Cập nhật Chiến sự Ukraine:Các diễn biến mới nhất
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 58999
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Cập nhật Chiến sự Ukraine:Các diễn biến mới nhất

    by music123 » Thứ 2 Tháng 6 12, 2023 4:27 pm

    Hình ảnh

    Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) gặp nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tại Điện Kremlin ở Moscow, Nga, hôm 21/3/2023. (Ảnh: Mikhail Tereshchenko/SPUTNIK/AFP/Getty Images)


    Sự tuyệt vọng của ông Putin và sự tan rã của nước Nga


    Anders Corr • 12/06/23

    Tổng thống Nga Vladimir Putin đang tuyệt vọng, điều này vừa tốt vừa xấu. Điều xấu, hay nói chính xác hơn là điều vô cùng tồi tệ, là một khi con người ta bị dồn vào chân tường, họ thường có xu hướng tấn công.

    Trong trường hợp của ông Putin, sự tuyệt vọng này có thể dẫn đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật hoặc phóng một quả đạn pháo “đi lạc” để tấn công nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu ở Zaporizhzhia, Ukraine. Một trong hai kịch bản này sẽ làm leo thang chiến tranh và có thể trực tiếp kéo Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) lún sâu hơn vào cuộc xung đột.


    Nhà lãnh đạo Nga đã thực hiện hai bước tiến quan trọng trong những tuần gần đây, động thái này cho thấy rằng ông đã sẵn sàng mạo hiểm. Nga đã triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tới Belarus, đồng minh thân cận nhất của mình. Moscow cũng rút khỏi Hiệp ước về Lực lượng Vũ trang Thông thường ở Châu Âu (CFE), hiệp ước hạn chế việc triển khai lực lượng của Nga và NATO ở châu Âu. Ông chủ Điện Kremlin trước đây từng cam kết sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ công cuộc chinh phục Ukraine của mình.

    Ngày 26/5, Moscow đã tấn công con đập Karlivka thuộc vùng Donetsk bằng tên lửa S-300.

    Vào ngày 6/6, các lực lượng Nga rõ ràng đã cho nổ tung con đập Kakhovka. Sự cố vỡ đập sẽ khiến các lực lượng Ukraine gặp khó khăn hơn trong việc tái chiếm phần lãnh thổ đã mất ở phía đông.

    Đây là những dấu hiệu, có lẽ nằm trong “trò chơi” bên miệng hố chiến tranh của nhà lãnh đạo Nga, để chứng tỏ rằng nước này sẵn sàng triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật.

    Tuy nhiên, giống như vụ vỡ đập và mối đe dọa đối với Zaporizhzhia, các động thái trên chỉ đơn thuần là đẩy ông Putin rơi vào cái hố do chính ông tạo ra. Nhà lãnh đạo Nga ngày càng tỏ ra là một kẻ gây hấn bị dồn vào chân tường.

    "Về cơ bản, ông Putin đã hạ vũ khí hạt nhân của mình ở Ukraine. Ngay cả bản thân ông cũng nhận thức được rằng đây không phải là một giải pháp khả thi hoặc [giải pháp giúp ông giành] chiến thắng [trong cuộc xung đột với Ukraine]", một cựu lãnh đạo của cơ quan Tình báo thuộc Bộ Chỉ huy Châu Âu của Hoa Kỳ cho hay.

    Những đám mây vần vũ trên bầu trời Ukraine cũng điên cuồng không kém, nhưng “trong cái rủi vẫn có cái may”. Một đế chế Nga chuyên quyền một lần nữa đang rạn nứt dưới sức nặng của chính nó. Đó sẽ là một sự thay đổi địa chính trị đáng hoan nghênh, đặc biệt là khi nó có thể làm nguội lạnh các kế hoạch xâm lược Đài Loan của Trung Quốc.

    Theo một bài báo ngày 6/6, triệu phú dầu mỏ người Nga Mikhail Khodorkovsky đã cảnh báo rằng sự cai trị của ông Putin sẽ dẫn đến "sự tan rã" của nước Nga.

