hậu Giang 7, Bình Dương và Bạc Liêu 6, Bình Định 5, Huế, Cà Mau 4, Hà Giang (4 ca trong 2 ngày), Bình Thuận 2, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Lâm Đồng đều một.

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 220 ca. Tổng số ca tử vong tại Việt Nam tính đến nay là 34.787 ca, chiếm tỷ lệ 1,8% so với tổng số ca nhiễm.



    Số ca mắc mới lập đỉnh, Đà Nẵng bắt buộc F0 cách ly tại nhà

    Chiều 11-1, TP Đà Nẵng ghi nhận số ca mắc mới trong ngày là 543 ca, cao nhất từ trước đến nay. Lãnh đạo TP Đà Nẵng đã yêu cầu các địa phương xác định cách ly F0 ở nhà là bắt buộc.

    Hình ảnh

    Đà Nẵng khuyến khích người dân tự mua que test COVID-19 để test nhanh tại nhà - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

    Trong số 543 ca mắc mới có 346 ca chưa cách ly. Trong số 346 ca chưa cách ly có 12 ca là bệnh nhân đến chạy thận định kỳ tại Bệnh viện Đà Nẵng.

    Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP Đà Nẵng cũng đã dự phòng hơn 30 giường bệnh cho bệnh nhân COVID-19 vừa điều trị, vừa chạy thận định kỳ tại khu vực cách ly riêng biệt ở Trung tâm y tế huyện Hòa Vang.

    Xét về số ca mắc COVID-19 mới và số ca mắc chưa cách ly trong ngày thì đây là đỉnh dịch của Đà Nẵng, cao hơn nhiều lần so với các đợt dịch trước đây.

    Tuy nhiên hiện nay tỉ lệ người trong độ tuổi tiêm đủ 2 mũi vắc xin ở Đà Nẵng đã đạt hơn 99% nên hầu hết các bệnh nhân đều không có triệu chứng hoặc bệnh ở thể nhẹ.

    Số ca mắc COVID-19 mới ghi nhận ở Đà Nẵng liên tiếp cao hơn 430 ca mỗi ngày, nâng số ca mắc lên hơn 5.000 ca trong 20 ngày qua.

    Theo ông Nguyễn Văn Quảng - bí thư Thành ủy Đà Nẵng, số ca mắc mới những ngày qua tăng cao, gây áp lực lên cơ sở điều trị và lực lượng chống dịch.

    Dù đã có chủ trương áp dụng cách ly, điều trị F0 rộng rãi tại nhà nhưng tỉ lệ ca điều trị ở tại nhà đang rất thấp so với số ca nhiễm hằng ngày.

    Do vậy các địa phương phải xác định cách ly, điều trị F0 tại nhà là bắt buộc trong bối cảnh hiện nay để đảm bảo điều trị hiệu quả và giảm áp lực cho các cơ sở y tế.

    Ngoài ra ông Quảng cũng yêu cầu các đơn vị liên quan phải khẩn trương hoàn thiện các phương án khi F0 tăng cao. Nhất là việc hình thành các cơ sở điều trị F0 trả tiền.

    "Có nhiều người có điều kiện, không muốn ở nhà điều trị vì ảnh hưởng đến gia đình, hoạt động kinh doanh. Họ chấp nhận bỏ tiền ra đi điều trị trong một điều kiện tốt. Việc này phù hợp nên cần thống nhất chủ trương để triển khai, tương tự như F1 đi cách ly trả tiền trước đây", ông Quảng nói.




    Hậu Giang: Toàn tỉnh vùng cam, đến UBND tỉnh họp phải có xét nghiệm âm tính COVID-19


    Hôm qua (10/1), tỉnh Hậu Giang ghi nhận thêm 495 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 485 ca cộng đồng.

    Lũy kế đến nay tỉnh Hậu Giang đã ghi nhận tổng số 20.721 ca mắc COVID-19; điều trị khỏi 17.751 ca; tử vong 125 ca.


    Hôm qua (10/1), tỉnh Hậu Giang ghi nhận thêm 495 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 485 ca cộng đồng.

    Lũy kế đến nay tỉnh Hậu Giang đã ghi nhận tổng số 20.721 ca mắc COVID-19; điều trị khỏi 17.751 ca; tử vong 125 ca.



    Số ca mắc COVID-19 ở Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận tăng nhẹ


    Trong ngày hôm nay 11/1, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ghi nhận 343 ca nghi mắc COVID-19 mới. Trong khi đó, tỉnh Bình Thuận có 156 ca nhiễm COVID-19, tăng 62 ca nhiễm so với ngày 10/1.
    Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, tính từ 18h ngày 10/1 đến 18h ngày 11/1/2022 tỉnh này ghi nhận 343 ca nghi mắc COVID-19 mới đang chờ Bộ Y tế cấp mã bệnh nhân.

    Cụ thể, thành phố Vũng Tàu 196 ca; Thành phố Bà Rịa ghi nhận 15 ca; Thị xã Phú Mỹ 3 ca đang cách ly tại nhà; Huyện Châu Đức 6 ca; Huyện Đất Đỏ 35 ca; Huyện Long Điền 19 ca ngoài cộng đồng; Huyện Xuyên Mộc 58 ca; Huyện Côn Đảo ghi nhận 11 ca.

    Theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, nhất là nguy cơ đáng lo ngại từ biến thể mới Omicron đã xâm nhập vào Việt Nam. Bà Rịa-Vũng Tàu đề nghị các địa phương tiếp tục đề cao cảnh giác, luôn sẵn sàng các biện pháp ứng phó với diễn biến xấu hơn của dịch bệnh; tăng cường truyền thông đến người dân; đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin cho người dân; nâng cao năng lực điều trị cho bệnh nhân COVID-19; chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của các trạm y tế lưu động, phát hiện kịp thời các F0 chuyển nặng để “chuyển tầng” điều trị thích hợp.


    Bình Thuận: Ca nhiễm ngoài cộng đồng chiếm 50%

    Cùng ngày, tỉnh Bình Thuận có 156 ca nhiễm COVID-19, tăng 62 ca nhiễm so với ngày 10/1. Trong đó, huyện Hàm Thuận Bắc 45 ca, huyện Tánh Linh 41 ca, huyện Hàm Thuận Nam 39 ca, thành phố Phan Thiết 16 ca, thị xã La Gi 6 ca ngoài cộng đồng, huyện Đức Linh 5 ca, huyện Hàm Tân 3 ca thí điểm cách ly F1 tại nhà, huyện Bắc Bình 1 ca ngoài cộng đồng. Như vậy, tính đến 11/1, tỉnh Bình Thuận đã có 27.451 ca mắc COVID-19.

    Đáng chú ý, ngày 11/1 tỉnh Bình Thuận có 78 ca ngoài cộng đồng, chiếm tỷ lệ 50% tổng số ca nhiễm trong ngày. Trong 24h qua, 319 ca nhiễm COVID-19 được điều trị khỏi bệnh và xuất viện, nâng tổng số 24.734 ca đã điều trị khỏi bệnh. Tuy nhiên, số ca mắc COVID-19 đang điều trị có diễn tiến nặng là 72 ca. Số ca mắc COVID-19 hiện đang điều trị tại nhà, các cơ sở y tế là 2.409 ca.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 16.135 ca, Khánh Hòa bổ sung 12.156 ca

    by music123 » Thứ 4 Tháng 1 12, 2022 3:48 pm

    TỐI 12/1: Thêm 16.135 ca nhiễm, Khánh Hòa bổ sung 12.156 ca

    TH

    Trong 16.135 ca nhiễm Bộ Y tế công bố tối 12/1 có 16.066 ca tại 60 tỉnh, thành phố; Khánh Hòa bổ sung 12.156 ca; 177 ca tử vong.

    Ngày 12/1, Sở Y tế Khánh Hòa đăng ký bổ sung 12.156 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin. Như vậy, hôm nay Bộ Y tế công bố tổng cộng 28.291 ca nhiễm.

    24 giờ qua, số ca nhiễm cả nước tăng nhẹ so với hôm qua (47 ca), gồm 5.177 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa (giảm 151 ca), 10.889 ca cộng đồng (tăng 198 ca). Hà Nội tiếp tục tăng ca nhiễm, lần đầu lên gần 3.000 và vẫn dẫn đầu các địa phương.

    Long An ghi nhận ca nhiễm Omicron đầu tiên là nam 57 tuổi, quốc tịch Trung Quốc, chuyên gia một công ty tại huyện Đức Hòa. Ông Huỳnh Minh Phúc, Giám đốc Sở Y tế Long An ngày 12/1 thông tin người này ngày 24/12/2021 từ Uganda di chuyển đến Doha, hôm sau nhập cảnh vào Việt Nam qua sân bay Tân Sơn Nhất, trên chuyến bay QR970, số ghế 31A. Sau khi nhập cảnh người này được đưa đi cách ly tập trung tại Bến Lức, mẫu xét nghiệm PCR lần một âm tính, lần hai dương tính, ngày 8/1 lấy mẫu xét nghiệm lần 3 âm tính.

    Kết quả giải trình tự gene virus tại Viện Pasteur TP HCM ngày 11/1 nhiễm Omicron. Hiện sức khỏe bệnh nhân bình thường, không ho, không sốt, đang được tiếp tục cách ly theo dõi. Hai người tiếp xúc với ca này xét nghiệm âm tính.

    Như vậy, đến nay Việt Nam đã ghi nhận 32 ca nhiễm biến chủng Omicron, đều cách ly ngay sau khi nhập cảnh, gồm: Quảng Nam (14), TP HCM (12), Thanh Hóa 2, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Long An đều một.

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 15.972 ca/ngày.


    Hôm nay ghi nhận 177 ca tử vong tại: TP HCM 18, Hà Nội, Bình Phước, Long An, Tiền Giang đều 13, Bến Tre (11 ca trong 2 ngày), Kiên Giang 11, Trà Vinh, Đồng Nai 9, Vĩnh Long, Cần Thơ 7, Bình Định, Bình Dương 6, Khánh Hòa, Bạc Liêu 5, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau 4, Đăk Lăk, Bình Thuận, Quảng Ngãi đều 3, Phú Thọ, Hải Phòng, Bắc Giang, Tây Ninh đều 2, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Huế, Hải Dương, Hà Giang, Hậu Giang đều một.

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 213 ca. Tổng số ca tử vong tại Việt Nam tính đến nay là 34.964 ca, chiếm tỷ lệ 1,8% so với tổng số ca nhiễm.



