Myanmar:Quan chức và cháu trai bị đâm chết
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49981
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: BT dữ dội phản đối đảo chính;Ngắt internet cả nước

    by music123 » Thứ 7 Tháng 2 06, 2021 5:40 am

    Người biểu tình tràn xuống đường, quân đội Myanmar ngắt internet cả nước

    2/6/21

    Mạnh internet trên khắp Myanmar bị ngắt hôm 6/2 khi hàng nghìn người đổ xuống các con phố ở Yangon để phản đối cuộc đảo chính của quân đội.

    Đám đông mặc đồ đỏ - màu đại diện cho đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi tràn xuống đường kêu gọi trả tự do cho Cố vấn nhà nước Myanmar.

    Các nhà hoạt động Myanmar đăng tải lời kêu gọi trên mạng xã hội, hô hào tuần hành khiến số người biểu tình ngày càng tăng. Khi quy mô biểu tình tiếp tục mở rộng, mạng internet ở Myanmar bị sập. Theo Reuters, dường như chính quyền quân sự Myanmar đã ngắt kết nối internet trên cả nước.

    Nhóm giám sát NetBlocks Internet Observatory báo cáo về "sự cố ngắt kết nối quy mô quốc gia" hôm 6/2, đồng thời cho biết khả năng kết nối đã giảm xuống còn 54% so với mức thông thường. Một số người dùng mạng ở Myanmar cho biết dịch vụ dữ liệu di động và wifi đã ngừng hoạt động.

    Hình ảnh

    Người biểu tình đổ xuống các con phố ở Yangon. (Ảnh: Reuters)

    Giới chức Myanmar từ chối khi được yêu cầu bình luận.

    Trước đó, hôm 5/2, chính quyền quân sự Myanmar lệnh cho các nhà cung cấp mạng Internet và hãng viễn thông chặn Twitter và Instagram cho tới khi "có thông báo mới".

    Chính phủ Myanmar cũng yêu cầu các các nhà cung cấp internet chặn quyền truy cập Facebook của người dân cho đến ngày 7/2. Một nửa dân số Myanmar có đăng ký tài khoản Facebook. Bộ Truyền thông và Công nghệ Thông tin Myanmar cho biết, quyết định chặn Facebook là vì lý do đảm bảo “ổn định”.

    Dịch vụ điện thoại và tin nhắn vẫn hoạt động bình thường.

    Các tổ chức dân sự Myanmar đang kêu gọi các nhà cung cấp Internet và mạng di động chống lệnh của quân đội.

    Công ty viễn thông Na Uy Telenor Group, đơn vị điều hành Telenor Myanmar bày tỏ lo ngại về việc ngừng các dịch vụ viễn thông. Nhưng công ty này khẳng định họ bị ràng buộc bởi luật pháp địa phương và ưu tiên hàng đầu của họ là đảm bảo an toàn của người lao động địa phương.

    Chính trường Myanmar trải qua biến động lớn sau khi quân đội bắt Cố vấn Nhà nước Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và một số lãnh đạo cấp cao trong đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cầm quyền. Những người này bị bắt với cáo buộc có hành vi gian lận trong cuộc bầu cử hồi tháng 11/2020.

    Trước diễn biến tình hình ở Myanmar, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc bày tỏ lo ngại, kêu gọi chính quyền quân đội thả Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và những người bị bắt giữ.

    Tại cuộc họp báo hôm 5/2, người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, cho biết đặc phái viên Liên hợp quốc về Myanmar Christine Schraner Burgener đã có cuộc trao đổi từ xa với Phó Tổng tư lệnh quân đội Myanmar Soe Win. Đây là lần đầu tiên đại diện của Liên hợp quốc liên hệ với quân đội Myanmar kể từ sau cuộc đảo chính hôm 1/2.