    Trong khi đó, các lực lượng thân Ukraine (bao gồm hai nhóm phiến quân Nga) đang tấn công các lãnh thổ ở Nga, đồng thời sử dụng máy bay không người lái và thiết bị nổ cải tiến (IED) để đe dọa Moscow.

    Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga đứng đầu - một hiệp ước phòng thủ chung tương tự như NATO do Mỹ đứng đầu - đã không quá nhiệt thành trong việc ủng hộ "chiến dịch quân sự đặc biệt" của ông Putin. Theo một bài báo ngày 5/6, một quốc gia thành viên của CSTO là Armenia đã công khai từ chối ủng hộ cuộc chiến Nga - Ukraine.

    Đây là một điểm yếu chí mạng của các cường quốc độc tài nói chung. Họ không có bạn bè hay đồng minh thực sự mà chỉ có những đối tác sẵn sàng đâm sau lưng nhau.

    Trung Quốc được cho là đang gây áp lực buộc Nga không sử dụng vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, thuật ngữ này rộng đến mức gần như vô nghĩa hoặc tệ hơn là được đóng khung để mang lại cho các quốc gia như Nga và Trung Quốc (với quân đội thông thường lớn và hùng mạnh) lợi thế lớn hơn so với các cường quốc hạt nhân yếu hơn.

    Hình ảnh

    Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình bước vào hội trường trong cuộc họp tại Điện Kremlin ở Moscow, Nga, hôm 21/3/2023. (Ảnh: Alexey Maishev/Sputnik/AFP/Getty Images)
    Kết quả là, áp lực của các chuyên gia phương Tây chỉ là “suy nghĩ viển vông” so với hành động thực tế của Bắc Kinh nhằm kiềm chế ông Putin. Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình rõ ràng đã kiên quyết phản đối "sự sỉ nhục" của ông Putin, điều này đòi hỏi nhà độc tài Nga phải giành được ít nhất một phần lãnh thổ - rất có thể là một cây cầu trên bộ nối bán đảo Crimea với đất liền Nga.

    Đây chính là thủ đoạn "lát cắt xúc xích". Theo đó, hai nhà độc tài đồng minh dần dần tiếp quản các lãnh thổ xung quanh, từng miếng, từng miếg một, cho đến khi miếng xúc xích dân chủ không còn nữa.

    Nhà lãnh đạo Nga đang đi theo chiến thuật của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở châu Á, bắt đầu bằng việc chiếm một tỉnh của Trung Quốc vào những năm 1930, sau đó mở rộng sang Tây Tạng, Tân Cương và các quần đảo ở Biển Đông trong bốn thập kỷ tiếp theo.


    Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình bước vào hội trường trong cuộc họp tại Điện Kremlin ở Moscow, Nga, hôm 21/3/2023. (Ảnh: Alexey Maishev/Sputnik/AFP/Getty Images)
    Kết quả là, áp lực của các chuyên gia phương Tây chỉ là “suy nghĩ viển vông” so với hành động thực tế của Bắc Kinh nhằm kiềm chế ông Putin. Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình rõ ràng đã kiên quyết phản đối "sự sỉ nhục" của ông Putin, điều này đòi hỏi nhà độc tài Nga phải giành được ít nhất một phần lãnh thổ - rất có thể là một cây cầu trên bộ nối bán đảo Crimea với đất liền Nga.

    Đây chính là thủ đoạn "lát cắt xúc xích". Theo đó, hai nhà độc tài đồng minh dần dần tiếp quản các lãnh thổ xung quanh, từng miếng, từng miếg một, cho đến khi miếng xúc xích dân chủ không còn nữa.

    Nhà lãnh đạo Nga đang đi theo chiến thuật của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở châu Á, bắt đầu bằng việc chiếm một tỉnh của Trung Quốc vào những năm 1930, sau đó mở rộng sang Tây Tạng, Tân Cương và các quần đảo ở Biển Đông trong bốn thập kỷ tiếp theo.



    Trong khi đó, tham vọng gây ảnh hưởng của Bắc Kinh (mũi nhọn của các cuộc chinh phạt lâu dài hơn) giờ đây đã bao trùm các khu vực từng là lãnh thổ của nước Nga - các nước cộng hòa Trung Á. Nga có khả năng đánh mất các khu vực ở Viễn Đông, nơi đã bị các ngành công nghiệp và người nhập cư Trung Quốc xâm chiếm.