    Hà Nội có gần 3.000 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ

    Ngày 12/1, Hà Nội ghi nhận 2.948 ca mắc COVID-19. Đây là lần đầu tiên thành phố ghi nhận số ca mắc mới trong 24 giờ vượt 2.900 ca.
    Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, 2.948 bệnh nhân phân bố tại 395 xã phường thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.

    Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Ba Đình (116 ca); Hoài Đức (111 ca); Bắc Từ Liêm (98 ca); Long Biên (94 ca); Hoàn Kiếm (93 ca); Đống Đa (83 ca) …

    Cộng dồn trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021), Hà Nội ghi nhận 79.615 ca mắc COVID-19.

    Theo số liệu cập nhật đến ngày 11/1, toàn thành phố có 50.946 trường hợp F0 đang được điều trị và cách ly.

    Trong đó tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có 133 trường hợp; Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 218 trường hợp; tại các bệnh viện của Hà Nội là 3.079 trường hợp; cơ sở thu dung điều trị thành phố 1.330 trường hợp; cơ sở thu dung quận, huyện 5.533 trường hợp; theo dõi cách ly tại nhà 40.653 trường hợp.

    Số ca tử vong trong ngày 10/1 là 11 trường hợp nâng tổng số người tử vong do COVID-19 từ ngày 29/4/2021 đến nay là 281 người.




    Cụ bà 101 tuổi chiến thắng COVID-19, 'đáp chuyến bay' về nhà đón Tết

    Nhìn mớ hành lý lỉnh kỉnh của cụ bà 101 tuổi nhập viện đã hơn 3 tuần, các bác sĩ Bệnh viện dã chiến quận 8 số 1 nói vui rằng cụ như vừa đáp chuyến bay về nhà. Với họ, việc cụ xuất viện như một món quà Tết vô cùng ý nghĩa.

    Hình ảnh


    BS CKII Nguyễn Thanh Phong gửi cụ Lục giấy xuất viện cùng các món quà mừng bà chiến thắng với dịch bệnh - Ảnh: CẨM NƯƠNG

    Chiều 12-1, Bệnh viện dã chiến quận 8 số 1 (TP.HCM) tổ chức buổi lễ mừng xuất viện cho bà Diệc Lục (ngụ phường 14, quận 8) sau hơn 3 tuần nhập viện điều trị COVID-19. Phòng bệnh từng kín giường thời điểm đỉnh dịch giờ đây chỉ còn lại 18 bệnh nhân, họ luôn vui mừng vẫy tay chào mỗi khi có một “hàng xóm” về nhà trước và tự nhủ “nhanh thôi sẽ đến lượt mình”.

    Buổi lễ giản dị diễn ra trên sân nhưng đầy ắp tiếng cười. Chiếc bánh kem mừng thọ 101 tuổi, hộp quà đỏ với những dòng thư viết tay, các bác sĩ dành tặng cho bà, hạnh phúc như chính người thân trong gia đình mình.

    Cùng nhiễm bệnh chung với mẹ nên cô Diệc Lệ Thường đã xin bệnh viện được vào chăm sóc mẹ trong thời gian điều trị. Những ngày đầu, cô thức trắng đêm để theo dõi diễn tiến sức khỏe mẹ. Cô Thường kể rằng bà Lục hay đòi về nhà, khi không được về thì bà giận.

    “Bà cứ nhớ nhà, suốt ngày kêu đi về trong khi chưa hết bệnh, xong lại nghĩ do tôi mà bà không được về nên bà cứ hay đẩy tôi ra mỗi khi tôi lại gần. Nhiều khi buồn, rất muốn khóc, nhưng vẫn an ủi để bà an tâm chữa bệnh”, cô Thường tâm tình.

    Tự tay chỉnh lại chiếc khẩu trang cho bà Lục, BS CKII Nguyễn Thanh Phong - trưởng khoa nhiễm D, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, giám đốc Bệnh viện dã chiến quận 8 số 1 - chúc mừng bà đã kiên cường chiến thắng dịch bệnh.

    Ông cho biết sau 3 ngày tự điều trị COVID-19 tại nhà, bà Lục có triệu chứng khó thở và bỏ ăn uống nên gia đình lập tức chuyển vào viện. Sau đó bà được điều trị tích cực theo phác đồ, hỗ trợ thở oxy, nâng đỡ dinh dưỡng. Đồng thời mỗi ngày đều có nhân viên y tế đẩy bà ra sân để phơi nắng, vỗ lưng để sức khỏe bà nhanh chóng hồi phục.

    “Điều trị cho bệnh nhân lớn tuổi cần sự chăm sóc đặc biệt cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Bệnh viện đã cung cấp chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho bà. Bệnh nhân thường sẽ được phát cơm nhưng ở đây vẫn có nấu thêm cháo thịt để các cụ ăn uống ngon miệng hơn”, BS Phong chia sẻ.

    Theo BS Phong, đa số bệnh nhân điều trị tại đây là người cao tuổi thuộc nhóm nguy cơ, giai đoạn trước rất nhiều người còn chưa tiêm vắc xin. Nhưng hiện giờ, số bệnh nhân đang điều trị đều có tiêm nên tình trạng sức khỏe ổn định, việc điều trị cũng tốt hơn.