    Cả hai được cho là đã có cuộc trao đổi quan trọng. Trong cuộc nói chuyện khá dài này, bà Christine Schraner Burgener "lên án mạnh mẽ" vụ đảo chính và kêu gọi quân đội Myanmar trả tự do cho những người bị bắt ngay lập tức.

    SONG HY (Nguồn: Reuters)
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49981
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: BT dữ dội phản đối đảo chính;Ngắt internet cả nước

    by music123 » Thứ 7 Tháng 2 06, 2021 8:18 pm

    Hàng chục nghìn người biểu tình ở Myanmar

    2/7/21

    Biểu tình nổ ra tại một số thành phố lớn của Myanmar, phản đối quyền lực của quân đội và kêu gọi chính phủ lâm thời trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi.

    Hàng chục nghìn người tại Myanmar ngày 6/2 xuống đường biểu tình quy mô lớn lần đầu tiên kể từ khi quân đội chiếm quyền kiểm soát từ đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD), theo Guardian.

    Tại Yangon, người biểu tình hô vang khẩu hiệu phản đối quân đội nắm quyền. Họ mang theo ảnh của bà Aung San Suu Kyi và ông Win Mynt - các lãnh đạo NLD bị quân đội bắt giữ chỉ vài tháng sau chiến thắng áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử tháng 11/2020.

    Cuộc biểu tình diễn ra bất chấp tình trạng Myanmar không còn Internet. Quân đội đã "cắt mạng" trên toàn quốc nhằm giảm các cuộc biểu tình phản đối của người dân.

    Hình ảnh

    Cảnh sát chống bạo động được triển khai đối phó biểu tình tại Yangon ngày 6/2. Ảnh: Reuters.

    Theo tổ chức Quan sát Chặn Mạng, tỷ lệ kết nối vào đầu giờ chiều 6/2 rơi xuống 16% mức thông thường. Quân đội cũng chặn cả Facebook, Twitter và Instagram tại Myanmar.

    Phil Robertson, phó giám đốc bộ phận châu Á của tổ chức Quan sát Nhân quyền (HRW), lên án quân đội Myanmar đang cô lập đất nước với thế giới để thực hiện những toan tính của mình.

    Theo Reuters, đài truyền hình nhà nước MRTV ngày 6/2 phát những nội dung ca ngợi quân đội.

    Guardian cho biết có vài nghìn người biểu tình gần Đại học Yangon. Giới chức Myanmar triển khai cảnh sát chống bạo động chặn hết những tuyến đường xung quanh và điều động 2 xe vòi rồng đến gần đó.

    Theo AFP, tại Yangon còn có ít nhất 2 đoàn biểu tình lớn khác và một sự kiện với quy mô khoản 2.000 người ở thành phố Mandalay. Tính đến đầu buổi tối 6/2, vẫn chưa xảy ra xung đột giữa người biểu tình và lực lượng chức năng.

    THANH DANH
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49981
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re:Myanmar: Hàng trăm nghìn xuống đường phản đối đảo chính

    by music123 » Chủ nhật Tháng 2 07, 2021 8:52 pm

    Myanmar: Hàng trăm nghìn người xuống đường phản đối đảo chính quân sự

    2/8/21

    Hình ảnh

    Hàng trăm nghìn người Myanmar xuống đường phản đối cuộc đảo chính quân sự (ảnh: Twitter).

    Hàng chục nghìn người biểu tình đã đổ ra đường phố Yangon, Myanmar (còn gọi là Miến Điện) hôm Chủ nhật (8/2) để tham gia cuộc biểu tình chống đảo chính lớn nhất từ ​​trước đến nay. Ước tính có đến 100.000 người biểu tình ở Yangon, các cuộc biểu tình quy mô lớn cũng diễn ra ở các thành phố khác, theo CNA.