    Cho đến nay, các mối đe dọa trực tiếp nhất là việc các máy bay không người lái do Ukraine sản xuất đã bay xa tới Moscow và Hoa Kỳ có kế hoạch phê duyệt bổ sung máy bay chiến đấu F-16 và F/A-18 để chuyển giao cho Ukraine. Những máy bay phản lực này có thể hạ gục máy bay không người lái và tên lửa của Nga. Tuy nhiên, chúng cũng có thể được sử dụng để thực hiện những hành vi phạm tội.

    Ngoại trưởng Nga cũng từng bày tỏ mối quan ngại về việc trang bị vũ khí hạt nhân cho chiến đấu cơ Ukraine. Tuy nhiên, thế giới tỏ ra không mấy thông cảm với mối lo ngại của Nga khi một phát ngôn viên Lầu Năm Góc gửi một thông điệp tới ông: “Nếu các ông lo ngại về năng lực quân sự của Ukraine thì tốt hơn hết là các ông nên rút quân và rời khỏi lãnh thổ Ukraine”.

    Vũ khí thông thường mạnh mẽ, chẳng hạn như bom chùm với đầu tầm nhiệt có thể hạ gục tối đa 40 xe bọc thép, cũng có thể được triển khai trên các máy bay chiến đấu mới của Ukraine. Mỹ không còn sử dụng thứ vũ khí này nữa, nhưng công nghệ này có thể được sản xuất tại các nhà máy vũ khí của Ukraine.

    Một số dân thường lo sợ rằng Moscow là một nơi nguy hiểm để sinh sống, vì Ukraine có thể sẽ trả đũa. Cuộc đấu đá nội bộ giữa quân đội Nga và Tập đoàn lính đánh thuê Wagner dường như đã vượt ngoài tầm kiểm soát của ông Putin. Ngoài ra, còn xuất hiện tin đồn về một cuộc đảo chính.

    Đến thời điểm này, nhà lãnh đạo Nga hẳn phải quan tâm đến việc tự mình cứu lấy mình. Hai tấm gương là ông Saddam Hussein và ông Muammar Gaddafi, hai bạo chúa khét tiếng của Iraq và Libya với các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, đã kết thúc cuộc đời mình dưới bàn tay của chính những đồng bào của họ.

    Nguy cơ đó khiến ông Putin trở nên tuyệt vọng và khó đoán. Đối với những người lo sợ cho mạng sống của mình, logic và lý trí lúc này là những điều rất khó lường. Họ có khả năng tấn công chính công dân nước mình cũng như công dân của các quốc gia khác.

    Đây là lý do tại sao Hoa Kỳ và các đồng minh phải thật cẩn trọng khi "chọc giận" ông Putin.

    Tuy nhiên, Mỹ cũng không thể để ông Putin thoát tội. Xoa dịu tính hiếu chiến sẽ chỉ thúc đẩy sự gây hấn hơn nữa từ ông Putin, ông Tập và những "bạo chúa" khác trong tương lai.

    Quan điểm thể hiện trong bài viết này là của tác giả

    Theo The Epoch Times

    Huyền Anh biên dịch
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 58999
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Cập nhật Chiến sự Ukraine:Các diễn biến mới nhất

    by music123 » Thứ 2 Tháng 6 12, 2023 4:31 pm

    Nga thuê nhóm Akhmat từ Chechnya, Ukraine nói 'giải phóng bốn làng' ở Donetsk


    12 tháng 6 2023

    Hình ảnh

    Yevgeny Prigozhin (trái) và Ramzan Kadyrov

    Bộ Quốc phòng Nga ký hợp đồng thuê nhóm Akhmat của người Chechnya để tăng cường quân cho chiến dịch ở Ukraine.

    Cùng thời gian, phía Ukraine nói họ giành lại được bốn khu làng ở Donetsk.

    Sự việc Nga ký hợp đồng thuê lính Chechnya xảy ra sau khi Yevgeny Prigodzin, ông trùm của đội quân đánh thuê Wagner công khai lên án Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và từ chối ký hợp đồng tương tự.