    “Vào tháng trước cũng có một cụ bà 100 tuổi xuất viện, với mỗi y, bác sĩ ở đây thì việc nhìn các cô bác cao tuổi khỏe mạnh trở về chính là món quà vô cùng ý nghĩa khi mùa Tết sắp về”, BS Phong nói.

    Nhìn qua lớp cửa kính, các cụ trong phòng điều trị người đi tới đi lui, người ngồi tại giường tập thể dục các động tác đơn giản, chắc hẳn rằng tất cả đều mong kịp về để đón một mùa Tết đoàn viên bên gia đình.

    Bệnh viện dã chiến quận 8 số 1 chính thức đi vào hoạt động từ ngày 9-8-2021 với quy mô 200 giường. Bệnh viện hoạt động theo mô hình là cơ sở 2 của Bệnh viện quận 8, chuyên điều trị cho bệnh nhân mức độ nhẹ và trung bình.




    Khu điều trị F0 nguy kịch ở Hà Nội kín giường

    Hai tuần nay, các khu điều trị F0 nặng tại Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 ở Hà Nội luôn kín giường. Nhân viên y tế phải làm việc với cường độ cao.
    "Bệnh nhân giường số 7, chỉ số SpO2 85%, yêu cầu kiểm tra ngay", nhân viên y tế trong trung tâm điều hành của khu R13, Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19, Đại học Y Hà Nội, gọi điện đàm vào trong phòng bệnh. Hai khu vực này chỉ cách nhau tấm kính trong suốt, có thể quan sát mọi diễn biến ở bên trong.

    Ngay sau đó, 4 bác sĩ và điều dưỡng di chuyển nhanh đến giường của bệnh nhân N.T.M. (84 tuổi) để cấp cứu. Cả ê-kíp nhanh chóng thực hiện kỹ thuật xoa bóp tim ngoài lồng ngực, điều chỉnh máy móc. Năm phút trôi qua, một bác sĩ giơ tay ra tín hiệu "OK". Lúc này, tất cả cán bộ y tế, bác sĩ trong trung tâm điều hành thở phào vì bệnh nhân đã thoát khỏi tình trạng nguy kịch.

    Trong trung tâm điều hành của khu vực điều trị bệnh nhân nặng, tiếng chuông cảnh báo cần cấp cứu khi chỉ số SpO2 tụt thấp đan xen tiếng bộ đàm chỉ đạo, hối thúc, vang lên liên tục.

    Liên tục quá tải

    Từ 31/8/2021, Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 với quy mô 500 giường bệnh chính thức đi vào hoạt động. Đây là nơi tiếp nhận, điều trị của các bệnh nhân Covid-19 tầng 2, tầng 3.

    Theo điều dưỡng trưởng Nguyễn Thị Thu Phương, bệnh viện có hơn 100 bác sĩ, điều dưỡng và tình nguyện viên tham gia chăm sóc và điều trị bệnh nhân. Thời gian gần đây, cơ sở y tế này điều trị khoảng 160-200 bệnh nhân, mỗi ngày tiếp nhận 20-30 F0.

    "Khu vực R13 và R14 là nơi điều trị bệnh nhân tầng 3, nặng và nguy kịch. Mỗi khu có thể điều trị tối đa 20 bệnh nhân. Hai tuần nay, các khu này luôn kín giường và quá tải.

    Giường bệnh vẫn còn nhưng nhân lực để tiếp nhận, điều trị theo công suất tối đa của bệnh viện chưa đủ. Với số nhân lực hiện nay và số bệnh nhân đang điều trị, chúng tôi còn thiếu khoảng 10 bác sĩ, điều dưỡng. Vì thiếu người, nhân viên y tế phải trực liên tục 12 tiếng mỗi ngày. Sắp tới, nếu số bệnh nhân tiếp tục tăng cao, chúng tôi sẽ cần chi viện từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Sở Y tế", điều dưỡng Phương nói.

    Hình ảnh

    R13, R14 là khu vực điều trị các bệnh nhân nặng, nguy kịch của Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19, Hà Nội. Ảnh: PA.
    Điều dưỡng Phương cũng cho biết nhân lực tại khu vực tầng 3 sẽ chia thành 2 đội. Đội một sẽ ở trong phòng bệnh trực tiếp tiếp xúc, điều trị cho bệnh nhân. Đội còn lại sẽ ở ngoài điều phối, xử lý thông tin tại trung tâm điều hành qua vách ngăn phòng dịch.

    Hệ thống camera giám sát có thể theo dõi đến từng giường của các bệnh nhân. Việc này giúp các nhân viên y tế trong trung tâm điều hành có thể quan sát toàn bộ bệnh nhân, kịp thời cấp cứu khi có tình huống khẩn cấp.

    "Tại giường của mỗi bệnh nhân đều có máy đo chỉ số SpO2. Nhân lực ở trong bệnh phòng và trung tâm điều hành sẽ liên tục hỗ trợ nhau. Trường hợp khẩn cấp, các bác sĩ ở bên ngoài cũng có thể lập tức vào bên trong", điều dưỡng Thu Phương cho hay.

