Đăng trả lời 344 bài viết
VN:Thêm 88.378 ca, Quảng Ninh và Bình Định bổ sung 23.262 F0
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 7.646 ca ;61 ca tử vong tại 12 tỉnh, thành

    by music123 » Chủ nhật Tháng 11 07, 2021 5:19 am

    TỐI 7/11: Thêm 7.646 ca mắc COVID-19; 61 ca tử vong tại 12 tỉnh, thành

    TỔNG HỢP

    Hình ảnh

    Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam đã có tổng số 968.684 ca nhiễm COVID-19. (Ảnh: NHAC NGUYEN/AFP qua Getty Images)



    Ngày 7/11, Bộ Y tế cho biết có thêm 7.646 ca mắc COVID-19 tại 56 địa phương, trong đó TP. HCM có nhiều nhất với 1.009 ca. Trong ngày có 1.301 bệnh nhân khỏi bệnh.

    Bộ Y tế cho hay, tính từ 16h ngày 06/11 đến 16h ngày 07/11, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 7.646 ca nhiễm mới.



    Trong đó có 15 ca nhập cảnh và 7.631 ca ghi nhận trong nước (tăng 151 ca so với ngày trước đó) tại 56 tỉnh, thành phố (có 3.332 ca trong cộng đồng).

    TP. HCM (1.009),
    Đồng Nai (997),
    Bình Dương (826),
    An Giang (427),
    Kiên Giang (398),
    Tây Ninh (393),
    Bạc Liêu (298),
    Đồng Tháp (289),
    Bình Thuận (279),
    Sóc Trăng (238),
    Tiền Giang (233),
    Cần Thơ (210),
    Cà Mau (184),
    Đắk Lắk (151),
    Bà Rịa - Vũng Tàu (150),
    Vĩnh Long (128),
    Long An (119),
    Hà Giang (116),
    Bình Phước (114),
    Trà Vinh (75),

    ...

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày hôm qua là: Cà Mau (giảm 134 ca), Bình Dương (giảm 95 ca), Đồng Nai (giảm 88 ca).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày hôm qua là: Tây Ninh (tăng 126 ca), Bình Phước (114), Đồng Tháp (91).

    Số ca nhiễm mới trung bình trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua là: 6.651 ca/ngày.


    Thêm 61 ca tử vong tại 12 tỉnh, thành:

    TP. HCM (31 ca),
    Bạc Liêu (7),
    Bình Dương (5),
    An Giang (5),
    Tiền Giang (4),
    Đồng Nai (2),
    Kiên Giang (2),
    Đắk Nông (1),
    Bình Thuận (1),
    Cần Thơ (1),
    Quảng Ngãi (1),
    Sóc Trăng (1).

    Số ca tử vong trung bình ghi nhận trong 07 ngày qua là: 64 ca.

    Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 22.531 ca, chiếm 2,4% tổng số ca nhiễm.





    TP.HCM ứng phó với 25 chuỗi lây nhiễm cộng đồng tại H.Hóc Môn

    Hình ảnh

    Số ca F0 tại TP. HCM đang tăng trở lại trong những ngày qua. (Ảnh: Bạch Lâm)



    Theo Trung tâm Y tế huyện Hóc Môn, đến ngày 7/11, huyện đang có 25 chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng, với hơn 6.700 ca test nhanh dương tính trong hai tuần qua.

    25 chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng tập trung tại các xã: Xuân Thới Thượng, Đông Thạnh, Bà Điểm, Nhị Bình (mỗi nơi 5 chuỗi lây nhiễm), xã Xuân Thới Sơn và Tân Thới Nhì (đều có 2 chuỗi lây nhiễm) và xã Trung Chánh có 1 chuỗi.

    Trong đó, tình hình dịch bệnh tại xã Xuân Thới Thượng và Bà Điểm được đánh giá là nghiêm trọng.

    Đội phản ứng nhanh do Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. HCM (HCDC) đảm trách đã đến xã Tân Thới Thượng và Bà Điểm hôm 5/11 để điều tra dịch, sau khi ghi nhận số F0 tăng. 3 tháng trước, hai xã này cũng từng là ổ dịch. Đây là hai xã tiếp giáp với quận, huyện, tỉnh khác, có nhiều khu công nghiệp và nhà trọ, dân cư đông.

    Tất cả người dân xung quanh các chuỗi lây nhiễm tại hai xã này đều được lấy mẫu xét nghiệm.

    Trong sáng ngày 6/11, lực lượng y tế đã xét nghiệm nhanh 729 người dân tại hai xã, ghi nhận 81 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Các ca F0 mới khi được phát hiện nếu đủ điều kiện sẽ được cách ly tại nhà và được trạm y tế cấp phát thuốc điều trị, lực lượng chức năng dán biển cảnh báo "Địa điểm cách ly y tế phòng chống dịch COVID-19" trước nhà.

    Theo chiến lược mới về việc xử lý chuỗi lây nhiễm COVID-19 tại TP. HCM, khi ghi nhận một trường hợp dương tính, địa phương sẽ xét nghiệm đánh giá ngay tình hình thực tế, từ đó khoanh vùng khu vực liên quan trong phạm vi hẹp nhất, tiếp tục giám sát những điểm “nóng” và diễn tiến của chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng để có biện pháp xử lý phù hợp.

    Quá trình quản lý, điều tra và đánh giá lại chuỗi lây nhiễm được thực hiện sau mỗi 3 ngày, nhằm phát hiện sớm tất cả các ca nhiễm mới để quản lý và quyết định mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi kiểm soát.

    Theo Cổng thông tin COVID-19 TP. HCM, chiều 7/11, huyện Hóc Môn đang ở cấp độ 2 (vùng vàng, nguy cơ trung bình). Trong đó có 6 xã vùng vàng (chiếm 50%), 5 xã thuộc vùng xanh (chiếm 42%) và một vùng cam là thị trấn Hóc Môn (chiếm 8%). Hai xã Xuân Thới Thượng và Bà Điểm là vùng vàng.

    Từ đầu đợt dịch đến nay, huyện Hóc Môn đã ghi nhận gần 22.500 ca dương tính, trong đó xã Bà Điểm có nhiều nhất với gần 5.000 ca. Tỷ lệ tiêm vaccine mũi một tại huyện này là 100%, mũi hai là 92%.


    Sở Y tế TP. HCM đã phối hợp với Cục Quân y điều động 15 trạm y tế lưu động từ quận Bình Tân đến tăng cường cho huyện Hóc Môn. Trung tâm Hồi sức của Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện dã chiến số 14 cũng tiến hành hội chẩn và hỗ trợ tiếp nhận F0 nặng cho Bệnh viện huyện Hóc Môn.

    Trước tình hình số ca nhiễm mới COVID-19 tăng trong những ngày qua, TP. HCM đã lập các đội phản ứng nhanh, kích hoạt 40 trạm y tế lưu động với các y bác sĩ do các Trung tâm Y tế quận huyện và bệnh viện đảm trách.

    Từ ngày 27/4 đến 6/11, TP. HCM đã có tổng cộng 434.198 ca nhiễm COVID-19 được Bộ Y tế công bố.





    Đà Nẵng: Xét nghiệm tầm soát COVID-19 toàn thành phố từ 7-10/11

    Hình ảnh

    Người dân ở cảng cá Thọ Quang xét nghiệm COVID-19 tối 4/11. (Ảnh: Thuỷ Thanh/danang.gov.vn)

    Từ hôm nay (7/11), TP. Đà Nẵng sẽ xét nghiệm tầm soát COVID-19 toàn thành phố, trong đó nhà hàng, cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống xét nghiệm 100%.

    Theo ngành y tế Đà Nẵng, tình hình dịch bệnh tại thành phố hiện đang diễn biến phức tạp, nhất là ở nhóm hàng quán, dịch vụ ăn uống... khiến nguy cơ bùng phát dịch bất cứ lúc nào. Để chủ động kiểm soát dịch ở nhóm nguy cơ cao này, Sở Y tế Đà Nẵng sẽ thực hiện xét nghiệm sàng lọc COVID-19 trong 4 ngày, từ ngày 7-10/11.



    Theo kế hoạch này, chủ cơ sở, quản lý, nhân viên phục vụ, nhân viên bếp, trông giữ xe, nhân viên bốc xếp, nhân viên giao hàng... của 100% nhà hàng, cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống tại thành phố sẽ thực hiện xét nghiệm bắt buộc.

    Cụ thể, thành phố sẽ xét nghiệm COVID-19 đối với 30% đại diện người lao động của mỗi bộ phận tại cơ sở nhà hàng, quán ăn. Trường hợp nhà hàng, quán ăn có dưới 3 người lao động thì thực hiện lấy mẫu xét nghiệm ít nhất 1 người.

    Với đại diện hộ gia đình, thành phố cũng tiếp tục xét nghiệm đại diện hộ gia đình trên toàn thành phố với tỉ lệ 30% ở các khu dân cư (trừ những trường hợp đã được lấy mẫu thuộc diện nhà hàng, quán ăn). Trong quá trình xét nghiệm đại diện hộ gia đình, ưu tiên chọn những người vừa đến/về Đà Nẵng trong vòng 14 ngày qua nhưng chưa được xét nghiệm, những người có yếu tố di chuyển, đi lại, tiếp xúc nhiều, thường xuyên đến những nơi đông người…

    Trong ngày 6/11, TP. Đà Nẵng ghi nhận 21 ca mắc COVID-19 mới, gồm 2 ca đã cách ly tập trung, 13 ca cách ly tạm thời tại nhà, 2 ca tại chốt kiểm dịch và 4 ca cộng đồng. Số ca mắc trong ngày 6/11 đều thuộc 4 chuỗi lây nhiễm và được đánh giá có nguy cơ cao.