    Theo thông báo hôm 12/06, hàng nghìn tay súng "tình nguyện" Chechnya sẽ ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Nga từ 01/07/2023 để chịu sự kiểm soát của Bộ này.

    Reuters đánh giá rằng đây là quyết định của Nga muốn kiểm soát các công ty cung cấp lính đánh thuê mà Nga cho triển khai ở Ukraine.

    Reuters đánh giá rằng đây là quyết định của Nga muốn kiểm soát các công ty cung cấp lính đánh thuê mà Nga cho triển khai ở Ukraine.

    Hình ảnh

    Lính Chechnya chiến đấu cho Nga còn được gọi là Kadyrovtsi - thuộc hạ của Kadyrov

    Shoigu 'không biết chỉ huy'

    Cùng lúc, ông trùm nhóm Wagner nói tổ chức này sẽ không ký hợp đồng tương tự và công khai chỉ trích lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nga.

    Ông Prigozhin nói "Shoigu không biết quản lý các đơn vị quân sự một cách đúng đắn".

    Đây không phải là lần đầu tiên ông Prigozhin công khai phê phán các lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nga trên mạng xã hội.

    Prigozhin nói để "chiếm được Bakhmut", quân Wagner đã "thiệt hại 20 nghìn lính" và đổ lỗi cho quân đội chính quy của Nga "không tiếp viện đúng lúc".

    Các nguồn tin nói nhóm Wagner, một công ty đánh thuê có 50 nghìn quân ở Ukraine.

    Cũng có các ý kiến ngạc nhiên là một thể chế như Nga lại dùng lính đánh thuê trong khi liên tiếp ca ngợi truyền thống "cách mạng" của Hồng quân Liên Xô cũ trong lịch sử.


    Mâu thuẫn giữa các "đại gia đánh thuê" ở Nga đã trở thành chuyện công khai.

    Một dân biểu Nga thuộc phe thân với ông Kadyrov đã chê ông Prigozhin là "chỉ biết kêu gào liên tục về một chuyện" - hàm ý ông hay chỉ trích Bộ Quốc phòng Nga.

    Vẫn trong ngày 12/06, trang tin Euronews nói chính quyền Nga buộc "mọi chiến binh tình nguyện, mọi đơn vị vũ trang tư nhân phải tuyên thệ trung thành và tuân lệnh Bộ Quốc phòng".

    Ukraine giành lại được "bốn làng nhỏ"

    Quan chức Ukraine hôm thứ Hai 12/06 nói "quốc kỳ đã được kéo lên ở làng Storozhove, vùng Donetsk.

    Hình ảnh

    Hình của Reuters nói rằng quân đội Ukraine đã "vẫn cờ" ở một ngôi làng vừa được giải phóng

    Ba làng khác, Blahodatne, Neskuchne và Makarivka cũng được giải phóng khỏi quân Nga hoặc quân thân Nga.

    Thế nhưng Nga chưa xác nhận tin này.

    Hôm cuối tuần, TT Ukraine, Volodymyr Zelensky xác nhận cuộc phản công đã bắt đầu.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 58999
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Cập nhật Chiến sự Ukraine:Các diễn biến mới nhất

    by music123 » Thứ 2 Tháng 6 12, 2023 4:37 pm

    Dmitry Mishov, phi công Nga đào ngũ, trả lời phỏng vấn BBC

    Ilya Barabanov
    BBC News Tiếng Nga, Vilnius


    Hình ảnh

    Dmitry Mishov: "Tôi là một sỹ quan, không phải tòng phạm trong một tội ác"

    Một binh sỹ đào ngũ, người đã đi bộ vượt biên giới Nga sang Lithuania, vẽ nên bức tranh cho thấy quân đội Nga chịu nhiều tổn thất và suy sụp tinh thần trong một cuộc phỏng vấn hiếm có với BBC.

    Trung úy Dmitry Mishov, 26 tuổi, tự nộp mình cho chính quyền Lithiania và xin tỵ nạn chính trị.