    Bệnh nhân nặng chủ yếu là người già, suy kiệt


    BS Nguyễn Minh Nguyên, điều trị tầng 3, Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19, cho biết đặc điểm của các bệnh nhân tại đây là rất già, tuổi trung bình từ 80 đến 100 và tỷ lệ chưa tiêm vaccine lớn.

    "Các bệnh nhân điều trị tại khu vực hồi sức luôn cần theo dõi liên tục 24/24 giờ vì diễn biến xảy ra liên tục, khó lường. Bệnh nhân chủ yếu nằm lưu cữu, thời gian điều trị dài, có khi vài tuần hoặc vài tháng mới có thể ra viện. Vì vậy, chúng tôi phải chiến đấu dài hơi. Đây cũng là thách thức lớn với nhân viên y tế", bác sĩ Minh Nguyên nói.

    Bác sĩ Nguyên phân tích sau khi tiêm vaccine, số lượng F0 ngoài cộng đồng tăng, tỷ lệ bệnh nhân nặng có giảm. Tuy nhiên, khi số F0 tăng quá cao, lượng bệnh nhân nặng cũng sẽ tăng, đặc biệt người già yếu, nhiều bệnh nền, không có khả năng đi tiêm vaccine. Những trường hợp này mắc thêm Covid-19 thường rất nặng, nguy cơ tử vong cao.

    Vì vậy, theo bác sĩ Minh Nguyên, muốn giữ được tỷ lệ tử vong thấp, chúng ta cần "phòng bệnh hơn chữa bệnh", giảm tỷ lệ lây nhiễm ngoài cộng đồng, bảo vệ đối tượng nguy cơ nặng.

    Có cùng nhận định, bác sĩ Vũ Việt Hà, điều trị tầng 3, Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19, cho hay các trường hợp tử vong chủ yếu trên 80 tuổi, sức khỏe suy kiệt, nằm một chỗ. Số lượng ca tử vong ghi nhận khoảng 2-3 trường hợp/ngày. Hầu hết bệnh nhân chưa tiêm vaccine. Theo bác sĩ Hà, nguyên nhân từ chiến dịch tiêm chủng tại nhà ở Hà Nội chưa được triển khai đầy đủ.

    "Để giảm tỷ lệ tử vong, chúng ta cần tiêm chủng đẩy đủ, đặc biệt đối tượng nguy cơ cao. Hơn nữa, chiến dịch tiêm tại nhà cần dễ tiếp cận, không ít người dân có tâm lý người già chỉ ở nhà, không đi đâu nên không cần tiêm vaccine. Về phía nhân viên y tế, khi bệnh nhân có diễn biến nguy kịch, chúng tôi luôn nỗ lực, dùng mọi biện pháp để cứu người bệnh", bác sĩ Hà chia sẻ.

    Trước tình hình dịch tại Hà Nội tiếp tục phức tạp, số lượng F0 ghi nhận mỗi ngày liên tục tăng cao, nhiều bác sĩ trong ê-kíp trực tại Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 đùa với nhau rằng: "Xác định năm nay không có Tết".

    Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Hà Nội tính đến 18h ngày 11/1, thành phố đang điều trị cho 50.946 người mắc Covid-19.

    Các bệnh nhân được phân bổ tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (133), Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (218), các bệnh viện thuộc Hà Nội (3.079), cơ sở thu dung của thành phố (1.330), cơ sở thu dung cấp quận/huyện (5.533). Ngoài ra, 40.653 F0 đang được theo dõi và cách ly tại nhà.








    Cảnh báo: Molnupiravir ảnh hưởng sức khoẻ sinh sản

    – Hội đồng Tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc của Bộ Y tế khuyến cáo không dùng thuốc molnupiravir cho phụ nữ có thai, dưới 18 tuổi sẽ ảnh hưởng xương, nam giới ảnh hưởng tinh trùng.

    Quan điểm được Hội đồng đưa ra trong phiên họp hôm 8/1. Molnupiravir dùng trên bệnh nhân có thời gian khởi phát triệu chứng dưới 5 ngày, không được sử dụng quá 5 ngày liên tiếp, không được sử dụng để dự phòng tránh mắc Covid-19.

    Thuốc không được dùng trong thời kỳ mang thai. Đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai nên sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều molnupiravir cuối cùng. Dựa trên khả năng xảy ra các phản ứng có hại cho trẻ sơ sinh từ molnupiravir, giới chức khuyến cáo người bệnh không cho con bú trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều cuối cùng.

    Ngoài ra, molnupiravir có thể ảnh hưởng đến tinh trùng, mặc dù rủi ro được coi là thấp. Vì vậy, nam giới hoạt động tình dục với phụ nữ có khả năng sinh đẻ nên sử dụng một phương pháp tránh thai tin cậy trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau liều cuối cùng.

    Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, Bộ Y tế cảnh báo chỉ sử dụng molnupiravir khi có đơn của bác sĩ theo đúng chỉ định. Không tự ý mua, sử dụng thuốc trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên thị trường.







    Tiền Giang: Nhiều trường hợp F0 điều trị tại nhà bị tử vong



    Những ngày qua, bên cạnh việc nỗ lực kiểm soát dịch bệnh theo tinh thần "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19," trên địa bàn tỉnh Tiền Giang vẫn còn nhiều trường hợp người mắc COVID-19 điều trị tại nhà tử vong.