    Sự bất mãn của công chúng đối với việc quân đội giam giữ nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi tiếp tục tăng cao, và ngay cả việc cắt Internet cũng không thể dập tắt những bất bình của người dân. Sau khi các cuộc biểu tình lớn nhất nổ ra trên đường phố hôm thứ Bảy (6/2), hàng chục nghìn người trên cả nước đã xuống đường hôm Chủ Nhật (ngày 7/2) để lên án cuộc đảo chính khiến cuộc thử nghiệm dân chủ kéo dài 10 năm kết thúc đột ngột.

    Trang AFP đưa tin, cùng với tiếng còi xe, những người biểu tình ở thành phố Yangon đã hét lên trong khi giơ biểu ngữ có nội dung “Đòi lại công lý cho Myanmar”. Đám đông mang theo ảnh của Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và đa số mặc đồ đỏ, màu đặc trưng của đảng cầm quyền Liên minh quốc gia vì dân chủ Myanmar (NLD).

    Hình ảnh

    XEM VIDEO
    https://twitter.com/i/status/1358331419190206464

    “Tôi hoàn toàn coi thường cuộc đảo chính quân sự này. Tôi không sợ bị đàn áp”, Kyi Phyu Kyaw, sinh viên đại học 20 tuổi, nói. “Tôi sẽ đến tham gia mỗi ngày cho đến khi mẹ San Suu Kyi được thả”.

    Anh Myo Win, 37 tuổi cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục tiến về phía trước và tiếp tục yêu cầu cho đến khi chúng tôi có được nền dân chủ. Đả đảo chế độ độc tài quân sự”.

    Các nhân viên cảnh sát được trang bị lá chắn chống bạo động đã chặn người biểu tình tại nhiều địa điểm khác nhau ở trung tâm thành phố Yangon, nhưng một nhóm lớn người vẫn tụ tập gần Tòa thị chính Yangon mà không có bất kỳ xung đột nào trong quá trình này. Một số người biểu tình còn tặng hoa hồng cho cảnh sát.

    “Tôi hoàn toàn coi thường cuộc đảo chính quân sự này. Tôi không sợ bị đàn áp”, Kyi Phyu Kyaw, sinh viên đại học 20 tuổi, nói. “Tôi sẽ đến tham gia mỗi ngày cho đến khi mẹ San Suu Kyi được thả”.

    Anh Myo Win, 37 tuổi cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục tiến về phía trước và tiếp tục yêu cầu cho đến khi chúng tôi có được nền dân chủ. Đả đảo chế độ độc tài quân sự”.

    Các nhân viên cảnh sát được trang bị lá chắn chống bạo động đã chặn người biểu tình tại nhiều địa điểm khác nhau ở trung tâm thành phố Yangon, nhưng một nhóm lớn người vẫn tụ tập gần Tòa thị chính Yangon mà không có bất kỳ xung đột nào trong quá trình này. Một số người biểu tình còn tặng hoa hồng cho cảnh sát.

    Hình ảnh

    XEM VIDEO
    https://twitter.com/i/status/1358323089679867904

    Nhiều người so sánh động tác 3 ngón tay được lấy cảm hứng từ bộ phim “Hunger Games”. Cử chỉ này đã trở thành biểu tượng kháng nghị trong cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Thái Lan năm ngoái.

    Ye Kyaw, một sinh viên kinh tế 18 tuổi, nói: “Chúng tôi sẽ chiến đấu đến cùng”, “Nếu chúng ta chấm dứt chế độ độc tài quân sự này, thế hệ tiếp theo sẽ có được nền dân chủ”.

    Các video và âm thanh trực tiếp được công bố trên Facebook cho thấy có tiếng súng nổ khi cảnh sát Miến Điện giải tán một cuộc biểu tình phản đối cuộc đảo chính quân sự ở Myawady, một thị trấn ở phía đông nam Myanmar.

    Video trên Facebook cho thấy các nhân viên cảnh sát mặc đồng phục tay mang theo súng lao vào hàng trăm người biểu tình. Có thể nghe thấy tiếng súng nổ, nhưng không rõ loại súng nào đã được sử dụng hoặc có thương vong hay không.