    Dmitry kể việc chạy trốn khỏi Nga một cách bất thình lình, chỉ với một chiếc ba lô nhỏ trên lưng, là bước đường cùng cho anh.

    Anh nằm trong số rất ít trường hợp sỹ quan quân đội đang phục vụ trong quân ngũ bỏ chạy để tránh bị điều đi chiến đấu ở Ukraine - và là sỹ quan không quân đang trong quân ngũ duy nhất mà BBC biết.

    Tìm đường thoát

    Dmitry, một phi công lái trực thăng không kích, từng đóng quân ở vùng Pskov, Tây Bắc nước Nga. Khi máy bay chuẩn bị ra trận, Dmitry cảm nhận cuộc chiến thực sự diễn ra, không chỉ là tập trận.

    Anh tìm cách rời không quân tháng 1/2022 nhưng không làm kịp giấy tờ trước khi Nga xâm lược Ukraine hôm 24/2. Anh bị điều đi Belarus để lái trực thăng vận chuyển hàng hóa quân sự.

    Dmitry kể anh chưa bao giờ tới Ukraine. Chúng tôi không kiểm chứng được chi tiết này nhưng giấy tờ của anh có vẻ là chân thực và nhiều lời kể của anh khớp với những gì chúng tôi biết từ những nguồn khác.

    Tháng 4/2022, anh trở về căn cứ ở Nga, nơi anh hy vọng sẽ tiếp tục làm giấy tờ xin giải ngũ. Đây là quá trình kéo dài và đã sắp xong - nhưng đến tháng 9/2022 Tổng thống Putin ra lệnh tổng động viên một phần. Anh được báo anh sẽ không được phép rời quân ngũ.

    Anh biết là sớm muộn gì anh sẽ bị điều sang Ukraine chiến đấu nên anh bắt đầu tìm cách né tránh

    "Tôi là một sỹ quan quân đội, nghĩa vụ của tôi là bảo vệ tổ quốc khỏi sự xâm lược. Tôi không có nghĩa vụ trở thành đồng phạm của tội ác. Không ai giải thích cho chúng tôi vì sao cuộc chiến nổ ra, vì sao chúng tôi phải tấn công người Ukraine và phá hủy các thành phố của họ? ".

    Anh mô tả tâm trạng trong quân đội Nga là lẫn lộn. Một số binh sỹ ủng hộ cuộc chiến, anh nói, và một số người hoàn toàn phản đối. Rất ít người tin rằng họ chiến đấu để bảo vệ Nga khỏi nguy hiểm. Điều này từ lâu đã là cách giải thích chính thức - rằng Moscow không còn cách nào khác ngoài việc mở "chiến dịch quân sự đặc biệt" để ngăn cản một cuộc tấn công lên nước Nga.

    Theo Dmitry, cảm giác choáng ngợp và phổ biến trong quân đội là không hài lòng với mức lương thấp. Anh kể các sỹ quan không quân có kinh nghiệm vẫn chỉ được trả lương hợp đồng như thời trước chiến tranh, với mức cao nhất là 90.000 rúp (1090 USD). Điều này xảy ra trong khi lính mới được tuyển vào quân đội với mức lương 204.000 rúp (chừng 2465 USD) trong chiến dịch quảng cáo chính thức công khai.

    Dmitry cho biết mặc dù thái độ đối với Ukraine có thể khác nhau, nhưng không một ai trong quân đội tin vào thông tin chính thức của chính phủ Nga rằng mọi chuyện tiến triển tốt đẹp ở mặt trận hay con số thương vong là thấp.

    Hình ảnh

    Giấy tờ tùy thân của Dmitry Mishov chứng tỏ cấp bậc và vị trí của anh trong quân đội Nga

    "Trong quân đội, không một ai tin vào giới chức. Họ tận mắt thấy điều gì đang xảy ra. Họ không phải là người dân ngồi trước màn hình TV. Quân đội không tin vào thông tin chính thống, bởi vì đơn giản chúng không đúng sự thật."