    Tại TP. Đà Nẵng, hiện có 4/7 quận, huyện ghi nhận ca mắc có nguy cơ lây lan cho cộng đồng, gồm quận Sơn Trà (11 ca), huyện Hòa Vang (6 ca), quận Liên Chiểu (1 ca) và quận Thanh Khê (1 ca).

    Liên quan đến các ca mắc mới vừa ghi nhận, các quận, huyện đã thiết lập 24 điểm phong tỏa cứng với 260 hộ (1.275 nhân khẩu).

    Trong ngày, địa phương có 75 trường hợp về từ ngoại tỉnh. Hiện đang có 18 trường hợp cách ly tập trung, 3 trường hợp cách ly tại cơ sở y tế và 601 trường hợp theo dõi, cách ly tại nhà.

    Tính từ ngày 10/7 đến nay, Đà Nẵng đã ghi nhận 4.780 ca mắc COVID-19.

    Thành phố đã thiết lập 15 cơ sở cách ly tập trung phòng COVID-19 tại các quận, huyện, đang thực hiện cách ly 717 trường hợp (gồm 688 F1, 18 trường hợp về từ địa phương khác, 2 trường hợp nhập cảnh và 9 trường hợp khác).





    Hà Nội ghi nhận 54 ca cộng đồng sau một ngày

    Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội tối 6/11, thành phố vừa ghi nhận thêm 93 ca nhiễm nCoV. 54 trường hợp là ca cộng đồng, 28 người được phát hiện trong khu cách ly và 11 ca sống ở vùng phong tỏa.

    Đáng chú ý, trong ngày 6/11, Hà Nội ghi nhận ổ dịch mới là Yên Xá, Tân Triều, với tổng cộng 14 ca nhiễm mới đều từ cộng đồng.

    Đến nay, ổ dịch Bạch Trữ, Tiến Thắng, vẫn là khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nCoV nhất với 160 trường hợp dương tính chỉ sau 10 ngày. Xếp ngay sau đó là Sài Sơn, Quốc Oai, với 145 ca nhiễm nCoV sau khi ghi nhận trường hợp dương tính đầu tiên ngày 24/10.

    Tính từ ngày 27/4 đến nay, Hà Nội có 4.917 ca nhiễm nCoV. Trong đó, 1.916 ca cộng đồng và 3.001 F0 được phát hiện trong khu cách ly.

    Theo thống kê trên Cổng Thông tin Tiêm chủng Covid-19, đến nay, Hà Nội đã tiêm tổng cộng 10.387.182 liều vaccine Covid-19 cho người dân trên địa bàn thành phố. Qua đó, tỷ lệ người dân trên 18 tuổi của Hà Nội được tiêm một mũi vaccine là 98,37%. Tỷ lệ này với mũi 2 là 69,17%.


    Hình ảnh

    Một đoàn người dừng chân ăn uống tại chốt kiểm soát thuộc địa bàn Hà Nội trên hành trình hồi hương từ Bình Dương, Đồng Nai và TP.HCM. Ảnh: Đức Anh.







    Quảng Ninh có hơn 70 F0 sau 3 ngày

    Theo CDC Quảng Ninh, từ 3/11-6/11, số ca nhiễm đã tăng nhanh, từ 2 ca lên 72 trường hợp dương tính với nCoV. Trong đó, Đông Triều: 28 ca, Uông Bí: 41 ca, Hạ Long: 3 ca. Đây là những địa phương có dân số đông, giao lưu, tiếp xúc, buôn bán, giao thông đi lại phức tạp.

    Trước tình hình dịch bệnh đang có chiều hướng phức tạp như vậy, liên tiếp những ngày qua, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 cấp tỉnh chỉ ra những "lỗ hổng" trong công tác phòng chống dịch. Theo đó, nguyên nhân chủ yếu là khâu tổ chức thực hiện các chủ trương của trung ương, tỉnh vẫn còn yếu, nhất là cấp cơ sở. Việc phát hiện các ca nhiễm trong cộng đồng còn bị động, không do chính quyền cơ sở can thiệp. Nhiều người dân thiếu trách nhiệm, vi phạm quy định phòng dịch.

    Bên cạnh đó, việc phân tích tình hình, xử lý tổng thể khi xuất hiện ca F0 còn lúng túng; công tác xét nghiệm sàng lọc, tầm soát chủ động các đối tượng nguy cơ, giáo viên, học sinh chưa được cấp huyện, cấp xã quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng yêu cầu chung…, dẫn đến việc số lượng các F0 tăng nhanh trong những ngày qua.

    Hiện Quảng Ninh tiêm 1.851.805 liều vaccine Covid-19 trong tổng số 2.171.680 liều được Bộ Y tế phân bổ. Tỷ lệ tiêm mũi 1 tại Quảng Ninh đạt 95,95%, đủ liều là 86,77%.



    Phú Thọ ghi nhận 37 ca mắc trong 12 giờ

    Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử tỉnh Phú Thọ, từ 6h đến 18h ngày 6/11, địa phương này ghi nhận 37 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 34 ca đã được cách ly, khoanh vùng, 3 trường hợp phát hiện trong cộng đồng. Từ ngày 14/10 đến nay, Phú Thọ đã có tổng cộng 1.016 người nhiễm nCoV. Việt Trì là địa phương ghi nhận số ca cao nhất (507).

    Hiện dịch Covid-19 ở Phú Thọ ở mức độ cấp độ dịch 2. Toàn tỉnh có 1 huyện ở cấp độ 3 (huyện Thanh Sơn); 11 địa phương ở cấp độ 2 (gồm: Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, các huyện: Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Thủy, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Thanh Ba, Tân Sơn và Yên Lập). Huyện Đoan Hùng là địa phương duy nhất đang ở cấp độ 1.

    Đến nay, tỉnh Phú Thọ đã tiêm 962.477 mũi vaccine phòng Covid-19. Trong đó, 82,88% người đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine phòng Covid-19, 10,61% người được tiêm đủ hai mũi vaccine.







    Bắc Giang thêm 44 F0


    Theo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Bắc Giang, đến 17h ngày 6/11, tỉnh này ghi nhận 44 ca F0. Như vậy, tính từ ngày 26/10 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 269 người mắc Covid-19.

    Cụ thể, 26 F0 liên quan chùm ca bệnh tại huyện Yên Thế. Trong đó, 3 trường hợp phát sinh mới qua xét nghiệm sàng lọc định kỳ và 23 người là F1 đã được cách ly tập trung hoặc ở cùng phòng trọ với F0.

    9 ca F0 là F1 đã cách ly tập trung liên quan chùm ca bệnh tại quán cà phê Phố, huyện Lạng Giang. 5 ca F0 là F1 đã cách ly tập trung hoặc tại nhà liên quan chùm ca bệnh tại xưởng D công ty Luxshare - Khu công nghiệp Quang Châu. Một ca bệnh đã cách ly tập trung liên quan chùm ca bệnh tại Thượng Lan - Việt Yên. Hai trường hợp đã cách ly tập trung liên quan chùm ca bệnh tại huyện Tân Yên. Một ca F0 là người đi từ vùng dịch trở về, đã được cách ly tại nhà, liên quan chùm ca bệnh tại chợ Ninh Hiệp.

    Theo thống kê, đến nay, Bắc Giang đã tiêm được 1.400.509 liều vaccine Covid-19, đạt 83,1% tổng số người dân đang cư trú trên địa bàn tỉnh từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 mũi. Trong số này, 1.053.272 người tiêm 1 mũi và 347.237 người tiêm 2 mũi.








    Nam Định ghi nhận một ca bệnh ngoài cộng đồng
    Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Nam Định, trong ngày 6/11, địa phương này ghi nhận 18 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, 17 trường hợp được phát hiện trong khu cách ly, phong tỏa, là F1 của các ca bệnh trước đó hoặc trở về từ vùng có dịch.

    Một trường hợp còn lại được ghi nhận trong cộng đồng. Người này bán quần áo tại địa phương, làm test nhanh tại phòng khám Bình Minh và cho kết quả dương tính với nCoV.

    Nam Định đã tiêm 758.896 mũi vaccine phòng Covid-19 cho người dân. Qua đó, tỷ lệ tiêm mũi 1 tại Nam Định đạt 49,93%, đủ liều là 9,71%.







    Ca nhiễm ở Bình Thuận tăng cao

    Theo báo cáo nhanh của tỉnh Bình Thuận, trong ngày 6/11, địa phương này có 205 ca mắc mới. Trong đó, số ca nhiễm nCoV ở TP Phan Thiết tăng cao với 144 trường hợp (103 ca sàng lọc cộng đồng). Một số địa phương khác trong tỉnh cũng ghi nhận các ca nhiễm mới như: Hàm Thuận Bắc (33), Đức Linh (17), Bắc Bình (5), Hàm Thuận Nam (2), Tám Linh (2) và La Gi (2).


    Tinh hinh dich Covid-19 anh 2
    Dòng người đổ về các tỉnh miền Tây sau khi TP.HCM nới lỏng giãn cách xã hội ngày 1/10. Ảnh: Chí Hùng.
    Bình Thuận đến tối 18h ngày 6/11 ghi nhận tổng cộng 6.508 ca Covid-19. Trong đó, 1.745ca đang được điều trị, 4.707 ca đã khỏi bệnh và xuất viện, 67 ca tử vong. Tỉnh đang ở cấp độ 2 (vùng vàng).