    Văn phòng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) tuyên bố rằng chính quyền Myanmar “cần đảm bảo quyền hội họp hòa bình được tôn trọng đầy đủ và những người biểu tình sẽ không phải đối mặt với sự trả đũa”.

    Biểu tình cũng xảy ra ở Mandalay – thành phố lớn thứ hai ở Myanmar và thành phố Mawlamyine, cách Yangon 300 km về phía đông nam.

    Ngoài bà Aung San Suu Kyi và một số cố vấn cấp cao của bà, nhóm giám sát nhân quyền “Hiệp hội hỗ trợ tù nhân chính trị” (Assistance Association forPolitical Prisoners) hôm qua cho biết hiện vẫn có hơn 150 người đang bị giam giữ.

    Video: Myanmar: Hàng nghìn người xuống đường ở Yangon để phản đối cuộc đảo chính quân sự hôm thứ Bảy (ngày 6/2).



    Vũ Dương
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49981
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Myanmar:Phản đối đảo chính trước ĐSQTQ

    by music123 » Thứ 5 Tháng 2 11, 2021 7:55 am

    Người biểu tình Myanmar kéo đến đại sứ quán Trung Quốc

    2/11/21



    Hàng trăm người biểu tình tập trung bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc tại Yangon hôm 11/2, cáo buộc Bắc Kinh hỗ trợ chính quyền quân sự, bất chấp Trung Quốc đã phủ nhận.

    Tin đồn lan truyền trên mạng rằng Trung Quốc đã điều máy bay chở thiết bị dùng để kiểm soát Internet đến Myanmar, hỗ trợ chính quyền quân sự sau chính biến ngày 1/2, Reuters đưa tin.

    Đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar tối 10/2 đã đăng tải tuyên bố của Hiệp hội Doanh nghiệp Tư nhân Trung Quốc tại Myanmar và bác bỏ tin đồn trên. Tuyên bố nói máy bay này chỉ chở những mặt hàng thông thường như hải sản, và sứ quán kêu gọi không lan truyền tin đồn.

    Bất chấp sự phủ nhận này, hàng trăm người đã tụ tập bên ngoài trụ sở Đại sứ quán Trung Quốc tại Yangon hôm 11/2, mang theo các biểu ngữ cáo buộc Bắc Kinh tiếp tay cho chính quyền quân sự Myanmar. Đại sứ quán Trung Quốc vẫn đặt tại Yangon, nơi là thủ đô của Myanmar cho đến năm 2006.

    Hình ảnh

    Người biểu tình ở Yangon ngày 11/2. Ảnh: Reuters.

    Người dân đã xuống đường tuần hành ngày thứ sáu liên tiếp trong phong trào biểu tình lớn nhất kể từ năm 2007, khi các nhà sư cùng người dân biểu tình kêu gọi cải cách dân chủ.

    Hôm 11/2, hàng trăm công nhân đã tuần hành trên một con đường ở thủ đô Naypyitaw để ủng hộ phong trào bất tuân dân sự, hô vang các khẩu hiệu chống chính quyền và mang biểu ngữ ủng hộ bà Aung San Suu Kyi cùng đảng cầm quyền Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD). Bà Aung San Suu Kyi và các lãnh đạo NLD đã bị quân đội bắt giữ từ ngày 1/2.

    Giữa làn sóng biểu tình, chính quyền quân sự tiếp tục bắt giữ những người thân cận với bà Aung San Suu Kyi trong chính quyền cũ, mới nhất là chủ nhiệm văn phòng cố vấn nhà nước Kyaw Tint Swe.

    Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 10/2 đã thông qua sắc lệnh hành pháp về các biện pháp trừng phạt mới đối với những người đứng sau vụ binh biến. Ông đồng thời tái yêu cầu các tướng lĩnh Myanmar từ bỏ quyền lực và trả tự do cho các lãnh đạo dân sự.