    Theo đánh giá của Sở Y tế tỉnh Tiền Giang, nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý chủ quan, giấu bệnh, người dân tự test nhanh có kết quả dương tính nhưng không khai báo với cơ sở y tế và chính quyền địa phương, tự điều trị, đến khi bệnh chuyển nặng thì không được đưa đi cấp cứu kịp thời.

    Một số nơi chính quyền địa phương và cơ quan y tế (nhất là y tế tuyến cơ sở) chưa thực hiện tốt công tác quản lý, theo dõi, tư vấn, chăm sóc, điều trị F0 tại nhà theo quy định, nhất là đối với những người không đủ điều kiện điều trị tại nhà (người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, trẻ em…). Một số bệnh nhân chưa được chuyển viện, kịp thời chuyển cấp cứu theo tình trạng bệnh.

    Hình ảnh
    Nhóm nguy cơ cao là người lớn tuổi được ưu tiên tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19 tại Tiền Giang. (Ảnh: Hữu Chí/TTXVN)

    Nhằm hạn chế hiện tượng còn nhiều trường hợp người mắc COVID-19 điều trị tại nhà tử vong, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Công văn số 113/UBND-KGVX về việc chấn chỉnh việc người mắc COVID-19 điều trị tại nhà tử vong.

    Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo hệ thống y tế, đặc biệt là y tế tuyến cơ sở; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo chính quyền cơ sở nghiêm túc rút kinh nghiệm việc để xảy ra tình trạng F0 điều trị tại nhà tử vong do những nguyên nhân chủ quan trong thời gian qua.


    Các bệnh viện dã chiến tầng 2, tầng 3 phải tiếp nhận người bệnh đúng quy định, đúng đối tượng để tránh quá tải, chuẩn bị sẵn sàng thu dung, điều trị những trường hợp bệnh nặng theo quy định của Bộ Y tế.

    Sở Y tế cùng chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh chấn chỉnh công tác quản lý, theo dõi, tư vấn, chăm sóc, điều trị F0 tại nhà theo đúng quy định, đúng đối tượng, kiên quyết không điều trị tại nhà đối với những đối tượng có nguy cơ (người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, trẻ em…); tăng cường trách nhiệm, theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh để kịp thời chuyển lên tuyến trên hoặc chuyển cấp cứu, không để người bệnh trở nặng mới chuyển viện.

    Chính quyền địa phương tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động người dân khai báo với cơ sở y tế nếu bản thân tự test nhanh có kết quả dương tính hoặc phát hiện ca nghi mắc COVID-19; huy động mọi nguồn lực y tế (kể cả y tế tư nhân) tham gia chăm sóc, tư vấn, điều trị F0 tại nhà.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 16.725 ca, 6.006 bệnh nhân nặng đang điều trị

    by music123 » Thứ 5 Tháng 1 13, 2022 2:48 pm

    Thêm 16.725 ca, 6.006 bệnh nhân nặng đang điều trị

    1/13/22


    Các địa phương ghi nhận số ca giảm nhiều nhất so với hôm qua: Nam Định (-99), Khánh Hòa (-95), Bà Rịa - Vũng Tàu (-71). Các địa phương ghi nhận số ca tăng cao nhất so với hôm qua: Đắk Lắk (+416), Lạng Sơn (+121), Bến Tre (+94).


    Tính từ 16h ngày 12-1 đến 16h ngày 13-1, trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.725 ca nhiễm mới, trong đó 25 ca nhập cảnh và 16.700 ca ghi nhận trong nước (tăng 634 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 10.822 ca trong cộng đồng).

    Cụ thể: Hà Nội (2.968), Bình Phước (726), Bình Định (709), TP.HCM (701), Khánh Hòa (677), Đà Nẵng (657), Cà Mau (599), Bến Tre (593), Hải Phòng (497), Tây Ninh (451), Đắk Lắk (417), Trà Vinh (360), Vĩnh Long (359), Bắc Ninh (346), Thanh Hóa (337), Bà Rịa - Vũng Tàu (329), Hưng Yên (324), Quảng Ninh (294), Thừa Thiên Huế (290), Quảng Ngãi (276),

    Lâm Đồng (238), Vĩnh Phúc (215), Hòa Bình (211), Hải Dương (203), Quảng Nam (201), Bắc Giang (199), Thái Nguyên (193), Bạc Liêu (185), Hậu Giang (168), Hà Giang (162), Nghệ An (158), Bình Thuận (150), Đồng Tháp (141), Cần Thơ (130), Nam Định (128), Tuyên Quang (126), Đắk Nông (123), Lạng Sơn (121), Thái Bình (121), An Giang (120), Đồng Nai (104), Sóc Trăng (101), Quảng Bình (99), Hà Nam (99), Gia Lai (93),

    Quảng Trị (83), Phú Yên (77), Kon Tum (76), Kiên Giang (76), Sơn La (73), Ninh Bình (69), Phú Thọ (68), Lào Cai (59), Tiền Giang (57), Điện Biên (55), Cao Bằng (50), Long An (49), Yên Bái (46), Lai Châu (44), Ninh Thuận (39), Hà Tĩnh (38), Bình Dương (24), Bắc Kạn (18).

    Tính từ 16h ngày 12-1 đến 16h ngày 13-1, trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.725 ca nhiễm mới, trong đó 25 ca nhập cảnh và 16.700 ca ghi nhận trong nước (tăng 634 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 10.822 ca trong cộng đồng).