    Đến nay, Bình Thuận đã tiêm mũi 1 vaccine Covid-19 cho 718.094 người, chiếm 82,0% dân số trên 18 tuổi. Số người tiêm mũi 2 là 156.655, chiếm 17,9%.








    Cà Mau ghi nhận 140 F0 chỉ sau một ngày

    Theo báo cáo của Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Cà Mau, trong ngày 6/11, địa phương này có 140 trường hợp mắc mới. Như vậy, tính từ đợt dịch thứ 4 bùng phát đến ngày 6/11, Cà Mau có 2.688 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, 2.687 ca ghi nhận trong nước và một trường hợp nhập cảnh.

    Ngày 6/11, Cà Mau không ghi nhận trường hợp tử vong. Địa phương đang điều trị cho 1.221 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh; trong đó, 10 ca bệnh diễn tiến nặng theo dõi tại Bệnh viện đa khoa Cà Mau.

    Cà Mau đã tổ chức tiêm 944.733 mũi vaccine Covid-19 cho người dân. Trong đó, 809.312 mũi 1 và 135.421 mũi 2.







    Bạc Liêu thêm nhiều F0 chưa rõ nguồn lây

    Theo CDC Bạc Liêu, trong 24 giờ qua, địa phương này ghi nhận 297 trường hợp mắc Covid-19, tăng 32 ca so với ngày trước đó. Trong đó, có 106 trường hợp ghi nhận tại cộng đồng. Nhiều ổ dịch tại ghi nhận thêm ca mắc hiện chưa rõ nguồn lây như thị xã Giá Rai (43), thành phố Bạc Liêu (24), huyện Đông Hải (17), huyện Hồng Dân (5),...

    Về tình hình tiêm chủng, hiện Bạc Liêu đã tiêm 689.094 liều vaccine Covid-19 cho người dân. Tỷ lệ người tiêm mũi 1 là 79,91%, đủ hai liều là 23,13%.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 7.988 ca ; 67 ca tử vong tại 13 tỉnh, thành

    by music123 » Thứ 2 Tháng 11 08, 2021 3:01 pm

    TỐI 8/11: 7.988 ca mắc COVID-19 ngày 8/11; 67 ca tử vong tại 13 tỉnh, thành

    TỔNG HỢP

    Hình ảnh

    Một người dân tiêm vaccine AstraZeneca tại Hà Nội, ngày 10/9/2021. (Ảnh: NHAC NGUYEN/AFP qua Getty Images)


    Ngày 8/11, Bộ Y tế cho biết có thêm 7.988 ca mắc COVID-19 tại 55 tỉnh, thành; TP. HCM có nhiều nhất với 1.316 ca. Trong ngày có 1.073 ca khỏi bệnh và 67 trường hợp tử vong.

    Bộ Y tế cho hay, tính từ 16h ngày 07/11 đến 16h ngày 08/11, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 7.988 ca nhiễm mới.



    Trong đó có 34 ca nhập cảnh và 7.954 ca ghi nhận trong nước (tăng 323 ca so với ngày trước đó) tại 55 tỉnh, thành phố (có 2.237 ca trong cộng đồng).

    TP. HCM (1.316),
    Đồng Nai (969),
    Bình Dương (823),
    An Giang (531),
    Tiền Giang (392),
    Kiên Giang (363),
    Tây Ninh (354),
    Đồng Tháp (351),
    Bình Thuận (267),
    Bạc Liêu (229),
    Cà Mau (222),
    Cần Thơ (178),
    Bà Rịa - Vũng Tàu (149),
    Vĩnh Long (149),
    Long An (136),
    Hà Giang (133),
    Đắk Lắk (133),
    Hà Nội (111),
    Khánh Hòa (80),
    Bình Phước (79),
    Bến Tre (69),

    ....

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày hôm qua là: Bạc Liêu (giảm 69 ca), Tây Ninh (giảm 39 ca), Kiên Giang (giảm 35 ca).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày hôm qua là: TP. HCM (tăng 307 ca), Tiền Giang (159), An Giang (104).

    Số ca nhiễm mới trung bình trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua là: 6.988 ca/ngày.


    Thêm 67 ca tử vong tại 13 tỉnh, thành:

    TP. HCM (35 ca),
    Đồng Nai (11),
    Bình Dương (8 ),
    Tây Ninh (2),
    Kiên Giang (2),
    An Giang (2),
    Khánh Hòa (1),
    Bình Phước (1),
    Cần Thơ (1),
    Hậu Giang (1),
    Đắk Lắk (1),
    Sóc Trăng (1),
    Bạc Liêu (1).

    Số ca tử vong trung bình ghi nhận trong 07 ngày qua là: 67 ca.

    Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 22.598 ca, chiếm 2,4% tổng số ca nhiễm.



    Bộ Y tế: Đã thỏa thuận hợp đồng 200 triệu liều vaccine, sẽ tiêm mũi 3 từ cuối năm 2021


    Tại phiên họp của Quốc hội Việt Nam chiều 8/11, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã giải trình các vấn đề về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19; trong đó có thông tin về thỏa thuận hợp đồng mua 200 triệu liều vaccine và việc tiêm vaccine mũi 3.

    Bộ Trưởng Bộ Y tế Việt Nam Nguyễn Thanh Long cho biết, đến nay, Việt Nam đã có những thỏa thuận, đơn hàng, hợp đồng lên tới 200 triệu liều vaccine; đã tiếp nhận khoảng 125 triệu liều. Đẩy nhanh tốc độ đưa vaccine về trong cuối năm nay để phục vụ tiêm cho người dân.



    Tính đến ngày 7/11 đã tiêm được hơn 90 triệu liều với hơn 83,8% số người từ 18 tuổi được tiêm ít nhất 1 liều và hơn 40% số người từ 18 tuổi trở lên tiêm đủ 2 liều. Số lượng vaccine hiện tại đã đảm bảo bao phủ đủ liều vào cuối năm nay, đồng thời triển khai kế hoạch tiêm mũi thứ 3 vào cuối năm nay và đầu năm sau.

    Về tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi, đến nay đã triển khai tiêm tại TP.HCM, Bình Dương, Ninh Bình, Sóc Trăng, Đồng Nai, Quảng Ninh, Kiên Giang… Tất cả các địa phương đều tiêm an toàn, chưa có trường hợp nào phản ứng nặng sau tiêm. Hiện đã tiêm khoảng 850.000 liều vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em…

    "Việt Nam là một trong 20 nước trên thế giới có số liều vaccine tiêm chủng nhiều nhất, đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia) và đứng thứ 7 trong châu Á và là một trong nhóm 3 nước có tốc độ tiêm nhanh nhất thế giới tính theo số liều tiêm theo ngày và theo tuần" , ông Long nói.

    Bộ Trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin thêm, hiện đang tiếp tục thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất vaccine trong nước với 2 loại vaccine đang thử nghiệm giai đoạn 3, 1 vaccine đang thử nghiệm giai đoạn 2 cùng với các thỏa thuận chuyển giao công nghệ với các quốc gia trên thế giới.

    Bên cạnh đó, người đứng đầu ngành y tế cũng thừa nhận, y tế cơ sở, y tế dự phòng hiện vẫn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế và chưa đáp ứng năng lực phòng, chống dịch, nhất là khi xảy ra tình huống đại dịch như trong thời gian vừa qua.

    Do đó, thời gian tới Bộ sẽ tập trung củng cố, hoàn thiện tổ chức mạng lưới; cơ cấu lại hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở; tăng cường đầu tư, thúc đẩy đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đổi mới cơ chế tài chính và mở rộng việc cung ứng dịch vụ y tế cơ sở.

    Bộ Y tế cũng cho biết, hiện cũng đang hoàn thiện chiến lược tổng thể phòng chống dịch COVID-19 trong thời gian tới.


    Hơn 20.000 người chết vì COVID-19 là "bài học xương máu"

    Cũng trong phiên họp, Đại biểu Quốc hội TP. HCM Phạm Khánh Phong Lan phát biểu từ điểm cầu TP. HCM (do mắc COVID -19) đề nghị có biện pháp phòng chống dịch COVID -19 hiệu quả hơn.

    Theo Đại biểu TP. HCM, gần 20.000 người tử vong vì COVID-19 là mất mát quá nhiều. Đó là chưa kể rất nhiều bệnh không được chăm sóc tốt về y tế dẫn đến có thể ra đi gián tiếp vì COVID-19.

    "Trong thời gian vừa qua, đặc biệt là tại TP. HCM, có những kinh nghiệm thực tế, không làm được nên dẫn tới hậu quả như vậy. Đó là bài học hết sức xương máu", bà Lan nói.



    Theo bà Lan, "bài học xương máu" đầu tiên đó là xem lại hệ thống y tế cơ sở. Vấn đề y tế cơ sở không chỉ vấn đề về tiền mà còn nhân lực, làm sao thu hút nhân lực có trình độ cao, có đủ hiểu biết để hoạt động cho tốt.

    Vấn đề thứ hai bà Lan nêu ra đó là hệ thống điều trị. "Chỉ một cơn dịch qua thôi là tan tác hết. Chúng ta chỉ tập trung cấp cứu bệnh nhân mắc COVID-19", đại biểu Lan nêu.