    Cơ quan nhân quyền hàng đầu của Liên Hợp Quốc ngày 11/2 sẽ xem xét một nghị quyết do Anh và Liên minh châu Âu soạn thảo để lên án vụ chính biến và yêu cầu cho các giám sát viên quốc tế vào cuộc khẩn cấp.

    Tuy nhiên, các nhà ngoại giao cho biết Trung Quốc và Nga khả năng lớn sẽ phản đối hoặc cố gắng làm giảm mức độ tác động của nghị quyết.

    Đông Phong



    Phản đối đảo chính Myanmar trước đại sứ quán Trung Quốc

    2/11/21

    Hàng trăm người tuần hành trước đại sứ quán Trung Quốc ở Yangon để phản đối đảo chính Myanmar, cáo buộc Bắc Kinh hỗ trợ chính quyền quân sự.

    Người biểu tình hôm nay mang theo những tấm biển bằng tiếng Anh và tiếng Trung, kêu gọi Trung Quốc ủng hộ người Myanmar thay vì ủng hộ chế độ quân sự. "Các bộ trưởng Trung Quốc dường như đang hành động để hỗ trợ cuộc đảo chính quân sự", một người biểu tình nói.

    Đại sứ quán Trung Quốc hiện chưa bình luận. Trang Facebook của đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar hôm nay cũng không thể truy cập được.

    Hình ảnh


    Biểu tình phản đối đảo chính quân sự tại thành phố Yangon, Myanmar hôm nay. Ảnh: AFP.

    Đại sứ quán hôm 10/2 đăng tuyên bố trên Facebook, bác bỏ thông tin trên mạng về việc máy bay Trung Quốc đưa nhân viên kỹ thuật đến Myanmar, nói rằng đó chỉ là các chuyến bay chở hàng thông thường, xuất nhập khẩu hàng hóa như thủy sản.

    Khi được hỏi về tin đồn đưa thiết bị và chuyên gia công nghệ thông tin đến Myanmar, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết ông chưa nghe nói về điều này.

    "Đã có những thông tin, tin đồn sai sự thật về Trung Quốc về các vấn đề liên quan đến Myanmar", ông Uông nói, đồng thời nhắc lại rằng Trung Quốc đang theo dõi sát tình hình và hy vọng tất cả các bên sẽ lưu tâm đến sự phát triển và ổn định của quốc gia.

    Quân đội Myanmar hôm 1/2 tiến hành cuộc đảo chính chớp nhoáng, bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và một loạt quan chức chính phủ. Hàng nghìn người Myanmar đã xuống đường trong những ngày qua để biểu tình phản đối cuộc đảo chính, bất chấp lệnh giới nghiêm và các hạn chế của quân đội.

    Mỹ, Anh, Liên Hợp Quốc và Liên minh châu Âu đã lên án cuộc đảo chính, kêu gọi quân đội Myanmar sớm trao trả quyền lực cho chính phủ dân sự. New Zealand là chính phủ nước ngoài đầu tiên có hành động cụ thể nhằm phản đối đảo chính Myanmar, khi tuyên bố ngừng tiếp xúc quân sự và chính trị cấp cao với Myanmar.

    Trung Quốc trong khi đó tỏ ra thận trọng hơn, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự ổn định, kêu gọi cộng đồng quốc tế không "làm trầm trọng thêm căng thẳng và phức tạp thêm tình hình Myanmar". Một số hãng truyền thông nhà nước Trung Quốc gọi cuộc tiếp quản của quân đội là "cuộc cải tổ nội các".

    Tuy nhiên, Trung Quốc đồng ý với tuyên bố của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về kêu gọi trả tự do cho bà Suu Kyi cùng những quan chức bị bắt và bày tỏ quan ngại về tình trạng khẩn cấp.

    Huyền Lê (Theo Reuters)
    Hình ảnh

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 128 khách