    Cụ thể: Hà Nội (2.968), Bình Phước (726), Bình Định (709), TP.HCM (701), Khánh Hòa (677), Đà Nẵng (657), Cà Mau (599), Bến Tre (593), Hải Phòng (497), Tây Ninh (451), Đắk Lắk (417), Trà Vinh (360), Vĩnh Long (359), Bắc Ninh (346), Thanh Hóa (337), Bà Rịa - Vũng Tàu (329), Hưng Yên (324), Quảng Ninh (294), Thừa Thiên Huế (290), Quảng Ngãi (276),

    Lâm Đồng (238), Vĩnh Phúc (215), Hòa Bình (211), Hải Dương (203), Quảng Nam (201), Bắc Giang (199), Thái Nguyên (193), Bạc Liêu (185), Hậu Giang (168), Hà Giang (162), Nghệ An (158), Bình Thuận (150), Đồng Tháp (141), Cần Thơ (130), Nam Định (128), Tuyên Quang (126), Đắk Nông (123), Lạng Sơn (121), Thái Bình (121), An Giang (120), Đồng Nai (104), Sóc Trăng (101), Quảng Bình (99), Hà Nam (99), Gia Lai (93),

    Quảng Trị (83), Phú Yên (77), Kon Tum (76), Kiên Giang (76), Sơn La (73), Ninh Bình (69), Phú Thọ (68), Lào Cai (59), Tiền Giang (57), Điện Biên (55), Cao Bằng (50), Long An (49), Yên Bái (46), Lai Châu (44), Ninh Thuận (39), Hà Tĩnh (38), Bình Dương (24), Bắc Kạn (18).

    Tử vong: Từ 17h30 ngày 12-1 đến 17h30 ngày 13-1 ghi nhận 206 ca tử vong tại:

    + Tại TP.HCM (19) trong đó có 7 ca từ các tỉnh chuyển đến: Bình Dương (1), Đắk Lắk (1), Long An (1), Đồng Nai (1), Tiền Giang (1), Ninh Bình (1), Phú Yên (1).

    + Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Tháp (30 ca trong 2 ngày), Vĩnh Long (14), Hà Nội (13), An Giang (11), Tiền Giang (11), Bình Dương (10), Long An (10), Cần Thơ (10), Tây Ninh (8), Bà Rịa - Vũng Tàu (8), Trà Vinh (7), Bến Tre (7), Sóc Trăng (6), Kiên Giang (6), Cà Mau (4), Bắc Ninh (3), Khánh Hòa (3), Lâm Đồng (3), Bình Thuận (3), Huế (2), Bình Định (2), Hà Giang (2), Phú Thọ (2), Hậu Giang (2), Bạc Liêu (2), Hòa Bình (2), Quảng Trị (1), Hải Phòng (1), Nghệ An (1), Hà Tĩnh (1), Đà Nẵng (1), Gia Lai (1).

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 218 ca.

    Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 35.170 ca, chiếm tỉ lệ 1,8% so với tổng số ca nhiễm.






    TP.HCM nhận hơn 300.000 liều vắc xin Spikevax/Moderna


    Theo thông tin từ Sở Y tế TP.HCM, TP.HCM mới nhận được 300.720 liều vắc xin Spikevax/Moderna do COVAX Facility viện trợ cho trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh thành phố.

    Hình ảnh

    Tiêm mũi 3 vắc xin COVID-19 cho người dân ở Q.Phú Nhuận, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

    Số vắc xin này được phân bổ đợt 119, theo quyết định của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương.
    Trong đợt này, Bộ Y tế phân bổ 2.084.120 liều vắc xin Spikevax/Moderna do COVAX Facility viện trợ cho trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố.

    Theo quyết định này, vắc xin Moderna được cấp trong đợt này để sử dụng tiêm liều bổ sung, đồng thời lưu ý các tỉnh, thành phố sử dụng hiệu quả vắc xin không để hủy bỏ do quá hạn rã đông (trước ngày 31-1-2022, do vắc xin rã đông từ ngày 1-1-2022).

    Tối 13-1, bà Lê Hồng Nga, phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), cho biết HCDC đã phân bổ hết 300.720 liều vắc xin Spikevax/Moderna đến các trung tâm y tế các quận huyện và TP Thủ Đức.

    Tính đến hết ngày 13-1, TP.HCM đã tiêm được khoảng 19 triệu liều vắc xin COVID-19 cho mũi 1, mũi 2, mũi 3.




    Thanh Hoá quy định phòng, chống dịch COVID-19 đối với người về quê ăn Tết

    Để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch (nhất là dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022), tỉnh Thanh Hóa đã có kế hoạch, nêu rõ từng trường hợp khi trở về địa phương này.
    Theo kế hoạch số 289 về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh Thanh Hoá, đối với người từ vùng có dịch thuộc cấp độ 1 và cấp độ 2 sẽ không bị cách ly, không bắt buộc xét nghiệm SARS-CoV-2 khi về địa phương.

    Kế hoạch trên cũng nêu rõ: Đối với người từ địa bàn có dịch (ở cấp độ 1) khi về địa phương phải khai báo y tế và tuân thủ thông điệp 5K, nếu có biểu hiện bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, mất vị giác... phải báo ngay cho cơ quan y tế.