    Đại biểu đoàn TP. HCM nhấn mạnh, tất cả những gì chúng ta đã phải trả giá trong thời gian vừa qua là hệ quả để lại của hệ thống y tế chưa đủ mạnh, bên cạnh lỗi của mỗi người, lỗi chủ quan còn có lỗi của chủ trương, chính sách




    Hà Nội: Thêm 106 F0, hơn một nửa là ca cộng đồng

    Theo Sở Y tế Hà Nội, trong số 106 ca bệnh ghi nhận hôm nay có: 56 ca cộng đồng , 38 ca tại khu cách ly, 12 ca tại khu phong tỏa.



    106 F0 phân bố tại 18/30 quận, huyện: Gia Lâm (29), Ba Đình (18), Hoàng Mai (16), Mê Linh (13), Long Biên (8), Thanh Xuân (4), Đống Đa (3), Cầu Giấy (3), Chương Mỹ (2), Nam Từ Liêm (2); Ba Vì, Bắc Từ Liêm, Đông Anh, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Quốc Oai, Thanh Trì, Ứng Hòa (một quận huyện một ca). Cộng dồn số F0 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4) là 5.104 ca.





    Nhiều nơi ở miền Tây nâng cấp độ dịch vì F0 cộng đồng tăng


    Các tỉnh, thành miền Tây xuất hiện nhiều ổ dịch và F0 cộng đồng tăng nhanh. Sóc Trăng quyết định nâng cấp độ dịch để kiểm soát Covid-19.

    Sáng 8/11, tỉnh Sóc Trăng bước vào chiến dịch xét nghiệm test nhanh kháng nguyên tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động vì dịch đang lan nhanh. Trong 2 tuần thực hiện việc này, mỗi người được lấy mẫu xét nghiệm 3 lần mỗi tuần.

    Theo số liệu của Sở Y tế Sóc Trăng, liên tiếp 4 ngày qua, tỉnh này có trên 230 F0 mỗi ngày. Trong khi đó, An Giang từ hơn 400 F0 mỗi ngày đã tăng lên 531 trường hợp vào 7/11.

    3 tỉnh, thành vùng cam

    Trao đổi với Zing sáng 8/11, Phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ Dương Tấn Hiển cho biết Sở Chỉ huy đã đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố nâng cấp độ dịch từ 2 lên 3. Đây là động thái mới nhất của chính quyền khi Cần Thơ có nhiều ổ dịch mới và F0 cộng đồng tăng nhanh.

    Trong 24 giờ qua, Cần Thơ ghi nhận 370 F0 mới. Trong đó, 228 ca thuộc khu vực phong tỏa, 29 người được phát hiện sàng lọc tại cơ sở y tế.

    Khả năng điều trị Covid-19 của Cần Thơ là 3.100 giường. Trong đó, tầng 1 đang điều trị 1.833 người/1.850 giường. Tầng 2 và 3 có tỷ lệ tương ứng là 593/1.050, 64/200.

    Thành phố cũng đang đẩy mạnh việc tiêm vaccine với 1.221.178/1.483.865 liều được Bộ Y tế phân bổ (82,3%). Trong đó, số người từ 18 tuổi trở lên được tiêm 1 liều vaccine đã đạt 95,3% (33,5% mũi 2).


    Hình ảnh

    Nhân viên y tế TP Cần Thơ tiêm vaccine cho người dân. Ảnh: Nhật Tân.


    Tại An Giang, từ 5h ngày 8/11, tỉnh nâng cấp độ dịch từ 2 lên 3. Những hoạt động buộc phải tạm dừng là cơ sở làm đẹp (trừ dịch vụ cắt, uốn tóc); khu vui chơi, giải trí; quán bar, karaoke, game, massage, phố đi bộ, chợ đêm.

    Trong 24 giờ qua, An Giang ghi nhận 531 F0 mới. Trong 159 trường hợp cộng đồng, TP Châu Đốc 73 ca, Tri Tôn 22, Tân Châu 15…

    Đến nay, An Giang đã được Bộ Y tế phân bổ vaccine 13 lần với 1.795.870 liều. Tỉnh có 94,05% dân số được tiêm mũi 1 nhưng mũi 2 chỉ đạt 18,44%.

    Sóc Trăng cũng nằm trong nhóm có tỷ lệ người được tiêm 2 mũi vaccine đạt thấp (149.854 người, 17,45%). Trong ngày 7/11, tỉnh không có thêm người trong nhóm tuổi 18 trở lên được tiêm mũi 1. Số liệu cập nhật đến ngày 7/11 là 737.426 trường hợp (đạt 87,05%) và 141 người dưới 18 tuổi được tiêm liều đầu tiên (cộng dồn là 25.040 trường hợp).

    Theo quyết định của UBND tỉnh Sóc Trăng, từ 0h ngày 10/11, địa phương này nâng cấp độ dịch từ 2 lên 3 (vùng cam, nguy cơ cao). Cấp độ này được TP Sóc Trăng áp dụng từ 12h ngày 9/11.




    Bạc Liêu và Cà Mau tăng tốc tiêm vaccine

    Ngày 8/11, CDC Bạc Liêu ghi nhận 230 F0 mới, giảm 67 trường hợp so với ngày trước. Trong đó, ca nhiễm cộng đồng giảm 29 người.

    TP Bạc Liêu, thị xã Giá Rai và huyện Hồng Dân chiếm tỷ lệ cao trong 77 F0 cộng đồng mới phát hiện. Hai công ty thủy sản là Châu Bá Thảo và Tấn Khởi tiếp tục có thêm F0 trong chuỗi lây nhiễm kéo dài hơn nửa tháng qua.

    Để cải thiện cấp độ dịch khi F0 cộng đồng có chiều hướng giảm, tỉnh Bạc Liêu đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine. Trong 24 giờ qua, tỉnh này có hơn 50.000 người được tiêm mũi 2, nâng tỷ lệ 22,28 lên 30,8%. Tỷ lệ người dân từ 18 tuổi trở lên được tiêm mũi 1 đạt 80,84%.

    Hình ảnh

    Một khu vực bị phong tỏa tại Bạc Liêu. Ảnh: Nhật Tân.

    Trao đổi với Zing, bác sĩ Bùi Quốc Nam, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu, cho biết do có nhiều người vừa được tiêm mũi 1 nên 2-4 tuần sau tỷ lệ tiêm mũi 2 sẽ tăng cao.

    Theo ông Nam, từ nay đến cuối năm, Bạc Liêu cần khoảng 400.000 liều để phủ vaccine phòng Covid-19 cho 100% người dân trong diện được chỉ định tiêm chủng.

    Tại Cà Mau, 24 giờ qua tỉnh này phát hiện 168 F0 mới, trong đó 72 ca cộng đồng tại huyện Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình, Đầm Dơi, Cái Nước, Năm Căn và TP Cà Mau.

    Địa phương này đã tiêm 921.380/978.730 liều vaccine được Bộ Y tế phân bổ. Nếu tính theo dân số toàn tỉnh, tỷ lệ tiêm vaccine của Cà Mau đạt 71,7 %, theo Nghị quyết 21 đạt 86,1% và đã có 99% người từ 12-17 tuổi được tiêm vaccine liều 1.

    Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở Y tế Cà Mau, cho biết tỉnh tiêm vaccine mũi 1 đạt gần 100%. Từ nay đến 18/11, Cà Mau chuẩn bị 500.000 liều để tiêm mũi 2 để đạt độ phủ vaccine cao (trên 70%).

    Theo ông Dũng, Cà Mau chia nhỏ các địa phương cấp xã để quản lý dịch. Tỉnh này đang có 9 vùng đỏ, 27 vùng cam, 64 vùng vàng. Những địa phương vùng vàng, tỷ lệ ca mắc Covid-19 cộng đồng dưới 20 F0 trên 100.000 dân.

    Hiện, Cà Mau chuẩn bị khoảng 2.000 giường và số F0 đang điều trị hơn 1.200 người.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 8.133 ca ca ;88 ca tử vong tại 18 tỉnh, thành

    by music123 » Thứ 3 Tháng 11 09, 2021 2:50 pm

    TỐI 9/11: Thêm 8.133 ca mắc COVID-19 ; 88 ca tử vong tại 18 tỉnh, thành

    Hình ảnh

    Người dân xếp hàng chờ tiêm mũi 1 vaccine AstraZeneca tại một trung tâm tiêm chủng ở Hà Nội, ngày 10/9/2021. (Ảnh: Linh Pham/Getty Images)

    Ngày 9/11, Bộ Y tế cho biết có thêm 8.133 ca mắc COVID-19 tại 55 tỉnh, thành; TP. HCM có nhiều nhất với 1.276 ca. Trong ngày có 1.325 bệnh nhân khỏi bệnh, 88 ca tử vong.

    Bộ Y tế cho hay, tính từ 16h ngày 08/11 đến 16h ngày 09/11, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 8.133 ca nhiễm mới.



    Trong đó có 4 ca nhập cảnh và 8.129 ca ghi nhận trong nước (tăng 175 ca so với ngày trước đó) tại 55 tỉnh, thành phố (có 3.952 ca trong cộng đồng).

    TP. HCM (1.276),
    Đồng Nai (923),
    Bình Dương (619),
    Sóc Trăng (572),
    An Giang (557),
    Đồng Tháp (379),
    Kiên Giang (291),
    Cà Mau (285),
    Bình Thuận (279),
    Hà Nội (268),
    Tây Ninh (241),
    Bạc Liêu (232),
    Tiền Giang (207),
    Đắk Lắk (197),
    Trà Vinh (180),
    Cần Thơ (163),
    Vĩnh Long (154),
    Bà Rịa - Vũng Tàu (154),
    Hà Giang (127),
    Bình Phước (108),
    Khánh Hòa (99),
    Long An (93),
    Bình Định (65),

    .....