    Dmitry cho biết mặc dù những ngày đầu cuộc chiến, chỉ huy Nga tuyên bố không có thương vong hay tổn thất về vũ khí, cá nhân anh biết một số người đã bị giết. Trước cuộc chiến, đơn vị anh có khoảng 40 tới 50 máy bay. Trong những ngày đầu sau khi cuộc chiến bắt đầu, sáu phi cơ bị bắn rơi và ba bị phá hủy trên mặt đất.

    Chính quyền Nga hiếm khi đưa tin thương vong quân sự. Tháng 9 năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu cho biết Nga đã mất 6000 binh sỹ, một con số mà hầu hết các nhà phân tích, trong đó có các blogger quân sự ủng hộ Kremlin, cho là ước tính quá thấp.

    Trong nghiên cứu mới nhất nhằm xác định số binh sỹ Nga thiệt mạng trong cuộc chiến ở Ukraine, phóng viên BBC Tiếng Nga Olga Ivshina lên một danh sách 25,000 tên và nhiều người trong số họ là các binh lính vàsỹ quan quân đội. Bà tin rằng con số thực, gồm cả những người mất tích khi làm nhiệm vụ, là cao hơn rất nhiều.

    Dmitry mô tả số người tử vong trong không quân là rất cao. Điều này khớp với một cuộc điều tra mà Olga Ivshina thực hiện, với phát hiện rằng Nga đã mất hàng trăm binh sỹ có kỹ năng tốt, trong đó có phi công và kỹ thuật viên, những người trải qua đào tạo kéo dài và tốn kém.

    "Giờ đây họ có thể thay thế trực thăng, nhưng họ không đủ phi công," Dmitry nói. "Nếu chúng ta so sánh với cuộc chiến ở Afghanistan trong những năm 1980, chúng tôi biết rằng Liên Xô mất 333 trực thăng ở đó. Tôi tin rằng chúng tôi đã chịu tổn thất tương tự [ở Ukraine] trong một năm."

    Trốn chạy ngoạn mục

    Tháng Một năm nay, Dmitry được thông báo anh sẽ bị cử đi "một đặc vụ".

    Hiểu rằng nó chỉ có nghĩa một điều - đi Ukraine - anh tìm cách tự sát. Anh hy vọng rằng điều này sẽ giúp anh được giải ngũ vì lý do sức khỏe, nhưng không phải vậy.

    Trong khi hồi phục ở bệnh viện, anh đọc một bài báo về một cựu sỹ quan cảnh sát 27 tuổi từ vùng Pskov, người đã chạy trốn thành công sang Latvia. Dmitry quyết định theo gương người này.

    "Không phải tôi từ chối phục vụ trong quân ngũ. Tôi sẽ phục vụ tổ quốc nếu tổ quốc tôi đối diện với một nguy cơ thật. Tôi chỉ từ chối là tòng phạm trong một tội ác.

    "Nếu tôi lên chiếc trực thăng đó, ít nhất tôi đã lấy đi mạng sống của hàng chục người. Tôi không muốn làm điều đó. Người Ukraine không phải kẻ thù của chúng tôi.".


    Dmitry tìm sự giúp đỡ trên Telegram để vạch đường đi xuyên rừng qua biên giới EU. Anh xách ba lô nhẹ nhất có thể.

    Anh nói đi bộ xuyên rừng thật đáng sợ vì anh lo bị lính biên phòng bắt.

    "Nếu họ bắt tôi, tôi đã phải tù rất lâu".

    Anh nói có lúc pháo sáng nổ ở gần anh và rồi thêm một trái nữa. Anh hốt hoảng tưởng rằng lính biên phòng đang đuổi theo anh và anh bắt đầu chạy.

    "Tôi không nhìn rõ mình đi đâu, suy nghĩ của tôi hoảng loạn."

    Anh tới một hàng rào thép gai và trèo qua. Chẳng mấy chốc anh biết anh đã vượt biên thành công.

    Hình ảnh

    Dựng cảnh tái hiện khoảnh khắc Dmitry cảm thấy lại thở được

    "Cuối cùng tôi cũng thở được."

    Dmitry cho rằng chính quyền Nga sẽ mở một vụ án hình sự đối với anh. Nhưng anh tin rằng nhiều đồng đội trong quân đội sẽ hiểu động cơ của anh.