    Với người từ địa bàn có dịch (ở cấp độ 2) và người tiếp xúc gần với đối tượng F2 (F3) tự theo dõi sức khỏe 7 ngày kể từ ngày về địa phương (hoặc ngày tiếp xúc, nếu là đối tượng F3) và tuân thủ thông điệp 5K.


    Thanh Hoá quy định phòng, chống dịch COVID-19 đối với người về quê ăn Tết ảnh 1
    Người từ địa bàn có dịch (ở cấp độ 3) và người tiếp xúc gần với đối tượng F1 (F2), những người đã tiêm đủ 2 liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng (tính từ thời điểm về địa phương, có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh) thì tự cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày.

    Người từ vùng cấp độ 3, nhưng tiêm chưa đủ liều vắc xin (thẻ vàng trên sổ sức khỏe điện tử), thì tự cách ly tại nhà 7 ngày, thực hiện xét nghiệm vào ngày đầu kể từ ngày về địa phương.

    Còn người chưa tiêm vắc xin và các đối tượng F2, thì cách ly tại nhà 14 ngày (trường hợp F1 có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2 thì kết thúc cách ly, thực hiện theo dõi sức khỏe); thực hiện xét nghiệm vào ngày đầu, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe thêm 14 ngày tiếp theo, kể từ ngày về địa phương.

    Riêng người về từ địa bàn có dịch (ở cấp độ 4), người tiếp xúc gần F1 đã tiêm đủ liều vắc xin (thẻ xanh trên sổ sức khỏe điện tử), liều cuối đã được tiêm ít nhất 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng thì thực hiện cách ly tại nhà (nếu đủ điều kiện) 7 ngày; xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất và ngày thứ 7, kể từ ngày về địa phương; sau đó, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo.

    Hình ảnh

    Người từ địa bàn có dịch (ở cấp độ 4), nhưng tiêm chưa đủ vắc xin (thẻ vàng trên sổ sức khỏe điện tử), thực hiện cách ly tại nhà (nếu đủ điều kiện) 7 ngày; xét nghiệm test nhanh SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất và xét nghiệm PCR vào ngày thứ 7, kể từ ngày về địa phương, sau đó tiếp tục theo dõi sức khỏe trong vòng 7 ngày tiếp theo.

    Những người chưa tiêm vắc xin và là đối tượng F1, thực hiện cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà (nếu đủ điều kiện) 14 ngày; xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất, xét nghiệm PCR vào ngày thứ 7 và ngày thứ 14, kể từ ngày về địa phương; sau đó tiếp tục tự theo dõi sức khỏe 14 ngày tiếp theo.




    Cà Mau: Đảm bảo cung ứng oxy y tế, thuốc phòng chống dịch bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022

    Sở Y tế tỉnh Cà Mau vừa có công văn về việc đảm bảo cung ứng oxy y tế, thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

    Hình ảnh

    Hình minh họa.

    Sở Y tế tỉnh Cà Mau đề nghị các bệnh viện, Trung tâm Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật có kế hoạch, đồng thời chỉ đạo các Trạm Y tế có kế hoạch dự trữ đủ oxy y tế, thuốc phục vụ cho công tác phòng chống dịch, khám - chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022; đảm bảo sẵn sàng cung ứng, không để xảy ra tình trạng thiếu oxy y tế, thuốc.

    Đặc biệt, chú trọng đảm bảo cung ứng đủ oxy y tế, thuốc phục vụ công tác cấp cứu, phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch COVID-19; các bệnh thường xảy ra trong mùa đông - xuân như sốt xuất huyết, cúm A, tay chân miệng, sởi, rubella, tiêu chảy do virus rota, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa.

    Khoa Dược các đơn vị phải tăng cường công tác đảm bảo an toàn kho thuốc, bổ sung cơ sở thuốc cấp cứu, dự trù số lượng các loại thuốc đủ cung ứng cho điều trị trong thời gian nghỉ Tết, bố trí trực kho thuốc để cấp phát thuốc nhanh chóng, kịp thời. Nhà thuốc trong bệnh viện, Trung tâm Y tế phải tổ chức trực bán thuốc 24/24h trong những ngày nghỉ Tết.

    Sở Y tế tỉnh Cà Mau yêu cầu Thanh tra Sở Y tế, Phòng Bảo hiểm Y tế - quản lý hành nghề, Phòng Y tế các huyện, thành phố tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn về dược và các quy định về kinh doanh thuốc, mỹ phẩm trên địa bàn; xử lý các hành vi đầu cơ, găm hàng, tự ý tăng giá ảnh hưởng đến công tác bình ổn và quản lý giả thuốc; phối hợp với Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm kiểm tra, xử lý thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không được phép lưu hành.

    Các doanh nghiệp kinh doanh thuốc, cơ sở bán thuốc trong tỉnh phải tăng cường nguồn cung ứng, có kế hoạch dự trữ đảm bảo đầy đủ thuốc, niêm yết giá và bán đúng giá, không được tăng giá thuốc vào dịp Tết và khi bùng phát dịch bệnh, khẩn trương cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu điều trị.
    Hình ảnh
Đăng trả lời 344 bài viết

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 123 khách