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày hôm qua là: Bình Dương (giảm 209 ca), Tiền Giang (giảm 185 ca), Tây Ninh (giảm 113 ca).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày hôm qua là: Hà Nội (tăng 157 ca), Trà Vinh (129), Đắk Lắk (64).

    Số ca nhiễm mới trung bình trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua là: 7.347 ca/ngày.



    Thêm 88 ca tử vong tại 18 tỉnh, thành:


    TP. HCM (38 ca),
    Bình Dương (11),
    An Giang (7),
    Kiên Giang (5),
    Tây Ninh (4),
    Bạc Liêu (4),
    Đồng Nai (3),
    Long An (3),
    Cần Thơ (3),
    Tiền Giang (2),
    Lâm Đồng (1),
    Bình Thuận (1),
    Bà Rịa - Vũng Tàu (1),
    Đồng Tháp (1),
    Vĩnh Long (1),
    Hậu Giang (1),
    Hà Nội (1),
    Sóc Trăng (1).

    Số ca tử vong trung bình ghi nhận trong 07 ngày qua là: 69 ca.

    Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 22.686 ca, chiếm 2,4% tổng số ca nhiễm.

    So với thế giới, tổng số ca tử vong của Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong của Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

    Trong 24 giờ qua, ngành y tế đã thực hiện 147.248 xét nghiệm cho 282.887 lượt người.

    Số lượng xét nghiệm đã thực hiện từ ngày 27/4 đến nay là 23.237.873 mẫu cho 62.739.785 lượt người.

    Trong ngày 08/11 có 1.536.448 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 92.211.330 liều. Trong đó, tiêm 1 mũi là 61.907.563 liều, tiêm mũi 2 là 30.303.767 liều.






    Ngày 9/11: Hà Nội ghi nhận kỷ lục 222 F0, cao nhất từ trước tới nay


    Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong ngày 9/11, thành phố ghi nhận thêm 222 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 105 ca cộng đồng. Đây cũng là ngày Hà Nội có số ca mắc trong ngày và số ca cộng đồng cao nhất từ trước tới nay.

    Trong số 222 ca mắc mới này, có 104 người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, 45 người đã tiêm 1 mũi, số còn lại chưa tiêm, chưa đủ tuổi tiêm vaccine hoặc không có dữ liệu





    Việt Nam nhận thêm 3 triệu liều vaccine Pfizer, Moderna; Australia tặng hơn 1.900 tủ lạnh bảo quản vaccine

    Hình ảnh


    Ngày 9/11, có gần 3 triệu liều vaccine phòng COVID-19 Pfizer, Moderna về Việt Nam qua cơ chế Covax. Cùng ngày, Việt Nam cũng nhận hơn 1.900 tủ lạnh bảo quản, 5 triệu bơm kim tiêm vaccine do Australia tặng.

    Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam tiếp tục được nhận thêm vaccine COVID-19 qua cơ chế Covax.



    Cụ thể, trong hai ngày 7 - 8/11 hơn 1.557.270 liều Pfizer về đến TP. HCM và 1.319.600 liều Moderna về đến Hà Nội ngày 9/11.

    Đây là đợt hỗ trợ vaccine Pfizer lần thứ 7 và 8 từ Covax phân bổ cho Việt Nam. Những liều vaccine này được Chính phủ Hoa Kỳ viện trợ. Còn những liều vaccine Moderna viện trợ cho Việt Nam là từ Thỏa thuận mua trước (APA) của Covax với nhà sản xuất.

    Trước đó, ngày 6/11, 1.316.250 liều vaccine Pfizer cũng đã về đến TP. Hà Nội. Đây là số vaccine do Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ mua và cung ứng thông qua cơ chế Covax.

    Với những lô hàng này, tổng số liều vaccine được phân phối thông qua cơ chế Covax đến Việt Nam sẽ là 27.099.730 liều tính đến ngày 9/11.

    Úc tặng Việt Nam 1.910 tủ lạnh bảo quản, 5 triệu bơm kim tiêm vaccine

    Ngày 9/11, tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bộ Y tế Việt Nam đã tiếp nhận 1.910 tủ lạnh bảo quản vaccine, 5 triệu bơm kim tiêm và 50.000 hộp an toàn do Chính phủ Úc phối hợp với Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) hỗ trợ cho công tác tiêm chủng vaccine COVID-19 tại Việt Nam.

    Chương trình hợp tác giữa Chính phủ Australia - UNICEF triển khai từ tháng 4, hỗ trợ Việt Nam trong chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19. Chương trình hỗ trợ trang bị thiết bị dây chuyền lạnh và vật tư tiêm chủng, tập huấn nâng cao năng lực nhân viên y tế, triển khai tiêm chủng tại các địa bàn miền núi vùng sâu, truyền thông vận động người dân tham gia tiêm chủng.

    Chính phủ Australia cam kết hỗ trợ Việt Nam 5,2 triệu liều vaccine Covid-19, bao gồm: 1,5 triệu liều AstraZeneca đã về tới Việt Nam trong những tháng qua; 3,7 triệu liều thông qua thỏa thuận mua sắm của Chính phủ Australia với UNICEF.

    Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện Việt Nam đã phân bổ 79 đợt vaccine với tổng số 109,5 triệu liều. Trên cả nước, tỷ lệ tiêm ít nhất 1 mũi vaccine là 83,8% và tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi vaccine là 40,6% (nhóm tuổi từ 18 trở lên).

    15 tỉnh đạt tỷ lệ bao phủ mũi 1 vaccine trên 95% dân số từ 18 tuổi trở lên là: Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, TP. HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Bình Dương, Cà Mau và Hậu Giang.

    5 tỉnh có tỷ lệ bao phủ vaccine thấp nhất là Sơn La, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Nam Định và Cao Bằng.



    Vào ngày hôm qua (8/11), Bộ trưởng Y tế Việt Nam Nguyễn Thanh Long thông báo, Việt Nam có thỏa thuận đơn hàng, hợp đồng 200 triệu liều vaccine Covid-19, đã tiếp nhận 125 triệu liều. Số lượng vaccine hiện đủ bao phủ cho dân số, hướng tới triển khai tiêm mũi 3, mũi 4 vào cuối năm 2021 và năm 2022.





    Khách du lịch từ Hà Nội nhiễm COVID-19 đã đi nhiều nơi ở Sa Pa


    5 nhà hàng, khách sạn tại khu du lịch Sa Pa (tỉnh Lào Cai) vừa bị phong tỏa tạm thời sau khi đón một đoàn du khách từ Hà Nội có thành viên mắc COVID-19.

    Bắt đầu từ 16h ngày 8/11, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã phong tỏa tạm thời một số địa điểm liên quan đến đoàn khách du lịch từ Hà Nội có người dương tính với SARS-CoV-2.



    Theo đó, thị xã Sa Pa đã phong tỏa 5 địa điểm gồm:

    Nhà hàng Hải Lâm địa chỉ số nhà 069, phố Xuân Viên, tổ 4, phường Sa Pa;
    Khách sạn Amazing địa chỉ số nhà 029, phố Đồng Lợi, tổ 7, phường Sa Pa;
    Nhà hàng Thắng Cố A Quỳnh địa chỉ số nhà 015, đường Thạch Sơn, tổ 3, phường Sa Pa;
    Khách sạn Pao’s Sa Pa địa chỉ tổ 1, phường Cầu Mây;
    Nhà hàng Quang Dũng địa chỉ số nhà 065, phố Xuân Viên, tổ 4, phường Sa Pa.


    Thời gian thực hiện phong tỏa tạm thời từ 16h ngày 8/11 cho đến khi có thông báo mới.

    Theo Sở Y tế tỉnh Lào Cai, Sở đã nhận được thông báo về một đoàn khách du lịch 13 người đi từ Hà Nội lên thị xã Sa Pa, trong đó 1 người đã nhiễm COVID-19 và 3 người khác có kết quả test nhanh dương tính với virus SARS-CoV-2, đang chờ xét nghiệm khẳng định bằng RT-PCR.

    Trước đó, ngày 4/11, đoàn khách du lịch này đi trên 3 xe ô tô từ Hà Nội đến Sa Pa. Trong khoảng 2 ngày lưu trú tại đây, đoàn khách đã ăn uống, tham quan ở nhiều nơi tại Sa Pa.

    Đến ngày 7/11, khi trở về Hà Nội, một số thành viên trong đoàn du khách có biểu hiện ốm sốt, ho kéo dài, đã chủ động đi làm xét nghiệm thì có người có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.

    Các trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 đã được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội chuyển đi điều trị tại Khu điều trị bệnh nhân COVID-19 Đền Lừ (phố Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội).

    Tại Lào Cai, Sở Y tế đã tiến hành điều tra truy vết lái xe của nhà xe Sao Việt có chở 1 bệnh nhân nhiễm COVID-19 trong đoàn khách nói trên để tìm người đã tiếp xúc trực tiếp.

    Tính đến 23h ngày 8/11, cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai đã truy vết được 16 trường hợp F1, 59 trường hợp F2. Tất cả các trường hợp F1, F2 này đã được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 và đưa đi cách ly.






    Các tỉnh không được yêu cầu người vào địa phương phải trình kết quả xét nghiệm COVID-19

    Hình ảnh

    Một chốt điểm kiểm soát phòng chống dịch tại Hưng Yên. (Ảnh: hungyen.gov.vn)


    ộ Y tế Việt Nam tiếp tục có công văn đề các địa phương, đơn vị chủ động xét nghiệm SARS-CoV-2 nhưng không được đưa ra các yêu cầu người dân phải trình kết quả xét nghiệm khi vào địa bàn tỉnh.