    Một vài đồng đội thậm chí khuyên anh tìm cách chạy trốn ở Nga, nhưng anh nghĩ dù ở một đất nước rộng lớn như vậy, anh cũng không thể trốn thoát và sẽ bị trừng phạt vì đào ngũ.

    Anh không biết chuyện gì sẽ xảy ra với anh tiếp theo.

    Nhưng Dmitry nói anh thà nố lực xây dựng cuộc sống mới ở EU còn hơn sống trong lo lắng ở quê nhà.

    Bài do Kateryna Khinkulova biên tập.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 58999
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Cập nhật Chiến sự Ukraine:Các diễn biến mới nhất

    by music123 » Thứ 3 Tháng 6 13, 2023 6:26 pm

    Hình ảnh

    Các binh sĩ Ukraine thuộc Lữ đoàn Không kích 80 nã pháo về hướng Bakhmut trong bối cảnh cuộc chiến Nga - Ukraine tiếp diễn ở Donetsk, Ukraine, hôm 13/4/2023. (Ảnh: Diego Herrera Carcedo/Anadolu/Getty Images)

    Ukraine tuyên bố tái chiếm 7 ngôi làng trong cuộc phản công, Nga thừa nhận đang gặp khó

    Huyền Anh • 13/06/23

    Hôm 12/6, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết quân đội Ukraine đã tiến được xa thêm 6,5 km và tái chiếm được 7 thị trấn và làng mạc với diện tích 90 km vuông từ tay lực lượng Nga trong giai đoạn đầu của đợt phản công.

    Hôm 12/6, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết quân đội Ukraine đã tiến được xa thêm 6,5 km và tái chiếm được 7 thị trấn và làng mạc với diện tích 90 km vuông từ tay lực lượng Nga trong giai đoạn đầu của đợt phản công.

    Trong bài phát biểu hằng đêm hôm 12/6, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết giao tranh vẫn đang rất khốc liệt nhưng quân đội Ukraine vẫn đang tiến công.

    Ông Zelenskyy nói: "Giao tranh rất khốc liệt, nhưng chúng ta đang tiến về phía trước. Điều này rất quan trọng. Mặc dù thời tiết gần đây không thuận lợi, mưa nhiều đang thách thức các nhiệm vụ của chúng ta, nhưng sức mạnh của các binh sĩ sẽ giúp chúng ta gặt hái được thành quả".

    Hôm 11/6, Ukraine cho biết quân đội nước này đã giành lại quyền kiểm soát 7 ngôi làng ở khu vực Donetsk (miền Đông) và Zaporizhia (miền Nam) kể từ khi chiến dịch phản công bắt đầu cách đây một tuần. Các ngôi làng này gồm Neskuchne, Storozheve, Blahodatne, Makarivka ở Donetsk và Lobkove, Levadne, Novodarivka ở Zaporizhia.

    Trong khi đó, giới chức Nga vẫn chưa xác nhận những bước tiến của Ukraine, điều này rất khó xác minh và có thể bị đảo ngược giữa những thăng trầm của cuộc chiến.

    Đối với Ukraine, lợi ích thu được chỉ là một phần lãnh thổ nhỏ và nhấn mạnh sự cam go của cuộc chiến phía trước. Kyiv sẽ phải giành giật từng mét đất mới có thể tái chiếm được gần 1/5 diện tích lãnh thổ của họ hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của Nga.

    Giao tranh gần đây ở rìa phía tây của chiến tuyến dài 1.000 km đã trở nên phức tạp hơn sau sự cố vỡ đập Nova Kakhovka trên sông Dnipro.

    Các học giả và quan chức quân sự phương Tây đã cảnh báo rằng nỗ lực đẩy lùi các lực lượng Nga cố thủ và được trang bị vũ khí mạnh mẽ ra khỏi lãnh thổ Ukraine có thể mất nhiều năm, và sự thành bại của cuộc phản công của Ukraine còn lâu mới gặt hái được thành quả. Theo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, cuộc phản công của Ukraine đã bắt đầu từ nhiều ngày trước và "sẽ được triển khai trong vài tuần, nếu không muốn nói là vài tháng".