    Ngày 8/11, Bộ Y tế có công văn khẩn gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai Nghị quyết 128 của Chính phủ.



    Theo đó, Bộ Y tế đề nghị các Bộ/ngành và địa phương tiếp tục tăng cường chủ động rà soát, giám sát, xét nghiệm các trường hợp có nguy cơ cao đến từ địa bàn có dịch theo hướng dẫn. Cụ thể:

    Về tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2

    Các địa phương, đơn vị chủ động xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm kháng nguyên nhanh; không đưa ra yêu cầu người dân phải trình kết quả xét nghiệm khi vào địa bàn tỉnh, thành phố.

    Trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 thì xử lý theo quy định. Căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương, Sở Y tế chỉ đạo việc quản lý người nhiễm SARS-CoV-2 tại cơ sở y tế hoặc tại nhà theo hướng dẫn và thiết lập các trạm y tế lưu động để đảm bảo công tác chăm sóc sức khoẻ, phòng, chống dịch cho người dân.
    Về tổ chức cách ly, theo dõi sức khỏe

    Người đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 (thẻ xanh trên Sổ Sức khỏe điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vaccine của cơ quan có thẩm quyền cấp) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện/giấy xác nhận): Tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày về địa phương và nghiêm túc thực hiện Thông điệp 5K, xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất. Nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi và xử trí theo quy định.
    Người tiêm chưa đủ liều vaccine phòng COVID-19: Cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày kể từ ngày về địa phương, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo và luôn thực hiện Thông điệp 5K, xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 kể từ ngày về địa phương.

    Người chưa tiêm vaccine COVID-19: Thực hiện cách ly 14 ngày kể từ ngày về địa phương, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo và nghiêm túc thực hiện Thông điệp 5K, xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ ngày về địa phương.

    Người đã tiêm vaccine COVID-19 hoặc khỏi bệnh COVID-19 tại nước ngoài thì việc kiểm tra và công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng, giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19 hoặc các giấy tờ tương đương khác của nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao.






    Bộ Y tế thông báo giá test COVID-19

    Bộ Y tế quy định từ ngày 10/11 giá test nhanh không quá 109.700 đồng một lần, giảm một nửa so với trước đây, giá RT-PCR cũng giảm nhiều.

    Giá xét nghiệm mới được Bộ Y tế đưa ra trong Thông tư hướng dẫn giá xét nghiệm nCoV, ban hành ngày 8/11, hiệu lực từ ngày 10/11.

    Trước ngày 1/7, giá xét nghiệm Real-time PCR được Bộ Y tế quy định là 734.000 đồng/mẫu; test nhanh 238.000 đồng/mẫu. Như vậy mức giá mới này, chi phí test nhanh thấp hơn một nửa so với giá cũ.





    Người dân không cần trình kết quả xét nghiệm COVID khi đi lại

    Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh, thành “không đưa ra yêu cầu người dân phải trình kết quả xét nghiệm khi vào địa bàn”.

    Trả lời VnExpress, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết trước đây một số địa phương yêu cầu người dân có giấy xét nghiệm mới được đến/vào địa bàn. Nghị quyết 128 quy định “không xét nghiệm với việc đi lại của người dân”. Tuy nhiên, để đảm bảo phòng chống dịch, các địa phương xét nghiệm người đến từ vùng dịch.

    Trong công văn gửi các địa phương ngày 8/11, Bộ Y tế cho biết cách ly tại nhà hay cơ sở y tế người có kết quả xét nghiệm dương tính là căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương. Địa phương không yêu cầu người dân xuất trình kết quả xét nghiệm mới được vào địa bàn.

    “Chúng ta xác định không dồn cái khó cho người dân, y tế địa phương phải thực hiện xét nghiệm chứ không bắt người dân trình kết quả để kiểm tra”, ông Long nói.




    Phường lập danh sách hỗ trợ ‘quá’ hàng nghìn người

    Một số phường lập danh sách nhận hỗ trợ đợt 3 cao hơn hàng nghìn người so với số trường hợp khó khăn cần giúp đỡ ở địa phương.



    Cụ thể, phường 11 (quận 3) có 21.660 người dân sinh sống nhưng danh sách người khó khăn được phường phê duyệt lên tới 23.200, cao hơn 1.500 trường hợp. Tại buổi kiểm tra thực hiện các gói hỗ trợ ở quận 3 vào chiều qua, thành viên đoàn công tác của TP HCM đề nghị địa phương làm rõ sự chênh lệch này vì “sai sót trong khâu lập danh sách dẫn đến chi sai rất phổ biến”.

    Trả lời VnExpress sáng 9/11, bà Đỗ Thị Kim Hạnh, Phó chủ tịch UBND phường 11, cho hay, có 2 khu phố không nắm rõ thông tin nên hai lần phát phiếu khảo sát dẫn đến việc nhập dữ liệu bị trùng.






    100 người thất thần khi chủ hụi ôm hơn 32 tỷ đồng biến mất

    Ông L.T.P. (ngụ xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh) đại diện cho 100 hụi viên đến cơ quan công an tố giác bà N.T.C.N. (38 tuổi; ngụ khóm 8, phường 7, TP. Trà Vinh) có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tổng số tiền hơn 32,5 tỉ đồng thông qua hình thức góp hụi.

    Ông P. cho biết bà N. làm chủ hụi (đầu thảo) huy động nhiều hụi viên tham gia góp hụi. Đến ngày 5/11, bà N. không tiếp tục khui hụi như bình thường, nhiều hụi viên không thể liên lạc được nên làm đơn tố giác.

    Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Trà Vinh xác minh, bước đầu xác định bà N. đã làm chủ hụi nhiều năm và hiện còn rất nhiều dây hụi của hụi viên tham gia góp vốn.



    Nhằm thuận tiện cho việc đóng và hốt hụi, bà N. lập danh sách và tạo một nhóm Zalo để các hụi viên tham gia, thông tin hụi viên hốt hụi sẽ được thông báo trong nhóm.

    Bà N. mở 2 tiệm nail, 1 shop thời trang trên địa bàn TP. Trà Vinh nhưng 3 cơ sở này đều đóng cửa.






    Phát hiện 100 người từ các tỉnh/thành về Hà Nội mắc COVID-19, trong đó 85 người đã tiêm vaccine


    Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính đến hết ngày 8/11, thành phố có 12.027 người từ các tỉnh, thành phố trên cả nước trở về Hà Nội, trong đó có 7.336 người đi bằng máy bay, 1.692 người đi tàu hỏa; 1.785 người đi ô tô, xe khách và 1.214 người đi bằng phương tiện cá nhân.

    Qua giám sát, lực lượng chức năng TP. Hà Nội ghi nhận 100 trường hợp dương tính của 13 tỉnh, thành phố về Hà Nội dương tính, gồm: TP. HCM (64), Đồng Nai (9), Bình Dương (7), Hà Giang (5), Nam Định (3), Hà Nam (3), Phú Thọ (2), Quảng Ngãi (2), Tây Ninh (1), Bắc Giang (1), Đắk Lắk (1), Phú Quốc (1), An Giang (1).



    Đáng chú ý, trong số 100 ca dương tính này có 85 trường hợp đã tiêm chủng vaccine COVID-19 (gồm 61 người đã tiêm đủ 2 mũi, 24 người đã tiêm 1 mũi, 8 người chưa tiêm và 7 người chưa đến tuổi tiêm chủng).

    Bên cạnh đó, hiện Hà Nội đang có 13 chùm ca bệnh, ổ dịch vẫn diễn biến phức tạp và 125 điểm phong tỏa cùng với 867 trường hợp F0 đang điều trị tại các cơ sở y tế.

    Sở Y tế Hà Nội trước đó đã đề nghị phòng y tế, trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã quản lý chặt chẽ người đến/về địa phương, đặc biệt là từ những vùng có diễn biến dịch phức tạp. Cùng với đó, tăng cường hệ thống giám sát, điều tra xử lý dịch; củng cố năng lực của hệ thống y tế cơ sở; phòng, chống dịch dựa vào cộng đồng.

    Trong hướng dẫn mới nhất được Bộ Y tế ban hành ngày 9/11 có nêu rõ, các địa phương tiếp tục tăng cường chủ động rà soát, giám sát, xét nghiệm các trường hợp có nguy cơ cao đến từ địa bàn có dịch theo hướng dẫn, nhưng không được đưa ra các yêu cầu người dân phải trình kết quả xét nghiệm khi vào địa bàn tỉnh.

    Về tổ chức cách ly, theo dõi người về các địa phương, Bộ Y tế quy định: Đối với người đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương , yêu cầu tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày về địa phương và nghiêm túc thực hiện Thông điệp 5K, xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất. Nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi và xử trí theo quy định.

    Với người tiêm chưa đủ liều vaccine phòng COVID-19: Cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày kể từ ngày về địa phương, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo và luôn thực hiện Thông điệp 5K, xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 kể từ ngày về địa phương.

    Với người chưa tiêm vaccine COVID-19, thực hiện cách ly 14 ngày kể từ ngày về địa phương, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo và nghiêm túc thực hiện Thôn



    g điệp 5K, xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ ngày về địa phương.

    Phong tỏa 3 tổ dân phố thuộc phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm

    Từ ngày 7 - 9/11, phường Phú Đô (quận Nam Từ Liêm) xuất hiện 22 ca nhiễm COVID-19 và được đánh giá là dịch đang ở cấp độ 3, dự báo tình hình sẽ tiếp tục phức tạp.

    Tối ngày 8/11, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 quận Nam Từ Liêm đã thực hiện phong tỏa 6 điểm thuộc 3 tổ dân phố 1, 5, 6, phường Phú Đô. Lực lượng chức năng đã tổ chức xét nghiệm 1.142 mẫu và hiện đang trong thời gian chờ kết quả.

    Trong ngày 8/11, TP. Hà Nội ghi nhận 106 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 56 ca ở cộng đồng, 50 ca ở khu cách ly, khu phong tỏa.



    Tính đến 18h ngày 8/11, tổng số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021) là 5.104 ca; trong đó, số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 2.017 ca, số mắc thuộc diện đã được cách ly là 3.087 ca.






    Cô gái 23 tuổi nhiễm nCoV nguy kịch do chưa tiêm vaccine và béo phì

    Nữ bệnh nhân 23 tuổi đã được các bác sĩ chuyển từ Sóc Trăng lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM để điều trị trong tình trạng rất nặng.

    Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM chiều 9/11, đơn vị này đã hoàn tất tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 có tình trạng nặng nhất tại tỉnh Sóc Trăng đến điều trị.

    Bệnh nhân là L.T.C. (nữ, 23 tuổi, quê Sóc Trăng) được chuyển thẳng vào khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Người lớn. Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn, đánh giá lại tình trạng của bệnh nhân và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

    Trước đó, tại chị C. được chăm sóc tại Bệnh viện Điều trị Covid-19 Sóc Trăng. Thời điểm nhập viện, bệnh nhân tỉnh táo nhưng chưa tiêm vaccine Covid-19 và có cơ địa béo phì.


    Hình ảnh

    Bệnh nhân C. đang được chăm sóc tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM trong tình trạng rất nặng. Ảnh: BVCC.



    Sau khi nhập viện, tình trạng bệnh nhân diễn biến xấu dần, suy hô hấp tiến triển tăng. Các bác sĩ đặt nội khí quản và can thiệp ECMO cho bệnh nhân, dưới sự hỗ trợ của ê-kíp chi viện từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.

    Tuy nhiên, cơ sở trang thiết bị tại bệnh viện ở Sóc Trăng còn hạn chế, lãnh đạo hai bệnh viện hội chẩn và thống nhất chuyển bệnh nhân C. lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM. Suốt 5 giờ di chuyển, xe cấp cứu đưa bệnh nhân C. cùng hệ thống máy móc, ECMO đến TP.HCM an toàn.

    Hiện tại, chị C. vẫn tỉnh, sinh hiệu tạm ổn nhưng viêm phổi nặng do suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), nhiễm trùng huyết, tổn thương thận cấp. Bệnh nhân đang được thở máy qua nội khí quản, can thiệp ECMO, màng ECMO có huyết khối.

    Cơ địa béo phì và chưa tiêm vaccine Covid-19 có thể là một trong những nguyên nhân khiến chị C. có tình trạng nặng.

    Theo khảo sát cắt ngang tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM vào ngày 5/10, trong số 147/349 bệnh nhân Covid-19 chưa tiêm vaccine, tỷ lệ mắc bệnh nặng cao đến 74%, trong đó, 54 người thở máy xâm lấn kèm 3 ca ECMO.

    Theo đại diện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp ở các tỉnh miền Tây Nam bộ, số ca bệnh nặng tăng nhanh, nhu cầu về nhân lực cũng như máy móc, trang thiết bị, thuốc men cũng sẽ là điều đáng lo ở một số các cơ sở y tế tại địa phương.

    Do đó, việc chuyển bệnh nhân C. lên TP.HCM đã giảm được phần nào áp lực đối với đội ngũ y tế ở Bệnh viện Điều trị Covid-19 Sóc Trăng.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 7.930 ca ; 79 ca tử vong tại 14 tỉnh, thành

    by music123 » Thứ 4 Tháng 11 10, 2021 1:56 pm

    TỐI 10/11: Thêm 7.930 ca; 79 ca tử vong tại 14 tỉnh, thành

    TỔNG HỢP

    Hình ảnh

    Việt Nam đã có tổng số 992.735 ca nhiễm COVID-19. (Ảnh minh hoạ: NHAC NGUYEN/AFP qua Getty Images)

    Ngày 10/11, Bộ Y tế cho biết có thêm 7.930 ca mắc COVID-19 tại 59 tỉnh, thành; trong đó, TP. HCM, Tây Ninh và Tiền Giang gia tăng số ca mắc mới. Trong ngày có 1.254 bệnh nhân khỏi bệnh, 79 ca tử vong.

    Bộ Y tế cho hay, tính từ 16h ngày 09/11 đến 16h ngày 10/11, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 7.930 ca nhiễm mới.



    Trong đó có 12 ca nhập cảnh và 7.918 ca ghi nhận trong nước (giảm 211 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 3.999 ca trong cộng đồng).

    TP. HCM (1.414),
    Đồng Nai (848),
    Bình Dương (627),
    An Giang (450),
    Tây Ninh (435),
    Tiền Giang (396),
    Kiên Giang (327),
    Sóc Trăng (298),
    Bình Thuận (287),
    Đồng Tháp (274),
    Bạc Liêu (234),
    Bà Rịa - Vũng Tàu (191),
    Đắk Lắk (181),
    Cà Mau (180),
    Vĩnh Long (157),
    Cần Thơ (139),
    Long An (132),
    Bình Phước (131),
    Khánh Hòa (122),
    Hà Giang (94),
    Bến Tre (87),


    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày hôm qua là: Sóc Trăng (giảm 274 ca), Hà Nội (giảm 188 ca), An Giang (giảm 107 ca).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày hôm qua là: Tây Ninh (tăng 194 ca), Tiền Giang (189), TP. HCM (138).

    Số ca nhiễm mới trung bình trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua là: 7.596 ca/ngày.

    Thêm 79 ca tử vong tại 14 tỉnh, thành:
    TP. HCM (43 ca),
    Bình Dương (9),
    Long An (4),
    Tiền Giang (4),
    An Giang (4),
    Đồng Nai (3),
    Đắk Lắk (2),
    Tây Ninh (2),
    Kiên Giang (2),
    Bạc Liêu (2),
    Khánh Hòa (1),
    Bình Thuận (1),
    Vĩnh Long (1),
    Cần Thơ (1).
    Số ca tử vong trung bình ghi nhận trong 07 ngày qua là: 69 ca.

    Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 22.765 ca, chiếm 2,4% tổng số ca nhiễm.


    Thêm 79 ca tử vong tại 14 tỉnh, thành:

    TP. HCM (43 ca),
    Bình Dương (9),
    Long An (4),
    Tiền Giang (4),
    An Giang (4),
    Đồng Nai (3),
    Đắk Lắk (2),
    Tây Ninh (2),
    Kiên Giang (2),
    Bạc Liêu (2),
    Khánh Hòa (1),
    Bình Thuận (1),
    Vĩnh Long (1),
    Cần Thơ (1).
    Số ca tử vong trung bình ghi nhận trong 07 ngày qua là: 69 ca.

    Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 22.765 ca, chiếm 2,4% tổng số ca nhiễm.






    Thêm 140 ca nhiễm trong 24 giờ, Hà Nội khẩn cấp tìm người



    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội tối 10/11 ghi nhận 140 ca nhiễm mới, gồm 28 ca cộng đồng, 112 ca tại khu cách ly và phong tỏa.

    Chiều 10/11, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 quận Hoàn Kiếm, thông báo khẩn tìm người từng có mặt tại các địa điểm liên quan ca COVID-19, yêu cầu cách ly tại nhà/nơi lưu trú.

    – Quán lẩu Kichi-Kichi tầng 5 và gian hàng lưu niệm số 16 (Việt Nam Delights), tầng 6 của Trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza (đường Hai Bà Trưng, phường Tràng Tiền) từ 11h30 đến 12h30 ngày 5/11.

    – Cửa hàng bán vàng mã 29 Bảo Linh và cửa hàng giò chả tại chợ Bảo Linh (phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm) từ 7h30 sáng 6/11.

    Tổng số nhiễm tại Hà Nội từ ngày 27/4 đến tối 10/11 là 5.466 ca, trong đó số cộng đồng 2.156 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 3.310 ca.




    Iran nói đã thả tàu chở dầu với 26 thủy thủ Việt Nam

    Tàu MV Sothys rời vị trí ngoài cảng Bandar Abbas của Iran và đã ra tới vùng biển quốc tế gần Vịnh Oman vào sớm ngày 10/11, AP đưa tin dựa trên phân tích dữ liệu theo dõi tàu biển từ MarineTraffic.com. Con tàu dường như đã hạ neo ở vị trí này.

    Trả lời AP ngày 10/11, Shahrrokh Nazemi, người phát ngôn phái đoàn Iran tại Liên Hợp Quốc, cho biết “Tàu Sothys rời vùng biển của Iran vào tối hôm trước sau khi chuyển giao lại dầu”.

    AP ngày 3/11 dẫn nguồn tin giấu tên cho hay lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) bắt tàu dầu Sothys treo cờ Việt Nam tại vịnh Oman hôm 24/10. Hình ảnh do truyền thông Iran công bố cho thấy IRGC sử dụng xuồng cao tốc, tàu tuần tra áp sát tàu dầu Sothys, trong khi binh sĩ đổ bộ lên tàu bằng trực thăng Bell 412.