    Hôm 10/6, ông Zelenskyy tuyên bố rằng "các hoạt động phòng thủ và phản công đang được tiến hành" mà không nói rõ liệu đây có phải là cuộc phản công tổng lực đã được dự đoán từ lâu, sau khi phương Tây bơm vũ khí và các hệ thống phòng không cho Ukraine hay không. Trước đó một ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố rằng cuộc phản công đã bắt đầu và các lực lượng Ukraine đã chịu "những tổn thất đáng kể".

    Ông Putin thừa nhận Nga đang trải qua ‘thời kỳ khó khăn’


    The Epoch Times đưa tin, hôm 12/6, Tổng thống Nga Putin đã có bài phát biểu nhân "Ngày nước Nga" và thừa nhận rằng nước Nga hiện đang trải qua "thời kỳ khó khăn" trong bài phát biểu khai mạc tại buổi lễ nhân ngày "Quốc khánh Nga" hôm 12/6.

    Trong bài phát biểu, ông Putin một lần nữa đề cập đến lòng yêu nước và sự tận tụy với "Tổ quốc thân yêu", một chủ đề đã được lặp đi lặp lại trong các bài phát biểu trước công chúng gần đây của ông.

    "Ngày nay, trong thời điểm khó khăn đối với Nga, những cảm xúc này đã đoàn kết xã hội của chúng ta mạnh mẽ hơn bao giờ hết và đóng vai trò là chỗ dựa đáng tin cậy cho các anh hùng của chúng ta - những người tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt”.

    Bình luận của ông Putin được đưa ra trong bối cảnh quân đội của Nga ở Ukraine đang phải vật lộn để đẩy lùi cuộc phản công của Kyiv ở phía đông nam, trong khi các cuộc đụng độ giữa hai bên tiếp tục leo thang trong những ngày gần đây.

    Tại cuộc họp báo ở Kyiv với Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm 10/6, nhà lãnh đạo Ukraine đã trả lời câu hỏi liên quan đến bình luận của Tổng thống Nga Vladimir Putin một ngày trước đó rằng cuộc phản công của Ukraine đã bắt đầu và các binh sĩ Ukraine đang chịu "tổn thất đáng kể".

    “Các hoạt động phòng thủ và phản công đang diễn ra ở Ukraine, nhưng tôi sẽ không nói chi tiết ở giai đoạn nào”, ông Zelenskyy cho biết.

    Bộ Quốc phòng Nga chưa xác nhận liệu quân đội của họ đã rút khỏi các ngôi làng hay chưa.


    Cuộc phản công của Ukraine diễn ra vào thời điểm nước này đang trải qua một cuộc khủng hoảng nhân đạo và môi trường nghiêm trọng sau sự cố vỡ đập Nova Kakhovka trên sông Dnipro hồi tuần trước.

    Ngày 6/6, quân đội Ukraine đã cáo buộc các lực lượng Nga cho nổ đập thủy điện Nova Kakhovka trên sông Dnipro ở miền Nam Ukraine, khiến thành phố Kherson có nguy cơ bị ngập lụt. Trong khi đó, giới chức Nga cho biết các cuộc pháo kích của Ukraine đã phá hủy cửa xả lũ của con đập, khiến nước tràn xuống hạ lưu.

    Đập thủy điện Nova Kakhovka được xây dựng vào năm 1956, cao 30 mét và dài 3,2 km. Con đập là một phần của nhà máy thủy điện Nova Kakhovka và có sức chứa tương đương với Hồ Muối Lớn ở bang Utah của Mỹ, nhưng đã bị phá hủy vào rạng sáng ngày 6/6, khiến hàng triệu lít nước tràn qua một lỗ hổng.

    Thiệt hại đã khiến nhiều ngôi làng dọc theo con sông phải sơ tán, bao gồm cả các khu vực của Kherson và khiến ít nhất 14 người thiệt mạng. Trong khi đó, quan chức Ukraine và Nga đã cáo buộc lẫn nhau tấn công con đập.

    The Epoch Times không thể xác minh độc lập các thông tin liên quan đến chiến trường.

    Huyền Anh tổng hợp
    Hình ảnh

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 237 khách