    Dữ liệu hàng hải cho biết chủ sở hữu đăng ký gần đây nhất của Sothys là Công ty Vận tải Xăng dầu OPEC có trụ sở ở Hà Nội.

    Trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 4/11, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết Việt Nam đã làm việc với giới chức Iran nhằm sớm giải quyết sự việc. Bà Hằng thông báo toàn bộ 26 thuyền viên người Việt trên tàu Sothys được đối xử tốt, tình trạng sức khỏe bình thường.





    Giá xăng tiếp tục tăng cao, gần mức 25.000 đồng/lít

    Chiều ngày 10/11, giá bán lẻ mặt hàng xăng tại Việt Nam tiếp tục được điều chỉnh tăng, lên mức gần 25.000 đồng/lít.

    Cụ thể, từ 15h ngày 10/11, liên bộ Công Thương - Tài chính đã quyết định điều chỉnh giá xăng, dầu. Theo đó, xăng E5RON92 tăng 559 đồng/lít, xăng RON95-III tăng 658 đồng/lít. Trong khi đó, mặt hàng dầu diesel giữ nguyên giá bán, với mức 18.716 đồng/lít. Tương tự dầu hỏa cũng không tăng giá so với hiện hành, có giá bán lẻ 17.637 đồng/lít. Mặt hàng dầu mazut giảm 389 đồng/kg, có giá bán 16.821 đồng/kg.



    Tại kỳ điều hành này, cơ quan điều hành giá trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu ở mức 150 đồng/lít đối với dầu hoả, dầu mazut ở mức 500 đồng/kg; Không trích lập Quỹ bình ổn giá đối với các mặt hàng xăng, dầu hỏa, dầu diesel.

    Đồng thời, chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với mặt hàng xăng E5RON92 ở mức 800 đồng/lít, xăng RON95 ở mức 100 đồng/lít, dầu diesel ở mức 8 đồng/lít, dầu hỏa ở mức 44 đồng/lít, dầu mazut không chi.

    Sau điều chỉnh, xăng E5 RON 92 có giá bán là 23.660 đồng/lít; xăng RON 95 có giá 24.990 đồng/lít, dầu diesel giữ nguyên mức giá 18.710 đồng/lít; dầu hỏa giữ mức 17.630 đồng/lít, dầu mazut giảm còn 16.820 đồng/kg.

    Như vậy, giá các mặt hàng xăng trong nước đã có lần tăng thứ năm liên tiếp và hiện ở mức cao nhất trong vòng 7 năm qua.

    Thời gian qua, giá xăng dầu tại Việt Nam liên tục tăng đang tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống người dân. Theo các chuyên gia, giá xăng là đầu vào của các hoạt động kinh tế xã hội. Giá xăng tăng cao sẽ đẩy chi phí nhiều lĩnh vực khác, gây thêm khó khăn trong quá trình phục hồi kinh tế và kiểm soát lạm phát...







    Việt Nam phê duyệt vaccine Covaxin của Ấn Độ


    Ngày 10/11, Bộ Y tế Việt Nam đã phê duyệt có điều kiện đối với vaccine COVID-19 Covaxin của Ấn Độ, phục vụ nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch tại Việt Nam

    Vaccine Covaxin do Công ty Bharat Biotech International Limited, Ấn Độ sản xuất. Mỗi liều vaccine 0,5ml chứa 6mcg kháng nguyên toàn virus corona bất hoạt (chủng NIV-2020-770). Vaccine được đóng gói hộp 16 lọ, mỗi lọ chứa 1 liều, 5 liều, 10 liều và 20 liều.



    Đây là loại vaccine thứ 9 được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống Covid-19 tại Việt Nam. 8 vaccine đã được cấp phép trước đó là AstraZeneca; Pfizer; Janssen; Sputnik V; Moderna, Sinopharm và Hayat-Vax (Trung Quốc); Abdala (Cuba).

    Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho Covaxin, bổ sung vào danh mục vaccine ngày càng tăng được WHO xác nhận để phòng ngừa COVID-19 do SARS-CoV- 2.

    Bộ Y tế cũng quy định các điều kiện đi kèm việc phê duyệt Covaxin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

    Theo đó, Cục Quản lý Dược có trách nhiệm cấp phép nhập khẩu vaccine Covaxin theo quy định khi nhận được hồ sơ của cơ sở nhập khẩu, thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý nhập khẩu, quản lý chất lượng vaccine nhập khẩu.

    Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo có trách nhiệm lựa chọn đơn vị có đủ điều kiện đánh giá tính an toàn, hiệu quả của vaccine trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế của Bộ Y tế trong quá trình sử dụng. Đồng thời, đơn vị này hướng dẫn, chỉ đạo đơn vị có đủ điều kiện quy định tổ chức thực hiện việc đánh giá tính an toàn, hiệu quả của vaccine Covaxin trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng tư vấn trong quá trình sử dụng.

    Viện Kiểm định Quốc gia vaccine và sinh phẩm y tế có trách nhiệm tiến hành kiểm định và cấp Giấy chứng nhận xuất xưởng lô vaccine Covaxin trước khi đưa ra sử dụng.

    Hiện, Việt Nam đã tiếp nhận khoảng 125 triệu liều vaccine các loại. Tính tới sáng 10/11, cả nước đã tiêm được hơn 94 triệu liều, trong đó có hơn 30 triệu người (từ 18 tuổi trở lên) đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, chiếm tỷ lệ khoảng 42%.







    Chuyển bệnh nhân nguy kịch vì COVID-19 từ Sóc Trăng lên TPHCM điều trị

    Nữ bệnh nhân 23 tuổi có cơ địa béo phì, chưa chích ngừa vắc xin, sau khi mắc COVID-19 đã rơi vào tình trạng nguy kịch. Các bác sĩ đã quyết định chuyển bệnh nhân từ Sóc Trăng về Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TPHCM để tiếp tục điều trị chuyên môn sâu.
    Dịch COVID-19 tại TPHCM cơ bản đã được kiểm soát, tuy nhiên thời gian gần đây, dịch bệnh đang gia tăng tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và các tỉnh Tây Nguyên. BS Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, các bệnh viện trên địa bàn thành phố đang chủ động cử lực lượng chuyên môn, hỗ trợ các tỉnh với nỗ lực ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm, bảo vệ sức của cộng đồng.

    Một trong những đơn vị đang trực tiếp tham gia hỗ trợ các tỉnh tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long là Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TPHCM. Từ ngày 17/10 đến nay, đoàn bác sĩ của bệnh viện đang trực tiếp tham gia, hỗ trợ chuyên môn cùng ngành y tế tỉnh Sóc Trăng, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19, trong đó có nhiều trường hợp nặng và nguy kịch.

    Chuyển bệnh nhân nguy kịch vì COVID-19 từ Sóc Trăng lên TPHCM điều trị ảnh 1
    Bệnh nhân đang chạy ECMO đã được chuyển viện an toàn từ Sóc Trăng lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TPHCM

    Mới đây, các bác sĩ của bệnh viện đã hội chẩn cùng đồng nghiệp quyết định chuyển viện cho một trường hợp rất nặng từ Sóc Trăng lên TPHCM. Nữ bệnh nhân là L.T.C. (nữ, 23 tuổi) chưa được tiêm vắc xin, có cơ địa béo phì được đánh giá là trường hợp mắc COVID-19 nặng nhất tại Sóc Trăng từ trước đến nay.

    Sau khi được xác định dương tính với SARS-CoV-2 bệnh nhân được chỉ định nhập viện điều trị. Tuy nhiên, tình trạng bệnh diễn biến ngày càng xấu, ngày 22/10 các bác sĩ đã tiến hành đặt nội khí quản, can thiệp ECMO cho người bệnh. Đây cũng là trường hợp đầu tiên phải chạy ECMO tại tỉnh Sóc Trăng.

    Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tăng cường phối hợp cùng đội ngũ y bác sĩ tại Bệnh viện điều trị COVID-19 Sóc Trăng đã nỗ lực điều trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên, tại địa phương trang thiết bị phục vụ chuyên môn còn hạn chế nên công tác điều trị gặp khó khăn.

    Với quyết tâm cứu người bệnh, lãnh đạo 2 bệnh viện đã hội chẩn. Trên cơ sở đánh giá bệnh nhân đáp ứng được các tiêu chí an toàn khi chuyển viện, các bác sĩ quyết định chuyển người bệnh lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Tối 8/11, ê kíp các y bác sĩ phụ trách chuyên môn về hồi sức đã trực tiếp theo xe cấp cứu chuyển viện an toàn cho bệnh nhân.

    Tại khoa Cấp cứu Hồi sức Tích cực Chống độc Người lớn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn, đánh giá lại tình trạng lại của bệnh nhân. Kết quả ban đầu cho thấy, trên nền bệnh COVID-19 chị T.C. bị viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết, tổn thương thận cấp. Sau khi tiếp nhận, bệnh nhân đã được tiến hành lọc máu, chạy ECMO, điều trị nhiễm trùng, tăng cường dinh dưỡng, vật lý trị liệu…


    Chiều 10/11, trao đổi với phóng viên, BS Huỳnh Thị Loan, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, TPHCM cho biết: “Đây là trường hợp đầu tiên được chuyển từ Sóc Trăng lên bệnh viện. Tình trạng của người bệnh rất nặng, hiện chúng tôi đang nỗ lực điều trị, tuy nhiên, chưa thể nói trước được điều gì”.
    Hình ảnh
Đăng trả lời 344 bài viết

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 108 khách